Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế 

Với những lợi thế về tiềm năng du lịch hiện có cùng với vị trí hết sức thuận lợi trong giao lưu của các thị trường khách đến Việt Nam nói chung, đến Huế nói riêng. Huế là điểm đến thu hút khách du lịch.

2.2.1. Khách nội địa

Thành phố Huế ở một vị trí địa lý thuận lợi – Nằm giữa hai miền Nam Bắc, ở trong vùng tập trung các di sản của thế giới tại Việt Nam, Huế từ lâu đã được biết đến như là một trung tâm văn hóa du lịch của cả nước với tài nguyên lễ hội phong phú và đa dạng. Điều này đã thu hút khách du lịch đến với cố đô để tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phương thông qua các lễ hội. Tài nguyên du lịch nổi bật của Huế là văn hóa. Thành phố Huế đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội ở Huế thể hiện ảnh hưởng của nghi thức, nghi lễ cung đình mang tính trang nghiêm, qui cũ. Thể hiện đời sống tâm linh, tinh thần có những chuẩn mực nhất định, với tính chất trang nghiêm mang đậm nét văn hóa sinh hoạt Á đông nên đã thu hút thị trường khách nội địa đến để tìm hiểu, thỏa mãn đời sống tinh thần.

Với đặc trưng văn hóa vùng miền, khách nội địa đến Huế tham gia các chương trình lễ hội đa số đến từ các tỉnh phía Bắc. Đa số thuộc tầng lớp trung niên, đi du lịch lễ hội kết hợp với du lịch tâm linh. Trong những năm gần đây, Huế là một trong 15 tỉnh thành đón nhiều khách nội địa nhất cả nước. Theo thống kê, du lịch Huế tiếp tục thể hiện sự khởi sắc qua lượng khách du lịch đến địa phương trong 10 tháng năm 2015 đạt hơn 2.446.142 lượt, tăng 2,35% so với cùng kỳ. Trong đó, khách nội địa đạt 1.583.579 lượt, tăng 2,99%. khách quốc tế đạt 862.563 lượt, tăng 1,2%. Riêng tháng 10/2015, lượng khách du lịch đến Huế ước đạt 164.580 lượt; trong đó khách quốc tế ước đạt 65.420 lượt; khách nội địa 99.160 lượt. Khách lưu trú ước đạt 114.729 lượt; trong đó khách quốc tế 55.903 lượt. Khách du lịch nội địa đến Huế chủ yếu là khách tham quan, mong muốn tìm hiểu về lễ hội, tín ngưỡng từ khắp mọi miền đất nước. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Để đánh giá thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế, trước hết xem xét số liệu thống kê từ Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Huế về lượt khách tham quan đến Huế trong năm 2014 và năm 2015 qua số liệu sau:

Bảng 2.1. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014

Bảng 2.2. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015

Từ bảng thống kê trên cho thấy, khách nội địa thường tập trung cao điểm đến Huế vào các tháng 6, tháng 7, tháng 11 và tháng 12.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.2.2. Khách quốc tế

Đối với khách quốc tế, đa số đến từ Châu Âu, Úc, Thái Lan, đối tượng này rất quan tâm tìm hiểu về văn hóa. Lễ hội là một trong những điểm thu hút đối tượng khách này. Tuy nhiên, lễ hội truyền thống chưa thực sự được biết đến trong lòng du khách, ngoại trừ lễ hội mới sau này là các dịp lễ hội festival hai năm tổ chức một lần vào các năm chẵn từ sau năm 2000. Một điều nghịch lý là qua phỏng vấn trực tiếp, du khách lại đánh giá khá cao tài nguyên du lịch lễ hội tại Huế. Điều này cho thấy tiềm năng lễ hội tại Huế là rất lớn nhưng việc khai thác chưa đúng mức. Sản phẩm du lịch lễ hội vẫn chưa được quan tâm.  Trên tổng thể, thị trường khách quốc tế truyền thống đến Huế vẫn ổn định, có sự gia tăng từ các nước Asian như Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Tuy nhiên trong số các thị trường này chỉ có khách du lịch Nhật Bản là quan tâm sâu sắc đến loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Các nguồn khách thị trường quốc tế khác đến Huế với số lượng không lớn, hơn nữa gần đây trong cuối năm 2014 khách đến từ Thái Lan và Trung Quốc giảm về số lượng, tuy nhiên thị trường khách này ít quan tâm đến du lịch lễ hội nên không ảnh hưởng đến phát triển loại hình du lịch lễ hội.

  • Bảng 2.3. 05 thị trường khách Quốc tế dẫn đầu tham quan Huế năm 2014
  • Bảng 2.4. Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014
  • Bảng 2.5. Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015

2.2. Các sản phẩm du lịch lễ hội tại Huế 

2.2.1. Khái quát về các lễ hội tại Huế 

Huế là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời. Huế là điểm hội giao về địa lý, nhân văn của hai miền Nam Bắc. Vùng đất tiếp nhận sự gặp gỡ của nhiều luồng văn hóa khác nhau. Nhìn về nền văn hóa Huế là cái nhìn toàn diện, xuyên suốt tiến trình lịch sử. Bắt đầu từ buổi bình minh của “Mảnh đất vốn là nơi giao thoa của hai nền văn hóa Đông sơn Sa huỳnh cho đến khi trở thành nền Thuận hóa, Phú xuân, rồi Huế như mọi người biết đến” [6] để thấy được chiều sâu, bề dày của nền văn hóa Huế. Một nền văn hóa không chỉ nảy sinh và giới hạn trong thời nhà Nguyễn mà có truyền thống lịch sử lâu đời. Đó chính là cội rễ, mảnh đất ươm mầm cho các hình thức sinh hoạt lễ hội phong phú và đa dạng trên địa phương.

  • Các lễ hội ở Huế ngoài ảnh hưởng của tư duy nông nghiệp lúa nước còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
  • Chịu ảnh hưởng sâu từ các quan niệm của tư tưởng Phật giáo, nho giáo, lão giáo.
  • Trong xu thế hội nhập, nhất là được “vinh danh là thành phố Festival” của Việt Nam, lễ hội tại Huế có sự tác động của văn hóa ngoại Lai. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Quá trình hình thành và phát triển vùng đất ảnh hưởng của điều kiện môi trường tự nhiên tạo nên cộng đồng dân cư với phong tục tập quán, tâm linh tín ngưỡng, lễ hội có những nét riêng.

Lễ hội cổ truyền:

  • Lễ hội thờ cúng thần thành hoàng và các nhân vật lịch sử
  • Lễ hội thờ tổ nghiệp các ngành nghề truyền thống
  • Lễ hội giỗ tổ nghề thợ may
  • Lễ hội giỗ tổ nghề tuồng
  • Lễ hội giỗ tổ nghề Đúc đồng…
  • Lễ hội thờ cúng cá voi
  • Lễ hội tôn giáo: Lễ Noel (lễ giáng sinh), lễ Phật đản, lễ hội rằm tháng giêng (tết nguyên tiêu), lễ hội thuộc về tín ngưỡng người dân địa phương…
  • Lễ hội cộng đồng các dân tộc
  • Lễ hội mới (lễ hội hiện đại)
  • Lễ hội festival, lễ hội làng nghề, lễ hội ẩm thực, lễ hội bia, lễ hội áo dài,
  • Lễ hội truyền thống cách mạng
  • Lễ hội văn hóa…
  • Lễ hội mừng xuân, lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội kỷ niệm ngày giải phóng Huế.

Các lễ hội tại Huế hầu như diễn ra quanh năm. Một số lễ hội thu hút đông đảo số lượng người đến tham dự đặc biệt là các lễ hội cầu ngư vào ngày 11 và 12 tháng giêng, lễ vía thánh mẫu Thiên Yana vào thượng tuần tháng 3 và 7 âm lịch hàng năm ở điện Hòn Chén. Các ngày lễ lớn của nhân dân theo đạo Phật, Thiên chúa Giáo, lễ quốc khánh, lễ tiết thường niên cũng là một sinh hoạt văn hóa tinh thần đóng góp quan trọng trong hoạt động lễ hội tại Huế.

Nhìn chung các lễ hội có sự khác nhau về phương thức tổ chức, hình thức nội dung nhưng đề phản ánh khá rõ nét đời sống sinh hoạt và tập tục tín ngướng của người dân địa phương.

2.2.2. Hoạt động lễ hội hiện nay Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Khi chọn lễ hội để nghiên cứu, khai thác phục vụ du lịch, chúng tôi chọn những “lễ hội đã định hình về thời gian (theo chu kỳ hàng năm), về qui mô tổ chức (số lượng đối tượng tham dự), về ý nghĩa xã hội, tính đặc sắc (chất lượng, giá trị văn hóa nghệ thuật mang nét đặc thù địa phương và có ý nghĩa liên quan đến hoạt động du lịch”

Câu hỏi đặt ra “Huế có những lễ hội nào thu hút khách du lịch?” từ đó tìm hiểu thời gian, không gian, mục đích ý nghĩa, nét đặc trưng của lễ hội… để khai thác, phát triển sản phẩm du lịch lễ hội.

  • Thời điểm và phạm vi tổ chức lễ hội

Các lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính chất tín ngưỡng tâm linh được tổ chức chỉ một lần, vào một thời gian cụ thể trong năm nên không có tính chất phổ biến.

Hoạt động lễ hội mới chỉ mang tính chất vùng, địa phương. Trong công tác quản lý còn thiếu sự quan tâm phối hợp của tất cả các ban ngành để có một ké hoạch chu đáo toàn diện, đồng bộ trên cơ sở nghiên cứu điều tra nghiêm túc, với sự đầu tư thích đáng để bảo vệ tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích lien quan đến lễ hội và làm cho các lễ hội truyền thống dân gian ngày càng được nâng cao về chất; Phù hợp với yêu cầu xây dựng một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa lành mạnh.

  • Không gian linh thiêng tổ chức lễ hội

Nhìn chung các lễ hội diễn ra trong không gian, mặt bằng nhỏ hẹp nên khó bổ trí cho du khách cùng tham gia vào Lễ Hội. Phần nghi lễ thường được tổ chức vào đêm khuya, sáng sớm là khoảng thời gian không thích hợp để thực hiện các chương trình tham quan. Mặt khách Lễ hội cũng có tính chất mùa vụ được tổ chức chỉ một lần vào thời gian cụ thể trong năm nên không có tính chất phổ biến để tạo nên sản phẩm du lịch.

  • Hoạt động lễ hội tại Huế

Hoạt động lễ hội ở ở thành phố Huế được chia ra 3 loại hình tùy theo đối tượng suy tôn và mục đích bao gồm lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo. Nội dung nặng về tính chất tín ngưỡng, Trong tổ chức thiên về lễ hơn là phần hội.

Các lễ hội được tổ chức còn mang tính chất qui mô địa phương, làng xã. Đó là một hình thức sinh hoạt cộng đồng có tập tục từ lâu đời, là nếp sống sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm nét tín ngưỡng với qui mô tổ chức còn hạn hẹp, chưa phổ biến sâu rộng, chưa được giới thiệu và tuyên truyền rộng rãi và chưa khai thác được sức hút của các lễ hội đối với du lịch.

Các lễ hội hiện nay đã được cách tân khá rõ nét, có nhiều thay đổi để phù hợp với quan điểm thẩm mỹ hiện đại và lối sinh hoạt của thời đại mới. Nghệ thuật trình diễn cũng có sự thay đổi trong hóa trang, phục trang, lề lối trình diễn. Chẳng hạn:

Lễ hội ở Điện Hòn Chén đã giảm bớt hình thức mê tín, lên đồng. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho sắc màu của lễ hội là sự tham dự của bộ phận người Chăm với các trang phục rất đặc trưng cho nền văn hóa Chăm bản địa trước đây. Đây là lễ hội hấp dẫn nhất ở Huế có khả năng thu hút khách du lịch hiện nay. Ngoài việc lễ hội gắn liền với sông Hương, với điện Hòn Chén tạo nên không gian lễ hội rộng lớn dễ dàng tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho lễ hội như kết hợp tham quan di tích danh lam thắng cảnh sông Hương, chùa Thiên Mụ văn miếu, lăng tẩm các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức. Kết hợp với các loại hình du lịch khác như du lịch xe đạp, tham quan nhà vườn… Phương tiện vận chuyển, đường đi đến cũng đa dạng có thể đi bằng thuyền, ô tô, xe máy… Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Lễ hội Cầu ngư ở Thuận An có sự góp mặt của các tiết mục múa cung đình như “Long – Lân – Qui – Phụng”, các trích đoạn trong ca Huế “Trần Bồ cưới vợ lẻ”. Trong lễ làm trò bủa lưới trên bộ, các trẻ em được hóa trang thành cá bằng cách đội các hình con cá hoặc tôm bằng giấy trên đầu. Các bà đi mua cá mặc áo dài đủ màu sắc chứ không mặc áo dài kiểu cổ. Khách du lịch tham gia vào lễ hội có thể tìm hiểu các giá trị văn hóa qua kiến trúc đình làng với các họa tiết mỹ thuật trang trí kiến trúc… Đây là lễ hội để tưởng nhớ công ơn của người có công khai canh, khai khẩn, bậc tiền hiền của làng đồng thời cầu an, cầu lộc, cầu tài cho dân làng. Sinh hoạt lễ hội đáp ứng đời sống sinh hoạt của người dân, tinh thần trọng đạo nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Nét văn hóa thể hiện trong lễ hội không chỉ là hình thức nghi lễ, sự hóa trang, các hình thức vui chơi hát múa mà còn là vẻ đẹp văn hóa cổ truyền hướng về cội nguồn, tôn sư trọng đạo của người Việt.

Hội vật làng Sình thì qui cách tổ chức vật võ đã được qui định chặt chẽ, mang tinh thần thượng võ tốt đẹp, đầy tính văn hóa chứ không quá quyết liệt như trước đây. Song song với sới vật được diến ra ở sân đình là trò chơi dân gian ở bên ngoài như chơi bầu cua, nhảy dây của trẻ em, giới thiệu các mặt hàng truyền thống địa phương cũng như các món ăn dân dã.

Các lễ hội tôn giáo, nổi bật là lễ Phật Đản, được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 âm lịch. Các Phật tử và chư tăng trang trọng cử hành lễ Phật đản, tại các gia đình Phật tử, các đường phố, chùa chiền trang hoàng cờ hoa rực rỡ. Trên sông Hương 7 bông sen được thả nối đuôi nhau, các lễ hội diễu hành với xe hoa được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt diễu hành qua các phố chính. Đây là lễ hội dược sự tham gia đông đảo người dân thành phố và điều đặc biệt là các chùa chiền và cá nhân đều tự giác đóng góp tham gia vào lễ hội. Lễ hội có tính chất Phật giáo ảnh hưởng khá sâu rộng khác là lễ hội Vu Lan vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Phật tử cũng như dân chúng hưởng ứng bởi nội dung báo hiếu. Đây là một sinh hoạt văn hóa tinh thần thu hút đông đảo người dân thành phố Huế và khách du lịch ở các tỉnh lân cận.

Lễ Tiết, là một loại hình lễ hội phản ánh tư duy, sinh hoạt của cư dân nông nghiệp lúa nước, được diễn ra theo âm lịch. Đó là các lễ hội như lễ hội nguyên tiêu, tết trung thu… đặc biệt hơn cả là lễ tết cổ truyền vào đầu năm mới theo âm lịch. Không khí lễ hội này kéo dài trước tết cả tuần với không khí rộn ràng háo hức chào đón năm mới, dọn dẹp nhà cửa, thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh. Đây là lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt.

Lễ tế tại các đình làng, các nhà thờ. Các lễ tế này nghiêng nặng về phần nghi lễ, hầu như không có phần hội hoặc phần hội chỉ diễn ra trong không gian nhỏ hẹp nằm trong phạm vi gia tộc dòng họ hay những người có cùng ngành nghề. Các lễ tế thường xảy ra vào xuân thu nhị kỳ tháng hai hoặc tháng bảy âm lịch. Nội dung để bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, người khai canh khai khẩn hay vị tổ sư của ngành nghề. Đến với các buổi lễ lễ nổi bật là hình thức tổ chức nghi lễ, các giá trị văn hóa qua đời sống tinh thần của cộng đồng người dân địa phương hay các công trình kiến trúc liên quan.

Các lễ hội đều có nguồn gốc lâu đời, được tổ chức một cách tự phát, tự giác đã thành lệ, là hình thức sinh hoạt vốn có của đời sống sinh hoạt làng xã, tâm linh tôn giáo. Thiếu sự chỉ đạo cụ thể, sát sao của các ban ngành chức năng cũng như sự hiểu biết sâu sắc về vai trò, nội dung của lễ hội của các nhân viên du lịch trong việc giới thiệu về lễ hội đến du khách. Chưa khai thác hết tiềm năng của lễ hội vào trong hoạt động du lịch. Các chương trình du lịch chưa định hình được vị trí, vai trò của lễ hội trong hệ thồng tuyến điểm tham quan. Theo Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn đã cho rằng “Cái bóng quá đồ sộ của quần thể di tích cung đình triều Nguyễn, di sản văn hóa vật chất che lấp những giá trị văn hóa tinh thần, một yếu tố làm đa dạng phong phú cho nền văn hóa Huế’ [40 trang 2].  Đối với một số lễ hội còn được gìn giữ, lưu truyền, qua khảo sát nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nổi bật một số đặc điểm sau: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Những lễ hội được phục hồi và ngày càng phát triển về qui mô hình thức tổ chức là những lễ hội tưởng nhớ những vị khai canh làng và tổ các nghề.

Những lễ hội hiện không còn tồn tại là những lễ hội mắt tính thời sự hoặc do có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại nên không được tổ chức như thời kỳ nông nghiệp lạc hậu, hoặc do có sự thay đổi trong nếp sống, tư tưởng và do các phương tiện giải trí ngày càng phong phú đa dạng. Đó là những lễ hội theo mùa vụ như hội mùa xuân (hát sắc bùa), hội mùa thu (hát múa tập chèo).

Các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được đông đảo mọi người hưởng ứng tham dự và đây là các lễ hội cần được nghiên cứu để tạo nên sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn.

Các sinh hoạt văn nghệ thể thao trong các lễ hội truyền thống không phải là sinh hoạt văn nghệ thuần túy, mà biểu hiện những tín ngưỡng gắn liền với lễ hội mang tính chất địa phương một cách rõ nét, tưởng niệm tổ nghề như đua trải gắn liền với tục cầu mưa thuận gió hòa. Đấu vật làng Sình là lễ tục nhằm tưởng nhớ công của vị tổ vật võ, đề cao tinh thần thượng võ. Hoạt động làm trò, bủa lưới trong lễ cầu Ngư ở làng Thái Dương Hạ để tưởng nhớ vị khai canh ra làng và truyền nghề cho địa phương. Các trò diễn được tổ chức có mục đích làm sống lại các sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Những lễ hội tưởng nhớ vị khai canh làng hay kỷ niệm một sự kiện lịch sử ở Huế và vùng phụ cận đầm phá ven biển không nặng tính chất thần bí, siêu nhiên mà gần gũi với sinh hoạt đời thường của người dân.

Trong các lễ hội truyền thống ở Huế và vùng phụ cận đầm phá ven biển, ảnh hưởng của nghi lễ cung đình rất rõ nét. Sự tổ chức cúng bái, cách thể hiện nghi thức buổi lễ một cách trang trọng. Nghi lễ truyền thống không chỉ là dấu ấn văn hóa dân gian mà còn chịu sự tác động của nghi thức xuất phát từ nghi lễ cung đình Huế.

2.2.3. Thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở thành phố Huế 

2.2.3.1. Lễ hội truyền thống dân gian 

Nguồn gốc của lễ hội truyền thống dân gian phản ánh bề dày của lịch sử văn hóa của một cộng đồng địa phương “Lễ hội truyền thống văn hóa dân gian là nét sinh hoạt văn hóa của quần chúng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, vốn đã có truyền thống lâu đời mà ngày nay chúng ta vẫn còn lưu giũ nhũng nét cơ bản nhất, thục sự đã trở thành lẽ hội cổ truyền hàng năm trên mọi miền đất nướcLuận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Như vậy lễ hội truyền thống dân gian là một hình thức sinh hoạt cần được đầu tư quan tâm tạo điều kiện phát triển để góp phần giữ gìn những tinh hoa bản sắc văn hóa dân gian của cộng đồng địa phương.

Lễ hội truyền thống dân gian Thừa Thiên Huế có nhiều đặc điểm để hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Quan sát một số lễ hội truyền thống dân gian được tổ chức tại Thừa Thiên Huế, ta sẽ thấy được phần nào đời sống tinh thần của nhân dân xứ Huế. Những lễ hội ấy đã phản ánh một cách trung thực tâm tư và nguyện vọng của nhân dân trước những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình chính trị văn hóa đang diễn ra trong nước và trên thế giới.

Lễ hội dân gian truyền thống được duy trì, phát triển từ nguồn gốc bề dày của một nền văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa vùng. Về lâu dài cần khai thác một cách có bài bản, qui mô, tính chất của từng lễ hội để áp dụng một cách phù hợp vào từng chương trình du lịch cụ thể.

Nét đặc sắc của văn hóa Huế là có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Đó chính là nét đặc trưng rất riêng của Huế tạo cho vùng đất này có được truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc “Thừa Thiên Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm của các lễ hội tại Huế là được tổ chức rất công phu bài bản và có thể xem đó là các sản phẩm du lịch văn hóa” [28 trang 16].

Các Lễ hội truyền thống dân gian thường được tổ chức tại các điểm du ngoạn tuyệt vời, nhất là ở các làng ngoại ô xung quanh Huế. Đến với các lễ hội là đến với các làng quê Việt Nam thanh bình, đến với một không gian mở của núi đồi sông biển. Đến với không khí lễ hội tưng bừng nghiêm trang với các hình thức tế lễ, diễu hành, nghênh thần, tống thần, các trò sinh hoạt hội hè, giao lưu…Nét văn hóa cung đình thể hiện rất rõ ở một số lễ hội cũng như văn hóa dân gian qua cách thức phục trang và hình thức cử hành nghi lễ.

Ngoài ra đến với các lễ hội, du khách còn thấy được sự đan xen văn hóa giữa người Việt Nam với người Chăm, người Trung Quốc…Du khách đến với lễ hội truyền thống dân gian là đến với bản sắc văn hóa của dân tộc. Hiểu được bề dày nét đẹp văn hóa của một vùng đất, đồng thời cảm nhận được một sản phẩm du lịch lôi cuốn, hấp dẫn.

Cũng như các vùng miền khác ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng của nên văn minh nông nghiệp lúa nước, các lễ hội chủ yếu diễn ra 3 tháng đầu của mùa xuân. Lễ hội chính là nơi mọi người giao lưu cộng cảm, thể hiện tính cộng đồng của cư dân nông nghiệp lúa nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn trọng tổ tiên của người Việt.

Lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong một thời gian không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời là dịp để thể hiện hành động văn hóa của con người với tự nhiên, thần thánh và con người trong xã hội.

Thừa Thiên Huế từ xưa đến nay vốn là vùng đất có nét văn hóa đặc thù, phong phú đa dạng, cư dân Huế tuyệt đại đa số là nông dân có trình độ học thức khá cao. Mặt khác vùng đất này còn là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Sa huỳnh, Chăm Pa. Đây còn là địa bàn cư trú của tộc người theo ngữ hệ Môn Khơ me, người Việt cổ và có sự cộng cư của một bộ phận tộc người Hán cư trú. Do vậy Huế là nơi tập trung rất nhiều lễ hội truyền thống dân gian rất đáng được quan tâm và tìm hiểu.

Lễ hội truyền thống dân gian là hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng do nhân dân lao động tạo nên, nó mang đậm sắc thái của địa phương gắn với tập tục địa phương. Thông thường phần đầu luôn gắn với các hình thức nghi lễ gắn với các tập tục địa phương. Khi phần lễ kết thúc tiếp đến là phần hội với các trò chơi dân gian được bắt đầu. Có những trò chơi cho người lớn, những trò chơi cho trẻ con. Tất cả đều cuốn hút người tham gia lễ hội cùng hướng về ngày hội, tham gia sinh hoạt cộng đồng chung.

Nhìn chung các lễ hội được chia ra theo các thể loại: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

  • Lễ hội tưởng nhớ vị khai canh, Thành Hoàng, khai khẩn: Xuân tế (VD: lễ thu tế làng Dương nổ…)
  • Lễ hội cầu ngư: Mong được mùa, làm ăn phát đạt, ra khơi thuận buồm xuôi gió. (VD: Lễ hội Cầu ngư ở làng Thái dương Thuận An)
  • Lễ hội tưởng niệm vị tổ ngành nghề: Tổ ngành Ca nhạc – Tuồng, Tổ làng rèn, may….
  • Lễ hội theo tục lệ địa phương như cầu an, vụ mùa: Hội đua ghe truyền thống, hội thả diều, hội rước các vị thần bảo trợ nghề…
  • Lễ hội tín ngưỡng tôn giáo: Lễ hội Điện Hòn Chén, Lễ Phật đản…
  • Lễ tưởng nhớ các danh nhân anh hùng liệt sỹ: Lễ tế Bà Trần Thị Đạo, Lễ hội Huyền Trân Công chúa, Kỷ niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh…

Để góp phần khai thác các hoạt động lễ hội và bảo tồn những lễ hội truyền thống dân gian, xin được khảo sát một số lễ hội tiêu biểu sau:

  • Lễ hội Điện Hòn Chén
  • Đối tượng suy tôn: Thiên Y Ana Thánh mẫu
  • Thời gian: Tháng hai (Xuân Tế), tháng ba (Thu tế). Thời gian diễn ra lễ hội thường kéo dài 3 ngày.
  • Địa điểm: Trung tâm diễn ra tại Điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản và Đình làng Hải Cát thuộc huyện Hương Trà, Huế.
  • Đặc điểm: Bao gồm lễ rước trên sông Hương, giữa Điện Hòn Chén và Đình làng Hải Cát cả đi và về.

Đây là lễ hội truyền thống dân gian ở Huế thuộc loại lễ hội tín ngưỡng tôn giáo với nhiều nghi thức hấp dẫn tạo nên một không khí sinh hoạt cộng đồng tôn giáo thiêng liêng.

Lễ hội Điện Hòn Chén được nhiều người biết đến và hàng năm thu hút du khách thập phương khá đông, không phải chỉ vì bản thân Điện Hòn Chén là một di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo mà còn vì công trình kiến trúc này được người xưa lồng vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình của sông núi xứ Huế.

Sức hấp dần của lễ hội được thể hiện qua nhiều khía cạnh: Phục trang và hình thức cử hành nghi lễ chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân gian, văn hóa bản địa, văn hóa cung đình… Lễ hội thực sự là cuộc trình diễn hóa trang nổi bật sắc thái cung đình. Các con công, đệ tử của Mẫu phục trang khăn chầu áo ngự lọng lẫy cùng tham gia vào lễ tế diễn ra tại Minh Kính Đài.

Sau lễ tế tại Điện là đám rước Thánh Mẫu từ Huệ Nam Điện tới Đình làng Hải Cát. Đám rước được cử hành long trọng trên những chiếc thuyền ghép lại thành những chiếc bề lớn được người dân địa phương gọi là “Bằng”. Những chiếc “Bằng” cùng các thuyền rồng nối tiếp nhau trên đoạn sông Hương từ bến sông nơi Điện Hòn Chén về đến bến làng Hải Cát, sau đó đám rước với cờ xí, lọng… đi bộ lên đình làng. Đám rước tiến hành vào ban đêm, đèn nến áng trưng, cờ xí sặc sỡ với đông đảo thiện nam tín nữ ăn mặc đủ màu sắc trên các chiếc ‘Bằng” phản chiếu xuống dòng song lấp lánh. Sau Khi đoàn thuyền khởi hành trước bến Huệ Nam Điện, các Bà Đồng con công đệ tử của Mẫu cũng bắt đầu lên Đồng ngay trên chiếc ‘Bằng” có bàn thờ Thánh Mẫu cho đến khi thuyền cập bến làng Hải Cát nơi đám rước được chuyển từ sông lên bờ.

Ở bến này, dân làng, khách hành hương đi theo đám rước cùng các thiện nam tín nữ trong làn hương khói tỏa bay, ánh đuốc đèn điện rực sáng cùng rước kiệu về đình làng. Đám rước sôi động tấp nập nhưng đầy vẻ tôn nghiêm.

Khi kiệu đã rước về đến nơi an vị, dân làng tiến hành làm lễ nghênh thần túc yết theo các nghi thức cổ truyền. Sau đó là các cuộc hát thờ, lên đồng hầu bóng diễn ra suốt đêm trên mặt sông, trước mặt đình làng. Sáng hôm sau là lễ tế chính tại Đình và chiều là lễ tống thần. Đám rước được long trọng trở về Điện Hòn Chén theo trật tự, không khí trang nghiêm trong màu sắc sặc sỡ. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Lễ hội Điện Hòn Chén được đánh giá là một lễ hội đầy màu sắc và tưng bừng đông đảo tín đồ vào bậc nhất tại Huế” [3 trang 167]

  • Hội vật Làng Sình – Phú Mậu, Phú Vang, Huế
  • Đối tượng suy tôn: Ngài Khai canh
  • Thời gian: Ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm
  • Địa điểm: Đình làng Sình (Lại Ân)- Phú Mậu, huyện Phú vang, Huế.

Đặc điểm: Làng Sình nằm ở Hạ lưu, bờ Nam sông Hương ngay ngã ba Sông Bồ và Sông Hương hợp lưu trước khi đổ ra biển. Lễ hội Vật làng Sình được tổ chức ngay ở Đình làng Lại ân sát bên sông theo tập tục từ xưa. Nó không chỉ là một hội vật võ thông thường mà còn là hình thức tranh tài thể lực, mang tính chất nghi thức tâm linh tín ngưỡng bản địa. Đó chính là sự tưởng niệm người quá cố đã có công lao với làng, người khai canh. Dựa vào tập tục để lại, dân làng hàng năm tổ chức vật võ một cách đều đặn. Điều này cho thấy đây không phải là một cuộc thi đấu theo phong trào mà theo tục lệ đã trở thành sinh hoạt dân gian không thể thiếu của người dân địa phương. Họ quan niệm rằng nếu không tổ chức hội vật thì làng sẽ làm ăn trì trệ, không phát đạt và không cho động thổ. Lễ tế ngài khai canh được cử hành vào ngày 10 tháng giêng lúc 2 giờ sáng. Sau khi kết thúc phần lễ mới dến phần vật võ. Trước khi vật có tục thả một khinh khí cầu được đan bằng nan tre phết giấy nhằm tôn vinh nghề làm khinh khí cầu đồng thời tạo nên sự bắt đầu cho phần hội sau khi đã gửi gắm ước nguyện của dân làng vào thế giới cao siêu.

Hội Vật không hạn chế số đô vật ở các làng xã tham dự. Do vậy đến ngày hội, đô vật ở các làng xã trong vùng kéo đến hội vật võ làng Sình để tranh tài, đoạt giải. Ngoài trai tráng trong vùng còn có hàng trăm ngàn người từ các huyện và thành phố cũng kéo về tham dự. Nguyên thủy “Đấu vật là trò chơi dân gian mang tính cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Gọi là Đấu vật bởi đây là trò chơi nhằm thể hiệ sức mạnh và tinh thần thượng võ của các đô vật. Trước đây trò chơi chỉ giới hạn trong một làng, một vùng. Nhưng nay, trò chơi đã được mở rộng ra phạm vi rộng lớn hơn, chẳng hạn có những cuộc thi mang tầm quốc gia và quốc tế”.

Buổi vật diễn ra: Thứ tự các cuộc tranh tài bắt đầu là lứa tuổi thiếu niên, thanh niên, trung niên. Sự tổ chức cũng theo thời gian mà thay đổi theo qui định của ban tổ chức.

Ngoài hình thức vật võ ở sân đình thì quang cảnh xung quanh sân Đình cũng rất nhộn nhịp với các sinh hoạt mang tính làng xã nông nghiệp, tính cộng đồng như: Đánh bài tứ sắc, múa lân, đá cầu, các sinh hoạt mua bán, chế biến các món ăn dân dã…

Hội vật làng Sình đã thể hiện được truyền thống thượng võ tốt đẹp của người dân kinh thành Huế. Đồng thời là một lễ hội mang ý nghĩa thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.

Vì vậy Vật võ làng Sình được xem như là truyền thống thượng võ tốt đẹp của người dân Huế trong nhiều thế kỷ qua. Để lại trong lòng những ai đã một lần đến với ngày hội không thể quên để rồi:

Dù ai đi đó đi đây, Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình”. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Duy trì Lễ hội làng Sình là duy trì được tinh thần thượng võ tốt đẹp, đầy đủ tính văn hóa, rất cần thiết để xây dựng xã hội văn minh hiện đại.

  • Lễ hội cầu ngư ở làng Thái Dương Hạ – Thuận An, Huế

Lễ hội cầu ngư do người dân làm nghề đánh cá sống thành làng chài dọc theo vên biển miền Trung tổ chức kể từ sau tết nguyên đán trở đi và kéo dài suốt mùa xuân trước khi vào mùa đánh cá mới. Lễ Cầu ngư thường được tổ chức linh thiêng hơn cả tết nguyên đán.

Theo tục truyền Lễ Cầu ngư là lễ cúng tế ông Nam Hải để xin ông luôn cho sóng yên biển lặng, để tàu bè ra khơi đánh bắt nhiều hải sản.

  • Đối tượng suy tôn: Vị thành hoàng Trương Qúy Công (Trương Thiền)
  • Thời gian: Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm
  • Địa điểm: Đình làng Thái Dương Hạ, xà Thuận An, Thừa Thiên Huế – Đặc điểm: Lễ hội tưởng nhớ vị Thành Hoàng. Ông là người có công lập ra làng và bày cho dân làng nghề đánh cá và buôn bán sản vật biển.

Đây là lễ hội văn hóa dân gian mang tính truyền thống gắn liền với sinh hoạt nghề nghiệp đi biển của cộng đồng dân cư địa phương. Đặc biệt cứ ba năm một lần được tổ chức rất linh đình. Trong phần lễ nghi có sự kết hợp giữa nghi lễ với sinh hoạt dân gian như hoạt cảnh sân khấu hóa trò “Bủa lưới” là trò diễn trình nghề mang đậm tình chất lễ nghi và đặc trưng riêng của địa phương. Đây là tập tục lâu đời của địa phương rất có ý nghĩa và diễn ra hết sức hấp dấn, lôi cuốn đông đảo mọi người tham gia.

Sau khi tiến hành các nghi lễ trong Đình, Trò diễn “Bủa lưới” là nhịp nối giữa phần lễ và phần hội. Trò diễn “Bủa lưới” được diễn ra trước sân Đình làng. Bắt đầu buổi lễ: Một ông lão cao niên, có uy tín trong làng đứng trước bàn thờ van vái cho mưa thuận gió hòa, dân làng làm ăn thịnh vượng. Sau đó cầm dùi trống có quấn khăn đỏ đánh ba hồi trồng báo hiệu buổi lễ khai diễn. Một vị bô lão bước ra giữa sân đình tung từng nắm tiền làm mồi nhử cá (Đó là các em bé đã hóa trang đội mũ thành tôm cá), có một số ngư phủ buộc tiền vào đầu dây câu, dùng cần câu tung mồi nhử cá. Các “Đàn tôm cá” đang tranh nhau nhặt thì các ngư phủ sẽ tiến hành tung lưới bắt cá. Tiếp đến là hoạt cảnh thuyền về bến và Quang cảnh nhộn nhịp mua bán cá. Các “Chú cá nhỏ” được bỏ vào trong thúng và gánh đi bán tạo nên quang cảnh nhộn nhịp, vui vẻ. Trò này diễn ra cả trên bờ và dưới nước (Do vị trí trước sân đình là bến nước của phá Tam Giang). Kết thúc trò diễn này là phần đua ghe trên phá với tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ của khán giả. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An là một sinh hoạt văn hóa dân gian đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân địa phương, mang đậm màu sắc tâm linh. Nó thể hiện tính văn hóa vùng, tính nghề nghiệp của cư dân sông nước và những ước mơ hồn nhiên tốt đẹp của ngư dân miền duyên hải Trung Bộ Việt Nam. Nó biểu hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong làng, góp phần làm phong phú cho kho tàng văn hóa dân gian người dân xứ Huế.

Tóm lại, nằm trong nét chung của văn hóa Việt Nam. Huế là vùng đất có rất nhiều lễ hội truyền thống dân gian với hình thức và nội dung của lễ hội đa dạng và phong phú. Đặc biệt là các lễ hội gắn liền với sông nước. Đây chính là tiềm năng cần được khai thác để vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phầm du lịch vừa bảo tồn, phát huy được các giá trị của văn hóa dân gian, giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của mảnh đất miền Trung.

2.2.3.2. Lễ hội truyền thống cung đình 

Triều đại các vua nhà Nguyễn tồn tại từ năm 1802 đến năm 1945, trải qua 143 năm, để phục vụ cho các nghi thức, nghi lễ của vương triều đã có rất nhiều loại hình lễ hội phong phú với các nghi tiết phức tạp, là sinh hoạt tiêu biểu cho đời sống cung đình, lễ nghi phong kiến triều Nguyễn tại kinh đô Huế.

Đa số Lễ hội truyền thống cung đình được tổ chức trong không gian của Hoàng thành Huế và tại các di tích triều Nguyễn. Một số lễ hội có tính chất “quốc lễ” như Lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã tắc…

Thời gian tổ chức các lễ hội diễn ra rải rác trong năm, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân và mùa thu.

Lễ hội truyền thống cung đình tại Huế nặng về phần lễ, đối tượng tưởng niệm là để tôn vinh các vị thần, tổ tiên. Các buổi lễ được tổ chức bài bản, qui mô và diễn ra trong không khí trang nghiêm với các phần như đại tự, trung tự và quần tự với các nghi thức, lễ tiết khác nhau do Bộ Lễ trước đây qui định. Phần lễ thể hiện tính trang trọng biểu hiện cho vương quyền và thần quyền. Nội dung cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc gia hưng thịnh. Điều đặc biệt của các buổi lễ là có sự góp mặt của sự đi kèm nhạc vũ trong hệ thống âm nhạc của nhã nhạc cung đình.

Thông qua các lễ hội cung đình, nội dung, hình thức lễ hội phản ánh được nhận thức, tư tưởng của xã hội phong kiến về tự nhiên, văn hóa, khoa học, phong tục tập quán… nó là diện mạo, văn hóa tinh thần của vương triều Nguyễn, cũng như di sản văn hóa của dân tộc. Một số lễ hội cung đình chỉ có tính chất trong nội bộ hoàng gia, trong cung cấm nhưng cũng có những lễ hội diễn ra bên ngoài hoàng thành và có sự góp mặt, tham gia của người dân, dưới đây là một số lễ hội cung dình tiêu biểu:

  • Các lễ hội cung đình tiêu biểu diễn ra trong Đại Nội, Hoàng Thành Huế:

Cùng với sự cáo chung của triều Nguyễn các lễ hội cung đình cũng dần vào quên lãng. Gần đây, nhận thức được vai trò của các giá trị văn hóa phi vật thể Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đang dần cho khôi phục lại các lễ hội truyền thống cung đình nhằm làm phông phú đa dạng cho sản phẩm du lịch địa phương. Các lễ hội tế đàn Nam Giao, lễ tế đàn xã tắc, yến tiệc hoàng cung, lễ đổi gác… đang được phục hồi.

2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội ở Huế Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Huế là mảnh đất giàu tài nguyên văn hóa và nhân văn. Các ban ngành đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác cá yếu tố văn hóa trên cơ sở bảo tồn và phát triển. Chính vì vậy đại phương đã chủ trọng cho việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch lễ hội.

Trước tiên hết, phải nói đến thuận lợi cho việc phát triển du lịch lễ hội, đó chính là không gian tổ chức. Hầu hết các lễ hội được diễn ra tại di tích nổi tiếng. Các lễ hội tại các điểm trong kinh thành Huế đều có mặt bằng không gian rộng rãi, các vị trí đều nằm rải rác trong các khuôn viên khang trang sạch sẽ. Địa điểm để khách tham gia lễ hội gắn liền với cảnh quan đẹp hài hòa, phù hợp cho sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên đối với các lễ hội dân gian ở thành phố Huế, rất nhiều lễ hội diễn ra tại các đình làng, các đền thờ của các tổ ngành nghề về mặt không gian còn mang tính bó hẹp trong phạm vi có tính chất của phường nhỏ, của các hội cùng ngành nghề nên chưa thuận tiện cho việc phát triển du lịch lễ hội có tính chất đại chúng với số lượng người tham dự đông.

2.4 Nhân lực du lịch lễ hội ở Huế

Dân số ở Huế ước tính đến 350.000 người. Sống trong môi trường một thành phố có nhiều trường Đại học, Cao đẳng với ảnh hưởng lối sống kinh kỳ, sống đẹp, coi trọng học vấn. Người dân Huế không ngừng hoàn thiện bản thân chăm lo hoc hành, trong giao tiếp ứng xử chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến nên luôn hướng tới nét đẹp của chân – thiện – mỹ. Chính vì vậy nhân lực phục vụ du lịch lễ hội là thế mạnh ở Huế.

Thực tế qua các lễ hội sự tham gia của người dân vào các lễ hội gián tiếp chỉ là người tham gia hay trực tiếp là người tổ chức, thực hiện lễ hội đều cho thấy ý thức cũng như năng lực của những chủ nhân làm nên thành công cho lễ hội của chính mình.

Tuy nhiên khi nói đến du lịch lễ hội, đây là hoạt động kết hợp giữa du lịch và lễ hội. Là việc đưa lễ hội trở thành một sản phẩm của du lịch lại cần sự hiểu biết sâu sắc của mọi người về loại hình sản phẩm này. Đó chính là những người làm du lịch. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng nhận thức về vai trò cũng như điều hành cho hoạt động du lịch lễ hội còn hạn chế. Đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chưa thực sự thấy được vai trò ý nghĩa của du lịch lễ hội. Hơn nữa du lịch lễ hội liên quan đến nhiều lĩnh vực do vậy đối với các lễ hội đã diễn ra, khi thực hiện hoạt động hướng dẫn thuyết minh kiến thức thuyết minh của hướng dẫn sơ sài, chưa giới thiệu được giá trị nổi bật của lễ hội. Ngoài ra nhân lực liên quan gián tiếp, là chất xúc tác và là cầu nối giữa lễ hội và du lịch là cán bộ chuyên môn ngành du lịch, nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức, tuyên truyền quảng bá cho du lịch lễ hội. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

2.5 Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội ở Huế

2.5.1. Các cơ quan quản lý chính quyền

Nhìn nhận tiềm năng to lớn cũng như vai trò của du lịch lễ hội, ở Huế các cơ quản lý chính quyền đã tổ chức các hội thảo khoa học, đã thực hiện các đề tài nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau về lễ hội và du lịch lễ hội, bước đầu đã đạt được kết quả rõ rệt. Điều này thể hiện rõ qua thành công của 08 kỳ tổ chức festival Huế, 06 kỳ festival làng nghề truyền thống và các lễ hội khác diễn ra ở Huế như lễ tế Đàn Nam, Giao, lễ tế Đàn Xã Tắc, các lễ hội Phật Đản, Nôen…  Những thành công đó mới chỉ xét trên góc độ tổ chức và quản lý lễ hội. Về góc độ du lịch lễ hội phải nhìn nhận rằng do “cái bóng quá đồ sộ của hệ thống quần thể kiến trúc cố đô Huế” quá lớn cùng với những tiềm năng thế mạnh khác của địa phương về tự nhiên, di tích văn hóa lịch sử nên loại hình “du lịch lễ hội” bị lu mờ. Du lịch văn hóa vẫn là thế mạnh ở Huế tuy nhiên loại hình du lịch này chỉ tập trung vào tham quan các di tích của vương triều Nguyễn để lại, đến với danh lam thắng cảnh như Bạch Mã, Lăng cô, Biển Thuận An… gần đây loại hình du lịch cộng đồng, du lịch tham quan các làng nghề cũng được chú trọng. Lễ hội thì đã được quan tâm chú trọng nhưng việc khai thác các lễ hội để tạo ra sản phẩm du lịch lễ hội thì chưa được chú trọng. Công tác tổ chức mang tính thụ động, chưa có kế hoạch cụ thể. Thiếu sự phối hợp các ban ngành đặc biệt là giữa du lịch và văn hóa.

Các cấp chính quyền có sự quan tâm, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện lại ở bên dưới. Khi mà hoạt động du lịch ở Huế hiện tại đều do các đơn vị cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Hạn chế này do mục đích kinh doanh các cá nhân chủ yếu chỉ khai thác những sản phẩm có sẵn. Thực tế việc khai thác lễ hội để tao thành sản phẩm du lịch không phải dễ dàng. Đơn cử như việc tổ chức quản lý một lễ hội lớn và đã đi vào qui mô nề nếp như lễ hội Festival được tổ chức hai năm một lần hoặc lễ hội làng nghề truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn, khó chủ động tổ chức về mặt thời gian do các yếu tố bên ngoài như thành phần tham gia, thời tiết… dẫn đến thiếu sự chủ động trong việc lập kế hoạch tổ chức và quản lý.

Các lễ hội ở Huế, xét về bản chất đây là lễ hội mang tính chất cộng đồng, nhóm ngành nghề, cá nhân trong phạm vi địa phương, ẩn chứa giá trị văn hóa lớn, thể hiện đời sống tinh thần của người dân chưa chú trọng đến việc phát huy giá trị văn hóa đó ra bên ngoài và hiệu quả kinh tế, chính vì vậy việc tổ chức quản lý của chính quyền thực sự rất tốt nhưng về tổ chức loại hình du lịch lễ hội là điều khó khăn.

2.5.2. Dân cư địa phương Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Các hoạt động lễ hội mang tính tự phát thể hiện đời sống sinh hoạt tinh thần. Thông qua lễ hội các giá trị về văn hóa được bảo tồn và phát triển. Ý thức của người dân địa phương trong việc tổ chức quản lý lễ hội rất cao, thể hiện qua tính chất trang nghiêm của mỗi lễ hội. Một số người dân đã nhận thức được vai trò của du lịch lễ hội tuy nhiên mới thể hiện tính chất đơn lẻ. Du lịch lễ hội cần sự tổ chức và quản lý ở tầm cao hơn.

Các hoạt động lễ hội đã được sự tham gia tích cực tự giác của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, nên hình thức lễ hội còn quá rườm rà, cầu kỳ. Quá chú trọng phần nghi lễ, người dân chưa nhận thức được các yếu tố khác đóng góp vào sự thành công cho lễ hội như môi trường vệ sinh, các dịch vụ bổ sung đi kèm. Vẫn còn tình trạng chặt chém đối với hàng hóa. Lễ hội do người dân tổ chức chưa có tầm ảnh hưởng ra bên ngoài.

2.6. Tuyên truyền quảng bá du lịch lễ hội ở Huế 

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu chưa phát huy được vai trò tác dụng. Ngay cả các thông tin về các lễ hội vẫn còn nằm trong phạm vi địa phương. Thực tế chỉ có các lễ hội festival truyền thống, festival làng nghề mới thấy xuất hiện các chương trình du lịch đến với lễ hội. Các chương trình này thường cận kề với thời gian hoạt động lễ hội diễn ra, Điều này cho thấy sự thụ động trong công tác tuyên truyền quảng cáo để thu hút khách đến với các chương trình du lịch lễ hội. Mặt khác lễ hội diễn ra có tính chất tự phát, việc định hình một chương trình du lịch lễ hội chưa có, chưa khai thác thế mạnh lễ hội tại địa phương để tạo nên sản phẩm du lịch lễ hội cụ thể. Đây là khó khăn cho công tác tuyên truyền quảng bá.

Huế được chọn là thành phố Festival, ngay từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 2000, sau đó về phía cơ quan chức năng đã thành lập trung tâm thông tin festival, trung tâm thông tin xúc tiến du lịch… tuy nhiên hiệu quả công tác tuyên truyền quảng cáo chưa thực sự để lại ấn tượng. Thực tế cho thấy:

Sự bị động trong việc sắp xếp các chương trình, bị động về việc lệ thuộc thời gian diễn ra lễ hội, phụ thuộc thời tiết nên công tác tuyên truyền quảng bá cận kề với các lễ hội. Thông thường, khách đi du lịch luôn có kế hoạch trước cả năm, nhưng thông tin chi tiết về nội dung, thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội lại quá gần với thời điểm lễ hội diễn ra nên khách không có được sự chuẩn bị về tâm thế để tham gia.

Công tác tuyên tuyền quảng bá chưa sâu rộng, chủ yếu tập trung vào các lễ hội sự kiện lớn, trong khi lễ hội tại Huế rất đa dạng và phong phú. Mặt khác việc tuyên truyền quảng bá chưa có chất lượng, chưa tận dụng được thế mạnh của phương tiện truyền thông trong thời đại công nghệ thông tin. Đội ngũ nhân viên thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá chưa được đào tạo chuyên sâu và tiếp cận với công nghệ hiện đại quảng truyền thông đại chúng ngày nay.

Chưa tận dụng các cơ hội để tuyên truyền quảng bá về du lịch lễ hội. Qua thực tế những năm vừa qua, việc tuyên truyền quảng bá mới chỉ chú trọng giới thiệu về văn hóa Huế, các điểm di tích trong quần thể kiến trúc cố đô Huế… nói chung trên bình diện tổng quát nhưng chưa đi sâu vào quảng bá cho du lịch lễ hội. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Việc tuyên truyền quảng bá chưa được thực hiện thường xuyên, chủ yếu khi đến kỳ diễn ra lễ hội nào đó mới bắt đầu thực hiện theo kiểu hình thức, thiếu sự đầu tư cho các chiến lược quảng cáo dài hạn.

2.7. Bảo tồn văn hóa trong du lịch lễ hội ở Huế 

Công việc nghiên cứu về du lịch lễ hội chưa tập trung. Chưa nhận thức sâu về vai trò lễ hội đối với du lịch. Cho đến nay, đã có sự nghiên cứu tổng hợp hệ thống về thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung diễn ra lễ hội. Tuy nhiên du lịch lễ hội lại là một sản phẩm mới mẻ ở Huế. Du lịch lễ hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho các giá trị văn hóa ẩn chứa trực tiếp trong nội dung lễ hội hay gián tiếp là các đối tượng liên quan như địa điểm diễn ra lễ hội, sinh hoạt cộng đồng người dân địa phương sẽ có điều kiện bảo tồn, duy trì và phát triển.

Thông qua du lịch lễ hội, các giá trị văn hóa địa phương sẽ được tỏa sáng, gạn lọc và phát huy giá trị tích cực của nó trong đời sống văn hóa xã hội. Văn hóa là thế mạnh của Huế, các giá trị văn hóa luôn được sự quan tâm của các ngành các cấp và chính quyền đặc biệt ý thức người dân Huế khá cao trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Các lễ hội tại Huế đều gắn liền với các di tích, các không gian mà nơi đó ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Các giá trị văn hóa này thể hiện trong các công trình kiến trúc, các họa tiết trang trí, trong lối sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân địa phương. Thực tế qua các lễ hội đã diễn ra, công tác bảo tồn văn hóa luôn được chú trọng. Không những vậy qua hoạt động du lịch lễ hội, các giá trị văn hóa càng có dịp để cọ xát, giao lưu, tiếp biến giữ lại được những nét đẹp về văn hóa và đã loại bỏ những yếu tố không phù hợp như những thủ tục rườm rà, cầu kỳ, mê tín dị đoan… du lịch lễ hội đã góp phần sống lại những giá trị văn hóa bị mai một, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy được nét văn hóa đặc trưng của vùng đất cố đô.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Với sự phát triển của hoạt động du lịch trong những năm vừa qua và qua số liệu thống kê lượt khách đến Huế trong năm 2014, chín tháng đầu năm 2015 cũng như thống kê các lễ hội tại Huế và xem xét thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại Huế. Lễ hội là tiềm năng rất lớn để tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của Huế một vùng đất văn hóa có cảnh quan tươi đẹp hữu tình, có sự phong phú về lễ hội dân gian, lễ hội cung đình.

Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch văn hóa góp phần đảm bảo hoạt động du lịch hướng đến bền vững, du lịch có trách nhiệm, hướng đến cộng đồng. Theo thực tế thị trường khách du lịch đến Huế đều quan tâm đến các giá trị văn hóa, các lễ hội tại Huế.

Là một trong những điểm đến du lịch của cả nước, Huế có đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật dịch vụ để tổ chức loại hình du lịch lễ hội. Điều này được thể hiện qua việc Huế được chọn là thành phố Festival của cả nước và qua sự thành công trong việc tổ chức các kỳ lễ hội được diễn ra tại Huế.

Hoạt động du lịch lễ hội tại Huế chưa nổi bật, còn nhiều hạn chế về mặt tuyên truyền quảng bá cũng như xây dựng các chương trình để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Với kho tàng phong phú về lễ hội, Huế sẽ phát triển sản phẩm “du lịch lễ hội” xây dựng Huế là thành phố đặc trưng của cả nước và là điểm đến của các chương trình du lịch văn hóa “du lịch lễ hội”.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993