Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 – 2025 dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những lợi thế cho phát triển du lịch huyện Thanh Thủy
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Thanh Thủy
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Thanh Thủy được tái lập từ ngày 01/09/1999, gồm 15 đơn vị hành chính là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Thọ, nằm dọc theo bờ tả sông Đà với tổng chiều dài là 32,5km; Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 125,1 km2, cách thành phố Việt Trì 50km; giáp Thủ đô Hà Nội mở rộng, cách thị xã Hoà Bình 20km; Về địa giới hành chính, phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Nam và Tây giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp sông Đà và huyện Ba Vì (Hà Nội).
Tuy là một huyện miền núi, song Thanh Thuỷ có vị trí rất thuận lợi về giao thông (cả về đường bộ lẫn đường thuỷ) mở ra khả giao lưu văn hoá, kinh tế, liên kết vùng phát triển du lịch với các huyện của tỉnh Phú Thọ, với các tỉnh phía Tây Bắc và đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.
Khí hậu của Thanh Thuỷ mang đặc điểm chung của khí hậu toàn miền Bắc, có tính chất nhiệt đới gió mùa. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình cao nhất là 38oC, mưa tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8oC đến 11oC. Độ ẩm tương đối trung bình là 85%, thấp nhất là 24%; băng giá, sương muối thỉnh thoảng cũng có xuất hiện, nhưng thường ở mức nhẹ.
Nhìn chung, khí hậu huyện Thanh Thủy tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế – xã hội, đặc biệt điều kiện thời tiết rất phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, cung cấp nguồn thực phẩm và có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch.
Thanh Thuỷ có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào. Sông Đà, một con sông lớn của miền Bắc chạy dọc theo chiều dài của huyện, qua các xã: Tu Vũ, Yến Mao, Phượng Mao, Trung Nghĩa, Đồng Luận, Đoan Hạ, Bảo Yên, Thị trấn Thanh Thủy, Tân Phương, Thạch Đông và Xuân Lộc (11/15 xã, thị trấn của huyện). Đây là con sông cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất và đời sống của người dân Thanh Thuỷ Thanh Thuỷ cũng có lượng nước ngầm khá phong phú, được khai thác dưới dạng giếng đào, giếng khoan để phục vụ cho sản xuất và đời sống của một bộ phận dân cư trên điạ bàn, ngoài khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt cho người dân còn là nguồn tài nguyên du lịch trên sông rất có giá trị, đặc biệt là nước khoáng nóng trên địa bàn thị trấn Thanh Thủy phục vụ khách du lịch về nghỉ dưỡng, chữa bệnh…
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Tính đến hết năm 2025 dân số toàn huyện Thanh Thủy là 79.860 người, Toàn bộ dân số của huyện sống trong khu vực nông thôn. Mật ñộ dân số trung bình của huyện là 639 người/km2, bằng 80% mật độ dân số trung bình toàn tỉnh, đứng thứ 5/12 huyện, thành thị trong tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng giảm không nhiều (năm 2024 là 1,4%). Lực lượng lao động của huyện là 56.898 người, chiếm 71,24% tổng dân số toàn huyện.
Huyện Thanh Thủy có sự đa dạng văn hóa dân tộc. Trên địa bàn huyện có 2 dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, Mường, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng trên 87% số dân toàn huyện.
Quy mô tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2025 đạt 8,3%; thu nhập bình quân đầu người là 24,8 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt trên 464 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2024- 2025 đạt 1.640.716 triệu đồng, trong đó: Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đạt: 640.887 triệu đồng; Giá trị công nghiệp, xây dựng đạt: 331.566 triệu đồng; Giá trị thương mại, dịch vụ đạt: 670.263 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 44,4%; công nghiệp, xây dựng: 15,5%; thương mại, dịch vụ: 40,1%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện ở mức 1,35%, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,3%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 11,2%, hàng năm giải quyết việc làm cho gần 2000 người.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.1.2. Những lợi thế của huyện Thanh Thủy trong phát triển du lịch
Thanh Thủy là một huyện miền núi hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch, là một trong 2 khu du lịch trọng điểm của tỉnh Phú Thọ.
Du lịch, thương mại là lĩnh vực có nhiều lợi thế do huyện có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông (cả về đường bộ lẫn đường thuỷ) mở ra khả giao lưu văn hoá, kinh tế với các huyện của tỉnh Phú Thọ, với các tỉnh phía Tây Bắc và đặc biệt là với thủ đô Hà Nội. Khí hậu Thanh Thủy mang đậm đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch.
Thanh Thủy có tài nguyên nước rất dồi dào có dòng Sông Đà là một trong những con sông lớn của miền Bắc chạy dọc theo chiều dài của huyện, ngoài khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt còn là điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp manh tính sản xuất hàng hóa lớn và phát triển du lịch trên sông. Đặc biệt có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm đã được Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận. Thương hiệu nước khoáng nóng Thanh Thủy đã nổi tiếng trong những năm qua, thành phần nước nhiều khoáng chất, đặc biệt có hàm lượng radon cao, dùng nước khoáng nóng để tắm và uống có thể chữa một số bệnh và tăng cường sức khỏe. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Chính các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Thanh Thủy một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái…
Bên cạnh đó, văn hóa lịch sử cách mạng, văn hóa tâm linh đặc trưng và giáp ranh Hà Nội là điều kiện hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh du lịch, thương mại. Thanh Thủy còn là nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam với 36 di tích lịch sử đã được xếp hạng trong đó có 5 di tích xếp hạng cấp quốc gia: Đình Đào Xá; đền Tam Công xã Đào Xá; đình Hạ Bì Trung xã Xuân Lộc; tượng đài chiến thắng Tu Vũ; đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa, cùng nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc… tạo nên một không gian văn hóa vô cùng thiêng liêng có sức hấp dẫn mới, tăng sự thu hút khách và kéo dài thời gian lễ hội.
Ngoài ra, các lễ hội truyền thống độc đáo của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện, được tổ chức thường xuyên hàng năm với nhiều nét đặc trưng riêng tạo nên sức cuốn hút đối với du khách như: Lễ hội rước kiệu – đền Lăng Sương, lễ hội rước Voi – đình Đào Xá, lễ hội Vật – đền Ngọc Sơn, lễ hội cướp Cây Bông – đình La Phù; lễ hội bơi trải – đền Tam Công, đình Hạ Bì Trung xã Xuân Lộc.
Văn nghệ dân gian huyện Thanh Thuỷ với một số thể loại tiêu biểu như: hát Xoan; hát Ghẹo; hát Chèo cổ; hát Văn Lạc Việt; diễn tấu Cồng chiêng; múa Xuân ngưu; múa rối, hát Ví, hát Giang của đồng bào Mường xã Yến Mao, Phượng Mao.
Tình hình chính trị tại huyện ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; kinh tế phát triển đạt mức tăng trưởng khá; hệ thống cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; công tác xã hội hóa ngày càng được đẩy mạnh thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch.
Từ những lợi thế trên Thanh Thủy sẽ thuận lợi để phát triển du lịch, là một trọng 2 huyện du lịch trọng điểm của tỉnh Phú Thọ.
3.2. Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 – 2025
3.2.1. Một số chủ trương phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy giai đoạn 2021 – 2025
Trong những năm qua các cấp, các ngành huyện Thanh Thủy luôn quan tâm đến công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện thông qua các chủ trương cụ thể như:
UBND huyện đã xây dựng Đề án 768/ĐA-UBND ngày 15/9/2021 về phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, trên cơ sở thực trạng tài nguyên tiềm năng về tự nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hình thành các tua du lịch trong huyện gắn liền với các tuyến du lịch liên vùng trong và ngoài tỉnh.
Ban thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện ban hành Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 18/02/2021 thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết, Đề án phát triển du lịch huyện Thanh Thủy. Sau khi ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo đã xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên gắn với chức năng của các phòng, ban, ngành và tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết, Đề án đề ra trong công tác phát triển du lịch huyện Thanh Thủy.
Phối hợp với các chủ đầu tư và tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của huyện và công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng du lịch được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Từ các nguồn vốn đầu tư đã hình thành cơ bản kết cấu hạ tầng du lịch thiết yếu và đưa vào khai thác các dự án thành phần tại các khu du lịch trọng điểm. Hình thành các khu, điểm du lịch với các sản phẩm du lịch đặc chưng của huyện. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Phát triển và khai thác mới tuyến xe buýt từ Việt Trì đến khu du lịch Đảo Ngọc Xanh Thanh Thủy hoạt động thường xuyên tạo thuận lợi đi lại của người dân, trong đó có khách du lịch.
Hoàn thiện công trình xây dựng chợ đầu mối, chợ trung tâm huyện Thanh Thuỷ, thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hoá, cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch.
Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, việc hướng dẫn, thanh kiểm tra các đơn vị doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ được thực hiện thường xuyên tạo môi trường kinh doanh lành mạnh đúng pháp luật. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch được xây dựng làm định hướng cho công tác quản lý, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch. Huyện ủy, UBND huyện luôn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch. Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên ngành du lịch của huyện, chủ các cơ sở lưu trú được tham gia các lớp tập huấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện để tạo ra những sản phẩm đưa vào phục vụ khách du lịch như: Làng nghề đan lát Ba Đông – Hoàng Xá; Làng nghề nuôi trồng và chế biến nấm mộc nhĩ Đoan Thượng – Đồng Luận; Làng nghề sản xuất tương bợ xã Thạch Đồng; Làng nghề sản xuất và dịch vụ thủy sản Thủy Trạm – Sơn Thủy…
3.2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Thanh Thủy giai đoạn 2021 – 2025 Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
3.2.2.1. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
- Số lượng cơ sở lưu trú:
Trên địa bàn huyện Thanh Thủy hiện có 32 cơ sở lưu trú, trong đó có 03 khách sạn (01 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao), 29 nhà nghỉ (chủ yếu tập trung trên địa bàn thị trấn Thanh Thủy, xã Bảo Yên, Hoàng Xá) với tổng số gần 600 phòng nghỉ.
Bảng 3.1: Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Thanh Thủy từ năm 2021 đến 2025
Năm | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 |
Cơ sở lưu trú | 17 | 24 | 28 | 30 | 32 |
Số phòng | 486 | 511 | 542 | 567 | 600 |
(Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin huyện Thanh Thủy từ 2021 – 2025)
Trong thời gian gần đây, công tác xã hội hóa du lịch được thực hiện, thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2021 toàn huyện có 17 cơ sở (1 khách sạn, 16 nhà nghỉ) với tổng số 486 buồng, đến năm 2025 có 32 cơ sở (3 khách sạn và 29 nhà nghỉ) với tổng số 600 buồng. Công suất sử dụng buồng tăng đều, ổn định: năm 2021 là 46,2% đến năm 2025 là 58,4%.
- Khách du lịch:
Lượng khách hàng năm đến với Thanh Thủy tăng khá mạnh, bình quân tăng 15- 20%/năm. Tuy nhiên số lượt khách lưu trú ít, chỉ chiếm khoảng 15 – 18% tổng số lượt khách đến tham quan. Trong khoảng thời gian từ 2021 trở lại đây lượng khách đến Thanh Thủy chủ yếu là khách du lịch nội địa, một lượng nhỏ khách nước ngoài. Khách du lịch nội địa hiện nay chủ yếu là các khách đi tự do theo nhóm hoặc hình thức tập trung theo hộ gia đình. Lượng khách thuộc nhóm này rất đông, thường đi về trong ngày, thời gia lưu trú của các nhóm khách này thường vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Thực hiện chính sách phát triển du lịch cùng với sự tăng trưởng kinh tế của huyện, du lịch huyện Thanh Thủy đã thu hút số lượng khách đến tham quan ngày một tăng. Năm 2021 số lượt khách đến huyện Thanh Thủy là 124.200 lượt người, đến năm 2024 là 190.217 lượt người. Hơn 5 năm sau, số lượt khách đã lên đến con số 204.000 vào năm 2025. Tuy số lượng khách tăng không đáng kể nhưng cũng đã cho thấy được sự chuyển biến của du lịch huyện Thanh Thủy trong những năm qua. Bắt đầu từ năm 2024 trở đi thì cùng với sự phát triển chung của tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Thủy đã có sự quan tâm và đầu tư hơn vào du lịch. Thể hiện qua số lượng du khách được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.2: Diễn biến hiện trạng khách du lịch đến Thanh Thủy giai đoạn 2021 – 2025
Đơn vị: Lượt khách Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Năm | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 |
Tổng lượt khách | 124.200 | 168.140 | 187.126 | 190.217 | 204.000 |
1. Khách trong ngày | 110.674 | 151.864 | 162.705 | 162.561 | 171.075 |
2. Khách có lưu trú | 13.526 | 16.276 | 24.421 | 27.656 | 32.925 |
Tỷ trọng (%) | 10,9 | 9,68 | 13,0 | 14,5 | 16,1 |
Khách quốc tế | 216 | 312 | 590 | 715 | 870 |
% so cả tổng (2) | 1,6 | 1,9 | 2,4 | 2,58 | 2,6 |
Khách nội địa | 13.310 | 15.964 | 23.831 | 26.941 | 32.055 |
% so cả tổng (2) | 98,4 | 98,1 | 97,6 | 97,42 | 97,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy năm 2025)
Lượng khách lưu trú hàng năm chiếm tỷ lệ thấp: Năm 2025: 204.000 lượt khách tham quan, trong đó khách lưu trú: 32.925 người, đạt tỷ lệ: 16,1%, lượng khách tham quan có lưu trú thời gian qua và chủ yếu là khách du lịch nội địa (chiếm khoảng 97%).
Khách du lịch quốc tế có lưu trú: Khách du lịch quốc tế đến Thanh Thủy và có lưu trú chiếm tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên số lượng vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2021 là 216 lượt khách, đến năm 2025 là 870 lượt khách. Khách du lịch quốc tế đến Thanh Thủy chủ yếu là khách du lịch công vụ, một lượng nhỏ là khách tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế xấp xỉ 1,3 ngày. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Bảng 3.3: Lượng khách du lịch quốc tế có lưu trú tại tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Thủy giai đoạn 2021 – 2025
Năm | Lượng khách du lịch có lưu trú tại Tỉnh Phú Thọ (lượt) | Lượng khách du lịch có lưu trú tại Thanh Thủy (lượt) | Lượng khách du lịch lưu trú tại Thanh Thủy so với tỉnh Phú Thọ ( %) |
2021 | 2.134 | 216 | 10,1 |
2022 | 2.324 | 312 | 13,4 |
2023 | 4.150 | 590 | 14,2 |
2024 | 4.299 | 715 | 16,6 |
2025 | 5.000 | 870 | 17,4 |
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và UBND huyện Thanh Thủy)
Tỉ lệ khách du lịch quốc tế có lưu trú đến huyện Thanh Thủy so với khách du lịch có lưu trú đến tỉnh Phú Thọ tăng lên qua các năm. Năm 2021 chỉ chiếm khoảng 10,1%. Đến năm 2023 tăng lên 14,2%, nhưng vào năm 2024 đã chiếm hơn 14,4% tổng số khách du lịch có lưu trú đến tỉnh Phú Thọ. Đến năm 2025 tăng lên 17,4%.
Khách du lịch nội địa có lưu trú: Các khu du lịch trọng điểm của huyện cơ bản được hình thành với các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, sinh thái danh thắng đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch nội địa đến Thanh Thủy. Giai đoạn 2021 – 2025 tăng từ gần 13.310 lượt lên 32.005 lượt.
- Cơ sở ăn uống:
Các cơ sở ăn uống bao gồm nhà hàng, quán cà phê, bar, quán ăn nhanh… Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.
Toàn huyện có 36 nhà hàng lớn nhỏ. Nhìn chung các cơ sở ăn uống hiện nay còn nhỏ lẻ, chưa đủ khả năng phục vụ cho lượng lớn du khách; chất lượng phục vụ và khả năng chế biến món ăn phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ, chưa được quản lý chặt chẽ về chất lượng phục vụ, giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dịch vụ vui chơi giải trí: Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi giải trí như các điểm thưởng thức nghệ thuật, sân chơi thể thao…Toàn huyện có 11 bể bơi, 6 sân tennis… Riêng khu du lịch Đảo Ngọc Xanh có 02 sân tennis, 5 bể bơi, 15 phòng masage …
Bên cạnh đó dich vụ giải trí thưởng thức nghệ thuật tại Nhạc đường Bá Phổ với trên 400 nhạc cụ dân tộc Việt Nam ở Thị trấn Thanh Thủy cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách.
Nhìn chung các cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí đã bước đầu được quan tâm đầu tư nhưng hầu hết các điểm vui chơi giải trí có quy mô nhỏ, các loại hình sản phẩm đơn điệu, các phương tiện vui chơi giải trí, tham quan còn quá thiếu chưa thu hút được du khách cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách.
- Nguồn nhân lực du lịch
Tính đến năm 2025 dân số huyện là gần 80 ngàn người, trong đó lao động đang trong độ tuổi làm việc là 55 ngàn người. Chủ yếu là lao động trong sản xuất nông nghiệp, thời gian nông nhàn khá lớn, trong khi các ngành phi nông nghiệp phát triển chậm, chưa thu hút được nhiều lao động dẫn đến tình trạng dư thừa một số lực lượng khá lớn phải đi kiếm việc làm nơi khác.
Bảng 3.4: Nguồn nhân lực du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2021- 2025
Đơn vị: Người
Năm | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 |
Tổng lao động | 6452 | 7564 | 8768 | 9827 | 11820 |
Lao động trực tiếp | 1890 | 2245 | 2560 | 2980 | 4320 |
Lao động gián tiếp | 4562 | 5319 | 6208 | 6847 | 7500 |
(Nguồn: Kết quả điều tra của Phòng LĐTB&XH từ 2021 đến năm 2025)
Tổng số lao động trong ngành Du lịch ở Thanh Thuỷ năm 2025 là 11.820 người, trong đó lao động trực tiếp 4320 người, lao động gián tiếp 7500 người, lao động qua đào tạo khoảng 2000 người, đạt tỷ lệ 17%, chủ yếu là qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
Theo tiêu chuẩn của ngành, lượng lao động nói chung so với số buồng khách sạn là tương đối phù hợp. Tuy nhiên cơ cấu không hợp lý, số lao động trong cơ sở lưu trú (lao động trực tiếp) ít so với số buồng trong khi lao động dịch vụ gián tiếp khác quá nhiều.
Như vậy, có thể nói lực lượng lao động trong ngành du lịch Thanh Thủy những năm qua tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, số lao động tăng lên song thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy những người làm công tác quy hoạch và quản lý du lịch cần có hướng bồi dưỡng, đào tạo cho lực lượng lao động du lịch nhất là đối với những lao động chuyên nghiệp. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
- Doanh thu từ du lịch – dịch vụ
Doanh thu du lịch là tất cả khoản thu do du khách chi trả trên địa bàn huyên trong quá trình tham quan du lịch. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ – du lịch tăng hàng năm. Chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, tắm khoáng nóng.
Cùng với sự gia tăng về lượng du khách, doanh thu du lịch của Thanh Thủy cũng đã đạt được mức tăng trưởng nhất định.
Bảng 3.5: Diễn biến doanh thu từ du lịch- dịch vụ của huyện Thanh Thủy giai đoạn 2021 – 2025
ĐVT: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 |
Doanh thu du lịch, dịch vụ
(khách sạn,lữ hành, nhà hàng) |
98 | 122 | 146,8 | 174,1 | 190,2 |
Tốc độ tăng trưởng hàng năm | – | 24,4 | 20,3 | 18,5 | 9,24 |
Tốc độ tăng trưởng bình quân | 18,1 1 | ||||
– Trong đó: | 9,9 | 11,6 | 13,1 | 14,8 | 15,5 |
Doanh thu tại cơ sở lưu trú | |||||
Tỷ trọng (%) | 10,1 | 9,5 | 8,9 | 8,5 | 8,1 |
(Nguồn: Báo cáo tài chính của UBND huyện Thanh Thủy từ 2021 – 2025)
Qua bảng trên cho thấy doanh thu từ du lịch của huyện trong những năm qua có sự gia tăng đáng kể từ 98 tỷ đồng năm 2021 đã lên đến hơn 190,2 tỷ năm 2025, mức tăng trưởng với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 18,11%/năm. Tuy nhiên, mặc dù khách du lịch tăng nhanh, nhưng vì lượng khách tham quan trong ngày lớn; lượng khách quốc tế và khách nội địa có lưu trú còn ít nên tổng thu từ cơ sở lưu trú không cao (tỷ trọng giảm từ 10,1% năm 2021 xuống 8,1% năm 2025).
Nguyên nhân: Lượng khách lưu trú (cả quốc tế và nội địa) ít hơn, ngày lưu trú trung bình ngắn hơn và mức chi tiêu thấp hơn so với dự báo. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
So với mặt bằng chung của du lịch tỉnh Phú Thọ, tổng thu từ du lịch Phú Thọ đứng 2/12 huyện thành thị trong tỉnh sau thành phố Việt Trì.
3.2.2.2. Đầu tư phát triển du lịch
Trong những năm qua UBND huyện Thanh Thủy đã chủ động phối hợp giải quyết những vướng mắc trong lập dự án, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai đúng tiến độ như án, chỉ đạo các phòng ngành chuyên môn tập trung tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng các dự án du lịch trên địa bàn huyện. Kết quả huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch được: 2.164,8 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước: 1.301,2 tỷ đồng. Vốn tư nhân: 863,6 tỷ đồng. Đã đầu tư cải tạo nâng cấp: 55,9 km đường giao thông. 2 cây cầu. 165 km đường điện, 26 trạm BA. nâng cấp 4 di tích lịch sử văn hóa tâm linh là di tích lịch sử Đền Lăng Sương, Di tích lịch sử Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, Đền Ngọc Sơn, Đình Đào Xá.
Hạ tầng du lịch ngày càng được cải thiện với 9 dự án được cấp phép đầu tư, trong đó có một số dự án lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Nổi bật nhất là Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh do Công ty cổ phần Ao Vua làm chủ đầu tư trên diện tích là 65 ha đã trở thành khu du lịch sinh thái có quy mô lớn nhất tỉnh, với tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn này là 500 tỷ đồng, trung bình mỗi năm đón và phục vụ trên 100.000 lượt khách, doanh thu bình quân đạt 34 tỷ đồng/năm. Cùng với khu du lịch Đảo Ngọc Xanh tự tin vươn mình, Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Lâm Resort của Công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng có diện tích 1,23 ha, tổng số vốn đầu tư 62 tỷ đồng với quy mô khép kín, chất lượng cao được đông đảo du khách gần xa biết đến.
- Một số dự án tiêu biểu:
Dự án du lịch sinh thái Đầm Bạch Thuỷ của Công ty cổ phần Hoà Thanh thuộc địa bàn 3 xã: Đồng Luận, Trung Nghĩa và Trung Thịnh. Tổng vốn đầu tư được phê duyệt: 43,6 tỷ đồng, diện tích đất đã giao: 88,69 ha nhưng đến nay dự án vẫn chưa được hoàn thiện.
Dự án du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ – Công ty Sông Thao, tổng vốn đầu tư được phê duyệt: 180 tỷ đồng. Diện tích đất đã giao: 87,03 ha. Hiện nay đã hoàn thành một số hạng mục đưa vào khai thác sử dụng, nhìn chung tiến độ xây dựng chậm.
Dự án du lịch sinh thái Hồ Suối Rồng – Công ty BIC Hà Nội với tổng diện tích đất được giao là: 69,225 ha, tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Đã triển khai một số hạng mục, đến nay vẫn chưa tiếp tục hoàn thiện.
Dự án du lịch bãi nổi cao cấp La Phù – Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua. Tổng diện tích đất được giao là 65 ha, tổng mức vốn đầu tư là 350 tỷ đồng. Đang triển khai sử dụng và đang tiếp tục thực hiện xây dựng các hạng mục công trình.
Dự án du lịch nuôi trồng thuỷ sản và du lịch sinh thái Doanh nghiệp tư nhân Hương Tuấn. Đang trong quá trình hoàn thiện, một phần đã đưa vào khai thác, sử dụng.
3.2.2.3. Sản phẩm du lịch
- Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Khi nói về Thanh Thủy đó là nơi đây được thiên nhiên ban tặng nguồn nước khoáng nóng vô cùng quý hiếm. Mỏ nước khoáng nóng được tạo thành và vận động theo các khe đứt gãy dưới lòng đất có diện tích trên 1 km2, trữ lượng gần 20 triệu m3. Đây là một trong những loại khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm bậc nhất đã được Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận có nhiều khoáng chất, đặc biệt có hàm lượng Radon cao với nhiều tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Vì thế, đây là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch về tham quan nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh tại huyện. Sau khi thăm quan, thưởng ngoạn là lúc du khách được đắm mình trong làn nước khoáng nóng và cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhõm trước khi được thưởng thức văn hóa ẩm thực với những món ăn đặc sắc như: dê núi đá, cá sông Đà (cá anh vũ, cá lăng, ..), gà ri đồi sỏi cùng nhiều món ăn dân tộc khác như: bánh gai, bánh cá, hay canh đỗ trắng, canh rau sắn,… Khi ra về, du khách còn có thể mua những sản phẩm thủ công mĩ nghệ hay những đặc sản mang đậm chất hương quê như Tương làng Bợ, Chè tươi Mai Miếu,..
Một số khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tiêu biểu của huyện Thanh Thủy:
- Khu du lịch “Đảo Ngọc Xanh”
Khu du lịch “Đảo Ngọc Xanh” đi vào hoạt động từ cuối tháng 4/2022. Các dịch vụ đã đưa vào khai thác và sử dụng phục vụ du khách những trải nghiệm thú vị cho du khách khi khám phá vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hòa này. Thăm quan thắng cảnh Công viên khủng long Hình tượng 54 dân tộc, Vườn quái thú: Hệ thống nhà hàng phục vụ ăn, uống; Dịch vụ nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng, tắm thuốc bắc, xông hơi, Massage, bấm huyệt… Khách sạn Kim Cương đạt tiêu chuẩn 2 sao với 116 phòng nghỉ; Phòng Hội nghị, hội thảo đa năng, phòng hát Karaoke, phòng tập thể dục, sân bóng đá mini, bể bơi ngoài trời, trong nhà… Nhóm trò chơi công viên nước, Nhóm trò chơi thư giãn, giải trí, Nhóm trò chơi cảm giác mạnh:
Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh do Công ty cổ phần Ao Vua làm chủ đầu tư trên diện tích là 65ha đã trở thành khu du lịch sinh thái có quy mô lớn nhất tỉnh, với tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn này là 500 tỷ đồng, trung bình mỗi năm đón và phục vụ trên 100.000 lượt khách, doanh thu bình quân đạt 34 tỷ đồng/năm. Từ khi Đảo Ngọc Xanh đi vào hoạt động tình hình kinh doanh dịch vụ sôi động có chuyển biến rõ rệt, đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà.
- Trung tâm dịch vụ nhà nghỉ – ăn uống đồi Chuộn thị trấn Thanh Thủy (Thanh Lâm Resort)
Khu sinh thái với hệ thống sân chơi thể thao, sân bóng, sân tennis, khu vui chơi cho trẻ em. Dịch vụ tắm khoáng nóng, tắm bùn sữa, tắm hương liệu, tắm thuốc bắc, kết hợp chăm sóc phục hồi sức khỏe, vườn hoa, cây xanh, tường rào, bể bơi tạo sóng trong nhà, bể bơi ngoài trời, phòng hát Karaoke, nhà hàng ẩm thực 720m2. Khách sạn Thanh Lâm đạt tiêu chuẩn 1 sao với 40 phòng nghỉ.
Năm 2022, đón và phục vụ 13.000 lượt khách, doanh thu đạt trên 4,5 tỷ đồng.
Năm 2023 đón và phục vụ 17.200 lượt khách, doanh thu gần 6 tỷ đồng.
- Khu du lịch tắm bùn, tắm nước khoáng nóng Bảo Yên:
Được thiên nhiên ban tặng nước khoáng nóng tự nhiên, trong những năm Khu du lịch tắm bùn, tắm nước khoáng nóng Bảo Yên đã khai thác và đầu tư phục vụ khách du lịch về nghỉ dưỡng. Với Khách sạn An Bình đạt tiêu chuẩn 1 sao gồm 22 phòng nghỉ; phòng tắm, bể bơi 300m². Tại đây khách du lịch được đắm mình trong dòng nước khoáng nóng tự nhiên, tắm massage, tắm bùn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng lưu niệm và giải khát, phòng hát Karaoke, sân chơi thể thao, các dịch vụ vui chơi cho trẻ em… năm 2022 đón và phục vụ 8.200 lượt khách, doanh thu dạt 2,7 tỷ đồng. Năm 2023, đón và phục vụ 9.500 lượt khách, tổng doanh thu trên 3,3 tỷ đồng. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Du lịch văn hóa tâm linh: Thanh Thủy có nhiều di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể được lưu truyền, tích tụ trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc với các lễ hội dân gian độc đáo gắn với truyền thuyết thời đại Hùng Vương. Với tổng số 36 di tích lịch sử văn hóa mang nhiều nét độc đáo, cổ kính, trong đó có 5 di tích cấp Quốc gia đã làm cho Thanh Thủy trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch tâm linh.
Những năm gần đây, lượng khách du lịch tâm linh đến với Thanh Thủy ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch. Du lịch tâm linh chủ yếu tập trung lễ hội truyền thống đền Lăng Sương tự hào là nơi thờ gốc và nơi duy nhất thờ cả gia đình Tản Viên Sơn. Đây được coi là vị thần “Thượng đẳng tối linh”, “Đệ nhất phúc thần”, đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt (ngoài thờ Sơn Tinh, thì ngôi đền còn thờ thân phụ, thân mẫu, vợ của Ngài cùng bộ tướng Cao Sơn, Quý Minh,..); bên cạnh đó khách du lịch còn tập trung vào lễ hội Đình Đào Xá.
Hai điểm du lịch tâm linh này hằng năm đón khoảng hơn 30.000 lượt khách, tương đương 15%. Ngoài ra các di tích lịch sử như tượng Đài chiến thắng Tu Vũ, khu di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà thờ cổ Hoàng Xá… cũng thu hút đáng kể khách du lịch đến với Thanh Thủy.
Các lễ hội truyền thống của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng đã thu hút khách du lịch trong những năm gần đây như lễ hội cướp “Cây Bông” đình La Phù, Lễ hội bơi chải đền Tam Công xã Đào Xá, đền Quốc Tế xã Thạch Đồng; lễ hội rước kiệu; nghi lễ tế “Bò thui” gò “Đống bò” tại lễ Giỗ Mẫu đền Lăng Sương; lễ hội rước voi Đào Xá. Các hoạt động trong lễ hội như diễn tấu cồng chiêng xã Yến Mao, Phượng Mao. Nhiều trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian được được tổ chức sôi nổi trong các lễ hội truyền thống như: kéo lửa nấu cơm thi; ném còn; đập niêu,… Hát Xoan Phú Thọ là thế mạnh của huyện trong những năm gần đây, hát Ghẹo truyền thống xã Đào Xá, hát Chèo xã Đoan Hạ, diễn xướng cồng chiêng, hát Ví, hát giang dân tộc Mường xã Yến Mao, Phượng Mao, hát Xoan cửa đình, cồng chiêng, hát ghẹo, hát chèo truyền thống, nhạc đường Bá Phổ với 425 nhạc cụ dân tộc đặc sắc. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Bảng 3.6: Thống kê một số lễ hội truyền thống huyện Thanh Thủy
TT | Tên lễ hội | Địa chỉ | Thời gian tổ chức lễ hội (Âm lịch) | Nội dung tổ chức lễ hội | |||
Nhân vật thờ | Phần lễ | Phần hội | Cổ tục | ||||
1 | Lễ hội Đền Lăng Sương | Xã Trung Nghĩa- Huyện Thanh Thủy | 15/ Giêng | Tản Viên Sơn, Thánh Mẫu | tế lễ rước nước, rước kiệu | Kéo co, Đập niêu, ném còn, nấu cơm thi | Cồng chiêng, |
3 | Lễ hội Đình Phượng Mao | Xã Phượng Mao- Huyện Thanh Thủy | 12/Giêng | Tản Viên Sơn, Ngọc Hoa | Rước, tế lễ | Ném còn, bắn nỏ, kéo co, đu tiên | Cồng hiêng, ném còn, bắn nỏ |
4 | Lễ hội Đền Thượng Lộc | Thị trấn Thanh Thủy- Huyện Thanh Thủy | 8/Giêng | Tiên Dung công chúa | Tế lễ, rước kiệu | Kéo co, cướp cây bông | Cướp cây bông, bơi chài |
5 | Lễ hội đình Hữu Khánh | Xã Tân Phương- Huyện Thanh Thủy | 7/Giêng | Tản Viên Sơn | Tế lễ, rước kiệu | Chọi gà, đánh vật, kéo co | Mổ gà trắng, lợn đen tuyền, hát bội, hát nhà tơ |
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thanh Thủy năm 2025)
Du lịch tham quan làng nghề: Cũng đã được hình thành tại các làng nghề trên địa bàn huyện. Huyện Thanh Thủy có 09 làng nghề và làng có nghề, trong đó UBND tỉnh công nhận 06 làng nghề và UBND huyện công nhận 03 làng có nghề. Doanh thu của các làng nghề, làng có nghề đạt trên 75,46 tỷ đồng/năm. Số lao động tham gia làm nghề cả chuyên và thời vụ đạt trên 3.105 lao động. Sản phẩm của các làng nghề từng bước được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã, giá thành sản phẩm. Các làng nghề tiêu biểu như: Làng nghề đan lát Ba Đông – Hoàng Xá; Làng nghề nuôi trồng và chế biến nấm mộc nhĩ Đoan Thượng-Đồng Luận; Làng nghề sản xuất tương bợ xã Thạch Đồng; Làng nghề sản xuất và dịch vụ thủy sản Thủy Trạm- Sơn Thủy; Làng nghề trồng hoa và cây cảnh Phương Viên-Tân Phương; Làng có nghề sản xuất đậu phụ, bánh gai xã Tu Vũ… Các làng nghề đã bước đầu thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, tuy nhiên số lượng khách thường xuyên chưa nhiều.
3.2.2.4. Tổ chức không gian du lịch
Trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã định hình được 3 vùng không gian du lịch với các điểm đến du lịch. Tuy nhiên, trừ các điểm chính như Đền Lăng Sương, tượng đài chiến thắng Tu Vũ, đồi Bạch Thạch, các điểm đến còn lại lượng khách đến không thường xuyên mà chỉ mới tập trung chủ yếu vào mùa lễ hội. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Vùng I: Phía Bắc của huyện gồm các xã: Đào Xá, Xuân Lộc, Thạch Đồng, Tân Phương. Vùng này là du lịch văn hoá tâm linh lễ hội truyền thống.
Điểm đến thăm quan: Di tích lịch sử quốc gia đình Hạ Bì Trung xã Xuân Lộc, khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đồi Bạch Thạch. Bơi chải đền Tam Công xã Đào Xá, thăm đền Ngọc Sơn, đền Quốc Tế xã Thạch Đồng, các sản phẩm của làng nghề truyền thống tương làng Bợ, chè xanh Mai Miếu, bánh hòn, bánh nẳng xã Thạch Đồng, Đào Xá.
Vùng II: Điểm du lịch trung tâm của huyện là vùng du lịch sinh thái gồm thị trấn Thanh Thủy và các xã: Bảo Yên, Sơn Thủy, Hoàng Xá, Đồng Luận, Đoan Hạ.
Điểm đến thăm quan: Lễ hội cướp “Cây Bông” tại di tích đình La Phù, các khu Resort Đảo Ngọc Xanh, Thanh Lâm, khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Thủy,… làng nghề truyền thống đan lát Ba Đông Hoàng Xá. Thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc: Dê núi đá, cá sông Đà, gà ri đồi sỏi… tập trung mạnh ở thị trấn.
Vùng III: Phía Nam của huyện gồm các xã: Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Phượng Mao, Yến Mao, Tu Vũ,… là vùng du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, giáo dục truyền thống hướng về cội nguồn,
Điểm đến thăm quan: Di tích lịch sử Đền Lăng Sương, di tích lịch sử cách mạng Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, điểm du lịch cộng đồng tìm hiểu văn hoá dân tộc Mường. (diễn tấu cồng chiêng, hát ví, hát giang, các món ẩm thực đặc sắc của đồng bào vùng dân tộc Mường). Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vườn Vua.
Trên cơ sở tổ chức hệ thống khu, điểm du lịch, hệ thống các tuyến đã hình thành và đạt hiệu quả nhất định. Hệ thống tuyến, điểm du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức hợp lý các chương trình du lịch đặc biệt là các tour du lịch chuyên đề góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của huyện. Một số chương trình du lịch hấp dẫn đã tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch như tour du lịch sinh thái, tour du lịch văn hoá, lễ hội, về nguồn…
Tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn khó khăn, khả năng đầu tư còn hạn chế nên một số tuyến, điểm du lịch mặc dù được quy hoạch xác định có tiềm năng lớn trên địa bàn như du lịch cộng đồng tìm hiểu văn hoá dân tộc Mường xã Yến Mao, du lịch làng nghề truyền thống Đan lát Ba Đông- Hoàng xá vẫn chưa được đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch hoặc khai thác nhưng còn manh mún. Đây là một trong những hạn chế ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.
3.2.2.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Trong những năm qua các cấp, các ngành chức năng huyện Thanh Thủy đã không những nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, đội ngũ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị. Tổ chức các lớp tập huấn đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch như Luật Du lịch, các Nghị định triển khai Luật. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành kinh tế du lịch cho các tầng lớp nhân dân góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.
- Phối hợp với các ban, Ngành, chính quyền các địa phương điều tra, đánh giá tài nguyên để quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
- Trên cơ sở xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển du lịch huyện Thanh Thủy, huyện đã thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch, các ban, ngành đã xây dựng kế hoạch chi tiết theo chức năng nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch.
- Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa trong quản lý nhà nước các hoạt động du lịch. Công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai tích cực, áp dụng tiêu chuẩn ISO trong việc thẩm định, xếp cấp loại, hạng cơ sở lưu trú, nhà hàng đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch và hướng dẫn viên du lịch. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác thống kê du lịch để từng bước phù hợp với yêu cầu phát triển chung của cả nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch và tiến hành xử lý, nhắc nhở các đơn vị thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
3.2.2.6. Xúc tiến, quảng bá
Công tác tuyên truyền, quảng bá đối với các loại hình du lịch có thế mạnh của huyện đặc biệt là quảng bá về tác dụng của nước khoáng nóng cũng như các điểm vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng gắn với nước khoáng nóng của huyện Thanh Thủy được UBND huyện tổ chức thực hiện hiệu quả. UBND huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Phú Thọ, Hội văn học Nghệ thuật, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Đài truyền hình Việt Nam VTC4, VTV3, VTC10… để sản xuất tin, bài, phóng sự tuyên truyền quảng bá về tiềm năng, các loại hình du lịch, các điểm đến hấp dẫn của huyện với du khách thập phương; giới thiệu những làng nghề truyền thống, lễ hội đặc trưng hay những quy định của pháp luật về hoạt động du lịch và có thái độ thân thiện với du khách… Nổi bật trong số đó là tuyên truyền về hát Xoan Phú Thọ, hát chèo cổ ở Đoan Hạ… quảng bá các món ăn đặc sản của dân tộc như: Măng chua, rau sắn chua, đỗ trắng, dê núi, cá sông…
Tăng cường đầu tư xây dựng các biển chỉ dẫn tuyên truyền điểm đến, xây dựng pano tuyên truyền điểm đến các di tích lịch sử đã xếp hạng; Biên tập cấp giấy phép in 2.000 tờ gấp tuyên truyền giới thiệu di tích lịch sử quốc gia Đền Lăng Sương và các điểm đến du lịch huyện Thanh Thủy; Xây dựng trang thông tin điện tử đi vào hoạt động đưa các tin bài, hình ảnh về lễ hội, ẩm thực và các khu du lịch góp phần quảng bá du lịch huyện.
3.2.2.7. Công tác đào tạo nguồn nhân lực
Số lượng lao động trong ngành thương mại – du lịch – dịch vụ (cả trực tiếp và gián tiếp) đến nay (tháng 2/2017) ước đạt gần 12.000 người, chiếm 22% tổng số lao động, trong đó số lao động qua đào tạo trên 2000 người. Hiện có khoảng 600 lao động đang làm việc thường xuyên tại các đơn vị kinh doanh lưu trú, dịch vụ ăn uống. Trong số này, nhu cầu đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ khoảng trên 50%. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Trong những năm qua, UBND huyện Thanh Thủy luôn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch. Tạo điều kiện cho các cơ sở lưu trú được tham gia các lớp tập huấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà nghỉ. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn từ huyện đên cơ sở như tập huấn về nghiệp vụ lễ tân và nghiệp vụ buồng cơ sở lưu trú; Phối hợp với Trung tâm phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh mở lớp tập huấn về kiến thức phòng chống tệ nạn xã hội, kiến thức trong xử phạt hành chính đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện vi phạm.
Theo thống kê của Phòng Văn hóa thông tin huyện Thanh Thủy từ năm 2021 đến năm 2025: huyện mở được 46 lớp về nghiệp vụ du lịch, nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn… gần 1.700 lượt lao động.
Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở lưu trú du lịch đội ngũ tiếp viên chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ du lịch. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phục vụ khách du lịch. Dịch vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch còn nghèo nàn và đơn điệu, đa số vẫn tập trung vào dịch vụ phòng nghỉ và ăn uống, các dịch vụ bổ trợ khác chưa được quan tâm phát triển, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.
3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ
3.2.3.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch của Thanh Thủy khá phong phú, hấp dẫn và được phân bố đều trên toàn huyện. Đáng chú ý trong số đó phải kể đến Di tích lịch sử Đền Lăng Sương (xã Trung nghĩa), Tượng đài chiến thắng Tu Vũ (xã Tu Vũ) lễ hội Rước roi Đình Đào Xá (xã Đào Xá), Không gian văn hóa Mường (xã Yến Mao). Bên cạnh đó là một số Khu du lịch sinh thái như Khu du lịch Đảo ngọc Xanh, khu du lịch sinh thái Vườn Vua, Khu nghỉ dưỡng Thanh Lâm Resot… Đặc biệt là mỏ nước khoáng nóng đã tạo cho Thanh Thuỷ trở thành một khu du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách tới thăm quan và nghỉ dưỡng.
Điểm nổi bật về tài nguyên du lịch nhân văn ở huyện Thanh Thủy đó là: Hát Xoan Phú Thọ, Hát ví, hát rang, diễn tấu Cồng chiêng, các trò chơi dân gian như ném còm, cướp cây bông…
Cùng với hoạt động du lịch là sự phát triển của các nhà hàng cung cấp những món ăn ẩm thực phong phú, đa dạng và riêng có của Thanh Thuỷ được nhiều du khách ưa thích như: Dê núi đá, cá sông Đà, gà Tổng Thượng, xôi nếp nương…
Có thể nói Thanh Thuỷ là huyện có điều kiện và tiềm năng để phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng như: du lịch văn hoá truyền thống, văn hoá tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái… và từ đó là tiền đề để phát triển các dịch vụ du lịch và thương mại của huyện.
3.2.3.2. Cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn từ 2021 đến năm 2025
Du lịch huyện Thanh Thủy luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các Sở, ban, ngành của tỉnh Phú Thọ thông qua các chương trình các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt là Nghị quyết 01/NQ-TU, ngày 02/06/2020 của BTV Tỉnh uỷ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020- 2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình 987/CTr- UBND, ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020 – 2025, và định hướng đến năm 2030; trong đó trọng tâm phát triển 2 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh là Thành phố Việt Trì và huyện Thanh Thủy. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 19/10/2021 của Tỉnh ủy Phú Thọ; Đề án số 3020/ĐA-UBND; Kế hoạch số 654/KH-UBND ngày 05/3/2022, của UBND tỉnh; Nghị quyết 10/NQ-HU ngày 14/12/2020 của Huyện ủy Thanh Thủy là văn bản định hướng cho mục tiêu kinh tế- xã hội của huyện để Thanh Thủy phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nước khoáng nóng, du lịch văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh… nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh trên các sản phẩm du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện.
Nghị quyết 01/NQ-TU, ngày 02/06/2020 của BTV Tỉnh uỷ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình 987/CTr- UBND, ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020 – 2025, và định hướng đến năm 2030; trong đó trọng tâm phát triển 2 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh là Thành phố Việt Trì và huyện Thanh Thủy.
Quyết định số 1648/QĐ-UBND, ngày 09/6/2019 của UBND Tỉnh về việc ban hành “Quy chế quản lý Quy hoạch chung Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ”. Quyết định số 187/QĐ-UBND, ngày 20/01/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Thanh Thuỷ đến năm 2030.
Nghị quyết 03-NQ/HU, ngày 14/12/2025 của BTV Huyện uỷ về phát triển du lịch huyện Thanh Thuỷ giai đoạn 2025 – 2030, định hướng đến năm 2040. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thuỷ lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2024-2030. Đây là cơ sở quan trọng, là kim chỉ nam cho định hướng phát triển du lịch của huyện Thanh Thủy.
3.2.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
- Hệ thống giao thông
Trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ có hệ thống giao thông khá tốt, đặc biệt là giao thông đường bộ. Hiện tại trên địa bàn huyện có 52 km đường tỉnh lộ rải nhựa chạy qua (đường 316, 316b và 317, 317b, 317c); Có 70 km đường huyện lộ, trong đó có 45 km đã được rải nhựa; có 95 km đường liên thôn và nội thôn, một phần quan trọng cũng đã được bê tông hoá hoặc nhựa hoá; có 507 km đường thôn xóm nội đồng, trong đó có 89 km đạt tiêu chuẩn đá dăm và cấp phối. Ngoài sự đầu tư của Trung ương, của Tỉnh cho việc sữa chữa, nâng cấp các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. UBND huyện và các xã cũng đã huy động mọi nguồn lực có trên địa bàn để nâng cấp các đường liên xã, đặc biệt là vận động người dân thực hiện bê tông hoá các đường liên thôn.
Nhờ đó mạng lưới giao thông trên địa bàn khá thuận lợi cho việc đi lại của người dân, việc giao lưu kinh tế giữa các xã trong huyện và giữa huyện với bên ngoài, đặc biệt là thuận lợi cho phát triển du lịch.
Ngoài đường bộ, Thanh Thuỷ còn có giao thông đường thuỷ khá thuận lợi. Do có sông Đà chảy dọc theo chiều dài của huyện, nên giao thông đường thuỷ cũng đã được đầu tư phát triển. Trên địa bàn huyện đã hình thành 10 bến đò qua lại hai bên sông và một số bến bốc dỡ hàng hoá ven sông Đà. Tuy các bến qui mô còn nhỏ và trang thiết bị còn thiếu, nhưng nó cũng đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hoá của người dân trên địa bàn và thuận lợi trong việc đi lại của khách du lịch trong cả nước về với Thanh Thủy. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Hiện nay hệ thống đường đến các điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hoá là đường tỉnh lộ 317, đường liên xã đã được dải nhựa và bê tông hóa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
- Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn huyện đã được xây dựng khá hoàn chỉnh. Đến nay 15/15 xã trong huyện đã có lưới điện quốc gia. Với các nguồn vốn trong và ngoài nước, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng các trạm biến áp ở các xã, gia cố hệ thống truyền tải điện, tăng cường độ an toàn và ổn định đối với việc cung cấp và sử dụng điện. Năm 2021 số trạm hạ thế (cái/KVA) của huyện là: 36/6.980, thì năm 2022 là: 40/7.385; năm 2023 là: 45/8.125; năm 2024 là: 49/9.015 và năm 2025 là: 54/9.555. 100% hộ dân được dùng điện để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt và phục vụ phát triển du lịch.
- Hệ thống bưu chính, viễn thông
Kể từ năm 2003 hệ thống bưu chính viễn thông đã được xây dựng ở tất cả các xã của huyện Thanh Thuỷ, huyện đã tập trung nâng cấp từng bước hệ thống này theo hướng hiện đại.
Nhờ mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển ngày càng hiện đại, nên mọi hoạt động thông tin, liên lạc trên địa bàn huyện thường xuyên được đảm bảo thông suốt, thư báo được chuyển phát kịp thời. Hệ thống điện thoại cố định và di động đã được phát triển khá nhanh trong giai đoạn này, năm 2024 có gần 24 nghìn máy, đạt 22,5 máy trên 100 dân. Dịch vụ internet (Dial-up và ADSL), hộp thư thoại… được hình thành, phát triển rộng khắp. Năm 2024 có gần 3.000 thuê bao internet
Mạng bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát triển. Số máy điện thoại cố định tăng nhanh. Chất lượng thông tin liên lạc của huyện có bước tiến vượt bậc, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, mạng điện thoại di động đã phủ sóng tới hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Sự phát triển về dịch vụ bưu chính viễn thông nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển du lịch trên địa bàn.
- Hệ thống cấp nước Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Hệ thống cung cấp nước cho sản xuất và đời sống đã được chú trọng xây dựng trong nhiều năm qua. Hệ thống ao hồ, đập, kênh mương nội đồng, hệ thống đê điều đều đã được xây dựng khá đồng bộ và vững chắc. Huyện một mặt đã tập trung gia cố hệ thống đê điều, các hồ, đập đã có, mặt khác đã hỗ trợ và khuyến khích các xã thực hiện từng bước việc kiên cố hoá hệ thống kênh mương. Hiện nay trên địa bàn huyện có 37 trạm bơm, có 96,1 km kênh mương cấp 1,2,3; trong đó có 44,3 km kênh cấp 1 và 2 đã được kiên cố hoá. Việc tưới tiêu cho cây trồng. Nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu vẫn là nước giếng đào và khoan, song nhìn chung chất lượng nước tương đối tốt, bảo đảm được vệ sinh tối thiểu… Hệ thống cung cấp nước sạch của huyện Thanh Thủy cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư, hoạt động sản xuất và phát triển du lịch trên địa bàn…
- Hệ thống nhà hàng, khách sạn.
Thanh Thủy đã xây dựng được hệ thống khách sạn nhà nghỉ là những điểm dừng chân thuận lợi cho du khách. Trên địa bàn hiện có 32 cơ sở lưu trú, trong đó có 03 khách sạn (khách sạn Kim Cương đạt tiêu chuẩn 2 sao, khách sạn Thanh Lâm, khách sạn An Bình đạt tiêu chuẩn 1 sao), 29 nhà nghỉ (chủ yếu tập trung trên địa bàn thị trấn Thanh Thủy, xã Bảo Yên, xã Trung Thịnh) với tổng số gần 600 phòng nghỉ.
Trên địa bàn huyện có 10 nhà hàng lớn và các quán ăn, uống quy mô nhỏ chuyên phục vụ các món ăn dân tộc, đặc sản, truyền thống như: Măng chua, canh rau sắn, canh củ chuối, thịt lợn lửng, rượu cần, rượu hoẵng,… cùng với nhiều món ăn nổi tiếng như: Dê núi đá, cá sông đà, gà ri đồi sỏi. Ngoài ra Thanh Thuỷ còn có các sản phẩm mang đậm bản sắc riêng như: Bánh nẳng, bánh hòn, cơm lam, chè xanh Mai Miếu, tương bợ Thạch Đồng… Tuy nhiên một số món ăn đặc sản, cổ truyền chưa được chú trọng phát triển thành sản phẩm để phục vụ du lịch.
3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
3.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, từ năm 2021 đến năm 2025 cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ, ngành du lịch huyện Thanh Thủy đã có nhiều nổ lực đánh thức tiềm năng của huyện. Các chỉ tiêu về lượt khách có sự tăng trưởng đáng kể từ 124.200 lượt khách năm 2021 đã lên đến 204.000 lượt khách, bình quân mỗi năm tăng 15.000 lượt khách, lượt khách quốc tế đến Thanh Thủy cũng có sự tăng lên, đặc biệt là khách quốc tế có lưu trú.
Cùng với sự gia tăng về lượng du khách, doanh thu du lịch của Thanh Thủy cũng đã đạt được mức tăng trưởng nhất định. Từ 98 tỷ đồng năm 2021 đã lên đến hơn 190,2 tỷ năm 2025, mức tăng trưởng với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 18,11%/năm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Bên cạnh đó, huyện cũng đã có những chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho du lịch. Đã bắt đầu xuất hiện những khách sạn đạt tiêu chuẩn để phục vu du khách. Thu hút được cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, các hướng dẫn viên, buôn bán hàng lưu niệm,…
Sản phẩm du lịch đang dần hình thành, từng bước được đa dạng và nâng cao chất lượng. Đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chiếm 85% số lượng khách du lịch đến Thanh Thủy.
Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch được nâng lên, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính chiến lược lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
Công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt được những thành tựu đáng khích lệ góp phần nâng cao hình ảnh tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tiêu biểu như Công ty cổ phần Ao Vua, Công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng, Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Sơn Hải…
Phát triển du lịch huyện Thanh Thủy đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho gần 12 nghìn lao động, lao động trong huyện(cả trực tiếp và gián tiếp). Bên cạnh đó công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, chú trọng thông qua các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn…
Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được quan tâm chú trọng, các cấp, các ngành chức năng huyện Thanh Thủy đã không những nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch. Tích cực tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch và tiến hành xử lý, nhắc nhở các đơn vị thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch và các dự án lớn đã được xây dựng, phê duyệt là định hướng cho công tác quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch.
3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
3.3.2.1. Tồn tại, hạn chế
Cơ chế, chính sách đầu tư cho du lịch còn hạn chế, thiếu các giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ du lịch dịch vụ phát triển, cơ chế khuyến khích các doanh nhân giỏi và đội ngũ lao động có tay nghề, tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động du lịch tại huyện.
Sản phẩm du lịch mờ nhạt, nghèo nàn chưa tạo được sức hấp dẫn cho du khách; chưa xây dựng được các tuyến du lịch mang tính đặc sắc, độc đáo. Khách du lịch đến Thanh Thủy chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chiếm 85%, còn các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề… chưa thu hút được khách du lịch. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện chưa có nhiều khách sạn, nhà hàng, khu dịch vụ cao cấp, thiếu các doanh nghiệp có thương hiệu, loại hình vui chơi giải trí còn ít, chưa tạo được sự hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chỉ tiêu của du lịch khi đến với du lịch Thanh Thủy.
Khách du lịch lưu trú chiếm tỷ lệ thấp so với khách du lịch đến Thanh Thủy, chỉ chiếm khoảng 15%; mức chi tiêu bình quân của khách chưa cao. Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp) vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển chỉ đạt khoảng 23% tổng số lao động trong toàn huyện.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ để bổ sung nguồn nhân lực, đội ngũ lao động đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững. Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn ít, mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp. Thiếu đội ngũ hướng dẫn viên có tính chuyên nghiệp tại các khu di tích.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch thiếu chặt chẽ, thụ động; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước khả năng tác nghiệp chưa cao, chưa kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án.. phát triển du lịch có hiệu quả.
Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Thanh Thủy chưa được chú trọng, chưa làm nổi bật được giá trị của các loại hình du lịch tại huyện Thanh Thủy. Các doanh nghiệp du lịch của huyện chưa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch.
3.3.2.2. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Qua nghiên cứu có thể đúc kết ra được du lịch huyện chậm phát triển với các nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, cầu du lịch đến Thanh Thủy thấp do hình ảnh của Thanh Thủy chưa được nhiều du khách trong ngoài nước biết đến, Cơ sở kinh doanh du lịch chất lượng thấp, các dự án cao cấp thiếu chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác quảng bá hình ảnh du lịch Thanh Thủy chưa được thực hiện mạnh mẽ. Xúc tiến đầu tư chưa thu hút được các dự án lớn vào huyện.
Thứ hai, Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch và thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa có chính sách thu hút nhân tài trong ngành du lịch. Vai trò tham mưu của cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý và hỗ trợ du lịch phát triển thiếu chặt chẽ.
Thứ ba, các loại hình du lịch dưới dạng tiềm năng rất nhiều chưa được đưa vào khai thác phát triển. Nhiều sản phẩm du lịch chưa được cung cấp cho du khách, đã không thu hút được một lượng lớn du khách gây lãng phí tài nguyên du lịch như du lịch cộng đồng Mường, du lịch làng nghề…Dịch vụ ẩm thực phát triển mạnh nhưng chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân là chính. Các khu vui chơi giải trí cao cấp chưa phát triển. Chưa có những mặt hàng lưu niệm cung cấp cho du khách.
Thứ tư, nguồn nhân lực chưa phát triển, chủ yếu nhân lực tự phát qua quá trình thực tiễn và không được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Do chưa có cơ sở đào tạo trong khu vực huyện, chưa được cử đi đào tạo và chưa thu hút được nhân lực có chuyên môn sâu. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.
Thứ năm, liên kết phát triển du lịch yếu, đặc biệt là liên kết giữa doanh nghiệp trong vùng với bên ngoài để đưa khách đến và đi qua Thanh Thủy. Như vậy, rất nhiều nguyên nhân dẫn đến du lịch Thanh Thủy chưa phát triển, trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất cần được giải quyết để phát triển du lịch Thanh Thủy trong thời gian tới.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Thanh Thủy
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy […]