Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại Đô Lương hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo tại địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Đô Lương nói riêng đã có nhiều tiến bộ và đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo trên địa bàn vẫn còn xảy ra một số vụ việc nổi cộm như vụ việc ở Yên Khê, Con Cuông; vụ việc Trại Gáo ở Nghi Lộc… Bên cạnh đó là trách nhiệm chưa cao của một số công chức làm công tác tôn giáo, lực lượng cốt cán; sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tôn giáo còn thiếu tập trung; khả năng giải quyết tình huống và sự việc của một số cán bộ, công chức và địa phương còn thiếu linh hoạt…Hoạt động tôn giáo ngày càng lớn mạnh và thông qua nhiều hình thức, tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước để trục lợi và gây mất trật tự, đoàn kết trong nhân dân. Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại Đô Lương.
Từ thực tế đó, việc chọn và nghiên cứu đề tài: ” Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An” là một yêu cầu tất yếu, khách quan và có tính cấp thiết về lý luận lẫn thực tiễn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Một số công trình liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo như: TS. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân;PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2008) Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Qu ản lý công.Nguyễn, Hữu Có (2003), Quản lý nhà nước đối với dòng tu của đạo công giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.Lê, Tiến Bộ (2015), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công…
Các công trình nêu trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tôn giáo cả về lý luận lẫn thực tiễn. Song hầu hết các công trình nghiên cứu trên chưa toàn diện, mang tính chất chung chung chưa cụ thể và có thể nói là tương đối giống nhau ở các địa phương, vùng miền. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu tôn giáo nào làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Vì vậy, đề tài này hy vọng sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo áp dụng trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An; từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
- Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.
- Phân tích phương hướng và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đói với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại Đô Lương.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật.
- Về không gian: huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
- Về thời gian: từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Về phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo thời kỳ đổi mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại Đô Lương.
Để thực hiện mục tieu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp sưu tầm số liệu, tư liệu;Phương pháp thực nghiệm;Phương pháp phân tích; Phương pháp thống kê;Phương pháp tổng hợp;Phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Về lý luận
Phân tích, tổng quan làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Vận dụng trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
6.2. Về thực tiễn
Phân tích thực trạng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An; Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An; Phân tích phương hướng và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An thời gian tới; Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cho các nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 11 tiết;
- Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo
- Chương 2. Thực trạng hoạt động và quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
- Chương 3. Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An thời gian tới
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại Đô Lương.
1.1.1. Tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng
Tín ngưỡng
Trong Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về công tác tôn giáo ở nước ta, cụm từ “tín ngưỡng tôn giáo không phân biệt hai phạm trù tín ngưỡng và tôn giáo”
Tín ngưỡng là không phải là niềm tin nói chung, mà nó là niềm tin đặc biệt. Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo. Mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều có một cái chung là thế giới bên kia khác với thế giới hiện thực mà con người đang sống.
Hoạt động tín ngưỡng
Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Về tín ngưỡng tôn giáo quy định: “Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”(Điều3).
1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo
Tôn giáo
Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, thì: Tôn giáo là một tổ chức, đại diện cho một cộng đồng người có chung một đức tin, theo một giáo lý hay một giáo chủ và có một kết cấu là tổ chức giáo hội.
Hoạt động tôn giáo
Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Về tín ngưỡng tôn giáo quy định: “Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” (Điều 3).
1.1.3. Mê tín, dị đoan Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại Đô Lương.
Dưới giác độ quản lý nhà nước, “mê tín, dị đoan là khái niệm kép dùng để chỉ một niềm tin mù quáng như: bói toán, lên đồng, gọi hồn, những điểm lạ… và coi đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái với lợi ích xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người tin theo mê muội”.
1.1.4. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra theo dung quy định của pháp luật.
1.2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.2.1. Thực hiện vai trò của Nhà nước trong quản lý ngành và lĩnh vực
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Nhà nước có vai trò quan trọng nhất trong quản lý kinh tế – xã hội.
Nhà nước và kinh tế: Nhà nước được quy định bởi kinh tế, do điều kiện kinh tế quyết định. Từ sự xuất hiện của nhà nước, bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước đều phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan của cơ sở kinh tế.
Nhà nước và tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội có vai trò quan trọng tùy thuộc vào quy mô, tính chất của tổ chức đó. Quan trọng nhất: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng nhiệm vụ khác nhau dưới sự lãnh đạo của đảng. Chúng có vai trò khác nhau trong đời sống chính trị. Nhà nước và tổ chức xã hội có quan hệ chặt chẽ theo nguyên tắc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại Đô Lương.
Nhà nước và chính trị: Chính trị với tư cách hiện tượng phổ biến xác định quan hệ giai cấp, tương quan lực lượng giai cấp, là sự biểu hiện tập trung của kinh tế trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội, nó là sợi dây liên kết giữa nhà nước với cơ sở hạ tầng kinh tế với các bộ phận khác trong kiến trúc thượng tầng.
Nhà nước và pháp luật: Pháp luật là công cụ để nhà nước duy trì sự thống trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Quyền lực của nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật, được thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bởi pháp luật.
1.2.2. Ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển kinh tế-xã hội
Ảnh hưởng tích cực
Tín ngưỡng – tôn giáo là động lực góp phần thúc đẩy phát triển các nhu cầu khác, trong đó có phát triển kinh tế – xã hội.
Đao đức tôn giáo góp phần tạo niềm tin và tâm lý cho xã hội nói chung và tín đồ tôn giáo nói riêng để ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
Tín ngưỡng, tôn giáo giúp con người đoàn kết, gắn bó, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong xây dựng kinh tế, xã hội.
Ảnh hưởng tiêu cực
Bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng chỉ là sự sung bái, tin tưởng của con người trước một hiện tượng, sự vật nào đó… nhưng một số bộ phận đã quá đề cao và tuyệt đối hóa, thần thánh hóa lên làm cho một số tôn giáo, tín ngưỡng bị hiểu sai lệch.
Một số phần tử lợi dụng lòng tin tôn giáo tín ngưỡng của tín đồ, làm mê hoặc các tín đồ nhằm phục vụ mục đích cá nhân hòng trục lợi về kinh tế hoặc mưu đồ chính trị gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội, ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế.
1.2.3. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của một bộ phận đồng bào có đạo
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương luôn quan tâm đến đời sống tôn giáo của đồng bào có đạo và luôn tạo điều kiện để tín đồ các tôn giáo sinh hoạt thuận lợi, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào có đạo với phâm châm “sống tốt đời đẹp đạo”. Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại Đô Lương.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại Đô Lương […]