Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng du lịch, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tại tỉnh Bò Kẹo
- Vị trí địa lý và địa hình:
Địa hình Bò Kẹo bị chia cắt khá phức tạp do núi chiếm phần lớn, có sông ngòi đan xen chạy qua. Có nhiều khúc tạo thành thác, ghềnh thuận lợi xây dựng thuỷ điện và thuỷ lợi phục vụ cho việc tưới tiêu và sử dụng nhân sinh hàng ngày. Quan trọng nhất có 8 vùng đồng bằng rất phù hợp với phục vụ cho sản xuất hàng hoá. Ngoài ra còn có nhiều địa hình bằng phẳng dọc các ven sông có tổng diện tích 12.200 ha phù hợp với việc sản xuất, diện tích rừng chiếm 57,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, còn vùng cao và miền núi phù hợp với trồng cây công nghiệp như: trồng cây tếch, cây hương trầm, gia nhân… và chăn nuôi như nuôi bò, nuôi trâu… Ngoài ra, còn có các khoáng sản, đá quý các loại như: Mỏ ngọc quý, vàng, sắt, tôn, đất keo, măng ka nét… Trong Tỉnh còn có nhiều khu du lịch: du lịch lịch sử và du lịch văn hoá.
Với vị trí địa lý là địa bàn trung chuyển quan trọng của Đông Nam Á, lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và ngược lại với vị trí này đã và sẽ thúc đẩy nền du lịch của tỉnh Bò Kẹo phát triển, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Bò Kẹo đẩy nhanh quá trình mở rộng nơi du lịch và tăng cường các du khách quốc tế đi qua vùng đất Bò Kẹo.
- Dân cư, nguồn lực tỉnh Bò Kẹo:
Dân số của tỉnh Bò Kẹo năm 2024 là 181.322 người, sinh sống tại 36 thị trấn với hơn 400 ngôi làng. Tỉnh có 34 dân tộc, số lượng dân tộc thiểu số trong Tỉnh đông so với các tỉnh khác của nước Lào. Các dân tộc đó có phong tục tập quán, tiếng nói và trình độ văn hoá khác nhau, phần lớn là theo đạo Phật, các nhân tố này mang đến đặc điểm khác biệt trong hoạt động du lịch cũng như quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo.
Bò Kẹo có bờ sông Mê Kông khá dài giáp với Thái Lan và Myanmar.
Với điều kiện thuận lợi đó giúp cho Tỉnh có khả năng phát triển du lịch qua đường thủy với Thái Lan và Myanmar rất thuận lợi. Ngoài ra, Bò Kẹo có cửa khẩu chính thức quốc tế và cửa khẩu cấp địa phương với Thái Lan và Myanmar, qua đoạn sông Mê Kông và tuyến đường quốc lộ A3, con đường này nối từ Thái Lan đi Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam, đường sông Mê Kông chạy thuyền đi lại với nhau cả 5 nước thành viên sông Mê Kông. Đường thuỷ và đường bộ có vai trò rất quan trọng đối với vận tải đường thuỷ, đường bộ và du lịch để mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực.Bò Kẹo đều có điều kiện thuận lợi để xuất nhập cảnh khách du lịch đi nước thứ ba. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
- Đặc điểm kinh tế – xã hội, văn hóa:
Nền kinh tế của tỉnh Bò Kẹo đang có những bước phát triển, tuy nhiên vẫn trong tình trạng lạc hậu và mất cân đối. Cả tỉnh có 45 nghìn lao động, trong đó có 75% là lao động – nông nghiệp. Bình quân mỗi gia đình nông dân chỉ sử dụng 35% quỹ thời gian lao động trong năm, hầu hết dân cư đều tập trung ở nông thôn, chăn nuôi kiểu thả rông. Nghề thủ công chưa tách hẳn ra khỏi nông nghiệp.
Trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở Tỉnh thấp, phân công lao động – xã hội chưa phát triển, công cụ lao động thô sơ, trình độ khoa học – kỹ thuật và chuyên môn của người lao động còn thấp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân ngành nghề quá ít, năng suất lao động thấp, hoạt động nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
Trình độ văn hoá – xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và mức sống của xã hội không chỉ ảnh hưởng gián tiếp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các hình thức kinh tế gia đình nông dân. Cùng với đó là trình độ văn hoá của nhân dân trong Tỉnh vẫn ở mức thấp. Những hủ tục,mê tín dị đoan nặng nề vẫn còn tồn tại trong cộng đồng dân cư.
Với những đặc điểm như vậy, chỉ có tăng cường phát triển du lịch mới mang lại nguồn thu ổn định và những bước thay đổi nhanh chóng cho tỉnh Bò Kẹo. Từ đó cũng đặt ra cho chính quyền tỉnh Bò Kẹo bài toán về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của Tỉnh nhà.
- Tiềm năng du lịch tự nhiên:
Trong tiến trình lịch sử lâu dài với vị trí địa lý đặc biệt, tỉnh Bò Kẹo đã được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh quan sơn thủy hữu tình, núi non hùng vĩ, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Đá quý đã được khai thác ở nhiều nơi trong tỉnh, với khối lượng lớn, tập trung nhiều nhất là huyện Huổi Sai. Hoạt động du lịch thiên nhiên như khám phá hang động, núi, rừng, thác, suối nước nóng… rất thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Núi Phu Sì Phà thuộc khu vực cụm làng Kèng Phac Kon Tưn ở biên giới Lào – Tái, cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ, với cấu trúc núi cao thẳng đứng, phù hợp để khai thác các tuyến du lịch mạo hiểm.
Điểm du lịch Nặm Kâng Hín Si Va Ling nổi tiếng với loại đá đặc trưng có hình dáng của nam và nữ, cũng là nơi có tiềm năng phát triển du lịch hấp dẫn. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Phu Nhà Kha phong phú đa dạng với nhiều lâm sản, có rừng cây chè mà có nhiều trăm năm, có đỉnh núi cao và hấp dẫn cho khách khi treo lên đỉnh núi để ngắm cảnh nhìn thấy Thái Lan và Mianma.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên về núi non, hang động, ở tỉnh Bò Kẹo còn có sông Mê Kong chảy qua. Đây là con sông lớn nhất ở Lào, tựa như dòng máu của người dân đang sinh sống tại hai bên bờ. Sông Mê Kong còn là đường giao thông vận tải quan trọng, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, vận chuyển khách du lịch ngắm cảnh hai bờ sông từ huyện Huổi Sai (tỉnh Bò Kẹo) đến huyện Pác Beng (tỉnh U Đôm Xay) và tỉnh Luang Pra Bang (Di sản thế giới) và ngược lại.
- Tiềm năng du lịch nhân văn:
Các di tích lịch sử của tỉnh Bò Kẹo bao gồm: thành phố cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm, được xây dựng từ thời Vương quốc Lan Na (thế kỷ thứ V).
Trạm quân đội của Pháp được xây dựng từ năm 1894, thời kỳ Pháp xâm lược Lào. Đây là trạm quân đội lớn nằm ở trung tâm tỉnh Bò Kẹo. Trạm quân đội Mỹ ở Nặm Nhù, huyện Mương Mâng, trong trạm này có nhà tù 24 phòng, xây dựng trong thời kỳ chiến tranh, khi Mỹ xâm lược Lào. Những địa điểm này hiện nay được đưa vào sử dụng làm nơi thăm quan trong các tour du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử tại tỉnh Bò Kẹo.
Văn hóa dân tộc Bò Kẹo: Văn hóa Bò Kẹo là một bức tranh phong phú, sinh động và nhiều mảng màu văn hóa hòa quyện nhưng vẫn rất riêng biệt với những sắc thái và đường nét đặc trưng của mỗi tộc người.
- Các hoạt động lễ hội chính ở tỉnh Bò Kẹo, bao gồm:
Lễ hội dân tộc Mồng (Kin Chiêng) diễn ra vào tháng 1-2 âm lịch Lào; Lễ hội Bun Khẩu Chí, ngày 21 tháng 2 âm lịch Lào; Lễ hội Hoa Nở, chợ Đêm (huyện Huổi Sai) ngày 11-12 tháng 4 âm lịch; Lễ hội tháng năm (té nước, đốt pháo) ngày 14-16 tháng 4 âm lịch (Tết Bun Pi May); Lễ hội Viên Thiên (thắp nến) ngày 15 tháng 6 âm lịch Lào; Lễ hội Khẩu Phăn Xã ngày 17-18 tháng 7 âm lịch Lào; Lễ hội Ho Khẩu Pa Đắp Đin ngày 20 tháng 8 dương lịch; Lễ hội Ho Khẩu Sa Lạc ngày 14 tháng 9 âm lịch Lào; Lễ hội Đóc Nghịu Ban (Đon Sao) ngày 23-25 tháng 2 dương lịch. Các lễ hội dân tộc của tỉnh Bò Kẹo rất đa dạng, phong phú, với nhiều loại hình khác nhau.
- Một số phong tục tập quán:
Về ăn uống: Cây lương thực chủ yếu của Bò Kẹo là lúa nếp và lúa tẻ. Bữa ăn thường có đồ nướng (cá, thịt) và gỏi cùng những quả đắng, chua, chát như chuối xanh, me. Thức ăn được người địa phương ưa thích là cá, ốc, ếch, tôm, tép và thịt các loại thú rừng nhưng loại thịt được xếp hàng thứ nhất là thịt trâu, thịt bò. Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn.Pà-đẹc (mắm cá) được dùng nêm vào các món ăn.Món lạp được dùng trong các bữa cơm lễ hội và tiếp khách.
Về nhà ở: thường là nhà sàn gỗ. Để dựng được một ngôi nhà sàn, người ta thường sử dụng sức mạnh tập thể của bản, mường và làm đúng qui trình với các lễ nghi qui định. Ngôi nhà thường được chia làm hai phần chính. Phía ngoài là nơi ăn uống, bếp núc. Phía trong là một dãy buồng riêng dùng để thờ cúng và nghỉ ngơi.
Về trang phục, trang sức: Những ngày lễ hội quan trọng, các thanh niên địa phương mặc y phục dân tộc là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái, quấn chiếc phạ-nhạo-nếp-tiêu màu sắc sặc sỡ và quàng chiếc phạ biềng (khăn) chéo qua ngực. Trong cuộc sống hàng ngày, người dân thường dùng loại khăn gọi là phạ-phe. Váy có đường viền thêu hình hoa lá, chim muông, áo có đính khuy đồng hay khuy bạc; dây thắt lưng bằng bạc gọi là khểm-khắt cùng với đôi bông tai, dây chuyền, nhẫn, vòng tay là những kỉ vật mà người con gái được cha mẹ sắm cho từ lúc còn nhỏ.
- Dân ca: có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn-nẳng-xử.
Lăm có nhiều loại nhưng tập trung vào hai nhóm là lăm xẵn và lăm nhao. Lăm xẳn là những bài ca ngắn nhằm diễn đạt tâm tư, tình cảm của con người. Lời của lăm xẳn thường giàu vần điệu, được sáng tác để ứng khẩu theo tình huống.
- Còn Lăm nhao là những bài trường ca. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Khắp là thể loại dân ca phổ biến tại Bò Kẹo. Đó là những khúc ca ngắn giống các điệu hò ở Việt Nam; Xỡng là loại dân ca đơn giản thường kèm theo múa. Có các loại xỡng như xỡng bẵng-phay (ca trong lễ hội pháo thăng thiên), xỡng xuồng-hưa (ca trong lễ hội đua thuyền).
Nhìn chung, tỉnh Bò Kẹo có tài nguyên với giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu.
Tỉnh Bò Kẹo đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú và độc đáo. Bên cạnh đó, với nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống trên một mảnh đất, lại có nhiều phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch của tỉnh Bò Kẹo. Đặc biệt người dân địa phương rất nồng nhiệt và mến khách, đã tạo ra sự thoả mãn cho du khách.
Chính tất cả những tiềm năng nêu trên là một nền tảng để du lịch của tỉnh Bò Kẹo phát triển, hội nhập với các địa phương trong nước và khu vực, hướng tới vươn ra thế giới.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo
2.2.1. Khái quát sự phát triển du lịch tỉnh Bò Kẹo
2.2.1.1. Kết quả hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo giai đoạn 2019 – 2024
Với tiềm năng du lịch phong phú nên Bò Kẹo đã và đang là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Khách nội địa đến từ tất cả các tỉnh trong cả nước. Khách quốc tế đến Bò Kẹo đến từ nhiều quốc gia, trong đó tập trung nhiều nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Đài Loan, Úc, Mỹ, Nhật,…Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, số lượng khách du lịch ở các nước về Lào thăm người thân và tham quan du lịch tăng mạnh. Chính quyền Tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đã không ngừng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa các dịch vụ mới chất lượng cao vào khai thác kinh doanh như công viên sinh thái, xây dựng cơ sở khách sạn, nhà nghỉ chất lượng cao, dịch vụ ngủ đêm trên cây, khu dịch vụ ăn uống,… đã và đang từng bước đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và khách du lịch.
Doanh thu du lịch của tỉnh Bò Kẹo những năm gần đây liên tục tăng nhanh, đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế – xã hội, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của Tỉnh. Theo Sở Thông Tin, Văn Hóa và Du lịch tỉnh Bò Kẹo, tổng số lượt khách đến các khu du lịch và cơ sở lưu trú năm 2018 là 181.908 lượt; năm 2020 tăng lên 305.004 lượt khách; năm 2022 là 621.300 lượt khách; năm 2024 là 723.369 lượt khách, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2018. Số lượt khách có tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2018-2024 là 25,20%.
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Trong tổng số khách du lịch đến Bò Kẹo, số du khách đến cơ sở lưu trú năm 2018 là 178.098 người (khách quốc tế là 44.392 người, khách trong nước là 133.706 người), tăng lên 224.917 người năm 2020; đến năm 2022 là 451.510 người (khách quốc tế 75.160 người, khách trong nước 376.350 người); năm 2024 là 601.124 người, tăng gấp 3,37 lần so với năm 2018. Số lượt khách đến cơ sở lưu trú tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2018-2024 là 18,96%.
Lượng khách quốc tế đến các cơ sở lưu trú năm 2024 tăng gấp 1,65 lần so với năm 2018, gấp 1,8 lần so với năm 2020. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế năm 2024 giảm 2,5% (giảm cục bộ) so với năm 2022. Mặc dù vậy, lượng khách quốc tế vẫn có tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2018-2024 là 33,32%.
Lượng khách trong nước đến các cơ sở lưu trú nhìn chung tăng đều qua các năm, năm 2024 tăng gấp 4 lần so với năm 2018. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2018-2024 đạt 24,23%.
Số ngày lưu trú của du khách tăng dần qua các năm. Cụ thể, số ngày lưu trú năm 2024 tăng 3,56 lần so với năm 2018, gấp 3 lần so với năm 2020.
Số ngày khách lưu trú tăng bình quân trong giai đoạn 2018-2024 là 29,91%.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch bao gồm hệ thống lưu trú, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, các phương tiện vận chuyển… tại Bò Kẹo ngày càng phát triển. Số lượng cơ sở lưu trú, khách sạn (không bao gồm hộ kinh doanh cá thể) năm 2018 là 46 cơ sở với 913 phòng; năm 2020 đã tăng lên 50 cơ sở với 1175 phòng; năm 2022 là 150 cơ sở với 2564 phòng; năm 2024 là 179 cơ sở với 3275 phòng. Số cơ sở lưu trú, khách sạn năm 2024 tăng gấp 3,9 lần so với năm 2018. Số phòng nghỉ tăng 3,6 lần so với năm 2018. Tốc độ tăng bình quân số lượng cơ sở lưu trú, khách sạn và số phòng nghỉ cho khách giai đoạn 2018-2024 khá cao. Số cơ sở lưu trú tăng 17,50%, số phòng tăng 20,44%.
Tốc độ tăng doanh thu của ngành du lịch trên địa bàn Tỉnh khá nhanh. Năm 2018, doanh thu du lịch là 50.284 triệu kíp; đến năm 2020 tăng lên 80.552 triệu kíp; năm 2022 là 205.850 triệu kíp; năm 2024 là 382.572 triệu kíp, tăng gấp 7,6 lần so với năm 2018. Tốc độ tăng doanh thu bình quân giai đoạn 2018-2024 là 22,78%.
Tuy nhiên, mức đóng góp của ngành du lịch trong tổng sản phẩm dịch vụ và tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo tăng chậm vào chưa cao, thể hiện qua bảng số liệu: Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Bảng 2.2. Đóng góp của ngành du lịch tỉnh Bò Kẹo
Đơn vị: triệu kíp
2022 | 2023 | 2024 | |
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) | 16.238.036 | 18.856.711 | 22.962.774 |
– Nông, lâm, thủy sản | 7.577.463 | 8.247.706 | 10.028.893 |
– Công nghiệp, xây dựng | 4.118.148 | 4.871.118 | 6.030.269 |
– Thương mại, dịch vụ | 4.542.425 | 5.737.887 | 6.903.612 |
+ GDP của ngành du lịch | 662.091 | 824.926 | 891.522 |
+ Tỷ trọng GDP ngành du lịch trong GDP dịch vụ (%) | 14,58 | 14,38 | 14,22 |
+ Tỷ trọng GDP ngành du lịch trong toàn Tỉnh (%) | 4,08 | 4,37 | 4,28 |
Về số lao động trong ngành du lịch:
Bảng 2.3. Thực trạng lao động ngành du lịch tỉnh Bò Kẹo
Đơn vị: người Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
2018 | 2022 | 2023 | 2024 | |
Tổng số lao động khu vực dịch vụ | 175.877 | 192.024 | 209.806 | 222.141 |
+ Lao động ngành du lịch | 452 | 1.559 | 1.950 | 2.290 |
+ Tỷ trọng lao động của ngành du lịch trong tổng số lao động của khu vực dịch vụ (%) | 0,26 | 0,81 | 0,93 | 1,03 |
(Nguồn: Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch Bò Kẹo, 2024)
Số lao động hoạt động trong các đơn vị kinh doanh du lịch có sự chuyển biến tích cực, gia tăng về số lượng và chất lượng. Tổng số lao động trong ngành du lịch tỉnh Bò Kẹo năm 2024 là 2290 người, tăng gấp 5 lần so với năm 2018. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ngắn hạn được các đơn vị kinh doanh du lịch quan tâm hơn, từ đó góp phần nâng cao đáng kể chất lượng phục vụ của ngành. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động của ngành du lịch trong tổng số lao động dịch vụ ở Bò Kẹo còn thấp, chỉ chiếm 1,03% năm 2024.
2.2.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo
- Những mặt tích cực:
Một là, hoạt động du lịch tại Bò Kẹo bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, một số doanh nghiệp trong Tỉnh đã tạo được mối quan hệ hợp tác với các công ty lữ hành trong và ngoài nước. Một số khu, điểm du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch sinh thái ở huyện Huổi Sai, huyện Tổn Pầng, huyện Mương Mâng đã được đưa vào khai thác, đem lại kết quả rất khả quan.
Hai là, thị trường du lịch đã có những bước phát triển cơ bản, phong phú, đa dạng hơn, nhất là từ khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức gia nhập WTO năm 2020, sau 15 năm đàm phán. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm du lịch và việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch không ngừng tăng lên. Các loại hình du lịch được du khách đánh giá cao như: du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm; du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa – lịch sử… Do đó, du khách đến với Bò Kẹo ngày một nhiều hơn, doanh thu du lịch tăng lên qua các năm. Hoạt động du lịch đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh. Những nhu cầu cơ bản về hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho khách du lịch đến Tỉnh đã được đáp ứng khá đầy đủ, giá cả tương đối ổn định. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch đã phát triển theo hướng đa dạng hơn. Hoạt động du lịch thuộc thành phần kinh tế nhà nước đã được tổ chức lại và đã từng bước thể hiện vai trò nòng cốt trên các phương diện, phục vụ có hiệu quả các chương trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.
Bốn là, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phát triển du lịch từng bước được nâng lên. Các dự án đầu tư khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế… đang được Nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp gấp rút thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.
- Những hạn chế
Mặc dù tỉnh Bò Kẹo có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, nhưng trong phát triển du lịch ở Tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục:
Một là, chưa tạo được thương hiệu du lịch của Tỉnh. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao.Loại hình du lịch chưa phong phú, đa dạng, chưa có loại hình du lịch độc đáo, đặc thù. Cước phí vận chuyển đường thủy và đường bộ, giá cả dịch vụ có phần cao hơn so với các tỉnh khác trong nước và các nước trong khu vực, làm cho khả năng cạnh tranh, khả năng thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư du lịch vào tỉnh không cao.
Hai là, hiện nay, các khu du lịch, các cơ sở du lịch mới được xây dựng ở dạng sơ khai, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức trong khi kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành du lịch ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng.Cơ sở vật chất như vậy chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Do vậy, hoạt động du lịch của Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Tỉnh.
Ba là, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay chỉ mới chú ý đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thu lợi trước mắt, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ để phát triển bền vững. Việc bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch trong các dự án đầu tư chưa được quy định cụ thể, chưa được kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ. Nhiều cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ: núi bị phá để san lấp mặt bằng, chặt phá cây rừng… gây không ít khó khăn cho việc phát triển du lịch bền vững của Tỉnh.
Bốn là, các di tích văn hóa, lịch sử là nguồn tài nguyên không kém gì nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch nhưng ít được trùng tu, tôn tạo.Vẫn còn tình trạng lẫn chiếm xung quanh khu vực trong vùng bảo vệ của các di tích, người dân và chính quyền địa phương chưa thật sự ý thực được việc bảo vệ các di sản văn hóa. Các di sản văn hóa mới chỉ được khai thác phục vụ du lịch nhằm lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa được quan tâm bảo tồn để phục vụ cho việc phát triển lâu dài. Mặt khác, việc xử lý rác thải, chất thải, vấn đề an ninh trật tự, bảo vệ môi trường văn hóa truyền thống của các địa phương, sức khỏe cộng đồng dân cư vùng du lịch chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường và sự bất ổn cho trật tự xã hội khi du lịch ngày càng phát triển. Đây là những vấn dề có tính cấp bách cần được ưu tiên khắc phục sớm.
Năm là, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư ở các vùng du lịch không cao, nhận thức về lợi ích của kinh tế du lịch còn hạn chế nên việc chuyển biến về văn hóa ứng xử, thái độ giao tiếp của người dân ở vùng du lịch đối với du khách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo giai đoạn 2019 – 2024 Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
2.2.2.1. Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, xây dựng, phát triển các khu, điểm, tuyến du lịch, đô thị du lịch, phát huy lợi thế đặc trưng của tỉnh Bò Kẹo, tạo thương hiệu riêng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, hạn chế những chồng chéo, trùng lắp… hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh luôn được các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Bò Kẹo quan tâm, tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Tỉnh thực hiện. Cụ thể như sau:
- Đối với việc quy hoạch các điểm du lịch sinh thái
Trên cơ sở thế mạnh hiện có của tỉnh Bò Kẹo, Chính quyền Tỉnh đã có kế hoạch phát triển một số huyện theo tiềm năng và được cụ thể hóa trong các văn bản, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Huyện Tổn Pầng: củng cố và phát triển điểm du lịch suối nước nóng; tập huấn về dịch vụ, hướng dẫn viên cấp làng, bản; tạo việc làm cho đồng bào dân tộc La Hu Phu, La Hu Si, Mu Sơ Đăm, khu vực làng Năm Phà, khu du lịch Na Khăm… Mục tiêu là phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch địa phương chuyên nghiệp. Bởi không ai khác ngoài họ là người hiểu rõ phong tục, tập quán quê hương mình. Đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người dân cũng như địa phương, thúc đẩy du lịch phát triển.
Huyện Huổi Sai: chương trình phát triển thác Nặm Nhon, tập huấn dịch vụ hướng dẫn du lịch cấp làng, bản, tạo việc làm cho dân tộc Pa Nạ, dân tộc Hu A Kha. Phát triển chợ đêm, khu giải trí để thu hút khách lưu trú nhiều ngày.
Huyện Pác Tha: chương trình phát triển điểm du lịch thiên nhiên núi Sì Phà. Núi Sì Phà thuộc khu vực cụm làng Kèng Phac Kon Tưn ở biên giới Lào – Thái Lan, với cảnh quan hùng vĩ, những dãy núi cao thẳng đứng. Khu du lịch thiên nhiên núi Sì Pà được xác định là điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Bò Kẹo và đã được ban thường vụ Tỉnh ủy ban hành nghị quyết về phát triển khu du lịch này thành điểm du lịch quốc gia.Năm 2022, tỉnh Bò Kẹo đã được Bộ Văn hóa và Du lịch ủy quyền lập quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch thiên nhiên Sì Pà. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bò Kẹo đã giao Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch lập quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch thiên nhiên Sì Pà. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, hiện nay Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch Bò Kẹo đã phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát, xây dựng dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sì Pà đến năm 2040 theo yêu cầu, nội dung hướng dẫn của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch.
Khu du lịch thắng cảnh rừng bảo tồn Quốc gia Nặm Kan (cách huyện Huổi Sai 85 km) đã tiến hành lập quy hoạch tổng thể và được Ủy ban Nhân dân Tỉnh phê duyệt với quy mô 136.000 ha, chia thành năm khu chức năng trong đó có khu chức năng về du lịch dịch vụ. Trên cơ sở quy hoạch bước đầu đã được nhà nước đầu tư về hệ thống đường giao thông đến khu du lịch này.Các công trình thiết yếu khác và các khu chức năng đến nay mới bước đầu được đầu tư xây dựng ở một khu nhỏ cho khách du lịch sinh thái, do Công ty Du lịch sinh thái ANIMO (có 100% vốn nước ngoài) thực hiện. Do đó mới thu hút được một lượng nhỏ khách du lịch đến tham quan khu du lịch này. Hiện nay, trong các chương trình xúc tiến, hội nghị trong nước và nước ngoài ngành văn hóa và du lịch vẫn tiếp tục tăng cường quảng bá và kêu gọi nhà đầu tư vào khu du lịch này.
- Đối với việc quy hoạch các điểm du lịch văn hóa, lịch sử
Năm 2019 Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã thông qua đề án phát triển du lịch – văn hóa khu du lịch Nặm Nhon – Nặm Kâng Hín Si Va Ling – chùa Ma Ni Lat ở núi trung tâm huyện Huổi Sai. Đề án đưa ra mục đích, mục tiêu và giải pháp phát triển khu danh thắng trên, qua đó tiếp tục khai thác và bảo tồn những tiềm năng du lịch của Tỉnh, từng bước nâng cao đời sống của người dân, tạo ra những sản phẩm mới về du lịch Bò Kẹo, góp phần đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Đối với khu di tích thành phố cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm, được xây dựng từ thời Vương quốc Lan Na (thế kỷ V) đã lập kế hoạch chi tiết và được Ủy ban Nhân dân Tỉnh phê duyệt từ năm 2002, với quy mô 9 ha, phân thành ba khu chức năng chính gồm: khu vui chơi lễ hội truyền thống, khu nhà nghỉ, khu cảnh quan. Căn cứ vào quy hoạch được duyệt, Nhà nước đã đầu tư xây dựng hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật, đồng thời lập dự án đầu tư xây dựng các công trình khai thác khu du lịch này và giao cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay tại khu du lịch này, việc khai thác và đầu tư còn rất hạn chế. Khu du lịch này vẫn tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư.
Đối với khu du lịch lịch sử khu quân đội Mỹ ở huyện Mương Mâng, trạm quân đội Pháp ở huyện Huổi Sai, đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng đảm bảo được nhu cầu phục vụ khách du lịch, tuy nhiên việc thu hút khách du lịch đến tham quan đến nay vẫn còn hạn chế. Bảo tàng lịch sử khu quân đội mặc dù đã được đầu tư xây dựng, cải tạo nhưng hiện nay hệ thống trưng bày còn sơ sài, công trình hạ tầng xuống cấp.
Đối với mạng lưới các điểm di tích khảo cổ hầu hết đã được khai quật, khẳng định được giá trị về khảo cổ học đặc sắc cho từng thời kỳ, mặt bằng các điểm di tích đã được xác định. Song việc đầu tư, bảo vệ và phục vụ du khách đến tham quan du lịch chưa được phát huy. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Trên địa bàn Tỉnh, các làng văn hóa của các dân tộc chưa được quy hoạch và đầu tư. Đến nay mới có một điểm làng văn hóa có thể đưa khách đến tham du lịch là Làng Đon Chay, huyện Huổi Sai.
Nhìn chung, so với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bò Kẹo có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn khá phong phú và sâu sắc. Trong những năm qua đã được Nhà nước và nhân dân cùng quan tâm khai thác phục vụ phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm cho người lao động, qua đó giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, một bộ phạn tài nguyên du lịch sinh thái, du lịch văn hóa đã được khai thác quản lý tương đối hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động quy hoạch và đầu tư xây dựng nhằm phát triển các điểm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa trên địa bàn Tỉnh còn nhiều mặt hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh.
Đánh giá về xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch:
Ưu điểm: các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã được đánh giá đúng thực trạng và xu thế phát triển du lịch của Tỉnh nhằm làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch có thể đem lại cho cộng đồng, môi trường. Các quy hoạch phát triển du lịch mà chính quyền tỉnh Bò Kẹo đã phê duyệt để tổ chức thực hiện tuân thủ theo quy hoạch, bước đầu đã phát huy được hiệu quả, nhiều dự án xây dựng phát triển du lịch đã và đang được hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng.
Hạn chế: một số khu du lịch đã được quy hoạch chi tiết nhưng các quy hoạch này không hoàn thành đúng tiến độ, khiến cho các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn các dự án đầu tư.
2.2.2.2. Ban hành các văn bản hành chính, hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch
- Việc ban hành các văn bản hành chính:
Tiếp thu, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bò Kẹo đã cụ thể hóa, đồng thời ban hành các nghị quyết, chủ trương của Tỉnh nhằm phát triển du lịch trên địa bàn đúng hướng của Trung ương và tháo gỡ những vướng mắc có liên quan đến du lịch. Giai đoạn 2017 – 2022, Nghị quyết Ban thường vụ Tỉnh ủy Bò Kẹo đã chỉ rõ phương hướng phát triển du lịch Bò Kẹo là: Phát triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để du lịch Bò Kẹo trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của vùng phía Bắc Lào. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ V của Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 tiếp tục khẳng định: tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu và thương mại, dịch vụ, du lịch, xem đây là lĩnh vực mũi nhọn, là khâu đột phá trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. [25].
Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo phát triển du lịch trên địa bản Tỉnh, như: Nghị quyết 41-NQ/TU ngày 12/6/2019, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch đến năm 2027. Nghị quyết số 42-NQ/TU ngày 21/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bò Kẹo về phát triển du lịch khu Văn hóa Nặm Tha, huyện Pác Tha và phát triển điểm du lịch Nặm Kâng Hín Si Va Ling thành điểm du lịch Quốc gia. Quyết định 1278/QĐ-UBND ngày 21/8/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bò Kẹo về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bò Kẹo giai đoạn 2022-2030. Quyết định 13/2022/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bò Kẹo về việc Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo. Kế hoạch số 23/KH-UBND, ngày 29/01/2022 về việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Lào trong thời kỳ mới… Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến phát triển du lịch:
Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Bò Kẹo đã tích cực cụ thể hóa và triển khai thực hiện hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về phát triển du lịch thông qua nhiều hoạt động cụ thể.
Việc phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về du lịch luôn được tỉnh Bò Kẹo quan tâm nhất và thực hiện thường xuyên liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và thực thi một cách có hiệu quả.
Chính quyền tỉnh Bò Kẹo giao các sở rà soát quy định pháp luật mới ban hành, cập nhật văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành, đề xuất trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Cho đến nay, tỉnh Bò Kẹo đã tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhất là các luật, quy định liên quan đến hoạt động du lịch như Luật du lịch (sửa đổi), Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật đất đai, Luật tài nguyên, môi trường.Các chương trình về Kế hoạch phát triển du lịch của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào như: Chương trình hành động của Chính phủ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chương trình xúc tiến thương mại du lịch…
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách được thực hiện thường xuyên thông qua hệ thống thông tin đại chúng của Tỉnh và các huyện. Chính quyền tỉnh Bò Kẹo đã triển khai tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa doanh nghiệp cho đối tượng doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch, thông qua đó tạo ra sự ủng hộ trong toàn xã hội đối với phát triển du lịch. Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Bò Kẹo là đầu mối biên soạn thảo và cung cấp các tài liệu phổ biến pháp luật tới các đối tượng hoạt động du lịch. Đồng thời, với việc biên soạn tài liệu liên quan đến lĩnh vực du lịch, những đợt tập huấn về văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức trong toàn ngành đã bắt đầu được thực hiện. Tổng cục
Du lịch Lào đã đưa chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của ngành.
Tỉnh Bò Kẹo tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, đối thoại với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn Tỉnh để hướng dẫn, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển du lịch bền vững,đồng thời lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ nhằm giúp đỡ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong bối cảnh khó khăn. Theo đó, chính quyền tỉnh Bò Kẹo đã đề nghị các sở, ban ngành cần rà soát, chính sách, thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện hơn cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động du lịch, tập trung các giải pháp hỗ trợ về vốn.
- Đánh giá về ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch:
Ưu điểm: Cho tới nay, hệ thống pháp luật của Nhà nước Lào về du lịch đã tạo thành một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, hình thành hành lang pháp lý cho các hoạt động du lịch phát triển. Hệ thống này ngày càng cụ thể, liên tục được bổ sung và tích cực trong chỉ đạo thực hiện và cụ thể các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật này tại từng địa phương, trong đó có tỉnh Bò Kẹo. Những nỗ lực của ngành du lịch như Chương trình hành động quốc gia về du lịch được phê duyệt, đặc biệt là Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thông qua năm 2012 và được sửa đổi vào năm 2020, cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện quan trọng để phát triển và quản lý ngành du lịch ngày càng tốt hơn. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Hạn chế: Về cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động du lịch tuy đã được nghiên cứu ban hành nhiều văn bản nhưng so với hoạt động thực tế của ngành du lịch nói chung vấn còn thiếu tính đồng bộ, vẫn còn những lĩnh vực hoạt động chưa có quy định pháp lý rõ ràng, thậm chí chồng chéo. Đặc biệt là các quy định về cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về du lịch giữa ngành du lịch và các ngành hữu quan chưa được xác định rõ ràng. Mối quan hệ, sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành du lịch với các ngành khác có liên quan chưa có một định chế điều chỉnh thích hợp. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ của các ngành ngoại giao, an ninh, văn hóa, hải quan, giao thông vận tải nhưng thực tế tại tỉnh Bò Kẹo còn chưa thực sự gắn kết. Chính những hạn chế về hành lang pháp lý này đã làm giảm hiệu lực cũng như hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch.
2.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo từ khi được thành lập (năm 1983) đến năm 1994 do Sở Thương mại và Du lịch đảm nhiệm. Giai đoạn này đời sống cả nước còn rất nhiều khó khăn nên du cầu du lịch nội địa rất ít, tăng chậm, các hoạt động du lịch chủ yếu phục vụ khách quốc tế từ các nước Đông Âu. Những năm tiếp theo, số lượng khách quốc tế tăng nhanh dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp du lịch trong nước và ngoài quốc doanh với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Trước thực tế đó đòi hỏi quản lý nhà nước về du lịch phải có những thay đổi để đáp ứng yêu cầu đặt ra.Đến năm 1994, phòng Du lịch tỉnh Bò Kẹo được thành lập. Theo đó, phòng Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Chính quyền Tỉnh Bò Kẹo, làm chức năng tham mưu, giúp Chính quyền Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Tỉnh; Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chính quyền Tỉnh và theo quy định của pháp luật. Đến năm 2014, Phòng Du lịch được nâng cao vị thế thành Sở theo Quyết định số 170/TCDL của Bộ trưởng, Tổng cục Du lịch.
- Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch có chức năng và quyền hạn:
Thực hiện theo kế hoạch, quy chế pháp luật và các chỉ thị về quản lý và phát triển du lịch do Tổng cục Du lịch quốc gia ban hành;
Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, điều tra, thu thập thông tin và lập danh sách, đồng thời lên kế hoạch bảo tồn, khôi phục, phát triển địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử, thiên nhiên trong phạm vi quản lý của mình;
Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc nghiên cứu đơn xin kinh doanh du lịch được quy định tại điều 62 của Luật Du lịch 2020 (sửa đổi) ở địa phương của mình và đề xuất Tổng cục Du lịch Quốc gia hoặc tự quyết theo sự phân cấp quản lý;
Tổ chức huấn luyện cán bộ về công tác du lịch; Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Phối hợp với các bên liên quan ở cùng cấp trong việc quản lý, cảnh báo, hình phạt, ngừng hoặc yêu cầu chấm dứt kinh doanh du lịch;
Thường xuyên báo cáo Tổng cục Du lịch và cơ quan hành chính cấp tỉnh về việc thực hiện công tác quản lý, phát triển và khuyến khích du lịch;
Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo sự quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của Tổng cục Du lịch Quốc gia.
Trong quá trình hoạt động, Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch có sự phối kết hợp với nhiều cơ quan khác để đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về du lịch được thông suốt. Phối hợp với Sở An ninh trong việc đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch, sự an toàn về tính mạng, tài sản cho du khách; Phối hợp với Sở Giao thông đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng cho các khu du lịch; Phối hợp với Sở Thương mại về thúc đẩy sản xuất các mặt hàng thủ công, đồ lưu niệm.
Bộ máy tổ chức của Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Bò Kẹo có 01 giám đốc và 02 phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính quyền Tỉnh và Tổng cục Du lịch, về toàn bộ hoạt động của Sở trong việc thực hiện những nhiệm vụ được quy định.
Bộ máy giúp việc của Sở có các đơn vị: Phòng hành chính, tổ chức, tài chính và huấn luyện; Phòng kế hoạch – hợp tác và thống kê; Phòng quản lý kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng ăn uống; Phòng quảng bá và xúc tiến du lịch.
- Đánh giá về bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch:
Ưu điểm: Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch từ trung ương xuống địa phương được củng cố và hoàn thiện từng bước, phát huy được chức năng tham mưu không chỉ trong quản lý hành chính mà cả trong quản lý kinh doanh của ngành du lịch. Tổ chức bộ máy của ngành du lịch được sắp xếp lại cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.
Hạn chế: bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch qua nhiều lần sắp xếp nhưng tỏ ra vẫn chưa phù hợp, kém hiệu quả. Hoạt động du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp một phần lớn vào GDP của đất nước, hoạt động này lại đòi hỏi có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước nhưng hiện vẫn chỉ được quản lý ở cấp Tổng cục.
Bên cạnh đó, để du lịch phát triển thì hoạt động quản lý phải có sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực như: giao thông, xây dựng, kiến trúc, văn hóa. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Thực tiễn thấy rằng hoạt động phối kết hợp này còn chưa thật tốt.
2.2.2.4. Các chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Bò Kẹo
- Chính sách về xúc tiến và quảng bá du lịch
Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đã được Trung tâm Xúc tiến Du lịch của Tỉnh đẩy mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu. Nội dung quảng bá được xây dựng phù hợp với nhiều hình thức. Đặc biệt, hoạt động quảng bá tập trung trên đài truyền hình, trên các website liên kết với các tỉnh trong cả nước, quảng bá trên hệ thống thông tin điện tử của Tỉnh. Gần 20.000 ấn phẩm về du lịch tỉnh Bò Kẹo đã được phát hành với những nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, giới thiệu về tiềm năng du lịch, vùng đất, con người Bò Kẹo đến du khách, bao gồm: tập gấp du lịch, bản đồ du lịch, sách, những điều thú vị bằng tiếng Anh, tiếng Lào; Xây dựng phim chuyên đề giới thiệu, phóng sự về du lịch Bò Kẹo…; 4000 đĩa DVD bao gồm: giới thiệu về văn hóa ẩm thực dân tộc; Phối hợp sản xuất và phát hành trong và ngoài tỉnh hơn 15.000 ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền quảng bá du lịch. Đa dạng hóa thông tin, hình ảnh giới thiệu về du lịch của Tỉnh. Biên tập, đăng tải nội dung phản ánh các hoạt động của ngành trên website du lịch Bò Kẹo và các phương tiện thông tin truyền thông khác. Chỉ tính riêng trong 6 tháng cuối năm 2024, ngành đã in và phát hành hơn 2.000 ấn phẩm.
Cũng trong thời gian này, ngành Du lịch tỉnh Bò Kẹo đã tham gia nhiều hoạt động xúc tiến du lịch do Tổng cục Du lịch và các tỉnh, địa phương khác tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Bò Kẹo đến các tỉnh bạn, cụ thể như tổ chức 06 sự kiện văn hóa du lịch, hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bò Kẹo; tham gia 14 cuộc xúc tiến tại các tỉnh trong cả nước. Tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu, các hãng lữ hành, nhà báo trong nước và quốc tế đến khảo sát, khai thác, tìm hiểu tuyến điểm dịch Bò Kẹo.Ngoài ra, ngành Du lịch Tỉnh còn liên kết với các tỉnh vùng Tây Bắc Lào nhằm quảng bá hình ảnh đất và người Bò Kẹo rộng rãi hơn. Tỉnh đã tổ chức đăng cai thành công chương trình “Du lịch qua những miền di sản Tây Bắc Lào lần thứ II – 2022” và tham gia các sự kiện trong chương trình liên kết 4 tỉnh khu vực Tây Bắc và chương trình liên kết phát triển du lịch UĐômXay – Bò Kẹo – Luông Pra Bang. Hợp tác phát triển du lịch quốc tế được quan tâm, tích cực triển khai hợp tác phát triển du lịch với Thái Lan, Myanma, Việt Nam: xây dựng đề án triển khai thực hiện hợp tác và phát triển hình thức du lịch tự lái xe qua biên giới; ký kết các biên bản thỏa thuận, bản ghi nhớ, triển khai xúc tiến quảng bá, trao đổi và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lỹ hành của các bên hợp tác trao đổi khách với nhau. Chính sự liên kết này giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch có thêm thị trường, qua đó tạo chuỗi du lịch từ Bò Kẹo đến các địa phương khác và ngược lại. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
- Chính sách đầu tư phát triển du lịch
Đầu tư trong lĩnh vực du lịch có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nó tạo ra động lực thúc đẩy phát triển, đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương. Từ khi có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bò Kẹo, hoạt động du lịch của Tỉnh đã triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết, hình thành các khu du lịch tập trung, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của tỉnh Bò Kẹo.
Tổng số vốn ngân sách đã đầu tư cho lĩnh vực du lịch đến hết năm 2023 của tỉnh Bò Kẹo ước đạt 91 tỷ kíp. Khoản ngân sách do Trung ương cấp được đầu tư vào việc sản xuất và phát triển sản phẩm du lịch, phát triển phương tiện truyền thông, in ấn các tài liệu, phát hành tạp chí, sách, báo,…
Ngoài ra ngân sách còn được dùng để đầu tư xây dựng đường giao thông vào các khu, điểm du lịch, dự án suối nước nóng Nặm Kâng và một số điểm du lịch khác.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Bò Kẹo trong những năm qua tăng nhanh về số lượng.Chất lượng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bò Kẹo rất được quan tâm. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề ngày càng mở rộng, nâng cấp với đội ngũ quan lý, giáo viên ngày càng chuyên sâu. Loại hình đào tạo được đa dạng hóa, phân thành nhiều trình độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ, tay nghề cao. Quy mô tuyển dụng ngày càng lớn, chương trình được cải tiến cả về nội dung và phương pháp, gắn đào tạo người quản lý với chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Nhờ đó, đến nay tỉnh Bò Kẹo đã bước đầu xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên và lao động trong ngành du lịch có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chí quốc tế. Hiện nay có hơn 50% lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Bò Kẹo được đào tạo, trong đó: 1,65% có trình độ sau đại học; 42,7% trình độ đại học và cao đẳng; 23,8% trung cấp; 18,1% sơ cấp. 32% trong số đó sử được tiếng Anh giao tiếp; 8,2% biết tiếng Pháp và 3,6% biết tiếng Trung Quốc. Ngoài ra không ít người có thể giao tiếp bằng các thứ tiếng khác như tiếng Nhật, Hàn Quốc, tiếng Đức…
Bên cạnh chính sách cụ thể phát triển du lịch, chính quyền tỉnh Bò Kẹo cũng ban hành các chính sách về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp du lịch, chính sách sử dụng đất đai phục vụ hoạt động du lịch, các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch… Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Đánh giá các chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Bò Kẹo:
- Ưu điểm:
Xúc tiến và quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước: tuyên truyền quảng bá thu hút đầu tư và khách du lịch đã đạt được những kết quả tốt. Nhất là công tác quảng bá ra nước ngoài cũng được tích cực thực hiện.Các sản phẩm quảng bá du lịch được xây dựng và xuất bản khá phong phú như đĩa CD, sách báo, tạp chí, tập gấp, cẩm nang, trang web. Hợp tác quốc tế về du lịch đi vào chiều sâu. Số lượng khách tham quan đến tỉnh Bò Kẹo tăng nhanh, hình ảnh và thương hiệu du lịch về cội nguồn đang được khẳng định và ngày càng phát triển trên thị trường du lịch nội địa và quốc tế. Một số dự án lớn phát triển du lịch đã được cấp phép và chuẩn bị thực hiện.
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhận được quan tâm chú ý. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành du lịch được tăng nhanh về số lượng. Các chương trình đào tạo từ bậc đại học, cao đẳng, trung cấp du lịch đang được thực hiện. Phương pháp đào tạo gắn với công việc thực tiễn đang được triển khai.
Hạn chế: nguồn kinh phí dành cho tiếp thị, tuyên truyền quảng bá du lịch còn hạn hẹp. Các hình thức xúc tiến du lịch ra nước ngoài còn ít và chưa chuyên nghiệp.
Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch: chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu. Mặc dù số lao động trong ngành du lịch của tỉnh Bò Kẹo không ngừng tăng lên, tuy nhiên chất lượng đội ngũ lao động chưa cao, trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trong giai đoạn mới, tính chuyên nghiệp trong tổ chức, hoạt động du lịch chưa cao.
2.2.2.5. Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bò Kẹo
Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước nước về du lịch tại Bò Kẹo tương đối tốt, trong số đó có 50% có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học, 27% có trình độ là trung cấp. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Việc đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên được Tỉnh hết sức quan tâm. Trong thời gian qua, các cán bộ, công chức của ngành du lịch đã được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý du lịch thông qua các buổi tập huấn kiến thức cho cán bộ trực tiếp làm công tác cung cấp, hỗ trợ thông tin cho khách du lịch tham quan. Tìm hiểu pháp luật về du lịch, an ninh trật tự đối với du khách tham quan; pháp luật về xuất nhập cảnh và các biện pháp hỗ trợ du khách nước ngoài; các giải pháp hỗ trợ du khách và công tác lãnh sự đối với du khách nước ngoài…; tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng và các Hội nghị, hội thảo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Du lịch, cứu hộ cứu nạn, quản lý, bảo tồn Di sản, môi trường, ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
Hàng năm Tỉnh tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, người lao động. Ngoài ra, chính quyền tỉnh Bò Kẹo còn tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động học tập quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Quy định của cơ quan; tổ chức tham quan học tập, nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm… trong và ngoài nước để nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ.Đồng thời, bộ máy cơ quan quản lý dần được điều chỉnh sắp xếp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; cơ quan đã đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động để giảm văn bản, giấy tờ hành chính.
Theo đánh giá của lãnh đạo ngành Du lịch tỉnh Bò Kẹo, so với những năm trước đây, đào tạo nguồn nhân lực quản lý du lịch thực sự đã được nâng cao một bước cả về số lượng và chất lượng. Việc phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch đang được triển khai đồng bộ. Từ việc xây dựng quy hoạch dài hạn, tổng thể đến xây dựng kế hoạch, chương trình, thực hiện các biện pháp có tính chất cấp bách, thường xuyên và đã có được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng quản lý du lịch tỉnh Bò Kẹo.
- Đánh giá việc phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch:
Ưu điểm: nhìn chung, nguồn nhân lực quản lý du lịch trên địa bàn Tỉnh hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.
Hạn chế: số cán bộ, công chức, người lao động đang trực tiếp quản lý hoạt động du lịch hiện nay còn khá yếu về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là ngoại ngữ. Ngoại ngữ là một yếu tố rất quan trọng cấu thành nên sự thành công của công tác quản lý nhà nước đối với du lịch. Tuy nhiên, việc yếu về ngoại ngữ đặc biệt là các ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,… khiến cho các cán bộ quản lý nơi đây hạn chế trong việc hợp tác quốc tế với các nước khác trong việc hình thành và tổ chức các tour du lịch xuyên quốc gia, cũng như hợp tác, học hỏi các nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới.
2.2.2.6. Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Bò Kẹo thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Định kỳ, mỗi năm một lần, Sở đã giao cho Thanh tra Sở tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở và xử lý các đơn vị kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành và hành nghề hướng dẫn du lịch, bảo vệ môi trường đối với các khu, điểm du lịch trên cơ sở các quy định của Luật Du lịch. Ngoài ra còn thường xuyên phối hợp với thanh tra ngành y tế kiểm tra thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với cục phòng chống tệ nạn xã hội kiểm tra các hoạt động ma túy, mại dâm; phối hợp với Công an Tỉnh tổ chức kiểm tra an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ; tổ chức kiểm tra nhân dịp các lễ hội truyền thống, các dịp lễ tết; thời gian trên địa bàn Tỉnh có các sự kiện lớn… Tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh về các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh các dịch vụ du lịch khác đã phát huy hiệu quả các chế tài, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, góp phần tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo.
Kết quả phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo giai đoạn 2020-2024 như sau:
Bảng 2.4: Tổng hợp lý vi phạm trong hoạt động du lịch tại Bò Kẹo
Đơn vị tính: số vụ vi phạm
TT | Nội dung kiểm tra | lý vi phạm | ||||
2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | ||
1 | An ninh trật tự | 8 | 10 | 23 | 31 | 46 |
2 | An toàn thực phẩm | 4 | 7 | 10 | 5 | 9 |
3 | An toàn giao thông nội địa | 61 | 43 | 49 | 58 | 45 |
4 | Cảnh quan môi trường | 5 | 4 | 9 | 5 | 3 |
5 | Phí thăm quan | 0 | 3 | 1 | 1 | 0 |
6 | Vi phạm khác | 4 | 4 | 2 | 2 | 2 |
Tổng | 82 | 71 | 94 | 102 | 105 |
(Nguồn: Sở Thông tin, Văn hóa, và Du lịch tỉnh Bò Kẹo, 2024) Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Qua bảng 2.4 cho thấy các công tác thanh tra và xử lý vi phạm được Thanh tra Sở thực hiện một cách đều đặn và được xử lý một cách triệt để ở mỗi năm. Cụ thể, năm 2020 số vụ vi phạm là 82 vụ, số vụ được xử lý cũng là 82 vụ; năm 2021 số vụ vi phạm giảm xuống còn 71 vụ, số vụ được xử lý cũng là 71; năm 2024 số vụ vi phạm lại tăng lên 105, số vụ được xử lý cũng là 105. Nếu nhìn vào số vụ vi phạm và xử lý vi phạm giai đoạn 2020-2024 cho thấy công tác kiểm tra vi phạm và xử lý vi phạm chưa được thực hiện nghiêm túc nên năm 2021 số vụ vi phạm giảm nhưng đến năm 2024 số vụ vi phạm lại tăng lên cao nhất trong các năm gần đây.
Mặt khác, nội dung kiểm tra vi phạm tại mỗi năm đều giống nhau nhưng số vụ vi phạm tại mỗi nội dung kiểm tra lại thay đổi ở mỗi năm như: Số vụ vi phạm phí thăm quan năm 2020 là 0 nhưng tới năm 2021 số vụ vi phạm phí tham quan lại tăng lên 3 vụ, năm 2022 lại giảm xuống còn 1 vụ; hay số vụ vi phạm về an ninh trật tự mặc dù đã được xử lý nhưng vẫn tăng giảm đột biến (năm 2020 số vụ vi phạm an ninh trật tự là 8, năm 2021 là 10 vụ, năm 2022 là 33 vụ và năm 2024 là 46 vụ)…Như vậy, những con số vi phạm và nội dung vi phạm có thể thấy công tác tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Bò Kẹo là rất phức tạp và khó quản lý. Đây cũng là một khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại địa bàn tỉnh Bò Kẹo.
- Đánh giá chung thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch:
Ưu điểm: mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do lực lượng mỏng, địa bàn rộng nhưng với sự cố gắng của bộ phận thành tra, trong những năm qua đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, phổ biến các chủ trương, chính sách về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo. Đồng thời xử lý các vi phạm, thu nộp cho ngân sách hàng tỷ kíp.
Hạn chế: tuyên truyền, giáo dục ý thức của cộng đồng về bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo vệ đa dạng sinh học… tuy đã được triển khai, nhưng chưa thực sự sâu rộng và hiệu quả chưa cao. Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị và nhân dân về giá trị, về công tác bảo vệ, phát huy giá trị của hoạt động du lịch chưa được đầy đủ.
2.2.2.7. Xã hội hóa và hợp tác quốc tế về du lịch
- Xã hội hóa hoạt động du lịch tại tỉnh Bò Kẹo:
Với tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, thời gian qua tỉnh Bò Kẹo đã có nhiều chính sách nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển dịch vụ du lịch. Trong đó, chủ trương xã hội hóa du lịch đang được thực hiện nhằm tranh thủ các nguồn lực của xã hội để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí…
- Sự tham gia của các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Chính quyền tỉnh Bò Kẹo đã đưa ra một số chính sách phát triển du lịch, trên cơ sở đó các tổ chức, cá nhân, tập thể nhận thấy rõ những ưu tiên, những lợi ích từ hoạt động đầu tư. Thông qua các chính sách như vậy, chính quyền Tỉnh đã kêu gọi được nhiều sự quan tâm, tìm hiểu của nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn cũng như thu hút được các công ty nhỏ và vừa như: tập đoàn kinh tế AMINO đầu tư vào khu du lịch Nặm Can; Công ty du lịch Lào Sụ Văn Nạ Phum; Công ty bảo vệ các loài động vật; Công ty Kêt Vê; Công ty Sạ Năn; Công ty Luông Xai…
Tỉnh Bò Kẹo đã kêu gọi đầu tư trực tiếp bằng các chương trình quảng cáo, marketing về các nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, đưa ra các dự án cụ thể, và dự đoán có cơ sở về doanh thu, lợi nhuận, để các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân thấy được lợi ích kinh tế, lợi ích về môi trường, lợi ích về xã hội khi tham gia đầu tư. Bên cạnh đó các dự án lớn đều được Tỉnh đưa ra các con số cụ thể về vốn đầu tư để các chủ đầu tư xác định một các rõ ràng khả năng tài chính, từ đó quyết định có đầu tư hay không.
- Phát huy lợi ích của cộng đồng
Xã hội hóa du lịch ở tỉnh Bò Kẹo còn bao gồm việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quy hoạch phát triển du lịch. Trong quá trình phát triển các điểm, khu du lịch ở Bò Kẹo, đã chú trọng đảm bảo sự phân chia lợi ích hợp lý giữa các đơn vị kinh doanh du lịch và dân cư địa phương, nâng cao đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia vào các dịch vụ như thuê voi, chèo thuyền, bán đồ lưu niệm, chụp ảnh, kinh doanh nhà hàng, khách sạn…
Qua hoạt động xã hội hóa du lịch đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, từ các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương và người dân. Thông qua xã hội hóa sẽ dần tạo cho người dân tính chuyên nghiệp khi làm du lịch, đồng thời quan tâm giữ gìn các di sản văn hóa, thiên nhiên, đưa du lịch tỉnh Bò Kẹo phát triển ổn định và bền vững.
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động du lịch:
Trong thời gian qua, tỉnh Bò Kẹo luôn chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động du lịch, nhờ đó đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các tỉnh bạn và các tổ chức quốc tế trong việc nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ các hoạt động du lịch tại địa phương trong quá trình phát triển và hội nhập. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Là một tỉnh có ba cửa khẩu quốc tế là Huổi Sai (nối với huyện Xiêng Khong, tỉnh Xiêng Rai, Thái Lan), cửa khẩu Tam giác vàng (nối với Huyện Chiêng Xen, tỉnh Xiêng Rai Thái Lan) và cửa khẩu Lảng Mom (nối với tỉnh Tha Khì Lêch, Myanmar) và có thể đi đường thủy đến Trung Quốc, nên nguồn khách du lịch quốc tế từ Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar hàng năm khá lớn. Vì vậy, tỉnh Bò Kẹo luôn chú trọng hợp tác, phối hợp với các địa phương trong tỉnh Xiêng Rai và Tha Khì Lêch trong cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để thuận tiện cho khách du lịch, phối hợp tổ chức hội chợ, triển lãm và các hoạt động quảng bá nhằm tăng sự hấp dẫn của thị trường du lịch, thúc đẩy tăng trưởng lượng khách du lịch giữa các bên.
Tỉnh Bò Kẹo còn có sự hợp tác hiệu quả với một số địa phương của các quốc gia khác như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… Nội dung hợp tác tập trung chủ yếu vào các vấn đề: hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến du lịch; kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch (đặc biệt là xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý du lịch); thực hiện các chương trình kích cầu du lịch nội địa; tổ chức các đoàn Famtrip (Familiarization trip – một hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị); phối hợp tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, các sự kiện và lễ hội du lịch, hỗ trợ nhau mời gọi nhà đầu tư, nhằm đầu tư khai thác phát triển du lịch bền vững và hợp tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
- Đánh giá chung xã hội hóa và hợp tác quốc tế về du lịch:
Ưu điểm: có thể nói, từ việc thúc đẩy, quan hệ hợp tác quốc tế giữa tỉnh Bò Kẹo với các tổ chức quốc tế trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của Tỉnh. Từ các mối quan hệ hợp tác, nhiều hoạt động giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực về kinh tế, văn hoá, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, đào tạo nguồn nhân lực đã được triển khai, nhiều chương trình dự án được tài trợ thực hiện, góp phần nâng cao vị thế, uy tín và giới thiệu, quảng bá hình ảnh Bò Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra thế giới.
Hạn chế: Bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, về căn bản xã hội hóa hoạt động du lịch tự phát không phát huy được các tiềm năng về du lịch của tỉnh Bò Kẹo. Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết phải đặt ra là xã hội hóa hoạt động du lịch có tổ chức. Các chính sách cho xã hội hóa hoạt động du lịch vẫn chưa có văn bản pháp quy kèm theo. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến xã hội hóa hoạt động du lịch chưa được công khai hoặc tiến triển một cách chậm trễ. Mặt khác, bản chất của xã hội hóa là mở rộng, khai thác tiềm năng sáng tạo từ nhiều nguồn lực xã hội, không ngừng nâng cao, thỏa mãn nhu cầu thư giãn, giải trí, nghỉ ngơi của con người. Và một trong các mục tiêu của xã hội hóa là khắc phục, thay đổi tình trạng “nhà nước hóa”, “bao cấp hóa”, tạo được sự quan tâm của toàn xã hội với các hoạt động du lịch. Nhưng thực tế cho thấy các hoạt động du lịch với sức hấp dẫn của xã hội hóa mới chỉ thu hút được các tiềm lực xã hội ở mức khiêm tốn.
2.3. Nguyên nhân các kết quả đạt được và hạn chế Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
2.3.1. Nguyên nhân các kết quả đạt được
- Nguyên nhân khách quan:
Thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Bò Kẹo điều kiện tự nhiên về cảnh quan, môi trường, văn hóa, lịch sử… lý tưởng phù hợp cho phát triển du lịch.
Xu hướng du lịch thế giới mà trung tâm du lịch châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ mạnh mẽ, tác động vào các nước ASEAN trong đó có Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Thu nhập lao động tăng lên, thời gian nghỉ kéo dài, sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào gia nhập WTO hòa vào dòng chảy hội nhập quốc tế làm tác động thuận lợi đến du lịch của Lào trong đó có tỉnh Bò Kẹo.
Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ban hành nhiều chính sách về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tạo động lực cho nền kinh tế tỉnh Bò Kẹo, trong đó có ngành du lịch phát triển.
- Nguyên nhân chủ quan:
Ngành du lịch Bò Kẹo luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, chính quyền Tỉnh với sự phát triển của Ngành. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của Tỉnh đã xác định: Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Việc thực hiện có hiệu quả chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch của địa phương đã có tác động mạnh đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp du lịch, thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh du lịch… tạo đà phát triển du lịch và những năm tiếp theo.
Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch của Tỉnh được ban hành và triển khai thực hiện, bước đầu đưa lại một số kết quả nhất định, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh, nhất là đầu tư vào các khu, tuyến điểm du lịch, khu vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng du lịch.
Hoạt động khảo sát các tour, tuyến du lịch mới cũng được chú trọng. Các đơn vị kinh doanh du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn đến đầu tư, mở thêm nhiều tuyến điểm du lịch mới hàng năm và hiệu quả khai thác du lịch.
Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội tại địa phương được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện, chính vì vậy đây là yếu tố thu hút lượng khách du lịch đến tỉnh Bò Kẹo có tốc độ tăng trưởng cao.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo những năm qua vẫn còn tồn tại như:
- Về nguyên nhân khách quan:
Việc chấp hành các Nghị quyết, Chỉ thị, quy chế, quy định cũng như văn bản chỉ đạo của tỉnh Bò Kẹo về quản lý hoạt động du lịch của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn Tỉnh cũng như của du khách còn chưa nghiêm túc, triệt để.
Hoạt động du lịch tại Bò Kẹo phần lớn là rừng núi, đi lại khó khăn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên, không thuận lợi cho việc quản lý.
Đồng thời, khách tham quan ngày càng đông, phân bố không đều chủ yếu tập trung du lịch vào một mùa cũng là một nguyên nhân dẫn đến quá tải tại một số dịch vụ du lịch khiến những vi phạm về kinh doanh vận chuyển du lịch và lưu trú gia tăng.
Sự đầu tư của nhà nước và huy động từ các nguồn vốn tư nhân, nước ngoài phục vụ hoạt động du lịch chưa tương xứng với yêu cầu phát triển bền vững. Các cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà hàng, khách sạn,…chưa được đầu tư một cách đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách dẫn tới tình trạng quá tải, xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn cho hoạt động quản lý du lịch.
- Về nguyên nhân chủ quan:
Nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận khách du lịch, người dân địa phương về bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên còn kém.
Sự liên kết hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các cơ quan quản lý liên ngành trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn thiếu và yếu. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Bộ máy quản lý còn chưa tương xứng với nhu cầu phát triển du lịch như thiếu điều tra cơ bản, thiếu quy hoạch, kế hoạch, chế tài lỏng lẻo, chưa nghiêm, thiếu biện pháp hữu hiệu quản lý các dự án. Lập quy hoạch chi tiết phát triển du lịch còn chậm. Kiểm tra, kiểm soát sau quy hoạch còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục dẫn đến hiện tượng phá vỡ quy hoạch được duyệt và phá vỡ cảnh quan chung.
Lực lượng thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh của các Sở, Ban, Ngành còn thiếu, hoạt động hiệu quả chưa cao, phương tiện phục vụ thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, nhất là xử lý tình hình an ninh, trật tự và các vi phạm.
Các khóa đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý du lịch còn ít, chưa thường xuyên và chưa tập trung chuyên sâu vào việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, các nghiệp vụ quản lý du lịch,…
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 của Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động du lịch và đi sâu phân tích hiện trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo giai đoạn 2019-2024. Hiện trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo được đánh giá theo bảy nội dung cơ bản: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; Các chính sách phát triển du lịch ở Bò Kẹo; Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bò Kẹo; Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch; Xã hội hóa và hợp tác quốc tế về du lịch. Luận văn: Thực trạng QLNN về hoạt động du lịch tỉnh Bò Kẹo.
Phân tích, đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã cho thấy được những thành tựu và các hạn chế trong hoạt động này, từ đó tìm ra các mẫu thuẫn nội tại cần giải quyết. Từ các mâu thuẫn như vậy sẽ làm cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong chương 3 Luận văn.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp QLNN về hoạt động du lịch tại tỉnh Bò Kẹo
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com