Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G Việt Nam

Đánh giá post

Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G. Bạn đang là sinh viên của một trường đại học nào đó, bạn sắp sửa phải làm một bài khóa luận tốt nghiệp nhưng bạn lại gặp khóa khăn trong việc lựa chọn đề tài. Đừng quá lo lắng về vấn đề lựa chọn đề tài nào cho phù hợp với bài khóa luận tốt nghiệp của bạn nữa, vì tại đây Hỗ Trợ Viết Luận Văn đã chia sẻ đến các bạn sinh viên một đề tài khóa luận tốt nghiệp phù hợp với bạn đó là: Khóa Luận: Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix của công ty P&G Việt Nam các bạn cùng tham khảo nhé.

I: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY P&G VIỆT NAM

1. Mục tiêu kinh doanh

P&G luôn định hướng mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp sản phẩm tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam. P&G Việt Nam muốn tăng cường, phổ biến rộng rãi các sản phẩm của công ty trên khắp các vùng miền. Sau đó, nhờ chất lượng cao và mang lại nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng, các sản phẩm của P&G sẽ được người tiêu dùng chấp nhận, sử dụng rộng rãi, khi đó công ty sẽ có lợi nhuận cao từ việc thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng.

2. Chiến lược kinh doanh “Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G”

Với mục tiêu kinh doanh của mình, P&G Việt Nam đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể là:

  • Đa dạng hoá ngành hàng tiêu dùng và thị trường xuất khẩu nhờ sự hỗ trợ của công ty mẹ nhằm tận dụng công suất các dây chuyền.
  • Tập trung một số mặt hàng chủ lực trong nội địa.
  • Sản xuất hàng chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.
  • Sử dụng nguồn lực có hiệu quả thông qua đào tạo và huấn luyện những kỹ năng cần thiết.
  • Đầu tư nhân lực và vật lực cho những cải tiến nhằm giúp giảm chi phí sản xuất.

Với chiến lược này trong thời gian mở rộng thị phần và quảng bá sản phẩm, P&G Việt Nam sẽ chấp nhận những khoản chi phí rất lớn trong hoạt động, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng doanh số tiêu thụ cũng như tạo lập hình ảnh công ty. Cũng cần phải lưu ý rằng việc gia tăng doanh số tiêu thụ cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm của công ty được nhiều người tiêu dùng sử dụng và đáp ứng được mục tiêu phổ biến sản phẩm theo chiến lược công ty. Ngoài ra với lợi thế về quy mô và công nghệ sản xuất, lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm.

Trong thời gian 13 năm liên tục hoạt động tại Việt Nam, P&G đã có sự tăng trưởng rất tốt và thực hiện được phần nào mục tiêu đề ra: Sản phẩm của công ty được phần lớn người tiêu dùng biết đến và sử dụng rộng rãi cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của cả nước, đồng thời công ty đã tạo được hình ảnh rất tốt của mình tại thị trường Việt nam. Nhằm tiếp tục hoàn thành các mục tiêu ban đầu, công ty sẽ tiếp tục theo đuổi và đẩy mạnh hơn nữa chiến lược mở rộng thị phần trong những năm tiếp theo.

3. Hoạt động đào tạo nhân sự

Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh ngày nay của một doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực. Việc thu hút, tuyển dụng, đào tạo những con người phù hợp với hình thức kinh doanh và văn hoá mà doanh nghiệp mong muốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm và xây dựng những hành vi tích cực cho nhân viên. Tuy nhiên, hành vi và những nguyên tắc ứng xử của một cá nhân hay một tổ chức chỉ là phần nổi của một tảng băng. Nó được hình thành từ phần chìm của tảng băng đó như những định hướng, những giả thiết, những niềm tin, những giá trị của một tổ chức và của các cá nhân hoạt động trong tổ chức đó. Các cách thức tiến hành tuyển mộ, đào tạo quản lý nguồn nhân lực chỉ là phản ánh mục đích hoạt động của doanh nghiệp là gì, phản ánh những quan niệm, thái độ của doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực trong công ty như thế nào?

P&G Việt Nam luôn chú trọng đào tạo nhân viên thành những chuyên viên thực sự, giúp họ phát triển và trưởng thành. Chính sách tuyển dụng của công ty hướng vào những ứng viên có năng lực nhất, dành cho họ một chế độ lương bổng và phúc lợi cạnh tranh, cơ hội đào tạo trong và ngoài nước, các chương trình giúp từng cá nhân và tập thể tăng cường kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và làm chủ sự nghiệp của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận

II: TÌNH HÌNH CẠNH TRANH ĐỐI VỚI P&G VIỆT NAM “Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G”

Cạnh tranh khiến cho nền kinh tế thị trường trở thành thể chế kinh tế có năng suất nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay. Do đó “cạnh tranh được xem là động lực để hạ giá sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm và sáng tạo ra sản phẩm mới”.

Sự cạnh tranh giữa các công ty, trong đó có P&G Việt Nam, diễn ra rất quyết liệt, mỗi công ty đều có những chiến lược riêng để có thể tồn tại và phát triển. Vì thế hoạt động cạnh tranh diễn ra trong từng lĩnh vực nhỏ nhất có liên quan từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông phân phối sản phẩm như: cạnh tranh vị thế trên thương trường, cạnh tranh trong thu mua nguồn nguyên liệu, cạnh tranh trong đầu tư công nghệ mới, cạnh tranh trong thu hút nguồn nhân lực…

Trong khoá luận này, khi phân tích tình hình cạnh tranh liên quan tới P&G Việt Nam tôi tìm hiểu các áp lực cạnh tranh và phân tích cạnh tranh liên quan đến các yếu tố của Marketing mix.

1. Áp lực cạnh tranh

1.1. Đối thủ cạnh tranh

P&G Việt Nam tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều ngành hàng khác nhau nên công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong từng ngành hàng. Dưới đây là một số đối thủ chính của công ty trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm dầu gội, mỹ phẩm, chất tẩy rửa… “Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G”

Công ty Unilever Việt Nam: Đây là đối thủ chính của P&G Việt Nam và cũng là người dẫn đầu thị phần (khoảng 40- 45% thị phần dầu gội cũng như bột giặt) và đạt mức tăng trưởng doanh số hàng năm rất cao trung bình khoảng 60-65%/năm. So với P&G, tập đoàn Unilever bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam sớm hơn (từ năm 1988). Với vốn đầu tư 120 triệu USD, Unilever đã thiết lập được 3 liên doanh sản xuất bột giặt, xà phòng, dầu gội, kem đánh răng…Sản phẩm của Unilever rất đa dạng và công ty này không xác lập những yêu cầu nghiêm ngặt về nguyên vật liệu nên Unilever Việt Nam có thể sử dụng những nguyên liệu trong nước giúp giảm đáng kể giá thành sản phẩm.

Công ty Kao Việt Nam: Là công ty 100% vốn nước ngoài, được thành lập 11/1995 với tổng số vốn đầu tư là 39.5 triệu USD, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm chăm sóc da, tóc, vệ sinh cá nhân. Kao Việt Nam có khoảng 250 nhân viên, nhà máy đặt tại khu công nghiệp Amata, Biên Hoà. Hiện nay thị phần của Kao Việt nam chưa cao, khoảng 5-8%. Tuy nhiên đây là công ty đạt nhiều thành công, chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản và một số nước trong khu vực như Singapore, Phillipines, Indonesia.

Công ty Colgate Palmolive: là công ty 100% vốn nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm chăm sóc răng miệng và các mặt hàng gội đầu, xà phòng, dầu gội đầu và chất xả làm mềm vải.

Công ty LG Vina là công ty rất thành công trên thị trường Hàn Quốc, tuy thị phần của LG tại Việt Nam không đáng kể nhưng vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm, đặc biệt là sản phẩm Hàn Quốc đang có tác động mạnh đối với người tiêu dùng Việt Nam trong những năm gần đây. “Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G”

Công ty Daso: đây là một công ty hoạt động chủ yếu trong ngành hàng bột giặt với thế mạnh giá rẻ, được người dân các vùng nông thôn ưa chuộng. Tốc độ cải tiến và tung sản phẩm mới của Daso cũng khá cao.

1.2.Khách hàng

Khách hàng của P&G Việt Nam bao gồm hai loại: khách hàng trực tiếp là các trung gian phân phối và khách hàng gián tiếp là người tiêu dùng.

Đối với những khách hàng trực tiếp, do số lượng nhiều và doanh số mua hàng của mỗi cửa hàng không cao trong tổng doanh số bán hàng của các công ty, nên ảnh hưởng của từng khách hàng đối với công ty là không lớn. Hơn nữa các sản phẩm của các công ty như P&G Việt Nam, Unilever Việt Nam, Kao… đều là những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng sử dụng nên việc mua hàng từ các công ty này để bán cho người tiêu dùng sẽ mang lại lợi nhuận cho khách hàng (là các cửa hiệu). Vì vậy mối quan hệ giữa những khách hàng trực tiếp và các công ty là mối quan hệ hữu cơ, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên để làm cho các khách hàng nỗ lực bán sản phẩm của mình, các công ty ngày càng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong phân phối.

Đối với những khách hàng gián tiếp, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm như xà bông, dầu gội đầu là thường xuyên nên các quyết định mua hàng không đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Hơn nữa người tiêu dùng sẽ không chịu ảnh hưởng gì nếu chuyển sang sử dụng những nhãn hiệu khác cùng loại, cho nên ít có sự trung thành với một nhãn hiệu nhất định. Vì vậy các công ty luôn phải tìm ra những phương thức để làm cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của mình.

1.3. Nhà cung ứng

Hiện nay P&G Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng các nguyên vật liệu nhập ngoại theo những tiêu chuẩn toàn cầu của tập đoàn P&G công ty ít chịu tác động bởi sự cạnh tranh giữa các công ty để tìm nguồn nguyên liệu chất lượng giá rẻ.

Các nhà cung ứng nguyên vật liệu sẽ ký hợp đồng bán nguyên vật liệu với số lượng lớn cho tập đoàn P&G, sau đó phân bổ hàng cho công ty ở từng quốc gia. Nhờ vậy P&G Việt Nam có được một nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao với mức giá ưu đãi. “Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G”

Tuy nhiên, công ty vẫn đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước hội đủ các tiêu chuẩn chất lượng để có thể chủ động, linh hoạt hơn trong sản xuất

1.4. Đối thủ tiềm ẩn mới

Do P&G Việt Nam có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước với những ngành hàng tiêu dùng công ty tham gia nên nguy cơ xuất hiện thêm một đối thủ nội địa hoàn toàn mới là không cao. Tuy nhiên sự tiềm ẩn ở đây là các đối thủ cạnh tranh hiện tại của P&G Việt Nam sẽ đầu tư mở rộng sản xuất sang các ngành khác có liên quan như những công ty sản xuất bột giặt có thể mở rộng sang lĩnh vực sản xuất nước xả làm mềm vải cùng thuộc nhóm hàng hoá mỹ phẩm…

Ngoài ra còn xuất hiện nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ là các tập đoàn nước ngoài Kimbaley Clark, Schwarzkopt…Sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn mới này làm tăng mức độ cạnh tranh trong thị trường.

1.5. Sản phẩm thay thế

Tương tự các đối thủ tiềm ẩn mới, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế làm hạn chế thị trường của các sản phẩm hiện tại. Ví dụ như sữa tắm xuất hiện làm giảm thị phần của xà bông, các loại dầu gội thông thường phải chia sẻ thị phần với các loại dầu gội mới như dầu gội chứa tinh chất dưỡng tóc hay các loại dầu gội pha nước hoa….Mức độ cạnh tranh trong ngành càng gia

tăng do thị phần bị giảm hoặc phải chia nhỏ. Vì vậy P&G Việt Nam cũng như nhiều công ty khác trong ngành luôn phải thường xuyên có sự đầu tư tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

2. Cạnh tranh theo các yếu tố trong Marketing mix “Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G”

2.1. Cạnh tranh về sản phẩm

Sản phẩm là yếu tố nền tảng trong Marketing mix, cho dù một công ty có giá sản phẩm thấp, hệ thống phân phối tốt cộng với những hoạt động khuyến mãi hấp dẫn những sản phẩm không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng cũng thất bại trên thị trường. Vì vậy mỗi công ty đều cố gắng tạo ra những đặc tính riêng biệt cho sản phẩm của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu khác biệt để tranh thủ được sự trung thành của số lượng người tiêu dùng nhất định.

Cụ thể như trong nhóm sản phẩm dầu gội đầu, người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa hàng chục nhãn hiệu khác nhau với rất nhiều chủng loại: dầu gội trị gàu, dầu gội dưỡng tóc, dầu gội giúp cho tóc đen mượt, dầu gội có pha nước hoa hay dầu gội có tinh chất các loại thảo mộc… Các sản phẩm này không những khác nhau về chất lượng, đặc tính mà còn được phân biệt bằng những bao bì khác nhau và nhiều kích thước đóng gói khác nhau.

Trong cạnh tranh sản phẩm giữa các công ty, các yếu tố về nhãn hiệu chất lượng, đặc tính sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng…là các yếu tố hàng đầu trong chiến lược phát triển sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó là các yếu tố về mẫu mã bao bì hấp dẫn, sáng tạo và mức độ phong phú của kích thước đóng gói tạo ra nhiều lựa chọn khác nhau của người tiêu dùng cũng có tác động nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và tránh đánh mất thị phần do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng nhãn hiệu mới, các công ty liên tục cải tiến các sản phẩm hiện có cũng như đưa ra thị trường các loạt sản phẩm mới để tăng sức cạnh tranh. Ví dụ như ngay sau khi P&G Việt Nam đưa ra loạt sản phẩm Rejoice mới thì Unilever Việt Nam lập tức tung ra sản phẩm Sunsilk có tinh chất Ôliu để cạnh tranh. “Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G”

2.2. Cạnh tranh về giá:

Do sự cạnh tranh về giá của người tiêu dùng Việt Nam là tương đối cao và những thay đổi về giá có tác động tương đối mạnh đến mức tiêu thụ sản phẩm. Khi một công ty trong ngành giảm giá thì lập tức những công ty khác phải phản ứng theo nếu không sẽ đánh mất thị phần của mình. Trong cuộc cạnh tranh về giá giữa Tide và Omo, mỗi khi bột giặt Tide giảm giá thì Omo đều phải giảm theo, hoặc gia tăng khuyến mãi để giữ thị phần và ngược lại, trong khi đó các sản phẩm bột giặt khác như Daso, Bay SP2… phải chấp nhận giảm thị phần do không đủ sức cạnh tranh.

2.3. Cạnh tranh trong phân phối

Hoạt động phân phối chủ yếu nhằm làm cho sản phẩm luôn có sẵn để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua. Để thực hiện được điều này, các công ty phải xây dựng cho mình một hệ thống phân phối mạnh, có khả năng bao phủ tốt theo mục tiêu phân phối của mình. Trong cạnh tranh phân phối sản phẩm giữa các công ty, phạm vi phân phối sẽ khác nhau theo từng dòng sản phẩm ví dụ như với các loại sản phẩm mỹ phẩm có thể chỉ cần tập trung phân phối cho những cửa hiệu lớn, những cửa hàng chuyên kinh doanh mỹ phẩm, hoặc siêu thị. Mặt khác trong phân phối ngành hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày như bột giặt, xà bông thì công ty phải làm sao cho sản phẩm của mình đến được cả các cửa hiệu nhỏ.

Mặc dù người tiêu dùng không thể thấy được rõ ràng về hoạt động phân phối của các công ty nhưng đây chính là nơi mà hoạt động cạnh tranh diễn ra quyết liệt nhất. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này diễn ra trong từng cửa hiệu nơi các công ty phân phối sản phẩm của mình. Tại đó các công ty đưa ra những hình thức chiết khấu bán hàng khác nhau, thưởng cho chủ cửa hiệu, tặng thêm sản phẩm, trang bị các vật liệu trang trí bày biện…nhằm tranh thủ được sự ủng hộ của các cửa hiệu đối với sản phẩm của công ty, để sau đó các cửa hiệu giới thiệu sản phẩm của công ty với người tiêu dùng. Thêm vào đó, các công ty còn ganh đua về diện tích và vị trí trưng bày sản phẩm của mình, nhằm làm sao cho sản phẩm của mình trở nên nổi bật trong từng cửa hiệu, gây chú ý ở người tiêu dùng và khiến họ mua sản phẩm. “Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G”

2.4. Cạnh tranh về xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

Cạnh tranh trong các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là sự cạnh tranh giữa các công ty nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bằng cách khuyến mãi, tuyên truyền, giới thiệu cho khách hàng và người tiêu dùng, những hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao hình ảnh về công ty để tranh thủ thị phần về mình.

Quảng cáo là một trong những hình thức mang tính cạnh tranh cao nhất giữa các công ty trong một loạt chiến lược và hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Quảng cáo được sử dụng phổ biến để giới thiệu các ưu điểm của sản phẩm đến với người tiêu dùng, cũng như để nêu bật sự khác biệt giữa sản phẩm của mình so với sản phẩm của đối thủ. Ví dụ quảng cáo bột giặt mỗi công ty đều có cách riêng nhấn mạnh điểm mạnh trong sản phẩm của mình: Daso – Chỉ ngâm thôi đã sạch, Viso – Bột giặt của người nội trợ đảm đang, Tide – Trắng sạch hoàn hảo.

Từ việc phân tích đánh giá những thành công đạt được của P&G Việt Nam, điểm mạnh, điểm yếu, nhận diện cơ hội và nguy cơ thị trường (Chương 2, Mục II), xác định Định hướng phát triển của công ty (Chương 3, mục I) và qua việc phân tích Tình hình cạnh tranh đối với P&G Việt nam (Chương 3, mục II), tôi xin đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing mix của công ty được trình bày dưới đây. “Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix của công ty P&G”

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993