Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank hay nhất năm 2025 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
TÓM TẮT ĐỀ ÁN
Tên đề tài: Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang.
Nội dung đề án: Sau quá trình thực hiện đề án thì tác giả tóm tắt các nội dung chính của đề án như sau:
Đề án này đã thực hiện tổng hợp các lý thuyết liên quan đến nợ xấu do nợ kéo theo CIC. Đồng thời trình bày các lý thuyết liên quan đến nợ xấu. Tác giả đã tiến hành tóm tắt các vấn đề xảy ra trong thực tế công việc. Từ đó, xác định các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất nghiên cứu phù hợp với bối cảnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang.
Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính dựa trên các dữ liệu thực tế có sẵn tại nơi làm việc, những vấn đề xảy ra xoay quanh các khoản nợ xấu có vấn đề sau khi cập nhật từ CIC. Từ đó, tác giả tiến hành phân tích nguyên nhân, nhu cầu vay vốn, tiếp cận khách hàng để tìm hiểu rõ hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp gây ra tình trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại chi nhánh, điều này phù hợp với thực tế tại chi nhánh trong thời gian qua. Cuối cùng, dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các hàm ý quản trị với các yếu tố ảnh hưởng và cách phòng ngừa, hạn chế rủi ro nợ xấu do nợ kéo theo CIC. Đồng thời, nhận xét về những hạn chế nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo.
Từ khoá: Nguyên nhân nợ xấu kéo theo CIC, khách hàng, nhu cầu vay vốn, lãi suất, nhân viên, công nghệ, rủi ro bên ngoài.
ABSTRACT Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Project title: The current situation of bad debt due to debt leading to CIC at the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam, Tan Phu Dong District Branch, Tien Giang.
Project content: After implementing the project, the author summarizes the main contents of the project as follows:
This project has synthesized theories related to bad debt due to debt leading to CIC. At the same time, it presents theories related to bad debt. The author has summarized the problems that occur in actual work. From there, identify research gaps and propose research suitable to the context of the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam, Tan Phu Dong District Branch, Tien Giang.
After conducting qualitative research based on available actual data at the workplace, the problems that occur revolve around problematic bad debts after being updated from CIC. From there, the author analyzes the causes, loan needs, and approaches customers to learn more. The research results show that some factors directly and indirectly cause bad debt due to debt leading to CIC at the branch, which is consistent with the reality at the branch in the past. Finally, based on the research results, the author proposes management implications for the influencing factors and ways to prevent and limit the risk of bad debt due to debt leading to CIC. At the same time, comments on the limitations of the research and future research directions.
Keywords: Causes of bad debt leading to CIC, customers, loan demand, interest rates, employees, technology, external risks.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Trong nền kinh tế thị trường từ trước đến nay ít biến động, một hệ thống ngân hàng lành mạnh và ổn định là điều kiện tiên quyết để phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Giai đoạn năm 2020 trở về sau, do dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng nặng nề, việc xuất nhập khẩu hàng hóa bị đình trệ, các công ty phải đóng cửa, công nhân nghỉ việc hàng loạt…Dẫn đến khả năng thanh toán các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân đều bị ảnh hưởng, thậm chí không còn khả năng trả nợ đến hạn cho ngân hàng. Đây là một điều đáng báo động và chưa từng có trong tiền lệ. Thời điểm bùng phát dịch, toàn dân thực hiện theo chỉ thị số 15/CTTTg của Chính phủ, giãn cách xã hội, cách ly tại nhà và thực hiện giãn cách tại nơi làm việc khiến mọi hoạt động tại ngân hàng bị ảnh hưởng rất nhiều. Từ đó, các khoản vay đủ tiêu chuẩn chuyển sang dưới tiêu chuẩn, thậm chí chuyển sang khoản vay có khả năng mất vốn một cách nhanh chóng khi khách hàng chưa thanh toán kịp thời. Sau khi cập nhật trên hệ thống CIC khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao tại chi nhánh, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của chi nhánh đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng của khách hàng. Về sau những khách hàng này khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay tại các ngân hàng.
Từ thực tế trên có thể thấy, việc nâng cao chất lượng tín dụng và ngăn chặn nguy cơ nợ xấu phát sinh do nợ kéo theo CIC tại chi nhánh là một vấn đề cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoài các khoản vay quá hạn tại chi nhánh đã tạo áp lực rất nhiều lên chất lượng tín dụng, ngày nay còn có các khoản vay kéo theo CIC gây ra khoản nợ xấu bất ngờ làm cho tình hình ngày càng khó khăn hơn. Nó ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng và tại chi nhánh.
Do đó, việc nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu do kéo theo CIC tại chi nhánh tại một thời điểm cụ thể là điều cần thiết. Đánh giá tình hình thực tế hiện nay, nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại chi nhánh có xu hướng tăng vọt. Cụ thể như sau:
Đối với các khoản vay nhảy nợ xấu theo CIC năm 2019 là 355 triệu đồng nhưng đến năm 2021 tăng lên 2 tỷ đồng. Đến nay, măc dù giải quyết các khoản nợ bị kéo theo CIC rất nhiều tuy nhiên tình trạng chung hàng tháng khi hệ thống CIC cập nhật vẫn còn nhiều khoản vay hàng trăm triệu chuyển sang nhóm nợ cần chú ý hay nợ dưới tiêu chuẩn. Tình hình chung của các NHTM hiện nay đang rất đau đầu về vấn đề này. Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Nguyên nhân ban đầu được tác giả nhận thấy đó là sau đại dịch Covid – 19 tình hình kinh tế của cả nước bị ảnh hưởng, nhất là người dân. Họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì không thể làm việc bình thường như trước kia, hàng hoá nông sản không xuất đi được, gia súc, gia cầm vật nuôi cũng khó bán cho các thương lái vì vận chuyển bị hạn chế, khó mang đi tiêu thụ, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của người dân. Những khách hàng cá nhân vay buôn bán, kinh doanh, những doanh nghiệp đang hoạt động bị ngừng lại. Khiến họ lao đao rơi vào bế tắc, mặt khác họ cố gắng tích góp sử dụng các khoản dự phòng để thanh toán lãi các các khoản vay tại chi nhánh, nhưng những khoản vay khác tại các tổ chức tín dụng khác đến hạn họ không còn đủ khả năng thanh toán dẫn đến các khoản vay quá hạn kéo dài chuyển qua nhóm nợ cao hơn ảnh hưởng đến các khoản vay tại chi nhánh làm cho chất lượng tín dụng giảm đi và hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng rõ rệt.
Vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu đề án là “Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang”. Xoay quanh đề tài này, tác giả muốn xem xét đánh giá các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến nợ xấu do nợ kéo theo CIC. Dựa vào các mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để có những giải pháp nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng. Từ đó, tác giả đề xuất các kiến nghi đ̣ể phòng ngừa nợ xấu phát sinh thông qua hệ thống CIC của Agribank chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề án thực hiện phân tích và đánh giá về thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang giai đoạn 09/2020 – 09/2024. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu thông qua hệ thống CIC của Agribank chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Nghiên cứu này hướng đến giải quyết các mục tiêu như sau:
Thứ nhất, phân tích thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang giai đoạn 09/2020 – 09/2024.
Thứ hai, đề xuất một số giải pháp khả thi, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu phát sinh thông qua hệ thống CIC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang trong thời gian tiếp theo.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được các mục tiêu thì đề án cần hoàn thành được các câu hỏi nghiên cứu tương ứng như sau:
Thứ nhất, thực trạng về nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang giai đoạn 09/2020 – 09/2024 như thế nào?
Thứ hai, các giải pháp khả thi nào được đề xuất nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu phát sinh thông qua hệ thống CIC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang trong thời gian tiếp theo?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nợ xấu phát sinh thông qua hệ thống CIC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Agribank chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang.
Về thời gian: Số liệu thứ cấp về hoạt động cho vay thông qua hệ thống CIC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang giai đoạn 09/2020 – 09/2024.
5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng các phương pháp này để thu thập thông tin, phân tích, trình bày và giải thích về thực trạng nợ xấu đối với các khoản nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang.
Phương pháp phân tích: Tác giả tiến hành phân tích, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại. Sau đó, tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu thông qua hệ thống CIC của Agribank chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang trong thời gian sắp tới.
Phương pháp so sánh: Tác giả dựa trên số liệu thu thập được, thực hiện so sánh các kết quả thu thập được có trong đề án nghiên cứu để làm rõ các kết quả về thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang đã thực hiện được và những điều mà tại chi nhánh chưa thực hiện tốt.
6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần giúp cho Ban lãnh đạo của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang đánh giá được thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC trong thời gian qua, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu do nợ kéo theo CIC từ khảo sát của khách hàng vay vốn, từ đó hoạch định các chính sách mới để cải thiện về sản phẩm cho vay, quy trình và chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu phát sinh từ hệ thống CIC cũng như tại chi nhánh.
7. Kết cấu của đề án
Phần mở đầu
Phần này tập trung vào việc giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Từ đó xác định đối tượng và phạm vi cùng với phương pháp nghiên cứu. Đồng Thời xác định về sự đóng góp mang tính ứng dụng của nghiên cứu này đối với Agribank Chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang. Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về nợ xấu và nợ kéo theo CIC
Chương này tập trung vào việc tổng hợp khung lý thuyết liên quan đến nợ xấu, phân loại nợ, nợ do kéo theo CIC và những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM. Đồng thời, xác định các yếu tố để khảo sát về nhu cầu vay vốn của các khách hàng tại ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang.
Chương này sẽ đánh giá về thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC. Đồng thời, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại chi nhánh thông qua số liệu khảo sát sơ cấp. Từ đó, nhận xét về các điểm mạnh và hạn chế của chi nhánh trong hoạt động cho vay.
Chương 3: Giải pháp giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang
Chương này dựa trên tình hình thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC và đề xuất các giải pháp khả thi, kiến nghị cho Agribank chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu phát sinh từ hệ thống CIC trong tương lai và nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU VÀ NỢ KÉO THEO CIC
1.1. Tổng quan về nợ xấu
1.1.1. Khái niệm về nợ xấu Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Nợ xấu là các khoản vay không được trả lãi và gốc trong một thời gian dài và vi phạm các điều khoản,điều kiện của hợp đồng vay. Theo Machiraju (2010) cho rằng nợ xấu là các khoản vay mà các khoản tiền phải thu chưa chắc chắn cho đến khi ngân hàng thu hồi được và các khoản vay mà tỷ lệ lãi suất được giảm xuống thấp do ngày đáo hạn tăng bởi các vấn đề liên quan đến người vay. Machiraju cũng nhấn mạnh rằng nợ xấu là chỉ số quan trọng nhất của chất lượng tín dụng. Theo quy định của ngân hàng Ethiopia, nợ xấu cũng được định nghĩa là khoản cho vay khó thu hồi và là khoản cho vay có chất lượng tín dụng thấp. Việc thu hồi cả lãi và gốc theo các điều khoản của hợp đồng bị đặt vào tình trạng nghi ngờ (NBE, 2008).
Về khái niệm nợ xấu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tại hướng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính của các quốc gia, IMF (2004) đưa ra định nghĩa sau về nợ xấu như sau: Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi chậm thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản nợ đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại nợ hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể trả hết khoản nợ đầy đủ (người vay vỡ nợ). Khi đó khoản nợ được phân loại vào danh mục nợ xấu, chính khoản vay đó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng bị xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc tiền lãi và gốc của khoản vay đó được thu hồi hoặc khoản vay thay thế được thu hồi.
Tại Việt Nam, về khái niệm nợ xấu chính thức được đưa ra khi Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN (Quyết định 493) được ban hành, quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của TCTD và có một số sửa đổi trong Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN. Sau đó, ngày 21/1/2013, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế cho Quyết định 493. Ngày 18/3/2014, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Gần nhất vào ngày 30/7/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Đây là một trong những văn bản pháp luật quan trọng để đánh giá, phản ánh chất lượng tín dụng và tiềm lực tài chính của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Về khái niệm nợ xấu của NHTM nêu trên cũng như các quy định hiện hành của Việt Nam, từ đó đưa ra khái niệm “nợ xấu ngân hàng là khoản nợ của khách hàng vay phát sinh trên cơ sở hợp đồng giữa TCTD và khách hàng bị quá hạn trả nợ trên 90 ngày và khách hàng bị nghi ngờ về khả năng trả khoản nợ.
1.1.2. Tác động của nợ xấu Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Theo Mạnh Thị Thu Hiền (2022), ngoài việc mất đi một lượng vốn lớn, nợ xấu làm tăng nhanh chi phí hoạt động của các ngân hàng, bao gồm tăng các chi phí dự phòng rủi ro và chi phí thu hồi nợ xấu như là xiết nợ, thanh lý TSBĐ, khởi kiện ra Tòa án, bán đấu giá tài sản. Khi phát sinh các khoản nợ xấu, bản thân NHTM phải bố trí nguồn lực đáng kể để thực hiện các biện pháp thu hồi được các khoản nợ. Thay vào đó, những nguồn lực này có thể được sử dụng để nâng cao mở rộng tín dụng trên thị trường, từ đó làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Các khoản nợ xấu làm gián đoạn chu kỳ vốn của các NHTM, các khoản nợ được đưa ra thị trường và sẽ được thu hồi sau một thời gian nhất định để các NHTM tiếp tục chu kỳ vốn mới. Tuy nhiên, các khoản nợ trở thành nợ xấu, ngân hàng sẽ không thể thu hồi nợ được hay thậm chí không thể thu hồi đúng hạn, dẫn đến gián đoạn chu kỳ vốn của ngân hàng. Các khoản nợ xấu cao có thể đẩy ngân hàng rơi vào trạng thái mất vốn, mất tính thanh khoản, mất niềm tin của người dân, của những khách hàng liên quan khác. Khi các khoản nợ xấu càng tăng đồng nghĩa với việc nguồn vốn đầu tư sẽ dần bị đóng băng, không thể thu hồi được. Nếu không thu hồi được vốn vay thì khả năng thanh toán các khoản nợ chắc chắn sẽ giảm đi. Khủng hoảng trong thanh toán chính là nguyên nhân chính dễ dẫn đến sự phá sản của các ngân hàng. Các khoản nợ xấu sẽ làm suy giảm năng lực tài chính của các NHTM, từ đó ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực tài chính. Do tỷ lệ nợ xấu tăng lên, lợi nhuận của các NHTM cũng sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tài chính và khả năng tồn tại lành mạnh của NHTM, đặc biệt đối với các NHTM nhỏ sẽ dễ có nguy cơ bị phá sản. Ngân hàng không đạt được lợi nhuận theo kế hoạch với những khoản nợ khó đòi trong nhiều kỳ và chính bản thân NHTM cũng trở thành những con nợ với những khoản nợ khổng lồ và buộc phải đóng cửa hoạt động, phá sản hoặc sáp nhập. Nợ xấu làm tổn hại đến uy tín của ngân hàng. Khi các khoản nợ xấu càng cao sẽ khiến uy tín của các NHTM giảm sút đối với khách hàng như việc chậm trả, giảm khả năng thanh toán,… đối với cổ đông thì chậm trễ thanh toán cổ tức, thu nhập giảm làm cổ tức giảm, hiệu quả kinh doanh và chất lượng tín dụng đi xuống… Đối với các đối tác khác, chẳng hạn như sự chậm trễ trong giải ngân các khoản cho vay hợp vốn, các khoản đầu tư, chứng khoán,…Trong lĩnh vực ngân hàng, uy tín là vấn đề quan trọng quyết định đến sự sống còn, tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Như vậy, nợ xấu đã ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các khoản nợ xấu làm ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động chính của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản vay gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn, nợ gốc và lãi sẽ không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn phải trả đầy đủ, đúng hạn đối với các khoản tiền gửi. Sự mất cân đối trên ảnh hưởng rất không nhỏ tới tính thanh khoản của ngân hàng và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu tác động đến chủ thể trong nền kinh tế, các chủ thể trong nền kinh tế có cơ hội dễ dàng tiếp cận vốn từ các NHTM, nhưng khi NHTM có nhiều nợ xấu thì các chủ thể trong nền kinh tế sẽ khó tiếp cận được vốn vay do nợ xấu tăng dẫn đến chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao. Vì vậy, nhiều ngân hàng có nợ xấu cao khó có thể hạ lãi suất cho vay do những khoản nợ cũ đã cho vay với lãi suất cao đồng thời các khoản nợ mới cũng cho lãi suất cao để họ bù trừ lại cho chi phí và thiệt hại phát sinh từ những khoản nợ xấu hiện đang tồn tại trong sổ sách. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Do vậy, nợ xấu của NHTM ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Tác động của của các khoản nợ xấu đối với nền kinh tế là tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế. Từ đó, nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Khi xảy ra các khoản nợ xấu, sẽ làm cho khả năng khai thác, đáp ứng vốn và khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế bị hạn chế . Nguyên nhân phát sinh nợ xấu do khách hàng, doanh nghiệp SXKD kém hiệu quả sẽ tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế trong cùng một thời kỳ đó do vốn bị tồn đọng, hoạt động SXKD bị trì trệ.
1.1.3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
- Về phía ngân hàng
Trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng còn hạn chế trong công tác thu thập thông tin, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng dẫn đến đưa ra những quyết định cho vay, đầu tư sai lầm vào các kế hoạch, các dự án kinh doanh không hiệu quả hoặc xác định thời hạn cho vay, trả nợ vay không phù hợp với phương án kinh doanh (Switzer & Wang, 2013). Sự hạn chế trong khâu thẩm định và quyết định cho vay đã dẫn đến những rủi ro đầu tư, tín dụng không đúng đắn và kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Ngoài ra, ngày càng lớn có nhiều sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay dẫn đến việc chạy theo qui mô, các tiêu chuẩn và điều kiện cho vay bị bỏ qua, hạ thấp chất lượng khoản vay. Sai sót từ phía ngân hàng lập lịch trả nợ sai trên hệ thống lệch so với hợp đồng tín dụng hoặc thu thiếu hay sai số tiền dẫn đến khoản vay bị chuyển nợ quá hạn mà không phát hiện kịp thời. Các TCTD khác như các Công ty Tài chính (CTTC) có liên kết với các các đơn vị bán lẻ hợp tác dịch vụ thu hộ các khoản vay trả góp tiêu dùng, thẻ tín dụng, khi khách hàng đến thanh toán, nhân viên thu hộ số tiền không đúng đủ hoặc giữ lại số tiền trả sớm để giữ khách hàng và thanh toán hàng tháng theo đúng chu kỳ của khách hàng mà không tất toán theo yêu cầu của khách hàng.
- Về phía khách hàng
Theo Lương Hải Sinh (2023) cho rằng nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu từ khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay hoặc thanh toán nợ đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng cố tình quên hoặc chậm trả các chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng. Khách hàng sử dụng thẻ mà không thanh toán số tiền tối thiểu hay thậm chí chi tiêu vượt quá hạn mức của thẻ tín dụng được cấp dẫn đến không có khả năng thanh toán. Khách hàng mua trả góp các mặt hàng tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ nhưng không trả đúng kỳ hạn theo quy định.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân bất khả kháng như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xung đột chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…
1.2. Phân loại nợ Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Tại Khoản 1, Điều 10 của Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay cho các cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm nợ như sau:
1.2.1.Các nhóm nợ chưa được xem là nợ xấu
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày cũng được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đúng thời hạn đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại. Các khoản nợ này được phân loại nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản nợ quá hạn đến 90 ngày (Trừ khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đúng thời hạn đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại, các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn; (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn). Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN (các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn hoặc cao hơn).
1.2.2.Các nhóm nợ được xem là nợ xấu Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (Trừ các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn). Các khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn; (Trừ các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn). Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận; (Trừ các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn). Các khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận từ thanh tra, kiểm tra. Các khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN. Các khoản nợ phải được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 của Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (Trừ các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn). Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (Trừ các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn). Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn; (Trừ các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.). Các khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa được thu hồi trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi. Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận từ thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được. Các khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa được thu hồi trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN. Các khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 của Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN. Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên. Các khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa được thu hồi trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi. Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận từ thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận từ thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được. Các khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng đã vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi. Các khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN. Các khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT- NHNN.
1.3. Nợ kéo theo CIC
1.3.1. Trung tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam (CIC)
Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (Credit Information Center) là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện các chức năng đăng ký tín dụng quốc gia, thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; cung ứng các SPDV thông tin tín dụng theo quy định và pháp luật của NHNN.
Hình 1.1: Logo Trung tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam.
Kho cơ sở dữ liệu Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam do CIC quản lý lưu trữ thông tin của hơn 54 triệu khách hàng vay, với sự tham gia báo cáo thông tin từ 100% các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và khoảng gần 1.160 quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng trên cơ sở cập nhật định kỳ hay đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và những giải pháp thu thập, xử lý tiên tiến tự động các thông tin.
Mục đích hoạt động của CIC: nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia (CIC) để hỗ trợ: NHNH thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.Tổ chức tín dụng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Khách hàng vay trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức cấp tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế – Xã hội.
1.3.2. Điểm tín dụng CIC Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Điểm tín dụng là thước đo khả năng thanh toán của người vay. Điểm số này thể hiện khả năng trả nợ và thanh toán các khoản vay đầy đủ và đúng thời hạn của khách hàng vay. Điểm tín dụng của khách hàng càng cao thì rủi ro không thanh toán của khách hàng đối với các khoản nợ càng thấp và khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng dễ dàng hơn.
Bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào tiến hành chấm điểm xếp hạng tín dụng sẽ có các thang điểm tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Tại CIC, điểm tín dụng của khách hàng là kết quả của một quá trình tính toán kết hợp các thông tin tín dụng của khách hàng vay, bao gồm các thông tin định danh cá nhân, thông tin về dư nợ của khách hàng, tổng hợp lịch sử trả nợ các khoản vay và một số thông tin khác có liên quan.
Thông tin CIC thường được thể hiện dưới dạng các tên gọi như: Báo cáo chi tiết về quan hệ tín dụng thể nhân (cá nhân) hoặc pháp nhân (tổ chức, doanh nghiệp), báo cáo chi tiết về tài sản đảm bảo của pháp nhân hoặc thể nhân. Các nội dung thường xuất hiện trong báo cáo CIC: tổng hợp lịch sử các khoản nợ xấu trong vòng 05 năm gần nhất: Thời gian phát sinh và giá trị các khoản vay, nợ cần chú ý trong vòng 12 tháng gần nhất, diễn biến dư nợ tăng hoặc giảm và ngày ký hợp đồng tín dụng. Các thông tin trong báo cáo tài sản bảo đảm thường bao gồm có các nội dung như: Giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản, ngày thế chấp.
1.3.3. Nợ kéo theo CIC Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
Việc cập nhật CIC kéo theo được quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của NHNN. Theo đó, các khách hàng vừa có khoản vay tại ngân hàng, vừa có khoản vay khác ở các TCTD khác, dù thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng nhưng quá hạn tại các TCTD khác thì ngân hàng phải thực hiện phân loại nhóm nợ của các khách hàng này ở nhóm nợ cao nhất, thống nhất trên toàn hệ thống TCTD.
1.3.4. Nguyên nhân phát sinh nợ kéo theo CIC
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phát sinh nợ xấu do nợ kéo theo CIC phổ biến hiện nay như: những rủi ro không may có khả năng xảy đến như tai nạn đột ngột, bệnh tật. Không kiểm soát chặt chẽ tiền vay, không đưa ra kế hoạch trả nợ phù hợp dẫn đến việc mất khả năng thanh toán gốc và lãi. Các khoản đầu tư chưa thể rút ra kịp thời để trả nợ như dự kiến, dẫn đến khoản nợ để quá hạn kéo dài và để rơi vào tình trạng nợ xấu. Cho người thân, bạn bè mượn danh nghĩa để vay tiền thông qua các công ty tài chính, của hàng bán lẻ, tuy nhiên khi đến kỳ hạn thanh toán họ không thanh toán đúng thời hạn theo hợp đồng làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người đứng vay, về sau khi đề nghị vay vốn tại các NHTM, phát hiện có nợ xấu không thể vay được. Sơ ý trong việc theo dõi hoặc bỏ qua thông báo nhắc nợ đến hạn thanh toán nợ của ngân hàng dẫn đến quên thanh toán khoản nợ và gây ra nợ xấu do để nợ quá hạn kéo dài. Sử dụng hình thức thấu chi lương của ngân hàng, mất cân đối trong chi tiêu, mua sắm hằng ngày do đó không đủ khả năng thanh toán khi đến kỳ hạn. Các lỗi kỹ thuật trong lúc thanh toán khoản nợ, khách hàng nghĩ rằng đã hoàn tất thanh toán, tuy nhiên sau vài ngày đơn vị cho vay thông báo thanh toán trễ hạn và đã bị nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nội dung chương 1 xoay quanh đến cơ sở lý thuyết về nợ xấu, phân loại nợ và nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại NHTM. Tuy nhiên đề án tập trung nghiên cứu về các khoản nợ xấu do nợ kéo theo CIC và các nguyên nhân gây ra vấn đề này. Cùng với việc tim̀ hiểu các nguyên nhân gây ra nợ xấu của khách hàng, tác giả đa ̃ đúc kết các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh nợ xấu taị các NHTM. Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Giảm thiểu nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Agribank […]