Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ – An Giang dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát chung về cù lao Ông Hổ, An Giang
Cù lao ông Hổ trước đây thuộc Tổng Bình Thành, tỉnh Long Xuyên. Cù lao nằm giữa dòng sông nước mênh mông, kề sát bên tỉnh lỵ Long Xuyên. Tên gọi cù lao Ông Hổ là địa danh xưa, gắn với truyền thuyết con hổ nghĩa tình.
Tương truyền, ngày xưa có hai vợ chồng nông dân, hàng ngày đánh bắt cá để kiếm sống. Một hôm bơi xuồng đi kiếm củi về, nhìn trên đám lục bình có con vật rất giống con mèo mướp, hai vợ chồng bơi xuồng đến gần để xem thì đây là một con hổ con lạc mẹ, nó đang bị ướt, lạnh. Hai vợ chồng vớt con hổ lên xuồng và đem về nhà nuôi dưỡng. Hổ mỗi ngày một lớn, sống trong tình thương của người nên hổ được thuần hóa hiền lành, không giống như giống loài sống hoang dã. Hai vợ chồng về sau chỉ sinh được một người con gái, cô bé thường chơi đùa với hổ và gọi hổ bằng anh hai. Khi tới tuổi trưởng thành, cô gái lấy chồng và về làm dâu xứ khác, hai ông bà chỉ còn sống với hổ làm bạn sớm hôm. Khi hai ông bà qua đời, người dân trong làng thương xót lo chôn cất làm mộ, hổ buồn rầu bỏ đi.
Hàng năm theo lệ, hổ vẫn về lại cù lao vào ban đêm, mang theo hươu, nai, heo rừng mà hổ săn được để tế ông bà lão. Lần cuối cùng, người ta thấy hổ đi quanh hai nấm mồ, nhưng đến nửa đêm thì hổ chết. Thương con vật sống có tình, dân làng chôn cất con vật giữa hai nấm mồ của ông bà lão. Từ đó, dân làng lập miếu thờ Ông Hổ và đặt tên cho cù lao này là cù lao Ông Hổ.
Cù lao Ông Hổ nay là xã Mỹ Hòa Hưng, trực thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, phía Bắc và phía Đông giáp huyện Chợ Mới, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Châu Thành và nội thành thành phố Long Xuyên. Dân số toàn xã là 4.581 hộ với 23.699 người chiếm 8,6% dân số toàn thành phố, mật độ dân số 1.117 người/km2 trong đó nam giới là 11.501 người chiếm 48,53 % và nữ giới là 12.198 người với 51,47 %, tỷ lệ hộ nghèo là 4,89% với số hộ là 224 hộ, hộ cận nghèo là 18 hộ với 0,39%. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 21,21km2, gồm 9 ấp: Mỹ Thuận, Mỹ Long 1, Mỹ Hiệp, Mỹ Khánh 1, Mỹ Long 2, Mỹ Khánh 2, mỹ An 1, Mỹ An 2, Mỹ Thạnh. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Mỹ Hoà Hưng là một xã cù lao được bao quanh bởi sông Hậu, là một trong những xã có tiềm năng về du lịch sinh thái với cảnh đẹp thiên nhiên nhất là cảnh sông nước làng bè, vườn cây ăn trái, với nhiều loại cây ăn trái quanh năm, nhiều kênh rạch đan xen chằng chịt và những tuyến dân cư nhà vườn dọc theo các tuyến này, tạo nên không gian thoáng mát, yên lành đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ mát của khách du lịch.
Từ nhiều năm qua, Mỹ Hoà Hưng được xem như một lá phổi của thành phố Long Xuyên và đã được tỉnh chọn nơi đây để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, để có điều kiện thuận lợi thu hút khách tham quan du lịch tìm hiểu lịch sử về thân thế cuộc đời sự nghiệp Bác Tôn, sự tích cù lao Ông Hổ, làng bè, vườn sinh thái…
Cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng với khu lưu niệm di tích Bác Tôn, những ngôi đình, miếu, chùa cùng với nét cổ kính của một số ngôi nhà cổ có tuổi thọ trên 100 năm đã tô điểm thêm nét đẹp cho cù lao Ông Hổ và với những điều kiện đã tạo thuận lợi cho phát triển du lịch ở cù lao Ông Hổ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.2. Khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang
Việc đánh giá khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang được xem xét đến các yếu tố như: vị trí địa lý, sự thu hút từ yếu tố tài nguyên, trang thiết bị, tính tiếp cận của điểm đến, các dịch vụ bổ sung, tính hợp lý của giá cả, an ninh trật tự, hình ảnh tích cực của điểm đến, những chính sách kịp thời.
2.2.1. Vị trí địa lý
Là một xã cù lao thuộc thành phố Long Xuyên, cù lao Ông Hổ nằm ở tọa độ địa lý 10024’46” vĩ độ bắc và 105025’46” kinh độ đông, phía Bắc và phía Đông giáp huyện Chợ Mới, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Châu Thành và TP. Long Xuyên.
Cù lao Ông Hổ nằm giữa bốn bề sông nước mênh mông, dải đất cù lao chia đôi dòng sông Hậu từ phía Tây Bắc rồi đôi dòng lại hợp lưu ở phía Đông Nam thành phố Long Xuyên. Cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, vườn cây trái sum suê, tạo cho cù lao cảnh quan độc đáo, không gian thoáng mát, cùng cảnh sống sinh hoạt đậm nét văn hóa vùng sông nước Cửu Long, với xuồng ghe tấp nập, trên bến dưới thuyền. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Mặc dù là một xã cù lao, giữa bốn bề sông nước, nhưng vị trí cù lao Ông Hổ hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Bởi lẽ, cù lao chỉ cách trung tâm thành phố Long Xuyên có một nhánh sông, với hai bến phà Trà Ôn và Ô Môi nối cù lao với trung tâm thành phố Long Xuyên. Ngoài hai bến phà chính, tại cù lao còn có những bến đò nhỏ, như bến đò Tầm Pha nối cù lao với huyện Chợ Mới, An Giang, bến đò Bình Khánh nối cù lao với tuyến đường từ Long Xuyên đi Châu Thành.
Từ cù lao Ông Hổ có thể kết nối với các thành phố, các trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo cả đường bộ và đường thủy. Theo đường bộ, trục giao thông chính của An Giang là quốc lộ 91 nối thành phố Long xuyên với cửa khẩu Tịnh Biên và thành phố Châu Đốc. Theo đường bộ từ Thành phố Long Xuyên, còn kết nối thuận tiên đến các thành phố trong khu vực như Cần Thơ, Cao Lãnh, Hà Tiên, Rạch Giá. Thành phố Long Xuyên cách Cần Thơ 65km, Mỹ Tho 125 km, Hà Tiên 150 km, TP. Hồ Chí Minh 190 km. Giao thông đường thủy tại cù lao Ông Hổ hết sức thuận lợi, từ cù lao có thể ngược dòng sông hậu lên Châu Đốc, khu vực biên giới Campuchia, hay dọc sông Vàm Nao sang sông Tiền rồi hòa cùng tuyến giao thông huyết mạch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, qua Tam Nông, Cao Lãnh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh… Từ cù lao Ông Hổ, xuôi dòng sông Hâu là tuyến giao thông đường thủy nội địa kết nối Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh…
2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.2.1. Địa chất, địa hình
Cù lao Ông Hổ với đặc điểm địa chất vùng cù lao sông, là phần đất phát triển ngang được nhô ra do dòng sông chuyển hướng dòng chảy, thành phần địa chất chủ yếu là cát thô và bột, đây là phần trầm tích đáy của lòng sông Hậu và sông Tiền. Cồn sông có địa hình không bằng phẳng, nó được bao bọc bởi gờ cao chung quanh, ở giữa cồn thường có địa hình lồi l m, dấu vết của quá trình gắn liền những cồn sông cổ lại với nhau. Nơi có cơ cấu cây trồng rất đặc biệt, gồm các loại cây ăn trái và hoa màu.
Cù lao Ông Hổ thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, địa hình khá bằng phẳng, có độ nghiêng nhỏ và độ cao tương đối thấp.
2.2.2.2. Khí hậu Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Cù lao Ông Hổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa r rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm sau. Do vị trí nằm sâu trong đất liền nên ít chị ảnh hưởng của gió bão, nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36 C – 38 C; nhiệt độ thấp nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10, khoảng dưới 18 C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 C; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 – 1.800 mm; độ ẩm trung bình 80% – 85% và có sự dao động theo chế độ mưa mùa. Đây là một trong những điều kiện để thu hút khách du lịch, ngoài ra, tài nguyên này còn có lợi ích chữa bệnh, phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên khí hậu nhiệt đới ẩm cao, đòi hỏi các nhà quy hoạch du lịch, nhà kiến trúc, lưu ý trong việc quy hoạch các quần thể kiến trúc du lịch, đảm bảo yêu cầu thoáng mát, có cây xanh phù hợp và các giải pháp tích cực để khắc phục tính mùa vụ trong du lịch.
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng của TP. Long Xuyên (độ C)
2.2.2.3. Tài nguyên nước
Với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.130 mm, lượng nước do sông Hậu cung cấp là nguồn nước mặt và trữ lượng nước ngầm dồi dào đủ cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giao thông và sinh hoạt cho dân cư trong vùng cả trong mùa khô. Hàng năm, vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, tạo nên “Mùa nước nổi”. Đây là thời điểm thu hút khách du lịch đến tham quan những cánh đồng tràn nước, những khu rừng tràm ngập nước, trải nghiệm đời sống người nông dân Nam Bộ trong mùa nước nổi. Đây cũng là mùa thả lưới, giăng câu, hái bông điên điển của nhà nông Nam Bộ khi những cánh đồng bị nhấn chìm giữa biển nước mênh mông.
2.2.2.4. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên thủy sinh vật của cù lao Ông Hổ tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các loài sinh vật, thực vật đặc trưng cho vùng phù sa ngọt, với nhiều loại thủy sản phong phú như: cá bông lau, cá ngát, cá trèn, cá chẽm, cá hú, cá lăng, cá linh, cá chốt, cá leo, cá lóc và các loại tôm tép… Đặc biệt, nguồn nước sông Hậu khúc chảy qua cù lao Ông Hổ rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cá ba sa.
Ngoài ra, cù lao Ông Hổ có hệ thực vật phong phú, với nhiều loại cây trái: xoài, sơ ri, táo, mận, ổi… Đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện cho sự phát triển các loại cây hoa màu: rau, hành, mè, khoai môn, ớt….
2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
2.2.3.1. Di tích lịch sử, công trình tôn giáo
- Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm ở Cù lao Ông Hổ, thuộc tổ 4, ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 – 1980) là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi ông “là gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Chủ tịch Tôn Đức Thắng là biểu tượng cho hình ảnh đồng bào miền Nam trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, năm 1958. Cũng trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90, đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Xukhe Bato Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Mông Cổ. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được Giải thưởng Lênin: Vì hòa bình và hữu nghị các dân tộc vào năm 1955 và Huân chương Lênin vào năm 1967 do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng.
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng, tỉnh An Giang được thành lập sau khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia năm 1984. Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, du lịch. Ngày 10/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Đây là nơi Bác Tôn đã sinh ra, trưởng thành, là nơi hình thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của người lãnh tụ của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Khu di tích này rộng khoảng 3.102m2, nằm trong một tổng thể không gian cảnh quan thoáng mát như bao nhiêu làng quê Nam Bộ, bao gồm các hạng mục chính:
Ngôi nhà sàn: do ông Tôn Văn Đề, thân sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, dựng năm 1887, trên nền đất hương hỏa dòng họ Tôn. Năm 1888, Bác Tôn sinh ra tại ngôi nhà này và sống ở đây suốt thời niên thiếu đến khi rời quê lên Sài Gòn học nghề năm 1906.
Đây là một kiến trúc vững chắc nhưng hết sức mộc mạc, giản dị, ít chạm trổ cầu kỳ, theo kiểu nhà Nam bộ. Trong ngôi nhà này vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật gốc như: 2 tấm ảnh của song thân Bác Tôn, một bộ ngựa gõ mà Bác Tôn thường nằm lúc còn niên thiếu, một tủ thờ cẩn ốc xà cừ, các tấm liễn đối cẩn ốc, một tấm ảnh Bác Tôn chụp năm 18 tuổi, một tấm ảnh Bác Tôn chụp ở chiến khu Việt Bắc – lúc Bác đang làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, gửi về tặng gia đình, phía sau tấm ảnh có ghi những dòng chữ “Kính biếu mẹ già và mấy em, ngày 24-7-1951”, dưới dòng chữ có chữ ký của Bác.
- Khu mộ chí: nằm trong khu vực vườn cây ăn quả, có diện tích nền 110m2, thẳng phía sau nhà sàn, là nơi an nghỉ cuối cùng của hai thân sinh và vợ chồng người em trai thứ tư của Bác Tôn là bác Tôn Đức Nhung.
- Vườn cây: gồm các loại cây, hoa trái tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ như: mai, tre xanh, vú sữa, xoài…
- Công trình Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Bác Tôn, gồm 03 hạng mục:
- Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
- Nhà trưng bày: giới thiệu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn;
- Quảng trường: nằm bên bờ sông Hậu, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, mít tinh, lễ hội…
- Công trình Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Tôn, gồm 07 hạng mục:
- Nhà làm việc của Bác Tôn. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
- Chiếc Ca nô: mang tên Giải phóng, đây là chiếc ca nô mà Bác Tôn Đức Thắng đã điều khiển, đưa một số đồng chí trong Ban lãnh đạo Đảng và cán bộ cách mạng bị tù Côn Đảo trở về, chấm dứt 15 năm Bác Tôn bị tù đày tại địa ngục Côn Đảo.
- Máy bay YAK-40 số 452: đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn ngày 11/5/1975 để dự lễ mít tinh kỷ niệm 30/4/1975.
- Tàu Giang Cảnh: là phương tiện đưa Bác Tôn từ Long Xuyên về thăm quê nhà cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, tháng 10 năm 1975
- Nhà trưng bày các tác phẩm điêu khắc: gồm 23 tác phẩm điêu khắc, bằng gốc cây lâu năm, chủ đề về Bác Tôn và quê hương Mỹ Hòa Hưng.
Các di vật tiêu biểu trong khu di tích lưu niệm: trong ngôi nhà sàn vẫn lưu giữ 12 hiện vật gốc được gia tộc họ Tôn sử dụng từ khi dựng nhà, tiêu biểu như: bộ ngựa gõ, bộ bàn ghế tiếp khách, tủ thờ, đỉnh trầm, tủ áo…
Nhà Trưng bày thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng có 36 hiện vật gốc gắn với cuộc đời niên thiếu và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Tôn, tiêu biểu như: đôi hài hàm ếch, đồng hồ đeo tay, quần kaki… và nhiều hiện vật phục chế khác.
Khu Di tích, lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là địa điểm lưu niệm danh nhân cách mạng. Tại đây, Bác đã sinh ra, học tập, trưởng thành và chứng kiến đời sống lầm than cơ cực của người dân vùng quê Bác do những áp bức, bóc lột của thực dân và phong kiến, để khi hết tiểu học Bác rời quê lên Sài gòn học nghề và bước vào con đường đấu tranh cách mạng.
Hiện nay, Khu lưu niệm Bác Tôn đã trở thành một địa điểm lưu niệm quan trọng về Bác, đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn của đất nước…. Những hoạt động diễn ra ở đây mang tính chất thường kỳ, có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục truyền thống sâu sắc, nhất là đối với thế hệ trẻ.
- Miếu Ông Hổ
Thuộc ấp Mỹ Long 1 và Mỹ Khánh 1, cách trung tâm xã khoảng 3 km tính theo đường liên ấp tuyến rạch Mỹ Long.
Tương truyền, ngày xưa có hai vợ chồng nông dân, hàng ngày đánh bắt cá để kiếm sống. Một hôm bơi xuồng đi kiếm củi về, nhìn trên đám lục bình có con vật rất giống con mèo mướp, hai vợ chồng bơi xuồng đến gần để xem thì đây là một con hổ con lạc mẹ, nó đang bị ướt, lạnh. Hai vợ chồng vớt con hổ lên xuồng và đem về nhà nuôi dưỡng. Hổ mỗi ngày một lớn, sống trong tình thương của người nên hổ được thuần hóa hiền lành, không giống như giống loài sống hoang dã. Hai vợ chồng về sau chỉ sinh được một người con gái, cô bé thường chơi đùa với hổ và gọi hổ bằng anh hai. Khi tới tuổi trưởng thành, cô gái lấy chồng và về làm dâu xứ khác, hai ông bà chỉ còn sống với hổ làm bạn sớm hôm. Khi hai ông bà qua đời, người dân trong làng thương xót lo chôn cất làm mộ, hổ buồn rầu bỏ đi. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Hàng năm theo lệ, hổ vẫn về lại cù lao vào ban đêm, mang theo hươu, nai, heo rừng mà hổ săn được để tế ông bà lão. Lần cuối cùng, người ta thấy hổ đi quanh hai nấm mồ, nhưng đến nửa đêm thì hổ chết. Thương con vật sống có tình, dân làng chôn cất con vật giữa hai nấm mồ của ông bà lão. Từ đó, dân làng lập miếu thờ Ông Hổ và đặt tên cho cù lao này là cù lao Ông Hổ.
Quang cảnh tại khu đất này bao gồm: nhiều cây sao độ 60 tuổi tạo nên không khí thoáng mát, có một ngôi miếu thờ và một ngôi mộ lộ thiên, bên trên mộ có đặt tượng một con hổ. Hiện nay, đây là điểm tham quan thu hút rất đông khách du lịch và người dân địa phương tới chiêm bái.
- Hưng Long tự
Hưng Long tự còn được người dân địa phương gọi là chùa Chư Vị, thuộc ấp Mỹ An 1, cách trung tâm xã khoảng 2,6 km, nằm trên trục đường chính của xã, nối liền trung tâm xã với Khu lưu niệm Bác Tôn. Đường vào chùa chạy men theo tuyến rạch Rích, với cây trái sum xuê, phát huy lợi thế ấy, nhà chùa đang phát triển khu vườn sinh thái tại khuôn viên chùa với tổng diện tích 15ha. Khuôn viên chùa bao gồm: một điện chính và hai bảo tháp, khu vườn phía sau chùa với hàng cây sao cao tới 20m. Hàng năm, cứ vào dịp từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 11 âm lịch hàng ngàn con dơi quạ lại về chùa trú ngụ trên hàng cây sao trong chùa, đặc biệt, số lượng dơi năm sau thường cao hơn năm trước, oằn nặng các nhánh cây trong khuôn viên chùa.
Theo nghiên cứu, đây là loài dơi có thân hình to lớn, trên cổ có vệt lông màu nâu, sải cánh rộng đến 1,2m, ước mỗi con nặng từ 1 đến 1,2kg, giống loài dơi ở chùa Dơi – Sóc Trăng.
Với những điểm đặc biệt như vậy, chùa Hưng Long đang là điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách và người dân địa phương tới chiêm bái, vãn cảnh chùa.
- Đình Mỹ Hòa Hưng
Đình Mỹ Hòa Hưng thuộc ấp Mỹ long II, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên. Đây là một trong những công trình kiến trúc đẹp mang phong cách nghệ thuật của thời phong kiến triều Nguyễn. Năm 2013, đình được xếp hạng là di tích lịch sử theo quyết định số 912/QĐ.UB của UBND tỉnh An Giang. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Ngoại thất đình có 3 bộ nóc, mái tam cấp lợp ngói đại tiểu, trên các bờ nóc có gắn lưỡng long tranh châu và cá hóa long, cuối các đường chân, góc mái trang trí tượng nhật nguyệt, hoa văn hình học, các mặt dựng cổ lầu vẽ tứ linh.
Chính diện đình trang trí khá cầu kỳ: trên cùng trang trí phù điêu dạng cuốn thư, giữa cuốn thư đắp nổi hình bát quái, dây hoa lá cách điệu, chính giữa bên dưới đắp nổi phù điêu long hổ hội, xung quanh cẩn gạch, đắp nổi vòm bán nguyệt. Hoa lá, hoa văn hình học, gờ chỉ trong kiến trúc trang trí được thể hiện mềm mại duyên dáng, sắc màu sinh động, tạo nên bức tranh tiền diện đậm nét cổ truyền dân tộc.
Trang trọng và đẹp nhất là gian chính điện, nơi tập trung các bàn thờ, các vật thờ có giá trị lịch sử. Hệ thống các bàn thờ được sắp xếp theo trật tự chức sắc xã hội phong kiến đương thời. Giữa sát vách trong cùng đặt khánh thờ thần Thành hoàng bổn cảnh, được vua Khải Định sắc phong năm 1917. Trung tâm khánh khắc nổi đại tự “Thần”, mặt khánh chạm lộng lưỡng long tranh châu, dây hoa lá. Trước bàn Thần là bàn thờ Hội Đồng nội, nơi đây đặt chân dung thờ vọng Nguyễn Trung Trực và Tuyên Trung Hầu Nguyễn Văn Tuyên, hai bên đặt 2 bộ lỗ bộ; Trong đó, một bộ cán gỗ lưỡng đồng chạm nổi, khắc chìm nhiều hoa văn, là hiện vật còn từ thời lập đình. Khu vực chính điện trang trí nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, thể hiện trên các bao lam thành vọng, hoành phi liễn đối, tranh sơn thủy, chủ đề tứ linh, tứ thời và được sơn son thếp vàng rực rỡ.
Trong những năm 1925 – 1926, đình là trụ sở hoạt động bí mật của phong trào Hội Kín – Thiên địa hội. Nhiều nhân sĩ, trí thức và hương chủ yêu nước ở địa phương tham gia rất đông, gây được tiếng vang lớn. Năm 1943, chi bộ xã Mỹ Hòa Hưng được thành lập tại đình, lấy đình làm điểm hội họp. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Ủy ban hành chính xã được thành lập và đặt trụ sở làm việc tại vỏ ca đình. Ngày 6/1/1946, đình là một trong ba điểm của xã Mỹ Hòa Hưng đặt thùng phiếu bầu cử Quốc Hội đầu tiên trong cả nước.
2.2.3.2. Lễ hội và các sự kiện truyền thống địa phương
- Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Hàng năm cứ đến ngày 20 tháng 8, tỉnh An Giang lại tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Bác Tôn nhằm thể hiện lòng tôn kính đối với Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người lãnh tụ suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm, từ nhiều tháng trước, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sở Thông tin và Truyền thông định hướng, chỉ đạo công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đưa tin, bài, hình ảnh, phóng sự về thân thế, sự nghiệp, những cống hiến của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, nêu bật những giá trị lịch sử, khẳng định công lao to lớn của Bác Tôn đối với phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta và trên thế giới… Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Ngay từ đầu tháng tám, tại tỉnh An Giang luôn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao sôi nổi lành mạnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường phối hợp với các ban ngành, huyện thị mở đầu các hoạt động bằng việc tổ chức các giải thi đấu thể thao như: giải đua xe đạp, giải bóng đá…Các hội thi văn nghệ, gia đình văn hóa tỉnh An Giang, hội thi văn nghệ nông dân An Giang cũng được tổ chức. Thư viện tỉnh tổ chức trưng bày sách về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Tôn và phát hành các bộ ảnh về thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Các cơ sở Tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Bác Tôn với cách mạng Việt Nam và Quê hương An Giang”. Bên cạnh đó tại Khu Lưu niệm Bác Tôn còn tổ chức các cuộc triển lãm như: triển lãm tem có hình ảnh Bác Tôn, triển lãm ảnh “Mỹ Hòa Hưng – quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng”.
Trong ngày 20 tháng 8, tại Khu Lưu niệm Bác Tôn, sau Lễ dâng hương tại Đền thờ và Nhà sàn trong khu lưu niệm, các hoạt động kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng diễn ra sôi nổi, với các hoạt động như cắm trại, trưng bày hoa kiểng, trái cây, thi đấu các môn thể thao, trò chơi dân gian, thi nấu ăn, biểu diễn văn nghệ… Lễ kỷ niệm ngày sinh Bác Tôn là ngày hội lớn của người dân cù lao Ông Hổ, là dịp để những người dân nơi đây tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn Bác Tôn – người con ưu tú của quê hương. Hoạt động này thực sự trở thành ngày hội thu hút khách du lịch đến với cù lao Ông Hổ trong mỗi dịp đầu thu.[64]
- Lễ cúng Đình
Vào dịp tháng 4 âm lịch hàng năm, người dân cù lao Ông Hổ cử hành đại lễ Kỳ Yên, dân gian còn gọi là Lễ cúng Đình. Lễ Kỳ Yên tại đình Mỹ Hòa Hưng được tổ chức theo trình tự sau:
- (1) Lễ Thỉnh sắc
Bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày mùng 16 tháng 4 âm lịch tiến hành lễ thỉnh Sắc thần từ nhà lớn về đình. Lễ này rất long trọng, có xe hoa, long đình, chiêng, trống, v.v… các vị trong Ban quản lý Đình thần mặc áo dài khăn đóng đi hầu phía sau.
- (2) Lễ Túc yết
Lễ Túc yết được diễn ra theo trình tự nghi thức dân gian truyền thống thường thấy ở các đình thần trong tỉnh An Giang. Đúng một giờ đêm ngày 17/4 âm lịch ban quản lý của đình đã tề tựu đông đủ để bắt đầu cúng túc yết. Chịu trách nhiệm chính ở buổi lễ cúng là ông chánh tế, cũng là trưởng ban quản lý đình. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Lễ vật chính dâng cúng trong buổi lễ túc yết gồm có một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo sạch, chưa nấu chín), một chén đựng huyết, một ít lông heo gọi chung là mao huyết, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Các lễ vật được bày trên bàn, riêng con heo trắng được đặt sấp, đặt trên một giá gỗ cao. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.
Bắt đầu vào lễ, ông chánh tế đến dâng hương lễ trước bàn thờ, rồi lần lượt ban quản lý đình thay nhau vào lễ. Kế đến là phần “Khởi chinh cổ”, sau khi đánh ba hồi trống gỗ và ba hồi chiêng m . Ban nhạc lễ với các nhạc cụ dân tộc bắt đầu trỗi lên, lễ dâng hương, chuốc tửu, tiệm trà bắt đầu.
- Diễn tiến của buổi lễ đều theo sự điều khiển của người xướng lễ.
Sau khi dâng hương, dâng ba tuần rượu gọi là chuốc tửu và dâng trà gọi là tiệm trà, theo lời xướng của người xướng lễ, bản văn tế (văn chúc) được mang đến trước bàn thờ. Ban tế quỳ xuống đọc văn tế, trong khi ban nhạc lễ trỗi nhạc để phụ họa cho giọng đọc. Dứt bài văn tế, ông chánh tế nghỉ cúng, đốt văn bản này và một ít giấy tiền vàng bạc, phần nghi thức lễ túc yết coi như đã xong.
- (3) Lễ xây chầu và hát bội
Sau khi lễ túc yết xong, là đến lễ xây chầu và hát bội được tổ chức tại gian v ca phía trước chính điện, những người tham dự cũng ăn mặc chỉnh tề xếp thành hai hàng nhưng từ cửa chính điện trở ra. Trên gian v ca, tất cả diễn viên đoàn hát bội hoá trang, trống m sẵn sàng. Ông chánh bái ca công chủ trì lễ xây chầu nhúng cành dương vào tô nước cầm trên tay vẩy ra xung quanh và đọc lời cầu nguyện:
- “Nhất sái thiên thanh”. (Trời thêm thanh bình)
- “Nhị sái địa linh” (Đất thêm tươi tốt) “Tam sái nhơn trường” (Người được sống lâu) “Tứ sái quỷ diệt hình” (quỷ dữ bị tiêu diệt).
Đọc xong, ông chánh bái đánh ba hồi trống và nói: “ca công- tiếp hát”, lập tức trống m của đoàn hát bội rộ lên và chương trình hát bội được bắt đầu. Đoàn hát rất nhiều xuất với các tích tuồng xưa như: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Trưng nữ Vương, Lưu kim Đính, Sơn hậu…
- Lễ Chánh tế
Vào 3 giờ sáng ngày 18/4 âm lịch bắt đầu lễ chánh tế, nghi thức diễn lại như lễ túc yết là sau phần dâng trà là phần âm thực mang ý nghĩa truyền thống. Phần thưởng của thần ban cho vị chánh tế.
- Lễ Nối sắc Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Tiến hành vào lúc 13 giờ ngày 18/4 âm lịch- ngày cuối cùng của lễ hội. Nghi thức cũng giống Lễ Thỉnh sắc. Lễ hội Kỳ yên tại đình thần Mỹ Hòa Hưng đến đây là kết thúc.
Lễ hội này thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng qui tụ về với lễ vật trên tay, người nào cũng trang phục chỉnh tề, quỳ lạy trước bàn thờ và cầu nguyện thần linh sao cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, mùa màng thuận lợi, sản xuất phát triển, nhân dân ấm no.
Như thế, lễ Kỳ Yên ở đình thần Mỹ Hòa Hưng mang hai lớp ý nghĩa, vừa tưởng nhớ một vị có công khai phá mảnh đất cù lao miền Nam Bộ, vừa cầu mong một cuộc sống no đủ. Cho nên, đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian đáng được bảo tồn, duy trì và tạo điều kiện phát triển.
- Lễ cúng Ông Hổ
Câu chuyện về ông Hổ đã có cách đây trên 400 năm, hình ảnh Thần Hổ đã in sâu vào tín ngưỡng của cư dân địa phương và các vùng lân cận. Mỗi năm đến ngày 28 tháng 10 âm lịch, người dân cù lao Ông Hổ lại tập trung tại chùa Bửu Long, ấp Mỹ An 1, xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, nơi có mộ và miếu thờ Ông Hổ tổ chức cúng giỗ Ông Hổ một cách trang trọng, đông đảo người dân tự đóng góp nguyên liệu, cùng nhau làm bánh tét, bánh ú và nấu các món ăn dâng cúng trong ngày giỗ này. Mọi người đến thắp những nén nhang khẩn vái Ông Hổ ban cho sự bình an, sức khoẻ và thành đạt. Lễ cúng giỗ Ông Hổ cũng nhằm ôn lại ý chí vượt khó của ông cha, sự cần cù trong lao động, đề cao cái tình, cái nghĩa trong cách xử thế ở đời.
2.2.3.3. Loại hình nghệ thuật biểu diễn địa phương
- Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam ở vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX, bắt nguồn từ nhạc Lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đây là loại hình diễn tấu có ban nhạc, gồm 4 loại nhạc cụ: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này cách tân thay thế “độc huyền cầm” bằng đàn ghi-ta phím l m. Tuyệt tác đỉnh cao của đờn ca tài tử là bản “Dạ cổ hoài lang” (ra đời năm 1919) của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Từ đây, phát triển thành vọng cổ và cải lương.
Đờn ca tài tử hiện là “đặc sản” Nam Bộ và không thể thiếu trong các làng du lịch sinh thái miệt vườn, trong những cuộc giao lưu, lễ hội, đám tiệc… Du khách khi đến vùng đất phương Nam đều thật sự bị cuốn hút bởi những ngón đờn điêu luyện hay một giọng ca ngọt ngào, bình dị nhưng mê đắm lòng người.
Những câu ca, điệu đờn không chỉ thuần túy là âm nhạc, mà còn là tình người, tình đất phương Nam, chính vì thế, nó không chỉ tồn tại và thăng hoa trong phạm vi Nam Bộ, mà còn lan tỏa trong và ngoài nước… Ngày 5-12-2023, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại TP. Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan, đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã được vinh danh là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Niềm hạnh phúc ấy trước hết là do công sức, trí tuệ, tâm huyết của các bậc tiền nhân, của bao thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân đã lao động sáng tạo, gìn giữ, trao truyền mà có. Đã là cư dân phương Nam thì hầu như ai cũng có thể ngân nga được vài nhịp hoặc vài câu trong một bản vọng cổ. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Phong trào đờn ca tài tử ở An Giang đã hình thành từ rất lâu đời phát triển mạnh, rộng khắp ở từng xã, phường, khóm, ấp trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển hơn 230 câu lạc bộ, đội, nhóm đờn ca tài tử với trên 2.600 người tham gia. Tại cù lao Ông Hổ, ngoài 5 nhóm đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch và các đám tiệc hộ gia đình, còn rất nhiều điểm sinh hoạt đờn ca tài tử tự phát, không thường xuyên cũng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, ở mọi lứa tuổi tham gia như nông dân, sinh viên, học sinh, giáo viên, công nhân viên chức…. Tùy theo các thành viên trong câu lạc bộ, đội nhóm tổ chức hoạt động theo từng nhu cầu, sở thích, như tập trung đờn ca vào mỗi buổi sáng, buổi trưa, hàng đêm hay trong dịp lễ, tết hoặc trong các đám tiệc tại hộ gia đình.
Sinh hoạt đờn ca tài tử là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân cù lao Ông Hổ, cũng như người dân các tỉnh vùng Nam Bộ, nhất là hiện nay đờn ca tài tử đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới nên những người yêu thích đờn ca tài tử sẽ còn tự hào phát triển rộng rãi ra cộng đồng cùng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị.
2.2.3.4. Làng nghề sản xuất truyền thống
- Làng nghề nuôi cá bè trên sông
Cù lao Ông Hổ là địa phương có truyền thống nuôi cá tra trong ao hầm và nuôi cá ba sa trong lồng bè nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, trên khúc sông Hậu mở rộng và chia thành hai nhánh, khi dòng chảy đã trở nên tĩnh lặng hơn so với phía thượng lưu và ít bị ô nhiễm hơn phía cuối nguồn. Vì vậy, địa phương luôn được tận hưởng nguồn cá thiên nhiên hết sức phong phú về sản lượng cũng như thành phần loài, đặc biệt là cá tra, basa.… Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu cá ba sa philê ngày càng sụt giảm do giá thành cao, và hiện cá ba sa thương phẩm chủ yếu là tiêu thụ nội địa, do vậy nghề nuôi cá ba sa cũng dần thu hẹp. Đứng trước thực tế đó, nhiều hộ nuôi cá ba sa đã chuyển đổi sang nuôi một số loại cá khác như cá điêu hồng, rô phi… Hiện nay, làng nghề nuôi cá bè trên cù lao Ông Hổ trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. Du khách đến với làng bè tham quan, khám phá nghề nuôi cá, trải nghiệm hoạt động cho cá ăn, câu cá… Để phát triển du lịch tại làng nghề nuôi cá bè trên cù lao Ông Hổ đạt hiệu quả, xã Mỹ Hòa Hưng đã đề ra các giải pháp như tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân ở các điểm dự kiến phát triển du lịch tham gia vào các loại hình dịch vụ, tích cực giữ gìn môi trường, truyền thống hiếu khách của người dân miền sông nước.
- Làng nghề nhang Mỹ Long
Làng nghề truyền thống Nhang Mỹ Long thuộc ấp Mỹ Long, xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang. Ở đây những người thợ làm việc rất sớm, chưa đến 8 giờ sáng mà ở hai bên đường những thiên nhang vàng chân đỏ được trải đầy để phơi nắng sớm và đã tạo nên bức tranh làng nghề sinh động bắt mắt. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Đa số các hộ dân nơi đây sống bằng nghề nông hoặc làm mướn, quá trình phát triển làng nghề, họ thấy được thế mạnh của nghề làm nhang nên tham gia ngày càng nhiều, đến nay đã có khoảng 20 hộ với trên 60 lao động làm nghề sản xuất nhang. Công đoạn làm nhang trải qua các giai đoạn: trộn keo, se nhang, lăn bột áo, nhúng màu, đem phơi, rồi sau đó đóng gói.
Do nhu cầu tiêu thụ và để làm được nhanh hơn, sản phẩm đẹp, chất lượng, một số cơ sở đã trang bị máy trộn keo, máy se nhang để thay thế cách làm thủ công. Được biết sử dụng máy se nhang, sản phẩm đạt chất lượng tốt, giá thành hạ, nhang se máy chỉ cần bột keo, bột hồ, không dùng mạt cưa, bột áo như nhang se bàn. Qua những cách làm và tiếp xúc với họ thì mới biết nghề làm nhang lắm công phu, nếu ai không kiên nhẫn với các công đoạn này thì khó làm được lâu dài với nghề và có dịp xem sự trau chuốt, cần mẫn của những người thợ chúng ta cũng mới biết hết giá trị của nén nhang.
Hình ảnh những người phụ nữ cần mẫn, khéo tay của làng nhang làm cho chúng ta không khỏi cảm động bởi ngoài việc mưu sinh, họ vẫn lặng lẽ làm công việc lưu giữ một nghề thủ công truyền thống mang nét văn hóa tâm linh của dân tộc, góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách bốn phương về làng nghề truyền thống trên cù lao Ông Hổ.
- Làng nghề rèn nông cụ Mỹ Khánh
Làng nghề rèn Mỹ Khánh thuộc ấp Mỹ Khánh, xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên. Vượt qua thăng trầm, những người có trách nhiệm và chính bản thân người thợ cùng quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của cha ông. Qua cây cầu Thiện Mỹ có thể cảm nhận được không khí sản xuất khẩn trương, những động tác đập, nện, giũa, mài… rôm rả cả một khu vực. Hình ảnh những người thợ lưng trần nhễ nhại mồ hôi hì hục nện những tấm thép được nung đỏ rực đã trở nên thân quen với người dân xứ sở cù lao này. Sản phẩm ở đây chủ yếu là các loại nông cụ: dao, lưỡi hái, ngoài ra còn có cưa, búa, đục, xà-beng…
Để duy trì và phát triển nghề, địa phương cũng đã vận động các chủ lò rèn thành lập tổ hợp tác, tạo điều kiện cho người dân có nơi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vốn sản xuất. Đồng thời, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, các chủ lò rèn còn chủ động đầu tư, trang bị nhiều máy móc tiên tiến, như: máy làm leng, máy làm răng cưa, máy cắt thép, mô-tơ đá mài… Đồng thời, cải tiến phương thức sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hỗ trợ tìm kiếm đầu ra và bình ổn giá cho sản phẩm, giúp người dân ổn định cuộc sống là điều địa phương luôn quan tâm. Điều này cho thấy quyết tâm giữ nghề đã phần nào mang lại kết quả. Bên cạnh đó, việc giữ nghề rèn tại địa phương còn góp phần làm phong phú tài nguyên du lịch địa phương. Các đòan khách đến với cù lao Ông Hổ rất thích thú khi được tham quan hoạt động lao động thủ công truyền thống tại các lò rèn của địa phương.
2.2.3.5. Các món ăn, thức ăn đặc sản
- Bún cá Long Xuyên
Bún cá Long Xuyên là món đặc sản dân dã nhưng rất hấp dẫn, mang đậm khẩu vị miền sông nước Cửu Long. Để có tô bún cá đúng vị bún cá Long Xuyên, người chế biến phải tiến hành nhiều công đoạn. Đầu tiên, phải chọn cá lóc tự nhiên, không phải cá nuôi, đem nấu nước lèo, khi cá chín vớt ra, đầu cá để riêng còn thịt cá được tách ra từng miếng, lọc hết xương, xào sơ qua với nghệ để khử mùi tanh. Tô bún dọn ra trông rất bắt mắt với màu vàng ươm của miếng cá lóc đồng và màu xanh của rau muống, rau nhút. Bên cạnh tô bún là một đầu cá lóc nóng hổi và chén nước mắm me giúp cho món bún thêm phần hấp dẫn. Thưởng thức món bún cá Long Xuyên ngon miệng nhất là lúc trời gần tối, trời mát bụng đói. Ở cù lao Ông Hổ, món bún cá Long Xuyên được bán tập trung chủ yếu ở chợ Trà Ôn và khu vực đầu cầu Rạch Rích. Ở đây, vào khoảng 12 giờ trưa hàng ngày là quán bún đã được dọn ra bán đến gần tối. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
- Bánh xèo Miền Tây
Bánh xèo miền tây xuất hiện trong những ngày đầu mở đất Phương Nam, là món ăn dân gian rất nổi tiếng. Cái tên bánh xèo có được là do khi đổ bột vào chảo, thì nó phát ra tiếng “xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, những ai đã một lần ăn loại bánh này chắc không thể nào quên được hương vị đậm chất dân dã của món ăn này, món đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Ở cù lao Ông Hổ, với bốn bề sông nước mênh mông, các loại rau củ phong phú đa dạng, nên cứ mùa nào thức nấy, mùa khô các bà nội trợ hay dùng giá hoặc củ sắn thái sợi cùng thịt ba chỉ, tép bạc làm nhân. Đến mùa mưa măng mọc, nấm mối rộ trong vườn, bánh xèo được thay nhân mới bằng măng tươi thái sợi, nấm mối xào ngon tuyệt, đến mùa nước lũ, điên điển đơm bông, nhân bánh lại rực một màu vàng. Với chiếc bánh xèo đầy màu sắc lẫn mùi vị đó khi ăn lại được cuốn trong các loại rau xanh và chấm với nước mắm chua ngọt, trong có để cà rốt và củ cải trắng ngâm giấm. Rau xanh làm bánh xèo có đủ loại, đủ thành phần từ trong vườn, dưới ruộng và cả ven sông: quế nước, đọt sọp, đọt lụa, lá cách, lá điều, đọt xoài, đọt cóc, đinh lăng, sao nhái, sà lách, cải bẹ xanh và các loại rau thơm.
Du khách khi đến cù lao Ông Hổ rất thích thưởng thức món bán xèo bởi vị ngon, sự phong phú trong nguồn nguyên liệu, đặc biệt bởi không gian thưởng thức và cách chế biến. Bên bếp lửa, người ngồi đổ bánh, người quây quần thưởng thức chiếc bánh xèo vừa đổ giòn tan trong một không khí ấm cúng, vui vẻ quả là những trải nghiệm tuyệt vời vùng cù lao, sông nước Miền Tây. Vì những lẽ đó mà hàng trăm năm qua món bánh xèo vẫn tồn tại, vẫn mang đến cho người ăn cảm giác thích thú mặc dù công đoạn làm nên chiếc bánh cầu kỳ, công phu vô cùng.
- Chuột đồng khìa nước dừa
Chuột đồng khìa nước dừa là món ăn độc đáo so với nhiều món ăn đặc sản khác. Chuột đồng sinh sản và sống quanh năm trên những cánh đồng. Chúng làm hang trong những bờ ruộng. Khi mùa mưa đến, lúa trên đồng xanh phủ là chuột bung ra để kiếm ăn. Người dân có nhiều cách để diệt chúng: gài rập, gài nhẹp, dùng thuốc…Thời điểm tháng 11 và tháng chạp âm lịch là chuột đồng béo mập, no tròn, gần bằng bắp tay người lớn.
Bắt được chuột, mang về làm sạch rồi ướp gia vị: ngũ vị hương, sả, ớt, tỏi, muối, đường, bột ngọt. Để một lúc cho ngấm gia vị đem khìa trên chảo khoảng vài phút, thịt chuột vừa săn, chặt dừa xiêm, đổ nước dừa vào xâm xấp, rồi bớt lửa để cháy liu riu cho đến khi nước dừa cạn, thịt chuột mềm ráo nước ngả màu vàng thơm là vớt ra đĩa.
Công đoạn cuối cùng là dùng dao chặt thịt chuột ra thành từng miếng vừa ăn, xếp lên đĩa rồi xếp củ hành tây xắt thành khoanh bên trên, rồi cho ngò rí và rắc đậu phộng rang lên. Nước chấm thịt chuột đồng khìa nước dừa phải là cẩm tương (tương xay, sả, ớt, tỏi, nước cốt dừa, đậu phộng rang đâm nhuyễn, đường, bột ngọt) thì mới đồng điệu. Rau ăn với thịt chuột đồng khìa nước dừa, chủ yếu là rau rừng: lá cách, ngò ôm, ngò gai, tai tượng, lá lốt, rau húng cây…
Chuột đồng khìa nước dừa là món ăn độc đáo của cù lao Ông Hổ, cũng bởi diện tích đất ruộng còn nhiều, tốc độ đô thị hóa thấp, nên lượng chuột đồng còn nhiều, đặc biệt là vào mùa lũ. Đây là món ăn mà cánh mày râu dùng trong những tiệc nhậu, đồng thời cũng được phụ nữ, trẻ em rất ưa, vì đây là món ăn vừa ngon, vừa bổ, chất dinh dưỡng rất cao.
- Cá lóc nướng trui Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Cá lóc nướng trui là món ăn đặc trưng gắn liền với tính dân dã của những người dân miền sông nước. Hương vị đặc biệt của món ăn khó có thể phai trong lòng người thưởng thức ngay từ lần ăn đầu tiên. Để có được hương vị đặc trưng, món ăn phải trải qua một quá trình chế biến khá độc đáo. Cá Lóc được bắt dưới sông lên, không cần qua các bước sơ chế, chỉ đơn giản là rửa sạch và sau đó xuyên cá vào một cái que, từ miệng tới đuôi, cái que cá này sẽ được vùi vào những đống rơm khô, hoặc được cắm xuống đất, phủ rơm lên, đốt lửa, cho đến khi tro tàn. Sau khi cá chín, người chế biến sẽ rút cá ra khỏi que, cạo sạch những phần bị cháy, cạo cả lớp vảy trên thân cá, cuối cùng, còn lại sẽ là phần thịt cá trắng tinh. Sau khi nướng cá hoàn tất những chú cá sẽ được đặt lên mâm có lót lá sen, lá chuối với các loại rau ăn kèm.
Nên ăn kèm cá lóc nướng trui với muối ớt, để cảm nhận được những mùi vị khác nhau: vị cay của ớt, vị mặn của muối và vị ngọt của cá lóc tươi ngon, cộng với mùi thơm của cá vừa được nướng rơm xong. Hoặc có thể dùng cá để cuốn rau sống, chấm với mắm me, mỗi cách sẽ đem lại cho thực khách những cảm nhận khác nhau.
- Cá heo sông Hậu
Cá heo sông Hậu là những con cá mình dẹp, bự nhất cỡ ba ngón tay người lớn, dài chừng một tấc, thân cá màu xanh đen, đuôi vi kỳ cá màu đỏ cam đẹp mắt. Khi lặn dưới nước, người ta nghe tiếng chúng kêu éc éc và khi bị bắt lên bờ chúng giẫy giụa cũng phát ra âm thanh giống tiếng heo kêu nên người dân lưu vực sông Hậu đặt tên chúng như vậy. Ngày xưa người ta xem cá heo sông là loài vô dụng, khi chài lưới được thường loại bỏ. Nhưng gần đây, cá heo được người dân cù lao Ông Hổ và thành phố Long xuyên chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn.
Giản tiện nhất là cá heo nướng, bếp than với cái vỉ nhôm được đặt trên mặt bàn. Những con cá heo tươi xanh tuần tự gắp để trên vỉ nhôm dưới sức nóng của than đước tỏa mùi đặc trưng mà bếp gas không có được. Trở mặt cá lần nữa, trong chốc lát màu sắc của cá trở thành màu vàng rộm tỏa mùi thơm nức. Gắp cá ra chấm vào chén cơm mẻ giằm ớt xanh, ăn kèm với rau thơm các loại như xà lách, dưa leo, khóm, chuối chát. Cầu kỳ hơn là món cá heo kho thố, vị cay của tiêu bột, vị ngọt của thịt cá, vị béo của mỡ heo, vị mặn, ngọt của muối, nước mắm, đường hòa vào nhau tạo nên thứ hương vị tuyệt vời. Lẩu cơm mẻ cá heo cũng là món vừa để ăn cơm vừa để lai rai khi có bạn bè. Món này ăn kèm với một số loại rau, đặc biệt là bông điên điển. Vị cá ngọt, vị giòn và hơi nhẫn của bông điên điển hòa trong vị chua của cơm mẻ, tạo nên đặc trưng của món ăn.
2.2.3.6. Cây trồng đặc trưng và những hình thức lao động đặc trưng
- Vườn sơ ri kết hợp du lịch sinh thái Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Sơ ri là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Quả sơ ri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có múi. Vỏ quả nhẵn bóng, mỏng, mềm và rất dễ bị dập, sơ ri là một loại quả giàu vitamin C. Đặc biệt, nước ép từ quả sơ ri mang hàm lượng vitamin C rất cao, vì vậy quả sơ ri được dùng làm nguồn bổ sung vitamin C cho người ăn kiêng cũng như làm thành phần trong nhiều sản phẩm nhiều sản phẩm thực phẩm khác nhau.
Mô hình vườn sơ ri kết hợp du lịch sinh thái của gia đình anh Hồ Quốc Tuấn tại cù lao Ông Hổ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, vườn có 60 gốc sơ ri trên diện tích 1.000m2, diện tích còn lại trồng xoài cát hòa lộc đang trong giai đoạn sinh trưởng tốt. Diện tích đất trống được tận dụng trồng các loại rau, dưới ao nuôi cá đồng, phục vụ dịch vụ ăn uống, vui chơi như: tát ao bắt cá, trải nghiệm một ngày làm nông dân… cho khách du lịch. Bên cạnh đó, sản phẩm rượu sơ ri ngày càng được ưa chuộng, sơ ri hái từ vườn, rửa sạch, bỏ cuống, ủ cho lên men, chưng cất. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, vì chỉ cần sai lệch bất cứ điều kiện nào, tất cả sẽ thành giấm. Với giá 70.000 đồng/lít, mỗi tháng hộ gia đình cung cấp từ 150 – 200 lít cho các khách hàng quen thuộc trong vùng. Trong thời gian tới vườn sẽ mở rộng quy mô, đăng ký thương hiệu rượu sơ ri, đồng thời mở rộng phát triển du lịch cộng đồng để du khách đến và nhớ về trái sơ ri, về cù lao Ông Hổ nói riêng và An Giang nói chung.
- Vườn táo mận kết hợp kinh doanh ẩm thực
Nằm ở khu vực ấp Mỹ An 2, vườn táo mận của hộ gia đình anh Trần Đình Tùng mới đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 2013. Ban đầu, gia đình sử dụng quỹ đất trồng hoa màu, sau đó chuyển đổi sang mô hình trồng táo, mận cung cấp cho thương lái. Tuy nhiên, sản lượng bấp bênh, thường bị thương lái ép giá, gia đình chuyển đổi mô hình từ chỗ chuyên canh trồng táo, mận sang mô hình kết hợp kinh doanh ẩm thực. Hiện nay, với 2 ha vườn táo, gia đình kết hợp xây dựng 15 chòi lá xen kẽ trong vườn, cải tại lối đi cao ráo, xây dựng nhà vệ sinh sạch sẽ và thực hiện mô hình tham quan, thu hoạch táo kết hợp kinh doanh ẩm thực. Khách đến vườn vừa được tham quan mô hình trồng táo của gia đình, tham gia thu hoạch, mua sản phẩm táo và mận do chính tay mình thu hái, thưởng thức ẩm thực địa phương trong không gian nhà vườn sinh thái mát mẻ, gần gũi thiên nhiên.
- Sinh thái ẩm thực Vườn xoài
Nằm trên địa bàn ấp Mỹ Long, ven theo rạch Rích, khu sinh thái ẩm thực vườn xoài tận dụng lợi thế ven kênh rạch, vì vậy chủ vườn đã xây dựng những chòi lá khang trang ven bờ rạch, xung quanh là vườn cây trái xum xuê. Cây trái trồng chủ yếu ở đây là cây xoài, với nhiều loại xoài khác nhau: xoài cát, xoài cát chu, xoài tượng, xoài thái, xoài keo… Với không gian thoáng đãng, mát mẻ, khung cảnh thiên nhiên đậm nét nông thôn Nam bộ, cơ sở vật chất khang trang, khu sinh thái ẩm thực vườn xoài chủ yếu bán các món ăn đặc sản, giá thành cao hơn các quán khác trong cù lao.
- Ẩm thực Anh Tùng vườn táo Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Là quán ăn nằm ở vị trí thuận lợi, ngay con đường trung tâm ấp Mỹ An 1, là con đường nối khu dân cư với khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, cùng với giá cả bình dân, quán rộng, có nhiều cây trái, có ao câu cá ngay giữa quán, vì vậy quán ẩm thực Anh Tùng vườn táo thu hút rất nhiều thực khách, cả khách du lịch và khách địa phương. Các món ăn trong quán hết sức đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn là những món ăn đồng quê, dân dã phục vụ đối tượng khách Việt là chính, lượng khách nước ngoài đến với quán rất ít, hầu như không có.
- Mô hình Tổ hợp tác trồng rau an toàn
Năm 2022, Hội nông dân xã Mỹ Hòa Hưng thành lập Tổ hợp tác rau an toàn nhằm tiếp nhận dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap tại thành phố Long Xuyên” ở ấp Mỹ An, do Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên làm chủ nhiệm dự án, với 13 thành viên diện tích sản xuất trên 2 héc-ta. Qua đó, Tổ hợp tác rau an toàn ở xã Mỹ Hòa Hưng được tiếp cận và ứng dụng quy trình canh tác khoa học như: tưới phun, trồng xen canh để hạn chế sâu bệnh, xây dựng nhà lưới ươm cây con, nhà sơ chế sản phẩm, xây hố thu gom rác thải, lập sổ tay ghi chép theo hướng VietGap, liên kết ban quản lý các chợ và siêu thị để tìm đầu ra cho sản phẩm.
Trồng rau an toàn đã hạn chế việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật xuống từ 2 – 4 lần/vụ, hệ số sử dụng đất tăng lên 7 – 8 lần/năm. Như vậy, việc phun thuốc giảm được 14 – 32 lần/năm, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, ý thức xử lý rác thải nâng lên… Người trồng rau an toàn xây dựng vườn ươm cây con, xác định nguồn gốc và ghi chép quá trình sinh trưởng, giúp việc quản lý dịch hại trên cây trồng tốt hơn. Đặc biệt, những nông dân đã biết hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đây là hiệu quả rất lớn từ mô hình trồng rau an toàn ở xã Mỹ Hòa Hưng, Cụ thể là việc liên kết với dự án Du lịch nông nghiệp An Giang nhằm cung cấp rau cho bữa ăn của du khách, cung cấp những dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp… góp phần phát triển mô hình du lịch homestay, du lịch dựa vào cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng phát triển.
Năm 2024 Tổ hợp tác trồng rau an toàn tại ấp Mỹ An tăng lên 25 thành viên và diện tích canh tác cũng tăng lên 7,7 héc-ta. Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng, Hội Nông dân thành phố Long Xuyên và Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Long Xuyên nhân rộng thêm 1 tổ trồng rau an toàn ở ấp Mỹ Hiệp, có 8 thành viên canh tác 5,6 héc-ta theo hướng VietGap.
2.2.4. Trang thiết bị Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
2.2.4.1. Dịch vụ y tế
Cù lao Ông Hổ có Trạm y tế xã Mỹ Hòa Hưng được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Diện tích đất trạm y tế hiện nay 1.000m2. Do xã đông dân, với 22.000 dân, địa hình xung quanh là sông nước, do đó trạm y tế xã đang được nâng cấp, xây dựng mới nhiều hạng mục công trình và đầu tư trang thiết bị cho trạm y tế, bổ sung biên chế cho trạm nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, tạo cơ sở cho sự phát triển địa phương.
Ngoài ra, phòng khám nội tổng hợp bác sĩ Thu Trang theo giấy phép số 000486/AG-CCHN tại ấp Mỹ Khánh 2 là địa chỉ tin cậy, góp phần chăm sóc sức khỏe người dân và khách du lịch trên cù lao Ông Hổ.
Hệ thống nhà thuốc tập trung tại khu vực chợ Trà Mơn, cầu Rạch Chùa đạt tiêu chuẩn GPP.
2.2.4.2. Thiết bị thông tin, truyền thông
Hiện nay cù lao Ông Hổ có một điểm bưu điện văn hóa thuộc ấp Mỹ an 2, cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet, sách báo… Có 2 đại lý dịch vụ viễn thông VNPT An Giang cùng rất nhiều các điểm truy cập internet. Với 8/9 ấp có đường truyền internet, đạt 88%, xã đang cố gắng nâng cấp tỷ lệ 100% số ấp có đường truyền internet.
2.2.4.3. Trang thiết bị giao thông
Tính đến năm 2023, tỷ lệ km đường giao thông chính về đến trung tâm xã đã đạt chuẩn 100%, tỷ lệ km đường giao thông từ trung tâm xã đến các ấp, liên ấp ra cánh đồng chuẩn đường loại A đạt 85%. Các tuyến đường giao thông chính về trung tâm xã đều được trải nhựa, các tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đến các ấp phần lớn đã được bê tông hóa, phần còn lại đang được sửa chữa, nâng cấp. Năm 2024, nhiều tuyến đường, nhiều cây cầu được xây dựng mới. Sửa chữa nâng cấp tuyến giao thông liên ấp Mỹ Khánh 2, xây dựng mới tuyến giao đường Rạch Nhỏ và tuyến đường ấp Mỹ Thạnh, sửa chữa nâng cấp 04 cầu giao thông : cầu Út Na, Hai Đải, cầu Năm Dần và cầu bên miếu ông Hổ, xây dựng mới cầu Trà Ôn.
Hai bến phà Trà Ôn và Ô Môi hoạt động liên tục đến 22 giờ hàng ngày, sau 22 giờ cứ 1 tiếng lại có một chuyến phà đưa khách sang sông. Với thời gian hoạt động liên tục của hai bến phà đều sang thành phố Long Xuyên, góp phần quan trọng trong việc vận chuyển hành khách, làm cầu nối phát triển kinh tế xã cù lao.
2.2.4.4. Trang thiết bị dịch vụ du lịch
- Cơ sở lưu trú Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Cù lao Ông Hổ có 5 hộ dân kinh doanh loại hình dịch vụ homestay. Các hộ dân kinh doanh loại hình dịch vụ này đều có nhà sàn cổ, cảnh quan quanh nhà thoáng mát, có sân vườn đẹp, có khu chế biến thức ăn hợp vệ sinh, có nhà vệ sinh sạch sẽ, nguồn nước sạch. Ngoài ra còn có một hộ kinh doanh phòng nghỉ chất lượng, phòng ở đầy đủ tiên nghi: máy lạnh, tủ lạnh, hệ thống nước nóng lạnh….
- Cơ sở kinh doanh ăn uống, ẩm thực
- Hệ thống vườn ẩm thực: Trên cù lao Ông Hổ có 4 vườn trái cây, kết hợp giữa du lịch sinh thái, tham quan nhà vườn với kinh doanh dịch vụ ăn uống. Du khách đến đây được phục vụ ăn uống tại các chòi lá, không gian thoáng mát, các món ăn mang đậm hương vị ẩm thực địa phương, đồng thời có thể tham quan, trải nghiệm đời sống nông nghiệp như bắt cá, thu hoạch trái cây…
- Quán ăn: Cù lao Ông Hổ có một số quán ăn với khung cảnh ven kênh rạch thoáng mát, với các món ăn như lẩu gà chọi, lẩu bò, các món chế biến từ cá ba sa, cá ngát và các loài cá đánh bắt trên sông Hậu.
- Dịch vụ ăn uống tại các hộ dân kinh doanh homestay: Tại các hộ kinh doanh dịch vụ homestay đều có phục vụ các bữa ăn cho du khách, điểm đặc biệt tại các điểm kinh doanh ẩm thực này là du khách được tham gia trải nghiệm chế biến đồ ăn cùng chủ nhà với những món ăn dân giã, mang đậm nét văn hóa địa phương.
2.2.5. Tính tiếp cận của điểm đến
Giao thông: Cù lao Ông Hổ thuộc thành phố Long Xuyên – thủ phủ của tỉnh An Giang, vì vậy, các tuyến giao thông đến đây hết sức thuận tiện, từ Cù lao Ông Hổ có thể kết nối với các thành phố, các trung tâm du lịch theo đường bộ và đường thủy. Theo đường bộ, trục giao thông chính của An Giang là quốc lộ 91 nối thành phố Long xuyên với cửa khẩu Tịnh Biên và thành phố Châu Đốc. Theo đường bộ từ Thành phố Long Xuyên, còn kết nối thuận tiện đến các thành phố trong khu vực như Cần Thơ, Cao Lãnh, Hà Tiên, Rạch Giá. Thành phố Long Xuyên cách Cần Thơ 65km, Mỹ Tho 125 km, Hà Tiên 150 km, TP. Hồ Chí Minh 190 km. Giao thông đường thủy tại cù lao Ông Hổ hết sức thuận lợi, từ cù lao có thể ngược dòng sông hậu lên Châu Đốc, khu vực biên giới CamPuChia, hay dọc sông Vàm Nao sang sông Tiền rồi hòa cùng tuyến giao thông huyết mạch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, qua Tam Nông, Cao Lãnh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh… Từ cù lao Ông Hổ, xuôi dòng sông Hậu là tuyến giao thông đường thủy nội địa kết nối Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh…
Kênh thông tin: Cù lao Ông Hổ nằm liền kề với nội thành thành phố Long Xuyên, tạo khả năng liên kết với các kênh thông tin như: dịch vụ viễn thông, truyền hình, bưu chính, internet… nhằm kết nối thông tin với các khu vực trong cả nước và trên thế giới. Ngoài ra, trung tâm du lịch nông thôn, hệ thống các công ty du lịch, người dân địa phương đều là những kênh thông tin truyền tải hình ảnh du lịch đại phương đến với du khách.
Thủ tục hành chính: Tại cù lao Ông Hổ, những quy định thủ tục hành chính đối với khách du lịch hết sức đơn giản, thuận tiện, thông qua phiếu khai báo tạm trú tại cơ sở lưu trú. Địa phương phối hợp với các cơ sở lưu trú, các hộ kinh doanh homestay nhằm cập nhật thông tin du khách, thuận lợi cho công tác quản lý hành chính và hỗ trợ kịp thời cho du khách khi cần thiết.
2.2.6. Các dịch vụ bổ sung Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Bên cạnh các dịch vụ du lịch, tại cù lao Ông Hổ có một số các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch:
- Dịch vụ vui chơi, giải trí: phòng chiếu phim tại khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, một số quán cà phê hát với nhau khu vực gần bến phà Trà ôn.
- Dịch vụ thể thao, chăm sóc sắc đẹp: Ở Cù lao Ông Hổ có một phòng tập thể hình gần khu vực chợ Trà ôn, có nhiều tiệm gội đầu, làm tóc, làm móng quanh khu vực cù lao. Tuy nhiên, các dịch vụ bổ sung trên cù lao còn ít, quy mô nhỏ lẻ, chưa thực sự chuyên nghiệp.
2.2.7. Tính hợp lý của giá cả
Giá cả dịch vụ du lịch, giá cả phương tiện lưu thông và giá các dịch vụ bổ sung tại cù lao Ông Hổ đều ở mức hợp lý. Chi phí ăn uống, lưu trú trên cù lao tại các hộ dân kinh doanh homestay, tại các quán ăn, các vườn trái cây sinh thái đều ở mức hợp lý, tương xứng với chất lượng dịch vụ. Chi phí phương tiện lưu thông và các dịch vụ khác đều không cao.
2.2.8. An ninh trật tự
An ninh, trật tự xã hội trên địa bàn được giữ vững, với cơ quan Công an xã luôn chú trọng việc thực hiện các kế hoạch liên tịch, quản lý tốt nhân hộ khẩu, quản lý tạm trú tạm vắng, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã cù lao. Duy trì, các phong trào quần chúng tự quản toàn diện, lập các chốt tự quản nhằm bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội. Đến nay, xã Mỹ hòa Hưng được công nhận và giữ vững 8 năm xã lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
2.3.1. Tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch
2.3.1.1. Tổ chức quản lý du lịch
Hội Nông dân tỉnh An Giang là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch cộng đồng trên cù lao Ông Hổ, cơ quan phối hợp là Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Hòa Hưng. Ngoài ra, khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên cù lao chịu sự quản lý của Bảo tàng tỉnh An Giang, thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang.
Hội Nông dân tỉnh An Giang triển khai dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ với tên gọi “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch Nông dân tỉnh An Giang”, Mỹ Hòa Hưng là một trong ba xã trong tỉnh An Giang được chọn thực hiện dự án này. Ban Quản lý điều hành dự án đã hình thành 3 bộ phận để tham mưu, giúp việc cho việc triển khai dự án: bộ phận marketing; bộ phận đào tạo, tập huấn; bộ phận quản lý tài chính của dự án, chọn và ký hợp đồng với 1 đơn vị kiểm toán tài chính độc lập. Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng du lịch, các kỹ năng kinh doanh cho các hộ nông dân trực tiếp tham gia dự án. Đồng thời, đào tạo về marketing, homestay, về kiến thức tiếng Anh cơ bản cho các cán bộ có liên quan đến việc tổ chức triển khai, thực hiện dự án; đào tạo về marketing, homestay, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng điều phối viên; đào tạo về marketing, kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật nuôi, trồng các cây, con phục vụ du lịch, ẩm thực, kỹ năng nấu nướng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nông dân tham gia dự án.
Để nâng cao hiệu quả, dự án còn tổ chức tham quan cho các thành viên trong ban điều hành và cán bộ, nông dân tham gia dự án; xây dựng mối quan hệ với các đối tác có chức năng du lịch, liên kết giữa Trung tâm Du lịch Nông dân với các đối tác và các điểm du lịch nông nghiệp. Song song đó, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực phục vụ du lịch dựa vào cộng đồng cho 50 hộ tại các điểm trong vùng dự án; chuẩn bị những sản phẩm lưu niệm du lịch nông nghiệp đặc trưng của tỉnh nhà; tổ chức các hoạt động marketing, đặt các pano, áp phích, các bảng chỉ dẫn quảng bá các điểm du lịch nông dân. Đồng thời xây dựng trang website gắn với trang website của cơ quan Hội Nông dân tỉnh; biên soạn các tờ rơi, tranh, ảnh và phối hợp cơ quan chức năng giới thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch nông nghiệp của An Giang.
Trung tâm du lịch nông dân tỉnh An Giang trực thuộc Hội Nông dân tỉnh An Giang là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, cơ quan phối hợp là UBND xã Mỹ Hòa Hưng. Hiện tại, tại cù lao Ông Hổ, các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng đã được dự án hỗ trợ nhằm thực hiện việc hoàn thiện cơ sở vật chất kinh doanh homestay, kinh doanh vườn ẩm thực… Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý du lịch cộng đồng tại địa phương chưa thực sự phát huy hiệu quả do chưa hình thành ban quản lý du lịch gồm chính quyền và người dân phối hợp. Việc quản lý du lịch cộng đồng chưa có tính liên kết, chủ yếu các nhóm nhỏ, hoạt động không đồng bộ.
2.3.1.2. Quy họach phát triển du lịch Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Tại cù lao Ông Hổ chưa có quy họach chi tiết, cụ thể phát triển du lịch cộng đồng, tuy nhiên, trong dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agrietrra) tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện có tên “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch nông dân tỉnh An Giang” từ 2021 đến 2024 đã tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch cộng đồng trên cù lao Ông Hổ.
- Trong Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang ngày 15/9/2021
Về xây dựng nông thôn mới” trong phần phương hướng có nhấn mạnh: “Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại; phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nhất là du lịch sinh thái dựa vào cảnh quan môi trường nông nghiệp và nông thôn; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn từng bước hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân….
Trong Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về đẩy mạnh phát triển du lịch An Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã xác định xúc tiến đầu tư Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng theo định hướng phát triển của Chính phủ, tiến tới lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là điểm du lịch quốc gia. Thực hiện sửa đổi bổ sung quy hoạch khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, kết hợp tham quan, học tập về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với các loại hình du lịch nông nghiệp, cộng đồng, sinh thái cùng với việc quảng bá các loại hình văn hóa truyền thống như đờn ca tài tử, các hoạt động văn hóa dân gian…
Nghị quyết yêu cầu Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tranh thủ các dự án đầu tư từ vốn ODA, dự án đầu tư của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, kết hợp với đầu tư từ ngân sách tỉnh để từng bước đầu tư hoàn chỉnh cở sở hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm, trong đó có Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đầu tư đồng bộ hệ thống nhà vệ sinh đúng quy chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch, nhất là tại hai trung tâm thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc.
2.3.2. Hoạt động dịch vụ du lịch
2.3.2.1. Kinh doanh lưu trú và ăn uống
Kinh doanh lưu trú: Hiện nay, trên cù lao Ông Hổ có năm hộ dân kinh doanh lưu trú theo hình thức homestay. Các hộ dân kinh doanh loại hình dịch vụ này đều là những nhà sàn cổ, cảnh quan quanh nhà thoáng mát, có sân vườn đẹp, có khu chế biến thức ăn hợp vệ sinh, có nhà vệ sinh sạch sẽ, có nguồn nước sạch. Ngoài ra còn có một hộ kinh doanh phòng nghỉ chất lượng, phòng ở đầy đủ tiên nghi: máy lạnh, tủ lạnh, hệ thống nước nóng lạnh…. Tuy nhiên, hệ thống phòng ở trong các hộ kinh doanh homestay đều không đạt chuẩn theo TCVN 7800:2019, đặc biệt là giường ngủ, hệ thống khóa, ổ điện, thiết bị phòng vệ sinh…còn nhiều hạn chế. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống:
Hệ thống vườn ẩm thực: Trên cù lao Ông Hổ có 3 vườn trái cây, kết hợp giữa du lịch sinh thái, tham quan nhà vườn với kinh doanh dịch vụ ăn uống. Du khách đến đây được phục vụ ăn uống tại các chòi lá với không gian thoáng mát, các món ăn mang đậm hương vị địa phương, đồng thời du khách có thể tham quan, trải nghiệm đời sống nông nghiệp như bắt cá, thu hoạch trái cây…
Các quán ăn: Cù lao Ông Hổ có một số quán ăn với khung cảnh ven kênh rạch thoáng mát, có nhiều món ăn ngon như lẩu gà chọi, lẩu bò, các món chế biến từ cá ba sa, cá ngát và các loài cá đánh bắt trên sông Hậu. Ngoài ra, còn có các quán bán đồ ăn đặc sản địa phương như bánh xèo, bún cá Long Xuyên…
Dịch vụ ăn uống tại các hộ dân kinh doanh homestay: Tại các hộ kinh doanh dịch vụ homestay đều có phục vụ các bữa ăn cho du khách, điểm đặc biệt tại các điểm kinh doanh ẩm thực này là du khách được tham gia trải nghiệm chế biến đồ ăn cùng chủ nhà với những món ăn dân giã, mang đậm nét văn hóa địa phương.
Nhìn chung, dịch vụ ăn uống tại cù lao Ông Hổ đã được hình thành và phát triển, phục vụ khá tốt nhu cầu khách du lịch trong nước và khách địa phương. Tuy nhiên, với lượng khách không ổn định, các quán ăn chủ yếu bán thức ăn mang đậm hương vị địa phương nên chưa đáp ứng được nhu cầu khách quốc tế, thường xảy ra hiện tượng thiếu món trong thực đơn.
2.3.2.2. Kinh doanh vận chuyển
Kinh doanh vận chuyển khách bằng ghe máy: Ở Cù lao Ông Hổ có 2 hộ gia đình có ghe máy tham gia vận chuyển khi khách du lịch có nhu cầu tham quan kênh rạch quanh cù lao và tham quan chợ nổi Long Xuyên. Ngoài ra, còn có đội ghe máy với khoảng 10 ghe tại khu vực bến Trà Ôn bên bờ Thành phố Long Xuyên, khi cần có thể điều động thêm. Mỗi ghe chở được 10 đến 12 khách, trên ghe có trang bị áo phao cứu hộ cho du khách, chủ ghe chưa được đào tạo nghề du lịch nên chất lượng phục vụ trên tàu còn hạn chế về nghiệp vụ. Số lượng ghe trên cù lao còn quá ít, khi cần tăng cường từ bến Trà ôn phía Long Xuyên khách thường bị tính giá cao.
Kinh doanh vận chuyển khách bằng xe lôi: trên cù lao Ông Hổ vẫn lưu giữ hình thức vận chuyển khách bằng xe lôi, tuy số lượng không còn nhiều, chỉ còn khỏang 6 chiếc hoạt động không thường xuyên, chủ yếu chở hàng. Hiện nay, xe lôi đạp đang dần bị thay thế bởi xe lôi máy, xe lôi máy được sử dụng chủ yếu cho việc chở hàng, gây tiếng ồ và gây nguy hiểm, phức tạp cho tình hình giao thông. Trong kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương, cần chú trọng việc khôi phục và đưa vào hoạt động loại hình xe lôi đạp. Việc đưa vào kinh doanh loại hình xe lôi đạp, vừa góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm tiếng ồn, phù hợp với khung cảnh làng quê, tạo nết đặc trưng cho du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ.
Kinh doanh vận chuyển khách bằng xe máy: trên cù lao Ông Hổ có một đội xe ôm tự quản, với 16 lao động tham gia chở khách du lịch và cư dân đi lại trên cù lao. Tất cả các lao động này đều chưa được tham gia các lớp đào tạo về du lịch, do vậy, tuy họ có thái độ cởi mở thân thiện với du khách, song họ thường mời chào, chèo kéo du khách, giá cả chưa thực sự thống nhất, gây tâm lý không yên tâm cho du khách khi sử dụng dịch vụ này. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
2.3.2.3. Kinh doanh từ nghề sản xuất truyền thống
- Làng nghề nuôi cá bè trên sông
Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu cá ba sa philê ngày càng sụt giảm, và hiện nay, cá ba sa thương phẩm chủ yếu là tiêu thụ nội địa, do vậy nghề nuôi cá ba sa cũng dần thu hẹp. Đứng trước thực tế đó, nhiều hộ nuôi cá ba sa đã chuyển đổi sang nuôi một số loại cá khác như cá điêu hồng, rô phi… Làng nghề nuôi cá bè trên cù lao Ông Hổ là điểm du lịch hấp dẫn du khách, với khỏang 50 bè cá nằm dọc cù lao, du khách đến với làng bè tham quan, khám phá nghề nuôi cá, trải nghiệm hoạt động cho cá ăn, câu cá… Tuy nhiên, cùng với sự sụt giảm của thị trường tiêu thụ, các bè cá ngày càng xuống cấp, lối đi lên thăm quan bè cá không được đầu tư, gây mất an tòan cho du khách. Trên bè chưa được đầu tư kinh doanh các dịch vụ kèm theo như bán hàng lưu niệm, bán thức ăn cho cá, quán giải khát… mà chủ yếu vẫn thu tiền theo từng tốp khách lên tham quan bè.
- Làng nghề nhang Mỹ Long
Đa số các hộ dân nơi đây sống bằng nghề nông hoặc làm mướn, trong quá trình phát triển làng nghề, họ thấy được thế mạnh của nghề làm nhang nên tham gia ngày càng nhiều, đến nay đã có khoảng 20 hộ với trên 60 lao động làm nghề sản xuất nhang. Nghề làm nhang Mỹ Long tuy phát triển, nhưng còn mang tính tự phát theo quy mô gia đình, cung cấp cho địa phương là chủ chủ yếu, vì vậy chưa thực sự trở thành làng nghề quy mô lớn nhằm thu hút khách du lịch.
- Làng nghề rèn nông cụ Mỹ Khánh
Làng nghề rèn nông cụ Mỹ Khánh tồn tại từ lâu đời, hiện nay chỉ còn 2 hộ dân vẫn giữ nghề và mở rộng quy mô sản xuất. Làng nghề nằm ven rạch Trà Mơn, rất thuận tiện cho việc đưa khách tham quan bằng đường thủy. Tuy nhiên, hệ thống bến thuyền chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, quy mô làng nghề còn nhỏ nên chưa thực sự gắn kết hiệu quả với phát triển du lịch.
2.3.2.4. Kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm
Tại các ấp Mỹ An 1, Mỹ An 2, Mỹ Khánh có nhiều gia đình ở vị trí mặt đường, thuận lợi kinh doanh, bán hàng hóa phục vụ khách du lịch và cư dân địa phương. Các hộ kinh doanh chủ yếu bán hàng tạp hóa, mở quán cà phê, quán ăn, quầy thuốc…. các sản phẩm du lịch như đồ lưu niệm, đặc sản địa phương phục vụ du khách hầu như không có.
Tại con đường từ bến phà Trà Ôn về đến chợ Trà Ôn và khu vực trung tâm chợ Trà Ôn, họat động kinh doanh diễn ra sôi động, với các mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả… tuy nhiên, chủ yếu vẫn là sản phẩm phục vụ nhu cầu của cư dân địa phương, rất ít sản phẩm phục vụ khách du lịch. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Họat động kinh doanh của người dân địa phương hết sức thân thiện, cởi mở với du khách, ít hiện tượng chèo kéo làm phiền du khách.
2.3.2.5. Hoạt động hướng dẫn
Tại cù lao Ông Hổ chỉ có hướng dẫn viên tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, không có hướng dẫn viên địa phương được qua đào tạo hướng dẫn du khách tham quan các hoạt động du lịch cộng đồng. Hoạt động hướng dẫn chủ yếu thông qua đội ngũ hướng dẫn của các tour du lịch đến với cù lao Ông Hổ. Bên cạnh đó, khi du khách có nhu cầu tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên, những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống, lễ hội của địa phương thì tại các hộ kinh doanh homestay hoặc những người dân địa phương tham gia hoạt động vận chuyển, sản xuất nông nghiệp, sản xuất nghề truyền thống, quản lý các di tích lịch sử văn hóa… họ đều có thể hướng dẫn với du khách. Tuy nhiên, người dân địa phương không được tham gia các khóa học đào tạo hướng dẫn viên và không có ai tham gia hoạt động hướng dẫn tại các công ty lữ hành, họ là những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và sống tại địa phương nên họ am hiểu về cảnh quan tự nhiên và văn hóa lịch sử của địa phương, vì vậy hoạt động hướng dẫn của họ chưa chuyên nghiệp và chưa thực sự hiệu quả.
2.3.2.6. Sản xuất nông phẩm cung ứng cho du khách
Tại các ấp Mỹ An 1, Mỹ An 2, Mỹ Long các hộ gia đình có diện tích đất vườn rộng, đã trồng nhiều loại rau củ quả: cải ngọt, ớt hiểm, khoai môn, mè, hành… chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi heo cung cấp nguồn thực phẩm cho gia đình và bán cho các hộ gia đình kinh doanh ăn uống và các chợ tại địa phương.
2.3.3. Đặc điểm nguồn khách
Bảng 2.2 Lượng khách và tốc độ tăng trưởng lượng khách đến cù lao Ông Hổ từ 2020 đến 2024
STT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 |
1 | Khách Quốc tế | Lượt người | 3.280 | 2.725 | 3.180 | 2.720 | 1.173 |
2 | Tốc độ tăng trưởng | % | -16,9 | 16,7 | -14,4 | -56,8 | |
3 | Khách nội địa | Lượt người | 61.465 | 32.660 | 87.970 | 46.184 | 44.343 |
4 | Tốc độ tăng trưởng | % | -46,9 | 169,4 | -47,5 | -3,98 | |
5 | Tổng lượng khách | Lượt người | 64.745 | 35.385 | 91.150 | 48.904 | 45.516 |
6 | Tốc độ tăng trưởng | % | -45,3 | 157,5 | -46,3 | -6,9 |
Nguồn: Trung tâm Du lịch Nông dân An Giang Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Theo điều tra nghiên cứu của đề tài: tổng lượng khách đến cù lao Ông Hổ không đồng đều giữa các năm, năm 2022 cù lao Ông Hổ đón trên 91.150 lượt khách, nhưng ngay sau đó năm 2023 cù lao Ông Hổ đón 48.904 lượt khách, giảm 46,3% so với 2022. Năm 2024 lượng khách đến cù lao Ông Hổ tiếp tục giảm 6,9% so với 2023. Sở dĩ lượng khách đến cù lao Ông Hổ có sự biến động là do có sự phụ thuộc vào quy mô tổ chức hàng năm của Lễ hội Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Năm 2022 Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt nên số lượng du khách, đặc biệt khách nội địa đến cù lao Ông Hổ tăng đột biến. Lượng khách đến Cù lao Ông Hổ ngày càng giảm, đặc biệt là sự giảm sút đáng kể của lượng khách quốc tế còn do cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú và các phương tiện vận chuyển chưa thực sự tạo sự yên tâm và an toàn cho du khách. Thêm vào đó, tính liên kết giữa du lịch ở cù lao Ông Hổ với các doanh nghiệp du lịch còn hạn chế, vì vậy, lượng khách đến cù lao Ông Hổ còn thấp và có xu hướng giảm.
Theo kết quả khảo sát về hình thức đi du lịch của du khách khi đến với cù lao Ông Hổ: Đối với du khách quốc tế tự tổ chức 38% và do các công ty du lịch tổ chức 62%. Đối với khách du lịch nội địa tự tổ chức 20% và do các công ty du lịch tổ chức là 80%.
Bảng 2.3 Lượng khách sử dụng sản phẩm dịch vụ của Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ
Nguồn: Trung tâm Du lịch Nông dân An Giang
Du khách đến cù lao Ông Hổ chủ yếu là khách du lịch trong nước, các đòan học sinh đến tham quan, học tập tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, vì vậy lượng khách sử dụng các dịch vụ của du lịch dựa vào cộng đồng chiếm tỷ lệ không cao, năm 2020 là 3,58%. Nhiều đoàn khách đến tham quan cù lao Ông Hổ theo chương trình công ty du lịch đã định sẵn, theo đó, cù lao Ông Hổ chỉ là điểm tham quan trong một vài tiếng, vì vậy du khách hầu như không sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch dựa vào cộng đồng của địa phương.
Du khách quốc tế có tỷ lệ sử dụng dịch vụ của du lịch dựa vào cộng đồng cao hơn khách nội địa, năm 2020 là tỷ lệ khách quốc tế sử dụng dịch vụ Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ là 27,6%, trong khi tỷ lệ này ở khách nội địa chỉ là 2,3%.
Thực tế cho thấy, tuy lượng khách đến cù lao Ông Hổ giảm nhưng tỷ lệ khách tham gia và sử dụng các dịch vụ của du lịch dựa vào cộng đồng lại tăng mạnh trong cả du khách quốc tế và khách nội địa. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ Du lịch dựa vào cộng đồng của du khách quốc tế tăng từ 27,6% (2020) lên 56,7% (2024), đối với khách nội địa, tỷ lệ này tăng từ 2,3% (2020) lên 20,7% (2024).
Bảng 2.4 Lượng khách lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ
STT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 |
1 | Khách Quốc tế | Lượt người | 404 | 383 | 480 | 347 | 280 |
2 | Tỷ lệ so với lượng khách QT | % | 12,3 | 14,05 | 15,09 | 12,75 | 23,9 |
3 | Khách nội địa | Lượt người | 147 | 120 | 350 | 268 | 80 |
4 | Tỷ lệ so với lượng khách NĐ | % | 0,24 | 0,37 | 0,39 | 0,58 | 0,18 |
5 | Tổng lượng khách | Lượt người | 551 | 503 | 830 | 615 | 360 |
6 | Tỷ lệ so với tổng lượng khách | % | 0,85 | 1,42 | 0,91 | 1,26 | 0,79 |
Nguồn: Trung tâm Du lịch Nông dân An Giang
Lượng khách lưu trú qua đêm tại cù lao Ông Hổ còn thấp, đặc biệt là khách nội địa. Số liệu năm 2024 cho thấy chỉ có 0,79 % tổng lượng khách lưu trú qua đêm tại cù lao Ông Hổ, trong đó tỷ lệ lưu trú qua đêm của khách quốc tế là 23,9 % và tỷ lệ lưu trú qua đêm của khách nội địa là 0,18 %. Bảng số liệu cũng cho thấy lượng khách quốc tế và nội địa đến cù lao Ông Hổ giảm liên tiếp từ 2022 đến 2024.
2.3.4. Hoạt động xúc tiến Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Cù lao Ông Hổ có vị trí địa lý và tài nguyên du lịch phong phú đã được quy hoạch thành các điểm tham quan trong các tour du lịch hấp dẫn du khách của An Giang. Đặc biệt, trong Dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện có tên “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch nông dân tỉnh An Giang” từ 2021 đến 2024 đã thực hiện việc xúc tiến các sản phẩm du lịch địa phương thông việc xúc tiến điểm đến trên các phương tiện: bản đồ, các ấn phẩm, internet, các phương tiện thông tin giải trí, các sự kiện du lịch, trung tâm thông tin du lịch. Ngoài ra, trong các dịp lễ hội gắn với Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, các hoạt động thông tin, truyền thông, các sự kiện, lễ hội cũng được truyền thông, quảng bá mạnh mẽ trên báo chí, truyền hình…
Tuy vậy, việc xúc tiến phát triển du lịch tại cù lao Ông Hổ mới được thực hiện chưa đồng bộ và tổng thể, việc giới thiệu các giá trị tự nhiên và văn hóa còn hạn chế. Chương trình xúc tiến chưa nhấn mạnh thế mạnh du lịch dựa vào cộng đồng của địa phương, mà chủ yếu quảng bá du lịch văn hóa, trên cơ sở khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đồng thời, hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa thực sự thâm nhập sâu vào các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị lữ hành và các điểm du lịch lân cận.
2.3.5. Hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái
Bảo tồn và trùng tu các di tích lịch sử văn hóa, các công trình tôn giáo: được sự quan tâm của Nhà nước, các di tích lịch sử văn hóa trên cù lao Ông Hổ được trùng tu, bảo tồn hiệu quả. Trong đó, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 5 năm 2022. Tại các di tích lịch sử văn hóa, các công trình tôn giáo như Miếu Ông Hổ, Đình Mỹ Hòa Hưng, Hưng Long Tự đều có các bộ phận quản lý hoạt động khá hiệu quả, họ đã thực hiện các nhiệm vụ, bảo vệ, quản lý, vệ sinh, huy động người dân đóng góp, trông coi việc trùng tu tôn tạo các di tích.
Khôi phục, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống: tuy thu nhập thấp, lao động vất vả, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, thiếu vốn… xong nông dân sản xuất nghề truyền thống ở cù lao Ông Hổ vẫn trăn trở, tiếp tục làm nghề và giữ nghề, với mong muốn lưu giữ và phát triển truyền thống mang dấu ấn địa phương.
Người dân tại cù lao Ông Hổ vẫn bảo tồn được các giá trị văn hóa, ứng xử tốt đẹp như: tôn trọng giá trị truyền thống, đoàn kết trong dòng họ, bảo tồn nhà thờ họ, tham gia ngày giỗ tổ đình, giúp đỡ nhau trong họ và làng xóm…
Bảo tồn và tổ chức các lễ hội: tất cả các gia đình, chính quyền địa phương trong xã đều tham gia đóng góp kinh phí, thời gian và công sức để tham gia tổ chức hoặc tham dự các lễ hội hằng năm.
Bảo vệ môi trường vùng sông nước: tại cù lao Ông Hổ, người dân đã được giáo dục về bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường đất, nước và không khí… Tại các khu vực trồng lúa và hoa màu đều được xây dựng các bể sinh học chôn vỏ chai thuốc trừ sâu. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền không đánh bắt thủy sản bằng những hình thức hủy diệt và nguy hiểm như chích điện, nổ mìn… Thực hiện việc đặt các thùng rác công cộng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ mội trường, không xả rác bừa bãi, đặc biệt trên sông rạch, mương nước… Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
2.3.6. Sự tham gia của các bên vào du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ, An Giang
2.3.6.1. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Những người dân tham gia hoạt động Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ đều là những người dân bản địa sinh ra và lớn lên ở đây.
CĐĐP tham gia vào các hoạt động du lịch đã tận dụng được nhà cửa, không gian sinh hoạt của gia đình, và các nguồn lực khác, qua đó, tạo được việc làm mang lại thu nhập cho các hộ gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức, kỹ năng sống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bảng 2.5. Số lao động tham gia dịch vụ Du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ
2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |
Dịch vụ Homestay | 10 | 14 | 20 | 20 | 22 |
Vườn sinh thái ẩm thực | 6 | 6 | 12 | 17 | 20 |
Trải nghiệm nông nghiệp | 0 | 0 | 3 | 3 | 5 |
Hướng dẫn viên địa phương | 2 | 3 | 5 | 6 | 6 |
Trải nghiệm nghề truyền thống | 1 | 1 | 2 | 2 | 3 |
Dịch vụ vận chuyển | 15 | 18 | 22 | 22 | 20 |
Du lịch di sản | 4 | 4 | 7 | 7 | 7 |
Đờn ca tài tử | 8 | 8 | 10 | 12 | 12 |
Bán sản phẩm lưu niệm | 1 | 1 | 3 | 2 | 3 |
TỔNG | 47 | 55 | 84 | 91 | 98 |
Nguồn: Trung tâm Du lịch Nông dân An Giang Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch tại các điểm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tăng đáng kể trong khoảng thời gian từ 2022 đến 2024. Năm 2020 tại cù lao Ông Hổ chỉ có khoảng trên 40 lao động tham gia hoạt động du lịch ở địa phương, trong đó chủ yếu là những lao động phục vụ các hoạt động dịch vụ du lịch như homestay, dịch vụ vận chuyển (xe ôm, xe lôi)… Đến năm 2024 số lượng người tham gia du lịch ở địa phương tăng lên đáng kể, với khoảng 100 lao động tham gia hoạt động du lịch, với các hoạt động kinh doanh: dịch vụ lưu trú, vườn sinh thái ẩm thực, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp… Nhìn chung du lịch đã góp phần tạo công ăn việc làm cho địa phương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Theo kết quả điều tra phỏng vấn thì trong các hộ gia đình ở cù lao Ông Hổ, số người làm việc trong lĩnh vực du lịch không nhiều, phần lớn họ tập trung trong ngành nông nghiệp trồng lúa và hoa màu, một số hộ gia đình đã tham gia vào dự án Du lịch nông nghiệp do tổ chức Nông dân Hà Lan hỗ trợ thì hầu hết các thành viên trong gia đình đều tham gia vào lĩnh vực này, đặc biệt những hộ gia đình kinh doanh lưu trú, vườn sinh thái ẩm thực, dịch vụ vận chuyển… Thu nhập họ có được từ lĩnh vực du lịch cao hơn so với các ngành khác và cao hơn những công việc trước đây, sức lao động về thể chất của họ không cực nhọc, họ chỉ thể hiện sự khéo léo, nhanh nhạy và tận tình của mình là chủ yếu. Từ những lợi ích kể trên, du lịch ngày càng thu hút cộng đồng tham gia, số lượng lao động và số lượng công ăn việc làm ngày càng nhiều và thu nhập ngày càng được cải thiện hơn.
Lao động tại các điểm có sự tham gia của cộng đồng tại cù lao Ông Hổ tiếp tục thu hút giới trẻ trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống gắn với vườn sinh thái, thu hút giới trẻ theo học các lớp đào tạo về du lịch, ngoại ngữ để phục vụ cho khách khi đến thăm địa phương mình.
Thu nhập bình quân đầu người tại cù lao Ông Hổ tăng đáng kể trong các năm, đặc biệt là năm 2020, thu nhập bình quân là 11,8 triệu/năm thì năm 2022 là 16,2 triệu/năm, đến năm 2024 là 26,1 triệu/năm, trong sự ra tăng thu nhập bình quân này có sự đóng góp không nhỏ của du lịch dựa vào cộng đồng.
Bảng 2.6 Thu nhập bình quân đầu người/năm ở cù lao Ông Hổ (đơn vị: triệu đồng)
2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |
Thu nhập bình quân đầu người/ năm | 11,8 | 13,3 | 16,2 | 21,3 | 26,1 |
Nguồn. Báo cáo Kinh tế – Xã hội xã Mỹ Hòa Hưng(2020 -2024)
Chăm lo tốt gia đình chính sách, gia đình nghèo, neo đơn, trẻ mồ côi, nâng mức sống gia đình chính sách lên mức khá so khu dân cư; thực hiện tốt việc vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, đã cất sửa được 11 căn nhà tình nghĩa trị giá 510 triệu đồng, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo, tạo việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3,19% năm 2020 xuống còn 1,35% năm 2024. Bảng 2.7. Tỷ lệ hộ nghèo ở cù lao Ông Hổ (Đơn vị: %)
2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |
Tỷ lệ hộ nghèo | 3,19 | 2,97 | 2,48 | 1,92 | 1,35 |
Nguồn: Báo cáo kinh tế – xã hội xã Mỹ Hòa Hưng (2020 -2024)
Việc phát triển du lịch tại các địa phương không chỉ đem lại công ăn việc làm, góp phần cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà còn đem lại nhận thức mới cho người dân, giúp họ học được cách sống văn minh, lịch sự, và giữ gìn nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình nhiều hơn. Tính đến 2024 có 7/9 ấp đạt danh hiệu “ấp văn hoá”, 84,3% gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hoá”, hàng năm có biểu dương khen thưởng danh hiệu gia đình văn hóa; đặc biệt thực hiện tốt mô hình cổng chào, hàng rào cây xanh và cột cờ đúng quy định tại ấp Mỹ Thuận, Mỹ Hiệp và Mỹ an 2; phát triển các thiết chế văn hóa, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nhân cách người dân Mỹ Hòa Hưng “thân thiện, hiếu khách”.Phát huy hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa gắn với Trung tâm học tập cộng đồng. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Số hộ đạt gia đình văn hóa ngày càng tăng, đây là điều kiện tốt cho các dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Các điểm du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ như ở xã Mỹ An 1, Mỹ Long 1, Mỹ Khánh… số lượng gia đình văn hóa đều tăng qua các năm, du lịch đã đem văn minh tới cho cộng đồng.
Tuy nhiên tác động, ảnh hưởng của du lịch dựa vào cộng đồng tới cù lao Ông Hổ chưa thực sự mạnh mẽ hiệu quả trên diện rộng, số người hưởng lợi từ du lịch còn quá ít, và lợi ích từ du lịch chưa đủ mạnh để cải thiện và thay đổi r nét cuộc sống người dân. Phần lớn người dân còn thờ ơ, chưa hiểu r về ảnh hưởng tích cực của du lịch dựa vào cộng đồng, vì vậy, họ còn thấy lạ lẫm, tỏ thái độ chú ý, d i theo khi có những đoàn khách du lịch đang trải nghiệm tại địa phương.
Vì vậy, để du lịch dựa vào cộng đồng có một vị trí hơn nữa đối với việc giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người dân thì cần phải có chương trình, dự án phát triển du lịch phù hợp, việc phân chia trách nhiệm và lợi ích phải phân bổ công bằng đến các hộ dân, đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, nâng cao khả năng nhận thức của cộng đồng để họ ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong phát triển du lịch.
2.3.6.2. Sự tham gia của khách du lịch
Du khách trong nước đến với cù lao Ông Hổ chủ yếu viếng thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đặc biệt vào các dịp lễ hội. Ngoài ra, cù lao Ông Hổ còn đón khách du lịch địa phương tham quan cụm miếu Ông Hổ, chùa Chư Vị và thưởng thức ẩm thực tại các vườn sinh thái ẩm thực tại ấp Mỹ Khánh và Mỹ An 1. Với giá trị lịch sử truyền thống gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã tác động mạnh mẽ, nhằm giáo dục ý thức cách mạng, nâng cao lòng tự hào về quê hương đất nước. Vì vậy, hàng năm, rất nhiều trường tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL tổ chức cho học sinh tới viếng thăm, ôn lại giá trị truyền thống tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Du khách nước ngoài đến với cù lao Ông Hổ hàng năm chiếm tỷ lệ không cao. Theo đó, khách nước ngoài đến cù lao Ông Hổ chủ yếu tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng như: sử dụng dịch vụ homestay, trải nghiệm đời sống cùng người dân cù lao, thưởng thức ẩm thực, nghe đờn ca tài tử, du lịch tham quan ruộng đồng, sông nước, nhà vườn, tham gia trải nghiệm sản xuất nông nghiệp, đạp xe trên các con đường liên ấp… Cảnh sông nước, vườn cây trái cùng môi trường sinh thái trong lành, gần gũi với thiên nhiên tạo ấn tượng mạnh cho du khách. Du khách đến cù lao Ông Hổ vừa được sống trong khung cảnh làng quê Nam bộ, vừa được tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng của cù lao Ông Hổ nói riêng, của con người vùng sông nước Cửu Long nói chung, vừa được tham gia trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp và lao động sản xuất mang đậm dấu ấn địa phương. Chính những hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng là phương tiện hiệu quả nhất để đưa những giá trị tự nhiên, văn hóa của vùng đất cù lao đến với du khách, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách.
Tuy nhiên, do hoạt động dịch vụ du lịch chưa thực sự chuyên nghiệp, cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế nên du khách còn cảm thấy chưa thực sự yên tâm khi lưu trú trong các hộ kinh doanh homestay, cảm thấy không an toàn khi tham gia các phương tiện đường bộ và đường thủy. Vì vậy, thời gian lưu trú của du khách ngắn, thường là một đêm hoặc trong ngày.
Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm Du lịch dựa vào cộng đồng tại
Bảng 2.8 Tỷ lệ du khách thích sử dụng các sản phẩm du lịch của Cộng đồng địa phương (%)
Các loại sản phẩm du lịch | KDL quốc tế | KDL nội địa |
Homestay | 32 | 12 |
Vườn sinh thái ẩm thực | 14 | 40 |
Trải nghiệm nông nghiệp | 24 | 12 |
Du lịch sông rạch | 40 | 24 |
Du lịch di sản (khu di tích, đình,chùa, miếu) | 26 | 34 |
Hướng dẫn viên địa phương | 18 | 10 |
Các phương tiện vận chuyển | 8 | 18 |
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê
2.3.6.3. Sự tham gia của công ty du lịch Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Số lượng các công ty du lịch tham gia vào hoạt động Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ rất ít, phần lớn là những công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh An Giang và một số công ty trên địa bàn Cần Thơ, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh…
Các công ty lữ hành thiết kế chương trình du lịch đến Cù lao Ông Hổ thường đi về trong ngày hoặc chỉ coi đây là một điểm tham quan trong toàn bộ chương trình du lịch, chỉ một số ít công ty khai thác dịch vụ homestay có lưu trú qua đêm.
Các công ty du lịch chưa thực sự mặn mà với dịch vụ homestay tại đây do cơ sở vật chất phục vụ lưu trú còn rất hạn chế.
Trên địa bàn không có công ty du lịch nào đầu tư kinh doanh các dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển… các công ty du lịch chỉ thực hiện khai thác sản phẩm du lịch dịch vụ địa phương thông qua việc tham quan di tích, khung cảnh làng quê, ăn uống trong vườn trái cây…
Bảng 2.9. Các công ty du lịch đánh giá về sức hấp dẫn của sản phẩm Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang (%)
Tiêu mục | Rất hấp dẫn | Khá hấp dẫn | Hấp dẫn trung bình | Không hấp dẫn |
Sinh thái, cảnh quan, DL sông rạch | 20 | 40 | 30 | 10 |
Các di tích (khu lưu niệm, đình, chùa, miếu) | 40 | 30 | 20 | 10 |
Vườn sinh thái ẩm thực | 40 | 40 | 20 | 0 |
Vệ sinh môi trường | 30 | 40 | 20 | 10 |
An ninh và an toàn du lịch | 30 | 30 | 20 | 20 |
Nghề thủ công truyền thống | 10 | 30 | 40 | 20 |
Trải nghiệm nông nghiệp | 40 | 30 | 30 | 0 |
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật | 50 | 30 | 10 | 10 |
Văn hóa đời sống của Cộng đồng địa phương | 10 | 50 | 30 | 10 |
Homestay | 10 | 20 | 40 | 30 |
Dịch vụ ăn uống trong nhà cổ | 20 | 30 | 40 | 10 |
Dịch vụ vận chuyển | 0 | 20 | 30 | 50 |
Hướng dẫn viên địa phương | 10 | 20 | 50 | 20 |
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê
2.3.6.4. Sự tham gia của chính quyền địa phương Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Trong hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, chính quyền địa phương chỉ tham gia phối hợp trong việc thực hiện dự án “Xây dựng trung tâm du lịch nông dân tỉnh An Giang”. Theo đó, chính quyền địa phương thực hiện việc tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng. Với Dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ, chính quyền địa phương tại xã Mỹ Hòa Hưng đã thực hiện việc phối hợp hiệu quả, thực hiện việc tập hợp, tuyên truyền, phổ biến cho người dân thấy được ý nghĩa của việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương.
Chính quyền địa phương đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa cộng đồng với thế giới bên ngoài, tích cực xây dựng theo các tiêu chí nông thôn mới.
Chính quyền xã Mỹ Hòa Hưng đã hỗ trợ Cộng đồng địa phương về các chính sách và vốn để xây dựng và nâng cấp Cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, trùng tu các Di tích lịch sử văn hóa, xếp hạng các Di tích lịch sử văn hóa.
Chính quyền địa phương tại đây mới chủ yếu quản lý các hoạt động Du lịch dựa vào cộng đồng về con người, cấp giấy phép kinh doanh, thu thuế.
2.3.6.5. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân
Tại cù lao Ông Hổ chưa có quy họach chi tiết, cụ thể về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tuy nhiên, trong Dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện có tên “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch Nông dân tỉnh An Giang” từ 2021 đến 2024 đã tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ.
2.3.7. Phân tích Swot về du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 2, tác giả thực hiện phân tích theo ma trận SWOT nhằm vận dụng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, đề ra kế hoạch khác biệt hóa và phòng ngừa rủi ro trong phần giải pháp phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Bảng 2.10. Phân tích SWOT
Tiểu kết chương 2:
Trong chương 2 của luận văn, tác giả bắt đầu từ việc khái quát chung về vùng đất cù lao Ông Hổ, từ lịch sử, truyền thuyết cho đến các số liệu về dân cư, đơn vị hành chính…Đồng thời, luận văn tập trung phân tích, đánh giá khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của cù lao Ông Hổ qua các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các nguồn lực KT – XH và kỹ thuật bổ trợ như: y tế, giao thông, thông tin truyền thông, an ninh trật tự…Trong đó, luận văn tập trung nhấn mạnh các yếu tố cảnh quan, không gian sinh hoạt cộng đồng và các tài nguyên du lịch nhân văn như: di tích lịch sử, các nghề truyền thống và các phương thức canh tác, các loại cây trồng của địa phương, những yếu tố này cũng chính là điểm nổi bật trong các tài nguyên du lịch ở cù lao Ông Hổ
Chương 2 của luận văn tiếp tục phân tích hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang, thông qua việc phân tích cơ cấu tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch (lưu trú, ăn uống, vận chuyển, kinh doanh từ nghề sản xuất truyền thống, kinh doanh hàng hóa và đồ lưu niệm, hoạt động hướng dẫn), phân tích đặc điểm nguồn khách, hoạt động xúc tiến, hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. Đồng thời với việc phân tích hiện trạng hoạt động Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, luận văn còn phân tích sự tham gia của các bên vào Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ như: Cộng đồng địa phương, khách du lịch, công ty du lịch, chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao […]