Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm

Đánh giá post

Chia Sẻ Chuyên Mục Danh Sách Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm Mới Nhất Năm 2022 dành cho các bạn học viên đang chuẩn bị tìm kiếm đề tài làm luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp của mình. Đến với Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ của Dịch Vụ Hỗ Trợ Luận Văn các bạn học viên không còn phải lo lắng tìm kiếm đề tài nữa, vì tại Dịch Vụ Hỗ Trợ Luận Văn đã tổng hợp được rất nhiều Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm cho các bạn học viên tham khảo. Và những đề tài dưới đây hoàn toàn hấp dẫn và mới lạ thỏa sức cho các bạn học viên lựa chọn để làm đề tài cho riêng mình. Ngoài ra, các bạn học viên còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài, hay chưa làm được đề cương và cũng chưa làm được bài luận văn thạc sĩ thì có thể liên hệ trực tiếp đến Dịch Vụ Hỗ Trợ Luận Văn để được tư vấn nhé.

Danh Sách Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm Mới Nhất Năm 2022

  1. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Tác Phẩm Diễn Nôm Nhị Độ Mai
  2. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Tác Phẩm Chu Nguyên Tạp Vịnh Thảo Của Lý Văn Phức
  3. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bia Tỉnh Bắc Giang
  4. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu So Sánh Sưu Thần Ký (Trung Quốc) Với Một Số Truyện Chí Quái Việt Nam Từ Góc Độ Đặc Trưng
  5. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Và Giá Trị Thơ Chữ Hán Nguyễn Bảo
  6. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Câu Đối – Một Thể Loại Hán Văn Thông Qua Khảo Sát Di Sản Câu Đối Tại Các Di Tích
  7. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Tư Tưởng Giáo Dục Truyền Thống Quả Tác Phẩm Nam Sơn Tùng Thoại Của Nguyễn Đức Đạt
  8. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên cứu Chữ Nôm Khắc trên Bia Đá (Từ Thế Kỷ XII Đến Đầu Thế Kỷ XX)
  9. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên cứu Các Tự Điển, Từ Điển Hán Nôm Thế Kỉ XIX
  10. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Tác giả Hàm Long Sơn Chí – Tác Giả Và Tác Phẩm
  11. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Thuyên Thích Sách Mạnh Tử Ở Việt Nam Từ Đầu Thế Kỷ XVIII Đến Đầu Thế Kỷ XX
  12. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Tuồng Trung Hiếu Thần Tiên Của Hoàng Cao Khải
  13. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Ứng Phó Dư Biên Tổng Tập
  14. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Sự Luận Giải Về Dịch Đồ Học Chu Tử Của Nho Gia Việt Nam Thời Trung Đại
  15. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Xuân Thu Quản Kiến – Vấn Đề Văn Bản Và Tư Tưởng Nho Học Của Ngô Thì Nhậm
  16. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bia Hán Nôm Thành Phố Hồ Chí Minh
  17. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Các Bộ Thi Tuyển Hán Văn Việt Nam Thế Kỷ XV
  18. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Nhóm Văn Bản Mân Hành Của Lý Văn Phức (1785-1849)
  19. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Tục Lệ Hán Nôm Làng Xã Huyện Từ Liêm Trước Năm 1945
  20. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm:  Nghiên Cứu Tác Phẩm Hồ Thượng Thư Gia Lễ
  21. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Tư Liệu Hán Nôm Về Khuyến Học Của Nghệ An
  22. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Khảo Cứu Hoàng Lê Cảnh Hưng Bản Đồ Từ Góc Độ Văn Bản Học Và Diên Cách Địa Danh
  23. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Tác Phẩm Chữ Nôm Dao Hạ Bản Triều Khoa
  24. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Khảo Sát Hệ Thống Từ Ngữ Chỉ Màu Sắc Trong Thơ Vương Duy
  25. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm:  Ý Nghĩa Văn Hóa Của Từ Ngữ Xưng Hô Trong Hán Văn Cổ
  26. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Khảo Sát Hệ Thống Từ Ngữ Chỉ Khóc Và Nước Mắt Trong Thơ Đỗ Phủ
  27. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Minh Giải Thiên Đô Chiếu Của Lý Công Uẩn
  28. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: So Sánh Truyện Thơ Nôm Nhị Độ Mai Và Tiểu Thuyết Chữ Hán Trung Hiếu Tiết Nghĩa Nhị Độ Mai
  29. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nho Giáo Với Tư Tưởng Trị Nước Trong Thơ Văn Lê Thánh Tông
  30. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Chữ Hán Đồng Phù Kết Cấu – Ý Nghĩa
  31. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Khảo Cứu Văn Bản Hoa Trình Thi Tập Của Vũ Huy Đĩnh
  32. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Tác Phẩm Như Tây Nhật Kí Của Thiền Sư Thanh Cao
  33. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Khảo Cứu Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông Sao Hội Bản
  34. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Then Cấp Sắc Nôm Tày Tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
  35. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Khảo Cứu Văn Bản Thạch Nông Thi Tập Của Nguyễn Tư Giản
  36. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Tục Lệ Phủ Yên Lãng (Thuộc Huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội)
  37. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Hiện Tượng Đa Hành Văn Tự Ở Các Bản In Phật Giáo Trong Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo
  38. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Văn Bản Kham Dư Hán Nôm Việt Nam Tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
  39. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Văn Hóa Tư Tưởng Phật Giáo Qua Tư Liệu Văn Bia Lý – Trần
  40. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm:  Nghiên Cứu Loại Thư Dạy Chữ Hán Tại Việt Nam Thời Trung Đại – Trường Hợp Nhật Dụng Thường Đàm
  41. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Thần Tích Hai Huyện Từ Sơn Và Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh
  42. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm:  Khảo Cứu Tác Phẩm Ngự Đề Đồ Hội Thi Tập
  43. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Nghiên Cứu Chữ Nôm Và Tiếng Việt Trong Văn Bản Nhị Độ Mai Tinh Tuyển
  44. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm: Khảo Sát Các Bản Dịch Nôm Chinh Phụ Ngâm Khúc Và Hướng Tiếp Cận Trong Nhà Trường Phổ Thông

Trên đây là tổng hợp danh sách 100 + Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm mà Dịch Vụ Hỗ Trợ Luận Văn muốn giới thiệu đến cho các bạn học viên đang muốn tìm kiếm Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm, ngoài ra tại Dịch Vụ Hỗ Trợ Luận Văn còn có hỗ trợ các bạn học viên đang gặp khó khăn trong việc làm bài, hay chưa làm được đề cương thì có thể tham khảo bảng giá, hoặc xem chi tiết quy trình về bài làm tại đây:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Ngành Hán Nôm

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN ỨNG PHÓ DƯ BIÊN TỔNG TẬP

1. Lí do chọn Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm

Phật giáo từ khi du nhập vào nước ta đã hòa cùng văn hóa, tín ngưỡng phong tục bản địa. Có thể nói, Phật giáo và dân tộc có sự liên hệ bất phân, gắn bó mật thiết trên mọi lĩnh vực. Sự hòa nhập của đạo Phật không chỉ trên phương diện nghiên cứu về triết lí kinh Phật mà được thông qua các phương tiện, thể hiện trên mọi phương diện từ giáo lý, nghi lễ tới y học, đời sống… Giáo lý Phật giáo như dòng nước thanh lương luồn chảy vào mọi ngõ ngách, mọi nơi chốn, nhằm khuyên người làm lành tránh ác, tu học theo lời Phật dạy và đem lại an lạc hạnh phúc cho nhân sinh.

Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 là một tác phẩm biểu hiện rõ nét về sự hòa quyện giáo lý Phật Đà với phong tục tín ngưỡng dân gian việt Nam. Hơn thế, tác phẩm còn thể hiện quyền nghi phương tiện của Phật giáo trong công cuộc nhập thế, hóa đạo. Tác phẩm này được hiệu đính, san khắc vào niên hiệu Thành Thái năm thứ 7 (1895) do nhà sư Chính Đạị (? – ?) sao chép, đính chính và cho khắc ván.

Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 là văn bản bao gồm những khoa cúng được trích trong sách Thủy lục chư khoa, Tạp tiếu khoa, các bài vịnh, ngự vấn, phú, văn chầu của tín ngưỡng thờ mẫu ở trong các sách khác đã được tập hợp lại, sao chép nguyên bản hoặc được chuyển thể từ chính văn chữ Hán sang hình thức thơ chữ Nôm lục bát. Những bài văn, khoa cúng có ngôn ngữ bình dị dễ học, dễ nhớ lại truyền tải ý nghĩa sâu xa, triết lý nhân quả rõ ràng, nhằm khuyến thiện trừng ác. Các khoa nghi trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 hiện nay vẫn được sử dụng tại nhiều ngôi chùa, trong các khóa lễ cầu siêu độ hoặc nghi lễ tang ma được thực hiện bởi các Già vãi. Chính vì thế, chúng tôi lựa chọn văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 làm đối tượng nghiên cứu, nhằm tìm hiểu nghi lễ, văn hóa Phật giáo được ghi chép từ hơn 100 năm trước như thế nào và hiện giờ còn lại ra sao, tìm hiểu các khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng được ghi chép trong văn bản để hiểu thêm và bổ sung những kiến thức cho bản thân về ngôn ngữ văn tự, về phương tiện của Phật giáo, ngõ hầu góp nhặt chút tư lương trên con đường tự lợi, lợi tha. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集, không chỉ là những khoa cúng mang tính chất hành chính được sử dụng bởi một số đối tượng chuyên môn như thầy cúng, pháp sư…, cũng không phải là một văn bản thuần túy về một vấn đề triết lý, một khía cạnh uyên áo của giáo lý Phật Đà, hay đơn thuần chỉ là những bản khuyến thiện trừng ác, mà văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 như một kho tàng chứa đựng đầy đủ những gì cần thiết cho cuộc sống thường nhật tại một ngôi chùa vùng Bắc Bộ. Đối tượng sử dụng nó không riêng một ai, trên từ Pháp sư dùng làm quyền nghi phương tiện độ sinh dưới đến Già vãi đem ra diễn đọc để răn nhắc thế nhân, tất cả đều có thể ứng dụng được và thuần túy dễ hiểu. Có thể nói, văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 mang tính dân gian khá đậm nét, và cũng in sâu trong lòng quần chúng một cách giản dị, từ hòa. Có thể gọi tác phẩm này như một bài thuốc bách bệnh, có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, phù hợp với căn cơ của tầng lớp người dân.

Ứng phó dư biên tổng tập bao hàm 26 đơn vị tác phẩm và 1 bài mục lục, trong đó một số ít các đơn vị tác phẩm trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập đã được giới thiệu và nghiên cứu cụ thể như sau:

Tác phẩm Truyện cụ Nguyễn Du của Lê Thước, năm 1924, nhà in Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội, trong tác phẩm này có đề cập tới Thí thực cô hồn văn với tiêu đề Văn chiêu hồn

Năm 1965 Xuân Diệu có bài Đọc văn chiêu hồn của Nguyễn Du in trên Tạp chí Văn học số 11 đã bình luận và giảng giải về giá trị tác phẩm Văn chiêu hồn của Nguyễn Du. Và còn nhiều nhà nghiên cứu khác đã giới thiệu và tìm hiểu về bài văn Tế cô hồn. Những nghiên cứu về các bài văn tế cô hồn có nội dung tương tự 2 bài Thỉnh âm hồn văn dụng quốc âm và Hựu quốc âm văn trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm

Tuyển tập Thơ phú thời Mạc của tác giả Đinh Khắc Thuân và Lâm Tuyền kỳ ngộ Nhà xuất bản văn học hà Nội, 1964 có giới thiệu và phiên dịch tác phẩm Phi Lai tự phú trong phần Biệt tập của văn bản này.

Đó chỉ là 1 trong số các đơn vị tác phẩm tương tự với các tác phẩm có trong trong văn bản đã được dịch giải. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào tiến hành khảo cứu và dịch thuật và giới thiệu nội dung toàn bộ văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 Đề tài luận văn của chúng tôi sẽ triển khai theo hướng đi này, nhằm giới thiệu và công bố bản phiên âm chú thích văn bản, từ đó nhận định về giá trị nội dung và tư tưởng của tác phẩm.

3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集.Hiện nay tìm được 05 văn bản, chia làm 3 nhóm dựa theo tiêu chí nơi lưu trữ, đó là: nhóm văn bản lưu trữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm (AB.568 và AB.21); nhóm văn bản lưu trữ tại Thư viện Quốc Gia (R.1048 và R.1995); văn bản lưu trữ và phát hành tại Thư viện Huệ Quang (1 bản phục chế mang kí hiệu 35).

Trong số 05 văn bản này, văn bản được chọn là thiện bản sẽ là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài, để thực hiện các thao tác phiên âm, dịch nghĩa, chú thích và nghiên cứu nội dung, nhận định giá trị tác phẩm. Các văn bản còn lại sẽ là những đối tượng để so sánh, đối chiếu

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Với đối tượng là văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là tập trung vào vấn đề văn bản học, sử dụng kết quả của công tác minh giải văn bản (phiên dịch, chú thích) để giới thiệu nội dung của các tác phẩm có trong văn bản, và nhận định giá trị tư tưởng của văn bản trên góc độ văn hóa Phật giáo. Hai đơn vị tác phẩm Ngự vấn và Phi lai tự phú nằm trong văn bản nhưng không được nêu trong phần Mục lục, nên chúng tôi chỉ tạm dịch và giới thiệu sơ lược, không đi sâu phân tích, chú thích.

Hai bài Thỉnh âm hồn văn dụng quốc âm và Hựu quốc âm văn có rất nhiều bản mang nội dung tương tự, và có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề nhưng chúng tôi giới thuyết chỉ giới thiệu và nghiên cứu về 2 tác phẩm có trong văn bản mà không đi sâu và các tác phẩm có nội dung tương tự.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

  • Phương pháp văn bản học Hán Nôm nhằm khảo cứu các đặc điểm văn bản học của hệ văn bản Ứng phó dư biên tổng tập應赴餘編總集 và lựa chọn ra thiện bản là đối tượng nghiên cứu chính thức của đề tài;
  • Phươn pháp phiên dịch học để minh giải văn bản Hán Nôm nhằm phiên âm, chú thích giới thiệu và công bố, ứng dụng trên phạm vi rộng rãi;
  • Phương pháp phân tích, mô tả nhằm làm sáng tỏ những giá trị và thông điệp của văn bản;
  • Phương pháp điền đã thực tế kết hợp phỏng vấn điều tra để tìm tư liệu khi nghiên cứu vấn đề tác giả của văn bản;
  • Phương pháp liên ngành để tìm hiểu giá trị văn hóa Phật giáo và phong tục độ âm trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập應赴餘編總集.

5. Đóng góp mới của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm

Trước hết, đề tài tiến hành khảo cứu các vấn đề văn bản học của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集, tìm ra thiện bản để phiên dịch và nghiên cứu, làm rõ các thông tin về niên đại, tác giả, mô tả đặc điểm, kết cấu của văn bản góp phần vào việc ứng dụng văn bản học Hán Nôm

Thứ đến, đề tài thông qua thao tác phiên dịch văn bản, giới thiệu nội dung cụ thể của các đơn vị tác phẩm trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 với ba nhóm đề tài: Các khoa nghi độ âm, các bài hát văn tín ngưỡng thờ mẫu và các tư liệu văn học Phật giáo ngõ hầu ứng dụng văn bản trong đời sống tín ngưỡng của người dân

Tiếp theo, đề tài tìm hiểu về giá trị nội dung, tư tưởng của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 trên phương diện chuyển tải thông điệp giáo lý Phật Đà và giá trị thực tiễn của văn bản trên phương diện hành trì nghi lễ độ âm góp phần tìm hiểu và làm rõ giá trị của văn hóa Phật giáo với nền văn hóa tín ngưỡng Việt Nam

Luận văn cũng giới thiệu và công bố bản phiên âm, chú thích văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集

6. Kết cấu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm

Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục.

Phần Nội dung của luận văn gồm 03 chương:

  • Chương 1: Những vấn đề văn bản học của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập應赴餘編總集.Giới thiệu các dị bản của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集, so sánh đối chiếu để lựa chọn thiện bản. Tiếp theo tìm hiểu, đánh giá nhận xét về thiện bản, đồng thời nghiên cứu vấn đề tác giả.
  • Chương 2: Giới thiệu nội dung của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập應赴餘編總集. Giới thiệu sơ lược những ý nghĩa, thông điệp truyền tải của các đơn vị tác phẩm trong văn bản, khái quát nội dung, phương thức hành trì và lợi ích trong đời sống của các nghi lễ được ghi chép.
  • Chương 3: văn bản Ứng Phó Dư Biên Tổng Tập應赴餘編總集 nhìn từ góc độ văn hóa Phật giáo. Tìm hiểu và đánh giá giá trị của tác phẩm Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 trên phương diện văn hóa Phật giáo, đồng thời liên hệ các nội dung của văn bản với giáo lý và kinh điển Phật giáo. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Hán Nôm

Phụ lục: Giới thiệu bản dịch chú và đính kèm bản chụp văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993