Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở Tỉnh Thái Bình dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát những vấn đề tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Thái Bình và tổ chức bộ máy thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Bình có liên quan đến kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ).
Tình hình phát triển kinh tế – xã hội những năm gần đây trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu. Năm 2016, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước đạt 45.150 tỷ đồng (tăng trên 10% so với năm 2015), đạt cao nhất từ năm 2011 trở lại đây và cao hơn một số tỉnh đồng bằng sông Hồng. Tổng giá trị sản xuất ước tăng 11,4%, trong đó, nông – lâm – thủy sản tăng 2,8%, công nghiệp xây dựng tăng 15,6%, thương mại dịch vụ tăng 11,5%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 33,5 triệu đồng. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, UBND tỉnh đã kịp thời phân bổ các nguồn kinh phí và tiếp tục mua, cấp phát 300.000 tấn xi măng hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới. Năm 2016 đã có 77 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, với số vốn đăng ký trên 6.000 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 901 dự án đầu tư với số vốn đăng ký trên 114.000 tỷ đồng, nhiều dự án đã đi vào hoạt động hiệu quả, thu hút và tạo việc làm cho trên 112.000 lao động.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2012, tỉnh Thái Bình đạt 58,37 điểm thuộc loại khá xếp ở vị trí thứ 25/63 tỉnh thành. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Các lĩnh vực văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền có nhiều chuyển biến tích cực. Thái Bình có gần 82 lễ hội đặc sắc, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo “làng Khuốc”, trò múa rối nước làng Nguyên Xá (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư)…Tỉnh chú trọng phát triển du lịch văn hoá gắn với các lễ hội, giỗ tổ Đền thờ vương triều nhà Trần, tham quan chùa Keo, đền Mẫu Đợi xã Đông Hải huyện Quỳnh Phụ, đền Đồng Bằng xã An Lễ huyện Quỳnh Phụ, đền Tiên La, du lịch sinh thái gắn với xây dựng Khu du lịch Cồn Vành, Cồn Thủ, du lịch làng nghề (Đồng Xâm, Hồng Thái Capital – Kiến Xương…), du lịch biển (Đồng Châu Tiền Hải), đặc biệt là khu nghỉ mát Cồn Đen đang được xây dựng tại xã Thái Đô, Thái Thụy, Thái Bình.
Tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã. Thái Bình được chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc là: thành phố Thái Bình, huyện Hưng Hà, huyện Đông Hưng, huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải, huyện Quỳnh Phụ, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư.
Dân số của tỉnh là 1.786.000 người với mật độ dân số 1196,7 người/ km² (năm 2016). Dân số đông với nhiều đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, cùng các điều kiện về kinh tế – xã hội như trên đòi hỏi các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước phải ban hành được những văn bản Quy phạm pháp luật thật sự hiệu lực và hiệu quả. Do đó công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật cần phải được chú trọng và thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.2. Khái quát về tổ chức bộ máy thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình.
- Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV, ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; ngày 02/6/2015 UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 1135/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình. Theo Quyết định, xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình gồm 08 phòng chuyên môn, nghiệp vụ đó là: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật, phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng Hành chính tư pháp, phòng Bổ trợ tư pháp (xem Bảng 2.1). Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Trong đó, phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật là đơn vị được giao tham mưu cho Lãnh đạo Sở giúp UBND tỉnh về công tác xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật; tự kiểm tra văn bản do UBND tỉnh ban hành; kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp huyện, hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.
Bảng 2.1. Số lượng công chức các phòng, ban thuộc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình tính đến tháng 3/2017.
Công chức của phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật gồm 05 người, trong đó 01 nam, 04 nữ. Về trình độ chuyên môn: 01 công chức có trình độ Thạc sỹ Luật, 04 công chức có trình độ Cử nhân Luật chính quy. Về độ tuổi: hầu hết là công chức trẻ, tuổi từ 26-45 tuổi. Về kinh nghiệm công việc, có 03 công chức có kinh nghiệm làm về văn bản được 05 năm.
Các năm trước, số lượng công chức của phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật chỉ có 03 người, từ năm 2015 đến nay, số lượng công chức đã được bổ sung thêm, hiện tại là 05 người, điều này tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung và công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật được tốt hơn.
- Phòng Tư pháp các huyện, thành phố: Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Theo Điều 4, Thông tư số 23/2014/TT-BTP-BNV, ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và theo quy định của pháp luật”. Như vậy, ở cấp huyện, Phòng Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện việc kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật.
Toàn tỉnh hiện nay có 08 phòng Tư pháp với 30 công chức, trong đó có 15 nam và 15 nữ. Về độ tuổi: dưới 30 tuổi có 05 người; từ 30-40 tuổi có 08 người; từ 40-50 tuổi có 12 người; trên 50 tuổi có 05 người. Về thời gian công tác trong ngành Tư pháp: dưới 5 năm: 12 người; từ 05 đến 10 năm: 05 người; trên 10 năm: 13 người. Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 02 người; Đại học: 27 người (trong đó chuyên ngành Luật: 21 người); Trung cấp (chuyên ngành Luật): 01 người. Về trình độ tin học văn phòng: 30 người (đạt 100%) đều có chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên.
- Ở cấp xã:
Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch ở các xã, phường, thị trấn chủ yếu kiêm nhiệm công tác kiểm tra văn bản với tổng số 286 người. Trình độ chuyên môn: Đại học: 64 người, Cao đẳng: 35 người, Trung cấp: 187 người.
Ban Pháp chế HĐND tỉnh và HĐND cấp huyện: bố trí từ 01-02 cán bộ thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản do cấp mình ban hành.
Đội ngũ cán bộ làm công tác văn bản ở cơ quan khác: Văn phòng các Sở thuộc UBND tỉnh bố trí 01 cán bộ kiêm nhiệm công tác tự kiểm tra văn bản; Văn phòng HĐND và UBND tỉnh có 02 người, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện có 14 người, Văn phòng HĐND và UBND cấp xã có 286 người.
Về cơ bản, đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra văn bản đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản còn thiếu tính ổn định, lại kiêm nhiệm nhiều công việc khác trong khi đó kiểm tra văn bản là một lĩnh vực phức tạp, khó khăn, yêu cầu năng lực, trình độ và kinh nghiệm công tác nên đã ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra văn bản. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên còn hạn chế do kinh phí cho công tác này còn hạn hẹp và việc kiểm tra đôi lúc không được tiến hành thường xuyên. Ở cấp huyện và cấp xã chưa thực sự quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản kiểm tra văn bản tại địa phương, công tác kiểm tra văn bản thường được tiến hành bởi đội ngũ công chức của phòng Tư pháp và cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã, phường, thị trấn.
Công tác tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật đã được thực hiện song chưa được tổ chức thường xuyên và hàng năm theo kế hoạch.
Nhìn chung, những năm qua, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng, xây dựng và phát triển đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản. Tuy nhiên, với số lượng và chất lượng công chức như hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ công việc đặt ra. Số lượng văn bản kiểm tra khá nhiều và phức tạp đòi hỏi thời gian, trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp mới có thể thực hiện tốt. Năng lực, kinh nghiệm làm công tác văn bản của cán bộ, công chức còn hạn chế, không đồng đểu đồng thời lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên chưa đảm bảo được hiệu quả của công việc, nhiều văn bản sai phạm chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
2.2. Số lượng văn bản Quy phạm pháp luật đã ban hành và kết quả kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở tỉnh Thái Bình Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
2.2.1. Số lượng văn bản Quy phạm pháp luật đã ban hành của chính quyền địa phương ở tỉnh Thái Bình
Trong những năm qua, công tác ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình luôn được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng, đảm bảo sự tuân thủ thống nhất với các quy định của cấp trên, là công cụ hữu hiệu cho hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản đang được củng cố và kiện toàn ở các cấp; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức được chú trọng và thực hiện hàng năm. Số lượng văn bản được ban hành tương đối lớn, nội dung trải đều các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế – xã hội, góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định trên địa bàn tỉnh làm cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Kết quả ban hành văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2016 như sau:
Bảng 2.2. Số lượng văn bản Quy phạm pháp luật được ban hành ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2016.
Nhìn chung, quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình được thực hiện khá nghiêm túc từ khâu lập chương trình xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật; bổ sung chương trình xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật; phân công tổ chức soạn thảo văn bản; nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quan hệ xã hội cần ban hành văn bản để điều chỉnh; sưu tầm, đối chiếu các văn bản, tài liệu có liên quan; lấy ý kiến của các cấp, các ngành và đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản; giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp; thẩm định; tiếp thu ý kiến thẩm định; trình ký ban hành; đăng Công báo, niêm yết công khai, đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng và gửi đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định. Việc tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện văn bản Quy phạm pháp luật đều được tuân thủ khá chặt chẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc tuân thủ quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Ở cấp tỉnh vẫn còn một số Sở, ngành chưa chủ động đề xuất danh mục các văn bản Quy phạm pháp luật cần ban hành để tổng hợp vào Chương trình xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật trong năm, khi phát sinh đến đâu thì đề nghị ban hành đến đó hoặc có đăng ký nhưng không đảm bảo đầy đủ các tiêu chí theo quy định, không sát với thực tế; khi phát sinh yêu cầu ban hành văn bản Quy phạm pháp luật cũng không đề nghị bổ sung vào Chương trình. Một số Sở, ngành chưa chủ động xây dựng dự thảo văn bản theo Chương trình xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật, chưa tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục xây dựng văn bản như chưa tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trước khi xây dựng dự thảo; việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo chưa đảm bảo thời gian theo quy định, đối tượng lấy ý kiến hẹp. Một số Sở, ban, ngành gửi hồ sơ để thẩm định chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Thời gian dành cho việc nghiên cứu thẩm định dự thảo văn bản Quy phạm pháp luật còn ít, do đó những văn bản Quy phạm pháp luật có nội dung phức tạp, cơ quan thẩm định chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu kỹ nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản thẩm định.
- Ở cấp huyện:
Một số văn bản dự thảo chưa tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản hoặc có lấy kiến nhưng đối tượng lấy ý kiến hẹp, thời gian lấy ý kiến không đảm bảo.
Một số văn bản sau khi ban hành không được niêm yết công khai, không gửi đầy đủ cho Sở Tư pháp để kiểm tra theo quy định của pháp luật. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Công tác lưu trữ văn bản sau khi ban hành của một số huyện còn hạn chế như: lưu trữ không đầy đủ, sắp xếp văn bản không theo thứ tự ban hành nên khó tìm kiếm, tra cứu văn bản.
- Ở cấp xã:
Một số xã, phường, thị trấn khi ban hành văn bản Quy phạm pháp luật chưa giao trách nhiệm cho cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phát biểu ý kiến về các vấn đề như: sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản. Văn bản Quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp xã ban hành nội dung còn sơ sài, chưa sát với thực tế địa phương, còn nhiều sai sót về thể thức và kỹ thuật trình bày.
Việc lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức hữu quan, của nhân dân ở các thôn, làng, tổ dân phố vào dự thảo văn bản Quy phạm pháp luật và việc tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo văn bản chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ, mang tính hình thức.
Nhiều văn bản Quy phạm pháp luật sau khi ban hành chưa được niêm yết theo quy định, việc gửi văn bản Quy phạm pháp luật tới phòng Tư pháp để kiểm tra theo thẩm quyền chưa đầy đủ, kịp thời.
Từ thực trạng ban hành văn bản Quy phạm pháp luật như trên đòi hỏi cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật để nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản cũng như nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
2.2.2. Kết quả kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở tỉnh Thái Bình Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
2.2.2.1. Về tổ chức thực hiện
Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật (Nghị định số 40/2010/NĐ-CP). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 và thay thế Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật.
Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ban hành phù hợp với tình hình mới, có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới quan trọng, bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Sau khi Nghị định số 40/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 14/12/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 10/9/2009 của UBND tỉnh ban hành quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của UBND các cấp. Quyết định này là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện việc kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Sau khi Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016, UBND các cấp đã tổ chức các Hội nghị quán triệt nội dung của Luật và hướng dẫn các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật đúng quy định của Luật.
Hàng năm, UBND tỉnh cũng ban hành các Kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh để thực hiện, đồng thời hướng dẫn, yêu cầu các huyện, thành phố xây dựng các Kế hoạch kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
UBND các cấp cũng chú trọng chỉ đạo việc xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật là một công việc mới, phức tạp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ cao. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức chưa đồng đều, một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản. Công tác tập huấn về kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật được quan tâm tổ chức song chưa được thường xuyên và kịp thời.
Tuy nhiên, việc bố trí biên chế thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra, đặc biệt là cấp huyện. Các Phòng Tư pháp chỉ có một hoặc hai cán bộ phụ trách công tác kiểm tra, xử lý văn bản nên việc triển khai công tác tự kiểm tra văn bản ở cấp huyện hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định. Đội ngũ công chức làm công tác này còn thiếu, lại kiêm nhiệm cả những công việc chuyên môn khác nên thời gian dành cho công tác này còn nhiều hạn chế.
Hàng năm, kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật đều được bố trí cho các Sở, ban, ngành và các huyện, thành phố song mức chi còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.
Thời gian qua, công tác kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật theo quy định tại các văn bản pháp luật của trung ương và địa phương, góp phần tích cực trong việc bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời giúp nâng cao chất lượng của công tác soạn thảo, ban hành văn bản Quy phạm pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật ở một số Sở, ngành, địa phương vẫn chưa được quan tâm, chú trọng và tổ chức thực hiện thường xuyên, kịp thời.
2.2.2.2. Tình hình kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
Tình hình kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình được thể hiện trên hai mặt hoạt động đó là hoạt động tự kiểm tra của HĐND, UBND các cấp và hoạt động kiểm tra theo thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện.
Tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
Ở cấp tỉnh, cấp huyện do cơ cấu tổ chức có Ban Pháp chế HĐND nên việc tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật (hình thức Nghị quyết) của HĐND cấp tỉnh và cấp huyện do Ban Pháp chế của HĐND đảm nhiệm.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã giúp UBND cấp mình thực hiện việc tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật đã ban hành, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý theo quy định.
Sở Tư pháp (cụ thể là Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật thuộc Sở) là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh tự kiểm tra văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành.
Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật do UBND cấp huyện ban hành. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã giúp UBND cấp xã tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật do UBND cấp xã ban hành.
Công tác tự kiểm tra văn bản được tiến hành thường xuyên, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện tham mưu giúp UBND tỉnh tự kiểm tra văn bản do UBND tỉnh ban hành. Đồng thời, UBND tỉnh cũng chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã chủ động tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật do cấp mình ban hành.
Từ năm 2011 – 2016, cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã tiến hành tự kiểm tra 51.709 văn bản, trong đó có 335 văn bản Quy phạm pháp luật.
Bảng 2.3. Số lượng văn bản Quy phạm pháp luật tự kiểm tra ở tỉnh Thái Bình từ năm 2011 – 2016.
Thời gian qua, cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Thái Bình đã tự kiểm tra được 335 văn bản Quy phạm pháp luật (xem Bảng 2.3). Qua kiểm tra đã phát hiện 61 văn bản trái pháp luật với những lỗi cơ bản như sau:
Nhiều văn bản sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản: viết hoa không đúng, cỡ chữ chưa phù hợp, cách trình bày văn bản không đúng quy định… Đây là một trong những sai phạm phổ biến, chiếm số lượng nhiều nhất (38 văn bản).
Nhiều văn bản ghi số không đúng quy định: văn bản Quy phạm pháp luật ghi số theo thứ tự ban hành của văn bản áp dụng pháp luật (24 văn bản).
Một số văn bản chưa phù hợp với quy định của cấp trên như: Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND, ngày 13/11/2015 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quy định về trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh (01 văn bản). Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Ở cấp xã, công tác tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật được quan tâm thực hiện, từ năm 2016 đến nay đã tự kiểm tra 63.921 văn bản, trong đó có 4.542 văn bản QPPL. Kết quả kiểm tra phát hiện 301 văn bản sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, ngoài ra không phát hiện văn bản nào vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Nhìn chung, đến nay công tác tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình đã dần đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào việc phát hiện và phòng ngừa các thiệt hại do văn bản trái pháp luật gây ra; các cấp, các ngành chủ động hơn trong việc ban hành cũng như áp dụng văn bản Quy phạm pháp luật vào đời sống một cách hợp pháp, hợp lý. Tuy nhiên, công tác này vẫn tồn tại một số hạn chế như: việc tự kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời; kết quả tự kiểm tra, phát hiện văn bản trái pháp luật còn thấp, nhiều văn bản trái pháp luật chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tự kiểm tra văn bản còn lỏng lẻo.
Kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của chính quyền địa phương
Công tác kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được chú trọng thực hiện trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật, chỉ đạo Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc công tác này.
Sở Tư pháp đã tiếp nhận văn bản để kiểm tra và thành lập Đoàn Kiểm tra để kiểm tra công tác văn bản theo địa bàn ở UBND thành phố và UBND các huyện và kiểm tra theo chuyên đề trong một số lĩnh vực có nhiều bức xúc như: đất đai, lao động thương binh xã hội,…
Phòng Tư pháp kiểm tra văn bản do UBND cấp xã gửi lên, đồng thời tổ chức Đoàn Kiểm tra theo địa bàn ở các xã, thị trấn.
Thời gian đầu do cơ quan ban hành văn bản chưa thực hiện việc gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra theo quy định nên số lượng văn bản được kiểm tra không nhiều. Trong những năm gần đây (sau khi tăng cường kiểm tra theo địa bàn tại các địa phương khác nhau) việc gửi văn bản lên cơ quan có thẩm quyền kiểm tra được thực hiện tốt hơn.
Từ năm 2011 đến nay, Sở Tư pháp, phòng Tư pháp thành phố và các huyện đã tiếp nhận 62.840 văn bản để kiểm tra, trong đó có 2.920 văn bản Quy phạm pháp luật (xem Bảng 2.4). Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Bảng 2.4. Số lượng văn bản Quy phạm pháp luật được Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp huyện, thành phố kiểm tra theo thẩm quyền ở tỉnh Thái Bình từ năm 2011 – 2016.
Qua kiểm tra, đã phát hiện 413 văn bản trái pháp luật, có thể tổng hợp những vi phạm trong công tác ban hành văn bản Quy phạm pháp luật như sau:
Về thể thức văn bản: Nhiều văn bản Quy phạm pháp luật do các cấp, các ngành ban hành từ năm 2011 đến năm 2016 vẫn chưa tuân thủ đúng thể thức văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004 và Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Một số địa phương còn chưa phân biệt được văn bản Quy phạm pháp luật với văn bản hành chính thông thường nên còn nhầm lẫn trong việc đánh số, ký hiệu văn bản dẫn đến sai về hình thức văn bản (một số Nghị quyết là văn bản Quy phạm pháp luật lại ban hành dưới hình thức văn bản áp dụng pháp luật).
Về số và ký hiệu văn bản: văn bản Quy phạm pháp luật ghi số theo thứ tự ban hành của văn bản áp dụng pháp luật; số thứ tự không đúng theo trật tự; không ghi năm ban hành ở giữa số và ký hiệu văn bản Quy phạm pháp luật.
Về thẩm quyền ban hành văn bản: có văn bản còn ký với tư cách cá nhân Chủ tịch UBND đối với văn bản Quy phạm pháp luật của UBND.
Văn bản được ban hành dưới hình thức văn bản Quy phạm pháp luật thì khi ban hành phần “Nơi nhận” phải gửi về Sở Tư pháp hoặc phòng Tư pháp để kiểm tra song thực tế có rất nhiều văn bản không ghi đầy đủ tên cơ quan kiểm tra văn bản vào phần “Nơi nhận”, có nhiều văn bản Quy phạm pháp luật chưa được gửi về cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản để kiểm tra theo quy định. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Ngoài ra, còn một số văn bản sai sót về chính tả, không đúng văn phong pháp luật làm giảm tính trang trọng và rõ rang của văn bản.
Về nội dung văn bản Quy phạm pháp luật: Ở một số xã do trình độ, năng lực soạn thảo, ban hành văn bản Quy phạm pháp luật còn hạn chế nên hầu hết các văn bản được ban hành áp dụng pháp luật, chỉ có số ít là Nghị quyết của HĐND thì hầu như nhắc lại nội dung đã được nêu ra ở Nghị quyết của HĐND cấp trên. Ngoài ra còn tồn tại một số văn bản viện dẫn căn cứ pháp lý cho việc ban hành là văn bản hết hiệu lực, không phải là văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, viện dẫn văn bản không đầy đủ, chính xác. Ngoài ra còn một số văn bản không chứa đựng các QPPL nhưng lại được ban hành dưới hình thức văn bản Quy phạm pháp luật, chưa phân biệt được thẩm quyền về nội dung và hình thức văn bản cũng như các yếu tố cấu thành của một văn bản Quy phạm pháp luật.
Ví dụ như:
- Quyết định số 1993/2015/QĐ-UBND ngày 03/4/2015 của UBND huyện Đông Hưng ban hành Đề án thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại huyện Đông Hưng, giai đoạn 2015-2020.
Đây là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành dưới hình thức văn bản Quy phạm pháp luật. Văn bản này căn cứ vào văn bản đã hết hiệu lực thi hành để làm căn cứ ban hành văn bản: Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày 15/5/2015 do Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thay thể; Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại các huyện thuộc tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013-2014 hết hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Quyết định số 8685/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 của UBND huyện Đông Hưng ban hành quy chế tiếp công dân.
Văn bản này là văn bản Quy phạm pháp luật nhưng phần ký hiệu của Quyết định số 8685 lại ghi thiếu năm ban hành văn bản (xen giữa số và ký hiệu của văn bản) là chưa phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 7, Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004: “Văn bản Quy phạm pháp luật do HĐND và UBND ban hành phải được đánh số thứ tự cùng với năm ban hành và ký hiệu cho từng loại văn bản”. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Về số thứ tự của văn bản: Quyết định số 8685 có số thứ tự là 8685, theo Quy định tại Điều 7, Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004 thì: “… Việc đánh số thứ tự phải bắt đầu từ số 01 theo từng loại văn bản cùng với năm ban hành loại văn bản đó”. Theo đó, số thứ tự của Quyết định này phải được đánh số riêng theo loại văn bản Quy phạm pháp luật do UBND ban hành. Đến ngày 21/10/2014 thì UBND huyện Đông Hưng không thể ban hành hơn tám nghìn văn bản Quy phạm pháp luật được (loại Quyết định).
Căn cứ pháp lý được viện dẫn trong Quyết định để làm căn cứ ban hành là “Luật khiếu nại, tố cáo”. Tuy nhiên, “Luật Khiếu nại” và “Luật Tố cáo” là hai văn bản Quy phạm pháp luật hoàn toàn riêng biệt, do vậy không thể đồng thời làm một căn cứ ban hành được.
Tình hình xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
Việc xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Đối với các văn bản sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hoặc căn cứ pháp lý để ban hành mà không gây ảnh hưởng đến nội dung của văn bản thì cơ quan kiểm tra trao đổi cụ thể để cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình soạn thảo văn bản.
Đối với văn bản sai về nội dung hoặc ban hành không đúng thẩm quyền thì cơ quan kiểm tra có thông báo yêu cầu cơ quan ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý theo quy định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Các văn bản Quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật cơ bản được xử lý kịp thời nên không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không gây tình trạng mất ổn định tình hình kinh tế – xã hội cũng như sự phát triển chung của tỉnh.
Nhìn chung, tình hình xử lý văn bản trái pháp luật ở tỉnh Thái Bình thời gian qua khá khẩn trương và tích cực; được sự quan tâm của các cấp, các ngành; sự theo dõi và đồng tình của nhân dân song thực tế việc xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan trong việc ban hành văn bản trái pháp luật vẫn chưa quyết liệt và triệt để. Hình thức xử lý chủ yếu vẫn chỉ là kiểm điểm cá nhân; yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức văn bản cho phù hợp với quy định của pháp luật hoặc bãi bỏ, ban hành thay thế mới văn bản. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Mặt khác, do thể chế quy định về hình thức, biện pháp xử lý đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể nên khó ràng buộc được trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan; nhất là việc xác định hậu quả từ việc ban hành văn bản trái pháp luật và cơ chế bồ i thường thiệt hại.
2.2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
Công chức làm công tác kiểm tra văn bản ở cấp tỉnh và cấp huyện đều được đào tạo về trình độ Tin học và 100% đạt chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên. Ở cấp xã có 274/286 (đạt 96%) cán bộ có chứng chỉ Tin học văn phòng trình độ A trở lên.
Đội ngũ cán bộ, công chức về cơ bản đều biết áp dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công việc chuyên môn: tra cứu thông tin văn bản, trao đổi, xem xét, tham gia ý kiến dự thảo văn bản…Mặc dù phần lớn cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản đã được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ tin học văn phòng, sử dụng máy tính, máy in, internet… song vẫn còn một số cán bộ, công chức (chủ yếu là cấp xã) đôi khi vẫn lúng túng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do đó hiệu quả công việc đôi khi bị ảnh hưởng.
2.2.2.4. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất
Hàng năm, ngân sách của tỉnh chi cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật được áp dụng theo Thông tư số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17 tháng 08 năm 2011 Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản Quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, kinh phí chi cho kiểm tra, xử lý văn bản ở các cấp, các ngành còn hết sức hạn chế.
Về xây dựng hệ cơ sở dữ liệu kiểm tra, xử lý văn bản: chưa được triển khai thực hiện do điều kiện vật chất chưa đáp ứng cũng như trình độ tin học của công chức không đồng đều.
Cơ sở, vật chất, trang thiết bị làm việc của các đơn vị tại trụ sở tương đối đầy đủ và cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
2.3. Đánh giá chung về kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở tỉnh Thái Bình.
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Trong những năm qua, hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh được chú trọng thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng; giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực của văn bản trái pháp luật do đó góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức và cá nhân.
Có thể kể đến những kết quả đáng ghi nhận trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh như sau:
Một là, kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật bước đầu đạt được những hiệu quả tích cực, chất lượng ban hành văn bản Quy phạm pháp luật được nâng lên.
Bằng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành cũng như sự nỗ lực, tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc, từ một công việc mới mẻ và phức tạp, hiện nay công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật đã đi vào nề nếp và dần khẳng định được vị trí, vai trò trong việc nâng cao chất lượng ban hành văn bản cũng như bảo đảm quyền lợi của công dân.
Số lượng văn bản được kiểm tra dần tăng lên (xem Bảng 2.5). Trước đây, do nhận thức về vai trò của việc kiểm tra văn bản chưa được chú trọng nên các cơ quan ban hành văn bản sau khi soạn thảo, ban hành văn bản đã không chú ý đến việc gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra theo quy định. Qua công tác kiểm tra theo địa bàn và qua các cuộc giao ban, tập huấn, tuyên truyền thông qua các Hội nghị, nhận thức của cán bộ, công chức về công tác này được nâng lên. Vì vậy những năm gần đây, các cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản đã tích cực, chủ động hơn trong việc gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra cũng như chú trọng hơn đến công tác tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật do mình ban hành.
Bảng 2.5. Số lượng văn bản Quy phạm pháp luật được kiểm tra ở tỉnh Thái Bình từ năm 2011 – 2016.
Không chỉ số lượng văn bản Quy phạm pháp luật tăng lên mà việc phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật cũng đạt được nhiều kết quả: đã phát hiện nhiều văn bản trái pháp luật do nhiều cơ quan, đơn vị ban hành, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều văn bản có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý được phát hiện và xử lý kịp thời giúp nâng cao việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở địa phương, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu tác động trực tiếp của những văn bản Quy phạm pháp luật đó. Vì vậy, hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật đã tạo dựng được niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân đối với hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Theo báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình, từ năm 2011 đến nay số lượng văn bản trái pháp luật được phát hiện là 775 văn bản Quy phạm pháp luật trên tổng số 7.797 văn bản Quy phạm pháp luật được kiểm tra. Tất cả các văn bản trái pháp luật đều được xử lý đúng quy định của pháp luật. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Hai là, phương thức kiểm tra được áp dụng linh hoạt, quy trình kiểm tra được tuân thủ ngày càng chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền kiểm tra văn bản đã chủ động và linh hoạt trong việc áp dụng các phương thức kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật đó là phương thức tự kiểm tra văn bản và phương thức kiểm tra văn bản theo thẩm quyền.
Việc tự kiểm tra văn bản được các cấp, các ngành tiến hành khi cơ quan, đơn vị ban hành văn bản mới. Công việc này được tiến hành khá thường xuyên, góp phần phát hiện và xử lý kịp thời những văn bản có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý.
Bên cạnh việc áp dụng phương thức tự kiểm tra văn bản thì kiểm tra theo thẩm quyền được sử dụng phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tự nhận văn bản để kiểm tra tại cơ quan mình hoặc tổ chức kiểm tra theo chuyên đề, theo địa bàn, theo lĩnh vực hoặc theo thông tin phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân.
Hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, đồng thời yêu cầu UBND cấp huyện căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mình để ban hành kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật phù hợp. Thông qua các cuộc kiểm tra theo thẩm quyền tại cấp huyện và cấp xã đã phát hiện nhiều văn bản trái pháp luật. Kiểm tra theo thẩm quyền là cơ hội thứ hai để cơ quan kiểm tra một lần nữa xem xét, đánh giá và phát hiện các văn bản trái pháp luật mà UBND cấp huyện tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền tại cấp xã còn bỏ sót hoặc chưa phát hiện ra dấu hiệu vi phạm pháp luật của văn bản đó, từ đó loại bỏ triệt để hơn các văn bản trái pháp luật.
Ngoài ra, khi có thông tin phản ảnh, kiến nghị về nội dung văn bản Quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đã khẩn trương tiến hành kiểm tra và kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
Thời gian qua, khi kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật, đội ngũ cán bộ, công chức đã tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc cũng như quy trình kiểm tra, xử lý văn bản. Ngay sau khi ban hành văn bản thì cơ quan ban hành đã chủ động gửi văn đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản tiếp nhận và phân công người đảm nhiệm việc kiểm tra văn bản. Quá trình kiểm tra văn bản được tuân thủ nghiêm túc theo Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình (đối với các văn bản được kiểm tra từ năm 2011-2015), Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật (đối với các văn bản được kiểm tra từ tháng 7 năm 2016 đến nay). Trong quá trình kiểm tra mà phát hiện văn bản trái pháp luật, cơ quan kiểm tra văn bản đã trao đổi cụ thể với cơ quan ban hành văn bản và cơ quan có thẩm quyền để xử lý văn bản. Các cơ quan có văn bản trái pháp luật đều tiếp thu và nghiêm túc xử lý những sai phạm tồn tại trong các văn bản Quy phạm pháp luật. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Để đạt được những kết quả trên là do những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là, hệ thống pháp luật ngày càng cụ thể, rõ ràng và hoàn thiện hơn, là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật.
Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP được ban hành phù hợp với tình hình mới, là căn cứ pháp lý quan trọng cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật. Ngoài ra, một số thông tư được ban hành để hướng dẫn thi hành Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, đó là Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật; Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản Quy phạm pháp luật. Để triển khai hiệu quả và phù hợp với tình hình địa phương về công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 14/12/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 10/9/2009 của UBND tỉnh ban hành quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của UBND các cấp.
Trên đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Hai là, sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với kiểm tra, xử lý văn bản
Thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật, các cấp, các ngành đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản cũng như chú trọng công tác phát triển đội ngũ công chức có năng lực để thi hành nhiệm vụ, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động này.
Mặt khác, việc phát hiện và xử lý văn bản trái pháp luật đã tạo điều kiện cho cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản nhận ra những sai sót trong quá trình soạn thảo văn bản, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động ban hành văn bản Quy phạm pháp luật, giúp cơ quan được kiểm tra nhận ra ý nghĩa, vai trò to lớn của công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật.
Ba là, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật ngày càng được nâng cao về năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ
UBND tỉnh luôn chú trọng đến việc phát triển về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật. Hàng năm, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở các cấp, các ngành của tỉnh.
Bốn là, các điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản ngày càng được đảm bảo.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản, UBND đã quan tâm và đầu tư hơn về kinh phí cho hoạt động này. Máy móc, đồ dùng phục vụ cho công tác được trang bị khá đầy đủ, việc áp dụng công nghệ thông tin được chú trọng, phổ biến rộng rãi hơn.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận song trên thực tế công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đó là:
Một là, hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật chưa được tiến hành thường xuyên và kịp thời. Số lượng văn bản được kiểm tra còn hạn chế.
Trên thực tế vẫn còn tình trạng các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản không tiến hành hoạt động kiểm tra một cách thường xuyên, đôi khi còn chậm trễ gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Hoạt động kiểm tra theo định kỳ hàng năm được thực hiện khá tốt nhưng hoạt động kiểm tra theo định kỳ hàng tháng hoặc kiểm tra khi có yêu cầu lại không được thực hiện thường xuyên (đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã).
Theo quy định, thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền để tiến hành kiểm tra văn bản theo quy định. Nhưng pháp luật không quy định sau thời gian bao lâu kể từ ngày tiếp nhận văn bản để kiểm tra thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải xem xét, đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản đó. Do đó còn một số văn bản trái pháp luật không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Cơ quan kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật theo thẩm quyền thường bị động trong việc xem xét, phát hiện những văn bản có chứa Quy phạm pháp luật bởi theo quy định những văn bản này không phải là văn bản Quy phạm pháp luật, người ban hành những văn bản này không có nghĩa vụ phải gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản sau khi văn bản được ban hành. Vì vậy, chỉ khi có thông tin phản ánh, kiến nghị từ nhiều nguồn khác nhau thì hoạt động kiểm tra văn bản lúc này mới được thực hiện. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Việc tự kiểm tra, xử lý văn bản sau khi có thông báo của cơ quan kiểm tra về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật chưa nghiêm túc và kịp thời. Việc cơ quan ban hành văn bản chậm trễ trong việc gửi văn bản đến kiểm tra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kiểm tra theo thẩm quyền. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ còn thiếu, kinh phí đầu tư còn hạn chế nên không khuyến khích được cán bộ, công chức thực hiện một cách tích cực.
Hai là, nội dung kiểm tra văn bản chưa được tiến hành đầy đủ.
Một số đơn vị khi tiến hành kiểm tra văn bản còn qua loa, sơ sài, chưa bám sát vào các nội dung kiểm tra. Việc kiểm tra chủ yếu là xem xét về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản mà chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, đánh giá nội dung văn bản hoặc chỉ xem xét tính hợp pháp mà không quan tâm kiểm tra tính hợp lý của văn bản Quy phạm pháp luật.
Đây là công việc mới và phức tạp đòi hỏi không chỉ nắm chắc về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải am hiểu về các lĩnh vực khác nhau trên thực tế, đồng thời phải nhạy bén, linh hoạt trong quá trình kiểm tra; trong khi đó lực lượng cán bộ, công chức thực hiện hoạt động này còn mỏng lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nên đôi lúc không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Ba là, phương thức kiểm tra chưa được áp dụng hiệu quả trên thực tế.
Công tác tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật chủ yếu do Sở Tư pháp, phòng Tư pháp đảm nhiệm. Việc tự kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND do Ban Pháp chế thực hiện song trên thực tế hoạt động này chưa được các cấp thực hiện. Nguyên nhân của thực trạng này là do chưa có công chức pháp chế chuyên trách để thực hiện tự kiểm tra văn bản, chủ yếu là công chức kiêm nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Địa bàn tỉnh Thái Bình khá rộng, có nhiều đơn vị hành chính trong khi đó cán bộ của Sở Tư pháp cũng như phòng Tư pháp các huyện, thành phố không nhiều nên việc kiểm tra văn bản theo chuyên đề, theo địa bàn hàng năm chỉ được thực hiện ở một số địa phương vì thế không thể kiểm tra được tất cả các văn bản Quy phạm pháp luật, tình trạng bỏ sót văn bản trái pháp luật vẫn xảy ra.
Bốn là, công tác báo cáo chưa đúng quy định. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Một số đơn vị, địa phương đã không báo cáo hoặc báo cáo chậm trễ, báo cáo không đúng theo yêu cầu làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, nắm bắt tình hình để kịp thời đề xuất các biện pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai công tác kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng như trong việc tổng hợp, báo cáo lên cơ quan hành chính cấp trên.
Năm là, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản còn ít về số lượng, tính ổn định không cao, chậm được kiện toàn và chưa đồng đều về chất lượng nên quá trình thực hiện công tác này còn gặp khó khăn. Cán bộ, công chức cấp xã còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên chất lượng công tác kiểm tra văn bản chưa cao, lại không được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên nên còn lúng túng khi kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật.
Sáu là, việc xử lý đối với các văn bản trái pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền chưa kiên quyết, triệt để.
Một số cơ quan có văn bản vi phạm vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc thông báo kết quả xử lý văn bản trái pháp luật theo đúng quy định về thời gian, chất lượng xử lý chưa đạt yêu cầu. Việc xử lý văn bản trái pháp luật chưa được công bố, công khai, niêm yết theo quy định. Việc lưu trữ hồ sơ kiểm tra văn bản chưa được thực hiện ở nhiều đơn vị.
Bảy là, việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản Quy phạm pháp luật về công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật chưa được thường xuyên; nhận thức của các cấp, các ngành về ý nghĩa, vai trò cũng như quy trình thực hiện của công tác này chưa đầy đủ, chính xác. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân quan trọng sau:
Thứ nhất, về nhận thức của các cấp, các ngành về kiểm tra, xử lý văn bản còn chưa đúng đắn và đầy đủ.
Tại một số đơn vị, tại một thời điểm nhất định, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản nên chưa chú trọng các vấn đề như bố trí kinh phí, kiện toàn tổ chức, biên chế và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác này. Trong kiểm tra, xử lý văn bản còn tình trạng trì trệ, chậm trễ cần khắc phục.
Thứ hai, quy định của pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật còn chưa rõ ràng, đầy đủ.
Trước khi Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực thi hành thì việc kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình được thực hiện theo Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật; Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật; Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 14/12/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của UBND các cấp.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn giải quyết công việc, các quy định chưa rõ ràng, đầy đủ: chưa có quy định cụ thể về xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành cũng như cơ quan, người tham mưu ban hành văn bản trái pháp luật nên còn gây nhiều khó khăn khi soạn thảo, kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật và không có đủ cơ sở pháp lý cho việc xử lý trách nhiệm của cơ quan, người ban hành văn bản; chưa có Quy chế mẫu về tổ chức, quản lý cộng tác viên gây khó khăn, lúng túng khi áp dụng… Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành được văn bản Quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật nhưng nội dung văn bản còn sơ sài, mang tính hình thức.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật còn thiếu, năng lực, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác kiểm tra văn bản còn thiếu về số lượng, kỹ năng xem xét, đánh giá văn bản còn hạn chế. Cán bộ làm công tác pháp chế, tổ chức pháp chế của cơ quan chuyên môn thuộc UBND còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên chưa chú trọng thực hiện công tác kiểm tra văn bản. Đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản chưa được quan tâm xây dựng.
Ngoài ra, một số bộ phận cán bộ lãnh đạo vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác soạn thảo, ban hành văn bản Quy phạm pháp luật đối với việc quản lý nhà nước ở địa phương. Trong khi số lượng văn bản cần kiểm tra ngày một tăng lên, nội dung văn bản ngày càng phức tạp với nhiều lĩnh vực khác nhau, có ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Công tác kiểm tra yêu cầu không chỉ trình độ, kiến thức chuyên sâu mà còn đòi hỏi người làm công tác này có sự hiểu biết rộng rãi về kiến thức xã hội.
Thứ tư, việc tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ, công chức về kiểm tra, xử lý văn bản còn mang tính hình thức.
Do nguồn kinh phí cho hoạt động này còn hạn hẹp nên không thể tổ chức tập huấn được thường xuyên cho tất cả các đối tượng làm công tác kiểm tra văn bản mà chỉ lựa chọn một số cán bộ, công chức tham dự tập huấn. Việc tổ chức các lớp tập huấn thường ngắn hạn, nội dung tập huấn nặng về lý thuyết, chưa đi sâu vào việc phân tích các tình huống thực tiễn xảy ra trong quá trình kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật do vậy hiệu quả của các lớp tập huấn mang lại thường không cao.
Thứ năm, sự phối hợp giữa các cơ quan ban hành văn bản với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền kiểm tra văn bản còn lỏng lẻo.
Việc gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra chưa được thực hiện nghiêm túc và kịp thời. Một số đơn vị không chủ động gửi văn bản do cơ quan mình ban hành đến cơ quan kiểm tra theo đúng thời gian quy định, còn chậm trễ, cá biệt có nơi không gửi văn bản để kiểm tra. Cơ quan kiểm tra sau khi tiếp nhận văn bản của cơ quan ban hành gửi đến không tiến hành kiểm tra đúng thời gian và quy trình kiểm tra; không kịp thời thông báo kết quả kiểm tra, xử lý đến cơ quan ban hành văn bản. Sự phối hợp không thường xuyên và khăng khít giữa các bên đã ảnh hưởng không tốt đến việc đánh giá tác động, ảnh hưởng của văn bản đối với các cơ quan, cá nhân chịu tác động của văn bản.
Thứ sáu, điều kiện vật chất phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản chưa được đảm bảo.
Hiện nay mức kinh phí chi cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra của công việc do đó chưa động viên, khuyến khích được tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện công việc và cũng chưa thu hút được sự quan tâm tham gia vào công tác này của các chuyên gia, nhà khoa học, các cộng tác viên ưu tú.
Về cơ sở vật chất: một số địa phương vẫn chưa trang bị được máy tính đầy đủ cho cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản chưa được triển khai áp dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
Thời gian qua, công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách khá toàn diện như: ban hành các văn bản Quy phạm pháp luật và các kế hoạch hàng năm để hướng dẫn thực hiện; bố trí cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật; quan tâm xây dựng đội ngũ cộng tác viên; kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản được quan tâm hơn.
Từ kết quả đạt được cho thấy công tác kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật đã dần đi vào nề nếp, số lượng và chất lượng kiểm tra ngày càng được nâng cao. Bên cạnh việc thực hiện việc kiểm tra các văn bản do cơ quan ban hành gửi đến, các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra văn bản đã tiến hành kiểm tra theo địa bàn, theo chuyên đề, lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hoạt động kiểm tra giúp phát hiện và loại bỏ được nhiều văn bản trái pháp luật, củng cố thêm lòng tin của người dân, các tổ chức xã hội cũng như các cơ quan nhà nước vào pháp luật.
Việc xử lý văn bản Quy phạm pháp luật cơ bản được thực hiện kịp thời và đúng theo quy định pháp luật đã tạo được sự quan tâm, đồng tình của các cơ quan, tổ chức, dư luận xã hội và người dân. Điều này có tác động tích cực đối với người trực tiếp làm công tác kiểm tra văn bản và các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thúc đẩy hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản ngày một tích cực hơn, đi vào chiều sâu.
Tuy nhiên, trên thực tế triển khai thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật cũng có một số hạn chế nhất định mà Chương 2 đã nêu ra cụ thể, đồng thời cũng làm rõ các nguyên nhân của những hạn chế đó. Do vậy, để khắc phục những hạn chế cũng như để tăng cường hiệu quả của kiểm tra, xử lý văn bản Quy phạm pháp luật ở địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới cần phải có các phương hướng và giải pháp cụ thể. Luận văn: Thực trạng xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Tỉnh.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Tỉnh
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com