Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội – văn hóa của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Bến Cát trước năm 1975 là một quận thuộc tỉnh Bình Dương. Ngày 23 tháng 7 năm 1999, huyện Bến Cát tách thành hai huyện: Bến Cát và Dầu Tiếng.Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP tách huyện Bến Cát thành thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Thị xã Bến Cát có 5 phường: Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Tân Định, Mỹ Phước, Thới Hòa và 3 xã: An Điền, An Tây và Phú An.

Về vị trí địa lý, phía Bắc thị xã Bến Cát giáp huyện Bàu Bàng, phía tây giáp huyện Dầu Tiếng, phía đông giáp huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên, phía nam giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Trung tâm thị xã Bến Cát cách thành phố Thủ Dầu Một 20km và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km. Thị xã Bến Cát nằm về phía bắc tỉnh Bình Dương có vị trí chiến lược là cửa ngõ giao thương quan trọng đối với khu vực Đông Nam bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng, thông qua các trục giao thông chính, bao gồm: quốc lộ 13; đường Mỹ Phước – Tân Vạn; đường Vành đai 4; và 4 trục giao thông đường tỉnh (ĐT 741, ĐT 744, ĐT 748, ĐT 749A).

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 của Bến Cát đạt 21%/năm. Trên địa bàn thị xã, hiện có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.030 ha, thu hút gần 3300 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Lĩnh vực dịch vụ đã thu hút rất nhiều dự án đầu tư phát triển hệ thống các khu đô thị, kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân. Đời sống thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Mức tăng dân số bình quân giai đoạn 2015-2017 ở Bến Cát là 5,4%. Thị xã Bến Cát cũng đã quy hoạch 37 khu dân cư đô thị với diện tích gần 2.800 ha, đầu tư xây dựng gần 1400 căn nhà ở xã hội phục vụ công nhân. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non thị xã Bến Cát

Về quy mô phát triển:

  • Số trường MN MG 43 trường (công lập 9, tư thục 34) tăng 5 trường ngoài công lập so với năm học trước;
  • Số Nhóm trẻ – Lớp MG độc lập 108, tăng 06 nhóm lớp so với năm học trước;
  • Số nhóm trẻ gia đình 19 nhóm, tăng 03 nhóm so với năm học trước;
  • Số cơ sở nuôi giữ trẻ: 4 cơ sở.
  • Tổng số nhóm lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non 545 (công lập 96, ngoài công lập 449), tăng 31 nhóm lớp so với năm học trước.
  • Tổng số trẻ 16.814 trẻ (công lập 4036, ngoài công lập 12.778), tăng 122 trẻ so với năm học trước (công lập giảm 366 trẻ, ngoài công lập tăng 488 trẻ). Nguyên nhân trẻ tăng ít: Nhu cầu gửi con em của công nhân lao động nhập cư không cao như những năm học trước. Tỷ lệ trẻ đến trường lớp mầm non ngoài công lập chiếm 76%.
  • Số lớp MG 5 tuổi 97 lớp, số trẻ MG 5 tuổi 4.040 trẻ (công lập 2.009 trẻ, ngoài công lập 20.31 trẻ), giảm 1 lớp và giảm 455 trẻ.

Tỷ lệ huy động:

  • Trẻ nhà trẻ trên địa bàn đến trường 1.605/3.985 cháu – tỷ lệ 40,3%, tăng 2,3% so với năm học trước và đạt so với chỉ tiêu năm học 2018-2019 (40%).
  • Trẻ MG trên địa bàn đến trường 8.562/8.806 cháu – tỷ lệ 97.2%, tăng 1,7% so với năm học trước, vượt 0,2% so với chỉ tiêu năm học 2018-2019 (97%)..
  • Trẻ 5 tuổi trên địa bàn đến trường 3.358/3.358– tỷ lệ 100%, đạt so với chỉ tiêu.

Để đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường lớp mầm non ở các khu-cụm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ trẻ. UBND thị xã cùng với ngành Giáo dục tích cực hổ trợ, kêu gọi xã hội hóa giáo dục xây dựng các trường mầm non tư thục trong các khu-cụm công nghiệp trên địa bàn: An Tây, Thới Hòa, Phú An, đến nay đã có 02 trường đi vào hoạt động (MN Mầm Xanh – Phú An và MN Bé Ngoan – An Tây). Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG và quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG trên địa bàn TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Địa bàn thị xã Bến Cát có 34 trường MN tư thục, để tổ chức nghiên cứu thực trạng về quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non, người nghiên cứu đã chọn ra 15 trường mầm non tư thục đại diện cho 8 xã phường thuộc địa bàn thị xã Bến Cát. Cụ thể 15 trường được phân chia theo địa bàn như sau: Phường Mỹ Phước: Trường mầm non Sơn Ca và mầm non Phù Đổng; phường Thới Hòa: Mầm non Tương Lai và mầm non Tuổi Ngọc; Phường Hòa Lợi: mầm non Trâm Anh và mầm non Hoàng An; Phường Chánh Phú Hòa: mầm non Hoa Thủy Tiên và mầm non Sen Hồng; Phường Tân Định: mầm non Tuổi Thần Tiên 2 và mầm non Ánh Sao; Xã An Điền: mầm non Hoa Thiện Mỹ và mầm non Cát Tiên; xã An Tây: mầm non Bé Ngoan, mầm non Trúc Ngọc Lam; xã Phú An: mầm non Mầm Xanh.

Để tiến hành điều tra về Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo và quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại 15 trường MN tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát các ý kiến của các cán bộ, giáo viên và PHHS tại 15 trường trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Sau đó, tác giả thu thập bảng khảo sát, kiểm tra những phiếu không hợp lệ, đồng thời tiến hành làm sạch thông tin, mã hoá các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. Việc khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi soạn sẵn và được gửi trực tiếp cho các cá nhân là các CBQL, giáo viên, PHHS tại 15 trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Số bảng câu hỏi được gửi đi khảo sát tổng cộng là 200 bảng. Kết quả nhận lại 200 bảng, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 200 bảng hợp lệ và 0 bảng không hợp lệ. Cuối cùng có 200 bảng được sử dụng cho nghiên cứu, đạt tỷ lệ 100 %. Do đó, mẫu điều tra được chọn là 200 mẫu hợp lệ và và đầy đủ thông tin, phù hợp với yêu cầu nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu. Tác giả tóm tắt thống kê tổng số CBQL và GV được khảo sát trên địa bàn qua bảng sau:

2.2.1. Mẫu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Thống kê sơ lược các thông tin cá nhân của các cán bộ, giáo viên tham gia khảo sát, ta được kết quả như sau:

2.2.2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích khảo sát thực trạng là để phân tích, đánh giá đúng đắn và khách quan, để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện hoạt động giáo dục cũng như trong công tác quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là cơ sở khoa học giúp nhà nghiên cứu tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, đặc biệt là hiệu quả trong công tác quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

2.2.3. Nội dung nghiên cứu

Luận văn tiến hành khảo sát, lấy ý kiến qua phiếu hỏi và phỏng vấn đối với cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh tại 15 trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát với các nội dung bao gồm: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh trong công tác quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Đánh giá mục đích giáo dục tính tự lập cho trẻ MG trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Đánh giá mức độ thường xuyên và kết quả thực hiện các nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ MG; Đánh giá mức độ thường xuyên và kết quả thực hiện của hình thức giáo dục tính tự lập cho trẻ MG;

Các nội dung lấy ý kiến qua phiếu hỏi và phỏng vấn dành riêng cho CBQL và GV bao gồm: Đánh giá mức thường xuyên và kết quả thực hiện của phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ MG; Đánh giá mức thường xuyên và kết quả thực hiện của công tác kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của trẻ về tính tự lập cho trẻ MG; Công tác lập kế hoạch Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Tổ chức thực hiện kế hoạch Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Chỉ đạo thực hiện Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Công tác kiểm tra đánh giá thực hiện Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Qua đó, để thực hiện các nội dung trên luận văn tiến hành khảo sát tại các trường: đã chọn ra 15 trường mầm non (Trường mầm non Sơn Ca, mầm non Phù Đổng, Mầm non Tương Lai, mầm non Tuổi Ngọc, mầm non Trâm Anh, mầm non Hoàng An, mầm non Hoa Thủy Tiên, mầm non Sen Hồng, mầm non Tuổi Thần Tiên 2, mầm non Ánh Sao, mầm non Hoa Thiện Mỹ, mầm non Cát Tiên, mầm non Bé Ngoan, mầm non Trúc Ngọc Lam; mầm non Mầm Xanh).

2.2.4. Cách thực hiện

  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Người nghiên cứu tiến hành phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi cho 15 trường MN tư thục trên địa bàn Thị xã Bến Cát (8 xã phường, mỗi xã phường 2 trường đại diện, riêng xã Phú An chỉ có 01 đại diện MN NCL: Phường Mỹ Phước, Phường Thới Hòa, phường Hòa Lợi, phường Chánh Phú Hòa, phường Tân Định, xã An Điền, xã An Tây, xã Phú An).

Bảng hỏi khảo sát được xây dựng từ kết quả nghiên cứu lý luận, sau khi thiết kế bảng hỏi khảo sát xong người nghiên cứu tiến hành gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng liên quan, bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh của các trường MN tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát. Các phiếu hỏi được gửi đến cán bộ quản lý, giáo viên theo cách phân tầng và phụ huynh học sinh theo cách ngẫu nhiên trong tháng 5 năm 2020. Phiếu hỏi được tác giả trực tiếp đến trường phát tận tay CBQL và giáo viên đánh giá sau đó thu lại trực tiếp trong ngày. Nội dung phiếu điều tra số 1 bao gồm:

Phần 1: Thực trạng Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Phần này bao gồm 06 câu hỏi. Cụ thể: Câu 1: Tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MN cụ thể theo 5 mức: rất quan trọng, quan trọng, phân vân, ít quan trọng, không quan trọng. Câu 2: Khảo sát về mục đích của Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MN cụ thể theo 5 mức: rất đồng ý, đồng ý, phân vân, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý. Câu 3,4,5,6: Khảo sát mức độ thường xuyên và kết quả thực hiện của các nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra – đánh giá trong Hoạt động giáo dục tính tự lập theo 5 mức: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không thực hiện và rất tốt, tốt, trung bình, yếu, kém. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Phần 2: Thực trạng quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Phần này bao gồm 5 câu hỏi. Cụ thể: Câu 1,2,3,4: Khảo sát mức độ thường xuyên và kết quả thực hiện của công tác quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập gồm 4 nhóm công việc tương ứng với 4 chức năng quản lý đánh giá theo 5 mức: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không thực hiện và rất tốt, tốt, trung bình, yếu, kém. Câu 5: Khảo sát những yếu tố tạo thuận lợi và gây khó khăn cho quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập theo 5 mức: Rất nhiều, nhiều, vừa, ít, không.

Nội dung phiếu điều tra số 2: Thực trạng Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Phần này bao gồm 5 câu hỏi. Cụ thể: Câu 1: Tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ cụ thể theo 5 mức: rất quan trọng, quan trọng, phân vân, ít quan trọng, không quan trọng. Câu 2: Khảo sát về mục đích của Hoạt động giáo dục tính tự lập cụ thể theo 5 mức: rất đồng ý, đồng ý, phân vân, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý. Câu 3,4,5: Khảo sát mức độ thường xuyên và kết quả thực hiện của các nội dung, hình thức thực hiện Hoạt động giáo dục tính tự lập theo 5 mức: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không thực hiện và rất tốt, tốt, trung bình, yếu, kém.

Sử dụng thang đo Likert lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó tùy theo thang đo sẽ cho thấy điểm trung bình cộng như sau: Thang 5 mức: Lấy điểm cao nhất của thang đo (là 5) trừ đi điểm thấp nhất của thang đo (là 1) và chia cho 5 mức. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0,8. Từ đó, các mức độ của thang đo được thể hiện dưới bảng sau:

  • Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn 12 người của 15 trường gồm: đại diện BGH (Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên môn) và Tổ trưởng chuyên môn. Tác giả trực tiếp gặp người được phỏng vấn ở nơi làm việc và ghi tóm tắt nội dung câu trả lời trong biên bản phỏng vấn. Những thông tin thu được sẽ xử lý theo phương pháp định tính. Công cụ dùng là phiếu phỏng vấn được thể hiện chi tiết ở phụ lục 3. Nội dung phiếu phỏng vấn (phụ lục 3 ).

Phần 1 từ câu 1-5, hỏi về thực trạng Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Phần 2 từ câu 5-8, hỏi về thực trạng quản lí Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Phần 3 từ câu 9-13, hỏi về biện pháp quản lí Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

  • Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Tác giả nghiên cứu sản phẩm là kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch tổ khối của tổ trưởng chuyên môn và kế hoạch giáo dục năm, kế hoạch tuần của giáo viên tại 15 trường mầm non mà tác giả nghiên cứu.

Tác giả nghiên cứu đại diện 15 kế hoạch giáo dục năm học của 15 trường thông qua việc liên hệ trực tiếp và gửi mail kế hoạch. Nghiên cứu đại diện mỗi đơn vị 1 kế hoạch giáo dục năm, tuần của lớp. Dựa trên các nội dung của quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo xem các nội dung giáo dục tính tự lập có được đưa vào trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của đơn vị hay không, hàng ngày giáo viên có đưa nội dung giáo dục tính tự lập vào kế hoạch hay không.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Để đánh giá đúng thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường MN tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi 25 CBQL, 175 giáo viên và 200 PHHS của 15/34 trường trên địa bàn. Qua khảo sát với câu hỏi: “Quý thầy/cô/phụ huynh vui lòng cho biết ý kiến về tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo?” Tác giả đã nhận được ý kiến trả lời như sau:

Theo kết quả bảng 2.4 trên cho thấy hầu hết CBQL, GV và PHHS đều có xu hướng nhận thức tích cực về tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục tính tự lập đối với trẻ mẫu giáo. Cụ thể có 37% CBQL, GV và 38% phụ huynh đánh giá rất cao tầm quan trọng của hoạt động này. Chiếm đa số có 47% CBQL, GV và 46% PHHS nhận thức Hoạt động giáo dục tính tự lập là quan trọng với trẻ mẫu giáo. Số ít có 11% CBQL, GV và 12% PHHS đang cảm thấy phân vân về tầm quan trọng của hoạt động và chiếm thiểu số có 5% CBQL, GV và PHHS cho rằng Hoạt động giáo dục tính tự lập ít quan trọng với trẻ mẫu giáo. Không có CBQL, GV và PHHS nào đánh giá hoạt động này “không quan trọng”. Chúng tôi đã ghi nhận được một số ý kiến như sau: “HĐGDTTL không còn mới mẻ trong giáo dục mầm non hiện nay. Trong xu thế phát triển của nền giáo dục thì việc tăng cường các Hoạt động giáo dục tính tự lập ở nhà trường là hoàn toàn đúng đắn. Chính vì vậy, việc quản lí các hoạt động này rất quan trọng, bởi đây là một hoạt động không thể thiếu trong việc giáo dục nhân cách trẻ” (QL001), “Là một GV trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy khi các bé được giáo dục TTL sớm, các em rất hứng thú, tích cực. Đa số trẻ mầm non đều muốn tự làm việc này việc kia và kết quả các bé làm rất tốt so với suy nghĩ của chúng ta. Trẻ có tính tự lập sẽ nhanh chóng hình thành các kỹ năng sống và phẩm chất khác tốt hơn những trẻ không tự lập.” (GV001) Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

2.3.2. Thực trạng nhận thức về mục đích giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Qua kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về mục đích giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo ở bảng 2.5 cho thấy: Hầu hết CBQL, GV đều có sự nhất trí cao với mục đích giáo dục TTL cho trẻ MG. Đa số lựa chọn mức “Rất đồng ý” với tất cả 04 mục đích giáo dục TTL, ĐTB chung là 4.28 và dao động giữa các mục đích giáo dục là 4.23 – 4.38. ĐLC dao động 0.507 – 0.718 cho thấy sự tập trung ý kiến lựa chọn khá cao.

Đa số PHHS thì thể hiện sự “Phân vân” trong lựa chọn với ĐTB chung là 3.14 và dao động giữa các mục đích giáo dục là 3.01 – 3.60. Trong đó, nội dung 03 được đa số phụ huynh lựa chọn mức “Đồng ý”. Độ lệch chuẩn dao động từ 0.610 – 0.868 cho thấy có sự phân tán trong ý kiến của phụ huynh giữa các nội dung.

2.3.3. Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các nội dung giáo dục trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Bảng 2. 6: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các nội dung giáo dục trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với CBQL, GV)

Qua khảo sát cho thấy:

  • độ tuổi 5 – 6 tuổi: Hầu hết CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạt mức “Rất thường xuyên” (ĐTB 4.31 – 4.44) và kết quả thực hiện các nội dung GDTTL đạt mức “Rất tốt” (ĐTB 4.24 – 4.48). ĐLC dao động 0.515 – 0.628 cho thấy sự tập trung ý kiến rất cao. Xếp thứ 1 trong việc đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung GDTTL cho trẻ MG.
  • độ tuổi 4 – 5 tuổi các nội dung GDTTL được đánh giá mức độ thực hiện “Thường xuyên” (ĐTB 3.5 – 3.62) và kết quả thực hiện “Tốt” (ĐTB 3.56 – 3.59). ĐLC dao động 0.621- 0.810 cho thấy có sự phân tán các ý kiến đánh giá giữa CBQL và GV.
  • trẻ 3 – 4 tuổi các nội dung GDTTL có mức độ thực hiện là “Thỉnh thoảng” (ĐTB 2.99 – 3.14) và kết quả “Trung bình” (ĐTB 3.02 – 3.22). ĐLC 0.762 – 0.873 cho thấy các ý kiến không tập trung, có sự phân tán trái ngược nhau trong ý kiến cao. Độ tuổi này mức độ thực hiện cũng như kết quả thực hiện các nội dung GDTTL cho trẻ MG đánh giá xếp thứ 3 thấp nhất trong lứa tuổi MG. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Bảng 2. 7: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các nội dung giáo dục trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với PHHS)

Qua kết quả khảo sát bảng 2.7 cho thấy đa số PHHS có ý kiến tương đối đồng nhất với CBQL và GV về đánh giá nội dung GDTTL cho trẻ từng lứa tuổi. Đa số đánh giá mức độ thực hiện chung ở mức ”Thường xuyên” ( ĐTB chung 3.63) và kết quả thực hiện ”Tốt” (ĐTB chung 3.90). Cụ thể ý kiến đánh giá của PHHS về các nội dung GDTTL ở từng lứa tuổi đều đồng nhất với kết quả khảo sát của CBQL và GV. Qua khảo sát có thể thấy giữa các độ tuổi trong lứa tuổi MG có sự đánh giá mức độ thực hiện và kết quả khác nhau, tuy nhiên đa phần các ý kiến chọn lựa đều tương đối tập trung, đồng nhất.

2.3.4. Thực trạng các hình thức giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Bảng 2. 8: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các hình thức giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với CBQL, GV)

Kết quả khảo sát bảng 2.8 cho thấy: Nội dung “GDTTL cho trẻ MG ở trường MN thông qua chế độ sinh hoạt” được đa số CBQL và GV đánh giá hình thức này mức “Rất thường xuyên” (ĐTB 4.38) và kết quả thực hiện “Rất tốt” (ĐTB 4.3). ĐLC dao động 0.562 – 0.574 thể hiện ý kiến đánh giá tập trung cao. Hình thức này xếp thứ 01 trong ý kiến lựa chọn của CBQL và GV. Nội dung “GDTTL cho trẻ MG ở trường MN thông qua hoạt động học và hoạt động lao động” được hầu hết CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện “Thỉnh thoảng” (ĐTB 3.09 – 3.14) và kết quả thực hiện mức “Trung bình” (ĐTB 3.07 – 3.17).

2 hình thức còn lại có sự trái chiều trong đánh giá giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện của các hình thức GDTTL. Cụ thể: “Hình thức GDTTL cho trẻ MG ở trường MN thông qua hoạt động vui chơi” được đa số CBQL và GV đánh giá tổ chức “Thường xuyên” (ĐTB 3.47) nhưng kết quả thực hiện mức “Trung bình” (ĐTB 3.27). “Hình thức GDTTL thông qua hoạt động ngoại khóa” thì ngược lại, được đa số CBQL và GV đánh giá mức tổ chức thực hiện “Thỉnh thoảng” (ĐTB 3.32) nhưng kết quả “Tốt” (ĐBT 3.47). ĐLC dao động 0.575 – 0.788 cũng thể hiện sự trái chiều, phân tán trong sự lựa chọn của CBQL và GV. Bảng 2. 9: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các hình thức giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với PHHS) Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Kết quả khảo bảng 2.9 thể hiện: Cao nhất là “hình thức GDTTL thông qua chế độ sinh hoạt” được đánh giá mức độ thực hiện “Rất thường xuyên” (ĐTB 4.34) và kết quả thực hiện “Rất tốt” (ĐTB 4.37). ĐLC dao động 551 – 562 cho thấy ý kiến thống nhất cao. Các “hình thức GDTTL thông qua hoạt động vui chơi và ngoại khóa” được đánh giá tổ chức “Thường xuyên” (ĐTB 3.56) và kết quả thực hiện “Tốt” (ĐTB 3.5 – 3.57). ĐLC 0.655 – 0.837 cho thấy các ý kiến có sự phân tán không cao.

“Hình thức GDTTL cho trẻ MG ở trường MN thông qua hoạt động học và lao động” cũng được PHHS đánh giá thấp với mức thực hiện “Thỉnh thoảng” (ĐTB 3.14 – 3.19) và kết quả “Trung bình” (ĐTB 3.06 – 3.13). ĐLC dao động 0.766 – 0.829 thể hiện các ý kiến trái chiều khi đánh giá 2 hình thức này.

2.3.6. Thực trạng các phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Bảng 2. 10: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các phương pháp giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với CBQL, GV)

Kết quả bảng khảo sát 2.10 cho thấy: CBQL và GV lựa chọn phương pháp nêu gương – đánh giá và phương pháp thực hành trải nghiệm với mức độ thực hiện “Rất thường xuyên” (TBC 4.34 – 4.44) và kết quả thực hiện “Rất tốt” (TBC 4.29 – 4.3). Nhóm phương pháp dùng lời nói được lựa chọn mức độ thực hiện “Thường xuyên” (ĐTB 3.47) và kết quả thực hiện “Tốt” (ĐTB 3.47). Nhóm phương pháp trực quan minh họa và nhóm giáo dục bằng tình cảm, khích lệ được đánh giá mức độ thực hiện là “Thỉnh thoảng” (TBC 3.09 – 3.14), kết quả đánh giá mức “Trung bình” (TBC 3.1 và 3.18). Nhìn chung khi đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp đa số CBQL và GV có sự thống nhất, tập trung ý kiến cao (ĐLC TB 0.659). Tuy nhiên, khi đánh giá kết quả thực hiện các nhóm phương pháp thì họ có sự phân tán ý kiến (ĐLC TB 0.706)

2.3.7. Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Bảng 2. 11: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá trong Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với CBQL, GV) Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Kết quả bảng 2.11 khảo sát thể hiện đa số CBQL và GV đánh giá công tác kiểm tra đánh giá HĐGD TTL theo tháng ( chủ đề) và công tác kiểm tra đánh giá Hoạt động giáo dục tính tự lập theo giai đoạn (cuối độ tuổi) có sự trái chiều ý kiến về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, cụ thể như sau: Nội dung kiểm tra đánh giá Hoạt động giáo dục tính tự lập theo tháng (cuối chủ đề) được đánh giá mức thực hiện là “ Rất thường xuyên” (ĐTB 4.31) và kết quả được đánh giá mức “Tốt” (ĐTB 3.47). Còn nội dung kiểm tra đánh giá Hoạt động giáo dục tính tự lập theo giai đoạn (cuối độ tuổi) được tổ chức thực hiện ở mức “Thường xuyên” (ĐTB 3.47) và kết quả thực hiện “ Rất tốt” (ĐTB 4.31). Nội dung kiểm tra, đánh giá Hoạt động giáo dục tính tự lập theo ngày và qua khai thác thông tin phụ huynh được đánh giá mức thực hiện “Thỉnh thoảng” (ĐTB 3.09 – 3.14) và kết quả thực hiện được đánh giá “Trung bình” (ĐTB 3.1 – 3.18).

Qua phỏng vấn sâu một số CBQL và GV về thực trạng nhận thức công tác kiểm tra đánh giá Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG ở trường mầm non ghi nhận thêm nhiều ý kiến: “Nhà trường thường sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá TTL của trẻ: hàng ngày trong kế hoạch giáo dục ngày, đánh giá theo giai đoạn: cuối chủ đề theo các mục tiêu của chủ đề và cuối độ tuổi theo bộ chuẩn. Tuy nhiên, hình thức được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả là đánh giá theo tháng vào cuối chủ đề” (GV001), “Theo trường tôi, kiểm tra đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục tính tự lập thường được tổ chức dưới các hình thức: Kiểm tra kết quả đánh giá cuối chủ đề xem trẻ thực hiện đạt hay không để đưa vào điều chỉnh, Kiểm tra cuối độ tuổi theo mục tiêu giáo dục năm học đặt ra. Ngoài ra còn khai thác thêm thông tin từ phụ huynh về trẻ để đánh giá, tuy nhiên, không thường xuyên và hiệu quả không cao”(GV004),

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non

Khảo sát thực trạng quản lí Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG tại các trường MN NCL ở thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương được tiến hành theo các chức năng quản lý như sau:

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch lồng ghép Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Xây dựng kế hoạch lồng ghép Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG phải căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non, nhiệm vụ năm học, kế hoạch giáo dục năm học từng lứa tuổi, điều kiện cụ thể của nhà trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch một cách khoa học và có chất lượng. Song trên thực tế, việc xây dựng kế hoạch lồng ghép HĐGDTTL cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi trên 200 CBQL và GV, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2. 12: Thực trạng xây dựng kế hoạch lồng ghép hoạt động giáo dục tính tính tự lập cho trẻ trong trường mầm non

  • Thực hiện các bước của lập kế hoạch Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Kết quả ở bảng 2.12 thể hiện rằng:

Nội dung I. Xác định các nội dung chính của lập kế hoạch được chia làm 6 nội dung nhỏ, nội dung 1.4 được đánh giá mức thực hiện cao nhất “Rất thường xuyên” (ĐTB 4.31), tuy nhiên kết quả thực hiện của nội dung này chỉ đánh giá ở mức “Trung bình”. ĐLC giữa 2 mức đánh giá dao động 0.515 – 0.609 cho thấy sự tập trung ý kiến đồng tình với đánh giá trên rất cao. Nội dung 1.2 và 1.4 được đánh giá mức độ thực hiện “Thường xuyên” (ĐTB 3.62 và 3.5) và kết quả thực hiện đạt mức “Tốt” ( ĐTB 3.46 – 4.14). Các nội dung 1.1;1.5;1.6 đánh giá mức độ thực hiện “Thi thoảng” (ĐTB 2.97 – 3.14) nhưng kết quả thực hiện nội dung 1.6 được đánh giá “Tốt” còn kết quả nội dung 1.1 và 1.5 đánh giá mức “Trung bình”. Điều này cho thấy sự trái chiều trong ý kiến đánh giá giữa mức độ thực hiện và kết quả ở khảo sát nội dung này.

Nội dung II. Thực hiện các bước của lập kế hoạch được chia 5 nội dung nhỏ, trong đó nội dung 2.1 được đánh giá có mức độ thực hiện tốt nhất “Rất thường xuyên” (ĐTB 4.34) và kết quả thực hiện “Tốt) (ĐTB 3.5). Nội dung 2.3 và 2.5 có mức độ thực hiện đánh giá “Thường xuyên” (ĐTB 3.5 và 3.63), kết quả thực hiện 2 nội dung này đạt mức “Tốt” (ĐTB 3.46 và 3.47). Ở nội dung 2.2 và 2.4 mức độ thực hiện đánh giá “Thỉnh thoảng” (ĐTB 3.09 và 3.14), kết quả thực hiện 2 nội dung này mức “Trung bình” (ĐTB 2.97 và 3.14).

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch lồng ghép hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Tổ chức thực hiện kế hoạch lồng ghép Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ được xem là quá trình phân công nhiệm vụ cho các tổ khối, cá nhân, hướng dẫn chi tiết các nội dung thực hiện trong từng giai đoạn tổ chức hoạt động, tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ phận nhằm giúp cho Hoạt động giáo dục tính tự lập đạt được hiệu quả cao nhất.

Bảng 2. 13: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch lồng ghép hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức thực hiện Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG được đánh giá ở mức “Thường xuyên”’ (ĐTB chung là 3.63) và kết quả thực hiện được đánh giá ở mức “ Tốt” (ĐTB chung là 3.56). Độ lệch chuẩn từ 0.654 đến 0.715 cho thấy có sự phân tán ý kiến giữa các nội dung nhưng rất ít. Trong đó, nội dung “Xác định công việc cho các lực lượng giáo dục trong trường” được đánh giá thực hiện “Rất thường xuyên” (ĐTB 4.43) và đánh giá kết quả “Rất tốt” (ĐTB 4.31).

Nội dung “Quy định nhiệm vụ và quyền hạn cho các lực lượng giáo dục trong trường” và Hiệu trưởng tham gia học tập và chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về HĐGD TTL cho trẻ MG” được đánh giá mức độ thực hiện “Thường xuyên” (ĐTB 3.62 và 3.49) đồng thời kết quả thực hiện được đánh giá mức “Tốt” (ĐTB 3.43). Nội dung “Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường” bị đánh giá mức độ thực hiện «Thỉnh thoảng» (ĐTB 2.97) và kết quả «Trung bình» (ĐTB 3.05).

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch lồng ghép hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường MN tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Bảng 2. 14: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch lồng ghép hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

Kết quả khảo sát nhìn chung cho thấy việc chỉ đạo thực hiện Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG được đánh giá ở mức “Thường xuyên” (ĐTB chung là 3.516) và kết quả thực hiện được đánh giá ở mức “Tốt” (ĐTB chung là 3.415). Độ lệch chuẩn từ 0.666 – 0.674 cho thấy sự tập trung cao ý kiến đánh giá của CBQL và GV. Tuy nhiên, giữa các nội dung chỉ đạo có sự chênh lệch về mức độ đánh giá như sau: Nội dung “Ra các quyết định về Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG trong trường MN””Tổng kết việc thực hiện kế hoạch Hoạt động giáo dục tính tự lập” được đánh giá cao có mức độ thực hiện “Rất thường xuyên” (ĐTB 4.34 và 4.44) cùng với kết quả thực hiện được đánh giá mức “ Rất tốt” và “ Tốt” ( ĐTB 4.43 và 3.47). Một số nội dung có sự đánh giá thấp: “Giám sát và thúc đẩy các lực lượng giáo dục ở trường”;”Giám sát và thúc đẩy cha mẹ trẻ”;”Phát động phong trào, khuyến khích GV thực hiện kế hoạch đúng tiến độ và hiệu quả”, ”Yêu cầu GV báo cáo thông tin về Hoạt động giáo dục tính tự lập theo học kỳ” có mức độ thực hiện ”Thỉnh thoảng” (ĐTB dao động 2.97 – 3.18) và kết quả thực hiện mức ”Trung bình” (ĐTB dao động 2.97 – 3.14) Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch lồng ghép Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG tại trường MN tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Bảng 2. 15: Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch lồng ghép Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giá

Từ bảng khảo sát 2.15 cho ta thấy đa số cán bộ quản lý giáo viên đánh giá mức độ thực hiện trong kiểm tra đánh giá Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG ở mức “thường xuyên” với trị trung bình chung là 3.65 và kết quả thực hiện mức “Tốt” với trị trung bình chung là 3.45. Với độ lệch chuẩn từ 0.626 đến 0.696 cho thấy sự tập trung trong ý kiến đánh giá. Đa số nội dung được đánh giá mức thực hiện “Thường xuyên” với ĐTB dao động 3.47 đến 4.31 và kết quả thực hiện được đánh giá “Tốt” với ĐTB dao động 3.47 đến 3.79. Riêng nội dung “Điều chỉnh, bổ sung, đề xuất cải tiến kế hoạch tốt hơn” bị đánh giá thấp hơn với mức độ thực hiện «Thỉnh thoảng» (ĐTB 3.08) và kết quả thực hiện «Trung bình» (ĐTB 3.0). Ghi nhận thêm ý kiến qua phỏng vấn CBQL như sau: Về mặt kiểm tra, đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục tính tự lập, chúng tôi chủ yếu dựa vào hai yếu tố: một là hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện của GV, hai là hiệu quả đạt được của trẻ”(QL003),“Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chúng tôi tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG trong bộ chuẩn đánh giá cuối độ tuổi” (QL004),“Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục diễn ra theo kế hoạch kiểm tra chuyên môn, kế hoạch thao giảng dự giờ, kiểm tra hoạt động hàng ngày, đột xuất… trong đó có việc đánh giá chất lượng GDTTL các lớp chưa có kế hoạch riêng, cụ thể. Để đánh giá chất lượng Hoạt động giáo dục tính tự lập chủ yếu thông qua quan sát, kết quả đánh giá cuối chủ đề, đánh giá cuối ngày” (QL005).

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

2.5.1. Yếu tố khách quan (quan điểm chỉ đạo, giáo viên, trẻ, môi trường xã hội, cơ sở vật chất và gia đình trẻ) Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Bảng 2. 16: Thực trạng yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

Qua kết quả ở bảng 2.16 cho thấy yếu tố “Cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non giúp họ yên tâm công tác” và yếu tố “Nhận thức, năng lực và kinh nghiệm của GVMN về HĐGD TTL cho trẻ” được đánh giá là 2 yếu tố xếp thứ 01 và thứ 02 có sự ảnh hưởng gây khó khăn “Rất nhiều” nếu không đảm bảo và cũng tạo thuận lợi “ Rất nhiều” nếu đảm bảo. Trị trung bình 2 yếu tố này dao động từ 4.26 đến 4.34, độ lệch chuẩn dao động 0.562 – 0.626 cho thấy đa số ý kiến tập trung lựa chọn 2 yếu tố này.

Các yếu tố“Môi trường xã hội (sự phát triển KT – VH – XH) ảnh hưởng trình độ dân trí, văn hóa”“Sự nhận thức, quan điểm của gia đình trẻ về HĐGD TTL cho trẻ” được đánh giá với mức ảnh hưởng thấp hơn, cụ thể là gây khó khăn “Vừa” và tạo thuận lợi cũng “Vừa” đối với quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG. Trị trung bình dao động 3.06 đến 3.13, độ lệch chuẩn dao động 0.710 – 0.776 có sự phân tán ý kiến nhiều hơn ở hai yếu tố này.

2.5.2. Yếu tố chủ quan (Hiệu trưởng)

Bảng 2. 17: Thực trạng yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

Kết quả bảng 2.17 cho thấy yếu tố được đánh giá cao nhất, được cho là có ảnh hưởng gây khó khăn “Rất nhiều” và tạo thuận lợi “ Rất nhiều” là “Năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lí của người hiệu trưởng đối với HĐGD TTL” với ĐTB là 4.44 và độ lệch chuẩn 0.590 cho thấy sự tập trung tuyệt đối lựa chọn yếu tố này. Các yếu tố được cho là có tầm ảnh hưởng thấp hơn “Nhận thức của hiệu trưởng về tầm quan trọng của công tác giáo dục TTL đối với sự phát triển toàn diện của trẻ”“Sự phối hợp giữa hiệu trưởng với các lực lượng tham gia giáo dục tính tự lập khác trong và ngoài nhà trường sẽ góp phần quy định chất lượng giáo dục tính tự lập cho trẻ” được đánh giá là gây khó khăn “Vừa” và tạo thuận lợi “Vừa” với ĐTB dao động 2.92 – 3.14.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG tại trường MN tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

2.6.1. Ưu điểm

Hầu hết các CBQL, GV và PHHS có nhận thức tốt về tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục tính tự lập đối với trẻ MG ở trường mầm non. Có sự tương đồng trong quan điểm, nhận thức giữa CBQL và PHHS, điều này là dấu hiệu tốt giúp cho sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong giáo dục TTL trẻ thuận lợi, hiệu quả hơn.

Thực trạng xây dựng kế hoạch lồng ghép Hoạt động giáo dục tính tự lập được CBQL nhận thức cao tầm quan trọng và thực hiện khá thường xuyên. Đa số CBQL trong xây dựng kế hoạch đã xác định được các nội dung chính của hoạt động và thực hiện đầy đủ các bước lập kế hoạch. Cụ thể những việc đã làm tốt: xác định vai trò, mục đích, nội dung HĐGD TTL cho trẻ; bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhận thức vai trò, mục đích, nội dung cho Hoạt động giáo dục tính tự lập; xác định kế hoạch hành động, chức năng nhiệm vụ các bộ phận liên quan HĐGD TTL cho trẻ. Khi xây dựng kế hoạch, CBQL thường xuyên chú trọng nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng về chuyên môn có liên quan Hoạt động giáo dục tính tự lập. Kế hoạch có cơ sở khoa học, chuyên môn và có tính pháp lý.

Thực trạng công tác tổ chức quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ đa số CBQL đã làm tốt các nội dung: xác định được công việc cho các lực lượng giáo dục trong trường cũng như xác định được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ trong việc thực hiện kế hoạch lồng ghép Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ. Thực trạng cũng cho thấy việc hiệu trưởng thường xuyên tham gia và thực hiện tương đối tốt việc học tập và chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về HĐGD TTL.

Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện trong quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ cho thấy hầu hết CBQL làm tốt việc: ra các quyết định về Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG trong trường MN đồng thời hướng dẫn GV thực hiện các quyết định đã ban hành. CBQL thường xuyên tổ chức được nhiều hình thức hoạt động phù hợp để nhằm GDTTL cho trẻ, chú trọng việc tổ chức tổng kết việc thực hiện kế hoạch Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá trong quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG cho thấy CBQL có sự chú trọng việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và thực hiện tốt nhất qua xây dựng bộ tiêu chí đánh giá riêng lẻ từng chỉ số theo bộ chuẩn từng lứa tuổi, đồng thời làm tốt việc hướng dẫn GV thực hiện theo tiêu chí đánh giá Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ. Bên cạnh đó, việc xác định các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá HĐGD TTL cho trẻ cũng được CBQL thực hiện thường xuyên, cụ thể là hình thức đánh giá HĐGD TTL qua quan sát những dấu hiệu về TTL của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày được thực hiện tốt nhất và hình thức kiểm tra định kì hàng tháng trong các hoạt động dạy học, dự giờ, thao giảng thực hiện khá thường xuyên, hiệu quả. Qua kiểm tra đánh giá CBQL có sự chú trọng việc nhận xét, rút kinh nghiệm cho GV để thực hiện tốt hơn. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo được CBQL và GV đánh giá có sự tương đồng cao cho thấy sự đồng nhất trong quan điểm.

Về yếu tố khách quan đa số nhận thức tầm ảnh hưởng lớn của các yếu tố như: quan điểm chỉ đạo của Bộ, ngành, các quyết sách về HĐGD TTL cho trẻ; sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội); điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động giáo dục TTL. Trong đó, yếu tố được coi trọng nhất là: Cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non giúp họ yên tâm công tác và nhận thức, năng lực và kinh nghiệm của GVMN về HĐGD TTL cho trẻ.

Về yếu tố chủ quan đa số nhận thức các yếu tố sau là quan trọng và cần thiết đối với người Hiệu trưởng: tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết của Hiệu trưởng đối với Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ; sự chỉ đạo đúng hướng, tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, động viên, khích lệ GV. Và yếu tố được cho là có tầm ảnh hướng lớn nhất là: năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lí của người hiệu trưởng đối với HĐGD TTL cho trẻ.

2.6.2. Hạn chế

Đa số PHHS còn thể hiện sự phân vân, chưa đồng ý với mục đích GDTTL cho trẻ MG, điều này cho thấy PHHS chưa nắm bắt, hiểu rõ về mục tiêu giáo dục lứa tuổi nói chung và mục đích GDTTL mà các nhà trường đề ra. Tâm lý phụ huynh còn e ngại, lo lắng về khả năng tự lập của trẻ lứa tuổi MN. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Về nội dung GDTTL ở các lứa tuổi có sự chênh lệch khi đa số GV và PHHS đều đánh giá thấp mức độ thực hiện và kết quả giáo dục TTL của trẻ 3 – 4 tuổi, cho thấy sự chưa chú trọng trong tổ chức Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ độ tuổi này và đánh giá thấp khả năng tự lập của độ tuổi này.

Các hình thức tổ chức Hoạt động giáo dục tính tự lập trong trường mầm non có sự không đồng đều, đa số chỉ chú trọng trong giáo dục thông qua chế độ sinh hoạt, vui chơi chưa chú trọng giáo dục trẻ ở các hoạt động khác: hoạt động học, ngoại khóa, lao động trực nhật…

Thực trạng xây dựng kế hoạch Hoạt động giáo dục tính tự lập CBQL có những nội dung công việc chưa chú trọng và thực hiện không thường xuyên, kết quả chưa tốt. Cụ thể khi xác định nội dung xây dựng kế hoạch đa số CBQL chưa chú trọng phân tích thực trạng Hoạt động giáo dục tính tự lập của nhà trường những năm gần đây để thấy được điểm làm tốt cần phát huy và điểm tồn tại cần khắc phục. Việc xác định nguồn lực, phương pháp, hình thức, phương tiện để tổ chức Hoạt động giáo dục tính tự lập cũng chưa thường xuyên và hiệu quả. Một trong những công việc quan trọng nhất khi xây dựng kế hoạch hoạt động là phải xây dựng công cụ để đánh giá kết quả cũng chưa được CBQL thực hiện chi tiết, hợp lý thì công tác kiểm tra đánh giá hoạt động mới thuận lợi, hiệu quả. Bên cạnh đó, hầu hết CBQL vẫn tồn đọng việc đơn phương thực hiện xây dựng kế hoạch, trước khi triển khai thực hiện họ thường ít tổ chức lấy ý kiến của GV, tổ trưởng về Hoạt động giáo dục tính tự lập theo từng lứa tuổi. Đa số tự thực hiện hoặc lấy ý kiến theo hình thức qua loa, cả nể, không sát thực nên ý kiến đóng góp chưa tốt.

Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường còn qua loa, lỏng lẻo chưa hiệu quả; Hiệu trưởng chưa làm tốt việc bồi dưỡng nhận thức, hiểu biết về đặc điểm nhà trường, địa phương cho GV nắm bắt. Chưa có nhiều chuyên đề về Hoạt động giáo dục tính tự lập trẻ MG tổ chức trong địa bàn để GV được tham gia học tập, cọ sát, học hỏi kinh nghiệm. Đa số các trường chưa có điều kiện, chưa chú trọng việc mời báo cáo viên, chuyên gia về tại trường tập huấn cho GV.

Thực trạng công tác chỉ đạo quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG còn tồn tại nhưng hạn chế: Do công tác tổ chức chưa chú trọng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường dẫn đến việc giám sát thúc đẩy các lực lượng giáo dục trong nhà trường cũng lỏng lẻo, không sát sao hiệu quả. Lực lượng phối hợp ngoài nhà trường là cha mẹ trẻ cũng chưa được chú trọng xây dựng cơ chế phối hợp dẫn đến việc giám sát thúc đẩy cha mẹ trẻ cùng phối hợp Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ không thực hiện thường xuyên, kết quả không tốt. Ngoài ra, CBQL trường MNNCL chưa chú trọng hình thức phát động phong trào nhằm khuyến khích GV thực hiện kế hoạch đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Cơ chế báo cáo, phản hồi thông tin từ GV lên BGH về Hoạt động giáo dục tính tự lập theo học kỳ chưa được chú trọng, sâu sát.

Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ tồn tại những hạn chế như sau: Trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá đa số CBQL chưa chú trọng việc đánh giá các chỉ số GDTTL dựa vào nội dung GDTTL trong chương trình giáo dục mầm non (đánh giá theo mục tiêu GDTTL trong chương trình GDMN) dẫn đến khi thực hiện đánh giá thì hình thức đánh giá Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ qua hồ sơ, sổ sách của GV gặp nhiều hạn chế, không thực hiện thường xuyên và kết quả đánh giá không thể hiện rõ. Hình thức kiểm tra đột xuất trong các hoạt động giáo dục khác cũng không được thực hiện tốt do chưa xây dựng tiêu chí đánh giá theo mọi hoạt đồng hàng ngày trong chương trình giáo dục mầm non. Hạn chế cần lưu ý đối với hầu hết CBQL các trường còn tồn tại đó là chưa thực hiện tốt việc điều chỉnh, bổ sung, đề xuất cải tiến để kế hoạch tốt hơn. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HDGDTTL cho trẻ MG thể hiện một số hạn chế trong nhận thức của CBQL và GV như sau:

Về yếu tố khách quan đa số CBQL và GV đều cho rằng yếu tố Môi trường xã hội (sự phát triển KT – VH – XH), trình độ dân trí, văn hóa và yếu tố nhận thức, quan điểm của gia đình trẻ về Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ không ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ. Tức những yếu tố này không gây khó khăn cũng không tạo thuận lợi nhiều cho HĐGD.

Về yếu tố chủ quan đa số CBQL và GV cho rằng nhận thức của hiệu trưởng về tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục tính tự lập đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và sự phối hợp giữa hiệu trưởng với các lực lượng tham gia giáo dục TTL khác trong nhà trường là không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Qua nghiên cứu văn bản báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019 và 2019 – 2020 của các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát và khảo sát thực tiễn tác giả đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên như sau:

Hầu hết CBQL và GV xây dựng kế hoạch lồng ghép GDTTL còn mang tính hình thức và chưa chi tiết, chưa bám sát thực tiễn. CBQL xây dựng KH năm học, kế hoạch giáo dục năm học, lồng ghép mục tiêu GDTTL tuy nhiên chưa sâu sát từng lứa tuổi. Từ đó triển khai cho GV thực hiện xây dựng KH năm học và KH giáo dục nhóm lớp cũng chưa bám đặc điểm trẻ, tình hình thực tiễn lớp.

Đội ngũ trường MN tư thục đa số từ mọi vùng miền đến công tác, người địa phương rất ít nên việc nắm bắt tình hình môi trường xã hội và địa phương không được chú trọng. Sự chưa đồng nhất trong quan điểm giữa PH và nhà trường sẽ ảnh hưởng lớn đến Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mà thực tế CBQL và GV còn xem nhẹ vấn đề này.

Công tác tuyên truyền các hoạt động giáo dục chưa được chú trọng, hầu hết các trường MN tư thục thực hiện công tác tuyên truyền theo hình thức đối phó, chưa thường xuyên, thực chất để PHHS nắm bắt và hiểu rõ các hoạt động giáo dục của trường.

Đội ngũ giáo viên tư thục thiếu ổn định, thiếu kỹ năng tay nghề nên chưa đa dạng hình thức, phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Phụ huynh và trẻ các trường MN tư thục đa số là người từ các nới khác đến công tác, làm ăn, sinh sống. Sự ổn định và gắn bó không cao do đó thiếu quan tâm đên các hoạt động trong nhà trường và chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động. Từ đó dẫn đến sự không chú trọng trong việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Đa số CBQL trường tư thục còn thiếu kinh nghiệm và năng lực trong việc phân tích thực trạng, phân tích Swot để nhằm xây dựng kế hoạch một cách thực tế, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch còn mang tính hình thức, bắt buộc, chú trọng đảm bảo cơ sở pháp lý và khoa học chứ không bám sát chuyên môn và thực tiễn nhiều. Năng lực, kinh nghiệm CBQL MN tư thục trong xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo chưa đồng đều, chưa sâu nên còn chồng chéo trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Công việc ôm đồm dẫn đến các nội dung thực hiện nhưng không đảm bảo thường xuyên và không đạt hiệu quả tốt, không có chất lượng.

Bộ máy BGH trường tư thục thiếu kiện toàn, không đủ cơ cấu tổ chức, một số trường không xây dựng tổ khối để sinh hoạt chuyên môn, dẫn đến việc tổ chức bồi dưỡng GV chưa sâu sát, chưa đi sâu đặc điểm từng GV để có kết quả bồi dưỡng hiệu quả, chất lượng. Nội dung bồi dưỡng chưa được nghiên cứu chặt chẽ, bám sát thực tiễn nên thiếu hiệu quả.

Chưa có điều kiện kinh phí, trang thiết bị, vật lực để tổ chức phong phú nhiều hình thức Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ, cũng như phát động nhiều phong trào động viên khích lệ GV phấn đấu. Cơ chế chính sách các trường tư thục chưa ổn định, chưa đồng đều chưa tạo được động lực phấn đấu cho đội ngũ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chúng tôi có một số kết luận như sau:

Hầu hết các trường mầm non tư thục trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch và tổ chức được Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG theo một số hình thức và phương pháp nhất định. CBQL, GV và PHHS đã có nhận thức tích cực về tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ trong trường mầm non. Trong quản lí đã tiến hành lập kế hoạch hoạt động, có sự phân công và chỉ đạo các lực lượng trong quá trình thực hiện. Bước đầu kiểm tra đánh giá nghiêm túc hoạt động, có nhận xét rút kinh nghiệm cho GV thực hiện.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường, Hoạt động giáo dục tính tự lập ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn vẫn chưa được quan tâm đầu tư sâu sát. Hình thức tổ chức và phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG còn rập khuôn, máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa khai thác triệt để. Việc quản lí Hoạt động giáo dục tính tự lập của đội ngũ CBQL, GV còn chưa đi vào nề nếp và có chiều sâu, chưa thực sự đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Hoạt động giáo dục tính tự lập chưa được thực hiện một cách toàn diện và khoa học, từ việc xây dựng chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, huy động các lực lượng giáo dục đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả Hoạt động giáo dục tính tự lập và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ của nhà trường.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng trên, trong đó quan trọng nhất vẫn là nhận thức của CBQL và GV, năng lực tổ chức Hoạt động giáo dục tính tự lập và các điều kiện để tổ chức thực hiện hoạt động này trong nhà trường. Ngoài ra, có một số nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách quản lí và biện pháp quản lí. Những hạn chế và nguyên nhân về mặt cơ chế, chính sách và biện pháp quản lí cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác, làm cơ sở để đổi mới các biện pháp quản lí Hoạt động giáo dục tính tự lập đạt kết quả tốt hơn, khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục tính tự lập cho trẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993