Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Tài nguyên du lịch festival Nha Trang, Khánh Hòa

2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vịnh Nha Trang là vịnh biển lớn thứ 2 của tỉnh Khánh Hòa (sau vịnh Vân Phong), là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới (năm 2003), có diện tích hơn 500 km² bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ, được đầu tư xây dựng khu bảo tồn sinh học Hòn Mun, các khu vui chơi, giải trí khác nhằm khai thác du lịch nói chung và du lịch Festival Biển Nha Trang nói riêng như Hòn Chồng với danh thắng và Hội quán, Bãi Trũ và các đảo Hòn Tre với khu vui chơi giải trí quốc tế Vinpearland, Bích Đầm, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Miễu, Hòn Một…

Bờ biển Nha Trang trải dài, cát trắng mịn, nước biển trong xanh, là nơi vui chơi tắm biển của người dân và hàng triệu du khách từ khắp nơi đổ về. Nơi đây cũng đã được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện thể thao và văn hoá lớn, như cuộc đua thuyền buồm Quốc tế, Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái đất 2010…

2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hoá

Bên cạnh hệ thống tài nguyên du lịch biển đảo phong phú, thành phố Nha Trang còn có một hệ thống tài nguyên văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, như chùa Long Sơn – một trong 20 ngôi chùa lớn và đẹp nhất TP. Nha Trang với bức Kim thân Phật tổ khổng lồ ngồi trên đỉnh một ngọn đồi, Tháp Bà Ponagar – một quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của người Chăm, chứa đựng những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và điêu khắc, duy nhất còn sót lại trên mảnh đất Nha Trang, Viện Hải dương học là nơi lưu trữ và nuôi trồng của hơn 4.000 loài sinh vật biển nước ngọt và nước mặn của các vùng biển trên đất nước Việt Nam. Cùng với đó, Nha Trang còn là nơi có các lễ hội đặc sắc vùng miền như lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ hội Yến sào…

Tính đến năm 2019, Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà đã trải qua 9 kỳ tổ chức và ngày càng khẳng định thương hiệu vì tạo được dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách. Đây cũng là một nguồn tài nguyên du lịch tổng hợp để phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hoà.

Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch văn hoá Nha Trang không thể không nhắc đến các loại hình nghệ thuật độc đáo như hát bài chòi, hò Bá Trạo, hát tuồng… Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Con người Nha Trang nhiệt tình, hiền hoà và mến khách, luôn sẵn sàng chào đón và phục vụ du khách gần xa.

Ẩm thực Nha Trang cũng là một tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách. Các món ăn tại mang đặc trưng vùng miền biển, chủ yếu là hải sản đánh bắt tại chỗ nên rất tươi ngon, được chế biến thành nướng, kho, chiên, hấp…Các loại hải sản nổi tiếng cá chim, cá mú, cá bè, cá bò da, mực lá, mực ống, mực trứng, tôm bạc, tôm sú, các loại ốc… thường được hấp, nướng hoặc nấu canh chua…

Như vậy, với một nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và văn hoá, Nha Trang có đủ điều kiện để phát triển du lịch Festival Biển.

Theo nghiên cứu của tác giả, trong quá trình diễn ra các kỳ festival Biển, lượng khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn TP. Nha Trang liên tục tăng. Cụ thể là:

Bảng 2.1: Lượng khách đến các điểm du lịch trong Festival Biển – Nha Trang giai đoạn 2011 – 2019

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.2. Mục tiêu tổ chức Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa

Đơn vị tổ chức và chịu trách nhiệm về Festival Biển Nha Trang là Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà, trong các văn bản chính thức như Kế hoạch tổ chức, kịch bản Festival Biển Nha Trang; trong các phát biểu họp báo công bố tổ chức và chương trình, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã xác định Festival  Biển Nha Trang – Khánh Hòa cần đạt được những mục tiêu cơ bản sau:

Mục tiêu chính trị, xây dựng thương hiệu du Festival Biển trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù, huy động được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân địa phương, giới thiệu được những nét văn hoá truyền thống, góp phần gia tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch đồng thời nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của vùng đất Nha Trang – Khánh Hòa trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá – xã hội.

Mục tiêu kinh tế, nếu như trong giai đoạn 1996 – 2005 phát triển du lịch Khánh Hoà với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế đủ mạnh và có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm 2015 và những năm đến 2035 du lịch Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra. Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực.

Mục tiêu văn hoá – xã hội, phát triển du lịch festival nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả nước và trên trường Quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Mục tiêu về môi trường, phát triển du lịch Khánh Hoà giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và văn hoá.

Mục tiêu về an ninh quốc phòng, trât tự an toàn xã hội, Khánh Hoà là tỉnh duyên hải có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng vùng biển đảo đối với khu vực và cả nước vì vậy phát triển du lịch Khánh Hoà nhằm góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.

Mục tiêu giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch địa phương cho khách du lịch quốc tế và trong nước. Tập trung của giới truyền thông trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo đài, báo điện tử…

Trên đây là các mục tiêu phát triển của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà, được tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết Festival Biển Nha Trang từ năm 2015, 2017 và 2019 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà và Hội nghị tổng kết Festival Biển Nha Trang.

2.3. Hệ thống sản phẩm du lịch tại Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa

Sản phẩm du lịch Festival Biển Nha Trang là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho cả sự kiện. Sản phẩm du lịch Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà bao gồm chương trình lễ hội chính thức và các chương trình bổ sung trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.

Bảng 2.2. Chương trình Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà giai đoạn 2011 – 2019

Mặc dù số lượng sự kiện trong chương trình ngày càng phong phú tăng từ 30 năm 2003 lên 59 chương trình năm 2019 (Phụ lục 4) nhưng các chương trình này chưa đảm bảo về chất lượng nghệ thuật cũng như hiệu quả truyền thông. Hàng năm, nội dung của các chương trình hầu như giống nhau về nội dung (Bảng 2.2), chỉ khác nhau về tên gọi.

Việc thu hút khách bởi các yếu tố thị trường như giá cả, điểm diễn, thời gian, các chiến lược quảng bá thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức sự kiện cũng như chưa hình thành một tổ chức hay đơn vị có đủ thẩm quyền tác nghiệp.

Dựa vào bảng khảo sát trên có thể thấy có 118 phiếu đánh giá tệ và rất tệ về chương trình của Festival Biển Nha Trang 2019 chiếm 52.4%. Từ quan sát thực tế, tác giả thấy các chương trình văn hoá nghệ thuật của Festival Biển Nha Trang thiếu tính nghệ thuật đỉnh cao, các chương trình chỉ được đầu tư dàn dựng ở mức trung bình, điểm nhấn mờ nhạt và chỉ tập trung vào số lượng. Khách du lịch chỉ tập trung vào buổi khai mạc sau đó kết thúc hành trình của mình.

Theo kết quả tổng hợp từ câu hỏi mở trong điều tra du khách tháng 5/2019, tác giả đã tổng hợp được 5 sự kiện gây chú ý nhất từ du khách:

  • Lễ Khai mạc: 09/10
  • Lễ hội Ẩm thực Yến sào Khánh Hoà: 8/10
  • Lễ hội Áo dài: 7/10
  • Hội thi câu cá: 6/10

2.4. Hệ thống  và dịch vụ phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

2.4.1. Cơ sở hạ tầng

Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, trước mỗi kỳ Festival Biển Nha Trang, công tác chỉnh trang đô thị đều được thực hiện một cách hệ thống và thẩm mỹ. Các loại vẻ hè, hệ thống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng công cộng được sửa chữa, thay mới, đem lại các không gian phục vụ cho việc tổ chức các sự kiện hay tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Bảng 2.4. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của Festival Biển Nha Trang  giai đoạn 2011 – 2019

Được sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, các kỳ Festival Biển Nha Trang luôn được trang bị hệ thống  đầy đủ, kịp thời và hiệu quả, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách về một sự kiện, một đô thi văn minh, sạch sẽ và thẩm mỹ.

2.4.2. Cơ sở lưu trú

Theo thống kê của SDL tỉnh Khánh Hòa, tại thời điểm diễn ra Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà vào Tháng 5/2019, toàn thành phố có 1.082 cơ sở lưu trú với 41.344 phòng. Trong đó, tổng số cơ sở 3-5 sao là 88 cơ sở với 18.920 buồng, tổng số cơ sở lưu trú được công nhận đạt tiêu chuẩn từ 1-2 sao là  69 cơ sở với 2.483 phòng, tổng số cơ sở chưa thực hiện xếp hạng là 925 cơ sở với 28.189 phòng, kèm theo đó là hàng trăm các nhà hàng từ cao cấp đến bình dân trên địa bàn TP. Nha Trang.

Bảng 2.5. Lượt khách đăng ký lưu trú trong Festival Biển Nha Trang giai đoạn 2011 – 2019

Số lượng khách du lịch đăng ký lưu trú tại các phòng nghỉ chiếm tỷ lệ cao so với nhu cầu sinh hoạt, lưu trú tại một kì festival lớn. Số lượng phòng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của du khách tham dự. Vấn đề thiếu hụt cơ sở lưu trú trầm trọng cho du khách này sẽ làm nảy sinh nhiều khó khăn cho khách du lịch như giá phòng tăng gấp 2, 3 lần so với thực tế, các nhu cầu sinh hoạt khác cũng tăng theo, điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng khách bị đối xử không tốt, chất lượng dịch vụ cung cấp giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hài lòng của du khách, làm giảm tính hấp dẫn của điểm đến, tính hấp dẫn của sự kiện.

Bảng 2.6. Phân bố khách quốc tế và khách nội địa trong các cơ sở lưu trú tại Festival Biển Nha Trang năm 2019

Về loại hình cơ sở lưu trú ở Nha Trang, kết quả cho thấy trong tổng số 245 quan sát có 125 khách ở khách sạn từ 2- 5 sao chiếm 29.4% trong khi đó khách ở nhà nghỉ chiếm 49%. Điều này cho ta thấy, mặc dù cơ sở lư trú ở Nha Trang có số lượng phòng lớn nhưng do lượng khách đông,  giá cả dịch vụ tăng nên khách chủ yếu lựa chọn các nhà nghỉ để giảm chi phí.

Bảng 2.7. Thời gian lưu trú của khách tại thời điểm diễn ra Festival Biển Tháng 5/2019

Qua khảo sát, ta thấy đa số khách lưu lại 1 đêm, chiếm tỷ lệ 59%, điều này cho thấy, chương trình festival không còn mấy hấp dẫn đối với du khách hoặc chỉ quan tâm đến một phần nhỏ của chương trình. Chỉ có 0.6% khách ở trên 03 đêm trong khi Festival Biển thường diễn ra 4 ngày và các chương trình phụ diễn ra thêm 10 ngày.

Bảng 2.8. Bảng đánh giá của du khách dịch vụ lưu trú trong thời gian Festival Biển Nha Trang

Dựa vào bảng khảo sát trên có thể thấy, du khách đánh giá chất lượng dịch vụ tệ và rất tệ chiếm 41.7%. Như vậy, chất lượng của dịch vụ lưu trú trong Festival Biển Nha Trang đã chưa làm hài lòng nhu cầu lưu trú của du khách. Trên thực tế, sau khi trực tiếp đến khảo sát phòng tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố trong dịp Festival biển Nha Trang, tác giả đã chứng kiến sự xuống cấp trầm trọng của các khách sạn 03 sao và 02 sao khu vực Đồng Đế, đường Phạm Văn Đồng, đường Trần Phú (Đoạn từ công viên Phù Đổng đến sân bay Nha Trang cũ) và các nhà nghỉ gần Chợ Đầm cụ thể: phòng có diện tích nhỏ, trang thiết bị cũ kỹ, hư hỏng; giá cả đắt đỏ; thái độ phục vụ chưa chuyên nghiệp. Hầu hết các khách sạn này không có nhà hàng hoặc diện tích nhà hàng nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống của khách tại khách sạn.

2.4.3. Dịch vụ ăn uống Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Nha Trang – Khánh Hòa là một thành phố  biển, đây là điều kiện thuận lợi tạo ra một nguồn hải sản dồi dào, đa dạng trong việc chế biến các món ăn về biển. Các món ăn của thành phố Nha Trang chủ yếu là hải sản như: Tôm hùm, cá thu, cá ngừ, cá bóp… và các món ăn dân dã địa phương như: Bánh căn, bánh xèo, nem nướng… Các món ăn lấy sự tươi ngon của nguyên liệu hải sản làm nên hương vị đặc biệt mà chỉ nới đây mới có.

Theo quan sát của tác giả, chỉ 1/3 các khách sạn ở Nha Trang có nhà hàng có sức chứa từ 100 khách trở lên. Vì vậy, hầu hết du khách đều lựa chọn các nhà hàng ở khu vực đường Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Tháp Bà, Bờ kè để sử dụng dịch vụ ăn uống trong suốt hành trình của mình tại Festival Biển năm 2019.

Bảng 2.9. Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ ăn uống trong Festival Biển 

Qua khảo sát, chỉ có 41.2% đánh giá dịch vụ ăn uống tệ và rất tệ. Nguyên nhân của tình trạng là khi lượng khách đổ về tham dự Festival Biển tăng đột biến khiến cho các nhà hàng bị quá tải, dẫn đến việc khách phải chờ lâu, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả tăng cao…

2.4.4. Dịch vụ vui chơi giải trí

Trên địa bàn Nha Trang hiện nay có những khu vui chơi giải trí sau:

  • Khu Vui chơi giải trí Vinpearl Land Nha Trang
  • Khu Du lịch Trăm trứng
  • Trung tâm du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang -Khu du lịch Suối khoáng nóng Iresort.

Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ bổ sung trong Festival Biển

Đối với dịch vụ bổ sung ngoài lưu trú và ăn uống có 94.7% khách hài lòng và chỉ có 0.8% du khách không hài lòng với dịch vụ cung cấp. Có thể thấy, các loại hình dịch vụ bổ sung ở Nha Trang đa dạng và phong phú như: Lặn biển, spa, tắm khoáng bùn, các hoạt động thể thao trên biển… và kinh doanh có hiệu quả.

2.4.5. Dịch vụ vận chuyển

Hiện nay, trên địa bàn thành phố. Nha Trang có đầy đủ bốn loại hình giao thông phục vụ du lịch Festval Biển là: đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Theo công bố của Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa số 595/BC-CTK ngày 02/10/2019 về Tình hình kinh tế xã hội Tỉnh Khánh Hoà quý III/2019, vận chuyển hành khách đường bộ và đường thuỷ, (chủ yếu phục vụ Festival Biển Nha Trang) ước được 39.737,4 nghìn lượt; vận chuyển hành khách đường sắt ước được 400.107 nghìn lượt; vận chuyển hành khách đường hàng không ước được 730.176 lượt người.

Theo khảo sát thực tế, du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ vận chuyển không tốt chiếm 55%. Điều này cho thấy một vấn đề rất nghiêm trọng đặt ra cho các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển trong các festival sắp tới. Một du khách nội địa ở Hà Nội cho biết: “Máy bay thì delay tới mấy tiếng đồng hồ, xe ô tô vận chuyển ko có đủ các trang thiết bị để phục vụ khách, không có micro, tay vịn ghế thì hư, xe đầy rác…”

2.5. Đội ngũ nhân lực phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa

2.5.1. Đội ngũ phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà năm 2019

Đội ngũ phục vụ cho Festival Biển Nha Trang khá đa dạng, được huy động từ nhiều nguồn khác nhau:

  • Lực lượng chuyên và bán chuyên: Gồm các tổng đạo diễn, giám đốc điều hành chương trình, các nghệ sĩ, các chuyên gia âm thanh, ánh sáng, trang trí, hóa trang, trang phục, lực lượng công an, an ninh, phục vụ hậu cần của Việt Nam và Quốc tế.
  • Lực lượng không chuyên: Gồm các nhà điều hành và diễn viên của các đoàn nghệ thuật không chuyên, cộng đồng dân cư tham gia các lễ hội.
  • Lực lượng tình nguyện viên: Gồm thanh niên, sinh viên, học sinh được huy động từ các tổ chức Đoàn, Hội và các Trường học.
  • Cộng đồng dân cư địa phương: Lực lượng này tham gia cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm các hoạt động của festival…
  • Ngoài ra còn có một nguồn nhân lực quốc tế phục vụ Festival, tuy nhiều không nhiều, đa số họ là các chuyên gia, các tư vấn viên, các Đoàn nghệ thuật tham gia lưu diễn, chưa có nhiều nguồn nhân lực nước ngoài trực tiếp phục vụ cho festival.

Tất cả các hoạt động trên được điều hành bởi Ban tổ chức Festival Biển Nha Trang và các cơ quan được giao.

Do Festival Biển Nha Trang được tổ chức định kì hai năm nên nguồn nhân lực mang tính thời vụ cao, số lượng nhiều tại thời điểm diễn ra sự kiện nên tính chuyên nghiệp đa số hạn chế. Đa số không được đào tạo để phục vụ festival một cách chuyên nghiệp. Điều này cũng không mấy xa lạ đối với những nơi diễn ra sự kiện lớn, nơi cần nguồn nhân lực lớn trong một thời gian ngắn nhất định trong năm. Ngoài các đoàn nghệ thuật, ca múa, biểu diễn được mời đến tham dự phục vụ, còn có hai nguồn nhân lực phục vụ chính được huy động tại chỗ là học sinh, sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học và nguồn phục vụ tình nguyện viên. Hai nguồn này phải nói là chiếm đa số, ưu điểm là năng động, nhiệt tình, nhược điểm là chưa được đào tạo và ý thức nghề nghiệp chưa tốt.

Bảng 2.12.  Nhân lực huy động tại chỗ của Festival Biển Nha Trang giai đoạn 2011-2019

2.5.2. Đối tượng khách du lịch của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Theo thống kê của Sở Du lịch Khánh Hòa, đối tượng khách quốc tế của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa đến từ nhiều nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Úc, Pháp, Mỹ…

Khách nội địa của Festival Biển Nha Trang chủ yếu đến từ các thành phố lớn trong nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… và cư dân địa phương.

Bảng 2.13. Số lượng khách quốc tế của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà  giai đoạn 2011 – 2019 

Từ kết quả nghiên cứu trên có thể thấy: Số lượng khách đến từ Nga, Pháp, Mỹ, Anh, Úc đến các kỳ Festival Biển không đều. Tuy nhiên, lượng khách đến từ Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản liên tục tăng từ kỳ Festival Biển 2011 đến kỳ Festival Biển 2019. Đây là kết quả của chính sách mở cửa, nâng cấp Cảng hàng không Cam Ranh thành Cảng hàng không Quốc tế. Tính đến năm 2019, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh mở rộng đường bay đến Bắc Kinh, Seoul, Moscow nên thuận tiện cho việc di chuyển của một lượng lớn khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc.

Bảng 2.14.  Kết quả khảo sát mục đích chuyến đi của du khách

Theo khảo sát thực tế, mục đích chuyến đi du lịch thuần túy của khách chiếm 68%, khách dự “Festival” chỉ chiếm 13%. Như vậy, mục đích đến Nha Trang trong Tháng 5 của du khách không phải là các chương trình của Festival Biển.

Như vậy, đối tượng khách của Festival Biển Nha Trang đa dạng, đến từ nhiều châu lục trên thế giới. Trong những kỳ Festival Biển gần đây, khách Châu Á tăng đột biến, đặc biệt là khách Trung Quốc và khách Hàn Quốc.

2.6. Công tác tổ chức, quản lý của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa

Được sự phê duyệt của Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa đã có các Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 7/01/2015; 2494/QĐUBND ngày 24/8/2016; 1369/QĐ-UBND ngày 23/5/2018 để thành lập Ban Tổ chức Festival Biển Nha Trang qua các kỳ tổ chức 2015, 2017, 2019.

Ngay sau đó, Ban tổ chức đã thành lập các tiểu ban để triển khai các nhiệm vụ như quảng bá, thông tin tuyên truyền; hậu cần; lễ tân; đối ngoại; an ninh trật tự; vận động tài trợ…và ban hành quy chế hoạt động để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban.

Ban tổ chức Festival Biển Nha Trang do một Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà là trưởng ban, giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao làm phó ban, đại diện các ban ngành trong tỉnh gồm: Văn phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang, kế hoạch đầu tư, tài chính, công nghiệp, quản lý đô thị, công an, văn hoá thông tin, du lịch, thể thao…Ban tổ chức Festival Biển Nha Trang có chức năng chỉ đạo và quyết định các vấn đề chủ yếu của festival, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải tán khi kết thúc các kỳ Festival Biển. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Ban tổ chức làm việc theo nguyên tắc phối hợp, phân công trách nhiệm, thông qua các phiên họp để chỉ đạo các công tác của festival. Trung bình mỗi kỳ tổ chức Festival Biển Nha Trang diễn ra khoảng hơn 25 các cuộc họp của Ban tổ chức với các tiểu ban liên quan để chỉ đạo và triển khai công việc.

Qua 9 kỳ tổ chức, về cơ bản, mô hình quản lý của Festival Biển Nha Trang không có nhiều thay đổi. Đây là mô hình lấy nhà nước làm trung tâm, cấu trúc nhiều thành phần, kiêm nhiệm và phụ thuộc nhiều vào bộ máy hành chính.

Điểm mạnh của mô hình trên là huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, hệ thống chính quyền vào việc tổ chức festival – một công việc đòi hỏi sự tham gia của các lực lượng xã hội, huy động được sức mạnh về tài chính, ngân sách, nhân lực. Tuy nhiên, mặc dù có sự phân công nhiệm vụ của các thành viên song thực tế, mỗi thành viên không có quyền quyết định các vấn đề được phân công, phụ thuộc vào các phiên họp và cấp cao hơn. Điều này dẫn đến hệ quả công việc bị ùn tắc, gần đến thời gian tổ chức mới dồn việc.

2.7. Hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa

Truyền thông là yếu tố quan trọng đối với việc tổ chức sự kiện. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu tổ chức Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà năm 2003, BTC Festival Biển Nha Trang đã chủ động thành lập Tiểu ban Thông tin tuyên truyền trong đó Trưởng ban Thông tin truyền thông do lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông đảm nhiệm, sử dụng cơ chế quản lý ngành dọc để yêu cầu các đơn vị truyền thông phối hợp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho sự kiện. Quyết định số 678/QĐ-BTC, ngày 18/3/2013; Quyết định số 562/QĐ-BTC, ngày 9/3/2015; Quyết định số 2798/QĐ-BTC, ngày 21/9/2016; Quyết định số 461/QĐ-BTC ngày 15/2/2019 phân công công việc chính như sau:

  • Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá.
  • Liên hệ mời và làm việc với Đài truyền hình Việt Nam cũng như các Đài truyền hình địa phương thực hiện và tiếp sóng trực tiếp
  • Xây dựng các nội dung tuyên truyền
  • Tổ chức tuyên truyền chương trình Festival Biển Nha Trang
  • Sở Thông tin truyền thông chịu trách nhiệm tổ chức họp báo và thông báo kết quả chương trình Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà.

Qua khảo sát thực tế và ý kiến của nhiều du khách cũng như người dân địa phương tác giả thấy công tác quảng bá của festival qua các kỳ Festival Biển Nha Trang có sự thay đổi tích cực cả về nội dung và hình thức. Cụ thể là:

Xây dựng trang web nhatrangfestival. dành riêng để quảng bá và giới thiệu về Festival Biển Nha Trang. Trang Web thường xuyên được nâng cấp và cập nhật thông tin để khách du lịch có thể theo dõi đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để các nhà nghiên cứu tìm kiếm thông tin. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Hoạt động báo chí cũng được diễn ra sớm, trước khi diễn ra festival khoảng 2 tháng, BTC đã họp báo tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Nha Trang để công bố quốc tế và trong nước các hoạt động của Festival Biển Nha Trang. Các cuộc họp báo này được tổ chức tốt, cung cấp nhiều thông tin cho báo giới.

Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà cũng thu hút được sự quan tâm lớn của các cơ quan thông tin báo chí. Số lượng phóng viên đến đưa tin và các bài ảnh, tin liên tục tăng lên qua các kỳ festival:

Bảng 2.15. Số lượng các cơ quan báo báo chí, truyền hình  và các bài được đăng tải

Một du khách đến từ Hà Nội cho biết: “Năm nay báo đài đưa tin về Festival Biển Nha Trang rất rầm rộ, cách đây 2 tháng, mình đã thấy trên tivi rồi”.

Một người dân sinh sống trên địa bàn TP Nha Trang cho hay: “Trời ơi, đi đâu cũng thấy cờ, phướn, băng rôn về Festival Biển, nó làm mình háo hức chớ”. Điều này cho thấy, việc tuyên truyền, quảng bá về các thông tin của Festival Biển Nha Trang diễn ra sớm, rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. [Nguồn: Phỏng vấn của tác giả tháng 5/2109].

Cùng với việc thu thập ý kiến của du khách và người dân địa phương thông qua phỏng vấn, tác giả thu thập thông tin qua khảo sát bằng bảng hỏi và có kết quả như sau:

Bảng 2.16. Các các kênh thông tin về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà

Từ bảng khảo sát trên có thể thấy, việc tuyên truyền và quảng bá thông tin về Festival Biển Nha Trang khá rộng rãi từ internet tới truyền hình. Như vậy, công tác truyền thông và quảng bá thông tin về Festival Biển Nha Trang đã đạt được những hiệu quả nhất định.

2.8. Công tác bảo tồn tài nguyên, môi trường theo mục tiêu phát triển bền vững Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

2.8.1. Công tác bảo tồn tài nguyên

  • Tài nguyên du lịch tự nhiên

Ngay từ khi tổ chức Festival Biển Nha Trang, Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà đã dự đoán được những tác động tiêu cực này đến với Vịnh Nha Trang và quyết định ban hành nhiều qui định để quản lý bảo tồn tài nguyên biển như: Quyết định số 2857/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính Phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môt trường; Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 21/10/2016 về việc cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2016 – 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 156/QĐ-UNND ngày 22/1/2010 và Quyết định 1911/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 về Kế hoạch hành động về bảo vệ đa dạng sinh học, an toàn sinh học đến năm 2030 trên địa bàn Nha Trang và tỉnh Khánh Hoà.

Năm 2001 Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà quyết định thành lập Khu bảo tồn Vịnh Nha Trang với mục đích giúp cộng đồng dân cư trên các đảo cải thiện cuộc sống đồng thời bảo vệ, quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại Hòn Mun.  

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do trong suốt các kỳ Festival Biển Nha Trang, hầu hết doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố  đã kết hợp các chương trình nghệ thuật với chương trình tham quan Vịnh Nha Trang, các loại hình thể thao dưới nước, chương trình lặn ngắm sạn san hô…(Phụ lục 4) khiến lượng khách du lịch tăng mạnh và tác động rất lớn đến tài nguyên du lịch biển đảo như: Ô nhiễm môi trường nước, rạn san hô bị phá huỷ không thể phục hồi, rác thải trên các bờ biển không được dọn sạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của điểm đến trong mắt du khách.

  • Tài nguyên du lịch Văn hoá

Hàng năm, theo Kế hoạch tổ chức các kỳ Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà của Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo Trung tâm bảo tồn di tích Tỉnh Khánh Hoà chi ngân sách từ việc bán vé tham quan, công đức để đầu tư tu bổ, tôn tạo và xây mới các di tích trên địa bàn thành phố Nha Trang như xây dựng mới thêm lối lên các tháp chính của Tháp Bà Ponagar, xây dựng mới Bảo tàng Khánh Hoà, nâng cấp hội quán Hòn Chồng…

Bảng 2.17: Kết quả trùng tu, tôn tạo di tích, danh thắng phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà giai đoạn 2015-2019

Tuy nhiên, do lượng khách du lịch đến tham quan các di tích trong dịp Festival tăng manh đột biến, trong khi các di tích trên địa bàn thành phố Nha Trang đều có quy mô nhỏ nên dẫn đến tình trạng quá tải, khách du lịch chen chúc nhau, chụp ảnh, nô đùa, vứt rác bừa bãi, leo trèo lên di tích, khiến cho di tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng về “tính thiêng” và môi trường.

2.8.2. Công tác gìn giữ môi trường Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Giữ gìn môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức sự kiện nói chung và trong tổ chức Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà nói riêng.Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang, Ban Quản lý Dịch vụ công ích thực hiện nhiệm vụ trang trí điện chiếu sáng tại các trục đường chính, trên cầu Trần Phú và cầu Xóm Bóng, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang chịu trách nhiệm trang trí các tiểu cảnh hoa, cây xanh, các loại chậu hoa mào gà, hoa cúc, hoa giấy, trạng nguyên trên các con lươn, trên vỉa hè trên hầu hết các con đường chính của thành phố Nha Trang và tập trung chính tại Quảng trường 2/4.

Về công tác chỉnh trang đô thị, tu bổ và sửa chữa nhiều tuyến đường nội thành, sơn lại vạch tín hiệu giao thông, sửa chữa lắp đặt lại các biển báo, đèn tín hiệu giao thông để đảm bảo an toàn trong quá trình giao thông.

Bảng 2.18. Số lượng về công tác chỉnh trang đô thị của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà giai đoạn 2011-2019

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc trang trí và chỉnh trang đô thị phục vụ Festival Biển luôn được quan tâm chú trọng đầu tư về mặt số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đầu tư trang trí đèn điện chưa hợp lý và lãng phí. Festival Biển Nha Trang được tổ chức định kỳ 2 năm/lần, mỗi kỳ có một chủ đề và các kế hoạch trang trí khác nhau, kỳ sau không thể tận dụng các trang thiết bị của kỳ trước. Ngay cả khi được tận dụng, các trang thiết bị này được cất trong kho, lâu ngày không sử dụng đến nên hư hỏng, thất lạc, mất nhiều thời gian và kinh phí để bổ sung, sữa chữa.

Về công tác vệ sinh môi trường, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang cho biết, Công ty đã tăng cường các ca trực vệ sinh từ 01 ca/ngày lên 03 ngày trong suốt tháng diễn ra Festival Biển Nha Trang; đặt thêm nhiều thùng chứa rác phân loại tại các trục đường chính như Trần Phú, Phạm Văn Đồng, xung quanh Quảng trường 2/4; tại các công viên Yersin, Yến Phi, Thanh Niên…

Theo anh Trần Anh Khoa, tài xế lái xe vận chuyển rác cho hay: “Bình thường anh đi gom rác một ngày 2 lần. Nhưng riêng trong các kỳ diễn ra festival, trung bình một ngày anh đi gom rác từ 5 đến 6 lần. Đặc biệt gom nhiều nhất sau lễ Khai mạc và lễ Bế mạc”.

Như vậy, sau những thành công về việc xây dựng một thành phố xanh, sạch đẹp, tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách du lịch và cư dân địa phương, công tác chỉnh trang đô thị, giữ gìn tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều bất cập, chưa được giải quyết. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

2.9. Tình hình đầu tư tổ chức du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa

Số liệu tài chính là một nội dung quan trọng và khó tiếp cận nhất. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ được tiếp cận dựa trên các báo cáo tổng kết của Festival Biển Nha Trang đăng trên website của Sở Du lịch Khánh Hòa.

Để hạn chế việc sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, tăng cường vai trò của các doanh nghiệp trong việc huy động nguồn lực chăm lo cho công tác xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký và gửi Thư mời tài trợ cho chương trình Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa đến các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Kết quả, có nhiều doanh nghiệp tham gia tài trợ bằng tiền.

Hưởng ứng và ủng hộ cho sự kiện, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã nhiệt tình ủng hộ các nguồn lực để thực hiện chương trình. Trong đó có sự tham gia của các đơn vị lớn như: Công ty Yến sào Khánh Hòa, công ty cổ phần Vinpearl, công ty cổ phần đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh, Tổng công ty Khánh Việt – Khatoco, một số ngân hàng và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

Năm 2013, Festival Biển Nha Trang thu hút được 16 nhà tài trợ với tổng giá trị gần 15 tỷ đồng. Năm 2015 Fesival Biển Nha Trang thu hút 21 nhà tài trợ với với tổng giá trị gần 18 tỷ đồng. Năm 2017, Festival Biển Nha Trang thu hút được 25 nhà tài trợ với tổng giá trị gần 20 tỷ đồng. Năm 2019, thu hút 25 nhà tài trợ với tổng nguồn thu được gần 22 tỷ đồng.  

Festival Biển Nha Trang cũng như các festival khác ở Viêt Nam, kinh phí thường phụ thuộc nhiều vào các nhà tài trợ cho nên các chương trình truyền thông của sự kiện thường tập trung vào các nhà tài trợ mà ít hướng tới thỏa mãn nhu cầu của công chúng.

Ở các festival lớn trên thế giới, công tác huy động kinh phí cho tổ chức sự kiện luôn có sự tham gia của các công ty chuyên nghiệp. Không chỉ vận động tài trợ từ các doanh nghiệp, mà phương thức huy động đa dạng hơn như bán bản quyền truyền hình, truyền thanh, phí tải nhạc, bán sản phẩm độc quyền cho sự kiện… Chính việc không quá lệ thuộc vào nhà tài trợ nên những sự kiện này thường làm thỏa mãn nhu cầu của đại đa số người tham dự.

2.10. Đánh giá thực trạng phát triển của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Hiện nay, việc đánh giá về Festival Biển Nha Trang mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh như: Các báo cáo đánh giá của các nhà tổ chức Festival Biển Nha Trang, do Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà chủ trì, chủ yếu mang tính tổng kết công tác và đề ra phương hướng tổ chức cho các kỳ festival sau. Mặc dù Festival Biển Nha Trang đã diễn ra 09 kỳ nhưng vẫn chưa có một báo cáo tổng hợp nào; Các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phân tích, tổng hợp những ưu điểm và hạn chế của Festival Biển Nha Trang từ góc độ truyền thông.

Dựa vào khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu thực tế và số liệu thống kê trong các báo cáo, tác giả có những đánh giá về hiệu quả của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà giai đoạn 2011 – 2019 như sau:

2.10.1. Những thành tựu đạt được

  • Xây dựng thương hiệu, nâng cao nhận thức và vị thế:

Nha Trang – Khánh Hòa đã xây dựng rất thành công thương hiệu địa phương thông qua việc tổ chức các kỳ Festival Biển. Trước đây, Nha Trang chỉ được biết đến là một thành phố “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” nhưng việc tổ chức thường niên festival với quy mô ngày càng lớn đã dần định vị nhận thức của du khách về một thành phố sự kiện du lịch đầy sôi động và hấp dẫn. Có thể nói, Festival Biển Nha Trang đã trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù, huy động được hầu hết các lực lượng tham gia, tạo cơ hội quảng bá, đầu tư, hợp tác cho khối doanh nghiệp và cộng đồng dân cư điểm đến, tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, tôn vinh các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống, khuyếch trương bản sắc văn hoá Nha Trang và Việt Nam ra thế giới và tạo điều kiện nâng cấp hạ tầng cơ sở, phương tiện đi lại, chất lượng dịch vụ phục vụ cho sự kiện.

  • Xây dựng niềm tự hào và gắn bó trong cộng đồng:

Cũng giống Festival Huế hay Carnaval Hạ Long, Festival Biển Nha Trang là chuỗi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giải trí, ẩm thực. Khi tham dự festival, du khách được sống với cộng đồng địa phương, cộng đồng địa phương được trực tiếp tham gia vào festival tạo ra nhiều trải nghiệm thú vị cho các bên đồng thời nâng cao tinh thần tự hào về truyền thống, bản sắc VH địa phương.

Các hoạt động diễu hành, biểu diễn nghệ thuật của Festival Biển chủ yếu diễn ra tại các đường phố, các công viên, khu đông dân cư nên thu hút được tối đa khán giả. Người dân được “hòa mình vào dòng chảy” của sự kiện, gắn kết cộng đồng, nâng cao tinh thần đoàn kết các dân tộc.

Nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân, toàn quân, Ban tổ chức đã huy động một lực lượng lớn các diễn viên bán chuyên hoặc không chuyên là học sinh, sinh viên các Trường Cao đẳng trong TP. Nha Trang, Hội Phụ Nữ, Hội Người cao tuổi, các Câu lạc bộ, ngư dân,…về trực tiếp tham dự trình diễn các tiết mục trong các chương trình của festival, tạo ra một không khí hứng khởi, nô nức, hay say tập luyện, được trình diễn trước hàng ngàn khán giả quốc tế và Việt Nam.

  • Thúc đẩy giao lưu văn hoá Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Nha Trang – Khánh Hòa là vùng đất có nhiều quốc gia sinh sống bên cạnh cư dân địa phương. Festival Biển Nha Trang là dịp để các quốc gia giao lưu văn hoá thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các nước như: Hàn Quốc, Nga, Pháp, Trung Quốc…

  • Thúc đẩy phát triển điểm đến và gia tăng khách du lịch:

Theo kết quả khảo sát của tác giả tại các doanh nghiệp lữ hành trong thành phố Nha Trang, cứ mỗi dịp Festival Biển Nha Trang, lượng khách đoàn và khách lẻ mua tour trọn gói tăng khoảng 45% so với bình thường. Điều này cho thấy, festival có một sức hút lớn đối với du khách.

Anh Hồ Đức Tâm, Trưởng phòng kinh doanh của công ty Du lịch Quốc Vương Nha Trang cho biết: “Tính đến hết Tháng 5 năm 2018, phòng kinh doanh chỉ bán được 30 đoàn khách. Nhưng đến 15 tháng 5 năm nay (2019), phòng kinh doanh đã bán được 63 đoàn khách”.

Chị Vũ Thị Phương, một người dân tham dự “Festival Biển” 2019 cho biết: “Năm nay khách du lịch đông quá trời, vô quán nào cũng đông nghẹt khách”.

  • Tăng thu nhập, tạo việc làm cho một bộ phận dân cư:

Bảng 2.19: Doanh thu của Festival Biển Nha Trang Khánh Hoà giai đoạn 2015 – 2019

Từ những thống kê trong báo cáo tổng kết các kỳ festival có thể thấy lượt khách du lịch đến Nha Trang tăng liên tục kéo theo doanh thu doanh thu năm sau luôn cao hơn doanh thu năm trước. Do vậy, việc kinh doanh các dịch vụ cung ứng du lịch cũng nhờ đó mà hiệu quả hơn, mang lại thu nhập đáng kể, đồng thời góp phần hình thành một lực lượng lao động chuyên nghiệp, văn minh, thân thiện.

  • Thu hút đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường

Để sẵn sàng đón tiếp và phục vụ một lượng lớn khách du lịch  được dự báo trước, chính quyền địa phương đã có kế hoạch và thực hiện việc chỉnh trang đô thị; cải tạo môi trường; tôn tạo di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; kiểm tra, đánh giá, nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí góp phần thay đổi diện mạo địa phương.

Festival Biển đã thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, tăng cường vai trò của các doanh nghiệp trong việc huy động nguồn lực chăm lo cho công tác xã hội. Kinh phí tổ chức được xã hội hóa và tỷ lệ xã hội hóa ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tiết kiệm ngân sách, khơi dậy các nguồn lực đầu tư, phô bày tiềm năng phát triển cảu địa phương, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế.

2.10.2. Những mặt hạn chế Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Festival Biển Nha Trang vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, cụ thể là:

Thứ nhất, về tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch của Nha Trang khá đa dạng và phong phú, bao gồm biển đảo, các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Ngay từ khi xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, các sở, ban, ngành liên quan đã lên kế hoạch để khai thác tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, lượng khách du lịch tăng nhanh qua các kỳ Festival Biển Nha Trang dẫn đến tình trạng quá tải tại Khu bảo tồn sinh vật Hòn Mun khiến sinh vật tại đây bị ảnh hưởng rất lớn: một số loài san hô bị chết, không có khả năng phục hồi; nước biển bị ô nhiễm bới dầu thải của tàu su lịch và rác thải của du khách; các đảo trên vịnh Nha Trang liên tục được đầu tư mở rộng với các hoạt động nổ mìn, san núi và lấp biển dẫn đến tình trạng các loài động thực vật bị tiêu diệt, chặt bỏ… điều này dẫn đến nhiều hệ luỵ như sạt lở tại Hòn Tre năm 2012, năm 2017 và dần mất cân bằng sinh thái.

Đối với vịnh Nha Trang, trước đây khi du lịch chưa phát triển, vịnh Nha Trang là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loại sinh vật biển, đây là nguồn đánh bắt dồi dào, cung cấp hải sản cho cư dân địa phương. Tuy nhiên, khi hoạt động du lịch ngày càng nhiều đã khiến các loại sinh vật biển bị chết hoặc di chuyển đến môi trường an toàn hơn.

Đối với bờ biển Nha Trang, việc đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, quán cafe sát biển đã khiến cho cảnh biển bị che chắn, mất thẩm mỹ cảnh biển.

Thứ hai, về mục tiêu tổ chức: Qua 09 kỳ tổ chức, Festival Biển Nha Trang đã ngày càng khẳng định được thương hiệu về Festival Biển nhưng cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung cũng như hình thức; Phát huy nhiều hơn tính tự chủ của cộng đồng dân cư và du khách; Tiếp tục phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành một trung tâm du lịch biển trong nước và quốc tế; Phát triển Festival Biển Nha Trang đồng thời phải bảo tồn và phát huy các giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc.

Thứ ba, về hệ thống sản phẩm du lịch tại Festival Biển Nha Trang. Các chương trình nghệ thuật của Festival Biển qua các kỳ tổ chức đều có số lượng lớn từ 30 đến 60 chương trình, tuy nhiên, chất lượng nghệ thuật chưa cao, các bài hát được lặp đi lặp lại qua các kỳ tổ chức như: “Ô kìa Nha Trang!, Việt Nam quê hương tôi, Nha Trang mùa thu lại về” gây nên sự nhàm chán cho du khách; ca sĩ biểu diễn chuyên nghiệp nổi tiếng như Trọng Tấn, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, có lượng “fan” hâm mộ lớn nên luôn thu hút sự quan tâm của báo chí và khách du lịch. Tuy nhiên, các ca sĩ này chỉ được mời hát trong lễ Khai mạc và lễ Bế mạc, các chương trình khác chỉ có ca sĩ của địa phương và diễn viên quần chúng, điều này đã khiến cho lượng khách về dự Festival Biển không đều trong suốt kỳ Festival Biển. Theo thống kê của Sở du lịch tỉnh Khánh Hoà, tổng lượng khách tham dự Festival Biển Nha Trang 2019 là 386.105 người, riêng lễ Khai mạc thu hút hơn 15.000 người tham dự. Để tránh việc khách du lịch và cư dân địa phương chỉ tập trung tham dự các chương trình chính, cần sắp xếp hợp lý chất lượng của các chương trình chính và hưởng ứng. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Thứ tư, về hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ Festival Biển Nha Trang: Có thể khẳng định, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ Festival Biển luôn được Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà quan tâm chỉ đạo để nâng cấp, sửa chữa và làm mới, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách về thành phố biển Nha Trang “Xanh – Sạch – Đẹp”. Tuy nhiên, sau mỗi kỳ Festival, hệ thống cơ sở hạ tầng đều bị xuống cấp vì lượng khách du lịch tăng đột biến. Theo nghiên cứu của tác giả tháng 7/2019, ngay sau khi các kỳ Festival Biển kết thúc, các con đường phục vụ cho Festival xuất hiện những vết nứt, sụt lún hoặc có nhiều ổ gà; các thùng chứa rác thải bị vỡ, gạch lát trên vỉa hè bị bong tróc và các cây trồng khu vực xung quanh bờ biển Nha Trang bị gãy…; Để đáp ứng nhu cầu sử dụng phòng của khách du lịch trong các kỳ Festival, từ năm 2011 đến năm 2013, Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa liên tục kêu gọi đầu tư các cá nhân và doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh, địa phương khác trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, số lượng cơ sở lưu trú tăng lên liên tục từ 250 cơ sở năm 2011 đến 750 cơ sở lưu trú năm 2019. Mặc dù các cơ sở lưu trú liên tục tăng về số lượng nhưng do mức độ sử dụng phòng lớn trong các kỳ festival nên đa phần các khách sạn bị xuống cấp nghiêm trọng do quá tải. Chị Nguyễn Thị Thuỷ, quản lý của một khách sạn 4 sao trên địa bàn TP. Nha Trang cho biết: “Khách sạn nơi chị quản lý phải thay toàn bộ ga trải giường vì khách sử dụng nhiều và sai mục đích nên bị rách hoặc ố vàng, các trang thiết bị trong nhà vệ sinh một phần bị gãy hoặc hư hỏng nặng…” [Phỏng vấn của tác giả tháng 6/2019]. 

Đối với dịch vụ ăn uống, qua khảo sát có thể thấy, có 86% du khách hài lòng về chất lượng của dịch vụ ăn uống. Điều này cho thấy, dịch vụ ăn uống đã kinh doanh hiệu quả cần được phát huy trong các kỳ Festival Biển tiếp theo, góp phần tạo ấn tượng đối với du khách nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, cần nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên tại các nhà hàng bằng cách thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề.

Đối với dịch vụ vận chuyển, do quá tải lượng khách phục vụ trong các kỳ Festival nên chất lượng dịch vụ vận chuyển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên, cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ vận chuyển như xe cộ, hệ thống âm thanh, các ghế ngồi; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ khách cho đội ngũ tài xế, phụ xe để nâng cao thái độ phục vụ, tăng sự thoả mãn nhu cầu của khách về dịch vụ vận chuyển.

Thứ năm, về đội ngũ nhân lực phục vụ Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà, do Festival Biển Nha Trang được tổ chức định kì hai năm một lần nên nguồn nhân lực phục vụ mang tính thời vụ cao, nhân lực chủ yếu huy động tại chỗ, tự giải tán sau khi kết thúc festival. Đội ngũ phục vụ này tuy năng động, nhiệt tình nhưng không được đào tạo để phục vụ chuyên nghiệp, hạn chế trong thái độ phục vụ và ngoại ngữ giao tiếp. Các đoàn nghệ thuật có số lượng nghệ sĩ hạn chế, đa số huy động từ diễn viên quần chúng nên chưa có đầu tư về mặt diễn xuất, trang phục…

Thứ sáu, về đối tượng khách du lịch, từ Bảng 2.11 có thể thấy, số lượng khách Châu Âu đến tham dự Festival không ổn định qua các kỳ và lượng khách tăng không đáng kể trong giai đoạn 2011 – 2019. Tuy nhiên, khách Châu Á, đặc biệt là khách Trung Quốc tăng đột biến từ 450 khách năm 2011 đến 20.000 khách năm 2019. Sự gia tăng đột biến này dẫn đến việc không đáp ứng đủ nguồn nhân lực phục vụ như đội ngũ Hướng dẫn viên Tiếng Trung, các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí…

Thứ bảy, công tác tổ chức quản lý Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà: Festival Biển Nha Trang là lễ hội đương đại, lễ hội mới nhưng chưa có văn bản quản lý trực tiếp nào ở cấp độ quản lý nhà nước nên Fetival Biển Nha Trang vẫn là đối tượng được quy định bởi quy phạm pháp luật liên quan đến tới tổ chức, quản lý lễ hội đã được ban hành như: Chỉ thị số 27CT/CT-TW ngày 12-1-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 28-3-1998 và Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Nghị định 110/2018 tổ chức lễ hội; Nghị định số 11/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18-1-2006 về Quy chế quản lý các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (trong đó có điều chỉnh phạm vi các hoạt động lễ hội); Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hoá, thông tin; Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 9/2/2011 của Thủ tướng chính phủ về công tác quản lý lễ hội. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Mặc dù Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà ban hành quyết định Ban tổ chức Festival với các thành viên liên quan, về mặt lý thuyết, Ban tổ chức có vai trò đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến sự kiện nhưng trong thực tế vẫn phải báo cáo Chủ tịch Tỉnh Khánh Hoà về tất cả các vấn đề liên quan từ khâu lập kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá đến ngân sách và nhân lực…Festival Biển Nha Trang là sự kiện cấp quốc gia nên Tỉnh Khánh Hoà phải trình xin ý kiến chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an. Với cấu trúc quản lý chồng chéo của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, Ban tổ chức Festival Biển Nha Trang không thực sự nắm quyền trong việc đưa ra các quyết định quan trọng mà chỉ như một đơn vị “thừa hành”, tổ chức thực hiện.

Thứ tám, về công tác bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch: Một số nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch hạn chế vốn đầu tư, hạn chế về công nghệ và ngoại ngữ khiến tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng không hiệu quả, lẵng phí; tình trạng mất vệ sinh, an ninh trật tự, hiện tượng chèo kéo, bán hàng rong, ăn xin, “chặt chém” du khách vẫn còn xảy ra…

Qua 09 kỳ tổ chức từ năm 2003 đến 2019, bên cạnh những tồn tại Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa đã đạt những thành tựu cơ bản, tác động rất lớn đến hầu hết khía cạnh của đời sống, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và du lịch Tỉnh Khánh Hoà.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà. Cụ thể như sau:

Về việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ festival Biển. Tài nguyên du lịch của Festival Biển Nha Trang mặc dù đa dạng và phong phú, được đầu tư xây dựng và bảo tồn để phát triển bền vững nhưng lượng khách du lịch đến tham quan rất lớn trong các kỳ festival dẫn đến tình trạng quá tải, ô nhiễm; Festival Biển Nha Trang đã đạt được những thành công nhất định về mục tiêu nhất định về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, môi trường và giữ vững được những giá trị truyền thống của Nha Trang – Khánh Hoà; Hệ thống sản phẩm du lịch của Festival Biển Nha Trang Khánh Hoà chưa được hoàn thiện, vẫn trong quá trình thử nghiệm, nội dung trùng lặp, thiếu sự sáng tạo nghệ thuật; Đội ngũ nhân lực chưa chuyên nghiệp; Công tác tổ chức còn kiêm nhiệm và phụ thuộc vào bộ máy hành chính;… Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993