Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Chi Cục Hải Quan Cửa Khẩu Cảng Hải Phòng Khu Vực II dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1 Giới thiệu khái quát về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II

2.1.1. Quá trình phát triển và chức năng nhiệm vụ của Chi cục

Ngày 14/4/1955, Bộ Công thương ban hành Nghị định số 87/BTC-NĐ-KB về việc thành lập Sở Hải quan Hải Phòng. Năm 1994, Hải quan thành phố Hải Phòng được đổi tên thành Cục Hải quan TP Hải Phòng và trưởng cơ quan được gọi là Cục trưởng theo Quyết định số 91/TCHQ-TCCB ngày 01/06/1994 của Tổng cục Hải quan. Khi đó, Cục Hải quan TP Hải phòng gồm 13 phòng, ban và đơn vị tương đương: Phòng tổ chức cán bộ & đào tạo; Văn phòng; Phòng tài vụ – Quản trị; Thanh tra; Hải quan quản lý KCX & KCN Hải Phòng; Hải quan Bưu điện Hải Phòng; Hải quan Vạn Mỹ; Hải quan Hưng Yên; Hải quan Diêm Điền (Thái Bình); Hải quan Hải Dương; Phòng Giám quản II; Phòng giám quản I; Phòng kiểm tra thu thuế XNK.

Năm 1998 Hải quan Hải Phòng đã chuyển một khâu thủ tục hải quan từ Phòng giám quản ra Hải quan cảng và Hải quan Vạn Mỹ. Thành lập Hải quan cảng I và Hải quan cảng II. Đặt thêm 03 điểm thông quan tại KCX & KCN Hải Phòng, tại Hưng Yên và Hải Dương. Như vậy từ 05 điểm thông quan trong các năm 1996-1997 thì đã tăng lên thành 10 điểm thông quan năm 1998 được duy trì để đáp ứng yêu cầu giải phóng số khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Sau khi Luật Hải quan ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002, bộ máy tổ chức của Chi cục cũng được sắp xếp xây dựng theo quy định của Luật Hải quan và quy trình nghiệp vụ Hải quan. Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KVII trực thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng có chức năng nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trong địa bàn hoạt động của Hải quan theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chi cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm:

  1. Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
  2. Thực hiện kiểm soát Hải quan nhằm phòng, chống buôn bán ma túy; phòng, chống buôn lậu gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn hoạt động của Chi cục.
  3. Thu thuế và các khoản lệ phí theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu , xuất khẩu ; theo dõi, thu hồi snợ đọng; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế và kiểm tra sau thông quan nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước.
  4. Thực hiện thống kê nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
  5. Tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan vào hoạt động của Chi cục.
  6. Thực hiện thu thập, cập nhật, phân tích thông tin nghiệp vụ Hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục Hải quan.
  7. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, các quy định về quy trình thủ tục Hải quan và những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của Chi cục.
  8. Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh. Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KVII

Do khối lượng công việc liên tục phát triển và yêu cầu trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật ngày càng cao, tình hình tổ chức cán bộ và sắp xếp bộ máy của Hải quan Hải Phòng nói chung, của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KVII nói riêng cũng có nhiều biến động tích cực. Bộ máy Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KVII luôn được củng cố, bổ sung, thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, bố trí hợp lý cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu thông quan hàng hóa nhanh chóng, phục vụ hoạt động XNK một cách tích cực hơn.

Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy Chi cục Hải quan CK Cảng HP KVII

Tính đến hết năm 2023, tổng số cán bộ công chức của Chi cục Hải quan Hải Phòng KVII là 102 người, trong đó Lãnh đạo chi cục có 4 người, chiếm tỷ lệ 3,9%; đội tổng hợp có 10 người chiếm tỷ lệ 9,8%; đội giám sát hải quan có 35 người chiếm 34,31%; đội thủ tục hàng hóa xuất, nhập khẩu có 31 người chiếm 30,3%; đội quản lý thuế và kiểm tra sau thông quan có 22 người chiếm 21,56%.

Bảng 2. 1. Tình hình nhân sự tính đến ngày 31/12/2023 của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng HP KVII

Cơ cấu về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn của Chi cục Hải quan cảng Hải Phòng KVII như sau:

Bảng 2. 2. Cơ cấu nhân sự của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng KVII

Từ cơ cấu cho thấy, trình độ đào tạo đại học của công chức tại Chi cục ngày càng tăng tuy nhiên tỷ lệ công chức có độ tuổi dưới 40 ngày càng giảm. độ tuổi này, người ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công việc. Tuy nhiên, với những nhiệm vụ được phân công quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trên các lĩnh vực thì số lượng 102 cán bộ công chức hải quan sẽ gặp khó khăn về trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ.

2.1.3  Cơ cấu, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

2.1.3.1 Lãnh đạo Chi cục Hải quan Hải Phòng KVII

  • Chi cục Hải quan có Chi cục trưởng và 03 Phó Chi cục trưởng.
  • Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hải quan TP Hải Phòng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
  • Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
  • Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Chi cục Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2.1.3.2 Đội tổng hợp:

  • Thực hiện công tác tham mưu, tổng hợp; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm của Chi cục; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch.
  • Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan thì tiến hành các thủ tục và xử lý theo đúng trình tự quy định của pháp luật; Tham mưu cho Chi cục trưởng về xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chi cục;
  • Đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị tài liệu, các thông tin cần thiết phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chi cục trưởng, các buổi giao ban, cuộc họp, hội nghị và làm việc với các cơ quan trong và ngoài ngành.

2.1.3.3 Đội Thủ tục hàng hóa XNK: Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

  • Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn theo quy trình của ngành Hải quan và quy định của pháp luật.
  • Thực hiện việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu tại Chi cục. Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan.

2.1.3.4 Đội quản lý thuế và kiểm tra sau thông quan:

  • Thực hiện thu thuế, lệ phí và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Pháp luật. Quản lý, theo dõi số thu ngân sách của Chi cục.
  • Thực hiện kế toán thuế, theo dõi nợ thuế, đôn đốc thu đòi nợ đọng thuế; thực hiện các thủ tục về miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế, hoàn thuế, bù trừ tiền thuế, thanh toán quyết toán đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế và xử lý vi phạm theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và qui định của pháp luật.
  • Tham mưu, đề xuất các giải pháp tăng thu ngân sách, đề xuất xây dựng dự toán thu ngân sách của năm tiếp theo.
  • Thực hiện công tác hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế, thu thập quản lý thông tin về người nộp thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
  • Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định; Ấn định thuế đối với các tờ khai đã thông quan.

2.1.3.5 Đội giám sát Hải quan:

  • Bố trí công chức Hải quan phối hợp với cơ quan chuyên ngành thực hiện việc kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa tại cảng;
  • Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hàng hóa vận chuyển độc lập từ cảng về cảng đích ghi trên vận đơn, đưa hàng hóa về địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu; Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

Đối với các trường hợp hàng hóa phải niêm phong hải quan, công chức Đội Giám sát thực hiện việc kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, đối chiếu số hiệu container, niêm phong của người vận chuyển với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống để thực hiện niêm phong hải quan; Lập biên bản bàn giao gửi Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định; Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên biên bản bàn giao hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm biên bản bàn giao.

Xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, công chức Đội giám hải quan xác nhận trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ký tên, đóng dấu công chức trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu;

  • Phối hợp với các Chi cục Hải quan giám sát hàng hóa đến khi thực xuất khẩu đối với trường hợp hàng hóa được xuất khẩu qua cửa khẩu khác cửa khẩu lưu giữ hàng hóa.
  • Kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan theo Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan.

2.2 Thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II

2.2.1 Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có 22 cửa khẩu đường bộ quốc tế, cảng biển quốc tế và 7 cửa khẩu hàng không quốc tế. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh và TP. Hải Phòng là những địa phương có cửa khẩu cảng biển quốc tế lớn có khoảng 80% lượng hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất đi qua cửa khẩu cảng biển tại hai thành phố này. Đặc biệt, số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất tăng mạnh, lên đến hàng nghìn doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và từ khi Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc có hiệu lực từ năm 2010. Theo đó, việc thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất nói chung và tại địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục Hải quan vẫn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa nhanh chóng. Theo quy định pháp luật, công chức hải quan kiểm tra hồ sơ chậm nhất 2 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; thời gian kiểm giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; thời gian kiểm tra thực tế hàng hoá là 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá; Thời gian gia hạn tối đa không quá 2 ngày trong trường hợp cần phải gia hạn. Kết quả khảo sát hàng năm, thì chất lượng thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3 Tình hình thực hiện thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II trong năm 2021-2023

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất nói riêng và hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung đã có những chuyển biến tích cực. Thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan và thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa có xu hướng giảm. Việc cải cách hành chính, đơn giản hóa các bước thực hiện đã góp phần giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu về số lượng tờ khai tạm nhập tái xuất, số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất và kim ngạch hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Bảng 2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II trong năm 2021-2023. Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

Qua bảng số liệu 2.4 có thể thấy rằng: số lượng doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II có xu hướng gia giảm qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II ngày càng kém phát triển. Mặc dù việc thực hiện thủ tục Hải quan, thông quan hàng hóa tạm nhập tái xuất của cơ quan Hải quan tương đối nhanh. Tuy nhiên, hàng hóa tạm nhập tái xuất chủ yếu để tái xuất sang Trung Quốc do đó phụ thuộc rất lớn vào các chính sách của Trung Quốc. Mặt khác, trong thời gian này quan hệt Việt – Trung có xu hướng xấu đi do có sự kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất.

Bảng 2.5 Số lượng tờ khai hàng hóa tạm nhập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II năm 2021-2023

Qua bảng 2.5 thấy: số lượng tờ khai tạm nhập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II giảm dần qua các năm. Số lượng tờ khai nhập khẩu năm 2021 đã giảm 2430 tờ khai so với năm 2020 tương đương với 18.20%.

Số lượng tờ khai nhập khẩu năm 2022 đã giảm 5241 tờ khai so với năm 2021 tương đương với 47.99%. Số lượng tờ khai nhập khẩu năm 2023 đã giảm 1587 tờ khai so với năm 2022 tương đương với 27.94%.

Số lượng tờ khai xuất khẩu năm 2021 giảm 3084 tờ khai so với năm 2020 tương đương 19.55%. Số lượng tờ khai xuất khẩu năm 2022 giảm 6177 tờ khai so với năm 2021 tương đương 48.68%. Số lượng tờ khai xuất khẩu năm 2023 giảm 1894 tờ khai so với năm 2022 tương đương 29.09%.

Trong năm 2020-2023, tỷ lệ đăng ký tờ khai tạm nhập, tái xuất có sự chênh lệch rõ rệt. Số lượng tờ khai xuất khẩu nhiều hơn số lượng tờ khai nhập khẩu, nguyên nhân là do 1 lô hàng tạm nhập có nhiều container hàng nhưng các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất phải chia nhỏ ra để tái xuất theo yêu cầu của bên đối tác đầu Trung Quốc và theo chính sách của Trung Quốc quy định vè cửa khẩu phụ dùng được xuất khẩu và thời gian được tái xuất hàng sang Trung Quốc.

Bảng 2.6 Trị giá khai báo hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II năm 2021-2023 Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

Bảng 2.7 Tình hình tái xuất của hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II năm 2021-2023

Qua bảng 2.6 và bảng 2.7 ta thấy mặc dù số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất giảm dần nhưng trị giá khai báo hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2023, trị giá khai báo hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có tốc độ gia tăng rõ rệt, mạnh mẽ, có thể hiểu là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất đang dịch chuyển dần từ hàng hóa có giá trị thấp sang hàng hóa có giá trị cao. Tuy nhiên, xu hướng phát triển này càng ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro và vi phạm trong kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa.

2.2.2 Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II năm 2021-2023

Thời gian qua đã xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp không chấp hành quy định về hàng hóa tạm nhập, tái xuất như: Sau khi làm thủ tục để tái xuất khỏi các khu vực kiểm soát của hải quan ở Hải Phòng đã xuất hàng sai địa điểm tái xuất ở cửa khẩu; đi sai tuyến đường, lợi dụng sự sơ hở của các cơ quan chức năng tự ý dỡ container, tẩu tán, đưa hàng hóa vào nội địa tiêu thụ, đặc biệt là thực hiện hành vị tẩu tán hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng gây bức xúc trong dư luận; tờ khai tái xuất đã có xác nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu nhưng doanh nghiệp không đến thanh khoản…., dẫn đến còn nhiều hồ sơ tạm nhập, tái xuất quá hạn chưa thanh khoản.

Trên thực tế, tại địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II, thì xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất gần như chỉ là xử phạt vi phạm hành chính. Tính đến nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II mới chưa ra quyết định khởi tố vụ vi phạm nào. Hầu hết các vụ vi phạm đều có hành vi không khai, nộp hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định hoặc không tái xuất hàng hóa đúng thời hạn quy định.

Bảng 2.8 Tình hình xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II năm 2020-2023

Từ năm 2020 đến năm 2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II đã phát hiện và xử lý 291 vụ vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất với tổng số tiền phạt 306.38 triệu đồng. Các quyết định xử phạt đã được thực hiện đúng thời hạn quy định. Từ năm 2020 đến năm 2023 có 264 vụ vi phạm với hành vi không khai, nộp hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định với tổng số vụ chiếm 90.72% tổng số vụ vi phạm và có 27 vụ vi phạm với hành vi không tái xuất hàng hóa đúng thời hạn quy định chiếm 9.28% tổng số vụ vi phạm.

Qua bảng số liệu 2.8 thấy số lượng vụ vi phạm liên quan đến hoạt động động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất bị cơ quan Hải quan phát hiện có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, giám sát hải quan nói riêng và công tác quản lý về hải quan nói chung đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, có xu hướng phát triển tốt hơn. Điều này có nghĩa việc tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất đang tăng lên.

2.3 Đánh giá về thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

2.3.1 Kết  quả đã đạt được

Trong thời gian qua, việc quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất luôn được Lãnh đạo Cục Hải quan TP.Hải Phòng quan tâm. Bên cạnh việc tạo điều kiện tối đa cho hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất phát triển, Lãnh đạo Cục Hải quan TP.Hải Phòng luôn sát sao chỉ đạo các Chi cục Hải quan tăng cường chặt chẽ công tác hồi báo hàng tạm nhập tái xuất. Việc phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin giữa các tổ đội trong cùng một Chi cục, giữa các Chi cục Hải quan cửa khẩu và Đội kiểm soát Hải quan được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả. Đội Giám sát hải quan của Chi cục thường xuyên phối hợp với đội thủ tịc hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đơn vị và Đội kiểm soát kiểm soát Hải quan để kiểm tra, giám sát các hàng hóa nhạy cảm, bên cạnh đó trao đổi thông tin qua điện thoại , fax đối với từng lô hàng cụ thể nhằm đảm bảo việc thực xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định.

Việc thu phí dịch vụ hoa hồng để trung chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất đã giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có được nguồn thu đáng kể từ (theo tính toán của các thương nhân 01 container hàng thực phẩm đông lạnh trung chuyển qua cảng Hải Phòng để tái xuất sang Trung Quốc thu được phí dịch vụ hoa hồng từ 60-80 triệu đồng, một container hàng bình thường khác thu phí dịch vụ từ 20-25 triệu đồng).

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất còn góp phần tăng nguồn thu cho địa phương thông qua việc thu phí bến bãi, bảo trì đường bộ. Từ năm 2013 đến nay, mỗi năm TP Hải Phòng đã thu được từ 100 đến 150 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào số thu ngân sách địa phương, nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội và nâng cấp, cải tạo hàng loạt cơ sở hạ tầng

2.3.2 Những tồn tại, bất cập: Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

  • Tồn tại, bất cập về cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan đến công tác quản lý:

Nhiều mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP nhưng lại được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất nên nhiều doanh nghiệp lợi dụng hoạt động tậm nhập tái xuất để thẩm lậu hàng cấm nhập khẩu vào nội địa.

Việc quy định những chính sách quản lý khác nhau như danh mục hàng hóa cấm kinh doanh TNTX, danh mục hàng tạm ngừng kinh doanh TNTX danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh TNTX có điều kiện … tại Thông tư 05/2020/TT-BCT ngày 27/01/2020 của Bộ Công thương dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện. Một số doanh nghiệp đã cố ý đóng lẫn nhiều mặt hàng thực phẩm đông lạnh thuộc diện hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện với hàng không yêu cầu điều kiện trong cùng một lô hàng đã gây nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát, phân loại xử lý.

Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định tổng thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu tại Việt Nam là 120 ngày bao gồm cả thời gian gia hạn. Thời gian hàng đông lạnh TNTX được lưu lại tại Việt Nam quá dài tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cơ quan Hải quan trong việc giám sát, quản lý tính nguyên trạng của hàng hóa, đặc biệt là trong khâu theo dõi thanh khoản hồ sơ và hoàn thuế. Mặt khác, đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất là thực phẩm đông lạnh nếu việc duy trì lạnh không bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng, thậm chí thối rữa tiềm ẩn ảnh hưởng môi trường.

Doanh nghiệp có thể lợi dụng quy định về thời gian thanh khoản hồ sơ tạm nhập tái xuất dài để thực hiện tạm nhập một lượng lớn hàng hóa sau đó bán tiêu thụ nội địa rồi bỏ trốn hoặc tự giải thể doanh nghiệp;

Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng dẫn đến việc doanh nghiệp làm thủ tục khai báo theo loại hình tạm nhập tái xuất nhưng thực chất là tiêu thụ nội địa, sau đó thực hiện khai bổ sung chuyển sang loại hình nhập khẩu để kéo dài thời gian phải nộp thuế. Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

  • Tồn tại, bất cập trong tổ chức thực hiện quản lý đối với hàng hóa kinh doanh TNTX:

Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuấ chủ yếu làm dịch vụ cho các doanh nghiệp Trung Quốc, dẫn đến thường xuyên bị động về nguồn hàng, điều kiện giao nhận, thanh toán, chi phí, thời gian tái xuất, địa điểm tái xuất. Việc giao nhận hàng hóa phụ thuộc nhiều vào chính sách Biên mậu của Trung Quốc nên thiếu tính ổn định, trong khi đó cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hãng vận tải, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý còn hạn chế, việc nắm tình hình thay đổi của chính sách Biên mậu còn chưa kịp thời nên chưa điều tiết được lượng hàng đưa đưa lên khi phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu,điểm thông quan tại biên giới làm cho hàng hóa tái xuất chậm hoặc không tái xuất được gây nên tình trạng tồn đọng, ùn tắc tại biên giới dẫn đến hàng hóa bị hư hỏng, xuống cấp;

Hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất thường được bảo quản tản mạn ở nhiều địa điểm, không tập trung. Cơ sở hạ tầng, giao thông còn thấp, cung đường vận chuyển dài, thời gian vận chuyển lâu, trong khi biện pháp giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập lên cửa khẩu tái xuất thực hiện biện pháp thủ công đối với phương tiện chứa hàng bằng niêm phong hải quan (seal hải quan) nên một số doanh nghiệp đó lợi dụng để tự ý dỡ niêm phong hải quan bán hàng trong nội địa hoặc xuất hàng không đúng nơi được phép tái xuất, giả mạo niêm phong hải quan;

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập: Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất còn nhiều kẽ hở để doanh nghiệp lách luật; có sự trùng lặp, chồng chéo, chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Theo như quy định trước đây, hàng hóa tạm nhập tái xuất phải có áp tải hải quan nhưng gần đây lại quy định doanh nghiệp tự quản lý, tự vận chuyển hàng hóa tạm nhập, hải quan chỉ quản lý qua thủ tục giấy tờ, khiến cho doanh nghiệp lợi dụng sơ hở, để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Việc kiểm tra sau thông quan đối với loại hình kinh doanh hàng tạm nhâp tái xuất chưa được chú trọng.

Chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với loại hình tạm nhập tái xuất, được thực hiện theo nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 và Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 26/5/2022 Chính phủ quy định xử phạt phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn thấp, chưa có tính răn đe. Cụ thể:

Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm “không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng thời hạn quy định” đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tái xuất hàng hóa trừ trường hợp hàng hóa được phép tiêu thụ tại Việt Nam theo quy định”.

Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm “lưu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định” đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”.

Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm “vận chuyển hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng” đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định”. Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm “lưu giữ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất không đúng địa điểm quy định”.

Phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm “tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan; tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định; đối với hàng hóa là hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép; hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất”, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”, trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Sự phối hợp giữa các Đội trong Chi cục, giữa Cục Hải quan Hải Phòng và với các đơn vị khác đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa thực sự hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh hàng TNTX . Cụ thể là sự phối hợp giữa Đội Thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu với Đội Giám sát Hải quan trong chi cục. Trong quá trình trao đổi thông tin, quản lý của các Đội còn chưa kịp thời. Sự phối hợp giữa các phòng, ban tham mưu trong toàn Cục chưa chặt chẽ, các đơn vị đôi lúc còn triển khai công việc độc lập, chưa có sự liên kết hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện;

Công tác thực hiện hồi báo đối với hàng kinh doanh TNTX giữa các Chi cục Hải quan chưa thực sự được coi trọng. Vẫn còn tình trạng chậm hồi báo, điều này gây khó khăn cho công tác thanh khoản của Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập dẫn đến việc thực hiện đúng quy định về thời gian thanh khoản, việc thanh khoản tờ khai của Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai tạm nhập bị chậm chễ. Luận văn: Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Giải pháp kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Hải Quan

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993