Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh quảng bình hiện nay dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) nói riêng có tác hại rất lớn về nhiều mặt nên Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho thực hiện trật tự an toàn giao thông đường bộ. Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông đã khẳng định: Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) và khắc phục ùn tắc giao thông phải được xác định là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp ủy Đảng; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của Nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các ngành chức năng và chính quyền các cấp; tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện của Đảng.
Trong những năm qua, khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập trật tự kỷ cương về trật tự an toàn giao thông đường bộ, góp phần phát triển nền kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước. Việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã được Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp… thực hiện nghiêm túc và thu được kết quả tốt. Đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ bản đã được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phổ biến, thi hành, đưa pháp luật vào cuộc sống; vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ được kiềm chế, xử lý kịp thời; công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được đẩy mạnh; các mặt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đã đi vào nề nếp, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và phát huy hiệu quả tích cực; bước đầu tạo lập được những điều kiện thuận lợi để chủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải của cả nước nước và khu vực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ở tỉnh Quảng Bình, tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ vẫn còn diễn ra khá phổ biến, ý thức của người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác, còn hiện tượng đối phó, thậm chí có hành vi chống đối người thi hành công vụ, tình trạng vi phạm: Điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ, tránh, vượt không đúng quy định, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, lái xe sau khi sử dụng rượu bia vẫn điều khiển phương tiện; đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trái phép để làm nơi buôn bán hoặc trông giữ xe; tình trạng làm đường đến đâu, xây nhà đến đó, xây nhà ven quốc lộ, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ vẫn diễn ra ở nhiều nơi; kết quả kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông chưa vững chắc, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông còn cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật giao thông còn chậm. Một số quy định của Luật Giao thông đường bộ chưa phù hợp; tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ còn thiếu và yếu; công tác phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chưa thực sự phòng, chống được vi phạm; hạ tầng giao thông đường bộ và trang thiết bị giao thông đường bộ của tỉnh chưa được quan tâm, đầu tư hiện đại, đồng bộ.
Từ những lý do trên, nhất là trong điều kiện phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe con người, bảo đảm kỷ cương nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội thì cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá và giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi và phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đây cũng chính là lý do học viên lựa chọn đề tài “Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật hành chính, mã số: 8 38 01 02.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ
Về vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính đã có nhiều công trình nghiên cứu, trước hết trong các giáo trình Luật Hành chính ở các cơ sở đào tạo, đã đưa ra, phân tích khái niệm về vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính, các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đã có nhiều công trình nghiên cứu như: “Quản lý trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam – những vấn đề đặt ra để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới”, do Hoàng Đình Ban làm chủ nhiệm, Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2013; “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Minh (2012), Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó đề cập đến thực trạng vi phạm hành chính, thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và đưa ra một số giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia là luận án chuyên ngành Quản lý công, những vấn đề mà luận án nghiên cứu có liên quan trực tiếp về trật tự an toàn giao thông đường bộ, vì vậy trong chương thứ 4 của luận án, khi trình bày về các giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, tác giả đã dành hai mục (mục 4.2.3 và 4.2.7), trình bày về nhóm giải pháp “Tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ” và “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ”. Theo tác giả muốn nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, thì việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra, cũng như vấn đề tuần tra, kiểm soát cần phải được tăng cường, đặc biệt là cần phải có những thay đổi từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Tình hình nghiên cứu vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận án Tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại Học Viện Cảnh sát nhân dân. Trong phần trình bày về thực trạng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tác giả đã phân tích hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông trong thời gian 10 năm (từ năm 2005 đến hết năm 2014); tác giả đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hoạt động xử phạt. Từ những phân tích đó, đã nêu ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại trong công tác xử phạt của lực lượng Cảnh sát giao thông như: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tăng cường biên chế, trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông.
Luận án Tiến sĩ Luật học của Nghiên cứu sinh Đinh Phan Quỳnh “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội, 2018. Trên cơ sở phân tích, luận giải những vấn đề có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, luận án làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Bên cạnh đó luận án tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng như những yếu tố tác động tới hoạt động này, để từ đó tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, còn có một số luận văn thạc sĩ Luật học, cũng nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như: Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay – Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” của Ngô Thị Hồng Loan, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014…
Tình hình nghiên cứu vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Năm 2013 tác giả Đặng Quang Tuân nghiên cứu đề tài khoa học “Phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông – qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình’’. Công trình nêu bật vị trí, vai trò, mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật, thực tiễn công tác giáo dục pháp luật giao thông ở Quảng Bình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Luận văn “Tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình” của tác giả Trần Hồng Phong, Học viện Hành chính Quốc gia, 2018. Mục đích của đề tài là nghiên cứu lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, phân tích những thành tựu và hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Tuy nhiên qua khảo sát cũng cho thấy chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình trong khi đây là địa phương có tình hình vi phạm giao thông đường bộ khá phức tạp, có nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ. Vì vậy, đề tài này được thực hiện có dựa trên việc tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó và vẫn đảm bảo tính mới, không trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng về vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình; đưa ra các quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ thêm khái niệm, đặc điểm, nội dung vi phạm pháp luật về TTATGTĐB; bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về TTATGTĐB, trong đó chú ý tới các bảo đảm pháp lý.
Đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống vi phạm, những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
Trên cơ sở thực trạng, nguyên nhân ở trên, luận văn đưa ra các quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay (hết tháng 12/2019).
Phạm vi không gian: tỉnh Quảng Bình.
Phạm vi nội dung: vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình do nhiều chủ thể có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trong phạm vi đề tài tập trung chủ yếu vào vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ do lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình và thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình phát hiện, xử lý. Đây cũng là giới hạn của phạm vi nghiên cứu, do đó luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về những vi phạm hành chính, mà không nghiên cứu những vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là tội phạm.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về pháp luật nói chung, về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong khi thực hiện đề tài là: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và các phương pháp khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bổ sung những nhận định về thực trạng và đề xuất, chi tiết một số giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh Quảng Bình; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, những người nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhất là những nội dung thực tiễn tại địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Chương 2. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
- Chương 3. Quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng là một trong những nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống, là thước đo văn minh của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay đều gắn bó chặt chẽ với hoạt động giao thông mà trước hết là giao thông đường bộ. Dưới góc độ kinh tế, giao thông đường bộ được ví là huyết mạch kinh tế của quốc gia, là một trong những tiêu chí cơ bản phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như năng lực tổ chức quản lý và văn minh của một quốc gia. Vì vậy, đảm bảo trật tự an toàn giao thông là chiến lược của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Theo từ điển tiếng Việt: Giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở [24, Tr.393].
Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ (Khoản 1, Điều 3). Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Trên cơ sở cách hiểu về các thuật ngữ “giao thông”; “đường bộ” như trên, có thể thấy giao thông đường bộ là việc đi lại từ chỗ này qua chỗ kia của người và phương tiện chuyên chở trên đường đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Trong khi đó trật tự an toàn giao thông đường bộ là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ thông suốt. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ góp phần vào sự phát triển kinh tế cũng như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì trật tự an toàn giao thông đường bộ được hiểu là: Trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó bảo đảm cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản. trật tự an toàn giao thông đường bộ là một mặt của trật tự, an toàn xã hội [22, Tr.1182].
Xuất phát từ quan điểm chung về pháp luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, hay thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội có thể hiểu: Pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm đảm bảo hoạt động giao thông đường bộ được diễn ra thông suốt, trật tự và an toàn.
1.1.2. Đặc điểm của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Thứ nhất, pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ điều chỉnh một lĩnh vực khá rộng lớn, phức tạp. Bao gồm những lĩnh vực lớn như quy tắc giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, vận tải đường bộ… với nhiều chủ thể chịu tác động như các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, Nhân dân.
Thứ hai, pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do nhiều chủ thể ban hành với hiệu lực pháp lý khác nhau. Ở cấp độ Hiến pháp, những quan điểm lớn về trật tự xã hội (trong đó có trật tự an toàn giao thông đường bộ) là cơ sở, tiền đề để các văn bản luật, văn bản dưới luật cụ thể hóa, chi tiết hóa. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ chủ yếu được quy định dưới hình thức văn bản luật và dưới luật, trong đó các văn bản là nghị định, thông tư hiện nay chiếm một tỷ lệ rất lớn.
Thứ ba, pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ thường xuyên phải được thay đổi, cập nhật và hoàn thiện. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, số lượng phương tiện, kỹ thuật, tình hình tai nạn giao thông và định hướng phòng ngừa tại nan, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ở từng thời kỳ.
1.1.3. Nội dung của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Là một lĩnh vực của pháp luật trong quản lý nhà nước, pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ như đã phân tích có đối tượng tác động và nội dung tác động rất rộng lớn, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Có thể kể ra một số nội dung cơ bản quy định về:
Quy tắc giao thông đường bộ. Đây là các quy định chung, bắt buộc các chủ thể tham gia hoặc có liên quan phải tuân thủ. Chẳng hạn quy định về người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn hay quy tắc về việc chấp hành báo hiệu đường bộ: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời…
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đây là các quy phạm về phân loại đường bộ; đặt tên, số hiệu đường bộ; tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phạm vi đất dành cho đường bộ; bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ. Chẳng hạn, quy định về công trình báo hiệu đường bộ trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bao gồm:
- Đèn tín hiệu giao thông;
- Biển báo hiệu;
- Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
- Vạch kẻ đường;
- Cột cây số;
- Công trình báo hiệu khác (Khoản 1, Điều 45).
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đây là nhóm các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ như: Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới; cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới; bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ; điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ… Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nhóm này bao gồm các quy phạm về: Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông; Giấy phép lái xe; tuổi, sức khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe…
Vận tải đường bộ. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.
Quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ. Đây là nhóm quy phạm điều chỉnh về nội dung quản lý nhà nước đối với trật tự giao thông đường bộ; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước đối với trật tự giao thông đường bộ.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến trật tự an toàn giao thông đường bộ được pháp luật điều chỉnh bảo vệ, gồm tội phạm và vi phạm hành chính. Những hành vi là tội phạm được quy định tại Mục 1, Chương XXI Bộ luật Hình sự năm 2017 (các tội xâm phạm an toàn giao thông).
Vi phạm hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, theo Khoản 2, Điều 1, thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Thực chất của vi phạm hành chính là những hành vi phạm pháp luật, do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý, hay vô ý xâm phạm tới các quan hệ xã hội được các quy định về quản lý nhà nước điều chỉnh và bảo vệ, không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ là một loại vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức thực hiện xâm phạm đến những quan hệ xã hội trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải xử lý vi phạm hành chính. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quan trọng nhất là Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập trật tự kỷ cương về trật tự an toàn giao thông đường bộ, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ đã được Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp… thực hiện nghiêm túc và thu được kết quả tốt. Đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ giao cho Bộ Công an ban hành về cơ bản đã được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phổ biến, thi hành Luật, đưa Luật vào cuộc sống; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã được đẩy mạnh; các mặt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông đã đi vào nề nếp, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và phát huy hiệu quả tích cực; bước đầu tạo lập được những điều kiện thuận lợi để chủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải của các nước trong khu vực và đẩy nhanh tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan Nhà nước có chức năng và của người tham gia giao thông. Việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Muốn vậy, cần phải xây dựng các giải pháp mạnh, đột phá, đồng bộ, thực hiện từng bước, liên tục và kiên trì nhằm cải thiện môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững.
Để phát hiên, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ thì phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là hoạt động vô cùng cần thiết và có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh tình hình hiện nay. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ được hiểu là tổng thể các biện pháp, cách thức được các chủ thể (nhà nước, xã hội) sử dụng để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong giai đoạn hiện nay, cần đặc biệt chú trọng yếu tố phòng ngừa, thậm chí phòng ngừa từ xa để nâng cao hiệu quả đấu tranh với vi phạm giao thông đường bộ. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Đặc điểm của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ:
Thứ nhất, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ có số lượng lớn so với các lĩnh vực giao thông khác. Điều này được lý giải bởi giao thông đường bộ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các lĩnh vực giao thông khác như đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không. Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, hệ thống đường bộ hiện nay bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trò trục chính kết nối mạng lưới giữa các vùng, miền, các cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, đầu mối giao thông quan trọng. Hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài 570.448km, trong đó Quốc lộ là 24.136km, đường cao tốc là 816km, đường tỉnh là 25.741km, đường huyện là 58.347km, đường đô thị là 26.953km, đường xã là 144.670km, đường thôn xóm là 181.188km và đường nội đồng là 108.597km. Hệ thống quốc lộ hình thành nên các tuyến hành lang Bắc – Nam, vùng duyên hải và cao nguyên, các tuyến đường Đông – Tây dọc theo miền Trung Việt Nam. Ở phía Bắc, các tuyến quốc lộ tạo thành hình mạng lưới nan quạt với tâm là Thủ đô Hà Nội. Ở phía Nam, các tuyến quốc lộ tạo nên hình lưới [25].
Thứ hai, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ xảy ra thường xuyên, liên tục, phức tạp, đa dạng. Nguyên nhân là do số lượng phương tiện tham gia giao thông đường bộ hiện nay rất lớn với nhiều loại phương tiện từ cơ giới đến thô sơ ở mọi miền của Tổ quốc; chất lượng hạ tầng cơ sở chưa được đảm bảo, đồng bộ; ý thức của người tham gia giao thông chưa cao và chưa đồng đều. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng rất đa dạng; các hành vi vi phạm đó được các văn bản pháp luật mô tả trong các quy phạm pháp luật cụ thể, đây là một nội dung mà các chủ thể có thẩm quyền phải rất lưu ý, bởi hoạt động xử lý chỉ có thể được thực hiện khi đối tượng có hành vi vi phạm đã được mô tả trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.
Thứ ba, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều tổ chức, cá nhân với hình thức xử lý đa dạng. Thẩm quyền xử lý hiện nay được pháp luật trao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng Công an (Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã), Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ, Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường. Hình thức xử lý rất đa dạng, tùy vào hành vi, tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ; tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, tịch thu phương tiện. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Thứ tư, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức, có lỗi có thể là tội phạm hay vi phạm hành chính. Đây là các hành vi của cá nhân (người điều khiển phương tiện giao thông, hành khách…) hoặc tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ quy định trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và pháp luật có liên quan đến giao thông đường bộ: pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng, đê điều… Lỗi của các chủ thể vi phạm là lỗi cố ý hoặc vô ý, song từ thực tiễn cho thấy tỷ lệ lỗi cố ý chiếm đa số trong các trường hợp vi phạm. Trong các hình thức xử phạt thì phạt tiền mang tính phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi tai nạn giao thông đang gia tăng do liên quan đến sử dụng rượu bia thì mức xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ liên quan đến sử dụng rượu bia rất nghiêm khắc.
Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ có tác hại rất lớn, cả trước mắt và lâu dài, nhiều mặt: kinh tế, xã hội, an ninh trật tự. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ gây thiệt hại lớn về kinh tế, bất ổn xã hội, kỷ luật kỷ cương xã hội suy giảm. Đặc biệt, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là nguyên nhân trực tiếp, cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông đường bộ là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các qui định về trật tự an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm tai nạn giao thông đường bộ cướp đi sinh mệnh của 1,3 triệu người, làm hơn 50 triệu người bị thương và gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 518 tỉ đô la. Việc phòng ngừa, kéo giảm, hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra đã trở thành vấn đề được các quốc gia trên thế giới và cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm[26].
Việt Nam, tình hình tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp: từ năm 2009 đến tháng 5 năm 2019 toàn quốc đã xảy ra 326.299 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 97.721 người, bị thương 329.756 người. Riêng năm 2018 tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 18.490 vụ, làm chết 8.079 người, bị thương 14.732 người. Trung bình mỗi năm tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của gần 10.000 người, trong đó đa số là lực lượng đang trong độ tuổi lao động, gây rất nhiều hệ lụy cho xã hội [7].
1.2.2. Các loại hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ như đã phân tích ở trên rất đa dạng cả về không gian, thời gian, đối tượng, loại hình. Nếu xét ở khía cạnh chủ thể thì đó là các vi phạm của:
- Người điều khiển phương tiện: gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
- Người tham gia giao thông: gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
- Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.
- Người điều khiển giao thông là Cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
- Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền…
Nếu xét ở khía cạnh phương tiện giao thông, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ có sự tham gia của nhiều loại phương tiện, theo quy định tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Nếu xét ở lĩnh vực quản lý, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bao gồm các nhóm sau:
Thứ nhất, vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Đây là hành vi vi phạm của: người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng; người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác; người đi bộ… với các hành vi rất đa dạng, tiêu biểu như: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường; chuyển hướng không nhường quyền đi trước, không nhường đường; vi phạm các quy định khi dừng xe, đỗ xe; vi phạm quy định về sử dụng còi; vi phạm về chuyển làn đường; tốc độ, số lượng người và hàng hóa; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe; sử dụng điện thoại di động; đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy…
Thứ hai, vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đây là hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như:
- Vi phạm quy định về bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
- Vi phạm quy định về phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông; trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông; chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định.
Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ như: xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định; xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ; tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu; tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền dưới gầm cầu hoặc trong phạm vi hành lang an toàn cầu; tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông; đặt ống bơm nước, bơm cát qua đường, đốt lửa trên mặt đường…
Thứ ba, vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đây là các hành vi liên quan đến phương tiện tham gia giao thông, bao gồm các hành vi cơ bản:
Các hành vi của người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông: hành vi điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió); điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó); điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng; điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn…
Các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông: điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển; điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe; điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp…
Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông: hành vi điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị; các vi phạm như: để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ; chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải sai quy định… Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Thứ tư, vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô; người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;…
Các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng: người điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng độ tuổi hoặc tuổi không phù hợp với ngành nghề theo quy định; người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển xe máy chuyên dùng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe; người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Thứ năm, vi phạm quy định về vận tải đường bộ. Vi phạm của người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ: không hướng dẫn hành khách đứng, nằm, ngồi đúng vị trí quy định trong xe; không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của lái xe theo quy định; chở quá số người quy định; không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy; để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật); không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định; sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách; chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Thứ sáu, các vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ như:
Hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép (hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ).
Hành vi của chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ (thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe; lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn; tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe; không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo); không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe; tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe.
Hành vi của nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông: không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác; không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định; thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định; sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Hành vi của hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông: không chấp hành hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự an toàn giao thông; gây mất trật tự trên xe; mang hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm hoặc hàng cấm lưu thông trên xe khách; đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang chạy.
Hành vi của người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép: tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép; đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông; đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép; đua xe ô tô trái phép.
Hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài: điều khiển phương tiện không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia theo quy định; giấy tờ của phương tiện không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo quy định; xe chở khách không có danh sách hành khách theo quy định; lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định; hoạt động quá phạm vi được phép hoạt động;…
Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ có tác hại lớn, lâu dài, nhiều mặt, vì vậy việc phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là rất cần thiết, cấp bách để giảm thiểu vi phạm, giảm thiểu tai nạn, bảo vệ tính mạng, tài sản con người và ổn định xã hội. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân từ trung ương đến địa phương bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Có thể kể đến một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, xây dựng, ban hành văn bản, chương trình, kế hoạch. Trong tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật là hình thức hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương nhằm triển khai và thi hành các văn bản quy phạm pháp luật vào đời sống. Thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, các chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông cụ thể hóa các quy tắc xử sự chung thành các hành vi ứng xử thực tế.
Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là cơ sở để các cơ quan chức năng triển khai các bước với những nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện cụ thể. Đây là hoạt động quan trọng đảm bảo hiện thực hóa pháp luật trong đời sống xã hội. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Hai là, phổ biến giáo dục pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có mục đích do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật, là kênh chuyển tải kiến thức, tình cảm, thái độ đúng đắn của các chủ thể đối với pháp luật, từ đó thúc đẩy thành tự giác tuân theo pháp luật. Các hoạt động giáo dục, phổ biến, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật có vai trò tạo tiền đề cho việc thực hiện pháp luật. Những hoạt động này giúp các chủ thể nhận thức được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật.
Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là các cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông như Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, giáo viên giảng dạy pháp luật trong các nhà trường, phóng viên, các luật gia đang công tác tại cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Tư pháp, các tổ chức nghề nghiệp (Hội luật gia, Đoàn luật sư, Tư vấn pháp lý, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình…). Còn khách thể tức là đối tượng để phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông đường bộ là cán bộ, công nhân viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; học sinh, sinh viên; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội; các tầng lớp Nhân dân; đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa và cả những người tham gia đảm bảo an toàn giao thông như lực lượng Công an, Thanh tra…
Nội dung công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ là tổ chức tuyên truyền sâu rộng và hướng dẫn cho Nhân dân chấp hành Luật giao thông đường bộ; các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải hàng hóa trên đường bộ để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng tham gia giao thông đường bộ nhất là đội ngũ lái xe, chủ xe, chủ hàng khi tham gia vận tải hàng hóa trên đường bộ; các thông tin về tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông, quyền, nghĩa vụ pháp luật các quy trình, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tham gia giao thông. Phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ [13, Tr.24-25].
Ba là, tổ chức bộ máy. Bộ máy, con người là nhân tố quyết định trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tổ chức bộ máy và nhân sự trong hoạt động này được tổ chức từ trung ương đến địa phương, trong đó bộ máy, con người của địa phương có vai trò trực tiếp và then chốt. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương (Điều 85).
Tổ chức, thẩm quyền phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ thuộc lực lượng Công an và Thanh tra đường bộ. Theo Khoản 1, Điều 87 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Đối với thanh tra đường bộ: thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó; thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ; thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi Giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là hoạt động quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi trên thực tế và các hoạt động giao thông diễn ra thuận lợi, an toàn, trật tự. Tăng cường công tác tuần tra an toàn giao thông của các lực lượng chức năng, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, thường xuyên thanh tra, kiểm soát theo chuyên đề, tăng mức xử phạt vi phạm để đủ sức răn đe; tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển giao thông và đảm bảo giao thông chống ùn tắc.
1.3. Các bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
1.3.1. Bảo đảm chính trị
Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật là yếu tố quan trọng đảm bảo pháp luật được tổ chức thực hiện hiệu quả trên thực tế. Khi các cơ quan lãnh đạo, các nhà quản lý quan tâm chỉ đạo sâu sát, tích cực và thường xuyên đôn đốc các cơ quan chức năng thông qua ban hành các văn bản, hướng dẫn thực hiện đồng thời nắm bắt thực tế để có định hướng phù hợp thì hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ đảm bảo thực thi đầy đủ, nghiêm minh. Ngược lại, nếu sự chỉ đạo không thường xuyên, không kịp thời hoặc không phù hợp với yêu cầu thực tế thì việc tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ không đảm bảo yêu cầu và an toàn, giao thông đường bộ sẽ không được thông suốt và hiệu quả.
Đứng trước tình hình vi phạm giao thông diễn biến phức tạp, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trong đó xác định mục đích, yêu cầu: i) nâng cao nhận thức và trách nhiệm cấp ủy đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội và các tầng lớp nhân dân về công tác này; thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phấn đấu hằng năm kiềm chế, làm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giảm ùn tắc giao thông đường bộ; ii) huy động mọi nguồn lực xã hội và hợp tác quốc tế để bảo đảm các điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng; iii) xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
1.3.2. Bảo đảm kinh tế Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Trình độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của một đất nước là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm thực hiện pháp luật. Trong điều kiện sản xuất nhỏ một người tự mình thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình lao động tạo ra sản phẩm thì dễ tùy tiện vì không có gì ràng buộc chủ thể, nhưng trong dây chuyền và quy trình sản xuất công nghiệp, mỗi người chỉ đảm nhiệm một khâu của quá trình sản xuất thì bắt buộc phải tuân theo những quy định, tiêu chuẩn nhất định. Trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất đặt ra yêu cầu và rèn giũa tác phong công nghiệp thói quen tuân thủ các quy định. Như vậy, trình độ phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi về kinh tế – kỹ thuật, rèn luyện tác phong, lối sống có kỷ cương, tuân thủ pháp luật. Mặt khác, trình độ phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng còn tạo ra cơ sở vật chất cần thiết và điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện pháp luật. Bất kỳ một văn bản pháp luật nào khi triển khai thực hiện cũng đòi hỏi những chi phí cần thiết cho việc tuyên truyền, phổ biến, in ấn tài liệu, biểu mẫu, tổng hợp và phổ biến thông tin có liên quan v.v… Trình độ phát triển kinh tế – xã hội giao thông, thông tin liên lạc tạo thuận lợi cho các hoạt động nêu trên.
Thực hiện pháp luật theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có những chi phí và điều kiện vật chất nhất định. Những chi phí này bao gồm chi phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chi phí cho các cơ quan nhà nước tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật. Kinh phí và điều kiện vật chất phục vụ cho các hoạt động này do ngân sách Nhà nước đài thọ. Mức độ chi phí và điều kiện vật chất cần thiết cho việc thực hiện các văn bản pháp luật cũng rất khác nhau. Có những văn bản pháp luật đòi hỏi mức độ kinh phí và điều kiện vật chất không lớn, trái lại có những văn bản pháp luật, nếu triển khai thực hiện đòi hỏi kinh phí và điều kiện vật chất rất lớn. Chẳng hạn, việc xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình bảo đảm an toàn giao thông như: Trạm dừng nghỉ dọc đường, cầu vượt cho người đi bộ, đường cứu nạn, cảnh báo tự động, gác chắn tại giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, đường tránh đô thị và đặc biệt là làn đường dành cho xe mô tô, xe gắn máy; phát triển hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em đòi hỏi ngân sách Nhà nước phải chi những khoản lớn… Ở nhiều nước khi ban hành văn bản pháp luật ngoài việc dành thời gian cho công tác phổ biến, tuyên truyền đến đối tượng hữu quan, họ còn tính toán cụ thể chi phí cho việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện, xử lý vi phạm.
1.3.3. Bảo đảm về nhận thức Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Pháp luật được nhận thức đầy đủ và tự giác thi hành hay không phụ thuộc vào trình độ văn hóa và ý thức pháp luật của công dân. Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp vi phạm pháp luật, không chấp hành, tuân thủ pháp luật là do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết pháp luật của một bộ phận Nhân dân. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận công dân có trình độ văn hóa nhất định, hiểu biết pháp luật nhưng đạo đức, nhân cách thấp kém nên vẫn cố tình vi phạm pháp luật, có những hành vi xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật. Nhưng nhìn chung trong một xã hội phát triển, trình độ văn hóa của Nhân dân ngày càng được nâng cao sẽ tạo cơ sở thực hiện giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của Nhân dân. Nhờ có trình độ văn hóa nhất định mới có thể tiếp thu, nhận thức nâng cao hiểu biết về pháp luật, xây dựng tình cảm, lòng tin vào pháp luật và chuyển hóa thành hành vi tích cực thực hiện theo yêu cầu của pháp luật. Mặt khác, trình độ văn hóa, ý thức pháp luật của Nhân dân được nâng cao tạo cơ sở thuận lợi để Nhân dân tham gia các hoạt động giám sát và phản biện xã hội đối với quá trình thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức nhà nước góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật đúng đắn trong toàn xã hội.
1.3.4. Bảo đảm về pháp lý
Để đảm bảo tính khả thi của một văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm những yêu cầu nhất định.
Trước hết, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành trên cơ sở xác định rõ các vấn đề của cuộc sống và các mục tiêu chính sách rõ ràng cần phải đạt đến. Xác định các mục tiêu của chính sách cũng chính là thiết lập tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật về sau. Qua đó, những hành vi của các chủ thể cần điều chỉnh sẽ được xác định với những định hướng cụ thể.
Với mục tiêu điều chỉnh các hành vi, các quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông phải xác định rõ các yếu tố của hành vi như chủ thể thực hiện hành vi, điều kiện thực hiện hành vi. Đây chính là những thông tin cơ bản để các chủ thể có trách nhiệm thực hiện tốt pháp luật giao thông nói chung và Luật giao thông đường bộ nói riêng. Các quy định cụ thể, rõ ràng, gắn với trách nhiệm pháp lý sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông diễn ra thông suốt, có hiệu quả. Mục đích của việc ban hành pháp luật về giao thông là nhằm điều chỉnh các hành vi của các chủ thể trong tham gia giao thông. Mong muốn của nhà lập pháp là khuôn mẫu hành vi đó sẽ được các đối tượng tuân thủ nghiêm minh. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với hành vi không chỉ rõ ràng mà phải phù hợp với thực tiễn, khoa học và phát triển.
1.3.5. Các bảo đảm khác Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Các bảo đảm về chính trị, kinh tế, nhận thức và pháp lý là các bảo đảm quan trọng trong việc phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu quả cần thiết phải có các bảo đảm khác như: năng lực, trình độ, ý thức của các cơ quan, cá nhân thực thi công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ mà trực tiếp là các lực lượng như Công an, Thanh tra Giao thông vận tải; chế tài xử phạt đặc biệt quan trọng, bảo đảm tính răn đe, nghiêm khắc kết hợp với việc phê phán của xã hội, cộng đồng; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Tiểu kết Chương 1
Như vậy, về bản chất, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ những hành của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý tùy theo mức độ, tính chất vi phạm.
Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ có nhiều loại, do nhiều chủ thể thực hiện, thời gian, không gian khác nhau, trong đó nổi bật là các vi phạm về quy tắc giao thông đường bộ, vi phạm về phương tiện, người điều khiển phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Vi phạm pháp luật về lĩnh vực này có tác hại rất lớn, nhiều mặt, vì vậy việc phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ có ý nghĩa lớn, cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị và Nhân dân, trong đó hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật, chương trình, kế hoạch và công tác tổ chức bộ máy, nhân sự có vai trò rất quan trọng.
Để phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu quả, cần có các bảo đảm về chính trị, kinh tế, nhận thức, xã hội, đặc biệt là bảo đảm về pháp lý trong điều kiện tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền và tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý Nhà nước. Luận văn: Vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com