Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Mục tiêu và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Mục tiêu thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Châu Đốc, tỉnh an Giang

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cộng đồng, tập trung phát triển du lịch Châu Đốc trở thành ngành kinh tế quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, tạo nền tảng vững chắc để đưa Châu Đốc trở thành một trong những trung tâm văn hóa du lịch hấp dẫn, phát huy xã hội hóa và vai trò của cộng đồng, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Thứ hai, phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, gắn khai thác với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh của địa phương, phát huy nét đẹp văn hóa văn minh trong cộng đồng dân cư, đảm bảo quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và xây dựng quê hương, đất nước.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực du lịch phải gắn với quá trình đổi mới chất lượng đào tạo, phục vụ mục tiêu xây dựng thương hiệu Châu Đốc – Đô thị văn minh, du lịch an toàn. Xây dựng hình ảnh du lịch Châu Đốc là một điểm đến tâm linh với những sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trưng, đủ sức cạnh tranh, góp phần nâng cao dịch vụ du lịch.

Thứ tư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung đầu tư các dự án trọng điểm phát triển hạ tầng du lịch tạo động lực phát triển du lịch nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2030, thành phố Châu Đốc cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại 1, xây dựng đô thị phát triển toàn diện, tạo nền tảng để phát triển đô thị du lịch thông minh, hiện đại.

Thứ năm, tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch. Gắn phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ sáu, phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch của thành phố. Liên kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quốc gia và quốc tế trong phát triển du lịch. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>>Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.2. Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn trong quản lý nhà nước về du lịch và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn trong quản lý nhà nước về du lịch

Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay; tạo sự đồng thuận, nhất quán về quan điểm phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế động lực, để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền; xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh. Tập trung thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tạo mọi thuận lợi và giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, người dân; thực hiện nguyên tắc thời gian trả kết quả từng loại thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực phải giảm ít nhất 20% so với thời gian quy định của Trung ương, của tỉnh.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý du lịch các cấp theo hướng đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đối với các phường, xã có nhiều điểm tham quan, khu du lịch, lượng khách tham quan nhiều thì cần bố trí nhân sự phụ trách du lịch phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Bên cạnh đó, Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố, Ban quản lý khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam cũng cần phải được sắp xếp đội ngũ nhân sự phù hợp với công tác quản lý và tham mưu. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Sự phối hợp giữa các bên liên quan trong thực hiện chính sách có vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu mong muốn. Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn quản lý về du lịch như Phòng Văn hóa và Thông tin, Ban quản lý khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam, Trung tâm Xúc tiến đầu tư  với các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực khác (như Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Y tế. Phòng Tài nguyên và Môi trường …) trong thực hiện chính sách phát triển du lịch của thành phố cần phải được tăng cường hơn nữa dưới vai trò quản lý nhà nước của UBND thành phố để thực hiện chính sách phát triển du lịch một cách có hiệu quả. Việc xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển du lịch phải gắn với việc bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch.

Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép và hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch, việc tổ chức và tham gia các hoạt động du lịch, các sự kiện văn hoá, du lịch của thành phố.

Thứ hai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý của nhà nước trong hoạt động du lịch

Trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, cần phải thực hiện theo quan điểm phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch; tổ chức quản lý nghiêm ngặt và thực hiện đúng nội dung quy hoạch. Có thể thấy rằng, trong mỗi thời kỳ phát triển đều có những vấn đề mang tính dấu ấn  lịch sử của thời kỳ đó. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, có thể trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, còn một số chính sách đã hết hiệu lực, một số chính sách trong giai đoạn hiện nay đã không phù hợp. Vì vậy, cần thiết phải rà soát các quy hoạch đang còn hiệu lực để tiến hành sơ, tổng kết, đánh giá tính hiệu quả của chính sách; từ đó có thể đánh giá khả năng tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc xây dựng mới chính sách phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tế.

Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cần dựa trên những yêu cầu khách quan, sự phát triển kinh tế –  xã hội của thành phố. Trong thời gian tới, tiếp tục hoàn chỉnh và triển khai quy hoạch chung thành phố Châu Đốc đến năm 2035

Triển khai Quy hoạch để đáp ứng được yêu cầu, vai trò, định hướng phát triển của thành phố Châu Đốc trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh An Giang; xây dựng đô thị phát triển theo hướng du lịch, thương mại làm chủ đạo và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với du lịch và phát triển đa dạng loại hình dịch vụ. Quy hoạch để mở rộng, kết nối, phát triển không gian đô thị, du lịch với các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Quy hoạch để xây dựng và phát triển thành phố Châu Đốc trở thành đô thị du lịch sông nước, là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh gắn với ứng phó biển đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quy hoạch để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hoàn chỉnh theo hướng đô thị loại I; tạo cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch và hình thành các chương trình, dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công và huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội cho phát triển đô thị. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040”, trước hết là, lập Đề án phát triển 8 phân khu chức năng theo thứ tự ưu tiên, triển khai thực hiện trong giai đoạn từ 2024 – 2022. Đồng thời, lập mới rà soát các đồ án quy hoạch không còn phù hợp để tiến hành điều chỉnh và các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, cụ thể hoàn thành đồ án thiết kế đô thị riêng một số tuyến đường của Khu du lịch quốc gia Núi Sam. Thực tế cho thấy, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Châu Đốc giai đoạn 2015 -2024, định hướng đến năm 2040 tuy cơ bản vẫn phù hợp; nhưng một số nội dung cần phải được điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Theo báo cáo, một số quy hoạch du lịch cụ thể cần điều chỉnh như quy hoạch Khu du lịch lòng hồ Trương Gia Mô, Công viên văn hóa Núi Sam, Khu bãi bồi Vĩnh Mỹ…

Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy hoạch về du lịch cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, đáp ứng các yêu cầu về nội dung phát triển du lịch bền vững, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch cả trong quy trình xây dựng cũng như trong việc xác định các nội dung cụ thể của quy hoạch. Các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch liên quan đến thực hiện chính sách phát triển du lịch cần phải được thu thập đầy đủ (như đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch giai đoạn trước; các cơ sở khoa học và thực tiễn để minh chứng cho sự cần thiết phải xây dựng mới hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các thông tin dự báo tác động đến nội dung của quy hoạch; các thông tin liên quan khác như kết quả phát triển du lịch của quốc gia, khu vực, tỉnh, của các địa phương có mối quan hệ gắn bó trong phát triển du lịch của thành phố).

Chú trọng chỉ đạo để nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo được sự đầy đủ, chính xác, khách quan, đồng bộ, thống nhất và cập nhật kịp thời các thông tin đầu vào. Có sự tham gia trách nhiệm của các ngành, các cấp, các chuyên gia về những lĩnh vực liên quan trong quá trình lập quy hoạch và điều chỉnh bổ sung quy hoạch.

Vai trò và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào nội dung của quy hoạch, đảm bảo tính dân chủ là hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng, và điều chỉnh quy hoạch thành phố. Trong quá trình này, Châu Đốc và các huyện, thị, thành trong tỉnh, nhất là các huyện, thị liền kề cũng cần có sự trao đổi để tạo nên sự thống nhất trong chuỗi liên kết phát triển du lịch, đảm bảo các bên liên quan đều đạt được lợi ích mong muốn và không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung. Đặc biệt, cần lưu ý đến việc  sử dụng những tài nguyên tự nhiên ở khu vực giáp ranh, tránh xung đột lợi ích.

Việc thực hiện chính sách phát triển du lịch cần có sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của thành phố; đặc biệt là các vấn đề xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của thành phố. Quá trình này cũng cần phải có sự thống nhất và sự phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, các quy hoạch phát triển du lịch vùng, các quy hoạch phát triển du lịch tỉnh An Giang trong cùng giai đoạn.

Các quy hoạch và triển khai cần phải được công khai và đồng bộ nội dung các quy hoạch đến các ngành, các cấp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện  quy hoạch, đảm bảo tiến độ, lộ trình thực hiện, kiên định và kiên trì các mục tiêu, định hướng phát triển nhất là định hướng tổ chức không gian du lịch và công tác quản lý tài nguyên du lịch, quản lý đất đai ở địa bàn có tài nguyên du lịch, quản lý các dự án đầu tư trong các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan trong khu vực quy hoạch du lịch.

Xây dựng các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phù  hợp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Theo đó: (1) Cần có các chính sách ưu đãi đất đai, vay vốn với lãi suất thấp, thuế, phí, lệ phí… nhằm khuyến khích, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, khu du lịch; đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành; xúc tiến, quảng bá du lịch cho thành phố. (2) Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, đặc biệt là các tài nguyên trong khu di tích lịch sử, văn hóa; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; cần ghi rõ các chế tài xử phạt khi có những vi phạm đối với từng cá nhân, từng vụ việc cụ thể. (3) Nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động du lịch, như các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú, các cơ sở mua sắm, kinh doanh ẩm thực, các dịch vụ vui chơi, giải trí, cộng đồng dân cư và khách du lịch. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Tăng cường hỗ trợ thông tin về du lịch cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.

3.2.2. Tăng cường nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ phát triển du lịch

Định hướng phát triển hoạt động du lịch trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương phù hợp với định hướng phát triển của Quy hoạch. Ngày 16/11/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển thành phố trở thành đô thị du lịch thông minh. Trong đó có nêu: “Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2030, thành phố Châu Đốc cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, xây dựng đô thị phát triển toàn diện, tạo nền tảng để phát triển đô thị du lịch thông minh. Vận dung cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực, triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Tập trung phát triển hạ tầng văn hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng môi trường đô thị du lịch an toàn”.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi, tranh thủ các nguồn đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn, công trình du lịch trọng điểm, cụ thể: công trình thương mại – dịch vụ phục vụ du lịch như Dự án Cáp treo Núi Sam – Khu Văn hóa tâm linh du lịch Bà Chúa Xứ Núi Sam; Công viên văn hóa Núi Sam; Dự án nông, lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, khu đất 91,5 ha Vĩnh Tế; Tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án như: Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng thành phố Châu Đốc (từ cầu số 4 đến Lẫm Bà Bang); Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng thành phố Châu Đốc (giai đoạn 2); Khách sạn nổi trên sông Châu Đốc tiêu chuẩn 3 đến 4 sao. Tuy nhiên, việc lựa chọn các hình thức đầu tư phải phù hợp (phát triển du lịch tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái), khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế –  xã hội có khả năng thu hồi vốn nhanh với các hình thức đầu tư phù hợp như BOT, BT… Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho du lịch, thu hút nguồn lực từ dân cư, cộng đồng địa phương và doanh nghiệp cho đầu tư phát triển du lịch. Thành phố cũng cần xác định rõ danh mục trọng điểm đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất, dự án du lịch để tập trung đầu tư, tránh dàn trải. Ưu tiên cho các dự án đầu tư hạ tầng du lịch ở các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các dự án phát triển giao thông tạo kết nối giữa trung tâm kinh tế, du lịch của thành phố với tỉnh và liên kết giữa các vùng kinh tế, du lịch.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông như Đường Trưng Nữ Vương nối dài (Đoạn từ Hoàng Diệu – Núi Sam); Đại lộ 1 (Đường 14A); Đại lộ 2 (Đường 14B). Thường xuyên kiểm tra và thực hiện khắc phục, sửa chữa các tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố góp phần đảm bảo điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông thuận lợi cho du khách. Lắp đặt hệ thống biển báo, biển hướng dẫn tại các điểm du lịch trong Khu du lịch Quốc gia Núi Sam.

Tiếp tục thực hiện tốt Đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2024 – 2030. Với phương châm chính quyền luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tiếp xúc, lắng nghe, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư thông qua hoạt động của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của thành phố, các phương tiện truyền thông, báo chí về quy hoạch, danh mục dự án mời gọi đầu tư, các dự án thực hiện đấu thầu, … Tăng cường theo dõi, hỗ trợ và kịp thời có giải pháp xử lý và kiến nghị xử lý đối với những trường hợp nhà đầu tư chậm tiến độ, kéo dài thời gian hoặc không triển khai thực hiện dự án.

Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho đầu tư để thu hút và tập hợp các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn đặc biệt trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại – dịch vụ và du lịch.

Thứ nhất, hạ tầng giao thông Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút và nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch. Xây dựng cầu Châu Đốc thay thế phà Châu Giang trên tuyến N1. Cải tạo, mở rộng và đầu tư một số tuyến đường giao thông trọng điểm như tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; tuyến đường vòng Công viên văn hóa Núi Sam; đường dẫn Cầu Cồn Tiên đến khu Công viên văn hóa Núi Sam; đường Phan Đình Phùng nối dài; mở  rộng đường Trưng Nữ Vương; đường Lê Hồng Phong; đường nối từ rạch Cây Gáo đến chợ biên giới Vĩnh Nguơn; đường Tuy Biên; đường Tây Xuyên…phục vụ cho phát triển du lịch lẫn giao thương biên mậu. Đồng thời, có kế hoạch khai thác các tuyến đường thủy để đón khách quốc tế từ Campuchia; quy hoạch mở hệ thống cảng hàng hóa và cảng du lịch; bố trí bến tàu du lịch trên kênh Vĩnh Tế.

Xây dựng mới bãi đỗ xe chân Núi Sam; hệ thống bãi đỗ xe quy hoạch ven tuyến đường Tân Lộ Kiều Lương. Sử dụng xe bốn bánh gắn động cơ điện chở khách du lịch tham quan trong Khu du lịch quốc gia Núi Sam. Bố trí đầy đủ biển báo, biển chỉ dẫn giao thông ở các khu vực (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh) rõ ràng, phù hợp bảo đảm an toàn, phòng ngừa ùn tắc, tạo điều kiện cho khách du lịch tiếp cận khu du lịch.

Thứ hai, hạ tầng dịch vụ du lịch  Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng chuyên nghiệp tại các cơ sở lưu trú sẵn có của thành phố; có chính sách ưu đãi đặc thù thu hút các nhà đầu tư quy mô lớn quan tâm đầu tư nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 3 sao trở lên, trung tâm thương mại; đặc biệt ưu tiên đầu tư tại khu du lịch quốc gia Núi Sam: Công viên văn hóa Núi Sam; Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ  – Cáp treo Núi Sam; Khu du lịch Bắc Miếu Bà; Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng Thành phố Châu Đốc; Khu cảnh quan nghệ thuật Núi Sam; Khu dịch vụ thương mại kết hợp văn hóa du lịch Núi Sam; Trung tâm thương mại dịch vụ du lịch thành phố Châu Đốc; Khu liên hợp thể dục thể thao thành phố Châu Đốc; Khu du lịch sinh thái bãi bồi Vĩnh Mỹ; Cải tạo và mở rộng chợ Châu Đốc; Xây dựng nhà hát thành phố, định kỳ biểu diễn phục vụ khách du lịch; thực hiện chủ trương vận động xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng… Đồng thời với việc triển  khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng và công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, cần tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các thành  phần kinh tế ngoài nhà nước, từ cộng đồng dân cư cho các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, ăn uống cao cấp, trung tâm thương mại, mua sắm, dự án xây dựng các công trình vui chơi giải trí, dự án đầu tư tại các khu, điểm du lịch đã quy hoạch.Việc thu hút các nguồn vốn từ dân cư và tư nhân cho xây dựng hạ tầng  theo hướng: công trình hạ tầng chính, then chốt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm do nhà nước đầu tư, các hợp phần hạ tầng nhỏ gắn với công trình chính, mức đầu tư ít, sau đầu tư có thể khai thác để thu hồi vốn nhanh và trực tiếp, phù hợp với điều kiện của các nhà đầu tư tư nhân hoặc cộng đồng dân cư thì khuyến khích cộng đồng tham gia, góp vốn đầu tư.

Đối với hệ thống cơ sở vật chất khu vui chơi giải trí cần ưu tiên đầu tư xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao, dã ngoại kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi dân gian trong lễ hội.

Phát huy sản vật vùng thượng nguồn sông Mekong để tạo ra các món ẩm thực tươi, sạch, hấp dẫn, khác biệt để phục vụ trong các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống đặc biệt là mắm Châu Đốc đạt các tiêu chuẩn về giá trị dinh dưỡng và được ngành Y tế công nhận là một sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Đẩy mạnh việc nâng cấp và chỉnh trang đô thị, hoàn chỉnh hạ tầng đô thị theo tiêu chí văn minh, hiện đại xanh, sạch, đẹp gắn với tăng trưởng xanh. Triển khai thực hiện Đề án Chương trình phát triển đô thị thành phố Châu Đốc giai đoạn 2021 – 2024 và định hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết của HĐND thành phố được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) và ngày 26/02/2024. Tiếp tục trình HĐND thành phố thông qua 2 Đề án: Đề án thực hiện Chương trình phát triển nhà ở thành phố Châu Đốc giai đoạn năm 20242040 tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án chống ngập úng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp bảo vệ môi trường giai đoạn 2024-2040 tầm nhìn đến năm 2050. Tạo điều kiện thuận lợi, tích cực hỗ trợ nhà đầu tư về thủ tục hành chính, khảo sát nghiên cứu ý tưởng đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng để phát triển các sản phẩm mới, các khu vui chơi giải trí hiện đại thu hút du khách và phục vụ phát triển du lịch. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Tăng cường quản lý đầu tư công, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị đầu tư. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực, nhất là mạng lưới đô thị, đô thị hóa nông thôn, điện, thủy lợi, viễn thông, giáo dục, y tế, đầu tư nhà ở xã hội. Đầu tư phát triển kinh tế – xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đầu tư hệ thống xử lý nước thải giai đoạn hai và nhà máy xử lý rác thải.

Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận điểm đến: Rà soát những cơ chế, chính sách do Trung ương, tỉnh ban hành để áp dụng hoặc kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp. Thực hiện nhiều biện pháp nhằm xây dựng môi trường đầu tư công khai, minh bạch, từng bước hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông kết nối một cách đồng bộ, hỗ trợ xử lý vướng mắc để doanh nghiệp khởi nghiệp đạt hiệu quả. Huy động các nguồn lực của các nhà đầu tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ, tư vấn cho nhà đầu tư. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để tạo sự đồng tình của nhân dân trong quá trình triển khai, mời gọi đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố.

Thứ ba, hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông 

Trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Châu Đốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2030 đã xác định 2 khâu đột phá là: “Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với chỉnh trang đô thị, từng bước xây dựng đô thị du lịch thông minh, hiện đại”. Cụ thể hóa Nghị quyết, UBND thành phố ban hành Kế hoạch 152/KH-UBND ngày 16/11/2024 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội thành phố trên nền tảng ứng dụng công nghệ 4.0 giai đoạn 2025-2030, với mục tiêu cụ thể: “Huy động nguồn lực xã hội; hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng Đô thị văn minh – Du lịch an toàn” và đề ra một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau: Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kinh doanh và quảng bá, xúc tiến du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các ứng dụng trực tuyến phục vụ du khách tìm hiểu thông tin về thị trường du lịch An Giang cũng như thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, các ứng dụng này cũng như giúp các công ty du lịch tìm hiểu về xu hướng du lịch của khách; góp phần tăng cường mối liên kết vùng, trong nước và thế giới.

Vận hành Cổng thông tin du lịch và ứng dụng Du lịch thông minh áp dụng công nghệ 4.0, xây dựng cơ sở dữ liệu, từng bước phát triển du lịch thông minh đảm bảo thuận tiện nhất cho nhà đầu tư và khách du lịch đến Châu Đốc. Duy trì hoạt động website dulichtamlinhnuisam.n và Cổng thông tin điện tử Châu Đốc với nhiều nội dung hấp dẫn, có phong cách, phù hợp với các giá trị thương hiệu, thể hiện được các yếu tố nhận diện và phù hợp với thị trường, có đầy đủ các thông tin cập nhật về sản phẩm du lịch Núi Sam.

  • Triển khai áp dụng phần mềm quản lý khách du lịch trong các khách sạn, các cơ sở lưu trú du lịch.
  • Các điểm du lịch, các khu dịch vụ công cộng, cung cấp hệ thống wifi công cộng miễn phí phục vụ nhu cầu kết nối của người dân, du khách. Lắp đặt các trạm thông tin du lịch tiện ích ở những nơi có du khách tập trung đông trên địa bàn
  • Triển khai thực hiện mô hình du lịch thực tế ảo, bản đồ số, 3D tại khu du lịch.

3.2.3. Xây dựng “thương hiệu” sản phẩm du lịch lễ hội văn hóa trên cơ sở kết hợp truyền thống và hiện đại gắn liền với việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch đến các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc; ngoài nước tập trung liên kết phát triển tour xuyên biên giới An Giang – Campuchia – Thái Lan – Lào, các nước châu Á (tập trung thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc) và thế giới.

Tiếp tục đầu tư quảng bá mạnh mẽ cho hành trình du lịch tâm linh, du lịch di sản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế du lịch Châu Đốc tại các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch, trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên các trang mạng xã hội. Xây dựng hệ thống pano tuyên truyền điểm đến du lịch, Bộ Quy tắc ứng xử trong du lịch…; lắp đặt màn hình led tại các tuyến đường vào khu du lịch quốc gia Núi Sam.

Xuất bản ấn phẩm du lịch: Tờ rơi, tập gấp, postcard, bản đồ du lịch, sách ảnh, catlog xúc tiến, quảng bá tại các hội nghị, hội thảo, trưng bày sản phẩm, hội chợ du lịch. Sản xuất và phát hành video, chuyên trang, chuyên mục, phim phóng sự, gameshow giới thiệu tiềm năng du lịch, bản săc văn hóa các dân tộc, sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, gương điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trong quá trình phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

Chủ động mời các công ty lữ hành, chuyên gia du lịch, phóng viên báo, đài, tạp chí du lịch trong nước khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ tại khu du lịch, nhà hàng, khách sạn; hình thành tour, tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, liên khu vực để thu hút nhà đầu tư và khách du lịch đến với Châu Đốc.

Tổ chức cho đoàn cán bộ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tiêu biểu, các nhà vườn sinh thái, câu lạc bộ văn nghệ…học tập những mô hình tốt, cách làm hay về phát triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh phát triển để ứng dụng vào địa phương xây dựng mô hình du lịch cộng đồng.

Tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trao đổi thông tin chính sách pháp luật và tìm hiểu các dự án mời gọi đầu tư tại địa phương; tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tiếp xúc và tổ chức triển khai dự án đầu tư. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Cùng với việc xây dựng thương hiệu, cần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.

Khu di tích danh thắng núi Sam thành phố Châu Đốc hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, có giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng gắn với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nơi đây có quần thể di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia Với tiềm năng sẵn có, các danh lam thắng cảnh đều gắn với vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: khu di tích danh thắng Núi Sam – du lịch tâm linh với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm nét văn hóa dân gian.

Lễ hội Vía bà Chúa xứ núi Sam là lễ hội truyền thống hàng năm độc đáo của An Giang nói cung và Châu Đốc nói riêng, đã được công nhận là lễ hội cấp quốc gia vào năm 2001 và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2019. Hiện nay, đang thực hiện hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều này, khẳng định vị thế của lễ hội trong đời sống tinh thần sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng không chỉ ở Nam Bộ mà còn cả dân tộc Việt Nam và có sự gắn kết cộng đồng quốc tế. Lễ hội chính thức diễn ra từ ngày 22 tháng 04 đến 27 tháng 04 âm lịch nhưng thực tế khách du lịch, người hành hương đã đến tham quan, chiêm bái khu di tích ngay từ những ngày đầu năm Tết nguyên đán, kéo dài cho đến tháng 5 âm lịch. Số lượng khách hàng năm bình quân khoảng trên 4 triệu lượt người. Đây là nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Có thể mở rộng thêm các hoạt động đặc sắc thu hút du khách tham dự, như: Tổ chức các hoạt động nghi lễ: Phục dựng lễ rước tượng Bà, thỉnh Sắc thần,… theo dạng lễ hội đường phố; nghi thức “tắm Bà”, hưởng “lộc Bà”; Tổ chức trò chơi dân gian, các giải thể thao truyền thống (đua thuyền, đẩy gậy, kéo co, việt dã, bơi lội…); Tổ chức các chương trình liên hoan văn hóa dân tộc: đờn ca tài tử, ẩm thực, trái cây, thả diều, nhạc lễ, biểu diễn sân khấu, thời trang dân tộc, chọi gà, chim hót…  Thực hiện việc quản lý lễ hội theo Nghị định số 110/2022/NĐ-CP ngày 29/08/2022 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, cụ thể như sau: (1) Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; (2) Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội; (3) Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; (4) Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội; (5) Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật; (6) Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích [7]. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Các di sản, di tích và danh thắng, lễ hội văn hóa có vị trí quan trọng trong du lịch, là một trong hai loại tài nguyên của du lịch – đó là tài nguyên du lịch nhân văn. Do vậy, giữa công tác bảo tồn di sản văn hóa và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ này ngày càng thể hiện rõ trong việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa nói chung và việc bảo tồn di tích nói riêng với việc khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch. Vì vậy, trong thời gian tới, Châu Đốc tập trung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và vật thể: Hoàn thành các Đề án phát triển du lịch như hồ sơ khoa học Khu di tích danh thắng Núi Sam được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đến năm 2040; Xây dựng Kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử, tự nhiên của Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Lăng Ông Thoại Ngọc Hầu;

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đầu tư các dự án như Công viên văn hóa Núi Sam; Công trình tu bổ, sửa chữa Đình Vĩnh Tế, Cải tạo xây dựng bệ đá nơi Bà ngự…; Phối hợp với Phòng Di sản văn hóa, Bảo tàng tỉnh – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng và xây dựng kế hoạch trùng tu các hạng mục xuống cấp đối với 06 di tích cấp Quốc gia và 03 di tích cấp tỉnh, bảo đảm tính nguyên gốc, tính toàn vẹn và bền vững của di tích [46].

Với Châu Đốc hiện nay, khu di tích văn hóa, lịch sử Núi Sam cần phải được chú trọng đầu tư. Các cơ quan chuyên môn cần tham mưu cho UBND thành phố các cơ chế, chính sách phát triển du lịch, đặc biệt các chính sách ưu đãi đầu tư cho Khu du lịch Quốc gia. Nghiên cứu các chính sách riêng cho

Khu du lịch được hưởng ưu đãi giống như các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư phát triển du lịch. Hỗ trợ hướng dẫn về thủ tục, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký hoạt động trong lĩnh vực du lịch;

Khuyến khích kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch tại khu du lịch trọng điểm của thành phố theo hình thức xã hội hóa. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực: đầu tư, giải phóng mặt bằng, cơ chế ưu đãi nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trao đổi thông tin chính sách pháp luật và tìm hiểu các dự án mời gọi đầu tư tại địa phương; tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tiếp xúc và tổ chức triển khai dự án đầu tư. Đồng thời, phối hợp trình UBND tỉnh thành lập Ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Núi Sam, ban hành Quy chế quản lý, Quy chế hoạt động trong Khu du lịch Quốc gia.

Ngoài ra, còn phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng khác và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của thành phố Châu Đốc, cụ thể phát triển: (1) Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển du lịch tâm linh gắn với phát triển sinh thái sông nước; Thực hiện các dự án mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp phát triển sản phẩm du lịch; (2) Sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực và mua sắm như phối hợp tổ chức các lễ hội giới thiệu đặc sản vùng, miền như Ngày hội mắm An Giang – Nam Bộ, Ngày hội sản phẩm OCOP và hàng hóa đặc trưng các tỉnh thành…; Tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu, khai thác và phát triển các nhãn hiệu tập thể đặc trưng Châu Đốc. Khuyến khích, tạo điều kiện mở các điểm trưng bày, bán các sản phẩm hội họa, điêu khắc, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, các đặc sản như mắm Châu Đốc, khô cá tra phồng có chất lượng và giá cả hợp lý mang nét đặc trưng của Châu Đốc. Xây dựng kế hoạch phát triển nghề thủ công, chợ đêm tại phường châu phú A và khai khác sử dụng chợ Vĩnh Đông, phường Núi Sam có hiệu quả; (3) Hỗ trợ phát triển các thương hiệu đặc sản, sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho Du lịch Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung; (4) Triển khai có hiệu quả Đề án thực hiện thí điểm sử dụng xe bốn bánh gắn động cơ chạy bằng năng lượng điện chở khách du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc; (5) Nghiên cứu, xây dựng một số điểm dừng chân, trồng hoa, cây cảnh tạo hình ảnh độc đáo để khách du lịch tham quan, chụp ảnh lưu niệm; (6) Hình thành các khu phố ẩm thực, phố đi bộ, các hoạt động lễ hội…

3.2.4. Đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường tại khu du lịch

Xây dựng chính sách về bảo vệ môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện cho du khách. Vận hành tốt các Điểm thông tin và hỗ trợ du khách. Kiện toàn bộ máy Ban quản lý khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam; đồng thời xây dựng đường dây nóng để hỗ trợ du khách.

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại khu du lịch, tổ chức hướng dẫn cho các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại Khu du lịch Quốc gia Núi Sam thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện đối tượng, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; tăng cường kiểm tra, quản lý đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú, vui chơi giải trí hoạt động tại Khu du lịch quốc gia. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, củng cố nâng chất hoạt động các tổ chức nòng cốt, tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh trật tự xã hội, nhất là trên các tuyến đường, các địa điểm nơi khách tham quan và khu vực khách nghỉ dưỡng, tạo môi trường an toàn đối với khách du lịch.

Tiếp tục tổ chức và duy trì thực hiện có hiệu quả Đề án Tuyến phố đi bộ, đảm bảo an ninh trật tự trong mùa lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam. Tăng cường giám sát qua hệ thống camera đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên các tuyến đường Lê Lợi, Trưng Nữ Vương, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Tri Phương, Thủ Khoa Huân, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Tân Lộ Kiều Lương, Khu vực Miếu Bà và phường Núi Sam.

Tăng cường quản lý và phát triển cây xanh đô thị thành phố Châu Đốc giai đoạn 2024 – 2030. Tăng cường công tác vệ sinh đường phố, khu du lịch; bố trí những điểm tập trung rác thải; tổ chức kiểm tra thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, rác thải, chất thải tại khu du lịch đưa vào vận hành Nhà máy xử lý nước thải Núi Sam giai đoạn 1.. Nâng cấp, chỉnh trang hoặc xây dựng mới các công trình vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ nhân dân và khách du lịch.

Tuyên truyền vận động nhân dân chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường du lịch xanh – sạch – đẹp, an ninh trật tự tại nơi công cộng, khu di tích, khu du lịch. Thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các đối tượng bán hàng đeo bám, chèo kéo, gây phiền hà cho du khách; đồng thời cung cấp thông tin và khuyến cáo đối với người dân, du khách về những vấn đề cần lưu ý tại mỗi điểm đến.

3.2.5. Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao để đáp ứng sự hài lòng và thu hút du khách Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

“Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp”. Đây chính là khâu đột phá đã được xác định trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Châu Đốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 -2030. Để cụ thể hóa Nghị quyết, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc đã ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 16/11/2024 về Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, trọng tâm là phát triển du lịch giai đoạn 2024 – 2030. Trong Kế hoạch có nêu:“Tập trung đào tạo, chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống quản lý Nhà nước, nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp, khu di tích, điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; đào tạo nghề mà doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có nhu cầu, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch”.

Để tăng cường sự lãnh đạo, quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, cần xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc với độ chính xác cao và đầy đủ thông tin của các doanh nghiệp đang hoạt động, thông tin chi tiết về nguồn nhân lực cho ngành du lịch, hệ thống đào tạo ngành du lịch. Cần liên kết các cơ sở đào tạo, các trường đại học có kế hoạch đào tạo các ngành nghề du lịch trọng điểm, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động tại địa phương. Chú trọng nâng cao trình độ đào tạo Đại học, sau Đại học… gắn với sử dụng lao động sau đào tạo. Có chính sách hỗ trợ chi phí bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng du lịch ở địa phương.

Tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng học sinh lựa chọn nghề, lựa chọn trường, cơ sở đào tạo liên quan đến ngành du lịch và giới thiệu việc làm cho các em sau khi được đào tạo.

Đối với nguồn nhân lực công, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo nguồn, tuyển dụng cạnh tranh, bố trí sử dụng trên cơ sở phù hợp giữa năng lực với vị trí việc làm, chức danh, chức trách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, phát triển năng lực, thực hiện các chế độ, chính sách về tiền lương, đề bạt bổ nhiệm trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Thực hiện tốt chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là nguồn nhân lực địa phương. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ và thu hút nhân tài từ nơi khác đến làm việc tại Châu Đốc.

Tổ chức các lớp đào tạo cho đội ngũ công chức, viên chức du lịch từ thành phố đến cơ sở về nâng cao chuyên môn, kỹ năng trong quản lý; tạo điều kiện cho đội ngũ này tham gia các lớp tập huấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức để được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với nguồn nhân lực xã hội: (1)Đào tạo trình độ sơ cấp: Quản lý khách sạn nhỏ; nghiệp vụ nhà hàng; quản lý lữ hành; nghệp vụ buồng; nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; quản lý bếp (nâng cao); nghiệp vụ lễ tân; kỹ thuật chế biến món ăn Âu, Á; nghiệp vụ điều hành tour; kỹ thuật pha chế thức uống; kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam; nghiệp vụ an ninh khách sạn – nhà hàng; (2)Đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng nghiệp vụ du lịch: du lịch Homestay; du lịch cộng đồng dành cho lực lượng xe ôm; nghiệp vụ du lịch dành cho tài xế và nhân viên phục vụ; du lịch cộng đồng dành cho lực lượng bán hàng hóa, đặc sản địa phương, bán hàng rong; nghiệp vụ du lịch cho thuyền viên và người lái tàu; (3)Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch.

Ký kết hợp tác, biên bản ghi nhớ với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn với mục đích cử cán bộ quản lý và nhân viên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng quản lý và kỹ năng phục vụ du lịch.Tăng cường kiểm tra chứng chỉ nghề đối với lao động làm việc tại các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, cơ sở sản xuất kinh doanh. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Huy động các nguồn lực cho phát triển nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội thành phố, chú trọng huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp,… tham gia vào quá trình quản lý kinh tế – xã hội thành phố. Rà soát việc thực hiện các chính sách Nhà nước đã ban hành; nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư vào đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phát triển kinh tế – xã hội thành phố.

Đào tạo ngoài Nhà nước từng bước trở thành động lực, góp phần phát huy, bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố.

3.2.6. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Châu Đốc

Xây dựng chính sách về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch. Tuyên truyền rộng rãi về vai trò của ngành du lịch, các thông tin về định hướng, chính sách và hoạt động du lịch đến các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức và cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp, cộng đồng về phát triển du lịch, ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di sản, tôn trọng pháp luật và ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với khách du lịch trong kinh doanh dịch vụ du lịch, văn hóa, bảo vệ hình ảnh, môi trường góp phần phát triển bền vững.

Tiếp tục triển khai Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch, tài liệu 260 năm từ Châu Đốc đạo đến thành phố Châu Đốc, truyền thuyết và giai thoại vùng biên thùy Châu Đốc; Châu Đốc – Di tích, danh thắng và đặc sản trong các trường học, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, Ban quản lý di tích, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và cộng đồng dân cư đồng thời phát động phong trào “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện cho học sinh đi tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trong Khu du lịch Quốc gia Núi Sam để được trải nghiệm từ đó có ý thức tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường tại khu du lịch.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, kinh doanh đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng phát triển lĩnh vực du lịch và tăng sức hút với khách. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch. Chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp du lịch; xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh. Hỗ trợ hướng dẫn về thủ tục, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký hoạt động trong lĩnh vực du lịch; Khuyến khích, mời gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch thành phố. Đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư đăng ký thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở nhận định, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang thời gian qua và định hướng phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới, tác giả đã đề ra 06 nhóm giải pháp tập trung vào hoàn thiện cơ cấu tổ chức, công tác quản lý nhà nước về du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường… nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên. Các giải pháp cơ bản này nếu được thực hiện một cách linh hoạt và có sự phối hợp đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, để ngành du lịch Châu Đốc ngày càng phát triển, giữ vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Hoạt động du lịch có vai trò quan trọng với sự phát triển đất nước. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 16/01/2021 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch” [2, tr. 2].

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Thành phố Châu Đốc đã đề xuất được các chính sách phát triển du lịch và đạt được những thành tựu đáng kể như Châu Đốc đã có những định hướng chính xác trong khai thác thị trường khách du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; phát triển hạ tầng du lịch; công tác quảng bá, xúc tiến; xây dựng và truyền thông thương hiệu du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững; liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch…Nguyên nhân của những thành tựu chính là thành phố Châu Đốc – Điểm đến an toàn, thân thiện sẽ là lựa chọn hấp dẫn của nhiều du khách. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cũng còn một số hạn chế nhất định, đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đôi lúc còn thiếu quyết liệt; thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương; Trách nhiệm phối hợp, tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan còn hạn chế, thiếu đồng bộ; Việc điều chỉnh chính sách thực hiện phát triển du lịch còn hạn chế; Chưa phát huy hết vai trò theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch… Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Để chính phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang được thực hiện ngày càng hiệu quả hơn, đóng góp ngày càng lớn vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì trong thời gian tới, cần nhiều giải pháp thực hiện được triển khai đồng bộ và chặt chẽ. Từ việc hoàn thiện cơ chế chính sách, đến nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vai trò của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; tăng cường sự phối hợp giữa các sở ban ngành tỉnh, chính quyền địa phương; kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; nâng cao vai trò của cộng đồng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch; tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư; tích cực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử; có chiến lược đúng đắn trong thực hiện khai thác di sản văn hóa gắn với du lịch, hình thành tour du lịch liên kết vùng hấp dẫn và kinh tế; tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư… sẽ là những giải pháp cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện có hiệu quả, mang tính khả thi cao, thì điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, sự nhận thức đúng đắn của những chủ thể thực chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang trong hiện tại và tương lai.

Với các tiềm năng thế mạnh về vị trí địa lý, các di tích lịch sử văn hóa, nhiều danh lam thắng cảnh và ẩm thực phong phú, đa dạng, thành phố Châu Đốc có tiềm năng thuận lợi trong phát triển du lịch, đưa Châu Đốc trở thành đô thị du lịch thông minh, an toàn, là điểm đến thân thiện của du khách. Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993