Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng:
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2018 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 97/2019/QĐ-TTg, theo đó một trong những quan điểm phát triển chủ đạo là: ”Phát triển du lịch bền vững theo định hướng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá lịch sử” . Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa các nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa đất nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2030, du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.”
Từ quan điểm và mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2018 – 2030, tổng cục du lịch Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ của ngành:” xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý đến sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử, đa dạng hoá sản phẩm chuyên đề phù hợp để thoả mãn nhu cấu ngày càng tăng của khách du lịch”
Dựa vào những định hướng trên và chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư trung ương Đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, tiềm năng du lịch và điều kiện thực tiễn kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngành du lịch phát triển theo hướng: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Phát triển lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm mục tiêu chính; tổ chức các hoạt động du lịch, phát triển sản phẩm và cơ sở hạ tầng kinh tế du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc để phát triển bền vững du lịch.
Duy trì và mở rộng các loại hình du lịch.
Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các ngành, các cấp có liên quan đến du lịch; xã hội hoá hoạt động du lịch, giáo dục và khuyến khích mọi thành phần và cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch bằng một hệ thống cơ chế và chính sách thích hợp.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch có hiệu quả. Liên kết chặt chẽ với các đơn vị có thế mạnh về tài chính, nguồn khách và các nguồn lực khác trong nước và nước ngoài. Tăng cường hoạt động của Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh và phát triển mạnh quan hệ với các hãng lữ hành tại các thị trường trọng điểm gởi khách trong nước cũng như nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.1.2. Quy hoạch Du lịch Huyện Côn Đảo
Côn Đảo đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của Việt Nam. Quy hoạch Du lịch Tổng thể Việt Nam giai đoạn 2012-2030 đã chỉ rõ: Côn Đảo cùng với Vũng Tàu và Long Hải, là một trong 7 điểm đến trọng yếu của cả nước. Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam 2018-2030 xác định Côn Đảo là một trong 21 điểm du lịch quốc gia cần được phát triển trong chiến lược quốc gia.
Danh sách các tài liệu quy hoạch quan trọng mới nhất và có liên quan:
- Quy hoạch Tổng thể về Phát triển Côn Đảo đến năm 2030 do Bộ Xây dựng phê duyệt năm 2012
- Dự án Phát triển Du lịch Côn Đảo giai đoạn 2020 – 2030 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt [theo Quyết định 1927/2020/QD.UB ngày mùng 4 tháng 12 năm 2020]
- Quy hoạch Tổng thể về Phát triển Du lịch Sinh thái tại Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn 2017-2021 do Văn phòng Viện Quy hoạch rừng tại Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn và được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt [theo Quyết định 985/QD.UB ngày mùng 02 tháng 3 năm 2017]
- Quy hoạch Tổng thể về bảo tồn, phát huy và gìn giữ những giá trị lịch sử của huyện Côn Đảo, do Thủ tướng phê duyệt [theo Quyết định 200/2018/QD-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2018]
- Báo cáo về Định hướng phát triển du lịch cho huyện Côn Đảo do VNAT biên soạn năm 2021
- Đề án phát triển kinh tế xã hội cho huyện Côn Đảo đến năm 2020, ,do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [theo Quyết định 264/2022/QĐ -TTg ngày 25 tháng 10 năm 2022] với những quan điểm phát triển:
“Xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế – du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam và phát triển, nâng cao giá trị Vườn quốc gia Côn Đảo”.
3.1.3. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của huyện Côn Đảo:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, gần như nguyên sơ với các bãi biển xanh – sạch – đẹp, tính đa dạng sinh học cao.
- Di tích lịch sử đặc biệt tầm cỡ quốc gia và nổi tiếng trên toàn thế giới với biệt danh: “địa ngục trần gian”- hệ thống nhà tù và trại giam chính trị. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư du lịch.
- Du khách đến với Côn Đảo ngày càng tăng. Doanh thu đem lại từ hoạt động này ngày càng tăng.
- Cộng đồng địa phương rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh du lịch…
- Sự quan tâm đầu tư của chính phủ, của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đối với ngành du lịch của huyện Côn Đảo (nghị định 264/2022/QĐ-TTg…)
3.1.4. Nhu cầu xã hội:
Như đã trình bày ở phần mở đầu, ngành du lịch đã đem lại cho các nước trên thế giới nguồn ngoại tệ lớn. Vì vậy các nước (đặc biệt là các nước đang phát triển) ra sức khai thác du lịch mà chưa quan tâm đến công tác bảo tồn tài nguyên làm cho tài nguyên du lịch bị suy giảm nghiêm trọng, góp phần làm mất cân bằng môi trường sinh thái. “Làm thế nào để đáp ứng nhu du lịch cho thế hệ tương lai?”- đó là câu hỏi không chỉ được đặt ra cho những người làm du lịch mà cả những người tham gia du lịch và các ngành kinh tế khác bởi các ngành kinh tế luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau => “phát triển bền vững du lịch” là nhu cầu cấp thiết.
Đời sống công nghiệp căng thẳng, không gian đô thị chật hẹp lại ô nhiễm, nhu cầu được sống với thiên nhiên trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống; đặc biệt khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, nhu cầu khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá lịch sử độc đáo của các nước ngày càng trở nên phổ biến.
Côn Đảo có đầy đủ điều kiện để xây dựng và phát triển bền vững du lịch. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế huyện Côn Đảo mà còn có ý nghĩa như là điểm du lịch bền vững điển hình, từ đó nhân rộng thêm các điểm khác trên đất nước và dần dần phát triển bền vững ngành du lịch Việt Nam.
3.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
3.2.1. Định hướng chung:
Theo tôi hiểu, phát triển bền vững là phát triển muôn đời. Phát triển bền vững ngành du lịch phải làm cho các tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Mà tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên tự nhiên chỉ phát triển bền vững khi chúng phát triển theo quy luật tự nhiên. Tài nguyên nhân văn (theo tôi ngoài các di tích lịch sử – cách mạng, các công trình văn hóa…, thì các linh hồn cộng sản bất diệt, người dân địa phương và bản sắc văn hóa của họ cũng chính là tài nguyên nhân văn vô giá) phát triển bền vững khi được duy trì và lưu truyền mãi mãi.
Dựa vào những căn cứ trên, đặc biệt dựa vào nghị định 264/2022/QĐ-TTg và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đồng thời dựa vào những nguyên tắc phát triển bền vững du lịch, tôi xin đưa ra các định hướng chung về phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo như sau:
Trước tiên, xây dựng Côn Đảo thành trường học lớn, thành bảo tàng sống nhằm giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam – đối tượng đầu tiên cần nhắm tới của ngành du lịch Côn Đảo, về lịch sử đấu tranh hào hùng giải phóng dân tộc của đất nước; về tính đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên và ý nghĩa của nó trong khu dự trữ sinh quyển của thế giới, tăng cường đầu tư gián tiếp vào du lịch nhằm làm tăng thêm tính hoang sơ – hoang dã của quần đảo.
- Xây dựng ngành du lịch có chất lượng – đưa ra tiêu chuẩn cao cho các sản phẩm và dịch vụ du lịch đồng thời thu về giá trị kinh tế cao trên số lượng ít du khách.
- Xây dựng ngành du lịch hiệu quả:
- Lấy chỉ tiêu môi trường làm thước đo cho sự phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Tăng khả năng thu lợi nhuận của ngành du lịch.
- Tập trung vào các thị trường khách mục tiêu.
- Quản lý sức chứa về xã hội và môi trường nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường du lịch.
- Giữ gìn tính toàn vẹn các giá trị lịch sử, văn hóa cúa Côn Đảo.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.
Xây dựng các loại hình du lịch đặc biệt thích hợp như: khám phá thiên nhiên hoang dã, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu lịch sử thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Xây dựng các loại hình dịch vụ có chất lượng cao nhưng đảm bảo tính đồng bộ, đặc sắc và phù hợp nhưng không làm tổn hại đến môi trường: hướng dẫn, vận chuyển, các cơ sở lưu trú và các dịch vụ khác.
Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng hấp dẫn du khách làm tăng thời gian lưu trú, mức chi tiêu cũng như sự quay trở lại của du khách.
3.2.2. Định hướng tổ chức không gian du lịch huyện Côn Đảo đến năm 2035 Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Hình 6: Lược đồ định hướng các điểm, tuyến du lịch côn Đảo đến năm 2035
- Không gian phát triển du lịch Côn Đảo: cả 16 hòn đảo và vùng biển xung quanh (trừ khu vực cấm).
- Đối với các đảo, sẽ tổ chức khai thác du lịch dựa trên tính đặc thù về tài nguyên du lịch của từng đảo.
- Đối với vùng biển xung quanh các đảo, sẽ tổ chức các hoạt động du lịch từ mép các đảo ra tới độ sâu 20 mét.
3.2.2.1. Điểm du lịch:
Khu định cư Côn Sơn (bao gồm cả bãi An Hải và Lò Vôi):
Đây là khu vực mà tất cả các hoạt động và phát triển du lịch đều được phép, bao gồm việc đón khách, xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật du lịch (nhưng phải phù hợp và tổn hại tối thiểu đến môi trường du lịch, chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền địa phương). Riêng hệ thống nhà tù và văn hóa cộng đồng của huyện Côn Đảo chỉ được khai thác khi có sự cho phép của cơ quan quản lý, của cộng đồng địa phương nhằm bảo tồn tổng thể các di sản và giá trị văn hóa.
Khu vực Định cư Côn Sơn là trung tâm của các hoạt động và phát triển du lịch của huyện Côn Đảo.
Tại điểm du lịch này, du khách sẽ nghỉ tại các khách sạn ở thị trấn huyện Côn Đảo và tham gia các loại hình du lịch sau:
- Thăm nhà bảo tàng Cách mạng, nghĩa trang Hàng Dương, các trại giam.
- Leo núi Thánh Gía.
- Đi xe đạp từ sân bay Cỏ Ống đến Bến Đầm.
- Đi bộ thăm quan hồ nước ngọt An Hải, Quang Trung và các cảnh đẹp khác.
- Tắm biển và câu cá.
- Mua đồ lưu niệm tại chợ Côn Đảo.
Hướng phát triển: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình văn hóa phục vụ cho loại hình du lịch lịch sử cách mạng; đồng thời xây dựng nhà hát (tụ điểm biểu diễn nghệ thuật) để tái hiện lại những nhân vật lịch sử thông qua các hoạt động nghệ thuật truyền thống như cải lương, hát bội…
- Xây dựng các nhà nghỉ tại nhà dân, cơ sở lưu trú theo phong cách boutique và cơ sở lưu trú dưới dạng các khu du lịch nhỏ ở thị trấn hoặc dọc bãi biển An Hải và Lò Vôi
- Triển khai trung tâm thông tin du lịch và thêm các dịch vụ hỗ trợ du lịch như các nhà hàng, cửa hàng lưu niệm và các dịch vụ cho thuê phục vụ các hoạt động du lịch
- Du lịch bãi biển như tắm biển, lặn có ống thở, lướt sóng và tàu lượn khi có sóng lớn.
- Xây dựng các công tâm chăm sóc sắc đẹp, thư giản, giải trí.
Cỏ Ống:
Phần lớn khu vực này là đều được phép khai thác du lịch, bao gồm bãi biển Đầm Tre Suối Ớt (Riêng đường vào bãi biển Đầm Tre phải được phép mới được vào) Các khu vực dành cho sân bay và các hoạt động quân đội là khu vực cấm. Khu vực này có thể được coi là cửa ngõ của Côn Đảo vì phần lớn khách du lịch đến Côn Đảo bằng đường hàng không.
Điểm này chưa được khai thác phục vụ du lịch, loại hình du lịch biển là phù hợp nhất tại điểm này.
Hướng phát triển:
- Xây dựng khu du lịch tại bãi Suối Ớt.
- Phát triển thêm các dịch vụ hỗ trợ du lịch như nhà hàng, cửa hàng lưu niệm và các dịch vụ cho thuê phục vụ các hoạt động du lịch
- Du lịch bãi biển nói chung như tắm biển, bơi thuyền, đạp vịt, câu cá, lặn có ống thở, lướt sóng và tàu lượn khi có sóng lớn.
Đầm Tre:
Đầm Tre được quy hoạch là điểm du lịch hoang dã trong quy hoạch tổng thể huyện Côn Đảo giai đoạn 2015 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt.
Đầm Tre cách thị trấn Côn Sơn khoảng 14km, gần sân bay Cỏ Ống có thể đến Đầm Tre bằng đường bộ hoặc tàu thuyền. Khu vực vịnh này có phong cảnh đẹp, có rừng ngập mặn, rừng tự nhiên trên đảo, san hô, trai lấy ngọc, cá heo và là khu vực rùa sinh sản. Ở đây có giá trị đa dạng sinh học cao và rất nhạy cảm với các tác động tiêu cực tới môi trường.
Đến với điểm này, du khách sẽ nghỉ chân tại trạm kiểm lâm thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo và tham gia các loại hình du lịch:
- Ngắm cảnh, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.
- Câu cá, xem chim.
- Thám hiểm rừng ngập mặn.
- Xem chim Yến làm tổ.
- Leo núi Đường Chơi, núi Ông Cường, núi Con Ngựa.
Hướng phát triển: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Vịnh Đầm Tre là khu vực nhạy cảm và có sự đa dạng sinh học cao của Côn Đảo.Việc biến khu vực này thành điểm hoang dã hơn nữa bằng cách đầu tư trực tiếp vào tài nguyên du lịch: bảo hộ rùa biển, thu hút sự tập trung cá heo, chim yến, các loại cá rạn…sẽ là việc làm rất thiết thực để tạo nên điểm du lịch độc đáo, hiếm hoi trên thế giới và khai thác đúng tinh thần của sự phát triển bền vững đó là: “sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm mất khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai”.Tuy nhiên vấn đề đầu tư cần vốn rất lớn và nhận thức của các nhà đầu tư trong việc đầu tư gián tiếp vào du lịch không phải lúc nào cũng đầy đủ.
Tổ chức lại lối vào Đầm Tre để hoạt động du lịch được thuận tiện hơn. Mặc dù con đường này được đánh giá là phù hợp cho hoạt động du lịch với tác động thấp, tuy nhiên nó nằm quanh khu vực sân bay, muốn vào phải xin phép.
Không nên xây dựng các cơ sở lưu trú ở đây vì đây là khu vực rất nhạy cảm, rất dễ gây tổn hại đến môi trường sinh thái.
Đây là điểm lý tưởng để triển khai du lịch ít ảnh hưởng và các chuyến đi trong ngày từ thị trấn Côn Sơn. Các hoạt động ít gây tác động bao gồm tắm biển, lặn có ống thở và bình dưỡng, đi thuyền kayaking trên biển, các tuyến đi bộ, tuyến tham quan tìm hiểu hệ sinh thái đa dạng và hoạt động có tiềm năng là quan sát rùa
Xây dựng Vịnh Đầm Tre trở thành điểm tập trung Cá Heo của Côn Đảo, đây cũng là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của Côn Đảo.
- Xây dựng đường đi bộ xung quanh vịnh Đầm Tre và lên các đỉnh núi Đường Chơi, núi Ông
- Cường, núi Con Ngựa để du khách ngắm cảnh, xem chim…
- Tổ chức hai điểm xem Yến: hang Cửa Vịnh và hang Mũi Việt Minh.
Bãi Ông Đụng
- Bãi Ông Đụng cách thị trấn Côn Đảo không xa (khoảng 2km), có thể đi bộ rất dễ dàng. Khu vực này có nhiều đá và san hô.
- Đến với điểm này, du khách sẽ nghỉ chân tại Trạm kiểm lâm và tham gia các hoạt động du lịch:
Đi bộ theo các tuyến đường để ngắm cảnh rừng tự nhiên với các loài động , thực vật hoang dã, từ đó sẽ hiểu thêm giá trị của tài nguyên thiên nhiên, nâng cao lòng yêu thiên nhiên và có trách nhiệm với tài nguyên môi trường.
Tắm biển, lặn có ống thở xem san hô và cá rạng; câu cá; nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
- Hướng phát triển: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Đây là điểm lý tưởng để triển khai du lịch ít ảnh hưởng và các chuyến đi trong ngày từ thị trấn Côn Sơn. Các hoạt động ít gây tác động bao gồm tắm biển, lặn có ống thở, đi thuyền kayaking trên biển, các tuyến đi bộ, tuyến tham quan tìm hiểu hệ sinh thái đa dạng và một hoạt động có tiềm năng là quan sát rùa.
Xây dựng vườn sưu tập, lưu giữ các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu, tiêu biểu của hệ sinh thái rừng – hải đảo, các loại thú điển hình của Côn Đảo với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy.
Không nên xây dựng những công trình có quy mô lớn như đường sá và cơ sở lưu trú tại bãi Ông Đụng vì bất cứ tác động bất lợi nào tới môi trường cũng có thể làm giảm sức hấp dẫn của các tài nguyên du lịch trong khu vực.
Lắp đặt những căn nhà trệt bằng gỗ (BUNGALOW) phục vụ du khách qua đêm.
- Khu vực vịnh Tây Nam
Đến khu vực vịnh Tây Nam chủ yếu đi bằng đường bộ.
Cảng Bến Đầm nằm trong khu vực này, do đó khu vực này có hoạt động tàu cá nhộn nhịp.Vùng biển ở đây có phong cảnh núi non khá dốc, khiến cho việc di chuyển bằng đường bộ khá khó khăn. Các bãi biển có nhiều đá và mảnh san hô do gần với vỉa san hô. Bãi biển ở đây không phải là nơi thích hợp cho các hoạt động du lịch bãi biển, đặc biệt là khi thủy triều thấp
- Hướng phát triển:
Phát triển các cơ sở lưu trú dưới dạng những khu nhà nghỉ nhỏ nằm ẩn dật và gần gũi với thiên nhiên tại điểm cực Tây Bắc của Vịnh Tây Nam
Tham quan chung các hoạt động trên vịnh như hoạt động của thuyền đánh cá tại cảng Bến Đầm.
- Khu vực Vịnh Đông Bắc
Con đường chính trên đảo Côn Sơn nằm trên khu vực vịnh Đông Nam, trừ mũi đất hướng ra đảo Bà.
- Điểm này chưa được khai thác du lịch.
Hướng phát triển: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Quang cảnh ở đây là đồi núi dốc đứng. Bãi Nhát là bãi cát rộng và là nơi khá lí tưởng để tắm biển và ngắm hoàng hôn.
- Khu vực này không phải là nơi thích hợp phát triển cơ sở lưu trú vì đất dưới chân đồi và ven biển hẹp.
- Các tuyến du lịch trong ngày với ít các hoạt động du lịch bãi biển như tắm biển và lặn có ống thở.
- Xây dựng thành điểm xuất phát các tuyến thuyền kayak tới đảo Bà.
Khu vực Vịnh Côn Sơn
Vịnh Côn Sơn được coi như là cửa ngõ của huyện Côn Đảo và là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động du lịch biển tại Côn Đảo.
- Loại hình và các sản phẩm du lịch bao gồm :
Xây dựng các tuyến đi bộ ngắn trên mũi đất giữa bãi Lò Vôi và bãi Đất Dốc
Phần lớn khu vực ven biển ở đây đã được xây dựng các cơ sở lưu trú vì vậy cần quan tâm đến sự tác động đến môi trường đặc biệt là bãi biển vì đây là bãi mà đa số dân địa phương và du khách tắm.
Các hoạt động du lịch bãi biển có: tắm biển, lặn có ống thở, đi thuyền kayak trên biển, lướt sóng và tàu lượn.
- Hòn Bảy Cạnh (hòn Phú Cường):
Cách mũi Chim Chim (đảo Côn Sơn) theo đường thẳng đến nơi gần nhất là 2km, đi bằng đường biển khoảng 11km đến trung tâm đảo.
Diện tích tự nhiên của hòn Bảy Cạnh là 693ha, có đỉnh cao nhất là 352m. Đảo có 7 bãi cát ở xung quanh: bãi Dương, bãi Cát Lớn, bãi Cát Nhỏ, bãi Xi Măng, bãi Sạn, bãi Bờ Đập và bãi Giông.
Từ thị trấn Côn Đảo tới Hòn Bảy Cạnh mất khoảng 45 phút đi tàu. Hòn Bảy Cạnh có tính đa dạng sinh học cao và là khu vực rùa đẻ nên đây cũng là một trong những điểm du lịch khá hấp dẫn của Côn Đảo. Bãi biển ở đây rất đẹp lại có cả rừng ngập mặn nên tương đối nhạy cảm, vì vậy cần quy hoạch chặt chẻ khi khai thác du lịch để hạn chế đến mức tối thiểu tổn hại đến môi trường. Đặc biệt, cần quan tâm đến quản lý chất thải và nước thải.
- Đến với điểm này, du khách sẽ được:
Thưởng thức vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên trên đường đến điểm này và hoạt động của các loài động vật hoang dã – bởi toàn bộ đảo được che phủ bởi thảm thực vật rừng nhiệt đới, nguyên sinh với hệ động – thực vật rất phong phú và đa dạng: Dầu, Sao, Găng Néo, Quăng Lông, Sến; rừng ngập mặn ở bãi Dương, bãi Bà Độp; khỉ đuôi dài, Kỳ Đà, Trăn, Các loài chim biển…
Đây là nơi Rùa biển lên đẻ nhiều nhất Côn Đảo, tập trung ở bãi Dương và bãi Cát Lớn; Đồi Mồi thì đẻ tập trung ở bãi Cát Nhỏ và bãi Xi Măng. Xem Rùa đẻ trứng là loại hình du lịch được ưa chuộng trên thế giới.
Vùng biển quanh đảo có rất nhiều san hô, trong các rạng san hô có hàng chục loài cá cảnh bơi lội trông như một thế giới diệu kỳ chốn thuỷ cung. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Trên hòn Bảy Cạnh còn có ngọn Hải Đăng được xây dựng từ năm 1884, nằm ở độ cao 226m, hiện nay vẫn còn hoạt động. Từ đây nhìn ra khơi vào ban đêm với hàng trăm chiếc tàu câu mực như một thành phố nổi trên biển.
- Tắm biển với những bãi biển cực sạch, dải cát trắng ngần .
- Câu cá thư giản.
Hướng phát triển:
Xây dựng cơ sở lưu trú qua đêm tạm thời ở xung quanh bãi biển Bảy Cạnh. Bảy Cạnh là nơi xem rùa tốt nhất và cũng là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Chỉ nên phát triển cơ sở lưu trú đơn giản và hạn chế ở lại 1 đêm để xem rùa lên bờ vào ban đêm. Cần phải nghiên cứu kỹ tính khả thi về hoạt động này để tránh mọi tác động tiêu cực lên tính đa dạng sinh học của
- Hòn Bảy Cạnh
- Xây dựng trung tâm du lịch nghiên cứu và cứu hộ rùa biển
- Hoàn thiện và nâng cấp tuyến đường từ bãi Cát Lớn đến đỉnh Hải Đăng để đi bộ, tham quan rừng ngập mặn.
- Đảo này rất lý tưởng cho các tour trọn gói trong ngày từ thị trấn Côn Sơn – Các hoạt động tham quan ngắm cảnh.
- Phát triển các hoạt động du lịch ít tác động như bơi, lặn có ống thở, đi bộ và chèo thuyền kayak trên biển. Không có những địa điểm lặn ở xung quanh Hòn Bảy Cạnh.
Hòn Cau (hòn Phú Lệ)
- Hòn Cau nằm ở phía Đông của đảo Côn Sơn; từ thị trấn Côn Đảo tới Hòn Cau mất khoảng 1 giờ bằng tàu. Hòn đảo này khá xa và hẻo lánh nên việc đi lại cũng tương đối khó khăn.
- Diện tích: 78 ha, độ cao tương đối 212m. Có hai bãi biển là bãi Cát Lớn ở phía Tây Nam và bãi Cát Nhỏ (bãi Cỏ Vân) ở phía Tây của đảo.
- Đây là hòn đảo thứ 2 thuộc quần đảo có nước ngọt.
Đến điểm này, du khách được tham gia các loại hình du lịch sau:
- Ngắm phong cảnh, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
- Câu cá, bơi thuyền thúng.
- Xem Rùa đẻ vào mùa sinh sản.
- Leo núi
- Lặn biển xem san hô và các loài cá.
Hướng phát triển: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Xây dựng loại hình “du lịch tuần trăng mật” tại đảo này vì đây là nơi rất phù hợp và lý tưởng.
- Xây dựng cơ sở lưu trú đơn giản để ngắm rùa lên bờ để sinh sản vào ban đêm.
- Đảo này cũng khá nhạy cảm, cần có kế hoạch khai thác giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và tổn hại tài nguyên
- Xây dựng hệ thống đường đi bộ, khu trồng rau xanh, trái cây.
- Phát triển các hoạt động du lịch ít tác động như bơi, lặn có ống thở, và chèo thuyền kayak trên biển. Trên Hòn Cau cũng có một số điểm có thể tổ chức hoạt động lặn bằng bình khí.
Hòn Tài Lớn:
Từ thị trấn Côn Đảo tới Hòn Tài Lớn mất khoảng 35 phút đi bằng tàu. Khu vực ven biển của đảo là những dải đất có nhiều cát và đá.
- Loại hình và sản phẩm du lịch bao gồm:
Các đảo này rất thích hợp cho các chuyến du lịch trong ngày từ thị trấn Côn Sơn – các hoạt động tham quan ngắm cảnh và các hoạt động du lịch ít gây tác động.
Phát triển các hoạt động du lịch ít tác động như tắm biển, lặn có ống thở, đi bộ và chèo thuyền kayak trên biển.
Có thể tổ chức hoạt động lặn bằng bình khí trong khu vực này.
- Hòn Bà
Từ thị trấn Côn Đảo đến Hòn Bà mất khoảng 1 tiếng đồng hồ đi tàu. Đây là hòn đảo lớn thứ 2 tại Côn Đảo và là khu vực có nhiều bãi biển đẹp. Bãi biển tiêu biểu nhất là Bãi Hòn Bà nằm đối diện với cảng Bến Đầm ở Vịnh Tây Nam.
- Loại hình và sản phẩm du lịch bao gồm:
Đảo này rất thích hợp cho các chuyến tham quan trong ngày – các hoạt động ngắm cảnh hoặc các hoạt động du lịch ít gây tác động
- Mở rộng thêm một số tuyến đường đi bộ ngắn trên đảo.
- Quan sát thiên nhiên hoang dã như xem chim và khỉ.
- Phát triển các hoạt động du lịch ít gây tác động như tắm biển, lặn ống thở và chèo thuyền kayak trên biển
- Tại vùng lân cận có 1 số điểm có thể triển khai hoạt động lặn có bình dưỡng khí.
Hòn Trọc, hòn Tre Lớn và hòn Tre Nhỏ
Hòn Trọc, Hòn Tre Lớn và Hòn Tre Nhỏ nằm ngay gần bờ của Đảo Côn Sơn. Đây được coi là điểm có hệ sinh thái nhạy cảm và không nên có bất cứ 1 hoạt động du lịch lớn nào Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Loại hình và các sản phẩm du lịch bao gồm:
- Nghiên cứu và quan sát san hô, cá rạn san hô trên cơ sở thiết lập các ô định vị nghiên cứu biển.
- Du lịch mạo hiểm biển: nghiên cứu về địa hình đáy biển và hệ sinh thái biển vùng ven bờ đến độ sâu dưới 20 mét.
- Quan sát chim biển.
- Xây dựng khu câu cá ban ngày, khu câu mực ban đêm.
- Lặn bình dưỡng khí ven bờ hoặc vùng phụ cận.
3.2.2.2. Các tuyến du lịch:
Du lịch Côn Đảo có thể khai thác 9 tuyến sau:
- Tuyến 1: Bảo tàng – các trại giam – nghĩa trang Hàng Dương – Cầu Tàu 914.
- Tuyến 2: Bảo tàng – nhà tưởng niệm Võ Thị Sáu – An Sơn Miếu – cầu Ma Thiên Lãnh – Ông Đụng.
Lộ trình: theo thứ tự mỗi tuyến.
Đây là 2 tuyến du lịch lịch sử – văn hoá. Đến với 2 tuyến này, du khách sẽ được hiểu biết hơn về Côn Đảo tại nhà Bảo tàng; sự khốc liệt , tàn bạo, man rợ mà những tù nhân chính trị phải chịu đựng tại hệ thống nhà tù; sự hy sinh vì dân tộc của hàng ngàn chiến sĩ xả thân vì nước tại Nghĩa trang Hàng Dương; sự khổ cực của các tù nhân khi họ vát đá trong đói khát để xây dựng cầu tàu 914 và cầu Ma Thiên Lãnh và cuối cùng hít thở bầu không khí trong lành mát lạnh tại Ông Đụng.
- Tuyến 3: Đảo Côn Sơn – Hòn Tài – Hòn Bảy Cạnh
Lộ trình: Xuất phát từ Cầu Tàu 914 -> hòn Tài -> hòn Bảy Cạnh
- Loại hình du lịch:
- Ngắm cảnh, tham quan nghỉ ngơi.
- Lặn có ống thở, bơi lội, câu cá, xem Rùa, xem san hô, leo núi.
- Trên tuyến này, du khách sẽ được tham quan:
- Vịnh Côn Sơn. (đã giới thiệu ở phần điểm du lịch)
Hòn Tài Lớn – tại đây du khách có thể: leo núi, ngắm cảnh biển và các đảo xung quanh; tắm biển, lặn có ống thở để xem san hô và các loài cá; xem khỉ Mặt Đỏ và tham gia cho khỉ ăn; xem rùa biển lên đẻ trong mùa sinh sản.
- Tuyến 4: Đảo Côn Sơn – Hòn Bảy Cạnh – Hòn Cau
Lộ trình: Xuất phát từ thị trấn Côn Đảo (Cầu Tàu 914) -> hòn Bảy Cạnh -> hòn Cau.
- Loại hình du lịch:
- Thưởng ngoạn “tuần trăng mật”
- Ngắm cảnh, bơi lội, lặn có ống thở, câu cá, xem rùa, leo núi, nghỉ ngơi.
Tham gia tuyến này, du khách sẽ được tham quan:
- Vịnh Côn Sơn
- Hòn Bảy Cạnh
- Hòn Cau
(Đã giới thiệu ở phần điểm du lịch)
- Tuyến 5: Đảo Côn Sơn – Hòn Tre Lớn – Hòn Tre Nhỏ
Lộ trình: Xuất phát từ Cầu Tàu 914 à vịnh Côn Sơn à vịnh Bến Đầm à hòn Tre Lớn à hòn Tre Nhỏ.
Loại hình du lịch: Ngắm cảnh, nghỉ ngơi, bơi lội, câu cá, lặn có ống thở, xem rùa, leo núi .
Trên tuyến này, du khách sẽ được tham quan: Vịnh Côn Sơn (đã trình bày ở phần điểm du lịch)
- Vịnh Bến Đầm: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Vịnh này được tạo thành do phần phía Tây của đảo Côn Sơn và hòn Bà, địa hình đáy biển chia làm 2 bậc rõ rệt:
- Bậc 1(khu vực giáp họng đầm): đáy biển nông, khi thuỷ triều xuống thấp trơ bãi triều ra, độ sâu nước ngập chỉ từ 0,3 -> 0,5m.
- Bậc 2 có độ sâu lên đến 10m, khi nước lớn độ sâu lên đến 14- 18m; đây là nơi tập trung khá nhiều san hô.
- Vịnh Bến Đầm hiện nay chủ yếu hoạt động cảng biển (cảng cá và cảng công-tainơ)
- Hòn Tre Lớn (hòn Phú Hoà)
- Diện tích 72 ha. Cách sườn phía tây đảo Côn Sơn thao đường thẳng là 3km, đi từ khu cầu tàu bằng đường biển là 15km, đi từ cảng Bến Đầm là khoảng 5km. Độ cao tương đối là 120m.
Nằm trong khu bảo vệ đa dạng sinh học biển.
- Bao phủ trên bề mặt đảo là rừng nhiệt đối với cây gỗ trung bình, chiều cao 10-12m, đường kính nhỏ. Ngoài sự phân bố của một số động vật sống trân cạn như sóc, kỳ đà, khỉ vàng…hòn tre lớn còn là nơi sinh sống của hai loài chim quý hiếm của Côn Đảo là Gàm ghì trắng (ducle bicolor), bồ câu Nicoba (caloenas nicobarica) và yến.
- Hai bãi cát trắng của hòn Tre Lớn hàng trăm lược rùa biển va đồi mồi lên sinh sản.
- Vùng biển xung quanh đảo khá sâu, là nơi phân bố của nhiều loài sinh vật biển với thành phần va số lượng khá phong phú như : rong biển (39 loài) , san hô (77 loài, độ che phủ 60-70%) , cá trong rạn san hô (29 loài, mật độ 3.394 con/500m2 )… (WWF-Việt Nam 2012).
- Thực dân Pháp đã biến hon Tre Lớn thành nơi lưu đày tù chính trị, đồng chí Lê Duẩn đã bị đầy ải ở hòn đảo này trong một thời gian.
Hòn Tre Nhỏ :
- Hay còn gọi là hòn Phú Hội. Nằm ở phía Tây đảo Côn Sơn và cách đảo theo đường biển là 2km, cách hòn Tre Lớn 4km. Diện tích của đảo la 14 ha.
- Trên đảo có thảm thực vật rừng chủ yếu là Tre. Ở Hòn Tre Nhỏ có rất nhiều chim biển, và vùng biển xung quanh đảo này cũng có thành phần sinh vật biển phong phú và đa dạng như hòn Tre Lớn.
Các hoạt động du lịch có thể hoạt động trên tuyến này:
- Ngắm cảnh quan phía tây đảo Côn Sơn và quan sát các đảo khac như hòn bà , hòn Troc, cảng Bến Đầm,….
- Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, hít thở không khí trong lành, môi trường trong sạch.
- Tắm biển, lặn có ống thở xem cá, san hô, rong biển.
- Xem rùa biển lên đảo đẻ vào ban đêm trong mùa sinh sản.
- Câu cá.
- Xem chim biển.
Tuyến 6 :Thị trấn Côn Đảo và Vịnh Đầm Tre
-
- Từ thị trấn Côn Đảo, du khách có thể đến Đầm Tre theo hai con đường :
Đi đường bộ bằng xe ô tô từ thị trấn Côn Đảo đến sân bay Cỏ Ống, sau đó leo qua núi Con Ngựa khoảng 2km là sang tới Đầm Tre. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Đi trên biển bằng tàu thuỷ từ thị trấn Côn Đảo qua vịnh Côn Sơn, vịnh Đông Bắc rồi vào vịnh Đầm Tre.
- Tham gia tuyến này, du khách được tham quan các điểm :
- vịnh Côn Sơn.
- vịnh Đông Bắc.
- Cỏ Ống.
- vịnh Đầm Tre.
(Đã giới thiệu ở phần các điểm du lịch)
Các hoạt động du lịch ở tuyến này : Ngắm cảnh, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, lặn biển, đi bộ, leo núi, tắm biển.
- Tuyến 7: Thị trấn Côn Đảo – Cỏ Ống – Bãi Đầm Trầu
Bãi Đầm Trầu nằm ở phía Tây sân bay Cỏ Ống, cách trung tâm huyện Côn Dảo khoảng 12km theo đường xe ô tô.
Khu vục Đầm Trầu có một số bãi các vàng dài khoảng 1km dọc theo bờ biển và thoải dàn ra khơi. Đây là bãi tắm đẹp nhất ở Côn Đảo.
Ven theo bãi các có rừng phi lao trồng, và gần đó có một mố nước nhỏ với dòng nước nóng từ trong núi chảy ra.
Du khách đến bãi Đần Trầu sẽ được tham gia các hoạt động du lịch như :
- Cắm trại, ngắm biển mênh mông lúc hoàng hôn.
- Tắm biển.
- Đi dao trên bãi cát.
- Câu cá.
Nếu sau này khi sân bay Cỏ Ồng được mở rộng và nâng cấp tổng thể đã được duyệt, các chuyến bay trở nên nhộn nhịp hơn, thì các hoạt động của sân bay có thể sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch ở tuyến này.
- Tuyến 8: Thị trấn Côn Đảo àmũi Cá Mậpà Cảng Bến Đầm à Hòn Trọc
Tham gia tuyến du lịch này, du khách sẽ đi bằng xe ô tô từ thị trấn Côn Đảo theo con đường nhựa mới được khánh thành chạy dọc theo bờ biển phía Nam và Tây Nam đảo Côn Sơn. Du khách có thể quan sát được các hòn đảo ngoài khơi xa, thăm khu công nghiệp và Khu Cầu Cảng Bến Đầm đang xây dựng.
Ngoài ra du khách có thể tắm biển ở Bãi Nhát, một bãi biển đẹp và hoang dã nằm cạnh đỉnh núi “ái ân”, nơi hai ngọn núi như bóng dáng của hai người con trai và con gái đang âu ýêm nhau, có trời cao và biển rộng chứng kiến mối tình của họ.
- Tuyến 9: Vườn quốc gia Côn Đảo và Hồ An Hải và Núi Thánh Gía
Từ trung tâm VQGCĐ, du khách đi ô tô đến khu vực hồ An Hải, sau đó đi bộ theo con đường xi măng (đường làm cho xe ô tô) dài 3km lên đỉnh núi Thánh Giá. Tại khu vực hồ An Hải, du khách sẽ ngắm cảnh thiên nhiên với các loài thực vật của một hồ nước ngọt trên hòn đảo giữa biển khơi, thưởng ngoạn các công trình du lịch và kiến truc xung quanh khu vực hồ sẽ được phát triển trong thời gian sắp tới. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Núi Thánh Giá là ngọn núi cao nhất Côn Đảo, độ cao tương đối so với mặt biển
3.2.2.3 . Cụm du lịch:
Du lịch Côn Đảo có thể chia thành 5 cụm:
- Cụm 1: Đảo Côn Sơn – hạt nhân, trung tâm phát triển của cụm, là điểm kết nối giữa các đảo.
- Cụm 2: Gồm hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau và vùng biển vịnh Đông Bắc, nơi đây diễn ra những hoạt động nghiên cứu và cứu hộ rùa biển, trung tâm huấn luyện bơi, lặn biển.
- Cụm 3: gồm các đảo lẻ như hòn Tài Lớn, hòn Tài Nhỏ, hòn Trác Lớn, hòn Trác Nhỏ và vùng biển Vịnh Côn Sơn. Các hoạt động của cụm này gắn với các hoạt động của đảo Côn Sơn.
- Cụm 4: gồm hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Trứng và vùng biển phía tây, tây bắc đảo Côn Sơn: nghiên cứu biển.
- Cụm 5: gồm Hòn Bà và cảng Bến Đầm.
3.3. Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo:
3.3.1. Những giải pháp chung:
Du lịch phát triển bền vững gắn chặt với việc gín giữ tài nguyên, môi trường du lịch vì đó là yếu tố sống còn, quyết định đến sự phát triển bền vững du lịch. Vì vậy, để du lịch được phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Về quy hoạch: Cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên quan điểm tổng hợp các ngành kinh tế để tránh chồng chéo trong quan hệ khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự tính toán khoa học vững chắc trong các mối quan hệ giữa các ngành kinh tế với ngành du lịch. Đảm bảo việc khai thác và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên du lịch và đảm bảo việc gìn giữ bền vững môi trường, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên.
Về kỹ thuật: biện pháp kỹ thuật cụ thể nhằm khắc phục một cách hiệu quả các sự cố môi trường như: tràn dầu, thiên tai, cháy rừng…đồng thời dự đoán xảy ra các sự cố trong tương lai; cần có các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ với đội ngũ nhân lực được đào tạo, tập huấn hàng năm với phương án triển khai khắc phục các sự cố hiệu quả nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Về đào tạo: Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Vì vậy, để đảm bảo môi trường du lịch được phát triển bền vững, cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật hiểu biết các vấn đề về tài nguyên, môi trường; hiểu biết về mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành kinh tế tác động đến môi trường; hiểu biết về pháp luật, chính sách về môi trường của Việt Nam và thế giới. Việc tuyển dụng lao động là người địa phương vào hoạt động du lịch là biện pháp hiệu quả cả về kinh tế và xã hội, đó là giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường hiệu quả nhất. Cần đào tạo lực lượng lao động tại chỗ và giúp họ hiểu giá trị của tài nguyên du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường cũng chính là bảo vệ đời sống kinh tế của chính họ. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Về tuyên truyền: Việc bảo vệ môi trường không chỉ nằm trong khuôn viên của các khu du lịch, các khách sạn, là trách nhiệm của cán bộ quản lý mà cần triển khai trong cộng đồng dân cư và cả khách du lịch. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tờ rơi, các buổi nói chuyện chuyên đề về tài nguyên, môi trường, để truyền đạt những hiểu biết về pháp luật, chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường, ảnh hưởng của tài nguyên môi trường đến đời sống kinh tế, sức khỏe cộng đồng, hoạt động kinh tế địa phương; đưa vấn đề này vào trường phổ thông như một môn học nhằm giúp học sinh – lực lượng lao động nòng cốt trong tương lai của huyện hiểu được giá trị của tài nguyên du lịch và ý thức được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường; đồng thời đây cũng là lực lượng tuyên truyền hiệu quả nhất góp phần nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch.
Về kinh tế: Đây là biện pháp hỗ trợ đảm bảo tính khả thi và có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực có độ nhạy cảm cao như Côn Đảo. Việc nâng cao nhận thức và tạo công ăn việc làm của người dân địa phương gắn liền với các hoạt động kinh doanh du lịch sẽ là yếu tố vững chắc trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc tái tạo, bảo tồn và làm phong phú hơn tài nguyên du lịch là trách nhiệm của những người làm du lịch, du khách và đặc biệt là cư dân địa phương; là cơ sở đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững.
3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
3.3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng, có tính chiến lược lâu dài, đảm bảo các hoạt động kinh tế – xã hội tuân thủ các quy định pháp luật trọng việc gìn giữ tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc. Hiện nay đã có luật Môi trường và quy chế ban hành với quy định bắt buộc các dự án đầu tư du lịch đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong xây dựng, đơn vị thi công phải thực hiện các phương án bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp du lịch phải có biện pháp xử lý chống gây ô nhiễm … đó là những biểu hiện tích cực nhằm phát triển bền vững du lịch.
Nhóm giải pháp cơ chế chính sách bao gồm:
Chính sách vĩ mô:
Nhà nước cần hoạch định các chính sách, pháp luật cần thiết liên quan đến phát triển bền vững du lịch. Du lịch sẽ phát triển bền vững và phát huy được vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển lâu dài của mỗi quốc gia và từng địa phương nếu Chính phủ hỗ trợ bằng chính sách và kế hoạch cụ thể : thực hiện việc giáo dục từ trung ương đến địa phương, hình thành các tổ chức chuyên môn hóa…
- Cần có chính sách phát triển bền vững du lịch của cả quốc gia, trong đó có những quy định nghiêm ngặt về phát triển bền vững du lịch để điều chỉnh hành vi của người làm du lịch, dân địa phương và du khách.
- Cần có kế hoạch tổng thể và chi tiết, xác định rõ các địa phương khả thi phát triển bền vững du lịch; các sản phẩm du lịch ưu tiên, độc đáo của địa phương phù hợp với xu thế du lịch của thế giới.
- Cần có những quy định rõ ràng hơn về chính sách đầu tư, khuyến khích những dư án du lịch mang tính bền vững. Quy định rõ việc sử dụng đất lâm nghiệp và quản lý nghiêm ngặt quy hoạch, kiến trúc, xây dựng các hạng mục công trình nằm trong các khu bảo tồn, vườn quốc gia.
Chính sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Côn Đảo:
Không thể tổ chức phát triển bền vững du lịch cho ngành du lịch và doanh nghiệp nếu không có một kế hoạch phát triển phù hợp. Để ngành du lịch Côn Đảo phát triển bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Côn Đảo cần:
- Có kế hoạch tổng thể và chi tiết đánh giá đúng mức tiềm năng du lịch, xác định rõ các khu vực ưu tiên phát triển, loại hình hoạt động và sản phẩm ưu tiên phù hợp với sự phát triển du lịch của huyện.
- Đề ra các tiêu chuẩn, các nguyên tắc hoạt động du lịch đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chung của môi trường.
- Chính sách phát triển bền vững du lịch phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong mọi giai đoạn: kế hoạch, xây dựng, hoạt động…
- Thực hiện nghị định 264/2022/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phát triển kinh tế – xã hội huyện Côn Đảo với quan điểm: “Xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế – du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng, nâng cao giá trị Vườn quốc gia Côn Đảo”, “phát triển Côn Đảo phải có tầm nhìn dài hạn hướng tới hiện đại và trong thế ổn định, bền vững…” Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Cần thực hiện tốt việc giữ gìn an ninh trật tự các bãi tắm, các điểm du lịch, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Kiên quyết xử lý nạn phá rừng, săn bắt, buôn bán động vật, lấn chiếm đất và xây dựng trái phép để đảm bảo phát triển bền vững du lịch..
- Đề ra các tiêu chuẩn và phân loại công ty lữ hành. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được phép cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp lữ hành có chất lượng cao, giấy chứng nhận xanh cho hãng lữ hành có những hoạt động bảo vệ môi trường, xí nghiệp vận chuyển và những phương tiện đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn về môi trường…
- Thực hiện chính sách bảo hiểm du lịch đầy đủ cho du khách hoặc các công ty lữ hành.
3.3.2.2. Giải pháp về quản lý, phát triển, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch:
Xây dựng trung tâm chuyên quản lý các tài nguyên du lịch của huyện Côn
- Tăng cường bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên:
Đối với tài nguyên tự nhiên:
Lập kế hoạch và tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc bảo vệ tài môi trường biển, hệ sinh thái biển – đảo; nghiên cứu quy luật du nhập của các loài động vật như cá Heo, chim, Dugong và các loài khác nhằm phát triển không gian sinh sống của chúng góp phần làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch.
Nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương (bao gồm cả cán bộ Vườn quốc gia Côn Đảo, các cơ quan ban ngành, bộ đội) về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm năng đến chúng trong quá trình khai thác.
Hiểu được các giá trị và tác động tiềm ẩn của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nòng cốt trong việc bảo tồn và gìn giữ môi trường du lịch cho các thế hệ tương lai và phục vụ khách du lịch. Đối với các đối tượng liên quan trên quần đảo, cần phải nhận thức rõ rằng tài nguyên thiên nhiên chính là tài sản du lịch quan trọng nhất của Côn Đảo, đặc biệt để thu hút khách quốc tế. Thêm nữa, ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn (đề án phát triển Côn Đảo 2020 – 2030) cho tương lai của Côn Đảo, nền kinh tế và sinh kế trên đảo phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của quần đảo này.
Nâng cao nhận thức về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm ẩn của chúng cho người dân địa phương và khách du lịch (đặc biệt khi lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh) không chỉ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và đảm bảo tính bền vững lâu dài cho Côn Đảo, mà còn xây dựng nên hình ảnh một Côn Đảo – điểm đến của “du lịch sinh thái”.
Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong việc quản lý tài nguyên du lịch thiên nhiên.
Phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo là việc làm có tính khả thi cao. Điều này có nghĩa là các bên liên quan tới du lịch cần phải chủ động tham gia tích cực vào quá trình quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của Côn Đảo. Để làm được điều này cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, các qui chuẩn tiến hành cụ thể, và nếu có thể xây dựng luật nhằm đảm bảo mọi tác động có hại tiềm ẩn đều phải được giảm thiểu và những tác động có lợi sẽ được phát huy tối đa.
Hiện tại, chưa có những hướng dẫn cụ thể đối với các hoạt động du lịch tại Côn Đảo, ngoại trừ những quy chuẩn chung về lặn biển như tiêu chuẩn lặn PADI (quy định nội bộ của tổ chức Rainbow Divers). Cần phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho du lịch biển và thiên nhiên hoang dã, bởi đây là loại hình dể gặp sự cố và tài nguyên sinh vật biển rất nhạy cảm. Các hoạt động lặn ống thở và bình khí cũng cần phải được đưa ra như tiêu chuẩn (đặc biệt phải quan tâm tới vấn đề bảo vệ san hô và chỗ neo đậu thuyền) và quan sát rùa (tiếp cận rùa như thế nào, không xâm phạm đến rùa)…
Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất không chỉ quan trọng đối với toàn bộ quá trình quản lý du lịch bền vững mà còn cần thiết đối với việc tạo nên hình ảnh Côn Đảo- một điểm du lịch sinh thái độc đáo. Hơn thế nữa, việc xây dựng các tiêu chuẩn cũng là vấn đề mấu chốt tạo ra hiệu quả kinh tế đối với một số hoạt động du lịch. Các tiêu chuẩn nói chung buộc các hãng lữ hành không chỉ phải hạn chế số lượng du khách đến một số khu vực có các hoạt động đặc biệt mà còn phải tăng giá cho các hoạt động đó. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan để chia sẻ đồng đều trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong việc bảo vệ khai thác và sử dụng tài nguyên này (đặc biệt đối với Vườn quốc gia Côn Đảo- đơn vị trực tiếp quản lý và bảo vệ phần lớn tài nguyên thiên nhiên tại Côn Đảo).
Đối với tài nguyên nhân văn:
Xây dựng một kế hoạch quản lý các khu di tích lịch sử và văn hóa tại Côn Đảo
Nhân dân Việt Nam và một phần du khách quốc tế biết đến Côn Đảo với biệt danh “địa ngục trần gian”. Bất cứ một hoạt động phát triển du lịch nào cũng phải quan tâm tới yếu tố lịch sử của Côn Đảo nhằm gìn giữ tính tổng thể văn hóa lịch sử cua. Để có thể quản lý bảo tồn một cách đúng đắn, việc diễn giải và phát triển du lịch tại các di tích lịch sử và văn hóa cần phải có kế hoạch tư vấn chi tiết.
Một bản kế hoạch quản lý các khu di tích lịch sử và văn hóa có thể bao gồm:
- Xác định di tích lịch sử và văn hóa có thể khai thác phát triển du lịch – như nhà tù hoặc khu vực nào có thể mở các tuyến tham quan tìm hiểu hệ thống nhà tù; Các di tích lịch sử và văn hóa nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch
- Nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các di tích lịch sử văn hoá đang bị xuống cấp do thời gian, thiên tai… Phục hồi lại các công trình bị bỏ hoang.
- Đưa ra kế hoạch tôn tạo cụ thể.
- Đầu tư tái tạo mô hình các hoạt động của các tù nhân trong các trại giam.
Cần trả lại cho Côn Đảo những công trình văn hoá và không gian du lịch
Ngoài hệ thống nhà tù, tại thị trấn Côn Đảo còn có nhiều công trình văn hoá kiến trúc thời Pháp thuộc quanh khu vực Cầu tàu 914. Một phần trong các công trình này xuống cấp bị bỏ hoang, phần còn lại đã được thay đổi mục đích sử dụng: kinh doanh (nhà hàng, cà phê, cho du khách thuê…); đồng thời nơi này còn có sự toạ lạc của khu du lịch Sài Gòn- Côn Đảo II tạo nên khung cảnh hỗn tạp, làm mất đi không gian yên tĩnh cần có quanh khu trại giam.
Để ngành du lịch phát triển bền vững, những yếu tố góp phần dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa quan trọng. Trả lại không gian du lịch cho Côn Đảo và những công trình văn hóa lịch sử bị bỏ hoang cần phải được tu bổ lại. Cần phải đưa ra các quy định và chính sách về công trình xây dựng nhằm bảo vệ các lịch sử và văn hóa, giảm thiểu những công trình dân sinh và kinh doanh không hợp lý.
- Tìm cơ hội để Côn Đảo được công nhận là di sản hay khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Côn Đảo có hệ thống di tích lịch sử văn hóa và hệ sinh thái có ý nghĩa quốc tế. Nếu được công nhận là di sản thế giới (hoặc thiên nhiên hoặc văn hóa, hoặc cả hai) và khu dự trữ sinh quyển thế giới, Côn Đảo sẽ có cơ hội nhận được sự đầu tư rất lớn của quốc tế, của các tổ chức phi chính phủ, tư nhân… vào tài nguyên du lịch. Từ đó nâng cao khả năng phát triển bền vững du lịch của Côn Đảo. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Đây là việc làm cần sự chung sức từ trung ương đến địa phương.
3.3.2.3. Về tài chính, đầu tư du lịch và các biện pháp khuyến khích
Các dự án đầu tư kinh doanh du lịch luôn cần nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là đầu tư phát triển tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch. Biện pháp hữu hiệu và thông dụng để thu hút các nhà đầu tư là ban hành chính sách ưu đãi về thuế và tài chính. Cần xây dựng mô hình khuyến khích đặc biệt về thuế và tài chính cho ngành du lịch Côn Đảo (dạng quỹ Bảo tồn Việt Nam). Việc xây dựng mô hình trên cần tham vấn các cơ quan Chính phủ như: Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ công thương, Tổng cục Du lịch.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các khu du lịch đã được quy hoạch, đa dạng hoa các loại hình và sản phẩm du lịch; kết hợp vui chơi giải trí trên bờ, dưới nước, trên núi, dưới biển, các khu du lịch sinh thái và đầu tư nâng cấp bảo vệ cảnh quan môi trường, các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử.du lịch Côn Đảo; trên cơ sở đó UBND tỉnh đề xuất trình Chính phủ cơ chế chính sách đặc thù về phát triển du lịch của Côn Đảo. Đồng thời quy định công tác phối hợp quản lý các dự án đầu tư cho Côn Đảo.
Ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực chuyên môn, đặc biệt nắm vững các nguyên tắc phát triển bền vững du lịch; các dự án phát triển bền vững gắn với hệ thống xử lý chất thải và thân thiện với môi trường.
Tìm kiếm các nguồn tài trợ khác từ các cơ quan phát triển và các tổ chức phi chính phủ đối các dự án phát triển bền vững du lịch.
Côn Đảo là một điểm du lịch đang được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là thời điểm quyết định và mọi nhu cầu phát triển trong tương lai cần được quy hoạch cẩn thận tránh làm tổn hại đến tính toàn vẹn thống nhất của các di sản lịch sử văn hoá và tính nhạy cảm của môi trường tự nhiên. Các dự án dạng bảo tồn như dự án quy mô vừa của UNDP – GEF: “Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững vùng biển và ven biển tại Côn Đảo nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho địa phương và hỗ trợ cơ chế phát triển bền vững du lịch ở Côn Đảo”. Nguồn tài trợ từ nguồn ngân sách chính phủ có hạn, vì vậy việc tìm kiếm nguồn tài trợ khác từ các tổ chức phi chính phủ là việc làm hết sức cần thiết và cần xúc tiến ngay từ bây giờ.
Xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư cho Vườn quốc gia Côn Đảo và đảm bảo rằng Vườn quốc gia Côn Đảo cũng được hưởng lợi từ ngành du lịch. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Vườn quốc gia Côn Đảo chịu trách nhiệm bảo vệ phần lớn diện tích trên đảo và khu bảo tồn biển, ven biển. Vì thế, bất cứ hoạt động nào trong khu vực Vườn quốc gia đều phải được sự cho phép của Vườn quốc gia. Để đảm bảo quyền lợi cho Vườn quốc gia Côn Đảo từ du lịch, cần lập ra một cơ chế ưu đãi với mục đích là tạo ra quỹ để chi trả cho các chi phí quản lý các hoạt động du lịch trong phạm vi Vườn quốc gia.
- Xây dựng hệ thống thu phí tại các điểm du lịch đặc thù
Đây cũng là giải pháp nhằm đảm bảo sức chứa tại các điểm du lịch nhạy cảm. Việc xây dựng hệ thống thu phí đã được phổ biến tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước và trên thế giới như: di sản thế giới vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Sagamartha (Everest – Nêpan), khu di sản thế giới Angkor Wat (Campuchia)…
Doanh thu từ hệ thống thu phí này có thể được sử dụng trong việc xúc tiến du lịch, đào tạo du lịch hay xây dựng một trung tâm chuyên trách cho Côn Đảo.
3.3.2.4. Về quản lý, tiếp thị và xúc tiến du lịch
- Hiện đại hóa bộ máy quản lý du lịch:
Phân vùng chức năng biển – ven biển, rừng, lịch sử văn hóa để có chiến lược quản lý thật hợp lý.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa du lịch với các ngành có liên quan như: giao thông vận tải, ngư nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn trong vấn đề hoạt động và khai thác tài nguyên.
Đảm bảo cân đối giữa lực lượng sản xuất trực tiếp và gián tiếp, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa lữ hành, hàng không, khách sạn để tránh tình trạng tự phát, tạo mối quan hệ phụ thuộc để cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro.
Thường xuyên tiến hành thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo kinh doanh du lịch không gây tác động xấu đến tài nguyên môi trường.
Thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học để đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý du lịch và tiếp thị.
Tăng cường năng lực cho Ban Quản lý các khu du lịch huyện Côn Đảo – đây sẽ là lực lượng quản lý và tiếp thị du lịch dưới sự chỉ đạo của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đồng thời cũng là lực lượng thúc đẩy phát triển du lịch cho Côn Đảo và liên kết giữa ngành du lịch và các phòng ban chính quyền (cấp tỉnh và huyện), Ban Quản lý Phát triển Côn Đảo, VQGCĐ và các bên liên quan đến du lịch. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Các nhà quản lý, cả các cơ quan Chính phủ và đơn vị kinh doanh, cần có hiểu biết một cách hệ thống về du lịch bền vững
Côn Đảo phấn đấu trở thành nơi tiên phong trong du lịch bền vững tại Việt Nam. Để đạt được điều này, việc phát triển du lịch bền vững tại huyện Côn Đảo đòi hỏi phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ lãnh đạo, các ban ngành của huyện và tỉnh cũng như của các đơn vị kinh doanh du lịch từ khối tư nhân. Vì vậy, việc hiểu biết đầy đủ về những nguyên tắc căn bản của du lịch bền vững có ý nghĩa chiến lược trong việc hoạch định, đầu tư phát triển.
Cần phải đào tạo cho các lãnh đạo, ban ngành của tỉnh và huyện cùng với các đơn vị kinh doanh du lịch về quản lý du lịch và nhận thức được rằng kinh nghiệm làm du lịch phải tích lũy từ hành động thực tế phát triển du lịch bền vững.
- Quản lý khách du lịch bền vững để đảm bảo sức chứa:
Theo quyế định 264/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì lượng khách du lịch dự tính vào năm 2030 là 200 ngàn và 2020 là 700 ngàn. So với năng lực hiện tại của Côn Đảo (được trình bày ở phần thực trạng) thì đó là con số không khả thi. Vì thế cần xem xét thật kỹ tính nhạy cảm của tài nguyên- môi trường du lịch Côn Đảo để đưa ra chỉ tiêu quản lý du khách bền vững là vấn đề không thể thiếu trong hoạch định quy hoạch phát triển bền vững du lịch tại Côn Đảo. “Du lịch có chất lượng” cũng là giải pháp hữu hiệu để quản lý khách du lịch đảm bảo sức chứa.
- Tiếp thị du lịch và xúc tiến du lịch:
Chủ động xây dựng các thị trường mục tiêu quan tâm đến các di sản văn hóa, động vật hoang dã và các hoạt động du lịch biển tại Côn Đảo.
Phân tích thực trạng khách du lịch của huyện Côn Đảo, ta thấy phần lớn khách đến đây là khách nội địa chủ yếu nghỉ ngơi, tắm biển, thăm các di tích lịch sử văn hóa trong tâm thế hết sức thụ động. Khách quốc tế dù chiếm tỷ trọng rất ít nhưng có xu hướng tăng nhanh. Để ngành du lịch của huyện phát triển bền vững theo hướng “du lịch dịch vụ chất lượng cao” thì thị trường mục tiêu chính hướng tới của ngành du lịch huyện Côn Đảo là du khách quốc tế và nội địa có thu nhập cao.
Thị trường mục tiêu cho khách du lịch của huện Côn Đảo:
- Nội địa: Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc Đông Nam Bộ
- Quốc tế: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, châu ÂU, Bắc Mỹ, Úc…
- Kế hoạch tiếp thị du lịch chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến cho Côn Đảo
Hiện tại việc tiếp thị và xúc tiến du lịch cho Côn Đảo mới chỉ ở mức độ tối thiểu. Cần chủ động thu hút khách du lịch tới tham quan Côn Đảo, đặc biệt là những người coi trọng những gì mà Côn Đảo có thể đem đến cho họ, đồng thời làm tăng tối đa lợi ích của du lịch và nuôi dưỡng việc phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, cần phải có bản kế hoạch tiếp thị chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến cho Côn Đảo, bao gồm: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Xây dựng một phòng ban chính quyền – trung tâm chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tiếp thị và xúc tiến du lịch
- Phương pháp tổng hợp để tiếp thị và xúc tiến du lịch đại diện cho cả khối nhà nước và tư nhân
- Xây dựng các kênh phân phối cụ thể – xác định các công ty lữ hành và đại lý du lịch chính ở Việt Nam và quốc tế
- Tập trung vào các thị trường mục tiêu
- Giải quyết tính mùa vụ của Côn Đảo – chẳng hạn các chiến dịch xúc tiến đặc biệt để thu hút khách du lịch vào mùa đông.
- Một kế hoạch hành động tiếp thị phác họa và điều phối các hoạt động xúc tiến
Tập trung vào phát triển du lịch bền vững và “du lịch có chất lượng” cho Côn Đảo Khuyến nghị Ban Quản lý các khu du lịch huyện Côn Đảo sẽ là cơ quan thực hiện kế hoạch tiếp thị chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến Côn Đảo có sự hợp tác chặt chẽ với VQG Côn Đảo.
- Tạo sản phẩm du lịch đặc thù:
Côn Đảo có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn mang tầm cỡ quốc tế. Để thu hút thị trường mục tiêu cần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù như: Xem Vích đẻ và thả Vích về đại dương ở Bảy Cạnh, hòn Bà Lặn cùng cá Heo ở Vịnh Đầm Tre.
- Trồng cỏ nuôi Dugong ở vùng biển ven các hòn Tài Lớn, Trác Lớn. Bông Lan.
- Du ngoạn thủy cung lung linh sắc màu ở vùng biển quanh Hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ.
- Bay lên cùng vô số loài chim ở Hòn Trứng, hòn Bông Lan.
- Đêm Vú Nàng với ông Đụng:
- “Ai qua Đất Thắm, Bãi Bàng
- Hỏi thăm ông Đụng, Vú Nàng lớn chưa?”
- Nghịch ngợm với khỉ ở Núi Chúa, Sở Rẫy, hòn Tre Nhỏ Đêm huyền diệu với những con mực lấp lánh ở Cầu Tàu 914 Thám hiểm rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh.
- Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch đến thị trường mục tiêu và thế giới
- Trung Tâm xúc tiến du lịch huyện cần thực hiện tốt chức năng đầu mối để công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch có hiệu quả và làm tốt công tác Marketing cho toàn ngành du lịch trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan hữu quan. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Cần nâng cao hơn nữa việc tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp địa phương, tạo mối quan hệ phối hợp với các công ty du lịch lớn ở các thị trường gởi như: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu…
- Xây dựng các chương trình du lịch đặc thù theo mùa (đặc biệt là mùa Đông) để thu hút du khách quốc tế; tăng cường đa dạng hóa các ấn phẩm tuyên truyền để đưa những sản phẩm du lịch của Côn Đảo đến tay càng nhiều người càng tốt.
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Vườn Quốc Gia Côn Đảo để đưa ra ấn phẩm tốt nhất về loại hình du lịch sinh thái.
- Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các hãng thông tin đại chúng đặc biệt là Internet qua đó giới thiệu các sản phẩm du lịch của huyện; thành lập trang web riêng giới thiệu về chương trình hành động, sản phẩm du lịch địa phương, qua đó có thể trao đổi thông tin với khách hàng nhằm rút ra những kinh nghiệm quý báu cho ngành du lịch.
- Liên kết với các tổ chức du lịch quốc tế, tham gia các hội hiệp du lịch đặc biệt là du lịch bền vững của các nước trên thế giới; liên doanh liên kết vơí các công ty lữ hành nước ngoài để mở rộng thị trường.
3.3.2.5. Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch
- Giao thông vận tải: Cần tăng thêm chuyến bay đến Côn Đảo
Côn Đảo nối với đất liền chủ yếu bằng 2 loại hình: tàu biển và hàng không. Tàu biển chở khách có 2 chiếc Côn Đảo 9, 10 chủ yếu dành cho dân địa phương và du khách nội địa bởi giá cả phù hợp và luôn ở trong trạng thái quá tải, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời tiết nên không thuận tiện cho du khách . Phần lớn du khách quốc tế và một phần khách nội địa đi bằng đường hàng không. Theo số liệu hiện tại, mỗi năm có khoảng 20.000 chỗ ngồi trong các chuyến bay đến Côn Đảo (xem Bảng ). Hiện nay, Côn Đảo đang đón gần 18.000 lượt khách và vào lúc cao điểm du lịch (mùa hè và các ngày lễ) . Tăng thêm chuyến bay mỗi tuần lên 10 hoặc 12 chuyến và tăng thêm chuyến bay 2 chiều giữa Vũng Tàu và Côn Đảo, giải pháp này mới có thể đủ sức chuyên chở đáp ứng được nhu cầu trong tương lai. Bên cạnh đó, thêm chuyến bay sẽ giúp du khách có thêm cơ hội và nhiều lựa chọn hơn để lên kế hoạch cho các chuyến đi của mình tới Côn Đảo – ví dụ như các chuyến đi cuối tuần từ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thông tin liên lạc:
Nhìn chung thông tin liên lạc của Côn Đảo đã đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, thông tin du lịch chưa được quan tâm. Vì vậy cần xây dựng trung tâm du lịch gần cảng du lịch nhằm cung cấp các thông tin về các điểm hấp dẫn và các hoạt động du lịch tại Côn Đảo một cách nhanh nhất; đồng thời trung tâm này còn có chức năng đặt giữ chỗ cho các tuyến cũng như các hoạt động du lịch.
Trung tâm du lịch nên được hoạt động phối hợp với Vườn quốc Gia Côn Đảo, phòng quy hoạch và quản lý du lịch huyện, bảo tàng và các bên liên quan trong hoạt động du lịch.
- Điện: Cần tăng cường khai thác và sử dụng năng lượng Mặt Trời.
- Nước: Đảm bảo việc cung cấp nước sạch là phần cốt lõi trong quá trình quy hoạch phát triển bền vững du lịch.
Quần đảo Côn Đảo chỉ có nước sạch trên đảo Côn Sơn và hòn Cau; các hòn còn lại không có nước ngọt. Nước ngọt trên đảo Cô Sơn chủ yếu được cung cấp từ hồ Quang Trung và mạch nước ngầm với công suất khoảng 2017m3/ ngày, trong đó mỗi ngày nước sinh hoạt và sản xuất tiêu thụ khoảng 1816m3 (năm 2024); như vậy khả năng cung cấp nước trong tương lai cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế là vấn đề cấp thiết của huyện Côn Đảo.
- Cơ sở lưu trú: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Tăng cường xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao
Cơ sở lưu trú hiện nay ở Côn Đảo chủ yếu tập trung ở 3 khu du lịch với tiêu chuẩn 2 sao. Các khu du lịch này có xu hướng chủ yếu phục vụ khách nội địa và Tây balô. Cần xây dựng cơ sở lưu trú cấp hơn cho thị trường khách mục tiêu dưới khách sạn nhỏ nhưng tiện nghi, nhà nghỉ sinh thái. Nên phát triển cơ sở lưu trú trong tương lai không dựa vào số lượng phòng hay giường mà là chất lượng.
Xây dựng các tiêu chuẩn hay quy chế về phát triển cơ sở lưu trú du lịch
Hiện tại chưa có tiêu chuẩn hay quy chế nào cho vấn đề xây dựng cơ sở lưu trú tại Côn Đảo.
Trong khi môi trường Côn Đảo rất nhạy cảm mà việc xây dựng cơ sở lưu trú tác động lớn đến cơ sở hạ tầng, tài nguyên và môi trường du lịch. Để ngành du lịch được phát triển bền vững, nhất thiết mọi dự án xây dựng cơ sở lưu trú mới phải có đủ các dịch vụ hỗ trợ nhằm tránh gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng, tài nguyên và môi trường du lịch. Tại những khu vực nhạy cảm, nên xây dựng cơ sở lưu trú phù hợp (nhà nghỉ sinh thái) để giảm thiểu tác động đến tài nguyên và môi trường tự nhiên.
3.3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Lực lượng lao động đặc biệt là lao động địa phương là nhân tố quan trọng của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, do đó cần phải:
- Trang bị kiến thức liên quan đến sự phát triển bền vững ngành du lịch cho các cơ quan quản lý, cho các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động du lịch
- Cần xây dựng các chương trình giáo dục về phát triển bền vững, làm cho người dân Côn Đảo hiểu rằng: tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) trên đảo là món quà vô giá mà tạo hóa ban cho họ, là di sản lớn lao, là nền tảng của sự sống và sự phát triển bền vững. Vì vậy họ phải trân trọng, cân nhắc khi sử dụng, không lạm dụng một cách thái quá và có bổn phận bảo vệ các nguồn tài nguyên.
- Thống nhất chương trình giảng dạy khoa học du lịch cho các cấp, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa cao, kết hợp lý thuyết lẫn thực hành, đảm bảo chất lượng toàn diện. Mở rộng nghiên cứu thêm các chương trình đào tạo của các nước nhất là phương pháp thực hiện phát triển bền vững du lịch.
- Nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử khi giao tiếp với du khách và du lịch bền vững… thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tổ chức các cuộc thi về du lịch bền vững.
- Giáo dục và nâng cao tri thức và kinh nghiệm về phát triển bền vững du lịch trong mọi cấp, từ đội ngũ quản lý đến hướng dẫn viên và cả cộng đồng địa phương sao cho họ là lực lượng có đủ năng lực truyền đạt, hướng dẫn, thuyết minh về cách bảo vệ tài nguyên, môi trường cho du khách.
- Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và các cơ sở đào tạo. Tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ đào tạo của các nước và các tổ chức quốc tế về mọi mặt để nâng cao nhận thức như: tham dự các khóa học, khảo sát thực tế, tham quan và học kinh nghiệm của nước ngoài; tổ chức mời các chuyên gia nước ngoài đến dạy; truyền đạt kinh nghiệm, cung cấp tư liệu về du lịch bền vững. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Đào tạo kỹ nâng du lịch và ngoại ngữ cho nhân viên vườn quốc gia Côn Đảo bởi họ quản lý và bảo vệ phần lớn tài nguyên thiên nhiên tại Côn Đảo.
3.3.2.7. Về môi trường du lịch
Xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội phục vụ phát triển bền vững du lịch:
- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong huyện về trách nhiệm đẩy mạnh kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Côn Đảo; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện đề án : “Đảm bảo trật tự trị an tại các điểm, khu du lịch” của tỉnh phối hợp với chương trình xây dựng đời sống văn hóa của ngành Văn hóa Thông tin cho 9 khu dân cư về thực hiện văn minh du lịch phục vụ cho sự phát triển bền vững du lịch.
- Tổ chức sắp xếp các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ cá thể theo mô hình hợp tác xã hoặc tổ hợp các dịch vụ thương mại; phát triển và củng cố những ngành truyền thống hộ gia đình hoặc làng nghề thủ công mỹ nghệ, hải sản… nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ du lịch.
- Xây dựng quy các quy định bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của huyện; hướng dẫn các doanh nghiệp, tư nhân, nhân dân đảo và khách du lịch cùng thực hiện.
- Cần xây dựng cơ chế quản lý đặc thù về quản lý, bảo vệ môi trường để kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Khuyến khích khai thác sử dụng nguồn năng sạch (Mặt Trời, Gío…) sản xuất điện, gas cho phương tiện giao thông.
- Đảm bảo xử lý, tái chế và quản lý nước thải, chất thải rắn theo kinh nghiệm quốc tế tốt nhất
Tổ chức quản lý môi trường hiện tại của Côn Đảo vẫn còn rất yếu kém. Những vấn đề mấu chốt liên quan đến phát triển du lịch bền vững chủ yếu liên quan đến quản lý nước thải và chất thải rắn. Hiện tại ở Côn Đảo chưa có một hệ thống xử lý nước thải tinh vi nào, đồng thời việc tiêu hủy những chất thải và rác thải rắn thu được đang còn là một vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường.
Việc quản lý và xử lý nước thải và chất thải rắn một cách hợp lý là vấn đề trọng yếu đối với việc triển khai du lịch bền vững và tương lai của huyện Côn Đảo. Môi trường ở nơi đây rất nhạy cảm, và nếu như du lịch phát triển, những tác động tiêu cực của nước và chất thải rắn sẽ ngày một nhiều hơn. Lưu ý rằng triển khai bất cứ hoạt động du lịch nào cũng cần phải được thông qua một quá trình đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm ngặt, làm được việc này không chỉ giúp hỗ trợ các dự án riêng biệt mà còn góp phần vào tính bền vững ở mọi lĩnh vực trên huyện Côn Đảo. Các quy định và chính sách tăng cường quản lý môi trường Côn Đảo cũng cần được đưa ra. Lập kế hoạch quản lý chất thải đối với mọi lĩnh vực quy hoạch của Côn Đảo là một việc làm cấp bách hiện nay.
- Xây dựng một chương trình theo dõi trực tiếp để đánh giá các tác động du lịch đối với môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Kết luận:
Qua việc thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CÔN ĐẢO (BÀ RỊA – VŨNG TÀU”, trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và nghiên cứu được, tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Phát triển bền vững du lịch: được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu du lịch hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của những thế hệ tương lai; phát triển bền vững du lịch phải cân nhắc đến việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch ( tái tạo và không tái tạo), đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau; phát triển bền vững du lịch là sự phát triển có trách nhiệm với môi trường và quyền lợi kinh tế của cư dân địa phương.
Côn Đảo có nhiều tiềm năng về du lịch: tài nguyên thiên nhiên phong phú, độc đáo, tính đa dạng sinh học cao; hệ thống di tích cách mạng, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước; có môi trường xã hội lành mạnh; thu hút ngày càng nhiều đầu tư; được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước; cơ sở hạ tầng tương đối tốt; thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước; doanh thu ngày càng tăng nhanh… đây là tiềm năng lợi thế quan trọng để xây dựng Côn Đảo trở thành trung tâm du lịch dịch vụ tầm cở khu vực và quốc tế.
Phát triển bền vững du lịch Côn Đảo không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế và cư dân địa phương mà còn có thể trở thành mô hình kiểu mẫu cho sự phát triển bền vững du lịch ở các địa phương khác, góp phần phát triển bền vững du lịch cả nước.
Ngành du lịch của huyện Côn Đảo còn rất mới mẽ, hoạt động du lịch gần như chưa tác động gì đối với tài nguyên du lịch và các ngành kinh tế khác. Chính sự mới mẽ này cộng với sự hoang sơ của tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo nên sức hút cho ngành du lịch của Côn Đảo.
- Kiến nghị: Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Để xây dựng Côn Đảo trở thành huyện đảo có ngành du lịch phát triển bền vững phù hợp với mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch của đất nước cũng như mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020 được quy định tại Quyết định 264/2022/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tôi xin có một số đề nghị sau:
Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cường đầu tư ngân sách và ban hành những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đầu tư du lịch nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư phát triển du lịch Côn Đảo. Ngành Du lịch cần có những chỉ đạo sát sao và hợp lý đối với việc phát triển du lịch Côn Đảo, đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển bền vững du lịch Côn Đảo.
Huyện Côn Đảo cần xúc tiến ngay những vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững du lịch; các cấp, các ngành cần phối hợp nhịp nhàng nhằm tránh làm tổn hại đến tài nguyên du lịch; đồng thời các cấp có thẩm quyền kêu gọi, khuyến khích các nhà khoa học – những người nghiên cứu về du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu trọng tâm sau:
Nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững cho huyện Côn Đảo, trong đó quy hoạch phát triển du lịch sinh thái rừng và biển là một bộ phận quan trọng trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị về lịch sử, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên của Côn Đảo. Cần có cơ chế thu hút chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trên lĩnh vực du lịch sinh thái tham gia trong quá trình xây dựng quy hoạch. Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
Nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ những cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù cho Côn Đảo về chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi về các loại thuế, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, quan hệ quốc tế…
Nghiên cứu xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược cho quá trình phát triển tại Côn Đảo để đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị về lịch sử, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên tại Côn Đảo.
Nghiên cứu sức chứa tại các điểm du lịch nhạy cảm nhằm đảm bảo tác động tối thiểu đến tài nguyên du lịch.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Phát triển bền vững du lịch ở huyện Côn Đảo
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com