Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

3.1.1. Sự ra đời và phát triển

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập ngày 16/09/2016 trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Ngày 01/10/2016, PVcomBank chính thức hoạt động với vốn điều lệ 9000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn 100.000 tỷ đồng. Đến nay, PVcomBank đã phát triển mạng lưới lên đến 109 điểm giao dịch, tại 28 tỉnh, thành phố trải dài Bắc, Trung, Nam với đội ngũ hơn 4000 cán bộ nhân viên, tổng tài sản đạt gần 200.000 tỷ đồng.

DẤU MỐC LỊCH SỬ

Năm 1988: Thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank). Năm 2000: Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC).

Năm 2016: Hợp nhất PVFC và Western Bank, thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank).

Năm 2019: Ngân hàng có chiến dịch truyền thông và Website sáng tạo hiệu quả nhất 2019 (ABF); Ngân hàng bán lẻ đổi mới hiệu quả nhất 2019 (IFM).

Năm 2018: Ngân hàng có sản phẩm mobile banking và giải pháp corebanking sáng tạo hiệu quả 2018 (ABF); Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất 2018 (IFM); Ngân hàng bán lẻ đổi mới hiệu quả nhất 2018 (IFM).

Năm 2021: VNR Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất & tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2021 (VNR500); Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ năm 2021 (VNBA); Ngân hàng có sản phẩm Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2021 (GBAF); Ngân hàng có sản phẩm cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam năm 2021 (IBM); Ngân hàng có SP Online Banking sáng tạo hiệu quả nhất Việt Nam năm 2021 (IFM).

Năm 2022: Ngân hàng có ứng dụng thanh toán di động phát triển nhất Việt Nam 2022 (IFM); Ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2022 (IFM); Ngân hàng có sản phẩm cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam – 2022 (IBM); Ngân hàng có sản phẩm thẻ tín dụng sáng tạo hiệu quả 2022 (ABF); Ngân hàng có sản phẩm tín dụng cá nhân mới tiêu biểu 2022 (ABF); Ngân hàng có giải pháp quản lý dòng tiền mặt doanh nghiệp hiệu quả 2022 (ABF).

Năm 2023: Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Thẻ tín dụng sáng tạo đột phá năm 2023 – ABF Ngân hàng có sản phẩm tiền gửi chuyên biệt tốt nhất Việt Nam 2023; Thẻ tín dụng tốt nhất 2023 – IFM

Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam – Fast 500 – Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam Ngân hàng số sáng tạo nhất 2023 – GBO

Năm 2024:

  • Ngân hàng có sản phẩm Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2024 – IFM
  • Ngân hàng có dịch vụ Thẻ tốt nhất Việt Nam 2024 – IFM
  • Ngân hàng có Chất lượng Dịch vụ tốt nhất Việt Nam 2024 – IFM
  • Ngân hàng có các giải pháp Tiết kiệm tốt nhất Việt Nam 2024 – GBAF
  • Ngân hàng có dịch vụ Tài khoản thanh toán cá nhân tốt nhất Việt Nam 2024 – IFM
  • Ngân hàng có sản phẩm Thẻ ưu đãi sáng tạo nhất Việt Nam 2024 – IFM
  • Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam – VNR
  • Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam – TC Kinh tế Việt Nam
  • Nơi làm việc tốt nhất châu Á – HR Asia

Với nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm, PVcomBank đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng tổ chức và cá nhân. Trong thời gian qua, PVcomBank đã và đang là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng số hóa nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ưu việt, hướng tới mục tiêu nâng cao trải nghiệm, mang đến cho khách hàng những dấu ấn khác biệt trong sử dụng dịch vụ. Mỗi sản phẩm tài chính của PVcomBank luôn đồng hành với hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp trong từng giai đoạn của cuộc đời, nhân lên những giá trị về tài chính, đồng thời lan tỏa nhiều niềm vui cho khách hàng.

Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank luôn hướng tới việc xây dựng hình ảnh một Ngân hàng thân thiện, tận tụy, vì sự thành công của khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ trở thành Ngân hàng chuẩn mực trong cung cấp dịch vụ; với phong cách chuyên nghiệp, lấy lợi ích của khách hàng – đối tác làm mục tiêu hành động, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cán bộ nhân viên, cộng đồng xã hội và gia tăng giá trị cho cổ đông.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Trong thời gian hoạt động và phát triển, PVcomBank đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động. Nhìn chung, PVcomBank duy trì cơ cấu bộ máy quản lý theo hướng bán tập trung. Về cơ bản, bộ máy quản lý của ngân hàng bao gồm: đứng đầu là Hội đồng quản trị, giúp sức cho Hội đồng quản trị là Ủy ban quản trị rủi ro; tiếp theo là Tổng Giám đốc và hỗ trợ cho Tổng Giám đốc sẽ các khối (khối kinh doanh, khối thẩm định, khối kiểm tra kiểm soát, khối vận hành, v.v.). Cụ thể cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ 3.1 dưới đây.

Sơ đồ 3. 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển. Nguồn vốn cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của các NHTM. Mặt khác, các NHTM hiện nay hoạt động đòi hỏi phải có hiệu quả cao, chính vì vậy ngân hàng đang tập trung nâng cấp mạng lưới các phòng giao dịch để thu hút nguồn vốn ổn định và vững chắc. PVcomBank đã tăng cường các hoạt động như hội nghị khách hàng, tuyên truyền nhằm thu hút các nguồn vốn mang tính ổn định.

Ngân hàng cũng đang tăng cường thiết lập các mối quan hệ thu – chi tiền mặt tại chỗ với các tổ chức, đơn vị kinh tế tại địa phương có tiềm lực tài chính mạnh, v.v. Ngoài ra, PVcomBank còn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp dân cư bằng các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng.

Bảng 3. 1: Tình hình huy động vốn của PVcomBank giai đoạn 2022 – 2024

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Chênh lệch 2023/2022 Chênh lệch 2024/2023
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Nguồn vốn huy động 152.131    100 172.438 100 199.655 100 20.307 13,3 27.217 15,8
1. Tiền gửi tổ chức kinh tế 84.676 55,66 85.874 49,80 122.389 61,3 1.198 1,4 36.514 42,5
+ Không kỳ hạn 29.975 35,40 31.945 37,20 43.815 35,8 1.970 6,6 11.870 37,2
+ Có kỳ hạn 54.701 64,60 53.929 62,80 78.573 64,2 (772) (1,4) 24.644 45,7
2. Huy động dân cư 67.455 44,34 86.564 50,20 77.266 38,7 19.109 28,3 (9.297) (10,7)
2.1 Tiết kiệm 57.741 85,60 71.675 82,80 67.685 87,6 13.934 24,1 (3.989) (5,6)
+ Không kỳ hạn 16.110 27,90 25.588 35,70 26.194 38,7 9.478 58,8 606    2,4
+ Có kỳ hạn 41.632 72,10 46.087 64,30 41.491 61,3 4.455 10,7 (4.596) (10,0)
2.2 Giấy tờ có giá 9.714 14,40 14.889 17,20 9.581 12,4 5.175 53,3 (5.308) (35,7)

(Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn giai đoạn 2022 – 2024)

Hiện tại, PVcomBank cung cấp nhiều sản phẩm tiết kiệm với nhiều mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau, hướng đến các đối tượng có nhu cầu khác nhau về kỳ hạn gửi, lãi suất, mục đích gửi, v.v. Tiết kiệm bảo toàn Thịnh Vượng (giúp khách hàng bảo toàn lãi suất trước những biến động của lãi suất trên thị trường tài chính), Tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm gửi góp linh hoạt – Easy Savings (kênh gửi tiền đa dạng, gửi góp linh hoạt và sinh lời hiệu quả cho các khoản tiền nhỏ nhàn rỗi), tiết kiệm kỳ hạn ngày, chứng chỉ tiền gửi dài hạn ghi danh (sản phẩm có lãi suất cạnh tranh trên thị trường). Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Ngoài ra, còn có các sản phẩm tiết kiệm trực tuyến (cho phép khách hàng gửi tiết kiệm, tất toán mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng internet hoặc điện thoại di động mà không cần đến trực tiếp tới quầy giao dịch với lãi suất cạnh tranh).

Nguồn vốn huy động giai đoạn 2022 – 2024 của Khối KHCN PVcomBank tăng mạnh qua các năm. Huy động khách hàng năm 2022 đạt 67.455 tỷ đồng. Đến năm 2023, giá trị vốn huy động từ khách hàng là đạt mức 86.564 tỷ đồng, tăng 28,3 % so với năm 2022. Đến năm 2024, lại sụt giảm chỉ còn 77.266 tỷ đồng, tương ứng giảm 10,7% so với năm 2023, giảm 9.297 tỷ đồng. Điều này chưa hẳn không tốt bởi lẽ không có nghĩa huy động từ khách hàng cá nhân có dấu hiệu đi xuống mà do giá trị vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và các đối tượng khác tăng mạnh mẽ trong năm vừa qua. Nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ tăng trưởng tiền gửi bằng VND và xét về tổng giá trị huy động vốn thì vẫn được giữ ổn định qua các năm, góp phần xây dựng bảng cân đối kế toán an toàn và vững mạnh cho PVcomBank.

Xét về kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn chiếm hơn 60% tổng số dư tiền gửi của khách hàng trong 3 năm qua, tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 40% và chủ yếu là tiền VND. Cụ thể, năm 2022, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 28% tổng tiền gửi của khách hàng, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chiếm 72%. Năm 2023, các chỉ tiêu này lần lượt là 35,7% và 64,3%; năm 2024 là 38,7% và 61,3%.

PVcomBank đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn. Do vậy, dù còn ở mức khá khiêm tốn nhưng số dư tiền gửi không kỳ hạn cũng đã có sự tăng lên đáng kể vào năm 2024 (tăng 2,4% hay 606 tỷ đồng so với năm 2023).

Nhìn chung, trong giai đoạn 2022 – 2024, tình hình huy động vốn có nhiều biến động. Tuy nhiên các phương thức huy động vốn truyền thống của PVcomBank luôn có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Điều này cho thấy niềm tin của các thành phần kinh tế trong xã hội vào PVcomBank luôn được giữ vững. Nguồn vốn tự huy động của PVcomBank năm 2024 tăng 15,8% so với năm 2023, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Phần lớn số tiền huy động này được ngân hàng triển khai từ nguồn tiền huy động trong dân cư. Ngoài ra, dựa vào bảng trên ta có thể thấy rằng: tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao. Nguyên nhân là do nhu cầu thanh toán của khách hàng được mở rộng. Đây là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của khối ngành dịch vụ ngân hàng. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 3. 2: Tình hình hoạt động cho vay của PVcomBank giai đoạn 2022 – 2024

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 2023/2022 2024/2023
Số tiền Tỷ trọng %  Số tiền Tỷ trọng %  Số tiền Tỷ trọng %  Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Phân theo kỳ hạn vay 109.600  100% 144.673 100% 182.666 100% 35.073 32,0 37.993 26,3
Ngắn hạn 51.775  47,24%  79.570 55% 114.166 62,50%  27.795 53,7 34.596 43,5
Trung, dài hạn 57.825  52,76%  65.103 45% 68.500 37,50%  7.278 12,6 3.397 5,2

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng của PVcomBank giai đoạn 2022-2024)

Sau một thời gian cho vay, kết quả khả quan, dự nợ tăng nhanh, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Khả năng cung cấp vốn, cho vay đối với các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư trở nên tốt hơn. Dựa vào bảng trên, có thể thấy được hoạt động cho vay của PVcomBank đã tăng trưởng nhanh trong 3 năm qua. Năm 2023, tổng dư nợ cho vay tăng 32% so với năm 2022, đến năm 2024 thì tăng 26,3%. Do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn nên PVcomBank gặp nhiều khó khăn, vì vậy tổng dư nợ cho vay tăng nhưng mức tăng năm 2024 lại giảm so với năm 2023.

3.1.3.3. Kết quả kinh doanh

Bảng 3. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank năm 2022 – 2024

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Chênh lệch 2023/2022 Chênh lệch 2024/2023
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng thu nhập 20.480 25.631 34.133 5.151 25,2 8.502 33,2
Tổng chi phí 16.616 21.696 27.693 5.080 30,6 5.997 27,6
Tổng lợi nhuận 3.864 3.935  6.440   71 1,8 2.505 63,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PVcomBank giai đoạn 2022 – 2024)

Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động kinh doanh của PVcomBank đang tăng trưởng nhanh hơn so với những năm trước.

 Trong thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho ngành ngân hàng với nhiều biến động phức tạp về dịch bệnh, lãi suất và tỷ giá, nhưng PVcomBank cũng đã đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt. Đến cuối năm 2023, tổng thu nhập đạt 25.631 tỷ đồng, tăng 5.151 tỷ đồng, tương ứng tăng 25,2% so với năm 2022. Đến cuối năm 2024, tổng thu nhập đạt 34.133 tỷ đồng, mức tăng 8.502 tỷ đồng tương đương với 33,2% so với năm 2023.  Lợi nhuận sau thuế của PVcomBank trong năm 2024 là 6.440 tỷ đồng, tăng 2.505 tỷ đồng so với năm 2023, tức tăng 63,7% so với năm 2023. Mức tăng cả về thu nhập và lợi nhuận sau thuế này là khá cao, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên PVcomBank.

3.2.Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

3.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động Bancassurance

Hiện nay, theo quy định thì ngân hàng thương mại sẽ không được tự kinh doanh bảo hiểm mà phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh này, điều này được thể hiện rõ trong Khoản 2 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng 2013: “Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:

  1. a) Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;
  2. b) Cho thuê tài chính;
  3. c) Bảo hiểm.

Cùng với đó, ngân hàng được phép làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng 2013, quy định: “Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

Cũng theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm số: 42/2022/QH14 ban hành ngày 14/06/2022:

“Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.”

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 37/2022/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm, góp phần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tích cực tham gia phân phối sản phẩm bảo hiểm.

3.2.2. Các đối tác tham gia hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

Dựa trên hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang ngày càng được hoàn thiện, để phát triển toàn diện hoạt động Bancassurance PVcomBank đã hợp tác với các DNBH để triển khai hoạt động Bancassurance trên cả hai lĩnh vực BHNT và BHPNT. Cụ thể theo bảng chi tiết sau:

Bảng 3. 4: Các Ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm liên kết

Ngân hàng DNBH hợp tác BHPNT DNBH hợp tác BHNT
BIDV BIC BIC
VietinBank Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Aviva (VietinAviva)
Agribank Công ty cổ phẩn bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.
PVcomBank PVI, MIC Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential
Vietcombank FWD

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.2.3. Sản phẩm đang triển khai qua hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

3.2.3.1. Bảo hiểm phi nhân thọ

Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) liên kết với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cung cấp cho khách hàng cá nhân bao gồm:

Sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân: khách hàng có nhu cầu bảo hiểm nhà, mua bảo hiểm nhà tư nhân tại PVcomBank sẽ được bảo hiểm những rủi ro sau: Hỏa hoạn, nổ bình ga hoặc nồi hơi nước, bình đun nước phục vụ gia đình, sét đánh; Do va chạm các vật thể như: máy bay và các phương tiện hàng không khác, các thiết bị trên trên các phương tiện đó rơi vào, xe cộ hay động vật; bão, lốc, lũ lụt, lún đất nhưng ngoại trừ những thiệt hại gây ra do ẩm mốc thông thường, thiệt hại đối với trang thiết bị bên ngoài ngôi nhà, các động sản bên ngoài khác (hạn mức bồi thường là 100 trđ); thiệt hại do trộm cướp (hạn mức bồi thường 100 triệu đồng). Khách hàng được sử dụng các dịch vụ gia tăng của PVcomBank như: các dịch vụ ngân hàng cá nhân chuẩn mực của PVcomBank; đề xuất sử dụng gói sản phẩm cho vay mua nhà của PVcomBank kết hợp cùng dịch vụ bảo hiểm để hưởng nhiều tiện ích ưu đãi, tiện ích gia tăng. Giảm 15% phí bảo hiểm Nhà tư nhân khi khách hàng mua bảo hiểm tại PVcomBank.

Sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới: khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm này tại PVcomBank sẽ được giảm 15% phí bảo hiểm xe cơ giới. Quyền lợi của khách hàng là được bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe như: tai nạn bất ngờ, đâm va, lật đổ, cháy nổ hỏa hoạn, thiên tai như bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần, mất cắp, mất cướp toàn bộ xe; Bồi thường trách nhiệm dân sự của chủ xe do: thiệt hại ngoài hợp đồng xe cơ giới gây ra về người và tài sản đối với bên thứ 3, thiệt hại về thân thể và tính mạng của lái xe, hành khách theo hợp đồng vận tải hành khách. Điều kiện bảo hiểm là giá trị bảo hiểm của chiếc xe tính trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, tùy thuộc vào giá trị thực tế của chiếc xe trên thị trường tại thời điểm tham gia Bảo hiểm; trong trường hợp chiếc xe bị thiệt hại trên 75% hoặc không thể thay thế/ sửa chữa, phục hồi để đảm bảo lưu thông theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ xe sẽ được bồi thường toàn bộ số tiền bằng giá trị thực tế của chiếc xe trước khi xảy ra tai nạn.

Sản phẩm bảo hiểm sức khỏe: đối tượng được tham gia bảo hiểm là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 1 năm tuổi đến 65 tuổi. Quyền lợi của khách hàng là: Được chi trả y tế do ốm đau, bệnh tật, thai sản và tai nạn với nhiều mức trách nhiệm bảo hiểm để lựa chọn; Điều kiện bổ sung toàn diện bao gồm: Điều trị ngoại trú, vận chuyển y tế cấp cứu, trợ cấp thu thập; Được giảm phí 5% cho các con dưới 18 tuổi nếu cả gia đình tham gia Bảo hiểm, khách hàng sẽ được giảm 20% phí tái tục bảo hiểm cho năm tiếp theo; Được tự do lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh.

Sản phẩm bảo hiểm tai nạn con người: đối tượng được tham gia bảo hiểm là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi. Quyền lợi của khách hàng là khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khách hàng có thể được thanh toán số tiền lên đến 200 triệu đồng, trong thời gian nằm viện, khách hàng không những nhận được khoản hỗ trợ tài chính cho các chi phí y tế phát sinh, khách hàng còn được nhận thêm khoản trợ cấp lên tới 700.000/tuần và kéo dài tới 24 tuần. Thời hạn bảo hiểm là 1 năm, thủ tục tái tục bảo hiểm đơn giản.

Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ của công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) liên kết với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp chia làm 3 nhóm sản phẩm như sau:

Bảo hiểm giai đoạn xây dựng: bảo hiểm xây dựng, lắp đặt (thiệt hại vật chất và trách nhiệm bên thứ 3), bảo hiểm bồi thường cho người lao động (bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm tai nạn con người).

Bảo hiểm giai đoạn vận hành: bảo hiểm tài sản của doanh nghiệp (nhà xưởng, văn phòng, máy móc, tài sản lưu kho/ bãi), bảo hiểm xe ô tô (vật chất xe, Trách nhiệm dân sự của chủ xe, tai nạn người trên xe), bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tiền trong kho và vận chuyển tiền.

Các loại hình bảo hiểm đặc thù khác: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư/ kỹ sư tư vấn, bảo hiểm trách nhiệm bác sỹ, bảo hiểm trách nhiệm luật sư; bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng; bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I); bảo hiểm hàng không; bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; bảo hiểm bảo lãnh; bảo hiểm giải thưởng golf; bảo hiểm lòng trung thành; bảo hiểm đổ vỡ máy móc; bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng; bảo hiểm công trình dân dụng (cầu, cảng, đường, v.v.); bảo hiểm thiết bị điện tử. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

3.2.3.2. Bảo hiểm nhân thọ

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam liên kết với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đang được cung cấp bao gồm:

Sản phẩm Tiết kiệm Tích Trường Phú: dành cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm định kỳ tại PVcomBank. Theo đó, khách hàng cam kết gửi số tiền cố định theo định kỳ vào ngân hàng, có nhiều kỳ hạn từ 1 năm đến 20 năm, có thể chọn định kỳ linh hoạt theo tháng (3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng), mua bảo thì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khách hàng bị tử vong không có khả năng tiếp tục gửi tiền vào tài khoản ngân hàng như cam kết, khách hàng sẽ phải chịu lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Như vậy, với sản phẩm Tích Trường Phú, khách hàng sẽ được công ty bảo hiểm nhân thọ chấp nhận thanh toán theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Điều kiện tham gia Tích Trường Phú là khách hàng là mọi cá nhân có nhu cầu tham gia sản phẩm có độ tuổi từ 18 đến 55 và không quá 65 tuổi tại thời điểm đáo hạn Tài khoản Tích Trường Phú.

Sản phẩm Tiết kiệm Tích Tài Lộc: khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm ở PVcomBank, số tiền càng lớn thì lãi suất càng cao, kỳ hạn gửi gồm 1, 2, 3, 6, 9, 12, 18 và 24 tháng. Trả gốc và lãi cùng một lần khi rút gốc. Nếu rút trước hạn khách hàng sẽ chịu lãi suất không kỳ hạn. Khi sử dụng sản phẩm này, khách hàng sẽ được PVcomBank tặng hợp đồng bảo hiểm với mức trách nhiệm cao lên đến 2 tỷ đồng với thời hạn bảo hiểm trùng với thời hạn hợp đồng. Khi xảy ra sự kiện Bảo hiểm, khách hàng phải rút trước hạn, thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Điều kiện tham gia: Đối với tiền gửi VNĐ, khách hàng là cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài có độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi đang sinh sống tại Việt Nam; đối với tiền gửi là USD, khách hàng là cá nhân cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam có độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi.

Sản phẩm Tín Tài Nghiệp (cho vay tín chấp): là sản phẩm cho vay tín chấp của PVcomBank, tuy nhiên, hiện tại sản phẩm mới chỉ áp dụng cho nhân viên của Tập đoàn. Nhân viên Tập đoàn vay tại PVcomBank, mua bảo hiểm thì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra (khách hàng tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn đúng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm), khách hàng mất khả năng thanh toán nợ vay cho PVcomBank thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm trả thay trên số dư nợ của khách hàng. Điều kiện tham gia Tín Tài Nghiệp là khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 trên cùng địa bàn kinh doanh của PVcomBank; là cán bộ, nhân viên làm tại các cơ quan hoạt động trên cùng địa bàn của PVcomBank, thời gian làm việc 12 tháng và thời gian còn lại của hợp đồng lao động dài hơn thời hạn vay vốn, thu nhập thường xuyên hàng tháng tối thiểu 4 triệu đồng.

Sản phẩm Đầu tư linh hoạt (cho vay mua nhà dự án): khách hàng có nhu cầu mua nhà dự án, được vay PVcomBank số tiền lên đến 80% giá trị ngôi nhà, thời hạn vay đến 180 tháng, dùng chính ngôi nhà làm tài sản thế chấp. Đồng Đồng thời khách hàng mua bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm (khách hàng tử vong do tai nạn, phù hợp quy định trong hợp đồng bảo hiểm) thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán số dư nợ còn lại của khách hàng cho PVcomBank mà khách hàng không bị thanh lý ngôi nhà đã mua. Số tiền bảo hiểm tối đa lên tới 1,5 tỷ đồng. Điều kiện tham gia Đầu tư linh hoạt là khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 trên cùng địa bàn kinh doanh của PVcomBank, có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng tài chính và phương án trả nợ khả thi. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Sản phẩm Tín Phát Lộc (vay mua ô tô): khách hàng có nhu cầu mua xe, được vay PVcomBank đến 90% giá trị xe, thời hạn vay đến 4 năm, tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối đa lên đến 1,5 tỷ đồng sẽ được ưu đãi về phí bảo hiểm vật chất xe ô tô, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm người ngồi trên xe. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, bên công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, khách hàng vẫn được quyền sở hữu xe. Điều kiện tham gia Tín Phát Lộc là khách hàng có năng lực pháp luật và hành vi dân sự đầy đủ, có độ tuổi từ 18 đến 55 nhưng không quá 65 tuổi vào thời điểm kết thúc hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm tính trên số tiền vay và tỷ lệ phí bảo hiểm. Tối thiểu là 0,35%, tối đa là 1,00% giá trị khoản vay.

Sản phẩm Cuộc sống an bình (thấu chi tài khoản): khách hàng được cấp hạn mức tối đa lên đến 500 triệu đồng, rút linh hoạt theo nhu cầu sử dụng, có thể rút tại quầy, ATM, các điểm chấp nhận thẻ, chuyển khoản qua Internet với điều kiện khách hàng tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hạn mức thấu chi đề nghị thì khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng trong phạm vi số dư thấu chi tài khoản của khách hàng. Điều kiện tham gia Cuộc sống an bình của khách hàng là cá nhân có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, có độ tuổi từ 18 đến 65, không quá 66 tuổi khi chấm dứt thời hạn thấu chi. Tài sản bảo đảm (bất động sản hoặc giấy tờ có giá) thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng.

Sản phẩm Tương lai tươi sáng (thấu chi Tài khoản lương): khách hàng có tài khoản lương mở tại PVcomBank, có nhu cầu thấu chi tài khoản lương, được cấp hạn mức lên đến 100 triệu đồng, rút vốn linh hoạt, được điều chỉnh hạn mức thấu chi trong thời hạn thấu chi, mua bảo hiểm với số tiền bằng hạn mức thấu chi, khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm, bên bảo hiểm sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng và chi trả cho khách hàng hoặc người thân khách hàng một khoản tiền để đảm bảo cuộc sống. Điều kiện tham gia Tương lai tươi sáng của khách hàng là cá nhân có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, có độ tuổi từ 18 đến 65, không quá 66 tuổi khi chấm dứt thời hạn thấu chi.

3.2.4. Kết quả hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

3.2.4.1. Về doanh thu hoạt động Bancassurance

  • Doanh thu từ Bancassurance giai đoạn 2022 – 2024:

Hoạt động Bancassurance mang lại nhiều lợi ích cho PVcomBank từ hoa hồng hoạt động, lợi ích từ tiền gửi của các DNBH, từ cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, v.v. Các chi phí của hoạt động Bancassurance như đào tạo, huấn luyện, marketing chủ yếu do các DNBH chi trả, PVcomBank phát triển bán sản phẩm trên nguồn nhân lực sẵn có nên chưa có số liệu tính toán cụ thể về thu nhập của hoạt động Bancassurance do đó trong bài luận văn này, tác giả xem hoa hồng từ hoạt động Bancassurance là thu nhập từ hoạt động Bancassurance.

Bảng 3. 5: Doanh thu từ Bancassurance tại PVcomBank giai đoạn 2022 – 2024

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2022 2023 2024
Doanh thu từ Bancassurance 177,086 267,566 316,428
Tỷ lệ chia hoa hồng phí theo HĐHT (%) 15 15 15
Thu nhập từ Bancassurance 26,563 40,135 47,464
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng 3.864 3.935 6.440
Tỷ lệ thu nhập từ Bancassurance/ Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng (%) 0,69 1,02 0,74

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm từ năm 2022 – 2024 của PVcomBank)

Nhìn vào biểu đồ 3.1 có thể thấy được tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm tại PVcomBank giai đoạn 2022 – 2024 như sau: năm 2022 doanh thu phí bảo hiểm thu được không đáng kể, sang năm 2023 – 2024 doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh. Kết quả này là do: Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Tháng 9/2022, PVcomBank mới triển khai được 4 sản phẩm Bancassurance. Ngày 16/9/2022, PVcomBank chính thức phát động cuộc đua Bancassuance với chủ đề “Chất lượng tạo nên sức bền”, xem Bancassurance là một chiến lược tiềm năng để khai thác. Do sản phẩm Bancassurance mới triển khai, mạng lưới còn hạn chế nên đến cuối năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm toàn hệ thống chỉ đạt 177 tỷ đồng.

Năm 2023, hoạt động Bancassurance dần đi vào ổn định hơn, PVcomBank tiếp tục phát động thi đua Bancassurance, triển khai thêm 1 sản phẩm mới – Cuộc sống an bình vào tháng 5/2023. Đồng thời, với việc thành lập thêm PVcomBank Sài Gòn, Nghệ An, Hải Phòng, Đăklăk, Cần Thơ và hàng loạt phòng giao dịch được mở, PvcomBank đã thật sự mở rộng mạng lưới hoạt động, sản phẩm phong phú, PVcomBank phát động liên tục 2 cuộc đua Bancassurance vào dịp cuối năm và đạt được kết quả ngoạn mục, doanh thu phí bảo hiểm tăng gấp nhiều lần so với năm 2022 đạt 267 tỷ đồng, đánh dấu bước phát triển cho tương lai của Bancassurance.

Năm 2024, quy trình hoạt động Bancassurance đã được thiết lập một cách chặt chẽ, PVcomBank triển khai thêm 6 sản phẩm mới và phát động liên tục 2 cuộc đua Bancassurance vào dịp đầu năm và cuối năm. Năm 2024, doanh thu phí bảo hiểm tăng hơn 1,8 lần so với năm 2023, đánh dấu bước phát triển mạnh nhất của Bancassurance trong những năm trở lại đây.

  • Doanh thu phí bảo hiểm phân theo nguồn gốc rủi ro được bảo hiểm:

Bảng 3. 6: Tổng hợp doanh thu phí bảo hiểm toàn ngân hàng phân theo nguồn gốc rủi ro được Bảo hiểm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2022 2023 2024 +/- (%)
Phi nhân thọ 157,487 222,457 264,784 30,14
Tỷ trọng (%) 88,93 83,14 83,68
Nhân thọ 19,599 45,109 51,644 72,32
Tỷ trọng (%) 11,07 16,86 16,32
Tổng 177,086 267,566 316,428 34,68

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm từ năm 2022 – 2024 của PVcomBank)

Nhìn vào biểu đồ 3.2, ta thấy rằng doanh thu phí bảo hiểm liên tục tăng từ năm 2022 đến năm 2024. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng nhẹ, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng mạnh, đặc biệt là năm 2022 – 2023. Kết quả này là do:

Năm 2022, PVcomBank mới đi vào hoạt động Bancassurance chưa lâu, sản phẩm còn hạn chế cả về bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ nên doanh thu phí bảo hiểm của hai mảng này còn thấp. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Sang năm 2023 – 2024 là những năm dịch bệnh Covid19 bùng phát nên người dân có thu nhập ổn định quan tâm nhiều hơn tới bảo hiểm sức khỏe và trong công việc kinh doanh của mình nên doanh thu phí bảo hiểm tăng đều cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, do hoạt động ngân hàng đi vào ổn định hơn, mức dư nợ của ngân hàng tăng, kèm theo đó là quy trình cung cấp bảo hiểm được hoàn thiện hơn. Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng cao hơn so với doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ là do hoạt động tín dụng phát triển, dư nợ tăng mạnh, PVcomBank đã thu hút được các doanh nghiệp lớn trong nước, có nhu cầu tín dụng cao và nhu cầu mua bảo hiểm lớn, đặc trưng là các doanh nghiệp có nhu cầu bảo hiểm phi nhân thọ là chính. Vì vậy, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng mạnh. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ cũng tăng 72,32% chứng tỏ PVcomBank cũng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng tham gia bảo hiểm.

Nhìn chung, có thể thấy xu hướng của cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm phân theo nguồn gốc rủi ro được bảo hiểm thu được là gia tăng tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ và giảm tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ.

  • Doanh thu, hoa hồng hoạt động Bancassurance phi nhân thọ

Bảng 3. 7: Kết quả doanh thu, hoa hồng hoạt động Bancassurance phi nhân thọ giai đoạn 2022 – 2024

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2022 2023 2024 +/- (%)
Doanh thu 157,487 222,457 264,784
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) 41,25 19,03 30,14
Hoa hồng 23,623 33,369 39,718
Tốc độ tăng trưởng hoa hồng (%) 41,25 19,03 30,14

(Nguồn: Báo cáo thường niên của PVcomBank từ năm 2022 -2024)

Từ bảng 3.7, ta thấy doanh thu hoạt động Bancassurance phi nhân thọ qua năm sau đều tăng trưởng so với năm trước, đặc biệt trong năm 2023 doanh thu qua kênh vượt mốc 200 tỷ đồng, đến năm 2024 doanh thu đạt 264 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm 2023. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 30,14%, mức tăng trưởng cao hơn tăng trưởng của thị trường (khoảng 17%). Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Tương ứng với doanh thu, hoa hồng hoạt động Bancassurance phi nhân thọ trong thời gian qua cũng tăng trưởng rất tốt. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm khá cao (trung bình khoảng 30%), năm 2023 là năm đầu tiên hoa hồng đạt được trên 30 tỷ đồng. Đến năm 2024 hoa hồng đạt được là 39,7 tỷ đồng.

Kết quả hoạt động Bancassurance phi nhân thọ năm 2024 theo dòng sản phẩm theo báo cáo của ban Hợp tác bảo hiểm tại PVcomBank:

Với Bảo hiểm xe cơ giới: đây là sản phẩm trọng tâm luôn được PVcomBank chú trọng phát triển, doanh thu năm 2024 chiếm 82% doanh thu của kênh, tiềm năng so với doanh số phát vay của PVcomBank còn rất lớn.

Với Bảo hiểm Nhà: hiện đang khai thác được còn rất thấp, doanh thu năm 2024 đạt 2,5% doanh thu của kênh.

Với PVI tương lai tươi sáng: đây là mảng nhiều tiềm năng vì sản phẩm chỉ mới được triển khai từ tháng 10/2022, doanh thu năm 2024 chiếm 5,5% doanh thu của kênh, tiềm năng của sản phẩm còn nhiều do số lượng KHDN đặc biệt là SME của PVcomBank rất lớn. Còn lại một số sản phẩm khác chiếm tỷ trọng khoảng 10% doanh thu của kênh.

Qua các số liệu phân tích trên, cho thấy hoạt động Bancassurance phi nhân thọ đã có mức tăng trưởng rất tốt về doanh thu, hoa hồng trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng về quy mô tín dụng và quy mô khách hàng của PVcomBank.

  • Doanh thu, hoa hồng hoạt động Bancassurance nhân thọ

Bảng 3. 8: Kết quả doanh thu, hoa hồng hoạt động Bancassurance nhân thọ giai đoạn 2022-2024

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2022 2023 2024 +/- (%)
Doanh thu 19,599 45,109 51,644
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) 130,16 14,49 72,32
Hoa hồng 2,940 6,766 7,747
Tốc độ tăng trưởng hoa hồng (%) 130,16 14,49 72,32

(Nguồn: Báo cáo thường niên của PVcomBank từ năm 2022 đến năm 2024)

Bảng 3.8 cho thấy sau khoảng 03 năm triển khai, doanh thu BHNT qua năm sau đều tăng trưởng so với năm trước, đặc biệt doanh thu có mức tăng trưởng vượt bậc và đạt mốc quan trọng vào năm 2023, tăng trưởng 130,16%. Đây là năm hoạt động kinh doanh BHNT được triển khai trên toàn hệ thống và bắt đầu thực sự triển khai ra khách hàng bên ngoài. Qua năm 2024, sau khi chuyển đổi mô hình chuyên viên tư vấn BHNT, doanh thu đạt con số khá ấn tượng 51 tỷ đồng, tăng 14,49% so với năm 2023.

Bảng 3.8 cũng cho thấy trong thời gian này vì hoạt động Bancassurance với PVcomBank đang trong giai đoạn hình thành và ổn định nên hoa hồng và tốc độ tăng trưởng hoa hồng còn thấp. Hoa hồng chưa đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng. Năm 2024 hoa hồng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng là 14,49% so với năm 2023, do năm 2024 doanh thu hoạt động Bancassurance nhân thọ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

Qua những phân tích trên ta thấy hoạt động Bancassurance nhân thọ tuy mới triển khai được 3 năm nhưng đã đạt được những kết quả nhất định, khẳng định sự phát triển hoạt động Bancassurance nhân thọ của PVcomBank là đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

  • Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng:

Bảng 3. 9: Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2022 2023 2024 +/- (%)
DT phí bảo hiểm không kèm SPDV ngân hàng 26,547 31,579 42,157 26,23
DT phí bảo hiểm có kèm SPDV ngân hàng 150,539 235,987 274,271 36,49
Tổng 177,086 267,566 316,428 34,68

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm từ năm 2022 – 2024 của PVcomBank)

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm từ năm 2022 – 2024 của PVcomBank) Căn cứ biểu đồ 3.3, có thể thấy rằng hầu hết khách hàng mua bảo hiểm tại PVcomBank đều có sử dụng dịch vụ, sản phẩm của PVcomBank. Xu hướng dịch chuyển dần theo hướng tăng doanh thu phí bảo hiểm từ khách hàng không sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhưng không đáng kể. Điều này được giải thích như sau: Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Thứ nhất, nhân viên QHKH của ngân hàng, khi gặp khách hàng dĩ nhiên sẽ tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng trước tiên (đây là điểm khác biệt giữa nhân viên ngân hàng với nhân viên của công ty bảo hiểm trong hoạt động liên kết ngân hàng – bảo hiểm hiện nay), sau khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng mới thực hiện việc tư vấn bán chéo sản phẩm bảo hiểm. Hoặc sau khi tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của PVcomBank nhưng khách hàng không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thì trong quá trình tiếp xúc khách hàng, nhận thấy khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm, nhân viên QHKH của ngân hàng mới tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm.

Thứ hai, ngân hàng tận dụng nguồn khách hàng có nhu cầu, đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để bán sản phẩm bảo hiểm, tăng nguồn thu cho ngân hàng. Do đó, nguồn phí bảo hiểm thu được từ việc khách hàng không sử dụng dịch vụ, sản phẩm của PVcomBank hiện chiếm tỷ lệ khá thấp.

Thứ ba, một mặt, đa số khách hàng không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, có nhu cầu mua bảo hiểm đều quan niệm rằng đến mua tại công ty bảo hiểm sẽ được tư vấn kỹ hơn, hoặc không nghĩ ngân hàng cũng có bán bảo hiểm.

Mặt khác, phần doanh thu phí bảo hiểm từ khách hàng không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào sự tích cực của nhân viên QHKH, sự hiểu biết về sản phẩm bảo hiểm của nhân viên QHKH để tư vấn cho khách hàng. Do đó, nguồn phí bảo hiểm thu được từ khách hàng không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thấp.

Thứ tư, PvcomBank hiện có quy định chỉ tiêu bán bảo hiểm cho nhân viên, năm 2023, hoạt động đi vào quy trình, chỉ tiêu Bancassurance cũng tăng, vì vậy để đạt được chỉ tiêu doanh số, nhân viên ngân hàng không chỉ tích cực bán bảo hiểm cho khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mà còn tư vấn, bán bảo hiểm cho những khách hàng khác có nhu cầu bảo hiểm nhưng không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nên cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm từ khách hàng có sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và không sử dụng có chiều hướng thay đổi, tuy nhiên vẫn không đáng kể.

Căn cứ vào số liệu thống kê về doanh thu phí bảo hiểm toàn PVcomBank, chúng ta nhận thấy có 3 điểm nổi bật.

Thứ nhất, doanh thu phí bảo hiểm năm 2022 tương đối thấp, giai đoạn năm 2023 – 2024, doanh thu phí bảo hiểm thu được tăng, đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển của Bancassurance tại PvcomBank trong thời gian tới.

Thứ hai, doanh thu phí bảo hiểm PVcomBank thu được chủ yếu từ bảo hiểm phi nhân thọ, trong 2 năm 2023 – 2024 doanh thu phí bảo hiểm tăng là do gia tăng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ. Với tốc độ tăng này, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ còn có thể tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Thứ ba, doanh thu phí bảo hiểm PVcomBank thu được chủ yếu từ việc bán bảo hiểm cho khách hàng có sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, chiếm trên 90%, xu hướng tăng dần doanh thu phí bảo hiểm từ việc bán bảo hiểm độc lập cho khách hàng không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

3.2.4.2. Về tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ Bancassurance trong tổng doanh thu của ngân hàng

Bảng 3.10: Tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ Bancassurance so với tổng doanh thu của PVcomBank giai đoạn 2022-2024

Đơn vị tính: Tỷ đồng Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Chênh lệch 2023/2022 Chênh lệch 2024/2023
+/- % +/- %
Doanh thu phí dịch vụ Bancassurance 177,086 267,566 316,428 90,480 51,09 48,86 18,19
Tổng doanh thu của ngân hàng 11.609,000 13.298,000 16.066,000 1.689 14,54 2768 20,81
Tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ Bancassurance/tổng doanh thu của ngân hàng (%) 1,52 2,01 1,96 0,49 32,23 (0,05) (2,49)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của PVcomBank giai đoạn 2022-2024)

Qua bảng 3.10 cho thấy doanh thu phí dịch vụ Bancassurance so với tổng doanh thu của ngân hàng tăng đều qua các năm song chiếm tỷ lệ không đáng kể (dưới 3%), điều này được giải thích là do dịch vụ Bancassurance không phải là nghiệp vụ chính của ngân hàng, đây chỉ là dịch vụ ngân hàng phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thêm cho khách hàng vì vậy chưa được ngân hàng chú trọng quan tâm thực hiện. Hơn nữa, dịch vụ Bancassurance không phải là thế mạnh của ngân hàng, đồng thời ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách phụ trách dịch vụ Bancassurance mà chủ yếu do cán bộ quan hệ khách hàng hoặc giao dịch viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng giới thiệu cho khách hàng, vì vậy chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu nên chưa thuyết phục được khách hàng tham gia dịch vụ. Bên cạnh đó, dịch vụ Bancassurance đang là một trong những dịch vụ có tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường, vì vậy hoạt động phát triển dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam lại càng trở nên khó khăn hơn.

3.2.4.3. Về số lượng khách hàng Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Bảng 3. 10: Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh Bancassurance giai đoạn 2022 -2024

Đơn vị tính: Khách hàng

Chỉ tiêu

Năm 2023/2022 2024/2023
2022 2023 2024 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ %)
Tổng số lượng khách hàng 14.875 19.757 23.657 4.882 32,82 3.900 19,74
Khách hàng cá nhân 10.687 14.574 17.674 3.887 36,37 3.100 21,27
Khách hàng doanh nghiệp 4.188 5.183 5.983 995 23,76 800 15,44
Tăng trưởng (%) 26,5 32,82 19,74 6,32 23,85 (13) (39,85)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của PVcomBank qua các năm)

Trong giai đoạn vừa qua, số lượng khách hàng qua kênh Bancassurance không ngừng tăng lên, đạt 19.757 người vào năm 2023, tăng trưởng 32,82% so với năm trước. Năm 2023, mức tăng trưởng số lượng khách hàng qua kênh Bancassurance đạt mức cao nhất.

Đến năm 2024, số lượng khách hàng qua kênh Bancassurance tăng lên thêm 3.900 người, tăng thêm 19,74%, số lượng khách hàng ở mức 23.657 người.

Sự tăng trưởng trên nguyên nhân là do sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên tại ngân hàng và phía công ty bảo hiểm hợp tác kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược, từng bước chứng minh lợi ích của bảo hiểm đối với ngân hàng – khách hàng. Thông qua việc bán chéo các sản phẩm ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng thu dịch vụ và giảm thiểu rủi ro đối với nguồn vốn cho vay, khách hàng được hưởng nhiều lợi ích khi sử dụng dịch vụ một cửa, an tâm sản xuất kinh doanh khi có PVcomBank đồng hành, chia sẻ những rủi ro trong suốt thời gian vay vốn. Điều này cho thấy kỹ năng và năng lực tư vấn cũng như cách thức bán hàng của cán bộ bán hàng PVcomBank đã được cải thiện qua các năm, đặc biệt kể từ khi chuyển đổi mô hình, mức độ làm quen của khách hàng PVcomBank với các sản phẩm BHNT đã gia tăng khi khách hàng sẵn sàng tham gia hợp đồng với mức phí lớn hơn.

Tuy nhiên, những năm gần đây mô hình này đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều, thêm vào đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, công ty bảo hiểm ngày càng gay gắt. Trong xu thế phát triển hiện nay, nhằm mang đến cho khách hàng các tiện ích đầy đủ và toàn diện với những sản phẩm phong phú, đa dạng. Số lượng các ngân hàng đang có xu hướng tập trung tham gia vào thị trường Bancassurance ngày càng tăng, đồng thời nhiều DNBH có năng lực cạnh tranh cao liên tục tham gia vào kênh phân phối này như: Bảo Việt, AIA, Cathay life, PTI, v.v. Chính vì vậy việc khai thác thị trường càng gặp khó khăn hơn. Do đó, tốc độ tăng trưởng khách hàng cũng không đồng đều giữa các năm và số lượng khách hàng còn chưa tương xứng với tiềm năng.

3.2.4.4. Về số lượng sản phẩm 

Trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, ở một mức độ nhất định, PVcomBank đã định hướng và phát triển một số sản phẩm bảo hiểm tích hợp phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Các sản phẩm bảo hiểm tín dụng đều phát huy tác dụng và có cơ cấu doanh thu cao trong tổng doanh thu của kênh Bancassurance. Các sản phẩm bảo hiểm truyền thống cũng được khai thác hiệu quả. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Nhìn vào số liệu bảng 3.11 dưới đây, chúng ta có thể thấy số lượng sản phẩm bảo hiểm được khai thác qua kênh Bancassurance của PVcomBank đang có xu hướng tăng dần qua các năm.

Bảng 3. 11: Số lượng sản phẩm Bancassurance tại PVcomBank qua các năm

Đơn vị tính: Sản phẩm

Chỉ tiêu Năm 2023/2022 2024/2023
2022 2023 2024 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
Tổng số lượng sản phẩm 6 8 11 2 33,33 3 37,5
Số sản phẩm bảo hiểm truyền thống 4 5 8 1 25,00 3 60,00
Số sản phẩm bảo hiểm tích hợp 2 3 3 1 50,00 0,00
Tăng trưởng số lượng sản phẩm (%) 26,5 33,33 37,50 6,83 25,79 4 12,5

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của PVcomBank qua các năm)

Một bước phát triển mới trong năm 2024 ở hoạt động Bancassurance của PVcomBank, đó là ngân hàng tiến hành phân phối sản phẩm bảo hiểm cho nhóm khách hàng doanh nghiệp bao gồm dịch vụ bảo hiểm xe, tàu.

Như đã phân tích ở phần lý thuyết, các sản phẩm là nền tảng cho dịch vụ Bancassurance phát triển. Năm 2022, PVcomBank đã ký kết thành công và cho ra đời 2 sản phẩm bảo hiểm tích hợp đầu tiên (gồm 1 sản phẩm thuộc nhóm bảo hiểm tiền gửi và 1 sản phẩm thuộc nhóm bảo hiểm tiền vay) cùng 4 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ phân phối độc lập. Hiện nay PVcomBank đang cung cấp 11 sản phẩm bảo hiểm qua kênh phân phối Bancassurance với các doanh nghiệp bảo hiểm.

Nhìn tổng thể công tác phát triển sản phẩm qua Bancassurance cho thấy ngân hàng đã nỗ lực phát triển dòng sản phẩm tích hợp bổ sung cho các dòng sản phẩm truyền thống nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách hàng của ngân hàng cũng như cung cấp sự bảo vệ cho khách hàng của ngân hàng. Tuy nhiên, sản phẩm tích hợp hiện tại mới dừng lại ở nhóm sản phẩm bảo hiểm con người liên quan đến rủi ro tử vong, tai nạn con người và tập trung vào khách hàng tín dụng.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, PVcomBank hoàn toàn không triển khai thêm được sản phẩm tích hợp nào.

3.2.4.5. Về số lượng hợp đồng bảo hiểm

Số lượng hợp đồng bảo hiểm và tốc độ tăng trưởng số lượng hợp đồng bảo hiểm qua kênh bancassurance được thể hiện cụ thể ở bảng 3.12.

Bảng 3. 12: Tình hình khai thác Bancassurance của PVcomBank theo số lượng hợp đồng từ 2022 – 2024

Đơn vị tính: Hợp đồng Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Năm

2021 2022 2023 2024
Số hợp đồng 9.021 15.863 20.757 24.343
Gia tăng số lượng hợp đồng 6.842 4.894 3.586
Tốc độ tăng trưởng HĐ khai thác mới (%) 75,84 30,85 17,27

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của PVcomBank qua các năm)

Số lượng hợp đồng bảo hiểm qua kênh bancassurance của ngân hàng liên tục gia tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động bancassurance của ngân hàng ngày càng phát triển. Năm 2022, số lượng hợp đồng qua kênh bancassurance ở mức 15.863 hợp đồng, tăng thêm 6.842 hợp đồng, đây là một mức tăng trưởng vượt bậc tương ứng với tăng 75,84% so với năm 2021. Tới năm 2023, số lượng hợp đồng qua kênh bancassurance đã tăng thêm 30,85% tương ứng với 4.894 hợp đồng được ký mới, đưa số lượng hợp đồng qua kênh bancassurance đạt mức 20.757 hợp đồng. Tới năm 2024, số lượng hợp đồng qua kênh bancassurance cũng tăng thêm 3.586, tương ứng với tốc độ tăng khá là 17,27%, đạt mức 24.343 hợp đồng.

3.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

3.2.5.1. Nhân tố chủ quan

  • Mô hình hợp tác

Đây được xem là bước đi quan trọng đầu tiên. PVcomBank và doanh nghiệp bảo hiểm trước khi bắt tay hợp tác cần phải nắm rõ mục tiêu, các nguồn lực tài chính sẵn có, môi trường pháp lý và sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh. Một mô hình tập đoàn tài chính với một cơ sở hạ tầng duy nhất thường làm tăng hiệu quả hoạt động và giảm chi phí phân phối đến mức tối thiểu. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý lại thấy thích hợp với mô hình đại lý phân phối đơn giản và linh hoạt (Takeuchi, 2016).

PVcomBank hiện tại đang hợp tác với những doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu trên thị trường Việt Nam như MIC, BIC và Prudential, với sự hợp tác theo mô hình đại lý phân phối, đây được xem là mô hình phù hợp cho ngân hàng do mô hình này đơn giản và rủi ro cho ngân hàng thấp. Mặt khác, ngân hàng còn có những hạn chế về nguồn lực, công nghệ, tài chính, v.v. vì vậy việc lựa chọn mô hình đại lý phân phối giúp cho ngân hàng bước đầu “làm quen” với Bancassurance trước khi chuyển đổi sang những hình thức Bancassurance phức tạp hơn như mô hình liên minh chiến lược, liên doanh, v.v.

  • Định hướng phát triển của ngân hàng Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Hoạt động Bancassurance muốn thành công, cần có chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đối tác và PVcomBank cần thống nhất lộ trình và bước đi phù hợp để xây dựng mô hình hợp tác.

Với doanh nghiệp bảo hiểm, chiến lược phát triển Bancassurance có thể nhằm tăng doanh thu, thúc đẩy tăng thị phần, đặc biệt là tạo ra kênh phân phối thay thế các kênh phân phối truyền thống trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh. Tương tự với PVcomBank, việc triển khai thêm các sản phẩm bảo hiểm vừa giúp ngân hàng tăng thêm doanh thu từ hoa hồng bảo hiểm, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Chiến lược phát triển của ngân hàng, định vị khách hàng mục tiêu tập trung vào khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm lựa chọn và hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngân hàng và khách hàng.

  • Sản phẩm phù hợp

Để hoạt động kênh phân phối Bancassurance thành công cần phải có chiến lược sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh hợp lý, cần lựa chọn những sản phẩm bảo hiểm phù hợp với các gói tín dụng của PVcomBank. Các sản phẩm ra đời cần phải có sự lựa chọn đánh giá thật kỹ càng, tập trung hướng tới việc phục vụ khách hàng trọn gói và phải có sự đồng thuận của hai bên cùng tham gia là ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua kênh ngân hàng giống như việc doanh nghiệp bảo hiểm bán sản phẩm của mình qua kênh khác nên cũng đòi hỏi việc đào tạo, marketing với các biện pháp khuyến khích, chính sách thù lao, quy trình đánh giá rủi ro, v.v. phải phù hợp.

Hiện tại, PVcomBank cũng đã tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm đối tác để phát triển các sản phẩm bảo hiểm kết hợp hoàn hảo với sản phẩm của ngân hàng và đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng qua kênh Bancassurance.

  • Đối tác liên kết

Trong báo cáo của Ernst & Young (2013) khảo sát ý kiến các nhà điều hành cấp cao của 8 ngân hàng uy tín tại Châu Âu, có đến 85% cho rằng sự cam kết mạnh mẽ và hỗ trợ từ phía doanh nghiệp bảo hiểm là ưu tiên số một trong chọn lựa đối tác của họ. Đặc biết đối với thị trường Việt Nam nói chung và PVcomBank nói riêng, khi có những thay đổi quan trọng trong tổ chức để áp dụng mô hình Bancassurance, quản lý cấp cao phải kiên định, tích cực tham gia vào quá trình tái cơ cấu và thay đổi văn hóa kinh doanh.

Theo Nguyễn Thanh Hoa (2016), một trong những yếu tố cản trở cho Bancassurance phát triển là do thiếu sự hỗ trợ và cam kết từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Nhiều hợp đồng thỏa thuận được ký kết nhưng sau đó các cấp quản lý không triển khai các chương trình thi đua, thiếu sự trao đổi thông tin hay không xúc tiến các cuộc gặp gỡ để cập nhật tình hình kinh doanh. Thực tế cho thấy nếu Ban lãnh đạo ngân hàng (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc) không quyết liệt chỉ đạo thực hiện, thì các cấp khối, bộ phận, phòng ban khác sẽ không có động lực thực hiện đến nơi đến chốn.

  • Nguồn nhân lực Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Đối với hoạt động Bancassurance tại ngân hàng thì một phần quyết định không nhỏ đến sự thành công là bởi chính nguồn nhân lực của ngân hàng đó. Nguồn nhân lực được coi là tài sản của ngân hàng. PVcomBank cũng đã xây dựng một quy trình tuyển dụng với nhiều cải tiến, đảm bảo sự công bằng, và tuyển dụng được những vị trí phù hợp nhất từ việc xây dụng kế hoạch tuyển dụng, đến thành lập hội đồng xét tuyển, quy chế tổ chức thi tuyển. Hiện nay, PVcomBank có một đội ngũ hơn 4.000 nhân viên tư vấn chuyên nghiệp và chuẩn mực trên phạm vi cả nước (Báo cáo thường niên PVcomBank năm 2024).

Với sự hỗ trợ về quy trình tuyển dụng và đào tạo từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm đối tác, PVcomBank cũng đã và đang hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, kiện toàn bộ máy cán bộ quản lý và tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ tư vấn viên. Cán bộ nhân viên của ngân hàng thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ, các hội nghị hướng dẫn và thực hiện các điểm mới sao cho phù hợp với quy định của nhà nước và quy ước của các tổ chức, hiệp hội trên các nước. Chính vì vậy nên cán bộ nhân viên của ngân hàng xử lý tình huống một cách hết sức nhanh chóng và tính chính xác ngày càng được nâng cao.

  • Trình độ công nghệ

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ và nhanh chóng hơn. Khách hàng giờ đây cảm thấy rất thoải mái khi làm mọi việc trực tuyến: tìm hiểu sản phẩm, mua sắm hàng hóa, yêu cầu bồi thường, sử dụng dịch vụ, v.v. đều hoàn toàn trực tuyến. Không nằm ngoài xu hướng đó, thói quen sử dụng ngân hàng trực tuyến và mua bảo hiểm trực tuyến cũng tăng cao sau COVID-19. Đây là cơ hội cho hoạt động Bancassurance phát triển mạnh mẽ. Những ngân hàng nào hiểu được tiềm năng của lĩnh vực này và hành động nhanh chóng sẽ chiếm ưu thế trên thị trường (Huỳnh Thanh Phong, 2024).

PVcomBank là ngân hàng có thế mạnh về phân tích dữ liệu và ứng dụng công nghệ. Ngân hàng đã xây dựng một nền tảng kỹ thuật số được tiêu chuẩn hóa trong toàn bộ hệ thống. Ngân hàng có hệ sinh thái kỹ thuật số hàng đầu được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn. Điều này giúp ngân hàng hiểu được nhu cầu của khách hàng cũng như cách thức và thời điểm khách hàng muốn tương tác, qua đó mang lại trải nghiệm ngày càng tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

3.2.5.2. Nhân tố khách quan

  • Đối thủ cạnh tranh Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Trên thị trường hiện có một số ngân hàng cũng rất chú trọng đến hoạt động Bancassurance để đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng của mình. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một ngân hàng có hoạt động Bancassurance khá phát triển để so sánh với PVcomBank đó là VPBank.

Với mô hình hợp tác VPBank – AIA, VPBank cũng có chiến lược phát triển hoạt động bảo hiểm gần giống như PVcomBank, cũng coi trọng phát triển Bancassurance. Một lợi thế của VPBank có thể cạnh tranh trực tiếp với PVcomBank là mạng lưới chi nhánh khá lớn với khoảng 214 chi nhánh các cấp và phòng giao dịch trên toàn quốc, số lượng khách hàng lớn và đầy tiềm năng với những khách hàng tổ chức, cá nhân. VPBank có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và bán sản phẩm bảo hiểm. Ngoài ra, các sản phẩm bảo hiểm của ngân hàng này đa dạng và chất lượng phục vụ khách hàng tốt, mức phí cạnh tranh so với các ngân hàng khác, nếu chỉ xét riêng thu nhập từ Bancassurance thì do VPBank là một ngân hàng có uy tín, số lượng chi nhánh và khách hàng nhiều nên thu nhập từ Bancassurance là khá lớn. Năm 2022 số hoa hồng bảo hiểm thu được tại VPBank là 1.250 tỷ đồng tỷ đồng, tăng trưởng 42% so với năm 2021 (Báo cáo kết quả kinh doanh 2022 của VPBank).

Là hai trong những ngân hàng lớn với rất nhiều lợi thế để phát triển Bancassurance như uy tín, mạng lưới chi nhánh, số lượng khách hàng, PVcomBank và VPBank đã đạt được những hiệu quả nhất định khi doanh thu/thu nhập từ Bancassurance luôn tăng qua các năm. VPBank được coi là một đối thủ cạnh tranh khá lớn đối với PVcomBank trong hoạt động này.

  • Hệ thống văn bản pháp luật liên quan

Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển trong đó có ngân hàng và công ty bảo hiểm, từ đó phát triển hoạt động liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm.

Luật các tổ chức tín dụng năm 2013 đã tạo cơ sở cho hoạt động liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm. Tại Khoản 2 Điều 103 quy định “NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con để thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm”. Tại Điều 106 về nghiệp vụ ủy thác và đại lý quy định “NHTM được ủy quyền khai thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của ngân hàng nhà nước”. Ngoài ra, nhân viên ngân hàng tham gia mô hình liên kết phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một đại lý bảo hiểm do Bộ Tài Chính qui định theo quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa có văn bản pháp lý chính thức nào quy định, hướng dẫn chi tiết cho hoạt động Bancassurance. Hiện tại, Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư về hoạt động Bancassurance. Hai nội dung đáng quan tâm tại Dự thảo Thông tư là quy định về vấn đề hoa hồng và ngân hàng phải chuyển tiền phí bảo hiểm ngay trong ngày về cho doanh nghiệp bảo hiểm. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Cơ chế ưu đãi về thuế TNCN được áp dụng đối với tất cả các loại hình BHNT. Theo quy định của Nghị định 65/2016/NĐ-CP ngày 27/6/2016 và hướng dẫn chi tiết tại công văn 8817/BTC-TCT ban hành ngày 8/7/2016 thì “Các tổ chức, doanh nghiệp có mua hoặc đóng hộ cho người lao động các khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện thì không cộng các khoản này vào thu nhập chịu thuế trong kỳ để xác định số thuế TNCN phải khấu trừ của cá nhân”. Quy định hiện hành cũng không giới hạn quy mô của một hợp đồng BHNT có thể được hưởng cơ chế ưu đãi thuế.

  • Văn hóa tiêu dùng

Hiện nay, tình trạng các cuộc gọi bán bảo hiểm tràn lan và gây phiền nhiễu, khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái, ngán ngẩm và bỏ qua những ý nghĩa thực sự của bảo hiểm. Thậm chí khi nhắc đến “bảo hiểm”, có rất nhiều người chỉ liên tưởng đến những rủi ro, mất mát trong cuộc sống. Cùng với đó, tồn tại một thực trạng đáng báo động ở thị trường bảo hiểm Việt Nam là công tác tư vấn bảo hiểm của nhân viên ngân hàng còn nhiều bất cập khi nhân viên không tư vấn đầy đủ rõ ràng về điều khoản, quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng, dẫn đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì phát sinh tranh chấp giữa khách hàng và ngân hàng.

Mặt khác, tình trạng mua bảo hiểm mới được giải ngân khoản vay còn phổ biến, điều này không chỉ xảy ra ở hệ thống ngân hàng nói chung mà còn ở PVcomBank nói riêng, điều này gây ra tâm lý e ngại của khách hàng đối với bảo hiểm, người dân không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm, văn hóa tiêu dùng giao dịch qua ngân hàng thấp, điều này kìm hãm sự phát triển thị trường bảo hiểm, kìm hãm sự phát triển hoạt động Bancassurance.

  • Rủi ro thiên tai, dịch bệnh

Đại dịch đã củng cố tầm quan trọng của bảo hiểm và nâng cao nhận thức về bảo hiểm cho nhiều người. Do đó, không quá khó hiểu khi nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ trong thời gian gần đây gia tăng nhanh chóng. Trong thời gian qua, mặc dù bị những tác động mạnh của đại dịch Covid-19 cũng như thiệt hại do thiên tai ở nhiều nơi với quy mô và tần suất ngày một gia tăng, tuy nhiên doanh thu phí bảo hiểm vẫn tăng trưởng ấn tượng. Theo tổng hợp số liệu nghiên cứu của Vũ Hồng Thanh (2024) trong giai đoạn 2018 – 2024, tổng doanh thu phí bảo hiểm thị trường Việt Nam tăng trưởng ấn tượng từ 19% đến 26% mỗi năm. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng từ 24% đến 35%/năm, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng từ 8,5% đến 16%/năm.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, các số liệu về tình hình doanh thu phí trong giai đoạn 2022-2024 cũng cho thấy sự tăng trưởng tương đối tốt khi doanh thu qua các năm đều tăng. Năm 2024, doanh thu phí bảo hiểm tăng hơn 1,8 lần so với năm 2023, đạt 316 tỷ đồng, số hoa hồng ngân hàng thu được là 47 tỷ đồng. Điều này cho thấy, rủi ro về thiên tai, dịch bệnh là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động Bancassurance.

3.3. Khảo sát khách hàng về chất lượng dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

3.3.1. Mục đích khảo sát

Việc khảo sát được thực hiện nhằm tổng hợp và phân tích những ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.

Như đã trình bày ở mục 2.2.2.2, trong khuôn khổ luận văn này tác giả sử dụng các biến quan sát trong nghiên cứu “Lý thuyết hài lòng về chất lượng dịch vụ” của Parasuraman & cộng sự (1988). Các yếu tố bao gồm:

  • Độ tin cậy
  • Khả năng đáp ứng
  • Năng lực phục vụ
  • Đồng cảm
  • Phương tiện hữu hình

3.3.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát

Bao gồm các khách hàng tham gia dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Trong đó, chủ yếu khách hàng được khảo sát là các khách hàng đại diện cho các khu vực, loại hình dịch vụ bảo hiểm tham gia, độ tuổi, ngành nghề công tác, v.v. Thời gian khảo sát từ 1/2/2025 đến 15/3/2025.

3.3.3. Phương pháp khảo sát

Áp dụng công thức của Felly David (Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Nguyễn Thị Cành, 2012) tính quy mô mẫu như sau:

  • Trong đó: n = Quy mô mẫu mong muốn ; N = Tổng thể mẫu (tính đến hết năm 2024 là 23.657 khách hàng qua kênh Bancassurance)
  • Z = Độ lệch chuẩn, mức 1,96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
  • p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5) d = Độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05
  • Sau khi tính toán theo công thức trên, tác giả thu được kết quả n = 378

Tác giả tiếp cận 420 khách hàng, phỏng vấn trực tiếp một cách ngẫu nhiên thuận tiện, phiếu khảo sát được thể hiện trong phần Phụ lục.

Tác giả thiết kế câu hỏi khảo sát theo thang đo Likert 5 mức độ, dựa vào mức điểm khách hàng đánh giá cụ thể trên từng câu hỏi, dựa vào điểm trung bình của tất cả các khách hàng, căn cứ vào ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) để đánh giá thực trạng hoạt động Bancassurance.

Bảng 3. 13: Thang điểm đánh giá Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Nội dung đánh giá và thang điểm
Hoàn toàn không Không đồng Phân vân – 3 Đồng ý – Hoàn toàn đồng
đồng ý – 1 điểm ý – 2 điểm điểm 4 điểm ý – 5 điểm

(Nguồn: Likert, 1932)

Sau khi thu thập được dữ liệu khảo sát về, tác giả tính toán giá trị trung bình và đối chiếu với thang đo khoảng để đánh giá.

Bảng 3. 14: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1) / 5 = 0.8

Giá trị trung bình Ý nghĩa
1.00 – 1.80 Hoàn toàn không đồng ý
1.81 – 2.60 Không đồng ý
2.61 – 3.40 Phân vân
3.41 – 4.20 Đồng ý
4.21 – 5.00 Hoàn toàn đồng ý

(Nguồn: Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011)

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả không có điều kiện thu thập ý kiến của tất cả các khách hàng qua kênh Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 420 khách hàng qua kênh này để phát phiếu điều tra. Số phiếu phát ra là 420 phiếu, thu về 398 phiếu, trong đó có 10 phiếu không hợp lệ (trả lời thiếu câu hỏi, một câu hỏi chọn 2 đáp án), số phiếu hợp lệ là 388 phiếu.

Triển khai thu thập số liệu, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu như sau:

Bước 1: Tiến hành gửi thư điện tử cho các đối tượng khảo sát nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có yêu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đối tượng khảo sát biết về việc đã gửi thư yêu cầu điều tra và xin phép, đề nghị các đối tượng phỏng vấn hợp tác trả lời khi cần thiết (sau 1 tuần chưa thấy phản hổi email). Việc gọi điện này nhằm hạn chế thời gian chậm trễ trả lời thư điện tử, cũng như thúc đẩy các đối tượng tham gia phỏng vấn nhanh chóng trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Tiếp nhận các kết quả trả lời qua thư điện tử.

Bước 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đối tượng phỏng vấn nếu như các câu trả lời của họ chưa đủ hoặc rõ nghĩa, hơn nữa trong một số trường hợp có một số đối tượng phỏng vấn không có thói quen check email thường xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập được câu trả lời của họ.

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22 và Excel. Tác giả tiến hành tổng hợp và làm sạch dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi. Tác giả tổng hợp tần suất các phiếu chọn ở các mức độ cho từng yếu tố đánh giá. Sau đó, tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Tiếp theo, tác giả tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền để đánh giá mức điểm trung bình và tham chiếu với khoảng điểm đánh giá nhằm rút ra kết luận. Kết quả khảo sát giúp tác giả đưa ra đánh giá về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.

3.3.5. Kết quả khảo sát

3.3.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dùng để loại biến không thích hợp. Trong bài nghiên cứu này tác giả chọn tiêu chuẩn đánh giá thang đo là 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến tổng > 0,3 là đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2016).

Bảng 3. 15: Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha

Mã hóa Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Hệ số tương quan nếu loại biến
Thang đo Độ tin  cậy: Cronbach’ s Alpha = 0,922
TC1 15,42 6,621 0,770 0,910
TC2 15,45 6,637 0,739 0,917
TC3 15,44 6,567 0,799 0,904
TC4 15,39 6,474 0,879 0,889
TC5 15,36 6,692 0,811 0,902
Thang đo Khả năng đáp ứng: Cro nbach’s Alpha =  0,938
ĐU1 18,45 8,224 0,849 0,923
ĐU2 18,42 8,374 0,842 0,924
ĐU3 18,34 8,577 0,800 0,929
ĐU4 18,41 8,428 0,821 0,926
ĐU5 18,48 8,379 0,810 0,928
ĐU6 18,48 8,492 0,773 0,932
Thang đo Năng lực phục vụ: Cro nbach’s Alpha = 0,849
NLPV1 14,49 4,869 0,721 0,801
NLPV2 14,36 5,469 0,511 0,858
NLPV3 14,38 5,272 0,652 0,820
NLPV4 14,42 5,031 0,693 0,809
NLPV5 14,45 4,988 0,729 0,800
Thang đo Đồng cảm: Cronbach’ s Alpha = 0,946
ĐC1 11,51 3,793 0,864 0,931
ĐC2 11,56 3,661 0,931 0,910
ĐC3 11,50 3,833 0,880 0,927
ĐC4 11,58 3,828 0,810 0,948
Thang đo Phương tiện hữu hình: Cronbach’s Alph a = 0,949
PTHH1 14,81 5,487 0,826 0,942
PTHH2 14,80 5,639 0,795 0,948
PTHH3 14,90 5,392 0,923 0,925
PTHH4 14,86 5,668 0,863 0,936
PTHH5 14,93 5,320 0,894 0,930
Thang đo Sự hài lòng của khách hàng: Cronbach’s  Alpha = 0,801
HL1 7,5520 1,413 0,654 0,721
HL2 7,5520 1,622 0,588 0,787
HL3 7,5600 1,436 0,702 0,670

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích bằng SPSS 20)

Từ bảng 3.15 cho thấy, tất cả các nhóm biến (độc lập và phụ thuộc) đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Vì vậy, có thể kết luận thang đo là đáng tin cậy và phù hợp để tiếp tục thực hiện tính toán các giá trị trung bình. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

3.3.5.2. Thảo luận kết quả khảo sát

  • Sự hài lòng của khách hàng

Bảng 3. 16: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Stt

Phát biểu

Điểm trung bình
1 Hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam 3,75
2 Khi có nhu cầu, sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam mà không cần so sánh với các ngân hàng khác  

3,66

3 Sẽ tư vấn cho người thân và bạn bè sử dụng dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam 3,61

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2024)

Qua kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng cho thấy nhìn chung khách hàng hài lòng với các sản phẩm Bancassurance do Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cung cấp, sản phẩm bảo hiểm của ngân hàng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chính sách bảo hiểm đảm bảo quyền lợi cho quý khách; sản phẩm bảo hiểm được cung cấp cho quý khách hàng đúng theo cam kết; khách hàng cảm nhận được độ tin cậy của các sản phẩm bảo hiểm do Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cung cấp cũng như uy tín của ngân hàng; thủ tục tham gia bảo hiểm đơn giản, gọn nhẹ; thời gian cung cấp sản phẩm bảo hiểm nhanh gọn. Những nội dung này đều được đánh giá cao và cho điểm ở mức độ hài lòng.

Tuy nhiên mức độ hài lòng chưa đạt mức điểm cao tuyệt đối (mức điểm 5); mà thực tế mức hài lòng vẫn còn số điểm dưới 4 điểm. Đó là do vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thực sự hài lòng với các vấn đề trên. Điều này một phần do nhân viên ngân hàng tư vấn bảo hiểm giải đáp và tư vấn chưa chuyên nghiệp, nội dung này được các khách hàng đánh giá ở mức độ bình thường, thể hiện sự chưa hài lòng. Nhiều vấn đề khi khách hàng hỏi vặn ngược lại về các chế độ bảo hiểm thì các nhân viên ngân hàng tư vấn chưa tốt, có sự bối rối và cần nhờ tới sự hỗ trợ của bộ phận cán bộ tư vấn viên tại công ty bảo hiểm. Điều này cho thấy cần phải củng cố lại đội ngũ tư vấn.

  • Độ tin cậy

Bảng 3. 17: Kết quả khảo sát mức độ tin cậy của khách hàng đối với dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Stt

Phát biểu

Điểm trung bình
1 Ngân hàng luôn thực hiện đúng những gì đã giới thiệu, cam kết với khách hàng 3,82
2 Ngân hàng thực hiện các giao dịch một cách chính xác, không có sai sót 3,91
3 Ngân hàng giải quyết thỏa đáng những thắc mắc của khách hàng, quan tâm giúp đỡ khi khách hàng gặp khó khăn, vướng mắc 3,83
4 Ngân hàng bảo mật thông tin khách hàng 3,95
5 Thương hiệu ngân hàng khiến khách hàng tin tưởng 3,71

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2024) Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Theo kết quả khảo sát ý kiến khách hàng cho thấy khách hàng đã có sự tin tưởng vào dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, điều đó thể hiện qua việc chấp nhận sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng vẫn chưa thật sự cao do đa phần các ý kiến đánh giá khách hàng lại thuộc nhóm còn phân vân. Do đó sản phẩm dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chưa thực sự thuyết phục đối với khách hàng. Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ do Công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và Công ty bảo hiểm Quân đội Việt Nam cùng với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do Prudential Việt Nam phân phối qua Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng mang đến cho khách hàng sự tin tưởng nhất định, nhưng vì sản phẩm bảo hiểm còn non trẻ, nhiều khách hàng chưa nghe qua hoặc biết đến những sản phẩm của các công ty bảo hiểm này nên độ tin cậy của khách hàng dành cho các sản phẩm bảo hiểm còn chưa cao. Vì vậy, các nhà quản lý của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng như các công ty bảo hiểm liên kết cần lưu ý vấn đề này để nâng cao độ tin cậy của sản phẩm.

  • Khả năng đáp ứng

Bảng 3. 18: Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về mức độ đáp ứng về dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Stt

Phát biểu

Điểm trung bình
1 Nhân viên ngân hàng cho khách hàng biết chính xác thời gian thực hiện dịch vụ 3,3
2 Khi khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng có thực sự quan tâm giải quyết vấn đề đó đúng thời điểm khách hàng cần 3,81
3 Nhân viên ngân hàng luôn sẵn sàng hướng dẫn khi khách hàng yêu cầu hỗ trợ 3,53
4 Nhân viên ngân hàng thực hiện dịch vụ một cách nhanh chóng 3,87
5 Ngân hàng có sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng  2,8
6 Hồ sơ, thủ tục giao dịch của ngân hàng đơn giản, dễ hiểu 3,55

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2024)

Theo kết quả khảo sát ý kiến khách hàng cho thấy khách hàng của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đánh giá cao khả năng đáp ứng đối với dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, điều đó thể hiện qua đa phần các ý kiến đánh giá khách hàng thuộc nhóm Đồng ý. Tuy nhiên, mức độ cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ Bancassurance của ngân hàng chưa được khách hàng đánh giá cao với điểm trung bình đánh giá thấp nhất là 2,8 điểm, bên cạnh đó cũng có những khách hàng đánh giá hồ sơ thủ tục giao dịch còn dài dòng, phức tạp, tốn nhiều thời gian, v.v. nhân viên ngân hàng thường tập trung thời gian để giải quyết các nghiệp vụ ngân hàng mà chưa dành nhiều thời gian để chăm sóc cũng như giải quyết các vấn đề, sự kiện bảo hiểm phát sinh do đó các nhà quản lý của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng như các công ty bảo hiểm liên kết cần lưu ý vấn đề này để phát huy khả năng đáp ứng của sản phẩm.

  • Năng lực phục vụ Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Bảng 3. 19: Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về năng lực phục vụ cung ứng dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Stt

Phát biểu

Điểm trung bình
1 Phong cách của nhân viên ngân hàng tạo sự tin tưởng đối với khách hàng 3,81
2 Nhân viên ngân hàng lịch sự, thân thiện và niềm nở với khách hàng 3,89
3 Nhân viên ngân hàng có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về dịch vụ Bancassurance để trả lời những câu hỏi của khách hàng 2,91
4 Nhân viên ngân hàng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc 3,16
5 Nhân viên ngân hàng làm việc có tính chuyên nghiệp cao 3,9

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2024)

Theo kết quả khảo sát ý kiến khách hàng cho thấy khách hàng đánh giá cao năng lực phục vụ của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Tuy nhiên khách hàng không đánh giá cao yếu tố nhân viên ngân hàng có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ chuyên sâu về dịch vụ Bancassurance để giải đáp những thắc mắc của khách hàng với điểm trung bình 2,91, vì nhiều khách hàng cho rằng có nhiều câu hỏi mà khách hàng đặt ra cho nhân viên ngân hàng nhưng nhân viên ngân hàng chưa trả lời được ngay, phải nhờ hỗ trợ hoặc xin khất trả lời sau. Đây là tình trạng cần phải khắc phục vì thực tế cán bộ ngân hàng mất nhiều thời gian để giải quyết công việc chuyên môn nên thời gian dành cho việc tư vấn, nghiên cứu sản phẩm, các tính năng của sản phẩm để giải quyết và hỗ trợ khách hàng mua bảo hiểm còn rất ít. Ngoài ra, yếu tố nhân viên ngân hàng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cũng chưa được khách hàng đánh giá cao, hiện tại khách hàng chưa cảm thấy nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc phục vụ khách hàng. Điều này thể hiện ở chỗ, khi có việc bận, nhân viên không sẵn lòng hỗ trợ khách hàng, tỏ thái độ khó chịu khi khách hàng yêu cầu hỗ trợ, hoặc khi đang thực hiện giao dịch cho khách hàng trước, một khách hàng sau đến yêu cầu giao dịch thì thái độ của nhân viên có sự khác nhau. Do vậy, việc cần lưu ý đối với nhân viên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam là cần phải thể hiện tinh thần trách nhiệm của cá nhân khi phục vụ khách hàng.

  • Sự đồng cảm

Bảng 3. 20: Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về sự đồng cảm trong cung ứng dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Stt

Phát biểu

Điểm trung bình
1 Ngân hàng có các chương trình thể hiện sự quan tâm đến khách hàng 3,91
2 Ngân hàng đặt lợi ích khách hàng là trên hết 3,89
3 Ngân hàng thường xuyên liên lạc với khách hàng, cũng như quan tâm đến nhu cầu của khách hàng 3,01
4 Ngân hàng có giờ giấc phục vụ thuận tiện cho khách hàng 3,85

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2024)

Theo bảng 3.19, khách hàng đánh giá cao yếu tố Ngân hàng đặt lợi ích khách hàng là trên hết với điểm đánh giá trung bình là 3,89 và yếu tố Ngân hàng có các chương trình thể hiện sự quan tâm đến khách hàng với điểm đánh giá trung bình là 3,91. Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu cho mọi hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Ngân hàng luôn cố gắng duy trì môi trường giao dịch sạch sẽ, khang trang và chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng tốt hơn. Khách hàng đánh giá thấp yếu tố Ngân hàng thường xuyên liên lạc với khách hàng, cũng như quan tâm đến nhu cầu của khách hàng với điểm trung bình đánh giá là 3,01. Khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam còn thấp. Do tất cả những sự kiện bảo hiểm phát sinh, khi khách hàng liên hệ với nhân viên ngân hàng sẽ được nhân viên ngân hàng hướng dẫn liên lạc với các bạn nhân viên công ty bảo hiểm để được hỗ trợ trực tiếp. Điều này khiến khách hàng có tâm lý không thoải mái khi phải làm việc với nhân viên khác chưa quen biết mà không phải trực tiếp với nhân viên ngân hàng – người tư vấn đầu tiên về sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Nhân viên ngân hàng cần nhạy bén hơn trong việc đặt mình vào vị trí của khách hàng và phục vụ khách hàng theo đúng yêu cầu của họ. Điều này được lý giải một phần là do dịch vụ Bancassurance không phải là dịch vụ kinh doanh chính của ngân hàng mà chỉ là dịch vụ phụ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng, chính vì vậy, thời gian qua Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển dịch vụ này. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

  • Phương tiện hữu hình

Bảng 3. 21: Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về phương tiện hữu hình trong cung ứng dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Stt

Phát biểu

Điểm trung bình
1 Cơ sở vật chất của ngân hàng khang trang, tiện nghi và hiện đại 4,01
2 Nhân viên ngân hàng ăn mặc gọn gàng, lịch sự 3,85
3 Ngân hàng có địa điểm giao dịch thuận tiện 3,1
4 Tài liệu, hình ảnh giới thiệu về sản phẩm đẹp mắt, thu hút 4,11
5 Ngân hàng có đa dạng các kênh thanh toán phí bảo hiểm 3,1

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2024)

Theo bảng 3.20, khách hàng đánh giá cao yếu tố Cơ sở vật chất của ngân hàng khang trang, tiện nghi và hiện đại, điểm đánh giá trung bình là 4,01 và yếu tố Tài liệu, hình ảnh giới thiệu về sản phẩm đẹp mắt, thu hút với điểm đánh giá trung bình là 4,11. Trong thời gian qua,

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã không ngừng chú trọng ứng dụng các trang thiết bị hiện đại, hệ thống phần mềm quản lý giao dịch và các ứng dụng công nghệ thông tin đang được đầu tư khá mạnh nhằm mang đến những trải nghiệm và sự tiện nghi tốt nhất cho khách hàng khi đến thực hiện giao dịch. Các tài liệu, biểu mẫu, brochure về sản phẩm của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Khách hàng đánh giá thấp yếu tố Ngân hàng có địa điểm giao dịch thuận tiện và Ngân hàng có đa dạng các kênh thanh toán phí bảo hiểm với điểm trung bình là 3,1.

3.4. Đánh giá chung về phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2022-2024, việc phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau: Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Việc lựa chọn đối tác liên kết và mô hình bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam tương đối hợp lý. Hiện tại, ngân hàng đã và đang ký kết thỏa thuận hợp tác dài hạn với Công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, Công ty bảo hiểm Quân đội Việt Nam và Prudential Việt Nam để phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Đây là những DNBH lớn của Việt Nam và có uy tín trên thị trường hiện nay. Về cơ bản, mô hình bancassurance mà Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam lựa chọn là hợp lý, góp phần không nhỏ đối với sự vận hành của các bancassurance.

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bancassurance của ngân hàng ngày càng tăng, tính trong cả giai đoạn 2022-2024 thì ngân hàng đã phân phối được 23.657 khách hàng qua nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, thông qua kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng ở bảng 3.16 với điểm trung bình đánh giá là 3,75 cho thấy nhìn chung khách hàng hài lòng với các sản phẩm Bancassurance do Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cung cấp, sản phẩm bảo hiểm của ngân hàng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Doanh số thu phí bảo hiểm không ngừng tăng lên, vì vậy khoản thu nhập từ Bancassurance mang về cho ngân hàng cũng tăng. Năm 2024, doanh thu phí bảo hiểm tăng hơn 1,8 lần so với năm 2023, đạt 316 tỷ đồng, số hoa hồng ngân hàng thu được là 47 tỷ đồng, con số này mặc dù chưa đóng góp nhiều trong tỷ trọng nguồn thu của ngân hàng nhưng trong bối cảnh khó khăn và cạnh tranh nhiều giữa các ngân hàng như hiện nay thì đây cũng được coi là một kết quả đáng ghi nhận.

Các sản phẩm bảo hiểm liên kết với DNBH ngày càng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ mức 6 sản phẩm trong năm 2022 tăng lên 11 sản phẩm trong năm 2024. Bên cạnh đó, qua đánh giá khảo sát về mức độ đáp ứng dịch vụ ở bảng 3.18 nhìn chung cũng có nhiều yếu tố của ngân hàng được khách hàng đánh giá cao như chính sách sản phẩm, thủ tục gọn nhẹ, độ tin cậy cao, v.v. với điểm trung bình trên 3,5.

Trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, trong giai đoạn 2022-2024 ngân hàng đã cho ra đời tổng cộng 3 sản phẩm tích hợp phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Các sản phẩm bảo hiểm tín dụng (sản phẩm bảo hiểm sinh mạng và tai nạn con người gắn với hoạt động tín dụng cá nhân) đều phát huy tác dụng. Bên cạnh các sản phẩm bảo hiểm tích hợp đặc trưng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng đang phân phối tổng cộng 8 dòng sản phẩm bảo hiểm truyền thống nhằm tăng tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác đang hoạt động trên thị trường.

Số lượng hợp đồng bảo hiểm ngày càng tăng, tính đến năm 2024 đã có 24.343 hợp đồng bảo hiểm được ký kết thành công qua kênh Bancassurance, số hợp đồng tăng trưởng mạnh qua từng năm trong giai đoạn 2022-2024 đã cho thấy hoạt động Bancassurance của ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tham gia, cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ này.

Theo kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về độ tin cậy ở bảng 3.17 cho thấy khách hàng đã có sự tin tưởng đối với dịch vụ Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, điều đó thể hiện qua việc chấp nhận dịch vụ, hầu hết các câu hỏi khảo sát đều được khách hàng cho mức điểm khá cao là 3,8.

Khách hàng đánh giá cao năng lực phục vụ của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam và sự quan tâm của ngân hàng đối với lợi ích của khách hàng, kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về năng lực phục vụ ở bảng 3.19 là minh chứng cho điều này khi điểm trung bình cho các câu hỏi đánh giá là 3,8.

3.4.2. Những hạn chế Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Căn cứ vào thực tế hoạt động và quy mô thị trường của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam thì ngân hàng vẫn chưa thực sự khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng của mình, hoạt động Bancassurance vẫn còn những tồn tại và vướng mắc cần khắc phục.

Thứ nhất, kiến thức về bảo hiểm và các sản phẩm bảo hiểm của nhân viên tư vấn còn ở mức thấp, hiểu biết về nghiệp vụ Bancassurance còn hạn chế. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về năng lực phục vụ trong cung ứng dịch vụ Bancassurance của ngân hàng ở bảng 3.19, khách hàng đánh giá không cao yếu tố nhân viên ngân hàng có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về dịch vụ Bancassurance để trả lời những câu hỏi của khách hàng với điểm trung bình đánh giá là 2,91 vì nhiều khách hàng cho rằng có nhiều câu hỏi khách hàng hỏi mà nhân viên ngân hàng chưa trả lời được ngay, phải nhờ hỗ trợ hoặc xin khất trả lời sau. Bên cạnh đó, yếu tố nhân viên ngân hàng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cũng chưa được khách hàng đánh giá cao với điểm trung bình 3,16; hiện tại khách hàng chưa cảm thấy nhân viên có trách nhiệm cao trong việc phục vụ khách hàng.

Thứ hai, công nghệ thông tin áp dụng trong hoạt động Bancassurance của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Hiện ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đang thay đổi phần mềm nên dữ liệu đang được lưu trữ tạm, chưa có phần mềm chuẩn để thống nhất dữ liệu của toàn bộ hợp đồng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau của các sản phẩm khác nhau. Phương thức giao nhận dữ liệu giữa doanh nghiệp bảo hiểm đối tác và ngân hàng chưa được tự động hóa nên thường xuyên xảy ra lỗi nhầm lẫn, bỏ sót, v.v. Điều này ảnh hưởng không nhỏ trong việc quản lý dữ liệu khách hàng và giải quyết các thay đổi theo yêu cầu của khách hàng cũng như khi giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

Thứ ba, số lượng sản phẩm tích hợp vẫn còn hạn chế (chỉ có 3 sản phẩm trong giai đoạn 2022-2024), mặc dù ngân hàng đã có những nỗ lực nhất định trong việc phát triển sản phẩm, phạm vi bảo hiểm của các sản phẩm vẫn còn rất hẹp làm hạn chế sự lựa chọn của khách hàng.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các sản phẩm tích hợp mà ngân hàng phát triển hiện tại tập trung vào các sản phẩm bảo hiểm con người tuy nhiên số lượng sản phẩm vẫn còn rất hạn chế, sản phẩm duy nhất triển khai thành công tại ngân hàng là sản phẩm “Bảo hiểm ô tô PVCar” gắn với hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng. Tuy nhiên phạm vi bảo hiểm của sản phẩm này mà các bancassurance đang triển khai vẫn hẹp.

Thứ tư, số lượng khách hàng còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Theo báo cáo thường niên năm 2024 của ngân hàng, số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm tính đến hết năm 2024 là 23.657 trên tổng số 706.337 khách hàng (đạt tỷ lệ 0,03%) đây là một con số còn khiêm tốn so với số lượng khách hàng đông đảo của ngân hàng, ngân hàng chưa tận dụng được mối quan hệ với các khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng trong việc việc phát triển dịch vụ Bancassurance.

Thứ năm, tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ Bancassurance trong tổng doanh thu của ngân hàng còn thấp (chỉ chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 1,83% trong tổng doanh thu của ngân hàng trong giai đoạn 2022-2024), tỷ lệ này thấp có thể lý giải là do bởi nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan: Ngân hàng chưa chú trọng đẩy mạnh hoạt động Bancassurance, cán bộ nhân viên còn lơ là trong khâu tư vấn bảo hiểm cho khách hàng dẫn đến khách hàng không thật sự mặn mà với dịch vụ này, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm hiện nay, v.v. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Thứ sáu, thương hiệu PVcomBank hiện đang phải cạnh tranh với rất nhiều ngân hàng lớn và DNBH mới trên thị trường. Ngân hàng mới đi vào hoạt động khoảng 9 năm nên nhiều người tiêu dùng còn chưa biết đến ngân hàng này. Việc tận dụng thương hiệu của ngân hàng chỉ là cơ hội để tiếp cận khách hàng và dựa một phần vào tiềm lực của ngân hàng để có được lòng tin của khách hàng. Về lâu dài, bản thân ngân hàng phải xây dựng thương hiệu của mình dựa trên năng lực tài chính, năng lực bảo hiểm của bản thân.

Thứ bảy, chất lượng dịch vụ khách hàng chưa thật sự cao tại ngân hàng. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về sự đồng cảm trong cung ứng dịch vụ Bancassurance của ngân hàng thông qua bảng 3.20, khảo sát cho thấy khách hàng đánh giá thấp yếu tố Ngân hàng thường xuyên liên lạc với khách hàng, cũng như quan tâm đến nhu cầu của khách hàng với điểm trung bình là 3,01. Một số cán bộ nhân viên có tâm lý dịch vụ Bancassurance không phải là dịch vụ kinh doanh chính của ngân hàng mà chỉ là dịch vụ phụ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên chưa nhạy bén trong việc đặt mình vào vị trí của khách hàng và phục vụ khách hàng theo đúng yêu cầu của họ.

Thứ tám, thanh toán phí bảo hiểm chưa thuận lợi. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về phương tiện hữu hình trong cung ứng dịch vụ Bancassurance của ngân hàng ở bảng 3.21, khách hàng đánh giá không cao yếu tố Ngân hàng có đa dạng các kênh thanh toán phí bảo hiểm với điểm trung bình là 3,1 vì hiện nay khách hàng mua bảo hiểm của ngân hàng và các DNBH liên kết nếu chọn thanh toán online thì vẫn chưa thể thanh toán qua ứng dụng ngân hàng trực tuyến/Internet Banking của chính ngân hàng mà chỉ có thể chuyển khoản bằng cách thông thường và phải chịu phí, đây là một hạn chế lớn khi so sánh với các ngân hàng khác đang triển khai hoạt động Bancassurance. Cùng với đó hình thức nộp phí truyền thống như nộp tiền mặt tại ngân hàng và tại DNBH cũng có nhiều hạn chế như khách hàng không thể chủ động nộp phí, phải mất thời gian tới điểm giao dịch, phải ghi nhớ cú pháp và nhiều thông tin khác để có thể nộp phí cho hợp đồng bảo hiểm của mình.

Hình thức nộp phí tiền mặt cho nhân viên tư vấn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như việc nhân viên thu phí bảo hiểm định kỳ của khách hàng rồi không đóng về công ty bảo hiểm dẫn đến việc hợp đồng của khách hàng bị mất hiệu lực, gây ra khiếu nại, kiện tụng.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Đào tạo về bảo hiểm cho nhân viên PVcomBank mới được thực hiện ở mức sơ sài và nội dung đào tạo cho nhân viên ngân hàng không có khác biệt nhiều so với đào tạo đại lý nên dễ gây nhàm chán đối với người học. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm đối tác thiếu sự trợ giúp đối với ngân hàng trong đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng bán bảo hiểm.

Chính sách thù lao chưa đủ để khuyến khích nhân viên ngân hàng có động lực bán bảo hiểm.

Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển hoạt động Bancassurance còn ở mức hạn chế, do giới hạn khả năng tài chính tại ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực CNTT cũng còn nhiều bất cập, khả năng ứng dụng CNTT của nhân viên còn hạn chế, việc vận hành hệ thống CNTT còn có sai sót đã khiến cho các giải pháp CNTT chưa phát huy hết tính năng trong quá trình hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động Bancassurance nói riêng.

Cho đến nay, có rất ít sản phẩm tích hợp để bán qua ngân hàng. Điều này được lý giải là do hoạt động Bancassurance vừa mới chỉ triển khai ở ngân hàng một vài năm trở lại đây nên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về trình độ, công nghệ, v.v. cũng như sự phối hợp giữa ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm đối tác để phát triển các sản phẩm mới chưa thực sự được chú trọng dẫn đến số lượng sản phẩm còn hạn chế. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

Các DNBH chưa tạo được uy tín và hình ảnh trong dân chúng. Nhiều người dân còn chưa biết đến các DNBH. Chính điều này cũng đã gây trở ngại trong việc hợp tác giữa ngân hàng với DNBH, đồng thời cũng tạo ra tâm lý khó chấp nhận các sản phẩm qua kênh Bancassurance của khách hàng. Khách hàng còn ít hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng. Phần lớn khách hàng chưa quen hoặc không biết việc sản phẩm bảo hiểm có thể được bán tại ngân hàng.

Thiếu sự đầu tư vào hệ thống thanh toán phí cùng với việc không có đủ sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp bảo hiểm đối tác là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thanh toán phí bảo hiểm chưa thuận lợi. Hiện nay, đa phần khách hàng khi đóng phí bảo hiểm thông thường sẽ đóng bằng tiền mặt, đây là kênh thanh toán phổ biến và lâu đời nhất vì được xem là một lựa chọn an toàn và hạn chế những thủ tục rườm rà so với những hình thức thanh toán khác như chuyển khoản, mobile banking, ví điện tử, v.v. Mặt khác, các doanh nghiệp bảo hiểm đối tác chưa “hết mình” chia sẻ với ngân hàng những cải tiến mới về quy trình thanh toán phí, dẫn đến việc thanh toán phí bảo hiểm tại ngân hàng hiện nay còn nhiều bất cập, làm hạn chế sự phát triển của hoạt động Bancassurance.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã thể hiện khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của PVcomBank nói chung và mảng hoạt động Bancassurance nói riêng trong giai đoạn 2022-2024. Có thể thấy hoạt động kinh doanh của PVcomBank trong những năm qua khá tốt, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tăng trưởng liên tục qua các năm, trong đó Bancassurance ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên doanh thu của ngân hàng. Bên cạnh đó, chương 3 đưa ra những đánh giá về kết quả hoạt động Bancassurance tại PVcomBank, những mặt thành công và mặt hạn chế. Các phân tích trong chương này cũng chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động Bancassurance tại PVcomBank nói riêng và hệ thống NHTM nói chung. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại NH.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động bancassurance tại NH

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993