Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Tràng An tỉnh Ninh Bình dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Kết luận và kiến nghị: tóm tắt nội dung nghiên cứu, tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, một số kiến nghị, ý nghĩa của nghiên cứu đối với nhà quản trị du lịch, những hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo 4 chương trước đã trình bày các nội dung: tổng quan về đề tài, cơ sở lý thuyết từ đó đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Chương 5 tóm tắt lại kết quả chính và đưa ra kết luận từ nghiên cứu. Chương này gồm 4 nội dung chính:
- Tóm tắt nội dung nghiên cứu,
- Tóm tắt kết quả nghiên cứu,
- Một số kiến nghị,
- Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đã trình bày một số định nghĩa và lý thuyết của các tác giả nước ngoài về ý định quay lại du lịch và các thành phần của nó, lựa chọn những định nghĩa phù hợp với đề tài từ đó hình thành cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại du lịch gồm: hình ảnh điểm đến, sự hài lòng du lịch, động lực du lịch và chất ức chế du lịch.
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu khám phá bằng việc hệ thống hóa lý thuyết các nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài và thảo luận với du khách để xây dựng thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu chính thức để kiểm định thang đo và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập qua 2 bước: thảo luận tay đôi với nội dung được chuẩn bị trước (n = 10) và phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu hỏi khảo sát (n = 254). Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS 20 với các công cụ thống kê mô tả; kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng hồi quy. Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.
Về hệ thống thang đo: Kết quả nghiên cứu định tính đã xây dựng thang đo gồm Ý định quay lại du lịch và 4 thành phần của nó với 27 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu định lượng đã loại bỏ một số biến quan sát không thỏa các điều kiện cần thiết và điều chỉnh thang đo chỉ còn lại 21 biến quan sát vẫn đo lường Ý định quay lại du lịch và 4 thành phần của nó, các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép. Nghiên cứu góp phần xây dựng thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách quốc tế trong bối cảnh mới là Việt Nam.
Về mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý thuyết của luận văn, mô hình nghiên cứu ban đầu được đề xuất gồm 4 thành phần ảnh hưởng đến ý định quay lại. Sau khi rút trích nhân tố, mô hình vẫn giữ nguyên 4 thành phần đúng theo lý thuyết. Mô hình hồi quy luận văn đề xuất giải thích được 44.5% ảnh hưởng của 4 nhân tố hình ảnh điểm đến, sự hài lòng du lịch, động lực du lịch và chất ức chế du lịch đến ý định quay lại của du khách quốc tế tại Việt Nam. Kết quả hồi quy cho thấy đối với bối cảnh Việt Nam, có một thành phần là hình ảnh điểm đến không ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách quốc tế, ba thành phần còn lại ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp lần lượt là: động lực du lịch (tác động tích cực), chất ức chế du lịch (tác động tiêu cực) và sự hài lòng du lịch (tác động tích cực). Kết quả hồi quy cũng đã bác bỏ giả thuyết H1 và chấp nhận 3 giả thuyết H2, H3, H4.
5.3 Một số kiến nghị
Dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại Việt Nam của du khách quốc tế, tác giả đề xuất một số kiến nghị gia tăng ý định quay lại của du khách quốc tế nhằm thu hút du khách quốc tế đi du lịch lặp lại tại Việt Nam nhiều lần hơn. Trong điều kiện nguồn lực và kinh phí hạn chế, yếu tố động lực du lịch có tác động mạnh hơn đến ý định quay lại sẽ được ưu tiên giải quyết trước, sau đó đến yếu tố chất ức chế du lịch và cuối cùng là yếu tố sự hài lòng du lịch.
Tác giả lưu ý đề tài của luận văn này xoay quanh việc giữ và thu hút khách hàng cũ (du khách đã đến Việt Nam và có thể sẽ quay lại) chứ không phải tìm kiếm và thu hút khách hàng mới (du khách chưa bao giờ đến Việt Nam). Vì việc giữ và thu hút du khách lặp lại không chỉ góp phần tạo nguồn doanh thu du lịch ổn định mà còn giúp giảm chi phí marketing, nên những giải pháp tác giả đề xuất sẽ không theo hướng gia tăng tiếp thị, gia tăng chi phí tiếp thị để thu hút khách hàng mới mà sẽ theo hướng cải thiện, đổi mới những cái mà du lịch Việt Nam đang có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và phát huy những thế mạnh hiện tại của du lịch Việt Nam để từ đó góp phần gia tăng động lực du lịch, gia tăng sự hài lòng và làm giảm những chất ức chế du lịch đang tác động đến ý định quay lại của họ.
5.3.1 Gia tăng động lực du lịch của du khách Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách.
Động lực du lịch của du khách được thể hiện qua việc được trải nghiệm và mở rộng kiến thức về những cái mới và khác biệt; được gặp gỡ, giao lưu với nhiều người từ những nền văn hóa khác nhau; được đến thăm những điểm tham quan tự nhiên, những điểm tham quan văn hóa và lịch sử thú vị; và họ cảm nhận được du lịch Việt Nam xứng đáng với giá trị đồng tiền mà họ bỏ ra.
Để thu hút du khách quay lại Việt Nam trải nghiệm và mở rộng kiến thức về những cái mới và khác biệt cần xây dựng những điểm tham quan mới, tổ chức những hoạt động du lịch mới và khác biệt để du khách có nhiều sự lựa chọn, mỗi lần đến Việt Nam là một trải nghiệm khác đối với họ. Một giải pháp đề xuất là tổ chức các tour du lịch theo chuyên đề ở từng vùng, hoặc theo chủ đề cụ thể ở nhiều vùng dành cho khách đến Việt Nam nhiều lần, muốn tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể. Ví dụ, khách muốn du lịch khám phá, mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng có thể đến khu vực miền núi và trung du phía Bắc; khách muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa Việt Nam có thể đến Hà Nội và cả các vùng khác; khách muốn tìm hiểu văn hóa và thiên nhiên Nam Bộ có thể đến đồng bằng sông Cửu Long; khách muốn tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam có thể chỉ đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung….
Cần tạo cơ hội cho du khách được giao lưu với nhiều người từ những nền văn hóa khác nhau. Một lợi thế của Việt Nam là sự đa dạng nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng không bị trộn lẫn. Thiết kế và tổ chức những tour du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống đặc trưng của từng dân tộc để tạo sự khác biệt giữa các tour du lịch Việt Nam và kích thích du khách muốn khám phá, tiếp xúc với những nét văn hóa thú vị mới lạ của từng dân tộc ở Việt Nam. Các dân tộc ít người ờ miền núi phía Bắc, cao nguyên miền Trung và người Chăm, Khơ-me ở miền Trung và đồng bằng Nam Bộ đều là những điểm đến tuyệt vời cho những chuyến đi.
Du khách muốn đến thăm những điểm tham quan tự nhiên, những điểm tham quan văn hóa và lịch sử thú vị ở Việt Nam nên cần phát huy thế mạnh về du lịch biển đảo, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, nên tập trung sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với các di tích văn hóa lịch sử, đặc biệt là các di sản thế giới cùng với văn hóa địa phương. Như vậy, cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam đều có sản phẩm để quảng bá.
Quảng bá bằng cách nào đến đối tượng du khách lặp lại? Xin gợi ý một số hình thức sau:
Những du khách được khảo sát cho biết internet, sách hướng dẫn du lịch hoặc người hướng dẫn du lịch, gia đình/bạn bè/người thân, đại lý du lịch và brochure du lịch là những nguồn thông tin quan trọng nhất mà du khách tìm hiểu khi lập kế hoạch du lịch đến một điểm đến. Các nguồn thông tin khác như từ cục du lịch Việt Nam, từ báo/tạp chí, ti vi… chưa thu hút được du khách để họ tìm hiểu thông tin nhiều về Việt Nam từ những nguồn này.
Như vậy internet là một công cụ rất quan trọng và hữu ích. Thực hiện các hoạt động tìm hiểu ý kiến khách du lịch thường xuyên qua các cuộc điều tra hoặc qua internet. Phát triển các website du lịch có nội dung tương tác với người dùng, cho phép người dùng có thể nêu ý kiến đánh giá, xếp hạng, bình luận, bình chọn về du lịch Việt Nam, đồng thời cũng là kênh thông tin rộng rãi cho các du khách khác. Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách.
Việc xin địa chỉ mail và thông tin của du khách đã đến Việt Nam là một việc có thể thực hiện được dễ dàng. Trước khi xin địa chỉ mail của du khách, những người hoạt động du lịch (lễ tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch…) cần thông báo rõ với du khách mục đích của việc này nhằm gửi mail trực tiếp thông tin những hoạt động, những chương trình tour mới lạ của du lịch Việt Nam đến du khách. Nếu khách đồng ý với mục đích này và sẵn sàng cung cấp địa chỉ mail của họ thì ta mới gửi những thông tin cập nhật thường xuyên, còn khách không đồng ý thì ta sẽ không gửi thông tin để tránh làm phiền họ.
Những hướng dẫn viên du lịch cũng cần cung cấp nhiều thông tin về những điểm tham quan chưa có trong chương trình tour mà du khách đang tham gia, thông tin về những chương trình tour mới lạ của du lịch Việt Nam để gợi sự tò mò của du khách muốn tiếp tục tìm hiểu và khám phá những cái mới.
Tổng Cục Du Lịch Việt Nam và Cục Du Lịch Việt Nam tại các quốc gia cần phát huy tốt hơn vai trò của mình, tập hợp được các đơn vị có liên quan, tham gia tích cực hơn các hội chợ du lịch trên thế giới, để thoát khỏi tình trạng Việt Nam tham gia các hội chợ du lịch một cách tự phát, nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay.
Bên cạnh nguồn cung cấp thông tin du lịch thì những nội dung trong thông tin cũng rất quan trọng. Du khách quan tâm tìm hiểu nhiều đến giá cả, các điểm tham quan, nền văn hóa, sự an toàn, yếu tố con người, thức ăn/ẩm thực và thời tiết của điểm đến. Bất cứ nguồn thông tin nào cũng cần cung cấp đầy đủ và chính xác những yếu tố mà du khách quan tâm này.
Để du khách cảm nhận được du lịch Việt Nam xứng đáng với giá trị đồng tiền mà họ bỏ ra thì cần có nhiều chương trình tour khuyến mãi với mức giá hấp dẫn. Giá cả của dịch vụ và các mặt hàng phục vụ du lịch phải phù hợp và được kiểm soát chặt chẽ để du khách cảm thấy đồng tiền họ bỏ ra được nhận lại xứng đáng.
5.3.2 Làm giảm chất ức chế du lịch của du khách
Những chất ức chế du lịch làm du khách không muốn quay lại Việt Nam bao gồm sự xuống cấp và thiếu những điểm tham quan ở Việt Nam; thiếu an ninh cá nhân và an toàn giao thông (tội phạm, trộm cướp, lừa đảo, bán hàng rong, kẹt xe…); thiếu nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh và đường phố không sạch; và đi du lịch Việt Nam cần nhiều tiền vì giá cả đắt đỏ (vé máy bay, khách sạn…). Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách.
Làm giảm chất ức chế tình trạng xuống cấp và thiếu những điểm tham quan ở Việt Nam: cần chú trọng cải tạo, nâng cấp và đầu tư nhiều hơn cho những điểm tham quan hiện có. Đối với những điểm tham quan nổi tiếng (đã trở thành kì quan thế giới như Vịnh Hạ Long…) là những điểm đến mà hầu hết khách du lịch đến Việt Nam đều muốn ghé thăm thì cần giữ nguyên được vẻ đẹp tự nhiên vốn có giống với những hình ảnh đã tiếp thị ra thế giới và nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ ngày một hoàn thiện hơn để du khách không bị hụt hẫng và thất vọng. Bên cạnh đó cũng cần khai thác những điểm tham quan mới. Ở mỗi vùng miền, có chính sách phát triển những ngành nghề, dịch vụ có khả năng thu hút khách nước ngoài như các làng nghề thủ công mỹ nghệ, hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian, trình diễn văn hóa các dân tộc, văn hóa ẩm thực, hình thành các khu vực đặc trưng để thu hút và tăng thêm những điểm tham quan mới cho khách du lịch.
Làm giảm chất ức chế việc thiếu an ninh cá nhân và an toàn giao thông (tội phạm, trộm cướp, lừa đảo, bán hàng rong, kẹt xe…), nhà vệ sinh và đường phố không sạch: nguyên nhân của các chất ức chế này bắt nguồn từ văn hóa du lịch của người dân Việt Nam còn thấp (những người buôn bán thức ăn, nước uống và quà lưu niệm gặp khách nước ngoài là chặt chém vì nghĩ khách không biết, nhưng thật ra khách biết giá trị thật của hàng hóa nên cảm thấy mình bị lừa đảo, những người bán hàng rong cứ đeo theo khách, chính sách hai giá cho người bản xứ và người nước ngoài, những người lái taxi chạy vòng vòng mà không đến thẳng nơi cần đến để thêm kilomet, lấy thêm tiền của du khách…). Trong khi các đơn vị kinh doanh du lịch lớn đã đào tạo nhân viên một cách chuẩn mực thì hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân, người dân chưa được trang bị nhiểu kĩ năng cũng như nhận thức trong việc đón tiếp và cư xử với khách quốc tế. Khi một quốc gia đã phát triển du lịch thì mỗi người dân đều trở thành một mắc xích tham gia vào hoạt động du lịch. Người dân có thể không giao tiếp được tiếng nước ngoài, nhưng thái độ, cách ứng xử mà họ thể hiện cho thấy văn hóa du lịch của người dân, của cả một dân tộc.
Một số gợi ý giải pháp để làm giảm các chất ức chế du lịch này:
Xây dựng các lực lượng bảo vệ an ninh/an toàn cho du khách quốc tế ở mỗi địa phương. Các lực lượng này chốt và rải đều ở các điểm tham quan, trên đường phố để canh phòng và bảo vệ du khách tránh khỏi việc bị cướp giật, bị lừa gạt, bị mua hàng giá cao, bị làm phiền bởi những người bán hàng rong… Các lực lượng này có thể là học sinh – sinh viên, những người tình nguyện. Đây cũng là cơ hội để được tiếp xúc với người nước ngoài, trau dồi khả năng nghe, nói ngoại ngữ nên chắc chắn sẽ có nhiều người tình nguyện tham gia vào các lực lượng bảo vệ du khách này.
Xây dựng và cung cấp hệ thống số điện thoại đường dây nóng với nhân viên trực là những người giao tiếp tiếng nước ngoài giỏi (mỗi đường dây là một ngôn ngữ khác nhau) tương tự như các số 113, 115 để du khách quốc tế có thể gọi nhờ hỗ trợ bất cứ khi nào họ gặp vấn đề cần giúp đỡ (cần tư vấn, tìm hiểu thông tin, trình báo khi bị mất cắp, bị lừa đảo hoặc bị tai nạn…). Đặt bảng in số điện thoại đường dây nóng tại các nơi công cộng; in số điện thoại đường dây nóng trong các sách hướng dẫn du lịch Việt Nam; phổ biến cho hướng dẫn viên du lịch và yêu cầu họ cung cấp cho du khách nước ngoài biết để du khách dễ dàng liên lạc. Việc công khai thông tin về số điện thoại ở nơi công cộng cũng giúp du khách tránh được việc bị cung cấp số điện thoại giả để lừa đảo…). Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách.
Quy định các cửa hàng, quán ăn, cá nhân buôn bán sản phẩm cho người nước ngoài phải niêm yết giá cụ thể; thường xuyên cử người giả làm du khách đến mua sản phẩm, dịch vụ để kiểm tra giá cả có hợp lý không, người bán có bán quá giá không, dịch vụ cung cấp có tốt không.
Thắt chặt an ninh, không để tội phạm lộng hành, có biện pháp trừng trị nghiêm minh để răn đe.
Tình trạng giao thông đông đúc và thường xuyên xảy ra kẹt xe, tai nạn giao thông ở Việt Nam cũng cần được cải thiện để đảm bảo an toàn giao thông cho du khách.
Tuyên truyền, hướng người dân đến một văn hóa du lịch đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi hình ảnh đất nước. Điều này rất khó thực hiện và cần một thời gian lâu dài nhưng không phải là không thực hiện được. Bằng chứng là nhiều quốc gia phát triển mạnh về du lịch đã làm được.
Làm giảm chất ức chế việc thiếu nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh và đường phố không sạch: tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh không sạch và việc người dân thoải mái và tự nhiên xả rác ra đường phố đã ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận của du khách quốc tế. Khi đi vệ sinh là một nhu cầu thiết yếu mà du khách lại thấy ghê, thấy sợ và bị ám ảnh về nhà vệ sinh công cộng của Việt Nam. Du khách đang đi trên đường mà thấy người dân quăng một túi rác ra ngay trước mặt. Những ấn tượng đó hoàn toàn không đẹp chút nào và làm Việt nam mất điểm trong mắt du khách. Việt Nam cần xây dựng nhiều nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp hơn và phân công bộ phận chuyên trách đảm bảo sự sạch sẽ vệ sinh cho những khu vực rất quan trọng này. Cũng cần nâng cao ý thức của người dân không xả rác, vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, ngoài đường phố. Quy định giờ mang rác ra đường cho lên xe rác là sau 10 đêm đến 5h sáng hôm sau để tránh tình trạng ban ngày mà đường phố đầy rác thải.
Làm giảm chất ức chề tình trạng đi du lịch Việt Nam cần nhiều tiền vì giá cả đắt đỏ (vé máy bay, khách sạn…): Giá đắt gây ức chế cho du khách muốn quay lại Việt Nam khi cân nhắc thu nhập và chi tiêu của họ. Vé máy bay và các dịch vụ ở sân bay của Việt Nam khá đắt so với nhiều quốc gia du lịch khác. Hiện nay Việt Nam đã có nhiều biện pháp quản lý giá và chất lượng dịch vụ tại sân bay. Cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn công tác quản lý tại sân bay này. Kết hợp nhiều đơn vị liên quan để thiết kế và tổ chức những tour du lịch trọn gói hoặc từng phần nhằm giảm bớt chi phí du lịch cho du khách. Phần lớn du khách được khảo sát không mua tour trọn gói nên cần thiết kế từng gói tour nhỏ ở từng địa phương cụ thể để có thể giảm giá phù hợp cho du khách. Các gói tour nhỏ có thể bao gồm giá vé máy bay và phòng khách sạn ở địa phương đầu tiên (thường là Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh); chi phí vận chuyển, phòng khách sạn, chi phí tham quan, ăn uống, hướng dẫn viên ở từng địa phương cụ thể…
5.3.3 Làm tăng sự hài lòng du lịch của du khách Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách.
Sự hài lòng du lịch được đo lường bằng chất lượng và dịch vụ của các điểm tham quan; chất lượng và dịch vụ của các cơ sở lưu trú; chất lượng thực phẩm và sự phục vụ ở các nhà hàng/quán ăn.
Kênh thông tin từ gia đình/bạn bè/người thân của du khách là một cách tiếp thị cho điểm đến hiệu quả mà lại “không mất tiền”. Một trong những chìa khóa mở kênh thông tin này chính là tạo được sự hài lòng cho du khách. Nếu điểm đến tạo được sự hài lòng ở những du khách đã từng đến thăm điểm đến đó thì chính những người đó sẽ truyền miệng tích cực, sẵn lòng giới thiệu về nơi đó cho những người thân của mình. Vì vậy du lịch Việt Nam cần duy trì và gia tăng sự hài lòng của du khách để họ trở thành những đại sứ du lịch tự nguyện của Việt Nam.
Sự hài lòng của khách du lịch bắt nguồn từ hai nguyên nhân: thứ nhất, nó có liên quan đến kỳ vọng trước khi đi du lịch; thứ hai, nó so sánh dịch vụ cung cấp sau khi đi du lịch dựa trên kinh nghiệm thực tế (Sadeh và cộng sự, 2012). Do đó những sản phẩm, dịch vụ mà du lịch Việt Nam giới thiệu, quảng bá đến quốc tế phải đúng với thực tế để tạo sự kì vọng nhất định cho du khách. Tiếp thị như thế nào thì sản phẩm, dịch vụ cung cấp ở mức cơ bản nhất cũng phải giống như vậy và cần phải tốt hơn nữa để khi du khách so sánh kì vọng với thực tế họ cảm thấy hài lòng.
Một biện pháp để nâng cao sự hài lòng của du khách là gia tăng các dịch vụ bổ sung. Cốt lõi của chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch là cơ sở hạ tầng, an toàn/an ninh, vệ sinh/sự cải thiện điều kiện vệ sinh, điều kiện môi trường tự nhiên, sự bảo vệ du khách và khả năng tiếp cận (Handszuh, 1995). Du khách cho rằng dịch vụ cốt lõi là một nghĩa vụ mà các nhà cung cấp dịch vụ phải đáp ứng cho họ (Chase và Hayes, 1991). Khi nhà cung cấp dịch vụ không cung cấp cho du khách đầy đủ những dịch vụ cốt lõi có chất lượng thì bị xem là cung cấp dịch vụ kém và làm cho du khách không hài lòng. Ngược lại, các dịch vụ bổ sung lại ghi thêm điểm với du khách về chất lượng dịch vụ, góp phần gia tăng sự hài lòng của du khách. Thiếu dịch vụ bổ sung không dẫn đến sự không hài lòng của khách du lịch nhưng sự hiện diện của dịch vụ bổ sung lại làm tăng sự hài lòng của khách hàng (Chase và Hayes, 1991).
Chất lượng và dịch vụ của các điểm tham quan ở Việt Nam cần được cải thiện và nâng cao để gia tăng sự hài lòng, gia tăng ý định quay lại của du khách. Những dịch vụ cốt lõi cần thiết để bảo đảm sự hài lòng cho du khách đối với các điểm tham quan là cơ sở vật chất, sự sạch sẽ/vệ sinh, thái độ phục vụ và trình độ chuyên môn/ngoại ngữ của nhân viên du lịch tại điểm tham quan, bảo vệ an toàn/an ninh cho du khách. Các dịch vụ bổ sung để gia tăng sự hài lòng cho du khách có thể là cung cấp hướng dẫn viên tại điểm tham quan; những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá vé trọn gói khi du khách tham gia tất cả các hoạt động tại điểm tham quan hoặc giảm giá cho du khách đi theo đoàn; những quà tặng kèm như khi mua vé vào cổng được tặng một món quà lưu niệm nhỏ có ý nghĩa về Việt Nam hoặc được giảm giá khi quay lại lần sau; miễn phí một dịch vụ bất kỳ…
Chất lượng và dịch vụ của các cơ sở lưu trú: Các cơ sở lưu trú ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú (khách sạn hạng sao, motel, nhà nghỉ, resort…) với nhiều mức giá cả phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Cần phát huy thế mạnh này để du khách hài lòng với dịch vụ lưu trú khi đến Việt Nam. Những dịch vụ cốt lõi cần thiết để bảo đảm sự hài lòng cho du khách đối với các cơ sở lưu trú là cơ sở vật chất, tiện nghi, sự sạch sẽ/vệ sinh, thái độ phục vụ và trình độ chuyên môn/ngoại ngữ của nhân viên phục vụ, bảo vệ an toàn/an ninh cho du khách. Các dịch vụ bổ sung để gia tăng sự hài lòng cho du khách như wifi miễn phí, có khu vực đặt máy tính cho du khách tự do sử dụng; bar, phòng tập gym, hồ bơi đối với khách sạn cao cấp; dịch vụ đưa đón sân bay; tặng bản đồ địa phương… Đối với du khách quen – những người quay lại nơi lưu trú đó nhiều lần trong các chuyến du lịch có thể giảm giá, tặng phần ăn, tráng miệng…
Chất lượng thực phẩm và sự phục vụ ở các nhà hàng/quán ăn cũng góp phần tạo nên sự hài lòng của du khách. Việt Nam có thế mạnh về văn hóa ẩm thực của mỗi địa phương cũng như ẩm thực quốc tế. Những dịch vụ cốt lõi cần chú trọng ở các nhà hàng/quán ăn là cơ sở vật chất, thái độ phục vụ của nhân viên và vệ sinh an toàn thực phẩm để làm hài lòng du khách. Các dịch vụ bổ sung để gia tăng sự hài lòng cho du khách là miễn phí nước uống, khăn lạnh, có người hướng dẫn giới thiệu các thành phần nguyên liệu và cách nấu món ăn đặc trưng của Việt Nam để du khách được cung cấp thêm kiến thức về ẩm thực Việt Nam…
5.3.4 Ý nghĩa của nghiên cứu đối với nhà quản trị du lịch Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách.
Việc giữ và thu hút du khách lặp lại không chỉ góp phần tạo nguồn doanh thu du lịch ổn định mà còn giúp giảm chi phí marketing. Vì không những chi phí tiếp thị dành cho du khách lặp lại thấp hơn so với du khách lần đầu, mà du khách lặp lại còn là kênh thông tin liên kết một cách tự nhiên mạng lưới bạn bè, người thân và những khách du lịch tiềm năng khác đến với Việt Nam nếu họ có cái nhìn tích cực về Việt Nam và sẵn lòng giới thiệu, truyền miệng tích cực về Việt Nam đến những người xung quanh.
Kết quả nghiên cứu đã xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại Việt Nam của du khách quốc tế (theo mức độ quan trọng giảm dần gồm động lực du lịch, chất ức chế du lịch và sự hài lòng du lịch), qua đó định hướng cho nhà quản trị du lịch phân bổ ngân sách và thời gian phù hợp để cải thiện và nâng cao từng bước những yếu tố đó, góp phần gia tăng ý định quay lại của du khách để phát triển và mở rộng phân khúc thị trường du lịch lặp lại.
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu
Như đã trình bày ở chương 3 về phương pháp nghiên cứu, do bản khảo sát chỉ được dịch sang tiếng Anh nên tác giả chỉ chọn những du khách biết và sử dụng được tiếng Anh để khảo sát. Trong khi thành phần du khách đến Việt Nam rất đa dạng và họ sử dụng nhiều ngôn ngữ phổ biến khác ngoài tiếng Anh như tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý… Không phải du khách nào cũng biết tiếng Anh. Do đó các đối tượng du khách không biết tiếng Anh mà sử dụng các ngôn ngữ khác không được khảo sát để lấy ý kiến. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện cũng chưa mang tính đại diện và khái quát cao.
Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh của mô hình bằng 44.5% chưa cao. Tác giả chỉ mới đề cập đến 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại mà chưa xét đến ảnh hưởng của những yếu tố khác.
Do hạn chế về thời gian và chi phí, tác giả chưa thể thu thập được số lượng mẫu lớn hơn để có thể tiến hành nghiên cứu về sự khác biệt trong ý định quay lại cũng như sự khác biệt về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của hai nhóm du khách: nhóm mới đến Việt Nam du lịch lần đầu (du khách lần đầu) và nhóm đã quay lại Việt Nam tối thiểu 1 lần (du khách lặp lại) (Với cỡ mẫu n = 254, có 210 du khách lần đầu trong khi chỉ có 44 du khách lặp lại nên cỡ mẫu riêng của du khách lặp lại không đủ lớn để phân tích t-test và hồi quy).
Ý định quay lại nên khảo sát khi du khách đã kết thúc chuyến du lịch và chuẩn bị rời khỏi Việt Nam vì khi đó họ mới có cái nhìn tổng quan nhất về Việt Nam, không bị tác động bởi những sự việc khác diễn ra tại Việt Nam nữa nên ý định có quay lại hay không sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên không phải hầu hết du khách được khảo sát trong nghiên cứu này đều được gửi bản hỏi khi đã kết thúc lịch trình du lịch. Có những du khách được khảo sát khi check out, chuẩn bị rời khách sạn ra sân bay nên ý kiến của họ về Việt Nam hầu như không còn bị tác động và thay đổi. Cũng có những du khách được khảo sát giữa chuyến du lịch, chuyến đi của họ còn dài, còn trải nghiệm nhiều ở Việt Nam nên ý định quay lại hay không của họ có thể còn thay đổi. Do đó ý kiến của họ chưa mang tính tổng quát cao.
Một hạn chế nữa của luận văn là do thời gian thực hiện khảo sát ngắn (hơn 2 tháng) và chỉ thực hiện vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7) là mùa thấp điểm của du lịch quốc tế (mùa cao điểm của du lịch quốc tế là vào dịp đầu năm và cuối năm) nên kết quả chưa mang tính tổng quát cao. Thời gian thực hiện khảo sát lại rơi vào giai đoạn xảy ra sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên Biển Đông và các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của du khách quốc tế đến Việt Nam.
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách.
Những nghiên cứu tiếp theo cần dịch bản khảo sát sang nhiều ngôn ngữ phổ biến hơn (Trung Quốc, Nhật, Nga, Đức, Pháp, Ý) khi khảo sát đối tượng du khách quốc tế để có thể khảo sát được thêm nhiều du khách hơn, không bị hạn chế chỉ trong những du khách sử dụng được tiếng Anh.
Cần tham khảo thêm nhiều nghiên cứu khoa học nữa để bổ sung thêm các yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch, từ đó tăng hệ số xác định R2 hiệu chỉnh, tăng độ phù hợp của mô hình.
Cũng cần nghiên cứu riêng hai đối tượng du khách đồng thời với việc tăng kích thước mẫu: du khách lần đầu và du khách lặp lại về sự khác biệt trong ý định quay lại cũng như sự khác biệt về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của hai nhóm đối tượng này để từ đó có thể tìm ra những giải pháp thu hút và giữ du khách hiệu quả hơn, gia tăng ý định quay lại của du khách.
Khi khảo sát ý định quay lại du lịch nên khảo sát vào giai đoạn cuối của chuyến du lịch để ý kiến của du khách mang tính tổng quát, không bị tác động thay đổi nữa. Nên khảo sát vào thời điểm du khách chuẩn bị rời Việt Nam tại các địa điểm và thời gian sau là phù hợp: (1) tại khách sạn nơi du khách lưu trú, vào lúc du khách check out chuẩn bị rời khỏi khách sạn để ra sân bay; (2) trong xe du lịch hoặc taxi, khi du khách đang trên đường ra sân bay; (3) tại sân bay, trong thời gian du khách chờ lên máy bay rời khỏi Việt Nam. Tuy nhiên lưu ý những thời điểm này khá nhạy cảm, có thể do du khách đã mệt mỏi sau chuyến du lịch dài ngày, hoặc thời gian quá ngắn và gấp rút không đủ để tham gia khảo sát, họ có thể từ chối không tham gia hoặc cho ý kiến vội vàng, không chính xác. Luận văn: Kết luận và kiến nghị đến ý định quay lại của du khách.
Khi khảo sát đối tượng du khách quốc tế nên trải đều trong năm cả mùa thấp điểm và mùa cao điểm của du lịch quốc tế tại Việt Nam để thu thập được dữ liệu phong phú hơn, mang tính tổng quát cao hơn.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tại KDL sinh thái Tràng An
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com