Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Một số giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn xã
Để triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVI về phát triển du lịch sinh thái làng nghề và tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể đến năm 2020 cơ bản xã Hồng Vân trở thành xã Du lịch sinh thái làng nghề đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua tại kỳ họp thứ 4 HĐND xã Hồng Vân khóa XXI đến nay công tác phát triển du lịch sinh thái làng nghề đã đạt được những bước phát triển đáng khích lệ cụ thể là:
3.1.1. Lượng khách đến tham quan trải nghiệm về du lịch sinh thái.
Hàng năm xã Hồng Vân đón khoảng hơn 20 nghìn lượt khách đến tham quan trải nghiệm. Đặc biệt tập trung chủ yếu ở 2 làng nghề là Xâm Xuyên và cơ giáo, bởi nơi đây tập trung các nhà vườn cây cảnh nghệ thuật, các cơ sở sản xuất nhân giống hoa và nông trại giáo dục.
Tuy nhiên, trên thực tế lượng khách đến tham quan trải nghiệm tập trung chủ yếu là các cháu học sinh sinh viên đến thăm quan học tập trải nghiệm tại mô hình nông trại giáo dục. Lượng khách đến thăm quan du lịch tự do vẫn còn rất hạn chế do các điểm khai thác du lịch chưa được đầu tư chuyên sâu và bài bản để thu hút khách thăm quan.
Trong những năm qua xã đã chủ động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi công cộng khác tạo động lực để phát triển các ngành kinh tế trong xã đặc biệt là du lịch sinh thái trải nghiệm. Hệ thống giao thông được kết nối từ khu trung tâm xã đến tất cả các thôn trong toàn xã với 19 tuyến đường đã được đặt tên và thực hiện trồng cây cảnh quan, gắn biển tên đường đảm bảo hoạt động giao thông luôn thuận tiện và dễ dàng liên thông với các thôn trong toàn xã phục vụ khách đến thăm quan trải nghiệm tại các điểm du lịch. Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân.
3.1.2. Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch
Cơ sở lưu trú trên địa bàn còn quá ít, chưa thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Cùng với hạ tầng du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng cũng phải được nâng cấp đồng bộ. Vì thiếu sự đa dạng về dịch vụ, cơ sở vật chất còn hạn chế nên chưa
Cơ sở ăn uống thường phát triển song song với cơ sở lưu trú và nó là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển du lịch. Chính vì cơ sở lưu trú trên địa bàn quá ít mà chủ yếu chỉ là phục vụ khách lưu trú mà không phát triển dịch vụ ăn uống kèm theo nên hiện nay địa bàn xã có 02 cơ sở phục vụ khách du lịch ăn uống tại chỗ.
Hiện trên địa bàn xã có 12 nhà vườn phục vụ khách mua sắm hàng hóa, hàng lưu niệm mang đậm chất đặc sản địa phương như: Trà chùm ngây của HTX hoa cây cảnh, các loại cây cảnh như: Xanh, si, đa, các loại hoa như: Hoa hồng…. Tuy nhiên, số lượng và chủng loại hàng hóa, hàng lưu niệm vẫn còn ít và chưa chú trọng đầu tư chuyên sâu nên không thu hút được người mua. Do vậy, trong năm 2025 các nhà vườn, đặc biệt là các mô hình thí điểm cần đa dạng hóa các mặt hàng theo hướng chuyên sâu đối với từng cơ sở để tạo động lực thu hút khách đến tham quan mua sắm.
3.1.3. Dịch vụ vận tải phục vụ khách du lịch
Về cơ sở hạ tầng giao thông đã được đầu tư tương đối tốt. Tuy nhiên, để phục vụ đưa đón khách du lịch xã cần phải có kế hoạch đầu tư xe điện để đưa đón khách đến tham quan tại các điểm du lịch đã được kết nối. Quý 4 năm 2024 Hợp tác xã hoa cây cảnh đã thực hiện đầu tư thí điểm 2 xe điện với tổng giá trị khoảng 500 triệu đồng, trước mắt để phục vụ khai thác thí điểm theo kế hoạch 8 mô hình du
Các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch còn thiếu và hiện chưa được đầu tư.
Để thu hút được khách du lịch tham quan UBND xã thực hiện kế hoạch xã hội hóa các khu vui chơi, kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân có tiềm lực về kinh tế để thực hiện. Dự kiến cuối năm 2025 sẽ triển khai khu vui chơi giải trí tại khu vực trung tâm xã.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.2. Định hướng xây dựng phát triển xã du lịch Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân.
3.2.1. Định hướng về đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Khi thực hiện đón các tour tham quan đến cần chú ý khai thác các yếu tố mang những dấu ấn văn hóa bản địa như: Khu nhà bia Nguyễn ý, Lăng đá Quận Vân, khu di tích Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung…Thăm quan và trải nghiệm tại các nhà vườn, thăm nhà dân, thăm quan học việc cách trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh, sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương như : trà chùm ngây, cây cảnh nghệ thuật, hoa hồng…
Bên cạnh những dịch vụ hướng đến du lịch sinh thái bản địa, cũng cần tập trung quan tâm đến nhu cầu mua sắm của khách đến tham quan, đây cũng là nguồn thu góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch tại địa phương.
Tập trung các nghệ nhân có tay nghề cao trong lĩnh vực sản xuất hoa cây cảnh nghề thuật, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, kích cỡ phục vụ khách thăm quan.
3.2.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng
Trong lĩnh vực du lịch hạ tầng cơ sở là một phần quan trọng trong việc khai thác tiềm năng du lịch. Hạ tầng cơ sở du lịch của xã đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên mới chỉ là hạ tầng về giao thông, còn lại các cơ sở hạ tầng khác vẫn còn rất nhiều hạn chế so với yêu cầu chung của phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là hệ thống trang thiết bị như: xây dựng điểm đón trả khách tại các điểm du lịch, các biển hiệu chỉ dẫn đến các tour, hệ thống đèn đường phục vụ khách tham quan trải nghiệm ban đêm…đặc biệt là hệ thống thu gom rác thải rắn tại các điểm tập trung chưa được hoàn thiện.
Ưu tiền hàng đầu của phát triển du lịch sinh thái là phải xây dựng được các tuyến đường dẫn vào các điểm tham quan, nâng cấp sửa chữa những đoạn đường đã bị xuống cấp, giúp cho việc vận chuyển, đi lại dễ dàng để khách đến tham quan được thuận tiện.
Cơ sở hạ tầng về nguồn cung cấp nước sạch cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái, đây là một trong những tiêu chí đánh giá phát triển du lịch sinh thái bền vững, hiện nay các nguồn nước tại các giếng khoan truyền thống không còn đảm bảo vì ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục bởi hiện nay trên địa bàn xã đã xây dựng được 01 nhà máy nước sạch có công suất phục vụ nước sạch cho 5 xã phía đông huyện Thường Tín, do vậy đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi trong việc phát triển du lịch sinh thái của xã.
Hệ thống điện và hệ thống thông tin liên lạc đã được đầu tư nâng cấp đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng và phát triển trong những năm tiếp theo.
3.2.3. Định hướng về nhân lực Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân.
Chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm du lịch. Do đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên cũng như đội ngũ phục vụ là rất quan trọng.
Cần thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch tham gia các lớp bồi dưỡng và học tập thực tế tại các điểm du lịch nổi tiếng để có kinh nghiệp phục vụ khách du lịch tốt hơn.
Nhất thiết cần thành lập các ban giám sát chất lượng phục vụ khách du lịch của các cơ sở du lịch trên địa bàn để thường xuyên kiểm tra chất lượng phục vụ từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và tìm ra phương hướng mới trong công tác đào tạo đội ngũ phục vụ du lịch của địa phương.
3.2.4. Định hướng về tổ chức quản lý
Xây dựng ban quản lý du lịch của địa phương có cán bộ địa phương tham gia quản lý và lãnh đạo. Qua đó từng bước xây dựng được đội ngũ làm công tác du lịch là các đoàn viên thanh niên chuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ vui chơi giao lưu phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp bài bản Mô hình quản lý cần mở rộng có sự tham gia của các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và được hưởng lợi từ phát triển du lịch sinh thái làng nghề.
Mở các lớp đào tạo tập huấn chuyên nghiệp cho các hướng dẫn viên và người dân tham gia phát triển du lịch trên địa bàn.
3.2.5. Định hướng công tác xúc tiến quảng cáo du lịch địa phương
Công tác quảng bá xúc tiến du lịch là yếu tố quan trọng. Đặc biệt cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và chính quyền địa phương để thúc đẩy du lịch phát triển.
Cần đầu tư nghiên cứu đa dạng hóa các loại hình quảng cáo như: Xây dựng các trang thông tin quảng cáo qua mạng xã hội, báo đài, internet….đường đến dẫn vào các điểm du lịch cần phải đầu tư biển quảng cáo, pa nô áp phích, biển chỉ dẫn, những lời giới thiệu gây sự quan tâm chú ý của du khách đến tham quan. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến các hình thức maketting hiệu quả khác như gửi thư ngỏ đến các công ty, cơ quan, trường học với chương trình tour được thiết kế phù hợp đẹp mắt mang tính thuyết phục cao. Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân.
Thiết kế trang Web riêng đề đưa hình ảnh, thông tin, quảng bá du lịch của xã đến gần hơn với khách có nhu cầu tham quan du lịch sinh thái.
3.2.6. Định hướng môi trường tự nhiên
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý tốt rác thải, chất thải, không để nước thải trực tiếp xả thải ra hệ thống mương máng thoát nước.
Cần đầu tư hơn nữa công tác thu gom và xử lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường.
Xây dựng các pano áp phích biển báo bảo vệ môi trường đặc biệt là ý thức của nhân dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, có nội quy quy định cụ thể để có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm.
3.2.7. Định hướng về môi trường nhân văn
Cần có kế hoạch dài hạn để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của chủ trương phát triển du lịch sinh thái làng nghề, xây dựng một môi trường du lịch lành mạnh, hiệu quả phục vụ khách thăm quan. Đặc biệt cần nêu cao ý thức của nhân dân trong việc xây dựng hình ảnh người Hồng Vân thân thiện mến khách.
3.2.8. Khai thác, phục hồi các làng nghề truyền thống của địa phương.
Trên địa bàn xã hiện có 2 làng nghề hoa cây cảnh là Làng Xâm Xuyên và Làng cơ giáo đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận năm 2020, đây là điều kiện thuận lợi trong việc khai thác các làng nghề truyền thống của địa phương kết hợp với các điểm du lịch văn hóa tại các vùng lân cận, khuyến khích người dân tham gia phát triển du lịch tạo công ăn việc làm cải thiện đời sống vật chất và tình thần của nhân dân.
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái làng nghề Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân.
3.3.1. Đổi mới phát triển du lịch.
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái là những hoạt động mang tính trải nghiệm thực tế, do vậy muốn thu hút được khách du lịch cần phải phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Bên cạnh đó các điểm du lịch cần phải có sự đầu tư chuyên sâu, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp để thu hút khách du lịch tham quan trải nghiệm thường xuyên.
3.3.2. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước.
Để phát triển du lịch một cách bền vững nhất thiết phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền đặc biệt là chính quyền trực tiếp quản lý.
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố được cân nhắc và đáng lưu ý đối với nhân viên phục vụ du lịch, việc đào tạo một cách bài bản chuyên nghiệp giúp cho nhân viên có những kỹ năng cần thiết đề phục vụ tốt hơn.
Cần có những chương trình huấn luyện nhân viên định kỳ, kiểm tra kiến thức cũng như kỹ năng nghiệp vụ cần thiết của nhân viên tại các điểm du lịch, có chính sách khen thưởng hợp lý công bằng.
Mời các trường, các trung tâm có chức năng về du lịch đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, để họ có những định hướng, sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới, ngoài những kiến thức cần thiết về giới thiệu các điểm du lịch, cần trang bị thêm những kỹ năng như kể chuyện, ngâm thơ, hát hò phục vụ du khách.
Trong quá trình đào tạo bồi dưỡng cần phải có sự thu thập phản hồi ý kiến của các thành viên trong đội ngũ nhân viên, vì họ là những người trực tiếp xúc với công việc nên họ hiểu những khó khăn và những thay đổi cần thiết phù hợp với việc phát triển du lịch của địa phương.
3.3.4. Giải pháp về vốn.
Cần huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển các mô hình cũng như các điểm khai thác du lịch như:
- Nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch
- Nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển các mô hình như mô hình, các điểm văn hóa sẵn có phục vụ khách tham quan.
3.3.5. Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương. Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân.
Phối hợp với chính quyền cơ sở, các chi hội như đoàn thanh niên, phụ nữ… phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương tạo ra các sản phẩm đặc trưng phục vụ khách tham quan mua sắm.
Chính quyền địa phương cũng cần có những giải pháp như tìm nguồn vốn vay cho các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển du lịch sinh thái nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân tại địa phương.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động du lịch của chương 2. Chương 3 đã đưa ra những giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về tổ chức quản lý, về xúc tiến quảng bá, liên kết, hợp tác..để khác phục những điểm yếu để phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Bên cạnh các giải pháp cho từng yếu điểm thì tác giả đã dành riêng một phần để nói về giải pháp phát triển bền vững. Bởi vì đây là yếu tố sống còn đối với một điểm du lịch. Nếu như khai thác để phát triển du lịch một cách ồ ạt thì chỉ trong một thời gian ngắn khi các tài nguyên đã bị khai thác triệt để, môi trường ô nhiễm, những bản sắc bị bào mòn và thương mại hoá thì địa điểm đó sẽ không thể nào khai thác du lịch, mặt khác để lại những hệ luỵ cho người dân sinh sống tại xã Hồng Vân.
Phần thứ 3 tác giả trình bày tại chương 3 đó chính là những đề xuất xây dựng và nâng cấp các hạng mục cũng như tạo ra các tuyến du lịch mới giúp tăng giá trị khai thác và mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách du lịch.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua quá trình thực hiện luận văn “Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” tác giả đã rút ra được những kết luận như sau:
- Tiềm năng phát triển Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân.
Tài nguyên du lịch xã Hồng Vân khá phong phú và đa dạng, hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. Đó chính là tài nguyên nhân văn, các điểm tâm linh, khu sinh thái, nhà vườn, làng nghề… rất phù hợp để hình thành và phát triển du lịch làng nghề, tham quan, nghỉ dưỡng,..
Với vị trí địa lý thuận lợi cách thủ đô Hà Nội 20km về phía Nam, nằm dọc theo đê sông Hồng, tuyến đường quốc lộ cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình giao thông mới giúp cho xã Hồng Vân có một điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc tiếp đón khách du lịch trong và ngoài nước.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội và dân sinh đang được tập trung đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên nếu muốn phát triển du lịch thì cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa.
Chương trình phát triển du lịch địa phương “Nhà nước và dân cùng làm” đã mang lại hiểu quả trong việc khai thác du lịch xã Hồng Vân, việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ một vùng thuần nông thành một nơi có hoạt động dịch vụ du lịch. Kết hợp vừa sản xuất vừa hoạt động du lịch, làng nghề, nhà vườn, mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào du lịch. Tuy nhiên cần đẩy mạnh hơn nữa và có sự quản lý chặc chẽ của nhà nước, tránh trường hợp dân làm tự phát phá vỡ đi quy hoạch chung của vùng.
Các cơ quan ban ngành trong huyện Thường Tín đã, đang có sự quan tâm đặc biệt tới công tác xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, góp phần bổ trợ cho sự phát triển du lịch xã Hồng Vân.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện hồ sơ công nhận điểm “Du lịch làng nghề xã Hồng Vân” (tháng 10 năm 2024). Ngày 20 tháng 01 năm 2025, xã chính thức đón nhận quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân.
Sở đã chủ động tích cực tổ chức các khoá tập huấn về nghiệp vụ cơ bản nhằm nâng cao nhận thức và khả năng sẵn sàng tham gia hoạt đông du lịch của người dân. Việc phát triển du lịch tại xã Hồng Vân phần nào đã giải quyết được việc làm cho người dân địa phương, nâng cao trình độ dân trí, ý thức cộng đồng.
- Về hiện trạng khai thác Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân.
Khai thác du lịch xã Hồng Vân vẫn còn mang tính tự phát rất nhiều, sản phẩm bị trùng lập, thiếu sáng tạo và thương mại hoá các giá trị văn hoá bản địa. Thiếu sự giám sát, quản lý chặt chẽ từ cơ quan ban ngành.
Vấn đề gìn giữ vệ sinh môi trường cũng là một vấn nạn nhức nhói. Từ việc vệ sinh môi trường của người dân địa phương cho đến các thiết bị vệ sinh công cộng đều không đảm bảo yêu cầu phục vụ du lịch.
- Về định hướng và giải pháp phát triển.
Du lịch làng nghề kết hợp sinh thái là loại hình vừa khai thác phục vụ du lịch vừa góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương. Đó còn là mối giao hoà về mặt văn hoá nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương.
Du lịch làng nghề xã Hồng Vân là có mối liên quan trực tiếp với môi trường thiên nhiên, chính vì thế cần phải có giải pháp phát triển du lịch bền vững. Tài nguyên du lịch tại xã Hồng Vân đang được khai thác tuy nhiên nếu chỉ phát triển du lịch thì trong tương lai tài nguyên sẽ cạn kiệt và ô nhiễm, chính nó sẽ giết chết môi trường du lịch. Chính vì thế việc phát triển du lịch bền vững cần phải đẩy mạnh ngay từ trong suy nghĩ của những người làm du lịch qua đinh phướng phát triển bền vững. Phát triển du lịch bền vững nó không phải là một hướng đi mà nó là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu không muốn du lịch xã Hồng Vân đi vào ngõ cụt. Tác giả đã đưa các biện pháp và định hướng cụ thể cho phát triển du lịch bền vững tại xã Hồng Vân.
Qua đề tài nghiên cứu, tác giả chú trọng làm rõ những ưu thế về nguồn tài nguyên, về vị trí nhằm tạo ra nền tảng cơ sở trong phát triển du lịch xã Hồng Vân. Tạo ra sự khác biệt, sáng tạo và tạo ra nhiều cơ hội để đa dang hoá chương trình du lịch, đối tượng khách du lịch, và kéo dài thời gian lưu trú. Tác giả đã đưa ra định hướng về đối tượng khách, sản phẩm, quản lý, liên kết vùng, và đưa ra các giải pháp cụ thể. Giúp du lịch xã Hồng Vân không chỉ phát triển mà còn phải phát triển bền vững.
Mặc dù tác giả đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thành luận văn cũng như thực hiện các đợt khảo sát, nhưng với sự hiểu biết còn hạn chế nên nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý từ quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Luận văn: Giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái làng nghề xã Hồng Vân
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com