Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp ở các trường Tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Vài nét khái quát về khách thể khảo sát
Thành phố Hạ Long hiện có 17 trường tiểu học. Mạng lưới các trường tiểu học được phân bố hợp lý trên địa bàn đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Chất lượng đội ngũ 100% đạt chuẩn, trên chuẩn đạt 92,6%. Chất lượng giáo dục hàng năm của thành phố đứng đầu trong toàn tỉnh.
Trong những năm qua, các trường tiểu học đã tích cực đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục theo hướng tích hợp, chú trọng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi chiếm 70-80% trên tổng số học sinh. Thành phố tăng cường công tác đầu tư, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất. 100% các trường được kiên cố hóa, cao tầng hóa và được đầu tư đầy đủ đồ dùng trang thiết bị học tập hiện đại đáp ứng tốt cho công tác giáo dục. Đến nay, 100% các trường tiểu học đạt trường chuẩn quốc gia.
- Về đặc điểm đội ngũ CBQL, GV và HS của các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long
Bảng 2.1: Đặc điểm đội ngũ CBQL, GV, HS các trường tiểu học
Bảng 2.1 cho thấy, số HS ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long chưa đồng đều về số lượng, song số HS bình quân trong một lớp của toàn thành phố đảm bảo theo quy định của Bộ giáo dục. Đội ngũ GV 100% đạt chuẩn về trình độ, trong đó có 92.6% số GV đạt trình độ trên chuẩn. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong các nhà trường.
- Về chất lượng giáo dục
Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, 99.8% HS Tiểu học đạt chuẩn về năng lực phẩm chất và có tỉ lệ HS hoàn thành chương trình học đạt khá cao (98.8%). Điều này có thể nói lên rằng chất lượng giáo dục của các trường tiểu học thành phố Hạ Long là khá tốt.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
2.2.1. Mục đích khảo sát
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp ở các trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp ở các trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp các trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp ở các trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Để khảo sát thực trạng quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là CBQL, GV tại 05 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, cụ thể:
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Phương pháp điều tra viết: Tác giả xây dựng các mẫu phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên (Phụ lục). Phiếu hỏi tập trung khai thác các thông tin về: thực trạng nhận thức về HĐGD theo chủ đề tích hợp; thực trạng xác định mục tiêu, nội dung hình thức, phương pháp; thực trạng quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá… Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp hiện nay ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài. Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào vấn đề: nhận thức của CBQL về HĐGD theo chủ đề tích hợp, công tác chỉ đạo thực hiện các HĐGD theo chủ đề tích hợp tại các nhà trường; Phỏng vấn học sinh để tìm hiểu hứng thú của các em khi tham gia các tiết học có nội dung tích hợp, lý do khiến các em thích hoặc không thích học các tiết học có nội dung tích hợp đó.
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp của giáo viên và học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long để thu thập thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu như việc thực hiện kế hoạch tổ chức các HĐGD của giáo viên, tinh thần tham gia các hoạt động của học sinh, việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên.
2.2.5. Các bước khảo sát
Bước 1: Khảo sát một nhóm nhỏ khách thể bao gồm một số cán bộ quản lý và giáo viên với mục đích chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.
Bước 2: Khảo sát chính thức thực trạng quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Quá trình lấy ý kiến chuyên gia được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra
- Với các biện pháp đã nêu tác giả tiến hành điều tra trên 2 nội dung:
- Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: rất cần thiết; cần thiết; không cần thiết;
- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức: rất khả thi; khả thi; không khả thi.
Bước 2: Chọn đối tượng điều tra
- Tác giả tiến hành điều tra 35 người bao gồm: 05 đồng chí CB, chuyên viên Phòng GD&ĐT, 30 đồng chí CBQL các trường TH thành phố Hạ Long.
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu
Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, tiến hành xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tác giả quy ước số điểm chấm như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Đánh giá tính cần thiết:
- + Rất cần thiết: 3 điểm + Cần thiết: 2 điểm + Không cần thiết: 1 điểm * Đánh giá tính khả thi:
- + Rất khả thi: 3 điểm + Khả thi: 2 điểm + Không khả thi: 1 điểm
- Đánh giá mức độ thực hiện: Thường xuyên, Rất cần thiết (3 điểm); mức độ 2: Đôi khi, Cần thiết (2 điểm); mức độ 3: Chưa thực hiện, không cần thiết (1 điểm).
- Đánh giá mức độ nhận thức bằng cách tính tỷ lệ %: Hoàn toàn đồng ý, Đồng ý một phần, Phân vân, Không đồng ý * Định mức đánh giá giá trị trung bình:
Tính tổng số phiếu đánh giá tán thành ở từng mức với số điểm quy ước để tính điểm trung bình cộng ( X ) của từng biện pháp, trên cơ sở đó tính hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Điểm theo các mức độ được tính như sau:
- ≥ 2.5 được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi
- 1.5 ≥ X ≤ 2.49 được đánh giá là rất cần thiết và khả thi
- < 1.5 được đánh giá là không cần thiết và không khả thi. Hoặc đánh giá mức độ thực hiện:
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp ở các trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về HĐGD theo chủ đề tích hợp
Nhận thức của CBQL, GV về vai trò của HĐGD theo chủ đề tích hợp đối với quá trình giáo dục tại các nhà trường là vô cùng quan trọng. Nếu nhà quản lý nói riêng và GV nói chung có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của HĐGD theo chủ đề tích hợp thì đó chính là điều kiện thuận lợi để việc tổ chức các hoạt động giáo dục tại các trường tiểu học đạt hiệu quả cao.
Khi tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL, GV về HĐGD theo chủ đề tích hợp, tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 12 cán bộ quản lý là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và 50 giáo viên thuộc các trường tiểu học trong thành phố Hạ Long, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về HĐGD theo chủ đề tích hợp
Kết quả điều tra cho thấy: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Các nội dung nhận thức của CBQL, GV về HĐGD theo chủ đề tích hợp chủ yếu được đánh giá ở các mức hoàn toàn đồng ý và đồng ý một phần; một số nội dung còn có ý kiến đánh giá mức phân vân, không có nội dung nào được đánh giá ở mức không đồng ý.
Được đánh giá cao là các nội dung thuộc về hình thành và phát triển nhân cách HS, trải nghiệm, luyện tập kiến thức đã được học ở các môn học, phát huy tính chủ động, tính tích cực của HS, cụ thể là: HĐGD theo chủ đề tích hợp góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS (mức độ HTĐY chiếm tỷ lệ phần trăm lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 72 và 100; HĐGD theo chủ đề tích hợp là điều kiện quan trọng để trải nghiệm, luyện tập kiến thức đã được học ở các môn học (mức độ HTĐY chiếm tỷ lệ phần trăm lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 84 và 100); HĐGD theo chủ đề tích hợp phát huy tính chủ động, tính tích cực của HS (mức độ HTĐY chiếm tỷ lệ phần trăm lần lượt giáo viên, cán bộ quản lý là: 90 và 100)
Nội dung Cần thiết phải tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp cho học sinh Tiểu học chưa được đánh giá cao, (Mức độ HTĐY chiếm tỷ lệ phần trăm lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 44 và 83,3); (Mức độ ĐYMP chiếm tỷ lệ phần trăm lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 44 và 16.7); còn 12% số giáo viên tỏ ra phân vân trước câu hỏi này. Điều này cho thấy việc nhận thức về HĐGD theo chủ đề tích hợp của giáo viên là chưa đồng đều. Còn một lượng nhỏ giáo viên vẫn coi nhẹ vai trò của HĐGD theo chủ đề tích hợp. Do vậy nhà quản lý cần phải tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyền truyền, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
Có sự khác biệt giữa nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về HĐGD theo chủ đề tích hợp. Ở một số nội dung, CBQL đánh giá cao hơn giáo viên (HĐGD theo chủ đề tích hợp góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS; HĐGD theo chủ đề tích hợp là điều kiện quan trọng để trải nghiệm, luyện tập kiến thức đã được học ở các môn học; HĐGD theo chủ đề tích hợp phát huy tính chủ động, tính tích cực của HS). Ngược lại, có nội dung như HĐGD theo chủ đề tích hợp là hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa; HĐGD theo chủ đề tích hợp cho phép rút ngắn được thời gian, tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin của nội dung giáo dục được giáo viên đánh giá cao hơn so với cán bộ quản lý. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có sự chênh lệch quá lớn.
Như vậy, bảng 2.3 cho thấy CBQL các nhà trường đánh giá cao vai trò của HĐGD theo chủ đề tích hợp. Họ đều nhận thức đúng về HĐGD theo chủ đề tích hợp là điều kiện quan trọng để học sinh được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Qua đó HS có thể phát huy được tính chủ động tích cực trong học tập và rèn luyện phát triển nhân cách.
Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và được cô giáo P.T.A – Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quốc Toản trao đổi: “HĐGD theo chủ đề tích hợp không những có tác dụng thu hút học sinh tới lớp tới trường, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho học sinh mà còn có tác dụng củng cố, khắc sâu, mở rộng nội dung hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp nhằm phát huy tính chủ động, tính tích cực của HS. “.
2.3.2. Thực trạng nhận thức của HS về HĐGD theo chủ đề tích hợp Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Cùng với việc khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh để tìm hiểu nhận thức của các em về HĐGD theo chủ đề tích hợp. Thông qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy:
- Một số HS được hỏi đã nhận thức đúng tác dụng của HĐGD theo chủ đề tích hợp đối với sự phát triển năng lực của các em
- Số ít HS được hỏi nói rằng không thích học những bài học có nội dung tích hợp.
- Phần lớn số HS được hỏi nói rằng thích học các bài có nội dung tích hợp nhưng với nhiều lý do khác nhau: có em thích học các bài có chủ đề tích hợp về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, biển đảo quê hương vì nội dung hấp dẫn. Nhưng có em thích học chỉ vì được tham gia các hoạt động đóng kịch, trò chơi…
Qua kết quả phỏng vấn và quan sát học sinh các khối 3,4,5 trong những giờ học theo chủ đề tích hợp chúng tôi nhận thấy: Một số học sinh có nhận thức đúng về HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua các môn học và hứng thú với các hoạt động giáo dục tích hợp do nhà trường tổ chức. Đây là điều kiện thuận lợi để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó còn nhiều học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về HĐGD theo chủ đề tích hợp. Các em thích tham gia hoạt động giáo dục này một cách cảm tính, do đó hứng thú với nó chắc chắn không bền vững. Đặc biệt còn số ít không thích tham gia các HĐGD theo chủ đề tích hợp. Điều này đòi hỏi CBQL, GV phải chú trọng trong việc quản lý, tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp để các hoạt động này thu hút được HS, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường hiện nay.
Như vậy, qua khảo sát về thực trạng về nhận thức của CBQL, GV và HS tiểu học thành phố Hạ Long về vai trò của HĐGD theo chủ đề tích hợp, chúng tôi nhận thấy: – 100% CBQL ở các trường Tiểu học thành phố Hạ Long có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của HĐGD theo chủ đề tích hợp, song nhận thức của đội ngũ GV thì chưa thật đầy đủ và toàn diện, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của HS.
Nhận thức của các khách thể về vị trí cũng như tầm quan trọng của HĐGD theo chủ đề tích hợp không đồng đều sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện các nội dung giáo dục tích hợp trong các nhà trường. Để làm rõ điều này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng xác định mục tiêu của HĐGD theo chủ đề tích hợp trong trường Tiểu học của thành phố Hạ Long.
2.3.3. Thực trạng xác định mục tiêu giáo dục theo chủ đề tích hợp
Để tìm hiểu về thực trạng xác định mục tiêu giáo dục theo chủ đề tích hợp của CBGV các nhà trường, tác giả tiến hành khảo sát các khách thể về việc xác định mục tiêu và mức độ đạt được các mục tiêu đề ra đối với tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp trong các nhà trường. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4: Thực trạng xác định mục tiêu giáo dục theo chủ đề tích hợp của CB, GV các trường tiểu học phố thành Hạ Long Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Trong 04 mục tiêu nêu ra chỉ có mục tiêu: Hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các tình huống trong đời sống được 100% CBQL và GV xác định đúng.
- Còn 02 mục tiêu: Chuyển HĐGD từ chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kĩ năng rời rạc, tỉ lệ không đồng ý của cả CBQL,GV còn khá cao.
- Có sự khác biệt giữa đánh giá của giáo viên và đánh giá của cán bộ quản lý ở hầu hết các mục tiêu đề ra. Giáo viên có xu hướng đánh giá thấp hơn so với CBQL.
Như vậy qua khảo sát có thể thấy còn một khoảng cách nhất định về nhận thức của CBQL và GV các nhà trường về mục tiêu của HĐGD theo chủ đề tích hợp trong các trường tiểu học thành phố Hạ Long hiện nay.
Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác nâng cao nhận thức cho CBGV các nhà trường về mục tiêu của HĐGD theo chủ đề tích hợp, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.
2.3.4. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục theo chủ đề tích hợp ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long
Với việc xác định mục tiêu như trên thì việc thực hiện các mục tiêu đó như thế nào, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát các khách thể về mức độ đạt được mục tiêu đề ra đối với tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp trong các nhà trường, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5: Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục theo chủ đề tích hợp các trường tiểu học thành phố Hạ Long
- Ở cả 04 mục tiêu CBQL và GV đều đánh giá mức độ đạt chưa cao. Ở mức Tốt, Khá chỉ đạt từ 20% đến 40%.
- Về cơ bản, đội ngũ CBQL đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu đề ra đối với tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp thấp hơn so với mức độ đánh giá của giáo viên, điều này cũng là lẽ tự nhiên và dễ hiểu vì yêu cầu của CBQL bao giờ cũng cao hơn so với mức độ đáp ứng của giáo viên.
- Với mục tiêu: Nhằm rút ngắn được thời gian, tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin của nội dung giáo dục mức độ đạt TB là khá cao (Mức độ TB chiếm tỷ lệ phần trăm lần lượt ở giáo viên, cán bộ quản lý là: 40 và 50). Kết quả đánh giá cho thấy, thực tế mục tiêu này chưa được thực hiện hiệu quả. Điều này đặt ra cho công tác quản lý cần có những biện pháp phù hợp trong khâu xác định nội dung, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện…. nhằm nâng cao mức độ đạt được ở mục tiêu này. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Tóm lại, kết quả khảo sát về nhận thức và mức độ thực hiện mục tiêu của HĐGD theo chủ đề tích hợp trong các trường tiểu học thành phố Hạ Long cho thấy: Về mức độ nhận thức thì CBQL, GV các nhà trường đã có nhận thức khá cao về mục tiêu của hoạt động này, tuy nhiên mức độ thực hiện thì chưa tương xứng với mức độ nhận thức. Vì vậy, trong thời gian tới CBQL các nhà trường cần làm tốt hơn nữa vai trò quản lý của mình để thúc đẩy GV thực hiện tốt mục tiêu của HĐGD theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
2.3.5. Thực trạng xác định nội dung giáo dục theo chủ đề tích hợp
Để tìm hiểu thực trạng xác định nội dung giáo dục theo chủ đề tích hợp của GV các nhà trường, tác giả tiến hành khảo sát 50 GV với câu hỏi: Anh, chị đánh giá thế nào về mức độ phù hợp của các nội dung tích hợp với nhận thức HS ở khối lớp anh, chị giảng dạy? Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.6: Đánh giá của GV về mức độ phù hợp của nội dung giáo dục theo chủ đề tích hợp với nhận thức của HS
Thông qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.1 cho thấy: Đánh giá mức độ phù hợp và tương đối phù hợp về nội dung giáo dục theo chủ đề tích hợp là khá cao (PH: 50%, TĐPH: 42%), chỉ có 8% người được hỏi cho rằng không phù hợp. Khi trao đổi trực tiếp, CBQL, GV các nhà trường cho rằng, một số giáo viên chưa nắm vững được mục tiêu, nội dung, quy trình của việc thực hiện các HĐGD theo chủ đề tích hợp, thậm chí còn có GV thực hiện các HĐGD theo chủ đề tích hợp với lối dạy truyền thống, chưa đổi mới phương pháp, hình thức để đáp ứng với yêu cầu giáo dục theo chủ đề tích hợp mà toàn ngành đang thực hiện. Điều này đặt ra cho CBQL các nhà trường trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng GV đổi mới phương pháp tổ chức các HĐGD nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu, nội dung đề ra của HĐGD theo chủ đề tích hợp, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
2.3.6. Thực trạng các phương pháp thực hiện giáo dục theo chủ đề tích hợp
Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng các phương pháp trong việc thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp, tác giả tiến hành khảo sát GV các nhà trường về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các phương pháp trong việc thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện và hiệu quả của các phương pháp trong việc thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp các trường tiểu học thành phố Hạ Long Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Qua bảng khảo sát 2.7cho thấy:
Về mức độ thực hiện: Trong 5 phương pháp để thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp thì có tới 3 phương pháp (1,3,4) được giáo viên dùng trong quá trình giảng dạy với mức thực hiện tương đối thường xuyên (điểm trung bình =3); phương pháp “Thảo luận” được các khách thể đánh giá là thường xuyên sử dụng với điểm trung bình X = 2.8; phương pháp “Tham quan thực tế” có tới 25 giáo viên (50%) cho rằng chưa bao giờ thực hiện, 30% ý kiến cho rằng đôi khi thực hiện và chỉ có 10 ý kiến (20%) số người được hỏi cho rằng thường xuyên sử dụng trong quá trình thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp.
Về mức độ hiệu quả khi sử dụng các phương pháp trên trong việc thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp: Có 70% ý kiến cho rằng khi thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp mà sử dụng phương pháp “tham quan thực tế” thì sẽ mang lại hiệu quả cao (xếp thứ nhất với X = 2.7), thứ hai là phương pháp trực quan với X = 2.4. Các phương pháp còn lại như điều tra, thảo luận và đóng vai được các khách thể đánh giá hiệu quả khi sử dụng trong việc thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp là không cao với điểm trung bình từ 2.0 đến 2.3.
Như vậy, qua khảo sát cho thấy nhận thức và mức độ thực hiện các phương pháp của GV các nhà trường có sự chênh lệch khá lớn: Nhận thức về các phương pháp được sử dụng khi thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp là tương đối tốt, trong đó họ đánh giá cao hiệu quả của phương pháp tham quan thực tế, tuy nhiên mức độ thực hiện phương pháp này trong quá trình giáo dục thì ngược lại. Khi trao đổi trực tiếp với GV các nhà trường chúng tôi nhận được câu trả lời: “Để thực hiện phương pháp tham quan thực tế thì GV phải bỏ rất nhiều thời gian để nghiên cứu về địa điểm, sự vật, hiện tượng mà họ đưa học sinh tới tham quan thực tế. Ngoài ra, vấn đề an toàn cho học sinh trong khi đi lại cũng là điều đáng quan tâm. Hơn nữa, hầu như các nhà trường không có kinh phí chi cho hoạt động này, chỉ có một số nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục thì mới thực hiện được hoạt động này và cũng không phải là thường xuyên”.
Điều này đặt ra cho CBQL các nhà trường trong thời gian tới phải có các biện pháp hữu hiệu để cân đối nguồn tài chính và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thực hiện tốt các hoạt động giáo dục nói chung và tổ chức cho học sinh, GV tham quan thực tế nói riêng nhằm khắc sâu kiến thức, kỹ năng đạt được trong việc thực hiện các HĐGD theo chủ đề tích hợp.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp ở các trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Quản lý việc lập kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Các nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện thực tế để lập kế hoạch quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp. Đây là một khâu quan trọng đối với kết quả giáo dục nói chung và HĐGD theo chủ đề tích hợp nói riêng. Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐGD theo chủ đề tích hợp của cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học thành phố Hạ Long, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các trường tiểu học
Kết quả điều tra ở bảng 2.8 cho thấy, việc quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các trường tiểu học thuộc thành phố Hạ Long chưa được quan tâm. Ở tất cả các nội dung được hỏi thì mức độ CBG còn chiếm tỉ lệ rất cao. Qua tìm hiểu, kế hoạch thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp của các trường không được xây dựng thành kế hoạch riêng. Đối với CBQL kế hoạch này được lồng vào trong kế hoạch năm học và kế hoạch chỉ đạo chuyên môn. Thậm chí kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả của HĐGD theo chủ đề tích hợp không cao. Mặt khác nhiều giáo viên cũng chưa có kế hoạch hoạt động tích hợp các nội dung trong từng môn học mà chỉ có bài soạn từng môn học. Nguyên nhân chủ yếu là do CBQL chỉ tập trung quản lý chuyên môn theo cách truyền thống, chưa chú ý quản lý thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp. Vì vậy, việc quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp cũng bị coi nhẹ và chưa chuyên sâu.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGD theo chủ đề tích hợp ở trường TH thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
Tổ chức thực hiện kế hoạch là một khâu trọng yếu của công tác quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các trường TH. Kết quả khảo sát về việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp ở trường TH thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh được thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các trường TH thành phố Hạ Long
Từ kết quả thống kê ở bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
- Tất cả các biện pháp tổ chức được BGH các trường đánh giá mức độ thực hiện là Tốt và Khá, không có mức độ TB.
- Có 02 biện pháp: Xác lập cơ chế phối hợp giữa BGH với các tổ bộ môn, GV trong thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp; Thống nhất về mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức tiến hành HĐGD theo chủ đề tích hợp được đánh giá ở mức Tốt là trên 60%. Điều này cho thấy có sự chỉ đạo, phối hợp của BGH tới tổ chuyên môn và giáo viên rất hiệu quả. Việc thống nhất về mục tiêu, nội dung chương trình, cách thức tiến hành HĐGD theo chủ đề tích hợp đã được các trường thực hiện đồng bộ tại các khối lớp. Đây là những biện pháp hiệu quả mà nhà quản lý cần nắm bắt kịp thời đề tiếp tục phát huy.
- Bên cạnh đó còn 03 biện pháp mới chỉ đạt ở mức thực hiện Khá đó là: Bồi dưỡng giáo viên thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua hoạt động dạy học; Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở; Xác định tiêu chuẩn khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp. Đây là các biện pháp tổ chức có tính chất tạo động lực cho thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp thì chưa được nhà trường, BGH quan tâm thỏa đáng. Như vậy muốn nâng cao chất lượng của HĐGD trong nhà trường, CBQL cần quan tâm đổi mới hình thức nội dung bồi dưỡng giáo viên, cơ chế kiểm tra giám sát. Đặc biệt quan tâm xây dựng các tiêu chuẩn khen thưởng công bằng, phù hợp góp phần thúc đẩy hoạt động giáo dục phát triển.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGD theo chủ đề tích hợp ở trường TH thành phố Hạ Long
- Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp
Để tìm hiểu thực trạng Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua các môn học, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 12 cán bộ quản lý và 50 giáo viên các nhà trường, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.10: Thực trạng hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp
Thực trạng Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua các môn học được đánh giá ở mức TX còn thấp, chưa có nội dung nào đạt đến 35%. Đặc biệt ở 02 nội dung Hướng dẫn giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp; Hướng dẫn giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua đánh giá kết quả hoạt đông giáo dục chỉ đạt 6.4%. Điều này đòi hỏi các CBQL nhà trường cần đặc biệt quan tâm trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho CBQL, GV tại nhà trường, tiếp tục đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó cần có sự chỉ đạo sát sao trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua đánh giá kết quả hoạt động giáo dục. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Các nội dung khảo sát đều được đánh giá cao ở mức ĐK từ 67,7% đến 93,6%. Điều này cho thấy Hiệu trưởng các trường chưa thật sự quan tâm, coi trọng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua dạy các môn học. Đây cũng cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng các HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các nhà trường hiện nay còn thấp.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý của các trường và thu được các thông tin sau đây:
Cô N.T.D cán bộ quản lý trường TH Quang Trung cho biết: Nhà trường chịu áp lực từ xã hội và cha mẹ học sinh về các thành tích học tập của học sinh nên CBQL nhà trường chỉ chủ yếu tập trung quản lý các hoạt động dạy học trên lớp nhằm đáp ứng tốt cho các kỳ kiểm tra. Vì vậy, chưa quan tâm nhiều đến chỉ đạo HĐGD theo chủ đề tích hợp. Mặt khác, xã hội và cha mẹ học sinh chưa thực sự coi trọng và hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của các HĐGD tích hợp. Do đó việc tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp hiện nay ở các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.
Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về HĐGD theo chủ đề tích hợp ở trường TH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của HĐGD theo chủ đề tích hợp thì cần thiết phải nâng cao năng lực giáo dục tích hợp và các kĩ năng mềm cho giáo viên. Để tìm hiểu thực trạng trên, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 62 cán bộ quản lý và giáo viên của các trường và thu được kết quả ở bảng 2.11.
Bảng 2.11: Thực trạng hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng năng lực cho GV về HĐGD theo chủ đề tích hợp
Qua bảng 2.11 cho thấy, các nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về HĐGD theo chủ đề tích hợp chưa được Hiệu trưởng các trường TH thành phố Hạ Long quan tâm thường xuyên. Đặc biệt, 5/6 nội dung có tỷ lệ đánh giá ở mức CBG còn khá cao. Đó là: Kiểm tra, đánh giá HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua đánh giá kết quả giáo dục là 54.8%; Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về HĐGD theo chủ đề tích hợp là 50%; Tổ chức HĐGD tích hợp thông qua các môn học là 38.7 %; PP giáo dục tích cực có thế mạnh trong thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp là 25.8 %. Điều này cho thấy công tác chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng GV tổ chức các HĐGD theo chủ đề tích hợp của Hiệu trưởng không được coi trọng, đồng thời cũng cho thấy chất lượng, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn hiện nay ở các nhà trường chưa hiệu quả. Việc đánh giá này chắc chắn sẽ định hướng cho CBQL các nhà trường có những thay đổi trong kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hàng năm.
Biểu đồ 2.2: Thực trạng hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng năng lực cho GV về HĐGD theo chủ đề tích hợp
Từ biểu đồ 2.3 ta thấy chỉ có duy nhất nội dung: Nâng cao nhận thức về HĐGD theo chủ đề tích hợp cho giáo viên được Hiệu trưởng các nhà trường quan tâm với tỷ lệ 50% là thường xuyên và 50% đôi khi thực hiện, các nội dung còn lại chưa được tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên đặc biệt là các nội dung 2, 3, 5 và 6 hầu như chưa được quan tâm. Các nội dung còn lại như: Tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua dạy học các môn học; PP giáo dục tích cực có thế mạnh trong thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp; Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về HĐGD theo chủ đề tích hợp; Kiểm tra, đánh giá HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua đánh giá kết quả giáo dục, không thường xuyên được đề cập đến trong việc bồi dưỡng cho giáo viên. Điều này một lần nữa khẳng định việc chỉ đạo bồi dưỡng GV tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp của CBQL trường TH thành phố Hạ Long còn nhiều bất cập.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp ở trường TH thành phố Hạ Long Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể. Khi nói về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra trong quản lý, Lê nin cho rằng quản lý mà không có kiểm tra coi như không quản lý. Trong quản lý thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng “làm ít báo cáo nhiều”, hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động.
Xếp loại tốt là những trường có sự kiểm tra thường xuyên, đánh giá chính xác việc tổ chức thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp và có rút kinh nghiệm kịp thời; xếp loại khá là những trường có sự kiểm tra, đánh giá như các trường xếp loại tốt song việc rút kinh nghiệm chưa thật tốt; xếp loại trung bình là những trường có sự kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm nhưng vẫn còn mang tính hình thức; xếp loại yếu là những trường rất ít kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm, thậm chí chưa làm công việc này.
Bảng 2.12: Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp
Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.12 cho thấy:
Các nội dung kiểm tra việc thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua môn học ở các trường TH thành phố Hạ Long chưa được Hiệu trưởng quan tâm thường xuyên. Đặc biệt, có những nội dung 100% ý kiến đánh giá Hiệu trưởng chưa quan tâm thường xuyên đó là: Lập kế hoạch tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp thông qua môn học của tổ CM.
Các nội dung còn lại tỷ lệ đánh giá mức ĐK rất cao đó là: Giáo án của giáo viên; Biên bản sinh hoạt của tổ chuyên môn về các chuyên đề tổ chức HĐGD theo chủ đề tích hợp; Sổ dự giờ của tổ trưởng chuyên môn kèm theo biên bản nhận xét đánh giá về các hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp thông qua môn học.
Qua phân tích kết quả của bảng 2.12, chúng tôi nhận thấy việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp của Hiệu trưởng các trường tiểu học thuộc thành phố Hạ Long được thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Điều này cho thấy việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp chưa được coi trọng. Chúng ta đã biết khâu kiểm tra, đánh giá là rất quan trọng trong quản lý, không có kiểm tra nghĩa là không có quản lý. Do vậy, chúng ta có thể khẳng định công tác quản lý về HĐGD theo chủ đề tích hợp tại các trường TH thành phố Hạ Long chưa hiệu quả.
2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp ở các trường tiểu học ở thành phố Hạ Long
2.5.1. Đánh giá chung Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Căn cứ vào báo cáo tổng kết năm học của 5 trường tiểu học được khảo sát; Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng đã nêu ở trên có thể đi đến một số đánh giá về công tác quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp ở các trường TH thành phố Hạ Long như sau:
Ưu điểm
- Các cán bộ quản lý và giảng viên đã có nhận thức đúng về HĐGD theo chủ đề tích hợp.
- Vào đầu mỗi năm học, Phòng GD&ĐT thành phố làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị cho CB,GV; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, chuyên đề, hội thảo tạo cơ hội cho CBQL, GV trao đổi rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục; chỉ đạo chặt chẽ việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp đã được CBQL, GV thực hiện và làm tốt ở nội dung thống nhất quan điểm chỉ đạo từ BGH đến giáo viên về mục tiêu, nội dung.
- Giáo viên đã áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực như: đóng vai, thảo luận, điều tra…
- Nhà trường quản lý chặt chẽ việc thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Trong năm học vừa qua không có tình trạng CBQL, giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, chế độ làm việc, vi phạm việc thực hiện chương trình cũng như các chính sách đối với CBQL, giáo viên.
- Đa số học sinh rất thích thú với HĐGD theo chủ đề tích hợp.
Hạn chế
- Khả năng tự rèn luyện, tự học của học sinh tiểu học chưa cao.
- Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, chậm đổi mới về phương pháp, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp chưa được quan tâm thường xuyên ở một số nội dung như: công tác lập kế hoạch giáo dục qua môn học, chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về tổ chức các HĐGD theo chủ đề tích hợp, công tác kiểm tra đánh giá kết quả các HĐGD theo chủ đề tích hợp.
- Sự kiểm tra, đôn đốc của Hiệu trưởng đối với HĐGD theo chủ đề tích hợp chưa được chú trọng.
- Công tác chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục làm chưa tốt, việc huy động các lực lượng giáo dục (GV chủ nhiệm; cán bộ Đội; các tổ chức đoàn thể của địa phương; hội cha mẹ HS…) tham gia, hỗ trợ cho hoạt động này chưa hiệu quả.
2.5.2. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
- a) Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức của CBQL ở các trường TH thành phố Hạ Long là tương đối cao song công tác tuyên truyền để giáo viên, phụ huynh và học sinh hiểu về vai trò, tác dụng của HĐGD tích hợp theo chủ đề đối với sự phát triển toàn diện của học sinh thì chưa hiệu quả. Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng có sự nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên, sự hạn chế trong nhận thức của phụ huynh và học sinh đối với vai trò của giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Nhiều trường tiểu học trong thành phố Hạ Long có tình trạng nhà quản lý còn đặt các HĐGD theo chủ đề tích hợp vào vị trí thứ yếu, chỉ lồng ghép vào các hoạt động là chủ yếu, chưa quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp thông qua các môn học nên dẫn đến chưa có biện pháp chỉ đạo thường xuyên đối với tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp qua các môn học.
Từ chỗ chưa coi trọng HĐGD theo chủ đề tích hợp nên đa số CBQL của các trường tiểu học thành phố Hạ Long chưa thường xuyên làm tốt công tác xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết cho hoạt động, chỉ làm qua loa đại khái, đảm bảo có về hình thức (qua khảo sát mới chỉ có 16.7% CBQL và 20% GV đánh giá CBQL các nhà trường thường xuyên xây dựng kế hoạch HĐGD theo chủ đề tích hợp). Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có nghiệp vụ tổ chức các HĐGD theo chủ đề tích hợp làm chưa tốt (có 33.6% CBQL và không có giáo viên nào đánh giá CBQL nhà trường thường xuyên xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng về HĐGD theo chủ đề tích hợp) bởi lý do rất nhiều nhà quản lý nghĩ rằng không cần thiết, do coi giáo dục tích hợp là thứ yếu nên việc kiểm tra đánh giá của người quản lý chỉ là hình thức, chưa quan tâm đánh giá một cách thực chất để rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau làm tốt hơn.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đã đảm bảo được số lượng và đã đạt chuẩn đào tạo nhưng thực tế chất lượng không đồng đều. Một số giáo viên ngại đổi mới dẫn đến năng lực tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp chưa đáp ứng được các yêu cầu hiện nay nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Học sinh là đối tượng của các hoạt động này cũng chưa chủ động, tích cực thường xuyên trong việc tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp mà nhà trường tổ chức.
- b) Nguyên nhân khách quan Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
Nhà trường chịu áp lực của cha mẹ học sinh, của xã hội về thành tích học tập của học sinh. Xã hội nhìn nhận đánh giá thành tích học tập học sinh chủ yếu căn cứ vào kết quả về mặt kiến thức coi nhẹ rèn luyện năng lực, phẩm chất. Điều này đã khiến các nhà trường chỉ tập trung vào hoạt động dạy-học truyền thống, ít quan tâm tới HĐGD theo chủ đề tích hợp, hoạt động ngoại khóa và các hoạt động sinh hoạt khác ngoài nhà trường. Cơ sở vật chất, kinh phí hạn hẹp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp hiện nay ở các nhà trường.
Công tác phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức cá nhân ở địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục chưa được được chặt chẽ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp trong các nhà trường. Vấn đề này, khi trao đổi trực tiếp với Cô giáo N.L.H, cán bộ quản lý trường Tiểu học Lê Hồng Phong chúng tôi được biết: Trong những năm qua công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh là chưa tốt. Nhà trường tiếp xúc với PHHS thông qua 3 cuộc họp định kỳ đầu năm học, cuối kỳ I và cuối năm học. Nội dung chủ yếu thông báo chất lượng giáo dục, các khoản thu góp của nhà trường tới PHHS hoặc các cuộc tiếp xúc với PHHS khi có giấy mời của nhà trường cần trao đổi khi HS chưa chăm ngoan trong học tập. Đặc biệt công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc tổ chức các HĐGD theo chủ đề tích hợp cho HS hầu như chưa được các nhà trường và các lực lượng thực hiện.
Kết luận chương 2
Qua điều tra khảo sát, phỏng vấn, quan sát thực tế ở 5 trường tiểu học thành phố Hạ Long, gồm các đối tượng là CBQL, giáo viên và học sinh về: Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về vị trí, vai trò của HĐGD theo chủ đề tích hợp; thực trạng xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục theo chủ đề tích hợp ở các trường TH thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh; thực trạng quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp cho thấy: Hiện nay, việc thực hiện HĐGD theo chủ đề tích hợp trong các nhà trường vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa được giáo viên và cán bộ quản lý quan tâm thường xuyên. Nguyên nhân là do sự nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận giáo viên và học sinh của các trường; CBQL ở các trường chưa đặt HĐGD theo chủ đề tích hợp vào đúng vị trí dẫn đến việc hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức. Vì chưa coi trọng HĐGD theo chủ đề tích hợp nên trong công tác quản lý chưa tiến hành thường xuyên, từ việc xây dựng chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, huy động các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý HĐGD theo chủ đề tích hợp và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong các nhà trường. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục theo chủ đề tích hợp
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com