Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu giai đoạn 2012 – 2015. dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1 Vài nét giới thiệu về trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trường
Trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu được thành lập theo quyết định số 2675/QĐ-UB ngày 04 tháng 07 năm 1998 tại phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội do Nhà giáo Phạm Tiến Vinh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục quận Ba Đình, làm Hiệu trưởng. Vì không có địa điểm nên từ 2003 đến tháng 4 năm 2006 trường Trung học phổ thông dân lập Hoàng Diệu, Hà Nội tạm ngừng hoạt động. Tháng 5/2006 trường bắt đầu hoạt động trở lại tại địa chỉ Số 1B, Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngày 15 tháng 11 năm 2010 trường đổi tên Trường Trung học phổ thông dân lập Hoàng Diệu theo quyết định số 5675/QĐ-UBND thành Trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu như ngày nay (bỏ cụm từ dân lập).
Năm 2006, khi trường hoạt động trở lại, cán bộ công nhân viên, giáo viên có 75 người; trong đó có Thầy hiệu trưởng là PGS.TS Vũ Dương Thụy, 1 Giáo viên có trình độ tiến sĩ, 17 giáo viên có trình độ thạc sỹ, số Giáo viên, nhân viên còn lại đều có trình độ ĐH. Trường có 25 phòng học chuẩn,1 phòng truyền thống, 1 thư viện, 1 phòng máy tính (40 máy),1 phòng đa năng, 1 phòng đoàn đội…, 6 phòng làm việc.
2.1.2 Nhiệm vụ đào tạo Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Với mục tiêu giáo dục: “Giữ gốc Việt Nam – Trở thành công dân toàn cầu” và phát triển tiềm năng của từng cá nhân Học sinh; Ngoài chương trình cơ bản do Bộ GD- ĐT quy định, nhà trường tăng cường môn Tiếng Anh với Giáo viên bản ngữ, đặc biệt là xây dựng chương trình kỹ năng sống, giá trị sống cho các em qua 12 sự kiện thường niên hàng năm.
Ngoài ra, trường có câu lại bộ thời trang, hip hop, võ thuật, dancing… Đặc biệt trường thành lập đội bóng đá và hằng năm đều tham gia và đạt giải bóng đá do báo An ninh tổ chức.
Các câu lại bộ này đã thu hút được rất nhiều các em Học sinh tham gia, từ đó các em có cơ hội phát huy những khả năng vượt trội của chính bản thân các em. Đây cũng là cách để các em định hướng nghề nghiệp của các em sau này.
2.1.3 Thành tích đào tạo
Từ năm 2006 đến 2015, nhà trường đã đào tạo được 2.850 em. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông là 97 – 98%, nhưng chỉ có khoảng 10% Học sinh đỗ CĐ và ĐH công lập, khoảng 70 – 75% Học sinh đi học các trường ĐH, CĐ dân lập, hoặc trung cấp, khoảng 5% các em đi nghĩa vụ quân sự hoặc công an nghĩa vụ và khoảng 10% Học sinh đi du học sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Hầu như số học sinh tự chọn cho mình con đường học nghề là rất ít. Học sinh của trường đã đạt thành tích tốt ở các môn tiếng Anh, văn nghệ và thể dục thể thao, cống hiến cộng đồng và được bằng khen của Thành phố và của Quận đoàn Hai Bà Trưng, báo An ninh thủ đô.
- Bảng 2.1: Bảng thống kê chất lượng giáo dục Học sinh trong 3 năm học gần đây của Trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu
- Biều đồ 2.1 Chất lượng giáo dục Học sinh của Trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu 3 năm gần đây.
Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ở trên chúng ta thấy chất lượng giáo dục của nhà trường còn chưa cao, đầu vào của Học sinh cũng thấp nên tỉ lệ học sinh đỗ CĐ, ĐH vô cùng thấp. Nhưng những năm gần đây có nhiều trường ĐH dân lập được mở ra nên các em vẫn được vào học ĐH, CĐ rất nhiều. Do vậy, các em và gia đình không hướng cho con em mình đi học nghề. Bởi tư tưởng của phụ huynh là họ hướng nghiệp cho con cái của mình theo cách nghĩ riêng của họ. Tâm lý chung của phụ huynh là muốn con cái họ được học tiếp ĐH, CĐ họ không hiểu được con em mình có khả năng về cái gì và trình độ đến đâu, sở trường là gì. Cán bộ công chức thì muốn con em mình phải học để sau này vào các cơ quan thuộc nhà nước, có một công việc ổn định; Những người công nhân lao động lại mong “Con hơn cha, nhà có phúc”, cha mẹ chịu cực khổ đi làm để con được học ĐH sau này không phải là công nhân, lao động như họ; những người buôn bán tuy giàu có nhưng họ vẫn thấy thiếu địa vị, bằng cấp trong xã hội, họ cũng mong muốn con họ sẽ bù đắp cho phần thiếu đó. Và như vậy tất cả ai cũng muốn con em mình được học ĐH, được làm thầy chứ không phải làm thợ. Tư tưởng của lãnh đạo nhà trường thì muốn nâng cao chất lượng bằng cách nâng cao tỷ lệ đỗ ĐH, CĐ hàng năm để làm tiêu chí tuyển sinh cho năm học tới. Vì vậy nhà trường cũng góp phần vào cuộc chạy đua ĐH, CĐ. Giờ đây cần làm tốt công tác hướng nghiệp để những Học sinh không đỗ ĐH, CĐ cần vào học các trường nghề để sau này tham gia vào lao động nghề kỹ thuật. Điều này đòi hỏi phải được sự quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, cần chú trọng và quản lý tốt công tác Giáo dục hướng nghiệp ở Trường Trung học phổ thông nói chung và trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu nói riêng. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.4 Những điểm mạnh, điểm yếu của trường
2.1.4.1 Những điểm mạnh:
Trường đã thu hút được đội ngũ lãnh đạo là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành giáo dục; có kỹ năng quản lý giỏi; có tầm nhìn khoa học, sáng tạo; có tư duy cho sự nghiệp phát triển giáo dục thời kỳ hội nhập; có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và nắm bắt các nhu cầu của xã hội bởi đa phần đều là những nhà giáo, PGS.TS, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đã nghỉ hưu. Hơn nữa, có đội ngũ cán bộ công nhân viên, Giáo viên trẻ, chuyên môn tốt, năng động, yêu nghề và có trách nhiệm.
Ngay từ những năm đầu thành lập Trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu đã đưa ra định hướng giáo dục hội nhập, đáp ứng nhu cầu của xã hội, sớm tích hợp dạy giá trị sống, kỹ năng sống trong giảng dạy. Các hoạt động tăng cường giá trị gia tăng sản phẩm giáo dục như: hoạt động ngoài lớp học, các sự kiện thường niên trong năm, các câu lạc bộ phát triển tiềm năng cá nhân, các khóa học mùa hè doanh trại quân đội, Thiền viện Trúc Lâm, các khóa học Tiếng Anh qua trại hè Singapore… Ưu thế so với các trường xung quanh chính là các thế hệ học sinh Trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu ra trường các em được đánh giá rất tự tin, khả năng Tiếng Anh của các em tương đối tốt và không ngại giao tiếp, có khả năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc.
2.1.4.2 Những điểm yếu:
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hạn chế nhà trường là đầu vào học sinh chất lượng chưa cao, thậm trí còn rất nhiều em yếu, kém, bị đuổi khỏi những trường công lập và đa phần các em đều có hoàn cảnh đặc biệt như: cha mẹ mải kiếm tiền, bỏ bê không quan tâm tới các em hoặc cha mẹ chia tay nhau các em có nhiều cú sốc về tinh thần nên nhà trường không chỉ dạy chữ mà còn phải chăm sóc, dạy các em nên người lồng ghép trong những tiết học hay những giờ sinh hoạt lớp. Ngoài ra, trường còn gặp nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất phải đi thuê, còn chưa đầy đủ, phòng học chưa đồng bộ, sân chơi cho các em nhỏ. Học sinh ở cả nội, ngoại thành, thậm trí cả ngoại tỉnh, thành phần gia đình cũng đa dạng: cán bộ, kinh doanh, lao động… nên điều kiện học tập của các em cũng khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến nhận thức, quan niệm và năng lực chọn nghề của các em trong tương lai.
2.1.5 Kế hoạch những năm tới Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
- Tăng cường đầu tư Cơ sở vật chất, tiếp tục mua sắm và sửa sang để có nhiều phòng học bộ môn và có phòng thực hành.
- Trí dục: Tăng số lượng Học sinh đỗ CĐ, ĐH và Trung học chuyên nghiệp.
- Đức dục: Giáo dục, bồi dưỡng những Học sinh yếu, kém thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
2.2 Nhận thức của Học sinh, Phụ huynh học sinh, Giáo viên và Cán bộ quản lý trong nhà trường về GDHN.
2.2.1 Nhận thức của Học sinh, Phụ huynh học sinh, Giáo viên và Cán bộ quản lý về tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp
Chúng tôi đã lấy ý kiến của 100 Học sinh, 100 Phụ huynh học sinh, 30 Giáo viên và 15 Cán bộ quản lý về tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp và được thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nhận thức của Học sinh, Phụ huynh học sinh, Giáo viên và Cán bộ quản lý về tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp
Biểu đồ 2.2 Nhận thức của Học sinh, Phụ huynh học sinh, Giáo viên và Cán bộ quản lý về tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy 59% Học sinh cho rằng Giáo dục hướng nghiệp là quan trọng, 39% Học sinh cho rằng Giáo dục hướng nghiệp rất quan trọng, chỉ có 2% Học sinh cho rằng Giáo dục hướng nghiệp không quan trọng. Điều này cho thấy các em đã nhận thức ngày càng cao, lớp 11, và đặc biệt Học sinh lớp 12 nhu cầu chọn nghề càng cấp thiết, nên các em có định hướng nghề nghiệp cũng rõ ràng hơn. Như vậy, nhà trường cần quan tâm chú ý, khuyến khích các em tích cực tham gia vào hoạt động Giáo dục hướng nghiệp thì việc chọn nghề cho các em chắc chắn mang lại hiệu qua cao.
2.1.4.3 Những cơ hội và khả năng cạnh tranh:
Trường đã có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trong khu vực. Trường lại nằm ở vị trí trung tâm giưa quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng.
Đội ngú cán bộ, giáo viên đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm đều có năng lực chuyên môn tốt, lại vừa quản lý và làm công tác chủ nhiệm rất tốt. Những cán bộ giám thị nghiêm khắc, nhiệt tình, trách nhiệm, yêu học trò nên trường đã có thương hiệu về nề nếp học sinh, chất lượng đầu ra so với đầu vào tốt hơn nhiều. Nhu cầu dịch vụ giáo dục ngày càng nhiều.
2.1.4.3 Những đe dọa và thách thức: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Cách thức của Trường hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường dân lập trên địa bàn, bởi hầu hết các trường dân lập đều phục vụ và đón nhận những đối tượng học sinh giống nhau.
Do môi trường bên ngoài là những năm gần đây nền kinh tế suy giảm, nhiều trường dân lập ra đời , cơ chế và số lượng tuyển sinh của các trường công lập cũng linh hoạt hơn, mở rộng hơn, học sinh được tràn tuyến nhiều nên vấn đề tuyển sinh của trường hai năm gần đây đã giảm đi rất nhiều, số lượng học sinh ít nên cũng không có sự lựa chọn đầu vào.
2.2.2 Nhận thức của Học sinh, Phụ huynh học sinh, Giáo viên và Cán bộ quản lý về tính cần thiết của các hình thức Giáo dục hướng nghiệp.
2.2.1.1 Nhận thức của Học sinh về tính cần thiết của các hình thức Giáo dục hướng nghiệp. Chúng tôi lấy ý kiến của 100 Học sinh (64 Học sinh Nam và 36 học sinh Nữ, khối 11 là 9 Nữ, 31 Nam, Khối 12 là 27 Nữ và 35 Nam) về tính cần thiết của các hình thức Giáo dục hướng nghiệp và có kết quả như sau:
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát nhận thức của Học sinh về tính cần thiết của các hình thức Giáo dục hướng nghiệp
Qua số liệu Bảng 2.3 Học sinh rất có mong muốn, nguyện vọng được tham gia hoạt động Giáo dục hướng nghiệp dưới một số hình thức như tham quan các cơ sở sản xuất (62%), tham quan các cơ sở đào tạo nghề (61%), mời chuyên gia nói chuyện về nghề (50%).
2.2.1.2 Nhận thức của Phụ huynh học sinh về tính cần thiết của các hình thức GDHN:
Chúng tôi cũng lấy ý kiến của 100 Phụ huynh học sinh và cho kết quả sau:
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nhận thức của Phụ huynh học sinh về tính cần thiết của Giáo dục hướng nghiệp
Qua số liệu trên phản ánh một thực trạng là phụ huynh rất mơ hồ về Giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp. Khi được hỏi về Giáo dục hướng nghiệp, đơn giản họ chỉ nghĩ cho các em học nghề để các em được cộng điểm khi thi cuối cấp.
2.2.1.3 Nhận thức của Giáo viên về tính cần thiết của các hình thức Giáo dục hướng nghiệp Chúng tôi lấy ý kiến của 30 Giáo viên và cho kết quả như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát nhận thức của Giáo viên về tính cần thiết của các hình thức Giáo dục hướng nghiệp
Qua khảo sát, điều tra và phỏng vấn một số thầy cô cho thấy 56% Giáo viên ở trường cho rằng Giáo dục hướng nghiệp cho Học sinh là rất cần thiết, 32% thầy cô cho rằng Giáo dục hướng nghiệp là cần thiết, 12% cho rằng Giáo dục hướng nghiệp là không cần thiết; 100% các thầy cô cho biết việc thực hiện hoạt động Giáo dục hướng nghiệp ở trường trong thời gian qua là có thực hiện nhưng không thường xuyên. Điều này cũng cho thấy nhận thức của Giáo viên về Giáo dục hướng nghiệp chưa đúng, nhận thức này cũng có nguyên nhân thực tế là bản thân Giáo viên cũng không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với công tác Giáo dục hướng nghiệp.
2.2.1.4 Nhận thức của Cán bộ quản lý về tính cần thiết của các hình thức Giáo dục hướng nghiệp.
Chúng tôi lấy ý kiến của 15 Cán bộ quản lý và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhận thức của Cán bộ quản lý về tính cần thiết của các hình thức Giáo dục hướng nghiệp
Qua bảng khảo sát và qua kết quả ở bảng 2.6 trên cho thấy 44,4% Cán bộ quản lý cho rằng Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là rất cần thiết và 55.6% cho là cần thiết nhưng đa phần các thầy cô quản lý chỉ quan tâm đến việc thực hiện chương trình quy định của Bộ GD – ĐT chứ chưa có sự quan tâm đến việc thực hiện sao cho có hiệu quả hoạt động Giáo dục hướng nghiệp. Như vậy nếu có sự chỉ đạo bắt buộc của ngành thì hoạt động Giáo dục hướng nghiệp mới có hiệu quả.
2.3 Thực trạng triển khai hoạt động Giáo dục hướng nghiệp của trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu:
2.3.1 Thực trạng ứng dụng các hình thức Giáo dục hướng nghiệp tại trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu.
Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp được ứng dụng qua 10 hình thức Giáo dục hướng nghiệp, chúng tôi đã lấy ý kiến của 30 Giáo viên về hoạt động này, kết quả như sau:
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát ứng dụng của Giáo viên về 10 hình thức Giáo dục hướng nghiệp
Phân tích kết quả thu được cho thấy hoạt động Giáo dục hướng nghiệp của trường còn nhiều lúng túng, công tác Giáo dục hướng nghiệp chỉ là thứ yếu, không được coi trọng. Do vậy Học sinh chưa được trang bị kiến thức về thế giới nghề nghiệp, phần lớn thầy và trò vẫn cố gắng chạy đua vào các trường ĐH, CĐ để thầy đạt thành tích, trường có tiếng tăm để dễ tuyển sinh, phụ huynh muốn con em mình đỗ ĐH và Học sinh muốn sau này làm thầy chứ không muốn làm thợ.
Sự hỗ trợ định hướng nghề nghiệp của nhà trường và Giáo viên chỉ dừng lại ở việc góp ý cho Học sinh chọn trường, chọn ngành phù hợp với học lực hoặc gợi ý đưa ra những lời khuyên dựa trên kinh nghiệm, so sánh giữa điểm chuẩn những năm trước của các trường ĐH, CĐ với học lực của Học sinh mình. Nhưng không phải Giáo viên nào cũng làm vậy, bởi Giáo viên chưa được trang bị đầy đủ về chuyên môn, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Nội dung hướng nghiệp thông qua học các môn văn hóa còn chưa được chú trọng.
2.3.2 Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục hướng nghiệp
Bảng 2.8 Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu
Biểu đồ 2.7: Thực trạng đội ngũ Giáo viên trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu
Thực tế cho thấy nhà trường không có Giáo viên chuyên trách thực hiện hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động Giáo dục hướng nghiệp. Cụ thể nhìn vào bảng 2.7 cho thấy không có Giáo viên chuyên trách về Giáo dục hướng nghiệp: số Giáo viên được tập huấn về Giáo dục hướng nghiệp chỉ chiếm 8%, có tới 92% Giáo viên chưa được tập huấn Giáo dục hướng nghiệp. Đa phần số Giáo viên chưa được tập huấn nhưng các thầy cô nào đã qua chủ nhiệm các thầy cô đều tự nghiên cứu để tư vấn chọn trường cho Học sinh theo học lực chưa không phải theo năng lực sở trường. Với đội ngũ Giáo viên chưa được đào tạo, tập huấn về hướng nghiệp, thì nhà trường có muốn đưa Giáo dục hướng nghiệp vào dạy tích hợp với các môn học liên quan cũng vô cùng khó khăn, bởi bản thân Giáo viên còn lúng túng trong cách hiểu, cách nhận thức về Giáo dục hướng nghiệp thì tâm lý ngại dạy hướng nghiệp là điều dễ hiểu. Hơn nữa họ cũng chỉ muốn tập trung vào dạy các môn văn hóa mà họ đã được đào tạo chuyên môn. Cho nên nếu không nhận thức đúng thì họ có dạy kiêm nhiệm, có lồng ghép hướng nghiệp vào môn học thì giờ học cũng đơn điệu, nhàm chán, không có hiệu quả.
2.3.3 Thực trạng về Cơ sở vật chất phục vụ cho Giáo dục hướng nghiệp
Nhà trường chưa có phòng học bộ môn Công nghệ, không có vườn trường, xưởng để phục vụ cho việc thực hành môn Công nghệ. Với Cơ sở vật chất như vậy nên việc hướng nghiệp qua môn Công nghệ và định hướng nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Sách giáo khoa cho hoạt động hướng nghiệp không có. Tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình Giáo dục hướng nghiệp cũng không có.
Tài liệu hướng nghiệp trong thư viện nhà trường còn nghèo nàn. Hàng năm chỉ có duy nhất quyển: “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ”. Thư viện trường chưa có các tài liệu, sách giới thiệu về các nghề, các tài liệu đề cập đến xu hướng nghề trong tương lai nhằm phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, của đất nước. Nhà trường chưa có phòng hướng nghiệp và tư vấn nghề cho Học sinh. Các giờ học hướng nghiệp ở trên lớp thì hầu như không được học riêng mà chỉ lồng ghép vào các môn học và khi gần đến ngày làm hồ sơ thi đại học cao đẳng thì nhà trường có hướng dẫn cho các em cách làm hồ sơ một tiết dưới cờ. Các giáo viên chủ nhiệm giới thiệu qua cho Học sinh một số trường, và tư vấn cho học sinh thi vào trường theo học lực của các em.
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường hiện nay: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
2.4.1 Thực trạng việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp đã đề ra của trường.
Về kế hoạch giảng dạy: Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với Ban giám đốc Trung tâm KTTH – HN số 2 ở số 8 phố Bùi Ngọc Dương, Hà Nội để cùng thảo luận và nhất trí kế hoạch dạy học và các hoạt động cơ bản để thực hiện mục tiêu hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cho Học sinh.
Về nhân sự: Việc xây dựng nhân sự cho hoạt động này cũng được xây dựng cùng với kế hoạch giảng dạy, phó hiệu trưởng phụ trách, Giáo viên chủ nhiệm các khối lớp và cán bộ văn phòng phối hợp tổ chức cho Học sinh học nghề. Còn các giáo viên đứng lớp trực tiếp do bên Trung tâm KTTH – HN đảm nhiệm.
Quản lý tổ chức chỉ đạo hoạt động Giáo dục hướng nghiệp chưa được quan tâm do trên thực tế cán bộ quản lý ngầm hiểu Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề là do các Trung tâm KTTH – Hướng nghiệp đảm nhiệm công việc này.
Để xem xét nhà trường đã tiến hành ba khâu quản lý ở trên như thế nào, tác giả đã đặt ra câu hỏi tổng quát cho 15 Cán bộ quản lý và 30 Giáo viên là: Có hay không nhà trường đã đưa 6 nội dung sau đây vào việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra công tác kế hoạch GHDN của trường:
- Kế hoạch giảng dạy các chủ đề Giáo dục hướng nghiệp: Có, Không? Mức độ.
- Kế hoạch dự giờ, thanh tra các tiết dạy tích hợp Giáo dục hướng nghiệp: Có, không? Mức độ.
- Kế hoạch hướng dẫn Giáo viên ứng dụng các hình thức Giáo dục hướng nghiệp: Có, không? Mức độ.
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên Giáo dục hướng nghiệp: Có, không? Mức độ.
- Kế hoạch tư vấn hướng nghiệp cho Học sinh lớp 12: Có, Không? Mức độ.
- Kế hoạch xây dựng Cơ sở vật chất cho Giáo dục hướng nghiệp: Có, không? Mức độ.
Sáu nội dung này đều nằm trong cả 3 khâu của quá trình quản lý Giáo dục hướng nghiệp của trường. Phân tích số liệu điều tra cho thấy kết quả thu được dưới dạng tổng quát như sau:
- Khâu lập kế hoạch: 71% nói có; 29% nói không.
- Khâu thực hiện: 68.7% nói có; 31,3% nói không.
- Kiểm tra đánh giá mức độ đạt được dưới dạng khái quát là: 57,2%
Tốt; 21,2% Trung bình; 21,6% Yếu. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Nhìn vào số liệu cho ta thấy nhà trường đã có kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp cho Học sinh, có nhiều cố gắng trong khâu thực hiện, nhưng việc thực hiện này không thường xuyên, còn qua loa đại khái nên khi cho điểm đánh giá thì tỷ lệ yếu còn khá cao: 21,6%, đó là kết quả không mong muốn.
Vì không có điều kiện đi sâu vào chi tiết tất cả 6 nội dung nêu trên nên tác giả chỉ đi sâu vào nội dung số 1 – đó là nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất vì nó nằm trong chương trình Giáo dục hướng nghiệp chính khóa do Bộ GD – ĐT và Sở GD – ĐT Hà Nội ban hành. Tại điểm số 1 này chúng tôi cũng lấy ý kiến của 15 Cán bộ quản lý và 30 Giáo viên cho kết quả như sau:
Bảng 2.9 Thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục hướng nghiệp của Trường Hoàng Diệu hiện nay:
Ghi chú: Xem Buổi 1, buổi 2, buổi 3 lớp 11, 12 trang 33 – 35 hoặc trang 71 – 74 của luận văn này.
2.4.2 Nhận xét về công tác quản lý hoạt động Giáo dục hướng nghiệp của trường:
Từ nhiều năm nay nhà trường kết hợp với Trung tâm KTTH – HN số 2 địa chỉ ở số 8 phố Bùi Ngọc Dương, Hà Nội tổ chức các lớp học về hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông. Nhà trường đảm nhiệm việc quản lý Học sinh còn Trung tâm KTTH – HN tổ chức, sắp xếp thời khóa biểu, bố trí lớp học, Cơ sở vật chất và giảng dạy tại Trung tâm.
So với nhiều trường Trung học phổ thông ngoài công lập thì trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu ra đời sớm (1998), nhưng trường đã trải qua nhiều bước thăng trầm do không có địa điểm. Trường bắt đầu hoạt động ổn định và phát triển từ năm 2006 đến nay. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngay từ năm 2006, lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đến Giáo dục hướng nghiệp CHO Học sinh vì lãnh đạo trường quan niệm rằng nếu các em chọn nghề phù hợp với năng lực sở trường của mình và nhu cầu xã hội thì các em phát triển được tài năng, đóng góp nhiều cho xã hội và do đó mang lại vinh dự cho nhà trường. Có nhiều nguyên nhân giúp nhà trường đạt được một số thành tựu trong Giáo dục hướng nghiệp, trước hết phải kể đến công tác quản lý hoạt động Giáo dục hướng nghiệp. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Liên quan đến công tác quản lý, tác giả muốn lưu ý 2 vấn đề:
Một là, tác giả đưa ra 6 nội dung lớn, cơ bản không đi vào chi tiết của trường nội dung trong việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra xem nhà trường làm được đến đâu? Mức độ ra sao? Kết quả như trên cho thấy: có tới 71% người được hỏi nói có lập kế hoạch nhưng khi thực hiện chỉ có 68,7%. Điều này cho thấy lãnh đạo quan tâm đến lập kế hoạch, còn người thực hiện là đội ngũ Giáo viên chưa thật nhiệt tình với Giáo dục hướng nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp với số liệu kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch là yếu: 21,6% .
Hai là, tác giả đi vào chi tiết của nội dung số 1 – nội dung cơ bản nhất là lập kế hoạch giảng dạy 6 chủ đề Giáo dục hướng nghiệp ở lớp 11, lớp 12:
- Ở lớp 11:
- Khâu lập kế hoạch tính trung bình: 75% nói có; 25% nói không.
- Khâu thực hiện: 85% nói có; 15% nói không.
- Khâu kiểm tra: 80% Tốt; 20% Thung bình; Không có
- Ở lớp 12:
- Lập kế hoạch tính trung bình: 69,6 nói có, 30,4% nói không
- Lập kế hoạch thực hiện: 76,6% nói có; 23,4% nói không.
- Kiểm tra: 49,6% nói tốt; 41,6% Trung bình; 8,6% yếu.
So sánh tỷ lệ % khâu lập kế hoạch, khâu thực hiện phần nói có ở lớp 11 và tỷ lệ đánh giá tốt ở lớp 11 cũng đều cao hơp lớp 12; trong khi ở lớp 11 không có yếu, còn lớp 12 có 8,6% yếu. Hiện tượng này nói lê rằng: Giáo viên và Học sinh ở lớp 12 không quan tâm đến Giáo dục hướng nghiệp mà chỉ chú ý đến thi cử tốt nghiệp.
Tóm lại, lãnh đạo nhà trường quan tâm đến Giáo dục hướng nghiệp nhưng chưa thực sự làm tốt công tác quản lý, công tác kiểm tra, động viên Giáo viên để họ hoàn thành được nhiệm vụ hướng nghiệp cho Học sinh.
2.4.3 Công tác kiểm tra hoạt động Giáo dục hướng nghiệp:
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập chỉ thực hiện theo đúng kế hoạch đó là hết chương trình thì Trung tâm KTTH – HN tổ chức cho các em thi nghề và cấp chứng chỉ nghề phổ thông theo quy định, không có chuẩn đánh giá kết quả Giáo dục hướng nghiệp.
2.5. Nhận xét về thực trạng hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và quản lý Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trong những năm qua:
2.5.1 Các kết quả đạt được: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động Giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi đánh giá công tác thực hiện công việc quản lý Giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu như sau:
Trường có đội ngũ cán bộ Giáo viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trẻ, nhiệt tình, năng động và luôn tích cực trong việc tìm tòi các hình thức giáo dục mới, hiệu quả nhằm tăng cường tối đa hứng thú cho học sinh. Đặc biệt là thành thạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin.
Đối với vấn đề hướng nghiệp, trong các buổi sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại hay mời chuyên gia nói chuyện dưới cờ được thầy trò quan tâm và hứng thú.
Ban lãnh đạo trường đã quan tâm, đầu tư Cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm đạt hiệu quả cao như máy chiếu, đầu đĩa, ti vi…
2.5.2 Những hạn chế và khó khăn:
Đội ngũ Giáo viên chưa được đào tạo về Giáo dục hướng nghiệp còn nhiều, họ chưa có kiến thức một cách khoa học, hệ thống về Giáo dục hướng nghiệp nên việc Giáo dục hướng nghiệp chưa được chuyên nghiệp. Các hoạt động Giáo dục hướng nghiệp mới chỉ được tiến hành dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết xã hội của bản thân giáo viên.
Nội dung Giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu mới chỉ là tư vấn chọn trường cho Học sinh theo học lực của Học sinh chứ chưa tập trung vào tư vấn nghề.
Nhà trường không có cán bộ chuyên trách phụ trách hướng nghiệp.
Nhận thức của Cán bộ quản lý và Giáo viên về Giáo dục hướng nghiệp còn nhiều thiếu sót, họ không cho rằng hoạt động Giáo dục hướng nghiệp là quan trọng nên không có sự đầu tư thời gian cũng như cơ sở vật chất và kinh phí cho Giáo dục hướng nghiệp.
Hiện nay nhiều trường Trung học phổ thông nói chung , Trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu nói riêng đang phải đối mặt với sáu hạn chế, khó khăn cơ bản sau đây: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Một là, kiến thức trong các chủ đề Giáo dục hướng nghiệp rất phong phú, đa dạng và rộng lớn, trong khi thời gian truyền đạt lại rất hạn hẹp: trước kia là 3 tiết/1 chủ đề trong 1 tháng , nay chỉ còn 1 tiết/1 tháng. Ví dụ: chủ đề năng lượng, công nghệ thông tin và Bưu chính viễn thông trong đó gồm: Công nghiệp điện, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp dầu khí, công nghệ thông tin và Bưu chính viễn thông. Đây là năm ngành công nghiệp dịch vụ trọng điểm, giữ vai trò nòng cốt, thúc đẩy, phát triển kinh tế của đất nước mà chỉ giảng trong có một tiết thì làm sao mà kham nổi.
Hai là, đội ngũ Giáo viên dạy Giáo dục hướng nghiệp vừa thiếu lại vừa yếu, vừa không chuyên nghiệp, vừa không chuyên trách, chỉ là kiêm nhiệm: do Giáo viên chủ nhiệm hoặc Giáo viên các bộ môn cơ bản đảm nhiệm, họ chẳng hứng thú gì, chẳng có công sức đâu mà quan tâm tới Giáo dục hướng nghiệp, bởi lẽ họ còn làm nhiệm vụ giảng dạy môn chính của họ. Hậu quả là, họ dạy chỉ là hình thức, qua loa đại khái cho xong. Vì thế, chất lượng, hiệu quả Giáo dục hướng nghiệp thấp.
Ba là, vì thời gian ít nên Bộ GD – DDT chủ chương tích hợp môn Giáo dục hướng nghiệp với nhiều môn khác. Đành rằng, tích hợp các môn học là xu thế phát triển hiện đại trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề này còn quá mới mẻ, có nhiều vấn đề đặt ra, những câu trả lời còn bỏ ngỏ: tích hợp là gì? Tích hợp cái gì? Tích hợp như thế nào? Ở Việt Nam, việc dạy đã được thử nghiệm chưa? Ở môn nào? Bước đi, cách làm, lộ trình tích hợp ở môn học này với môn học khác là như thế nào?
Bốn là, Cơ sở vật chất dành cho Giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học phổ thông hầu như không có, chúng rất đắt tiền mà trong hoàn cảnh hiện nay, các trường không đủ điều kiện đầu tư. Làm thế nào để có tiền mua được các máy đo phẩm chất, trí tuệ, trí thông minh, tính nhạy bén, phản ứng nhanh của tư duy, máy đo một số phẩm chất nhân cách, phẩm chất, phẩm chất các hành động phản ứng của cơ bắp, tay chân trong phối hợp các động tác…mà thiếu chúng không thể tư vấn, giúp học sinh chọn nghề phù hợp trên cơ sở khoa học.
Năm là, các nhà khoa học khuyên rằng vì không có thiết bị hiện đại để tư vấn chuyên sâu mà chỉ nên tư vấn sơ bộ. Ngay cả khâu này nhiều trường cũng bỏ qua, chỉ hướng dẫn Học sinh chọn trường mà không thể giúp các em chọn ngành, chọn nghề phù hợp, bởi lẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt bốn nguồn thông tin sau:
- Thông tin về đặc điểm và yêu cầu của nghề.
- Thông tin về nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế.
- Thông tin về hệ thống đào tạo, thông tin về đặc điểm nhân cách của HS.
Chỉ trên cơ sở này mới so sánh, đối chiếu giúp Học sinh chọn nghề phù hợp. Sáu là, tâm lý coi đại học là con đường tiến than duy nhất vẫn còn rất nặng nề trong Học sinh, phụ huynh Học sinh và trong toàn xã hội ta; tâm lý này nó ăn sâu vào tâm lý và rất lâu đời nên khó lòng sửa chữa trong ngày một ngày hai, từ đây mới nảy sinh ra tâm lý chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ làm việc. Tình trạng này ngày nay càng phổ biến, càng tồi tệ bao nhiêu thì Giáo dục hướng nghiệp càng gặp khó khăn gấp bội bấy nhiêu, họ không thấy được rằng: học để làm người, học để làm việc, học chung sống mà chỉ thấy rằng: học cho bản thân, học cho gia đình, học cho dòng họ… mà thôi. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Những khó khăn cơ bản ở trên cũng là những khó khăn của trường Hoàng Diệu, mặc trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu cũng có những đặc điểm riêng, những khó khăn riêng, cụ thể là: đội ngũ Giáo viên…
2.5.3 Những nguyên nhân chủ yếu:
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, khó khăn nêu trên, nhưng chúng ta có thể xem xét 3 nguyên nhân chủ yếu:
Một là, các cấp bộ Đảng, chính quyền từ trung ương tới địa phương, các bộ ngành từ Trung ương đến cơ sở chưa thấy được Giáo dục hướng nghiệp là trách nhiệm của toàn xã hội; chưa thấy được tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp trong phát triển kinh tế – xã hội, trong ổn định chính trị – xã hội, trong việc xóa bỏ tận gốc tâm lý sai lầm học chỉ để làm quan, làm thầy chứ không phải làm thợ, làm người lao động ; làm tốt Giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp con người chọn được nghề phù hợp với nguyện vọng, năng lực, sở trường của bản thân, từ đó họ say sưa với nghề, yêu nghề, sống chết với nghề dẫn tới sáng tạo trong nghề vì tài năng, xét cho cùng là tình yêu với công việc. Như vậy Giáo dục hướng nghiệp sẽ góp phần không những bảo đảm cân đối hợp lý nguồn nhân lực mà còn nâng cao chất lượng nguồn, bảo đảm thúc đẩy, phát triển năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.
Hai là, có nguyên nhân từ lãnh đạo Bộ GD – ĐT và lãnh đạo các vụ có liên quan Bộ GD – ĐT có nhiệm vụ quản lý nhà nước và tạo chính sách, tạo động lực để phát triển Giáo dục hướng nghiệp đặc biệt không có chính sách cho Giáo viên hướng nghiệp. Rất tiếc là hiện nay Bộ GD – ĐT chưa thật quan tâm đến những vấn đề đó như cách đây 34 năm Bộ GD đã làm: Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981; Thông tư 31/TT ngày 17/8/1981 và thông tư 48/BT ngày 27/4/1982 của Hội đồng bộ trưởng – cả hai thông tư này hướng dẫn việc thực hiện quyết định 126/CP về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông là do Bộ GD soạn thảo. Không có Bộ GD thì không có 3 văn bản quan trọng kể trên. Nhờ có thông tư của Hội đồng Bộ trưởng đã huy động lực lượng tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào hướng nghiệp, cụ thể có 15 Bộ ngành ở TW và 39/40 tỉnh thành phố đã có thông tư hoặc chỉ thị hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP. Ngày nay chúng ta mơ ước, mong chờ Bộ GD – ĐT làm được những công văn chỉ thị như trên mà vẫn chưa thấy gì cả.
Ba là, có nguyên nhân từ sự lãnh đạo, quản lý hoạt động Giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, mặc dầu lãnh đạo trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu đã có sự quan tâm nhất định tới Giáo dục hướng nghiệp thể hiện ở tỷ lệ 71% số người được hỏi cho rằng lãnh đạo đã chỉ đạo các phòng ban lập kế hoạch cho Giáo dục hướng nghiệp. Tuy tỷ lệ 71% là cao nhưng còn 29% cán bộ quản lý vẫn chưa quan tâm đến Giáo dục hướng nghiệp. Lãnh đạo là người đề ra kế hoạch và lãnh đạo kiểm tra công tác kế hoạch. Vậy ai là người thực hiện kế hoạch do lãnh đạo trường đề ra. Đó là đội ngũ Giáo viên, nhưng kết quả họ thực hiện ra sao? Theo điều tra chỉ có 68,7% thực hiện kế hoạch của nhà trường đề ra với kết quả kiểm tra là 57,2% tốt; 21,2% trung bình; 21,6% yếu. Những số liệu này, nói lên rằng: Trong công tác quản lý Giáo dục hướng nghiệp của trường còn một số sơ suất: chỉ quan tâm đề ra chủ trương mà thiếu kiểm tra đôn đốc, thiếu đi sâu, đi sát dự giờ giúp Giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong Giáo dục hướng nghiệp cho Học sinh, đặc biệt là khâu tư vấn cho Học sinh lớp 12 chọn nghề trước khi tốt nghiệp và hiện nay trường vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để động viên khuyến khích Giáo viên trong Giáo dục hướng nghiệp.
Kết luận chương 2 Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
Từ cơ sở lý luận ở chương 1, trong chương 2 chúng tôi đã đưa ra một số thông tin về trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu, đồng thời phân tích những thực trạng hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, từ đó nêu lên những mặt mạnh và những mặt còn yếu về hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu. Cụ thể là: nhận thức về tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp cho Học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, các hình thức hướng nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, còn làm qua loa đại khái do chưa có Giáo viên chuyên trách. Nhà trường chưa có phòng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Kinh phí dành cho hoạt động Giáo dục hướng nghiệp hầu như không có, hạn hẹp nên không có thiết bị để phục vụ cho công tác tư vấn nghề nghiệp cho Học sinh. Do đó mặc dù lãnh đạo trường đã quan tâm nhưng cũng không thể nâng cao được chất lượng và hiệu quả Giáo dục hướng nghiệp cho Học sinh của trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu trong những điều kiện thiếu thốn của một trường dân lập. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com