Luận văn: Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về địa bàn khảo sát

Quản Bạ là một trong 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Giang, thuộc công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; có 12 xã và 01 thị trấn với 107 thôn bản, tổ dân phố; trong đó có 9 xã đặc biệt khó khăn, 05 xã có đường biên giới với Trung Quốc, với 21 thôn bản giáp biên và 54,32 km đường biên giới Việt – Trung. Toàn huyện có hơn 10 nghìn hộ/ hơn 50 nghìn khẩu, với 16 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 59,44%, Dao chiếm 13,13%, Tày chiếm 9%, còn lại là các dân tộc khác. Trong những năm qua, với tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, phát huy nội lực, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện Quản Bạ đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – chính trị. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, sự nghiệp giáo dục của huyện đã có những chuyển biến r rệt về số lượng và chất lượng, mạng lưới trường, lớp được củng cố và phát triển. Huyện có 38 trường học do Phòng giáo dục&ĐT huyện quản lý. Trong đó có: 13 trường mầm non; 11 trường tiểu học; 02 trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở; 12 trường trung học cơ sở.

  • Quy mô trường, lớp, học sinh Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Hiện nay, toàn huyện có tổng số 13 trường mầm non công lập và 02 nhóm trẻ tư thục; với tổng số nhóm /lớp là 283; tổng số trẻ mầm non là 5.777 trẻ (nhà trẻ là 1.512; mẫu giáo là 4.265).

Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Trẻ nhà trẻ ra lớp là 1.512/3.194 trẻ, đạt tỷ lệ 47,3%; Trẻ mẫu giáo ra lớp là 4.265/4.265 trẻ, đạt tỷ lệ 100%; Trẻ 5 tuổi ra lớp là 1.451/1.451 trẻ, đạt tỷ lệ 100%, giữ ổn định so với năm học trước; tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%.

Về quy mô giáo viên: Tổng số cán bộ quản lý,GV và nhân viên cấp học mầm non hiện có là 434 người, trong đó CB phòng giáo dục 01 người; cán bộ quản lý trường học 39 người; giáo viên 385 người; nhân viên 09 người.

  • Công tác nuôi dưỡng

100 % trường mầm non trong toàn huyện tổ chức cho trẻ mẫu giáo ăn trưa tại trường, lớp ở tất cả các điểm trường; tạo điều kiện cho 100 % nhóm/lớp thực hiện 2 buổi/ngày; quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ trong nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT và các quy định về an toàn thực phẩm.

Các nhà trường phối hợp tốt với ngành y tế huyện, xã, thị trấn để thực hiện các biện pháp theo d i, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em; thực hiện nghiêm túc quy định về công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ y tế, Bộ giáo dục&ĐT quy định về công tác y tế trường học; 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe 2 lần/ năm, được cân, đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo theo quy định tại Nghị định 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ; thực hiện huy động nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ ăn bán trú và chất lượng bữa ăn.

Các nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên về công tác y tế trường học, kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, phòng tránh các bệnh không lây nhiễm theo Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025”, tăng cường tuyên truyền đến các bậc cha mẹ về chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển về thể chất; phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì.

  • Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ

Chỉ đạo các trường thực hiện hoạt động đảm bảo quyền trẻ em nhằm ngăn ngừa vi phạm và xâm phạm quyền trẻ em

Tiếp tục thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ giáo dụcĐT về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục không để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ; xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ giáo dục&ĐT, kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và có biện pháp khắc phục, đặc biệt quan tâm giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra; xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức và cá nhân để xảy ra mất an toàn đối với trẻ; nghiêm túc thực hiện phòng, chống bạo hành trẻ trong các trường mầm non. 100% các trường mầm non không xảy ra tình trạng bạo hành trẻ.

Phối hợp với ngành y tế địa phương thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp học, đồ dùng, đồ chơi và các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ y tế, Bộ giáo dục&ĐT trong các nhà trường.

100% các trường mầm non thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các bếp ăn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế, không để sảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non.

  • Công tác giáo dục Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non hiện hành, các trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển chương trình phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ, đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”; đẩy mạnh việc phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc bảo đảm điều kiện thực hiện các chế độ sinh hoạt cho trẻ trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Quan tâm thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ khuyết tật; nghiêm túc thực hiện chế độ chính sách cho trẻ em và giáo viên dạy trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục mầm non.

100% các trường thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số; tạo mọi điều kiện cho trẻ 5 tuổi nghe, nói, hiểu tiếng Việt, tạo tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1. Các trường thực hiện kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 26/4/2017 của UBND huyện Quản Bạ về việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học tiêu biểu toàn diện trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 – 2020.

  • Môi trường giáo dục

100% các trường học có cơ sở vật chất riêng, được xây dựng ngay trung tâm xã, thị trấn, tạo thuận lợi cho việc đưa đón trẻ đến trường; trườn có cổng trường và tường rào bao quanh, trên cơ sở tiêu chí “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” các trường đã chủ động xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phong phú đa dạng: lớp học được trang trí theo các góc hoạt động và theo chủ đề, xây dựng nhiều góc hoạt động ngoài trời như: vườn cổ tích, góc văn hóa truyền thống, khu chợ quê, bé chơi với cát, sỏi, nước, khu vận động, góc thư viện ngoài trời, vườn rau, vườn hoa… qua đó đã tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.

  • Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

Huyện được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2014. Hàng năm luôn luôn làm tốt công tác tham mưu chỉ đạo điều tra, bổ sung số liệu, cập nhật dữ liệu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý; thực hiện các giải pháp huy động nguồn lự nhằm duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

  • Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng

100% các trường mầm non triển khai thực hiện công tác tự đánh giá theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ giáo dục&ĐT. Huyện có 5/13 trường mầm non đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1, và kiểm định chất lượng mức độ 2, đạt 38,5%. Hiện tại huyên có thêm 01 trường mầm non đã đăng ký đánh giá ngoài và đánh giá trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

Nhìn chung, các trường mầm non trên địa bàn huyện Quản Bạ đều thực hiện đầy đủ những yêu cầu của ngành giáo dục trong việc phát triển mạng lưới trường mầm non trên cả nước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Song, giáo dục mầm non ở huyện Quản Bạ vẫn còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kinh phí hoạt động để tổ chức các hoạt động đổi mới Chương trình giáo dục cho trẻ, đặc biệt ở các xã, thôn bản miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bởi vậy, việc phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ mầm non còn nhiều hạn chế.

  • Đặc trưng công tác giáo dục trẻ tại trường mầm non thuộc địa bàn miền núi huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Nghiên cứu về phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ thuộc địa bàn miền núi cần dựa trên các văn bản pháp lý của Đảng, Nhà nước. Tại Quyết định 50/2016/QĐ-TTg ban hành ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 có quy định vùng đồng bào DTTS và miền núi là địa bàn các xã, thôn có tỷ lệ hộ DTTS từ 15% số hộ trở lên. Phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi thành 3 khu vực và thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) để thực hiện các chính sách nhiệm vụ theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030.

Trong những năm qua, với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh thuộc khu vực miền núi, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thông qua các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định Chính phủ. Trong đó, có Nghị định số 57/2017/QĐ- TTg ngày 09/5/2017 của Chính phủ, về chính sách ưu tiên tuyển sinh, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số. Nghị định số 06/2018/NĐ-CP “Quy định về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non”. Đối với giáo viên cũng có nhiều chính sách ưu đãi, đơn cử như chính sách phụ cấp thu hút 70% đối với giáo viên dạy học ở vùng đặc biệt khó khăn, chính sách đối với giáo viên dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt được hỗ trợ 450 nghìn đồng/tháng. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Thực hiện các chính sách trên, cơ sở vật chất trường, lớp tại các khu vực miền núi có học sinh dân tộc thiểu số đã được đầu tư, xây dựng; chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục được nâng lên. Tỉ lệ huy động trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số đến trường tăng, đặc biệt là tỉ lệ huy động trẻ mầm non 5 tuổi dân tộc thiểu số ra lớp; việc tăng tỉ lệ huy động trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số đến trường đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Với đặc điểm huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là một huyện miền núi khó khăn (huyện có 09 xã đặc biệt khó khăn, 02 xã và 01thị trấn là vùng khó khăn), địa hình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại khó khăn do độ dốc lớn, dân cư thưa thớt, sống rải rác tại các vùng núi, một số thôn bản chưa có điện, tỷ lệ người DTTS chiếm trên 90%, có xã 100% là người DTTS, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng hội nhập, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả, trang thiết bị cơ sở y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm lo sức khỏe cho trẻ mầm non. Mặt khác do dân khu vực miền núi ít, hiểu biết khoa học còn nhiều hạn chế, đa số là những người có thân thuộc cùng bản nên còn tạo ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, dẫn đến nhiều học sinh khuyết tật, nhận thức chậm… do đó việc thực hiện công tác giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng còn gặp những khó khăn sau:

  • Tỷ lệ trẻ 0-2 tuổi ra lớp thấp, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần chưa đồng điều do phụ huynh còn mải đi làm chưa quan tâm đến việc học của trẻ tại trường mầm non điều đó làm ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, tỷ lệ trẻ ra lớp so với chỉ tiêu chưa đạt.
  • Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần chưa cao do việc đưa, đón trẻ còn khó khăn, làm ảnh hưởng đến việc học 2 buổi/ ngày để thực hiện đủ các hoạt động giáo dục trong ngày, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
  • Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ chưa hiệu quả, do nhận thực phụ huynh về giáo dục mầm non còn hạn chế, ít quan tâm đến trẻ, nhiều phụ huynh còn ngại trong vấn đề giao tiếp, tiếp xúc với thầy cô, ngại tham gia các buổi họp phụ huynh, các buổi tuyên truyền do nhà trường tổ chức.
  • Phần đông trẻ là người DTTS, hàng ngày trẻ thường xuyên giao tiếp chủ yếu là tiếng mẹ đẻ do đó ngôn ngữ tiếng Việt còn hạn chế, nhiều trẻ nói ngọng, sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, giữa cô với phụ huynh.
  • Do chưa được quan tâm chăm sóc đúng cách nên tỷ lệ % trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi cao.
  • Điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn, nhiều điểm trường còn học nhờ trường tiểu học, thiếu phòng học, phòng học tạm, diện tích đất hẹp, thiếu giáo viên, nhiều lớp ghép 2,3 độ tuổi chưa thực hiện đúng phương pháp dạy học dành cho lớp ghép. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Về nội dung chương trình: ngoài việc thực hiện đủ mục tiêu, nội dung theo quy định chương trình khung (chương trình quốc gia), do điều kiện cơ sở vật chất, môi trường sống và khả năng nhận thức của trẻ nên sự phát triển Chương trình giáo dục đối với trẻ tại các trường mầm non miền núi, huyện Quản Bạ cần tập trung vào các nội dung:

  • Tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS.
  • Thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập.
  • Giáo dục phát triển các kỹ năng vận động tinh; các kỹ năng vệ sinh thân thể, lao động tự phục vụ bản thân, rèn nề nếp thói quen cho trẻ.
  • Phát triển kỹ năng cảm thụ âm nhạc; kỹ năng khi tham gia giao thông; kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp người lạ, thiên tai…
  • Giáo dục phát triển tình cảm của trẻ với bạn bè, người thân, con vật, bảo bệ rừng, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, biết thể hiện tình cảm bản thân với con người và sự vật hiện tượng sung quanh.
  • Hình thành ở trẻ một số kỹ năng xã hội thông qua các trò chơi, đặc biệt là trò chơi “đóng vai theo chủ đề”.
  • Thực hiện giáo dục các nội dung mang tính đặc thù về văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và hoạt động giáo dục trải nghiệm thực tiễn được tăng cường.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi; thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi và quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Đánh giá những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi đối với hiệu trưởng, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý.

2.1.3. Khách thể khảo sát

Điều tra, khảo sát được thực hiện đối với 10 cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) và 40 giáo viên thuộc 5 trường mầm non (Trường mầm non xã Tùng Vài, trường mầm non xã Cán Tỷ, trường mầm non xã Đông Hà, trường mầm non xã Quản Bạ, trường MN xã Thanh Vân) trên địa bàn miền núi huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

2.1.4. Nội dung khảo sát Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Đề tài tập trung khảo sát những nội dung sau:

  • Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tình Hà Giang.
  • Thực trạng thực hiện phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tình Hà Giang.
  • Thực trạng quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
  • Đánh giá thực trạng quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu

  • Phương pháp khảo sát: Sử dụng kết hợp phương pháp phỏng vấn trực tiếp; phương pháp quan sát; điều tra bằng phiếu hỏi.
  • Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp toán thống kê.

2.2 Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

2.2.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Để khảo sát thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang tác giả đã khảo sát ý kiến của 10 cán bộ quản lý và 40 giáo viên của 5 trường mầm non

Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.1 cho thấy: 8/10 cán bộ quản lý, chiếm 80% có ý kiến đánh giá mức độ rất quan trong, có 2/10 cán bộ quản lý, chiếm 20% có ý kiếm đánh giá mức độ quan trọng; có 28/40 giáo viên, chiếm 70 % có ý kiến đánh giá mức độ rất quan trọng, có 12/40 giáo viên, chiếm 30% có ý kiếm đánh giá mức độ quan trọng.

Kết quả cho thấy tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong các nhà trường. Không có ai lựa chọn mức độ bình thường và không quan trọng. Kết quả này chứng tỏ sự nhận thức đúng đắn về vai trò chương trình giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2 Thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Để đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang tác giả sử dụng câu hỏi 02 mục lục 1 tiến hành khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường mầm non.

Bảng 2.2: Thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Phân tích số liệu bảng 2.2, kết quả cụ thể:

Lập kế hoạch: Về mức độ thực hiện, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 16% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 42/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 84% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện đôi khi và chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 26/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 52% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 22/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 44% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 4% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá kết quả thực hiện yếu. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ (các hoạt động tổ chức dưới dạng trò chơi, phù hợp với độ tuổi, mang tính trải nghiệm…): Về mức độ thực hiện, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 20% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 30% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 25/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 50% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 9/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 18% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 24/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 48% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 2 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 4% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ: Về mức độ thực hiện, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 16% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 24/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 48% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 18/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 36% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 42% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 2 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 4% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động: Về mức độ thực hiện, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 16% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 19/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 38% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 23/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 46% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 16% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 23/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 46% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 4 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 8% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu mở, vật liệu thiên nhiên; sử dụng linh hoạt, sáng tạo đồ dùng dạy học trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ: Về mức độ thực hiện, có 3/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 6% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 30% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 40% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 2 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 4% đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 14% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 25/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 50% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 3 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 6% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Đánh giá sự phát triển của trẻ: Về mức độ thực hiện, có 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 14% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 33/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 66% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 20% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 25/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 50% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 20% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 3 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 6% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Phối kết hợp với phụ huynh trong thực hiện chương trình: Về mức độ thực hiện, có 32/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 64% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 18/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 36% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên và chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 6/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 12% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 22/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 44% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 32% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 6 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 12% đánh giá kết quả thực hiện yếu. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Điêu chỉnh việc thực hiện chương trình sau kiểm tra, đánh giá: Về mức độ thực hiện, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 4% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 28/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 56% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 34% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 3/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 6% đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 14% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 25/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 50% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 32% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 6 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 12% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Kết quả cho thấy việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong các trường mầm non là tương đối tốt, thực hiện đúng theo hướng dẫn của chương trình, tương đối linh hoạt, sáng tạo. ong bên cạnh đó việc thực hiện một số nội dung còn hạn chế cụ thể:

Việc xây dựng môi trường thực hiện chương trình: Tại các điểm trường vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lớp học còn học nhờ trường tiểu học, trụ sơ thôn do đó diện tích hợp chưa đảm bảo, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, diện tích khuôn viên trường lớp còn hẹp do đó ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường thực hiện Chương trình giáo dục.

Phối kết hợp với phụ huynh trong thực hiện chương trình: Phần đông phụ huynh là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, ít va chạm, ngại tiếp xúc, có điểm trường nhiều phụ huynh không biết nói tiếng Việt… do đó việc việc phối hợp với phụ huynh đạt hiệu quả chưa cao.

Thực hiện điều chỉnh Chương trình giáo dục sau kiểm tra, đánh giá: Do nhận thức một số giáo viên còn chậm, chưa tập chung nghiên cứu tài liệu, ngại đổi mới, chưa linh hoạt trong điều chỉnh thực hiện chương trình cho phù hợp với đặc điểm nhận thức trẻ.

2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

2.3.1. Nhận thức về các khái niệm chương trình giáo dục mầm non, phát triển chương trình giáo dục mầm non, quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về khái niệm chương trình giáo dục mầm non, phát triển chương trình giáo dục mầm non, quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang qua việc sử dụng câu hỏi 3 (Phụ lục 1). Kết quả khảo sát cho số liệu ở bảng sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về các khái niệm

Phân tích số liệu ở bảng 2.3:

  • Khái niệm chương trình giáo dục mầm non: có 40/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 80% có ý kiến đánh giá đồng ý về khái niệm Chương trình giáo dục mầm non mà chúng tôi đã nêu, còn 10/50 chiếm tỷ lệ 20% có ý kiến phân vân về khái niệm Chương trình giáo dục mầm non.
  • Khái niệm phát triển Chương trình giáo dục: Có 35/50, chiếm tỷ lệ 70% cán bộ quản lý, giáo viên có ý kiến đánh giá đồng ý về khái niệm phát triển Chương trình giáo dục, còn 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 30% có ý kiến đánh giá phân vân.
  • Khái niệm phát triển Chương trình giáo dục mầm non: Có 37/50, chiếm tỷ lệ 74% cán bộ quản lý, giáo viên, có kiến đánh giá đồng ý về khái niệm phát triển Chương trình giáo dục mầm non, còn 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 26% có ý kiến đánh phân vân.
  • Khái niệm quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi: Có 21/50, chiếm tỷ lệ 42% cán bộ quản lý, giáo viên ý kiến đánh giá đồng ý về khái niệm quản lý phát triển CDGD trẻ 3-6 tuổi, còn 29/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 58% có ý kiến đánh giá phân vân.

Kết quả khảo sát cho thấy việc nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về các khái niệm phát triển Chương trình giáo dục và quản lý phát triển Chương trình giáo dục còn chưa động điều, vẫn còn một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa lắm r kiến thức, đặc biệt là khái niệm quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi do đó ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, chất lượng thực hiện phát triển Chương trình giáo dục nhà trường và phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi. Cần có giải pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

2.3.2. Nhận thức về phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non

2.3.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa của việc phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa của việc thực hiện Chương trình giáo dục trẻ 3-6 ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (Phụ lục 1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát.

Kết quả thể hiện ở bảng 2.4 như sau:

Nhìn vào bảng số liệu 2.4, chúng tôi thấy có 100% cán bộ quản lý, giáo viên các trường chúng tôi khảo sát, đều nhận thức đúng về ý nghĩa của việc thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non. Đây là một trong những điều cần thiết để quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi đi đúng hướng, đáp ứng mục tiêu chung của giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang.

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa của việc phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non

Để hiểu r hơn những đánh giá của giáo viên đối với việc thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi, tác giả đã sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 2) để phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên. Kết quả thu được như sau: Về cơ bản, các giáo viên khẳng định khi thực hiện phát triển Chương trình giáo dục mang lại cho trẻ sự thích thú, khơi gợi được ở trẻ tính chủ động, tích cực. Trẻ phát huy được tính sáng tạo, mạnh dạn, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tại trường chính và các điểm trường thuận lợi tạo được môi trường phong phú cho trẻ hoạt động, chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhận thức của giáo viên về phát triển chương trình giáo dục còn hạn chế do kiến thức chương trình giáo dục cũ đã đi sâu vào tiềm thức của giáo viên, nhiều giáo viên ngại thay đổi, ngại đổi mới do đó còn hạn chế về việc lập kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục, đặc biệt là việc xây dựng nội dung, lựa chọn các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục.

Điều này cho thấy, cần phải triển khai nhiều các chương tình tập huấn, hướng dẫn đến cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang về hướng dẫn quy trình xây dựng kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mầm non của toàn huyện. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

2.3.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các cách tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi

Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về các cách tiếp cận trong phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi, sử dụng câu hỏi 5 (Phụ lục 1). Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về các cách tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi

Nhận xét bảng số liệu 2.5: Cách “Tiếp cận mục tiêu” Có 40/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 80% có ý kiến đánh giá đồng ý, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên có ý kiến đánh giá phân vân, chiếm tỷ lệ 20%; cách “Tiếp cận nội dung” Có 42/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 84% có ý kiến đánh giá đồng ý, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên có ý kiến đánh giá phân vân, chiếm tỷ lệ 16%; cách “Tiếp cận phát triển” Có 35/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 70% có ý kiến đánh giá đồng ý, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên có ý kiến đánh giá phân vân, chiếm tỷ lệ 20%; cách “Tiếp cận tích hợp, tương hỗ và tách biệt” Có 38/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 76% có ý kiến đánh giá đồng ý, có 12/50 có ý kiến đánh giá phân vân, chiếm tỷ lệ 24%; cách “Tiếp cận bình đẳng và phân biệt” Có 35/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 70% có ý kiến đồng ý , có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên còn phân vân, chiếm tỷ lệ 30%.

Từ kết quả số liệu trên cho thấy rằng còn rất nhiều cán bộ quản lý và giáo viên chưa lắm chắc kiến thức về các cách tiếp cận trong xây dựng phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi. Để tìm hiểu nguyên nhân, bản thân tác giả đã tiến hành phỏng vấn giáo viên Trường mầm non xã T, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, cô cho biết “Bản thân tôi chưa được tiếp cận đến các khái niệm trên. Việc phát triển chương trình được tiến hành dưới sự hướng dẫn chuyên môn trực tiếp của tổ trưởng chuyên môn và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Đúng là qua buổi phỏng vấn hôm nay thì chúng tôi mới nhận thức được thế nào là tiếp cận mục tiêu, nội dung, thế nào là tiếp cận phát triển…Ưu điểm và hạn chế của từng cách tiếp cận. Từ đó giúp cho hoạt động phát triển chương trình trẻ 3 – 6 tuổi sẽ được toàn diện và hiệu quả hơn”.

Qua thực tế quan sát và đàm thoại trực tiếp cho thấy rằng, vấn đề nghiên cứu mà luận văn đưa ra là cơ sở khoa học giúp cán bộ quản lý và giáo viên dựa trên đó để xây dựng và tổ chức thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi đạt hiệu quả hơn, mỗi cách tiếp cận có những ưu thế riêng. Tuy nhiên hiện nay nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về các cách tiếp cận này còn hạn chế, dẫn đến việc phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm cá nhân của cán bộ quản lý và giáo viên.

2.3.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi

Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về quy trình phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 (Phụ lục 1). Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau: Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Phân tích nội dung Bảng 2.6: “Quy trình 3 bước” có 38/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 76% có ý kiến đánh giá phân vân, có 12/50 cán bộ quản lý,GV, chiếm tỷ lệ 24% cán bộ quản lý, giáo viên có ý kiến không đồng ý; “Quy trình 4 bước” có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 4% có ý kiến đánh giá đồng ý, có 40/50 cán bộ quản lý,GV, chiếm tỷ lệ 80% cán bộ quản lý, giáo viên có ý kiến đánh giá phân vân, có 8/50 cán bộ quản lý,GV, chiếm tỷ lệ 16% có ý kiến không đồng ý; “Quy trình 6 bước” có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 20% có ý kiến đánh giá đồng ý, có 35/50 cán bộ quản lý,GV, chiếm tỷ lệ 70% cán bộ quản lý, giáo viên có ý kiến đánh giá phân vân, có 5/50 cán bộ quản lý,GV, chiếm tỷ lệ 10% có ý kiến không đồng ý.

Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi

Qua phân tích kết quả cho thấy phần đa cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức và lắm rõ quy trình phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi do đó quá trình xây dựng kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong các nhà trường chưa đúng bước, ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.

2.3.2.4. Thực trạng thực hiện quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện quy trình xây dựng và tổ chức phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi 7 (Phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng thực hiện quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non

Quy trình phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi gồm 6 bước: Phân tích bối cảnh, điều kiện thực tiễn -> ác định cách tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục -> ác định mục tiêu giáo dục trẻ 3-6 tuổi -> Thiết kế ngân hàng nội dung, hệ thống phương pháp và điều kiện thực hiện -> Tổ chức thực hiện chương trình -> Đánh giá, điều chỉnh chương trình. Phân tích kết quả bảng 2.7: Có 2/10 cán bộ quản lý, chiếm 20% có mức độ đánh giá thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi chưa theo đúng quy trình, Có 8/10 cán bộ quản lý, chiếm 80% có mức độ đánh giá thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo kinh nghiệm và không có cán bộ quản lý nào có mức độ đánh giá thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo đúng quy trình; Có 40/40 giáo viên, chiếm 100% có mức độ đánh giá thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo kinh nghiệm và không có giáo viên nào có mức độ đánh giá thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo đúng quy trình và chưa đúng quy trình. Như vậy không có trường mầm non nào trên địa bàn huyện Quản Bạ mà chúng tôi khảo sát đã tổ chức thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo đúng quy trình. Có 2/10 cán bộ quản lý được hỏi, chiếm tỷ lệ 20% cho rằng đã thực hiện Phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi chưa theo đúng quy trình. Không có giáo viên nào được hỏi khẳng định đã thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi chưa đúng quy trình và đúng quy trình. Đa phần cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi cho rằng mình thực hiện phát triển Chương trình giáo dục chủ yếu bằng kinh nghiệm là chính. Để lắm r hơn về nội dung này tác giả đã sử dụng câu hỏi 02 (phụ lục 2) tiến hành phỏng vấn thêm cán bộ quản lý, giáo viên làm tổ/khối trưởng tại 02 trường mầm non trong huyện về trình tự các bước trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở trường các thầy cô kết quả thu được như sau:

Ý kiến của cô giáo T.T. : “Trường Mầm non xã TV”: Các bước trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi bao gồm: Phân tích bối cảnh, điều kiện nhà trường, tình hình kinh tế chính trị, văn hóa – xã hội địa phương; xác định mục tiêu chương trình, xác định nội dung chương trình; lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức; tổ chức thực hiện; đáng giá kết quả thực hiện kế hoạch. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Ý kiến của cô giáo N.T.H: “Trường Mầm non xã QB”: Các bước trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi bao gồm: Phân tích bối cảnh, điều kiện nhà trường, tình hình kinh tế chính trị, văn hóa – xã hội địa phương; xác định mục tiêu chương trình, xác định nội dung chương trình; lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức; tổ chức thực hiện; đáng giá kết quả thực hiện kế hoạch; điều chỉnh kế hoạch.

Kết quả phỏng vấn cho thấy rõ quá trình xây dựng kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi thực hiện chưa đúng quy trình cụ thể: chưa đảm bảo đủ 6 bước, có trường thiếu bước 2 xác định cách tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục, có trường thiếu đánh giá, điều chỉnh chương trình; sắp xếp nội dung các bước chưa khoa học, cụ thể theo 6 bước. Mặt khác do chưa xác định cách tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục nên việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp chưa có sự lôzich theo một hệ thống các mối liên quan giữa các bước. Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 6 (Phụ lục 1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non

Phân tích nội dung bảng 2.8:

Quản lý phát triển mục tiêu:

Lĩnh vực phát triển thể chất: Mức độ thực hiện, có 33/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 66% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 34% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên và chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 28/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 56% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 14% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá kết quả thực hiện yếu. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Lĩnh vực phát triển nhận thức: Mức độ thực hiện, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 4% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 32/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 64% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 32% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 18/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 36% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 27/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 54% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 5/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 10% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Mức độ thực hiện, có 4/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 8% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 35/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 70% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 22% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 5/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 10% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 35/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 70% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 20% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội: Mức độ thực hiện, có 28/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 56% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 22/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 44% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên và chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 4% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 35/50 CBQL, giáo viên, chiếm 70% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 26% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: Mức độ thực hiện, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 4% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 34/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 62% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm 28% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 29/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 58% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 9/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 18% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá kết quả thực hiện yếu.

  • Quản lý phát triển nội dung: – Lĩnh vực phát triển thể chất:

Nội dung vận động: mức độ thực hiện có 38/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 76% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 24% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, không có cán bộ quản lý, giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện đôi khi và chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 23/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 46% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 20% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 4% đánh giá kết quả thực hiện yếu. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: mức độ thực hiện có 35/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 70% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 9/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 18% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 6/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 12% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện, có 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 32% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 40% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 22% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 3/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 6% đáng giá kết quả thực hiện yếu.

  • Lĩnh vực phát triển nhận thức:

Nội dung khám phá khoa học: Mức độ thực hiện có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 40% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 30% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 28% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 1/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 2% đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 42% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 34% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 9/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 18% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 3/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 6% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Nội dung làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán: Mức độ thực hiện có 24/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 48% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 30% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 22% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện, có 25/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 50% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 32% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 16% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 1/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 2% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

 Nội dung khám phá xã hội: Mức độ thực hiện có 18/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 36% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 40% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 24% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện, có 19/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 38% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 40% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 16% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 3/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 3% đánh giá kết quả thực hiện yếu. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

  • Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

Nội dung nghe: Mức độ thực hiện có 23/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 46% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 34% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 20% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện, có 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 42% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 14% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 4% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Nội dung nói: Mức độ thực hiện có 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 28% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 22% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 25/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 50% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện, có 18/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 36% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 28% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 3/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 6% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Nội dung làm quen việc đọc, viết: Mức độ thực hiện có 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 26% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 25/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 50% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 24% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 4% đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 20% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 42% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 14% đáng giá kết quả thực hiện yếu.

  • Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:

Nội phát triển tình cảm: Mức độ thực hiện có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 40% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 30% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 24% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 3/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 6% đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 34% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 32% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 26% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 4/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 8% đáng giá kết quả thực hiện yếu.

Nội dung phát triển kỹ năng xã hội: mức độ thực hiện có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 22% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 20% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 42% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 16% đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 34% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 6/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 12% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

  • Giáo dục phát triển thẩm mĩ: Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật: Mức độ thực hiện, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 16% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 19/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 38% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 16% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 30% đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 26% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 40% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 5/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 10% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình): Mức độ thực hiện, có 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 28% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 34% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 26% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 6/50 CBQL, giáo viên, chiếm tỷ lệ 12% đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 34% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 6/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 12% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình): Mức độ thực hiện, có 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 14% đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 20% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 30% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 18/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 36% đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện, có 5/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 10% đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 22% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 23/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 46% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 22% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Ngoài nội dung theo quy định của sở, phòng Giáo dục và Đào tạo, để đánh giá thực trạng phát triển mục tiêu và nội dung giáo dục đáp ứng yêu cầu thực tiễn của môi trường giáo dục miền núi, tác giả đã sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 2) tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường, những ý kiến thu thập được như sau:

Về lĩnh vực phát triển thể chất: Quá trình xây dựng kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ngoài những mục tiêu, nội dung chỉ đạo của sở, phòng Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi còn quan tâm đến một số mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp đối với trẻ miền núi như: Mục tiêu trẻ phát triển bình thường; mục tiêu nâng cao chất lượng bữa ăn; mục tiêu bé chăm, bé sạch; rèn nền nếp thói quen cho trẻ… quan tâm đến các nội dung vận động tinh như: xé, vuốt, sử dụng kéo, bút, tô màu, tô đồ các nét vẽ, cài, cởi cúc…; kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định; kỹ năng vệ sinh thân thể như: tắm rửa, cắt móng tay, móng chân, trải đầu tóc hàng ngày, rửa mặt, chân, tay khi bẩn; ý thức trong ăn, uống; kỹ năng lao động tự phục vụ bản thân…

Về lĩnh vực phát triển nhận thức: Quan tâm đến các mục tiêu giáo dục các ngành nghề, món ăn, danh lam thắng cảnh địa phương như: chăn nuôi, trồng ngô, nấu rượu…; thực phẩm ngô, khoai, sắn, lạc, cơm mèn mén, thịt treo…; danh lam thắng cảnh: núi đôi cô tiên, cổng trời xanh, động Lùng Khúy, hang Khố Mỷ…; các kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông; tìm hiểu về rừng qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ rừng… Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Quan tâm đến mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho trẻ; tạo tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp… các nội dung giáo dục về những bài đồng dao, ca dao địa phương; các hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết…

Về lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Quan tâm giáo dục trẻ các kỹ năng sống; lễ phép trào hỏi khi gặp người thân quen, người lớn tuổi; kỹ năng phát triển tình cảm yêu thương, chia sẻ, đoàn kết bạn bè, người thân trong gia đình; yêu quý, chăm sóc con vật; kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp người lạ; thiên tai; những nơi nguy hiểm…

Về lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn và tạo ra cái đẹp; bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn trẻ biết cảm thụ âm nhạc, hiểu nội dung bài hát, biết nghe nhạc, nghe nhịp và thể hiện đúng giai điệu bài hát…

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS: ây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt gẫn gũi với trẻ; sử dụng phương pháp dạy song ngữ; lựa chọn những từ tăng cường Tiếng Việt đơn giản, dễ nghe, dễ hiểu, gần gũi với trẻ; tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, khám phá, thực hành trải nghiệm, lễ hội, hội thi, tham quan… để trẻ được nói nhiều bằng tiếng Việt.

Thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập: Quan tâm hơn đối với trẻ giáo dục hòa nhập; đưa ra mục tiêu, nội dung, yêu cầu phù hợp với trẻ; khuyến khích, động viên trẻ tham gia hoạt động nhóm đối với những trẻ khác trong lớp; hướng dẫn trẻ trong lớp tham gia chia sẻ, động viên, giúp đỡ trẻ hòa nhập trong lớp…

Hình thành ở trẻ một số kỹ năng xã hội thông qua các trò chơi, đặc biệt là trò chơi “đóng vai theo chủ đề”: giáo dục trẻ một số kỹ năng thể hiện đặc điểm, hành động, thói quen, lời nói một số nghề phổ biết địa phương, kỹ năng giao tiếp, hoạt động nhóm, kỹ năng trao đổi mua bán…

Thực hiện giáo dục các nội dung mang tính đặc thù về văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và hoạt động giáo dục trải nghiệm thực tiễn được tăng cường như: các phong tục tập quán, lễ, hội địa phương; tham gia trải nghiệm chợ phiên, các làng nghề, khu trồng chọt, trường tiểu học, khu du lịch văn hóa cộng đồng…

2.3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 9 (Phụ lục 1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Bảng 2.9 cho thấy: Phương pháp pháp giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi được các khách thể điều tra đánh giá với mức độ thực hiện và kết quả thực hiện như sau:

Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm”: Với 25/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 50%, đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 30%, đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 20% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 40% đánh giá kết quả thực hiện tốt; có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 34% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 20% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 3/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 6% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Nhóm phương pháp trực quan ”: Với 24/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 48%, đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 34%, đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 9/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 18% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 40% đánh giá kết quả thực hiện tốt; có 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 26% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 4% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

“nhóm phương pháp dùng lời”: Với 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 28%, đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 26/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 52%, đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 20% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện có 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 28% đánh giá kết quả thực hiện tốt; có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 22% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 19/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 38% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 6/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 12% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

“nhóm phương pháp pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ”: Với 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 22%, đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 32%, đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 23/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 46% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện có 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 20% đánh giá kết quả thực hiện tốt; có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 22% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 40% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 9/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 18% đánh giá kết quả thực hiện yếu. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

nhóm phương pháp nêu gương – đánh giá”: Với 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 34%, đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 24%, đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 42% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện có 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 32% đánh giá kết quả thực hiện tốt; có 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 28% đánh giá kết quả thực hiện khá, có 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 26% đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 14% đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Hỏi giáo viên Trường Mầm non xã Quản Bạ cho rằng: “Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm” là những phương pháp truyền thống không thể thiếu khi giáo viên truyền đạt tri thức khi thực hiện dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Tuy nhiên để thực hiện hiệu quả công tác dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ phải sử dụng thêm các nhóm phương pháp khá như: Nhóm phương pháp dùng lời nói, nhóm phương pháp nêu gương, nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ… Việc sử dụng nhiều phương pháp trong dạy học sẽ giúp bài học thêm sinh động, hấp dẫn và giúp trẻ hiểu, chú ý vào hoạt động học tập hơn”.

Kết quả khảo sát cho thấy kết quả thực hiện các nhóm phương pháp còn có kết quả thực hiện yếu, trong đó “Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ” và “nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá” có kết quả thực hiện yếu chiếm tỷ lệ cao nhất do giáo viên sử dụng hai phương pháp trên chưa được thường xuyên, mặt khác ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, trẻ ít nói, ngại giao tiếp, bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ nên ảnh hưởng đến mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện.

Việc sử dụng các nhóm phương pháp mang lại chất lượng hiệu quả cao trong quá trình dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận thức nhanh, tư duy tốt, dễ hiểu, phù hợp ….cụ thể: khi sử dụng phương pháp thực hành trải nghiệm, GV dễ dàng thu hút trẻ tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động và tích cực hoạt động theo yêu cầu cô giáo; sử dụng nhóm phương pháp trực quan giúp trẻ trực tiếp quan sát, sờ, ngửi, hoạt động với đồ vật… giúp trẻ ghi nhớ nhanh và nhớ lâu; nhóm phương pháp dùng lời, qua giải thích của giáo viên, kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ dễ hiểu hơn về đối tượng quan sát; sử dụng nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ, nêu gương, đánh giá giúp trẻ tự tin hơn trong thực hiện nhiệm vụ, tạo sự phấn khích, tính tích cực cho trẻ….

2.3.4. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 10 (Phụ lục 1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10 cho thấy: Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi trên địa bàn miền núi huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang được các khách thể điều tra đánh giá như sau:

  • Theo mục đích và nội dung giáo dục”:

Hình thứcTổ chức hoạt động có chủ định theo kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt”: có 22/50 (chiếm 44%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 23/50 (chiếm 46%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 5/50 (chiếm 10%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đôi khi và không ai đánh giá là chưa thực hiện; kết quả thực hiện có 21/50 (chiếm 42%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 12/50 (chiếm 24%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện khá, có 15/50 (chiếm 30%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 2/50 (chiếm 4%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện yếu.

 “Tổ chức các hoạt động tự do theo ý thích của trẻ”: có 17/50 (chiếm 34%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 18/50 (chiếm 36%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 15/50 (chiếm 30%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đôi khi và không ai đánh giá là chưa thực hiện; kết quả thực hiện có 13/50 (chiếm 26%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 10/50 (chiếm 20%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện khá, có 23/50 (chiếm 46%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 4/50 (chiếm 8%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non

  • “Theo vị trí không gian”:

Tổ chức hoạt động trong phòng lớp”: có 25/50 (chiếm 50%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là rất thường xuyên, 14/50 (chiếm 28%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ là thường xuyên, 11/50 (chiếm 22%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ là đôi khi; kết quả thực hiện có 23/50 (chiếm 46%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 17/50 (chiếm 34%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện khá, có 6/50 (chiếm 12%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 4/50 (chiếm 8%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện yếu.

 Tổ chức hoạt động ngoài trời: có 4/50 (chiếm 8%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 11/50 (chiếm 22%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, 35/50 (chiếm 70%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đôi khi và không ai đánh giá là chưa thực hiện; kết quả thực hiện có 16/50 (chiếm 32%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 13/50 (chiếm 26%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện khá, có 12/50 (chiếm 24%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 9/50 (chiếm 18%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện yếu. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

  • Theo số lượng trẻ”:

Tổ chức hoạt động cá nhân”: có 5/50 (chiếm 10%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 20/50 (chiếm 40%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 24/50 (chiếm 48%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đôi khi, có 1/50 (chiếm 2%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện chưa bao giờ; kết quả thực hiện có 8/50 (chiếm 16%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 10/50 (chiếm 20%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện khá, có 19/50 (chiếm 38%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 13/50 (chiếm 26%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện yếu.

 “Tổ chức hoạt động theo nhóm”: có 21/50 (chiếm 42%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 15/50 (chiếm 30%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 14/50 (chiếm 28%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện có 12/50 (chiếm 24%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 14/50 (chiếm 28%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện khá, có 17/50 (chiếm 34%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 7/50 (chiếm 14%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện yếu.

“Tổ chức hoạt động cả lớp”: có 32/50 (chiếm 64%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 13/50 (chiếm 26%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, có 5/50 (chiếm 10%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đôi khi; kết quả thực hiện có 15/50 (chiếm 30%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện tốt, có 17/50 (chiếm 34%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện khá, có 16/50 (chiếm 32%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện trung bình, có 2/50 (chiếm 4%) cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Như vậy có thể thấy các hình thức giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi ở các trường mầm non miền núi huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cũng đã được đổi mới, không chỉ có hình thức dạy học cả lớp, dạy trong lớp mà giáo viên đã áp dụng nhiều hình thức dạy học ngoài trời với các hoạt động trải nghiệm, khám phá. Trong quá trình dạy học giáo viên luôn luôn tạo mọi điều kiện cho trẻ được hoạt động theo nhóm, luôn quan tâm đến mong muốn, nhu cầu riêng của từng cá nhân trẻ, giao nhiệm vụ và khuyến khích trẻ hoạt động, không gây sự gò bó… từ đó đã phát huy được tính tích cực trong mọi hoạt động của trẻ. Tuy nhiên kết quả thực hiện các hình thức trải nghiệm, ngoài trời, theo cá nhân chưa được tốt. Nguyên nhân là do vẫn còn một bộ phận giáo viên lâu năm, ngại tìm hiểu, ngại soạn giáo án thực hiện các hình thức giáo dục tích cực. Điều này sẽ không tạo được sự hứng thú cho trẻ trong học tập và phát triển các kỹ năng giáo dục.

2.3.5. Thực trạng tổ chức đánh giá sự phát triển trẻ 3 – 6 tuổi trong thực hiện chương trình giáo dục ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 11 (Phụ lục 1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.11 như sau:

Phân tích Bảng 2.11: Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Đánh giá trẻ hàng ngày: có 18/50 (chiếm 36%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 25/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 50% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 14% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi và không ai đánh giá là chưa thực hiện. Đây là nội dung được đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên nhất; đánh giá kết quả thực hiện tốt là 30/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 60%, kết quả thực hiện khá là 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30%, kết quả thực hiện trung bình là 5/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 10% .

Bảng 2.11: Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng đánh giá sự phát triển của trẻ 3-6 tuổi trong thực hiện chương trình giáo dục

Đánh giá trẻ cuối chủ đề: có 10/50 (chiếm 20%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 35/50 (chiếm 70%) đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, 5/50 (chiếm 10%) đánh giá mức độ thực hiện đôi khi và không ai đánh giá là chưa bao giờ. Nội dung được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá kết quả thực hiện tốt là 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên (chiếm 26%), đánh giá kết quả thực hiện khá 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên (chiếm 28%), đánh giá kết quả thực hiện trung bình 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên (chiếm 42%), đánh giá kết quả thực hiện yếu 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên (chiếm 4%).

Đánh giá trẻ cuối độ tuổi: có 16/50 (chiếm 32%) cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 24/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 48% đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 20% đánh giá mức độ thực hiện đôi khi và không ai đánh giá là chưa thực hiện; đánh giá kết quả thực hiện tốt là 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24%, đánh giá kết quả thực hiện khá là 15/50 cán bộ quản lý, GV, chiếm 30%, đánh giá kết quả thực hiện trung bình là 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 32%, đánh giá kết quả thực hiện yếu là 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 14% .

Kết quả cho thấy, đánh giá sự phát triển của trẻ còn ở mức độ thấp, đặc biệt là đánh giá cuối độ tuổi, điều đó làm ảnh hưởng đến việc điều chỉnh kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở cuối chủ đề và đầu năm học còn gặp nhiều hạn chế.

2.4. Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, Tỉnh Hà Giang

Để đánh giá nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi huyện Quản Bạ, Tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 12 (Phụ lục 1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Phân tích bảng 2.12 như sau:

2.4.1.1. Thực trạng quản lý phát triển mục tiêu giáo dục trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 1. Bảng 2.10 (trang 94) về quản lý phát triển mục tiêu giáo dục: Mức độ thực hiện có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 4% đánh giá mức độ thực hiện “rất thường xuyên”, có 33/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 66% đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên”, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 30% đánh giá mức độ thực hiện “đôi khi”; kết quả thực hiện, có 29/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 58% đánh giá mức độ đạt được “tốt”, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 34% đánh giá mức độ đạt được “khá”, có 4/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 8% đánh giá mức độ đạt được “trung bình”.

CTGD trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ được xây dựng trên cơ sở CT khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và yêu cầu thực tế của xã hội. Căn cứ vào tình hình thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển mục tiêu giáo dục đã đạt được, các tổ chuyên môn đề xuất các biện pháp cụ thể để quản lý phát triển mục tiêu giáo dục như: nghiên cứu các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo dục của địa phương.

Chúng tôi đã hỏi thêm cán bộ quản lý, giáo viên, một số ý kiến cho rằng Quản lý phát triển mục tiêu Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi được BGH Nhà trường, tổ chuyên môn thực hiện thường xuyên. BGH Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ phía cán bộ quản lý, giáo viên, về mục tiêu Chương trình giáo dục của mỗi lớp, mục tiêu tổ chức hoạt động giáo dục để kịp thời điều chỉnh nếu thấy phù hợp và cần thiết. Vì thế, nhiều nội dung Chương trình giáo dục đã được thực hiện theo hướng phù hợp với bối cảnh địa phương, điều kiện nhà trường và khả năng nhận thức của trẻ vùng miến núi đã thu được kết quả tốt được đánh giá cao và nhận được sự đồng thuận từ cha mẹ học sinh của nhà trường như: mầm non xã Tùng vài, mầm non xã Cán Tỷ, mầm non xã Thanh Vân… tuy nhiên kết quả thực hiện vần còn tỷ lệ yếu do việc quản lý phát triển mục tiêu đối với trẻ tại các điểm trường xa chưa được quan tâm nhiều.

2.4.1.2. Thực trạng quản lý phát triển nội dung giáo dục trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 1. Bảng 2.10 (trang 94) về quản lý phát triển nội dung giáo dục: Mức độ thực hiện có 4/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 8% đánh giá mức độ thực hiện “Rất thường xuyên”, có 38/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 76% đánh giá mức độ thực hiện “Thường xuyên”, có 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 16% đánh giá mức độ thực hiện “Đôi khi”; kết quả thực hiện, có 1/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 2% đánh giá mức độ đạt được là “rất tốt”, có 37/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 74% đánh giá mức độ đạt được là “tốt”, có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 22% đánh giá mức độ đạt được là “khá”, có 1/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 2% đánh giá mức độ đạt được là “trung bình”.

Việc quản lý nội dung phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ, sở, phòng Giáo dục và Đào tạo. Nội dung Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi được xây dựng đầy đủ theo từng độ tuổi, được nhà trường phê duyệt sau đó mới đưa ra thực hiện.

Hàng năm, giáo viên các độ tuổi kết hợp với tổ trưởng chuyên môn điều chỉnh, bổ sung chương trình sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi, phù hợp với bối cảnh, điều kiện địa phương.

Với kết quả khảo sát trên, cho thấy mặc dù việc quản lý phát triển nội dung Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi thường xuyên được quan tâm thực hiện, song với những nội Chương trình giáo dục mới, vẫn còn một số giáo viên chưa linh hoạt trong việc xây dựng nội dung phù hợp với đặc điểm trẻ miền núi, do tư tưởng còn nặng với những chương trình cải cách cú, chưa năng động, sáng tạo, mặt khác nội dung chương trình giáo dục mầm non mới cũng đã khiến cho công tác quản lý phát triển chương trình trở nên khó khăn, tính hiệu quả trong quản lý cũng chưa thật cao ở hầu hết các trường mầm non trên địa bàn huyện Quản Bạ mà chúng tôi thực hiện khảo sát. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

2.4.1.3. Thực trạng quản lý phát triển quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 3 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý phát triển quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục: Mức độ thực hiện có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 4% đánh giá mức độ thực hiện “rất thường xuyên”, có 33/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 66% đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên”, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 30% đánh giá mức độ thực hiện “đôi khi”; kết quả thực hiện, có 31/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 62% đánh giá mức độ đạt được “tốt”, có 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 34% đánh giá mức độ đạt được “khá”, có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 4% đánh giá mức độ đạt được “trung bình”.

Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết quản lý phát triển quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục được BGH nhà trường đặc biệt quan tâm. Trong đó, đổi mới Phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức hoạt động dạy – học là nội dung chủ yếu. Mặc dù nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của BGH nhà trường, nỗ lực của tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên song vẫn còn những khó khăn nhất định đòi hỏi giáo viên phải tiếp cận với nhiều vấn đề mới (PPGD, soạn bài, thiết kế giáo án, kiểm tra đánh giá…), trẻ thay đổi phương pháp học tập, dành nhiều thời gian thực hành, trải nghiệm. Để hiểu r nội dung này, tác giả sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 2) phỏng vấn giáo viên kết quả thu được như sau:

Để thay đổi phương pháp, hình thức giáo dục, quá trình xây dựng kế hoạch, giáo viên đã lựa chọn, xác định những nội dung giáo dục đưa vào các hoạt động học, những nội dung giáo dục thực hiện trong các giờ chơi, hoạt động thực hành trải nghiệm… Quá trình soạn giảng bản thân cô giáo đã đưa các nội dung giáo dục trẻ vào các hoạt động vui chơi nhằm thu hút trẻ vào các hoạt động, trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”. song bên cạnh đó còn một số giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp giáo dục trẻ, ngại sáng sạo, cô còn nói nhiều, quá trình thực hiện còn mang tình hướng dẫn hơn là tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, lĩnh hội kiến thức.

2.4.1.4. Thực trạng quản lý phát triển năng lực của giáo viên về phát triển Chương trình giáo dục

Theo số liệu khảo sát tại Mục 4 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý phát triển năng lực của giáo viên về tổ chức Chương trình giáo dục: Mức độ thực hiện có 41/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 82% đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên”, có 9/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 18% đánh giá mức độ thực hiện “đôi khi”; kết quả thực hiện, có 39/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 78% đánh giá mức độ đạt được “tốt”, có 11/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 22% đánh giá mức độ đạt được “khá”. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Để bồi dưỡng năng lực giáo viên về phát triển chương trình giáo dục nhóm/lớp cho trẻ từ chương trình giáo dục nhà trường đối với trẻ 3-6 tuổi, các trường đã tổ chức lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị… nhằm bồi dưỡng các kỹ năng phân tích bối cảnh giáo dục tại lớp như thông tin trẻ, gia đình trẻ, đặc điểm phát triển trẻ, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nhu cầu giáo dục của cha mẹ trẻ, các môi trường giáo dục ngoài lớp học…; Kĩ năng xây dựng kế hoạch giáo dục năm học/độ tuổi như xác định mục tiêu chung năm học theo từng lĩnh vực, nội dung giáo dục của năm, xác định phương pháp, hình thức tổ chức nội dung; kĩ năng xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề tích hợp/dự án/sự kiện như: xác định tên chủ đề, mục tiêu, nội dung thực hiện trong chủ đề, các hình thức thực hiện…; xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức, phương giáo dục theo tuần, ngày, hoạt động; Kĩ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ như hướng dẫn xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ ăn trưa tại trường, lớp, kỹ năng phối hợp với cơ quan y tế trong chăm sóc sức khỏe, sử lý tai nạn thương tích…; Kĩ năng xây dựng phát triển môi trường giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục; hướng dẫn xây dựng các góc hoạt động trong lớp phù hợp với trẻ, với chủ đề; hướng dẫn xây dựng các khu cho trẻ hoạt động trải nghiệm ngoài trời như: bé chơi với cát, sỏi, đá, khu chợ quê, vườn cổ tích, góc tạo hình, góc tăng cường tiếng Việt…; Kĩ năng đánh giá sự phát triển của trẻ trong đó hướng dẫn cách sử dung các biện pháp, hình thức đánh giá, thời điểm đánh giá…; Kĩ năng phối hợp với gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, hướng dẫn thực hiện trong các giờ đón trẻ, họp phụ huynh, các buổi họp thôn, các buổi tuyên truyền… hướng dẫn công tác chuẩn bị, cử chỉ, thái độ, lời nói khi trao đổi với phụ huynh…

Giáo án và bài soạn của giáo viên thường xuyên được kiểm tra, bám sát mục tiêu, nội dung chương trình dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tích cực đổi mới Phương pháp giảng dạy theo hướng “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Công tác sinh hoạt chuyên môn định kỳ được triển khai đều đặn, tổ chức nhiều hội thảo, thao giảng nhằm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên. Bên cạnh tinh thần tự giác tự nghiên cứu, tự học nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, BGH Nhà trường động viên khuyến khích giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách hỗ trợ về kinh phí, phân bố thời gian giảng dạy hợp lý.

Việc khảo sát đánh giá năng lực của giáo viên được các BGH nhà trường phối hợp với các tổ chuyên môn triển khai thường xuyên và liên tục hàng năm. BGH, các tổ chuyên môn thường xuyên đánh giá thông qua hình thức thi giáo viên dạy giỏi và dự giờ đột xuất, định kỳ.

2.4.1.5. Thực trạng quản lý phát triển hứng thú, nhu cầu, năng lực tham gia các hoạt động giáo dục của trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 5 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý phát triển năng lực trẻ và hoạt động học tập: Mức độ thực hiện có 46/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 92% đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên”, có 4/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 8% đánh giá mức độ thực hiện “đôi khi”; kết quả thực hiện, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24% đánh giá mức độ đạt được “tốt”, có 26/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 52% đánh giá mức độ đạt được “khá”, có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 24% đánh giá mức độ đạt được “trung bình”.

Xác định công tác quản lý phát triển năng lực và hoạt động học tập của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và gây dựng thương hiệu cho Nhà trường. Vì vậy, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tham mưu với BGH nhà trường chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thu hút được sự tham gia đông đảo của trẻ: tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thi vẽ tranh,thiết kế nhiều dự án như: đèn ông sao, bánh trôi, tết nguyên đán, gió…. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Quản lý phát triển năng lực của trẻ và hoạt động học tập được đánh giá thực hiện thường xuyên, song kết quả đánh giá về mức độ đạt được ở mức trung bình còn tương đối cao. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy: Do nhiều trường chất lượng tuyển sinh đầu vào kém, trẻ là người dân tộc khả năng nhận thức còn hạn chế, đời sống kinh tế người dân còn nhiều khó khăn, phụ huynh không quan tâm đến việc học tập của con mặc kệ cho nhà trường và cô giáo. Cho nên, nhiều cơ sở giáo dục mầm non của huyện còn thiếu sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình một cách chặt chẽ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

2.4.1.6. Thực trạng quản lý phát triển điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục

Theo số liệu khảo sát tại Mục 6 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý phát triển điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục: Mức độ thực hiện có 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 4% đánh giá mức độ thực hiện “rất thường xuyên“, có 41/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 82% đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên“, có 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 14% đánh giá mức độ thực hiện “đôi khi“; kết quả thực hiện, có 26/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 52% đánh giá mức độ đạt được “tốt“, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 30% đánh giá mức độ đạt được “khá”, có 9/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 18% đánh giá mức độ đạt được “trung bình”.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc, giáo với vùng miền núi:

Thường xuyên kiểm tra và đẩy mạnh sử dụng có hiệu quả phòng thực hành, phòng chức năng, các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy – học, giám sát thực hiện tiết kiệm điện khi ra khỏi phòng học. Nhà trường có hòm thư góp ý, đường dây nóng để giáo viên và phụ huynh có ý kiến đóng góp cho nhà trường; các ý kiến góp ý còn được trao đổi trực tiếp trong cuộc họp giao ban đối thoại giữa phụ huynh với nhà trường.

2.4.1.7. Thực trạng quản lý trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 7 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý trẻ và đánh giá sự phát triển trẻ: Mức độ thực hiện có 3/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 6% đánh giá mức độ thực hiện “rất thường xuyên“, có 27/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 54% đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên“, có 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm tỷ lệ 40% đánh giá mức độ thực hiện “đôi khi“; kết quả thực hiện, có 19/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 38% đánh giá mức độ đạt được “tốt“, có 18/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 36% đánh giá mức độ đạt được “khá”, có 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên, chiếm 26% đánh giá mức độ đạt được “trung bình“. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Quản lý phát triển trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ được thể hiện qua đánh giá việc thực hiện tổ chức giáo dục của giáo viên và việc học tập của trẻ. Công tác này được BGH Nhà trường giao trực tiếp cho tổ trưởng chuyên môn, ban thanh tra nhân dân, ủy ban kiểm tra thực hiện, chủ yếu trên các công việc cụ thể sau:

Thường xuyên kiểm tra, giám sát giờ giấc đón, trả trẻ của giáo viên, thực hiện theo kế hoạch đúng giờ sinh hoạt của từng độ tuổi. Định kì kiểm tra hồ sơ sổ sách của nhóm lớp, cá nhân.

Thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức các buổi dự giờ nhằm đánh giá các hoạt động giảng dạy của giáo viên (việc thực hiện quy chế, quy định về chuyên môn, đổi mới Phương pháp giảng dạy, thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục, kế hoạch giáo dục….) và các hoạt động học tập của trẻ (thái độ, ý thức trong học tập, khả năng tự học, khả năng hứng thú tham gia vào hoạt động….)

Để hiểu thêm hơn về vấn đề, chúng tôi đã hỏi thêm cán bộ quản lý, giáo viên và được biết Quản lý phát triển hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng hoạt động giáo dục vẫn còn có những hạn chế nhất định: Việc lấy ý kiến đánh giá kế hoạch giáo dục chỉ dừng lại ở mức phản hồi và điều chỉnh, chưa có đánh giá cụ thể.

2.4.2. Thực trạng phương pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Để đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi huyện Quản Bạ, Tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 13 (Phụ lục 1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.13 như sau:

Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy:

Phương pháp hành chính – tổ chức: có 6/50 cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi chiếm tỉ lệ 12% đánh giá ở mức rất hiệu quả, 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 42% đánh giá ở mức hiệu quả, 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 26% đánh giá ở mức tương đối hiệu quả và 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 20% đánh giá ở mức không hiệu quả.

 Phương pháp tâm lý – giáo dục: có 5/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 10% đánh giá ở mức rất hiệu quả, 17/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 34% đánh giá ở mức hiệu quả, 20/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 40% đánh giá ở mức tương đối hiệu quả và 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 16% đánh giá ở mức không hiệu quả.

Phương pháp kinh tế: có 7/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 14% đánh giá ở mức rất hiệu quả, 24/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 48% đánh giá ở mức hiệu quả, 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 30% đánh giá ở mức tương đối hiệu quả và 4/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 8% đánh giá ở mức không hiệu quả.

Bảng 2.13: Thực trạng phương pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Để đánh giá nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi huyện Quản Bạ, Tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 14 (Phụ lục 1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi ở trường mầm non

Phân tích Bảng 2.14:

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục về phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi: có 30/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 60% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng nhiều, có 16/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 32% đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng, 4/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 8% đánh giá ở độ mức bình thường.

Các lực lượng phối hợp: có 13/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 26% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng nhiều, có 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 42% đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng, 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 28% đánh giá ở mức độ bình thường, 2/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 4% đánh giá ở mức độ không ảnh hưởng.

Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương: có 12/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 22% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng nhiều, có 23/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 46% đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng, 10/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 20% đánh giá ở mức độ bình thường, 5/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 10% đánh giá ở mức độ không ảnh hưởng,

Trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng: có 27/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 54% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng nhiều, có 15/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 30% đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng, 8/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 16% đánh giá ở mức độ bình thường. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Điều kiện môi trường, CSVC, trang thiết bị đồ dung, đồ chơi: có 15/50 CBQL, giáo viên chiếm tỉ lệ 30% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng nhiều, có 21/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 42% đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng, 14/50 cán bộ quản lý, giáo viên chiếm tỉ lệ 28% đánh giá ở mức độ bình thường.

Qua cung cấp số liệu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ. Chúng tôi đã tổng hợp điểm và sắp xếp thứ bậc ảnh hưởng từ cao xuống thấp lần lượt như sau: Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục về phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi; Trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng; Điều kiện môi trường; Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, CSVC, trang thiết bị đồ dung, đồ chơi; Các lực lượng phối hợp. Đây là các yếu tố cơ bản nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý phát triển Chương trình giáo dục, không nên bỏ qua hay xem nhẹ bất cứ một yếu tố nào.

Để lắm rõ những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non, tác giả đã sử dụng câu hỏi 5 (phụ lục 2) để phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên. Kết quả thu được như sau:

Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy; Chương trình giáo dục mầm non cấp quốc gia, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện của sở, phòng giáo dục&ĐT; hàng năm được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp tài liệu tham khảo, được nhà trường quan tâm giúp đỡ, động viên về tinh thần và tạo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi …

Khó khăn: Do trình độ dân trí thấp, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến công tác giáo dục mầm non do đó còn hạn chế trong công tác phối kết hợp để giáo dục trẻ; nhận thức trẻ còn hạn chế, chưa đồng điều; ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ DTTS còn hạn chế, sự bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và trẻ, trẻ tự ti, chưa mạnh dạn, ngại giao tiếp; tại các điểm trường vùng sâu, vùng xa điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, phòng học mượn nhờ, diện tích đất hẹp, không có điện dẫn đến việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động còn hạn chế, khó ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; tỷ lệ lớp ghép cao, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục…

2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

2.5.1. Những ưu điểm

Hiệu trưởng nghiên cứu nghị quyết, văn bản, chỉ đạo từ cấp trên trong phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ 2 – 6 tuổi từ đó triển khai tới toàn bộ đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Chính vì thế phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên có nhận thức đúng về khái niệm, chương trình mầm non, Chương trình giáo dục, phát triển Chương trình giáo dục,… nhận thức đúng về tầm quan trọng trong thực hiện phát triển Chương trình giáo dục, sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.

CTGD mầm non của trường đều có mục tiêu r ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lí được thiết kế một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của trẻ.

Hiệu trưởng đã bước đầu sử dụng các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra… từ đó đã góp phần cải thiện dần hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và phát triển Chương trình giáo dục nói riêng.

Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch phát triển Chương trình giáo dục ngay từ đầu năm học. Đây là cơ sở và căn cứ hướng dẫn giáo viên thực hiện phát triển chương trình trong suốt năm học.

Nhà trường đã tổ chức, chỉ đạo thống nhất từ hiệu trưởng tới các tổ nhóm chuyên môn, tới giáo viên trong hoạt động phát triển Chương trình giáo dục.

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển Chương trình giáo dục đã triển khai vào cuối năm, đây là cơ sở giúp nhà trường đánh giá đúng chất lượng giáo viên, cũng như xem xét thi đua năm học cho giáo viên.

Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và tinh thần cao trong công việc, tập thể sư phạm đoàn kết có tinh thần hỗ trợ nhau trong quá trình chăm sóc trẻ.

Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao, xây dựng được niềm tin yêu với cha mẹ trẻ và nhân dân trên địa bàn.

2.5.2. Những hạn chế Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Bên cạnh những mặt được nêu trên, quản lý phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang còn có những khó khăn sau:

  • Khả năng nhận thức một số giáo viên còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao; chất lượng bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển Chương trình giáo dục cho giáo viên tại một số trường mầm non chưa tốt. Chính vì vậy, còn rất nhiều giáo viên bị lung túng trong việc thực hiện và triển khai hoạt động phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ 3 -6 tuổi.
  • Phương pháp, hình thức giáo dục còn chưa kịp thời đổi mới, hầu hết các giáo viên chỉ áp dụng phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống, cho nên chưa tạo ra sự hứng thú, tích cực, lôi cuấn trẻ vào các hoạt động giáo dục.
  • Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đặc biệt là các điểm trường vùng sâu, vùng xa còn chưa đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định của Bộ giáo dục&ĐT. Điều này đòi hỏi hiệu trưởng cần hoàn thiện các điều kiện phục vụ công tác phát triển và quản lí phát triển Chương trình giáo dục.
  • Việc phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi chưa phát huy được vai trò của các bên liên quan, dẫn đến việc khó khăn trong kinh phí phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi.
  • Hiệu trưởng nhà trường chưa thực hiện tốt công tác tham mưu cho cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ, chính vì thế nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục hiện nay chưa phù hợp với đặc điểm học sinh là người dân tộc miền núi.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Đa số cán bộ quản lý làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân chưa coi trọng công tác chiến lược, kế hoạch và qui trình trong quá trình phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi.

Do lối tư duy về nội dung giáo dục và phương pháp tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá cũ đã thấm sâu trong nhận thức của một bộ phận giáo viên lớn tuổi, phụ huynh nên công tác chỉ đạo phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi đôi khi còn gặp khó khăn.

Quản lý Chương trình giáo dục mầm non là một vấn đề rất quan trọng với các trường mầm non. Chương trình khung cho phép các trường được tăng quyền tự chủ được điều hành trong quản lý chuyên môn. Vì vậy, quá trình phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi đôi khi còn gặp nhiều bỡ ngỡ. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

Chế độ chính sách, cơ chế với cán bộ quản lý, giáo viên tuy đã được cải thiện nhiều song chưa thực sự đáp ứng cả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên tham gia vào hoạt động phát triển Chương trình giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi.

Quá trình tổ chức quản lý khai thác và sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả các thiết bị CSVC hiện có.

Việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học trong các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn do đặc diểm tình hình kinh tế của địa phương, của nhân dân miền núi.

Kết luận chương 2

Để nâng cao công tác quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số biện pháp ở chương 3.

Tổ chức Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo nhằm hình thành nhân cách cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường mầm non. Quá trình nghiên cứu cho thấy phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non huyện Quản Bạ đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải thực hiện phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi

Phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi của nhà trường được xây dựng dựa trên chương trình khung của BGD&ĐT, có sự tham khảo các chương trình tiên tiến ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với địa phương, bám sát đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi.

Công tác quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi phù hợp với điều kiện thực tiễn ở các trường mầm non đã được đội ngũ cán bộ quản lý,GV quan tâm đến quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý phát triển Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, đòi hỏi có những biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp ở chương 3. Luận văn:Thực trạng quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý chương trình giáo dục trẻ ở mầm non

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993