Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Nghệ An có diện tích tự nhiên 16 490,7 km2 chiếm 32% diện tích vùng Bắc Trung Bộ và 3,4% diện tích cả nước, đứng đầu 63 tỉnh, thành phố. Số dân là 2917,4  nghìn người năm 2024, đứng thứ 2 vùng  Bắc Trung Bộ (sau Thanh Hóa) và thứ 4 so với cả nước. Tỉnh có trung tâm hành chính là Thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam. Toàn tỉnh gồm có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi), 2 thị xã (thị xã Thái Hòa và thị xã Cửa Lò) và 1 thành phố trực thuộc (Thành phố Vinh). Nghệ An có 479 đơn vị hành chính cấp xã gồm 462 xã phường và 17 thị trấn. Được biết đến là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Mĩnh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cùng với sự phong phú đa dạng về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, Nghệ An có khá nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Những năm gần đây, Nghệ An đã và đang thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tới thăm và lưu lại. Sức hút nơi đây là sự hòa quyện giữa các dạng địa hình, cảnh sắc thiên nhiên phong phú cũng với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể giàu bản sắc, có bề dày lịch sử. Mà hơn hết là ấn tượng qua tấm lòng thân mật, mến khách của người dân nơi đây.

2.1. Vị trí tỉnh Nghệ An trong chiến lược phát triển du lịch

Nghệ An nằm ở phía Đông Nam vùng du lịch Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18033 đến 20140 vĩ Bắc và từ 103052 đến 105048 kinh Đông.

  • Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa với đường biên giới dài 196,3 km
  • Phía Nam giáp Hà Tĩnh với đường biên giới dài 92,6 km
  • Phía Tây giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào với đường biên giới dài 419 km
  • Phía Đông giáp với biển Đông với tổng chiều dài bờ biển trên 82km. Vị trí địa lý này đã chi phối đặc điểm tự nhiên cũng như quyết định lớn đến đời sống kinh tế – chính trị, giao thông, giao lưu trao đổi và đặc biệt là sự phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vị trí này làm cho khí hậu Nghệ An mang đặc trưng của kiểu khí hậu gió mùa chí tuyến cùng với sự phân hóa khí hậu theo không gian trên cảnh quan địa hình đồi núi phân cắt. Vị trí này là điều kiện hình thành cảnh quan rừng thường xanh nhiệt đới ẩm với tiềm năng sinh vật giàu có. Trong đó có khu dự trữ sinh quyển với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Nghệ An có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng sinh thái cho khu vực miền Trung; tạo ra mối quan hệ bền chặt về sinh thái không chỉ các tỉnh duyên hải miền Trung mà còn cả nước.

Tuyến đường quốc gia quốc lộ 1A dài 91km, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1 dài 132km. Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Nghệ An với 7 ga, trong đó ga Vinh là trung tâm có số lượng hành khách và hàng hóa lưu thông lớn nhất miền Trung. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Tỉnh Nghệ An có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều cảng nội địa và cảng  biển như Bến Thủy, Cửa Hội, Cửa Lò… đây là tiềm năng lớn cho ngành vận tải đường thủy về hàng hóa và hành khách. Đặc biệt cảng Cửa Lò quy mô trên 1 triệu tấn, là đầu mối nối Lào và Đông Bắc Thái Lan qua đường 7 và đường 8 thông ra biển Đông. Sân bay Vinh đang ngày càng được mở rộng và nâng cấp hiện đại làm phong phú các loại hình vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách tới Nghệ An.

Là một tỉnh nằm trong không gian của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Nghệ An có ưu thế quan trọng về vị trí để phát triển các ngành kinh tế, nhất là kinh tế thương mại và dịch vụ du lịch, là điểm dừng chân khá quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á; là điểm khởi đầu con đường di sản miền Trung, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh lịch sử; là tỉnh có chung đường biên giới tiếp giáp với CHDCND Lào với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo điều kiện thu hút du khách từ Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nước Châu Á khác đến tham quan du lịch Nghệ An và Việt Nam.

Với vị trí chiến lược nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Mianma – Thái Lan – Lào – Việt Nam – biển Đông. Đây là điều kiện để phát triển khu kinh tế Đông Nam Nghệ An trở thành một khu kinh tế tổng hợp đầy triển vọng với hệ thống khu công nghiệp dịch vụ góp phần giao lưu kinh tế, thương mại trong và ngoài nước. Hệ thống các tuyến du lịch trong nước và quốc tế nối Vinh – Cánh Đồng Chum – Luoangprabang – Vietian – Đông Bắc Thái Lan và ngược lại đã giúp Nghệ An đóng vai trò là một trung tâm du lịch vùng quan trọng.

Có thể khẳng định, Nghệ An có vị trí địa lý quan trọng góp phần hình thành nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hội tụ được các giá trị văn hóa – lịch sử. Cùng với các tuyến giao thông quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa Nghệ An với các tỉnh, các vùng trong cả nước và các nước láng giềng. Đây chính là tiềm năng, là cơ sở quan trọng để khai thác phát triển du lịch, biến Nghệ An thành một điểm đến hấp dẫn, một đầu mối, điểm dừng chân lý tưởng cho các tuyến du lịch quốc tế và trong nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.2. Tài nguyên du lịch 

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1. Địa hình

Nghệ An là một tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối chằng chịt. Địa hình Nghệ An chủ yếu là đồi núi bao trùm  ba phần tư lãnh thổ tỉnh, thuộc các huyện có chung một phần biên giới với Lào: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong; bên trong tỉnh hay giáp giới tỉnh Thanh Hóa: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Khu vực cao hơn cả là dãy Trường Sơn và Pu Họat. Dải Trường Sơn bề ngang hẹp, hiểm trở với  nhiều đỉnh núi cao hơn 2014m, cao nhất là đỉnh Puxalaileng tại Na Ngoi – Kỳ Sơn 2345 m. Dãy Pu Hoạt có mức độ chia cắt lớn, mạng lưới sông suối chằng chịt. Địa hình cácxtơ Nghệ An có đặc điểm là không liên tục, nằm rải rác, dân địa phương gọi là “lèn”. Khu vực đồi núi kéo dài từ các huyện đồi núi xuống các huyện đồng bằng có độ cao trên dưới 200m, một vài đỉnh nhô lên, nhưng không vượt quá 500m. Thấp nhất là vùng đồng bằng phù sa Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành… có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh thuộc huyện Quỳnh Lưu).

  • Những dạng địa hình chính của Nghệ An có giá trị du lịch: Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Dạng địa hình đồi núi: Địa hình đồi núi là dạng đặc trưng cơ bản của tỉnh. Nghiên cứu lịch sử và hiện tại có thể nêu lên những đặc trưng chính của dạng địa hình này có ý nghĩa du lịch là: Vùng núi Pu Hoạt Bắc sông Cả và vùng Trường Sơn:

Cấu trúc Pu Hoạt với đỉnh cao nhất 2453m: mức độ phân cắt lớn với một mạng lưới sông suối chằng chịt. Ngoài đỉnh Pu Hoạt còn có nhiểu đỉnh khá cao trên 1500m như Pu Long (1570m), Pho May (1562m).

Cấu trúc Trường Sơn có hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam với hệ thống sông núi và sườn dốc bị chia cắt phức tạp. Dải Trường Sơn Bắc từ Nam sông Cả đến đèo Mụ Dạ có bề ngang hẹp nhiều đỉnh cao trên 2014m như Puxalaileng (2345m) cao nhất Nghệ An, rất hiểm trở. Các dãy núi Puxalaileng nối tiếp nhau liên tục tạo thành dạng núi non trùng điệp trên lãnh thổ huyện Kỳ Sơn và kéo dài theo dọc biên giới tự nhiên Việt – Lào.

Vùng đồi núi thấp bao gồm các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và một phần của các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Đặc điểm chung của vùng là đồi thấp, độ cao trên dưới 200m, đỉnh bằng, sườn thoải, xen kẽ còn có các thung lũng rộng hơn như thung lũng vùng sông Con và Thanh Chương. Đây là nơi có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn, vừa là nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ phát triển du lịch.

Như vậy, với hơn ba phần tư diện tích là đồi núi đã đem lại một ý nghĩa lớn cho du lịch Nghệ An. Yếu tố địa hình này cùng với nguồn động thực vật phong phú là tài nguyên tổng hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, mạo hiểm…Các loại hình du lịch này hiện nay được du khách rất yêu thích, đặc biệt là khách quốc tế.

  • Địa hình Karst:

Địa hình Karst ở Nghệ An không giống như những nơi khác, không có hoặc rất hiếm thấy những dải địa hình Karst liền mạch mà thường là các dạng đồi núi Karst rải rác dân địa phương thường gọi là “lèn”. Khu vực đá vôi là nơi chuyển tiếp giữa vùng núi Pu Hoạt và đồi bát úp 200 – 300m, tập trung ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Ngoài ra còn thấy rải rác ở các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu. Nhiều khối núi đá vôi do quá trình Karst diễn ra mãnh liệt đã để lại các dạng địa hình đá vôi lởm chởm có nhiều hang, động, thung lũng, động Karst, có nơi là các lèn đá vôi. Một số điểm có thể khai thác phục vụ tốt cho du lịch như: hang đá mặt trắng ở Bài Sơn – Đô Lương, hang Bua và hang Thẩm Ồm ở Quỳ Châu, khu vực lèn Hai Vai của Diễn Châu, nơi đã phát hiện di tích đồ đá của người Việt cổ.

Hình 2.1. Lèn Hai Vai (thuộc huyện Diễn Châu)

“Một vai gánh vác sơn hà. Một vai phá đá xây nhà, nung vôi” Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

  • Địa hình bờ, bãi biển: Nghệ An có khoảng 82km đường bờ biển, bờ biển Nghệ An thuộc đoạn bờ thấp và bằng phẳng kéo dài từ Nam Thanh Hóa vào, có nhiều cửa sông cắt xẻ và nhiều mỏm núi đâm sát ra biển tạo thành các mũi Cửa Lò, múi Lồi, mũi Ròn…Nét đặc trưng chính của bãi biển vùng này là cát thoải, rộng, cát trắng không có bùn, nước biển trong xanh, chưa bị nhiễm bẩn rất thích hợp cho phát triển du lịch biển, đặc biệt là khu vực từ cảng Cửa Lò đến Cửa Hội dài 6km. Trên biển sát bờ có các đảo đẹp như: Lan Châu, Song Ngư và Hòn Mắt.
  • Vùng đồng bằng: Đặc điểm đồng bằng Nghệ An là không tập trung thành vùng lớn mà bị chia cắt thành nhiều vùng nhỏ bởi các dãy đồi, mỗi khu vực có những nét riêng về sự hình thành, độ cao cũng như mặt bằng là nơi xen kẽ giữa tài nguyên nhân văn và tài nguyên biển thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu.

Dạng địa hình này chính là nơi hình thành các đô thị, nơi tập trung đông dân cư và phát triển sầm uất nhất. Do đó, thuận lợi cho việc mở rộng các dịch vụ phục vụ du lịch; xây dựng các cơ sở hạ tầng, các trạm an dưỡng, cơ sở lưu trú…

2.2.1.2.  Khí hậu

Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh và ít mưa.

  • Các yếu tố khí hậu chủ yếu tác động đến hoạt động du lịch:

Chế độ nhiệt: Nghệ An thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ nên mang nhiều đặc điểm rõ nét của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 20 – 250C, tổng nhiệt năm 3000 – 40000C và có sự phân hóa theo không gian và thời gian. Theo không gian, nhiệt độ phía Tây và Tây Bắc giảm và thấp hơn phía Nam và Đông Nam. Phía Tây và Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 – 210C, phía Nam và Đông Nam nhiệt độ dao động từ 20 – 240 Chế độ nhiệt có sự khác nhau rõ rệt giữa mùa nóng và mùa lạnh. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc nên nhiệt độ xuống rất thấp, nhiệt độ trung bình tháng 190C. Các huyện thuộc phía Tây và Tây Bắc có nơi xuống rất thấp, dưới 140C, thậm chí có thể xuống tới 100C. Từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 24 – 250C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,70C.

Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh dao động từ 1200 – 2014mm/năm và có sự phân bố cao dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, chia thành 2 mùa rõ rệt. Sự phân bố lượng mưa theo thời gian có liên quan chặt chẽ với chế độ gió mùa và tác động của địa hình. Mùa khô hạn ít mưa hoàn toàn phù hợp với gió mùa đông bắc, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 15 – 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và 2, lượng mưa trung bình tháng đạt 7 – 60mm/tháng. Đến mùa gió mùa Tây Nam, do bị chi phối bởi không khí nóng ẩm có nguồn gốc từ biển, hầu hết các vùng trong tỉnh đều có mưa. Lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất là vào tháng 8 và 9, từ 250 – 540mm/năm, số ngày mưa từ 15 – 19 ngày/ tháng. Mùa này thường kèm theo bão.

Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình toàn tỉnh trên 80%. Độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa, vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam huyện Kỳ Sơn, Tương Dương. Sự phân bố độ ẩm phù hợp với sự phân bố mưa về cả thời gian lẫn không giản. Độ ẩm lớn nhất trong năm xảy ra vào tháng 8 và nhỏ nhất vào tháng 1, tháng 2. Vào mùa gió mùa Đông Bắc và thời kỳ chuyển tiếp sang gió mùa Tây Nam lượng bốc hơi lớn, do đó phần lớn diện tích của tỉnh có độ ẩm trung bình thấp khoảng 75%. Vào mùa gió mùa Tây Nam, độ ẩm trung bình trong những tháng này trên địa bàn tỉnh đều đạt trên 80%, tháng 7,8,9 thường đạt giá trị cao nhất, nhiều ngày độ ẩm trên 80%, có nơi đạt 90%. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

  • Các hiện tượng thời tiết bất thường:

Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu tỉnh Nghệ An cũng có những hiện tượng thời tiết đặc biệt, mặc dù xảy ra với tần suất không cao nhưng tính chất của nó cũng cản trở nhất định đến du lịch.

Bão: là một tỉnh với 82km đường bờ biển, Nghệ An chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình mỗi năm 2-3 cơn bão, mùa bão thường vào tháng 8 đến tháng 10. Bão thường kèm theo mưa to gió lớn, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, cấp nguy hiểm. Sau bão, lũ lụt xảy ra nhiều nơi, dịch bệnh có nhiều điều kiện phát triển gây thiệt hại lớn về người và của.

Sương muối: xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng trung du có địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự xâm nhập của không khí lạnh và sự mất nhiệt độ do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất, điển hình như ở Phủ Quỳ. Hiện tượng thời tiết này ảnh hưởng nhất định đến hoạt động du lịch, đặc biệt gây nguy hiểm cho khách du lịch.

Gió phơn Tây Nam: là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ, xuất hiện vào tháng 7, tháng 8, bình quân mỗi năm khoảng 20 – 30 ngày. Các thung lũng phía tây như Con Cuông, Tương Dươngs chịu ảnh hưởng nhiều nhất (kéo dài 40 – 50 ngày), nơi ít nhất là Quỳnh Lưu, Quỳ Châu (10 – 15 ngày). Gió Tây Nam đã gây ra khô nóng, hạn hán, ảnh hưởng tới hoạt động du lịch. Tóm lại, với đặc điểm khí hậu như trên, Nghê An có điều kiện để hình thành các cảnh quan thiên nhiên đặc sắc với sự phân hóa đa dạng theo mùa và theo không gian. Số các hiện tượng thời tiết bất thường không nhiều. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.2.1.3. Nguồn nước

Sông ngòi: sông ngòi ở Nghệ An phần lớn có hướng chảy Tây Bắc – Đông Nam, là hướng nghiêng chung của địa hình. Có nhiều sông ngắn, lòng dốc nên nước chảy xiết. Phần lớn sông ngòi ở đây nằm trong hệ thống sông Cả – là hệ thống sông lớn và quan trọng trong mạng lưới sông ngòi nước ta. Sông dài 523km, đoạn chảy ở Việt Nam dài 361km với 86 phụ lưu cấp 1,2. Hệ thống sông Cả đã tạo ra một mạng lưới sông khá đều trên toàn tỉnh, với mật độ trung bình 0,6km/km2. Độ dốc bình quân chung cho toàn lưu vực là 18,3%.

Đối với mục đích khai thác cho du lịch, có ý nghĩa quan trọng nhất là đoạn hạ lưu sông Cả, từ Cửa Hội đến Đô Lương có chiều dài khoảng 80 – 120km.

Suối: Vùng miền núi và giáp ranh giữa miền núi với trung du có nhiều suối khe, từ những độ dốc lớn, nước chảy xiết tạo nên những phong cảnh hấp dẫn như suối Bò Đái huyện Thanh Chương; suối An Quốc ở huyện Hưng Nguyên; suối nước lạnh phía Bắc huyện Quỳnh Lưu…Suối nước khoáng ở miền núi Nghệ An có nhiều nhưng hiện nay chưa được điều tra tỉ mỉ và khai thác. Một số suối nước nóng đã được khai thác và phục vụ cho du lịch như: suối nước nóng – khoáng Bản Khạng (Quỳ Hợp) có giá trị cho khai thác du lịch, chất lượng tốt. Các nguồn khác ở Bản Hạt, Bản Bò, Bản Lạng (Quỳ Hợp); Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Vinh Giang (Đô Lương) đều có thể khai thác phục vụ cho du lịch.

Nước ngầm: Bên cạnh nguồn nước trên mặt, nguồn nước ngầm ở Nghệ An tương đối phong phú, ước tính khoảng 42 tỉ m3.

2.2.1.4. Sinh vật Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

  • Tài nguyên rừng

Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn, hệ động thực vật đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cũng như là tiềm năng quý giá để khai thác và phát triển du lịch.

Tính đến năm 2024, diện tích rừng  của tỉnh Nghệ An là 876 468 ha, độ che phủ cao 51,5% (2024). Rừng tự nhiên chiếm 738 211 ha và diện tích rừng trồng là 138 252 ha, được quy hoạch dưới 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong đó rừng đặc dụng chiếm 18,32% (trong tổng số đất lâm nghiệp có rừng) – đây là nguồn tài nguyên quan trọng có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch. Phần lớn diện tích rừng giàu tập trung ở những khu vực vùng sâu, vùng xa có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.

Nhìn chung, rừng của tỉnh Nghệ An có hệ thống động, thực vật phong phú về loài và số lượng. Trong đó, nhiều loài quý hiếm không những có giá trị kinh tế cao mà còn mang ý nghĩa khoa học lớn.

Về thực vật: Thảm thực vật Nghệ An gồm có rừng, thuộc kiểu rừng lá kim Á nhiệt đới, rừng hỗn giao lá kim – lá rộng và rừng kín lá rộng thường xanh nửa rụng lá. Những khu vực còn rừng nguyên sinh hiện nay là biểu hiện đặc trưng của rừng giàu nhiệt đới Việt Nam. Theo thống kê có tới hơn 1513 loài thực vật bậc cao thuộc 159 họ, 545 chi và 986 loài cây thân gỗ; chưa kể đến các loài thân thảo, thân leo và hạ tầng. Trong tổng số trên có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Các loài thân gỗ tiêu biểu như: Bách xanh, Thông Đỏ, Thông Tre, Thông Pà Có, Thông Đà Lạt, Thủy Trùng, gỗ Cẩm Lai, gỗ Gõ đỏ, gỗ Giáng Hương, Pơ Mu, Lim…Nhiều loài cây thuốc, dược liệu quý hiếm như: Ba Gạc, Ba Kích, Bách Hợp, Sa Nhân, Thảo Quả..

Về động vật: Có 241 loài của 86 họ và 28 bộ, trong đó có 64 loài thú, 9 loài chim, 1 loài cá được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.

  • Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Nghệ An là một trong số ít các tỉnh ở nước ta có khu dự trữ sinh quyển mang tầm thế giới. Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được chính thức công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2021 với trung tâm là Vườn quốc gia Pù Mát. Đây là Khu dự trữ sinh quyển thứ 6 của Việt Nam được UNESCO công nhận.

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1.303.285ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về habitas và các sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con người tạo ra. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An thuộc địa bàn 9 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn. Trong đó Vườn quốc gia Pù Mát làm trung tâm đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo). Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt – Lào. Trong khu vực có 1.297 loài thực vật đã được điều tra và ghi nhận. Một báo cáo gần đầy nhất thì khu vực này có khoảng 2.500 loài, trong đó có khoảng 2.000 loài thực vật bậc cao (74%); có 130 loài động vật lớn nhỏ đã được ghi nhận, trong đó có một số loài đặc biệt quý hiếm như: sao la, hổ, thỏ vằn trường sơn…; 295 loài chim; 54 loài lưỡng cư và bò sát; 83 loài cá và 39 loài dơi. Đây cũng là nơi có tính đa dạng về văn hóa dân tộc lớn nhất trong số các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam với 9 dân tộc. Đặc biệt có 2 dân tộc chỉ có duy nhất ở Nghệ An và đang trong tình trạng bị suy thoái, mai một nghiêm trọng về bản sắc văn hóa đó là dân tộc Đan Lai (còn khoảng 3.000 nhân khẩu ở huyện Con Cuông) và dân tộc Ơ Đu (còn khoảng 570 nhân khẩu ở huyện Tương Dương). Đây là khu vực nghiên cứu lý tưởng về sự biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của con người với các đỉnh núi cao như Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đin, Pù Mát….

Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An gồm 3 vùng lõi chính: Vườn quốc gia Pù Mát (vùng lõi 1), Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (vùng lõi 2), Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (vùng lõi 3) và vùng chuyển tiếp, vùng đệm.

Vườn quốc gia Pù Mát: Pù Mát là khu vực còn rừng tự nhiên lớn nhất và tiêu biểu của Nghệ An nói riêng và Bắc Trường Sơn nói chung, là nơi có thành phần thực vật phong phú và đa dạng vào loại bậc nhất Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động vật, thực vật, là nơi hội tụ các yếu tố địa lý thực vật. Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Xếp theo hệ thống phân loại của UNESCO 1973 thì Vườn quốc gia Pù Mát có đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ, đó là lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cây thảo.

Đa dạng loài và vốn gen : Khu hệ thực vật, trong số gần 2500 loài đã biết thì có gần 2014 loài thuộc nhóm chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ 74%. Đây là dạng sống chiếm ưu thế và là yếu tố chủ đạo cấu thành hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Khu hệ động vật, các loài thú mới được phát hiện ở đây: Sao La, Mang Lớn, Mang Trường, Thỏ vằn Trường sơn đã làm sửng sốt các nhà khoa học trong và ngoài nước. Hiện có 130 loài thú lớn và nhỏ; 295 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 84 loài cá, 39 loài dơi ( có những loài dơi chỉ có duy nhất ở Việt Nam và Đông Bắc Thái Lan), 305 loài bướm ngày, 14 loài rùa, hàng ngàn loài côn trùng khác. Trong đó có 68 loài quý hiếm được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là nơi đang lưu giữ vốn gen quý của hệ động thực vật Việt Nam.

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống:

Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Khu bảo tồn này nằm trong phạm vi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và Đông Bắc-Tây Nam với đỉnh cao nhất là Pù Hon cao 1447 m. Tuy diện tích không lớn bằng Vườn quốc gia Pù Mát nhưng ở đây có đủ các loại hình thảm thực vật đã có mặt ở Pù Mát.

Đa dạng loài và vốn gen: Theo thống kê sơ bộ thì ở đây có khoảng 1200 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 533 chi của 138 họ, trong đó có 33 loài quý hiếm đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ.Có 8 loài quý hiếm và đặc hữu là Voọc đen Hà Tĩnh, Voọc mông trắng, Cu li nhỏ, Vượn đen tuyền, Chà vá, Báo hoa mai, Trĩ sao và Gà lôi trắng. Số loài động vật đã phát hiện được ở Pù Huống bao gồm: lớp lưỡng cư có 17( 25) loài, thuộc 6 họ, 1 bộ; lớp bò sát có 35 (62) loài, thuộc 14 (15) họ, 2 bộ, trong đó có 13 loài rùa; lớp chim có 176 loài, thuộc 42 họ, 7 bộ; lớp thú có 63 loài, thuộc 24 họ.

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt: Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Đại diện của 4 lớp quần hệ là rừng kín, rừng thưa, thảm cây bụi, thảm cỏ đều có mặt ở đây, đặc tính nguyên sinh của rừng ở đây còn cao. Ở độ cao trên 2014 m thường có mặt các đại diện của hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới như họ Thích, họ Đỗ quyên, họ Chè.

Đa dạng loài và vốn gen: Số lượng loài thực vật bậc cao hiện thống kê được khoảng 600 loài trong khoảng 1500 loài, trong đó có 30 loài quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Động vật: Đã thống kê được 193 loài động vật có xương sống, 8 loài bò sát quí hiếm: Rùa núi viền, Rùa hộp trấn vàng, Rùa đầu to, Rùa đất, Hổ mang, Trăn đất, Trăn gấm. Khu hệ chim 131 loài, các loài quí hiếm như: Gà tiền mặt vàng, Gà lôi trắng, Công, Hồng hoàng, Niệc hung, Cắt nhỏ bụng trắng.

Bảng 2.1: Xếp hạng ưu tiên theo tiêu chí trong hệ thống bảo tồn

(1: thấp nhất; 2: thấp; 3: trung bình; 4: cao; 5: cao nhất)

VQG Pù Mát Khu BTTN Pù Huống Khu BTTN Pù Hoạt
Địa chất 3 1 3
Cảnh quan 4 3 3
Đa dạng sinh học 5 4 5
Độ che phủ rừng 5 4 5
Giá trị sinh cảnh rừng 5 3 5
Nguồn gen loài 5 3 4
Quy mô diện tích tự nhiên 5 5 4
Mức độ khả thi tích cực 5 5 4
Tổng điểm 39/40 28/40 33/40

(Nguồn: website www.pumat.vn)

Sự đa dạng về hệ sinh thái và nguồn động thực vật phong phú từ lâu đã khá nổi tiếng ở vùng Tây Nghệ An, kết hợp với hệ thống đồi, núi, suối, thác ở  đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu và du lịch mạo hiểm…Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên này chưa được khai thác hợp lý để đem lại sự giàu có cho tỉnh Nghệ An, phần nhiều còn dưới dạng tiềm năng hoặc chỉ mang ý nghĩa cấp tỉnh và lân cận.  Trong thời gian tới cần tích cực đầu tư, bảo tồn và khai thác hiệu quả tiềm năng này như một thế mạnh để phát triển loại hình du lịch đang được ưa thích hiện nay – du lịch sinh thái.

  • Tài nguyên biển Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Nghệ An có đường bờ biển dài 82km, dọc bờ biển có 6 cửa lạch độ sâu từ 1 đến 3,5m thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Khu vực biển có nhiều loại hải sản phong phú hàng năm sản lượng khai thác từ 20 000 đến 25 000 tấn, nhiều khu vực trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước như Cửa Hội. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở phía Bắc với những bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh, độ mặn vừa phải, cùng với cảnh quan kỳ thú của vùng biển đã tạo ra tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch biển. Nghệ An không chỉ có Cửa Lò mà còn có hệ thống bãi biển đẹp, nguyên sơ như bãi biển Đông Hồ – Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu), bãi Lữ – Mũi Rồng Nghi Thiết (Nghi Lộc) và các bãi trên các đảo Hòn Ngư, Hòn Mắt…Tiềm năng tài nguyên biển còn phải nói đến hệ thống cảng biển, khu chế biến và nuôi trồng thủy sản, sản xuất nghề muối…đều có thể tổ chức các dịch vụ cho du khách tham quan. Biển Nghệ An có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, là cửa ngõ để giao lưu kinh tế với bên ngoài thông qua cảng Cửa Lò.

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.2.1. Các di tích văn hóa – lịch sử

Nghệ An – mảnh đất địa linh nhân kiệt, nói đến Nghệ An không thể không nói đến du lịch văn hóa – lịch sử. Trải qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chinh phục, cải tạo thiên nhiên và xã hội đã tạo ra cho mảnh đất này một bề dày văn hóa lịch sử, một kho tàng văn hóa kiến trúc. Thêm vào đó, bản lĩnh cốt cách con người xứ Nghệ nhiệt tình, cần kiệm, giản dị hiếu học, đoàn kết và giàu nghị lực được đúc kết, rèn luyện qua nhiều thời đại trong những cuộc đấu tranh gian khó để sinh tồn, phát triển và trở thành nhân tố chính sản sinh ra những danh nhân lịch sử, các nhà khoa học, các nhà văn hóa nổi tiếng như: chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa của nhân loại, Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu…

Bảng 2.2. Di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng và mật độ phân theo huyện, thị xã và thành phố

Về số lượng các di tích: Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Nghệ An cho biết đến hết năm 2024 toàn tỉnh có 1395 di tích văn hóa – lịch sử được nhận biết (gồm 1283 di tích lịch sử, 67 di tích danh thắng, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật và 15 di tích khảo cổ học). Trong đó có 126 di tích văn hóa – lịch sử đã được công nhận cấp quốc gia, khu di tích Kim Liên (Nam Đàn) được công nhận là di tích đặc biệt quan trọng và 109 di tích cấp tỉnh. Phần lớn các di tích được xếp hạng là nhóm các di tích lịch sử, khảo cổ, công trình kiến trúc, đình chùa. Đặc biệt, nhóm di tích danh thắng gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh và cũng là đối tượng thu hút nhiều nhất lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Về mật độ di tích được xếp hạng: Căn cứ vào thực tế của tỉnh, có thể chia làm 4 mức độ cho các huyện: Dày: trên 10 di tích/100km2; Khá dày 6 – 10 di tích/100km2; Trung bình 2 – 5 di tích/100km2; Thưa: dưới 2 di tích/100km2.

  • Những huyện có mật độ di tích dày gồm: Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò
  • Những huyện có mật độ di tích khá dày: Yên Thành, Nam Đàn, Diễn Châu
  • Huyện có mật độ di tích trung bình: Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nghi Lộc
  • Huyện có mật độ di tích thưa: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Thành phố Vinh. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.
  • Với diện tích 16490,7 km2 và số lượng 234 di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, mật độ di tích được xếp hạng là 1,4 di tích/km2. Đây là con số khá lớn so với mật độ di tích trung bình của cả nước (0,3 – 0,4 di tích/km2).

Về chất lượng di tích: Mặc dù trong những năm gần đây đã được quan tâm trùng tu và bảo tồn, nhưng cho đến nay có thể thấy chất lượng các di tích trên địa bàn tỉnh không cao. Do sự phá hủy của thời gian, chiến tranh, thiên tai và ý thức bảo tồn chưa thỏa đáng một số di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Một số các di tích phân bố ở vùng sâu vùng xa gây nhiều cản trở cho công tác bảo tồn, trùng tu. – Khả năng khai thác du lịch: Với số lượng di tích lịch sử – văn hóa khá lớn đã thể hiện rõ nét những đặc trưng riêng, hài hòa giữa tính bản sắc và truyền thống. Một số di tích có tính độc đáo và điển hình đủ sức thu hút khách gần xa. Hệ thống di tích gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh và một số danh nhân là thế mạnh để phát triển loại hình du lịch văn hóa có giá trị nhân văn to lớn. Thành phố Vinh – nơi tập trung số lượng di tích lớn nhất toàn tỉnh, với nét đẹp lịch sử kết hợp với sự hiện đại của đô thị cộng thêm điều kiện tiếp xúc thuận tiện là lợi thế để phát triển các tuyến du lịch “city tour”.

Một số di tích lịch sử – văn hóa nổi bật có khả năng khai thác phát triển du lịch:

  • Khu di tích Kim Liên: Khu di tích Kim Liên gắn liền với thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây còn lưu giữ những kỷ niệm thủa nhỏ của Bác Hồ và những kỷ vật của gia đình. Nơi đây là tổng thể của các di tích khác như cụm di tích Hoàng Trù (quê ngoại, nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, ngôi nhà cụ Hoàng Đường, khu mộ bà Hoàng Thị Loan,…). Khu di tích đươc Nhà nước xếp hạng Di tích đặc biệt quốc gia, hàng năm có trên 2 triệu lượt khách về thắp hương tưởng niệm và tham quan.
  • Thành cổ Nghệ An: được xây dựng năm 1804 dưới triều Gia Long, đến năm 1831 được xây dựng bằng đá có 3 cửa Tiền, cửa Tả. cửa Hữu. Đây là chứng tích ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử trong các triều đại nhà Nguyễn và lịch sử chống Pháp của nhân dân Nghệ An.
  • Làng Vạc: Di chỉ khảo cổ học thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn. Làng Vạc được biết đến từ đầu những năm 70. Trong hơn 10 năm qua các nhà khảo cổ học đã thu thập được hàng trăm, hàng ngàn hiện vật văn hóa tiêu biểu cho thời kỳ Đông Sơn, cách đây chừng khoảng 2500 – 2014 năm trước với trình độ hoàn mỹ của ngề đúc đồng.
  • Khu di tích Mai Hắc Đế: thuộc địa phần huyện Nam Đàn, nằm trong quần thể du lịch núi Đụn, hiện có 3 hạng mục công trình tiêu biểu đó là đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ vua Mai.
  • Đền Cuông – An Dương Vương: cách thành phố Vinh chừng 30km về phía Bắc, theo quốc lộ 1A, ngôi đền nằm bên sườn núi Mộ Dạ (còn có tên là Dạ Muỗi). Đây là nơi thờ An Dương Vương cùng với truyền thuyết cây nỏ thần. Ngày 15 tháng 02 Âm lịch hàng năm là ngày lễ hội đền Cuông được nhân dân tổ chức trọng thể.

2.2.2.2. Lễ hội

Nghệ An là mảnh đất văn vật, là nghĩa khí đất thiêng của Đại Việt xưa, hơn nữa lại là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số với nhiều phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc. Lễ hội Nghệ An mang những nét đặc trưng cho truyền thống văn hóa nền lúa nước, gắn liền với mùa màng là một trong những nơi lưu giữ được những kho tàng của văn hóa dân tộc, có tính hấp dẫn đối với du khách đến tham qua nghiên cứu. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Các lễ hội trong năm thường diễn ra vào tháng Giêng, tháng hai, tháng ba hoặc tháng năm, tháng bảy âm lịch. Quy mô của mỗi lễ hội chỉ diễn ra trong xã hoặc huyện, kéo dài từ 1 đến 5 ngày, tối đa cũng chỉ 10 ngày. Nhìn chung, lễ hội ở Nghệ An có quy mô nhỏ hơn so với với các lễ hội lớn của cả nước như: hội chùa Hương, Đền Hùng, hội chùa Thầy…

Những lễ hội thường diễn ra ở nơi có các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với đền thờ các dòng họ như hội đền Cuông (Diễn Châu), hội đền thờ Thái phó Nguyễn Cảnh Hoan (Đô Lương); hoặc ven sông, núi, nơi có những cảnh quan tự nhiên đẹp như: Hội hang Bua (Quỳ Châu), hội đua thuyền (Cửa Lò)… Đặc điểm này cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch tại mỗi địa điểm ở trong tỉnh.

Bảng 2.3: Danh mục các lễ hội tỉnh Nghệ An

  • Một số lễ hội tiêu biểu có khả năng khai thác phát triển du lịch:

Lễ hội du lịch Cửa Lò: diễn ra vào hai ngày 30/04 và 01/05 hàng năm. Lễ hội được tổ chức kết hợp với lễ hội sông nước truyền thống trên cơ sở lễ hội đền Vạn Lộc, tạo ra một nét văn hóa độc đáo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại mở đầu cho mùa du lịch tại vùng biển Cửa Lò. Phần lễ cũng bao gồm các phần từ lễ khai quang, lễ yết cáo…đến khi xong thì có lễ tạ, tất cả đều diễn ra ở đền Vạn Lộc. Riêng lễ rước kiệu xuất phát từ đền Vạn Lộc rước về quảng trường Bình Minh – trung tâm của thị xã Cửa Lò đã thu hút hàng vạn người xem. Đoàn rước có đến hàng nghìn người tham gia, với đầy đủ chiêng trống, đội múa lân, kiệu rước được trang trí lộng lẫy, cờ hoa rợp trời, áo quần sặc sỡ tạo nên một không gian văn hóa đa chiều để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. Phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao như: chương trình văn nghệ “nối vòng tay biển” do các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn; bóng chuyền bãi biển; kéo co, cầu lông, chọi gà, cờ người; trưng bày ảnh các di tích lịch sử, thắng cảnh của Cửa Lò và Nghệ An trong quá trình chiến đấu và xây dựng quê hương. Một hoạt động đặc biệt không thể thiếu trong lễ hội du lịch biển Cửa Lò đó là hội đua thuyền truyền thống thu hút hàng vạn người xem và cổ vũ nào nhiệt. Hội đua không những làm sống lại một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân biển mà còn trở thành một hoạt động văn hóa du lịch đặc sắc trên bãi biển Cửa Lò.

Lễ hội Làng Sen: Cách đây tròn 30 năm, Liên hoan toàn quốc “Tiếng hát Làng Sen” lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 5/1982. Sau đó, Liên hoan được nâng cấp thành Lễ hội làng Sen tổ chức hàng năm theo quy mô cấp tỉnh và 5 năm một lần ở cấp quốc gia. Trải qua hàng chục lần tổ chức, sức lan tỏa của Lễ hội làng Sen ngày càng mạnh mẽ hơn, trở thành điểm nhấn không thể thiếu trong mỗi dịp kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 hàng năm, đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, đồng thời nhân rộng và phát triển các hạt nhân phong trào nghệ thuật quần chúng cả nước trên bình diện sáng tác, biểu diễn, khai thác và phổ biến nhằm giữ gìn di sản văn hóa – văn nghệ ở từng địa phương, góp phần bổ sung lực lượng nòng cốt cho phong trào văn nghệ quần chúng và cho hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Ngoài hạt nhân là Liên hoan Tiếng hát làng Sen, Lễ hội làng Sen còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính lễ nghi đặc trưng như lễ rước ảnh Bác Hồ theo hành trình từ quê ngoại về quê nội của Bác, lễ chào cờ, hát lãnh tụ ca, dâng hương, dâng hoa, báo công với Bác của chính nhân dân quê hương Nam Đàn tổ chức, biểu thị lòng ngưỡng vọng của nhân dân Nam Đàn nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung đối với vị lãnh tụ kính yêu. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Lễ hội đền Cuông: được diễn ra vào ba ngày từ 14 đến 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu. Lễ hội diễn ra để tưởng nhớ Thục An Dương Vương, người có công trong việc hợp nhất Âu Việt và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, biến vùng Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước và nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của Triệu Đà. Thất bại trong cuộc giữ nước Thục An Dương Vương chọn vùng đất Diễn Châu làm nơi yên nghỉ. Ngày 14/02 tại đền Cuông tổ chức lễ yết cáo, sang ngày 15 tổ chức lễ rước kiệu thần từ đền Cuông về đình làng Cao ái để vua Thục xem hội, hưởng lễ vật và ban phúc lành cho dân, rồi lại rước kiệu thần về đền. Lúc này, tổ chức lễ tế thần, mỗi năm có một kỳ đại tế gọi là quốc tế, lễ tế thân phải có đủ tam sinh (trâu hoặc bò, lợn và gà). Kỳ đại tế hàng tổng rất long trọng, khu đền rợp cờ, lọng, tàn, trống chiêng vang dậy cả vùng. Phần hội cũng diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mang nhiều ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân xứ Nghệ từ xưa đến nay.

Lễ hội Hang Bua: Lễ hội Thẳm Bua tại danh thắng Quốc Gia Thẳm Bua xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu – Nghệ An diễn ra trong 3 ngày từ 12 đến 14 tháng Hai năm Nhâm Thìn (tức ngày 21 đến 23 tháng Giêng). Đây là một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc chứa đựng đầy đủ ý nghĩa tâm linh trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào các dân tộc tại khu vực miền núi Tây Bắc Nghệ An mới được khôi phục và tổ chức từ năm 2010 sau khi được Bộ VHTT công nhận và cấp bằng Danh thắng Quốc gia năm 2010.

2.2.2.3. Các đối tượng gắn với dân tộc học

Trên địa bàn lãnh thổ tỉnh Nghệ An có 26 dân tộc ít người chiếm khoảng 2% tổng dân số của tỉnh. Những dân tộc ít người bao gồm người Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông (Mèo), Ơ Đu, Chứt, người Lào, người Hoa…Chủ yếu sống ở vùng núi và núi cao.

Nghề sống chính của các dân tộc ít người là trồng lúa nương và lúa nước, trồng cây dược liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.

Dân tộc Thái: chiếm 72% dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Con Cuông và vùng Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội tiêu biểu của dân tộc Thái có cầu nước trời, hội rượu cần, múa xòe vòng tròn, ném còn, giã cốm trong cối hình thuyền. Các lễ hội này thường diễn ra vào mùa xuân và tháng 3. Dân tộc Thái có các sản phẩm dệt thủ công và thêu tay như chiếc khăn đội đầu gọi là khăn piêu, các cạp váy, các túi đeo vai dệt hoặc thêu các hoa văn, đồ đan lát như giỏ đựng cơm, đựng chăn màn.

Sản phẩm đặc trưng nhất của người Thái vùng Nghệ An là dệt thổ cẩm và dệt vải trắng sọc đạt trình độ cao, hoa văn sinh động và tinh xảo.

Dân tộc Mán Thanh có lễ hội đặc trưng là lễ hội Xăng khan, ngoài ra cũng có những lễ hội và văn hóa như dân tộc Thái.

Dân tộc Thổ (còn gọi là người Mường) cư trú chủ yếu ở huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn; một số ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu. Có lễ hội chơi xuân sắc bùa vào dịp tết nguyên đán, tục đánh trống đồng, múa sạp tổ chức trong lễ hội, lễ cưới và mừng ngày mùa. Loại này cũng có cả trong dân tộc Thái, hát đối đáp giữa nam và nữ thanh niên, thường tổ chức vào những đêm trắng sáng xung quanh vò rượu cần. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Văn hóa phẩm của dân tộc Thổ Nghệ An nổi tiếng về các đồ dệt thủ công có nhiều hoa văn độc đáo như các mặt chăn, cạp váy, các đồ đan lát.

Dân tộc H’Mông: Sống chủ yếu ở vùng núi cao thuộc huyện Kỳ Sơn, sát biên giới với Lào. Về mùa xuân, người H’Mông thường tổ chức hội chơi núi, gọi là hội Sài Sán. Ở đây đồng bào thi hát, thi múa khèn, thi cưỡi ngựa, thi bắt nỏ và thi ném còn (gọi là quả Pa Pao). Những tấm chăn, cái địu, váy áo, mũ trẻ con của người H’Mông là những tác phẩm nghệ thuật được làm rất công phu.

Dân tộc Khơ Mú: cư trú tại 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Họ có lễ hội đặc sắc là lễ cầu mùa (lễ mừng mùa Măng mọc), đồng bào dân tộc thường múa các điệu múa cầu mưa và hát các bài hát cầu mưa.

Dân tộc Ơ Đu: cư trú lẻ tẻ ở các xã thuộc huyện Tương Dương. Lễ hội đặc sắc nhất là lễ mừng Sấm ra. Trong lễ này, đồng bào nhảy múa ca hát những bài ca điệu múa liên quan đến tục thờ thần mặt trời, một tục lệ cổ của cư dân vùng Đông Nam Á.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Nghệ An một địa hình hội đủ các đặc điểm, từ núi cao, trung du, cho đến đồng bằng. Sự sinh sống và phát triển của các dân tộc ít người với nhiều giá trị văn hoá mang bản sắc riêng, cùng với sự giao lưu, đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hoá đầy cuốn hút. Trong đó, du lịch cộng đồng được xem là một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Sự đa dạng về thành phần dân tộc cùng sinh sống trong một địa bàn cư trú nhất định, đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển du lịch cộng đồng. Ở Nghệ An hiện nay, chủ yếu ở khu vực Miền Tây, nhiều dân tộc vẫn còn giữ được những giá trị văn hoá truyền thống từ xa xưa của mình. Đồng bào Thái với câu lăm, điệu khắp; đồng bào Khơ mú với điệu hát tơm lôi cuốn; hay đồng bào Mông với bộ trang phục hoa văn sặc sỡ cùng điệu múa xòe làm say lòng người. Đó là chưa kể đến việc có thể kết hợp giữa du lịch cộng đồng với du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh.

Hiện nay, ở các huyện miền núi phía tây Nghệ An, việc giữ gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, đã được các địa phương hết sức chú trọng. Nhiều bản Thái cổ đã được giữ gìn, khôi phục: bản Yên Thành (xã Lục Dạ), bản Tờ, bản Nưa (xã Yên Khê)…ở Con Cuông, hay bản Chắn, bản Mac, bản Lau (xã Thạch Giám), bản Xoóng Con, bản Phồng (xã Lưu Kiền), bản Huồi Tố (xã Mai Sơn)… ở huyện Tương Dương.

Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những lợi thế sẵn có, ngoài việc biến nó thành điểm nhấn cho du lịch Nghệ An, đó còn là một cơ hội lớn để giao lưu, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc ở Nghệ An. Hơn hết, nó còn là một giải pháp giúp xoá đói, giảm nghèo. Bởi thực chất, du lịch cộng đồng là một hình thức để xã hội hoá du lịch, mỗi người dân đều có thể làm du lịch dựa trên những giá trị, bản sắc văn hoá nơi cộng đồng mình sinh sống.

2.2.2.4. Các loại tài nguyên nhân văn khác

  • Các làng nghề:

Lịch sử phát triển văn hóa, kinh tế của Nghệ An luôn gắn với lịch sử phát triển làng nghề. Ở đây bảo lưu nhiều tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, với những sản phẩm mang bản sắc riêng của dân tộc Nghệ An.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có những nghề truyền thống chủ yếu: Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Nghề dệt may thổ cẩm: chủ yếu là dệt vải, may trang phục đồng bào dân tộc, túi xách… làm quà lưu niệm tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Tây Nghệ An. Quỳ Châu là làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng và lớn nhất của tỉnh hiện nay với nhiều sản phẩm đặc sắc, hoa văn tinh tế có giá trị văn hóa và cả kinh tế.

Nghề làm tương: được sản xuất từ lâu đời tại huyện Nam Đàn. Tuy không phải là cao lương mỹ vị nhưng từ bao đời nay, tương Nam Đàn vẫn được biết đến là thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ. Xác định nghề làm tương là nghề cổ truyền, chính quyền địa phương luôn có chính sách quan tâm, tạo điều kiện để làng nghề phát triển. Đặc biệt, huyện Nam Đàn đang khuyến khích người dân trồng 300 – 400ha đậu tương truyền thống, tránh phụ thuộc vào nguyên liệu ở bên ngoài như hiện nay. Để ai đặt chân đến vùng đất này, có dịp được nếm tương Nam Đàn, sẽ không quên câu ca chân chất:

  • “Ai về ăn nhút Thanh Chương
  • Dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn”

Làng nghề gốm cổ Trù Sơn (huyện Đô Lương): Gốm ở Trù Sơn có lẽ là loại gốm còn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ. Không chỉ vì nó được làm thủ công mà ở đây trong từng khâu, từng công đoạn đều đơn giản, không cầu kỳ, sặc sỡ, tuy nhẹ, mỏng, nhưng khá cứng. Để có được loại đất ưng ý để về làm gốm, người Trù Sơn phải xuống Nghi Văn (Nghi Lộc) và lên tận Sơn Thành (Yên Thành), những nơi đó mới có loại đất sét có màu đỏ, dẻo và đẹp, thích hợp cho việc làm gốm.

Làng nghề đóng thuyền: Nghệ An có nhiều cơ sở và làng truyền thống đóng tàu thuyền: Trung Kiên, Áng Độ (Nghi Lộc), Lộc Châu, Vạn Lộc (Cửa Lò), Châu Hưng, Do Lễ (Hưng Nguyên), An Bình, Phú Nghĩa, Văn Thai (Quỳnh Lưu), Thanh Bích, Trang Thung (Diễn Châu). Ngày nay nhiều làng nghề đã bị bỏ quên, có làng nghề bị mất hẳn, nhưng cũng có nơi được khôi phục và phát triển, đó là làng đóng thuyền Trung Kiên. Ngày nay, người thợ Trung Kiên đã nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, cùng với kinh nghiệm truyền thống, đã đóng được tàu thuyền đáp ứng với yêu cầu của khách hàng.

Phần lớn nguồn nguyên liệu được khai thác từ địa phương. Công nghệ và quy trình sản xuất vẫn mang nhiều nét thủ công, thô sơ, kỹ thuật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền từ đời này qua đời khác. Các sản phẩm thủ công trên địa bàn tỉnh hiện nay hầu như còn sản xuất mang tính tự phát, chưa quan tâm nhiều đến thị hiếu của khách, công tác xúc tiến, quảng bá  sản phẩm chưa được chú trọng.

  • Đặc sản địa phương, món ăn dân tộc:

Cháo lươn: Món cháo lươn, súp lươn đã trở thành “niềm tự hào xứ Nghệ” với cách chế biến đặc biệt và hương vị hết sức đặc trưng. Du khách dù là người Nam hay người Bắc, người xứ Nghệ hay ở vùng quê xa có dịp dừng chân cũng không thể kìm lòng trước bát cháo lươn thơm lừng, sánh mịn, có màu hơi nâu xám điểm những mảnh rau răm, cọng hành tăm.  Bởi vậy món cháo lươn xứ Nghệ dù rất giản dị, chân phương bởi được nấu từ những sản vật gần gũi của đồng đất Nghệ An nhưng trở thành nét văn hoá đặc trưng cho vùng đất này, thành điểm nhớ, niềm thương của những người con xứ Nghệ khi xa quê, tạo ấn tượng khó phai của người khách có dịp ghé qua Nghệ An. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Cơm lam: Du lịch miền Tây xứ Nghệ đang là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước không chỉ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn làm ấm lòng thực khách khó tính nhất bởi món cơm lam độc đáo khó quên. Theo kinh nghiệm của đồng bào Thái, để làm được ống cơm lam ngon phải mất rất nhiều công đoạn. Từ chọn ống lam được chặt từ cây bánh tẻ mà phải chặt những ống hứng được nhiều ánh sáng mặt trời nhất, không già và cũng không non. Mỗi ống chặt bỏ mắt một đầu, đầu còn lại có tác dụng như cái đáy nồi. Đến gạo để nấu cơm lam cũng phải chọn thứ gạo nếp thơm ngon đem ngâm cho nở rồi vo sạch, rắc thêm chút muối, trộn đều rồi cho gạo vào ống và đổ nước xâm xấp với gạo.Miệng ống lam phải được nút bằng lá chuối rừng hoặc lá dong để cơm lam giữ nguyên hương vị.   Cơm lam đã trở thành món “khoái khẩu” của khách du lịch. Tại các lễ hội như Hội Hang Bua, Thẩm Ồm (Quỳ Châu), Đền Chín Gian (Quế Phong)… cơm lam đã được các du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Tại các khách sạn, nhà hàng hiện nay, cơm lam được coi là “đệ nhất món ăn” trong thực đơn của  “thượng đế”.

Ngoài ra, còn có một số sản vật khác của địa phương như thổ cẩm, đây là sản phẩm của núi rừng với những đường nét hoa văn mềm mại, do những cô gái miền núi Nghệ An dệt từ đôi tay khéo léo của mình; nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn hay những con cá Mát – đặc sản của sông Giăng, ngoài kho tương, ăn với cơm nóng, cá Mát còn có một cách chế biến khác đó là đem kẹp cá vào vỉ tre tươi và nướng giòn trên nồi than hoa; hay những trái cam Xã Đoài ngọt lịm mà chẳng nơi nào có được. Tất cả là những món quà mà du khách từng một lần ghé đến Nghệ An thường tìm đến thưởng thức và mua về biếu người thân.

  • Văn hóa nghệ thuật:

Dân ca xứ Nghệ (hò, ví, giặm) là một di sản tinh thần vô giá, kết tinh trí tuệ, tình yêu và tài hoa của bao thế hệ của cộng đồng dân cư, của các dân tộc anh em trên quê hương Nghệ An. Có thể xem đó là một thứ rượu đặc biệt, được chưng cất nên từ nụ cười và những giọt nước mắt, từ những say đắm mãnh liệt cũng như nỗi buồn đau khắc khoải, từ mồ hôi, nước mắt và máu của nhân dân, là tấm gương phản chiếu một cách trung thực nhất, sâu sắc nhất đời sống vật chất và tinh thần, những nét riêng trong truyền thống, bản sắc, tính cách của cuộc sống và con người xứ Nghệ.

Với những nét đặc sắc về nội dung trữ tình và làn điệu, dân ca xứ Nghệ  là một di sản tiêu biểu của vùng văn hóa Nghệ – Tĩnh. Trong nỗ lực bảo tồn, phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, vào tháng 3 năm 2025, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cùng Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca, hò, ví, dặm xứ Nghệ”. Tại Hội thảo, hai tỉnh đã đặt vấn đề phối hợp khởi động lộ trình lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận dân ca, hò, ví, dặm xứ Nghệ là văn hóa di sản nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.

2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải

  • Mạng lưới đường bộ:

Quốc lộ 1A: là tuyến quốc lộ xuyên Việt của cả nước, đoạn chạy qua Nghệ An dài 15km, chạy xuyên qua trung tâm thành phố Vinh theo hướng Bắc – Nam và đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đây có thể coi là tuyến đường đầu tiên đem lại sự giao thương của tỉnh với các tỉnh lân cận; Là tuyến đường huyết mạch, xương sống có vai trò tích cực trong phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Quốc lộ 7: là quốc lộ dài 225km nằm hoàn toàn trong địa phận tỉnh Nghệ An (chính xác gọi. là quốc lộ 7A, để phân biệt với quốc lộ 7B đoạn từ thị trấn Mường Xén đi Ta Đo). Quốc lộ chạy qua các huyện nối liền vùng đồng bằng với trung du miền núi: Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Hầu hết các thị trấn của các huyện lỵ đều nằm trên tuyến đường này. Đây là tuyến quốc lộ có vai trò thúc đẩy hình thành và phát triển các tuyến du lịch nội vùng và nước bạn Lào. Thêm vào đó, tuyến đường này chạy dọc miền Tây Nghệ An nơi có Khu dự trữ sinh quyển thế giới là điều kiện đẩy mạnh loại hình du lịch sinh thái.

Đường Hồ Chí Minh: đoạn qua Nghệ An dài 133 km, đi qua 29 xã của năm huyện, thị xã nối các tuyến tạo thành mạng lưới giao thông giữa phía tây nam và tây bắc, nối các trục dọc giữa đồng bằng và miền núi. Sự có mặt của tuyến đường Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch tỉnh nhà nói riêng. Tuyến đường này đã góp phần giải phóng những cản trở của du khách trên hành trình đến với Nghệ An, rút ngắn khoảng cách giữa Nghệ An với một số điểm du lịch phía Bắc (đặc biệt là thủ đô Hà Nội) cũng như phía Nam; Tạo điều kiện cho du lịch tỉnh nhà tích cực hội nhập, mở rộng quan hệ, hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh nhiều tiềm năng.

  • Các tuyến đường tỉnh lộ

Toàn tỉnh có 10 tuyến tỉnh lộ đang được nâng cấp có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển các điểm du lịch. Hệ thống giao thông nội tỉnh từng bước được xây dựng, nâng cấp góp phần mang lại diện mạo mới cho tỉnh. Các tuyến vươn đến vùng sâu, vùng xa đã tạo điều kiện hình thành nhiều lảng bản định cư mới cũng như giúp trao đổi hàng hóa, giao lưu, nâng cao trình độ dân trí. Hệ thống giao thông phát triển cũng góp phần thúc đẩy khai thác tiềm năng du lịch tỉnh.

  • Mạng lưới đường sắt:

Nghệ An có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua với tổng chiều dài 94km từ khe Nước Lạnh đến Yên Xuân, ngoài ra còn có tuyến đường nhánh Cầu Giát – Nghĩa Đàn dài 30km. Tuyến đường sắt Bắc – Nam và tuyến quốc lộ 1A đoạn chạy qua Nghệ An đóng vai trò cực kì to lớn trong quá trình thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh nhà. Hàng ngày, đều có nhiều chuyến tàu từ Bắc vào và từ Nam ra đi qua Nghệ An; Đây là loại phương tiện rất thông dụng của khách du lịch khi đến với Nghệ An. Chính vì thế mà ngành đường sắt đã phải tổ chức tăng tuyến và mở riêng một chuyến tàu hàng ngày đến Nghệ An và ngược lại.

  • Mạng lưới đường hàng không: Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Nghệ An có sân bay Vinh với đường băng dài 2.174km, rộng 30m, đang được nâng cấp để khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh tế và du lịch tỉnh nhà. Hiện nay, mỗi ngày có một chuyến bay (của một hãng) từ Vinh tới hai thành phố lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và ngược lại. Sân bay Vinh phục vụ nhu cầu đi lại không chỉ đối với tỉnh nhà nói riêng mà còn phục vụ cho hành khách các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Tuy nhiên các chuyến bay tới Vinh còn ít nên giá thành một lần bay tương đối cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến lượng du khách đến với Nghệ An bằng đường hàng không.

2.3.2. Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống điện lực của Nghệ An khá phát triển. Trên địa bàn tỉnh, nguồn cung cấp điện chính cho toàn tỉnh chủ yếu từ nhà máy thủy điện Hòa Bình cấp điện cho trạm 220 Kv Hưng Đông bằng đường dây 220Kv; có hệ thống trạm điện hạ thế 220Kv từ Thanh Hóa vào đảm bảo cung cấp cơ bản cho các huyện ven biển, đồng bằng và trung du. 19/19 huyện, thành, thị đã sử dụng điện lưới quốc gia. Tổng số xã, phường, thị xã có điện là 431/473, đạt tỉ lệ 91.2%. Hiện nay tỉnh đang thi công nhiều công trình thủy điện nhỏ như  Bản Lã, Bản Cốc, Nhãn Hoạt, Thác Muối đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt và sản xuất cũng như hoạt động du lịch của tỉnh nhà.

2.3.3. Hệ thống bưu chính, viễn thông 

Mạng lưới bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát triển. Bưu điện tỉnh đã có hệ thống chuyển mạch hiện đại, công nghệ tiên tiến. Cùng với việc hiện đại hóa mạng lưới viễn thông, mạng bưu cục được phát triển mạnh mẽ, số lượng các bưu cục cấp I,II,III; điểm bưu điện văn hóa không ngừng được mở rộng, hình thành, phát triển rộng khắp các dịch vụ Internet, hộp thư thoại…

Từ năm 2011, bưu điện tỉnh Nghệ An đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng mạng thông tin di động. Sự ra đời của mạng thông tin di động đã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại của người dân. Số máy điện thoại tăng nhanh, toàn tỉnh có 1 819 595 thuê bao di động và 582 715 số thuê bao cố định; 100% phường, xã có điện thoại, bình quân có 82,18 máy/100 dân (2024). Chất lượng thông tin liên lạc của tỉnh có bước tiến vượt bậc, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, doanh thu từ ngành bưu chính viễn thông mang lại đạt 131 100 triệu đồng (2024). Mạng điện thoại di động đã phủ sóng tới hầu hết các trung tâm của huyện, thị. Mạng điện thoại phủ sóng đến các huyện vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Chú trọng hơn trong lắp đặt các dịch vụ bưu chính – viễn thông ngay trong các cơ sở lưu trú của tỉnh.

2.3.4. Hệ thống cấp, thoát nước Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Nghệ An rất chú trọng công tác cấp nước sạch cho nhân dân. Hiện nay, nước sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh. Nhà máy nước Hưng Vĩnh (Vinh) có công suất 60.000 m3/ngày đêm là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của thành phố Vinh. Hệ thống này đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ngày đêm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận. Công tác đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được thực hiện đều khắp cả tỉnh thông qua việc lồng ghép các chương trình đầu tư trên địa bàn (chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 135…)

Về thoát nước thì hiện nay tỉnh đang triển khai các dự án do nước ngoài đầu tư. Dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống nước thải của thành phố Vinh (CHLB Đức); dự án xây dựng hệ thống nước thải của thị xã Cửa Lò (Vương quốc Bỉ tài trợ) đang được hoàn thiện và đi vào hoạt động góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Tuy nhiên, do kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ nên hệ thống thoát nước tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các thị trấn, huyện chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường; còn các vùng ven biển thì chủ yếu là xuống biển và thẩm thấu. Công tác xử lý nước thải các khu du lịch chưa được quan tâm, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trên các bãi biển còn thải nước trực tiếp ra môi trường. Vùng dân cư nông thôn chủ yếu là thoát nước tự nhiên và thẩm thấu xuống đất, vì vậy cần quan tâm hơn nữa việc cung cấp nguồn nước sạch cho vùng sâu vùng xa nơi có nhiều phong cảnh đẹp, khả năng thu hút du khách cao.

2.4. Các điều kiện kinh tế – xã hội khác

  • Chính sách phát triển du lịch

Đường lối chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là yếu tố quan trọng, góp phần tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch, đồng thời định hướng để quá trình phát triển du lịch tỉnh Nghệ An phù hợp với mục tiêu chung của vùng du lịch Bắc Trung Bộ và trên cả nước.

Trước hết phải kể đến sự ra đời của Luật du lịch năm 2019, là hành lang pháp lý cho mọi hoạt động du lịch trên địa bàn cả nước. Từ đó, định hướng và thúc đẩy du lịch phát triển, là cơ sở cho vùng và địa phương tự hoạch định đường lối chính sách phát triển du lịch của mình. Đảng và Nhà nước cũng đã khẳng định “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”, trong đó chú trọng quan tâm những vùng kém phát triển nhưng có nhiều tiềm năng. Đó là động lực để du lịch Nghệ An tự vươn lên khẳng định mình.

Ở cấp vi mô, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân cũng rất quan tâm đến ngành du lịch, ban hành nhiều chính sách ưu tiên phát triển du lịch. Đáng chú ý là việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 106 – QĐ-UBND về chương trình phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2020 – 2024 trong đó xác định những mục tiêu, quan điểm và định hướng chính phát triển du lịch của Nghệ An.

  • Tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh nhà phát triển khá, ngày một ổn định (tăng trưởng kinh tế đạt 10,5 % năm 2024 cao hơn mức tăng trưởng kinh tế của cả nước); Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 10,25% thời kỳ 2014 – 2020. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và ngày một nâng cao, tạo nên môi trường xã hội ổn định, tăng khả năng lôi kéo dân cư tham gia nhiều hơn vào hoạt động du lịch và chia sẻ lợi ích từ du lịch.

2.5. Đánh giá chung Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

2.5.1. Thời cơ và thuận lợi

Trong xu thế hội nhập kinh tế năng động như hiện nay, khi mà du lịch được coi là một trong những lựa chọn của các ngành trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng nhanh nền kinh tế, thì du lịch Nghệ An đã bộc lộ những tiềm năng mang tính độc đáo, nổi bật, đủ sức cạnh tranh với các tỉnh trong vùng cũng như trong cả nước.

Nằm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Nghệ An có ưu thế quan trọng về vị trí để phát triển du lịch, là điểm dừng chân khá quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á, là điểm khởi đầu con đường di sản miền Trung, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh lịch sử; là tỉnh có chung đường biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tề từ Lào, Đông Bắc Thái Lan…

Nghệ An từ lâu đã được biết đến là cái nôi của cách mạng Việt Nam có bề dày lịch sử, là một vùng quê xinh đẹp, non nước hữu tình, là mảnh đất sinh ra những người con anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam – chủ tịch Hồ Chí Minh. Về tài nguyên tự nhiên, Nghệ An là tỉnh giàu tiềm năng về rừng, đồi núi; hang động và suối thác trên địa bàn khá đa dạng và hấp dẫn; là nơi hội tụ hệ sinh thái động thực vật quý hiếm trên thế giới. Biển Nghệ An  nổi bật với những bãi biển đẹp, trong xanh, độ sâu vừa phải rất thích hợp cho việc xây dựng các bãi tắm và khu du lịch ven biển. Bên cạnh đó, Nghệ An còn được biết đến với một kho tàng vô giá về văn hóa nghệ thuật đầy tính nhân văn, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội, di chỉ và câu hò ví dặm say đắm lòng người. Những tiềm năng trên hứa hẹn sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập ngày nay.  Đặc biệt, du lịch Nghệ An nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND và các cấp ngành của tỉnh nhà tại các Nghị quyết. Sự phát triển hoạt động du lịch là nhất quán với đường lối phát triển kinh tế của tỉnh nhà, phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia và là lựa chọn ưu việt trong nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Ở đơn vị cấp tỉnh, du lịch là một trong những ngành dịch vụ đang được quan tâm phát triển. Ở phạm vi khu vực Bắc Trung Bộ, Đảng và Nhà nước cũng rất chú trọng phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành thương mại – dịch vụ – du lịch nói riêng; đồng thời xác định đây là ngành kinh tế quan trọng giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng. Trong phạm vi đất nước, Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động và là điểm du lịch còn mới mẻ trên bản đồ du lịch thế giới với nhiều tiềm năng. Du lịch là công cụ giúp kinh tế nước ta hội nhâp nhanh chóng và phù hợp với chính sách “đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước. Cuối cùng, du lịch là con đường đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng giao lưu; là lựa chọn của hầu hết các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu và hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Trên đây là điều kiện, thời cơ để tỉnh Nghệ An quyết định lựa chọn và phát triển du lịch với hy vọng sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh nhà, nâng cao đời sống của người dân nơi đây.

2.5.2. Thách thức và hạn chế Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Bên cạnh những thế mạnh sẵn có nêu trên, trong quá trình phát triển của mình, du lịch Nghệ An cũng gặp phải nhiều thách thức mang tính chủ quan và cả những trở ngại do khách quan mang lại.

Địa bàn rộng, địa hình chia cắt hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt đã hình thành nên tính mùa vụ du lịch tại Nghệ An rất cao; một năm chỉ kinh doanh du lịch được 4 tháng mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8, còn các tháng còn lại rất ít khách du lịch đến Nghệ An.

Mặc dù đa dạng về tài nguyên du lịch, nhiều loại tài nguyên mang tính đặc trưng. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và tu bổ các tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều công trình, di tích bị hư hại nghiêm trọng, một số lễ hội đang có nguy cơ bị mai một. Điều này tác động lớn đến công tác đầu tư và thu hút khách du lịch. Thêm vào đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển song so với mặt bằng chung của vùng và trên cả nước vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ.

Do xuất phát điểm kinh tế thấp nên nhận thức xã hội về ngành du lịch của người dân vẫn còn thấp. Việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển ở Nghệ An đã được nâng cao nhưng còn manh mún. Cùng với đó, đối với các ban ngành liên quan, việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng.

Ngoài những hạn chế có tính chủ quan thì tác động khách quan của xu thế hiện nay cũng bộc lộ những bất lợi đối với du lịch tỉnh nhà. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, sự cạnh tranh sẽ càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Nghệ An chưa thực sự xây dựng được một sản phẩm du lịch có tính đặc trưng cao để khẳng định vị trí và hình ảnh của mình trên bản đồ du lịch trong nước. Sự cạnh tranh có thể là động lực nhưng cũng là thách thức đối với sự phát triển của du lịch Nghệ An. Cùng với đó, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành còn nhiều bất cập, tính chuyên nghiệp chưa cao; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém. Đó thực sự là khó khăn cho quá trình phát triển du lịch tỉnh nhà trong xu thế ngày nay. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993