Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát huyện Côn Đảo
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Bịa – Vũng Tàu, có toạ độ địa lý là: 8o34′ – 8o4′ vĩ độ Bắc và 106o31′ – 106o43′ kinh độ Đông. Côn Đảo cách Vũng Tàu 185km, thành phố Hồ Chí Minh 230km, cửa sông Hậu (Cần Thơ) khoảng 83km.
Côn Đảo cách đường hàng hải Quốc tế (trục Bắc – Nam) 60km. Từ Côn Đảo, ngược lên phía Bắc đến Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Nếu xuôi xuống Nam là đến các nước Đông Nam Á như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thailand. Trong tương lai, kênh đào KRA ở Thailand được mở nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, mở ra trục Đông – Tây thì Côn Đảo sẽ nằm ở ngã tư giao thông biển quốc tế.
Quần đảo Côn Đảo, với diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 7.678 ha, nằm ngoài khơi vùng biển phía Đông Nam Việt Nam; bao gồm 16 hòn đảo: (Côn Sơn, Hòn Bà, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, Hòn Bông Lan, Hòn Vung, Hòn Trọc, Hòn Trứng, Hòn Tài Lớn, Hòn Tài Nhỏ, Hòn Trác Lớn, Hòn Trác Nhỏ, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Anh, Hòn Em ) với diện tích khác nhau trong đó Côn Sơn (còn gọi là Côn Lôn hay Côn Đảo – 1977, có diện tích 5.150 ha) là hòn đảo lớn nhất có cư dân sinh sống.
Đảo Côn Sơn gồm 3 khu vực:
- Khu vực Cỏ Ống – nằm ở phía Bắc đảo bao gồm sân bay, căn cứ quân sự và một làng nhỏ.
- Thị trấn Côn Đảo là khu trung tâm của đảo và là khu trung tâm hành chính và thương mại. Ở đây tập trung phần lớn các khu dân cư, các cơ sở vật chất du lịch và phần lớn các di tích lịch sử như các nhà tù và các tượng đài; cung cấp nguồn nước sạch và các phương tiện cho các tàu đánh cá.
- Khu Bến Đầm: là cảng cá, cảng thương mại của Côn Đảo.
Các hòn đảo có khả năng phát triển du lịch:
Hòn Bảy Cạnh – Bao gồm một trạm kiểm lâm, ngọn hải đăng, các tuyến đường đi bộ và các bãi biển lớn.
Hòn Cau, Hòn Tài, Hòn Trác, Hòn Bà, Hòn Trọc, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ vẫn còn rất nguyên sơ với những bãi biển đẹp và sự đa dạng sinh học rừng – biển. Huyện Côn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, khai thác chế biến hải sản, phát triển cảng biển, dịch vụ dầu khí và hàng hải. Bờ biển dài 200km, có nhiều bãi tắm đẹp tuyệt vời như bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, bãi Đầm Trầu, bãi Hòn Cau, bãi Hòn Tre… Thêm vào đó là vườn Quốc gia Côn Đảo diện tích gần 6.000ha trên đất liền và 14.000ha mặt biển với nhiều loại cây và thú quý hiếm. Nói đến Côn Đảo, ai cũng biết nơi đây có hệ thống nhà tù khủng khiếp của Pháp, Mỹ với nhiều trại giam lớn như: trại Phú hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình, Chuồng Cọp, Chuồng Bò cùng khu nhà Chúa Đảo và khu nghĩa trang Hàng Dương – nơi chôn cất hơn 20.000 tù nhân chủ yếu là các chiến sĩ cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến. Môi trường sống ở Côn Đảo rất trong lành, nhiệt độ bình quân khoảng 26 – 270C mát mẻ quanh năm. Tất cả những điều kể trên là tiềm năng du lịch của Côn Đảo với các loại hình phong phú như: Du lịch tắm biển nghỉ ngơi, du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái (lặn, câu cá, leo núi, tham quan rừng biển, sinh vật biển…). Hàng năm Côn Đảo đón hàng trăm nghìn lượt khách đến du lịch. Đến với Côn Đảo, du khách được nghỉ ngơi tại những cơ sở lưu trú đầy đủ tiện nghi như: khách sạn Phi Yến, Sài Gòn Tourist, nhà khách Vườn Quốc Gia Côn Đảo. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Ngoài du lịch, Côn Đảo còn là trung tâm ngư trường khai thác hải sản của Tỉnh và phía Nam. Trung Ương và tỉnh đã xây dựng cảng cá Bến Đầm dài 336m cho tàu 2.000 tấn cập bến. Riêng huyện Côn Đảo cũng có đội tàu khá lớn, hàng năm đánh bắt khoảng 10.000 tấn hải sản các loại.
Những năm gần đây, cuộc sống và sinh hoạt của người dân ở Côn Đảo có phần khởi sắc. Đường sá, sân bay, bến cảng đang đợc trùng tu. Ngư trường Côn Đảo sôi động hẳn bởi các dịch vụ hậu cần nghề cá Tàu các tỉnh, có lúc cập vào Côn Đảo từ 5000 đến 6000 chiếc. Du khách trong và ngoài nước đến Côn Đảo ngày càng nhiều. Hiện tại, ngoài hai tuyến bay từ Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Vũng Tàu, Côn Đảo còn có 5 chiếc tàu lớn loại 100 giường nằm và 3 tàu chở hàng từ 50 đến
250 tấn. Đến Côn Đảo, ngoài giờ làm việc nghỉ ngơi, du khách có thể dạo quanh quần đảo, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho nơi này và có thể tìm được rất nhiều thông tin của quá khứ chứa đựng trong mỗi di vật trên hòn đảo còn nhiều bí ẩn này.
Theo quy hoạch tại Bến Đầm sẽ xây dựng 3 cảng: cảng hải sản ở khu vực nước sâu 6 – 8m đã hoàn thành, cảng Dịch vụ kỹ thuật dầu khí ở khu vực nước 8 – 15m, cảng Hải quân ở cửa họng Đầm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo
Thiên nhiên và lịch sử đã tạo nên một Côn Đảo nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Nhiều chuyên gia khoa học quốc gia và quốc tế khi đặt chân lên Đảo, họ không khỏi ngỡ ngàng, xúc cảm trước vẻ đẹp và các giá trị của quần đảo. Họ đánh giá rằng, Côn Đảo không chỉ là di sản lịch sử cách mạng, văn hoá mà còn là di sản thiên nhiên với sự kết hợp hài hoà, đa dạng, độc đáo giữa rừng và biển tạo nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
2.2.1. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
2.2.1.1. Về địa hình:
Côn Đảo được tạo hoá ban cho vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có. Một vùng đồi núi nhấp nhô trên biển, soi bóng xuống dòng nước xanh biếc quanh năm. Trong đó Côn Sơn là đảo lớn nhất, diện tích 5.150 ha , thấp, hình cánh cung chạy dài 16 km nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc trong đó có hai ngọn núi cao nhất đều nằm ở đảo Côn Sơn đó là núi Chúa (515m) và núi Thánh Gía (577m).
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích Vườn quốc gia Côn Đảo (phần rừng núi) là 5.990,7 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 4.897,7 ha, đất không có rừng là 622 ha và đất khác là 471 ha.
Trong diện tích đất rừng thì rừng cây gỗ lá rộng có diện tích 4.778 ha, rừng tre có diện tích 109 ha và rừng ngập mặn 18 ha. Các đảo ở đây đều được che phủ bằng thảm thực vật rừng có độ che phủ tới 92% diện tích tự nhiên, bắt đầu từ mép nước biển lên đến đỉnh núi. Rừng và tài nguyên rừng Côn Đảo có những đặc điểm như sau:
- Hệ sinh thái rừng của Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc Hệ sinh thái rừng Nhiệt Đới Hải Đảo, với hai kiểu rừng chính:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới.
- Về thành phần thực vật:
Qua kết quả điều tra thành phần thực vật rừng ở Vườn quốc gia Côn Đảo các năm 2010,2014 và 2017 của Phân viện điều tra Quy hoạch Rừng II TP.HCM đã thống kê được 1.077 loài thuộc 640 chi của 160 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó: cây gỗ 420 loài, cây bụi 273 loài, dây leo 137 loài, cây cỏ 137 loài, khuyết thực vật 53 loài và thực vật phụ sinh 20 loài.
Các loài thực vật trên đai diện cho nhiều vùng trong cả nước như:
- Đại diện cho hệ thực vật bản địa miền Bắc Việt Nam gồm có các loài cây trong họ Xoan (Meliaceae) tiêu biểu là loài Lát hoa (Chukrasia tabularis) đây là loài cây gỗ lớn, thuộc nhóm thực vật quý hiếm phân bố rộng trong rừng hỗn loài ở các tỉnh Miền Bắc nước ta, nhưng ở các tỉnh Nam Bộ hầu như ít gặp.
- Đại diện cho các loài thực vật ở miền Đông Nam Bộ là những loài cây gỗ lớn như: các loài cây trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Tử vi (Lythraceae). Trong đó có loài Dầu Côn Sơn (Dipterocarpus condorensis) đây là loài cây gỗ lớn, thuộc loài thực vật đặc hữu của Vườn quốc gia Côn Đảo và phân bố tự nhiên trên đảo Côn Sơn.
- Đại diện cho thực vật vùng đồng bằng sông Cửu Long như Đước xanh (Rhizophora mucronata), Mắm trắng (Avicennia alba), Vẹt dù (Brughiera gymnorhiza), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa)…đại diện cho rừng ngập mặn và cây Tràm (Melaleuca cajeputi) đai diện cho rừng ngập nước úng phèn.
Tính đa dạng của thực vật rừng:
Đa dạng về nguồn gien: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
- Nguồn gien hệ thực vật di cư: Đại diện của 4 hệ thực vật di cư xâm nhập là Hệ thực vật Malaixia – Inđonexia có họ Dầu (Dipterocarpaceae) với 7 loài; hệ thực vật Ấn Độ – Miến Điện có 3 họ đặc trưng: Họ Tử vi (Lythraceae) 12 loài, họ Bàng (Combretaceae) 9 loài, họ Gòn (Bombaceae) 3 loài; Hệ thực vật Himalaya – Vân Nam – Quí Châu Trung Hoa có 5 họ đặc trưng: Họ Re (Lauraceae) 16 loài, họ Đỗ quyên (Ecicaceae) 1 loài; hệ thực vật Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa có 6 họ đặc trưng: Họ Đậu (Fabaceae) 84 loài, họ Ba Mảnh Vỏ (Euphorbiaceae) 67 loài, họ Thị (Ebenaceae) 12 loài, họ Cà Phê (Rubiaceae) 68 loài, họ Cỏ (Poaceae) 30 loài, họ Xoài (Anacardiaceae) 14 loài…
- Nguồn gen thực vật Cổ xưa (Cổ nhiệt đới và á nhiệt đới) gồm đại diện của một số loài thực vật trong các họ đặc trưng sau: Họ Na (Annonaceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Trung quân (Acistroladaceae), họ Chuối (Musaceae), họ Dứa dại (Pandanaceae); thực vật cổ á nhiệt đới, với 6 họ đặc trưng: Họ Thiên tuế (Cycadaceae) 4 loài, họ Re (Lauraceae) 16 loài, họ Chè (Theaceae) 8 loài, họ Đỗ quyên (Ecicaceae) 1 loài…
- Nguồn gien quý hiếm và đặc hữu: Những loài quý hiếm: Lát hoa (Chukrasia tabularia), Găng néo (Manilkara hexandra), Quăng lông (Alangium salvifolium)…Từ phía Nam lên là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaixia – Indonexia với đặc trưng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae).
Trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã được phát hiện ở Côn Đảo thì có 44 loài được các nhà khoa học tìm thấy đầu tiên ở Côn Đảo gồm: Cây gỗ 14 loài, dây leo 6 loài, Tiểu mộc 10 loài, Cỏ 13 loài, Khuyết thực vật 1 loài. Trong đó có 11 loài được lấy tên “Côn Sơn” đặt tên cho loài: Bui Côn Sơn (Ilex condorensis), Gội Côn Sơn (Amoora poulocondorensis), Thạch trang Côn Sơn (Petrocosmea condorensis), Xà căn Côn Sơn (Ophiorrhiza harrisiana var condorensis), Đọt sành Côn Sơn (Pavetta condorensis), Lấu Côn Sơn (Psychotria condorensis), Xú hương Côn Sơn (Lasianthas condorensis), Thiệt thủ Côn Sơn (Glossogyne condorensis), Kháo Côn Sơn (Machilus thunbergii sieb-et-var condorensis), Dầu Côn Sơn (Dipterocarpus condorensis), Đậu Khấu Côn Sơn (Miristica guatterifolia).
Đa dạng về công dụng: Các loài thực vật rừng của Vườn quốc gia Côn Đảo ngoài khả năng cung cấp gỗ, củi; thì chúng còn các công dụng khác như cây có khả năng làm dược liệu có 98 loài
(Trong đó có 4 loài có số lượng lớn như Ngũ gia bì (Schfflera), Thiên niên kiện (Homolomena occulta), Chay lan (Ochrosia oppositifolia), Gõ sữa (Ba gạc) (Rauwolfia reflexa). Cây có thể sử dụng làm cây cảnh 90 loài, trong đó có 18 loài thuộc họ Phong lan (Orchidaceae), nhiều loài có khả năng cho nhựa, tanin, làm thực phẩm cho người và động vật gồm hoa quả, thân dễ…
Về thành phần động vật: Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở Vườn quốc gia Côn Đảo đã thống kê được 160 loài thuộc 65 họ, 32 bộ. Trong đó, thú có 29 loài thuộc 16 họ, 10 bộ; Chim có 85 loài thuộc 32 họ, 17 bộ; Bò sát có 38 loài thuộc 13 họ, 4 bộ; ếch nhái có 8 loài thuộc 4 họ, 1 bộ.
Nhóm Động vật đặc hữu của Côn Đảo: Có 3 loài Động vật đặc hữu của Côn Đảo. Đó là những loài cần quan tâm bảo vệ đặc biệt vì chỉ còn có ở đây như: Sóc mun (Callosciurus sp) Loài chưa định tên, song có thể nói là loài mới, ở Việt Nam mới chỉ gặp Sóc mun ở Côn Đảo; Sóc đen Côn Đảo (Rafuta bicolor condorensis): Loài phụ, chỉ có Côn Đảo; Thạch sùng Côn Đảo (Cyrtod tylus condorensis) cũng chỉ mói biết ở Côn Đảo. Loài này còn tương Đối phổ biến.
Nhóm động vật qúy hiếm: Thú có 11 loài, Chim có 8 loài, Bò sát 12 loài.
Tài nguyên sinh vật biển : Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Vùng biển Côn Đảo được đưa vào danh sách “các vùng được ưu tiên bảo vệ cao nhất” trong hệ thống các vùng bảo vệ biển của ngân hàng thế giới.
Theo Viện Hải Dương Học Nha Trang và Hải Phòng thì vùng biển Côn Đảo có sự giàu có về mật độ và phong phú về loài sinh vật bậc nhất Việt Nam, nhiều rạn san hô còn mang tính nguyên thủy cao, các cuộc khảo sát về sinh vật biển gần đây các chuyên gia hàng đầu thế giới về chuyên ngành luôn tìm ra các loài sinh vật mới cho thế giới và Việt Nam.
Khu hệ sinh vật biển đã thống kê được có 1.493 loài trong đó : Thực vật ngập mặn (Mangro forest) 23 loài, Rong biển (Algae) 127 loài, Cỏ biển (Seagrass) 11 loài, thực vật Phù du (Phytoplankton)157 loài, động vật Phù du (Zooplankton) 115 loài, San hô (Coral) 342 loài, thân mềm (Mollusa) 187 loài, cá rạn san hô (Coral reef fishes) 202 loài, Giáp xác (Crustacea) 116 loài , Da gai (Echiodermarta) 75 loài, Giun nhiều tơ (Polycheta) 130 loài, thú và bò sát biển 8 loài.
Kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở thuỷ vực Côn Đảo có tới 44 loài là nguồn gien cực kỳ quí hiếm của biển Việt nam và đã được đưa vào Sách đỏ. Chúng bao gồm: 02 loài rong, 02 loài thực vật ngập mặn, 03 loài san hô, 12 loài thân mềm, 01 loài giáp xác, 04 loài da gai, 07 loài cá, 07 loài bò sát, 05 loài chim và 01 loài thú.
Biển Côn Đảo có 3 hệ sinh thái chính: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích là 18 ha, hệ sinh thái cỏ biển có diện tích khoảng 200 ha, hệ sinh thái các sạn san hô có diện tích khoảng 1.000 ha.
Hệ sinh thái san hô: Hệ sinh thái san hô phát triển rất mạnh ở vùng bao quanh Vườn Quốc gia Côn Đảo, với 342 loài, 61 giống, 17 họ. Có thể nói thành phần loài khu hệ san hô Côn Đảo phong phú và đa dạng vào loại nhất, nhì của Việt Nam. Các giống san hô chiếm ưu thế là Acropora, Porites, Pachyseris, Montipora, Panova, hệ sinh thái rạn san hô chứa đựng sự đa dạng cao các loài cá và các loài thủy sinh vật khác ; là sinh cảnh đẻ trứng, ương nuôi ấu trùng, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật biển của khu vực biển Đông Nam Việt Nam và của cả khu vực Đông Nam Á . Rạn san hô còn có tầm quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng lượng Oxy trong nước biển và bảo vệ bờ biển Côn Đảo
Hệ sinh thái cỏ biển: Qua khảo sát nghiên cứu vùng biển Côn Đảo có 11 loài cỏ biển chiếm 84,61 % tổng số loài hiện nay đã biết ở Việt Nam (13 loài), nhiều hơn của Singapo 04 loài và nhiều hơn Brunei 06 loài. Sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái cỏ biển có vài trò quan trọng là nguồn thức ăn chính của Dugong dugon một lòai thú quý hiếm ở biển. Ở vùng biển Côn Ðảo có 8 – 12 cá thể Dugong dugon, đây là loài thú biển ăn thực vật lớn nhất còn tồn tại và được thế giới đặc biệt quan tâm, hiện nay chỉ còn thấy ở Côn Đảo và Phú Quốc.
Hệ sinh thái rừng ngặp mặn: số loài thực vật ngập mặn ở Côn Đảo đã được xác định là 23 loài, các loài chiếm ưu thế là Đước Đôi (Rhizophora apiculata),Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Đước xanh (Rhizophora mucronata).
Ngoài ra vùng biển Côn Đảo còn có bò sát và thú biển: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Thú biển: Vùng biển Côn Đảo thường xuất hiện 3 loài thú: Delphin mõm dài (Stenella longirostris), Cá voi xanh (Balaenoptera musculus) và Dugong dugon hay còn gọi là Bò biển (seacow). Đây là 3 lòai thú biển cần quan tâm bảo vệ, đặt biệt có loài thú Dugong dugon đã tồn tại từ lâu ở Côn
Đảo nhưng đến năm 2012 mới được phát hiện. Hiện nay Dugong là đối tượng được quan tâm bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.
Bò sát biển: bao gồm các loài rùa biển và rắn biển. Rùa biển: có 2 loài với số lượng lớn đang sinh sống và lên đẻ hàng năm ở Vườn Quốc gia Côn Đảo là : Chelonia mydas (vích) và Ertmochelys imbricata (đồi mồi). Vùng biển Côn Đảo cũng là sinh cảnh kiếm ăn của loài Rùa da (Dermochelys coriacea), Quản đồng (Lepidochelys olivacea) . Với 14 bãi đẻ của rùa biển, hàng năm về Côn Đảo làm tổ với số lượng khoảng 300 cá thể rùa mẹ, đây là quần thể rùa được đánh giá chiếm 70 – 80% số rùa biển làm tổ/năm ở toàn vùng biển Việt Nam.
2.2.1.3. Tài nguyên khí hậu:
Côn Đảo nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam, mạnh nhất vào khoảng tháng 9, 10 biển động rất mạnh, tàu thuyền khó đi lại; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; lượng mưa trung bình: 2.200mm; độ ẩm trung bình: 80%.
Do có biển bao bọc xung quanh nên nhìn chung khí hậu Côn Đảo trong lành, mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27oC => thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, sự thất thường của khí hậu đã làm cho ngành du lịch của huyện Côn Đảo manh tính mùa vụ rõ rệt.
2.2.1.4. Tài nguyên nước:
Ở Côn Đảo, chỉ có đảo Côn Sơn và hòn Cau có nước ngọt. Địa hình Côn Đảo chủ yếu là núi đồi, có khoảng 60 con suối ngắn, nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa. Song ở đây có mạch nước ngầm rất sạch và hồ chứa nước Quang Trung khá lớn cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác.
2.2.2. Các nhân tố kinh tế – xã hội: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
2.2.2.1. Dân cư, lao động:
- Dân cư- xã hội:
Trước năm 1975 cư dân trên Côn Đảo là các gia đình của các công chức của chế độ chính quyền Sài Gòn trước đây giám sát các tù nhân chiến tranh và chính trị.
Tính đến năm 2022, Côn Đảo có số dân khoảng 5.500 người, phần lớn là dân nhập cư.
Dân cư tập trung chủ yếu ở đảo Côn Sơn – đây cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá của huyện Côn Đảo.
Về thành phần dân tộc: Kinh: chiếm 98,1%; Khơme chiếm 1,7%; Êđê chiếm 0,1% và Tày chiếm 0,1%.
Côn Đảo chỉ có một cấp chính quyền (cấp huyện và các phòng ban chuyên môn), không có cấp xã hoặc cấp thấp hơn. Chính quyền cấp huyện trực tiếp chỉ đạo 09 khu dân cư và các đơn vị sản xuất.
- Lao động:
Trong 5500 người, Côn Đảo có 3901 người trong độ tuồi lao động (chiếm 70,93%), trong đó: công viên chức Chính phủ (60%), nông dân (20%), cung cấp các dịch vụ (17%) và ngư dân (3%); số người chưa tới tuổi lao động là 1420 người (chiếm 25,87%) ; số người quá tuổi lao động 179 người (chiếm 3,2%).
2.2.2.2. Kinh tế:
Huyện Côn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, khai thác chế biến hải sản, phát triển cảng biển, dịch vụ dịch vụ dầu khí và hàng hải.
Có 3 ngành kinh tế chính: Thương mại và Dịch vụ (58%), Công nghiệp và Xây dựng (28%), Nông nghiệp và Nghề biển (14%). Các ngành kinh tế của huyện Côn Đảo phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng cao. Theo báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế 5 năm (2018 – 2022) thì tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện là 13,84%/năm; trong đó:
- Dịch vu – Du lịch đạt 81.934 triệu đồng, tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 17,96%.
- Công nghiệp – xây dựng đạt 35.520 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 12,23%.
- Nông – lâm – ngư nghiệp đạt 24.661 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 2,71%.
- Về cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2018 – 2022 như sau:
- Dịch vụ – Du lịch chiếm 57,66%
- Công nghiệp và xây dựng chiếm 24,99%
- Nông – lâm – ngư chiếm 17,35%
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
2.2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn:
Nhân dân Việt Nam và một phần du khách quốc tế biết đến Côn Đảo với biệt danh là “Địa ngục trần gian”.
Ngày 29-4-1979, Bộ Văn hoá Thông tin đã ra quyết định số 54/VH.QĐ đặc cách công nhận khu di tích lịch sử Côn Đảo và công nhận đây là một trong những khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Tại Hội nghị ngày 23-8-2015 do UBND tỉnh chủ trì đã thông qua đề án quy định khu vực bảo vệ Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo với 20 địa điểm di tích trong tâm. Sau đây tôi xin giới thiệu một số di tích được khai thác du lịch nhiều:
- Nhà tù Côn Đảo Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Hệ thống nhà tù được thiết lập theo Nghị định ngày 1-2-1862 của đô đốc Bonard để giam những người cộng sản.
Trong hơn nữa thế kỷ đầu, nhà tù Côn Đảo chỉ có một trại giam (Bagne NoI). Banh II được khởi công xây dựng năm 1917, đưa vào sử dụng năm 1928. Banh III tiếp tục được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1939. Banh phụ của Banh III cùng 2 dãy Chuồng Cọp được sử dụng năm 1944.
Trong 20 năm sau cùng của nhà tù này. Mỹ nguỵ đã tăng quy mô từ 4 trại lên 8 trại, mỗi trại rộng từ 10.000 đến 25.000m2 cùng hàng chục trại phụ với 20 hầm đá, 14 xà lim, 31 gian biệt lập Chuồng Bò, 120 Chuồng Cọp Pháp, 384 Chuồng Cọp Mỹ và hàng chục khu biệt lập nhất thời để duy trì an ninh. (phụ lục )
- Cầu Tàu 914 :
Cầu Tàu được khởi công xây dựng vào năm 1873, mở rộng và sửa chữa nhiều lần cho đến gần một thế kỷ sau mới có dạng như ngày nay. Cầu Tàu là nơi ghi dấu bước chân lưu đầy đầu tiên của hàng chục vạn người tù lên hòn đảo tù này, với tất cả nỗi tủi nhục của trận đòn phủ đầu từ Cầu Tàu về trại giam. Hàng vạn người chỉ một lần đặt chân lên đây rồi vĩnh viễn nằm lại Côn Đảo và 914 là số người đã chết trong lúc xây dựng Cầu Tàu.
- Nghĩa trang Hàng Dương:
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo và được xem là “Bàn thờ Tổ quốc”. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Họ đã chết dưới sự tàn bạo của cai ngục và hoàn cảnh sống khắc nghiệt tại nhà tù.
- Miếu Bà Phi Yến:
Bà Phi Yến, theo truyền thuyết được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ Hoàng tử Cải. Một lần, bị kẻ xấu xúc phạm bà đã tự tử để thủ tiết với chồng. Nhân dân trên đảo vô cùng thương tiếc, đã lập nên ngôi miếu để thờ bà. Năm 1861, Pháp sau khi chiếm đảo đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây nhà tù. Ngôi miếu bị đổ nát.
Năm 1958, nhân dân trên đảo xây dựng lại ngôi miếu trên nền cũ.
2.3. Thực trạng phát triển du lịch huyện Côn Đảo Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
2.3.1. Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý du lịch.
- Trước năm 2017 huyện Côn Đảo chưa có bộ phận riêng biệt quản lý các hoạt động du lịch.
Ngày 14/02/2018 UBND huyện ban hành quyết định số 51/QĐ.UB về thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của huyện.
Ngày 15/03/2018 UBND ra quyết định số 90/QĐ.UB về thành lập Trung tâm điều hành du lịch của huyện. Tuy nhiên do ảnh hưởng các quy định về biên chế là huyện “đặc thù” nên đa số cán bộ của Ban chỉ đạo và Trung tâm đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa có văn phòng, kinh phí và trang thiết bị cho các tổ chức hoạt động nên hiệu quả đem lại chưa cao.
Ngày 25-10-2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 264/2022/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế – xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Mà trọng tâm của Đề án là biến Côn Đảo trở thành khu kinh tế – du lịch và dịch vụ hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế. Sau khi Đề án phát triển kinh tế – xã hội Côn Đảo được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban quản lý phát triển Côn Đảo trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh nhằm tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Hiện tại chức năng quản lý du lịch do Ban Quản lý các khu du lịch của UBND huyện Côn Đảo đảm nhiệm bao gồm thu thập các số liệu thống kê và xem xét các hồ sơ dự án phát triển du lịch. Sở du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đóng vai trò hỗ trợ. Ban Quản lý phát triển Côn Đảo được thành lập năm 2023 hỗ trợ cho việc quản lý du lịch trên đảo bằng việc xem xét các đề án và hồ sơ dự án phát triển du lịch trước khi chuyển đến các cơ quan chính quyền chức năng. Mặc dù vậy không có một tổ chức nghề nghiệp hay một cơ quan chính quyền chuyên trách việc quản lý hay phát triển du lịch tại Côn Đảo. Mối quan hệ giữa các cơ quan liên quan, Vườn quốc gia Côn Đảo, Ban Quản lý phát triển Côn Đảo và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tương đối yếu và hiện tại chưa có quy hoạch và quản lý phát triển du lịch một cách tổng hợp.
2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch của Côn Đảo từ 2013 đến năm 2024
2.3.2.1. Về khách du lịch:
Bảng 2. 1. Tình hình tăng trưởng khách du lịch đến Côn Đảo từ năm 2013 – 2024
Năm | Khách nội địa (lượt người) | Khách quốc tế (lượt người) | Tổng số (lượt người) |
2013 | 1.546 | 17 | 1.563 |
2014 | 3.064 | 123 | 3.187 |
2015 | 2.496 | 145 | 2.641 |
2016 | 4.160 | 136 | 4.296 |
2017 | 8.422 | 1.578 | 10.000 |
2018 | 9.928 | 233 | 10.161 |
2019 | 10.692 | 195 | 10.887 |
2020 | 9.840 | 141 | 9.981 |
2021 | 11.350 | 450 | 11.800 |
2022 | 13.000 | 500 | 13.500 |
2023 | 14.573 | 1.202 | 15.775 |
2024 | 16.055 | 1.445 | 17.500 |
(Nguồn: Bảng baó cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển du lịch hàng năm của Huyện Côn Đảo)
Trong hơn thập kỷ vừa qua số lượng khách du lịch đến Côn Đảo đã tăng rất nhanh từ 1.563 lượt khách năm 2013 lên gần 17.500 năm 2024. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về khách từ năm 2018 rất ổn định và đạt gần 10%/năm. Khách du lịch nội địa chiếm phần lớn tổng lượng khách đến Côn Đảo và chỉ 1/10 (gần 1800 lượt khách) là khách quốc tế.
- Khách du lịch quốc tế: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Đa số khách quốc tế đến Côn Đảo để thư giãn vào các kỳ nghỉ và một phần nghiên cứu khoa học. Khách phương Tây phần lớn họ đến từ Pháp, Thụy Sỹ, Đức, Hoa Kỳ; khách Châu Á, họ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Họ là những người trẻ tuổi (từ 20 đến 40 tuổi) và chủ yếu du lịch tự do theo kiểu Tây Balô hay các nhóm khách nhỏ đi theo các tour du lịch.
Du khách quốc tế đến với Côn Đảo để khám phá thiên nhiên hoang dã là chính. Một số rất ít cựu chiến binh đến Côn Đảo để thăm lại chiến trường xưa.
- Khách du lịch nội địa
Gần một nửa (45%) khách du lịch nội địa tới Côn Đảo trong các kỳ nghỉ, khoảng 40% tới đảo để thăm bạn bè và họ hàng, 10% tới đảo là đi công tác và 5% còn lại tới đảo vì các lý do khác như sinh viên đi thực tập, học sinh cắm trại về nguồn… Phần lớn khách du lịch nội địa đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Vũng Tàu họ đi theo tour.
Khác với du khách quốc tế, phần lớn khách du lịch nội địa tới Côn Đảo là để thăm quan các khu di tích lịch sử văn hóa; việc nghỉ biển chỉ là mục đích phụ. Ngoài ra, còn có những đoàn du khách nội địa là cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa.
Bảng2. 2. Tỉ trọng khách du lịch đến Côn Đảo so với tỉnh Bà Rịa_Vũng Tàu.
Năm | Du khách đến Bà Rịa- Vũng Tàu (lượt người) | Du khách đến Côn Đảo (lượt người) | Tỉ trọng du khách đến Côn Đảo so với Bà Rịa-Vũng Tàu (%) | |||
Nội địa | Quốc tế | Nội địa | Quốc tế | Nội địa | Quốc tế | |
2014 | 2.500.000 | 320.000 | 3.064 | 123 | 0,12 | 0,04 |
2015 | 2.750.000 | 187.000 | 2.496 | 145 | 0,09 | 0,08 |
2016 | 2.860.000 | 190.000 | 4.160 | 136 | 0,15 | 0,07 |
2017 | 3.162.000 | 141.000 | 8.422 | 1.578 | 0,27 | 1,12 |
2018 | 3.384.000 | 146.800 | 9.928 | 233 | 0,29 | 0,16 |
2019 | 3.655.000 | 162.000 | 10.692 | 195 | 0,29 | 0,12 |
2020 | 4.021.000 | 172.100 | 9.840 | 141 | 0,24 | 0,08 |
2021 | 4.859.300 | 182.670 | 11.350 | 450 | 0,23 | 0,25 |
2022 | 5.212.000 | 194.000 | 13.000 | 500 | 0,25 | 0,26 |
2023 | 5.540.000 | 206.300 | 14.573 | 1 .202 | 0,26 | 0,58 |
2024 | 5.786.200 | 218.800 | 16.055 | 1.445 | 0,28 | 0,66 |
(Nguồn: Bảng baó cáo tình hình kinh doanh du lịch hàng năm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Huyện Côn Đảo)
Nhìn chung, tỷ trọng khách du lịch đến Côn Đảo so với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là rất thấp (chưa tới 1%). Từ năm 2014 đến năm 2024, tỷ trọng khách nội địa tăng nhưng chậm (từ 0,12% lên 0,28% – tăng gấp hơn hai lần), còn tỷ trọng khách quốc tế tăng rất nhanh (từ 0,04% lên 0,66% – tăng 16,5 lần) điều này mở ra triển vọng lớn cho ngành du lịch Côn Đảo đặc biệt đối với thị trường khách quốc tế. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
2.3.2.2. Về doanh thu:
Bảng 2.3: Doanh thu từ du lịch Côn Đảo từ năm 2013 – 2024
Năm | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 |
Doanh thu (triệu đồng) | 320 | 1.379 | 1.347 | 2.151 | 3.835 | 2.066 | 2.846 | 3.031 | 4.375 | 5.000 | 9.847 | 13.500 |
(Nguồn: Bảng baó cáo tình hình kinh doanh du lịch trong các năm – từ năm 2013à2024 của Huyện Côn Đảo)
Doanh thu không ngừng tăng theo từng năm. Vào 2013 doanh thu mới chỉ có 320 triệu, đến năm 2017 đã là 3000 triệu đồng. Và gần đây đã có sự gia tăng rất nhanh, lên đến 13.500 triệu đồng. Đặc biệt từ năm 2022 trở lại đây doanh thu tăng rất nhanh: từ 5000 triệu đồng lên 13.500 triệu đồng, gần gấp 3 lần.
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưỏng về doanh thu của ngành du lịch Côn Đảo từ năm 2013
Bảng 2.4: Tỉ trọng doanh thu du lịch Côn Đảo so với doanh thu du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Năm | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 |
Doanh thu từ du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Tỉ đồng). | 196.33 | 210.68 | 194.11 | 142.14 | 1.005 | 1.075,425 |
Doanh thu từ du lịch của Côn Đảo (Triệu đồng) | 2.846 | 3.031 | 4.375 | 5.000 | 9.847 | 13.500 |
Tỉ trọng (%) | 1,45 | 1,44 | 2,25 | 3,51 | 0,98 | 1,25 |
(Nguồn: Bảng baó cáo tình hình kinh doanh du lịch hàng năm-từ năm 2019 và2024 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Huyện Côn Đảo)
So với doanh thu du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, doanh thu du lịch của Côn Đảo chiếm tỷ trọng rất thấp (cao nhất là 3,51% năm 2022), đây là thời gian diễn ra Festival biển ở Côn Đảo. Điều đó chứng tỏ ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chưa đầu tư đúng mức cho ngành du lịch Côn Đảo. Tiềm năng du lịch Côn Đảo rất lớn nhưng chưa khai thác bao nhiêu. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Sau sự kiện Festival, Côn Đảo được quảng bá rất mạnh mẽ, doanh thu du lịch cũng tăng khá nhanh (từ 5 tỷ đến gần 10 tỷ đồng).Tuy nhiên tỷ trọng so với doanh thu du lịch của tỉnh thì giảm còn chưa đến 1%. Vì thế Tỉnh cần có chiến lược đầu tư phát triển du lịch Côn Đảo một cách kịp thời nhằm chống lãng phí tài nguyên du lịch thêm nữa đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương, góp phần nâng cao mức sống cho người dân Côn Đảo.
Bảng 2.5: Tỉ trọng doanh thu du lịch Côn Đảo so với GDP(theo giá hiện hành) của huyện Côn Đảo.
Năm | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 |
GDP của Côn Đảo (Triệu đồng) | 37.717 | 41.400 | 46.368 | 53.560 | 65.221 | 79.707 |
Doanh thu từ du lịch của Côn Đảo (Triệu đồng) | 2.846 | 3.031 | 4.375 | 5.000 | 9.847 | 13.500 |
Tỉ trọng (%) | 7,54 | 7,3 | 9,4 | 9,3 | 15,1 | 16,94 |
(Nguồn: Bảng baó cáo tình hình thực hiện phát triển kinh tế – xã hội và kinh doanh du lịch hàng năm-từ năm 2019 và2024 của Huyện Côn Đảo)
Mặc dù Côn Đảo có tiềm năng du lịch rất lớn nhưng tỷ trọng của ngành so với GDP Côn Đảo còn rất thấp (cao nhất vào năm 2024 cũng chỉ đạt gần 17%) à ngành du lịch Côn Đảo chưa được đầu tư khai thác bao nhiêu; song tỷ trọng tăng theo thời gian nhưng với tốc độ khá nhanh (gần 6,5 lần – giá trị tuyệt đối và hơn gấp 2 lần – giá trị tương đối)à chứng tỏ ngành du lịch Côn Đảo rất có triển vọng và ngày càng khai thác hiệu quả hơn, tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng của huyện.
2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch
- Giao thông:
Hiện nay, việc đi lại giữa Côn Đảo và đất liền chỉ bằng hai cách: đường hàng không và đường thủy
Hàng không: sân bay Cổ Ống thực hiện mỗi ngày 1 chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đến Côn Đảo và ngược lại, mỗi chuyến vận chuyển được khoảng 60 – 70 hành khách.
Hiện tại, Công ty Dịch vụ Hàng không Việt Nam (VASCO) thực hiện lịch bay 6 chuyến 1 tuần tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Côn Đảo. Thông thường các chuyến bay cất hạ cánh vào buổi sáng trừ ngày thứ 7. VASCO hiện đang sử dụng máy bay ATR-72, 64 hành khách trên tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Côn Đảo. Mặc dù vậy, các chuyến bay luôn kín chỗ bởi các hành khách thường xuyên, những người sống ở trên đất liền tới Côn Đảo để làm việc và ngược lại, gây nhiều khó khăn cho khách du lịch. Hiện nay, việc tổ chức các đoàn tour lớn tới Côn Đảo còn khó khăn do nhiều lý do và một trong những lý do đó là giá vé khứ hồi thành phố Hồ Chí Minh – Côn Đảo khá cao xấp xỉ 85 đô la Mỹ. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Đường thủy: Hiện đảo có 2 tàu là Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 chạy tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo và ngược lại. Mỗi tàu chạy mỗi ngày một chuyến. Mỗi chuyến khoản được 200 hành khách.
Cảng Bến Đầm là cảng lớn của Côn Đảo. Cảng này dùng để phục vụ nghề cá, hành khách và các hoạt động chuyên chở hàng hóa. Công suất hàng năm của Cảng Bến Đầm đạt khoảng 5000 tàu thuyền và được công nhận là 1 chi nhánh của cảng quốc tế Vũng Tàu. Ngoài Cảng Bến Đầm, còn có 1 cầu tàu tại Vịnh Côn Sơn gần thị trấn Côn Đảo – cầu tàu 914 – Cầu tàu này chủ yếu được sử dụng cho các dịch vụ du lịch như tàu đưa khách tới các đảo ngoài khơi để tham quan, lặn biển và các tàu cá của người dân địa phương.
Đường bộ: tổng chiều dài của hệ thống đường bộ trên Đảo xấp xỉ 85km. Trục đường chính chạy từ sân bay Cỏ Ống (nằm ở phía Bắc của đảo Côn Sơn) tới Cảng Bến Đầm (nằm ở phía Nam) chạy qua thị trấn Côn Đảo. Gần đây huyện Côn Đảo đã nâng cấp hệ thống đường xá cũng như các phương tiện vận tải biển và tăng lịch xe đón tiễn khách tới sân bay. Hầu hết khách du lịch thuê xe đạp hoặc xe máy để đi lại trên đảo. Hệ thống giao thông kết nối khá tốt các khu du lịch chính và có thể coi là đáp ứng được các nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai.
- Điện:
Hiện nay điện được cấp cho đảo Côn Sơn bởi 2 máy phát chạy dầu diezel với tổng công suất 4,7 Mê ga Oát, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện hiện nay trên đảo ước tính khoảng 1,2 Mê ga Oát. Các khu vực dân cư sinh sống tại Côn Đảo đều được sử dụng điện, với giá điện trung bình là 900 đồng/ kW. Tuy nhiên, các máy điện tại Côn Đảo khá cũ kỹ nên việc cấp điện không ổn định, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện cho du lịch trong tương lai.
Trước hàng loạt dự án về du lịch, để đáp ứng nhu cầu về năng lượng điện tăng đột biến trong thời gian tới. Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chấp thuận đề nghị của một tập đoàn Thuỵ Sĩ về việc triển khai nghiên cứu và chuẩn bị các thủ tục để thực hiện lập dự án điện gió, công suất 7 MW cho huyện Côn Đảo. Theo kế hoạch xây dựng nhà máy điện gió công suất 7MW tại Côn Đảo do tập đoàn Aerogie.plus (Thụy Sỹ) phác thảo, vốn đầu tư ước tính khoảng 19 triệu đô la Mỹ. Và vào đầu tháng 08/2025 vừa rồi Bộ Công thương vừa quyết định sẽ triển khai các dự án đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (Diezel – Gió – Mặt trời) tại các huyện đảo trong cả nước. Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong 4 huyện đảo được chọn. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy phát triển kinh tế, cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ, đáng tin cậy. Tổng nguồn vốn của dự án vào khoảng 65,5 triệu USD, trong đó vốn ODA là 60 triệu USD, hỗ trợ vốn ODA không hoàn lại là 2,5 triệu USD, vốn đối ứng của các tỉnh là 3 triệu USD. Thời gian thực hiện từ năm 2009 đến 2013.
- Nước:
Nước sinh hoạt và sản xuất trên đảo Côn Sơn chủ yếu được cấp từ hai nguồn: nước ngầm và nước trên mặt. Các đảo ngoài khơi chủ yếu sử dụng nước mưa hoặc nước đưa từ đảo Côn Sơn sang. Theo nghiên cứu, khả năng cấp nước từ nguồn nước trên mặt và nước ngầm trên đảo có thể đạt 5000 m3/ngày.Tuy nhiên hiện tại chỉ mới khai thác được 2017 m3/ngày trong đó tiêu thụ hết 1816m3/ngày, bao gồm cả 550 m3/ngày cấp cho sản xuất đá để phục vụ nghề cá. Nhu cầu sử dụng nước của khách du lịch thường cao hơn nhiều so với nhu cầu của người dân địa phương, vì vậy việc cung cấp nước sạch cũng sẽ gây trở ngại lớn cho phát triển du lịch trong tương lai tại Côn Đảo. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
- Thông tin liên lạc
Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có 3 mạng điện thoại di động phủ sóng là Vinaphone, Mobiphone và Viettel. Ngoài ra có mạng cố định không dây của Viettel. Cuối tháng 8/2024 Côn Đảo đã kết nối Internet tốc độ cao ASDL. Ngoài ra, Côn Đảo còn có đài phát thanh và truyền hình.
- Cơ sở lưu trú:
Theo báo cáo của Ban Quản lý phát triển Côn Đảo, Côn Đảo hiện có 10 cơ sở lưu trú với 150 phòng có sức chứa 435 khách. Trong đó có một khách sạn đạt chuẩn 3 sao: Sài Gòn – Côn Đảo (Phụ lục 1).
Côn Đảo không có hệ thống xếp hạng cơ sở lưu trú chính thức nào. Ở đây, chất lượng giữa cơ sở lưu trú và các dịch vụ cung cấp có sự khác nhau đáng kể. Hiện Côn Đảo có 2 khu du lịch đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030. Khi hoàn thành, công suất hàng ngày của các cơ sở lưu trú sẽ đạt xấp xỉ 310 phòng với 544 giường. Nhiều nhà đầu tư đã đề xuất hàng loạt các dự án xây dựng các khách sạn khu du lịch bãi biển lớn nhưng vẫn chưa có dự án nào được phê duyệt.
Các cơ sở lưu trú đều nằm trên đảo Côn Sơn và không có cơ sở lưu trú nào nằm trên các đảo khác. Tuy nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo thỉnh thoảng cho phép các nhóm khách thăm quan nhỏ, chủ yếu là sinh viên, các nhà nghiên cứu được nghỉ qua đêm tại các trạm kiểm lâm hoặc cắm trại tại bãi biển trên đảo Hòn Cau.
Công suất sử dụng các cơ sở lưu trú không cao (khoảng 30%/năm). Tuy nhiên có những thời điểm trong năm chẳng hạn trong các mùa nghỉ hè hay dịp lễ thì các cơ sở lưu trú đạt hết công suất.
Giá phòng các khu du lịch trên Côn Đảo khá cao: từ 20 đô la Mỹ cho tới 80 đô la Mỹ / đêm và giá phòng nhà nghỉ thường dưới 15 đô la Mỹ. Ước tính rằng khách du lịch chi tiêu gần nửa ngân sách của họ cho dịch vụ lưu trú.
- Các dịch vụ du lịch
Hiện nay các dịch vụ du lịch ở Côn Đảo còn hạn chế và chủ yếu tập trung tại các khu du lịch (ATC, Sài Gòn – Côn Đảo…). Mỗi khu du lịch đều có nhà hàng riêng.
Ngoài ra còn 3 nhà hàng dành cho khách du lịch nữa nằm ở thị trấn Côn Đảo (xem Phụ lục ); một số quán cà phê, quán ăn và cửa hàng bán hàng lưu niệm quanh thị trấn Côn Đảo.
Hiện nay, Côn Đảo chưa có trung tâm thông tin khách du lịch chính thức. Văn phòng VQGCĐ hoạt động như một trung tâm thông tin khách du lịch không chính thức, cung cấp các thông tin chung về Côn Đảo và tổ chức các hoạt động du lịch trong VQGCĐ. Ngoài ra, bảo tàng Côn Đảo và các khu vực lễ tân của các khu du lịch cũng cung cấp thông tin và các dịch vụ đặt chỗ cho các hoạt động du lịch trên đảo. Có thể thuê xe máy và xe đạp ở các khu du lịch và quán cà phê gần Cầu tàu 914. Xe buýt du lịch thường được sử dụng để đón tiễn sân bay và có thể thuê xe tại 3 khu du lịch này.
2.3.2.4. Sản phẩm du lịch Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Các hoạt động du lịch trên Côn đảo chủ yếu là tham quan các di tích lịch sử văn hóa như: hệ thống nhà tù và các hệ động thực vật đa dạng của VQGCĐ. Phần lớn các hoạt động đều diễn ra trên đảo Côn Sơn, còn lại diễn ra trên các bãi biển ở hòn Bảy Cạnh và Hòn Bà.
Các sản phẩm du lịch tiêu biểu bao gồm:
- Du lịch tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái rừng – biển.
- Du lịch thể thao, leo núi, tắm biển.
- Du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng.
- Du lịch nghỉ dưỡng và tham quan thắng cảnh.
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trang 33,34)
2.3.2.5. Tiếp thị và xúc tiến du lịch
Hiện tại chưa có tổ chức nghề nghiệp hay cơ quan chính quyền nào tại Côn Đảo chuyên trách việc tiếp thị và xúc tiến du lịch. Sở du lịch tiếp thị và xúc tiến Côn Đảo như một phần trong chương trình tổng thể của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các khách sạn như Khu du lịch Saigontourist, Khu du lịch ATC đã khởi xướng các hoạt động tiếp thị và xúc tiến du lịch đơn lẻ nhưng ở mức độ thấp.
2.3.2.6. Đầu tư du lịch:
Trước 1975 Côn Đảo được xem là “địa ngục trần gian” nơi giam cầm những chiến sĩ Cách Mạng. Thế nhưng từ khi được chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Côn Đảo đến 2020 (25-10-2022) với mong muốn biến Côn Đảo trở thành “thiên đường du lịch biển sinh thái” thì nơi huyện đảo nhỏ bé này với hơn 7000 dân đã có những biến động to lớn. Đứng trước thời cơ này Côn Đảo đang được đầu tư xây dựng trở thành vùng đảo giàu có và hấp dẫn bởi thế mạnh kinh tế biển và du lịch, khu vực bảo tồn thiên nhiên quý giá. Nhất là ba năm gần đây nhiều hãng lữ hành có tên tuổi như Saigontourist, OSC Travel… đã mở rộng đầu tư và đưa Côn Đảo vào kế hoạch khai thác tour của mình
Côn Đảo ngày nay đang nhộn nhịp với những dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những bãi biển tuyệt đẹp dọc theo con đường dẫn vào trung tâm thị trấn đã được qui hoạch để xây những khu nghỉ dưỡng, khách sạn sang trọng. Một dự án được coi là lớn nhất hiện đang xây dựng là cụm khách sạn Côn Đảo Resort trị giá 23 triệu USD của Tập đoàn Indochina (Hoa Kỳ).
Chỉ trong thời gian ngắn nữa, cụm khách sạn Sài Gòn – Côn Đảo với vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng của Công ty Du lịch Sài Gòn Tourist sẽ được đưa vào sử dụng. Cùng với các dự án trên, còn có 22 dự án đầu tư du lịch khác ở Côn Đảo trị giá hơn 1.000 tỷ đồng cũng đã được cấp phép đầu tư (Xem phụ lục 2). Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
2.3.2.7. Nguồn nhân lực du lịch
Nguồn lao động hiện tại trong ngành du lịch ở Côn Đảo khoảng hơn 140 người. Phần lớn họ là dân địa phương làm việc ở khách sạn và nhà hàng thuộc các khu du lịch.
Hiện tại có 2 dự án xây dựng cơ sở lưu trú chính đang được thực hiện, đó là khu du lịch Sài Gòn Côn Đảo giai đoạn 2 và Evason Hideaway. Các dự án khu du lịch này xây dựng khách sạn 4 đến 5 sao và khi hoàn thành công suất phòng khách sạn ở Côn Đảo sẽ tăng gấp đôi. Các khu du lịch này sẽ cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nhất định làm việc một cách chuyên nghiệp. Dự kiến rằng các nhân viên chủ chốt của khu du lịch sẽ được tuyển dụng từ đất liền nhưng sẽ có nhiều cơ hội tuyển dụng người dân địa phương vào các công việc ở trình độ cơ bản và đào tạo họ về các nghiệp vụ khách sạn =>Cần xem xét lại các dự án trên xem có phù hợp với môi trường du lịch Côn Đảo hay không? Việc làm này sẽ ảnh hưởng lớn đến tài nguyên du lịch, đặc biệt sự tranh chấp về quyền lợi kinh tế giữa cư dân địa phương và lực lượng lao động nhập cư, gây nhiều khó khăn trong việc quản lý xã hội.
2.3.3. Các điểm, tuyến du lịch đang khai thác:
2.3.3.1.Các điểm du lịch:
Ngoài các di tích lịch sử, văn hoá (mục 2.2.2.3) được khai thác từ lâu; Côn Đảo còn khai thác các điểm du lịch sinh thái sau:
- HÒN TRE LỚN
Nếu bạn muốn xem san hô thì hòn Tre Lớn là nơi lý tưởng nhất, vì san hô ở đây rất đẹp và phong phú về loài. Ở đây bạn còn được xem bãi cát đẻ của rùa biển, nghỉ ngơi thư giản và tắm biển. Tàu biển sẽ đưa bạn từ thị trấn Côn Sơn đến hòn Tre Lớn khoảng một giờ và bạn sẽ thưởng thức buổi ăn trưa trên bãi biển
- HÒN TÀI
Xuất phát từ cầu du lịch tại thị trấn Côn Đảo, tàu sẽ đưa du khách hướng về phía Đông nam để đi đến hòn Tài sau 30 phút. Trên đường đi, du khách có thể câu cá giải trí và ngắm cảnh. Hòn Tài có độ rộng tương đối cao 170m, toàn bộ diện tích của đảo được che phủ bởi thảm thực vật rừng. Ở hòn Tài lớn bạn có thể thấy: Sóc MUn – loại sóc đặcj hữu chỉ có ở Côn Đảo, Kỳ đà, Tắc kè,…và nhiều loài chim biển, Gầm Ghì trắng, một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu; khỉ mặt đỏ: Giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Bãi cát trước đảo là nơi rùa biển sinh sản, đến với Hòn Tài vào mùa sinh sản của rùa biển, từ tháng 4 – 11, bạn sẽ thấy rùa lên bãi đẻ trứng hang đêm. Sau khoảng 60 ngày ấp trứng, những chú rùa con bé bỏng chui ra khỏi vỏ trứng. Hãy cùng các nhân viên kiểm lâm thả những chú rùa con này về với biển xanh để cảm nhận khát vọng sống mãnh liệt của muôn loài.
Hệ sinh thái dưới biển là bức tranh phong phú đầy màu sắc của các san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh. Với Hòn Tài, du khách sẽ được chime ngưỡng vẽ đẹp lung linh huyền bí của chốn thủy cung với nhiều laọi san hô rực rỡ, lạ mắt mà khó có thể bắt gặp ở một nơi nào khác. Chỉ một lần có cơ hội thưởng thức, bạn có thể sẽ có những ấn tượng khó quên.
- HÒN CAU
Hòn Cau khá nổi tiếng bởi trước đây là một làng cổ thời vua Gia Long với tên “Xóm Bà Thiết” hơn nữa đây còn là một di tích lịch sử, là nơi thực dân Pháp, Mỹ giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng bị giam cầm ở hòn Cau năm 1930-1931. Hòn Cau là nơi duy nhất trong số các đảo ngoài khơi trong quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngầm. Trên đảo có nhiều loài cây ăn quả do những tù nhân trước đây trồng trong suốc thoời gian họ bị lưu đày. Hòn Cau là nơi quan trọng cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm như: rùa biển, yến sào. Đến với hòn Cau du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng cảnh đẹp hoang sơ và môi trường trong lành.
- HÒN BẢY CẠNH
Hòn Bảy Cạnh gồm hai phần đảo nối với nhau bằng doi cát ở giữa. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú. Ven biển phía Bắc của đảo là một khu rừng ngập mặn, còn ở ven biển phía Nam là những bãi cát rất đẹp. Biển xung quanh hòn Bảy Cạnh là một rừng san hô với hàng đàn cá biển.
Hòn Bảy Cạnh là nơi có rùa biển lên đẻ nhiều nhất và là một điểm nghiên cứu chủ yếu về rùa biển của Vườn quốc gia Côn Đảo. Vào ban đêm trong mùa sinh sản, rùa mẹ từ ngoài khơi vào các bãi cát ven đảo đẻ trứng.
Ngọn Hải Đăng do Pháp xây dựng trên hòn đảo này từ năm 1884 hiện vẫn đang hoạt động, nằm ở độ cao 226m. Theo đường mòn lên núi, bạn có thể leo lên ngọn Hải Đăng để ngắm nhìn thật xa quan cảnh bao la và hùng vỉ của trời và biển.
- VỊNH ĐẦM TRE
Vịnh Đầm Tre nằm phía Đông Bắc của đảo Côn Sơn, gần sân bay Cỏ Ống và cách trung tâm Vườn quốc gia Côn Đảo 16 km. Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một điểm du lịch hoang dã rất lý thú với cảnh quan tự nhiên của một vịnh sâu, kín gió có rừng ngập mặn bao bọc xung quanh và ở cửa vịnh có hang yến. Những lúc thủy triều xuống, vịnh trở nên rất nông, bạn có thể đi ngắm san hô và cá biển.
- BÃI ÔNG ĐỤNG
Đây là điểm du lịch hấp dẫn trên đảo Côn Sơn, cách trung tâm vườn khoảng 2 km về phía Tây Bắc. Đi bộ khoảng một giờ trên con đường mòn xuyên qua rừng, bạn sẽ đến trạm Kiểm Lâm Ông Đụng. Điểm du lịch này ở ngay trên đảo Côn Sơn, lại gần trung tâm của vườn nên rất thuận cho du khách trong chuyến đi nghỉ cuối tuần hoặc ngắn ngày. Tại đây du khách có thể ngắm cảnh, nghỉ ngơi, câu cá, bơi, bơi có ống thở để xem san hô và cá biển.
2.3.3.2.Các tuyến du lịch: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
- Tuyến 1: Vòng quanh đảo Côn Sơn, ghé thăm quan hòn Tre Lớn:
Xuất phát từ cầu tàu Du lịch hướng về phía Đông Bắc của đảo Côn Sơn, vòng qua phía bên kia của đảo, ghé tham quan hòn Tre Lớn, sau đó, tiếp tục lộ trình về phía Đông Nam. Trên suốt chuyến đi, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc, vịnh Đầm Tre, ngang qua bãi Ông Đụng, hòn Tre Nhỏ… Sau hơn một giờ đồng hồ, du khách sẽ tạm dừng chân tại hòn Tre Lớn. Bãi cát trắng phau trước trạm Kiểm lâm hòn Tre Lớn cũng là một trong những bãi đẻ lớn của rùa biển. Tại đây, du khách sẽ được giới thiệu về công tác bảo tồn và những điều thú vị về loài sinh vật biển hiền lành và quý hiếm này. Rạn san hô ở đây cũng là một trong những rạn san hô đẹp nhất trong vùng biển Côn Đảo. Ngoài ra, du khách còn có thể nhìn thấy nhiều loài sinh vật biển khác như ốc Đá, trai Tai Tượng với rất nhiều màu sắc lấp lánh dưới làn nước trong xanh… Tiếp tục với lộ trình vòng quanh đảo chính, du khách sẽ được tham quan cảnh đẹp của vịnh Bến Đầm, hòn Trọc, cảng biển Bến Đầm, khu công nghiệp Bến Đầm, hòn Bà, hòn Vung và mũi Cá Mập…
- Tuyến 2: Cầu tàu – hòn Tài – hòn Bảy Cạnh
Hướng về phía Đông Nam của đảo Côn Sơn, cách khoảng 25 phút đường tàu, du khách sẽ đến với hòn Tài. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn quang cảnh vịnh Côn Sơn từ xa và các đảo nhỏ xung quanh, neo đậu tàu để câu cá giải trí, bơi lội với ống thở để xem một trong những điểm có rạn san hô đẹp nhất vùng biển Côn Đảo, tham quan trạm bảo tồn rùa biển, khu nuôi thực nghiệm khỉ Mặt Đỏ, một loài khỉ quý hiếm, tham quan khu rừng nguyên sinh để có thể thấy nhiều loài chim rừng quý hiếm.
Tiếp tục theo lộ trình của tuyến du lịch này, sau 25phút, tàu du khách sẽ đến với Hòn Bảy Cạnh.
Tại đây, du khách có thể tham quan trạm bảo tồn rùa biển và tìm hiểu công tác bảo tồn loài động vật biển quý hiếm này, chinh phục ngọn núi cao 325m để tham quan ngọn Hải Đăng được xây dựng từ năm 1884, đến nay vẫn được duy trì hoạt động với tầm bán kính là 72km, soi đường cho tàu bè khắp nơi qua lại, tham quan khu rừng ngập mặn đẹp nhất trong số những rừng ngập mặn ở Côn Đảo, bơi lội xem san hô, nghỉ ngơi, thư giãn trên bãi biển dài với bờ cát trắng mịn, hoang sơ, yên tĩnh. Bãi cát Lớn tại đây chính là bãi đẻ lớn nhất của rùa biển Côn Đảo. Vào mùa rùa biển lên bãi làm tổ, từ tháng 4-11 hàng năm, du khách có thể nghỉ qua đêm tại đây để chờ xem hoạt động làm tổ và đẻ trứng của rùa biển, tham gia thả rùa con về biển ….… Chắc chắn du khách sẽ có được những kỉ niệm không bao giờ quên…
- Tuyến 3: Côn Sơn – hòn Bảy Cạnh – hòn Cau:
Sau khoảng 45 phút khởi hành bằng tàu, du khách sẽ đến với Hòn Bảy Cạnh. Tại đây, du khách có thể tham quan trạm bảo tồn rùa biển và tìm hiểu công tác bảo tồn loài động vật biển quý hiếm này; chinh phục ngọn núi cao 325m để tham quan ngọn Hải Đăng được xây dựng từ năm 1884, đến nay vẫn được duy trì hoạt động với tầm bán kính là 72km, soi đường cho tàu bè khắp nơi qua lại, tham quan khu rừng ngập mặn đẹp nhất trong số những rừng ngập mặn ở Côn Đảo; bơi lội xem san hô, nghỉ ngơi, thư giãn trên bãi biển dài với bờ cát trắng mịn, hoang sơ, yên tĩnh. Bãi cát Lớn tại đây chính là bãi đẻ lớn nhất của rùa biển Côn Đảo. Vào mùa rùa biển lên bãi làm tổ, từ tháng 4-11 hàng năm, du khách có thể nghỉ qua đêm tại đây để chờ xem hoạt động làm tổ và đẻ trứng của rùa biển, tham gia thả rùa con về biển sau những ngày được ấp ủ… Chắc chắn du khách sẽ có được những kỉ niệm không bao giờ quên… Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Nằm về phía Đông của đảo Côn Sơn, cách hòn Bảy Cạnh khoảng 30 phút đường tàu, du khách sẽ đến với đảo hòn Cau. Trên đường đi, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn từ xa.
Hòn Cau là nơi duy nhất trong số các đảo ngoài khơi trong quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngọt quanh năm và có nhiều loài cây ăn quả. Đến đây, chắc chắn bạn sẽ thích nếm thử một quả dừa tươi tinh khiết, ngọt lịm của hòn đảo này.
Hiện nay Hòn Cau là một trong những điểm quan trọng cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Đến với hòn Cau, du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng phong cảnh đẹp hoang sơ và một môi trường trong lành. Bơi lội với ống thở để xem sự đa dạng của các rạn san hô, bách bộ tham quan rừng cây ăn quả và rừng mưa nhiệt đới để được thấy nhiều loài động vật hoang dã như kỳ đà, tắc kè, dơi quạ và một số loài chim quý hiếm, thấy một số loài cây đặc hữu của Côn Đảo, quan sát các nhân viên Kiểm lâm thu hoạch tổ chim Yến, tìm hiểu công tác bảo tồn rùa biển…
Tại đây, du khách cũng có thể nghỉ qua đêm để xem rùa biển lên bãi đẻ trứng hoặc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng…
- Tuyến 4: Đảo Côn Sơn – Hòn Tre Lớn – Hòn Tre Nhỏ
Lộ trình: Xuất phát từ Cầu Tàu 914 à vịnh Côn Sơn à vịnh Bến Đầm à hòn Tre Lớn à hòn Tre Nhỏ.
Loại hình du lịch: Ngắm cảnh, nghỉ ngơi, bơi lội, câu cá, lặn có ống thở, xem rùa, leo núi .
Trên tuyến này, du khách sẽ được tham quan:
Vịnh Côn Sơn
Vịnh Bến Đầm
Hòn Tre Lớn
Hòn Tre Nhỏ
- Tuyến 5: Thị trấn Côn Đảo – vịnh Đầm Tre
Du khách có thể đến với tuyến du lịch này bằng hai cách: đi bộ xuyên rừng hoặc đi bằng tàu du lịch của Vườn.
Đi bộ xuyên rừng: từ trung tâm Vườn hoặc từ Thị trấn Côn Đảo, du khách đi bằng ô tô hoặc xe máy về hướng sân bay Cỏ Ống, sau đó đi bộ xuyên qua khu rừng mưa nhiệt đới trong thời gian khoảng gần 2 giờ đồng hồ. Trên đường đi, du khách sẽ leo qua núi Yên Ngựa, sẽ bắt gặp nhiều loài động vật hoang dã như sóc, khỉ, kỳ đà, cua núi…và nhiều loài thực vật quý hiếm, đặc hữu như Lát hoa, Găng néo… nhất là sẽ được thấy rất nhiều cây cổ thụ lâu năm và nhiều loài dây leo tại tuyến rừng này. Sau đó, du khách sẽ đến với vịnh Đầm Tre. Tại đây, du khách có thể tham quan rừng ngập mặn, bơi với ống thở xem san hô, xem chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài sinh vật biển khác.
Đi bằng tàu du lịch: Từ cầu tàu Du lịch, tàu Vườn Quốc gia sẽ đưa du khách hướng về phía Đông Bắc của đảo Côn Sơn. Trên đường đi, du khách sẽ được ngắm cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc…
- Tuyến 6: Cầu Ma Thiên Lãnh – bãi Ông Đụng Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Bắt đầu từ trụ sở Vườn để tham quan tuyến Sở Rẫy, du khách cũng có thể tiếp tục theo đường mòn trong rừng để đến bãi biển Ông Đụng. Đây là một con đường khác để đến với bãi biển này. Mất khoảng một giờ đồng hồ, trên suốt dọc đường đi từ Sở Rẫy qua Ông Đụng, du khách sẽ cảm thấy thật thích thú khi nhìn thấy những cây cổ thụ đã hơn hàng trăm năm tuổi, những dây leo to bằng cánh tay người uốn quanh tạo nhiều kiểu dáng lạ mắt.
Ông Đụng là một vịnh nhỏ ăn sâu vào đảo lớn Côn Sơn, cách trung tâm Thị trấn khoảng 3 km về phía Tây. Trên đường đi, du khách sẽ dừng chân tham quan di tích lịch sử cầu Ma Thiên Lãnh, mất khoảng 15 phút leo qua một dốc đá, xuyên qua rừng để đến với hang Đức Mẹ, một hang đá nhỏ do thực dân Pháp tìm thấy, họ chọn nơi này làm nơi đặt tượng thờ Đức Mẹ Maria và đến cầu nguyện trong những năm chiếm đóng ở đây.
Tiếp tục xuyên qua rừng mưa nhiệt đới Ông Đụng, sau khoảng 20 phút, du khách sẽ đến bãi biển, du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn tại trạm Kiểm lâm Ông Đụng, tham quan quang cảnh xung quanh, hoặc bơi với ống thở xem san hô, xem ốc tai tượng…Để có được sự thú vị nhất khi chọn tuyến điểm này, du khách nên bắt đầu trước lúc bình minh lên để có thể nghe nhiều loài chim rừng cùng trình diễn bản hòa nhạc của núi rừng gọi bình minh thức giấc. Trên đường xuyên qua rừng mưa nhiệt đới, du khách nên dừng lại để đọc các bảng diễn giải môi trường của chúng tôi, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thú vị với những gì vừa khám phá. Nếu du khách dừng chân nghỉ lại để chờ đón hoàng hôn xuống tại bãi biển nơi đây thì thật sự chuyến đi của du khách đã trọn vẹn…
Sau khi tham quan, nghỉ ngơi và thư giãn tại Ông Đụng, chỉ mất khoảng 25 phút xuyên qua rừng mưa nhiệt đới Ông Đụng, ngang qua di tích lịch sử cầu Ma Thiên Lãnh, du khách sẽ trở về lại Thị trấn. Nếu dừng chân để đọc những bảng diễn giải môi trường trên tuyến đường này, du khách sẽ có cơ hội khám phá thêm những điều thú vị mới…
- Tuyến 7: Thị trấn Côn Đảo – Bãi Đầm Trầu
Một bãi biển hoang sơ nằm về phía Tây Bắc của đảo Côn Sơn, gần khu vực Cỏ Ống. Đây là bãi biển được xem là đẹp nhất ở Côn Đảo với bãi cát vàng, mịn phẳng, biển trong xanh và yên tĩnh. Du khách có thể đến đây để tổ chức picnic, tắm biển hoặc mắc võng để nghỉ ngơi, thư giãn dưới hàng phi lao, xem những chú sóc Mun,sóc Đen Côn Đảo – hai loài sóc quý hiếm và đặc hữu của Vườn Quốc gia Côn Đảo – chuyền cành thoăn thoắt…
- Tuyến 8: Thị trấn Côn Đảo – hồ An Hải – núi Thánh Giá:
Từ trung tâm Vườn Quốc gia Côn Đảo, du khách có thể đi bằng ôtô hoặc xe máy, xe đạp đều có thể đến với điểm du lịch thú vị này. Đây là tuyến du lịch thích hợp cho du khách yêu thích loại hình du lịch thể thao leo núi, khám phá thiên nhiên, ngắm cảnh thư giãn. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Trên đường đi, du khách sẽ đi qua khu vực hồ An Hải, đây là một trong hai hồ nước ngọt lớn nhất cung cấp nước ngọt cho toàn huyện đảo. Du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên và thú vị khi nhìn thấy ngay trên hòn đảo nhỏ giữa biển khơi lại có một hồ nước ngọt với cả các loài động thực vật của một vùng phù sa nước ngọt.
Mất khoảng hơn một giờ đồng hồ, du khách sẽ chinh phục ngọn núi Thánh Giá cao 577m – đây là ngọn núi cao nhất trong số các ngọn núi ở quần đảo Côn Đảo. Trên đường xuyên rừng chinh phục đỉnh núi này, du khách sẽ thấy nhiều loài động, thực vật rừng quý hiếm và đặc hữu ở Côn Đảo.
Khi lên tới đỉnh núi, du khách sẽ quên đi những mệt nhọc vừa trải qua khi được hòa mình vào một không khí mát mẻ, dễ chịu, có mây mù bao phủ xung quanh. Đặc biệt, từ trên đỉnh núi, du khách có thể quan sát toàn cảnh quần đảo Côn Sơn từ trên cao, với thảm thực vật rừng nhiệt đới, một vùng biển cả mênh mông, các hòn đảo lớn nhỏ xung quanh đảo lớn, nhìn thấy Thị trấn Côn Đảo và hoạt động của tàu thuyền ở vịnh Côn Sơn …
Trở về Thị trấn Côn Đảo, du khách sẽ men theo đường ven núi vòng quanh khu dân cư của đảo chính Côn Sơn để biết thêm về cuộc sống của người dân nơi đây và nhìn ngắm sự hùng vĩ của núi rừng…
Tuyến 9: Thị trấn Côn Đảo – mũi Cá Mập – cảng Bến Đầm:
Tham gia tuyến du lịch này, du khách sẽ đi bằng xe ô tô từ thị trấn Côn Đảo theo con đường nhựa chạy dọc theo bờ biển phía Nam và Tây Nam của đảo Côn Sơn . Du khách có thể quan sát được các hòn đảo ngoài khơi xa, thăm khu d?ch v? hầu cần nghề cá và cảng biển Bến Đầm. Du khách cũng có thể dừng chân ngắm cảnh và tắm biển ở bãi Nhát, một bãi biển đẹp và hoang sơ nằm cạnh đỉnh núi Tình Yêu – nơi hai ngọn núi như hình dáng của đôi trai gái đang tâm tình, người con gái đang nép mình vào vai chàng trai… một khung cảnh thật yên bình và lãng mạn…
2.3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch của huyện Côn Đảo
Trong hơn một thập kỷ hoạt động du lịch, ngành du lịch Côn Đảo đã đạt được những thành tựu đáng kể như: số lượng du khách tăng với tốc độ ngày càng nhanh, doanh thu tăng đáng kể, cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư với nhiều dự án lớn. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển du lịch như vũ bão hiện nay của cả thế giới, ngành du lịch Côn Đảo đối đầu với những thách thức lớn và tồn tại những khó khăn không dễ dàng khắc phục. Cụ thể:
- Về bộ máy tổ chức và quản lý và quy hoạch du lịch:
Không có cơ quan nào chuyên trách quản lý du lịch tại côn Đảo
Chưa có quy hoạch tổng thể hay chiến lược phát triển du lịch tại Côn Đảo
Các đề xuất phát triển tập trung vào tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và chưa quan tâm thích đáng đến tính bền vững về kinh tế xã hội và môi trường. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên liên quan
- Về hoạt động khai thác du lịch:
Khách du lịch:
Số lượng du khách đến Côn Đảo tăng ổn định nhưng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương.
Phần lớn du khách đến với Côn Đảo là khách nội địa mà chủ yếu là các cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa; thăm người thân; các sinh viên, học sinh cắm trại về nguồn… mức tiêu thụ của họ rất thấp nên hiệu quả kinh doanh của các dịch vụ liên quan đến du lịch không cao. Còn du khách quốc tế thì quá ít (chưa tới 1/10 khách nội địa) và họ đi riêng rẽ theo kiểu Tây balô, một số ít họ nghiên cứu
…
Doanh thu: tăng nhưng chưa cao.
Về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch:
- Giao thông:
Cách trở về giao thông với đất liền: Những khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa bao giờ khai thác hết công suất. Điều này thường xảy ra ngay cả trong mùa cao điểm du lịch hàng năm. Những hạn chế về giao thông giữa đất liền với hòn đảo thơ mộng này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Phương tiện đi lại chính giữa Côn Đảo và đất liền là đường hàng không. Vậy hiện nay mỗi ngày chỉ có một chuyến bay duy nhất từ đất liền ra đảo và ngược lại với chỉ vỏn vẹn 60-70 khách thì quả thật là quá nhỏ, không thể nào đáp ứng với nhu cầu. Trước đây, khi mới đưa vào khai thác loại máy bay ATR72 sau sửa chữa, nâng cấp sân bay thì còn có tuyến Côn Đảo-Vũng Tàu và ngược lại, nhưng chưa kịp trở thành thói quen thì tuyến bay bị ngưng lại do hoạt động không hiệu quả.
Về đường biển thì hai tàu khách Côn Đảo 09 và Côn Đảo 10 vẫn luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất nhưng còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Vào mùa gió chướng, có khi cả nửa tháng mới có được chuyến tàu ra đảo. Nhưng đây là phương tiện không được khách du lịch lựa chon do thời gian quá lâu (12 – 15 tiếng).
Điện: việc cấp điện đôi khi không ổn định và có hiện tượng thiếu điện tạm thời trong mùa đông.
Nước: với công suất cấp nước hiện tại đạt 2017m3/ngày trong khi khả năng tiêu thụ là 1816m3/ngày, bao gồm cả 550m3/ngày cấp cho sản xuất đá để phục vụ nghề cá thì khả năng cung cấp nước sạch cho du lịch rất khó khăn.
Cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí … còn yếu và lạc hậu.Tuy hiện nay các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí…đang được đầu tư mạnh mẽ nhưng đa số các dự án vẫn đang triển khai với tiến độ rất chậm. Các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí … hiện nay còn thiếu, lạc hậu và hạn chế về quy mô. Ngoài khách sạn Sài Gòn – Côn Đảo đạt chuẩn 3 sao, các khách sạn còn lại chưa được phân hạng, quy mô nhỏ.
- Tiếp thị và xúc tiến du lịch: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Xúc tiến, quảng bá du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để một sản phẩm thương mại đến được với người tiêu dùng. Thế nhưng ngành du lịch Côn Đảo vẫn chưa có chiến lược tuyên truyền quảng bá du lịch rộng rãi. Việc tiếp thị và xúc tiến du lịch Côn Đảo còn ở mức độ rất thấp – chỉ dừng lại ở dạng tờ rơi nhưng nội dung rất đơn điệu; một số thông tin rất vắn tắt về hệ thống nhà tù Côn Đảo, vài cảnh quan thiên nhiên trên trang web http://www.skydoor.n; bariavungtautourism…mà không nêu được nét rất riêng, rất hấp dẫn của Côn Đảo. Nhiều người Việt Nam muốn đi du lịch Côn Đảo, mặc dù họ lang thang trên các trang web nhưng vẫn không có đủ thông tin lôi cuốn họ đến với Côn Đảo (đó là khách nội địa còn khách quốc tế thông tin đến với họ còn nghèo nàn hơn nữa). Nhìn chung, các hãng lữ hành, đại lý du lịch bán, tổ chức các tour du lịch và các dịch vụ khách sạn đến Côn Đảo dựa trên các thông tin thu thập được từ các nguồn không chính thức từ huyện hoặc tỉnh. Kiến thức về Côn Đảo của các hãng lữ hành và đại lý du lịch rất ít, không đủ để quảng bá và bán hàng một cách tích cực cho du khách. Hầu hết các hãng lữ hành và đại lý du lịch đều chưa có các ấn phẩm và tài liệu quảng bá về Côn Đảo. Thông thường khách hàng đặt dịch vụ tại các hãng lữ hành hoặc đại lý du lịch sau khi họ đã biết về Côn Đảo. Rất ít các đoàn khách lớn tới Côn Đảo. Hầu hết khách du lịch có xu hướng đặt dịch vụ khách sạn trước khi họ tới Côn Đảo. Vé máy bay và phòng khách sạn được đặt riêng lẻ và các hoạt động du lịch thường được tổ chức sau khi khách đã tới Côn Đảo hoặc khi khách yêu cầu.
- Hoạt động và sản phẩm du lịch:
Thiếu sự gắn kết sản phẩm du lịch với du lịch cộng đồng. Đây chính là một trong những khó khăn mà hiện nay du lịch Côn Đảo đang phải đối mặt, trong quá trình phát triển ngành du lịch.
Theo kinh nghiệm, để có thể phát triển du lịch bền vững cần phải lồng sản phẩm du lịch mang tính cộng đồng địa phương vào các sản phẩm du lịch . Đặc biệt đối với Côn Đảo, nơi mà đã từng là “nhân chứng” cho một giai đoạn lịch sử thăng trầm dân tộc, còn lưu giữ những chứng tích quý giá của cuộc chiến chống giặc ngoại xâm Việt Nam.
Do đó để phát triển du lịch sinh thái kết hợp văn hóa thì sự gắn kết này là cần thiết và không thể tách rời giữa những sản phẩm du lịch với nền văn hóa cộng đồng tại đây. Bởi khi hiểu về cộng đồng, những giá trị văn hóa trong cộng đồng sẽ giúp những nhà làm du lịch tìm ra những “lỗ hổng” từ cộng đồng để bù đắp và trang bị kiến thức cho lực lượng này, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của du khách; đồng thời tạo điều kiện để du khách hòa đồng với cuộc sống mộc mạc trên đảo.
- Về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch:
Trước đây đã có một số lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch tại các khu du lịch này, nhưng hầu hết lao động trong các khu du lịch chưa được đào tạo chính quy về các nghiệp vụ khách sạn. Hiện nay không có khu du lịch nào tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên và hầu hết nhân viên có trình độ tiếng Anh rất thấp. Do vậy chất lượng và dịch vụ của các khu du lịch và nhà hàng địa phương thường kém và không ổn định.
Nhìn chung nhân viên trong các dịch vụ du lịch khác như bảo tàng, nhà hàng, cửa hiệu bán đồ lưu niệm tại chợ địa phương cũng có trình độ thấp về du lịch và kinh nghiệm với khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế. Hướng dẫn viên du lịch tại Bảo tàng và hệ thống nhà tù có đủ kỹ năng hướng dẫn khách tham quan Việt Nam nhưng thường không đủ trình độ tiếng Anh cần thiết để hướng dẫn khách quốc tế. Rõ ràng cần đào tạo ngoại ngữ và các khóa nâng cao trình độ nhận thức về du lịch cho đội ngũ hướng dẫn viên và cộng đồng dân địa phương để họ hiểu rõ hơn về khách du lịch và ảnh hưởng của phát triển du lịch ở Côn Đảo. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Phần lớn các quan chức cấp tỉnh và huyện chưa được đào tạo chính quy về quản lý du lịch. Các quan chức thiếu hiểu biết về chính sách và quy hoạch du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, tiếp thị du lịch chất lượng và tiêu chuẩn phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực cho du lịch, nghiên cứu và thống kê du lịch. Nhu cầu đào tạo quản lý du lịch cho các quan chức ở cả cấp tỉnh và cấp huyện trở nên cấp thiết.
- Môi trường:
Không có hệ thống xử lý nước thải tập trung trên Côn Đảo. Nước thải từ các nguồn thường được thu về hệ thống thoát nước dọc theo đường lộ và đổ trực tiếp xuống biển mà không được xử lý. Các doanh nghiệp sản xuất địa phương không có đủ nguồn lực để xây dựng các phương tiện xử lý nước thải của riêng họ.
Trong những năm gần đây toàn huyện Côn Đảo thu gom 2400 tấn chất thải rắn hàng năm. Các nguồn thải chính là sinh hoạt gia đình và sản xuất công nghiệp. Mặc dù huyện có thu gom rác nhưng việc xử lý vẫn được coi là 1 vấn đề môi trường hầu hết các hộ gia đình đang sử dụng các hệ thống tự hoại chất lượng thấp đối với phân người và các chất thải rắn. Đối với các hộ gia đình nông thôn thì chất thải thường được tái sử dụng tại đồng ruộng. Hơn nữa không có sự phân loại các chất thải độc hại và vì vậy đáng lo ngại về những ảnh hưởng của chúng tới những nguồn nước ngầm, sức khỏe cộng đồng và các tài nguyên thiên nhiên của huyện.
2.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo. Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
2.4.1. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về một số điều kiện cơ bản để phát triển bền vững du lịch của huyện Côn Đảo
- Những điểm mạnh, điểm yếu
Dựa vào mục 2.2 và 2.3.1.3, tôi xin đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu về khả năng phát triển bền vững du lịch của huyện Côn Đảo như sau:
Bảng2. 6: Những điểm mạnh, điểm yếu về các điều kiện cơ bản để phát triển bền vững du lịch Côn Đảo
ĐIỂM MẠNH | ĐIỂM YẾU |
– Côn Đảo nằm gần đường hàng hải quốc tế (cách trục Bắc – Nam 60 km) – là điểm đến khá thuận lợi cho du khách quốc tế đặc biệt trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
– Là huyện đảo, có tài nguyên sinh vật rừng – biển phong phú, tính đa dạng sinh học cao; khí hậu trong lành; hệ thống di tích lịch sử cách mạng có ý nghĩa tầm cỡ quốc gia và quốc tế. – Dân cư còn thưa thớt, hiếu khách, nhiệt tình. Môi trường xã hội lành mạnh. – Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện , nước) được đầu tư xây dựng tương đối tốt (đặc biệt là sân bay đã được nâng cấp xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu). – Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang được đầu tư mạnh với hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng có tiêu chuẩn, các phương tiện phục vụ du lịch đa dạng. – Nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học, động vật hoang dã (WWF- Rùa biển, Sida – Quản lý môi trường quốc tế Biển và ven biển Đông. – Thu hút đầu tư ngày càng nhiều. – Được sự quan tâm của chính phủ: quyết định 264/2022/QĐ- TTg với quan điểm: “Xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế – du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam và phát triển, nâng cao giá trị Vườn quốc gia Côn Đảo”. |
Tàu biển là phương tiện phù hợp nhất nhưng gặp khó khăn bởi các điều kiện thời tiết (bão…); còn vận tải hàng không thì giá khá đắc đồng thời khả năng chuyên chở và mật độ bay còn hạn chế. Khó khăn trong việc đảm bảo an toàn cho du khách.
Các đơn vị kinh doanh du lịch quan tâm đến lợi ích kinh tế hơn là bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ngành du lịch mang tính mùa vụ rõ rệt. Nhiều di tích bị xuống cấp do thiên tai (bão…) Trình độ dân trí còn thấp ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường chưa cao; tỷ lệ nhập cư ngày càng tăng gây khó khăn cho việc quản lý. Cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch rất hạn chế. Có khả năng thiếu nước sạch cung cấp cho hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch chưa được tổ chức bài bản, đa dạng; chưa tạo được sản phẩm du lịch đặc thù. Các cơ sở lưu trú chưa có tiêu chuẩn rõ ràng, giá cao; sức chứa hạn chế. Một số dự án nhà cao tầng đang được thực thi, không phù hợp với điều kiện du lịch tại Đảo và sẽ tổn hại đến tài nguyên và môi trường du lịch Phần lớn các dự án đầu tư vào việc xây dựng cơ sở lưu trú -> ít nhiều gây tổn hại đến tài nguyên – môi trường. Chưa có chính sách hỗ trợ về tài chính cho việc bảo tồn ở Côn Đảo. Chưa ban hành những chính sách ưu tiên thu hút đầu tư phát triển du lịch Côn Đảo. Đội ngũ thuyết minh tại các điểm du lịch thiếu trầm trọng (đặc biệt là ở các điểm du lịch sinh thái tự nhiên) và trình độ ngoại ngữ rất yếu. Chưa có chiến lược xúc tiến và quản bá du lịch một cách hệ thống, có tổ chức. Thiếu trầm trọng lao động có chuyên môn. Cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động du lịch rất hạn chế. |
- Cơ hội và thách thức
Cơ hội: Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
- Côn Đảo trở thành điểm đến mới và độc đáo của Việt Nam.
- Trở thành điểm quan sát rùa đẳng cấp thế giới.
- Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Được coi là điểm du lịch có ý nghĩa chiến lược đối với quy hoạch du lịch quốc gia.
- Góp phần trong công cuộc bảo tồn động vật hoang dã của thế giới và bảo vệ môi trường toàn cầu.
Thách thức:
- Thiên tai (bão, động đất, sóng thần…), hiện tượng nóng lên của khí hậu, tràn dầu, sự khai thác bừa bãi của con người…sẽ tàn phá hoặc làm suy giảm tài nguyên du lịch; tổn hại đến môi trường sinh thái.
- San hô bị chết trên diện rộng chưa rõ nguyên nhân.
- Sự tổn hại các hệ sinh thái nhạy cảm.
- Khai thác thủy sản trong các khu vực bảo tồn hoặc khai thác quá mức ở các khu vực khác làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, đặc biệt là các loài quý hiếm.
- Thiếu nước uống trên quần đảo.
- Sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư về bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Hiện tượng xói mòn ở các khu vực nhạy cảm.
- Nhận thức không đúng về phát triển bền vững của xã hội.
- Quy hoạch kinh tế chung và du lịch không hợp lý sẽ làm tổn hại tài nguyên du lịch.
2.4.2. Sự tác động của hoạt động Du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường của huyện Côn Đảo trong hiện tại và tương lai
Hiện nay, ngành Du lịch Côn Đảo chỉ tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường của huyện ở mức tối thiểu. Bởi hoạt động du lịch ở đây gần như mới bắt đầu, lượng khách du lịch khá ít, các hoạt động du lịch chưa nhiều nên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa gần như còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, ngành du lịch của huyện Côn Đảo đang được quan tâm đầu tư và đang phát triển tương đối nhanh nên cần đánh giá các tác động có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm phát huy những điểm mạnh – tích cực và giảm thiểu tối đa những điểm yếu – tiêu cực.
2.4.2.1. Các tác động kinh tế :
Bảng 2.7: Tác động của ngành du lịch đối với kinh tế Côn Đảo trong hiện tại và tương lai
Thời điểm | Tích cực | Tiêu cực |
Hiện tại
|
Ngành Du lịch được chính phủ quan tâm và tăng trưởng khá nhanh (cả về du khách lẫn doanh thu).
Cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật du lịch đang được đầu tư xây dựng. Khởi sự các hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ. |
Giá trị đóng góp của ngành vào GDP địa phương không đáng kể so với tiềm năng du lịch của vùng.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đáp ứng đủ nhu cầu du lịch.. Ngành du lịch chịu sự chi phối của vài khu du lịch. |
Tương lai | Ngành du lịch sẽ phát triển bền vững theo tiêu chí du lịch chất lượng cao: lượng khách phù hợp với sức chứa và mức chi tiêu cao.
Các ngành kinh tế địa phương hỗ trợ cho du lịch (nuôi trồng hay cung cấp thuỷ sản, xây dựng và các dịch vụ khác) sẽ phát triển thịnh vượng. Nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch và các dịch vụ công cộng địa phương. Phát triển nhiều loại hình mới hấp dẫn hơn. |
Ngành du lịch sẽ chịu sự chi phối bởi các khu du lịch lớn thuộc các nhà tư bản bên ngoài. Còn các cở sở kinh doanh du lịch nhỏ của địa phương ít có cơ hội.
Khó khăn trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế. Lợi ích kinh tế không thuộc về cư dân địa phương. Phá vỡ sự cân bằng sinh thái và làm mất đi thế mạnh hoang sơ–xanh-sạch ở một số điểm du lịch nếu quy hoạch xây dựng không phù hợp, làm tổn hại môi trường. Kinh doanh không có lãi. Du lịch chậm phát triển. |
2.4.2.2 Các tác động xã hội:
Bảng2. 8: Tác động của ngành Du lịch đối với xã hội Côn Đảo trong hiện tại và tương lai.
Thời điểm | Tích cực | Tiêu cực |
Hiện tại | Ngành du lịch được lãnh đạo địa phương và nhà nước quan tâm; cộng đồng địa phương ủng hộ, hoan nghênh.
Một số cư dân địa phương được tuyển dụng làm việc trong các khu du lịch.
|
Chưa có chiến lược giáo dục một cách bài bản giúp cộng đồng địa phương ý thức được tầm quan trọng của tài nguyên du lịch và ý nghĩa của chúng đối với đời sống kinh tế của chính họ.
Những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch cũng chưa được giáo dục chính quy, chưa hiểu hết giá trị và ý nghĩa thật sự của công việc mà họ đang làm; hiểu về du khách. |
Tương lai | Nhiều cư dân địa phương được tuyển dụng hơn. Các dịch vụ xã hội trên Đảo được cải thiện và nâng cấp (y tế, giáo dục…).
Phương tiện đi lại giữa Đảo và đất liền đa dạng và hiện đại hơn. Xã hội văn minh hơn, người lao động địa phương có trình độ cao hơn, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch tốt hơn – cơ sở để ngành du lịch phát triển bền vững. |
Tình trạng nhập cư ồ ạt -> xung đột với dân địa phương (về việc làm, quyền lợi kinh tế, các dịch vụ xã hội…).=> gây sức ép đối với kinh tế – xã hội nói chung và ngành du lịch địa phương nói riêng
Khó khăn trong việc giải quyết chỗ ở cho những người làm du lịch đến từ đất liền. Các tệ nạn xã hội: cờ bạc, mại dâm, trộm cắp… Quản lý xã hội khó khăn hơn. |
2.4.2.3 Các tác động môi trường : Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Bảng2. 9: Tác động của ngành Du lịch đối với môi trường Côn Đảo trong hiện tại và tương lai.
Thời điểm | Tích cực | Tiêu cực |
Hiện tại | Phần lớn tài nguyên thiên nhiên thuộc diện bảo tồn được bảo vệ chặt chẽ bởi Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
Các khu vực nhạy cảm còn nguyên vẹn. Môi trường xã hội rất lành mạnh. Tài nguyên nhân văn, đặc biệt là hệ thống nhà tù gần như còn nguyên vẹn, một số trại giam xuống cấp đã được trùng tu. |
Chưa có hệ thống xử lý nước thải, rác thải.
Vấn đề xây dựng các khách sạn cao tầng vượt quá tiêu chuẩn cho phép đang gây nhiều tranh cãi. Vấn đề khai thác bất hợp pháp các loại động vật rừng, biển của cư dân địa phương với phương tiện thô sơ gây tổn hại tài nguyên đồng thời thiệt mạng nhiều người. |
Tương lai | Tài nguyên du lịch tiếp tục được bảo tồn, bảo vệ không chỉ là vai trò và trách nhiệm của những người có trách nhiệm mà là trách nhiệm của cả cộng đồng địa phương và du khách.
Không gian du lịch sẽ được mở rộng. Hoạt động du lịch đa dạng. Kinh doanh dịch vụ du lịch tự phát. Các hoạt động kinh tế khác không quan tâm đến môi trường. |
Khó khăn trong việc quản lý và xử lý nước thải, rác thải.
Tài nguyên du lịch sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu không có kế hoạch hoạt động và quản lý du lịch một cách khoa học, bền vững. Làm mất tính hấp dẫn của du lịch biển – đảo: hoang sơ-xanh-sạch. Nguy cơ suy giảm tính đa dạng sinh học. Hệ sinh thái dưới nước sẽ bị phá hoại nếu xuất hiện nhiều phương tiện chạy bằng động cơ. |
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com