Tiểu luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

3/5 - (3 bình chọn)

Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Dịch vụ viết luận văn cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên đang làm tiểu luận triết học về đề tài Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Lý luận và thực tiễn, nếu như các bạn muốn tham khảo nhiều bài viết hơn nữa thì tham khảo tại trang website của Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn nhé.

Ngoài ra, các bạn có gặp khó khăn trong việc làm bài tiểu luận môn học, hay tiểu luận tốt nghiệp thì liên hệ với Dịch vụ viết luận văn để được hỗ trợ làm bài. Hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận tại đây nhé.

===> Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận

LỜI MỞ ĐẦU (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

1. Lý do chọn đề tài

Từ xưa đến nay, hôn nhân luôn là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người. “Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” đó là quy luật tự nhiên của con người và của tạo hóa. Hôn nhân và gia đình luôn là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng cùng chung sống. Gia đình hòa thuận và hạnh phúc sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững và phồn thịnh chung của xã hội. Nhận thức được vị thế quan trọng của gia đình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và giữ gìn gia đình êm ấm, hòa thuận, thể hiện ở sự quan tâm đó là Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình góp phần giúp cho sự tồn tại và phát triển của gia đình đi vào chuẩn mực, khuôn khổ, giúp tạo ra sự bền vững trong quan hệ gia đình. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự du nhập của những giá trị văn hóa mang tính quốc tế nên các mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình ở Việt Nam cũng có những biến đổi sâu sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của vợ chồng và gia đình được cải thiện đáng kể. Và tất nhiên kèm theo đó là những tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng với diễn biến ngày càng phức tạp và gay gắt hơn. Cuộc sống chung của vợ chồng được xác lập luôn đòi hỏi phải có một khối tài sản nhằm đảm bảo nhu cầu của đời sống gia đình. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là quan hệ tài sản gắn liền với nhân thân, tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, không có tính đền bù ngang giá và không xác định được công sức đóng góp cụ thể của các bên. Điều này dẫn đến các vấn đề về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và đây cũng là vấn đề không thể thiếu trong Luật Hôn nhân và Gia đình Với những lý do trên nhóm em xin quyết định chọn đề tài “Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Lý luận và thực tiễn”. Một vấn đề có tính thời sự cao trong điều kiện nước ta hiện nay và các quy định pháp luật liên quan đến tài sản có ý nghĩa to lớn.

2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Những cặp vợ chồng có mâu thuẫn trong sử dụng, quản lý, định đoạt, tài sản chung hay mâu thuẫn giữa tình cảm vợ chồng nhưng không muốn ly hôn mà muốn độc lập về tài sản để tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập trong cuộc sống. Thông qua văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo các bản án, quyết định của Tòa án.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về tài sản chung và thực tiễn việc thực hiện, việc hình thành và xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hiện nay theo luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định cảu pháp luật trong lĩnh vực này.

4. Mục tiêu của đề tài (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Chúng em nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ quy trình, cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng và chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cung cấp những kiến thức cơ bản trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để người đọc hiểu thêm về vấn đề này.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng em đã bám sát Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình” ngày 31 tháng 12 năm 2014. Đồng thời bài tiểu luận còn so sánh, phân tích, tổng hợp và tham khảo một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014

1.1.  Khái niệm tài sản (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Tài sản là bất cứ thứ gì có giá trị mà có thể chuyển đổi được thành tiền mặt. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Ví dụ về các tài sản bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền – chứng chỉ tiền gửi, kiểm tra và các tài khoản tiết kiệm, tài khoản thị trường tiền tệ, tiền mặt vật lý, tín phiếu kho bạc, bất động sản – đất và bất kỳ thiết bị cơ sở hạ tầng gắn liền với nó.

Tài sản thường được chia thành hai loại lớn: tài sản lưu động và các tài sản có tính thanh khoản. Tài sản lưu động là một trong những thứ có thể được chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng với ít hoặc không ảnh hưởng đến giá nhận. Ví dụ, cổ phiếu, thị trường tiền tệ và trái phiếu chính phủ là tài sản lưu động. Tài sản có tính thanh khoản, mặt khác, là những tài sản mà không thể được chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng mà không mất mát đáng kể về giá trị. Ví dụ về các tài sản có tính thanh khoản gồm: nhà ở, đồ cổ và đồ sưu tầm khác.

Khi cá nhân đăng kí kết hôn hợp pháp sẽ hình thành những khái niệm tài sản khác gồm tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ chồng.

1.2.  Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

1.2.1.  Khái niệm tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng được quy định trong Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

1.2.2.  Xác định tài sản chung

Để đảm bảo cho cuộc sống chung của vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi cần phải có một khối tài sản đáp ứng thõa mãn nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung công sức trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã hội của nó như phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt cho nuôi dạy con. Luật Hôn nhân và gia đình được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định tài sản chung của vợ chồng và các quy phạm của nó được áp dụng chủ yếu trong điều chỉnh quan hệ vợ chồng liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp.

Theo đó ngoài việc pháp luật dự liệu về căn cứ nguồn gốc, thành phần các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thì pháp luật còn căn cứ vào nguyên tắc để xác định những tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng đang có tranh chấp nhưng không đủ cơ sở chứng minh là tài sản riêng của vợ chồng thì được coi là tài sản chung. Quy định này xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thông qua công tác xét xử và nhằm hướng tới việc đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của các bên. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Như vậy căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng trước hết phải dựa trên thời kỳ hôn nhân của vợ chồng: “Thời kỳ hôn nhân là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên chết hoặc ly hôn”. Luật quy định, những tài sản được vợ chồng tạo ra “trong thời kỳ hôn nhân” mới được coi là tài sản chung của vợ chồng.

Theo đó việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát sinh của tài sản. Cụ thể, tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân. Đây là tài sản chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng, bởi bản chất của cuộc sống chung giữa vợ chồng là cùng nhau chung vai gánh vác mọi công việc gia đình, tạo ra tài sản để đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của gia đình mình. Do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản do vợ, chồng tạo ta có thể là tài sản tự tay vợ hoặc chồng tạo ra phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợ chồng tạo ra không chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ hoặc chồng bỏ tiền vàng, công sức để tạo ra. Trong cuộc sống vợ, chồng có thể tham gia lao động, sản xuất kinh doanh để tạo ra tài sản, nhưng đó phải là những lao động hợp pháp. Việc các bên thu nhập nhiều hay ít, cao hay thấp không phải là căn cứ để luật phân định công sức đóng góp của các bên vợ chồng. Như vậy dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề khác nhau, mức thu nhập khác nhau, song mọi thu nhập từ lao động nghề nghiệp, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật đều là tài sản chung. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là: tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số hoặc tài sản mà vợ, chồng có được hoặc được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự.

Các tài sản mà vợ, chồng được tặng cho, cho chung hoặc thừa kế chung là tài sản chung của vợ chồng. Đây là loại tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc đặc biệt là “tặng cho”. Tài sản này thường không nhiều bởi vì khi xây dựng gia đình vợ chồng bao giờ cũng mong muốn cùng nhau tạo lập tài sản để phát triển kinh tế gia đình. Tuy vậy nó lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện sự đùm bọc, che chở yêu thương giữa những người thân và bạn bè. Ngoài ra vợ chồng còn được nhận di sản thừa kế, trừ thừa kế theo di chúc, vợ chồng có quyền lợi ngang nhau trong việc hưởng phần di sản bằng nhau khi thừa kế theo pháp luật.

Tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ chồng được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng nhưng vợ, chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung.

Khoản 1, Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, có quy định về tài sản chung của vợ chồng trong đó đề cập tới thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Căn cứ quy định tại Điều 9, Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân gia đình năm 2014 thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp khoản trợ ấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước”.

Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Như vậy thu nhập mà vợ, chồng có được từ những nguồn như trên đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung đó như nhau.

Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản mang những nét đặc thù riêng. Thông thường quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn hoặc đem lại thu nhập chính cho vợ chồng. Vì vậy, để tránh những vướng mắc khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, Luật hôn nhân và gia đình đã khẳng định quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi kết hôn do được thừa kế riêng, tặng cho riêng đương nhiên là tài sản chung trừ khi vợ chồng có thỏa thuận khác.

Đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị khác thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Đây chính là căn cứ pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp.

Như vậy, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Theo đó, vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu và sở hữu tài sản chung. Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu và sử dung tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Do đó, theo quy định của pháp luật vợ chồng không thể thỏa thuận thay đổi chế độ tài sản chung này.

1.2.3.  Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”3. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

“Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận. Trong trường hợp vợ, chồng ủy quyền cho nhau thì người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung trong phạm vi được ủy quyền”.4

1.2.4.  Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung

Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng có thể hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng, các thành viên khác trong gia đình, bảo đảm nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái, vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung. Nhưng nhiều khi tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình, vợ chồng phải vay mượn tiền bạc, tài sản của người khác. Đó chính là các khoản nợ mà vợ chồng có nghĩa vụ phải thanh toán, trả cho chủ nợ. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm với giao dịch mà vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập”. Như vậy, nếu một bên vợ, chồng vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì món nợ đó được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng. Cả vợ và chồng đều phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó cho chủ nợ. Ngoài ra, theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định còn về nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung như sau: “Giấy đăng kí quyền sở hữu tài sản chung phải dăng kí tên của cả hai vợ chồng. Giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận giữa vợ chồng. Vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó”. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

1.2.5.  Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Chia tài sản chung là một biện pháp hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của vợ chồng. Nhằm tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng thực hiện một nghĩa vụ riêng hoặc kinh doanh riêng thì pháp luật cho phép vợ chồng có thể thoả thuận để chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Bên cạnh đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo quy định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con.

Nội dung của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định như sau:

Một là, “trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ những trường hợp việc chia tài sản chung bị vô hiệu5”. Như vậy, Nhà nước tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung. Theo đó, vợ chồng đã bàn bạc, thảo luận trước đó rồi mới đi đến sự đồng ý chia tài sản chung. Người thứ ba hoặc các chủ thể khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng đều không thể can thiệp đến thỏa thuận chia này. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định việc thỏa thuận chia tài sản chung phải lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung như: lý do chia tài sản, phần tài sản chia, phần tài sản còn lại không chia (nếu có), thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung và những nội dung khác (nếu có). Ngoài ra, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung có thể có người làm chứng hoặc được công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Thực tế cho thấy khi có tranh chấp về tài sản xảy ra, pháp luật cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận được với nhau về những vấn đề đang tranh chấp. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để vợ chồng tránh được những bất đồng khi chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại hơn là việc yêu cầu tòa án giải quyết. Vợ chồng có thể thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia là sở hữu riêng của mỗi người hay là tài sản chung hoặc có thể thỏa thuận về thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của một bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng hay vẫn là tài sản chung. Nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Ngay cả khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì pháp luật vẫn cho phép vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Sau khi chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung, phần tài sản được thỏa thuận trong văn bản sẽ thuộc khối tài sản chung và vợ chồng có quyền và nghĩa vụ như nhau đã được quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật hôn nhân gia đình 2014. Với quy định này đã cho thấy sự tự do thỏa thuận của vợ chồng là hoàn toàn tuyệt đối về việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu sự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người khác thì không được công nhận theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Hai là, nếu giữa vợ chồng không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng được chia đôi và chia theo hiện vật (trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị của tài sản).

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung cũng được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa vợ chồng và được ghi trong văn bản. Trong trường hợp văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. Trong một số trường hợp, tài sản được phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng mới có hiệu lực kể từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. Nếu vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì “việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.

Pháp luật cũng quy định rõ các trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu nếu gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác hoặc nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ. Tại Khoản 1 Điều 42 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 của Chính phủ nêu rõ: nếu việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân “ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”8 thì không được pháp luật công nhận. Các trường hợp nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ cũng bị vô hiệu việc chia tài sản chung bao gồm nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại, thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN, VIỆC HÌNH THÀNH VÀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014

2.1. Việc hình thành và xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hiện nay theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Tính chất của quan hệ vợ chồng trong cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi phải xác lập khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung đó là cơ sở kinh tế của gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, đảm bảo cho gia đình thực hiện các chức năng xã hội của nó. Trong thực tế khi xảy ra các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng và việc giải quyết các tranh chấp đó có loại tài sản rất khó xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung. Vậy nên cần có các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo cho sự công bằng vì lợi ích chung của gia đình và giữa vợ và chồng khi xảy ra các tranh chấp mà cần đến sự can thiệp của Toà án.

Việc hình thành tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt nguồn từ nhiều yếu tố và có thể xác dịnh được cụ thể như sau: tài sản của vợ chồng được hình thành từ ba nguồn khác nhau: Tài sản của người chồng thừa hưởng từ gia đình chồng (phu điền sản); Tài sản của người vợ thừa hưởng từ gia đình vợ (thê điền sản); Tài sản do hai vợ chồng tạo dựng nên trong quá trình hôn nhân (tần tảo điền sản). Như vậy, từ khi xác lập mối quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng, quan hệ về tài sản giữa hai người cũng được hình thành. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Pháp luật xác lập tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy, toàn bộ thu nhập hợp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng. Thu nhập hợp pháp bao gồm cả các khoản: “Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp” và cả “vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước”. Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đinh đã cụ thể hóa các điều kiện hình thành tài sản chung, vì trong thực tế, rất nhiều vụ việc một trong vợ hoặc chồng xem tài sản có được nhờ trúng số, nhặt được là tài sản riêng của mình.

Một trường hợp thực tế ghi nhận thường xảy ra trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc đứng tên tài sản chung. Do khi chung sống với nhau, chỉ vợ hoặc chồng đứng tên khối tài sản nên khi xảy ra tranh chấp gây khó khăn đối với việc công nhận đó là tài sản chung của cả vợ và chồng. Nếu không chứng minh được đó là tài sản đó là chung thì Tòa án sẽ kết luận là tài sản riêng của người đứng tên trên giấy tờ. Vì vậy, pháp luật đã quy định chặt chẽ về việc đăng ký quyền sử hữu tài sản chung như sau: “giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng.

2.2. Thực tiễn việc thực hiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện nay (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Trong thực tế, việc phần chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân rất đa dạng và phức tạp. Nhiều trường hợp, vợ chồng không thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản phải yêu cầu Tòa án phân xử. Hoặc là, giữa vợ chồng đã thỏa thuận về nội dung chia tài sản nhưng lại không đồng ý với nhau về cách chia; hoặc giữa vợ chồng không thỏa thuận được nội dung chia toàn bộ hay một phần tài sản. Bên cạnh đó, phần lớn cá nhân chưa có kiến thức am hiểu về pháp luật, các quy định của nhà nước về vấn đề hôn nhân và gia đình do đó, xuất hiện không ít các trường hợp vợ chồng không nhất trí với phán quyết của Tòa án.

Nhiều lý do vợ chồng đưa ra để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như: tình cảm giữa vợ chồng rạn nứt, vợ hoặc chồng cần sử dụng tài sản để thực hiện một nghĩa vụ riêng, hoặc giữa vợ chồng đang xảy ra ly thân, chuẩn bị ly hôn, hoặc có thể là chia tài sản để kinh doanh. Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc đánh giá lý do chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là chính đáng hay không trở nên khó khăn và hoàn toàn mang ý kiến chủ quan của công chứng viên.

Đối với tài sản chung, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ ràng: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.”13 Tuy nhiên, trong thời gian tạo lập khối tài sản chung, công sức đóng góp của vợ chồng không giống nhau, dẫn đến việc chia đôi tài sản không còn hợp lý. Vì thế, khi thực hiện việc chia tài sản, Tòa án có thể dựa vào nội dung được quy định trong Khoản 2 Điều 59 như sau: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

  1. Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  2. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”14 Như vậy với quy định này, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trở nên công bằng hơn, hợp lý với logic thông thường. Và do đó, việc chia tài sản đòi hỏi Tòa án phải xét đến công sức riêng của vợ chồng trong khối tài sản chung được chia.

Về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, xét về lý thuyết, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. “Tuy nhiên, áp dụng vào thực tế, khi tài sản chung còn lại không đáng kể, thậm chí là không còn, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia là tài sản riêng của vợ, chồng…thì việc đảm bảo đời sống của gia đình, của các con lại hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng, vào lương tâm, trách nhiệm của cha mẹ với con cái”.

Việc nhiều vợ chồng lợi dụng quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trốn tránh nghĩa vụ đối với người hay tổ chức khác rất phổ biến trong thực tế. Xét tình huống sau: “A vay B khoản tiền 200 triệu đồng có giấy biên nhận lập ngày 29/1/2015. Đến tháng 10/2016, B yêu cầu anh A trả tôi số tiền trên vì đã hết hạn song anh A nhiều lần khất nợ với lý do tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn đồng thời tránh mặt B. Trong khi đó, công ty của A đã giải thể và những tài sản của A đã chuyển giao cho vợ A là chị C bằng thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng đã được công chứng vào tháng 8/2016”. Như vậy đối với tình huống trên, A đã lợi dụng luật chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân để trốn tránh trách nhiệm thanh toán nợ cho B. B có quyền yêu cầu Tòa án vô hiệu hóa quyết định chia tài sản chung của A và C. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Với sự phức tạp và đa dạng của các trường hợp phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đòi hỏi trách nhiệm của Tòa án đối với từng vụ việc cụ thể, tránh trường hợp rập khuôn, vội vàng kết luận, bên cạnh đó cần phải xác định được nguyên tắc chia, xem xét kỹ lưỡng đồng thời phải có xác minh rõ ràng cái mối quan hệ về tài sản giữa vợ chồng hoặc với người thứ ba để có quyết định hợp lý, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, không gây thiệt hại đến quyền lợi của các bên.

KẾT LUẬN (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

Mối quan hệ về tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây là tiền đề giúp vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần cho gia đình. Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, về lý luận, nhóm đã trình bày những vấn đề cốt lõi của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về tài sản chung của vợ chồng, xem xét các điều kiện hình thành cũng như quyền và nghĩa vụ đối với khối tài sản chung, nguyên tắc chia tài sản chung.

Về thực tiễn, tiểu luận đã trình bày, phân tích một số thực tại trong vấn đề tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân dựa trên quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Qua đó phần nào làm rõ một số những nhận định sai lầm thường xảy ra trong việc xác lập và phân chia tài sản chung, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của việc xác định rõ ràng quyền sở hữu đối với tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật để tránh xảy ra tranh chấp. Đồng thời, Nhà nước cần hoàn thiện hơn hệ thống quy định để tạo khung pháp lý vững chắc cho việc giải quyết các tranh chấp đang diễn ra ngày càng gay gắt trong đời sống gia đình hiện nay. (Tiểu Luận: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993