Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản ý thực hiện chương trình giáo dục mầm con cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non tại thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục mầm non tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội địa phương

Thị xã Bến Cát nằm ở trung tâm tỉnh Bình Dương, phía bắc giáp với huyện Bàu Bàng, phía tây là huyện Dầu Tiếng, phía đông là huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên, phía nam là thành phố Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).

Thị xã có trữ lượng lớn khoáng sản phi kim loại như cao lanh, đất sét, đất làm gạch ngói, sỏi đỏ. Nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú với hai con sông Sài Gòn và sông Thị Tính chảy qua địa bàn thị xã. Hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ phát triển nối liền các tỉnh trong vùng và thành phố Hồ Chí Minh. Bến Cát còn có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển trồng trọt các loại cây công nghiệp, cây ăn trái và quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, là tiền đề thuận lợi để phát triển sản xuất công nghiệp.

Tình hình kinh tế chung trong năm qua gặp nhiều khó khăn, tác động lớn đến chỉ số tiêu dùng, kim ngạch xuất khẩu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các thành phần kinh tế tuy vậy năm 2012 huyện (cũ) vẫn tăng trưởng kinh tế ở mức cao, thu hút đầu tư nước ngoài tăng gấp 3 lần so với năm 2011. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Tổng giá trị sản xuất năm qua đạt gần 50.000 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2011. Nhờ chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng nên hiện 8 KCN trên địa bàn thị xã với tổng diện tích 4.086 ha đang từng bước được lấp đầy. Năm qua, toàn huyện (cũ) thu hút 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 71 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn huyện (cũ) lên 425 dự án với tổng vốn đăng ký 4,6 tỷ USD.

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trong năm qua cũng đạt trên 4.000 tỷ đồng. Trong năm, huyện (cũ) cấp thêm 1.480 giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể với vốn đăng ký là 372 tỷ đồng, nâng tổng số hộ kinh doanh cá thể lên gần 17.000 hộ với vốn đăng ký trên 2.000 tỷ đồng.

Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, năm 2013 Bến Cát tiếp tục hướng đến các mục tiêu quan trọng như giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14 – 15%, thương mại – dịch vụ tăng 50 – 60%…

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Bến Cát đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Bến Cát Golden Land, khu đô thị Đông Bình Dương, khu đô thị Golden Center City 1, khu đô thị Golden Center City 2, khu đô thị Happy Home, khu đô thị Mỹ Phước 1, khu đô thị Mỹ Phước 2, khu đô thị Mỹ Phước 3, khu đô thị Rich Home 1, khu đô thị Rich Home 2, khu đô thị Spring City…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Phòng Giáo dục Đào tạo thị xã đã phối hợp với UBND các xã, phường trên địa bàn thị xã thực hiện điều tra, rà soát trẻ từ 0 đến 6 tuổi, tổng hợp dự báo nhu cầu ra lớp của trẻ để thực hiện tốt việc huy động trẻ đến trường; Tham mưu UBND thị xã quy hoạch dành quỹ đất để xây dựng trường học, đồng thời kêu gọi xã hội hóa giáo dục; Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở nuôi giữ trẻ hoạt động đúng theo quy định pháp luật, bảo đảm an toàn cho trẻ, giáo dục trẻ lành mạnh, thân thiện. Chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư trường ngoài công lập thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách bảo hiểm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; Quán triệt về công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc trẻ cho các giáo viên cơ sở GDMN…

Hiện trên địa bàn thị xã có 36 trường Mầm non, Mẫu giáo, trong đó có 9 trường MN – MG công lập, 27 trường Tư thục; 102 Nhóm trẻ – Lớp mẫu giáo độc lập; 16 nhóm trẻ gia đình và 06 cơ sở nuôi giữ trẻ với trên 15.500 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 100%, trẻ mẫu giáo huy động trên 92% và trẻ nhà trẻ là 36%. Công tác xã hội hoá ngày càng được các cấp quan tâm, tỷ lệ trẻ mầm non ngoài công lập đạt trên 70%, kinh phí xã hội hoá trên 62 tỷ đồng… Đến nay trên địa bàn thị xã có 04 dự án đầu tư xây dựng trường Mầm non, trong đó có 01 dự án được cấp phép và đã đi vào hoạt động.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục đích Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Với mục đích khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại 03 điểm trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Từ đó phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế, cũng như những nguyên nhân dẫn tới thực trạng làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn.

2.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Mẫu khảo sát được chọn là Cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong trường mầm non mẫu giáo công lập tại thị xã Bến Cát nhằm phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo. Các trường gồm: Trường Mẫu giáo Chánh Phú Hòa, trường Mầm non An Điền, trường Mầm non Hòa Lợi.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Khảo sát thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

Đánh giá chung thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng.

2.2.4. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng

  • Điều tra sử dụng bảng hỏi (xem thêm phụ lục 1, 2, 3) để điều tra về thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm các trường trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
  • Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên giỏi về vấn đề quản lý thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của Hiệu trưởng các trường trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

2.2.5. Tổ chức điều tra, khảo sát Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Để tìm hiểu thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của Hiệu trưởng tại các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành khảo sát ở 03 trường mầm non với 02 nhóm khách thể: là cán bộ quản lý (Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn) và giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Lựa chọn 03 trường mầm non trên địa bàn thị xã, cụ thể:

  • Trường mẫu giáo Chánh Phú Hòa.
  • Trường mầm non An Điền.
  • Trường mầm non Hòa Lợi.

Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDMN

  • Các nhóm khách thể: Bao gồm 78 chuyên gia trong đó:
  • Nhóm CBQL: 19 Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn).
  • Nhóm Giáo viên: 59 giáo viên thuộc 03 trường MN – MG đã lựa chọn.

2.2.6. Quy ước thang đo

Bước xử lý kết quả phải đạt các yêu cầu sau:

  • Tổng hợp ý kiến đánh giá về một biện pháp nào đó phải xác định được tầm quan trọng như thế nào (Rất quan trọng, Quan trọng hay Không quan trọng); mức độ thực hiện như thế nào (Tốt, Trung bình hay Không tốt) thông qua việc tính điểm
  • Xác định được thứ bậc về tầm quan trọng và thứ bậc thực hiện các biện pháp trong hệ thống các biện pháp, xem biện pháp nào là quan trọng nhất, biện pháp nào thực hiện tốt nhất hay kém hiệu quả nhất.

Với câu hỏi đóng có 4 mức độ trả lời:

  • Rất tốt/Rất quan trọng = 4.0 điểm;
  • Tốt/Quan trọng = 3.0 điểm;
  • Bình thường/ít quan trọng = 2.0 điểm,
  • Chưa tốt/Không quan trọng = 1.0 điểm;
  • Gọi n là số người được hỏi ý kiến
  • n1 là số người đánh giá thực hiện Rất cần thiết/ Ảnh hưởng nhiều
  • n2 là số người đánh giá mức độ Cần thiết/Ảnh hưởng ít Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

n3 là số người đánh giá mức độ thực hiện Không cần thiết/Không ảnh hưởng Với câu hỏi có 3 mức độ trả lời thì điểm tối đa là n và tối thiểu là 1. N là tổng số người được hỏi được đánh giá ngang điểm thì việc xếp thứ bậc sẽ tính trung bình cộng và được xếp cùng thứ bậc. Ví dụ: có hai nội dung có điểm cao nhất và bằng nhau, thứ bậc của chúng sẽ được xếp trong khoảng 1 và 2, trung bình cộng là 1,5 thì chúng sẽ được xếp thứ bậc là 1,5).

2.3. Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

2.3.1. Nhận thức về việc thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của CBQL và GV tại các trường MN công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thực hiện chương trình GDMN ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, tác giả đã tiến hành lập bộ phiếu khảo sát ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã.

Qua khảo sát nhận thấy nhận thức khá cao của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng trong việc thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cụ thể như sau:

Tất cả 6 nội dung khảo sát đều được cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức về tầm quan trọng ở mức độ đồng đều. Trong đó chương trình giáo dục mầm non theo 5 lĩnh vực: Mục tiêu phát triển toàn diện; phương pháp tích hợp với các chủ đề; hình thức tổ chức đa dạng phong phú; đổi mới cách đánh giá trẻ; đưa ra các điều kiện thực hiện chương trình, đạt điểm trung bình X = 2,68 xếp thứ 1 trong 6 nội dung khảo sát. Điều đó chứng tỏ cán bộ quản lý và giáo viên trong trường nhận thức công tác quản lý thực hiện chương trình GDMN phải thực hiện đồng bộ theo 5 lĩnh vực. Tuy nhiên trong đó các biện pháp như: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá giúp cán bộ, giáo viên điều chỉnh kế hoạch thực hiện chương trình và biện pháp thực hiện tốt chương trình GDMN thông qua đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục trẻ có điểm X = 2,42 và 2,31 xếp thứ 5 và thứ 6. Một biện pháp nữa không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non là sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Giám hiệu nhà trường với tổ chuyên môn, giữa nhà trường và gia đình trong thực hiện chương trình GDMN trong các trường mầm non có điểm X = 2,48 xếp thứ bậc 4.

Đây là những nhân tố cơ bản giúp cho việc thực hiện chương trình GDMN đạt hiệu quả. Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức của CBQL và GV về việc cần thực hiện tốt chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thông qua đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, bên cạnh đó cần quan tâm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kế hoạch thực hiện và việc phối hợp giữa nhà trường với các tổ chuyên môn, giữa nhà trường và gia đình đã gặp phải khó khăn và ít được quan tâm. Điều đó được thể hiện qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát 2.2 sau: Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng và mức độ thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non.

Từ kết quả ở bảng 2.2 cho thấy; Đánh giá mức độ thực hiện: Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù công tác tổ chức quản lý thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của Ban Giám hiệu nhà trường được cán bộ giáo viên nhận thực cao, nhưng mức độ thực hiện chưa thực sự tốt. Phần lớn các nội dung đều có điểm trung bình thấp hơn điểm trung bình về mức độ nhận thức, duy chỉ có nội dung nhận thức về chương trình GDMN theo 5 lĩnh vực là có điểm  X = 2.71 cao hơn điểm X = 2,68 ở mức độ nhận thức. Điều này cũng phản ánh đúng thực tiễn khả năng nhận thức tốt hơn, trong khi đó khả năng thực hiện thường không được cao.

Việc nhận thức mức độ tầm quan trọng cao là cần thiết và quan trong trong công tác tổ chức thực hiện chương trình GDMN là tất yếu phù hợp với đặc điểm của ngành, tuy nhiên mức độ thực hiện không cao là do phương pháp tổ chức quản lý chưa bài bản và hợp khoa học.

2.3.2. Kết quả thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Với đặc trưng của bậc học MN về chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy cũng như cách đánh giá hoàn thành mục tiêu bậc học mần non là một sự khác biệt rất lớn. Trẻ không trải qua các kỳ thi đánh giá năng lực nên chỉ có thể nhận biết sự phát triển của trẻ và hoàn thành các mục tiêu thông qua các hình thức sau đây:

Đánh giá mức độ hoàn thành chương trình GDMN của trẻ MG 5-6 tuổi.

Xây dựng lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm theo công văn hướng dẫn số 97/PGDĐT-GDMN ngày 31 tháng 3 năm 2017 về việc hướng dẫn rà soát đánh giá tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

Đánh giá trẻ cuối chủ đề, đánh giá trẻ cuối độ tuổi. Đánh giá trẻ hoàn thành mục tiêu chương trình GDMN theo phân phối chủ đề trong năm học. Đánh giá trẻ cuối độ tuổi chia làm thành 2 đợt trong năm học, trẻ đạt các mục tiêu trong năm lĩnh vực đáp ứng từng độ tuổi, bao gồm cả cân nặng và chiều cao trong lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, thẩm mỹ.

Dự giờ thao giảng, tham gia đăng ký tiết dạy tốt, thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, cấp thị, cấp tỉnh. Trong năm mỗi giáo viên đáp ứng 2 tiết dạy tốt, 2 tiết thao giảng, 6 tiết dự giờ, kiểm tra nội bộ đạt loại khá trở lên. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại A. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Kiểm tra, phân tích sản phẩm của trẻ và hồ sơ sổ sách của giáo viên. Hồ sơ GV đáp ứng đủ 4 loại hồ sơ đạt mức độ Khá, Tốt trở lên, riêng hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên nếu có thì phải tham gia học đầy đủ. Sản phẩm của trẻ bao gồm các loại sách học: Làm quen chữ viết, làm quen với Toán, Tạo hình, các sản phẩm lưu trong các hoạt động diễn ra hàng ngày nhưng đa phần là các sản phẩm của hoạt động tạo hình: Cắt, xé, dán, vẽ, nặn, khảm tranh, sưu tầm các loại nguyên vật liệu…

Năm học 2017-2018 sơ kết việc thực hiện xây dựng trường truờng mầm non lấy trẻ làm trung tâm, báo cáo thực hiện “Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, toàn thị xã đã đạt các thành tích sau đây:

Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm với 1 giải nhất (truờng MN Hòa Lợi); 2 giải nhì (MG Chánh Phú Hòa, MN An Điền); 2 giải ba (MN Hướng Dương, MG An Tây) và 4 giải khuyến khích cấp Thị và 1 giải khuyến khích cấp Tỉnh (MN Hòa Lợi). Thao giảng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 9 hoạt động xếp loại Tốt. Có 7/15 GV tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh được công nhận, 1 GV đạt giải khuyến khích trong đó GV dạy lớp Lá 5-6 tuổi đạt 3/6 GV với 18 tiết thực hành và 6 phần thi lý thuyết kết quả đạt chiếm 50%.

Về chất lượng phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi trong các năm qua Thị xã Bến Cát phổ cập GD trẻ 5 tuổi đạt 100% mức 2. Đánh giá trẻ hoàn thành chương trình GDMN cuối độ tuổi và cấp giấy chứng nhận cho 100% trẻ có tham gia học tập tại các truờng MN-MG công lập và ngoài công lập trên địa bàn thị xã.

2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

2.3.3.1. Những thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ngành cấp trên, trang bị cơ sở vật chất, cũng như đáp ứng về các tài liệu, học liệu liên quan đến việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo như : Tài liệu hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, các tài liệu học bồi dưỡng thường xuyên trong năm học.

Hiện nay, hầu hết các trường đều trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy như: phòng học, trang thiết bị, phương tiện dạy học, thư viện và tài liệu học tập, tham khảo. Thông qua trò chuyện trực tiếp, CBQL các đơn vị đều cho rằng thuận lợi lớn nhất là có các văn bản chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo cấp trên và công tác triển khai đến từng bộ phận được thực hiện triệt để từ trên xuống.

Cán bộ quản lý còn được tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nắm vững các mục tiêu, nội dung để việc thực hiện chương trình GDMN đạt hiệu quả. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ nhà trường trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, tránh thất thoát tài sản nhà trường, cùng với nhà trường phát hiện những giáo viên cốt cán giới thiệu vào hàng ngũ Đảng, tạo động lực cho tập thể giáo viên phấn đấu nâng cao thành tích giảng dạy đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục bậc học mầm non đề ra. Qua phỏng vấn sâu GV2 cho biết « Sự quan tâm của hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện về CSVC cũng như động viên hỗ trợ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn cũng là một thuận lợi để GV an tâm công tác và cống hiến cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ »

2.3.3.2. Những khó khăn

Song song với những thuận lợi cũng tồn tại một số khó khăn gây ảnh hưởng đế việc quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường công lập: Một số GV, CBQL chưa chú trọng vào công tác lập kế hoạch thực hiện còn mang nặng cảm tính, chưa chủ động phối hợp với các lực lượng xã hội.

Đội ngũ CBQL, GVMN trong 3 trường được chọn khảo sát hiện nay đạt trình độ chuẩn 100%, trên chuẩn là 55/78 chiếm 70,5%, tuy nhiên về định biên số GVMN trên số trẻ còn thiếu theo quy định điều lệ trường MN. Do đó, khối lượng công việc và thời gian còn chồng chéo, khiến GV, CBQL gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện chương trình cũng như mức độ thực hiện chương trình còn hạn chế. GV2, GV3 cho biết « Lớp có 1 cô mà học sinh tới hơn 40 cháu lo việc ăn, vệ sinh và cho cháu chơi, dạy cháu là hết ngày hết giờ, đến lúc ra về cũng gần 6 giờ tối thì thời gian đâu mà đầu tư cho việc lập KHGD »

Sự quan tâm của các lực lượng khác trong xã hội đối với bậc học MN chưa được quan tâm, còn gắn liền với quan niệm «Trẻ con biết gì đâu mà học, dạy gì, lên ca hát ăn ngủ rồi về » GV1 cho biết. Nhiều phụ huynh còn phân biệt coi nhẹ bậc học MN, thậm chí cháu có nghỉ học cũng không xin phép, hay khó dễ khi trẻ bị trầy xước…nên việc nói chuyện cũng rất khó huống chi là phối hợp.

Có thể nói đó là một trong các ý kiến được nêu ra trong quá trình phỏng vấn nhưng nhìn chung đây cũng là những cơ sở để có những biện pháp nhằm phát huy những mặt thuận lợi và khắc phục, giảm thiểu những khó khăn để đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập, phát triển toàn diện nhân cách trẻ cũng như hoàn thành mục tiêu bậc học MN.

2.4. Kết quả thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

2.4.1. Thực trạng về lập kế hoạch thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động của nhà trường nói chung là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở tiền đề để xác định và quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng kết quả lập kế hoạch thực hiện chương trình GDMN ở các trường MN

Từ kết quả ở bảng 2.3 cho thấy: Đối với các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm một cách toàn diện theo hướng lồng ghép, tích hợp với kế hoạch giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non đạt hiệu quả. Thực tiễn cho thấy đây là việc làm có tính bắt buộc, thường xuyên, nề nếp và có chất lượng.

Từ kết quả thu được cho thấy công tác lập kế hoạch thực hiện chương trình GDMN ở các trường mầm non mẫu giáo được đánh giá như sau:

Nhận thức về sự cần thiết: Điểm tổng hợp về nhận thức của các biện pháp xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non cho thấy CBQL và giáo viên đã nhận thức khá cao về tầm quan trọng của một số các biện pháp quản lý như xây dựng kế hoạch của nhà trường theo đúng quy định của ngành và quản lý hoạt động chuyên môn theo quy chế. Từ đó, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo chủ đề sự kiện giáo dục và đề ra các giải pháp thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non sao cho phù hợp và sát với thực tế. Thể hiện ở điểm nhận thức là rất quan trọng.

Cũng qua kết quả khảo sát nhận thấy cán hiện đang chủ quan coi nhẹ khâu xác định mục chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tiêu, chỉ tiêu cho việc thực hiện điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non, thể hiện có mức điểm trung bình thấp nhất X = 2,31 xếp bậc thứ 7. Bên cạnh đó việc xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra thường xuyên cũng như việc phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường trong việc thực hiện chương trình GDMN hiện thiếu sự quan tâm, có điểm trung bình X = 2,42 và 2,48 xếp ở thứ bậc 6 và 5 trong hệ thống các biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

Đánh giá mức độ thực hiện: Theo đánh giá của CBQL và giáo viên thì song song với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo các chủ đề sự kiện giáo dục, mức độ thực hiện biện pháp này được đánh giá ở mức độ cao nhất với X = 2,64 và việc xác định căn cứ xây dựng kế hoạch của nhà trường theo đúng quy định của ngành và quản lý hoạt động chuyên môn theo quy chế với điểm trung bình  X   = 2,4 và được đánh giá ở bậc thứ 2.

Kết quả đánh giá trên cho thấy khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non, cán bộ quản lý nhà trường rất quan tâm đến các căn cứ để xây dựng kế hoạch như các văn bản quy phạm pháp luật, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và phải thường xuyên có kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Đánh giá phản ánh đúng với thực trạng thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non ở các trường mầm non mẫu giáo hiện nay. Có thể nói, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN là thước đo chuẩn để CBQL nhà trường dựa vào đó mà phân công giảng dạy cho giáo viên một cách hợp lý. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nếu cán bộ quản lý biết kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của giáo viên thì hiệu quả chăm sóc – giáo dục trẻ sẽ được nâng cao. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Như vậy, trong quá trình quản lý rất cần phải xem xét lại việc thực hiện các biện pháp này, tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh hoặc đề ra các biện pháp mới.

2.4.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 – 6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Tổ chức thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non là việc cụ thể hóa và thực hiện kế hoạch đã được xây dựng và phê chuẩn. Công việc này được thực hiện ở mọi mặt, mọi hoạt động và liên quan trực tiếp cũng như cần sự phối hợp của nhiều người. Chính vì vậy, hiệu quả của việc thực hiện chương trình GDMN một phần quan trọng phụ thuộc vào công tác tổ chức của Ban Giám hiệu nhà trường.

Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN ở các trường MN trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy: Nhận thức về sự cần thiết; công tác tổ chức thực hiện chương trình GDMN ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương cho thấy những biện pháp nhận thức ở mức độ cần thiết được đánh giá tốt như: Nắm vững năng lực giáo viên để bố trí giáo viên một cách hợp lý có điểm trung bình X =2,68 và được xếp thứ nhất. Tiếp theo là biện pháp: Nhận thức tốt việc cần thiết tổ chức các hoạt động của nhà trường theo đúng quy định của ngành và quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường theo đúng quy chế cũng như công tác điều hành và triển khai thực chương trình GDMN của Ban Giám hiệu với điểm trung bình X =2,66 và X = 2,63, xếp thứ bậc 2 và 3.

Có thể nói đây là những biện pháp hết sức cơ bản trong việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN. Trong quản lý điều hành hoạt động của nhà trường nếu Ban Giám hiệu thực hiện tốt các nội dung này thì chất lượng thực hiện chương trình GDMN sẽ được nâng cao. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Bên cạnh đó còn những nội dung tổ chức được đánh giá về mức độ nhận thức thấp như: Thường xuyên kiểm tra, xếp loại giáo viên trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ với điểm trung bình 2,48 và biện pháp Tổ chức dự giờ đánh giá giáo viên thực hiện chương trình GDMN X = 2,08 được xếp thứ bậc 6 và 7 trong các nội dung khảo sát. Do vậy, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng các trường cũng nên tăng cường hiệu quả hơn nữa việc kiểm tra thăm lớp dự giờ và đánh giá sát sao giáo viên thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non.

Đánh giá mức độ thực hiện: Theo đánh giá của các CBQL và GV việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN đã được Ban Giám hiệu các nhà trường chú trọng và thực hiện tương đối ổn định. Trong đó, những biện pháp được đánh giá ở mức độ thực hiện khá tốt như: nắm vững năng lực giáo viên để bố trí giáo viên một cách hợp lý với điểm trung bình X = 2,61 xếp thứ nhất và biện pháp: Công tác điều hành và triển khai thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non của ban giám hiệu với điểm trung bình X 2,5 xếp thứ 2. Tổ chức các hoạt động của nhà trường đúng quy định của ngành và quản lý hoạt động chuyên môn đúng quy chế, với điểm trung bình X = 2,34 được xếp thứ ba. Tuy nhiên, còn một số biện pháp được đánh giá về mức độ thực hiện thấp. Cũng từ số liệu trên cho thấy còn có những bất cập và thiếu hiệu quả trong việc Thường xuyên kiểm tra, xếp loại giáo viên trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ với điểm trung bình X = 2,01, và biện pháp Tổ chức dự giờ đánh giá giáo viên thực hiện chương trình GDMN với điểm khảo sát X = 2,03. Trong khi đó, việc cán bộ quản lý thực hiện duy trì nghiêm túc có kế hoạch việc dự giờ kiểm tra đánh giá giáo viên cũng như xếp loại giáo viên thực hiện chương trình GDMN sẽ giúp cho cả đội ngũ CBQL – GV nắm được điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục từ đó điều chỉnh và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng tác động tích cực đến chất lượng giáo dục là sự phối hợp giữa BGH với tổ chuyên môn, giữa nhà trường với gia đình trong việc triển khai chương trình GDMN. Qua khảo sát thực tế cho thấy cả CBQL-GV đều nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá thực tế mức độ thực hiện biện pháp này chưa hiệu quả. Thể hiện với điểm trung bình mức độ nhận thức là 2,13. X = 2,53 và mức độ thực hiện.

2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 – 6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Trong quản lý thực hiện chương trình GDMN ở trường mầm non, cần có sự chỉ đạo một cách cụ thể, sát sao nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy việc chỉ đạo sát sao sẽ nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Qua điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau: Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Bảng 2.5. Kết quả công tác chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Qua phân tích số liệu ở bảng 2.5 cho thấy: Về Công tác chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi cho thấy, những biện pháp nhận thức ở mức độ cần thiết và mức độ được đánh giá tốt như: Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các phương pháp tổ chức các hoạt động theo chương trình GDMN với điểm trung bình nhận thức X = 2,8 và xếp thứ bậc cao nhất. Đây có lẽ do quan niệm của đội ngũ CBQL cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên sẽ nâng cao năng lực chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN.

Một biện pháp quản lý có điểm trung bình nhận thức X = 2,73 và điểm trung bình về mức độ thực hiện X =2,43 đồng hạng xếp thứ 2 trong kết quả khảo sát đó là: Bồi dưỡng việc đổi mới phương pháp đánh giá trên trẻ. Điều này cho thấy sự quan tâm của CBQL đối với giáo viên và phụ huynh về phương pháp đánh giá kết quả giáo dục thể hiện trên chính học sinh qua quá trình thực hiện chương trình GDMN.

Bởi quan tâm đến việc tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu phương pháp tổ chức các hoạt động theo chương trình GDMN nên CBQL cũng nhận thức mức độ cần thiết của biện pháp tổ chức hội giảng trao đổi phương pháp tổ chức các hoạt động theo chủ đề với điểm trung bình X = 2,41và biện pháp kiểm tra đánh giá giáo viên về việc thực hiện chương trình GDMN với điểm trung bình X = 2,69 xếp thứ bậc 4 và 5

Bên cạnh những nội dung thực hiện tốt, còn những nội dung chỉ đạo được đánh giá thấp, kém hiệu quả như: Tổ chức các hội nghị chuyên đề về đổi mới chăm sóc – giáo dục trẻ cho giáo viên mầm non với điểm trung bình của nhận thức mức độ cần thiết X = 2,56 xếp thứ bậc 6 và việc triển khai phổ biến các văn bản quy định về việc thực hiện chương trình GDMN với điểm trung bình của mức độ nhận thức cần thiết X = 2,41 xếp thứ 7 thấp nhất trong số các biện pháp quản lý.

Có thể nói cả 7 biện pháp quản lý trên đây là những biện pháp hết sức cơ bản trong việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN. Nếu thực hiện được tốt các nội dung này thì chất lượng thực hiện chương trình dục mầm non mới của nhà trường sẽ được nâng cao.

Do vậy, trong chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non đã được Ban Giám hiệu nhà trường triển khai cần có sự chỉ đạo cụ thể chứ không phải là chung chung, điều quan trọng là tạo được sự phối hợp giữa cá nhân – tổ – khối và các bộ phận một cách đồng bộ, khớp nối một cách hiệu quả. Lãnh đạo của nhà trường cũng xác định được những quyền hạn mà Nhà nước, ngành giáo dục đã giao, hiểu và nắm rõ được vị trí của mình trong công tác chỉ đạo nhà trường. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Một yếu tố hết sức quan trọng của người lãnh đạo là việc động viên, khích lệ mọi người hăng say, tích cực tham gia các hoạt động thì chưa được đánh giá cao, chỉ đạt ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó các ý kiến còn cho thấy Hiệu trưởng còn hạn chế trong việc đứng trước những công việc có tính tình huống và chưa thực sự đổi mới trong phong cách, nhạy bén trong chỉ đạo GV.

2.4.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường MN trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Công tác kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng trong việc thực hiện chương trình nhưng vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong nội dung QL thực hiện chương trình GDMN. Vấn đề đặt ra là kiểm tra đánh giá thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non theo quan điểm giáo dục lây trẻ làm trung tâm ở các trường hiện nay được thực hiện như thế nào? Có những thuận lợi và khó khăn gì? Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành điều tra, trưng cầu ý kiến với những đối tượng CBQL, GV nhằm tìm hiểu thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình GDMN. Kết quả điều tra thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non ở các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Qua phân tích số liệu ở bảng 2.6 cho thấy, trong 7 biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình GDMN ở các trường mầm non trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã thực hiện các biện pháp như sau:

  • Ưu điểm:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5-6 tuổi một cách khoa học với số người được hỏi cho là rất cần thiết cao và có số điểm trung bình X = 2,80, xếp thứ bậc 1/7 biện pháp được đưa ra khảo sát. Đây được xem là một trong những biện pháp có vai trò quan trọng để giúp cho giáo viên tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của trẻ một cách chính xác, khách quan và công bằng.

Phổ biến các văn bản quy định về việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi có điểm trung bình X = 2,75, xếp thứ bậc 2/7 biện pháp. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5-6 tuổi có điểm trung bình X = 2,68, xếp ở thứ bậc 3/7. Có thể nói biện pháp được đánh giá mức độ cần thiết cao là những biện pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi cũng như việc điều chỉnh hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của giáo viên.

  • Hạn chế:

Kiểm tra các hoạt động chỉ đạo chuyên môn của tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi với điểm trung bình X = 2,50, xếp thứ bậc 5/7; biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức kiểm tra, đánh giá trên trẻ và biện pháp xây dựng chế độ thông tin giữa nhà trường và gia đình trẻ với điểm trung bình X = 2,43 và X = 2,40 được xếp thứ bậc 6 và 7 trong các biện pháp đưa ra khảo sát.

Đánh giá về mức độ thực hiện: Nhìn chung các biện pháp được đánh giá về mức độ cần thiết đều phản ánh nhà trường thực hiện tương đối cao. Tuy nhiên, cũng còn nhiều nội dung có điểm trung bình đánh giá về mức độ thực hiện thấp như: Việc kiểm tra nề nếp hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi với điểm trung bình X = 2,35, xếp thứ bậc 6 và việc xây dựng thông tin giữa nhà trường và gia đình trẻ với điểm trung bình X = 2,25, xếp thứ bậc 7.

Tóm lại: Qua kết quả trên cho thấy công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện khá tốt theo kế hoạch đã xác định, cả phương diện tiến độ cũng như nội dung công việc, đánh giá được ưu, nhược điểm của việc triển khai thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi với trẻ. Kiểm tra đánh giá trong thực hiện chương trình GDMN nói riêng và trong các hoạt động của nhà trường nói chung đang còn những hạn chế, khó khăn trong việc xây dựng đạt chuẩn đánh giá, khó khăn trong lượng hóa các kết quả và phương pháp kiểm tra đánh giá. Ngoài ra nguồn thông tin liên lạc giữa nhà trường với gia đình trẻ còn chưa thực sự được CBQL và GV chú trọng. Đây là những vấn đề thách thức đặt ra cần được giải quyết nhằm thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá thực hiện chương trình GDMN.

2.4.5. Mối tương quan thực trạng về việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường MN công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Bảng 2.7 Mối tương quan thực trạng về việc thực hiện chương trình GDMN

Kết quả số liệu ở bảng 2.7 cho thấy mức độ tương quan về mức độ cần thiết được đánh giá cao với tổng điểm trung bình X 56 và mức độ thực hiện thì thấp hơn với điểm trung bình là X = 2.32. Như vậy, mức độ nhận thức về công tác thực hiện chương trình GDMN thì đánh giá cần thiết, còn mức độ thực hiện thì ở mức độ thấp hơn. Do đó, để đạt được mục tiêu GDMN thì rất cần thiết việc quản lý thực hiện chương trình GDMN một cách bài bản, hợp khoa học quản lý.

Hơn nữa, mức độ cần thiết đạt điểm trung bình lớn hơn điểm trung bình ở mức độ thực hiện ở các nội dung như sau:

Về nhận thức mức độ cần thiết 2,5 > 2,22 mức độ thực hiện, việc nhận thức là việc rất quan trọng nhưng việc thực hiện thì kết quả dưới mức trung bình. Do vậy, để đạt được mục tiêu chủ thể quản lý cần có biện pháp tác động tích cực đến khách thể quản lý. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Về công tác lập kế hoạch thì mức độ cần thiết 2,55 > 2,34 mức độ thực hiện. Trong khoa học quản lý công tác lập kế hoạch chiếm vị trí quan trọng đứng đầu trong chu trình quản lý, khi có kế hoạch rõ ràng đó cũng là kim chỉ nam hành động. Qua kết quả khảo sát có sự chênh lệch. Do đó chủ thể cần quán triện triệt đến khách thể bằng những biện pháp hợp khoa học để đạt được mục tiêu.

Về công tác tổ chức thực hiện ở mức độ cần thiết 2,5 > 2,34 mức độ thực hiện. Đây là khâu thứ hai trong chu trình khoa học quản lý, khi có kế hoạch cụ thể hợp khoa học thì ai sẽ thực hiện, và thực hiện những nội dung gì. Do đó chủ thể quản lý cần quán triệt đến khách thể nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

Về công tác chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá ở mức độ thực hiện 2,66; 2,6 > 2,33; 2,44. Do đó, một khi việc nhận thức, công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện chưa tốt chỉ đạt điểm dưới mức trung bình thì kéo theo công tác chỉ đạo và kiếm tra đánh giá ở mức trung bình. Như vậy, để đạt được mục tiêu quản lý thì chỉ thể quản lý cần có những biện pháp quản lý hợp khoa học quản lý, nhằm tác động đến khách thể quản lý, để thực hiện được mục tiêu quản lý.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ từ 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Để nắm được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình GDMN như thế nào, chúng tôi đã tiến hành điều tra cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, qua điều tra kết quả thu được như sau:

2.5.1. Yếu tố chủ quan Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Bảng 2.8. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình GDMN

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy các yếu tố chủ quan đến quản lý thực hiện chương trình GDMN, với kết quả tổng điểm trung bình 2,55, qua đó các yếu tố chủ quan này rất ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình GDMN cụ thể như sau:

Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi, có 83% số người được hỏi cho là ảnh hưởng với  X = 2,73 xếp thứ bậc 2.

Phỏng vấn trực tiếp HT 2 cho rằng “Nhận thức là việc quan trọng, nếu nhận thức không đúng đắn thì rất ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình GDMN cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm vì nếu không có nhận thức đúng đắn và có đủ trình độ kiến thức kỹ năng thì việc thực hiện chương sẽ đi vào lối mòn, một số CBQl, GV lớn tuổi quen với nề nếp dạy học cũ sẽ ảnh hưởng đến quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và không thể đạt được mục tiêu giáo dục bậc học mầm non một cách triệt để”

Về điều kiện CSVC đạt điểm trung bình 2,65 thứ 4. Trong bộ tiêu chí thực hành “ quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thì CSVC là một trong những nội dung quan trọng góp phần thành công để đạt được mục tiêu giáo dục trong việc tạo môi trường hoạt động cho trẻ với các tiêu chí: An toàn, lành mạnh, thân thiện, tích cực. Trường lớp đầy đủ phòng học, có diện tích sân chơi, khu vực chơi, có các thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu học của trẻ và nhu cầu dạy của GV.

Qua trao đổi trực tiếp HT2 cho biết “Nếu điều kiện CSVC không đáp ứng thì cả cô và trẻ đều không có nhiều cơ hội để hoạt động tích cực và phát huy tính tích cự sáng tạo theo phương châm của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cũng như hoàn thành mục tiêu bậc học sẽ không đạt 100%” .

Lứa tuổi mầm non hoạt động chủ đạo là vui chơi do đó việc học của trẻ thông qua chơi là chủ yếu với phương châm “Học bằng chơi, Chơi mà học” vì thế đồ chơi phải đảm bảo đủ và phù hợp cho từng độ tuổi theo TT02-TT/BGDĐT ban hành quy chuẩn đồ dùng đồ chơi cho trẻ MN-MG trong các CSGDMN. Đồ dùng, đồ chơi, đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo đạt 78,3% thứ bậc 3, đã chỉ ra nhu cầu chủ đạo của đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo là “chơi” do đó đồ chơi là một nhu cầu tất yếu của lứa tuổi này. Đồ chơi phải tuân thủ về chất liệu, màu sắc, nội dung chơi để đáp ứng nhu cầu chơi, vận động, khám phá, học tập ở trẻ để đáp ứng phương châm giáo dục trẻ mẫu giáo “ học bằng chơi, chơi mà học” của lứa tuổi này và đáp ứng được mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện đứa trẻ.

Chế độ chính sách; Trình độ năng lực; đạt điểm trung bình lần lược 2,86; 1,8;. Chế độ chính sách cho trẻ em thuộc các vùng miền, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ là con người có công với cách mạng được nhà nước quy định để hưởng chế độ chính sách theo đúng quy định, đáp ứng điều kiện kinh tế, nhu cầu đi học và thực hiện chương trình GD, đảm bảo mục tiêu GDMN. Trình độ năng lực của đội ngũ GV cũng phải đáp ứng quy định của nghành theo đó quy định GVMN đạt trình độ chuẩn Trung học sư phạm GDMN trên chuẩn là Cao đẳng sư phạm GDMN và Đại học sư phạm GDMN theo điều lệ trường MN. Nhằm đảm bảo nội dung chương trình GDMN được hiểu đúng đắn và truyền đạt hợp lý để hoàn thành mục tiêu GD của bậc học MN

Như vậy, qua đó công tác khắc phục những yếu tố chủ quan này đòi hỏi chủ thể quản lý có những biện pháp hợp khoa học quản lý nhằm tác động đến khách thể quản lý để khắc phục những yếu tố chủ quan này.

2.5.2. Yếu tố khách quan Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Bảng 2.9. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình GDMN

Bảng 2.9 kết quả khảo sát các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình GDMN. Qua 5 nội dung khảo sát đạt tổng điểm trung bình 2,73, cho thấy các yếu tố khách quan như: công tác chỉ đạo; công tác kiểm tra đánh giá; hoạt động bồi dưỡng; trình độ chuyên môn; sự đổi mới công tác quản lý. Tất cả các yếu tố khách quan này tác động trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản lý thực hiện chương trình GDMN.

Qua phân tích số liệu ở bảng 2.8 và 2.9 cho thấy: Qua điều tra bằng phiếu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cho thấy thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non được thể hiện như sau: Trong 10 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình thì các yếu tố ảnh hưởng nhiều là:

Có 90% số người được hỏi cho là trình độ chuyên môn, sự am hiểu về nội dung chương trình và nghiệp vụ QL của Hiệu trưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi với X = 2,87, xếp thứ bậc 1. Một yếu tố nữa có mức điểm xấp xỉ với thứ bậc 1, đó là trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên với  X =2,86, xếp thứ bậc 2.

Có 85,7% số người được hỏi quan tâm đến yếu tố đổi mới trong công tác quản lý, điều hành của hiệu trưởng đối với các hoạt động chuyên môn của trường mầm non. Mức điểm trung bình X =2,8 xếp thứ bậc 2.

Công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động chuyên môn trong việc thực hiện chương trình GDMNcho trẻ từ 5-6 tuổicó 77,7% số người được hỏi cho là ảnh hưởng nhiều với điểm X = 2,70, xếp thứ bậc 3.

Qua phỏng vấn HT3, HT3 có ý kiến “Nếu không có chỉ đạo định hướng và triển khai thì dù GV có giỏi cũng khó hoàn thành mục tiêu giáo dục cũng như chương trình giáo dục mà đặc biệt là theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”

Chúng tôi phỏng vấn GV cho biết“Không có quản lý chỉ đạo, triển khai các nội dung của chương trình thì cũng coi như là đi làm mà không có định hướng, đâu biết gì mà làm. HT2 cho rằng “Chỉ đạo là một trong những chức năng của người quản lý, nếu thiếu một trong các chức năng đó sao có thể gọi là quản lý được”

Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên trong việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5-6 tuổi có điểm trung bình X = 2,67, xếp thứ bậc 4. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Một số yếu tố ảnh hưởng được đánh giá ở mức độ thấp như: Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp mầm non cũng như chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên xếp thứ bậc 5.

Như vậy, qua kết quả điều tra cho thấy: Các trường mầm non trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã chú ý, quan tâm đến việc quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non và đã động viên giáo viên khai thác thực hiện cũng như tổ chức nhiều hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả tốt, chúng tôi thấy để quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non đạt hiệu quả thì nhà trường cũng như giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc và tích cực trong đổi mới việc chăm sóc – giáo dục trẻ.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

2.6.1. Ưu điểm

Chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đã được Phòng GD&ĐT thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương triển khai tới các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn có sự đồng bộ và tương đối hiệu quả. Với 100% số trường thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, điều đó cho thấy các nhà trường đã triển khai trên diện rộng và thu hút, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn, bắt nhịp được với sự đổi mới của toàn cấp học trong cả nước. Trong những năm qua, tỷ lệ huy động và duy trì sỉ số đạt ở mức 94% đến 99%, số lượng trẻ trong độ tuổi 5 tuổi đạt 100%, duy trì ổn định phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Đây là một tỷ lệ cao, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em trong các trường mầm non mẫu giáo ngày càng được nâng lên rõ rệt. Để đạt được kết quả trên là sự hội tụ của các yếu tố sau:

Các cấp quản lý, cộng đồng và toàn xã hội nhận thức khá tốt về tầm quan trọng của công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non về quyền học tập, khả năng và nhu cầu học tập của trẻ, thấy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với trẻ qua việc phối hợp, huy động và tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho GDMN. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Công tác quản lý chỉ đạo, xây dựng kế hoạch trong việc thực hiện chương trình GDMN được chú trọng và thực hiện đồng bộ, cụ thể (đã hình thành được hệ thống văn bản và hồ sơ quản lý, chỉ đạo, thực hiện) từ phòng GD&ĐT đến các nhà trường và giáo viên theo đúng các quy định, quy chế, điều lệ trường mầm non.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có hiểu biết nhất định, đáp ứng được việc thực hiện chương trình GDMN. Tổ chức thực hiện chương trình GDMN được thực hiện khá tốt từ việc huy động và duy trì trẻ đi học đến việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, hoạt động ngoại khóa… hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình GDMN.

Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, đảm bảo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, đó là điều kiện cơ bản giúp cho việc thực hiện chương trình GDMN đạt hiệu quả, là tiền đề cho việc tổ chức các hoạt động dạy học lấy trẻ làm trung tâm.

2.6.2. Tồn tại

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý và giáo viên còn hạn chế, đôi khi tỏ ra cứng nhắc, máy móc và thiếu đi sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong quản lý, trong chăm sóc giáo dục trẻ.

Một số giáo viên tại các trường công lập chưa sẵn sàng trong đổi mới phương pháp dạy học – đặc biệt là giáo viên có độ tuổi cao và quá quen với tổ chức thực hiện chương trình giáo dục kiểu truyền thống (người dạy đóng vai trò chủ đạo) có sự áp đặt đối với học sinh, đôi khi thực hiện nhiệm vụ một cách khiên cưỡng, dẫn đến thiếu nhiệt tình trách nhiệm, làm cho qua việc. Bên cạnh đó, tại đa số các trường tư thục và dân lập, nơi nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường dễ dàng tiếp cận tìm kiếm cơ hội việc làm, thì đa số chưa đáp ứng được yêu cầu việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non nên khó khăn trong việc tổ chức và vận dụng các phương pháp đặc thù trong dạy học ở trường mầm non.

Cả GV và CBQL còn nặng về hình thức kiểm tra đánh giá việc tổ chức các hoạt động mà chưa chú ý trọng tâm, mục tiêu chính của quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm là phải xuất phát từ nhu cầu, nhận thức và xuất phát từ tính ham học hỏi tò mò của đứa trẻ, tôn trọng sự khác biệt năng lực mỗi đứa trẻ. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả chưa cao, điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi nói riêng và các hoạt động của nhà trường nói chung.

2.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Việc nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục nói chung và quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ từ 5 – 6 tuổi cho trẻ nói riêng của một bộ phận cán bộ, giáo viên nhất là cha mẹ học sinh chưa tốt. Bên cạnh đó cán bộ quản lý nhà trường chưa tích cực tham mưu, chưa có cách tuyên truyền cho họ hiểu để lôi cuốn họ hỗ trợ cho công việc của mình, dẫn đến tình trạng nhiều gia đình coi đó là việc của các cô giáo, việc của nhà trường phải làm.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng thực hiện chương trình GDMN cho trẻ 5 – 6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm còn nhiều hạn chế. Đồng thời cũng còn thiếu các hình thức trao đổi, giao lưu chia sẻ và học tập kinh nghiệm trong quản lý, dạy học, chăm sóc trong trường, giữa các trường với nhau…. dẫn đến chưa phát huy hết được các nhân tố điển hình, cũng như giúp khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc gặp phải trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ. Các hoạt động chuyên môn như dự giờ, thao giảng, tổ chức các Hội thi, làm và sử dụng đồ dùng dạy học chưa được quan tâm và thực sự có nề nếp.

Công tác thanh – kiểm tra về thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức trên cả phương diện quản lý cấp phòng giáo dục cũng như trong các nhà trường.

Như vậy, để quản lý thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương hiệu quả đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Trên cơ sở đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non tiếp tục củng cố, xây dựng lý luận và thực tiễn cho công tác này trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh, Bình Dương trong những năm tiếp theo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Triển khai các hoạt động trong trường mầm non nói chung và quản lý chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non nói riêng là một nhiệm vụ hàng đầu của các trường mầm non, nếu được Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ quản lý, giáo viên quan tâm đúng mức sẽ đạt được kết quả cao. Vì vậy qua nghiên cứu thực tiễn về quản lý thực hiện chương trình tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đã rút ra một số kết luận như sau:

Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương về tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình GDMN cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non khá cao. Đa số CBQL và giáo viên đều coi trọng công tác chuyên môn trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục trẻ mầm non còn bộc lộ một số hạn chế, đó là một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ việc thực trạng quản lý hoạt động này chưa hiệu quả.

Qua khảo sát cho thấy thực trạng việc lập kế hoạch thực hiện chương trình GDMN trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương thông qua việc khảo sát lấy ý kiến GV và CBQL. Thứ nhất về mức độ cần thiết về việc thực hiện chương trình GDMN trên địa bàn thị xã với tổng điểm trung bình các nội dung thực hiện với tổng điểm trung bình là 2.56 và 2.32 là tổng điểm các nội dung mức độ thực hiện, có sự chênh lệch. Do đó, từ thực trạng trên đòi hỏi cần có một hệ thống biện pháp quản lý khoa học nhằm nâng cao chất lượng quản lý thực hiện chương trình GDMN cho các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, xin trình bày ở chương 3. Luận văn: Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp thực hiện chương trình giáo dục mầm non

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993