Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Quan điểm, mục tiêu và dự báo phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Trị
3.1.1. Quan điểm
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2027, tầm nhìn đến năm 2040 đề ra những giải pháp trọng tâm là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch, tạo hành lang pháp lý cơ bản đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp du lịch nhà nước, thực hiện cải cách hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch. với cơ cấu và chất lượng phù hợp; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch; chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong kĩnh vực du lịch; khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài [5].
Kinh tế du lịch có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị. Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng; có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu; khả năng cạnh tranh cao, có tính xã hội hóa cao.
Chú trọng phát triển cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế, sự đặc thù, tính khác biệt từ tiềm năng du lịch của tỉnh và phải gắn kết chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác trong xây dựng và hình thành chuỗi giá trị các sản phẩm du lịch; phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người và quê hương Quảng Trị, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh. Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư [9].
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.1.2. Mục tiêu Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
3.1.2.1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh phát triển du lịch hướng tới mục tiêu đưa ngành du lịch Quảng Trị sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng, là động lực phát triển KTXH, tương xứng với tiềm năng, lợi thế, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo bước đột phá cho giai đoạn tiếp theo.
Đến năm 2027, xây dựng du lịch trở ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chiếm tỷ trọng 7-8% tổng thu nhập; đến năm 2035 tập trung mọi nguồn lực để du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và có tỷ trọng trên 10% tổng thu nhập của tỉnh.
Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Quảng Trị là “Ký ức chiến tranh – khát vọng hòa bình”, “Hành lang kinh tế Đông – Tây và Con đường Di sản”.
3.1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2027: hình thành khu du lịch quốc gia Cửa Việt – Cửa Tùng – Địa đạo Vịnh Mốc – Đôi bờ Hiền Lương Bến Hải – Cồn Cỏ; thu hút 2.370 nghìn lượt khách du lịch (trong đó khách quốc tế là 370 nghìn lượt), tốc độ tăng trưởng đạt 7,9%/năm; cơ sở lưu trú du lịch đạt 4.700 – 5.000 buồng ngủ; giải quyết việc làm cho 21.000 lao động, trong đó có 7.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Tổng thu từ khách du lịch đạt 3.302 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng trung bình 16,7%/năm).
+ Đến năm 2035: Hoàn thành về cơ bản đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch, nhất là tại các khu, điểm du lịch; hình thành các tour, tuyến du lịch chủ đạo, xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm du lịch của tỉnh; thu hút 3.250 nghìn lượt khách du lịch (trong đó khách quốc tế là 550 nghìn lượt), tốc độ tăng trưởng đạt 6,5%/năm; cơ sở lưu trú du lịch đạt 7.000 buồng ngủ; giải quyết việc làm cho 33.600 lao động, trong đó có 11.200 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Tổng thu từ khách du lịch đạt 6.553 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng trung bình 13,6%/năm).
3.1.3. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của du lịch Quảng Trị
3.1.3.1. Dự báo phương án phát triển
Với tốc độ tăng trưởng được tính toán cao hơn hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển ổn định, đầu tư cho du lịch cả nước cũng như của Quảng Trị được tăng cường cả về lượng và chất, bắt đầu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh. Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
Giai đoạn từ nay đến 2027, tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế đến Quảng Trị là 10,0%/năm và khách du lịch nội địa là 7,4%/năm; giai đoạn 2028 – 2035, các chỉ tiêu tương ứng là 8,2%/năm và 6,2%/năm; giai đoạn 2026 – 2040, các chỉ tiêu tương ứng là 6,0%/năm và 5,3%/năm; đến năm 2027 tổng thu nhập du lịch đạt khoảng 3.302 tỷ đồng (tương đương 150 triệu USD), đến năm 2035 đạt 6.553 tỷ đồng (tương đương 298 triệu USD) và đến năm 2040 sẽ đạt 11.693 tỷ đồng (tương đương 531 triệu USD).
Các chỉ tiêu trên phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2027, tầm nhìn đến năm 2040; phù hợp với vị trí của Quảng Trị trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng BTB đến năm 2027, tầm nhìn đến năm 2040; đồng thời cũng phù hợp với vị trí của ngành du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2027. Tuy nhiên, cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào hệ thống CSHT, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch, khu vui chơi – giải trí – thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v….
3.1.3.2. Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu
Khách du lịch: Khách du lịch quốc tế đến vùng BTB nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng bằng nhiều con đường khác nhau. Trước hết là đến trực tiếp Quảng Trị qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; tiếp đến là thông qua cảng hành không quốc tế Phú Bài-Huế và hệ thống sân bay nội địa như Vinh, Đồng Hới; tiếp theo là khách du lịch đến Quảng Trị còn theo tuyến du lịch Bắc Nam.
Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Quảng Trị thời kỳ 2023-2035
Căn cứ vào các chỉ tiêu về khách du lịch đã được xác định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2027, tầm nhìn đến năm 2040” và “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng BTB đến năm 2027, tầm nhìn đến 2040”, đồng thời căn cứ vào thực trạng tốc độ tăng trưởng khách, dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, về sản phẩm du lịch, dựa trên hệ thống CSHT và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Quảng Trị…, dự báo số lượng khách du lịch quốc tế đến tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2023-2035 được trình bày ở Bảng 3.1. Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
Tổng thu từ du lịch, GDP du lịch, nhu cầu vốn đầu tư du lịch: Năm 2021, ở Quảng Trị một khách du lịch quốc tế chi tiêu mỗi ngày khoảng trên 55USD, một khách nội địa chi tiêu khoảng gần 28USD. Trong những năm tới, khi các sản phẩm và dịch vụ du lịch phong phú, đa dạng, chất lược được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên. Dự kiến mức chi tiêu trung bình một ngày của một khách du lịch đến Quảng Trị đã được xác định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng BTB đến năm 2027, tầm nhìn đến 2040” như sau:
Số lượt khách, ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu của khách, tổng thu nhập từ du lịch của Quảng Trị trong từng giai đoạn được tính toán và trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.2: Dự báo tổng thu nhập từ du lịch tỉnh Quảng Trị đến 2035
Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (quốc tế và nội địa) cũng như tổng thu nhập từ du lịch của Quảng Trị như đã trình bày ở phần trên, sau khi trừ chi phí trung gian, dự báo khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của tỉnh được trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Dự báo chỉ tiêu GRDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Quảng Trị, thời kỳ đến năm 2035
Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Quảng Trị đến năm 2035, vấn đề đầu tư vào CSHT, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở đào tạo.v.v… giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện các định hướng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhu cầu cơ sở lưu trú du lịch: Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, vấn đề dự báo về đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn là một yếu tố rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có liên quan chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng buồn trung bình. Căn cứ vào các chỉ tiêu dự báo về khách du lịch, ngày lưu trú trung bình…như trên, dự báo về nhu cầu khách sạn của Quảng Trị được tính ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu khách sạn tỉnh Quảng Trị thời kỳ đến 2035
Nhu cầu lao động ngành du lịch: Số lao động bình quân trên một buồng khách sạn phụ thuộc vào tính đa dạng của các dịch vụ bổ sung. Trong những năm tới, các dịch vụ du lịch bổ sung ở Quảng Trị sẽ phong phú hơn, chất lượng các sản phẩm du lịch sẽ được nâng cao nên số lượng lao động bình quân trên một buồng khách sạn sẽ tăng lên. Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân trên một buồng khách sạn của cả nước, của Vùng BTB đã được xác định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2027, tầm nhìn đến 2040”, dự kiến nhu cầu lao động tính bình quân trên một buồng khách sạn của Quảng Trị là 1,6 – 1,7 lao động trực tiếp/buồng khách sạn và mỗi lao động trực tiếp tương ứng với 2 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, các tính toán về nhu cầu lao động cho toàn ngành du lịch Quảng Trị đến năm 2035 được tính toán ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch ở Quảng Trị đến 2035
3.2. Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Trị Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
3.2.1. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù địa phương
Tiếp tục bám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2025 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2025 của Chính phủ; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2027, tầm nhìn đến 2040; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và phát triển du lịch Vùng BTB đến năm 2027, tầm nhìn đến 2040. Căn cứ thực trạng phát triển du lịch Quảng Trị trong những năm qua để xây dựng “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến 2040”.
Triển khai có hiệu quả các các chính sách và giải pháp của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển, như:
Thực hiện Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư theo Quy định 39/2024/QĐ-UBND ngày 21/9/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực du lịch. Đồng thời nghiên cứu bổ sung các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng, sản phẩm du lịch đặc thù. Nghiên cứu triển khai chủ trương hợp tác công-tư để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển du lịch. Ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến. Ngoài chính sách chung của tỉnh, cần nghiên cứu có chính sách hỗ trợ phát triển đối với các nhà đầu tư đã đầu tư vào du lịch theo chủ trương Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Về chính sách tài chính: Chỉ đạo triển khai thực hiện việc chuyển đổi cơ chế phí tham quan sang cơ chế giá dịch vụ; Thực hiện điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất; Thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án du lịch; Tạo điều kiện thuận lợi hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch; Xây dựng và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.
Tiếp tục tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủ tục thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đến Quảng Trị. Nghiên cứu những vấn đề cần phải triển khai để tạo đột phá cho du lịch phát triển, để đề xuất với Trung ương cho áp dụng các chính sách đặc thù.
Chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2022 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
Triển khai các giải pháp khôi phục và phát triển du lịch sau sự cố môi trường biển; nghiên cứu và triển khai chính sách phát triển làng nghề, nông nghiệp nông thôn tạo sản phẩm phục vụ du lịch; chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư phát triển du lịch
Tổ chức triển khai có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040; rà soát quy hoạch chi tiết các khu du lịch khắc phục những bất cập, hạn chế tầm nhìn trước đây phù hợp với yêu cầu phát triển mới, đồng thời tiến hành lập mới quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng yếu. Trong đó ưu tiên quy hoạch các khu du lịch ven biển Cửa Việt – Cửa Tùng – Địa đạo Vịnh Mốc và Vĩnh Thái; quy hoạch phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh.
Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, trong đó tập trung các di tích quốc gia đặc biệt (hoàn thiện quy hoạch địa đạo Vịnh Mốc gắn với việc lập hồ sơ trình UNESSCO công nhận di sản thế giới; Triển khai đề án xây dựng Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải; quy hoạch tổng thể mặt bằng di tích quốc gia đặc biệt thành cổ Quảng Trị và xây dựng Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị; quy hoạch khu du lịch văn hóa lịch sử các di tích Chúa tiên Nguyễn Hoàng trên đất Quảng Trị gắn với các di tích nhà thờ La Vang, Chùa Sắc Tứ; các khu du lịch phục vụ cho phát triển Khu kinh tế Đông Nam; khu du lịch khám phá hang động Brai kết hợp du lịch nghỉ dưỡng tại Khe Sanh- Hướng Hóa, du lịch Biên mậu qua cửa khẩu Lao Bảo, La Lay, Tà Puồng; khu du lịch sinh thái tâm linh Tuyền Lâm, Cam Lộ; khu du lịch cộng đồng và sinh thái tại bản truyền thống dân tộc Bru Vân kiều Kalu, xã Đakrông; hệ thống giếng cổ Gio An; khu di lịch sinh thái hồ Khe Mây…
Tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển CSHT du lịch đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Trước hết là hạ tầng tại các khu, điểm du lịch tiêu biểu, quan trọng; hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật khác phục vụ du lịch kết hợp với phát triển với các ngành kinh tế và phục vụ dân sinh; nâng cao khả năng kết nối tới các khu, điểm du lịch. Lồng ghép việc đầu tư hạ tầng cho phát triển du lịch với các mục tiêu khác nhằm tăng hiệu quả đầu tư đồng thời tăng nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch. Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
Ưu tiên hoàn thiện CSHT các khu du lịch dịch vụ ven biển Cửa Việt, Cửa Tùng, Đảo Cồn Cỏ. Nâng tầm, nâng cấp các di sản Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc có quy mô tương xứng với tầm vóc lịch sử và theo hướng linh thiêng và huyền thoại. Có chính sách hỗ trợ đầu tư sớm hình thành các trung tâm hội chợ triển lãm, các khu vui chơi giải trí hiện đại có khả năng thu hút và lưu giữ khách và các điểm dừng chân dọc theo Quốc lộ 9, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Sớm đầu tư hình thành sân bay Quán Ngang phục vụ cho du khách đến Quảng Trị.
Tích cực tranh thủ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn Trung ương thông qua các chương trình mục tiêu, nguồn vốn ODA của ngân hàng ADB đầu tư hoàn thiện CSHT các khu du lịch, hệ thống giao thông kết nối và các kết cấu hạ tầng khác.
Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Chú trọng đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các điểm dừng, nghỉ trên các tuyến du lịch, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm.
3.2.3. Tăng cường và củng cố về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch
Kiện toàn, nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch theo hướng đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu phát triển. Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh.
Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở tỉnh gắn với việc cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước về du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch…). Theo đó, cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý quản lý nhà nước về du lịch phù hợp cho cấp huyện và xã theo vị trí của các khu, tuyến, điểm du lịch.
Rà soát công tác quản lý tại các khu, điểm du lịch, tăng cường trách nhiệm QLNN toàn diện trên địa bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tinh thần đẩy mạnh xã hội hóa, bảo đảm trật tự kỷ cương, văn minh lịch sự trong hoạt động du lịch. Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
Tăng cường áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lịch vực du lịch từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, trước hết là các cơ sở lưu trú, ăn uống, hàng lưu niệm, vận chuyển khách, thuyết minh hướng dẫn, điểm dừng chân.
Tạo điều kiện phát huy vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội du lịch trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết cùng phát triển.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tỉnh thực hiện có kết quả công tác cải cách hành chính, cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia phát triển KTXH nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
Tăng cường sự phối hợp giữa Sở VHTTDL với các sở, ngành khác trong QLNN về du lịch. Xây dựng Quy chế phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, kế hoạch đầu tư hạ tầng, CSVC-KT du lịch tại các khu, điểm du lịch, đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ du khách, kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình (khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khách sạn); Quy chế phối hợp với Sở Công thương trong hỗ trợ phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, gia công đồ thủ công mỹ nghệ; phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụ đạt tiêu chuẩn để khuyến khích các hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của du khách khi đến tỉnh Quảng Trị, tiếp nhận và xử lý liên quan đến sai phạm như kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo về đo lường, kinh doanh lừa đảo, bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn giá quy định… để có biện pháp xử lý; Quy chế phối hợp với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan trong việc xây dựng đề án nâng cao chất lượng phục vụ tại các đầu mối tiếp xúc với du khách: hỗ trợ, giải quyết kịp thời những sự cố của khách du lịch liên quan đến các thủ tục xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc tế La Lay, cảng Cửa Việt; Quy chế phối hợp với Công an tỉnh trong xây dựng các nội quy, quy chế cho các hoạt động du lịch, các khách sạn, cơ sở phục vụ du lịch và phối hợp kịp thời trong việc xử lý những vi phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch.
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương; các đoàn thể, mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm nâng cao nhận thức xã hội về du lịch.
Công tác hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính cần được thực hiện một cách minh bạch, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo được thực hiện một cách tiện và tiết kiệm nhất.
Mặt khác, tiến hành minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch. Thực hiện tiến hành công bố các văn bản, thủ tục hành chính liên quan, niêm yết tại các địa điểm tiến hành thủ tục hành chính, trên trang web của Sở VHTTDL nhằm giúp người dân có nhu cầu được nắm rõ. Đồng thời phải gắn cải cách thủ tục hành chính với thưc hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cống dân: mở đường dây nóng, và hòm thư góp ý cho người dân, khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp phạm luật của các cá nhân tổ chức, và cán bộ quản lý nhà nước để người dân có thể tố giác, góp ý khi phát hiện. Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
3.2.4. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch
Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, kỹ năng giao tiếp…Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch. Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu. Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ, cụ thể: Không thể đánh giá cán bộ một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định; năng lực cán bộ phải được đo bằng chất lượng và hiệu quả công việc được giao.
Đồng thời, tỉnh nên tiến hành có chính sách phù hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao học tập tại các trường Đại học đào tạo chuyên sâu du lịch, nhằm tuyển dụng những cán bộ trẻ tuổi được đào tạo bài bản, có thành tích học tập xuất sắc về làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước.
Quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bằng cách liên kết với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực, kết hợp với việc đẩy mạnh công tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ và thu hút đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp hướng tới mục tiêu chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý địa phương. Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên. Tranh thủ sự hỗ trợ từ Tổng cục Du lịch cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực về du lịch.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở đào tạo về du lịch. Do đó cần phối hợp với Đại học Huế tổ chức mở các lớp đào tạo tập trung hoặc bán tập trung, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch… thông qua Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị để củng cố, phát triển nguồn nhân lực du lịch cho Quảng Trị.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch cũng là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, phát triển kinh tế du lịch theo hướng nền kinh tế tri thức. Nghiên cứu phương thức quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch; các vấn đề liên quan đến môi trường phát triển du lịch; nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, mang hàm lượng công nghệ cao; nghiên cứu các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và công nghệ xây dựng, vận hành thân thiện với môi trường; phát triển du lịch trong mối quan hệ với bảo tồn văn hóa, với thể thao; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý du lịch, kết nối với các hệ thống thông tin quản lý du lịch của vùng và quốc gia và các trung tâm thông tin trong và ngoài nước; khuyến khích và hỗ trợ giải pháp học qua mạng; áp dụng các mô hình công nghệ quản lý tiên tiến trong phát triển du lịch.
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra và xử lý vi phạm trong các hoạt động du lịch Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo đội ngũ lao động du lịch đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch; chỉ đạo, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch, bãi tắm biển, các trung tâm thương mại mua sắm, các cơ sở lưu trú nhất là các dịp cao điểm, lễ hội, đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định về giá; bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn, ứng xử văn minh; bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh phải đảm bảo việc tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.
3.2.6. Chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo lập gắn kết vùng, miền, quốc gia trong hoạt động du lịch
Đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài.
Chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng chiến lược và kế hoạch dài hạn làm cơ sở để thực hiện công tác xúc tiến quảng bá bài bản, có trọng tâm, trọng điểm. Gắn công tác thông tin quảng bá xúc tiến đầu tư du lịch với việc xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch của tỉnh, xây dựng các điểm đến tiêu biểu, các sản phẩm đặc sắc, nâng cao chất lượng các dịch vụ, kỹ năng phục vụ và văn hóa ứng xử đối với du khách.
Tập trung xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Trị là biểu tượng hòa bình và là cửa ngõ của Hành lang kinh tế Đông – Tây của Việt Nam, đồng thời chú trọng xây dựng các thương hiệu du lịch biển đảo, văn hóa tâm linh.
Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa nâng cao sự cộng đồng trách nhiệm của các doanh nghiệp và toàn xã hội trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Nghiên cứu hình thành bộ phận hỗ trợ khách du lịch phù hợp với chủ trương đối với các địa phương đón trên 1 triệu lượt khách.
Liên kết chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, các địa phương trong vùng BTB và các tỉnh trên Hành lang kinh tế Đông – Tây, đặc biệt là liên kết chặt chẽ du lịch 3 tỉnh “Bình – Trị – Thiên” trong các hoạt động xúc tiến quảng bá, Tổ chức các hội chợ triển lãm, sự kiện du lịch.
Kết hợp triển khai hoạt động thông tin đối ngoại kết hợp thông tin quảng bá du lịch, chủ động lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư về
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
1. KẾT LUẬN
Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã sớm xác định tiềm năng, lợi thế phát triển và vai trò, vị trí của ngành du lịch; đã quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện để du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Ngành du lịch Quảng Trị đã có bước phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Có thể nói, cùng với tiến trình phát triển KTXH chung của tỉnh, ngành du lịch đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh và khẳng định vị trí của du lịch Quảng Trị trong vùng Bắc Trung Bộ cũng như cả nước.
Tuy vậy, những kết quả đạt được của Du lịch Quảng Trị là tích cực nhưng chưa vững chắc và còn hạn chế so với tiềm năng thế mạnh và vị trí của du lịch đã được xác định. Tiềm năng du lịch khá đa dạng nhưng thiếu vốn đầu tư và các điều kiện khác nên mức độ khai thác còn thấp, hiệu quả chưa cao.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh còn bộc lộ nhiều yếu tố bất cập đó là: Một số chính sách, chiến lược, quy hoạch về kinh tế du lịch chưa đạt hiệu quả cao, tình trạng dàn trải, chồng chéo về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong triển khai thực hiện các chính sách khá phổ biến; nhiều chương trình, dự án triển khai còn chậm; chính sách huy động nguồn lực chưa thực sự hấp dẫn nên chưa khuyến khích được nhà đầu tư tích cực tham gia; công tác xây dựng, quản lý quy hoạch, kế hoạch, dự án chất lượng chưa cao, còn có quy hoạch thiếu tính khả thi, phải điều chỉnh nhiều lần; chưa có chính sách hiệu quả để thu hút đầu tư tạo đột phá cho phát triển du lịch; loại hình và sản phẩm du lịch chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tầm cỡ, có sức cạnh tranh trong vùng, trong nước và quốc tế; các dịch vụ bổ sung còn yếu nên chưa kéo dài ngày lưu trú và tăng chi tiêu của khách; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, hiệu quả quản lý của một số cơ quan chức năng chưa cao; mặc dù nguồn nhân lực du lịch có số lượng phát triển mạnh trong những năm qua nhưng chất lượng chưa có sự phát triển tương xứng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học vấn… chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường; công tác quản lý nhà nước về xúc tiến, quảng bá và liên kết phát triển du lịch của tỉnh trong những năm qua được địa phương triển khai thực hiện, góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch Quảng Trị đến với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo nhận xét của những nhà nghiên cứu, công tác này vẫn còn tồn tại, bất cập, hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá và liên kết chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch của địa phương; công tác thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp, quản lý hoạt động kinh doanh và chất lượng du lịch vẫn có tính chất phong trào, chưa thường xuyên kiểm tra và quy định quy trình kiểm tra thiếu chặt chẽ, chưa khuyến khích cơ sở kinh doanh tự giác thực hiện các tiêu chuẩn đề ra.
Với mục tiêu đã đề ra, luận văn đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Trị, đó là:
- Đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư phát triển du lịch;
- Tăng cường và củng cố về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch;
- Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra và xử lý vi phạm trong các hoạt động du lịch;
- Chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo lập gắn kết vùng, miền, quốc gia trong hoạt động du lịch;
2. KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
2.1 Đối với các cơ quan Trung ương
Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đưa tỉnh Quảng Trị vào Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung do vậy kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bổ sung các dự án du lịch trọng điểm của Quảng Trị vào các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm hỗ trợ phát triển du lịch và KTXH tỉnh Quảng Trị cũng như tăng sức cạnh tranh và động lực phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Kiến nghị với Trung ương và tỉnh chỉ đạo xây dựng quy định và cơ chế phối hợp giữa công tác quốc phòng với phát triển du lịch trên đảo Cồn Cỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng các trọng điểm phát triển du lịch của Quảng Trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển các công trình vật chất kỹ thuật du lịch.
Kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến tỉnh lộ, tuyến quốc lộ,… trong đó ưu tiên phát triển các tuyến giao thông đến các khu, điểm du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch đến Quảng Trị và tiếp cận các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Kiến nghị Bộ VHTTDL ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng các khu du lịch trên địa bàn Quảng Trị trong khuôn khổ Chương trình hành động quốc gia về Du lịch; chỉ đạo Tổng cục Du lịch hỗ trợ ngành Du lịch Quảng Trị trong các công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch… và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các chương trình đưa khách du lịch đến Quảng Trị; trình Chính phủ xem xét đưa khu du lịch biển đảo Cửa Việt – Cửa Tùng Cồn Cỏ – Địa đạo Vịnh Mốc – Đôi bờ Hiền Lương, Bến Hải vào danh mục các khu du lịch quốc gia tiềm năng.
Kiến nghị các Bộ, ngành ở Trung ương lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án có liên quan phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương./.
2.2 Đối với tỉnh Quảng Trị
Tăng cường tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh, các địa phương nơi du lịch phát triển và nguồn nhân lự cho các đơn vị sự nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh. Kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, thuê chuyên gia, công ty tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Quảng Trị đến năm 2035, định hướng đến năm 2040.
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với lộ trình và phân công cụ thể trách nhiệm cho các tổ chức, đơn vị thực hiện phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, địa phương và đơn vị để thực hiện có hiệu quả Chương trình. Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com