Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam

Dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam theo Quyết định 316/QĐ-TTg là việc sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ có giá trị nhỏ. Theo hạn mức sử dụng dịch vụ Mobile Money được quy định tại khoản 2 Điều 1 Phần III của Quyết định 316/QĐ-TTg là không quá 10 triệu đồng/tháng/tài khoản Mobile Money cho tổng các giao dịch: rút tiền, chuyển tiền và thanh toán. Người sử dụng dịch vụ Mobile Money được sử dụng 04 dịch vụ sau: nạp tiền, rút tiền, thanh toán việc mua hàng hóa, dịch vụ và chuyển tiền. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải có SIM được đăng ký, các thông tin phải được đơn vị cung cấp dịch vụ di động xác thực theo quy định về đăng ký thuê bao di động và SIM đó phải hoạt động liên tục tối thiểu trong vòng 3 tháng. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile money, khách hàng có thể nạp hay rút tiền từ tài khoản Mobile money tại các điểm giao dịch của nhà mạng, sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận hình thức thanh toán này; chuyển tiền sang tài khoản Mobile money của người khác trong cùng một nhà mạng hay chuyển tiền sang tài khoản thanh toán tại ngân hàng và ví điện tử do nhà mạng cung cấp.

Tại Việt Nam, có 03 doanh nghiệp được thực hiện thí điểm Mobile Money trong thời gian 02 năm kể từ thời điểm Doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money gồm Viettel, VNPT và Mobifone – đây đều là nhà mạng viễn thông lớn, uy tín tại Việt Nam. Hiện cả ba nhà mạng đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ có giá trị nhỏ theo Quyết định số 1818/QĐ-NHNN ngày 18/11/2023 cho Mobifone; Quyết định số 1820/QĐ-NHNN ngày 18/11/2023 cho Tổng công ty VNPT -Media; Quyết định số 1916/QĐ-NHNN ngày 26/11/2023 cho Viettel. Thời gian áp dụng thí điểm đến hết ngày 18/11/2025.

Theo Dân số (2024) hiện Việt Nam có tổng dân số tới tháng 1 năm 2024 là 98,56 triệu người, tăng thêm 3,01 triệu người so với năm 2020.

Theo Báo cáo thị trường Digital năm 2024 của We are Social vừa công bố, bắt nhịp với xu hướng chung toàn thế giới, Việt Nam có 72,10 triệu người sử dụng Internet, chiếm 73,2% dân số, tức Việt Nam có 26,46 triệu người chưa tiếp cận với Internet. Đi cùng nhu cầu sử dụng mạng Internet ngày càng cao, tốc độ đường truyền Internet ngày càng cải thiện với tốc độ kết nối Internet di động trung bình như sau: Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

Đối với số lượng thuê bao di động, theo GSMA thống kê tại Việt Nam có 156,0 triệu thuê bao di động tính đến tháng 01 năm 2024. Số thuê bao di động vượt tổng dân số (nhiều hơn 57,44 triệu) vì một cá nhân có thể có nhiều hơn từ một thuê bao.

Đối với mạng xã hội, phổ biến gồm có Facebook, Youtube, Instagram, TikTok, Linkedln, Twitter với số lượng người dùng và lượt truy cập một ngày nhiều. Theo Báo cáo thị trường Digital năm 2024 của We are Social cho biết có 78,1% tổng dân số sử dụng mạng xã hội. Số liệu này lớn hơn 73,2% tổng dân số sử dụng Internet do thống kê người dùng mạng xã hội chưa loại trừ số lượng trùng, tức người dùng mạng xã hội không đại diện cho những cá nhân duy nhất.

Qua các số liệu trên, cho thấy đến năm 2024 Việt Nam với dân số trẻ có mức độ sử dụng internet và mạng xã hội tăng trưởng ấn tượng, độ phủ của viễn thông rộng cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ số tại Việt Nam. Dịch vụ Mobile Money đã phát triển với tốc độ nhanh chóng trên thế giới. Tuy nhiên, với Việt Nam thì đây là một dịch vụ thanh toán tương đối mới. Sau 06 tháng thực hiện thí điểm triển khai, dịch vụ Mobile Money đã đạt kết quả như sau:

2.1.1 Về chỉ tiêu tăng trưởng người dùng dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

Tại Hội nghị Sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sau hơn nửa năm triển khai thí điểm, số lượng người dùng dịch vụ Mobile

Money đến tháng 6/2024 tăng gấp 4 lần so với tháng 01 năm 2024, với số lượng người dùng là 1.769.291 người. Con số này còn khiêm tốn, chiếm tỷ trọng cực nhỏ so với dân số Việt Nam tính đến tháng 01/2024 là 98,56 triệu người.

Trong đó, Mobifone là nhà mạng có số lượng người dùng dịch vụ Mobile Money thấp nhất với khoảng 200.000 người dùng. Tiếp theo là VNPT, với khoảng 500.000 tài khoản. Cuối cùng là Viettel chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 1.000.000 tài khoản. Để thúc đẩy số lượng người dùng, Viettel đã tổ chức mô hình “Chợ 4.0 – chợ không tiền mặt” tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với 122 chợ.

Sau đây là biểu đồ và bảng thể hiện tăng trưởng số lượng và tốc độ tăng trưởng người sử dụng Mobile Money trong 06 tháng thí điểm:

  • Biểu đồ 2.4. Số lượng người sử dụng dịch vụ Mobile Money đến tháng 6/2024 
  • Bảng 2.1. Tốc độ phát triển người sử dụng dịch vụ Mobile Money

Nhìn vào bảng ta thấy, tốc độ phát triển người sử dụng dịch vụ Mobile Money bình quân trong 6 tháng là 35%/tháng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các tháng, càng về sau tốc độ tăng trưởng càng chậm lại, giảm từ 91%/tháng xuống còn 12%/tháng. So với số lượng thuê bao di động đến tháng 01/2024 tại Việt Nam là 156 triệu thì tỷ lệ người dùng dịch vụ Mobile Money còn vô cùng nhỏ bé, chưa tạo được hiện tượng bùng nổ như nhiều dịch vụ viễn thông di động/gói cước trước đây khi có tốc độ tăng trưởng lên tới cả 100%/tháng.

Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số tài khoản Mobile Money đang hoạt động (có phát sinh ít nhất một giao dịch trong vòng 6 tháng) đến cuối tháng 6/2024 là 1,7 triệu tài khoản, chiếm 97,3% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ. Lượng người dùng Mobile Money ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo chiếm 67% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ. Cho thấy, phát triển dịch vụ Mobile Money bám sát với mục tiêu theo Quyết định số 316/QĐ-TTg là “góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.” Tuy nhiên, số lượng người dùng dịch vụ Mobile Money còn thấp và cách rất mục tiêu năm 2024 đạt 100% người sử dụng điện thoại di động có tài khoản Mobile Money. Đối với các doanh nghiệp viễn thông, để đưa được số thuê bao di động của mạng mình đăng ký dịch vụ Mobile Money lên tới 30 – 50%/tổng thuê bao trong năm 2024 này cũng được đánh giá là việc không dễ thực hiện.

2.1.2 Về chỉ tiêu tăng trưởng điểm kinh doanh, điểm tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

Cũng tại Hội nghị Sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, số lượng điểm kinh doanh trên toàn quốc và phân bổ điểm kinh doanh như sau:

Biểu đồ 2.5: Số lượng điểm giao dịch phân bổ theo vùng tháng 06/2024

Bảng dưới đây thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng điểm giao dịch trên toàn quốc với sự phát triển nhanh chóng của điểm giao dịch nhằm mục đích phục vụ nhu cầu phát triển dịch vụ Mobile Money:

Bảng 2.2: Số lượng điểm giao dịch trên toàn quốc

Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh truyền thông, phổ cập dịch vụ đến người dân, Viettel đã triển khai 80.000 điểm tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ trên toàn quốc.

2.1.3 Về chỉ tiêu tăng trưởng số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán

Số liệu do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp cho biết, đến tháng 03/2024 có hơn 12.800 đơn vị chấp nhận thanh toán dịch vụ Mobile Money và đến tháng 06/2024 hiện chưa có thông tin về số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán.

2.1.4 Về chất lượng dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, chủ yếu là cung ứng dịch vụ thiết yếu liên quan thanh toán điện, nước, giáo dục, v.v. Tổng số lượng giao dịch đạt hơn 8,5 triệu giao dịch với tổng giá trị hơn 370 tỷ đồng tính đến tháng 03/2024.

Đến tháng 06/2024, số lượng giao dịch thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ bằng dịch vụ Mobile Money đạt 8 triệu giao dịch với tổng giá trị 125 tỷ đồng. Số lượng giao dịch giảm 0,5 triệu so với tháng 03/2024. Tổng giá trị giảm 245 triệu đồng, tương ứng giảm 66,22%.

Đến nay chưa ghi nhận các rủi ro, sự cố lớn khi sử dụng dịch vụ Mobile Money cho thấy sự an toàn, lợi ích khi sử dụng dịch vụ và từng bước tạo được niềm tin cho khách hàng và mở rộng việc tiếp cận dịch vụ tài chính tới nhóm khách hàng mới chưa có tài khoản ngân hàng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa khó tiếp cận hạ tầng thanh toán, mạng lưới ngân hàng. Tuy nhiên, phát triển dịch vụ Mobile Money còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường dù có sẵn cơ sở hạ tầng vững mạnh, rộng khắp.

2.2. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

2.2.1 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.2.1.1 Những tồn tại, hạn chế

Nhìn kết quả đạt được sau 06 tháng triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, nhận thấy các nhà cung cấp mặc dù đã sẵn sàng nhập cuộc đua khi tăng số lượng điểm kinh doanh, điểm tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng cùng với sự tăng trưởng số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán, và nhận được trái ngọt là số lượng người dùng Mobile Money từng tháng tăng trưởng. Tuy nhiên, số lượng người dùng còn khiêm tốn rất nhiều so với số lượng thuê bao di động đến tháng 01/2024 tại Việt Nam là 156 triệu và có dấu hiệu giảm tăng trưởng. Bên cạnh đó, số lượng và giá trị giao dịch dịch vụ Mobile Money đều giảm (số lượng giao dịch tháng 6/2024 giảm 0,5 triệu so với tháng 03/2024. Tổng giá trị giảm 245 triệu đồng, tương ứng giảm 66,22%). Qua nghiên cứu, nhận thấy việc phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, nhận thức của đại đa số dân cư về dịch vụ Mobile Money còn thấp, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, một số bộ phận thiếu sự tin tưởng đối với các giao dịch điện tử bằng chứng qua số liệu kết quả đạt được sau 06 tháng triển khai.

Theo Hoài Dương (2021), năm 2021 tỷ lệ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt cho chi tiêu hàng ngày tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10%. Với các giao dịch dưới 100.000 đồng, tỷ lệ sử dụng tiền mặt để thanh toán chiếm 99%. Nhưng, đến 6 tháng đầu năm 2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2023 (Ngân hàng Nhà nước, 2024). Tuy nhiên, thói quen thanh toán không dùng tiền mặt hầu hết phổ biến và phát triển tại các thành thị lớn, còn vùng khác thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến và khó thay đổi.

Theo Huy Thắng  (2024), dẫn lời ông Trương Quang Việt – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel “để người dân có đủ nhận thức và sự tin tưởng để sử dụng Mobile Money, chuyển đổi dần từ sử dụng tiền giấy sang cuộc sống không tiền mặt, thay đổi toàn diện thói quen và hưởng lợi trực tiếp từ nền kinh tế số… sẽ là đề bài chung để Nhà nước cùng các cơ quan báo chí, các ngân hàng, các đơn vị triển khai tiền di động cùng đồng hành, phối hợp để giải quyết”. Khó có thể thay đổi thói quen và niềm tin mà người tiêu dùng dành cho ngân hàng, đối với người Việt ngay cả ngân hàng còn bị hoài nghi chứ đừng nói gì các đơn vị ngoài ngân hàng. Đặc biệt, với người dân ở vùng nông thôn, nhờ Mobile Money, họ sẽ được trải nghiệm việc mua sắm tiện ích và phương thức thanh toán nhanh, chính xác, hạn chế tiền mặt và phù hợp với mua sắm online nhỏ, lẻ.

Nhận thức của đại đa số dân cư về dịch vụ Mobile Money còn thấp. Đặc trưng của sản phẩm tài chính nói riêng và sản phẩm công nghệ nói chung đều có đặc tính khó hiểu và phức tạp cho người mới tiếp cận, đặc biết với bộ phận ít hoặc chưa bao giờ sử dụng sản phẩm fintech. Theo ông Nguyễn Văn Tấn – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dịch vụ viễn Thông VNPT (Huy Thắng, 2024) cho rằng, để người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa dễ sử dụng thì vấn đề đầu tiên là cần phải đơn giản trong sử dụng. Ông Tấn cho biết, tính đến hết tháng 3/2024 VNPT không thể thực hiện đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money cho 156.351 khách hàng do khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện đăng ký. Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

Với số liệu sau 06 tháng triển khai dịch vụ Mobile Money, có thể thấy dịch vụ Mobile Money chưa thực sự phổ biến mặc dù các nhà mạng đã triển khai kế hoạch tiếp thị. Ví như Viettel, để chuẩn bị lộ trình áp dụng Mobile Money được suôn sẻ, năm 2022, Viettel cho hơn 40.000 nhân viên sử dụng thử nghiệm với các giao dịch nhỏ và cũng đã triển khai Mobile Money tại 6 thị trường nước ngoài nên cách thức vận hành, chi phí, nhân lực đều đã được tính toán kỹ lưỡng. Hiện nay, với hệ thống hiện tại, Viettel có thể ngay lập tức đáp ứng 60 triệu thuê bao sử dụng Mobile Money và đề ra mục tiêu năm 2025, có khoảng 26 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile Money, trong đó riêng dịch vụ thanh toán (với các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ) với mức chi tiêu trung bình qua kênh này là 300.000 đồng/thuê bao. Như vậy, doanh thu trung bình với dịch vụ Mobile Money (chỉ riêng dịch vụ thanh toán) của Viettel vào năm 2025, ước tính khoảng 7.000 – 8.000 tỷ đồng/tháng (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2024). Để tăng lượng người dùng, Viettel đã triển khai mô hình “Chợ 4.0 – chợ không tiền mặt” tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với 122 chợ, tổng số điểm công nghệ thông tin phát triển tại dự án chợ đạt 12.132 điểm. Tuy nhiên, thực tế đến 06/2024, Viettel mới chỉ có 1 triệu tài khoản đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, trong khi đó nhà mạng này chiếm tỷ trọng khách hàng lớn nhất trong ba nhà mạng. Con số chỉ mới chiếm 1/60 tiềm năng cung cấp dịch vụ của nhà mạng, cho thấy người dùng còn chưa quan tâm đến dịch vụ Mobile Money.

Thứ hai, nhân lực cho sự phát triển các dịch vụ Mobile Money còn thiếu và hạn chế về kinh nghiệm. Nguồn nhân lực hiểu và đào tạo lại từ đầu về vấn đề này để có thể lường được rủi ro và giải quyết mọi tình huống xảy ra.

Thứ ba, hành lang pháp lý. Hiện nay, mới chỉ có một văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng cho dịch vụ Mobile Money là Quyết định số 316. Theo Quyết định này, đối tượng được cấp phép cung cấp dịch vụ chưa đa dạng, hiện chỉ có các doanh nghiệp viễn thông có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử và giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện hoặc là công ty con được công ty mẹ có giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện cho phép sử dụng hạ tầng, mạng lưới, dữ liệu viễn thông được tham gia. Bên cạnh đó, nội dung cung cấp dịch vụ Mobile Money còn bị giới hạn, như: Việc nạp tiền hay rút tiền từ tài khoản Mobile Money thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng hoặc từ ví điện tử của khách hàng phải là chủ tài khoản Mobile Money và phải được thực hiện tại chính doanh nghiệp thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money; việc thanh toán chỉ được dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ và chỉ được thực hiện tại các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng tài khoản Mobile Money; việc chuyển tiền sang tài khoản Mobile Money của người dùng khác vẫn chỉ giới hạn trong cùng một nhà mạng. Ngoài ra, vẫn chưa có chính sách nào cho người sử dụng dịch vụ Mobile Money để họ có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác. Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

Thứ tư, giao dịch Mobile Money còn gặp nhiều cạnh tranh từ các hình thức thanh toán phi tiền mặt khác như Internet banking, ví điện tử, mã QR, Momo, v.v hay cả các ứng dụng mua bán trực tuyến đều có dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hoá đơn và nạp tiền. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến nay đã có khoảng 70% người dân đã có tài khoản ngân hàng, song hành là các phương thức thanh toán khác như thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã QR Code, v.v cũng ngày một phát triển nhanh chóng. Ngày nay, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn và đa số đều sử dụng trên 01 dịch vụ trở lên. Người dùng có nhiều lựa chọn để đáp ứng nhu cầu như sự thuận tiện, chi phí giao dịch phải chăng, nhiều chương trình khuyến mãi, v.v. Bên cạnh đó, thói quen thanh toán bằng tiền mặt tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại vẫn chiếm tới 80% và nhiều người dân ở thành thị đã có tài khoản ngân hàng nhưng phần lớn giao dịch vẫn được thanh toán bằng tiền mặt. Phải chăng Mobile Money đã lỡ thời điểm vàng để thực sự bùng nổ?

Thứ năm, Mobile Money tuy sinh sau nhưng chưa thực sự chưa có nhiều ưu điểm để lôi kéo người tiêu dùng sử dụng, chưa kể ứng dụng đi trước đã xây dựng được hệ sinh thái khách hàng riêng. Đặc biệt, hạn mức 10 triệu đồng/tháng/tài khoản trong 2 năm thí điểm là khá nhỏ và chỉ bằng 1/10 lần hạn mức ví điện tử (100 triệu đồng/tháng/tài khoản) hay việc không thể chuyển khoản khác nhà mạng cũng là trở ngại với người dùng. Việc hạn chế này có thể giải thích vì đối tượng mục tiêu Mobile Money hướng tới là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Nhưng, ở khía cạnh khác, việc có con em đi học ở nơi thành thị xa xôi dẫn tới nhu cầu chuyển tiền tăng cao về cả số lượng giao dịch lẫn số tiền thì đây chính là hạn chế rất lớn.

Thứ sáu, chi phí cho việc phát triển dịch vụ Mobile Money khá tốn kém vì cần nhiều nguồn lực và tiềm lực để tuyên truyền, quảng bá lợi ích của dịch vụ nhằm thu hút người dùng sử dụng và tạo thói quen cho khách hàng. Viettel kết hợp với Sở Công thương các tỉnh tổ chức mô hình chợ 4.0 trên khắp 63 tỉnh thành cả nước để quảng bá dịch vụ Mobile Money tới mọi ngóc ngách trên đất nước. Với chiến lược tập trung tập khách hàng là các bà nội trợ, những người chủ chi tiêu của gia đình, Viettel hy vọng người dùng sau trải nghiệm đi chợ không cần mang tiền mặt sẽ giúp thay đổi phần nào nhận thức về phương thức thanh toán của người dân.

Đồng thời, thị trường tập trung của dịch vụ Mobile Money tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa khiến việc xây dựng các điểm kinh doanh mất khá nhiều nguồn lực do khoảng cách địa lý và số lượng doanh nghiệp tại các khu vực này còn hạn chế. Mặc dù hạ tầng, mạng lưỡi viễn thông đã có sẵn tuy nhiên để xây dựng thành điểm kinh doanh còn cần nhiều nhân sự, đầu tư thiết bị máy móc để đủ điều kiện vận hành dịch vụ Mobile Money theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 316/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, để hoạt động hiệu quả, các DN viễn thông cũng cần giải bài toán làm thế nào để hạ thấp chi phí nộp tiền vào tài khoản Mobile Money qua các điểm giao dịch (chi phí phát hành và phân phối mất vài phần trăm giá trị thẻ cào). Khi nạp tiền mặt tại điểm giao dịch sẽ phát sinh chi phí quầy, két, bảo vệ, độ trễ của dòng tiền. Doanh nghiệp viễn thông phải giải được bài toán là làm sao để nạp tiền mặt vào Mobile Money tốn chi phí ít hơn thẻ cào.

Thứ bảy, các nhà mạng viễn thông tuy có quy mô lớn nhưng cũng chưa có kinh nghiệm quản lý ngành tài chính nên có hạn chế và rủi ro cần giải quyết như sau:

  • Công nghệ: về mặt công nghệ có nhiều vấn đề cần giải quyết như chất lượng KYC, công nghệ an ninh, an toàn hoặc trục trặc trong khi sử dụng dịch vụ.
  • Bảo mật cho khách hàng: nếu không kiểm soát chặt chẽ nội bộ và công nghệ có lỗ hổng sẽ dẫn tới làm lộ thông tin khách hàng. Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.
  • Phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố: nhà mạng phải xây dựng công nghệ và quy trình quản lý để không xảy ra tình trạng lợi dụng ứng dụng làm việc phi pháp như sử dụng để đánh bạc online, rửa tiền.

Việc áp dụng công nghệ vào ngành tài chính không còn xa lạ, mà đây là xu hướng toàn cầu khiến nhà mạng phải quản lý định danh khách hàng, quản lý SIM rác và giao dịch ẩn danh chặt chẽ để phòng ngừa kẻ gian sử dụng Mobile Money để giao dịch, ảnh hưởng đến công tác phòng chống rửa tiền. Trong trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng lần đầu mở tài khỏan Mobile Money, nhà mạng phải xây dựng, ban hành quy trình đăng ký điện tử phù hợp quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, v.v.

Thứ tám, để thay đổi thói quen, hành vi chi tiêu tiền mặt của người dân ở thị trường mục tiêu cụ thể là thị trường nông thôn cũng là một vấn đề khó đối với doanh nghiệp. Sử dụng tiền mặt rất phổ biến và thuận tiện ở khu vực nông thôn, nơi cơ sở hạ tầng thanh toán phi tiền mặt còn chưa phổ cập khiến các doanh nghiệp viễn thông sẽ phải bỏ ra nhiều công sức và chi phí hơn để người dùng làm quen và chấp nhận một phương thức thanh toán mới. Để làm được điều này, cần sự phối hợp của các đơn vị trung gian thanh toán để phổ cập tới cả người dùng và điểm bán hàng.

2.2.1.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những tồn tại và hạn chế nêu trên xuất phát từ các nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, nhận thức của đại đa số dân cư về dịch vụ Mobile Money còn thấp, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, một số bộ phận thiếu sự tin tưởng đối với các giao dịch điện tử.

Thứ hai, nhân lực cho sự phát triển các dịch vụ Mobile Money còn thiếu và hạn chế về kinh nghiệm. Nguồn nhân lực hiểu và đào tạo lại từ đầu về vấn đề này để có thể lường được rủi ro và giải quyết mọi tình huống xảy ra.

Thứ ba, hạ tầng thanh toán số còn nhiều bất cập.

Thứ tư, gặp nhiều cạnh tranh từ các hình thức thanh toán phi tiền mặt khác như Internet banking, ví điện tử, mã QR, Momo, v.v hay cả các ứng dụng mua bán trực tuyến đều có dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hoá đơn và nạp tiền.

Thứ năm, Mobile Money tuy sinh sau nhưng chưa thực sự chưa có nhiều ưu điểm để lôi kéo người tiêu dùng sử dụng, chưa kể ứng dụng đi trước đã xây dựng được hệ sinh thái khách hàng riêng.

Thứ sáu, chi phí cho việc phát triển dịch vụ Mobile Money khá tốn kém vì cần nhiều nguồn lực và tiềm lực để tuyên truyền, quảng bá lợi ích của dịch vụ nhằm thu hút người dùng sử dụng và tạo thói quen cho khách hàng.

Thứ bảy, các nhà mạng viễn thông tuy có quy mô lớn nhưng cũng chưa có kinh nghiệm quản lý ngành tài chính nên có hạn chế và rủi ro cần giải quyết. Trong khi đó Chính phủ mới chỉ ban hành thí điểm mà chưa có khung pháp lý rõ ràng.

Thứ tám, để thay đổi thói quen, hành vi chi tiêu tiền mặt của người dân ở thị trường mục tiêu cụ thể là thị trường nông thôn cũng là một vấn đề khó đối với doanh nghiệp. Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

2.2.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam

2.2.2.1 Điểm mạnh khi phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam còn một tỷ lệ không nhỏ người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện ích ngân hàng. Tính đến hết tháng 6/2021, tổng số máy điện thoại di động của Việt Nam đã là 134,5 triệu thuê bao, bằng 112,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số máy điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là 51.128.599 thuê bao, bằng 109,30% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng người sử dụng điện thoại di động và mạng internet vào loại nhanh nhất trên thế giới trong 5 năm gần đây, nên có tiềm năng lớn về phát triển Mobile Money. Nếu thị trường Thương mại điện tử có thể phát huy hết tiềm năng của nó như mong đợi, nó nhất định phải thúc đẩy sự phát triển của thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam.

Một yếu tố quyết định chính khác có ảnh hưởng ở mức độ vĩ mô đến thị trường là sự quan tâm của chính phủ liên quan đến Mobile Money, đây là xương sống nuôi dưỡng thanh toán kỹ thuật số và thay đổi thói quen thanh toán từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt. Một loạt quy định được ra đời mở đường cho sự phát triển của Mobile Money, thanh toán không dùng tiền mặt như Quyết định số 2545/QĐ-TTg thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022 với mục tiêu giảm lưu thông tiền mặt, thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán điện tử; Quyết định số 316/QĐ-TTg về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, ban hành ngày 09/03/2023; Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, v.v. Đặc biệt, nỗ lực phục hồi và nâng cao môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của quốc gia Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 và định hướng đến năm 2023.

Lợi thế viễn thông của ba nhà mạng lớn. VNPT đang sở hữu hơn 1.000 điểm giao dịch khắp cả nước, hơn 10 nghìn điểm giao dịch của doanh nghiệp đối tác và gần 200 nghìn điểm kinh doanh dịch vụ cá nhân, hộ gia đình, v.v sẵn sàng chuyển đổi thành các điểm giao dịch Mobile Money, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho dù là ở các khu vực như vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Tổng Giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel Phạm Trung Kiên khẳng định, Viettel sẽ là doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc phổ cập tài chính số đến người dân Việt Nam thông qua Mobile Money. Việc triển khai dịch vụ này sẽ dễ dàng được sử dụng tại cả thành thị và nông thôn giúp quá trình thanh toán, chuyển tiền hay các giao dịch tiền lẻ hằng ngày trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Viettel đặt mục tiêu ở đâu có sóng viễn thông, tại đó sẽ được triển khai các dịch vụ Mobile Money. Khách hàng có thể sử dụng Mobile Money của Viettel để thực hiện các giao dịch tài chính bằng cả thiết bị thông minh hoặc điện thoại 2G dù không có tài khoản ngân hàng. Đây là mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi trước khi thí điểm Mobile Money tại Việt Nam, Viettel đã có kinh nghiệm triển khai thương mại dịch vụ này tại sáu trong số mười thị trường nước ngoài, do đó về cách thức vận hành, chi phí, nhân lực đều đã được nhà mạng này tính toán kỹ lưỡng. Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

2.2.2.2 Điểm yếu khi phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam

Các nhà mạng viễn thông tuy có quy mô lớn nhưng cũng chưa có kinh nghiệm quản lý ngành tài chính nên có hạn chế và rủi ro cần giải quyết như sau:

  • Công nghệ: Về mặt công nghệ có nhiều vấn đề cần giải quyết như chất lượng KYC, công nghệ an ninh, an toàn hoặc trục trặc trong khi sử dụng dịch vụ.
  • Bảo mật cho khách hàng: Nếu không kiểm soát chặt chẽ nội bộ và công nghệ có lỗ hổng sẽ dẫn tới làm lộ thông tin khách hàng.
  • Phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố: Nhà mạng phải xây dựng công nghệ và quy trình quản lý để không xảy ra tình trạng lợi dụng ứng dụng làm việc phi pháp như sử dụng để đánh bạc online, rửa tiền.
  • Chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng hiện tại và định hướng trong tương lai.
  • Quy định nội bộ phải giải quyết được các vấn đề về quản lý hệ thống đại lý, điểm kinh doanh, điểm tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng
  • Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực hiểu và đào tạo lại từ đầu về vấn đề này để có thể lường được rủi ro và giải quyết mọi tình huống xảy ra.
  • Tiếp cận khách hàng và thay đổi thói quen: Khó có thể thay đổi thói quen và niềm tin mà người tiêu dùng dành cho ngân hàng, đối với người Việt ngay cả ngân hàng còn bị hoài nghi chứ đừng nói gì các đơn vị ngoài ngân hàng. Đặc biệt, với người dân ở vùng nông thôn, nhờ Mobile Money, họ sẽ được trải nghiệm việc mua sắm tiện ích và phương thức thanh toán nhanh, chính xác, hạn chế tiền mặt và phù hợp với mua sắm online nhỏ, lẻ.

2.2.2.3 Cơ hội khi phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam

Việc triển khai thành công Mobile Money là nền tảng để thực hiện các chương trình xã hội như tài chính vi mô, hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội giải ngân đến tận tay người dân trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, hay trả nợ góp hàng tháng, hỗ trợ thiên tai lũ lụt hoặc các đối tượng bảo trợ xã hội. Đặc biệt, Mobile Money rất thuận tiện trong những trường hợp khẩn cấp như có người đau ốm, khi ngân hàng hết giờ giao dịch, mạng lưới điểm giao dịch, ATM có hạn. Việt Nam thường xuyên bị lũ lụt ở miền Trung, một số vùng miền núi phía Bắc, khi đó, Mobile Money có thể đóng vai trò quan trọng trong việc quyên góp ủng hộ thiên tai lũ lụt. Ở những nước có địa hình khó đi (có nhiều đảo, sa mạc) như Phillipines, Indonesia và các nước châu Phi, Mobile Money là dịch vụ góp phần to lớn trong việc giải quyết những khó khăn về khoảng cách địa lý. Ngoài ra đối với những nước có lượng kiều hối chuyển về nhiều thì dịch vụ Mobile Money có nhiều điều kiện phát triển.

Thứ hai, có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động cao. Việc sở hữu thiết bị di động là điều kiện cần để thực hiện các giao dịch Mobile Money. Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động khá cao, có 156,0 triệu thuê bao di động tính đến tháng 01 năm 2024 với số dân 98,56 triệu người. Chưa kể tới những người dân sử dụng các thiết bị di động khác, trong đó, có tới 73,2% tổng dân số đang dùng internet và 78,1% tổng dân số sử dụng mạng xã hội một cách thường xuyên. Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dân số vàng, với dân số trẻ, là các phân khúc tập trung ứng dụng số và nhanh nhạy khi tiếp cận với công nghệ mới. Những yếu tố trên là điều kiện rất thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ Mobile Money.

Thứ ba, hệ thống mạng lưới viễn thông phủ rộng khắp mọi ngõ ngách trên đất nước là một lợi thế giúp nhà mạng viễn thông triển khai dịch vụ Mobile Money thông qua lượng khách hàng, cơ sở hạ tầng, số lượng nhân viên sẵn có từ đó giúp tiết giảm chi phí hoạt động. Đặc biệt, tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo thì mạng viễn thông đã vươn tới được, đây là điều mà ngân hàng truyền thống chưa tiếp cận. Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp, nhưng mật độ thuê bao di động thì đã đạt tỷ lệ trên 100% từ nhiều năm qua. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, phần lớn các giao dịch dưới 100.000 đồng là thực hiện thanh toán bằng tiền mặt. Mobile Money sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Nền tảng cơ bản ở đây là, công nghệ có thể giúp giải quyết rất nhiều vấn đề của nền kinh tế. Vì vậy, cơ quan chức năng của Việt Nam cần thay đổi tư duy, dám chấp nhận các mô hình mới, không nên lo sợ, e ngại.

Thứ tư, có sự chỉ đạo, định hướng rõ ràng từ Chính phủ. Thực tế đã chứng minh, các dịch vụ Mobile Money đã phát huy nhiều tác dụng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Nắm bắt được xu thế đó, trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất chú trọng vào việc phát triển các dịch vụ này, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này được thể hiện rõ trong chủ trương, chính sách và trong các văn bản quy phạm pháp luật

2.2.2.4 Thách thức khi phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam

Như đã phân tích ở phần tồn tại và hạn chế khi phát triển Mobile Money tại Việt Nam, hiện có 08 thách thức trong quá trình phát triển dịch vụ gồm: (1) nhận thức của đại đa số dân cư về dịch vụ Mobile Money còn thấp và thiếu sự tin tưởng đối với dịch vụ; (2) hạ tầng thanh toán số còn nhiều bất cập, khung pháp lý chưa rõ ràng; (3) người dân biết và sẵn sàng sử dụng dịch vụ còn thấp, do chi phí cho việc phát triển dịch vụ Mobile Money khá tốn kém vì cần nhiều nguồn lực và tiềm lực để tuyên truyền, quảng bá lợi ích của dịch vụ nhằm thu hút người dùng sử dụng và tạo thói quen cho khách hàng; (4) có sự cạnh tranh từ các dịch vụ ứng dụng công nghệ khác; (5) chưa có nhiều ưu điểm để lôi kéo người tiêu dùng sử dụng; (6) kinh nghiệm quản lý ngành tài chính của nhà mạng viễn thông còn hạn chế nên có nhiều rủi ro cần giải quyết; (7) nhân lực cho sự phát triển các dịch vụ Mobile Money còn thiếu và hạn chế về kinh nghiệm; (8) thói quen thanh toán bằng tiền mặt đã in sâu trong tiềm thức của đại đa số người dân Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung Chương 2 trình bày thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu thứ cấp thông qua việc thu thập số liệu, nghiên cứu và xử lý số liệu từ các nghiên cứu trong và ngoài nước để rút ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ. Đây là cơ sở để đưa ra giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đến sự phát triển dịch vụ Mobile Money ở Chương 3. Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ Mobile Money

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993