Mục lục
Chia sẻ đến các bạn sinh viên đang chuẩn bị làm bài tiểu luận mà chưa tìm được đề tài thì có thể tham khảo Tiểu Luận: Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung sau đây nhé. Với đề tài này tiểu luận dưới đây bạn hoàn toàn có thể tham khảo để làm bài tiểu luận môn học cho riêng mình.
MỞ ĐẦU (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế, là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia. Theo Solow (1956), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định. Do sự tác động của lạm phát nên thông thường chỉ tiêu GNP và GDP theo thực tế dùng để đanh giá mức tăng trưởng kinh tế thực tế.
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là mối quan tâm nhiều nhất của chính phủ các nước bởi vì tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo, …Do đó, nền kinh tế của mỗi quốc gia có tăng trưởng và phát triển hợp lý hay không thường dựa vào chỉ số GDP để nhận định.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Ngày nay các quốc gia độc lập, có chủ quyền đều đề ra những mục tiêu phấn đấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình. Tuy có những khía cạnh khác nhau nhất định trong quan niêm, nhưng nói chung, sự tiến bộ trong mét giai đoạn nào đó của một nước thường được đánh giá trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự biến đổi về mặt xã hội. Trên thực tế, người ta thường dùng hai thuật ngữ tăng trưởng và phát triển để phản ánh sự tiến bộ đó. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng tổng sản phẩm quốc nội (hay gia tăng) về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời ký nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng oil của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Như vậy, tăng trưởng kinh tế được xem xét trên 2 mặt biểu hiện: đó là mức tăng tuyệt đối hay mức tăng phần trăm (%) hàng năm, hoặc bình quân trong mét giai đoạn.
Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong giai đoạn nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm ban đầu.
Phát triển kinh tế (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống và công bằng xã hội
Hoặc phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng về qui mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội.
2. Liên hệ thực tiển tại Việt Nam trong thời gian qua
Giai đoạn 2001 – 2005
Tính ra trong 5 năm 2001-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,5%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000, cao hơn hẳn tốc độ tăng bình quân 6,95% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 mà còn đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới (Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và ESCAP thì tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong những năm 2000-2004 của Trung Quốc là 8,5%; Hàn Quốc 5,5%; Thái Lan và Ma-lai-xi-a 5,0%; In-đô-nê-xi-a 4,6%; Phi-li- pin 4,5%; Xin-ga-po 4,1%).
Vốn đầu tư (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Tổng số vốn đầu tư phát triển 5 năm 2001-2005 theo giá thực tế đã đạt trên 1200 nghìn tỷ đồng, gấp trên 2 lần tổng số vốn đầu tư phát triển huy động được trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. Tính ra, vốn đầu tư phát triển bình quân mỗi năm trong 5 năm 2001-2005 đạt trên 240 nghìn tỷ đồng, bằng 201,6% mức bình quân mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước đã tăng từ 35,42% năm 2001 lên 37,16% năm 2002; 37,76% năm 2003; 38,45% năm 2004 và năm 2005 là 38,67%.
Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn vốn trong nước, việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài tiếp tục được chú trọng, nhất là thu hút vốn FDI và vốn ODA. Trong 5 năm 2001-2005 đã cấp giấy phép cho 3745 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với số vốn đăng ký 19,9 tỷ USD. Số vốn ODA do các nhà tài trợ cam kết dành cho nước ta trong 5 năm 2001-2005 cũng lên tới trên 15 tỷ USD, đưa tổng số vốn ODA cam kết trong 13 Hội nghị quốc tế về ODA dành cho Việt Nam từ năm 1993 đến nay lên trên 32 tỷ USD.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Tốc độ và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu đạt 343,8 triệu USD. Trong đó, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt 43,175 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 18,5%.Năm 2002, đạt 53,219 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 23,2%.
Năm 2003 đạt 63,693 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 20,1%. Năm 2004 đạt 81,996 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 28,2%. Năm 2005 đạt 101,437 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2005 đạt 292,5 triệu USD tăng bình quân 14,5%.
Giai đoạn 2006 – 2010 (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,0%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,33%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,11% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới.
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11694 nghìn đồng năm 2006 lên 22778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11084 nghìn đồng. Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 784 USD năm 2006 lên 1317 USD năm 2010, gấp 1,7 lần, tương đương 533 USD.
Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư được huy động đưa vào phát triển kinh tế – xã hội 5 năm qua theo giá hiện hành đạt khoảng 3.062 nghìn tỉ đồng (tăng 14,4% so với kế hoạch) bằng 42,7% GDP, gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước đó (2001 – 2005).
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA ngày càng tăng và có nhiều thuận lợi. Vốn FDI thực hiện năm 2006 đạt 4,1 tỉ USD, năm 2007 đạt 8,0 tỉ, năm 2008 đạt 11,5 tỉ USD, chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn rất nhiều so với năm trước. Năm 2009 và 2010, mặc dù vốn đăng ký giảm nhưng vốn FDI thực hiện vẫn đạt 10 tỉ USD vào năm 2009 và khoảng 11 tỉ vào năm 2010 (tăng 157,5% so với năm 2006). Thời kỳ 2006-2010, FDI thực hiện tăng bình quân 25,7%/năm.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Cấu trúc kinh tế đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn sáng sủa hơn trong tầm nhìn dài hạn. Giao lưu kinh tế quốc tế phát triển. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006-2010 đạt 56 tỉ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001-2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD năm 2006 đã tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.
Giai đoạn 2011-2015
Bình quân giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 5,9%, mặc dù thấp hơn so với giai đoạn 2006 – 2010, nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt.
Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng hơn 40%, từ 1.525 USD/người năm 2011 lên 2.085 USD/người năm 2015, trong bối cảnh lạm phát được duy trì ở mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân.
Vốn đầu tư
Tăng trưởng đầu tư của Việt Nam (theo giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2011 – 2014 chỉ đạt 3,85%, thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó (giai đoạn 2006 – 2010 đạt 13,42%) do tác động không thuận lợi của kinh tế trong nước và quốc tế. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt khoảng 31,7% GDP, thấp hơn so với mục tiêu đã được Quốc hội thông qua đầu nhiệm kỳ (là 33,5% đến 35%). Năm 2015, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành ước tăng 12%, tương đương 32,6% GDP và vượt kế hoạch đề ra. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Trong giai đoạn 2011 – 2015, vốn FDI thực hiện đạt 59,96 tỷ USD, vốn cấp mới và tăng thêm đạt 96,39 tỷ USD, đều vượt mục tiêu đã đề ra (mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 là 57,3 – 58 tỷ USD vốn thực hiện, vốn cấp mới và tăng thêm là 86 tỷ USD) nhờ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, phí và hải quan.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu
Cán cân thương mại được cải thiện. Bình quân cả giai đoạn, tăng trưởng xuất khẩu đạt khoảng 18%/năm và trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua.
Đến nay, Việt Nam có trên 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD.
Trong ban năm 2012 – 2014 liên tiếp cán cân thương mại đã chuyển sang trạng thái thặng dư sau nhiều năm thăm hụt. Mặt dù năm 2015 nhập siêu trở lại ước khoãng 3,2 tỷ USD nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu vẩn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Giai đoạn 2016 – 2020 (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 6,4% và thuộc vào các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 đạt 343 tỉ USD, tăng khoảng 1,7 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 3.521 USD/người, gấp khoảng 1,6 lần so với năm 2015.
Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích lũy-tiêu dùng, tiết kiệm-đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động-việc làm,…tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ tích lũy tài sản so với GDP theo mệnh giá hiện hành đến năm 2020 khoảng 26,7%.
Vốn đầu tư (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 – 2020 đạt gần 9,2 triệu tỉ đồng, bằng 33,5% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32 – 34%).
Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỉ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nhất là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Tỉ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ mức 38,3% năm 2015 lên khoảng 45,6% năm 2020. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục là 39 tỉ USD (năm 2019). Hiệu quả đầu tư cải thiện, hệ số ICOR giai đoạn 2016 – 2019 đạt 6,1 (thấp hơn giai đoạn 2011 – 2015 là 6,3). Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, hệ số ICOR năm2020 tăng lên và giai đoạn 2016 – 2020 ước khoảng 8,5.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517 tỉ USD năm 2019 và năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt khoảng 527 tỉ USD, tương đương trên 190% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 267 tỉ USD năm 2020, tăng bình quân 10,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5 năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình – thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Theo kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam là 0.69. Điều đó có nghĩa là một em bé Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất bằng 69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Đây là mức cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và các nước có thu nhập trung bình thấp hơn. Mặc dù chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69 từ năm 2010 đến 2020 Việt Nam, còn tồn tại sự chênh lệch trong nội bội quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm các dân tộc thiểu số.
Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Từ năm 1993 đến 2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời gian từ năm 1990 đến 2016. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73 – cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới – với 87% dân số có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày một tăng (115 trong năm 2018) cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5 lần. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Trong vòng 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi tích cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).
Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tổng mức tiêu thụ điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước. Nhu cầu cấp thiết là phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới – với mức tăng khoảng 5% mỗi năm. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới. Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm. Lượng rác thải của Việt Nam dự báo tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới. Bên cạnh đó là vấn đề rác thải nhựa đại dương. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa đại dương toàn cầu được thải ra từ 10 con sông, trong đó có sông Mê Kông. Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí. Ô nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân.
II. THẤT NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THẤT NGHIỆP LÊN XÃ HỘI (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
1. Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
Ngoài ra theo phạm trù kinh tế thất nghiệp còn có các khái niệm sau:
Thất nghiệp (unemployment) là tình trạng người lao động muốn có việc làm, nhưng không có việc làm. Cần chú ý rằng khi người lao động không có việc làm, máy móc, nhà xưởng và thiết bị tư bản cũng không được sử dụng vào sản xuất và do vậy sản lượng của nền kinh tế không đạt mức tiềm năng. Việc loại trừ thất nghiệp và sử dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi để đặt được trạng thái đầy đủ việc làm là mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô.
Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, văn hóa, xã hội… hoặc các công việc mang tính chất tự tạo khác đem lại thu nhập cho bản thân.
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng lại không tìm được việc làm. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Người trong độ tuổi lao động (dân số trưởng thành): là những người ở độ tuổi được Hiến pháp quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động.
Lực lượng lao động: là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động (dân số trưởng thành) thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm.
Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do đau ốm, bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau.
Do tình hình kinh tế và đặc điểm tuổi thất nghiệp có sự khác nhau giữa các nước nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những khái niệm trên thật không để dầy và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp thật sự thất nghiệp vô hình, bán thất nghiệp và thu nhập…).
2. Ảnh hưởng của thất nghiệp lên xã hội (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
Thất nghiệp (unemployment) tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc.
Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến trật tự xã hội
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
3. Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Việt nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khaithác hợp lý…Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc.
Đổi mới kinh tế và chính trị trong 30 năm qua đã thúc đẩy phát triển kinh tế và nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ năm 2008. Mặc dù vậy, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp nói riêng và hệ thống an sinh xã hội nói chung tại Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện để phục vụ tốt người lao động, do đó đa số người dân phải làm mọi công việc để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thường thấp hơn so với các nước đang phát triển. Theo kết quả TĐTDS&NO 2019, tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam là 2,05%; trong đó theo giới tính thì tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15 tuổi trở lên là 2,00%, còn ở nữ giới là 2,11%. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Bên cạnh đó, Kết quả TĐTDS&NO 2019 của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của người dân ở khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt khá lớn. Việt Nam có tới 65,57% dân số cư trú ở khu vực nông thôn nhưng tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn lại thấp hơn gần hai lần so với khu vực thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp chung của người dân từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn chỉ có 1,64% (trong đó ở nam giới là 1,59%, ở nữ giới là 1,69%); trong khi đó ở thành thị, tỷ lệ này lên tới 2,93% (trong đó ở nam giới là 2,86%, còn ở nữ giới là 3,01%). Sự khác biệt về cơ hội tiếp cận thông tin về việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng lựa chọn công việc linh hoạt của người lao động có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này.
Tính theo vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp cao nhất cả nước với 2,65% dân số; tại đây tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 2,96%, ở nông thôn là 2,14%; còn theo giới tính thì nữ giới lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới trong Vùng với mức tương ứng là 2,71% và 2,60%. Đứng thứ 2 là Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,42% số dân trong vùng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tỷ lệ 2,14%. 2 Vùng kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước lần lượt là Trung du và miền núi phía Bắc 1,20% và Tây Nguyên 1,50%. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về nhóm lao động có trình độ cao đẳng (3,19%), tiếp đến là nhóm có trình độ đại học (2,61%). Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn lại là những lao động trình độ thấp hơn như trung cấp (1,83%), sơ cấp (1,3%) và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (1,99%). Riêng đối với nhóm có trình độ trên đại học, do nhu cầu cao về trình độ chuyên môn trong thời kỳ đổi mới nên có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (chỉ 1,06%). Các số liệu cũng cho thấy, hầu như ở các trình độ chuyên môn kỹ thuật tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới luôn cao hơn so với nam giới, đặc biệt đối với nhóm lao động có trình độ sơ cấp (có tỷ lệ 4,57%).
Theo Kết quả TĐTDS&NO 2019, những người thất nghiệp thường có độ tuổi khá trẻ; Hầu hết nguồn thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54 tuổi (chiếm tới 91,7% tổng số người thất nghiệp của cả nước); trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15-54 tuổi cao hơn nữ giới trong cùng độ tuổi, tương ứng là 92,6% tổng số nam giới thất nghiệp và 90,9% tổng số nữ giới thất nghiệp. Người trong độ tuổi từ 25-54 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, chiếm gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp của cả nước (47,3%); và thực trạng này ở khu vực thành thị lên tới 52,7% và ở khu vực nông thôn là 42,9%.
Điều đáng nói là Kết quả Tổng điều tra cũng chỉ ra rằng, đối với tỷ lệ lao động thất nghiệp theo trình độ tốt nhất đạt được, người thất nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động thất nghiệp (18,9%) trong khi người thất nghiệp chưa được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo ngắn hạn (bao gồm: Sơ cấp, trung cấp) chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều (6,6%). (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Dịch Covid-19 xuất hiện từ đầu năm 2020, đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4/2021 đã không chỉ lấy đi việc làm, ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều lao động tự do trong khu vực phi chính thức, mà còn khiến cuộc sống của những lao động trong khu vực chính thức như: Giáo viên mầm non, hướng dẫn viên du lịch, lái xe, công nhân … rơi vào cảnh mất việc, nhận hỗ trợ của Nhà nước.
Từ đầu năm đến nay, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường lao động. Chính phủ một lần nữa phải thực hiện quyết liệt các biện pháp giãn cách, cách ly khoanh vùng dập dịch khiến thị trường lao động rơi vào trạng thái biến động khó lường. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không còn khả năng chống đỡ với dịch bệnh nên bắt buộc phải cắt giảm lao động. Do vậy tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng mạnh. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Cụ thể, Quý 2/2021, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là gần 1,2 triệu người, tăng hơn 87.000 người so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,62%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 3,36%. Số lao động thiếu việc làm là 1,1 triệu người, tăng hơn 173.000 người so với cùng kỳ năm trước.
Những con số thống kê phản ánh những khó khăn và biến động của nền kinh tế nói chung và thị trường lao động Việt Nam nói riêng thời gian qua. Kết quả lao động việc làm Quý 2 cho thấy thị trường lao động chưa có dấu hiệu khả quan.
“Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều tăng so với trước. Những khó khăn này chính là thách thức rất lớn đối với các nỗ lực của Chính phủ trước chủ trương hoàn thành mục tiêu kép – vừa phát triển kinh tế, vừa chiến thắng dịch bệnh”, ông Nam nói. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Dịch bệnh với biến chủng mới đã tấn công vào các khu công nghiệp, khu chế xuất – nơi sử dụng lực lượng lao động lớn của cả nước, tác động mạnh đến các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn từ năm 2020, nay tiếp tục suy giảm sâu, như: thương mại, dịch vụ, giao thông, du lịch…. Đã có hơn 70.000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường.
Thời điểm này, có 90% doanh nghiệp du lịch không hoạt động, 10% hoạt động cầm chừng, 90% nhân sự doanh nghiệp lữ hành quốc tế bị nghỉ việc không lương hoặc chuyển làm việc khác. Vận tải, hàng không giảm 80% doanh thu so với cùng kỳ năm 2020.
Ta thấy trên thị trường lao động nước ta có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu. Tuy nhiên, cơ chế thị trường tự nó cũng có những điều chỉnh quan hệ cung cầu. Sự điều chỉnh này được thể hiện thông qua sự vận động của các dòng lao động (sự vận động của thị trường lao động).
III. GIẢI THÍCH ICONR CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN THẤP HƠN CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Hiện nay, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đang được các cấp, các ngành đặc biệt chú ý, trên bình diện quốc gia nó còn là những chỉ tiêu phản ánh lợi thế của mỗi quốc gia nhằm phản ánh khả năng cạnh tranh về kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế (lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ,…) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì yếu tố vốn được coi là nhân tố quan trọng nhất. Do vậy trong bài viết này chúng tôi xin tập bàn về hiệu quả của yếu tố vốn và tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế nói chung. Một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đó là hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio – Tỷ số vốn /sản lượng tăng thêm).
Hệ số ICOR là tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng (còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng). Hệ số ICOR cho biết muốn tăng trưởng thêm 1 điểm phần trăm thì phải cần phải tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP thêm bao nhiêu phần trăm. Vấn đề đặt ra là phải có các chính sách và biện pháp để tăng huy động vốn (cả về số lượng và tỷ lệ) và đặc biệt quan trọng là phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Các nước đang phát triển huy động vốn ngày càng khó khăn, nhất là trong bối cảnh ngân sách thâm hụt, bội chi ngân sách lớn, nợ công đang tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, buộc chúng ta phải sử dụng hiệu quả từng đồng vốn đầu tư, giảm thiểu ICOR. Còn ICOR của các nước phát triển vẫn khá cao, nhất là khi so sánh với các nước đang phát triển. Nguyên nhân của đầu tư kém hiệu quả ở các nước đang phát triển, trước hết là do việc chọn và quyết định dự án đầu tư. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, không chỉ được đặt ra đối với nền kinh tế của một quốc gia, mà còn phải đặt ra cho từng lĩnh vực, từng ngành và từng đơn vị kinh tế. Việc đầu tư vào đâu, đầu tư bao nhiêu và đầu tư vào thời điểm nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao là những vấn đề mà các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, xây dựng dự án đầu tư phải nghiên cứu kỹ, chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của hiện trạng này.
Hệ số ICOR của các nước phát triển giữ ở mức cao qua các năm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã và đang tăng qua các năm. Hệ số ICOR cao cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng hóa các nước phát triển trên thị trường tiêu thụ đang tăng và ngược lại ở các nước đang phát triển thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm qua các năm.
IV. NGHÈO ĐÓI VÀ KHOẢNG CÁCH CỦA NGHÈO ĐÓI
1. Thế nào là nghèo đói (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo.
Nghèo đói là một trạng thái mà các các nhân thiếu những nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại. Khái niệm này nhằm vào phúc lợi kinh tế tuyệt đối của người nghèo, tách rời với phân phối phúc lợi của xã hội. Điều này có nghĩa là mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo đói. Ranh giới nghèo khổ phản ánh mức độ nghèo đói của một tầng lớp dân cư nhất định trong thời gian nhất định. Nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những chính sách điều chỉnh xã hội trong các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia. Ranh giới nghèo khổ có thể được xếp theo cách tiếp cận “đáp ứng nhu cầu cơ bản”, trong đó chỉ rõ mức dinh dưỡng tối thiểu và những nhu cầu thực phẩm khác.
2. Khoảng cách giàu nghèo
Bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập. … Bất bình đẳng thu nhập có thể gây trở ngại cho tăng trưởng dài hạn.
3. Đo lường khoảng cách giàu nghèo (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Đo lường nghèo có sự phức tạp do có nhiều phương pháp khác nhau khiến cho ngay cả các chuyên gia cũng thấy bối rối. Trong một báo cáo mới xuất bản gần đây có tên “Demystifying poverty measurement in Vietnam” [Giải thích về đo lường nghèo ở Việt Nam], chúng tôi điểm lại các vấn đề liên quan tới đo lường nghèo ở Việt Nam cho độc giả phổ thông, những người không phải chuyên gia trong lĩnh vực này, cũng có thể hiểu được. Báo cáo này là một phần trong chuỗi báo cáo Nghiên cứu Thảo luận Phát triển Việt Nam sẽ được xuất bản thường kỳ nhằm chia sẻ kết quả các các nghiên cứu đang được tiến hành và trao đổi ý tưởng về các vấn đề phát triển.
Có hai phương pháp chủ yếu để đo lường nghèo. Phương pháp thứ nhất do Bộ Lao động, Thương binh và Các Vấn đề Xã hội (gọi tắt là phương pháp MOLISA) áp dụng nhằm đưa ra cách phân loại để xác định những đối tượng được thụ hưởng trong các chương trình giảm nghèo của cả nước cũng như để theo dõi tình trạng nghèo trong ngắn hạn. Một phương pháp riêng biệt khác được Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới (gọi tắt là phương pháp GSO-WB) áp dụng chủ yếu để tìm hiểu về những thay đổi tình trạng nghèo trong dài hạn. việc áp dụng các phương pháp khác nhau để theo dõi thay đổi tình trạng nghèo và để định hướng các chương trình của chính phủ cũng là hình thức phổ biến trên thế giới.
Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, chuẩn nghèo hiện nay của Việt Nam được đánh giá là thấp so với thế giới. Trên thực tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷ lệ tái nghèo còn cao, hàng năm cứ 3 hộ thoát nghèo thì lại có 1 hộ trong số đó tái nghèo. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là không đầy đủ. Về bản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người, bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Nhiều trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin. Mặc dù một số hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ, bốn bề gió lùa… Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.
Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, chiếm gần 15% tổng dân số cả nước là 96,2 triệu người. Tuy nhiên, các dân tộc thiểu số lại chiếm tỉ lệ 95% số dân Việt Nam sống trong tình trạng nghèo cùng cực. Việt Nam được cộng đồng ca ngợi về các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số, cũng như cam kết mạnh mẽ về thu hẹp khoảng cách kinh tế-xã hội giữa người dân tộc thiểu số với người dân trong cả nước. Tuy nhiên, việc giải quyết tình trạng nghèo đói kinh niên trong cộng đồng các dân tộc thiểu số đòi hỏi các giải pháp sáng tạo và đầu tư bổ sung khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng nghèo tạm thời về thu nhập. Đánh giá gần đây của UNDP và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) về tác động kinh tế xã hội của COVID-19 đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ước tính rằng tỉ lệ nghèo trước COVID-19 là 22% trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số có thể đã tăng lên 76% vào tháng 4 năm 2020 và vẫn ở mức tương đối cao là 70% vào tháng 5 năm 2020.
KẾT LUẬN (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư. Nắm rõ vai trò quan trọng này, Việt Nam đã biết áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, nước ta ngày nay đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận, từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Mặc dù 2 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19, nhưng cũng thể hiện được sức chống chịu đáng kể. (Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Nhà Quản Trị Cấp Trung)
Bài tiểu luận trên đây là thành quả sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu cũng như tiếp thu những kiến thức giảng dạy của giảng viên bộ môn về sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài tiểu luận, chúng em mong muốn người đọc phần nào khái quát được sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, đồng thời đề xuất những phương pháp mới giúp nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển. Bài luận còn nhiều thiếu sót bởi kinh nghiệm của một sinh viên năm nhất như chúng em còn nhiều hạn chế. Nhóm 1 chúng em rất mong có thể được thầy giáo và các bạn đóng góp ý kiến.
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com