Báo cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ bài Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt đến các bạn sinh viên cùng nhau tham khảo. Để có thể hoàn thiện được một bài báo cáo thực tập các bạn sinh viên bắt buộc phải tìm kiếm một công ty để thực tập, và tìm hiểu nơi thực tập mà mình cần phải nắm rõ công việc tại công ty đó. Và dưới đây Dịch Vụ Viết Luận Văn chia sẻ đến các bạn sinh viên một bài báo cáo thực tập nhé.

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một công việc quan trọng trong chương trình học của sinh viên, nó đánh dấu việc hoàn thành kiến thức về lý thuyết và phục vụ cho công việc làm đồ án tốt nghiệp sau này. Đây là một cơ hội rất tốt để sinh viên được tiếp cận, trải nghiệm với thực tế công việc sau này, vận dụng những kiến thức đã được học để tính toán, thiết kế với những số liệu, công trình thực tế – điều mà sinh viên còn rất thiếu. (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Trong quá trình thực tập tại Ban Quản Lý Các Dự Án Đường Sắt, với thời gian thực tập 6 tuần (từ 08/08/2014 đến 17/9/2014), với nội dung yêu cầu nắm bắt trong thời gian thực tập của Bộ môn, với sự hướng dẫn nhiệt tình của anh, chị của các chú trong Phòng Quản Lý Dự Án 1, em đã hoàn thành các yêu cầu nội dung của đợt Thực tập Tốt nghiệp, đã nắm bắt một cách tổng quát công việc của người làm công tác Tư vấn Thiết kế công trình Cầu, Đường và một số kiến thức thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ban Quản Lý Các Dự Án Đường Sắt , Anh Tân – trưởng phòng Quản Lý Dự Án 1 và các anh chị trong phòng đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Ths Phạm Duy Hòa, giáo viên hướng dẫn tốt nghiệp và các thầy giáo, cô giáo của Bộ môn Đường Sắt đã tạo điều kiên và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cũng như trong quá trình thực tập tốt nghiệp.

PHẦN MỞ ĐẦU (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP

Mục đích và yêu cầu:

Mục đích:

Giúp cho sinh viên biết cách áp dụng phần lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường vận dụng vào các công tác như: thiết kế, các bước lập hồ sơ thiết kế. Tổng hợp các kiến thức đã học phục vụ cho các bước làm đồ án tốt nghiệp trong thời gian tới.

Yêu cầu:

Trong thời gian thực tập tại các cơ quan, sinh viên phải thực hiện tốt các yêu cầu và nội dung sau:

a) Tuân thủ nghiêm túc các nội quy, quy định của cơ quan được cử đến thực tâp, quy chế thực tập của nhà trường đề ra, không được tự ý thay đổi địa điểm thực tập khi chưa có sự đồng ý của nhà trường, giáo viên hướng dẫn và cơ quan đang thực tập.

b) Những vấn đề cần lĩnh hội về chuyên môn: (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Biết vận dụng các kiến thức đã học để củng cố và nắm bắt được nội dung chính sau:

* Nội dung công tác thiết kế ở các bước :

  • Bước báo cáo đầu tư
  • Bước lập Dự án đầu tư
  • Bước thiết kế kỹ thuật
  • Bước thiết kế lập bản vẽ thi công, công nghệ thi công

Hồ sơ cần lập:

  • Các bản vẽ cần thiết, khái toán  và dự toán công trình cho các hạng mục công trình như: đường, ga, các công trình thoát nước, các công trình phòng hộ, các công trình phục vụ khác trên đường… các văn bản tài liệu liên quan đến các bước thiết kế trên.
  • Hồ sơ thiết kế các công trình đặc biệt.

Những vấn đề khác:

  • Cuối đợt thực tập sinh viên phải nộp báo cáo thực tập và bảo vệ trước bộ môn kết quả đợt thực tập, điểm bảo vệ thực tập được dùng để xét tư cách nhận đề tài tốt nghiệp.
  • Báo cáo thực tập có xác nhận và nhận xét của cơ quan đến thực tập.
  • Trong thời gian thực tập:
  • Tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí cán bộ đi trước trong chuyên môn để phục vụ cho bước làm đồ án tốt nghiệp.
  • Nếu có điều gì bất thường phải báo ngay cho bộ môn, giáo viên hướng dẫn biết để giải quyết kịp thời.

Nội dung thực tập: (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã được gửi về phòng quản lý dự án 1 thuộc Ban quản lí dự án đường sắt Việt Nam trực thuộc bộ giao thông vận tải với thời gian thực tập từ  ngày 9/8/2016 -:- 17/9/2016 với nội dung yêu cầu cần nắm bắt:

  • Tìm hiểu cơ cấu, chức năng, tổ chức hoạt động của cơ quan nơi tham gia thực tập.
  • Tìm hiểu vai trò của người cán bộ kỹ thuật, tham gia vào các hoạt động sản xuất của cơ quan nơi tham gia thực tập để làm quen dần tác phong làm việc của một người kỹ sư.
  • Tìm hiểu nội dung thiết kế kỹ thuật các công trình đường, ga, các công trình trên tuyến mà cơ quan nơi tham gia thực tập đã và đang thực hiện.
  • Thu thập tài liệu phục vụ làm đồ án tốt nghiệp.
  • Ôn lại nội dung các đồ án thiết kế, đồ án thi công, các giáo trình về thiết kế, thi công đường, xử lý nền đường đất yếu, …

Phần A: Giới thiệu về địa điểm thực tập (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Cơ cấu tổ chức và chức năng Ban quản lý dự án đường sắt Việt Nam

Ban quản lí các dự đường sắt trực thuộc bộ giao thông vận tải làm nhiệm vụ quản lí các dự án do bộ giao thông vận tải làm chủ đầu tư.

Ban quản lí dự án đường sắt Việt Nam có tiền thân là 2 ban quản lý: ban quản lý của tổng công ty đường sắt Việt Nam và ban quản lí của cục đường sắt Việt Nam.

Ban có 165 nhân sự gồm 1 tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc ( hiện chuyển 1 phó tổng còn 3 phó tổng), mô hình chung của các ban trực thuộc bộ gtvt chia làm 10 bộ phận: dưới 3 phó tổng giám đốc là 4 bộ phận tham mưu( tức 4 phòng chức năng) và 6 phòng quản lí dự án (6 phòng qlda, mỗi phòng sẽ quản lí từ 1 đến 2 dự án). Bốn phòng chức năng này có nhiệm vụ kiểm tra chéo 6 phòng quản lí dự án, các phòng quản lí dự án làm nhiệm vụ quản lí tổng thế một dự án, còn các phòng chức năng có nhiệm vụ quản lí tham mưu, kiểm soát chéo tránh sự khép kín trong từng dự án.

Tổng giám đốc đương nhiệm Lê Kim Thành.

  • Địa chỉ liên hệ: Ô D20 Đường Tôn Thất Thuyết – KĐT mới Cầu Giấy P.Dịch Vọng Hậu – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội (tầng 12-14)

Phòng chức năng: (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

  • Phòng tham mưu đầu tiên là văn phòng: hoạt động về mảng quản lí hành chính và nhân sự, tất cả các công tác liên quan đến mảng hành chính nhân sự.
  • Phòng kinh tế kế hoạch: quản lí chung về các chi phí, quản lí đầu vào và đầu ra của nguồn tiền, lập kế hoạch kêu gọi đầu tư và các dự án chuẩn bị đầu tư.
  • Phòng kĩ thuật thẩm định: quản lí chất lượng, thẩm định hồ sơ, kiểm tra tất cả các vấn đề kĩ thuật ở công trường.
  • Phòng tài chính kế toán làm nhiệm vụ chi trả tiền.

Phòng quản lý dự án:

  • Phòng thực tập là phòng quản lí dự án 1 hiện đang quản lí 2 dự án: 1 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 1 dự án đang triển khai thực hiện đầu tư.
  • Dự án chuẩn bị đầu tư: dự án án đường sắt đi sang Viên Chăn ( Lào)
  • Dự án đang triển khai thực hiện đầu tư: đã thi công từ lâu nhưng do
  • nguồn vốn bị hạn chế( cắt giảm thi công) nên vừa làm vừa dừng tuyến
  • Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân.
  • Phòng qlda 2: quản lí dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
  • Phòng qida 3: quản lí dự án tuyến lai 1( Yên Viên – Ngọc Hồi)
  • Phòng qlda 4: quản lí sửa chữa nâng cấp tuyến Yên Viên – Lào Cai
  • Phòng qlda 5: quản lí sửa chữa nầng cấp 44 cầu, sửa chữa nâng cấp các cầu yếu trên tuyến.
  • Phòng qlda 6: quản lí dự án thông tin tín hiệu.

PHẦN B: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Giới thiệu chung

1/ Theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ các công trình xây dựng được phân thành các nhóm sau:

  • Công trình đặc biệt có vốn > 10.000 tỷ VNĐ phải được Quốc Hội thông qua.
  • Các dự án nhóm A: Đối với các công trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng mức đầu tư ³ 200 tỷ VNĐ phải được Chính Phủ hoặc Bộ kế hoạch Đầu tư thông qua.
  • Các dự án nhóm B: Đối với các Công trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng mức đầu tư từ 25 đến 200 tỷ VNĐ phải được cấp bộ thông qua.
  • Các dự án nhóm C: Là các dự án không thuộc diện trên, có thể thông qua cấp tỉnh.

  2/ Các giai đoạn đầu tư: (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Tuỳ theo quy mô của Dự án và mức độ phức tạp của Công trình có thể có các giai đoạn đầu tư như sau:

Đối với các công trình lớn thì tiến hành theo các bước: Chuẩn bị đầu tư – Lập Dự án đầu tư – Thiết kế kỹ thuật – Thiết kế bản vẽ thi công. Tuy nhiên với dự án đã được Quốc hội , Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư  thì không phải lập dự án đầu tư.

Đối với các Công trình vừa : là các dự án thành phần (hay gọi là tiểu dự án thuộc dự án nhóm A) và đã được Chính Phủ thông qua báo cáo lập dư án đầu tư và cho phép chia nhỏ dự án, tuy nhiên phải trình duyệt và quản lý dự án theo quy định của dự án nhóm A thì tiến hành theo các bước: Lập Dự án đầu tư – Thiết kế kỹ thuật – Thiết kế Bản vẽ Thi công.

Với các công trình nhỏ: Có mức vốn dưới 1tỷ đồng chỉ lập Báo cáo đầu tư và Thiết kế kỹ thuật – Thi công.

Thông thường một Dự án gồm có 3 giai đoạn đầu tư: (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Giai đoạn Lập dự án đầu tư: Là bước tiến hành nghiên cứu xác định tổng quát, sơ bộ về chủ trương đầu tư các công trình Đường bộ, Đường sắt, Đường sông…, quy mô của Công trình, hướng phát triển, kết hợp Kinh tế – Quốc phòng, phương án hợp tác, đưa ra một số phương án và thời gian xây dựng, dự kiến kinh phí của từng phương án để từ đó có quyết định phê duyệt phương án tối ưu nhất.

Giai đoạn Thiết kế kỹ thuật: Dựa vào báo cáo LDAĐT đã được phê duyệt, phác thảo những ý đồ thiết kế và đưa ra các giải pháp thiết kế đáp ứng được yêu cầu của Báo Cáo LDAĐT, tiến hành TKKT, lập các bản vẽ Thiết kế và lập Hồ Sơ Tổng Dự Toán phù hợp với từng bước thiết kế.

Thiết kế Bản vẽ Thi công: Giải quyết một cách cụ thể giải pháp thiết kế ở bước TKKT, lập bản vẽ và bảng thống kê chi tiết, trình bày các giải pháp thi công một cách cụ thể.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết thuê báo cáo thực tập

NỘI DUNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ CÁC BƯỚC:

Bước báo cáo đầu tư:

* Các căn cứ pháp lý:

  • Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.
  • Quyết định duyệt đề cương lập báo cáo CBĐT.
  • Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và cơ quan tư vấn.
  • Các văn bản có liên quan như chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch vùng lãnh thổ… có liên quan tới dự án.

* Những nội dung chủ yếu của báo cáo BCĐT

a) Sự cần thiết phải đầu tư:

  • Tình hình kinh tế, xã hội, GTVT trên cơ sở các thông tin điều tra thu thập.
  • Phân tích dự báo về lượng vận chuyển, tình hình phát triển giao thông trong vùng dự án.
  • Từ các phân tích trên đưa ra căn cứ kết luận cần thiết phải đầu tư.
  • Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng.

b) Dự kiến vị trí và quy mô công trình: (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

  • Đối với dự án đường cần đưa ra các phương án tuyến, phân tích ưu nhược điểm từng phương án.
  • Cấp hạng kỹ thuật chủ yếu của đường về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, kết cấu mặt đường, công trình…
  • Các bản vẽ kèm theo…
  • Xác định khối lượng xây dựng công trình, tổng mức đầu tư.

c) Hiệu quả dự án, hình thức đầu tư:

  • Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án.
  • Nguồn vốn, hình thức đầu tư.
  • Thời gian dự kiến xây dựng công trình.
  • Tác động tới môi trường của dự án.

* Các kết luận và kiến nghị

  • Đưa ra kiến nghị có tiếp tục nghiên cứu tiếp hay không?
  • Hướng NCKT tiếp tục và các chú ý khi lập báo cáo DAĐT.

Bước lập Dự án Đầu tư (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

* THUYẾT MINH

TÊN CÔNG TRÌNH:

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG:

CHỦ ĐẦU TƯ:

CƠ QUAN TƯ VẤN THIẾT KẾ:

a) Giới thiệu chung, các căn cứ pháp lý:

  • Tổng quan.
  • Các căn cứ pháp lý lập báo cáo DAĐT: Các quyết định phê duyệt, các văn bản liên quan…
  • Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
  • Các tài liệu sử dụng và xuất xứ các tài liệu đó.

b) Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi:

  • + Tình hình kinh tế xã hội trong vùng (hiện tại và tương lai)
  • Dân số trong vùng
  • Tổng sản phẩm xã hội trong vùng
  • Tình hình ngân sách của vùng hay khu vực tuyến đi qua
  • Một số ngành kinh tế chủ yếu
  • Kinh tế các vùng xung quanh có liên quan tới dự án
  • Tình hình các nước liên quan (nếu dự án có liên quan tới nước ngoài)
  • + Chiến lược phát triển kinh tế của vùng:
  • * Định hướng phát triển kinh tế vùng:
  • Chiến lược phát triển kinh tế vùng qua các giai đoạn
  • Một số chỉ tiêu chủ yếu
  • Phát triển dân số (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)
  • * Phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng có liên quan tới dự án
  • * Phương hướng phát triển một số ngành chủ yếu (công, nông, ngư nghiệp, dịch vụ…)
  • + Các quy hoạch có liên quan tới dự án:
  • Các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp tập trung liên quan tới dự án
  • Quy hoạch mạng lưới giao thông trong vùng
  • Quy hoạch các vùng liên quan: Thuỷ lợi, năng lượng, nông nghiệp
  • Quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên
  • + Hiện trạng giao thông trong vùng:
  • Tổng quan về mạng lưới giao thông
  • Mạng lưới giao thông đường bộ (đường và lưu lượng xe trên đường)
  • Đường sắt
  • Đường thuỷ, các cảng có liên quan
  • Hàng không
  • Nếu là cải tạo nâng cấp đường cũ phải đánh giá các mặt của tuyến hiện có như tiêu chuẩn kỹ thuật, nền và mặt đường, công trình trên đường cũng như lưu lượng giao thông trên tuyến.
  • + Đánh giá về vận tải và dự báo nhu cầu về vận tải:
  • Đánh giá về vận tải trong vùng
  • Dự báo khu vực hấp dẫn của tuyến đường
  • Dự báo về nhu cầu vận tải trong vùng
  • + Sự cần thiết đầu tư tuyến đường:
  • Tổng hợp những vấn đề có liên quan đến việc đầu tư xây dựng tuyến đường
  • Phân tích lập luận sự cần thiết đầu tư
  • + Đặc điểm các điều kiện tự nhiên:
  • Mô tả chung
  • Điều kiện địa hình
  • Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn công trình
  • Điều kiện khí tượng
  • Điều kiện thuỷ văn
  • + Xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
  • Quy trình áp  dụng
  • Cấp hạng đường, quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu
  • Thiết kế mặt đường (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)
  • Tiêu chuẩn thiết kế cầu, cống
  • + Các giải pháp và kết quả thiết kế:
  • Kết quả khảo sát tuyến, cầu cống trên tuyến.
  • Kết quả khảo sát thuỷ văn địa chất
  • Thiết kế tuyến: Nêu các đặc điểm khống chế, các phương án hướng tuyến, chú ý các chỗ khó khăn. Kết quả thiết kế: bình đồ, trắc dọc, nền đường (trắc ngang điển hình), mặt đường thoát nước (cống, rãnh), công trình phòng hộ, công trình phục vụ khai thác.
  • Thiết kế cầu: Khẩu độ, bố trí chung, kết cấu nhịp, mố trụ…
  • Tổng hợp khối lượng xây dựng: nền, mặt, cầu, cống…
  • Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng
  • Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến
  • + Tổng mức đầu tư và các giải pháp xây dựng:
  • Khối lượng xây dựng
  • Tổng mức đầu tư: các căn cứ lập, đơn giá, cấu thành, tổng mức đầu tư các phương án.
  • Kiến nghị phương án chọn
  • Giải pháp xây dựng
  • + Giải pháp nguồn vốn:
  • Giải pháp phân kỳ xây dựng, phân tích kỹ phương án kiến nghị chọn
  • Giải pháp nguồn vốn đầu tư
  • + Đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính:
  • Phương pháp phân tích kinh tế và các giải pháp cơ bản
  • Phương pháp tính toán
  • Kết quả tính toán (có kết quả các chi phí và lợi ích kèm theo)
  • Kết luận kiến nghị (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)
  • + Đánh giá tác động môi tường và các giải pháp xử lý:
  • * Đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn 22TCN 242-98 cần lưu ý đến:
  • Đặc điểm địa hình, địa chất và tài nguyên đất
  • Khí hậu
  • Chất lượng không khí
  • Tiếng ồn
  • Thuỷ văn, tài nguyên nước
  • Các hệ sinh thái trong vùng
  • Tài nguyên khoáng sản
  • Đặc điểm kinh tế xã hội
  • Dự báo diễn biến môi trường khi không thực hiện dự án
  • * Đánh giá tác động tới môi trường:
  • Mô tả các hoạt động của dự án gây tác hại tới môi trường
  • Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động của môi trường
  • Đánh giá tác động của môi trường và đề xuất các biện pháp hạn chế
  • * Các giải pháp và kiến nghị:
  • + Kết luận và kiến nghị
  • * Kết luận:
  • Sự cần thiết đầu tư
  • Điều kiện kinh tế xã hội thực hiện dự án
  • Phương pháp kiến nghị
  • Tổng mức đầu tư và giải pháp phân kỳ
  • * Kiến nghị

* BẢN VẼ 

  • a) Bình đồ hướng tuyến: (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)
  • Vẽ trên bình đồ 1/ 50000, 1/ 25000 hay 1/ 10000 Bản đồ nên tô màu: Tuyến dự án màu đỏ, tuyến hiện có màu vàng đậm, sông suối màu xanh, các điểm khống chế màu vàng chanh, tuyến có đánh số Km theo thứ tự.
  • b) Trắc ngang điển hình:
  • Tỷ lệ 1/ 100, có đầy đủ các loại trắc ngang điển hình, đào, đắp, các công trình thoát nước, ghi đầy đủ kích thước.
  • c) Bản vẽ kết cấu mặt đường trên trắc ngang:
  • Có đầy đủ kích thước chiều dày các kiến trúc tầng trên
  • d) Bình đồ tuyến:
  • Tuyến cải tạo nâng cấp tỷ lệ 1/ 2000
  • Tuyến mới tỷ lệ 1/ 10000 hay 1/ 5000
  • e) Trắc dọc: Tỷ lệ tương ứng với bình đồ, có đầy đủ vị trí các công trình thoát nước
  • f) Thống kê các công trình thoát nước và bản vẽ điển hình mỗi loại 1 bản
  • g) Cầu : Lập hồ sơ riêng.
  • h) Bảng thống kê các công trình phòng hộ, có bản vẽ điển hình
  • i) Bản vẽ các nút giao thông
  • k) Bản thống kê và vẽ các công trình phục vụ khai thác

PHỤ LỤC 

  • Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.
  • Đề cương lập dự án được duyệt.
  • Các văn bản có liên quan.
  • Bảng thống kê khối lượng từng Km.
  • Các tính toán kèm theo.
  1. Bước Thiết kế kỹ thuật

Các căn cứ thiết kế kỹ thuật

  • Các quy định pháp luật.
  • Hồ sơ và văn bản phê duyệt nghiên cứu khả thi.
  • Số liệu khảo sát: (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)
  • Giao thông (lượng vận chuyển).
  • Khảo sát tuyến: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, khảo sát thuỷ văn dọc tuyến, khảo sát giải phóng mặt bằng hay di chuyển đền bù.
  • Khảo sát thuỷ văn công trình.
  • Khảo sát địa chất công trình: Vật liệu xây dựng ( quan trọng nhất là đất).

Nội dung của thuyết minh bản thiết kế kỹ thuật (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

*Thuyết minh thiết kế tuyến: 

Những nội dung quan trọng nhất của  nghiên cứu khả thi:

  • Vị trí, tầm quan trọng của con đường (cấp đường được lựa chọn).
  • Điều kiện tự nhiên địa hình, khí hậu, dân cư, kinh tế.
  • Kết quả điều tra dự báo về kinh tế.
  • Các trị số khống chế về hình học đường, nền đường, mặt đường, công trình trên đường.
  • Tổng mức đầu tư, thời hạn thi công, thời gian đưa đường vào sử dụng.
  • Tất cả những cái đó quyết định giải pháp thiết kế, yêu cầu kỹ thuật và giá thành công trình.

Thiết kế bình đồ đường, thuyết minh các yếu tố tuyến được lựa chọn, đặc biệt ở các vị trí khó khăn:

  • Thiết kế trắc dọc đường:
  •  Trình bày độ dốc lựa chọn, bán kính đường cong đứng, cao độ đào đắp.
  • Thiết kế trắc ngang đường:
  • Thiết kế các bộ phận của trắc ngang và thuyết minh cho từng bộ phận của trắc ngang.

*Thuyết minh thiết kế nền đường

Nền thiên nhiên:

  • Sức chịu của nền thiên nhiên chung hoặc của từng đoạn
  • Thế nằm của các lớp, đất đá có khả năng sụt trượt.
  • Cao độ của nước ngầm.
  • Vùng ngập nước thường xuyên. (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)
  • Bề rộng của hồ nước, sông hay mặt thoáng của nước ngầm.
  • Các khu vực đặc biệt bất lợi cho nền: Khu vực nền thiên nhiên quá yếu, khu vực vị trí nước ngầm, khu vực qua vùng sụt trượt.

Thân nền đường:

Nền thông thường: Là nền đắp trên nền thiên nhiên đủ sức chịu tải.

  • Nền đắp thấp, đào nông: Ta luy đường theo định hình phụ thuộc vào loại đất, chiều cao đắp và mực nước ngầm.
  • Nền đắp cao đào sâu:
  • Nền thông thường ta luy đường theo địa hình nhưng phải làm nhiều bậc nhiều  độ dốc.
  • Kiểm toán độ ổn định của mái dốc.
  • Quy định đất đắp, cách thức đắp và độ chặt từng lớp, từng độ sâu của nền đường. Đó là những yếu tố trọng yếu làm nên  chất lượng của nền và giá thành xây dựng đường.
  • Khối lượng của từng loại đất đắp, đất đào, cách thức xử lý đất thừa.

Nền đường đặc biệt là nền trên nền thiên nhiên yếu (đất yếu, nền dễ bị sụt trượt).

  • Kiểm toán ổn định.
  • Kiểm toán lún, lún theo thời gian.
  • Giải pháp tăng sức chịu tải cho nền thiên nhiên yếu.
  • Ta luy nền đường đắp.
  • Loại đất và yêu cầu đắp đất.
  • Tốc độ đắp đất. (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)
  • Biện pháp quan trắc lún trong quá trình thi công để khống chế tốc độ đắp đất.
  • Yêu cầu kỹ thuật và vật liệu sử dụng để gia cố nền thiên nhiên yếu, để rút ngắn thời gian thi công nền.

Tính toán khối lượng nền đường:

Phải tính cho từng loại công việc có cùng yêu cầu kỹ thuật.

*Thuyết minh thiết kế công trình:

Công trình thoát nước, công trình phục vụ, công trình phòng hộ.

Năng lực phục vụ cần thiết của công trình:

  • Lưu lượng của các công trình cầu, cống.
  • Công trình phòng hộ như: Tường chắn, gia cố mái ta luy.
  • Sửa chữa.

Các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:

  • Giải pháp thiết kế:
  • Giải pháp chung
  • Các bảng tính
  • Các yêu cầu kỹ thuật

Khối lượng công trình:

Các chú ý khi xây dựng:

Phải nêu ra bởi có một số phần cần điều chỉnh trong quá trình thi công hoặc các chú ý đặc biệt cần đảm bảo an toàn lao động.

Các bản vẽ (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật được sử dụng trong quá trình thi công nên số lượng và kích thước bản vẽ, tỷ lệ bản vẽ hoàn toàn có thể lưu động sao cho dễ sử dụng và thể hiện được nội dung thiết kế, chính xác về mặt kích thước, chính xác về mặt khối lượng.

Bước Thiết kế lập bản vẽ thi công, công nghệ thi công

Thiết kế kỹ thuật và thiết kế lập bản vẽ thi công về thực chất là có cùng một nội dung, chỉ khác nhau ở chỗ:

– Thiết kế kỹ thuật:

Nội dung chủ yếu là cung cấp các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình, những vấn đề về tổ chức xây dựng có được nêu ra nhưng chỉ ở mức nêu chung và là những biện pháp đã được sử dụng, những thiết bị đã có để chứng minh cho sự hợp lý của giải pháp thiết kế chứ không có ý nghĩa bắt buộc.

– Thiết kế lập bản vẽ thi công:

Cũng bao gồm nội dung của thiết kế kỹ thuật như ở trên nhưng phải đưa ra được  các giải pháp kỹ thuật  thi công, các thiết bị máy móc sử dụng, công nghệ sẽ áp dụng, phương thức, cách thức quản lý chất lượng, khối lượng chi tiết của công trình, của từng hạng mục công trình, của từng loại vật liệu được sử dụng.

PHẦN C: MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ CÁC CHUYÊN ĐỀ (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Qui trình,qui phạm.

  • Các qui trình khảo sát đường sắt, đường bộ, quy trình khảo sát các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
  • Quy trình thiết kế đường sắt khổ 1000, khổ 1435.
  • Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình (tỷ lệ 1/500 – 1/5000). Tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng.
  • Các thông tư, nghị định, quyết định, các thông báo, công văn.
  • Và một số qui trình qui phạm hiện hành trong công tác khảo sát địa hình.

Tìm hiểu biện pháp tổ chức thi công đoạn km105+200 -km107+350; ga Yên Cư km112+823.73; cống km108+680.15

GÓI THẦU SỐ 11: CẢI TẠO NÂNG CẤP ĐƯỜNG SẮT ĐOẠN BIỂU NGHI – HẠ LONG (KM105+200 – KM124+483) VÀ TKBVTC

TIỂU DỰ ÁN: PHẢ  LẠI – HẠ LONG (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

THUỘC DỰ ÁN: TUYẾN ĐƯỜNG SẮT YÊN VIÊN – PHẢ LẠI – HẠ LONG – CÁI LÂN

  • Phần I: căn cư lập biện pháp tổ chức thi công
  • Phần II: giới thiệu chung
  • Phần III: giải pháp kỹ thuật thi công
  • Phần IV: biện pháp tổ chức thi công chi tiết
  • Phần V: biện pháp đảm bảo an toàn
  • Phần VI: biện pháp đảm bảo chất lượng xây lắp
  • Phần VII: tiến độ thi công
  • Phần VIII: kết luận

PHẦN I: CĂN CỨ LẬP BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

Các căn cứ:

  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đoạn Km105+200 – Km107+350, ga Yên Cư Km112+823.73, cống Km108+680.15 gói thầu số 11: Cải tạo nâng cấp đường sắt đoạn Biểu Nghi – Hạ Long (Km105+200 – Km124+483) và TKBVTC. Tiểu dự án: Phả Lại – Hạ Long. Thuộc dự án: Tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT đã được Ban quản lý dự án đường sắt Việt Nam (PMUR) phê duyệt.
  • Chỉ dẫn kỹ thuật gói thầu số 11: Cải tạo nâng cấp đường sắt đoạn Biểu Nghi – Hạ Long (Km105+200 – Km124+483) và TKBVTC của Ban quản lý dự án Đường Sắt.
  • Các quy trình, quy phạm hiện hành của ngành đường sắt.
  • Quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng công trình.
  • Khả năng, năng lực thi công của liên danh Nhà thầu.

PHẦN II: GIỚI THIỆU CHUNG (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

QUY MÔ CÔNG TRÌNH

Các hạng mục công trình chủ yếu của gói thầu xây lắp số 11: Cải tạo nâng cấp đường sắt đoạn Biểu Nghi – Hạ Long (Km105+200 – Km124+483) và TKBVTC bao gồm:

  • Cải tạo nâng cấp 18171.47m đường sắt.
  • Cải tạo nâng cấp 01 ga 4 đường (ga Yên Cư).
  • Cải tạo nâng cấp 4 cầu đường sắt (cầu nhỏ).
  • Cải tạo nâng cấp: 02 đường ngang cấp 2, 04 đường ngang cấp 3.
  • Xây dựng mới: 01 đường ngang cấp 3.
  • Xây dựng 200m tường chắn nền đào.
  • Nối cống đường sắt: 06 cái.
  • Nâng tường đầu cống: 08 cái.
  • Xây rãnh dọc thoát nước: 17835m.

VỊ TRÍ

  • Đoạn đường sắt từ Km 105+200 đến Km 107+350, cống Km108+680.15 thuộc khu gian  Biểu Nghi – Yên Cư trên tuyến đường sắt Kép – Hạ Long.
  • Đoạn tuyến chạy qua phường Minh Thành – thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh.
  • Ga Yên Cư Km112+823.73 thuộc phường Đại Yên – Thành phố Hạ Long.

III. TÌNH HÌNH HIỆN TẠI (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

III.1. Phần tuyến và các công trình phụ trợ:

3.1 Bình diện

Đoạn tuyến Km105+200 – Km107+350 là đường thẳng, chiều dài L=2150m.

3.2. Kiến trúc tầng trên

  • Ray: Ray P43, L=12,5m, mối nối đối xứng trên đường thẳng, mối nối so le trên đường cong, do không được duy tu thường xuyên nên nhiều thanh đã bị rỉ, rỗ.
  • Tà vẹt và phụ kiện: TVBT DƯL khổ 1435mm đan xen lẫn 1 số TVBT đường lồng cũ, liên kết bằng cóc cứng lẫn một số cóc đàn hồi. Tiêu chuẩn đặt tà vẹt 1600 th/Km trên đường thẳng và đường cong R >600m, đặt 1760 thanh/km đường cong bán kính R<600m. Phần lớn tà vẹt bị nứt vỡ, hư hỏng nghiêm trọng.
  • Đá ba lát: chiều dày trung bình 20cm, do nền đường lâu ngày không được đại tu sàng đá phá cốt, bổ sung đá nên chất lượng đá kém, một số đoạn đá rất bẩn và bị tròn cạnh không đủ tiêu chuẩn để tận dụng lại theo đúng quy định.

3.3. Nền đường

  • Nền đường đoạn này là nền đắp, mặt nền đường rộng trung bình Bnền=5.50m – 6.0m
  • Đoạn có 85,78m kè xây.

3.4. Cống

Hiện tại có 8 cống tại các vị trí Km105+445.30; Km105+705.70; Km105+910.76; Km106+177.19; Km106+548.67; Km106+976.72; Km107+214.85 và Km107+304.75.

3.5. Cầu

  • Hiện tại có 2 Cầu BTCT cụ thể như sau.
  • Cầu Khe Tàu (LTTKCS Km 105+250), Km105+215.33, L= 26.55m
  • Cầu Khe Cát Km106+296.86 (LTTKCS Km 106+328), L= 10.44m.

3.6. Đường ngang (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

Trên đoạn tuyến hiện tại có 03 đường ngang Km105+920; Km106+389; Km107+341.

3.7. Thông tin, tín hiệu

Thông tin

  • Đường truyền dẫn thông tin đường sắt sử dụng dây trần là phương tiện truyền dẫn.
  • Tuyến đường dây thông tin chủ yếu đi bên trái đường sắt theo hướng Yên Viên – Cái Lân. Cá biệt có đoạn từ cột 1771 đến cột 1849 đường dây trần vượt qua đường sắt, đường bộ ( QL 18) đi bên phải đường bộ theo hướng Phả Lại – Hạ Long và cách rất xa đường sắt. Trên tuyến hiện tượng vi phạm hành lang an toàn đường sắt diễn ra khá phổ biến nên nhiều cột thông tin nằm trong phạm vi nhà dân.
  • Mặt cột thông tin chủ yếu dùng 01 xà với 2,5 đôi dây.
  • Hiện tại trên đường cột thông tin đường sắt có treo các sợi cáp thông tin sử dụng cho gác chắn.

Tín hiệu

Công trình đường ngang:  được phòng vệ bằng biển báo, bằng dàn chắn, có trang bị hệ thống tín hiệu phòng vệ phía đường bộ và đường sắt theo công nghệ điều khiển bằng Rơ le. (Báo Cáo: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993