Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng về phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch tại Hà Nội dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát về du lịch Hà Nội
2.1.1. Điều kiện phát triển du lịch
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý:
Hà Nội nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên – Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam – Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang – Bắc Ninh – Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình – Phú Thọ ở phía Tây. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
- Địa giới hành chính:
Hà Nội bao gồm 12 quận (Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm), 1 thị xã (Sơn Tây) và 17 huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc).
Việc mở rộng địa giới hành chính đã tạo cho Hà Nội nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy ngành du lịch của thành phố phát triển mạnh hơn nữa.
- Địa hình:
Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Trong đó, phần lớn diện tích của thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Khu vực nội đô có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Địa hình chủ yếu là đồng bằng, vùng đồi núi thấp và trung bình cùng với hệ thống đầm, hồ dày đặc sẽ tạo thuận lợi cho Hà Nội trong việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.
- Khí hậu: Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800 mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.
Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình mùa đông là 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng, mang lại những nét riêng, đặc trưng cho mỗi mùa và góp phần tăng sức hấp dẫn cho du lịch Hà Nội. Trong đó, mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu.
- Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thuỷ văn: Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ”. Nhờ các con sông lớn nhỏ chảy hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163 km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt Nam).
Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, đến nay vẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bố ở khắp các phường, xã của thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…
Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như Hà Nội. Những hồ đầm của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đường và hoạt động của các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành, mà còn là những danh lam thắng cảnh, văn hóa đặc sắc của Thăng Long – Hà Nội, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Tài nguyên sinh vật: Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị… Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả. Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Hà Nội có nhiều công viên, vườn hoa nằm ở khu vực trung tâm thành phố và hàng vạn cây bóng mát thuộc loại cây đô thị được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me…
Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Nhật Tân, v.v đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc nhập từ nước ngoài.
Với hệ thống tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, đây là một tiềm năng lớn để Hà Nội phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch xanh, du lịch sinh thái.
2.1.1.2. Điều kiện xã hội nhân văn
Có thể nói rằng, Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng nhân văn, hội tụ nhiều di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch của thành phố.
Hà Nội sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng, đền Sóc và nghệ thuật ca trù đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Hệ thống các văn bia tiến sỹ thời Lê Mạc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Xét về di tích, Thủ đô sở hữu hơn 1.000 di tích và danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia như Thành Cổ Loa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm, chùa Hương, chùa Tây Phương, làng Việt cổ Ðường Lâm… Nhờ đó, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh của thành phố ngày càng phát triển.
Bảng 2.1. Số di tích đã xếp hạng của Hà Nội so với cả nước
Ngoài các di tích, thắng cảnh văn hoá, lịch sử, trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, đến nay Hà Nội vẫn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ, khu phố cổ và hơn 600 ngôi chùa. Hà Nội còn có hệ thống các bảo tàng, nhà hát và những ngôi biệt thự theo kiểu kiến trúc Pháp. Kiến trúc của Hà Nội mang một phong cách riêng, giản dị mà độc đáo, tạo nên vẻ trầm mặc và sức hấp dẫn với khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Về lễ hội, Hà Nội là quê hương của hội làng, hội vùng, hội cả nước, là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử. Hà Nội có nhiều lễ hội đặc trưng riêng như lễ hội An Dương Vương Cổ Loa; Hội Gióng; Hội đền Hai Bà Trưng… Cho tới nay trong số các di tích được xếp hạng ở Hà Nội thì có đến hơn 90% là đền, đình, chùa, đó chính là địa điểm để tổ chức lễ hội truyền thống. Du lịch văn hoá lễ hội dân gian là một loại hình du lịch đang được quan tâm nhằm lưu giữ, tôn vinh và giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc. Trong dự án VIE89/003 đã đánh giá tiềm năng văn hoá của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nhìn từ góc độ phát triển du lịch, trong đó đã nhấn mạnh đến các lễ hội và lễ nghi trong văn hoá Việt Nam.
Về ca múa nhạc dân tộc, Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước, và cũng là nơi phát sinh và phát triển các dòng ca múa nhạc bao gồm ca múa nhạc cung đình và ca múa nhạc dân gian. Các loại ca nhạc phổ biến ở đồng bằng sông Hồng như ngâm thơ, hát ru, hát ví, cò lả, trống quân, hát đúm đều phổ biến tại Hà Nội, nhưng đặc sắc nhất đối với Hà Nội là các loại hát ả đào, hát trầu văn, hát ca trù, tuồng, chèo, cải lương. Trong các loại trình diễn dân gian, đặc sắc nhất phải kể đến múa rối nước có nguồn gốc rất lâu đời. Hiện nay múa rối nước được đông đảo khách quốc tế quan tâm.
Về ẩm thực, ẩm thực Hà Nội cũng có những nét đặc trưng riêng, và tạo sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch. Ẩm thực Hà Thành là sự hòa hợp phong phú giữa các món ăn truyền thống Âu – Á, giữa phong cách sang trọng và phong cách bình dân, bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Các món ăn của Hà Nội được khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao như phở, chả cá, bánh cuốn Thanh Trì, giò chả và cốm Vòng… Các tuyến phố ẩm thực mang đến cho khách du lịch và người dân Hà Nội những trải nghiệm khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực Hà Thành kết hợp tham quan, trải nghiệm phố cổ Hà Nội.
Đặc biệt, Hà Nội còn được biết đến là nơi tập trung của rất nhiều làng nghề truyền thống. Tính đến năm 2023, toàn thành phố hiện có 1.350 làng nghề, trong số đó có khoảng 200 làng nghề truyền thống và có đến ¼ trong số các làng nghề truyền thống có lịch sử trên 100 năm được kết tinh từ biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Hầu hết những làng nghề này đều mang những nét đặc sắc riêng, tạo nên một quần thể văn hóa đặc trưng riêng cho địa phương. Làng nghề truyền thống được xem như một loại tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sản phẩm của các làng nghề truyền thống luôn bao hàm cả giá trị vật thể và phi vật thể, và du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, với số lượng lớn các làng nghề truyền thống lâu đời, đây sẽ là tiềm năng lớn cho Hà Nội phát triển du lịch.
Với bề dày lịch sử và hội tụ nhiều tiềm năng nhân văn mang đậm bản sắc văn hoá, lịch sử, Hà Nội có nhiều điều kiện để phát triển du lịch.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.2. Tình hình phát triển du lịch ở Hà Nội Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
2.1.2.1. Chủ trương chính sách phát triển
Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Hà Nội gắn liền với chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Những chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước đã khẳng định, phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, Hà Nội giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, đóng vai trò là Trung tâm du lịch của Vùng du lịch Bắc bộ, là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam.
Du lịch Thủ đô được chính quyền các cấp thành phố Hà Nội quan tâm sâu sắc với chủ trương khuyến khích các cá nhân, cơ quan, đoàn thể huy động các nguồn lực hình thành những cơ sở kinh doanh lưu trú, du lịch, tăng cường phát triển cơ sở vật chất cho du lịch, nhằm từng bước xây dựng thương hiệu “Du lịch Hà Nội” trong nước, quốc tế và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng, từng bước tiếp cận với ngành công nghiệp dịch vụ thế giới văn minh, hiện đại.
Hà Nội cũng nhận định kinh doanh lữ hành là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động du lịch, bao gồm nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình trực tiếp hay gián tiếp qua các đại lý hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Đây là cầu nối giữa khách du lịch và nhà cung ứng dịch vụ, là tác nhân quan trọng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua các yêu cầu trực tiếp từ khách du lịch. Do vậy, du lịch Hà Nội cũng tập trung phát triển kinh doanh lữ hành, đặc biệt lữ hành quốc tế; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường sức cạnh tranh, tiếp cận thị trường du lịch trong nước và thế giới.
Thành phố Hà Nội xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và quan tâm khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Bên cạnh những văn bản chỉ đạo, định hướng phát triển du lịch, Thành phố đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời, đặt định mức đầu tư cho công tác xúc tiến du lịch của thành phố là 3.000 đồng/người dân và ở cấp huyện là 2.000 đồng/người dân, qua đó đã tạo nguồn lực quan trọng để phát triển ngành du lịch thành phố.
Đồng thời, để khai thác, phát huy được thế mạnh và hoạt động xúc tiến du lịch đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn, Thành phố Hà Nội đã đề xuất Chính phủ cho thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp Hà Nội nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến theo chiều sâu góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của Thủ đô.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng và nhân lực Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của Hà Nội ngày càng được đầu tư, nâng cấp và mở rộng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch thành phố phát triển.
Về giao thông, trong những năm gần đây, Thủ đô Hà Nội đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải. Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông đô thị của Hà Nội theo hướng tiện nghi, hiện đại và đồng bộ hơn và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt, hiện nay thành phố đang xây dựng tám tuyến tàu điện trên cao kết hợp với hạ ngầm cùng với mở rộng mạng lưới xe buýt để tăng cường kết nối giao thông công cộng, từng bước giảm tải phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Năm 2024, Hà Nội tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại các huyện ngoại thành, phấn đấu 100% xã, cụm xã có đường ô tô đến trung tâm và vận tải hành khách công cộng, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao thông vận tải ngày càng lớn, tạo tiền đề phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là du lịch.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch của Hà Nội cũng được nâng cấp và không ngừng mở rộng. Về cơ sở lưu trú, năm 2017, thành phố có 776 cơ sở lưu trú với 16.851 phòng, chiếm 8% số lượng cơ sở lưu trú và 9% số phòng của toàn quốc. Đến năm 2023, tổng số cơ sở lưu trú của thành phố tăng lên 3.081 cơ sở, gấp gần 4 lần so với năm 2017, chiếm 20,4% so với cả nước. Chất lượng dịch vụ lưu trú cũng được nâng cao, với nhiều khách sạn 4-5 sao đi vào hoạt động. Tính đến nay, Hà Nội có khoảng 360 khách sạn với gần 8.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có gần 158 khách sạn được gắn sao, 14 khách sạn 5 sao với 4.420 phòng; 13 khách sạn 4 sao với 1.940 phòng; 30 khách sạn 3 sao với 2.563 phòng. Hệ thống khách sạn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng du lịch Thủ đô, tạo tiền đề thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nội, đưa dịch vụ lưu trú của Hà Nội dần tiệm cận với chất lượng quốc tế.
Du lịch Hà Nội có 1.100 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 430 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; trên 3.000 xe du lịch các loại; 12 văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài, trên 4,3 nghìn hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, trong đó có trên 3.000 hướng dẫn viên quốc tế. Hàng năm đều có từ 2-3 doanh nghiệp lữ hành quốc tế được vinh danh trong tốp 10 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam.
Môi trường du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực. Hà Nội còn được gọi là “thành phố xanh” với các hàng cây thuộc nhiều loài khác nhau, trải khắp phố phường, hệ thống hồ chiếm tới 10ha, vườn hoa, công viên, cảnh quan thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn của thủ đô. Đặc biệt, sự ra đời của Trung tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch vào tháng 8/2022 cùng với hệ thống quản lý tại các địa bàn hoạt động hiệu quả góp phần không nhỏ trong việc hạn chế các hiện tượng tăng giá, chèn ép, chèo kéo khách du lịch… Năm trật tự và văn minh đô thị 2023 cũng đã góp phần cải thiện môi trường du lịch, đem lại hình ảnh “xanh, sạch, đẹp” cho Thủ đô.
2.1.2.3. Tình hình kinh doanh du lịch Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Hà Nội có hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng. Bên cạnh những loại hình du lịch đã có từ lâu như du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, trong những năm gần đây, Hà Nội phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới và hấp dẫn khách du lịch như du lịch mua sắm, du lịch thể thao, du lịch MICE…
Trong những năm qua, ngành du lịch Thủ đô luôn duy trì mức tăng trưởng khả quan. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 1990-2009 từ 20-30%/năm, chiếm trên 30% thị phần khách quốc tế đến Việt Nam. Giai đoạn 2009-2019, lượng khách quốc tế cũng tăng đều đặn, xấp xỉ 12%/năm. Thị trường khách quốc tế của Hà Nội không ngừng được mở rộng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; đặc biệt những thị trường tiềm năng như Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ… Lượng khách du lịch đến với Hà Nội chiếm trung bình 42 – 45% tổng lượng khách đến với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 2,58 triệu lượt năm 2022 và 3 triệu lượt năm 2023.
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Hà Nội từ năm 2019 đến tháng 6 năm 2024
Bảng 2.2 cho thấy lượng khách đến Hà Nội không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2023 được đánh giá là năm có nhiều khó khăn đối với kinh tế cả nước nói chung và ngành du lịch nói riêng, từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dịch bệnh Ebola cùng những xung đột chính trị khác trong khu vực và trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường du lịch. Đặc biệt, tình hình căng thẳng trên biển Đông khiến cho lượng khách Trung Quốc và cộng đồng Hoa ngữ (từ Singapore, Malaysia, Đài Loan…) đến Hà Nội sụt giảm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với định hướng rõ ràng, cụ thể và nỗ lực của ngành, trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 giảm 4,4% thì ngành du lịch Thủ đô vẫn duy trì tăng trưởng. Năm 2023, tổng lượng khách đến Hà Nội đạt 18,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3 triệu lượt (tăng 16% so với 2022) và khách nội địa đạt 15,4 triệu lượt (tăng 10.8%). Tổng thu từ du lịch của Thủ đô năm 2023 ước đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022 [4]. Tính đến sáu tháng đầu năm 2024, Hà Nội đón 1.531.191 lượt khách quốc tế, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; phục vụ khoảng 8.450.000 lượt khách nội địa, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.324 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước [15]. Đặc biệt, thị trường khách Hàn Quốc, Nhật Bản được ưu tiên hàng đầu do có mức tăng trưởng tốt và khách Nhật Bản, Hàn Quốc có mức chi tiêu cao và thời gian lưu trú bình quân dài ngày.
Với những thành tựu đó, Hà Nội ngày càng khẳng định vị thế là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, là điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn và thân thiện. Hà Nội đã được tạp chí du lịch Smat Travel bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2022. Đến năm 2023, Hà Nội tiếp tục được được tạp chí TripAdvisor bình chọn đứng thứ 2/25 điểm đến hàng đầu châu Á, là điểm đến du lịch có mức giá tốt nhất thế giới năm 2023, xếp thứ 8/25 điểm du lịch hàng đầu thế giới năm 2023 [36]. Đặc biệt, năm 2024, Hà Nội được tạp chí Trip Advisior xếp hạng điểm đến hấp dẫn thứ 4 của thế giới.
2.2. Hệ thống sản phẩm lưu niệm của Hà Nội Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
2.2.1. Đặc điểm chung
Nhìn chung, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chủ yếu là các sản phẩm thủ công, được làm theo phương thức truyền thống, và gắn liền với các làng nghề, phố nghề của Hà Nội. Khác với những sản phẩm được sản xuất công nghiệp, sản phẩm lưu niệm thủ công của Hà Nội được làm từ đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của nghệ nhân. Có thể sản xuất thủ công truyền thống không đạt hiệu quả kinh tế như phương thức hiện đại, nhưng mỗi sản phẩm đều chứa đựng tinh hoa văn hóa, mang tính khác biệt và sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Ví dụ như cùng là sản phẩm gốm nhưng nhờ vào sự sáng tạo của mỗi nghệ nhân mà sản phẩm của các làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Hương Canh (Vĩnh Phúc)… khác nhau trong cách thiết kế các hoa văn, màu men, hoạ tiết trên sản phẩm. Và chính đặc điểm này tạo nên giá trị của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cũng như tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.
Hiện nay, mặc dù sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa thực sự nổi bật, chưa có nét đặc trưng riêng tuy nhiên đã phần nào thể hiện những nét văn hoá của địa phương.
Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời còn tồn tại đến ngày nay, ví dụ như: làng Gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành đã hơn 6 thế kỷ, Làng Dệt lụa Vạn Phúc thì đã có hơn 1700 năm… Vì thế các sản phẩm lưu niệm thủ công cũng hội tụ những giá trị lịch sử lâu đời của mỗi làng nghề. Sản phẩm lưu niệm không chỉ là hàng hoá mà còn là những sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của lịch sử, văn hoá truyền thống. Do đó, khách quốc tế thích mua sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Hà Nội, mặc dù có thể những sản phẩm đó ở nước họ được sản xuất thậm chí còn hiện đại và tốt hơn, tuy nhiên lại không mang được cái hồn của người Việt. Có thể thấy, hàm lượng văn hoá trong các sản phẩm lưu niệm được đánh giá rất cao, và có sức hút đối với khách du lịch quốc tế.
Sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cũng dễ vận chuyển, có thể được bán ở nhiều địa điểm. Hà Nội có rất nhiều sản phẩm lưu niệm nhỏ, gọn, dễ dàng vận chuyển như đồ trang sức, quần áo lụa, áo dài, túi, ví, khăn thêu, huy hiệu, móc chìa khoá, hay các đồ trang trí nhỏ… Hiện nay, khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế đến Hà Nội, thường mua các sản phẩm lưu niệm tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm, cửa hàng bán lẻ tại điểm du lịch, và tại các chợ lớn. Trong các siêu thị, sân bay, bến tàu cũng bày bán sản phẩm lưu niệm tuy nhiên chưa đa dạng về chủng loại và mẫu mã.
Mặc dù so với hệ thống sản phẩm lưu niệm ở địa phương khác hay quốc gia khác, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa thực sự đa dạng, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Tuy nhiên, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cũng mang đặc điểm của sản phẩm lưu niệm nói chung đó là tính đa dạng. Tính đa dạng của sản phẩm lưu niệm được thể hiện ở chất liệu, mẫu mã của sản phẩm. Chất liệu của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội khá phong phú, có thể từ mây, tre, gỗ, kim loại, lụa, gốm sứ, thủy tinh, giấy, cho đến đá quý, ngọc, vàng, bạc, kim cương… tạo nên những sản phẩm lưu niệm mang sắc thái khác nhau, có giá thành khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách khác nhau và tạo cho người sử dụng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Bên cạnh việc sử dụng nguyên liệu đa dạng thì hình thức, mẫu mã của sản phẩm cũng rất khác nhau. Có những sản phẩm nhỏ gọn như móc chìa khoá, trang sức như vòng, hoa tai, các tượng điêu khắc nhỏ, cho đến những sản phẩm lớn hơn như tranh sơn mài, tranh gỗ, tranh cát, có những sản phẩm được làm rất đơn giản như quạt giấy đến những sản phẩm được làm rất cầu kỳ như tranh khảm trai, các mô hình từ tăm, tre… Chính vì vậy trên thị trường Hà Nội có nhiều loại sản phẩm lưu niệm, có thể hệ thống thành các nhóm chính sau: Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
2.2.2. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm mộc mỹ nghệ
Các sản phẩm lưu niệm thủ công làm từ gỗ như tượng Phật, tượng Tam đa Phúc, Lộc, Thọ; tượng Bác Hồ; tượng cô gái Việt Nam trong tà áo dài, áo bà ba; tượng linh vật như long, ly, quy, phụng; tượng 12 con giáp; sản phẩm vòng gỗ, tranh gỗ… Các sản phẩm làm từ gỗ thường bền, đẹp, có giá trị cao, và có tính an toàn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. Các làng nghề mộc nổi tiếng ở Hà Nội như: Chàng Sơn, Sơn Đồng, Dư Dụ (ở các huyện Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Oai); Thiết Ứng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh); Nhị Khê, Phú Xuyên (Thường Tín)…
2.2.3. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm gốm, sứ
Sản phẩm từ gốm sứ bao gồm các bức tượng; các loại đĩa trang trí theo các chủ đề như đĩa tranh sứ dân gian, đĩa tranh sứ về địa danh…; sản phẩm lọ, bình, ấm chén, gạt tàn, cốc, tách; sản phẩm nhà bếp… Các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, sứ thường nặng hơn, và dễ vỡ, do đó khó khăn hơn trong quá trình vận chuyển so với các sản phẩm khác. Một số làng nghề gốm sứ của Hà Nội như Bát Tràng, Giang Cao, Kim Lan.
2.2.4. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm mây, tre, giang, cỏ tế
Các sản phẩm lưu niệm làm từ mây, tre, lá như nón, quạt, các loại hộp, đĩa, giỏ, các hình tượng con giống dân gian, tranh tre ghép, dép mây, mũ nan, lẵng hoa, lót cốc… Các sản phẩm từ nhóm mây, tre, lá thường nhẹ, độc đáo, bình dân, tuy nhiên cần chú ý trong cách bảo quản sản phẩm, do các nguyên liệu này dễ ẩm mốc trong môi trường ẩm ướt. Một số làng nghề nổi tiếng của Hà Nội như làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng nghề mây tre giang đan Thái Hòa, Phú Hòa và Bình Xá (huyện Thạch Thất), làng nghề truyền thống đan guột Lưu Thượng, làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai), làng Động Giã (xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai), làng Tri Lễ (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai)…
2.2.5. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm sơn mài, khảm trai Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Nhóm này bao gồm các sản phẩm như tranh, khay, hộp, đĩa, lót ly, khung ảnh, trang sức… Các sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm sơn mài, khảm trai được thiết kế với kiểu dáng trang nhã, mang tính nghệ thuật cao, chất lượng bóng, mịn, đẹp, độ bền cao và là sản phẩm kết tinh sự khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân tài hoa. Có thể kể đến một số làng nghề của Hà Nội như: làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, làng nghề sơn mài thôn Hạ Thái, làng nghề sơn khảm thôn Bối Khê, làng nghề khảm trai thôn Cao Xá…
2.2.6. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm dệt may
Các sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm dệt may phổ biến ở Hà Nội như vải, áo dài, quần áo, khăn quàng cổ, túi, ví bằng tơ lụa; áo in chữ, logo, hình ảnh điểm du lịch… Sản phẩm tơ tằm có đặc điểm là nhẹ, thoáng, không tích điện, ấm áp vào mùa đông và rất thoáng mát vào mùa hè; do đó được khách du lịch ưa chuộng. Khách du lịch có thể mua những sản phẩm này rất dễ dàng tại các cửa hàng thời trang, phụ kiện, khách sạn, siêu thị, chợ… Một số làng nghề của Hà Nội: làng nghề may áo dài truyền thống Trạch Xá, làng lụa Vạn Phúc, làng nghề dệt Phùng Xá…
2.2.7. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm thêu ren
Nhóm này gồm tranh thêu, các sản phẩm như chăn, ga, áo, gối, túi các loại… trên nhiều chất liệu vải khác nhau, họa tiết khác nhau. Hà Nội nổi tiếng với làng nghề thêu Quất Động. Ngoài xã Quất Động, ở huyện Thường Tín còn nhiều xã khác cũng đang phát triển nghề thêu như xã Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Dũng Tiến… Những năm gần đây, nghề thêu còn nhân rộng ra nhiều địa phương khác như Bột Xuyên, Tuy Lai, An Mỹ (Mỹ Đức), thôn Yên Cốc (Chương Mỹ)…
2.2.8. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm tranh ảnh
Các sản phẩm tranh ảnh của Hà Nội khá đa dạng từ vật liệu, mẫu mã, phương thức làm, màu sắc và ý nghĩa biểu trưng. Ví dụ như sản phẩm tranh thêu, tranh sơn mài, tranh cát, tranh ghép gỗ, tranh tre, tranh dân gian… Giá thành các loại tranh cũng rất khác nhau, từ vài trăm nghìn đến vài triệu, vài chục triệu. Sản phẩm tranh, ảnh có giá trị nghệ thuật, sáng tạo, giá trị văn hoá, và giá trị biểu trưng cao. Tuy nhiên, sản phẩm này thường cồng kềnh, gây khó khăn trong quá trình di chuyển của du khách.
2.2.9. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm đá quý, ngọc trai, kim hoàn
Các sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm đá quý, ngọc trai, kim hoàn chủ yếu là các đồ trang sức như vòng tay, dây chuyền, hoa tai, nhẫn, hay các hình linh vật, vật phong thuỷ… Những sản phẩm thuộc nhóm này thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm lưu niệm khác. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
2.3. Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
2.3.1. Chủ trương, chính sách phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Hà Nội hội tụ nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, là nơi chứa đựng những giá trị văn hoá, lịch sử lâu đời của dân tộc. Hơn nữa, Hà Nội còn là thủ đô, trung tâm kinh tế – văn hoá – chính trị của đất nước, do đó nơi đây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, cũng như là thị trường lớn để phát triển sản phẩm lưu niệm. Theo đúng chủ trương của Nhà nước về phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với phát triển du lịch, trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã đề ra một số chủ trương, chính sách nhằm phát triển sản phẩm lưu niệm mang đậm giá trị văn hoá, lịch sử và đặc trưng riêng của mảnh đất Thăng Long lịch sử. Trong đó, thành phố chủ trương phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng, mang bản sắc địa phương, qua đó giới thiệu và quảng bá hình ảnh thành phố Hà Nội nghìn năm văn hiến đến với khách du lịch. Cụ thể, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phải thể hiện được những nét đẹp, giá trị của các điểm tham quan, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, di sản văn hóa mang dấu ấn nghệ thuật, văn hoá xưa và nay của thành phố.
Thực tế, từ lâu ngành Du lịch đã quan tâm đến vấn đề phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Hà Nội và các địa phương khác. Nhiều năm qua, Tổng cục Du lịch đã tổ chức nhiều cuộc thi, khuyến khích các địa phương trọng điểm về du lịch chọn biểu tượng đặc trưng làm sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch, đảm bảo tính gọn nhẹ và mang đậm nét văn hóa của địa phương. Năm 2018, Tổng Cục Du lịch đã khuyến kích các địa phương trọng điểm về du lịch chọn biểu tượng về quà, đồ lưu niệm mang đặc trưng và in đậm dấu ấn văn hóa địa phương như Hà Nội có Hồ Gươm, Văn Miếu, Chùa Một Cột; Huế có kinh thành Huế, Sông Hương, Cầu Trường Tiền; Quảng Nam có Phố cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn; Thành phố Hồ Chí Minh có Chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng… Theo đó, Hà Nội đã phát động các cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm đặc trưng của thành phố.
Năm 2019, Hà Nội đã tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu quà tặng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của nhiều nghệ nhân đến từ các làng nghề Hà Nội với những sản phẩm lưu niệm độc đáo, chất lượng, mang biểu trưng văn hóa Thủ đô. Kết quả là Hà Nội đã chọn biểu tượng “Khuê Văn Các” tại Văn Miếu làm biểu tượng du lịch Hà Nội.
Đặc biệt, Hà Nội đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ, phát triển các làng nghề truyền thống, đây là một trong những nét văn hoá lâu đời của thành phố và cũng là nguồn sản xuất những sản phẩm lưu niệm thủ công giàu giá trị sáng tạo cũng như giá trị văn hoá. Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí cho 13 làng nghề nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, cải thiện cảnh quan môi trường, đào tạo thuyết minh viên, xúc tiến quảng bá hình ảnh làng nghề; tổ chức “Liên hoan du lịch làng nghề Hà Nội”… Đây là một trong những giải pháp nhằm giới thiệu sản phẩm lưu niệm của Thủ đô đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Mặc dù thành phố Hà Nội đã có những chính sách, chủ trương phát triển sản phẩm lưu niệm, nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức phát động phong trào mà chưa phát huy hiệu quả. Từ sau các cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm đến nay, sản phẩm lưu niệm trên thị trường Hà Nội vẫn chưa có sự chuyển biến đột phá. Do thiếu kế hoạch dài hơi và chiến lược tuyên truyền sâu rộng, cũng như thành phố chưa thực sự quan tâm đầu tư đúng mức cho sản phẩm lưu niệm cả về “chất xám” và tài chính, vì thế sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, kể cả sản phẩm về biểu tượng du lịch Khuê Văn Các cho đến nay vẫn đơn điệu, thiếu sự đa dạng và nét đặc trưng riêng.
2.3.2. Nội dung phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những giá trị văn hoá đặc trưng của Hà Nội. Thế nhưng, Hà Nội vẫn chưa có một “sản phẩm lưu niệm đậm chất Hà Nội”, khách du lịch đến Hà Nội rất khó lựa chọn và mua được một sản phẩm lưu niệm ưng ý. Việc thiếu vắng sản phẩm lưu niệm đặc trưng hấp dẫn khách du lịch đã làm lãng phí cơ hội kinh doanh của Hà Nội. Vì vậy, Hà Nội đã từng bước xây dựng các chương trình nhằm phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, trong đó nội dung cụ thể bao gồm:
Về ý nghĩa, nội dung của sản phẩm lưu niệm: Hà Nội chủ trương phát triển các sản phẩm lưu niệm đặc sắc, độc đáo, có sức hấp dẫn, sáng tạo, thể hiện được nét đặc trưng, nổi trội, khác biệt của du lịch Thủ đô, cụ thể các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phải thể hiện được giá trị, mang tính biểu trưng cho danh thắng, di tích lịch sử, những nét đặc sắc trong văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực Hà Thành, cũng như thể hiện được nét đẹp trong đời sống văn hoá của người dân thành phố. Qua đó, góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố đến với khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời phục vụ cho hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế, đối ngoại của thành phố.
Về mẫu mã sản phẩm, các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phải thể hiện được tính đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại, đảm bảo được tính gọn, nhẹ, thuận tiện vận chuyển, đặc biệt có dòng chữ “Hà Nội – Việt Nam” hoặc tên của một địa danh, công trình kiến trúc đặc trưng tại thành phố Hà Nội trên sản phẩm.
Về chất liệu, Hà Nội khuyến khích các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các làng nghề thủ công truyền thống sử dụng các chất liệu đơn giản, dân giã, dễ sản xuất, dễ sử dụng, thân thiện với môi trường, và đảm bảo an toàn với sức khỏe như đá, gốm sứ, thạch cao, thủy tinh, gỗ, quế, mây, tre, lá, vải, lụa, sợi, da, kim loại, nguyên liệu tận dụng từ thiên nhiên vỏ trai, vỏ ốc… Các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phải đảm bảo tính an toàn, bền, không bị thay đổi và biến dạng theo sự thay đổi của thời tiết.
Đặc biệt, Thành phố khuyến khích các cơ sở, cá nhân đăng ký quyền sở hữu đối với các sản phẩm thiết kế nhằm hạn chế sự xuất hiện tràn lan của các sản phẩm nhái, kém chất lượng trên thị trường. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
2.3.3. Phương thức phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Phương thức phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch chính của thành phố Hà Nội là tăng cường liên kết, phối hợp giữa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp du lịch, đơn vị thương mại bán sản phẩm lưu niệm để mở rộng quảng bá sản phẩm lưu niệm của Hà Nội. Thành phố có chính sách hỗ trợ các cơ sở kinh doanh, trong đó đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ được khuyến khích liên kết, hợp tác sản xuất để mở rộng hơn về quy mô, và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thành phố chú trọng tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế; ủy thác mua bán sản phẩm tại các trung tâm, cửa hàng trưng bày; giới thiệu, bán sản phẩm tại các địa điểm cố định, lâu dài thu hút khách du lịch như sân bay Nội Bài, ga Hà Nội, bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình; chợ, siêu thị lớn; các điểm tham quan du lịch của thành phố như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Đền Ngọc Sơn, Chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Vườn thú Hà Nội, khu phố cổ Hà Nội… và tại các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội như Làng gốm Bát Tràng, Làng lụa Vạn Phúc, Làng Rối Nước Đào Thục, Làng mây tre Phú Vinh, Làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre, Làng Nón Chuông, Làng sơn mài Hạ Thái, Làng quạt Chàng Sơn, Làng thêu Quất Động, những làng trồng hoa Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân và Quảng Bá…
Đồng thời, thành phố Hà Nội cũng khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành triển khai phương thức kết hợp phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với phát triển du lịch bằng cách đẩy mạnh các chương trình du lịch kết hợp mua sắm và du lịch làng nghề, phố nghề. Đặc biệt, thành phố chú trọng khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống. Thành phố đã đầu tư xây dựng, mở rộng một số cửa hàng trưng bày và chú ý khâu tổ chức, giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề thủ công truyền thống để thu hút khách du lịch.
2.3.4. Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Phát triển du lịch cũng như sản phẩm lưu niệm giàu giá trị văn hoá, lịch sử có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với riêng Hà Nội mà còn đối với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam. Quá trình phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch của Hà Nội có sự tham gia của nhiều chủ thể, từ các ban ngành Trung ương, các đơn vị, cơ quan chính quyền các cấp thành phố, quận, huyện, xã, phường đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm lưu niệm, khách du lịch và cộng đồng địa phương.
Trước hết, Tổng cục Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, có nhiệm vụ, quyền hạn đối với các vấn đề du lịch, phát triển du lịch của các tỉnh/thành trong cả nước. Trong những năm qua, Tổng cục Du lịch đã quan tâm đến vấn đề tìm sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, nghiên cứu, khảo sát từ đó đưa ra các mục tiêu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch. Tổng cục Du lịch đã khuyến khích các địa phương trọng điểm về du lịch như Thủ đô Hà Nội xây dựng các chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương để thu hút khách du lịch. Đồng thời, Tổng cục Du lịch phối hợp với các cơ quan khác và các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Sở Du lịch phát động chương trình kích cầu du lịch và tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Trên cơ sở những chỉ đạo của Tổng cục du lịch, Hà Nội và các địa phương khác đã xác định mục tiêu, phương hướng phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với mục tiêu chung của phát triển du lịch Việt Nam.
Thứ hai, Sở Du lịch thành phố Hà Nội (được thành lập trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) là cơ quan trực tiếp quản lý các hoạt động du lịch của thành phố. Sở Du lịch Hà Nội đề ra kế hoạch, định hướng, các chương trình hoạt động cụ thể để phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của thành phố. Sở Du lịch Hà Nội phối hợp chỉ đạo các đơn vị cơ sở của các quận, huyện, thị xã, cơ quan quản lý các khu tham quan du lịch của thành phố tổ chức thực hiện các chương trình thiết kế sản phẩm lưu niệm, cũng như các hoạt động quảng bá sâu rộng sản phẩm và các điểm du lịch của thành phố đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Thứ ba, một trong những chủ thể quan trọng tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm là các cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm. Tại Hà Nội, cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm chủ yếu là các làng nghề thủ công truyền thống. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 1.350 làng có nghề, trong đó có khoảng 200 làng nghề truyền thống [44]. Ví dụ như Làng gốm Bát Tràng có 752 hộ với 2.900 nhân khẩu, trong đó có 1.600 người ở độ tuổi lao động, 90% tham gia sản xuất và kinh doanh gốm sứ [36]. Sản xuất, kinh doanh gốm sứ ở làng nghề chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, và hiện đã có 52 doanh nghiệp ra đời. Hay tại làng lụa Vạn Phúc, trong số hơn 1.200 hộ dân sinh sống tại đây thì có hơn 1.000 hộ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt lụa tơ tằm, 600 hộ gia đình có xưởng dệt [33]. Ngoài ra, hiện nay ở Hà Nội cũng có những cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm với phương thức hiện đại, theo dây chuyền. Các chủ thể trực tiếp sản xuất sản phẩm có vai trò rất lớn trong việc quyết định chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Thứ tư, các cơ sở phân phối các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội đến tay khách du lịch cũng đóng vai trò không nhỏ trong phát triển sản phẩm lưu niệm. Hà Nội có các điểm bán sản phẩm lưu niệm ngay tại các điểm du lịch của thành phố, tại các siêu thị lớn, chợ lớn như chợ Đồng Xuân, tại sân bay Nội Bài, ga Hà Nội. Đặc biệt, ở Hà Nội có tuyến phố chuyên bán các sản phẩm lưu niệm để phục vụ khách du lịch đó là phố Cổ Hà Nội với các tuyến phố như Hàng Gai, Hàng Mành, Hàng Nón, Hàng Thiếc, Hàng Bồ, Hàng Quạt, Lương Văn Can, Hàng Bông, Hàng Bạc, Đường Thành, Hàng Ngang, Hàng Đào. Bên cạnh đó còn có các cửa hàng bán sản phẩm lưu niệm. Ngoài ra, các làng nghề cũng có các cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm của làng, ví dụ như tại Làng Lụa Vạn Phúc chuyên bán vải, quần áo, túi, khăn… bằng lụa; hay Làng gốm Bát Tràng chuyên bán các đồ gốm sứ.
Thứ năm là hệ thống các đơn vị kinh doanh du lịch, các công ty lữ hành trong thành phố. Hà Nội hiện nay có khoảng 1.500 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Các đơn vị lữ hành với các chương trình, hoạt động quảng bá du lịch đã góp phần giới thiệu những nét đẹp về cảnh sắc cũng như những giá trị văn hoá, lịch sử lâu đời của thành phố đến với khách du lịch. Qua đó, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành góp phần mở rộng cơ hội đưa sản phẩm lưu niệm của địa phương đến với khách du lịch.
Cuối cùng, chủ thể quan trọng nhất trong sự phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội là khách du lịch. Hà Nội là một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng và nhu cầu mua sản phẩm lưu niệm đặc trưng của khách du lịch chính là động lực thúc đẩy Hà Nội không ngừng tìm kiếm các giải pháp để phát triển và đổi mới sản phẩm lưu niệm đáp ứng thị hiếu của khách du lịch đến Hà Nội.
2.3.5. Tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Hà Nội đã từng bước quan tâm và mở rộng kinh doanh sản phẩm lưu niệm. Hiện nay, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chủ yếu được phân phối và tổ chức bán ở một số điểm sau: Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Phố Cổ Hà Nội: Là địa điểm hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế khi đến thăm Hà Nội. Ðây cũng là nơi tập trung nhiều nhất các cửa hàng bán sản phẩm lưu niệm tại Hà Nội. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phần lớn đều có mặt trên khắp các con phố, đặc biệt là khu vực có nhiều khách sạn dành cho người nước ngoài như Ðào Duy Từ, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống… Các sản phẩm lưu niệm được khách du lịch quan tâm nhiều nhất tại phố cổ là các sản phẩm lụa, bạc, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, đồ thêu… Trước đây, các tuyến phố này của Hà Nội đều bán những mặt hàng đặc trưng riêng, tuy nhiên hiện nay để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, các cửa hàng đã đa dạng hoá sản phẩm, bán sản phẩm lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ với nhiều chủng loại khác nhau. Những tuyến phố chính chuyên bán sản phẩm lưu niệm tại phố cổ là:
Hàng Bạc: Là nơi tập trung nhiều thợ kim hoàn giỏi, chế tác ra sản phẩm mỹ nghệ kim hoàn, đồ trang sức rất tinh xảo. Tại đây có nhiều cửa hàng bán đồ trang sức bạc và nhận chế tác sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Hàng Trống: Là nơi tập trung nhiều mặt hàng lưu niệm, và được coi là thế giới thu nhỏ của các đồ lưu niệm về Việt Nam. Nhiều cửa hàng chuyên bán các sản phẩm thủ công như gối tựa, túi thổ cẩm, đồ gỗ sơn mài… được thiết kế tinh tế và tỉ mỉ.
Hàng Mành: Hiện nay nghề làm mành vẫn còn được gìn giữ tại đây. Bên cạnh một số cửa hàng bán tranh nghệ thuật, nhiều cửa hàng nhỏ bán các nhạc cụ dân tộc đã xuất hiện và thu hút khách du lịch.
Hàng Gai: Trước kia là nơi chuyên bán các loại dây gai, võng gai, dây thừng…, nhưng hiện nay bán rất nhiều mặt hàng khác. Sản phẩm chính được bán nhiều nhất tại khu phố này là các sản phẩm lụa tơ tằm hảo hạng trong đó không thể không nhắc tới thương hiệu lụa Tân Mỹ Design uy tín với khách du lịch.
Hàng Bông: Tuyến phố tuy không nhiều cửa hàng lưu niệm, nhưng các sản phẩm bày bán tại phố này rất đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như lụa, tơ tằm, tranh thêu, vàng bạc đá quý, tranh nghệ thuật…
Để tạo điều kiện phát triển du lịch cũng như sản phẩm lưu niệm của thủ đô, chính quyền Hà Nội nói chung và Ban quản lý tuyến phố cổ Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình nhằm kích thích chi tiêu của khách du lịch khi đến Hà Nội. Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, tổ chức trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian. Đặc biệt, với việc khai trương tuyến phố đi bộ mở rộng thuộc khu vực bảo tồn cấp 1 khu phố cổ Hà Nội vào tháng 10/2023 (gồm Hàng Buồm, Mã Mây, Đào Duy Từ, Hàng Giầy, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến), các hoạt động du lịch và mua sắm đã có sự thay đổi đáng kể và sầm uất hơn. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm dự kiến sẽ phát triển Hàng Da Galleria trở thành một trung tâm du lịch với khoảng 140 gian hàng kinh doanh sản phẩm nghệ thuật thủ công truyền thống; tổ chức các hoạt động nghệ thuật như hát ca trù, triển lãm tranh, trình diễn cách làm sản phẩm thủ công, món ăn truyền thống tại chỗ và mời khách du lịch cùng tham gia và thưởng thức.
Chợ Đồng Xuân: Là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội. Nơi đây bán nhiều mặt hàng, chủng loại đa dạng từ thực phẩm đến sản phẩm may mặc và đồ tiêu dùng. Theo Báo cáo của Văn phòng Du lịch Đồng Xuân, trung bình mỗi tháng, chợ Đồng Xuân đón khoảng 7.600 lượt khách du lịch quốc tế. Khách du lịch đến đây có thể tham quan khu chợ lớn nhất Hà Thành và mua đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm lưu niệm được bày bán ở phía trước chợ khá nhiều. Tuy nhiên chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối lớn nên thường bán buôn là chính, hơn nữa các sản phẩm lưu niệm ở đây chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngoài ra, chợ Đồng Xuân Hà Nội gắn với con phố Đồng Xuân cũng là nơi chợ đêm Hà Nội hoạt động vào cuối tuần, khách du lịch có thể dạo phố và lựa chọn nhiều sản phẩm khác nhau. Gần đây, Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã có chủ trương đưa chợ Đồng Xuân vào hành trình du lịch để chương trình du lịch trở nên phong phú, hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế và tác động tích cực đến đời sống xã hội của các hộ kinh doanh tại chợ.
Các điểm du lịch: Tại các điểm tham quan du lịch của Hà Nội, khách du lịch đều có thể mua sản phẩm lưu niệm được bày bán trong các cửa hàng, quầy hàng lưu niệm nhỏ san sát nhau; tuy nhiên mẫu mã, chủng loại gần như giống nhau. Hầu hết các quầy hàng đều bày bán các sản phẩm như nón lá, trang phục dân tộc, mặt nạ chú tễu, tượng người con gái mặc áo dài Việt Nam, huy hiệu, móc khóa, móc điện thoại, bưu thiếp, sản phẩm may mặc (như áo, ví, túi xách, khăn lụa, thổ cẩm, vải…), trang sức khảm trai, tranh thêu, tranh vẽ về quê hương đất nước, con người Việt Nam…
Khách sạn: Hiện nay, tại một số khách sạn lớn ở Hà Nội đã trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Ví dụ như tại khách sạn Daewoo (Kim Mã, Ba Đình); Khách sạn Mường Thanh (Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai); Khách sạn Lake Side (Ngọc Khánh, Ba Đình); Khách sạn Nesta (Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng); Khách sạn Nikko Hanoi (Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng). Các quầy hàng lưu niệm được đặt tại sảnh khách sạn, bán một số sản phẩm lưu niệm của các làng nghề như các loại khăn, ví, túi bằng thổ cẩm, lụa tơ tằm, đồ gốm sứ, trang sức, nhạc cụ dân tộc hay bưu thiếp với những hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Các làng nghề: Một số làng nghề nổi tiếng của Hà Nội đã xây dựng hệ thống các cửa hàng bán lẻ sản phẩm của làng nghề như: Làng lụa Vạn Phúc, Làng gốm Bát Tràng, Làng mây tre đan Phú Vinh, Làng sơn mài Hạ Thái, Làng thêu Quất Động, Làng điêu khắc Dư Dụ… Hiệp hội các làng nghề Hà Nội đã khuyến khích các làng nghề tổ chức các chương trình quảng bá sản phẩm. Một số làng nghề thường xuyên quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm. Tại làng lụa Vạn Phúc, các hộ gia đình được hướng dẫn in logo “Lụa Vạn Phúc” lên sản phẩm để khẳng định bản quyền, đồng thời khuyến khích nghệ nhân thường xuyên cải tiến mẫu mã, hoa văn, màu sắc đa dạng hiện đại để bắt kịp xu thế hiện nay. Khi làng lụa Vạn Phúc hoàn thành khu chợ lụa ở trung tâm làng, các hộ kinh doanh phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của hiệp hội để lụa bán ra đạt tiêu chuẩn 100% Vạn Phúc, đảm bảo uy tín với khách hàng.
Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cũng như mở rộng thị trường phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của thành phố không mấy khởi sắc và kết quả thu được chưa tương xứng với tiềm năng. Phố cổ Hà Nội được coi là địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Nhưng trên thực tế, nhiều khách du lịch đến đây chủ yếu chỉ tham quan tuyến phố và các cửa hàng mà không mua. Theo số liệu khảo sát ý kiến của khách du lịch về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, trong số 468 khách du lịch có 271 người đã từng mua sản phẩm lưu niệm của Hà Nội (chiếm 57,9%) và 197 người chưa từng mua sản phẩm lưu niệm của Hà Nội (chiếm 42,1%) (Phụ lục 3). Tại các làng nghề, việc tiêu thụ sản phẩm lưu niệm cũng đang gặp nhiều khó khăn. Làng gốm sứ Bát Tràng kết tinh những tinh hoa nghề gốm đất Tràng An với lịch sử trên 800 năm hình thành và phát triển đã khẳng định được thương hiệu không chỉ trong nước mà còn nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê những năm gần đây, hàng năm có trên 10.000 lượt khách quốc tế và trên 50.000 khách du lịch trong nước đến Bát Tràng [16]. Tuy nhiên, sản phẩm gốm Bát Tràng chậm cải tiến, chưa bắt mắt, đang mất dần sức hút đối với khách du lịch. Thêm vào đó, phương thức sản xuất thiếu chuyên nghiệp cũng là một yếu tố khiến khách hàng quốc tế chưa thực sự mặn mà với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội. Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc, hàng năm, làng lụa Vạn Phúc thu hút từ 3.500 đến 5.000 khách du lịch, trong đó tỷ lệ khách nội địa và quốc tế là 50-50, với lượng hàng hóa tiêu thụ tại chỗ chiếm từ 65-70% lượng hàng hoá sản xuất ra [27]. Nhưng hiện nay, khả năng tiêu thụ sản phẩm lụa của các hộ kinh doanh giảm sút mạnh, những cửa hàng bán vải lụa tơ tằm tại làng lụa Vạn Phúc luôn trong tình trạng vắng khách. Cũng vì tình trạng kinh doanh ảm đạm mà nhiều thợ dệt, thợ nhuộm lâu năm, nhiều gia đình “không thể sống được với nghề”, đã bỏ nghề làm lụa truyền thống để theo nghề khác.
Khách du lịch đến Hà Nội có nhu cầu mua sắm các sản vật, hàng hóa địa phương. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội chưa có một trung tâm thương mại, khu mua sắm nào đảm bảo uy tín và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Việc tổ chức kinh doanh sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn nhiều hạn chế, chưa đạt được kết quả như mong đợi, mới chỉ dừng ở kinh doanh tự phát, nhỏ lẻ, dẫn đến khó quản lý về mặt giá cả, chất lượng và có thể dẫn đến việc trà trộn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, nhái, không đảm bảo chất lượng.
2.4. Đánh giá về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
2.4.1. Đánh giá của khách du lịch
2.4.1.1. Đánh giá của khách du lịch nội địa
Tác giả đã khảo sát ý kiến của khách du lịch về các tiêu chí lựa chọn sản phẩm lưu niệm theo mức độ quan trọng nhất từ 1-8. Theo kết quả thống kê (Bảng 2.3) có thể thấy tiêu chí quan trọng nhất đối với khách du lịch nội địa đó là tính an toàn của sản phẩm (mức độ trung bình là 1,2). Tiêu chí quan trọng thứ hai là tiêu chí về chất lượng sản phẩm (mức độ trung bình là 1,9) và tính đặc thù, đặc trưng của sản phẩm (mức độ trung bình là 2,9); tiếp theo là tính độc đáo, sáng tạo (4,2), tính gọn nhẹ, tiện lợi (5,7), tiêu chí về mẫu mã, loại hình đa dạng (5,9), giá thành sản phẩm (7,0) và cuối cùng là tiêu chí xây dựng thương hiệu riêng (7,1).
Bảng 2.3. Mức độ quan tâm của khách du lịch nội địa đối với các tiêu chí của sản phẩm lưu niệm
Kết quả khảo sát (Bảng 2.4) cho thấy đánh giá của khách nội địa về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội như sau:
Về mức độ hấp dẫn của sản phẩm, chỉ 7,9% khách du lịch nội địa đánh giá cao mức độ hấp dẫn của sản phẩm lưu niệm Hà Nội, trong đó 1,3% khách nội địa cho rằng rất hấp dẫn và 6,6% cho rằng hấp dẫn. 37,2% khách nội địa đánh giá sức hấp dẫn của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội ở mức bình thường. Phần lớn khách nội địa (54,9%) cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội kém hấp dẫn, trong đó có 7,5% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hoàn toàn không hấp dẫn.
Về tính phong phú, đa dạng, 46,5% khách du lịch nội địa đánh giá mức độ phong phú, đa dạng của sản phẩm Hà Nội ở mức bình thường, 42,9% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội kém phong phú, đa dạng. Và 10,2% khách nội địa cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phong phú, đa dạng (0,9% đánh giá rất phong phú đa dạng và 9,2% đánh giá phong phú đa dạng), 0,4% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hoàn toàn không phong phú đa dạng.
Về nét đặc trưng riêng của sản phẩm lưu niệm Hà Nội thì không có du khách nào cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thể hiện rất rõ những nét đặc trưng của thành phố. Số khách cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn mờ nhạt chiếm tỷ lệ cao (42,5%) và 37,2% cho rằng sản phẩm hoàn toàn không thể hiện được tính đặc trưng. 18,1% đánh giá tính đặc trưng của sản phẩm ở mức bình thường, và chỉ có 2.2% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thể hiện được tính đặc trưng riêng.
Về giá thành, phần lớn khách nội địa cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội có giá thành cao (chiếm 45,1%), 27,4% cho rằng giá thành sản phẩm lưu niệm của Hà Nội rất cao. 21,7% khách nội địa cho rằng mức giá hiện nay là phù hợp, và chỉ có 5,8% cho rằng giá rẻ. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Về mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với sản phẩm lưu niệm của Hà Nội: 18,1% cảm thấy hài lòng, chỉ có 1,8% cảm thấy rất hài lòng; 64,6% cảm thấy bình thường; 11,5% cảm thấy không hài lòng, và 4,0% cảm thấy thất vọng.
Qua bảng đánh giá 2.4, có thể thấy rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu, sở thích của khách du lịch nội địa, vì thế chưa tạo được sức hút, và chưa kích cầu mua sắm của khách nội địa.
- Bảng 2.4. Thống kê mô tả đánh giá của khách nội địa về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
- Bảng 2.5. Thống kê ý kiến của khách du lịch nội địa về loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất
Trên đây là bảng khảo sát ý kiến của khách du lịch nội địa về các loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất. Đây là cơ sở giúp Hà Nội xác định được định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm để có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trong đó, có thể quan tâm đến các sản phẩm dệt may, kim hoàn, tranh dân gian, đá mỹ nghệ; các hình tượng văn hóa Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột và Văn miếu Quốc Tử Giám được du khách yêu thích nhất.
2.4.1.2. Đánh giá của khách du lịch quốc tế
Bảng 2.6. Mức độ quan tâm của khách du lịch quốc tế đối với các tiêu chí của sản phẩm lưu niệm
Bảng 2.6 cho thấy, cũng giống khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế quan tâm đến tiêu chí hàng đầu là tính an toàn của sản phẩm (mức độ trung bình là 1,2), thứ hai là chất lượng sản phẩm (mức độ trung bình 1,9), và tính đặc thù, đặc trưng của sản phẩm (3,2); tiếp đó là tính độc đáo, sáng tạo (4,0), tiêu chí mẫu mã, loại hình đa dạng (5,7), tiêu chí gọn nhẹ, tiện lợi (5,9), tiêu chí giá thành (6,9) và tiêu chí xây dựng thương hiệu riêng (7,2). Như vậy, cùng với tính an toàn và chất lượng của sản phẩm, tính đặc thù, đặc trưng riêng của sản phẩm là một trong 3 tiêu chí hàng đầu được khách du lịch quốc tế quan tâm.
Về những đánh giá của khách du lịch quốc tế, số liệu trong Bảng 2.7 cho thấy:
Về mức độ hấp dẫn của sản phẩm lưu niệm Hà Nội, phần lớn khách du lịch quốc tế cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa có sức hấp dẫn (39,7%), và 7,4% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hoàn toàn không có sức hấp dẫn. 16,9% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hấp dẫn và 1,7% cho rằng rất hấp dẫn. 34,3% cho rằng mức độ hấp dẫn của sản phẩm chỉ ở mức bình thường. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Về tính phong phú, da dạng, 47,5% khách quốc tế cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội không phong phú, đa dạng, 3,7% cảm thấy sản phẩm hoàn toàn không có sự phong phú, đa dạng. 36,8% đánh giá ở mức bình thường, 10,3% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phong phú, đa dạng và chỉ có 1,7% đánh giá rất cao tính phong phú, đa dạng của sản phẩm.
Về nét đặc trưng riêng của sản phẩm lưu niệm Hà Nội, phần lớn khách du lịch quốc tế đánh giá tính đặc trưng của sản phẩm lưu niệm Hà Nội ở mức bình thường chiếm 34,7% và 31,8% cho rằng sản phẩm còn mờ nhạt, chưa có nét đặc trưng riêng, thậm chí có đến 28,5% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hoàn toàn chưa thể hiện được tính đặc trưng. Chỉ có 5,0% khách quốc tế cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thể hiện rõ nét tính đặc trưng.
Về giá thành, 46,3% khách quốc tế cho rằng giá thành sản phẩm lưu niệm của Hà Nội ở mức cao, 18,6% cho rằng rất cao, 28,1% cho rằng mức giá hiện nay là phù hợp và 7,0% cho rằng giá thành của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội ở mức thấp. Để lý giải cho việc nhiều khách quốc tế cho rằng giá thành sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cao có nhiều lí do, trong đó có lí do đến từ sự chèn ép giá của các cửa hàng đối với khách quốc tế đến Hà Nội.
Về mức độ hài lòng, 24,0% khách quốc tế cảm thấy hài lòng, 2,5% cảm thấy rất hài lòng với sản phẩm lưu niệm của Hà Nội. 43,8% khách quốc tế cảm thấy bình thường, 18,6% cảm thấy không hài lòng và 11,1% cảm thấy thất vọng về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội.
Qua khảo sát có thể thấy rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của khách quốc tế.
- Bảng 2.7. Thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch quốc tế về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
- Bảng 2.8. Thống kê ý kiến của khách du lịch quốc tế về loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất
Để sản phẩm lưu niệm của Hà Nội có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, Hà Nội cần có giải pháp đồng bộ và chương trình hành động cụ thể để phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng, đặc biệt chú trọng phát triển một số dòng sản phẩm chủ đạo được khách du lịch quốc tế yêu thích như: sản phẩm kim hoàn, tranh dân gian, dệt may hay các sản phẩm đá mỹ nghệ; và phát triển sản phẩm lưu niệm liên quan đến hình tượng văn hóa Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám…
2.4.2. Đánh giá của doanh nghiệp Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Bảng 2.9. Quan điểm của doanh nghiệp về vai trò của phát triển sản phẩm lưu niệm
Bảng 2.9 cho thấy các doanh nghiệp đều đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của phát triển sản phẩm lưu niệm đối với phát triển du lịch. Trong đó, 45,3% doanh nghiệp cho rằng phát triển sản phẩm lưu niệm rất quan trọng, 54,7% cho rằng quan trọng.
Bảng 2.10. Đánh giá của doanh nghiệp về sự đáp ứng các tiêu chí sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Theo đánh giá của các doanh nghiệp thì sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hiện nay gần như chưa đáp ứng được 8 tiêu chí đã đưa ra. Trong đó chỉ có tiêu chí tính an toàn của sản phẩm được đánh giá cao, hơn 52,7% cho rằng đã đáp ứng được. Tỷ lệ thấp các doanh nghiệp cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội đã đáp ứng được các tiêu chí còn lại, trong đó tiêu chí giá thành phù hợp có 28,0%, mẫu mã loại hình có 24,7%, chất lượng có 21,3%, tính gọn nhẹ có 15,3%, tính độc đáo sáng tạo có 12,0%, tiêu chí xây dựng thương hiệu riêng có 6,0%, và tính đặc trưng riêng chỉ có 2,7%.
Đánh giá của doanh nghiệp về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội (Bảng 2.11):
Về tính hấp dẫn, đa số doanh nghiệp cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội kém hấp dẫn (60,7%), 4,0% doanh nghiệp cho rằng hoàn toàn không hấp dẫn. Chỉ 9,3% doanh nghiệp cho rằng sản phẩm có sức hấp dẫn và 26,0% đánh giá tính hấp dẫn của sản phẩm lưu niệm Hà Nội ở mức bình thường.
Về tính phong phú, đa dạng, 42,0% doanh nghiệp cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội kém phong phú đa dạng, 4,0% cho rằng hoàn toàn không phong phú, đa dạng, 34,7% cho rằng bình thường và 19,3% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội khá phong phú đa dạng.
Về nét đặc trưng, hầu hết các doanh nghiệp không đánh giá cao về đặc tính này của sản phẩm lưu niệm Hà Nội, trong đó 41,3% cho rằng nét đặc trưng của sản phẩm lưu niệm còn mờ nhạt, 31,3% cho rằng hoàn toàn không thể hiện được nét đặc trưng. Chỉ 4,0% cho rằng thể hiện rất rõ nét đặc trưng, 4,7% cho rằng thể hiện rõ nét và 18,7% đánh giá ở mức bình thường.
Về giá thành sản phẩm, 35,3% doanh nghiệp cho rằng giá thành hiện nay là phù hợp, có 28,0% cho rằng giá thành cao, 18,7% cho rằng rất cao và 18,0% cho rằng giá thành rẻ. Việc có những đánh giá khác nhau của doanh nghiệp cũng như khách nội địa, quốc tế về giá thành sản phẩm đặt ra một yêu cầu cho Hà Nội là cần đa dạng hoá sản phẩm không chỉ về mẫu mã, loại hình mà còn về giá thành để có thể phục vụ được khách du lịch với những mức chi tiêu khác nhau từ bình dân đến cao cấp.
Những đánh giá trên của doanh nghiệp, khách nội địa và khách quốc tế sẽ là cơ sở để thành phố Hà Nội tham khảo đề ra định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Bảng 2.11. Thống kê mô tả đánh giá của doanh nghiệp về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
2.4.3. Điểm mạnh và hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
2.4.3.1. Những điểm mạnh của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Thứ nhất, nhìn chung sản phẩm lưu niệm của Hà Nội tương đối đa dạng, đầy đủ về chủng loại để phục vụ khách du lịch như nhóm thủ công mỹ nghệ; sản phẩm nhóm thuỷ tinh pha lê; sản phẩm nhóm may mặc, giày da; sản phẩm nhóm thổ cẩm, tơ lụa; sản phẩm nhóm tranh ảnh; sản phẩm nhóm đá quý, ngọc trai, kim hoàn. Trong đó một số sản phẩm lưu niệm như lụa, bạc, đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, đồ thêu được nhiều khách du lịch quốc tế ưa chuộng và bước đầu tạo được thị trường tiêu thụ.
Thứ hai, một số sản phẩm lưu niệm đã mô phỏng những điểm di tích lịch sử, văn hoá đặc trưng của Hà Nội. Trong đó phải kể đến các sản phẩm mô hình Chùa Một Cột, mô hình Khuê Văn Các; đĩa quà tặng bằng đồng hình Hồ Gươm, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long; và các sản phẩm áo phông in hình di tích, danh lam thắng cảnh Hà Nội.
Thứ ba, có thể thấy rằng các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội được bày bán ở không ít cửa hàng bán, quầy lưu niệm để phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố chuyên doanh sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Phố Cổ Hà Nội với những gian hàng bày bán cùng một loại sản phẩm hội tụ trên từng con phố và nhiều cửa hàng đặt làm sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng đã tạo điều kiện cho khách du lịch dạo chơi và lựa chọn sản phẩm lưu niệm.
2.4.3.2. Những hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Bên cạnh điểm mạnh, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn tồn tại một số điểm hạn chế:
Thứ nhất, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa tạo được sự khác biệt, thiếu bản sắc văn hóa địa phương. Đến nay, vấn đề xây dựng, thiết kế sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn đặc trưng của Hà Nội – điểm đến giàu giá trị văn hoá, lịch sử vẫn còn là vấn đề chưa giải quyết được. Khách du lịch đến Hà Nội rất thích mua những sản phẩm lưu mang dấu ấn văn hoá đặc trưng riêng của Hà Nội mà không nơi nào có được. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Nhưng để tìm được một sản phẩm lưu niệm đặc trưng cho Hà Nội là điều không hề dễ. Hiện nay, các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại Hà Nội thường bán các sản phẩm đại diện cho các làng nghề truyền thống không chỉ của Hà Nội mà của các làng nghề trong cả nước. Tuy nhiên, dễ nhận thấy các sản phẩm có mẫu mã khá giống nhau. Mặc dù Hà Nội đã có một số sản phẩm mô phỏng những di tích đặc trưng của Thủ đô, nhưng thực tế các sản phẩm này chủ yếu được thiết kế bằng đồng, mạ vàng nên giá thành rất cao, chỉ để phục vụ cho khách có khả năng chi trả cao và thường được sử dụng làm quà tặng các đối tác nước ngoài, chứ chưa đa dạng về giá thành để phục vụ đối tượng khách bình dân thích mua những sản phẩm nhỏ, có biểu tượng đặc trưng của địa phương, giá hợp lý, và có thể mua số lượng nhiều làm quà cho bạn bè.
Thứ hai, chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn hạn chế. Về kiểu dáng, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thiếu tính độc đáo, sáng tạo. Thậm chí các sản phẩm như túi thêu, áo lụa tơ tằm, khăn tay sau nhiều năm vẫn không có sự cải tiến, đổi mới, kiểu dáng nghèo nàn; do đó không tạo được sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt những khách du lịch đã từng đến Hà Nội. Đồng thời, chất lượng sản phẩm lưu niệm là một điều rất đáng bàn. Ví dụ như những chiếc áo phông có in hình Hồ Gươm, lá cờ Tổ quốc… thường làm bằng chất liệu kém, do đó chất lượng sản phẩm thấp. Các sản phẩm từ lụa như váy, khăn, túi… chỉ dùng vài lần đã phai màu, mất dáng. Vì lợi ích trước mắt, một số cơ sở sản xuất đã sử dụng chất liệu kém chất lượng. Tại làng lụa Vạn Phúc, đã có tình trạng một số hộ gia đình trộn tơ nhân tạo với tơ tằm để dệt, làm cho thương hiệu lụa Vạn Phúc dần mất đi. Vì thế khách du lịch nếu đã mua một lần sẽ cảm thấy không hài lòng và không muốn mua lại, dễ có ấn tượng không tốt với các sản phẩm khác.
Thứ ba, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa đáp ứng được tính tiện lợi, gọn nhẹ. Một số sản phẩm được khách quốc tế đánh giá cao giá trị văn hoá và ưa thích như nón lá, tượng gỗ cô gái đội nón lá và mặc áo dài hay quân rối nước rất đặc trưng cho Hà Nội, cho Việt Nam. Tuy nhiên, do sản phẩm khá cồng kềnh, nhiều sản phẩm dễ vỡ, dễ bị biến dạng, gây bất tiện trong quá trình di chuyển vì thế khách du lịch chủ yếu chỉ chụp ảnh chứ không mua.
Thứ tư, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội không chỉ thiếu tính đặc trưng của địa phương mà tại các cửa hàng ở Hà Nội đồ lưu niệm có xuất sứ Trung Quốc được bày tràn lan cùng sản phẩm của Hà Nội. Tại phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân là nơi tập trung các cửa hàng bán hàng lưu niệm của Hà Nội thì các sản phẩm lưu niệm Trung Quốc có mặt hầu hết ở các cửa hàng từ móc khóa; tượng trưng bày bằng gỗ, sứ; các sản phẩm phụ kiện như cà vạt, khăn quàng… đến các sản phẩm sơn mài, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ nhái theo sản phẩm của Việt Nam. Không ít cửa hàng thay vì nhập hàng Việt Nam từ các làng nghề truyền thống thì lại chọn nhập hàng Trung Quốc nhái theo mẫu của Việt Nam bởi hàng Trung Quốc đa dạng hơn và giá rẻ hơn nhiều. Thậm chí, ngay tại các làng nghề truyền thống lâu đời của Hà Nội như Bát Tràng, Vạn Phúc… cũng có sự xuất hiện của sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì chạy theo lợi nhuận, không ít hộ gia đình trà trộn giữa những mảnh vải do chính những bàn tay tài hoa của nghệ nhân làng nghề nghìn năm tuổi với sản phẩm lụa Trung Quốc và khách du lịch không biết sẽ dễ dàng bị lừa.
Như vậy, có thể thấy rằng dù Hà Nội đã phát động các phong trào thiết kế, phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của thành phố nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả khả quan. Khách du lịch luôn gặp khó khăn trong chọn mua được sản phẩm ưng ý, mang nét đặc trưng của Hà Nội. Do đó, việc kinh doanh sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch của thành phố vẫn dậm chân tại chỗ, chưa phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế địa phương.
Tiểu kết chương 2 Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
Thành phố Hà Nội hội tụ nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, mang những giá trị văn hoá, lịch sử thiêng liêng, lâu đời của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Cùng với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trong những năm qua, phát huy những điều kiện thuận lợi của địa phương, thành phố Hà Nội đã có chủ trương, chính sách phát triển du lịch và đạt kết quả khả quan. Lượng khách du lịch đặc biệt khách quốc tế cũng như doanh thu từ du lịch của thành phố không ngừng tăng lên. Thực hiện sự chỉ đạo và định hướng phát triển du lịch của Tổng cục Du lịch, thành phố Hà Nội xác định chú trọng phát triển du lịch gắn với đẩy mạnh phát triển sản phẩm lưu niệm của thành phố. Với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, đặc biệt là nơi tập trung của hàng nghìn làng nghề truyền thống, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm lưu niệm. Chính quyền địa phương đã phát động nhiều chương trình xây dựng hệ thống sản phẩm lưu niệm đặc trưng phục vụ du lịch. Tuy nhiên cho đến nay, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội vẫn còn hạn chế về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm nguồn gốc Trung Quốc được bày bán tràn lan trên thị trường Hà Nội. Do đó, khách du lịch chưa thực sự hài lòng với sản phẩm lưu niệm của Hà Nội. Dẫn đến, tình hình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của thành phố hiện nay còn rất ảm đạm, chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng. Luận văn: Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com