Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát về huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng
Lạc Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt 12km, có diện tích tự nhiên là 130.963,40 ha chiếm 19% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Lạc Dương phía đông giáp huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa), huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận); phía bắc giáp huyện Krông Bông và huyện Lak (tỉnh Đắc Lắc); phía nam giáp thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương; phía Tây giáp huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).
Huyện Lạc Dương ngày nay, trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng ở Nam Tây Nguyên. Lạc Dương từng là căn cứ của Khu ủy Khu VI (1961-1962) và Tỉnh ủy Tuyên Đức (1961-1965); xã căn cứ đã kiên cường bám trụ và cung cấp nhiều sức người, sức của cho cách mạng. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đồng bào các dân tộc Lạc Dương đã đùm bọc, cưu mang nhiều cán bộ Cách mạng của tỉnh Lâm Đồng, tải đạn, tiếp lương và phục vụ chiến đấu để bảo vệ vùng căn cứ cách mạng, bảo vệ các cơ quan đầu não của Tỉnh. (UBND Huyện Lạc Dương)
Trong lịch sử đấu tranh cải tạo thiên nhiên và chống ngoại xâm, đồng bào các dân tộc ở Lạc Dương luôn luôn phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo và đóng góp tích cực cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Năm 1975 sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Lạc Dương được thành lập. Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 116/CP ngày 14/3/1979, thành lập lại huyện Lạc Dương. Đây là sự kiện quan trọng của nhân dân các dân tộc trong huyện, mở đầu giai đoạn huyện Lạc Dương được hình thành về mặt pháp lý và tích cực chuẩn bị các điều kiện để xây dựng huyện.
Sau khi thành lập Huyện Lạc Dương, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đã được hình thành từ Huyện đến cơ sở. Hiện nay, huyện Lạc Dương có 6 đơn vị hành chính gồm thị trấn Lạc Dương, xã Lát, xã Đạ Sar, Xã Đạ Nhim, xã Đạ Chais, xã Đưng K’Nơh. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Huyện Lạc Dương nằm trên thượng nguồn của 2 con sông lớn là sông Đồng Nai (thuộc lưu vực sông Đồng Nai) ở phía Đông Bắc và Đông Nam và sông K’Rông Nô (thuộc lưu vực sông Mê Kông) ở phía Tây Bắc và Tây Nam. Núi cao hùng vĩ, những khu rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh, hồ Đan Kia- Suối Vàng, núi Lang Biang tạo nên những cảnh đẹp kì vĩ nên thơ với hơn 40 cộng đồng dân tộc thiểu số đậm nét văn hóa và phong tục tập quán, Lạc Dương hứa hẹn nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn du khách.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Địa chất, địa mạo
Lạc Dương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, có 3 dạng địa hình chính: núi cao, đồi núi thấp đến trung bình, thung lũng.
- Dạng địa hình núi cao: Khu vực có độ dốc lớn (trên 20oC), có độ cao 1.5002.200m so với mực nước biển, chủ yếu có nguồn gốc xâm nhập Jura- creta (granite- dacite…) hoặc trầm tích (phiến sa, phiến sét…) chiếm khoảng 80- 85% đất tự nhiên toàn huyện, hầu hết diện tích ở dạng địa hình này là rừng đầu nguồn nước hệ thống sông Đa Nhim nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
- Dạng địa hình đồi núi thấp hoặc trung bình: Các dải đồi hoặc núi ít dốc (dưới 20 độ) có độ cao trung bình 1.500m, ở dạng địa hình này, phần lớn có nguồn gốc phun trào Bazan với đất nâu đỏ chiếm 8-10% tổng diện tích đất toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía nam. Khả năng sử dụng tùy thuộc vào độ dốc, tầng dày. Khí hậu và điều kiện có thể chuyển canh cây công nghiệp lâu năm (như cây cà phê…).
- Dạng địa hình thung lũng: Diện tích chiếm khoảng 2-3% diện tích đất toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn, có độ cao so với mực nước biển từ 850-1.500m, độ dốc phổ biến từ 3-8 độ, hầu hết diện tích thuộc dạng địa hình này là các loại đất phù sa và dốc tụ, nguồn nước dồi dào, tạo điều kiện cho việc trồng lúa và hoa màu.
2.2.2. Thổ nhưỡng
Huyện Lạc Dương có 5 nhóm đất chính: Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
- Nhóm đất Ferali: là loại đất chính ở Lạc Dương có diện tích 102.500 ha chiếm 78,3% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích là 23.248 ha chiếm 17,8% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất dốc tụ: Có diện tích 1.710 ha chiếm 1,3% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất mùn axit trên núi cao: Có diện tích 1.455 ha chiếm 1,1% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất phù sa sông suối: có diện tích là 1.282 ha chiếm 1% diện tích đất tự nhiên.
Khí hậu
Thời tiết và khí hậu là tài nguyên hết sức quý giá và đặc thù đối với du lịch tại Đà Lạt và vùng phụ cận. Lạc Dương thuộc đới rừng gió mùa á xích đạo với một mùa khô rõ rệt kéo dài. Trong các nhân tố hình thành khí hậu ở đây thì vị trí địa lý và độ cao có vai trò đặc biệt.
Do ở độ cao từ 1.500m đến 1.600m so với mực nước biển nên Lạc Dương có khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16-22o C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (16,4o C), tháng năm có nhiệt độ trung bình cao nhất (19,70 C), nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Biên độ dao động giữa ngày và đêm lớn ( 90C), các tháng mùa khô biên độ nhiệt giảm còn 6-70 C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1.700-1.800mm. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.335 giờ, bình quân 6,4 giờ/ngày. Lạc Dương chịu ảnh hưởng của các hướng gió chính là đông bắc và tây nam với tốc độ gió bình quân 2,1-3m/s. Nhìn chung khí hậu Lạc Dương quanh năm ôn hòa, mát mẻ, trong lành, rất thích hợp cho việc phát triển du lịch.
- Khoáng sản
Lạc Dương thuộc nhóm huyện không giàu về khoáng sản, các loại khoáng sản chủ đạo của tỉnh Lâm Đồng như: vàng, thiếc, bô xít, đá quý, cao lin, than nâu, đều không có ở huyện Lạc Dương hoặc có (vàng, thiếc) nhưng ở dạng sa khoáng, trữ lượng thấp. Tuy nhiên, có thể khai thác sét, đá, cát làm gạch ngói và vật liệu xây dựng cho nhu cầu xây dựng nông thôn.
- Tài nguyên rừng
Rừng huyện Lạc Dương có tính đa dạng sinh học rất cao với thành phần số lượng cá thể các loài rất phong phú:
- Thực vật: Hệ thực vật rừng huyện Lạc Dương điển hình cho kiểu rừng kín thường xuyên mưa ẩm và khá phong phú về chủng loại. Hệ thực vật gồm có 827 loài trong đó có 246 loài cho hoa đẹp và quý, 212 loài cây thuốc, 14 loài cho nhựa, 28 loài cho tinh dầu.
- Động vật: Có 382 loài động vật cư trú, trong đó có 61 loài quý hiếm (25 loài thú, 19 loài chim, 14 loài bò sát, 3 loài lưỡng thể), 10 loài đang bị đe dọa diệt chủng như: bò tót, vượn má hung, gấu, ngựa…Rừng ở đây lưu giữ lượng lớn nguồn gen động vật quý hiếm, có giá trị cao trong việc nghiên cứu khoa học nên cần được chú trọng bảo vệ…
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
2.3.1. Dân cư và lao động
2.3.1.1 Dân cư
Tổng số dân toàn huyện thời điểm tháng 11/2023 là 26.416 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 19.268 người chiếm 72,9% dân số toàn huyện. Các dân tộc thiểu số đang sống trên địa bàn huyện: K’Ho (K’Ho-Cil, K’Ho- Lạch), Chu Ru, Thái, Ê Đê, Nùng, Tày, Hoa, Chăm. Lạc Dương là huyện đa dân tộc, đa tôn giáo. Nhân dân các dân tộc bản địa theo 03 tôn giáo chính là Công giáp, Tin lành và Phật giáo, trong đó đạo Công giáo và Tin lành có trên 17.000 tín đồ, chiếm trên 73% dân số toàn huyện. Hiện có 01 giáo xứ, 02 Họ giáo đồng bào công giáo; 16 Chi hội, Hội thánh và 04 điểm nhóm Tin lành.
Ngành nghề chủ yếu của các dân tộc trên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và rau màu, cà phê; ngoài ra còn làm rượu cần, dệt thổ cẩm, dịch vụ văn hóa cồng chiêng.
Người dân có đức tính cần cù yêu lao động, yêu quê hương, buôn làng; lực lượng lao động có đào tạo là một trong những nguồn lực có tiềm năng để phát triển du lịch.
Bảng 2.1: Các dân tộc ở Lạc Dương
2.3.1.2 Lao động
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số lượng người lao động trong hoạt động du lịch sản xuất và dịch vụ ngày càng đông. Việc nắm vững số dân, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, Lạc Dương vẫn là một huyện nghèo và đời sống người dân đang còn nhiều khó khăn.
Bảng 2.2: Điều kiện kinh tế xã hội- Phân loại giàu nghèo của các xã
2.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, trong thập kỉ qua, nền kinh tế của Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tỉnh đã huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế- xã hội địa phương đạt kết quả tốt:
Chính những kết quả được trong huy động nguồn lực đầu tư như trên đã góp phần quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Tốc độ GDP bình quân mỗi năm đạt 20,5%, thu nhập bình quân của mỗi người dân đạt 29,5 triệu đồng.
Nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định và phát triển, thu nhập của người dân trong tỉnh không ngừng tăng, nhu cầu du lịch ngày càng nhiều cũng là một trong những động lực thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch của địa phương.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội hiện có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt động ngành nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.
Theo báo cáo kết quả triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn huyện có 715 hộ chiếm tỷ lệ 11,9% và hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 699 hộ chiếm tỷ lệ 97,8% tổng số hộ cận nghèo.
Bảng 2.3: Số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Lạc Dương.
2.3.2.1 Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
- Hệ thống giao thông
Theo UBND huyện Lạc Dương, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2018 đến nay, huyện Lạc Dương đã đầu tư trên 216 tỷ đồng xây dựng gần 60km đường giao thông tuyến huyện, liên xã, liên thôn, đồng thời xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp một số cây cầu bê tông, cầu treo trên địa bàn. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Trong đó ngân sách Trung ương đầu tư trên 139 tỷ đồng, vốn địa phương gần 50 tỷ đồng, nguồn vốn khác 27 tỷ đồng, nhân dân góp gần 1 tỷ đồng, đồng thời tham gia hàng ngàn ngày công lao động, hiến đất để làm công trình. Việc hoàn thành các tuyến đường giao thông trên địa bàn không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, phục vụ vận chuyển hàng hóa, mà còn góp phần hoàn thành tiêu chí giao thông nông thôn trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện Lạc Dương.
Hệ thống cơ sở hạ tầng nơi đây đã được tỉnh Lâm Đồng và Tổng Cục du lịch triển khai xây dựng như: Đường Tùng Lâm- Xã Lát, đường sân bay Cam Ly, Đường thị trấn đỉnh Langbiang, đường vòng hồ Dankia, đường thị trấn- đỉnh Langbiang, đường vòng hồ Đankia, đường trục chính khu văn hóa du lịch Langbiang, đường đi trung tâm Kị Mã, đường xã Đạ Sar…
Trong thời gian tới, huyện Lạc Dương tiếp tục chú trọng đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn đã xuống cấp, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông.
- Hệ thống cấp điện nước và bưu chính viễn thông
Về cơ bản, hệ thống hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện đã được xây dựng tương đối, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. 100% số thôn và hơn 98,2% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. 90% số hộ được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia được quản lý sử dụng bởi công ty Điện lực Lạc Dương. Nước sạch được cung cấp chính bởi nước giếng khoan và giếng đào tại các xã. Nhà máy nước Suối Vàng- Đan Kia cấp chủ yếu cho trung tâm thị trấn, xã Lát. Mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong và ngoài nước, Mạng lưới cáp quang đã đến tận các xã, đến nay có khoảng 27% hộ gia đình và 100% cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ Internet.
- Cơ sở y tế
Hiện nay, về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực từ huyện đến cơ sở đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trạm y tế các xã, thị trấn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, được trang bị khá đồng bộ các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị phù hợp với từng tuyến theo quy định của Bộ Y tế. Ngành Y tế Lạc Dương đã tăng cường đào tạo theo địa chỉ, đào tạo định hướng chuyên khoa phù hợp với công tác khám chữa bệnh tại địa phương. Cử đi đào tạo nhiều bác sĩ, dược sĩ đại học, trên đại học, cử nhân điều dưỡng để kịp thời bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Y tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện.
2.3.2.2 Giáo dục Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Trên địa bàn huyện có hệ thống trường phổ thông các cấp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân tại thị trấn, xã. Lạc Dương hiện có 23 trường học, trong đó có 3 trường trực thuộc Sở GD&ĐT Lâm Đồng quản lý gồm: Trung học phổ thông (THPT) Langbiang, THCS -THPT Đạ Sar và Phổ thông Dân tộc nội trú huyện; 20 trường còn lại do Phòng GD&ĐT huyện quản lý gồm 7 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 6 trường THCS (với 4 trường THCS, 2 trường có cả cấp tiểu học và THCS). Tổng số học sinh trên địa bàn huyện thuộc Phòng GD&ĐT quản lý khoảng trên 5.200 học sinh. Mạng lưới trường học trên địa bàn huyện đến nay đã phủ đều đến các xã – thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học.
Là huyện có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu và chưa đồng bộ, vì vậy, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục huyện Lạc Dương luôn xác định thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển sự nghiệp giáo dục nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung.
Đến nay, toàn huyện có 5/20 trường học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 25%, trong đó, có 1 trường đạt chuẩn mức độ 2. Các trường còn lại đang xây dựng từng bước đạt các chuẩn theo quy định.
2.3.2.3 Văn hóa nghệ thuật
Lạc Dương là huyện có sự đặc sắc về văn hóa nghệ thuật: Ngoài bộ cồng chiêng gồm 6 chiếc thì còn có các nhạc cụ truyền thống khác như kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrta), trống (Sơ gơr) được biểu diễn với lời ca hoặc độc tấu. Ngoài ra dân tộc K’ho còn có kho tàng sử thi, trường ca khá độc đáo.
2.4. Tài nguyên du lịch Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
2.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Lạc Dương là một trong những huyện có địa hình phân tầng và có nhiều núi cao nhất vùng Nam Tây Nguyên: Bi Đúp (2.287m), Lang Biang (2.167m), Hòn Giao (2.062m), Chư Yan Du (2.040m), Chư Yan Kao (2.006m).
- Thảm thực vật:
Diện tích rừng tự nhiên của huyện Lạc Dương là 107.376,96 ha, Diện tích rừng lá kim là 51.694,51 ha đạt tỷ lệ 54,1% so với toàn tỉnh.
Theo quy hoạch có ba loại rừng: rừng sản xuất là 346.524ha, chiếm 53,38%, rừng phòng hộ là 211,075 ha, chiếm 32,49%, rừng đặc dụng là 91,770 ha, chiếm 14,13% (theo số liệu của Sở NN&PTNN tỉnh Lâm Đồng).
Rừng Lạc Dương có trữ lượng gỗ rất lớn, nhiều chủng loại. Các nhà lâm học ở Viện nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam đã khẳng định rằng Bidoup là một mẫu rừng cổ nguyên sinh chuẩn nhất ở Tây Nguyên còn sót lại nhờ vào địa thế hiểm trở. Hệ động thực vật ở đây rất đa dạng, phong phú.
VQG Bidoup- Núi Bà có tới 1.468 loại thực vật thuộc 161 họ, 673 chi trong đó có 91 loại đặc hữu, 62 loại quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đây còn là nơi quần tụ của 2/3 loài thông hiện diện ở Việt Nam, trong đó, có thông 2 lá dẹt, thông 5 lá, thông tre và đặc biệt là loài thông đỏ chữa được bệnh ung thư, hàng chục loài lan đặc hữu. Ở đây, cũng phát hiện nhiều loại cây dược liệu có giá trị hàng hóa như: Cẩu tích, đản sâm, củ cung, sa nhân, tô hạp, hương nhu xạ, bạch linh, sâm Ngọc Linh… Về lâm nghiệp, toàn huyện có khoảng 2.436,69 ha chiếm 87,43% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, rừng đặc dụng 61.395,38 ha (chiếm 46,4%) rừng phòng hộ đầu nguồn 71.051,31 ha chiếm 53,6%.
- Động vật:
Về động vật, rừng có 382 loài, 95 họ thuộc 27 bộ, trong đó có 36 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam như Sói lửa, Gấu chó, Gấu ngựa, Báo lửa, Báo hoa mai, Bò tót… Tê giác Java chỉ còn lại 7-8 cá thể là loại đặc biệt quý hiếm đang đứng trước nguy cơ diệt chủng cao. Đây là nơi cư trú của nhiều loại quý hiếm như Tê Giác một sừng, Nai cà tong, Hổ, Bò tót… Các bộ thú quan trọng như bộ Linh trưởng, bộ móng guốc ngón chẵn, bộ Cánh da, bộ ăn sâu bọ cũng đều xuất hiện phổ biến tại Lâm Đồng. Tại vườn quốc gia Bi Đoup- núi Bà huyện Lạc Dương các nhà nghiên cứu động vật đã thống kê được 27 loài động vật quý hiếm, 9 loại chim đang có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu.
Đất đai, khí hậu, nguồn nước, thích hợp, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo hướng nông nghiệp cao như: trồng rau, hoa xuất khẩu, nuôi cá nước lạnh, chăn nuôi đại gia súc…Độ che phủ rừng đạt 88%, hệ động thực vật phong phú, cùng với hệ thống sông, suối, hồ, thác nước, cho phép Lạc Dương khai thác thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái, du lịch Homestay, du lịch nghỉ dưỡng…
2.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Huyện Lạc Dương là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số có những nét riêng về lối sống, kiến trúc nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động sản xuất làng nghề truyền thống của mình. Điều này cũng cuốn hút du khách đến tìm hiểu, tham quan và trải nghiệm thực tế về cuộc sống, phong tục tập quán hàng ngày của dân cư địa phương.
2.4.2.1 Di sản văn hóa
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bắt nguồn từ nền văn minh trống đồng nổi tiếng khoảng 3.000 năm trước. Đây là loại hình diễn tấu cồng chiêng đặc sắc dựa theo cách sắp xếp giai điệu phù hợp bối cảnh các lễ hội gắn với sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng cư dân làng bản ở Tây Nguyên sáng tạo và lưu giữ.
Năm 2005, sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là sự kiện văn hóa lớn của người Tây Nguyên nói chung và người dân Lạc Dương nói riêng. Trải qua bao nhiêu năm, bao nhiêu thế hệ, đồng bào Cil, Lạch sống dưới chân núi Lang Biang vẫn giữ nguyên một nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của văn hóa cồng chiêng. Với bà con đồng bào dân tộc nơi đây, tiếng cồng tiếng chiêng là thứ không thể thiếu trong tất cả các lễ hội từ mừng lúa mới, đặt tên con, lễ hội đâm trâu đến lễ bỏ mả. Tiếng cồng chiêng chính là thứ để kết nối con người với con người, con người với cộng đồng.
Hiện nay, tại các bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đồng còn khoảng 2.700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với công chiêng Tây Nguyên được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu.
2.4.2.2 Lễ hội văn hóa dân gian Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên và các di tích lịch sử kiến trúc, Lâm Đồng còn có một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc gắn với tập quán sinh hoạt và lao động truyền thống của nhân dân các dân tộc ít người và có giá trị đối với phát triển du lịch.
Cũng như đa số các cư dân nông nghiệp khác, do sống trong điều kiện hầu như hòa nhập vào tự nhiên nên nhân dân các dân tộc ít người ở Lạc Dương còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và tín ngưỡng của họ. Đây là các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp mang tính sơ khai.
Trong quan niệm của người Mạ, người K’Ho, Mông hay Churu, tự nhiên không phải là vô tri, mà là một thế giới hữu linh cũng có những tình cảm và lối ứng xử như thế giới loài người và hai bên hoàn toàn có thể hiểu được nhau và đối thoại được với nhau. Do vậy, trước khi làm việc gì tác động đến thế giới tự nhiên người ta phải cúng lễ theo một nguyên tắc nghiêm ngặt. Tiêu biểu là các lễ hội cúng cơm mới, lễ hộ cồng chiêng và lễ hội đâm trâu.
2.4.2.3 Nghề thủ công truyền thống
Giá trị đích thực của làng nghề truyền thống là giá trị của lao động sáng tạo, gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo trong việc tạo tác sản phẩm của cả cộng đồng dân cư. Chính tình yêu lao động và óc sáng tạo cái đẹp đã làm nên một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Lâm Đồng cũng là nơi có các nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch cao.
Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đạ Đơng, người Lạch ở Lạc Dương. Sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc nơi đây là những tấm đắp (ùi- tơ), váy (ùi- ngoách),khăn choàng cổ (Che – woan – ko) và các loại ví, túi xách bằng thổ cẩm. Nguyên liệu của nghề dệt truyền thống là sợi bông và các loại cây tạo màu được lấy từ trong tự nhiên. Ngày nay, đồng bào dân tộc Chil sử dụng các loại sợi chỉ và sợi len công nghiệp để làm ra những sản phẩm dệt thổ cẩm đa sắc màu, phục vụ việc sử dụng hàng ngày của mình và bán cho khách du lịch. Thông qua tấm vải dệt, người phụ nữ K’Ho đã gửi gắm tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người bằng những hóa văn sinh động, gần gũi trong đời sống hàng ngày như bông hoa, hình người, muông thú, cây nêu, nhà sàn…
Ngoài ra nghề rèn của người Mạ cũng rất độc đáo. Chủ yếu là rèn các công cụ lao động và vũ khí săn bắn.
Bảng 2.4: Tóm tắt tài nguyên du lịch huyện Lạc Dương.
Nhóm tài nguyên | Tập hợp tài nguyên | Yếu tố |
Văn hóa kinh điển | Tập quán sinh hoạt, truyền thống, dân tộc, tôn giáo. | Tục ma chay, cưới hỏi, lễ tết, tục bắt chồng, tục uống rượu cần, lễ hội cồng chiêng, lễ cúng lúa mới và các luật tục trong xã hội của đồng bào người dân tộc K’Ho. |
Tự nhiên | Phong cảnh, hệ thống thảm thực vật | Phong cảnh thiên nhiên cùng hệ thống thảm thực vật phong phú bao gồm các loại như Chò sót, Chò Nước, Pơmu, Thông năng, thông chàm, thông 5 lá (đây là loại cây rất hiếm chỉ có ở núi cao như Lang Biang), ngô tùng, thông hai lá dẹt (là loại thông quý hiếm trên thế giới, thân có thể lớn 4m, cao trên 20m). Bên cạnh đó còn có dổi, long não, thông tre, thông long gà… |
Hồ | Hồ Đan Kia- Suối Vàng | |
Núi | Có đỉnh núi Lang Biang là đỉnh núi cao nhất Đà Lạt với độ cao 2.167m so với mực nước biển. Đây là một địa điểm thu hút khách du lịch trong những năm qua.
Ngoài ra còn có: Bi Đúp (2.287m), Hòn Giao (2.062m), Chư Yan Du (2.040m), Chư Yan Kao (2.006m). Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương. |
|
Khí hậu | Khí hậu mát mẻ với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 18-22 độ C. | |
Giao thông | Có hệ thống giao thông đến tận các xã vùng sâu vùng xa | |
Thiết bị thông tin | Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh với hệ thống các bưu cục, tổng đài đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân địa phương. Bên cạnh đó còn có bưu điện huyện, bình quân 76 người/ máy điện thoại và đã hoàn thành việc cáp quang hóa. | |
Tài nguyên bổ trợ | Danh thắng | Đỉnh Lang Biang, Đỉnh RaĐa, hồ Đan kia- Suối Vàng, Làng Cù Lần, VQG Bi- Đoup và nhiều điểm du lịch dã ngoại khác. |
Điều kiện tài nguyên thu hút đầu tư | Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đang từng bước được quan tâm đầu tư. Khi tỉnh lộ 722, 723 hoàn thiện, đưa vào sử dụng mở ra nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện và đặc biệt là ngành du lịch. | |
Tính cộng đồng trong sinh hoạt | Ngoài sử dụng ngôn ngữ địa phương là tiếng K’Ho thì hầu như mọi người dân trên địa bàn huyện đều nói được tiếng Kinh. |
Nguồn: UBND huyện Lạc Dương năm 2023.
2.5. Thực trạng khai thác hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương
2.5.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở huyện Lạc Dương
2.5.1.1 Các loại hình du lịch hiện có tại huyện Lạc Dương
Là cửa ngõ phía Bắc vào thành phố Đà Lạt, có giao thông kết nối Nha Trang và Nam Tây Nguyên và nhiều điểm du lịch sinh thái, Lạc Dương đã và đang chứng minh một vùng đất nhiều đặc điểm lợi thế về địa lý, kinh tế để phát triển du lịch dịch vụ. Trong 6 tháng năm 2023, nơi đây các ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá, trong đó lượt khách du lịch đạt ước tính 557.000 lượt người, tăng 34,3%; doanh thu dịch vụ du lịch ước tính đạt 38,347 tỷ đồng.
Cũng trong lộ trình đánh thức một vùng kinh tế và hòa nhịp đi trong trục quan hệ phát triển mở theo quy hoạch liên vùng Đà Lạt- Lạc Dương, địa bàn Lạc Dương đã và đang tiếp tục thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài. Hiện nay, huyện có 71 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thuộc các lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp sản xuất nông lâm và công nghiệp- xây dựng. Tổng số vốn đang thực hiện là 4.359,79 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng hơn 5.759 ha, tổng vốn đã thực hiện đầu tư là 1.971,62 tỷ đồng, đạt 45,22% so với vốn đăng kí.
Các địa điểm có tiềm năng khai thác phục vụ du lịch trên địa bàn huyện:
- Khu du lịch văn hóa lễ hội Langbiang.
- Hồ Đan Kia- Suối Vàng
- Thác Ankroet
- Nhà máy thủy điện AnKroet
- Buôn văn hóa cổ K’Ho
- Làng dệt thổ cẩm B’nerC
- Nhà thờ xã Lát
- Khu nông nghiệp công nghệ cao
- Thác 7 tầng xã Đa Sar
- Thác Liêng Tur xã Đạ Chais
- Vườn thú ZooDoo
- Khu du lịch sinh thái Đasar- thủy điện Đa Nhim Thượng
- Thác 9 tầng xã Đưng K’Nớ
- KDL Hồ Thủy điện Đạ Dâng- Đạ Chomo
- KDL Hồ thủy điện Đạ Khai
- KDL Hồ chủy điện Yann Tann Sienn
Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng miền núi được xem là sản phẩm du lịch đặc thù và có sức hấp dẫn đặc biệt, các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với thiên nhiên: Tham quan hệ thống các hồ, thác, sông, suối… tham gia các hoạt động du lịch dã ngoại, thể thao mạo hiểm: Leo núi, cắm trại, đua xe đạp địa hình, vượt thác, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch hội thảo, du lịch sinh thái rừng nguyên sinh… Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Du khách được trải nghiệm cuộc sống của những người nông dân trồng rau, hoa, tìm hiểu về hoạt động sản xuất, canh tác và tham gia cùng gia đình người dân các hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra khách du lịch còn được khám phá đời sống văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa.
2.5.1.2 Thực trạng khai thác các tuyến, điểm tham quan
Không chỉ có các điểm du lịch kết nối rất tốt với du lịch Đà Lạt lâu nay như Khu Du lịch Lang Biang, Khu Du lịch Thung Lũng Vàng, Khu Du lịch Làng Cù Lần, du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, Khu dã ngoại Ma Rừng Lữ Quán…, Lạc Dương hiện còn có 14 dự án phát triển du lịch và dịch vụ du lịch đầu tư vào đây với tổng số vốn đăng ký trên 1.300 tỷ đồng, nhiều dự án đã bắt tay vào khởi động với số vốn triển khai đến nay khoảng trên 216 tỷ đồng.
Đặc biệt, du lịch Lạc Dương lâu nay vẫn duy trì được ưu thế thu hút du khách thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng đặc sắc của mình. Trong hành trình của rất nhiều đoàn khách phương xa khi đến nghỉ dưỡng tại Đà Lạt thường không thể thiếu chuyến tham quan buôn làng người Lạch dưới chân Lang Biang huyền thoại, thưởng thức rượu cần đặc sản cùng các tiết mục văn nghệ độc đáo bên đống lửa bập bùng. Hiện trên địa bàn Lạc Dương có 12 nhóm cồng chiêng hoạt động, trong đó Câu lạc bộ Cồng chiêng Lang Biang tại thị trấn Lạc Dương có 10 nhóm, 2 nhóm còn lại tại 2 Khu Du lịch Làng Cù Lần và Vườn quốc gia Biduop – Núi Bà, tất cả đều là các nhóm chuyên nghiệp.
Để thu hút du khách, Lạc Dương trong những năm gần đây từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, như việc gắn kết du lịch với phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Toàn huyện đến nay có gần 2.000 ha sản xuất rau, hoa, dây tây các loại (chiếm 34% diện tích canh tác của huyện) cùng 16 ha nuôi cá nước lạnh. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đã kết hợp mở cửa cho du khách vào tham quan mua sản phẩm như các trang trại dâu tây dọc theo tuyến Quốc lộ 27C, đường nối Đà Lạt – Nha Trang. Cùng đó là các chuyến du lịch cộng đồng do các công ty du lịch lữ hành điều hành, đưa du khách đến tìm hiểu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với khám phá thiên nhiên tươi đẹp của vùng đất này. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Đến với VQG bạn có thể tham gia các tour như:
- Trekking đỉnh Langbiang cao 2167m.
- Trekking đỉnh Bidoup cao 2287m, là đỉnh núi cao nhất ở cao nguyên Lâm Viên trong 2 ngày 1 đêm.
- Cắm trại qua đêm giữa rừng thông.
- Chiêm ngưỡng thác Thiên Thai giữa rừng.
- Chèo thuyền cao su qua các ghềnh giữa rừng để ngắm là Phong.
- Trek hơn 3km cung đường rừng, băng suối để ngắm lá Phong, tôm, cua suối, xem chim, v.v…
2.5.1.3 Cơ sở lưu trú du lịch
Hiện nay các sản phẩm du lịch của huyện còn nghèo nàn, các khu du lịch chủ yếu khai thác các lợi thế về điều kiện thiên nhiên có sẵn mà ít được đầu tư, tôn tạo; thời gian lưu trú của khách thấp. Việc khai thác các giá trị văn hóa phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế. Các cơ sở lưu trú chưa phát triển. Trên địa bàn huyện mới chỉ có 05 cơ sở lưu trú du lịch với 82 phòng. Đây quả thực là một con số ít ỏi để có thể phục vụ du khách và gia tăng lượng khách lưu trú tại đây.
Gia đình anh Nguyễn Thư Bính ở thôn Đablah, xã Đạ Nhim là một trong những hộ gia đình nhanh chóng nắm bắt được giá trị kinh tế du lịch đem lại, đã và đang bước đầu triển khai mô hình homestay. Khách du lịch đến với lưu trú tại gia đình anh sẽ được tham quan, trải nghiệm sinh hoạt cùng các thành viên trong nhà. Du khách còn được nghe giới thiệu về cách trồng và thu hoạch hồng, cà phê, tự tay thu hoạch sản phẩm được trồng trong nương rẫy của gia đình. Bên cạnh đó, trong mỗi bữa ăn, du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản địa phương do chính tay chủ nhà nấu và phục vụ. Đây chính là một mô hình du lịch cộng đồng cần được quan tâm, hướng dẫn cách thức để người dân mạnh dạn thực hiện và nhân rộng.
2.5.1.4 Khách du lịch và doanh thu
Theo UBND huyện Lạc Dương, trong 5 năm qua, du lịch và hệ thống dịch vụ du lịch của huyện đã có những bước phát triển vượt bậc, cả về mạng lưới, lượng khách đến cùng doanh thu. Nếu như trong năm 2018, lượng khách du lịch đến Lạc Dương chỉ trên 700 nghìn lượt người với doanh thu 31 tỷ đồng thì đến 2023 vừa qua đã có trên 1,25 triệu lượt du khách đến đây với doanh thu trên 90 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng chung của du lịch dịch vụ trong 5 năm qua đạt gần 22%; doanh thu từ du lịch đang chiếm một tỷ trọng rất đáng kể, trên 21% trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Bảng 2.5: Lượng khách đến Lạc Dương giai đoạn 2020-2023
Qua bảng số liệu trên ta thấy, thị trường khách chính của Lạc Dương là thị trường nội địa, tổng lượt khách nội địa chiếm 98,26% tổng lượt khách với tốc độ. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Qua 4 năm ta thấy, tổng lượt khách đến Lạc Dương có nhiều biến động , nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao. Số lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lượng khách, điều này chứng tỏ Lạc Dương vẫn chưa thực sự là một điểm đến được nhiều du khách quốc tế biết đến. Doanh thu du lịch.
Bảng 2.6: Doanh thu du lịch huyện Lạc Dương giai đoạn 2020-2023
Tại Lạc Dương, doanh thu du lịch từ hoạt động du lịch chủ yếu từ việc bán vé tham quan tại các điểm du lịch trọng điểm như Lang Biang, Thung Lũng Vàng, vé xem biểu diễn Cồng Chiêng… Hiện nay với lượng điểm lưu trú du lịch tại Lạc Dương còn rất hạn chế, chính vì vậy doanh thu từ dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí đều nằm ngoài phạm vị huyện. Chủ yếu khách du lịch chỉ ghé qua Lạc Dương tham quan rồi quay về nghỉ đêm tại Đà Lạt. Tuy vậy, Lạc Dương cũng có doanh thu đáng kể và tăng dần trong 4 năm từ 58,6 tỷ đồng năm 2020 lên 90 tỷ đồng năm 2023 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15.6%. Kết quả bảng cho thấy doanh thu du lịch của Lạc Dương tăng liên tục trong giai đoạn 2020-2023. Đặc biệt là từ năm 2022 đến 2023 doanh thu tăng 18 tỷ đồng, nguyên nhân là lượng khách tham quan tăng cao.
2.5.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch
2.5.2.1 Mức độ hài lòng về cảnh quan môi trường
Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của du khách về điều kiện về cảnh quan, môi trường thiên nhiên và môi trường.
Theo bảng khảo sát, mỗi du khách đều có cảm nhận khác nhau về cảnh quan thiên nhiên và môi trường tại đây. Nhìn chung, các ý kiến của du khách đều đánh giá cao cảnh quan núi rừng hoang sơ kì vĩ của Lạc Dương với 52% lượng khách đồng ý. 47% lượng khách cho rằng cảnh quan thiên nhiên của Lạc Dương rất phù hợp cho các hoạt động du lịch dã ngoại. Yếu tố hấp dẫn du khách đến với Lạc Dương chính là khí hậu với giá trị hài lòng 4,17. Đây là một trong những chỉ tiêu mà mức độ hài lòng của du khách được đánh giá cao trong nhóm các tiêu chí đánh giá.
2.5.2.2 Mức độ hài lòng về tài nguyên nhân văn
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của du khách về tài nguyên du lịch nhân văn
Nhân dân các dân tộc Lạc Dương có nền văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, Chính vì vậy yếu tố giá trị văn hóa đặc trưng vùng miền nhận được 42% sự đồng ý và 52% rất đồng ý của du khách. Các giá trị về di tích cấp quốc gia có khả năng thu hút du khách đến tham quan và khu vực có nghề, làng nghề truyển thống thu hút cũng có nhận được sự đồng ý cao của khách du lịch với giá trị 4,17 và 4,12. Đây chính là yếu tố tích cực trong việc phát triển du lịch địa phương đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại mới của huyện Lạc Dương. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
2.5.2.3 Mức độ hài lòng về yếu tố con người
Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của du khách về cộng đồng dân cư
Khi đánh giá mức độ hài lòng của du khách về cộng đồng dân cư địa phương, phần lớn du khách đánh giá cao sự chân thật, gần gũi, thân thiện với du khách với 43% lượng khách đồng ý, giá trị trung bình 4,02. Khách du lịch cũng cho rằng Cộng đồng dân cư nhận thức được lợi ích của du lịch đem lại và người dân có những kĩ năng cơ bản để đón tiếp và phục vụ khách du lịch (3,66).
2.5.2.4 Mức độ hài lòng về cơ sở hạ tầng
Bảng 2.10: Mức độ hài lòng của du khách về cơ sở hạ tầng.
Về mặt cơ sở hạ tầng: Cơ sở Hạ tầng ở Lạc Dương đã phát triển hơn trước rất nhiều, cũng có nhiều hạng mục hoàn thành, về cơ bản đã khá đồng bộ và đầy đủ vì vậy đã nhận được những phản hồi tích cực của du khách. Có 49% du khách đồng ý với tiêu chí hệ thống đường giao thông, đường tham quan đáp ứng được nhu cầu du khách với trị trung bình là 4,42. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển du lịch của huyện Lạc Dương. Hệ thống cung cấp nước sạch cũng được du khách đánh giá cao với 47% du khách đồng ý. Đạt giá trị trung bình cao tiếp theo là hệ thống cơ sở y tế đủ cho các trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, trung tâm thể thao, vui chơi giải trí lại chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Trong thực tế hiện nay trên địa bàn huyện ngoài các điểm du lịch hiện có, du khách khó lòng kiếm được khu vui chơi nào. Mọi hoạt động du lịch trên địa bàn chủ yếu là tham quan, ngắm cảnh thiên nhiên, mua sắm sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương. Vào ban đêm, ngoài khu vực trung tâm thị trấn Lạc Dương có một số quán cà phê, nhà hàng, quán karaoke thì các xã không có địa điểm vui chơi nào có thể phục vụ du khách. Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho du khách không muốn lưu trú qua đêm tại đây, tác động không nhỏ đến doanh thu du lịch.
2.5.2.5 Loại hình cư trú nếu được xây dựng tại đây Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Bảng 2.11: Mong muốn của du khách về loại hình cư trú nếu được xây dựng tại đây.
Với độ tuổi và mức thu nhập khác nhau, mỗi du khách lại có mong muốn về cơ sở lưu trú khác nhau. Nhìn chung, du khách đánh giá cao về việc lưu trú tại nhà người dân (3,93), Làng du lịch (3,68), Nhà nghỉ (3,65). Điều này chứng tỏ, khách du lịch đang có những mong muốn được lưu trú tại chính Lạc Dương để trải nghiệm cùng cuộc sống của người dân địa phương. Xét về các cơ sở lưu trú hiện tại có thể thấy Đà Lạt đang là một điểm mạnh, lại nằm cách Lạc Dương chỉ khoảng 30 phút di chuyển bằng xe ô tô cho nên việc xây dựng khách sạn ở đây không được đánh giá cao. Nếu muốn lưu trú khách sạn du khách hoàn toàn có thể di chuyển về Đà Lạt để lưu trú qua đêm.
2.5.2.6 Những mong đợi của du khách khi quay lại
Bảng 2.12: Các hoạt động cần được quan tâm, đầu tư, phát triển
Lạc Dương là một huyện có điều kiện tự nhiên phong phú để phát triển nhiều loại hình du lịch Với lợi thế về địa hình có nhiều ngọn núi cao của khu vực Tây Nguyên, Lạc Dương chính là nơi mà du khách mong muốn có loại hình du lịch leo núi, thám hiểm rừng 4,43%, điều này cũng tương ứng với tiêu chí đánh giá cao của du khách về cảnh quan núi rừng hoang sơ, kì vĩ ở bảng chỉ tiêu mức độ hài lòng về cảnh quan thiên nhiên. Đây cũng là hoạt động mong muốn của nhóm khách từ 1840 tuổi. Nhìn chung, phần lớn khách du lịch cảm thấy thích thú và mong muốn tham gia vào các hoạt động dã ngoại (3,93), tìm hiểu văn hóa truyền thống bản địa (3,8). Một số du khách thì lại đánh giá cao hoạt động Nghiên cứu đa dạng sinh học (3,29).
2.5.3. Thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
2.5.3.1 Hình thức tham gia phục vụ du lịch của CĐĐP
Các hình thức tham gia phục vụ du lịch của cộng đồng địa phương tại Lạc Dương tương đối đáng kể. Nguyên tắc thứ tư để phát triển du lịch cộng đồng là “ xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng”, quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng địa phương được phản ánh qua số lượng các hình thức tham gia phục vụ du lịch và mức độ tham gia của họ tại khu du lịch. Mức độ tham gia của người dân sẽ càng lớn nếu hình thức họ phục vụ càng đa dạng.
Hình thức chủ yếu mà người dân đang tham gia vào hoạt động du lịch là biểu diễn văn nghệ, cồng chiêng và bán hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ. Tiếp đó là hướng dẫn viên và xe ôm phục vụ khách du lịch. Có một lượng lớn người dân còn chưa tham gia vào hoạt động nào liên quan đến du lịch.
2.5.3.2 Mức độ ảnh hưởng của du lịch tới cảnh quan môi trường địa phương
Bảng 2.13: Mức độ ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường địa phương
Phần lớn người dân cho rằng hoạt động du lịch giúp cải thiện đời sống của họ. Đặc biệt vào những khoảng thời gian nông nhàn, cộng đồng địa phương tham gia sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để bán lại cho các khu du lịch và du khách để cải thiện thêm đời sống.
Người dân tham gia du lịch tại 3 xã: Lát, Đạ Nhim, Đạ Chais cho rằng hoạt động du lịch giúp cải thiện cảnh quan và bảo vệ môi trường, nhưng tại xã Lát, tại tuyến đường vào khu du lịch Lang Biang đang trong thời gian xây dựng, nhiều xe tải đi lại gây bụi cho khách du lịch và người dân sống tại đó, có đến 27,3% số người được hỏi phản ánh là môi trường ô nhiễm.
Tại các khu du lịch: Lang Biang, Đankia- Suối Vàng, làng Cù Lần,VQG Bi Đoup-Núi Bà vào những ngày cao điểm khách du lịch tập trung đông, lượng rác thải cũng tăng tương ứng, gây khó chịu cho khách du lịch, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường tự nhiên xung quanh.
2.5.3.3 Mức độ ảnh hưởng của du lịch tới hoạt động nông nghiệp
Bảng 2.14: Mức độ ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Du lịch ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp qua biến động diện tích đất nông nghiệp, dẫn tới biến động thu nhập từ nông nghiệp của địa phương. Nhưng việc bỏ hoang đất canh tác diễn ra rất ít tại các cả ba xã.
Trong những năm trở lại đây, Lạc Dương được biết đến là vùng phụ cận của thành phố du lịch Đà Lạt, lượng khách đến Lạc Dương tăng đều hằng năm. Các hoạt động nông nghiệp của người dân địa phương cũng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu tham quan, ăn uống của khách du lịch. Trên 50% người dân ở các xã càng ngày càng trồng nhiều hoa và hoa màu hơn. Diện tích đất canh tác tăng lên, nhiều mô hình nhà vườn kỹ thuật cao được áp dụng làm cho sản phẩm du lịch ở Lạc Dương trở nên phong phú và đa dạng hơn.
2.5.3.4 Mức độ ảnh hưởng của du lịch tới cộng đồng địa phương
Những hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Lạc Dương còn được biến đến là những người nghệ sĩ biểu diễn cồng chiêng phục vụ khách du lịch dưới chân núi Lang Biang, xã Lát. Đây được xem là hình thức tham gia phổ biến nhất của người dân dịa phương vào hoạt động du lịch.
Tiếp đó là hình thức sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch.
Người dân huyện Lạc Dương chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn, thuyết minh cho du khách. Hình thức này chỉ mới dừng lại ở việc hướng dẫn, chỉ đường, trekking, cho những du khách thích khám phá cung đường rừng núi.
Mô hình homestay mới bước đầu hình thành trên địa bàn. Một số ít người dân nắm bắt được xu hướng phát triển du lịch, mở loại hình này tại gia đình. Tuy nhiên con số này không đáng kể. Nhìn chung,người dân chưa có nhiều khái niệm phục vụ khách du lịch lưu trú tại gia đình Tóm lại, hình thức tham gia vào hoạt động du lịch của người dân huyện Lạc Dương còn đơn điệu, không đòi hỏi cao về nhận thức và nghiệp vụ du lịch.
- Cộng đồng địa phương với mong muốn khách nghỉ tại gia đình
Hơn 73% dân cư trên địa bàn dân tôc Lạc Dương là người đồng bào thiểu số, phần lớn là Kơ-ho, họ rất thân thiện và mến khách. Họ sẳn sàng mời du khách ở lại qua đêm tại gia đình mình. Có trên 60% người dân được phỏng vấn cho biết họ sẵn sàng phục vụ du khách khi có nhu cầu ở lại.
- Du lịch cộng đồng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực
Qua phỏng vấn trực tiếp, ông Nguyễn Tuấn Anh- Phó trưởng phòng văn hóa – thông tin huyện Lạc Dương cho biết. Từ trước đến nay, huyện mới chỉ cử cán bộ, người dân tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ do tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Riêng huyện Lạc Dương chưa mở lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch chuyên sâu nào cho cán bộ cũng như người dân. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
- Tác động của hoạt động du lịch tới đời sống dân cư.
Bảng 2.15: Tác động của hoạt động du lịch tới đời sống dân cư.
Người dân tham gia làm du lịch tại Lạc Dương cho biết, du lịch đã giúp cải thiện đời sống và nâng cao cuộc sống của họ, truyền thống gia đình gần như không thay đổi, nhưng sinh hoạt gia đình thay đổi nhiều.Người dân xã Lát cho rằng du lịch giúp cải thiện đời sống và nâng cao thêm một chút hiểu biết về cuộc sống.
Hoạt động du lịch không ảnh hưởng nhiều đến người dân không trực tiếp tham gia làm du lịch. Vì những người này đa phần chỉ gián tiếp sản xuất nông nghiệp ( trồng rau, hoa màu) đề phục vụ cho du lịch nên bản thân họ không trực tiếp chịu sự ảnh hưởng. Như vậy sự tác động của du lịch đến người dân địa phương có sự khác nhau giữa đối tượng tham gia trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch.
- Chính quyền địa phương với chính sách hỗ trợ phát triển du lịch
Hiện nay, chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân làm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao kết hợp du lịch. Mô hình du lịch canh nông đang được lên kế hoạch và dự kiến triển khai thí điểm tại xả Lát. Đây là một bước đi đầu tiên trong chiến lược phát triển du lịch huyện Lạc Dương của chính quyền địa phương.
2.6. Những hạn chế còn tồn tại ở huyện Lạc Dương
Trên con đường phát triển, Lạc Dương vẫn còn nhiều thử thách bởi xuất phát từ đặc điểm của một địa phương có xuất phát điểm thấp, kinh tế phát triển chưa bền vững, trình độ phát triển chưa đồng đều ở tất cả các địa phương, ngành, lĩnh vực. Việc khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch có mặt hạn chế; thu hút đầu tư chưa hiệu quả. Kết cấu hạ tầng vẫn yếu và thiếu đồng bộ. Một số vấn đề về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội… vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn…
Một khi điều kiện hạ tầng còn chưa đáp ứng, dịch vụ du lịch không mới lạ, không đặc sắc, không cạnh tranh được với các điểm du lịch khác trong nước… thì việc giữ chân và thu hút thêm du khách trong nước còn khó khăn, chưa kể đến du khách quốc tế.
Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn giữ thái độ mạnh ai nấy làm, giá vé tham quan chưa thống nhất…, dẫn đến sản phẩm du lịch kém hấp dẫn, trùng lặp. Tuy nhiên, việc tìm được tiếng nói chung giữa các nhà làm du lịch vẫn chưa thực hiện được.
Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Dương lần thứ X xác định phương hướng chung trong giai đoạn 2022 – 2028 là khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh để phát triển, nhất là trên các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các sản phẩm đặc thù, du lịch. Đặc biệt, trong phát triển nông nghiệp, huyện sẽ nắm vững thời cơ về chương trình hợp tác phát triển giữa Lâm Đồng và JICA (Nhật Bản) để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
Lạc Dương là địa bàn chiến lược quan trọng ở Nam Tây Nguyên, với vị trí địa lý thuận lợi giáp thành phố Đà Lạt, cùng với điều kiện tự nhiên và địa hình đa dạng đã tạo cho Lạc Dương một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú. Theo kết quả điều tra, rừng cảnh quan Lạc Dương hiện có nhiều loại động thực vật quý hiếm được đánh giá là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị, thích hợp phát triển du lịch sinh thái, dưới tán rừng với nhiều loại hình hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch canh nông.
Trên địa bàn huyện có trên 73% là người dân tộc thiểu số. Đồng bào các dân tộc trong huyện có nền văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc, hiền hòa, mến khách, tình hình an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội được đảm bảo, hạ tầng kinh tế, kĩ thuật, nhất là về giao thông, bưu chính- viễn thông được tăng cường…đây là những điều kiện rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Thị trường khách chính của Lạc Dương là thị trường nội địa, tổng lượt khách nội địa chiếm 98,26% tổng lượt khách với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 6,74% qua 4 năm. Số lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng khách quốc tế chứng tỏ du lịch Lạc Dương vẫn chưa thực sự là một điểm đến được nhiều du khách quốc tế biết đến.
Thực trạng khảo sát hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Lạc Dương cho thấy phần lớn du khách đánh giá cao về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và sự thân thiện của người dân. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn yếu và thiếu đồng bộ. Người dân huyện Lạc Dương chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn, thuyết minh cho du khách. Chính quyền địa phương chưa quan tâm sát sao trong việc triển khai mô hình, cách thức hoạt động của loại hình này cho cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, để phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương cần có những giải pháp đồng bộ và thiết thực. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Lạc Dương
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com