Luận văn: Quản lý nhà nước phát triển bền vững cây công nghiệp

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Quản lý nhà nước phát triển bền vững cây công nghiệp hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Đắk Lắk có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, cao su, ca cao… Điều này không những góp phần nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của đồng bào các dân tộc, đẩy mạnh chương trình nông thôn mới mà còn đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh và ồ ạt về cả sản lượng và diện tích cây công nghiệp không theo quy hoạch đã dẫn tới sự suy thóa trầm trọng của môi trường. Mặc dù, chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk đã có những bước triển khai, thực hiện các chính sách nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây công nghiệp, song vẫn còn nhiều hạn chế….Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện việc quy hoạch và phát triển các sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao và bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.

2. Tình hình nghiên cứu

Có nhiều đề tài trong và ngoài nước chọn cây công nghiệp làm đối tượng nghiên cứu theo những cách tiếp cận khác nhau.Tuy nhiên, đối với vấn đề quản lý nhà nước về cây công nghiệp nói chung của tỉnh Đắk Lắk lại chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” không trùng lặp với các công trình và bài viết khoa học đã công bố.

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Mục đích nghiên cứu: thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia để đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về cây công nghiệp chủ lực theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về nội dung về quản lý nhà nước đối với cây công nghiệp theo hướng bền vững, đánh giá thực trạng phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh và thực tiễn quản lý cây công nghiệp của chính quyền địa phương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu:

  • Không gian: địa bàn tỉnh Đắk Lắk (gồm các loại cây công nghiệp chủ lực là cà phê, ca cao, cao su, tiêu và điều).
  • Thời gian nghiên cứu: thu thập số liệ u từ 2010 – 2015 trên cơ sở đó đề xuất định hướng sự phát triển đến năm 2020.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

  • Cơ sở lý luận: Các quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển cây công nghiệp; các quan điểm về phát triển bền vững của các tổ chức tiến bộ trên thế giới.
  • Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
  • Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lí luận: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển bền vững cây công nghiệp, quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo nghĩa hẹp. Luận văn: Quản lý nhà nước phát triển bền vững cây công nghiệp.

Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng về quản lý nhà nước đối với cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở cho việc đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, đóng góp một số kiến nghị, đề xuất phù hợp với công tác quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo hướng bền vững.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
  • Chương 2: Thực trạng phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP

1.1. Phát triển bền vững cây công nghiệp

1.1.1. Định nghĩa và phân loại cây công nghiệp

1.1.1.1. Định nghĩa

“Cây công nghiệp là cây cho sản phẩm chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như cà phê, ca cao, chè, cao su…

1.1.1.2. Phân loại

Xét theo chu kì phát triển: Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.

1.1.2. Vai trò của cây công nghiệp Luận văn: Quản lý nhà nước phát triển bền vững cây công nghiệp.

Cây công nghiệp giúp: Tận dụng lợi thế cạnh tranh của khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia; Bảo vệ môi trường; Đảm bảo ổn định xã hội, an ninh quốc phòng.

1.1.3. Phát triển bền vững cây công nghiệp 

1.1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững

Định nghĩa về PTBV được đề cập tại mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.

1.1.1.4. Khái niệm về phát triển bền vững cây công nghiệp 

Phát triển bền vững cây công nghiệp là việc khai thác và sử dụng nguồn lực hiện tại để phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các nguồn lực đó của thế hệ tương lai, đảm bảo sự phát triển của cây công nghiệp phù hợp với tình hình KT-XH và bảo vệ môi trường.

1.1.1.5. Tại sao phải phát triển bền vững cây công nghiệp 

Nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học; Các ảnh hưởng của BĐKH đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đe dọa đến sự PTBV của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, phát triển bền vững là xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn của quốc gia. Nhóm cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu, điều đã góp mình vào việc xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân, đảm bảo an ninh – quốc phòng, đồng thời phát triển cây công nghiệp theo hướng bền vững còn góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu….

1.2. Quản lý nhà nước về cây công nghiệp

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cây công nghiệp

Quản lý nhà nước đối với phát triển bền vững cây công nghiệp (theo nghĩa hẹp) là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đối với sự phát triển của cây công nghiệp trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, tận dụng các cơ hội có thể đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên và bảo vệ môi trường.

1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về cây công nghiệp phát triển theo hướng bền vững

Thứ nhất, vai trò của cây công nghiệp đối với phát triển KTXH.

Thứ hai, tính tất yếu của sự điều tiết kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và vai trò của nền kinh tế nhà nước đối với phát triển bền vững cây công nghiệp.

Thứ ba, yêu cầu khách quan của việc quản lý nhà nước về phát triển bền vững. Luận văn: Quản lý nhà nước phát triển bền vững cây công nghiệp.

1.2.3. Yêu cầu của quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo hướng bền vững

Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng quản lý, với định hướng phát triển KT-XH của địa phương và của quốc gia; Phải có được sự ổn định tương đối để hoạt động quản lý nhà nước không bị gián đoạn trong bất kì tình huống nào, đồng thời có tính linh hoạt nhất định nhằm đảm bảo cho lĩnh vực CCN có được sự thích ứng tối thiểu đối với những sự thay đổi của quốc gia và quốc tế; Hướng tới mục tiêu quản lý là thúc đẩy sự phát triển của cây công nghiệp theo hướng hiện đại hiệu quả và bền vững; Đảm bảo tính hệ thống và nhất quán trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển cây công nghiệp theo hướng bền vững

Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển cây công nghiệp, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng; Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho cây công nghiệp phát triển; Ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ; Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý, đội ngũ cán bộ công chức quản lý về lĩnh vực cây công nghiệp; Phối hợp giữa các cấp, ngành; Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo hướng bền vững

1.2.5.1 Điều kiện tự nhiên

Sự phát triển của cây công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên.Vì vậy, nhà quản lý phải có những chính sách linh hoạt và phù hợp với từng điều kiện cụ thể nhằm khắc phục và tận dụng tối đa các yếu tố tự nhiên của khu vực đó.

1.2.5.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

Công tác quản lý nhà nước về cây công nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi yếu tố kinh tế, xã hội thông qua: Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương theo từng thời kì; Tiềm năng phát triển của địa phương đó, khả năng áp dụng khoa học sản xuất,… ; Phong tục tập quán và trình độ lao động, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.

1.2.5.3 Khoa học – Kĩ thuật

Chính phủ cần có những chính sách kịp thời nhằm đuổi kịp các tiến bộ công nghệ trên thế giới, khuyến khích áp dụng vào thực tiễn và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học…. Ngoài ra, sự phát triển liên tục của KH – KT còn đặt ra yêu cầu bản thân nhà nước cũng cần liên tục cập nhật, nâng cao trình độ nhân lực và cơ cấu tổ chức của mình để phù hợp với tiến bộ trên thế giới và bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa.

1.2.5.4 Chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cây công nghiệp

Nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp tới chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về cây công nghiệp bởi nó là nguồn lực để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Một cơ cấu tổ chức tốt, tinh gọn, không chồng chéo, ít tầng nấc sẽ giúp cho các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước diễn ra một cách có hệ thống, tránh tình trạng trùng chéo chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ nhân lực phát huy được năng lực của mình.

1.3. Một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước về nông nghiệp ở một số nước trên thế giới Luận văn: Quản lý nhà nước phát triển bền vững cây công nghiệp.

1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Israel

Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu Bộ NN&PTNT, cơ quan cao nhất

chỉ đạo mọi hoạt động của ngành nông nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

1.3.1.2  Kinh nghiệm của Brazil

Brazil đã tận dụng rất tốt những đặc trưng về chất lượng sản phẩm để định vị thị trường và xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra.

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan

Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại; Phát huy tối đa vai trò của hệ thống khuyến nông.

1.3.2. Bài học rút ra

Nâng cao công tác định hướng và xây dựng chính sách; Xây dựng chiến lược phát triển cho những loại sản phẩm chủ lực, chế biến sâu và giá trị kinh tế cao; Phát triển nông nghiệp gắn với việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp; Coi trọng công tác khuyến nông. Luận văn: Quản lý nhà nước phát triển bền vững cây công nghiệp.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Quản lý nhà nước di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Quản lý nhà nước phát triển bền vững cây công nghiệp […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993