Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập nguồn thứ cấp
Các nguồn thông tin có sẵn dễ khai thác như các báo cáo, các văn bản, các bài nghiên cứu, các báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, Niên giám thống kê của Cục thống kê Cà Mau, báo cáo của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau, Tổng cục du lịch, Tổ chức du lịch thế giới, Các công ty lữ hành như: Vietravel, Benthanhtourist, Saigontourist,…và một số nghiên cứu trước đó có đề cập đến nội dung của đề tài.
Thu thập nguồn sơ cấp
Mục đích của mục này trình bày thông tin về mẫu đã tiến hành phỏng vấn, kết quả phân tích dữ liệu với mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với các phương pháp phân tích thống kê mô tả để tính tỷ lệ phần trăm các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái cộng đồng Cà Mau
Để thu thập số liệu sơ cấp, Trong nghiên cứu thì kích thước mẫu càng lớn càng tốt, Tuy nhiên, đối với trường hợp tổng thể bị hạn chế số lượng thì còn có cách giới hạn lại, đối với phân tích nhân tố khám phá thì tỷ lệ mẫu và biến quan sát là 5:1 có nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, trong nghiên cứu sử dụng 20 biến để đo lường vậy 20*5 100 quan sát là phù hợp. Tuy nhiên tác giả chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 160 quan sát dành chu du khách nội địa đang có mặt tại các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau, bên cạnh đó là 110 phiếu khảo sát dành cho các người dân địa phương tại các hộ du lịch sinh thái cộng đồng. Kết quả thu được 250 phiếu khảo sát hợp lệ, còn lại 20 phiếu khảo sát bị lỗi và không thu lại được. Trong 250 phiếu khảo sát hợp lệ thu được, các câu hỏi khách du lịch trả lời mang tính khách quan, trung thực.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.2 Khái quát về du lịch và tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng tỉnh Cà Mau
2.2.1 Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh nằm tận cùng phía Nam Việt Nam trong khoảng từ 8o33’ đến 9o34’ vĩ độ Bắc và 104o32’ đến 105o24’ kinh độ Đông. Tỉnh Cà Mau có ba mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Phía Bắc Cà Mau giáp hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
2.2.2 Hành chính Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Là tỉnh mới được tái lập năm 1997, Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.329km2, chiếm 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau bao gồm thành phố Cà Mau và 8 huyện: Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển. Trong đó thành phố Cà Mau là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hoá của cả tỉnh.
Nằm ở tâm điểm vùng biển các nước Đông Nam Á, Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Tỉnh Cà Mau cũng nằm trong hành lang kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, với trục giao thông xương sống từ Hà Tiên (cửa khẩu Xà Xía) – quốc lộ 63 – Cà Mau – Năm Căn – Đất Mũi trong đó khu vực Mũi Cà Mau là điểm đến của tuyến giao thông này từ đó mở ra những khả năng phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, trong đó khả năng mở rộng và kết nối khai thác du lịch là rất lớn.
2.2.3 Kinh tế – văn hóa xã – hội
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, với những lợi thế của địa phương, Cà Mau đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định, đặc biệt với sự hình thành của cụm khí – điện – đạm.
Giai đoạn 1996-2005 tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,57%, trong đó giai đoạn 2001-2007 đạt trên 12,45%/năm. GDP 2008 tăng trên 13% so với 2007. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 là 11,52%, giá trị GDP đạt 19.150 tỷ đồng. GDP đầu người đạt trên 1.000 USD/năm. Đặc biệt sơ bộ năm 2016, Giá trị GDP đạt 44.850 tỷ đồng, GDP đầu người đạt trên 1.800 USD/năm Cơ cấu kinh tế có những bước chuyển biến mạnh mẽ với tỷ trọng của khối công nghiệp – xây dựng và dịch vụ ngày càng cao. Kinh tế Nông, lâm nghiệp vàthủy sản thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, chiếm 30% GDP. Năm 2016, tổng diện tích thả nuôi thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt trên 300 nghìn ha tăng 0,56% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích thả nuôi nuôi tôm nước lợ đạt 278 nghìn ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 282 nghìn tấn, trong đó tôm đạt 146 nghìn tấn tương đương so cùng kỳ; năng suất tôm nuôi bình quân 521kg/ha/năm. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 34 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm. Trong năm 2016 Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 1 tỷ USD.
Năm 2016, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,2%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; thu nhập bình quân của người dân dự kiến đạt 37,7 triệu đồng, tăng so với mức 35,36 triệu đồng đạt được của năm 2015. Bên cạnh đó, Cà Mau liên tục xuất khẩu khoảng 600.000 tấn hải sản mỗi năm tới 40 quốc gia, giá trị đạt 5,6 tỷ USD. Đây cũng là địa phương đẫn đầu về kim nghạch xuất khẩu mặt hang tôm, đạt 1,1 tỷ USD mỗi năm Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Tỉnh đã thực hiện được 21/24 nhiệm vụ kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 để ra, đạt trên 87%. Đến nay, có 1.836 thủ tục hành chính đang còn hiệu lực. Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp tỉnh đạt 99,99%, cấp huyện đạt tỷ lệ 99,33%, cấp xã đạt tỷ lệ 99,96%
Trong 6 tháng đầu năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đạt 18.032 tỷ đồng, bằng 35,6% kế hoạch, giảm 6,2% so cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Sản lượng chế biến hàng thuỷ sản 74.861 tấn, bằng 47,96% kế hoạch, tăng 9,56% so cùng kỳ năm trước; sản lượng điện đạt 4.669 triệu KWh, bằng 54,9% kế hoạch, giảm 0,45% so cùng kỳ năm trước; sản lượng đạm đạt 414.604 tấn, bằng 51,8% kế hoạch, giảm 8,7% so cùng kỳ năm trước
Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư. Nhiều dự án, công trình quy mô lớn, trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi, tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, cầu Hòa Trung trên tuyến đường Cà Mau – Đầm Dơi, góp phần thay đổi diện mạo cả khu vực đô thị và nông thôn
Tính từ đầu năm 2016 đến tháng 10/2016, Cà Mau đã thu hút được 30 dự án đầu tư, với tổng số vốn 6.629 tỷ đồng. Số dự án và tổng vốn đầu tư đều tăng so với cùng kỳ.
Thu ngân sách của tỉnh đạt 4.380 tỷ đồng, bằng 103,1% dự toán (4250 tỷ đồng). Chi ngân sách đạt 7.846 tỷ đồng, bằng 106,3 dự toán (7380 tỷ đồng). hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng đáp ứng được yêu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, Tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng đạt trên 36.000 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đến cuối năm 2016 đạt gần 24.078 tỉ đồng, tăng trên 16,2% so với đầu năm, bằng 78,6% tổng dư nợ cho vay (30.645 tỷ đồng)
Hoạt động lĩnh vực văn hoá – xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời và có hiệu quả. Các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội như: giải quyết việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ hộ nghèo đều đạt và vượt kế hoạch. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được quan tâm chỉ đạo sát sao và bước đầu đạt được những kết quả tích cực, tạo được niềm tin và ủng họ của người dân và doanh nghiệp. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh.
2.2.4 Khí hậu Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh vào khoảng 26,5oC, ở mức trung bình so với toàn vùng đồng bằng sông Cứu Long.
Trong năm, nhiệt độ cực đại rơi vào tháng IV với nhiệt độ trung bình tháng đạt khoảng 27,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm đạt 25oC và rơi vào tháng I. Biên độ dao dộng nhiệt năm trên toàn tỉnh khoảng hơn 2oC.
Cùng chung đặc điểm của miền khí hậu phía Nam, Cà Mau có khí hậu phân thành hai mùa mưa, khô rõ rệt. Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng V đến tháng XI và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Tổng lượng mưa năm ở đây đạt xấp xỉ 2.400mm và rơi chủ yếu vào thời gian mùa mưa (chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm). Trung bình trên địa bàn tỉnh có khoảng 165 ngày mưa/năm. Độ ẩm tương đối trung bình năm thường đạt 85,6% với cực tiểu rơi vào tháng 3 hàng năm(đạt xấp xỉ 80%).
Chế độ gió cũng mang tính mùa rõ rệt. Mùa khô hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Đông với vận tốc trung bình 1,6m – 2,8m/s. Mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam hoặc Tây với vận tốc trung bình 1,8m- 4,5m/s. Cà Mau nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thỉnh thoảng cũng có giông hoặc lốc xoáy.
2.2.5 Giao thông
Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Hiện tuyến đường mới kết nối Cà Mau – Cần Thơ qua Hậu Giang đã hoàn tất, rút ngắn 40km hành trình từ Cần Thơ tới Cà Mau. Quốc lộ 63 là tuyến đường quan trọng thứ 2 trong tỉnh, kết nối Cà Mau với Kiên Giang và Campuchia. Tuyến quốc lộ 1A cũng sẽ được kéo dài tới đất mũi nhằm hoàn tất kết nối đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ngoài các tuyến quốc lộ, giao thông giữa các huyện trong tỉnh còn nhiều khó khăn do có nhiều sông, kênh, rạch, đa số các tuyến đường có mặt cắt rất nhỏ. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm… rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông đường thủy tỉnh Cà Mau có 1.886 sông, kênh, rạch với tổng độ dài gần 6.000 km; trong đó trên 700 km có tải trọng từ 50 tấn trở lên. Hiện hàng ngày có các chuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với Cần Thơ, Kiên Giang và với các địa phương khác trong vùng. Giao thông đường thủy cho đến nay vẫn là lợi thế và là phương tiện giao thông chủ yếu của Cà Mau.
Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng.
Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia… Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm. Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã có công văn gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công Thương về chủ trương xây dựng cơ chế đặc thù của dự án đầu tư xây dựng Cảng biển Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.
2.2.6 Tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng ở Cà Mau
Qua khảo sát và thăm dò ý kiến của hầu hết khách du lịch khi đến thăm Cà Mau trước đây được biết, họ đến với Cà Mau vì ao ước, khát khao được một lần đặt chân đến Mũi Cà Mau – nơi cực Nam Tổ quốc. Tuy nhiên, đến nay, nhu cầu du lịch không dừng ở đó, họ thích khám phá nơi từng mệnh danh “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um” và thích được “sống – ăn – ở cùng dân”, “một ngày được làm nông dân”. Những khách sạn cao cấp không còn là lựa chọn hàng đầu, những món ăn nhà hàng sang trọng không còn là niềm ưa thích, họ dần ưu ái cho những ngôi nhà sàn chênh vênh vách lá, những món ăn đồng quê, dân dã.
Hiện nay, các công ty du lịch lữ hành tại Cà Mau như Công ty Cổ phần Du lịch Minh Hải, công ty du lịch Vietravel chi nhánh Cà Mau, công ty Benthanhtourist chi nhánh Cà Mau,… đã đưa loại hình du lịch này đến với du khách và nhận được nhiều sự phản hồi đáng phấn khởi. So với những tỉnh, thành khác trong khu vực, Cà Mau được thiên nhiên ưu ái là vùng đất lắm tôm, nhiều cá, có rừng, có biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn… sẽ là điều kiện rất thuận lợi để Cà Mau xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái – cộng đồng. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Phát triển Du lịch cộng đồng sẽ mang đến hiệu quả kinh tế cho nhiều phía. Nó như “đòn bẩy” không chỉ góp phần phát kinh tế tỉnh nhà mà còn góp phần giúp người dân tạo thêm thu nhập, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Đơn cử, một gia đình có vài chục đến vài trăm công đất làm vuông, cuộc sống hằng ngày chủ yếu dựa vào mảnh đất vuông nhà. Đối với dân trong vùng thì không xa lạ, nhưng với những người dân chốn thị thành, vốn luôn phải bận rộn với cuộc sống tấp nập ra vào với tần suất làm việc cao độ, thì một ngày được thỏa sức trải nghiệm cuộc sống dân dã ở quê thì thật thú vị.
Một bạn trẻ đến từ TP Hồ Chí Minh, từng tham gia chuyến hành trình du lịch khám phá tự túc của nhóm bạn học, chia sẻ: “Không chỉ riêng bản thân tôi mà tất cả các bạn trẻ hiện nay đều thích được tham gia những chuyến hành trình thực tế. Khác với du lịch theo tour đến những điểm tham quan thắng cảnh đẹp ưa chuộng như Đà Lạt, Nha Trang…, đến du lịch tại Cà Mau không phải gò bó theo sắp xếp của công ty lữ hành. Thông qua sự giới thiệu, chúng tôi được ở nhà dân, ăn những món ăn dân dã đơn thuần như canh chua cá đồng, ơ cá kho khô với vài cọng rau rừng, vài ba con tép luộc nhưng đậm đà hương vị. Rồi tối đến cùng gia đình quây quần nhâm nhi vài ly rượu đế, ngân nga mấy câu vọng cổ, chờ con nước xổ tôm rồi ăn uống, tâm sự cho tới sáng”.
2.2.7 Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tự nhiên khá lớn với tính đa dạng sinh học và đa dạng sinh thái cao. Song có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái là các hệ sinh thái đất ngập nước và các sân chim ở đây. Cà Mau có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được tổ chức UNESCO công nhận vào tháng 5/2009 với diện tích tự nhiên 371.506ha, bao gồm Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ,
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Rừng phòng hộ và bãi bồi ven biển Tây. Đây là rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và nổi tiếng trên thế giới, lưu giữ được diễn thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng ngập mặn trên đất mới bồi tụ. Những giá trị tự nhiên quý hiếm của Khu Dự trữ sinh Quyển thế giới Mũi Cà Mau tạo ra những thế mạnh lớn phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái.
Nằm trong toạ độ địa lý từ 8 o34’ đến 8o41’ vĩ độ Bắc và 104o41’ đến 104o48’ kinh độ Đông với diện tích trên 41 ngàn ha. Vườn Quốc gia Đất Mũi có 21 trên tổng số 51 loài thực vật ngập mặn trên cả nước. Trong đó, chiếm ưu thế là các loài như đước, mắm, vẹt, bần… đặc biệt ở một số nơi trong Vườn quốc gia (VQG) còn bảo tồn được rừng đước già tự nhiên cao tới hơn 30m. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc Chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển cuả Việt Nam và cùng Châu Á – Thái Bình Dương. Vườn là một địa điểm độc đáo về địa lí tự nhiên, địa chất địa mạo, tạo nên một vùng sinh thái cửa sông ven biển có một không hai ở Việt Nam
Khu hệ động vật trong Vườn quốc gia gồm khoảng 65 loài, trong đó có 7 loài bị đe doạ và sắp bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu như cò trắng Trung Quốc, choắt chân màng, cò quắm đầu đen, te vàng v.v… Đáng chú ý đây là nơi trú ngụ của hơn 1% quần thể thế giới của cò trắng Trung Quốc và choắt chân màng lớn. Ngoài ra trong Vườn quốc gia còn có nhiều loài chim khác như diều cá, cò bợ, cò lửa, cổ rắn, diệc Xumatra, già đẫy Giava, sả khoang cổ, cốc đế nhỏ, hạc cổ trắng…
Các loài bò sát thường gặp ở đây có kỳ đà hoa, trăn mốc, trăn gấm, rắn lục miền Nam, rắn sọc dưa, cá sấu nước lợ, rùa hộp lưng đen, rùa ba gờ… Các loài thú không phong phú về chủng loại nhưng số lượng cá thể khá lớn như chuột dúi Bengan, cầy lỏn, rái cá họng trắng, khỉ nước, dơi đen…
Dưới nước là cả một quần thể các loài động vật thuỷ sinh phong phú với nhiều loài tôm cá như cá đối, cá bống, cá nhụ… tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh… và nhiều loài khác nữa.
Mốc tọa độ quốc gia GPS 000.1, Mũi Cà Mau cũng là cột mốc phía Nam địa đầu của Tổ quốc, là một địa điểm có ý nghĩa thiêng liêng không chỉ riêng của người dân Cà Mau mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được đặt chân đến đây. Có nhiều di tích lịch sử, nơi ghi dấu những chiến công hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, du khách khi đến nơi đây, ngoài cảm giác được đứng ở nơi thiêng liêng của Tổ quốc, sẽ còn cảm giác như đứng trên mũi tàu khổng lồ rẽ sóng ra khơi. Nơi đây đã, đang và sẽ thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí… Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Cùng với hệ sinh thái ngập mặn, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng ngập ngọt tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 40.744ha, trong đó có 8.527,8ha là rừng nguyên sinh. Du khách có thể theo chân những người thợ gác kèo ong vào rừng ăn ong, lấy mật và tham gia vào các thú vui dân dã như chụp đìa, giăng lưới, câu cá, đặt lờ, thả câu…thưởng thức các món ăn đặc sản của xứ sở rừng tràm, nhâm nhi ly rượu trái giác, thứ nho rừng trứ danh của vùng đất U Minh. Trong chiến tranh chống Mỹ, rừng U Minh là căn cứ kháng chiến của nhân dân ta và quân giải phóng vùng đất Cà Mau.
VQGU Minh Hạ có 3 phân khu chính:
- Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn, với diện tích: 2.593ha.
- Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái với diện tích 5.134ha.
- Phân khu dịch vụ hành chính với diện tích: 801ha.
Động vật trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ khá phong phú. Một số loài thú điển hình đã phát hiện ở đây là nai, sóc đỏ, khỉ, rái cá, dơi quả… các loài bò sát phổ biến là cá sấu nước ngọt, rắn sọc dưa, rắn ráo trâu, tắc kè, nhông xanh, thằn lằn chân ngắn, kỳ đà hoa, trăn đất, rùa hộp lưng đen, rùa ba gờ, ếch cua, cóc nước sần…
Do phân bố gần biển và các rừng ngập mặn nên thành phần các loài chim cư trú ở đây không khác mấy so với các loài trong rừng đước. Đáng chú ý là các loài gà nước, vịt trời, chim rẽ, choắt, hạc cổ trắng…
2.2.8 Tài nguyên du lịch nhân văn (vật thể) Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Tính đến năm 2015, toàn tỉnh Cà Mau có 40 di tích lịch sử văn hoá. Trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch phải kể đến các di tích lịch sử chùa Quan Âm Cổ Tự, chùa Hưng Quảng, Đình Tân Hưng và Hồng Anh Thư Quán.
Quan Âm Cổ Tự toạ lạc ở số 84/4 đường Rạch Chùa, phường 4 thành phố Cà Mau. Chùa do Hoà thượng Tô Quang Xuân dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Lúc bấy giờ chùa chỉ là một am nhỏ để Ngài tu hành và chữa bệnh cho dân. Về sau ngài về tu tại chùa Kim Chương (Gia Định) và lấy pháp hiệu là Trí Tâm. Năm 1842 vua Thiệu Trị sắc phong Hoà thượng cho ngài và sắc tứ cho chùa Quan Âm.
Kiến trúc ngày nay của chùa là do Hoà thượng Thiện Tường và Thiện Đức xây vào năm 1936. Trong chùa có bia dựng “Sắc tứ Quan Âm cổ tự” và tháp Hoà thượng Trí Tâm. Trong chùa còn một số hiện vật như tượng Phật, tượng Bồ Tát, tượng La Hán, các bức hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ phụng khác như những di vật Phật giáo của thời kỳ khẩn hoang. Mặc dù không phải là một công trình kiến trúc đồ sộ nhưng đây là nơi gán liền với đời sống tâm linh của người dân Cà Mau. Đặc biệt, trong thời kỳ chiến tranh, đây là nơi nuôi giấu các chiến sỹ cách mạng và không ít các nhà sư của Quan Âm Cổ Tự đã trở thành liệt sỹ.
Chùa Hưng Quảng toạ lạc ở số 26 đường Phan Ngọc Hiển, thành phố Cà Mau. Chùa dược dựng từ những năm 1950 thuộc Tịnh Đô Cư Sĩ Phật hội Việt Nam và được trùng tu năm 1963. Trong chùa có lập phòng thuốc nam Phước Thiện từ năm 1954 và đã hoạt động cho đến ngày nay.
Chùa Bà Mã Châu: nằm trên phố Lê Lợi thành phố Cà Mau. Chùa được xây dựng từ năm 1882 và là biểu tượng cho nét văn hoá tâm linh của người Hoa nơi đây. Chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, người quê Phù Điều, Phúc Kiến, Trung Quốc. Tương truyền Bà sinh sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ X. Cả cuộc đời Bà dành để cứu giúp ngư dân nghèo và sau khi qua đời Bà vẫn tiếp tục độ cho ngư dân vượt qua bão táp, hoạn nạn tới chốn bình yên. Nhờ tài năng, đức độ Bà được nhân dân tôn thờ là “Thần Biển” và đến đời vua Càn Long nhà Thanh đã phong cho Bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hàng năm nhân dân trong vùng đến Chùa Bà tham quan, chiếm bái, tạ ơn, cầu an rất đông, đặc biệt vào ngày vía Bà 23/3 âm lịch (tương truyền là ngày sinh của Bà).
Đình Tân Hưng cách thành phố Cà Mau 4km về phía Nam, trên tuyến kênh rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước, thuộc địa phận xã Lý Văn Lam, thành phố Cà Mau. Đình được xây dựng năm 1907, trải qua chiến tranh đã bị hư hỏng toàn bộ. Trên nền đó, người dân địa phương cho dựng một ngôi đình khác nhỏ hơn, nền xây bằng đá hộc, mái lợp ngói máng. Mặt trước đình là hàng bốn cột xi măng, dưới chân các cột được kê bằng đá tảng. Cấu trúc mái hình bánh ít và trên nóc đúc hai rồng chầu.
Đình Tân Hưng là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của Cà Mau năm 1930. Đây là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy mặt trận Tân Hưng – mặt trận chống Pháp tại Cà Mau. Đình được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích từ năm 1992.
Hồng Anh Tư Quán thuộc căn số 2 nhà số 41 đường Phạm Văn Ký – phường 2, thành phố Cà Mau. Đây là cơ sở chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tại Cà Mau làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin trong mọi tầng lớp nhân dân và tạo điều kiện ra đời của các cơ sở Đảng Cộng sản tại Cà Mau sau này. Hồng Anh Thư Quán đã từng là hiệu sách báo tiến bộ của chi hội tại tầng 1 của ngôi nhà trên. Hiệu sách phục vụ các loại sách báo tiến bộ xuất bản ở Sài Gòn trong đó có “Tư bản luận” của Mác và Ăng Ghen. Hồng Anh Thư Quán trở thành di tích lịch sử cách mạng được Nhà nước công nhận vào năm 1992. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Khu chứng tích tộ ác chiến tranh hải yến – bình hưng : biệt khu Hải Yến – Bình Hưng được xây dựng trên một diện tích khoảng 30 ha bên bờ sông Cái Đôi Giữa – ấp Thanh Đạm – huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau. Biệt khu này được thành lập từ cuối năm 1959 đầu năm 1960. Đây là một biệt khu kiên cố do tên Nguyễn Lạc Hoá (người gốc Trung Quốc) cầm đầu với sự đỡ đầu và chi viện của chính quyền Diệm và đế quốc Mỹ.
Bọn tay sai đã biến nới đây thành nơi giam giữ, tra tấn và hành quyết các chiến sỹ cách mạng và thảm sát cả những người dân nghèo vô tội với câu khẩu hiệu. Nơi đây hiện còn lưu giữ được một số chứng tích bao gồm cây Cầu Vĩnh biệt (nơi các tù nhân được dẫn qua từ nhà giam đến hố chôn người), các hố chôn người tập thể…
Làng Rừng – một hiện tượng xã hội độc đáo đã đi vào lịch sử giữ nước của nhân dân ta. Trong những năm 60 của thế kỷ 20, không chịu nổi sự đàn áp dã man của đế quốc Mỹ và tay sai, người dân Cà Mau đã đi sâu vào trong rừng đước lập làng nổi để sống với Cách mạng. Mỗi làng rừng như một xã hội thu hẹp với sự phân công tlao động rõ ràng, công bằng và hợp lý. Làng Rừng được coi là tiền đề đồng khởi do có tác dụng bảo toàn thực lực cách mạng ở Cà Mau.
Điểm cuối đường hồ chí minh trên biển. chính là cửa Vàm Lũng thuộc ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển. Đây là nơi đã tiếp nhận hơn 3000 tấn vũ khí từ 77 chuyến tàu cập bến thành công chi viện cho chiến trường miền Nam từ năm 1962 đến năm 1972. Chuyến tàu đầu tiên cập bến Vàm Lũng an toàn có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thông đường Hồ CHí Minh trên biển, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.
2.2.9 Tài nguyên du lịch nhân văn (phi vật thể)
Các câu chuyện của bác Ba Phi: Bác Ba Phi (1884-1964) là một tá điền nghèo nhưng tính tình vui vẻ, bộc trực, khảng khái và có tài kể chuyện. Các câu chuyện của ông luôn mang lại cho người nghe tiếng cười sảng khoái, trào lộng và đằng sau đó là những ý nghĩa sâu sắc về thiên nhiên, con người, cuộc sống… Nhà bác Ba Phi tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời là một điểm dừng được ưa chuộng cũng như những câu chuyện của Bác Ba Phi mà người dân nơi đây vẫn còn lưu truyền.
Chợ nổi Cà Mau hình thành giữa lòng thành phố Cà Mau trên sông Gành Hào với hàng trăm chiếc ghe to nhỏ đầy hàng hoá tấp nập bán mua. Chợ hình thành từ bao giờ không biết nữa nhưng mang đầm đặc trưng vùng sông nước.
Cùng với chợ nổi ở các địa phương khác trong toàn khu vực châu thổ sông Cứu Long, chợ nổi Cà Mau là biểu hiện của một nét văn hoá, một kiểu quần cư, một phong cách sống đặc sắc có một không hai trên thế giới của người Việt nơi đây. Trước kia chợ nổi nơi đây cũng như bao chợ nổi khác trong vùng buôn bán đủ các loại mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm… Nhưng nay chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hoá nông sản tươi, những rau trái miệt vườn. Cái vẻ đẹp lạ lùng, đặc trưng miền sông nước luôn hấp dẫn du khách từ mọi miền đất nước và cả các du khách quốc tế đến từ những vùng xa xôi trên trái đất.
Lễ hội Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Cà Mau là vùng đất trẻ mới được khai phá vào cuối thế kỷ XVII với dân số hình thành nhờ nguồn di dân tự do từ khắp các miền đất nước. Chính vì vậy, trên địa bàn Cà Mau hiện nay bên cạnh dân tộc Kinh còn có một số lượng khá lớn người Khơ Me, người Hoa, người Chăm và nhiều dân tộc khác cùng chung sống. Chính nhờ vậy các truyền thống văn hoá, lễ hội nơi đây có sự hài hoà giữa văn hoá các dân tộc.
Ở Cà Mau, ngoài một số lễ hội chung của cả nước như Tết nguyên đán cổ truyền của người Việt; Hội Phật Đản … còn một số lễ hội mang tính chất vùng như lễ Cầu An (trước tết Châll chhnan Thmei), lễ hội vào năm mới (tết Châll Chhnan Thmei), lễ cúng trăng (lễ đút cốm dẹp) của người Khơ Me Nam bộ, lễ hội Nghinh Ông của người dân biển. Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội quan trọng của người Hoa ở đây.
Có thể nói, lễ hội là dịp và là nơi phản ánh trung thực nhất đời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Đến với lễ hội của người Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, khách sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc sống và con người nơi đây.
2.2.10 Các làng nghề Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Tham quan làng chiếu Tân Thành, nghề chế biến tôm khô và các nghề truyền thống khác: Nói đến làng nghề truyền thống ở Cà Mau, có lẽ không ai không biết đến một nghề vốn đã tồn tại và nổi tiếng hàng mấy trăm năm qua, đó là nghề dệt chiếu. Những địa danh một thời làm nghề chiếu như: chiếu Tân Duyệt Đầm Dơi, chiếu Tân Lộc Thới Bình… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chiếu Tân Thành Cà Mau
Cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 6km, làng chiếu Cà Mau thuộc xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống. Nghề chiếu Cà Mau đã hình thành từ hàng trăm năm trước. Nghề dệt chiếu có nguồn gốc từ miền ngoài và truyền vào miền Nam khoảng từ thế kỷ 15, từ đời vua Lê Thánh Tôn chiến thắng Chiêm Thành. Từ đó đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, có lúc bị cạnh tranh dữ dội bởi các loại chiếu ni lông ngoại nhập, nhưng chiếu Cà Mau vẫn âm thầm, bền bỉ tồn tại
Bên cạnh đó còn có các làng nghề chế biến thủy hải sản truyền thống mang thương hiệu nổi tiếng như tôm khô Rạch Gốc, nghề làm tôm khô ở đây có từ những năm 30-40 của thế kỷ trước. Nghề này đặc biệt nhộn nhịp vào dịp giáp Tết. Không chỉ có mặt trong tỉnh, tôm khô Rạch Gốc còn “du lịch” khắp nơi trong nước, thậm chí còn được “xuất ngoại” qua con đường quà biếu.
Nghề làm mắm cá, tôm và dưa bồn bồn là nghề phổ biến của người dân nơi đây. Cà Mau có rất nhiều loại mắm được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: Ba khía, cá sặc, cá lóc, tôm,… nổi tiếng nhất là ba khía muối Rạch Gốc đã trở thành thương hiệu nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là món ăn quen thuộc của người dân nơi đây. Đặc biệt món gỏi dưa bồn bồn, tôm xào bồn bồn, bồn bồn nấu canh… đã được du khách rất thích thưởng thức. Nghề làm dưa bồn bồn ở Cà Mau hiện nay phát triển rất mạnh để bán ra các tỉnh trong cả nước, tạo thêm việc làm và giúp người dân có thêm thu nhập cao từ loại cây này.
Đến thăm các làng nghề, du khách được trải nghiệm thực tế như tự mình có thể dệt chiếu tạo một sản phẩm cầm tay mang về hay được tận mắt chứng kiến người dân bản địa thể hiện từng công đoạn tạo ra món tôm khô ngon nổi tiếng, thưởng thức các đặc sản tươi ngon tại chỗ. Loại hình này cần sự tham gia góp sức của chính người dân tại vùng phát triển du lịch nên đòi hỏi người dân phải thật sự hiếu khách, hòa đồng và ít nhiều có trang bị một số kiến thức về văn hóa của đối tượng tham quan để đáp ứng đúng thị hiếu của họ nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động du lịch. Hiện ở Cà Mau loại hình này vẫn đang được đầu tư và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế.
2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
2.3.1 Lượng khách
Khách du lịch quốc tế
Mặc dù hằng năm đón một lượng không lớn các du khách quốc tế so với các tỉnh lận cận ở đồng bằng sông cửu long như Cần thơ, An giang, Kiên giang, … Nhưng qua điều tra cho thấy thị trường khách du lịch quốc tế đến với Cà Mau đã tăng mạnh và rất đa dạng bao gồm các khách du lịch mang quốc tịch châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,…Trong vài năm trở lại đây khách quốc tế đến Cà Mau năm sau tăng hơn năm trước. Tuy nhiên con số cũng khá khiêm tốn so với các tỉnh lân cận. Đồng thời lượng khách đến với Cà Mau chỉ tăng đột biến dịp hè, tết. Bên cạnh đó, vì loại hình Du lịch sinh thái cộng đồng tại Cà Mau đang chập chững hoàn thành nên Khách quốc tế đến rất ít.
Nhiều du khách nước ngoài “mê” sự trải nghiệm của vùng đất U Minh Hạ bởi vẻ đẹp tự nhiên nhưng điều kiện dịch vụ hạ tầng vẫn còn thiếu nên chưa thể níu giữ được chân họ dài ngày. Đồng thời đa số du khách được phỏng vấn trả lời họ mong muốn được tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương song do bất đồng ngôn ngữ, hướng dẫn viên cũng chưa truyền tải hết được văn hóa nổi bật của Cà Mau nên họ chỉ đến xem cho biết. Một hạn chế khác khiến du khách quốc tế không cư trú lâu dài là do thời gian họ đi du lịch từ tháng 8 đến tháng 12, nhưng đây lại là thời gian hay xảy ra mưa bão đặc biệt Cà Mau là vùng du lịch sinh thái nên không thuận lợi về mặt thời tiết đối với du khách.
Khách du lịch nội địa
Cho đến nay, phần lớn khách du lịch đến Cà Mau chủ yếu là khách du lịch trong nước, phần lớn là khách du lịch đến từ phía Bắc, kế đến là miền trung và các tỉnh phía Nam. Ngoài ra còn một số đối tượng khách là Việt kiều về Cà Mau theo dạng thăm thân, khách công vụ do các công ty tổ chức họp tổng kết hay sự kiện. Mặc dù cơ sở dịch vụ còn chưa phong phú, du lịch vẫn mang tính mùa vụ. Nhưng vào những ngày cuối tuần, hoặc các dịp lễ lớn, các sự kiện nổi bật, lượng khách du lịch vẫn rất đông.
Qua khảo sát cho thấy, khách du lịch nội địa đến Cà Mau chủ yếu tập trung vào mùa hè, thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa còn thấp hơn du lịch quốc tế, từ 1,5 – 2 ngày chiếm 55%, kế đến là 2 đến 3 ngày (36%). Do đặc thù các tour du lịch của các công ty lữ hành đến Cà Mau là đi theo tuyến nhiều tỉnh nên chỉ đến Cà Mau lưu trú 1 ngày rồi lại tiếp tục hành trình. Hoặc chủ yếu khách du lịch tỉnh khác đến Cà Mau là vì muốn đến điểm cuối cùng của tổ quốc, nên chỉ đến thăm mốc tọa độ mũi Cà Mau rồi 1 vài điểm nổi bật ở tỉnh rồi về. Bên cạnh một số du khách đến Cà Mau với mục đích công tác và nghiên cứu khoa học nên sẽ ở lại thời gian dài nhưng chỉ chiếm 9% Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết du khách rất thích thú tài nguyên du lịch tại các điểm Du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau. Với hệ sinh thái đa dạng dưới tán rừng nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật có giá trị kinh tế cao gần gũi với đời sống trong ngày của người dân quanh vùng. Hoạt động du lịch cộng đồng nơi đây có phần mang tính chất dân dã đem đến cho khách du lịch nhiều cảm giác khác nhau từ mạo hiểm cho đến tò mò, khám phá và cuối cùng là xen lẫn thú vị.
Đặc biệt tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, khi đi vào sâu trong rừng, du khách sẽ được tận mắt quan sát nhiều loài động thực vật hoang dã ở đây. Hệ thực vật ở đây có 27 loài cây ngập mặn với quần thể gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đước, vẹt, mắm (trong đó có 2 loài được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam là đước đôi và quao nước). Hệ động vật của Vườn cũng không kém phần phong phú, điển hình là lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ (trong đó có hai loài trong Sách Đỏ thế giới IUCN là khỉ đuôi dài và cà khu). Thi thoảng, du khách có thể bắt gặp một số loài sinh vật khác như rái cá, sóc, chồn, khỉ… đang sinh sống trong rừng.
Cụ thể, 59% du khách cho rằng thắng cảnh tại các điểm Du lịch sinh thái cộng đồng rất hấp dẫn và thu hút, 69% du khách ngạc nhiên và thích thú với các loài động thực vật nơi đây, ngoài ra có đến 73% du khách rất vui, bất ngờ và hết sức thoải mái vì người dân nơi đây rất nhiệt tình và hiếu khách. Với lợi thế 3 mặt giá biển, đã cung cấp cho Cà Mau nguồn lợi thủy hải sản cực kì phong phú, song song với điều đó là lợi thế về rừng ngập mặn bạt ngàn đã mang đến sự độc đáo và thú vị trong ẩm thực Cà Mau.. Nhiều đặc sản làm nức lòng du khách khi thưởng thức: Mắm Ba Khía Rạch Gốc, Cá Kèo nướng muối ớt, Lẩu mắm Cà Mau, Cá lóc nướng rơm, Tôm đất hấp xả, Vọp nướng, Lương um lá nhàu, Ốc len xào dừa, Cua biển rang me…là những món ngon đặc trưng khó có thể cưỡng lại khi đến vùng đất này được bán nhiều ở thành phố Cà Mau, các nhà hàng trong khu du lịch Mũi Cà Mau và Vườn quốc gia U Minh Hạ. Vì vậy có đến 78% du khách trả lời phỏng vấn cho rằng rất thích và đánh giá cao các đặc sản đặc trưng của địa phương Cà Mau.
Bên cạnh đó, khi đến đây du khách được đi thuyền trải nghiệm các sản phẩm đặc trưng vùng rừng tràm U Minh Hạ, len lõi dưới những tán rừng tìm hiểu nghề gác kèo ong để tận mắt chứng kiến hàng trăm tổ ong rừng, và thưởng thức mật ong thiên nhiên nguyên chất. Ngoài ra, du khách sẽ được trải nghiệm các thú vui dân dã xứ rừng như ăn ong, dỡ lợp bắt cá, rùa rắn, dỡ trúm bắt lươn, giăng lưới, đặt lờ, câu cá,…Phần nào đã khiến cho du khách cảm thấy thú vị, hấp dẫn và có đến 61% du khách cảm thấy thích thú với những hoạt động vui chơi giải trí mới lạ tại nơi đây.
Với lợi thế tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm các khu vực tự nhiên còn hoang sơ rất thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động Du lịch sinh thái cộng đồng, tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và kiến thức về tài nguyên, môi trường sinh thái, cách thức người dân địa phương làm du lịch. Hiện nay loại hình du lịch sinh thái cộng đồng này đã được các công ty lữ hành tổ chức và cho khách đến, các du khách đi theo loại hình du lịch này chủ yếu là khách phương tây như Pháp, Anh, Ba Lan, Thụy Sỹ,…Theo đánh gía của các du khách thì môi trường tự nhiên ở một số điểm Du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau còn vẫn còn được nét hoang sơ đậm chất sinh thái, khí hậu trong lành, hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên phần đông ý kiến cũng cho rằng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và công tác tuyên truyền quảng bá còn yếu kém. Muốn phát triển loại hình du lịch này đòi hỏi sự đồng thuận hơn nữa từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
2.3.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
Dịch vụ lưu trú
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế chung của cả nước, nền kinh tế của tỉnh Cà Mau cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, xuất phát điểm của kết cấu hạ tầng ban đầu còn thấp cho nên đến thời điểm này thì cơ sở vật chất kỹ thuật chung của toàn tỉnh vẫn còn thấp so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong bối cảnh chung như vậy cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch, các dịch vụ phục vụ khác chưa đồng bộ nhưng đang dần hoàn thiện và tăng lên về số lượng.
Qua số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau giai đoạn 2000 – 2012, hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh đã không ngừng tăng lên. Năm 2000, toàn tỉnh chỉ có 13 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 315 buồng, thì đến năm 2005 số cơ sở lưu trú tăng gần gấp 3 lần lên đến 31 cơ sở lưu trú với 810 buồng và đến năm 2012 toàn tỉnh có 1.410 buồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2000 – 2012 về cơ sở lưu trú du lịch là 11,1 %/ năm.
Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở lưu trú hiện chỉ tập trung tại thành phố Cà Mau còn ở các huyện thì rất thưa thớt và dịch vụ chất lượng không cao, cung cách phục vụ chưa làm hài lòng khách bởi thiếu tính chuyên nghiệp. Trong thời gian gần đây, hầu hết các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đều đang quan tâm nâng cao chất lượng; dịch vụ du lịch được nâng cao hơn trước như: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách.
Đến năm 2016, Cà Mau có 36 cơ sở lưu trú được phân loại và xếp hạng với tổng số 1520 buồng trong đó có 18 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 1 sao với 470 buồng; 14 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 2 sao với 596 buồng; 3 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao với 277 buồng; 1 cơ sở lưu trú đạt 5 sao với 177 phòng.
Chất lượng khách sạn không cao chỉ đáp ứng được nhu cầu lưu trú khiêm tốn của khách chứ không mang tính thụ hưởng vì các dịch vụ hỗ trợ kèm theo như hoạt động văn nghệ, mittinh,… hầu như không có hoặc rất ít. Điều này đã làm cho thời gian ở tại khách sạn đối với khách du lịch thật nhàm chán và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm rút ngắn thời gian lưu lại của du khách.
Gần đây các cơ sở lưu trú đều đã được quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ như tăng cường trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động có tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm sao xây dựng các khách sạn phải quan tâm đến cảnh quan, kiến trúc vừa hiện đại vừa gắn với tính truyền thống, với bản sắc và sinh cảnh vùng. Đặc biệt các cơ sở lưu trú đã quan tâm hơn về việc đầu tư cho nhà vệ sinh tại các cơ sở lưu trú tạo sự thoải mái, hợp vệ sinh đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của du khách. Tuy vậy một số cơ sở lưu trú vẫn thiếu hoặc có khu vệ sinh nhưng bị xuống cấp tạo tâm lý ngại lưu lại cho du khách, làm giảm doanh thu cho ngành du lịch nói chung và cho chính cơ sở đó nói riêng. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Các khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác:
Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau đến với du khách trong và ngoài nước Cà Mau đã tiến hành xây dựng các ấn phẩm quảng cáo, đầu tư xây dựng mới các khu du lịch, các trung tâm vui chơi, giải trí trong khu du lịch. Khu du lịch Mũi Cà Mau đã được đầu tư nâng cấp trở thành một điểm đến hấp dẫn với du khách, đến đây du khách còn tham quan cột mốc tọa độ quốc gia, biểu tượng mũi Cà Mau, ngắm toàn cảnh mũi Cà Mau từ vọng lâm đài, thăm khu mô phỏng làng rừng kháng chiến. Đến đây du khách có thể cùng lúc ngắm bình minh và hoàng hôn, ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của đảo Hòn Khoai,… ngoài ra còn có khu du lịch quốc gia sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau; Vườn quốc gia U Minh Hạ, Lâm ngư trường Sông Trẹm, Khu du lịch Lý Thanh Long,…
Tuy nhiên, các dịch vụ bổ sung như dịch vụ massage, karaoke, vũ trường, câu lạc bộ giao lưu đờn ca tài tử, các hoạt động tổ chức sự kiện kèm theo trong chuyến đi tham quan của du khách còn rất ít, thiếu tiện nghi và đơn điệu. Các khu vui chơi hiện có gần như đa phần bị xuống cấp làm hạn chế tính hấp dẫn và tính an toàn không cao. Những chiếc xuồng chở du khách len lõi trong rừng để tham quan vẻ đẹp hoang sơ cùng nghề nuôi ong của người dân rừng U Minh cũng đã được đầu tư nâng cấp mới hơn, trang bị tính chuyên nghiệp hơn không những cho người hướng dẫn mà còn cho cả người chèo xuồng như dùng những mẹo vặt xử lý nhanh vết côn trùng cắn, ong chích, muỗi đốt,… chính những điều tưởng chừng như rất nhỏ ấy nhưng nó sẽ góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công cho ngành du lịch Cà Mau
Tại các điểm Du lịch Sinh Thái Cộng Đồng
Nhìn chung, cơ sở vật chất kĩ thuật tại các hộ du lịch cộng đồng tại tỉnh Cà Mau hiện còn rất yếu kém. Hầu hết các trang thiết bị trong gia đình đều do các hộ tự mua sắm. Mỗi hộ tùy vào điều kiện kinh tế gia đình đầu tư trang thiết bị riêng, không chỉ phục vụ khách du lịch mà bên cạnh đó còn phục vụ ngay chính sinh hoạt hằng ngày của mình. Hiện tại các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng đều có tivi, truyền hình cáp, nhiều hộ có tủ lạnh, máy giặt, công trình vệ sinh sạch sẽ, có dịch vụ đờn ca tài tử Nam bộ, đảm bảo phục vụ được các nhu cầu cần thiết cho du khách. Đặc biệt tại Điểm Du lịch sinh thái cộng đồng Mười Ngọt, với điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du khách khá đầy đủ và được các chuyên gia hỗ trợ bài bản, hứa hẹn sẽ là một điểm đến cực kì thu hút du khách. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Du khách trải nghiệm CLSTCĐ tại tỉnh Cà Mau là ngủ lại nhà người dân, trải nghiệm văn hóa và các nét đặc trưng của người dân địa phương nơi đây. Ở một số hộ Du lịch cộng đồng có trang bị thêm các các lều, nhà lá, hệ thống tum,…để du khách có thể lưu trú lại qua đêm, với giá 100.000đ/phòng/đêm có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của du khách, nhưng đa phần đơn giản và chưa đầy đủ tiện nghi. Cụ thể, qua khảo sát có đến 45% du khách ở các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng tại Vườn quốc gia U Minh Hạ và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau cho rằng cơ sở vật chất ở đây còn yếu kém chưa thể giữ chân khách. Kế đến có đến 47% du khách cho rằng hệ thống giao thông đến điểm tham quan còn quá khó khăn, vì đa phần các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng là ở những nơi xa xôi, những xã còn nghèo nàn hoặc ở trong những cánh rừng nguyên sinh cho nên cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư thỏa đáng. Điển hình như: tại điểm du lịch Mười Ngọt tại Vườn quốc gia U Minh Hạ hiện chưa có đường giao thông cho xe ô tô vào đến mà chỉ đậu bên ngoài cách đó khoảng 500m, và đường đến các hộ Du lịch cộng đồng trên tuyến đường T19 cũng rất khó khăn chỉ đi được xe dưới 16 chỗ, các hộ Du lịch cộng đồng ở xã Đất Mũi như: Du lịch cộng đồng Nguyễn Văn Nhuần, Du lịch cộng đồng Trần Văn Hướng,…hiện nay cơ bản đã hoàn thành đường bộ từ Khu du lịch Đất Mũi đến các hộ Du lịch cộng đồng tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa có giao thông đường bộ lưu thông, phải xử dụng tàu, xuồng, đi từ Đất Mũi ra.
Bảng.4 Mức độ hài lòng của du khách về c sở hạ tầng vật chất kĩ thuật
Về hệ thống phương tiện đi lại tham quan trong điểm du lịch và các công trình xây dựng trong khu du lịch được du khách đánh giá ở mức trung bình với 43% và 46%. Do hiện tại ở các hộ Du lịch cộng đồng về trang bị vật chất vẫn chưa nhiều nên vào những mùa cao điểm không đủ xuồng, tàu hoặc xe máy để phục vụ cho du khách đi lại tham quan. Còn nhà vệ sinh đa phần là vẫn chưa đầu tư cao chỉ mang tính tạm bợ vừa phục vụ du khách và vừa phục vụ cho sinh hoạt của gia đình hằng ngày nên vẫn chưa được hợp lý và sạch sẽ. Các bãi giữ xe cũng chưa được đầu tư rộng rãi, đa số là đậu xe ngoài đường hoặc chỗ đậu nhỏ không đủ cho xe lớn.
Mặc dù vẫn còn ở mức thấp vì đa phần các điểm Du lịch sinh thái cộng đồng là ở vùng sâu vùng xa nên thông tin liên lạc có phần không tốt, tuy nhiên gần đây nghành bưu chính viễn thông đã có nhiều tiến bộ. Các xã trong dự án hiện tại đã phủ sóng điện thoại, các hộ gia đình tổ chức đón khách đều có điện thoại liên lạc, các trang thiết bị như tivi, truyền hình cáp đều được các hộ sắm đầy đủ. Tuy vậy, tại các điểm này, đa phần sóng điện thoại rất yếu và chập chờn không ổn định. Do đó có đến 39% du khách qua khảo sát cho rằng cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc tại các điểm ở mức trung bình thấp. Hiện tại, khu du lịch còn phủ sóng wifi đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây cũng là vấn đề cần đầu tư hơn nữa không chỉ của cơ quan quản lý mà còn của riêng hộ gia đình trong quá trình tạo ra sự hài lòng của khách
2.3.3 Chất lượng phục vụ tại các điểm du lịch sinh thái cộng đồng Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Tại các điểm Du lịch sinh thái cộng đồng các nhà hàng còn đơn sơ, phục vụ hơn 100 khách, các dịch vụ nơi đây chủ yếu là ẩm thực, nhân viên phục vụ hầu hết là người dân quen với cuộc sống lao động nông nghiệp, chưa có chuyên môn nghiệp vụ, chưa qua đào tạo, lần đầu tiên tham gia đón và phục vụ du khách du lịch nên trong quá trình phục vụ khách bộc lộ nhiều hạn chế. Hầu hết, tại các gia đình đã từng đón khách này, bất đồng ngôn ngữ cũng lại là một cản trở không nhỏ tới chất lượng phục vụ khách. Ngăn cách lớn nhất chính là ngôn ngữ. Ngoài mấy câu giao tiếp thông thường như “Hello” “goodbye” hoặc khá hơn là “How are you?” thì người dân hầu như không thể nói gì hơn được với khách. Điển hình như công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau có lợi thế về du lịch sinh thái biển và là điểm cuối cùng của cực Nam Tổ quốc Việt Nam, nhưng việc thu hút khách du lịch đến đây hàng năm còn rất khiêm tốn. Trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là chất lượng dịch vụ du lịch chưa thỏa mãn được nhu cầu của du khách. Nhưng do đặc điểm loại hình du lịch cộng đồng là khách cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân bản địa nên du khách cũng dễ chấp nhận tình trạng phục vụ không chuyên nghiệp của các hộ tham gia đón khách. Cụ thể có 53% du khách trả lời phỏng vấn đánh giá phong cách của nhân viên phục vụ ở mức trung bình và có 48% du khách đánh giá dịch vụ lưu trú tại đây ở mức trung bình thấp.
Ngược lại với điều đó du khách lại rất thích thú với những món ăn, ẩm thực nơi đây. Ẩm thực Cà Mau mang hương sắc đậm đà của biển và rừng, điều đó đã được in dấu rõ nét trong văn hóa ẩm thực. Người dân nơi đây đã tận dụng nguồn lợi có sẵn từ thiên nhiên để làm nguồn thực phẩm chính, đồng thời qua nhiều cách chế biến phù hợp đã tạo nên hương vị những món ăn quê hương đặc sắc, nổi tiếng gần xa.
Đa phần các món ăn tại các điểm Du lịch sinh thái cộng đồng đều là tươi sống như: cho du khách trải nghiệm câu cá, sau khi có cá mang vào chế biến ngay tại chỗ, hoặc tận dụng nguồn thiên nhiên có sẵn tại đây, như cá đồng, rắn, rùa,…nên tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được du khách phần nào tin tưởng. Vì vậy có đến 67% du khách đánh giá cao về những món ăn, ẩm thực nơi đây và 45% đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm tốt.
Bảng.5 Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng phục vụ
Đặc biệt, du khách có thể thoải mái thưởng thức các loại hình dịch vụ du lịch tại các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng với giá cả rất tốt. Có đến 42% du khách trả lời phỏng vấn cho rằng giá cả tại đây khiến họ rất bất ngờ vì đa phần là ăn những thức ăn vừa tự nhiên lại hiếm có nhưng lại rất rẻ. Các loại hình phục vụ cũng có giá rất là phải chăng khiến du khách có những trải nghiệm thích thú và thú vị. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
2.3.4 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Hiện nay, tại các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng đã thực hiện hình thức quảng bá như: lắp biển quảng cáo, in tờ rơi và liên kết với Trung tâm thông tin xúc tiến Du Lịch tỉnh Cà Mau để đăng hình ảnh trên website của trung tâm giới thiệu về khu di lịch của mình, các tuyến du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch, những thông tin, hình ảnh liên quan đến Vườn. Các lớp tập huấn, tuyên truyền giáo dục về môi trường đối với người dân sống quanh các hộ du lịch. Một số lượng tài liệu rất lớn về thông tin và hình ảnh được in và phát cho người dân thông qua nhiều hình thức khác nhau. Những cuốn tập vở được in bìa là thông tin về GDMT được phát cho học sinh các trường trong khu vực giáp ranh với khu vực 2 VGG. Quảng bá trên các phương tiện truyền thống, báo chí cũng mang lại hiệu quả cao. Nhiều chương trình truyền hình đưa tin giới thiệu về hộ du lịch như chương trình S Việt Nam của VTV 1, chương trình du lịch qua ống kính của đài CTV, clip cảnh thiên nhiên của đài VTV2… Các đài khác cũng đã đưa tin như Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh,…Ngoài ra, còn có một số hãng truyền hình của các nước: Đức, Pháp, Nhật. Về phía báo chí có rất nhiều tờ báo đã đưa tin và ảnh về Du lịch sinh thái cộng đồng Cà Mau như: báo Cà Mau, báo tuổi trẻ, Tạp chí du lịch Vietraveler, Tạp chí du lịch Người lữ hành Benthanhtourist..v.v.
Tuy nhiên qua khảo sát du khách tại các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng cho thấy, có đến 31% du khách biết đến Du lịch sinh thái cộng đồng tại Cà Mau qua bạn bè và người thân, điều này cho thấy được công tác quảng bá xúc tiến các điểm Du lịch sinh thái cộng đồng tại Cà Mau chưa được rộng rãi hoặc vì đây là mô hình mới tại tỉnh Cà Mau chưa được khai thác triệt để. Tiếp đến là Internet với 23% lượt bình chọn, ngày nay, với tốc độc phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc nối mạng, truy cập tìm hiểu thông tin trên mạng internet không còn xa lạ đối với đa số người đặc biệt là giới trẻ với trào lưu “phượt” hiện nay thì Internet hầu như không thể thiếu trong suốt chặng đường. Các nguồn thông tin khác như Tivi, radio và công ty lữ hành cũng lần lượt chiếm 18% và 16%, cho thấy các công ty lữ hành và các đài truyền hình đã tác động phần nào đến du khách trong việc lựa chọn các điểm DLSTCĐ tại Cà Mau
2.3.5 Môi trường du lịch Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Đối với cư dân tại tỉnh Cà Mau, dự án phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng mở ra một hy vọng mới cho người dân nơi đây, bởi họ không những có thể tạo cho mình nhiều cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập và có cơ hội được giới thiệu những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình đến khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, họ vẫn có thể phát huy hơn nữa vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Chính vì lẽ đó, ngay từ khi dự án đi vào hoạt động đã được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng rất nhiệt tình, hứa hẹn một sự thay đổi mang tích cực đối với đời sống cư dân nơi đây.
Đối với bất kỳ dự án du lịch nào, vấn đề cần quan tâm đầu tiên vẫn là những tác động của du lịch đến các môi trường sống và đời sống dân cư tại điểm diễn ra hoạt động du lịch đó. Đặc biệt là các dự án được xây dựng tại các khu dân cư thì sự thay đổi môi trường sống và văn hóa bản địa luôn là vấn đề được xem xét hàng đầu. Điều đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà du lịch đang cố gắng đạt được.
Thực tế cho thấy, qua khảo sát có đến 58% du khách được phỏng vấn cho rằng ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây khá tốt, 56% đánh giá mức độ ô nhiễm tại đây rất thấp. 48% du khách cho rằng đây là nơi nghỉ dưỡng rất tuyệt vì hầu hết tại các điểm Du lịch sinh thái cộng đồng rất sạch sẽ, khí hậu rất trong lành, đặc tính hoang sơ với môi trường sinh thái đa dạng làm cho du khách cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu, nếu có cơ hội sẽ chọn nơi đây làm nơi nghỉ dưỡng mỗi khi mệt mỏi. Tuy nhiên, tại các điểm du lịch, đa phần vẫn chưa có giải pháp để xử lý rác thải, đa phần đào hố chôn đợi tiêu hủy, tiềm tàng nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao. Để giữ vững được môi trường du lịch bền vững phải cần đến sự quan tâm không chỉ của người dân nơi đây mà cần có sự tham gia của các cấp chính quyền để khi vào mùa cao điểm, lượng khách tăng cao sẽ xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi, gây ra hậu quả xấu để cảnh quan thiên nhiên và đặc biệt là đến đời sống của người chính người dân nơi đây.
Bên cạnh đó, khi đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm truyền thống văn hóa của người dân Cà Mau vô cùng thú vị. Theo ông Du Tố Tuấn, Giám đốc Công ty du lịch Vietravel Cà Mau cho biết: “Sản phẩm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có Cà Mau) được du khách đánh giá ở góc độ văn hóa tốt, họ rất thích văn hóa miền Tây: mua bán, phong tục tập quán ở quê và cảm tình đặc biệt với đờn ca tài tử,…” có đến 54% du khách trả lời phỏng vấn cho rằng cảm thấy thích thú với truyền thống văn hóa địa phương nơi đây, được nghe những câu chuyện về Bác Ba Phi, hoặc ngồi ngâm nga đôi lời câu vọng cổ, hoặc thưởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ, khiến cho du khách phần nào ấn tượng và không quên mảnh đất nơi đây.
Bảng .6 Mức độ hài lòng của du khách về môi trường du lịch Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Về vấn đề an ninh trật tự, có thể nói, bất kì du khách nào đến Cà Mau tham quan đều nhận thấy nơi đây chính là điểm đến an toàn, thân thiện của khách du lịch. Tình hình an ninh trật tự tại đây luôn được đảm bảo. Du khách đến đây không chỉ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây mà còn cảm nhận được chất tình người trong mỗi con người nơi tận cùng tổ quốc. Tình trạng chèo kéo khách, trộm cướp, chặt chém được quản lý rất nghiêm ngặt hiếm khi xảy ra. Vì thế có đến 67% du khách đồng tình với việc điều kiện an ninh ở nơi đây cao, khiên du khách phần nào yên tâm trong suốt hành trình.
2.3.6 Nhận thức về du lịch cộng đồng của người dân địa phương
Người dân xác định du lịch là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống cộng đồng dân cư khi cùng tham gia phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch và phục vụ trực tiếp khách du lịch. Chính vì vậy cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và đầu tư cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Khuyến khích con em học các nghiệp vụ du lịch và và tham gia công tác du lịch tại địa phương, liên kết với các gia đình sản xuất cung ứng sản phẩm lưu niệm thành chuỗi các giá trị đáp ứng cho khách du lịch.
Tại địa bàn tỉnh Cà Mau cũng cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật, mở rộng các tuyến tham quan, sản xuất các sản vật địa phương, các hoạt động giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống quê hương. Khuyến khích con em học các nghiệp vụ du lịch và và tham gia công tác du lịch tại địa phương, liên kết với các gia đình sản xuất cung ứng sản phẩm lưu niệm thành chuỗi các giá trị đáp ứng cho khách du lịch. CĐĐP trực tiếp tham gia vào việc giữ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bản địa của mình, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhằm thúc đẩy cho du lịch phát triển.
Tham gia vào hoạt động du lịch trực tiếp nhằm tạo thu nhập cải thiện đời sống thông qua một số làng nghề hiện có tại địa phương. Việc đo hiểu biết của người dân về Du lịch cộng đồng khá khó. Một là do khái niệm Du lịch cộng đồng còn khá mới mẽ với người dân, hai là do đặc điểm tâm lý e dè của người dân, nên có xu hướng trả lời cho qua. Có đến 53% người dân nơi đây trả lời không biết về Du lịch sinh thái cộng đồng và 29% biết chút ít, chỉ có 18% trả lời có hiểu biết về Du lịch sinh thái cộng đồng. Điều này cho thấy bộ phận rất lớn chưa hiểu về Du lịch sinh thái cộng đồng, qua tìm hiểu đa phần những người dân làm việc nơi đây là họ hàng cũng như người thân trong gia đình của chủ hộ Du lịch cộng đồng, được giao cho công việc làm và nhận lương với các công việc như: phục vụ nhà hàng, trồng cây, chăm sóc cây ăn trái, lái xe,…Chỉ đa phần là chủ hộ có chút hiểu biết về Du lịch sinh thái cộng đồng.
Các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam và Vườn quốc gia là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng với môi trường tự nhiên, là cốt lõi để bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên và bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới. Sự coi trọng và bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị ấy là nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương và đất nước. Cộng đồng dân cư tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường, hưởng ứng các chính sách của nhà nước cùng nhau bảo vệ tài nguyên rừng và phát huy giá trị văn hóa truyền thống xây dựng các khu bảo tôn thiên nhiên, tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phương, tham gia công tác xây dựng và phát triển quê hương. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Qua bảng hỏi được lấy ý kiến từ các đáp viên, khi trả lời các câu hỏi về “tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên tự nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống…” chiếm tỉ lệ khá cao: gần 80% bên cạnh đó có đến 19% trả lời rằng quan tâm nhưng chưa được hướng dẫn, thể hiện công tác tuyên truyền giáo dục ý thức và trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hóa cần được đẩy mạnh và nâng cao.
Ngoài ra, kết quả tích cực cũng được thể hiện qua việc người dân địa phương chia sẻ mong muốn có được nhiều khách hơn nhưng lại gặp nhiều vấn đề trở ngại và khó khăn. Qua kết quả điều tra, yếu tố tác động cao nhất chính là vốn với 33%, điều này cho thấy được đa phần các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng là nông dân chất phát, trước khi làm du lịch họ vẫn là những người nông dân với thu nhập rất thấp nên vốn để phát triển là yếu tố cực kì quan trọng. Kế đến người dân nhìn nhận được trở ngại của địa phương họ xuất phát từ CSVCKT, CSHT (chiếm 26% và 21%), tiếp đó là trình độ quản lý và nguồn nhân lực là 11% và 9%. Người dân được phỏng vấn hầu như đều có mong muốn việc nhà nước, chính quyền hỗ trợ về vốn cho họ trong việc làm du lịch, hướng dẫn cho họ những cách thức hoạt động du lịch sao cho hiệu quả thông qua các chương trình huấn luyện, đào tạo của những chuyên gia về ngành du lịch, cũng như đầu tư sửa chữa CSHT và CSVCKT nơi họ sinh sống.
2.3.7 Tác động của du lịch cộng đồng đến cộng đồng địa phương
Tác động tích cực
- Kinh tế – xã hội:
Với sự phát triển của du lịch, cuộc sống của người dân sống dưới tán rừng quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ nói riêng và đời sống người dân Cà Mau nói chung đã có sự thay đổi về mọi mặt, đó là cơ sở hạ tầng: Đường xá giao thông, hệ thống điện nước,… được cải thiện, nhờ đó mà chất lượng đời sống người dân được nâng cao rất nhiều. Người dân có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, được giao lưu tiếp xúc văn hóa khắp mọi nơi.
Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hoá, đặc biệt là các giá trị văn hoá vật thể và giá trị văn hoá phi vật thể là tài sản của quốc gia, của địa phương và của cộng đồng cần được gìn giữ không chỉ cho thế hệ mai sau mà cho cả toàn nhân loại. Cả tỉnh có trên 10 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh, 1 thắng cảnh được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới, 1 khu ramsar. Có 37 làng nghề truyền thống và nhiều loại hình văn hoá phi vật thể có giá trị khác. Phát triển du lịch nhằm khôi phục và phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, các làng nghề nhằm mục đích cho khách du lịch tham quan và tìm hiểu cũng như mua những sản phẩm này. Khôi phục và phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống không chỉ để sản xuất ra các sản phẩm lưu niệm bán và để xuất khẩu mà mỗi một làng nghề là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch. Những giá trị này không thể mang ra thị trường bán được mà chỉ có thể thu hút khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng. Sau khi khách tham quan và cảm thụ các giá trị văn hoá và thiên nhiên này không mất đi, mà ngày càng được tôn tạo và gìn giữ tốt hơn Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hoá. Khách du lịch nội địa đem tiền kiếm được từ các địa phương khác đến tỉnh Cà Mau tiêu dùng, tạo điều kiện thu nhập cho dân cư tại tỉnh Cà Mau từ việc bán hàng hoá và dịch vụ cho khách. Hàng hoá và dịch vụ này nếu bán cho cư dân của địa phương thì giá sẽ rẻ, nhưng khi bán cho khách du lịch tại các khách sạn , nhà hàng giá sẽ cao hơn dẫn đến làm gia tăng giá trị của hàng hoá và dịch vụ
Về phía người dân họ cũng nhận ra rằng sự tham gia vào hoạt động du lịch đem lại cho họ những thu nhập mà quanh năm suốt tháng cực nhọc lam lũ cũng không thể có được. Vì vậy họ càng gắn bó với du lịch hơn. Số lượng khách đến Cà Mau ngày càng tăng, do đó đã kéo theo những nghành nghề khác phát triển theo
Nhằm đáp ứng tốt hơn về nhu cầu ăn uống và lưu trú của khách du lịch, các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh đều đã và đang được đầu tư nâng cấp. Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có hơn 500 cơ sở lưu trú với trên 6000 phòng nghỉ trong đó có hơn 1500 phòng đã được phân loại và xếp hạng. Các địa điểm du lịch cộng đồng có đầy đủ các dịch vụ ăn uống, điểm vui chơi, mua sắm,… Nhìn chung phát triển du lịch đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương tại tỉnh Cà mau, với sự tham gia của nghành du lịch, theo chỉ tiêu đề ra cho năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Cà Mau đã giảm 1,5%
- Thủ công nghiệp
Du khách đến với Cà Mau đã khiến nghành thủ công nghiệp phát triển đáng kể. Chế biến thủy hải sản khô phục vụ khách du lịch luôn ở mức khá cao. Hiện nay, công nghệ chế biến thủy sản ở Cà Mau đã ngang tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng chế biến ngày đa dạng, phong phú, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc và EU… Năm 2016, Cà Mau có 34 nhà máy chế biến thủy sản, công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 01 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước, giải quyết việc làm cho 300.000 người. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Các sản phẩm được du khách ưa chuộng như: mật ong rừng u minh hạ, cua cà mau, tôm khô, dưa bồn bồn, mắm ba khía,…tiếp tục được giới thiệu, quảng bá tiêu thụ trên thị trường và còn theo chân du khách nước ngoài xuất khẩu. Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang thực hiện nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án chế biến thủy sản, thu mua nguyên liệu, sản xuất chả cá, cá khô, nước mắm nhằm phục vụ cho người dân địa phương và du khách trong và ngoài nước.
Tỉnh Cà Mau hiện có 37 làng nghề truyền thống, phân bố ở tất cả 9 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong nhiều năm qua, các ngành nghề truyền thống này chưa được quy hoạch, đầu tư thỏa đáng, quy mô sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, doanh thu còn thấp. Nhằm phục vụ du lịch, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư phù hợp để phát triển các ngành nghề truyền thống, đăng ký nhãn hiệu, tạo thương hiệu uy tín cho các sản phẩm, đồng thời tăng cường đào tạo và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động tham gia nghề truyền thống, phấn đấu nâng mức thu nhập cho lao động từ 1,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Cụ thể, vùng ngọt hóa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình phát triển mô hình nuôi cá đồng để tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào phục vụ nghề chế biến mắm cá đồng. Phát triển nghề truyền thống chế biến tôm khô, vót đũa đước và hầm than đước ở vùng rừng ngập mặn thuộc huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và bảo tồn phát triển làng nghề dệt chiếu cói ở huyện Đầm Dơi và thành phố Cà Mau
- Đời sống văn hóa – xã hội
Phát triển du lịch tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội. Thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói. Du lịch là một ngành dịch vụ nên cần rất nhiều người phục vụ, không chỉ những người trực tiếp phục vụ mà cả những người gián tiếp phục vụ. Mặt khác, các khu du lịch, các khu nghỉ dưỡng ở những vùng ven biển, vùng rừng, vùng dân cư vẫn còn nghèo đã làm thay đổi diện mạo của khu vực và tạo ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của địa phương giúp người dân có việc làm, có thu nhập.
Trong năm nay, tỉnh đã tổ chức nhiều hội thảo về chủ đề “Giải pháp phát triển du lịch Cà Mau” và “Phát huy giá trị Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau phục vụ phát triển Du lịch, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường” đã thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia. Các cuộc hội thảo này có mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, một trong những biện pháp quan trọng để xoá đói, giảm nghèo và mang lại những cơ hội phát triển cho thông qua việc trực tiếp cũng như gián tiếp phục vụ khách du lịch.. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Du lịch cộng đồng cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo môi trường văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới, làm cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường. Hoạt động Du lịch sinh thái cộng đồng góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có và phong phú đang còn ẩn chứa khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Du khách được hiểu sâu hơn về truyền thống, văn hóa, con người Cà mau, được tận mắt chứng kiến, trải nghiệm những sản phẩm đặc thù của địa phương.
Nhiều sản phẩm nông lâm và thủ công nghiệp do dân cung cấp được tiêu thụ mạnh, tạo hình ảnh độc đáo về bản sắc cộng đồng trong lòng du khách, đồng thời tạo nguồn thu đáng kể, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Cộng đồng dân cư đã tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Bằng sự khéo léo và cần cù, họ đã chuyển các giá trị văn hóa, tinh thần thành sản phẩm du lịch, tạo ra quá trình xuất khẩu tại chỗ thông qua việc cung ứng các dịch vụ phục vụ du khách. Quá trình ấy cũng đồng thời góp phần đẩy nhanh về lối sống, nếp nghĩ, phép ứng xử cũng như phép tắc làm ăn trong các cộng đồng dân cư. Tất nhiên cần hết sức quan tâm đến mặt trái của hoạt động này, vì nó có thể thay đổi môi trường xã hội, văn hóa và tự nhiên. Đặc biệt du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với nguy cơ “mờ đi” của bản sắc văn hóa địa phương, bởi sự mới mẻ và du nhập tràn lan trên nhiều phương tiện và du lịch đem tới. Đây là thực tế đã được cảnh báo, đòi hỏi trước hết những người làm công tác quản lý du lịch cần hết sức quan tâm.
- Giao thông vận tải
Trong vài năm trở lại đây. Tỉnh Cà Mau đã không ngừng đầu tư kinh phí để nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện nhiều tuyến đường chính cũng như cải thiện hệ thống thông tin liên lạc. Nhờ hoạt động du lịch phát triển, công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh cũng được cải thiện. Nổi bật là tuyến đường Hồ Chí Minh tới vùng Đất Mũi của tổ quốc đã được lưu thông, rút ngắn thời gian di chuyển của du khách từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi. Trước đó muốn đến Đất Mũi, du khách phải đi bằng tàu đi lại bằng tàu đò 1 đoạn đường khá xa trên những con sông nước chảy mạnh, thêm sóng to gió lớn cũng có những lúc khá nguy hiểm nên nhiều người ở xa, đặc biệt là khách du lịch họ cũng ngại đi về đây. Vì thế, giờ đây quá trình đi lại của người dân và du khách cũng đã thuận tiện, bớt khó khăn vất vả hơn trước. Ngoài ra các tuyến đường lưu thông trong nội ô tỉnh Cà Mau đã được đầu tư nâng cấp nhựa hóa và bê tông hóa, các bến tàu cầu cảng cũng được đầu tư xây dựng…
- Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin phát triển Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Cùng với giao thông, hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được thông suốt và không còn tình trạng mất sóng hay nghẽn sóng khi du khách đi sâu vào trong rừng hoặc tham quan các lễ hội ngoài biển như trước đây nữa. Chỉ riêng năm 2016 đã phát triển thêm 40000 thuê bao internet, hơn 50000 thuê bao cố định, 80000 thuê bao di động trả trước và trả sau của các mạng Mobifone, Vietel, Vinaphone,… Bảng 2.7 Tình hình bưu chính viễn thông của tỉnh Cà Mau.
Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: Tổ chức 428 lớp tập huấn có trên 12.840 nông dân tham dự, tư vấn sản xuất cho nông dân về các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… Phối hợp cùng Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau và nông dân trong tỉnh tham dự toạ đàm trực tiếp Bàn chuyện Nhà nông 12 kỳ/năm, tổ chức trên 25 cuộc Hội thảo nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh, cấp huyện, có trên 2.800 nông dân tham dự…Hiệu quả từ các lớp tập huấn đã tạo ra nguồn nguyên liệu “sạch” phục vụ nghành du lịch đang rất phát triển tại Cà Mau.
- Tác động tiêu cực
Hoạt động du lịch phát triển góp phần đem lại sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế địa phương thì còn có các tác động đến văn hóa – xã hội của vùng, nhất là xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), xã khánh bình tây bắc (huyện Trần Văn Thời,…Nơi hoạt động du lịch diễn ra sôi động, trực tiếp thì sự thay đổi này càng rõ ràng hơn. Sự thay đổi này phần lớn đem lại sự thay đổi tích cực nhưng không thể tránh được những tác động xấu tới người dân như: sự ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan song đặc biệt nghiêm trọng là vấn đề văn hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính sự tiếp xúc của khách du lịch (phần lớn là những người có thu nhập khá, văn hóa, phong tục đa dạng,…) bên cạnh giúp cho những người dân ở đây nhanh nhạy, hòa nhập vào sự buôn bán, trao đổi, có nhận thức tốt hơn thì nó cũng làm cho quan hệ giữa những người dân thay đổi. Cụ thể là: vì mục đích lợi nhuận và tình làng nghĩa xóm trở nên phai nhạt hơn, người dân coi trọng đồng tiền hơn, cạnh tranh nhau giành giật khách,…những nét văn hóa cổ dần biến mất, thay vào đó là sự lai căng. Không ít các thanh niên kiếm được tiền do làm dịch vụ du lịch, khi có tiền lại đua đòi, sống hưởng thụ sinh ra các tệ nạn xã hội khác gây mất trật tự an ninh địa phương và tại khu du lịch.
Cũng xuất phất từ suy nghĩ vật chất mà nảy sinh những thái độ phân biệt giữa khách nội địa và khách nước ngoài, giữa khách châu Âu và khách Á, khách có nhiều tiền và ít tiền,…
Hiện tượng buôn bán động thực vật vẫn còn xuất hiện ở Cà Mau, Chim, rùa, rắn đang có bán cho khách du lịch, cũng như cho các nhà hàng, khách sạn có nhu cầu phục vụ khách. Sự gia tăng khách du lịch chắc chắn làm tăng nhu cầu đối với mặt hàng này. Nạn chặt phá rừng cũng thường xuyên xảy ra ra. Vì vậy công tác bảo vệ rừng, biển và các sản vật dưới tán rừng là một việc làm cần được sự quan tâm của chủ rừng và các cơ quan quản lý địa phương có đầu tư và kế hoạch cụ thể, để giúp cho việc quản lý và bảo vệ tài nguyên tốt hơn khi mà sự phát triển mạnh mẽ của nghành du lịch đang gây sức ép lên môi trường tự nhiên nơi đây. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Việc khai thác đánh bắt thủy hải sản quá mức, đôi khi dùng chất nổ và xung điện trong thời gian trước đây và hiện tại vẫn tái diễn, gây nhiều áp lực đến môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông – lâm – ngư nghiệp, thu nhập bấp bênh phụ thuộc vào mùa vụ và thời tiết. Mức sống còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Do đó tình trạng khai thác gỗ và săn bắt trái phép trong phạm vi hai Vườn quốc gia vẫn liên tục diễn ra, tuy không phải là mạnh mẽ.
Hiện tượng xả rác thải sinh hoạt trực tiếp ra biển và trong rừng vẫn thường gặp không chỉ ở các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng hoặc Vườn quốc gia mà ngay tại trung tâm thành phố vẫn diễn ra tình trạng xả rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến cảnh quan và người dân địa phương. Khi lượng khách đông vẫn đề ô nhiễm môi trường là nguy cơ trông thấy trước mắt.
2.3.8 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau
- Những hạn chế trong việc phát triển Du lịch sinh thái
Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, năng lực và khả năng tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến còn hạn chế, hiểu biết về du lịch ít, trình độ ngoại ngữ thiếu và yếu.
Do đặc thù của tỉnh, dân cư phân tán trên một không gian rộng, nên việc đầu tư kết cấu hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá – thông tin, tuyên truyền, tri thức còn hạn chế, nhiều khó khăn và yêu cầu đầu tư lớn. Đặc biệt là sự tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch tại tỉnh Cà Mau. Nhìn chung ở nhiều hộ Du lịch cộng đồng, dân trí còn hạn chế, nguồn nhân lực làm du lịch chưa qua đào tạo là chủ yếu, lao động phổ thông còn đang phổ biến.
Khó khăn trong việc cung ứng các dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất. Do địa bàn tỉnh các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng phân bố không đều, gồm các xã vùng sâu vùng xa nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch không thuận lợi. Việc đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ du lịch cơ bản của du khách còn chưa tốt. Ví dụ về dịch vụ lưu trú tại các điểm Du lịch sinh thái cộng đồng còn yếu kém, đầu tư nhỏ lẻ, sơ sài, chưa mang tính chuyên nghiệp cao dẫn đến chất lượng còn thấp.
Việc quảng bá chưa sâu rộng cũng là lý do khiến các điểm Du lịch sinh thái cộng đồng mới này chưa lọt vào tầm ngắm của số đông du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đối tượng rất ưa chuộng loại hình du lịch sinh thái.
Các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu, TNDL chưa được khai thác và phát triển mạnh nên chưa tạo ra được sản phẩm hấp dẫn đặc trưng cho khu du lịch: Các tour tham quan đến các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng chưa thuận lợi trong việc tổ chức đưa khách đến, hầu như rất ít hộ được các công ty lữ hành quan tâm, đa phần các hộ chỉ phục vụ ăn uống là chính chưa tạo dựng được sản phẩm du lịch nhiều. Tình trạng săn, bắt thú rừng trái phép vẫn chưa ngăn chặn được
- Những hạn chế trong sự đóng góp của du lịch cho cộng đồng du lịch địa phương
Chưa tạo được sinh kế bền vững cho số đông các thành viên cộng đồng địa phương.
Tuy đã xây dựng được các công trình phúc lợi công cộng, đầu tư và nâng cấp hạ tầng du lịch nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của cộng đồng nhưng chưa đồng bộ. Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Quá trình thực hiện các dự án phát triển cộng đồng còn nhiều bất cập. Do mới tiếp xúc với các hoạt động phát triển định hướng bảo tồn nên trong cộng đồng địa phương còn tồn tại nhiều quan niệm và hành vi không phù hợp với tiêu chí bảo tồn, dẫn đến hiệu quả bảo tồn của các dự án này chưa cao.
Đầu tư nhân lực và tài chính vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhìn chung Cà Mau có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng nhưng hiện nay kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Lợi ích từ hoạt động du lịch chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương, người dân còn chưa tích cực tham gia vào hoạt động Du lịch sinh thái cộng đồng của tỉnh.
Tiểu kết chương
Những vấn đề trên đã giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là phân tích tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau. Đã nêu lên được điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội với các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn phong phú và hấp dẫn đồng thời phân tích thực trạng hoạt động Du lịch sinh thái cộng đồng tại địa bàn tỉnh Cà Mau.
Bên cạnh đó chương 2 đã nêu lên được khái quát về tình hình chung của hoạt động du lịch và nhấn mạnh thực trạng đang diễn ra ở các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh, từ đó rút ra những nhận xét về hạn chế trong sự đóng góp của du lịch vào cộng đồng địa phương. Đây là cơ sở đưa ra những giải pháp cho phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng được trình bày ở chương 3 Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com