Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng về tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát về hoạt động du lịch ở Sapa, Lào Cai
2.1.1. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Sa Pa, Lào Cai
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Sa Pa là một huyện nhỏ vùng cao, cách thị xã Lào Cai 36 km và ở độ cao 1560 m so với mực nước biển, trên sườn phía đông của dãy núi Hoàng Liên Sơn-nơi có đỉnh Fansipan cao 3143 m. Với diện tích 678,6 km2, gồm 17 xã và một thị trấn, thị trấn là trung tâm huyện lỵ cách thành phố Lào Cai khoảng 35 km về phía Tây Nam. Nằm trên trục đường quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Vị trí địa lý tạo cho Sa Pa có điều kiện trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội giao lưu buôn bán với các tỉnh vùng núi phía bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng.
Khí hậu thuỷ văn huyện Sa Pa mang tính chất á nhiệt đới Bắc Bán Cầu nên có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa, kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Dân số toàn huyện Sa Pa hiện nay có 7.732 hộ với 43.932 nhân khẩu mật độ trung bình 58 người/km2, cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn 18,1%. Tổng số trong độ tuổi lao động là 20.645 lao động.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển du lịch
Sau khi chiếm được Sa Pa vào năm 1887, thực dân Pháp thực hiện mở mang khu vực Hùng Hồ-Sa Pa xưa thành nơi nghỉ mát. Họ đưa một số chủ thầu người Pháp như Hautefeuille, Lapiques, Anvaro cùng với lực lượng công binh Pháp và công nhân người Việt khai thác vật liệu xây dựng, đá, gỗ, cát… Huy động hàng ngàn thợ từ miền xuôi, hàng vạn lượt người dân địa phương đi phu và tù nhân ở nhà tù Sa Pa tham gia xây dựng.
Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898.
Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.
Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật… Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng.
Đến năm 1915, đã có hai nhà nghỉ mát đầu tiên làm bằng gỗ do nhà chủ thầu Hautefeuille xây dựng. Sau đó là ba khách sạn lớn: Metropole, Fansipan, Hotel Đuy xang và hàng trăm biệt thự khác cũng được dựng lên phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.
Khi khu nghỉ mát hình thành, cơ sở hạ tầng cũng được người Pháp xây dựng. Năm 1925 xây dựng trạm thuỷ điện Cát Cát, năm 1930 rải nhựa đường nội thị và đường Lao Cai-Sa Pa, hệ thống cung cấp nước sạch được xây dựng phục vụ khu vực thị trấn. Đồng thời hình thành khu dân cư Thị trấn Sa Pa. Ngoài người Việt còn có người Hoa, người Pháp, sau đó hình thành các tên phố như: Phố Khách, An Nam, Xuân Viên.
Đến năm 1943, Sa Pa đã có khoảng 200 biệt thự và nhà do người Pháp xây dựng, các vườn hoa, sân chơi, đồn điền cũng như các điểm du lịch như:
Hang đá, Thác Bạc, Cầu Mây… Tuy nhiên các biệt thự nghỉ mát, khách sạn và công sở đó không còn đến ngày nay vì hầu hết các công trình đó đã bị phá huỷ theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Năm 1954, hoà bình được lập lại ở Miền Bắc, Sa Pa trở thành điểm nghỉ dưỡng của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động. Nhưng Sa Pa chỉ thực sự mở cửa trở lại với khách du lịch quốc tế từ năm 1992.
Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khách sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2013, Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2012.
Ngành du lịch được coi là thế mạnh và là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua. Số lượng khách du lịch, số ngày lưu trú của khách và doanh thu từ các hoạt động du lịch không ngừng tăng lên.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.2. Hoạt động kinh doanh du lịch ở Sa Pa-Lào Cai
2.1.2.1. Về khách du lịch
Khách du lịch quốc tế đến Sa Pa có mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Theo biểu đồ 2.1, lượng khách quốc tế đến Sa Pa tăng từ 130.603 lượt năm 2020 lên đến 253.000 lượt vào năm 2024.
Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch của Sa Pa giai đoạn 2020 đến năm 2024
Khách nội địa đến Sa Pa lớn hơn nhiều so với khách quốc tế do tài nguyên du lịch phù hợp cho việc phục vụ khách nội địa và xu hướng đi du lịch trong nước tăng, cụ thể là trong 5 năm, từ 2020 đến năm 2024, lượng khách nội địa tăng từ 319.665 lượt lên đến con số 596.000. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Tuy số lượng khách đến Sa Pa có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú tại Sa Pa còn ở mức thấp (trung bình là 2,7 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Sa Pa còn đơn điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.
2.1.2.2. Về doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch bao gồm các khoản do du khách chi trả, đó là nguồn thu từ lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ khác. Giai đoạn 2020-2024 mức tăng trưởng khách du lịch cao nên doanh thu xã hội từ du lịch của Sa Pa cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản thu này không chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu hoặc do người dân địa phương phục vụ khách du lịch thu. Số liệu thống kê được đánh giá sau đây chỉ mang tính tương đối, chưa phản ảnh đầy đủ doanh thu của ngành du lịch ở địa phương. Năm 2020, doanh thu thuần du lịch Sa Pa đạt 325 tỷ đồng, đến năm 2024 tăng lên 600 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi (Biểu đồ 2.2).
Biểu đồ 2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Sa Pa từ năm 2020 đến năm 2024
- Chi tiêu khách du lịch
Theo thống kê (biểu đồ 2.3), cơ cấu chi tiêu của khách du lịch phần lớn là chi cho ăn uống và lưu trú, chiếm 77,69% tổng chi phí. Các chi phí vui chơi giải trí, vận chuyển và mua sắm chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, cần đầu tư tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ này để tăng doanh thu và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch tại Sa Pa năm 2024
2.1.2.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong những năm qua huyện Sa Pa đã tập trung chỉ đạo đúng mức, bước đầu đã hình thành nên các điểm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phát triển nhanh về số lượng từng bước đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và vui chơi giải trí của du khách.
Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch và hệ thống cơ sở vật chất còn mang tính tự phát do chưa có quy hoạch cụ thể, chất lượng vẫn còn thấp, qui mô kiểu dáng chưa hoà nhập với cảnh quan, kiến trúc truyền thống.
Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
- Cơ sở lưu trú du lịch tại Sa Pa
Bao gồm các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, các nhà nghỉ dân (homestay), khu du lịch (Resort)…phát triển hợp lý các loại hình cơ sở lưu trú không những tạo sự độc đáo hấp dẫn khách mà còn mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đến năm 2024, trên địa bàn huyện có 170 cơ sở lưu trú với tổng số 2.775 phòng, 4.990 giường, trong đó có 47 khách sạn đạt từ 1-4 sao; 01 khu nghỉ dưỡng (resort). Ngoại trừ các khách sạn Victoria Sa Pa, khách sạn Châu Long, khách sạn Bamboo, Hoàng Gia View, Holiday có qui mô lớn, còn lại hầu hết các cơ sở lưu trú khác đều có qui mô nhỏ, lượng phòng ít, thiếu các dịch vụ hỗ trợ và các phòng họp lớn phục vụ hội nghị hội thảo. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Ngoài ra có 107 hộ kinh doanh lưu trú tại gia tại các xã: Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Thanh Phú, San Sả Hồ, Nậm Sài. Toàn bộ số hộ kinh doanh lưu trú nhà nghỉ dân có thể đón hơn 1000 lượt khách/đêm.
Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch có sự chuyển biến rõ nét, nhiều cơ sở lưu trú kinh doanh dịch vụ du lịch có chất lượng cao. Tuy nhiên, số lượng khách đến Sa Pa có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú tại Sa Pa còn ở mức thấp (trung bình là 2,7 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Sa Pa còn đơn điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.
- Cơ sở ăn uống
Các cơ sở ăn uống du lịch bao gồm các nhà hàng, làng ẩm thực, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn uống… Các cơ sở phục vụ ăn uống nằm trong các cơ sở lưu trú, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn. Các cơ sở ăn uống nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí… nhằm phục vụ khách tham quan du lịch và các tầng lớp dân cư địa phương.
Trên địa bàn thị trấn hiện có 84 cơ sở nhà hàng và 01 khu ẩm thực trong đó có 50 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 800 chỗ ngồi và 34 nhà hàng độc lập với 1.120 chỗ ngồi chủ yếu phục vụ các món Âu, Á đáp ứng nhu cầu cho 6.000 khách lưu trú/ngày đêm.
Ngoài ra còn có rất nhiều các quán ăn có qui mô từ 40 đến 50 ghế/quán, phục vụ các món ăn với giá cả phù hợp khả năng và nhu cầu đa dạng khách du lịch. Tại thời điểm hiện nay số lượng các nhà hàng ăn uống của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch.
- Các điểm tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí và các tiện nghi khác
Hệ thống các điểm tham quan và vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách du lịch. Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của khách chủ yếu là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: Đi bộ dạo phố, ngắm cảnh quan thiên nhiên, đi chợ và tham quan tìm hiểu các nét văn hoá dân tộc.
- Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách
Những phương tiện vận chuyển khách du lịch Sa Pa chủ yếu là các phương tiện chuyên chở khách du lịch đường bộ. Các phương tiện này phần lớn thuộc sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Phương tiện vận chuyển khách du lịch hiện có 154 xe từ 04 đến 50 chỗ ngồi với sức chứa 1.300 khách và 15 đầu xe buýt Lào Cai-Sa Pa-Lào Cai.
2.1.2.4. Lao động ngành du lịch Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Theo Thống kê của Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Sa Pa (biểu đồ 2.4), tính đến năm 2024, Tổng số lao động ngành du lịch của huyện là 3.236 người Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Thời gian qua, Phòng Văn hoá-Thông tin đã phối hợp với Phòng Nghiệp vụ quản lý du lịch-Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Lào Cai, Hải Phòng tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị nhà hàng, khách sạn tại địa bàn huyện Sa Pa. Đối tượng tham gia hầu hết là lực lượng lao động trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, nhà hàng trên địa bàn thị trấn, cộng đồng dân cư nằm trong các tuyến, điểm du lịch từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.
Biểu đồ 2.4. Tổng số lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch tại Sa Pa giai đoạn 2020-2024
2.1.3. Vai trò của người H’Mông trong phát triển du lịch ở Sa Pa
Cộng đồng người H’Mông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch ở Sa Pa. Họ đã tham gia vào một số hoạt động du lịch như dẫn đường, hướng dẫn viên, khuân vác, cung cấp lương thực, thực phẩm, bán hàng và một số dịch vụ khác.
Bản Cát Cát có 610 người H’Mông mà có tới 120 người tham gia hoạt động du lịch chiếm tỷ lệ 19,7% dân số. Làng Lý Lao Chải có 950 người H’Mông có 121 người tham gia dịch vụ du lịch chiếm tỷ lệ 12,7% dân số nhưng tính theo đơn vị hộ gia đình tỷ lệ số hộ có người tham gia hoạt động du lịch rất cao. Như vậy là số người trực tiếp tham gia dịch vụ du lịch khá đông. Đó là chưa kể số người gián tiếp tham gia các dịch vụ này như sản xuất, đi mua thổ cẩm, hàng lưu niệm….
Bên cạnh việc xuất hiện các ngành nghề mới, một số ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá như nghề thêu dệt thổ cẩm, làm đồ chạm khắc bạc. Các sản phẩm chăn nuôi của các làng H’Mông trước kia chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và tín ngưỡng của từng gia đình thì nay đã bước đầu trở thành các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn. Thông qua trao đổi hàng hoá, giao dịch với du khách, khả năng nắm bắt nhu cầu, giá cả thị trường của người H’Mông được nâng cao.
- Tham gia làm hướng dẫn viên, người dẫn đường
Trong các ngành nghề mới xuất hiện, có nghề hướng dẫn viên du lịch và phục vụ khách du lịch (mang đồ, dẫn đường cho khách du lịch) phát triển khá nhanh, nhất là trong tầng lớp thanh niên. Mỗi một làng người H’Mông có một vài thanh niên làm nghề hướng dẫn viên tự phát. Đặc biệt, một số công ty du lịch đã tuyển người H’Mông ở các làng đào tạo trở thành đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Làng Cát Cát có 5 hướng dẫn viên người H’Mông chuyên nghiệp, làng Lao Chải có 12 hướng dẫn viên, xã Hầu Thào có 7 hướng dẫn viên…. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Xét về mặt nghiệp vụ hiện nay đã có những khóa đào tạo cho hướng dẫn viên người H’Mông, như khóa tập huấn cho thuyết minh viên du lịch du lịch theo tiêu chuẩn VTOS tổ chức tại trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai. Điều này là một tín hiệu đáng mừng, vì Sở Du lịch đã có sự quan tâm và đầu tư, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bà con dân tộc thiểu số nhằm mục đích phục vụ khách du lịch ngày một tốt hơn.
Ngoài nghề hướng dẫn, bà con địa phương còn làm công tác dẫn đường và khuân vác. Công việc dẫn đường chủ yếu là dẫn đường cho khách nước ngoài. Những thanh niên H’Mông hầu hết đều biết Tiếng Anh do hàng ngày tiếp xúc với khách nên có cơ hội học bồi ngoại ngữ. Phần lớn là dẫn khách đi xuyên qua các bản làng. Bà con còn nhận khuân vác và dẫn đường cho khách leo núi.
Tại thôn Cát Cát, hiện có 4 người đại diện cho 4 hộ làm công tác dẫn đường và khuân vác với thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày (gần 7% tổng số hộ gia đình ở Cát Cát). Trung bình mỗi tháng tham gia từ 2 – 3 đoàn, mỗi lần đi thường từ 3 – 4 ngày. Thôn Sín Chải chưa có ai tham gia vào hoạt động này.
- Bán hàng phục vụ nhu cầu khách du lịch
Người H’Mông thường bán hàng rong, đồ lưu niệm cho khách du lịch. Ngoài việc bán hàng ở thị trấn, họ còn đi theo bán đồ cho khách khi họ tới tham quan các làng bản. Những người bán các mặt hàng này chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em chiếm đa số.
Không chỉ đi lại bán hàng, hiện nay tại các thôn bản còn có các hộ bán hàng cố định ngay trong bản. Tại thôn Cát Cát, hiện có gần chục quán bán hàng cho khách đi thăm bản, các mặt hàng chủ yếu là đồ uống, bánh kẹo và hàng thổ cẩm. Gần thác Cát Cát còn có vài quán chuyên bán đồ nướng phục vụ khách. Thôn Sín Chải chỉ có 1 hộ gia đình bán đồ uống cho khách du lịch.
- Cung cấp dịch vụ nhà nghỉ -homestay
Hiện nay, các thôn bản của người H’Mông đã lác đác xuất hiện những nhà nghỉ mô hình Homestay phục vụ du khách, chủ yếu là du khách nước ngoài có nhu cầu nghỉ chân và ngủ qua đêm ở bản để khám phá, tìm hiểu về đời sống của bà con dân bản.
- Cung cấp thực phẩm, dịch vụ ăn uống
Trong các bản của người H’Mông, đã xuất hiện một vài nhà hàng phục vụ ăn uống cho khách du lịch, chủ yếu là các bản của xã Lao Chải. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hóa dân gian
16 làng người H’Mông còn thành lập các đội văn nghệ phục vụ khách du lịch, thu hút khoảng 200 nam nữ diễn viên không chuyên tham gia. Một số đội ở Lao Chải, Sa Pa, San Sả Hồ không chỉ biểu diễn ở làng mà còn trở thành đội văn nghệ không chuyên của các khách sạn Victorya, BamBeo, khách sạn Châu Long, khách sạn Hàm Rồng….
Hiện nay ở thôn Cát Cát đã có 4 người đại diện cho 4 hộ (7% tổng số hộ ở Cát Cát) tham gia vào các hoạt động văn nghệ. Các hoạt động này gồm có các tiết mục ca múa nhạc dân tộc của người dân H’Mông. Mỗi lần tham gia các diễn viên được hưởng một khoản thù lao là 10.000 đồng/người/lần. Vào mùa khách du lịch Tây Âu, mỗi tháng họ có thể tham gia 4 lần. Như vậy, vào mùa khách du lịch nước ngoài, mỗi hộ này có thể tăng thêm thu nhập là khoảng 40.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, các hoạt động văn nghệ này lại không được tổ chức tại bản mà lại được tổ chức tại một điểm du lịch khác, vì thế sự thu nhập này mang tính phụ thuộc vào điểm du lịch.
Thôn Sín Chải có ít người tham gia hơn, ở đây chỉ có hai người tham gia và cũng có thu nhập tương đương các diễn viên thôn Cát Cát.
- Xe máy chuyên chở khách
Thôn Cát Cát có 10 người tham gia vào dịch vụ xe máy chuyên chở khách. Thôn Sín Chải có 3 người đại diện cho 3 hộ ở đây tham gia (2% tổng số hộ). Khách sử dụng loại hình này bao gồm cả khách du lịch và người dân ở đây. Tuy khách là người địa phương chủ yếu (60%) nhưng do giá chở khách cao nên thu nhập có được từ khách du lịch gấp 3 lần so với thu được từ khách là người địa phương. Trung bình thu nhập từ dịch vụ này khoảng 60.000 đồng/ngày/xe, vào ngày cao điểm có thể thu nhập lên đến 100.000 đồng/ngày/xe.
2.2. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Để nghiên cứu được các tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa, trước hết cần có sự tìm hiểu về văn hóa truyền thống trước đây của họ, sau đó nêu lên đặc điểm về đời sống hiện tại của bà con, từ đó thấy được sự khác biệt do ảnh hưởng từ hoạt động du lịch. Khi thực hiện công việc này, tác giả đã tiến hành điều tra, phỏng vấn và tìm hiểu thông tin tại địa bàn huyện Sa Pa, đặc biệt là tại các bản du lịch phát triển mạnh như bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, hai bản Lý Lao Chải, Hàng Lao Chải của xã Lao Chải và một bản du lịch hầu như là chưa phát triển, chỉ thỉnh thoảng đón tiếp một số lượng rất ít khách nước ngoài, đó là bản Sín Chải, xã San Sả Hồ.
Qua bảng 2.3, ta thấy trong các bản được điều tra, tỷ lệ hộ gia đình là người H’Mông đều chiếm đa số, vì vậy các số liệu cũng như thông tin điều tra ở đây có thể được dùng để nghiên cứu về người H’Mông là tương đối chính xác.
2.2.1. Tác động đến xây dựng, trang trí nhà cửa
Về kiến trúc truyền thống, nhà ở của người Mông là nhà trệt. Để chống gió, khí hậu lạnh, sương muối vùng cao, nhà của họ thường là thấp, vững chắc, kín đáo. Nhà phổ biến dựng trên các triền núi, phía trước có suối phía sau là núi che chở, xung quanh có thể trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
Quy mô nhà thường có ba gian, hoặc ba gian hai chái. Cửa chính mở ở gian giữa, cửa phụ mở ở gian hai bên hoặc đầu hồi nhà. Xung quanh nhà thưng ván, vách nứa hoặc trình tường, mái lợp ván xẻ hay cỏ tranh, tùy từng nơi. Nhà giàu thường làm khá rộng, cột gỗ kê đá tảng đẽo hình đèn lồng hay quả bí, vừa tạo sự vững chắc, không sụt lún, nghiêng lệch, vừa không bị mủn, mọt do ẩm ướt.
Gian giữa là nơi thờ tổ tiên và để dụng cụ sản xuất. Tùy từng dòng họ mà bếp lò và buồng chủ nhà được đặt bên trái (như họ Thào, Giàng, Vàng…) hay bên phải (như họ Mùa, Lý, Lù…), nhưng bao giờ buồng chủ nhà cũng phải đặt cạnh “cột ma”-cột giữa của vì kèo thứ hai ngăn gian đầu hồi bên phải hoặc bên trái gian giữa. Hai gian bên, một bên là bếp lò và buồng ngủ, một bên là bếp khách, giường khách và có thể thêm một buồng ngủ, nếu gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống. Phía trên là gác xép, nơi cất trữ lương thực.
Một số gia đình còn làm kho lương thực bên ngoài nhà.
Cửa chính của ngôi nhà thường được treo một tấm vải đỏ hình chữ nhật, hoặc các tờ giấy bản với ý nghĩa cầu phúc. Một số nhà còn treo thêm ở trước cửa một chén nước nguồn tinh khiết bọc vải đỏ được múc vào ngày mồng một tết Nguyên đán. Chén nước này sẽ thay mới vào dịp tết năm sau với ý nghĩa cầu mong bình yên, mát lành, phúc lộc đến nhà đầy đặn như chén nước ấy. Phía trước nhà là chuồng trâu, ngựa, lợn, gà, tổ ong nuôi và có kho để lương thực. Ở những địa hình tương đối bằng phẳng, đồng bào còn trồng rau sau nhà và dựng hàng rào phía trước.
Nhà thường được cất vào mùa khô (từ tháng 11, 12 đến tháng 3, 4 năm sau). Để thử xem nơi đất định dựng nhà có lành không, người Mông thường đào ba hố sâu khoảng 40 cm ở ba vị trí: nơi định đặt bàn thờ tổ tiên (ma nhà), nơi sẽ để bếp lò, nơi sẽ làm bếp khách, rồi cho vào mỗi hố ba hạt gạo hoặc ngô. Hạt thứ nhất tượng trưng cho con người, hạt thứ hai tượng trưng cho gia súc, hạt thứ ba tượng trưng cho cây trồng (một số dòng họ còn cắm thêm một cây nhỏ chính giữa ba hạt gạo (hoặc ngô), sau đó úp bếp lên để qua đêm (có người để qua ba đêm). Sáng hôm sau mở ra, nếu những hạt này không bị thay đổi vị trí, không bị mốc, không bị kiến tha thì được coi là nơi đất tốt, có thể ở được. Nếu hạt gạo di chuyển ra xa thì đất xấu; nếu bị mất một hạt là đất rất xấu, không thể ở được. Công việc này do chủ nhà thực hiện. Đối với những gia đình cầu toàn hơn, họ mời thầy cúng về làm lễ để xem đất. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Hướng nhà thường là hướng Đông, theo quan niệm để làm ăn tốt. Ngày và giờ dựng nhà phụ thuộc vào tuổi của chủ nhân. Đồng bào thông thường dựng nhà vào những ngày chẵn, kiêng dựng nhà vào ngày lẻ. Giờ dựng nhà thường vào lúc 4 giờ hoặc 6 giờ. Có những gia đình còn mổ gà xem chân để chọn ngày, giờ dựng nhà.
Sau khi san nền, chọn hướng đi cho cửa chính và căn nền vuông vức họ đào hố chôn cột con và dựng xà ngang, làm thành khung nhà. Khi dựng nhà, khâu quan trọng nhất là dựng “cột ma”. Trước khi dựng cột, chủ nhà mổ lợn, gà để cúng cột ma. Theo quan niệm của đồng bào, việc san nền, dựng cột thường phải chọn ngày, giờ tốt. Làm nhà xong thì làm lễ cúng “ma nhà” và “cột ma”. Chủ nhà phải là người đầu tiên đích thân nhóm lửa vào các bếp để khai mở cho cuộc sống ở ngôi nhà mới.
Nhà ở của người Mông xây dựng khá kiên cố, tường có thể được trình bằng đất dày hoặc ghép các tấm ván xẻ từ gỗ quý chắc chắn. Khuôn viên mỗi gia đình đều được bao bọc bằng tường đá hoặc bằng hàng rào tre và gỗ. Cả hai cách làm như trên là một đặc điểm trong truyền thống của người Mông nhằm mục đích phòng thủ, bảo vệ người, gia súc và của cải nếu có sự tấn công bằng vũ lực từ bên ngoài.
Ngày nay, với tác động của du lịch, kiến trúc nhà ở của người H’Mông đã có sự thay đổi. Trước hết là về vật liệu xây dựng, ngôi nhà truyền thống của người H’Mông trước kia thường được lợp bằng gỗ Pơ mu, một loại vật liệu khá bền và chắc, được liên kết bằng các sợi dây chằng buộc khá chặt.Mái ván lợp bằng gỗ Pơ mu thường có tuổi thọ trung bình đến 70 năm. Ngày nay, du khách đổ xô đến Sa Pa, ngoài mục đích vãn cảnh, họ còn mang theo nạn chặt phá rừng. Gỗ Pơ mu bị khai thác hết, bà con đành phải dùng bờ lô xi măng để lợp mái. Ngoài ra, nhiều người Kinh chuyển đến các làng bản nơi đây sinh sống để buôn bán cho du khách, bà con dân tộc cũng bị ảnh hưởng và học theo cách xây nhà, cách dùng vật liệu xây dựng của người miền xuôi. Cách bài trí nhà cửa của đồng bào cũng đã khác trước. Đặc biệt, các làng bản càng gần thị trấn, mức độ thay đổi về kiến trúc nhà của càng nhiều. Qua quan sát và điều tra ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải, trong các bản có hoạt động du lịch, một số nhà ở đã bị thay đổi về vật liệu xây dựng, không còn đơn thuần dùng gỗ, mà xen lẫn với xi măng. Cách bố trí nhà cửa cũng khác trước, thay vì ba gian hai trái, các ngôi nhà của người H’Mông bây giờ nhiều nhà cũng xây theo kiểu người Kinh, tức là chia ra các phòng, hoặc một gian và kê giường hai bên.
Đặc điểm về kiến trúc nhà cửa của người H’Mông là một trong những đặc điểm thu hút khách du lịch khi đến Sa Pa. Theo kết quả điều tra tháng 12/2024, có 50/100 người được hỏi cho biết họ rất quan tâm đến việc xây dựng và trang trí nhà cửa của người H’Mông.
Theo bảng 2.4, bản Cát Cát (thuộc xã San Sả Hồ) có 110 hộ gia đình người H’Mông (chiếm, trong đó có 107/110 nhà vật liệu xây dựng chủ yếu bằng gỗ, 101/110 nhà lợp ván Pơ mu. Bản Cát Cát là bản du lịch gần thị trấn nhất, và lượng khách du lịch đến tham quan nhiều nhất. Phần lớn các hộ gia đình trong bản đều sử dụng gỗ để làm nhà (97,3%), nhưng số nhà lợp ngói xi măng cũng đã chiếm đến 8,2 %. Như vậy, kiến trúc của các ngôi nhà trong bản chủ yếu bị thay đổi về vật liệu lợp mái, tuy tỷ lệ không lớn. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Nhằm phục vụ du lịch, cơ quan chuyên trách đã dựng riêng một ngôi nhà truyền thống của người H’Mông ở đầu bản cho du khách tham quan. Đó là một ngôi nhà trình tường lợp gỗ Pơ mu, ba gian hai chái.
Tuy nhiên, có một vài hộ gia đình ở cuối bản kinh doanh nhà nghỉ theo hình thức homestay, họ không xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người H’Mông mà xây theo kiểu nhà người Kinh, để phục vụ cho khách du lịch với đầy đủ tiện nghi.
Cũng theo điều tra, bản Sín Chải (xã San Sả Hồ) có 240 hộ gia đình, trong đó có 236/238 hộ vẫn xây nhà chủ yếu bằng gỗ, 235/238 hộ lợp mái bằng gỗ Pơ mu. Về vị trí, bản Sín Chải xa trung tâm hơn bản Cát Cát, ít khách du lịch ghé thăm hơn (chủ yếu là Tây ba lô), do đó ít thay đổi về kiến trúc hơn. Đa số các hộ gia đình làm nhà bằng gỗ (99,2%), mái nhà hầu hết đều lợp bằng gỗ Pơ mu (98,7%). Qua quan sát thực địa và số liệu điều tra, có thể thấy, hầu hết các ngôi nhà trong bản đều đã giữ được kiến trúc truyền thống, từ vật liệu xây dựng cho tới phong cách trang trí, cảnh quan quanh nhà. Bản Sín Chải có nhiều chuồng nuôi gia súc quanh nhà và vườn cây hơn bản Cát Cát.
Ngoài các bản của xã San Sả Hồ, các bản của xã Lao Chải cũng chịu ảnh hưởng của du lịch về mặt kiến trúc, thậm chí chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Lý do là các bản này vừa có khách du lịch đến, đường làng bằng phẳng, hầu như được bê tông hóa, điều kiện ăn ở tốt hơn phía xã San Sả Hồ nên có nhiều người Kinh đến các bản này sinh sống để làm du lịch. Do đó, đời sống của bà con cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn, và kiến trúc nhà ở cũng giống nhà người Kinh hơn.
Qua điều tra tổng hợp, bản Lý Lao Chải (xã Lao Chải) có 165 hộ gia đình người H’Mông (sống xen kẽ với 10 hộ gia đình người Kinh) chịu ảnh hưởng nhiều nhất về kiến trúc nhà cửa. Đã có khá nhiều ngôi nhà ở đây sử dụng vật liệu bê tông và xi măng để xây nhà hơn so với các bản của xã San Sả Hồ: 11/165 (6,7 %), các hộ lợp mái ngói xi măng cũng nhiều hơn các bản Cát Cát và Sín Chải: 25/165 (15,2 %).
Tương tự, bản Hàng Lao Chải (xã Lao Chải) có 10/145 hộ gia đình dùng vật liệu khác ngoài gỗ, chiếm tỷ lệ 6,9 %, 16/145 hộ lợp mái ngói, chiếm tỷ lệ 11,0 %.
Như vậy, qua số liệu điều tra và quan sát ở các bản, ta thấy hoạt động du lịch đã ít nhiều ảnh hưởng về mặt kiến trúc của các làng bản của người H’Mông ở Sa Pa.
Ngoài điều tra cư dân địa phương, tác giả còn tiến hành điều tra ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Trong số 50 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có 35 doanh nghiệp cho rằng du lịch ít tác động đến kiến trúc nhà cửa của người H’Mông ở Sa Pa, có 10 doanh nghiệp cho rằng tác động nhiều và 5 doanh nghiệp cho rằng không tác động.
2.2.2. Tác động đến trang phục Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
- Về trang phục truyền thống
Tất cả các nhóm địa phương của người H’Mông đều mặc vải lanh nhuộm chàm, cho dù một vài bộ phận trang phục nào đó như váy của người Mông Trắng vẫn để nguyên vải mộc. Chính chất liệu vải lanh này đã tạo cho y phục Mông những nét riêng so với các dân tộc khác về đường nét, màu sắc, hoa văn…
Cũng là màu chàm như các dân tộc miền núi khác, nhưng màu chàm của vải lanh có vẻ cứng cỏi, ánh sắc hơn so với sắc chàm của vải bông hay vải sồi. Cũng là váy xếp nếp tương tự như một số dân tộc khác, nhưng nếp vải lanh khỏe khoắn, mạch lạc, óng ánh hơn so với nếp của vải thường.
Nét chung đặc sắc hơn cả vẫn là màu sắc và các đường nét trang trí trên y phục và các đồ trang sức. Tuy sắc độ và liều lượng dùng màu trang trí có khác nhau đôi chút, nhưng cái chung vẫn là bộ nữ phục Mông giàu màu sắc, sặc sỡ. Trên nền y phục, màu sắc trang trí khai thác tối đa sắc độ các màu nguyên: đỏ, vàng, xanh, đen. Về kỹ thuật tạo hình, họ tận dụng tối đa các kỹ thuật vừa dệt, thêu, ghép màu và vẽ sáp ong.
Người Mông còn tận dụng tối đa các vật trang sức làm đẹp. Dùng bạc, cườm, tua màu để gắn trên mặt vải, dùng các đồ trang sức đeo, như các loại vòng, dây chuyền, xà tích, hoa tai, nhẫn…
Người Mông cũng có cách nuôi tóc, chải tóc độc đáo. Đàn bà để tóc dài, cạo hết phần tóc gáy, tóc mai, tết những sợi tóc thành những dải tóc nhỏ, sau đó mới cuộn gọn tóc trên đầu trước khi đội khăn.
- Trang phục truyền thống nam giới
Có lẽ nam phục Mông giữ lại nhiều nét chung nhất giữa các nhóm Mông. Nếu như bộ váy, thắt lưng của phụ nữ may bằng vải lanh thì bộ quần áo nam giới lại “hợp” hơn vải bông nhuộm chàm hay đen của người Thái, Tày hay vải lanh mua ở ngoài chợ.
Bộ nam phục gồm quần, áo ngắn, thắt lưng và khăn bịt đầu. Phải nói rằng, trong hầu hết các dân tộc vùng núi thì nam giới người Mông còn giữ lại lâu bền bộ y phục cổ truyền của mình, trong khi nam giới các dân tộc khác, nhất là lớp thanh niên, đã hầu như ăn mặc giống người Kinh. Quần của nam giới may kiểu chân què, cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp, khi mặc, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng vải hay da thắt lại cho chặt. Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng, nên khi mặc, quần của nam giới Mông có dáng nét riêng, không thể pha trộn với bất cứ dân tộc nào.
Có lẽ độc đáo hơn cả vẫn là chiếc áo của đàn ông Mông. Trước nhất, chiếc áo rất ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực, còn một khoảng bụng từ gấu áo xuống tới cạp quần vẫn để hở. Để “bổ khuyết”, họ mặc một chiếc áo lót bên trong màu trắng dài hơn áo ngoài, nên khi mặc áo ngoài vào thì giữa gấu áo ngoài và cạp quần vẫn để hở một khoảng bụng may kiểu xẻ ngực, tay áo dài, có đáp những khoanh vải màu, tuy nhiên, giữa các nhóm cũng có một vài khác biệt.
Áo nam giới Mông Đen may hai vạt trước không hẳn là kiểu xẻ nách hay xẻ ngực, mà gần như là trung gian giữa hai loại kể trên. Tuy hai vạt trước, nhưng cài khuy áo hơi lệch sang phía ngực phải một chút, gần cửa tay cũng đáp thêm một đoạn vải màu thêu hoa văn trang trí. Cũng cần nói thêm rằng, tuy áo ngắn nhưng áo của nam giới Mông thường may hai lớp vải, để trang phục luôn mát về mùa hè và khắc phục lạnh giá về mùa đông. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Thỉnh thoảng cũng thấy nam giới Mông dùng khăn. Ngày hội hè, nam giới cũng hay dùng các loại khăn len mua ở chợ để quàng cổ, vừa cho ấm, vừa để diện. Thường ngày, nam giới đeo một cái vòng cổ xoắn lại từ những dây đồng (3 sợi), nhà giàu thì đeo thêm vòng bạc. Tới ngày cưới xin, lễ tết, đi chơi chợ thì nam giới đeo đủ bộ vòng cổ, từ 2-7 chiếc, ngoài ra còn có vòng tay, nhẫn. Cũng có những người đàn ông vào tuổi trưởng thành bịt vàng hai răng nanh hàm trên.
- Trang phục truyền thống nữ giới
Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Tất cả các chi trong dân tộc H’mông đều có kỹ thuật thêu khá tinh vi và có truyền thống giỏi trong trang trí bằng hình chắp vải mầu, vẽ sáp ong trên vải để lấy họa tiết mầu trắng trên nền mầu chàm. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy. Sau khi hoàn thiện đồ án trang trí từng bộ phận riêng lẻ, người ta mới may ráp, hoàn chỉnh váy, áo…
Đó là cách làm riêng của người H’mông, khác các dân tộc anh em đã thể hiện trang trí ngay trên thành phẩm của mình.
Những ô trang trí đường diềm hình chữ thập, chữ đinh, chữ công được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đa dạng, tài tình, kết hợp với các ô hình quả tram hoặc tam giác có các đường viền hình gẫy khúc trong các thể bố cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang tạo cho đồ án trang trí hoa văn của người H’Mông có vẻ linh hoạt, không những thể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trang trí hoa văn H’Mông có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn với các trang trí của các tộc người khác.
Ngoài các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng. Người H’mông còn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn ốc hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S là những loại họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn điệu,chỉ thấy xuất hiện trong trang trí y phục của người H’Mông. Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể hiện đậm đà trong trang trí H’Mông.
Chắp vải mầu của người H’mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành các đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em. Mầu sắc ưa dùng trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây, lam. Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa ghép thêm hình vải màu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng vui tươi. Đó cũng là điều khác biệt.
Kỹ thuật thêu của người H’Mông có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị gò bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo thớ vải ngang, dọc mà các dân tộc khác thường làm. Ngoài họa tiết hình hoa tám cạnh, biểu thị sự chuyển động của mặt trời, trang trí H’mông không nhằm diễn đạt một nội dung nào, nhưng mang được sắc thái rất riêng biệt có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.
Khi tham quan Sa Pa, trang phục dân tộc là một đặc điểm dễ nhận thấy và thu hút khách du lịch nhất. Có đến 90/100 khách cho biết họ rất quan tâm và hứng thú với các bộ trang phục truyền thống của người H’Mông (kết quả điều tra tháng 12/2024).
Qua điều tra về trang phục của bà con H’Mông ở 4 bản trên, mỗi bản phỏng vấn 50 người, bao gồm 25 nam và 25 nữ, ta rút ra được một số nhận xét như sau: Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Bản Cát Cát: nam giới có 20 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 80 %, trong đó 6 người (30 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 14 người (70 %) là do mục đích phục vụ du lịch. Nữ giới có 23 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 92 %, trong đó 7 người (30,4 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 16 người (69,6 %) là do mục đích phục vụ du lịch.
Bản Sín Chải: nam giới có 22 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 88 %, trong đó 20 người (90,9 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 2 người (9,1 %) là do mục đích phục vụ du lịch. Nữ giới có 25 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 100 %, trong đó 23 người (92 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 2 người (8 %) là do mục đích phục vụ du lịch.
Bản Lý Lao Chải: nam giới có 18 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 72 %, trong đó 4 người (22,8 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 14 người (77,8 %) là do mục đích phục vụ du lịch. Nữ giới có 22 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 88 %, trong đó 3 người (13,6 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 19 người (86,4 %) là do mục đích phục vụ du lịch.
Bản Hàng Lao Chải: nam giới có 19 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 76 %, trong đó 4 người (21,1 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 15 người (78,9 %) là do mục đích phục vụ du lịch. Nữ giới có 22 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 88 %, trong đó 5 người (22,7 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 17 người (77,3 %) là do mục đích phục vụ du lịch.
Qua phân tích điều tra về vấn đề trang phục của đồng bào H’mông ở các bản trên, có thể đánh giá như sau:
Ở các bản có khách du lịch đến nhiều, như Cát Cát, Lý Lao Chải, Hàng Lao Chải, đồng bào mặc trang phục truyền thống ít hơn các bản du lịch không phổ biến (như Sín Chải). Sở dĩ có hiện tượng này là do khi tham gia phục vụ du lịch, bà con thường mặc đồ âu để tiện làm việc, như hai bản Lý Lao Chải hay Hàng Lao Chải, bà con còn tham gia phục vụ trong các nhà hàng, bản Lý Lao Chải có đến chục hộ người Kinh sống xen kẽ với đồng bào H’Mông, nên một số bà con cũng ảnh hưởng về trang phục và lối sống của họ.
Về mục đích sử dụng trang phục, ở các bản du lịch phát triển, bà con mặc trang phục chủ yếu là để phục vụ du lịch. Bởi vì, qua tiếp xúc với du khách, họ hiểu rằng trang phục cũng là một trong những điểm đặc biệt của tộc người họ, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Và nữ giới thường mặc do mục đích phục vụ du lịch, nam giới lại mặc do sở thích. Bởi vì phụ nữ thường tham gia vào các hoạt động du lịch nhiều hơn nam giới, nam giới H’Mông thường hay đi săn bắn, hái lượm và làm những công việc nặng, thế nên họ thường mặc những trang phục đơn giản cho đỡ vướng víu khi đi làm.
Kết quả điều tra về mức độ tác động của hoạt động du lịch đến trang phục truyền thống của người H’Mông ở Sa Pa cho thấy hầu hết các doanh nghiệp du lịch có ý kiến là du lịch ít tác động đến trang phục của người H’Mông: 40/50 doanh nghiệp, 7/50 doanh nghiệp cho rằng tác động nhiều, còn lại cho rằng không tác động.
2.2.3. Tác động đến ẩm thực Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
- Đặc điểm về ẩm thực của người H’Mông
Ăn uống của người Mông dựa vào nguồn lương thực, thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, khai thác các sản vật trong tự nhiên (qua hoạt động săn bắn, hái lượm). Sản phẩm trồng trọt có: lúa, ngô, sắn, khoai, đậu tương, lạc, rau (rau cải, bầu, bí, các loại đậu) và gia vị (hành, tỏi, gừng, ớt…). Nguồn thực phẩm do chăn nuôi đem lại gồm có: thịt trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt. Các sản phẩm từ rừng như măng, nấm, hoa chuối, rau, củ…; từ săn bắn như thịt chim, gà, thỏ, nhím, lợn rừng, hươu, nai… Mật ong cũng được khai thác nhiều, gồm mật của loại ong làm tổ trong hang đá và trên cây.
Đồng bào Mông ăn hai bữa trong ngày: trưa và tối; vào ngày mùa ăn ba bữa. Trước kia, ngô thường được xay thành bột nấu trong nồi hoặc nấu chín nửa vời rồi đồ. Thường ngày họ ăn cơm gạo tẻ được chế biến theo cách đồ trong chõ gỗ. Gạo nếp đồ xôi hoặc giã làm bánh dầy ăn trong các dịp lễ, tết. Đa số các món ăn chủ yếu được chế biến theo cách luộc hoặc xào. Các loại thịt, nếu có nhiều ăn tươi không hết họ thường để dành bằng cách treo sấy khô trên giàn bếp. Rau xanh, đậu đỗ, bầu bí… cũng thường được xào hoặc nấu canh. Bữa ăn hàng ngày có cơm và canh rau. Người Mông xúc ăn bằng thìa gỗ, dùng đũa chỉ là phụ. Họ dùng nhiều ớt trong bữa ăn nhằm tăng cường sức khỏe, chống lại ”lam sơn chướng khí”. Khi bày mâm, bát thức ăn chung và bát muối ớt được đặt ở giữa.
Thông thường, vào các dịp tết hoặc khi có khách, bữa cơm bao giờ cũng tươm tất hơn ngày thường. Khi có khách, phụ nữ không ngồi ăn chung. Chủ nhà ngồi ở trên, lưng quay vào bức vách hậu gian giữa. Trong các dịp gia đình làm lễ cúng có mổ lợn hay trâu bò mời anh em họ hàng, làng xóm đến dự, bao giờ mâm cơm cũng được bày ra dọc theo gian giữa, nơi thờ cúng tổ tiên, mọi người ngồi thành hai hàng dọc theo mâm. Trong mâm có bát cơm, bát canh rau, muối ớt và bát canh thịt lẫn xương băm nhỏ. Vào những ngày chợ phiên thường thấy đồng bào bán “Thắng cố” (canh chảo) nấu bằng thịt ngựa. Đồng bào Mông cũng ăn tiết canh của một số con vật như lợn, dê. Riêng tiết canh gà chỉ được dùng khi kết nghĩa anh em, nhận họ hàng, người thân. Người Mông rất thích uống rượu, chủ yếu là rượu ngô tự nấu. Khi uống dùng bát hoặc chén, trong các dịp cưới xin, tang ma thường dùng chén làm bằng tre.
Ẩm thực là một đặc điểm văn hóa đặc thù của các tộc người với những đặc điểm khác nhau. Khi đi du lịch, ngoài việc ngắm cảnh, tham quan, du khách cũng rất tò mò và muốn được thưởng thức văn hóa ẩm thực tại địa phương. Kết quả điều tra cho thấy có đến 85/100 du khách được hỏi nêu ý kiến rằng ẩm thực là một đặc điểm cuốn hút đối với họ khi đến tham quan các bản làng của người H’Mông. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Qua phỏng vấn điều tra về nguồn lương thực chính và tần suất sử dụng các món ăn truyền thống của 200 gia đình thuộc 4 bản Cát Cát, Sín Chải, Lý Lao Chải, Hàng Lao Chải (Bảng 2.7) ta thấy kết quả như sau:
Phần lớn các gia đình sử dụng gạo tẻ là chính: 193/200 gia đình (chiếm 96,5 %) thường sử dụng gạo tẻ làm lương thực chính, 5/200 gia đình(chiếm 2,5 %) thường dùng gạo nếp làm món chính và chỉ có 2/200 gia đình (chiếm 1 %) hay ăn ngô như lương thực chính. Như vậy là hiện nay người H’Mông ít ăn ngô hơn trước rất nhiều, ngô hiện nay hầu như chỉ dùng để nuôi gia súc là chính. Các bản có hoạt động du lịch hầu như không ăn ngô, chỉ có các bản không có du lịch hoặc du lịch kém phát triển mới có một vài hộ gia đình còn ăn ngô. Như vậy, qua điều tra, có thể thấy du lịch tác động khá ít tới lương thực chính của người H’Mông. Họ vẫn giữ tập quán ăn gạo tẻ như trước kia, thỉnh thoảng ăn gạo nếp vào dịp lễ hội. Có chăng, tác động của du lịch hầu như là đến cung cách nấu cơm của họ, thay vì đồ trong chõ gỗ như trước, nay họ đã nấu bằng nồi như người Kinh. Đồng bào cũng sử dụng đũa ăn cơm nhiều hơn trước, thay vì dùng thìa gỗ.
Nghiên cứu về tác động của du lịch đến ẩm thực của người H’Mông, còn phải kể đến tần suất sử dụng các món ăn truyền thống trong bữa ăn thường ngày. Kết quả điều tra cho thấy: 88/200 gia đình (chiếm 44 %) sử dụng thường xuyên, 97/200 (48,5 %) gia đình đôi khi sử dụng và 15/200 (7,5 %) gia đình rất ít khi sử dụng món ăn dân tộc. Như vậy là số gia đình đôi khi sử dụng món ăn truyền thống chiếm đa số. Ngày nay, do phong cách ẩm thực thay đổi phần nào (trong đó có sự tác động của du lịch), các gia đình người H’Mông không còn sử dụng các món ăn truyền thống nhiều như trước. Tuy nhiên, có một số món ăn vẫn được đồng bào duy trì, một phần là do phục vụ du lịch. Khi đến Sa Pa, du khách cũng muốn hòa mình vào đời sống của bà con nơi đây, muốn thưởng thức văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, một số món ăn dân tộc cũng được bà con chế biến để phục vụ du khách, ngoài nhu cầu thực phẩm cho gia đình, ví dụ như món Thắng cố hay một số loại rượu của đồng bào, như rượu ngô, rượu san lùng, rượu táo mèo. Về mặt ý nghĩa, hoạt động du lịch cũng phần nào tác động tích cực đến văn hóa ẩm thực của bà con H’Mông.
Ngoài ra, về vấn đề ẩm thực cần quan tâm đến nguồn gốc chính của thực phẩm và mức độ sum họp gia đình trong bữa ăn. Bảng 2.8 đã cho thấy:
Kết quả điều tra về nguồn gốc thực phẩm trong các gia đình cho thấy: về tổng số, có 123/200 hộ gia đình (chiếm 61,5 %) tự cung tự cấp về thực phẩm, 77/200 hộ (38,5 %) phải mua thực phẩm bên ngoài. Con số này cho thấy sự thay đổi rõ rệt về nguồn gốc thực phẩm so với trước kia. Về truyền thống, người Mông thường tự cung tự cấp thực phẩm thông qua các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm. Nhưng nay, do hoạt động du lịch, đặc điểm này đã thay đổi. Theo kết quả điều tra, bản Sín Chải có tỷ lệ tự cung cấp về thực phẩm lớn nhất: 40/50 gia đình (chiếm 80 %), tiếp đến là Cát Cát: 30/50 gia đình (chiếm 60 %) và cuối cùng là hai bản Lý Lao Chải: 27/50 gia đình (chiếm 54 %) và Hàng Lao Chải: 26/50 gia đình (chiếm 52 %). Như vậy là tại các bản có hoạt động du lịch phát triển mạnh hơn, bà con phải mua thực phẩm bên ngoài nhiều hơn bà con ở các bản du lịch kém phát triển. Đây là lẽ tất yếu, bởi khi có hoạt động du lịch, ngoài đáp ứng nhu cầu ăn uống của các hộ gia đình, nguồn thực phẩm còn để dành cho việc chế biến các món ăn phục vụ khách du lịch cũng như những hoạt động liên quan đến du lịch, do đó nguồn thực phẩm tự cung tự cấp không đủ đáp ứng tất cả những nhu cầu này, lẽ dĩ nhiên là cần phải mua bổ sung bên ngoài. Qua điều tra, ta thấy ở ba bản du lịch phát triển, bản Cát Cát ít phải mua thêm thực phẩm bên ngoài nhất, do trong bản này chưa có nhà hàng phục vụ du khách như hai bản Lý Lao Chải và Hàng Lao Chải, mà chỉ có vài hàng đồ nướng gần thác Cát Cát và một nhà nghỉ homestay cuối bản. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Mức độ sum họp của các thành viên trong gia đình khi có hoạt động du lịch cũng đã thay đổi. Qua phỏng vấn điều tra, ta có được các số liệu như sau: có 76/200 gia đình (chiếm 38 %) thường tụ họp đầy đủ các thành viên trong bữa ăn, có 102/200 gia đình (chiếm 51 %) mà bữa ăn có sự góp mặt của đa số thành viên, và một tỷ lệ nhỏ là số gia đình có rất ít các thành viên tham gia bữa ăn hàng ngày: 22/200 gia đình (chiếm 11 %). Cụ thể, về vấn đề tập trung đông đủ các thành viên trong bữa ăn, ta thống kê được tỷ lệ trong các bản: Cát Cát có 18/50 gia đình (chiếm 36 %), Sín Chải có 30/50 gia đình (chiếm 60 %), Lý Lao Chải có 13/50 gia đình (chiếm 26 %) và Hàng Lao Chải có 15/50 gia đình (chiếm 30 %). Với các số liệu này, có thể nhận xét rằng: tại các bản du lịch phát triển, số gia đình tập trung đầy đủ thành viên trong bữa ăn ít hơn hẳn so với các du lịch kém phát triển. Bởi vì các bản như Cát Cát, Lý Lao Chải, Hàng Lao Chải, ngoài việc nương rẫy thường ngày, bà con còn đi sang các bản khác hoặc lên thị trấn, hay phục vụ hoạt động du lịch ngay tại bản với các công việc khác nhau, do đó có thể quá thời gian bữa ăn của gia đình, cho nên không thể lúc nào cũng về ăn đúng giờ và đầy đủ được. Ví dụ như các các cô gái H’Mông chuyên bán đồ lưu niệm, họ thường tập trung tại đầu bản để đón khách du lịch. Và có nhiều đoàn nước ngoài đi trekking xuyên các bản, nên các cô gái này hay đi theo họ để bán đồ từ sáng đến chiều, từ bản này qua bản kia, đến khi hết khách. Khi họ trở về nhà thì đã chiều tối, không thể tham gia được bữa trưa cùng gia đình. Ngược lại, tại các bản như Sín Chải, bà con chủ yếu ở nhà lo việc đồng áng, không mấy khi rời bản nên có thể tập trung đông đủ trong bữa ăn hơn các bản còn lại. Tỷ lệ các gia đình mà rất ít khi đông đủ ở bản này cũng thấp nhất so với các bản còn lại: 2/50 gia đình (chiếm 4 %).
Ngoài điều tra, tác giả còn tiến hành quan sát và phỏng vấn dân cư về vấn đề ẩm thực. Theo đó, có thể thấy rằng một số gia đình người H’Mông, khi nấu nướng phục vụ du khách, họ phải nấu nướng theo khẩu vị người Kinh và người nước ngoài, nên theo thời gian, họ dùng các món này do thói quen, và cũng để tiết kiệm thời gian nấu ăn cho gia đình.
Khi tiến hành điều tra ý kiến của các doanh nghiệp du lịch, có đến 40/50 doanh nghiệp du lịch cho rằng hoạt động du lịch ảnh hưởng nhiều tới ẩm thực của người H’Mông.
2.2.4. Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình- xã hội
- Về truyền thống
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Mông cư trú thành các làng bản. Làng của người Mông quần tụ chủ yếu theo dòng họ, một làng trung bình có từ hai-ba họ, làng lớn có sáu-bảy họ. Tuy sống chung trong một làng nhưng các dòng họ cư trú thành từng cụm riêng, mỗi cụm là một dòng họ. Kiểu cư trú này phổ biến ở hầu khắp các vùng người Mông, điều đó thể hiện sự gắn bó giữa những người cùng dòng họ với nhau. Hiện nay đã bất đầu xuất hiện việc cư trú đan xen các dòng họ ở một số làng mới thành lập và cư trú hỗn hợp dân tộc trong cùng một làng. Mặc dù vậy, người Mông vẫn tách ra thành từng khu vực riêng, họ quan niệm đó mới thực sự là làng của mình. Đặc điểm này phản ánh truyền thống khép kín, tính cố kết tộc người của dân tộc Mông.
Trong xã hội truyền thống của người Mông tồn tại khá rõ một loại hình tố chức xã hội dựa trên quan hệ huyết thống, đó là dòng họ. Trước đây hầu như mỗi vùng hay làng đều có một dòng họ vừa đông đúc vừa có thế lực nhất, ngày nay hầu hết các dòng họ người Mông đều sống xen kẽ với nhau và một làng thường có ít nhất hai-ba dòng họ.
Gia đình người Mông là loại hình gia đình nhỏ phụ quyền. Quy mô mỗi gia đình khoảng sáu đến tám người. Nhiều gia đình bao gồm hai hay ba thế hệ cha-con-cháu sống chung dưới một mái nhà, có kinh tế chung. Cá biệt có những gia đình “tứ đại đồng đường”. Đây là loại hình gia đình lớn (gồm bố mẹ và một hoặc hai cặp vợ chồng anh em sống chung) tồn tại ở một số nơi nhưng không phổ biến. Có trường hợp này là do những người em trai chưa đủ điều kiện để ra ở riêng.
Trong gia đình, tính phụ quyền thể hiện tập trung nhất ở người cha; ông có quyền quyết định tất cả các công việc trong nhà. Thông thường, ở người Mông, con cái và vợ luôn phải phục tùng, nghe lời của chồng, của cha. Người cha quyết định trong việc chi tiêu, mua sắm, bán chác… và điều hành lao động hàng ngày. Khi có việc hệ trọng như tang ma, cưới xin, tuy có bàn bạc với vợ, nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về người chồng. Tính phụ quyền còn thể hiện trong ngôi nhà người Mông, ở tục lệ chỗ gắn nơi thờ “ma nhà”, khi ngồi ăn, duy nhất có ông chủ nhà mới được ngồi quay lưng vào; vợ, con không bao giờ được ngồi vào vị trí đó. Con được tính theo dòng họ cha. Tài sản gia đình gồm bất động sản (ruộng, nương), các nông cụ, trâu, bò, ngựa, tiền bạc… khi đem trao đổi, cầm cố, bán chác, ý kiến của chủ nhà là quyết định. Tài sản trong gia đình chỉ chia cho con trai, không chia cho con gái. Của hồi môn duy nhất của người con gái được mang về nhà chồng là váy áo và đồ trang sức. Mỗi thành viên trong gia đình ngoài việc phải tuân thủ luật tục của dòng họ và cộng đồng còn phải khuôn mình trong gia pháp mà người đại diện cao nhất là người chồng, người cha-chủ gia đình. Việc phân công lao động trong gia đình người Mông thường theo giới và theo lứa tuổi. Con trai lo các việc nặng nhọc hơn như cày, bừa, chặt gỗ, đi săn, rèn, mộc…; con gái lo việc bếp núc, chăn gia súc-gia cầm, lấy củi, hái rau… Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Trong nếp sống người H’Mông, nếp sống ở từng gia đình có nhiều yếu tố biến đổi. Vai trò người phụ nữ được đề cao, xu hướng bình đẳng giới đang hình thành.
Với cách ứng xử của người H’Mông hiện nay, có 30/100 du khách được hỏi quan tâm đến vấn đề này (kết quả điều tra tháng 12/2024).
- Qua bảng 2.9, ta thấy:
Đa số các gia đình H’Mông đều có 2-3 thế hệ: 80/200 gia đình (chiếm 40 %) có hai thế hệ, 112/200 gia đình (chiếm 56 %) có 3 thế hệ. Các gia đình có 4 thế hệ rất ít: 8/200 gia đình (chiếm 4 %). Những con số cho thấy việc kinh doanh du lịch không mấy ảnh hưởng đến truyền thống, tập quán gia đình người H’Mông, họ thường sống chung 2-3 thế hệ trong một nhà.
Về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, hầu như tại các bản có hoạt động du lịch, người phụ nữ thường đóng vai trò chính: bản Cát Cát 29/50 gia đình (chiếm 58 %), Lý Lao Chải có 30/50 gia đình (chiếm 60 %), Hàng Lao Chải có 28/50 gia đình (chiếm 56 %). Tại bản có du lịch kém phát triển như Sín Chải, vai trò của người phụ nữ chưa được đề cao, chỉ có 15/50 gia đình (chiếm 30 %) là người phụ nữ đóng vai trò chính trong nhà.
Qua điều tra phỏng vấn, có thể thấy rằng hiện nay, phụ nữ tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch khá đông. Trong số 50 gia đình được điều tra ở Lý Lao Chải có tới 39 người vợ, 7 người con gái tham gia sản xuất thổ cẩm, bán hàng rong. Thu nhập của họ khá cao. Phụ nữ tham gia dẫn khách du lịch có mức thu nhập từ 600.000 đến 800.000 đồng/1tháng. Phụ nữ tham gia sản xuất thổ cẩm, bán hàng rong cũng thu nhập từ 400.000 đ đến 600.000 đ/tháng. Một người phụ nữ tham gia dịch vụ du lịch có thu nhập bằng hoặc hơn cả gia đình sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vai trò của người phụ nữ trong gia đình được nâng cao.
Du lịch góp phần quan trọng vào vấn đề bình đẳng nam nữ. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy ý kiến quyết định một số công việc lớn của gia đình đều do hai vợ chồng bàn bạc thống nhất.
Đây là một sự thay đổi lớn trong gia đình người H’Mông. Như trước kia, người đàn ông sẽ quyết định mọi vấn đề quan trọng trong nhà, thì bây giờ người phụ nữ đã có tiếng nói trong gia đình. Theo các số liệu trên, có tới 38/50 gia đình (chiếm 76 %) là hai vợ chồng thống nhất về vấn đề xây dựng nhà mới, có 33/50 gia đình (chiếm 66 %) là cả hai vợ chồng cùng quyết định việc cưới xin cho con cái. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Trong gia đình người H’Mông trước đây, chỉ có người chồng mới có quyền giữ tiền. Nhưng hiện nay, người vợ cũng được quyền quản lý tiền hoặc cả hai vợ chồng cùng quản lý tài chính. Theo như điều tra 50 hộ gia đình ở bản Hàng Lao Chải, có đến 20/50 gia đình (chiếm 40 %) là hai vợ chồng cùng giữ tiền, và có tới 6 hộ (chiếm 12 %) người vợ giữ tiền.
Trước kia, người phụ nữ H’Mông chỉ quanh quẩn ở nhà, chăm lo ruộng vườn, chăm sóc con cái. Nhưng nay, ở các bản có du lịch phát triển, người phụ nữ cũng đã tham gia vào các công việc chung của cộng đồng. Ví dụ như ở bản Cát Cát, phụ nữ cũng đi họp thôn, được tiếp đón khách đến nhà… Do tham gia các hoạt động du lịch, tiếp xúc với du khách, nhận thức của chị em cũng được phát triển, tiến bộ hơn xưa rất nhiều.
Du lịch tác động đến quan hệ cộng đồng làng về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Thay vì khép kín, riêng biệt như trước kia, cộng đồng người H’Mông hiện nay đã có sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn. Trước đây, các làng người Mông làng nào biết làng đấy, đến nay, qua hoạt động du lịch, họ đã có sự thông thương, qua lại với nhau. Từ đó, các mối quan hệ giữa cộng đồng người Mông được mở rộng. Không chỉ giữa người Mông với nhau, họ còn quen biết, giao lưu với các tộc người lân cận như người Dao, người Dáy…
Theo các doanh nghiệp du lịch, hoạt động du lịch ảnh hưởng khá nhiều tới các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội của người H’Mông ở Sa Pa. Có đến 38/50 doanh nghiệp đồng ý với quan điểm này. Số còn lại cho rằng du lịch ít tác động đến khía cạnh này.
2.2.5. Tác động đến văn hóa-nghệ thuật
- Về đặc điểm văn hóa- nghệ thuật
Người Mông có kho tàng văn học dân gian phong phú với các thể loại như: truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, dân ca, sử thi (Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát Cưới hỏi, Tiếng hát cúng ma…), ca dao, tục ngữ, thành ngữ… phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc sống lao động, tranh đấu của dân tộc Mông.
Qua một số truyện, nhất là qua bài “chỉ đường” (Chúa kê) có thể hiểu được ít nhiều nhận thức về vũ trụ, thế giới quan và nhân sinh quan, nguồn gốc dân tộc của người Mông. Theo quan niệm thì mặt đất, bầu trời, mặt trăng, các vì sao, con người, muông thú, cây cỏ đều do những đại diện của trời sáng tạo và điều chỉnh.
Hai anh em họ Hồ là tổ tiên của người Mông, người Dao và loài người nói chung. Con người chết không sống lại được nhưng có thể đầu thai thành người hay sinh vật khác… Ở vùng cao, việc sản xuất để mưu sinh luôn luôn đặt ra những khó khăn phải vượt qua. Bên cạnh những anh hùng văn hóa, truyện dân gian Mông thường đề cập đến những con người làm lụng siêng năng, khỏe mạnh, biết đoàn kết với những người tài ba, khắc phục thiên tai đem lại hạnh phúc cho con người. Nhiều truyện dân gian cũng chỉ ra những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, qua đó thấy rõ người Mông là cư dân đã biết làm nghề nông từ rất lâu đời.
Các truyện dân gian còn phản ánh những mặt xấu của xã hội, sự khổ đau của những đứa trẻ mồ côi, cách đối xử nghiệt ngã giữa chị dâu với em chồng, những mụ dì ghẻ độc ác, những tên quan tàn bạo đồng thời đề cao những người thông minh, tài giỏi xuất thân từ nhà nông; những mối tình duyên đẹp, những người chiến thắng bạo tàn bênh vực chính nghĩa… .
Những truyện giải thích về hiện tượng đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Mông cũng nhiều (làm ma, cúng mụ, phụ nữ không được lên sàn gác, cúng cột cái, múa khèn…) được đồng bào nhớ như những điều chỉ dẫn trong sinh hoạt gia đình và cuộc sống nói chung. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Trong văn học dân gian của người Mông, dân ca chiếm vị trí đáng kể. Dân ca có nhiều loại: cúng ma, tình yêu, cưới hỏi, làm dâu, mồ côi; trong mỗi loại lại có những đề tài nhỏ. Nhiều bài dân ca mang nội dung tư tưởng tốt, cách diễn tả tế nhị, kín đáo được lấy từ thông hình ảnh gần gũi trong đời sống hàng ngày. Đặc điểm chung của những bài dân ca là không chỉ hát bằng lời mà còn có thể giãi bày bằng tiếng khèn, tiếng đàn môi, kèn lá… Các nhạc cụ này gắn bó chặt chẽ với dân ca. Nghe điệu kèn lá, đàn môi… người ta có thể hiểu được nội dung truyền cảm của người sử dụng nhạc cụ. Trong dân ca không chỉ có những bài ngắn mà đã có những sử thi nổi tiếng như “Tiếng hát làm dâu”, được nhiều dân tộc biết đến. Mỗi người Mông ít nhiều đều biết dân ca cũng như nhiều nam nữ thanh niên biết gảy đàn môi, thổi kèn lá rất điêu luyện.
Nhạc cụ của người Mông khá độc đáo, có khèn, sáo và những nhạc cụ như kèn lá, đàn môi tuy giản dị nhưng lại phát ra những âm thanh kỳ bí, hấp dẫn. Khèn được sử dụng trong đám tang và một số nghi lễ trong gia đình. Những lúc đi đường hay thời khắc nghỉ ngơi trong đêm, dưới ánh trăng sau một ngày làm lụng mệt nhọc, các chàng trai hay cất lên những điệu khèn da diết. Đàn môi, kèn lá cũng là phương tiện trao đổi tâm tình của nam – nữ thanh niên. Trong những đêm khuya vắng mà tâm tình qua âm nhạc lại có sức lôi cuốn mạnh hơn cả bất kỳ một tiếng nói nào. Khác với khèn bè, tiếng vang vọng trên cả một vùng núi non rộng lớn, kèn lá, đàn môi chỉ tạo nên những âm thanh thầm thì cho người trong cuộc.
Hiện nay, để phục vụ du lịch, một số bản của người H’Mông ở Sa Pa đã có những đội văn nghệ phục vụ du khách trong và ngoài nước. Ví dụ như bản Cát Cát, một bản ở khá gần thị trấn và là một trong những địa điểm đón tiếp nhiều du khách nhất ở Sa Pa. Trong bản hiện nay đã có một đội văn nghệ chuyên nghiệp phục vụ du khách, tái hiện các điệu múa dân tộc. Đội văn nghệ bản Mông Cát Cát có đến 10 diễn viên, phục vụ du khách vào các ngày trong tuần, trừ chiều thứ ba, mỗi ngày biểu diễn sáu ca: ca 1 từ 9h đến 9h30, ca 2 từ 10h đến 10h30, ca 3 từ 11h đến 11h30, ca 4 từ 14h đến 14h30, ca 5 từ 15h đến 15h30 và ca 6 từ 16h đến 16h30.
Ngoài biểu diễn trong bản, các diễn viên H’Mông còn biểu diễn ca múa nhạc dân tộc tại quảng trường trung tâm trước nhà thờ vào ngày thứ 6 và thứ 7 hàng tuần.
Văn hóa-nghệ thuật cũng là một trong những đặc điểm thu hút khách du lịch khi đến Sa Pa. Kết quả điều tra cho thấy có 75/100 khách được hỏi quan tâm đến vấn đề này.
Kết quả điều tra cư dân địa phương (bảng 2.12) cho thấy một số đặc điểm sau đây:
Về mục đích, có 183/200 người (chiếm 91,5 %) cho rằng việc tiến hành các hoạt động văn hóa-nghệ thuật là để phục vụ du lịch; còn lại có 17/200 người (chiếm 8,5 %) cho rằng mục đích chính nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Quan niệm về vấn đề này không mấy khác biệt giữa các bản du lịch phát triển và các bản du lịch kém phát triển. Bản Cát Cát có 48/50 người (chiếm 96 %) cho rằng các hoạt động văn hóa-nghệ thuật của tộc người họ nhằm phục vụ cho du lịch, tương tự ở bản Sín Chải có 44/50 người (chiếm 88 %), bản Lý Lao Chải có 46/50 người (chiếm 92 %) và bản Hàng Lao Chải có 45/50 người (chiếm 90 %) có cùng quan điểm. Như vậy, hầu hết người dân có cùng suy nghĩ là các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ là để phục vụ cho khách du lịch, họ không để ý đến một mục đích khác của các hoạt động nghệ thuật là nhằm góp phần phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Khi được phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa nghệ thuật, phần lớn những người được phỏng vấn cho rằng du lịch giúp cho bản sắc văn hóa-dân tộc được tăng thêm. Các con số thống kê ở bảng 2.5 đã chỉ ra điều này: 157/200 người (chiếm 78,5 %) cho rằng du lịch làm tăng cường bản sắc dân tộc, 31/200 người (15,5 %) cho rằng du lịch làm giảm bản sắc và 12/200 người (6%)cho rằng du lịch không tác động đến văn hóa-nghệ thuật dân tộc. Trong đó bản Sín Chải có ít người đồng ý với quan điểm du lịch làm tăng cường bản sắc hơn các bản còn lại: 31/50 người (chiếm 62 %).
Khi điều tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có 32/50 doanh nghiệp cho rằng hoạt động du lịch tác động khá nhiều đến văn hóa-nghệ thuật của người H’Mông, còn lại cho rằng ít tác động.
2.2.6. Tác động đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động
Cơ cấu kinh tế truyền thống của người H’Mông gồm 03 bộ phận chính: trồng trọt, chăn nuôi và hái lượm, tiểu thủ công nghiệp và trao đổi. Cơ cấu kinh tế này tạo ra thế “chân kiềng” trong phát triển, nhờ nó người H’Mông xác lập được thế cân bằng, duy trì sự bền vững tương đối ở môi trường thiên nhiên có nhiều bất lợi cho sản xuất lương thực. Trong cơ cấu kinh tế truyền thống, trồng trọt luôn đóng vai trò chính, chăn nuôi, nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt. Chăn nuôi nhằm cung cấp sức kéo vận chuyển cho trồng trọt (trâu, bò, ngựa) và cung cấp nguồn phân hữu cơ phục vụ thâm canh. Ngoài ra các sản phẩm của chăn nuôi chỉ đáp ứng nhu cầu ăn thịt và các sinh hoạt tôn giáo, văn hoá. Sản phẩm chăn nuôi chưa trở thành hàng hoá. Ngược lại, khả năng trồng trọt không chỉ hỗ trợ mà còn trực tiếp chi phối đến chăn nuôi. Thức ăn tinh chủ yếu nuôi lợn, gia cầm là ngô, gạo nên những năm được mùa ngô, lúa lợn gà đều phát triển và ngược lại năm mất mùa đàn lợn, gà bị giảm sút nghiêm trọng. Hoạt động các ngành nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp. Vì thế thời gian dành cho nghề thủ công là những lúc nông nhàn. Nghề thủ công tăng thêm nguồn thu nhập cho nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp (nhất là nghề rèn đúc). Ngoài ra kinh tế hái lượm, trao đổi hàng hoá ở chợ phiên cũng thực hiện chức năng hỗ trợ cho nông nghiệp.
Trong cơ cấu kinh tế truyền thống này, trồng trọt là chủ yếu, hầu hết mức sống, nguồn thu nhập của người H’Mông là nhờ vào trồng lúa, ngô, thảo quả, còn chăn nuôi, hái lượm ở rừng Hoàng Liên, nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt. Loại hình canh tác chủ yếu là nương rẫy và khai khẩn ruộng bậc thang đòi hỏi phải huy động được nhiều lao động. Khi khai phá được ruộng bậc thang phải có sự tham gia của cả dòng họ, cả làng cùng lao động.
Hiện nay, du lịch phát triển đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế của các gia đình người H’Mông. Trước hết phải kể đến vấn đề phân công lao động. Trước đây, nam giới thường đảm nhận những công việc nặng nhọc, đem lại thu nhập chính cho gia đình. Ngày nay, những người phụ nữ tham gia vào hoạt động du lịch, đem lại phần lớn thu nhập cho gia đình. Người đàn ông H’Mông không còn đóng vai trò chính trong việc đem lại thu nhập cho gia đình. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Đối với những bản làng của người H’Mông có sự xuất hiện của hoạt động du lịch, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi. Trước đây, thu nhập của người H’Mông chủ yếu dựa vào trồng trọt. Nhưng ngày nay, du lịch là một nguồn thu rất lớn cho bà con. Nhưng hiện nay, nguồn thu từ dịch vụ du lịch đã chiếm tỷ lệ quan trọng. Theo kết quả điều tra khảo sát về nguồn thu của người H’Mông ở làng Lý Lao Chải huyện Sa cho thấy vai trò dịch vụ du lịch tăng khá mạnh. Trong tổng số 50 hộ trong thôn được điều tra, nguồn thu từ dịch vụ du lịch vượt lên vị trí thứ hai đã chiếm tới 35,17% tổng nguồn thu. Nguồn thu từ trồng trọt trước kia là nguồn thu chủ yếu, hiện nay tuy vẫn là nguồn thu quan trọng nhất (vị trí thứ nhất) nhưng chỉ chiếm 39,51% (bảng 2.13).
Qua điều tra 100 khách du lịch, chỉ có khoảng 35 khách quan tâm đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động ở người H’Mông. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì cho rằng du lịch tác động nhiều đến kinh tế của người H’Mông (41/50 doanh nghiệp).
2.2.7. Tác động đến ngôn ngữ
Ngôn ngữ của dân tộc Mông nằm trong nhóm ngôn ngữ Mông-Dao. Do đó các điều kiện về địa lý và huyết hệ mà ngôn ngữ dân tộc Mông hình thành và ổn định thành 5 phương ngữ tương ứng với 5 ngành Mông là Mông Trắng; Mông Hoa; Mông Đỏ; Mông Đen và Mông Xanh. Trong đó phương ngữ Mông Hoa và Mông Trắng có tính phổ biến hơn cả. Tuy chia làm 5 phương ngữ nhưng xem xét trong góc độ ngữ âm thì tiếng Mông Xanh so với tiếng của 4 phương ngữ kia chỉ khác nhiều nhất không quá 21,3%. Còn xét theo góc độ từ vựng cơ bản và cấu trúc ngữ pháp tiếng Mông của cả 5 phương ngữ mang tính thống nhất cao.
Phương ngữ khác nhau đó có quy luật đối ứng dưới đây:
- Về phụ âm: đ đối ứng với tl; đh đối ứng với đhl.
- Về vần: a đối ứng với iê, ei; uô đối ứng với a; âu đối ứng với ơ; ơ đối ứng với iê; ang đối ứng với a, e.
- Về thanh điệu: r đối ứng với z; z đối ứng với r.
Thực hiện chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước về việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ văn tự của dân tộc thiểu số, chấp hành Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối năm 1954 cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên quyết định thành lập “Phòng nghiên cứu xây dựng văn tự dân tộc thiểu số trực thuộc Bộ, đồng thời ra Nghị định điều động một số chuyên gia ngôn ngữ và cán bộ nghiên cứu từ các tỉnh về Phòng chữ dân tộc. Cơ cấu tổ chức cán bộ của Phòng được phân thành ba nhóm gọi tắt là: Nhóm Tày-Nùng; Nhóm Mông (HMôngz) và Nhóm cải tiến chữ Thái.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, nhóm chữ Mông do hai chuyên gia ngôn ngữ là Nguyễn Văn Chỉnh và Phan Thanh đã tiến hành điều tra khảo sát và nghiên cứu so sánh ngôn ngữ dân tộc Mông của 5 phương ngữ trên các địa bàn cư trú của đồng bào Mông trong cả nước vào đầu quý II năm 1955. Sau hơn 2 năm khảo sát điền dã nhóm chữ Mông báo cáo toàn bộ kết quả nghiên cứu cho Bộ trưởng và xin ý kiến chỉ đạo. Đến cuối năm 1959, Bộ Giáo dục chính thức đệ trình phương án chữ Mông Việt Nam lên Ban Bí thư để xem xét phê duyệt và sau khi Ban Bí thư phê chuẩn phương án chữ Mông tháng 10 năm 1960, phương án chữ Mông được Quốc hội thông qua. Cuối năm 1961, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ban hành phương án chữ Mông Việt Nam. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Đầu năm 1962, đồng bào Mông ở các nơi đều rất phấn khởi, hồ hởi đón rước “Chữ của Đảng, chữ của Bác Hồ”. Tiếp đó là phong trào học chữ, thanh toán nạn mù chữ bằng chữ Mông phát triển rầm rộ.
Hơn bốn thập kỷ ra đời, tồn tại và phát triển qua những bước thăng trầm, chữ Mông vẫn là sức mạnh tinh thần của người Mông.
Ngôn ngữ của người H’Mông đôi khi cũng là một vấn đề mà du khách quan tâm, tuy nhiên cũng không nhiều lắm. Trong số 100 du khách được điều tra, chỉ có 32 người quan tâm đến vấn đề này.
Do tiếp xúc với khách du lịch, bao gồm phần lớn là khách nội địa và khách đến từ các quốc gia nói tiếng Anh, bà con H’Mông đã sử dụng thêm tiếng Việt và tiếng Anh. Qua điều tra 200 hộ gia đình ở 4 bản về tác động của du lịch đến ngôn ngữ, ta có một số thống kê như sau:
Số gia đình có 90-100 % thành viên sử dụng thành thạo tiếng Việt tại bản Cát Cát là 27 gia đình (chiếm 54 %), tại bản Sín Chải là 17 gia đình (chiếm 34 %), tại bản Lý Lao Chải là 30 gia đình (chiếm 60 %) và bản Hàng Lao Chải là 32 gia đình (chiếm 64 %). Số gia đình có 70-90 % thành viên sử dụng tiếng Việt tại bản Cát Cát là 20 gia đình (chiếm 40 %), tại bản Sín Chải là 17 gia đình (chiếm 34 %), tại bản Lý Lao Chải là 19 gia đình (chiếm 38 %) và bản Hàng Lao Chải là 16 gia đình (chiếm 32 %). Số gia đình có 50-70 % thành viên sử dụng tiếng Việt tại bản Cát Cát là 3 gia đình (chiếm 6 %), tại bản Sín Chải là 9 gia đình (chiếm 18 %), tại bản Lý Lao Chải là 1 gia đình (chiếm 2 %) và bản Hàng Lao Chải là 2 gia đình (chiếm 4 %). Về số gia đình có <50 % thành viên sử dụng Tiếng Việt, chỉ có bản Sín Chải có 7 gia đình (chiếm 14 %), các bản còn lại con số thống kê là 0 %.
Như vậy là ngoài bản Sín Chải, các bản còn lại đều có trên ½ các thành viên trong gia đình sử dụng thành thạo tiếng Việt.
Qua điều tra về số lượng người biết Tiếng Anh trong các gia đình, ta có các số liệu như sau: bản Cát Cát có 10/50 số gia đình (chiếm 20 %) có 1 người biết Tiếng Anh , tương tự bản Lý Lao Chải có 11/50 gia đình (chiếm 22 %) và bản Hàng Lao Chải có 12/50 gia đình (chiếm 24 %). Về số gia đình có người biết Tiếng Anh, bản Cát Cát có 5/50 gia đình (chiếm 10 %), bản Lý Lao Chải có 8/50 gia đình (chiếm 16 %) và bản Hàng Lao Chải có 6/50 gia đình (chiếm 12 %). Riêng bản Sín Chải không có hộ gia đình nào có người biết Tiếng Anh. Qua điều tra tổng thế trong số 200 hộ được hỏi, có đến 52/200 hộ gia đình (chiếm 26 %) có người biết Tiếng Anh. Về cơ bản, với một tộc người lạc hậu như người Mông, đây cũng không phải một tỷ lệ nhỏ. Do tiếp xúc hàng ngày với khách du lịch, để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch, bà con biết nói Tiếng Anh khá thông thạo, đôi khi phát âm còn chuẩn hơn phát âm Tiếng Việt, nhưng chủ yếu là Tiếng Anh bồi, chỉ biết nói mà không biết viết.
Qua phỏng vấn về ngôn ngữ chính được sử dụng giữa các thành viên trong gia đình, hầu hết bà con vẫn giữ được ngôn ngữ của tộc người mình. Giữa các thế hệ vẫn thường xuyên sử dụng tiếng Mông để giao tiếp hàng ngày. Như vậy, ngoài thời gian tiếp xúc với du khách, bà con vẫn giữ được ngôn ngữ truyền thống của mình.
Phần lớn các doanh nghiệp được điều tra cho rằng du lịch ít tác động đến ngôn ngữ của người H’Mông (33/50 doanh nghiệp), số còn lại cho rằng du lịch không tác động đến ngôn ngữ.
2.3 Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông tại Sapa Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
2.3.1. Những tác động tích cực
Du lịch góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói trong các bản của người H’Mông. Hoạt động du lịch đã đem lại một nguồn thu khá lớn cho các hộ gia đình H’Mông.
Du lịch tác động tích cực đến nếp sống của người H’Mông. Do tiếp xúc với những điều mới lạ, văn minh, nhận thức của bà con đã thay đổi phần nào. Vai trò của người phụ nữ được đề cao hơn trước đây. Các hủ tục xưa kia đã bị dần phai mờ. Trước đây, khi có bệnh, họ thường mời thầy mo thầy cúng để đuổi tà ma ra khỏi người. Nhưng nay, tại các thôn bản đã có các trạm xá dành cho bà con. Đời sống của họ đã ít lạc hậu hơn.
Du lịch mang lại nguồn kinh phí lớn để bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng. Qua các khoản thu từ du lịch, địa phương có thêm kinh phí để đầu tư và phát triển về đường xá, tạo điều kiện phát triển về đời sống, đi lại cho bà con ở các làng bản.
Sự tìm hiểu và thán phục của du khách đối với các giá trị văn hóa bản địa (kiến trúc, ẩm thực, nghệ thuật…) khiến bà con hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa của tộc người mình, từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
2.3.2. Những tác động tiêu cực và nguyên nhân
Người H’Mông nhận được rất ít lợi ích từ ngành du lịch, trong khi họ là một trong những động cơ bản lề cho việc khách du lịch tới Sa Pa. Một phần lớn tiền thu được từ việc bán tour nằm ở các công ty lữ hành ở Hà Nội, các nhà tổ chức tour thuê xe, hướng dẫn viên và tiền hoa hồng từ các khách sạn và nhà hàng ở Sa Pa-nơi mà các nhà kinh doanh gửi khách tới.
Trừ một lượng khách muốn ngủ bản theo hình thức homestay, đa số khách du lịch thường đề nghị tuyến trekking 1 ngày, như vậy dân địa phương hầu như không được lợi gì, trừ tiền mua đồ uống trong bản và các hàng thủ công.
Khi phỏng vấn các công ty lữ hành tại Hà Nội hoặc các khách sạn tổ chức tuyến trekking trong khu vực, hầu như tất cả đều từ chối trích phần trăm lợi nhuận cho các bản dân tộc thiểu số khi họ tổ chức tham quan các bản, trừ khi tổ chức bữa ăn trong gia đình và khi nghỉ qua đêm. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Như vậy, người H’Mông chỉ được hưởng lợi rất thấp từ du lịch. Hầu hết các dịch vụ, các nguồn thu đều do ngành du lịch từ nơi khác đến quản lý. Còn người H’Mông cũng như đa số người địa phương ở Sa Pa-những chủ nhân của nguồn lực du lịch bản làng lại bị gạt ra ngoài lề của vòng quay du lịch.
Du lịch đã tác động mạnh mẽ đến phân công lao động trong xã hội người H’Mông, xuất hiện một số ảnh hưởng tiêu cực như tệ nạn trẻ em lang thang bỏ học và phụ nữ bán hàng rong bám đuổi du khách.
Trẻ em ở các làng người H’Mông là điểm du lịch không đi học hoặc bỏ học nhiều hơn các làng không nằm trong tuyến du lịch. Nguyên nhân chủ yếu là các em học sinh cấp II, nhất là học sinh nữ là lực lượng chủ lực tham gia đội quân bán hàng cho khách du lịch. Nguồn thu từ việc phục vụ du khách khá hấp dẫn nên càng kích thích các em bỏ học, giảm tỷ lệ chuyên cần ở các lớp có học sinh lớn. Các em bỏ học nhiều để đi bán hàng rong, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Tình trạng học sinh bỏ học, lang thang trên thị trấn Sa Pa xuất hiện từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Chính quyền các cấp ở Sa Pa đã có nhiều cố gắng giải quyết vấn đề này. Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của huyện Sa Pa được một số tổ chức phi chính phủ tài trợ kinh phí lập các dự án đào tạo việc làm, mở lớp học cho các em. Tuy nhiên, hiện tượng các em bỏ học bán hàng rong lang thang ở các điểm du lịch, ở các thị trấn vẫn tồn tại khá phổ biến.
Số phụ nữ bán hàng rong, đeo bám khách cũng diễn ra thường xuyên ở mọi địa điểm du khách tham quan. Hiện tượng chèo kéo, ép mua đồ lưu niệm thường xuyên xảy ra. Vào ngày cuối tuần, phụ nữ và trẻ em đổ về thị trấn Sa Pa để mời chào, chèo kéo du khách mua đồ lưu niệm. Buổi tối, các cô bé, cậu bé H’Mông từ các bản làng thường ngủ qua đêm tại thị trấn để đi đến các quán bán đồ nướng nài ép du khách mua đồ hoặc xin tiền.
Ngay tại các bản làng, hiện tượng này lại càng phổ biến. Tại cuối bản Cát Cát, các em nhỏ thường đi bám đuổi du khách để xin tiền. Tại bản Lao Chải, khi khách vừa xuống xe, các cô gái H’Mông lập tức vây kín để mời chào mua các sản phẩm thổ cẩm.
Hiện tượng chèo kéo này du khách rất phản đối, gây ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề phát triển du lịch và đời sống văn hoá các làng người H’Mông. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Du lịch tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá người H’Mông, nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống bị biến dạng, nghèo nàn hoặc bị “đóng giả”, lợi dụng phục vụ mục đích “thương mại hoá”.
Điển hình là du khách ồ ạt đến xem các sinh hoạt giao duyên của trai gái H’Mông tối thứ 7 khiến cho các sinh hoạt giao duyên biến mất. Chợ tình tối thứ 7 hàng tuần là một nét văn hóa truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Chợ là nơi giao lưu tình cảm, tâm tình giữa các chàng trai cô gái nơi đây. Nhưng từ khi có du lịch, du khách khắp nơi đổ về. Để thỏa mãn trí tò mò, họ quay phim chụp ảnh, xâm phạm đến sự riêng tư nơi chợ tình. Dần dần chợ tình truyền thống biến mất, thay vào đó là một chợ tình mới, mang nặng tính thương mại hóa: các chàng trai cô gái H’Mông múa ô, múa khèn và đi xin tiền du khách đứng xem.
Người H’Mông có nghề thổ cẩm tinh xảo. Một tấm thổ cẩm được sản xuất phải qua nhiều công đoạn dệt, nhuộm, tạo hoa văn công phu. Dệt xong tấm vải lanh, người H’Mông phải nhuộm từ 12 đến 15 lần mới tạo thành tấm vải bền màu. Nhưng muốn tạo sự láng bóng của vải, người H’Mông còn phải bôi sáp ong lên vải và lăn trên phiến đá. Người lăn đứng trên phiến đá dùng chân day đi day lại, cho đến khi vải mềm, ánh bóng màu tím than. Tạo được vải, phụ nữ H’Mông còn phải áp dụng cả ba thủ pháp nghệ thuật in sáp ong, thêu, ghép vải tạo hoa văn. Các mẫu hoa văn truyền thống giàu tính biểu tượng phản ánh cả tín hiệu văn hoá tộc người, lịch sử di cư. Nhưng hiện nay, các sản phẩm thổ cẩm bán cho khách du lịch đều được người H’Mông thêu hoa văn bằng máy khâu. Các mô típ hoa văn đơn giản đã thay thế hoa văn đặc sắc cổ truyền. Vì vậy giá trị nghệ thuật trong thổ cẩm H’Mông bị mai một, đứt đoạn với truyền thống. Các hoạ tiết hoa văn giàu tính biểu tượng đã nhường chỗ cho các hoa văn đơn giản loè loẹt phổ biến khắp từ Côn Minh Vân Nam-Trung Quốc đến Hà Nội. Bản sắc nghệ thuật thổ cẩm H’Mông đang có nguy cơ suy tàn, kho tàng hoa văn thổ cẩm H’Mông ở Sa Pa không còn nét độc đáo, mất tín hiệu văn hoá tộc người.
Tương tự như vậy, các sản phẩm thủ công như chạm khắc bạc, làm đỗ gỗ, làm nhạc cụ… cũng chạy theo số lượng, làm sản phẩm kém chất lượng, thậm chí còn là đồ giả bán cho du khách. Điển hình nhất là các đồ trang sức bằng bạc được thay thế bằng nhôm. Thậm chí, ở nhiều làng, người H’Mông không làm đồ chạm khắc bạc mà đi mua đồ trang sức của người Kinh ở miền xuôi đem bán kiếm lời. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
Hoạt động du lịch cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội như mại dâm, trộm cắp. Ở Sa Pa, đã có một số du khách nước ngoài phàn nàn về việc bị mất cắp khi đi tham quan các làng bản của người H’Mông.
Tiểu kết chương 2
Là tộc người chiếm tỷ lệ lớn nhất về dân số ở Sa Pa, cộng đồng người H’Mông là nhóm người chịu tác động lớn nhất từ hoạt động du lịch. Du lịch đã tác động mạnh mẽ đến các làng “giao” người H’Mông ở Sa Pa. Du khách không chỉ tác động đến đời sống kinh tế mà còn ảnh hưởng cả nếp sống văn hoá, đến vai trò của dòng họ, của bộ máy quản lý các làng H’Mông. Du lịch có ảnh hưởng tích cực, tăng nguồn thu cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đề cao ý thức tự hào bản sắc văn hoá tộc người…. Nhưng du lịch cũng gây nên sự bất bình đẳng giữa thị trấn và nông thôn, sự hưởng lợi của dân làng H’Mông rất ít…. Đồng thời hàng loạt các vấn đề xã hội như trẻ em bỏ học lang thang, phụ nữ bán hàng rong chèo kéo khách … cũng xảy ra khá phổ biến. Trước thực trạng đó cần xây dựng định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa, hướng tới mục tiêu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp du lịch đến đời sống của người H’Mông
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com