Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học

3.7/5 - (4 bình chọn)

Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học, Đạo Đức Học Và Mỹ Học, đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Dịch vụ viết luận văn cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên đang làm tiểu luận triết học về đề tài Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học, Đạo Đức Học Và Mỹ Học, nếu như các bạn muốn tham khảo nhiều bài viết hơn nữa thì tham khảo tại trang website của Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn nhé.

Ngoài ra, các bạn có gặp khó khăn trong việc làm bài tiểu luận môn học, hay tiểu luận tốt nghiệp thì liên hệ với Dịch vụ viết luận văn để được hỗ trợ làm bài. Hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận tại đây nhé.

===> Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận

“CHIẾU DỜI ĐÔ” TỪ GÓC NHÌN TRIẾT HỌC, ĐẠO ĐỨC HỌC VÀ MỸ HỌC

Khẳng địnhChiếu dời đôcủa Lý Công Uẩn là một kiệt tác mang những giá trị nhiều chiều, nhiều lớp có ý nghĩa không chỉ đối với quá khứ, mà còn đối với hôm nay và mai sau, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải những giá trị đó từ phương diện triết học, đạo đức học và mỹ học qua quan niệm của Lý Công Uẩn về mệnh trời và lòng dân, về bổn phận và vai trò của kinh đô – nơi thắng địa. Với những luận giải đó, tác giả đã làm rõ tầm nhìn chiến lược đậm tính triết học, đức độ nhân ái lớn lao, cảm hứng và thị hiếu thẩm mỹ mạnh mẽ, tinh tế trongChiếu dời đôcủa Lý Công Uẩn. (Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học)

Những sáng tạo văn hoá đích thực luôn là những khối đa diện mà nhìn nhận từ phương diện, chiều cạnh nào cũng có thể tìm ra và khai thác được những lớp nghĩa và giá trị của chúng. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một sáng tạo, một tác phẩm như vậy. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá tác phẩm này từ các phương diện sử học, văn học, chính trị học, văn hoá học, xã hội học, địa lý học,… Nhưng, dường như càng nghiên cứu, càng khai thác thì Chiếu dời đô càng ánh lên những giá trị nhiều chiều, nhiều lớp có ý nghĩa không chỉ đối với quá khứ, mà còn đối với hôm nay và mai sau. Trong tinh thần đó, bài viết này muốn góp phần tìm hiểu lớp nghĩa, ý nghĩa và giá trị của kiệt tác này từ phương diện triết học, đạo đức học và mỹ học.

Như chính tên của nó, Chiếu dời đô có nội dung là những lý giải của Lý Công Uẩn về sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư ra Đại La để tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước.(*)

Bằng việc khảo sát những cuộc dời đô trong lịch sử Trung Hoa, Lý Công Uẩn đã chỉ ra cho mọi người thấy rằng, nhà Thương đến Bàn canh đã dời đô năm lần, nhà Chu đến Thành vương đã dời đô ba lần. Như vậy, việc dời đô đã có tiền lệ và là hiện tượng bình thường. Kinh đô, như sự lý giải của Lý Công Uẩn, gắn liền với sự hưng vong của một triều đại, một dân tộc, một quốc gia. Một triều đại muốn mưu toan nghiệp lớn, một quốc gia muốn cường thịnh, bền vững, trường tồn cần phải có một kinh đô đủ tư cách là đầu mối giao thông, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá để không chỉ mưu toan nghiệp lớn, đáp ứng các yêu cầu hiện tại, mà còn “tính kế muôn đời cho con cháu mai sau”(1). Vì vậy, dời đô hay định đô ở đâu là một việc hệ trọng. Chính tính chất hệ trọng này đã làm cho việc dời đô, định đô liên quan và bị quy định bởi mệnh trời và lòng dân. Theo nghĩa đó, nhà Thương, nhà Chu dời đô là bởi “trên kính mệnh trời, dưới thể theo lòng dân”, đó hoàn toàn không phải là một việc làm tùy tiện, ngẫu hứng. Nói cách khác, việc dời đô và định đô ở đâu là do những yêu cầu khách quan quy định. (Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học)

Như chúng ta đều biết, các khái niệm mệnh trờilòng dân vốn là các khái niệm mà Nho giáo đã được sử dụng phổ biến trong học thuật và trong quản lý xã hội ở Trung Hoa từ cổ đại đến bấy giờ. Những khái niệm này được dẫn xuất từ một quan niệm tổng thể: Trời sinh ra con người và vạn vật, vua là người lĩnh mệnh trời, noi theo trời mà cai trị dân chúng.

Mặc dù lớn lên trong sự giáo dục của nhà Phật, chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, nhưng với nhãn quan triết học và chính trị sâu sắc, Lý Công Uẩn vẫn nhận ra ưu thế của Nho giáo trong xây dựng triều đại và phát triển đất nước. Bởi thế, ông đã vận dụng các khái niệm mệnh trời và lòng dân làm căn cứ lý luận cho những lập luận của mình, đồng thời đem đến cho chúng những nội dung cụ thể, xác định. Mệnh trời và lòng dân là những khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa; trong nhiều trường hợp, chúng được lý giải một cách duy tâm, thần bí. Với trường hợp này, theo chúng tôi, Lý Công Uẩn đã tận dụng lợi thế của cặp khái niệm đã được sử dụng phổ biến của tư duy triết học chính trị đương thời nhằm khẳng định yêu cầu khách quan của việc dời đô, qua đó gia tăng tính thuyết phục về mặt lý luận cho Chiếu dời đô.

Trong quan niệm Nho giáo, mệnh trời và lòng dân là thống nhất; lòng dân là biểu hiện của mệnh trời. Nhưng làm sao có thể biết được mệnh trời và lòng dân? Trong trường hợp này, năng lực, tầm nhìn chiến lược của các bậc đế vương, những người lĩnh, kính mệnh trời là có ý nghĩa quyết định tối hậu. Nói cụ thể hơn, việc nắm bắt mệnh trời và lòng dân thể hiện ở chỗ: Nhận ra hạn chế của kinh đô cũ về mặt vị trí và tầm vóc mà nó cần phải có, đồng thời, thấy được ưu thế của vùng đất mới, nơi sẽ định đô.

Theo Lý Công Uẩn, Hoa Lư là vùng đất thấp, trũng, hẻo lánh, chật hẹp không đáng làm chỗ định đô của bậc đế vương, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong điều kiện mới. Nhà Đinh, nhà Lê không nhận ra điều đó, nghĩa là không biết được ý trời, mệnh trời, vì vậy mà “Triều đại không được bền lâu, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật tiêu điều”. Trong đánh giá này có hàm rằng, những tai dị không chỉ nhà Đinh, nhà Lê mà cả trăm họ phải gánh chịu chính là do không biết, không lĩnh mệnh trời. Nhà Đinh, nhà Lê không biết mệnh trời còn bởi họ không thấy thành Đại La “ở nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng lượn hổ chầu, đã đúng ngôi nam bắc tây đông, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng mát, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, nơi ấy là nơi tốt hơn cả, thực là nơi hội tụ của bốn phương, nơi kinh sư tốt nhất của muôn đời”. (Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học)

Như vậy, với Lý Công Uẩn, mệnh trời và lòng dân không phải là những gì quá trừu tượng, thần bí, không thể nhận ra. Mệnh trời và lòng dân gắn liền với quốc kế, dân sinh; chúng biểu hiện ra qua những hạn chế của Hoa Lư, những tai dị phải gánh chịu bởi những hạn chế đó; đồng thời ở những ưu thế của Đại La đối với việc định đô và phát triển đất nước. Trong tương quan với việc dời đô, định đô, mệnh trời chính là thiên thời, ưu thế của Đại La là địa lợi, lòng dân là nhân hoà. Nhận thức, nắm bắt và hợp nhất được cả thiên thời, địa lợi, nhân hoà trong một quyết sách, Lý Công Uẩn vừa là nhà tư tưởng có tầm nhìn triết học, vừa là nhà chính trị sáng suốt và quyết đoán.

Trong những lập luận và quyết định dời đô cũng thể hiện tư tưởng đạo đức và đức độ của Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn không nhìn nhận đạo đức một cách chung chung, trừu tượng. Quan niệm đạo đức của Lý Công Uẩn gắn liền với đức độ và hành động thực tế của ông với tư cách vị vua sáng sự nghiệp. Có thể nói, tư tưởng đạo đức bao trùm và xuyên suốt Chiếu dời đô là tư tưởng về bổn phận. Theo Lý Công Uẩn, bổn phận của con người bị quy định bởi vị thế xã hội của họ. Bậc đế vương là kẻ thay trời hành đạo, bởi thế, bổn phận của họ là trên kính mệnh trời, dưới theo lòng dân mà mưu toan nghiệp lớn. Trong điều kiện mà Hoa Lư không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước nữa thì bổn phận của bậc đế vương là phải dời đô đến nơi hội tụ quan yếu của bốn phương, tạo điều kiện cho sự phát triển. Với quan niệm đó, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã phê phán nhà Đinh, nhà Lê không chỉ về mặt nhận thức, tầm nhìn, mà còn từ lập trường đạo đức. Theo ông, việc coi thường mệnh trời, không theo dấu cũ Thương, (Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học)

Chu cứ đóng đô mãi ở Hoa Lư không chỉ khiến cho các triều đại Đinh, Lê vận số ngắn ngủi, mà còn khiến cho trăm họ hao tổn, muôn vật tiêu điều. Lý Công Uẩn tỏ ra rất đau xót trước tình cảnh đó. Chính sự thống nhất giữa nhận thức và tình cảm, lòng thương dân đã khiến cho quyết định dời đô không chỉ là sự tuân thủ mệnh trời, lòng dân, tức những yêu cầu khách quan, mà còn do chính sự thôi thúc từ nội tâm, từ mệnh lệnh đạo đức. Như vậy, tính thuyết phục của Chiếu dời đô không chỉ có căn cứ ở lý lẽ, chứng minh, nghĩa là ở lý tính; nó còn được thể hiện bằng tình cảm, cảm xúc, bằng lòng thương dân của Lý Công Uẩn. Chính vì thế, khi đáp lại nguyện vọng dời đô của Lý Công Uẩn, quần thần đã cảm kích và nhất trí tâu rằng: “Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế lâu dài để trên cho cơ nghiệp to lớn, được thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giàu của, nhiều người, việc lợi như thế, ai dám không theo”

Trên bình diện đạo đức, việc dời đô là một hành động đạo đức, hành động được thôi thúc bởi động cơ bao hàm và là sự thống nhất giữa nhận thức và tình cảm. Điều đó cùng với toàn bộ sự nghiệp trị vì đầy nhân đức đã khiến cho Lý Công Uẩn trở thành một tấm gương đạo đức có ảnh hưởng xuyên suốt triều đại nhà Lý. Các vị vua nhà Lý vốn nổi tiếng nhân từ, thương dân cũng bởi họ có một vị vua sáng nghiệp là một tấm gương lớn về nhân từ, đức độ.

Cùng với những tư tưởng về triết học, đạo đức, Chiếu dời đô cũng thể hiện một nhãn quan thẩm mỹ độc dáo. Với Lý Công Uẩn, kinh đô của một quốc gia hùng mạnh không chỉ là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, mà còn là một biểu trưng quyền lực – thẩm mỹ. Vì vậy, với tham vọng xây dựng một quốc gia cường thịnh, ông cần một nơi thắng địa để định đô và xây dựng kinh đô. Điều đó cho thấy, Lý Công Uẩn nhận thức và đánh giá rất cao vai trò của cái đẹp, mà trong trường hợp này là cái đẹp của kinh đô đối với sự phát triển, sự tự cường dân tộc.

Như sự thể hiện trong Chiếu dời đô, nơi định đô và do đó, kinh đô phải là sự kết hợp hài hoà của nhiều ưu thế, nhiều vẻ đẹp. Với một năng lực nhận thức thẩm mỹ sắc sảo, một thị hiếu thẩm mỹ tinh tế, Lý Công Uẩn đã nhận thấy sự hội tụ những ưu thế, những vẻ đẹp này ở thành Đại La.(2) (Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học)

Theo Lý Công Uẩn, thành Đại La có ưu thế về mặt vị trí, ở vào “trung tâm của trời đất, đúng ngôi nam bắc tây đông”. Trong đánh giá này, không chỉ thể hiện yêu cầu về thuận lợi giao thông phục vụ cho việc quản lý và phát triển đất nước; hơn thế, nó còn cho thấy uy thế và sức hấp dẫn thẩm mỹ của triều đại; bởi đã là trung tâm của trời đất thì lẽ đương nhiên bốn phương đều phải và mong muốn quy tụ về. Uy thế và sức hấp dẫn của Đại La và do đó, của triều đại còn gia tăng hơn, bởi nó có cái thế của “rồng lượn hổ chầu, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi”. Trong trường hợp này, cái đẹp của thế đất là cái đẹp được nhìn nhận theo quan điểm phong thủy: Thế đất hợp phong thủy là thế đất đẹp; nó biểu thị sự an toàn, sự vững chãi và sự trường tồn.

Không chỉ thế, Đại La còn là nơi hội tụ được những điều kiện địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng tối ưu cho sức khoẻ, cuộc sống con người và vạn vật. Đây là nơi “đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng mát, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rất phồn thịnh”. Gắn yêu cầu hình sông thế núi với yêu cầu quốc kế, dân sinh, Lý Công Uẩn đã thể hiện tư tưởng về mối liên hệ, tính quy định của cái nhận thức, cái đạo đức với cái thẩm mỹ. Trong mối liên hệ này, cái nhận thức, cái đạo đức trở thành những thành tố và là cơ sở của cái đẹp, làm cho cái đẹp trở thành cái đẹp mang tính trí tuệ và đạo đức. Mối liên hệ và tính quy định này không chỉ thể hiện ở chỗ, kinh đô đẹp phải là nơi tạo ra những điều kiện tối ưu cho quốc kế, dân sinh, cho cuộc sống người dân nơi kinh đô, mà còn phải là nơi hội tụ của bốn phương, nghĩa là phải tạo ra sự hài hoà không chỉ cục bộ, mà còn là sự hài hoà tổng thể, hài hoà lớn trên phạm vi cả nước. Hơn thế, sự hài hoà này không chỉ là hài hoà trên bình diện đồng đại, mà còn là sự hài hoà trên bình diện lịch đại. Kinh đô không chỉ là kinh đô của một thời, mà còn phải là nơi khởi nguồn và tạo ra những điều kiện cho vận nước dài lâu, phong tục phồn thịnh. (Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học)

Với Chiếu dời đô, những năng lực nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ của Lý Công Uẩn bộc lộ một cách rực rỡ: Tầm nhìn chiến lược đậm tính triết học, đức độ nhân ái lớn lao, cảm hứng và thị hiếu thẩm mỹ mạnh mẽ, tinh tế. Sự thống nhất của những năng lực này đã đưa Lý Công Uẩn đến một quyết định hợp lý về mặt nhận thức, chính đáng về mặt đạo đức, hấp dẫn về mặt thẩm mỹ; đó là quyết định dời đô, là quyết chọn định đô ở nơi thắng địa – Đại La làm căn cứ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đánh giá thành tựu này, sử gia Ngô Thì Sĩ ca ngợi: “Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô đặt đình, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp. Cho nên truyền ngôi hơn hai trăm năm, đánh giặc Tống, dẹp giặc Chiêm, nước mạnh, dân giàu, có thể gọi là đời rất thịnh trị. Các vua đời sau noi theo đều giữ được ngôi vua, chống chọi với Trung Quốc. Lý Thái Tổ có thể nói là một bậc vua biết mưu tính việc lớn đấy”

Với những nội dung trên, Chiếu dời đô không tự giới hạn ở việc giải thích lý do dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Việc dời đô gắn liền với quốc kế, dân sinh. Do vậy, Chiếu dời đô còn là và thực sự là một Tuyên ngôn, một Chiến lược xây dựng và phát triển đất nước hướng đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, phong tục phồn thịnh, bền lâu. Những tư tưởng triết học chính trị, đạo đức, thẩm mỹ trong Chiếu dời đô cho thấy tầm nhìn chiến lược, quyết tâm chấn hưng đất nước của Lý Công Uẩn. Với tinh thần đó, Lý Công Uẩn và triều đại do ông sáng lập, như sự đánh giá của Trần Quốc Tuấn thời Trần, đã thực sự mở nền cho đất nước; mở nền nghĩa là đặt nền móng và mở ra một thời đại mới: Thời đại độc lập và tự cường dân tộc. (Tiểu Luận: Chiếu Dời Đô Từ Góc Nhìn Triết Học)

4 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993