Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và phát triển giáo dục huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của huyện Gia Bình- Bắc Ninh

Gia Bình là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Ninh với diện tích tự nhiên 10752,8 ha, dân số 93242 người và 28192 hộ gia đình. Các đơn vị hành chính của huyện Gia Bình gồm 1 thị trấn và 13 xã, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Gia Bình; phía Bắc giáp huyện Quế Võ; phía Nam giáp huyện Lương Tài; phía Tây giáp huyện Thuận Thành.

Trong lịch sử, Gia Bình vốn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh thành nhiều bậc hiền tài từng làm “rường cột” của quốc gia, dân tộc, như: thời Thục An Dương Vương có tướng quân Cao Lỗ chế tạo “nỏ thần” đánh lui quân xâm lược; Trạng nguyên khai khoa, Thái sư Lê Văn Thịnh tài cao đức trọng, thày dạy của minh vương Lý Nhân Tông; Trạng nguyên, Thiền sư Huyền Quang – một trong ba vị Tam Tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; Thám hoa Nguyễn Văn Thực văn chương cái thế như rồng cuốn gấm thêu; Quận công Nguyễn Công Hiệp văn võ toàn tài, đức dày như núi, tâm sáng tựa ngọc đã hưng dựng nên nhiều công trình, danh lam, cổ tự nổi tiếng xứ Bắc Ninh – Kinh Bắc…Nơi đây còn nổi tiếng với những làng nghề như: gò đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai…

Cùng với xu thế phát triển trung của đất nước, huyện Gia Bình đã quan tâm đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, từ chỗ trắng về công nghiệp thì đến nay toàn huyện đã có 45 doanh nghiệp, 3 HTX và 4.120 hộ cá thể hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 8.000 lao độn. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện năm 2013 đạt 1.440 tỷ đồng. Bên cạnh các các làng nghề truyền thống như: tre trúc Xuân Lai, đúc đồng Đại Bái… vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trên địa bàn đã hình thành một số nghề mới như may mặc, thêu zen, đan lát thu hút một số lượng lớn lao động nông thôn tham gia, hình thành lên những làng nghề mới như may gia công Ngăm Lương, Xuân Lai, Cổ Thiết.

Phát huy truyền thống văn hiến, cách mạng, anh hùng và những thành tựu qua nhiều thời kỳ xây dựng, phát triển, đặc biệt là qua 15 năm tái lập, đang là động lực to lớn, nguồn cổ vũ động viên để Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Bình tiếp tục đẩy mạnh thi đua, đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh, xứng đáng với truyền thống quê hương anh hùng. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Gia Bình – Bắc Ninh

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2021. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở các bậc học. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Hiện nay toàn huyện có 15 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở, 3 trường THPT, 01 Trung tâm GDNN – GDTX, 14 trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng tốt nhu cầu về giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả các đề án phát triển giáo dục như: Đề án kiên cố hóa trường, lớp học; đề án quy hoạch mạng lưới trường Trung học cơ sở, tiểu học, mầm non đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, chất lượng giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực. 5 năm gần đây điểm bình quân thi đỗ vào bậc THPT luôn trong nhóm dẫn đầu toàn tỉnh, năm 2016 và 2017 có 03 học sinh đạt thủ khoa của tỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia. Tính đến hết năm 2018 đã có 44/44 trường đạt chuẩn quốc gia (hoàn thành trước 02 năm so Nghị quyết Đại hội), là huyện có 100% trường tiểu học đạt chuẩn mức II sớm nhất tỉnh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đáp ứng về số lượng và chất lượng với 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và giáo viên trên chuẩn đạt 92,5%, đạt chỉ tiêu Đại hội. Thực hiện tốt chương trình “sữa học đường” trong các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn huyện. Đã tổ chức sáp nhập Trung tâm Dạy nghề huyện với Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, sau sáp nhập đã nhanh chóng ổn định và hoạt động hiệu quả. Thành lập mới Trường mầm non Hoàng Đăng Miện tại thị trấn Gia Bình, đáp ứng nhu cầu trường, lớp học trong quá trình đô thị hóa.

Công tác khuyến học, khuyến tài gắn với xây dựng xã hội học tập được đông đảo các cơ quan, đơn vị và người dân quan tâm, hưởng ứng. Duy trì và phát huy hiệu quả Quỹ khuyến học, khuyến tài Lê Văn Thịnh.

Năm học 2018-2019, có 15 trường; 160 lớp (100% quốc lập) với 5882 học sinh (Khối 6: 1670 HS /44 lớp; Khối 7: l1477 HS/ 42 lớp; Khối 8:1429 HS/38 lớp; Khối 9:1308 HS/37 lớp). So với năm học 2017-2018, tăng 02 lớp với 216 học sinh.

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh để xác định cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các biện pháp quản lý.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Luận văn khảo sát những nội dung sau:

  • Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh về đổi mới giáo dục và hoạt động trải nghiệm.
  • Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở huyện Gia Bình thông qua hoạt động trải nghiệm
  • Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
  • Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Khảo sát được tiến hành ở 10 trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh bao gồm: (Trường Trung học cơ sở Quỳnh Phú, Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Gia Bình, Trường Trung học cơ sở Lãng Ngâm, Trường Trung học cơ sở Giang Sơn, Trường Trung học cơ sở Song Giang, Trường Trung học cơ sở Đông Cứu, Trường Trung học cơ sở Đại Bái, Trường Trung học cơ sở Xuân Lai, Trường Trung học cơ sở Đại Lai, Trường Trung học cơ sở Nhân Thắng.)

  • Khảo sát cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng): 20 người.
  • Khảo sát giáo viên: 55 người.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

  • Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên với các câu hỏi nhằm tìm hiểu rõ hơn thực trạng giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm và thực trạng quản lý ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
  • Phương pháp quan sát: Quan sát giáo viên và học sinh trong các hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp và hình thức giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.
  • Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý giáo dục KNS của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình.
  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chính được sử dụng nhằm thu thập thông tin khảo sát trên diện rộng. Chúng tôi tiến hành theo các bước sau: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Bước 1: Khảo sát trên một nhóm mẫu nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng và tổ chức khảo sát.

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, chúng tôi xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu như sau:

Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả khảo sát của cán bộ quản lý, giáo viên với 4 mức độ (khoảng cách giữa các mức độ là 0,75). Cụ thể như sau:

2.3. Kết quả khảo sát về thực trạng giáo dục KNS của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh về đổi mới giáo dục và hoạt động trải nghiệm

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về định hướng đổi mới giáo dục Trung học cơ sở

Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi xin ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của những định hướng đổi mới giáo dục đối với hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở hiện nay (câu hỏi 1 -phụ lục 1). Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về định hướng đổi mới giáo dục trung học cơ sở

Qua bảng tổng hợp trên, nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức được các nội dung cơ bản trong định hướng đổi mới giáo dục trung học cơ sở, tuy nhiên mức độ đồng ý của cán bộ quản lý cao hơn so với mức độ đồng ý của giáo viên. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết do cán bộ quản lý được tiếp nhận kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý, biết phân tích, đánh giá đúng tầm quan trọng của việc Đổi mới giáo dục – đào tạo. Sự khác nhau trong đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. So sánh nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về định hướng đổi mới giáo dục trung học cơ sở

Qua bảng số liệu và biểu đồ 2.1 cũng cho thấy: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

CBQL đánh giá cao hơn giáo viên ở các nội dung: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”; “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo”; “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập”; “Phát triển ở học sinh khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Đây là những yêu cầu quan trọng của đổi mới giáo dục, thể hiện tầm nhìn của công cuộc đổi mới được cán bộ quản lý đánh giá cao hơn.

Có hai nội dung đánh giá của giáo viên cao hơn so với cán bộ quản lý là: “Chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” và “Giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. Điều này chứng tỏ giáo viên quan tâm nhiều đến nội dung chi tiết, gắn chặt với lao động nghề nghiệp của người giáo viên.

2.3.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về đặc điểm hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

HĐTN trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp học sinh được tham gia các hoạt động một cách tích cực, chủ động; được vận dụng những kiến thức các môn học vào hoạt động thực tiễn.

Nghiên cứu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về đặc điểm của hoạt động Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 chúng tôi thu được kết quả tại bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 như sau:

  • Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về đặc điểm hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
  • Biểu đồ 2.2. So sánh nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về đặc điểm hoạt động trải nghiệm

Qua số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được một phần đặc điểm của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 với ĐTB của cán bộ quản lý và giáo viên là 3,20 CBQL và giáo viên đều có các nội dung đánh giá tương đương nhau ở các đặc điểm chính của hoạt động trải nghiệm, bao gồm:

  • Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh;
  • HĐTN có chức năng chủ yếu là giáo dục trí tuệ, nhận thức, hình thành các biểu tượng, khái niệm, định luật, lý thuyết, các kỹ năng tư duy…; Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.
  • Nội dung Hoạt động trải nghiệm được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.

Nội dung được cán bộ quản lý đánh giá cao hơn ở những đặc điểm chuyên biệt của Hoạt động trải nghiệm là:

  • HĐTN tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống;
  • Thông qua Hoạt động trải nghiệm, những kinh nghiệm đã trải qua chuyển hoá thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai;
  • Nội dung Hoạt động trải nghiệm được xây dựng dựa theo chủ đề và các chủ đề tương ứng với hoạt động của từng tháng.
  • Ở cấp Trung học cơ sở, nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.

Nhận thức của cán bộ quản lý cao hơn một phần do một số cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh tham gia tập huấn Mô đun 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hoạt động này sắp được triển khai đến toàn thể giáo viên.

Nội dung giáo viên đánh giá cao hơn ở những đặc điểm đơn giản như: “HĐTN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện”.

Tuy nhiên, vẫn còn có cán bộ quản lý, giáo viên lựa chọn đồng ý với nội dung không phải là đặc điểm của Hoạt động trải nghiệm: “HĐTN là hoạt động ngoại khóa môn học”, “HĐTN có chức năng chủ yếu là giáo dục trí tuệ, nhận thức, hình thành các biểu tượng, khái niệm, định luật, lý thuyết, các kỹ năng tư duy…”, “Nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp Trung học cơ sở tập trung hơn vào các hoạt động hoạt động hướng vào bản thân”. Điều này chứng tỏ một số cán bộ quản lý, giáo viên cũng chưa thực sự hiểu sâu sắc về Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Như vậy, khi giáo viên nhận thức chưa chính xác về đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức hoạt động này. Cũng như đối với nhà quản lý, khi không nhận thức đúng và sâu sắc đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sẽ không có những giải pháp đầu tư và quan tâm đồng bộ, đúng mức để giúp cho việc quản lý hoạt động trải nghiệm có hiệu quả cao trong giáo dục KNS cho học sinh. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

2.3.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 1 để tìm hiểu thực tế việc thực hiện các mục tiêu giáo dục KNS thông qua Hoạt động trải nghiệm, kết hợp với phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên để có rút ra những nhận định chính xác về thực trạng. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về việc thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Qua số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và GV có sự tương đồng nhau ở mức Khá. Cả 2 nhóm khách thể khảo sát đều cho rằng mục tiêu “Thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.” được thực hiện ở mức tốt nhất.

CBQL cho rằng mục tiêu thấp nhất là “Hình thành các giá trị của cá nhân học sinh theo chuẩn mực chung của xã hội” (3,05). Trao đổi với thầy Nguyễn Văn A (CBQL trường Trung học cơ sở Đại Bái), chúng tôi được biết: Trong thời gian qua, thực hiện các văn bản hướng dẫn của cấp trên, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục KNS cho học sinh Trung học cơ sở, các hoạt động có chất lượng cao và làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực. Việc đánh giá mục tiêu hình thành các giá trị sống mang tính chuẩn mực cho học sinh chưa có điều kiện để đánh giá thực sự chi tiết, khách quan.

GV đánh giá mục tiêu thực hiện thấp nhất là “Củng cố ở học sinh thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt;” (2,81). Chúng tôi trao đổi với một số giáo viên trường Trung học cơ sở Thị trấn Gia Bình, Trung học cơ sở Quỳnh Phú, Trung học cơ sở Lãng Ngâm thì được biết: Nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục các KNS cần thiết cho học sinh Trung học cơ sở như: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm ở làng nghề gốm Phù Lãng, Lăng Bác, đền thờ Trạng Nguyên, ….

Tuy nhiên, những hoạt động này được tổ chức không thường xuyên cho nên có thể các mục tiêu về nhận thức sẽ có kết quả cao hơn, để củng cố thói quen của học sinh cần thời gian dài và liên tục,

2.3.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Để tìm hiểu thực trạng nội dung giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi sử dụng câu hỏi (câu số 4 Phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Kết quả khảo sát cho thấy cả cán bộ quản lý, giáo viên đều có ý kiến đánh giá cao ở việc thực hiện mục tiêu GD KNS thông qua Hoạt động trải nghiệm. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm như sau:

Xếp thứ 1: “Trang bị cho học sinh tri thức cần thiết về kỹ năng sống như: tầm quan trọng của kỹ năng sống và ý nghĩa của việc thực hiện kỹ năng sống đối với bản thân và xã hội, quy tắc thực hiện hành vi, …

Xếp thứ 2: Hình thành ở học sinh thái độ tích cực đối với việc thực hiện hành vi, kỹ năng sống, có niềm tin trong quá trình tập luyện, rèn luyện

Xếp thứ 3: Hình thành ở học sinh quy trình tập luyện, rèn luyện kỹ năng sống và quá trình thực hành kỹ năng sống trong các tình huống khác nhau

Trên thực tế, giáo viên luôn nhắc nhở các em về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giao tiếp, hợp tác, quản lý thời gian hiệu quả, … trong quá trình tham gia hoạt động trò chơi, hoạt động nhóm trong các buổi trải nghiệm. Và chính các hoạt động trải nghiệm trên thực tế là môi trường để học sinh thực hành, rèn luyện KNS, hình thành thái độ tích cực trong giao tiếp với bạn bè thầy cô, trong hợp tác với bạn, trong việc đưa ra các quyết định, …

Tuy nhiên, qua trao đổi với các cán bộ quản lý và giáo viên thì chúng tôi được biết, mặc dù đánh giá mức độ thực hiện nội dung giáo dục KNS ở mức cao nhưng cũng còn một số tồn tại trong việc thực hiện nội dung giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm, đó là vẫn còn nặng về lý thuyết giáo dục kỹ năng sống ….. chưa chú trọng giáo dục việc làm từ thực tế như là quan sát hoàn thành sản phẩm từ các cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống trên địa bàn Huyện, Tỉnh để giáo dục KNS cho học sinh( Làng nghề: Đại Bái, Xuân Lai, Đồng Kỵ, Gốm Phù Lãng, Phù Khê…..). Việc xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh sẽ góp phần làm tăng hiệu quả và chất lượng giáo dục trong năm học. Theo đó, để nội dung giáo dục bám sát với hoạt động thực tiễn, đòi hỏi các trường phải có kế hoạch biên soạn nội dung và xác định các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách phù hợp.

Ngoài ra, giáo dục kỹ năng sống tại các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay chưa thực sự đi vào nề nếp, giáo viên còn lúng túng trong việc đề xuất và áp dụng các phương thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch, biên soạn nội dung và hướng dẫn tổ chức một các chi tiết đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua Hoạt động trải nghiệm sẽ góp phần định hướng hoạt động giáo dục tại nhà trường, tăng cường khả năng vận dụng các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục các cấp vào thực tiễn dạy và học.

2.3.2.3. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Chúng tôi xin ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về các phương pháp và hình thức giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm (Câu hỏi 5, Câu hỏi 6: Phụ lục 1). Kết quả như sau:

Bảng 2.5. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về việc thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Qua kết quả điều tra ở bảng 2.5 và kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên chúng tôi nhận thấy:

Các phương pháp giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm được đánh giá ở mức tốt và thường xuyên sử dụng là:

  • Phương pháp nêu gương (CBQL: 4,0; giáo viên: 3,82)
  • Phương pháp làm việc nhóm (CBQL: 4,0; giáo viên: 3,09)
  • Phương pháp tập luyện (CBQL: 3,6; giáo viên: 3,75)

Đặc biệt theo đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên thì không có phương pháp nào trong số 6 phương pháp trên là chưa sử dụng bao giờ. Chúng tôi phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên của trường Trung học cơ sở Giang Sơn, trường Trung học cơ sở Song Giang, trường Trung học cơ sở Đông Cứu thì được biết: Xuất phát từ đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở, ở lứa tuổi này các em được thừa nhận như một thành viên tích cực của cộng đồng, nhà trường, các hoạt động trải nghiệm mang tính xã hội cao, có tính chất tập thể, phù hợp với sở thích của các em. Các em học tập theo các tấm gương và mong muốn mình trở thành tấm gương về học tập và cuộc sống cho những người khác, hợp tác với các bạn để thực hiện các nhiệm vụ. Chính vì vậy, phương pháp nêu gương, làm việc nhóm và tập luyện được sử dụng có hiệu quả tốt trong phát triển KNS cho học sinh.

Việc sử dụng phối hợp các phương pháp giáo dục KNS thông qua Hoạt động trải nghiệm các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh nhìn chung là tốt. Tuy nhiên, hai phương pháp tích cực thì chưa được sử dụng thường xuyên và kết quả đánh giá chưa cao là Giải quyết vấn đề và Sắm vai. Chúng tôi được biết: để thiết kế được các tình huống có vấn đề trong giáo dục KNS cho học sinh hay xây dựng tình huống để sử dụng phương pháp sắm vai đòi hỏi giáo viên phải có năng lực thiết kế, năng lực tổ chức hoạt động. Trên thực tế, giáo viên đã sử dụng hai phương pháp này nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, một phần là do năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua Hoạt động trải nghiệm của giáo viên vẫn còn hạn chế.

2.3.2.4. Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Chúng tôi cũng khảo sát thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục KNS cho học sinh thông qua Hoạt động trải nghiệm bằng việc sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 1), kết hợp với phương pháp phỏng vấn và quan sát. Kết quả như sau:

Bảng 2.6. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về việc thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Qua khảo sát có thể thấy, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua Hoạt động trải nghiệm được cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá cao. Tuy nhiên, mức độ không đồng đều đối với từng hình thức tổ chức hoạt động.

CBQL, giáo viên đánh giá cao các hình thức có tính khám phá như hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa, … (CBQL: 4,0; giáo viên: 3,91). Trên thực tế, ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh các hoạt động này được tổ chức rất phong phú và đa dạng. Nhà trường tổ chức đi thăm quan Đền Hùng, Côn Sơn, Lăng Bác, bảo tàng quân đội. Thăm, dâng hương các di tích lịch sử văn hoá của Tỉnh : Đền Đô, chùa Phật Tích, Văn Miếu Bắc Ninh; Thăm làng nghề gốm Phù Lãng; câu lạc bộ lịch sử tổ chức hoạt động tìm hiểu lịch sử địa phương, huyện, tỉnh Bắc Ninh và chăm sóc, vệ sinh khu di tích lịch sử ở huyện. Các trường gần khu di tích lịch sử văn hoá như: Đền thờ trạng khai khoa LÊ VĂN THỊNH (xã Đông Cứu – Gia Bình), Lệ Chi Viên ( xã Đại Lại – Gia Bình), Đề tướng quân Cao Lỗ Vương (xã Cao Đức – Gia Bình), Trạng nguyên Lý Đạo Tái ( Xã Thái Bảo), Đền Côn Nương (xã Bình Dương), học sinh của các trường sẽ thường xuyên đến chăm sóc di tích và dâng hương.

Các hình thức có tính thể nghiệm, tương tác như hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, giao lưu, hội thi, trò chơi, triển lãm, tạo sản phẩm… được đánh giá khá cao. Trên thực tế, các nhà trường luôn tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú, tạo điều kiện để học sinh hợp tác, giao tiếp và tự nhận thức được bản thân mình. Ví dụ như hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11; Hội thi vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường; Cuộc thi về văn hóa giao thông; Sáng tác thơ, văn theo chủ đề; … Quan sát các hoạt động trên chúng tôi nhận thấy học sinh tham gia hưởng ứng rất nhiệt tình.

Bên cạnh đó các hình thức có tính cống hiến: hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội… cũng được các nhà trường tổ chức triển khai có hiệu quả. Học sinh được tham gia vào các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ những gia đình khó khăn, gia đình liệt sĩ; Lao động chăm sóc di tích lịch sử; Làm sạch môi trường xung quanh; …

Các hình thức có tính nghiên cứu cũng được tổ chức, hoạt sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật; thực hiện các dự án cộng đồng. Tuy nhiên, các hoạt động này tập trung vào một số ít học sinh trong trường.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy cán bộ quản lý đánh giá cao hơn giáo viên ở các nội dung. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết cán bộ quản lý đánh giá dựa vào kết quả và sản phẩm cuối cùng. Còn giáo viên thì kết hợp và đánh giá quá trình thực hiện. giáo viên là những người dẫn dắt học sinh trong các hoạt động nên sẽ đánh giá rõ hơn những kết quả cũng như sự nỗ lực của học sinh.

2.3.2.5. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Kết quả giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm là kết quả sự cố gắng, tích cực của giáo viên và học sinh và được thể hiện tập trung ở mức độ KNS của học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Chúng tôi xin ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên (câu hỏi 7 – phụ lục 1) kết hợp với quan sát, trò chuyện với giáo viên và học sinh để làm sáng tỏ thực trạng này.

Kết quả như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Bảng 2.7. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ kỹ năng sống của học sinh Trung học cơ sở

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh về mức độ kỹ năng sống của học sinh Trung học cơ sở

Ghi chú:

  • 1.KN giao tiếp
  • 2.KN tự phục vụ bản thân,
  • 3.KN xác lập mục tiêu cuộc đời,
  • 4. KN điều chỉnh và quản lý cảm xúc,
  • 5. KN đánh giá.
  • 6.KN tự nhận thức và đánh giá bản thân,
  • 7.KN hợp tác và chia sẻ,
  • 8.KN thể hiện tự tin trước đám đông,
  • 9. KN quản lý thời gian hiệu quả,
  • 10. KN đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống,

Qua bảng số liệu và biểu đồ so sánh có thể thấy, cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá KNS của học sinh Trung học cơ sở huyện Gia Bình ở mức Tốt (ĐTB: 3,44 và 3,48). Kết quả đánh giá tương đối thống nhất ở từng kỹ năng sống.

KNS của học sinh được cán bộ quản lý đánh giá cao hơn giáo viên là KN quản lý thời gian hiệu quả (CBQL: 3,7; giáo viên: 3,0). KNS của học sinh được giáo viên đánh giá cao hơn cán bộ quản lý là KN đánh giá (CBQL: 3,0; giáo viên: 3,87).

Chúng tôi phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên để tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá trên. Một số cán bộ quản lý có ý kiến: Khi nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm với quy mô toàn trường, học sinh đến đúng giờ, thực hiện tốt các quy định về thời gian của nhà trường. Một số học sinh khi được hỏi để cải tiến chất lượng hoạt động trải nghiệm thì thường không có ý kiến gì và cũng không có đề xuất cho các cán bộ quản lý rút kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động. Một số giáo viên trả lời: là người trực tiếp tổ chức và hướng dẫn học sinh trong các hoạt động nên nhận thấy trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của tập thể, cũng như nhiệm vụ giáo viên giao cho cá nhân, nhiều học sinh còn chậm, giáo viên phải sát sao nhắc nhở mới có thể thực hiện đúng tiến độ, một trong những nguyên nhân là các em chưa biết sắp xếp và phân phối hợp lý thời gian hoạt động, học tập và sinh hoạt cá nhân. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên thường phát huy năng lực tự đánh giá của học sinh và đánh giá đồng đẳng; các em thường có những nhận xét khá chính xác về kết quả hoạt động, đưa ra được nhiều góp ý có ích cho các bạn. Tuy nhiên, trong số các cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi vẫn có một tỷ lệ đánh giá KNS của học sinh ở mức Khá, TB. Qua tìm hiểu, thì đó là các giáo viên trẻ mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động và chưa có nhiều thời gian để sát với lớp học sinh. Điều này cho thấy, trong công tác quản lý cần quan tâm hơn đến việc bố trí giáo viên phụ trách giáo dục KNS cho học sinh và bồi dưỡng năng lực cho giáo viên. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

2.3.3. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

2.3.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 và số 9 phụ lục 1. Kết quả như sau:

Bảng 2.8. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ quan trọng của những căn cứ khi lập kế hoạch Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ quản lý nhận thức rất rõ việc đảm bảo tính khả thi của kế hoạch thì cần căn cứ vào thực trạng đơn vị và thực trạng học sinh. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, cán bộ quản lý đã dựa vào thực trạng giáo dục KNS của nhà trường trong năm học để thấy được ưu điểm và nhược điểm của công tác Giáo dục kỹ năng sống, những vấn đề gì còn tồn tại, từ đó xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra, những yếu tố bối cảnh cũng được quan tâm là đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, kế hoạch giáo dục của ngành, của địa phương, nhiệm vụ năm học. Đặc biệt, cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cũng đã căn cứ vào thực trạng KNS và giáo dục KNS của học sinh để xây dựng nội dung giáo dục phù hợp. Các yếu tố điều kiện cũng được lưu tâm như: cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

Bảng 2.9. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác lập kế hoạch Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Đánh giá về công tác xây dựng kế hoạch, cán bộ quản lý, giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đánh giá ở mức Tốt. Ngay từ đầu năm học, kế hoạch giáo dục KNS đã được xây dựng, cùng với đó là chương trình cụ thể từng học kỳ, từng tháng, tuần. Cụ thể: Sự phù hợp giữa kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh với kế hoạch, chương trình hoạt động trải nghiệm trải nghiệm và không cản trở việc thực hiện kế hoạch trải nghiệm (CBQL: 3,90; giáo viên: 3,87). Tính rõ ràng, hợp lý của việc tích hợp mục tiêu, nội dung giáo dục KNS với mục tiêu, nội dung hoạt động trải nghiệm (CBQL: 3,80; giáo viên: 3,82).

Khi nghiên cứu các kế hoạch hoạt động của các nhà trường chúng tôi nhận thấy: Kế hoạch giáo dục KNS tổng thể được các cấp quản lý chỉ rõ các nội dung, biện pháp tiến hành, điều kiện tiến hành. Kế hoạch của từng hoạt động chưa thể hiện rõ mối quan hệ với kế hoạch tổng thể, mối quan hệ giữa tổ chức hoạt động với đánh giá kết quả hoạt động chưa thể hiện rõ. Chính vì vậy, giáo viên đánh cao 2 nội dung “Tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng hoạt động trải nghiệm của kế hoạch”, “Kế hoạch phản ảnh mối quan hệ thống nhất giữa các thành tố của hoạt động trải nghiệm với các thành tố của hoạt động giáo dục kỹ năng sống” thấp hơn các nội dung khác. Nguyên nhân là kế hoạch xây dựng và thiết kế nội dung tổng thể, nội dung cho từng hoạt động chưa rõ ràng nên khó định hướng cho giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện.

2.3.3.2. Thực trạng tổ chức triển khai giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm

Khảo sát thực trạng tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10 phụ lục 1. Kết quả như sau:

Bảng 2.10. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác tổ chức thực hiện Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đồng thuận trong đánh giá cao các nội dung sau:

Thành lập Ban chỉ đạo và bố trí nhân sự để thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm cho học sinh (CBQL: 3,85; giáo viên: 3,76).

Công bố và giải thích rõ mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm và tổ chức thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch, định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện (CBQL: 3,90; giáo viên: 3,80).

Tạo điều kiện cho người tham gia tổ chức giáo dục KNS thông qua Hoạt động trải nghiệm phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ (CBQL: 4,0; giáo viên: 3,42).

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm (CBQL: 3,75; giáo viên: 3,60). Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Đầu năm, các nhà trường luôn có hoạt động kiện toàn các tổ chức và nhóm chuyên môn thực hiện hoạt động, cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã chọn những giáo viên có kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ tổ chức giáo dục KNS và hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Nhà trường cũng chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện nội dung, chương trình giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm, các giáo viên họp và thảo luận về biện pháp thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, giáo viên thực hiện nhiều lúc còn mang tính kinh nghiệm bởi năng lực thiết kế và tổ chức giáo dục KNS còn hạn chế.

Do đặc trưng của hoạt động trải nghiệm, để tổ chức tốt cần có sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục khác. Nhà trường cũng đã thực hiện công tác huy động các lực lượng và nguồn lực cho hoạt động này nhưng chất lượng chưa cao.

2.3.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm

Khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 11 phụ lục 1. Kết quả như sau:

Bảng 2.11. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác chỉ đạo thực hiện Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Kết quả đánh giá chung về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục KNS thông qua Hoạt động trải nghiệm ở mức Tốt (CBQL: 3,82; giáo viên: 3,49). cán bộ quản lý, giáo viên cùng đánh giá ở các nội dung sau:

  • Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm tích hợp giáo dục KNS (CBQL: 3,80; giáo viên: 3,82).
  • Chỉ đạo tổ chức các hoạt động hoạt động lớn, quy mô trường (CBQL: 4,0; GV: 3,85).
  • Chỉ đạo giáo viên CN thiết kế và tổ chức thực hiện giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm thường xuyên tại lớp mình phụ trách (CBQL: 3,9; giáo viên: 3,82).
  • Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục như: cán bộ Đoàn – Đội, cha mẹ học sinh, … trong tổ chức giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm (CBQL: 4,0; giáo viên: 3,98).

Một số nội dung cán bộ quản lý đánh giá cao hơn giáo viên là:

  • Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh (CBQL: 3,50; giáo viên: 3,16). Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.
  • Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm (CBQL: 3,75; giáo viên: 2,96).
  • Chỉ đạo đổi mới hoạt động đánh giá kết quả giáo dục KNS, đánh giá hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp và phát triển (CBQL: 3,8; giáo viên: 2,8).

Qua trao đổi với giáo viên chúng tôi được biết: Trong quá trình tiến hành các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, giáo viên cũng nhận được sự chỉ đạo của cán bộ quản lý về đổi mới phương pháp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới đánh giá. Tuy nhiên, chưa có chỉ dẫn cụ thể về cách làm nên nhiều giáo viên khá lúng túng trong cách thực hiện.

2.3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm sáng tạo

Khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 12 phụ lục 1.

Kết quả như sau:

Bảng 2.12. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Trong việc thực hiện các chức năng của nhà quản lý, thì kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm chưa được quan tâm và chất lượng công việc chưa cao. cán bộ quản lý, giáo viên đều đồng ý đánh giá chung ở mức Khá (CBQL: 2,82; giáo viên: 2,85). Trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên ở một số trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh chúng tôi được biết:

Các tiêu chí đánh giá KNS thông qua hoạt động trải nghiệm chưa rõ ràng. Mới chỉ có việc đánh giá hoạt động trải nghiệm qua các tiêu chí ưu điểm của việc tổ chức hoạt động, hạn chế trong việc tổ chức hoạt động, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cần rút ra.

Các phương pháp và hình thức đánh giá chưa đa dạng và chưa đánh giá được KNS của học sinh. Chủ yếu đánh giá qua quan sát mức độ tích cực của học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm, sản phẩm của hoạt động (ví dụ như nhận xét về sản phẩm gốm mà bạn đã thực hiện, nhận xét về câu trả lời của bạn trong các cuộc thi, …). Chính vì vậy mà chưa đủ dữ liệu để xử lý và phân tích kết quả kịp thời, chính xác.

Việc phản hồi thông tin cho các bên liên quan để điều chỉnh hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm vẫn mang tính hình thức.

2.3.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Chúng xây dựng câu hỏi số 13 phụ lục 1 để khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

Nhìn vào kết quả khảo sát đa số các ý kiến đều cho rằng các yếu tố nhận thức, năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm (CBQL: 3,66; giáo viên: 3,60). Chúng tôi nhận thấy về cơ bản các trường đã đáp ứng yêu cầu về các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tuy nhiên chỉ dừng ở mức tương đối. Trong các yếu tố trên, ảnh hưởng cao nhất là năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng, năng lực của người tổ chức hoạt động trải nghiệm (GV), tiếp đến là sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Hạn chế nhất là điều kiện CSVC, kỹ thuật, tài chính phục vụ cho hoạt động trải nghiệm…, đây cũng là yếu tố cần được quan tâm trong hoạt động quản lý.

Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên để tìm hiểu sâu hơn thực trạng trên:

Thày Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Xuân Lai : Việc huy động các nguồn lực bên ngoài nhà trường trong quá trình tổ chức giáo dục KNS và hoạt động trải nghiệm có thực hiện nhưng chỉ tập trung vào các nội dung như: tham quan các di tích lịch sử dành, hỗ trợ học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm khoa học kỹ thuật, tham quan các làng nghề truyền thống. Còn tổ chức diễn đàn, giao lưu v.v… vẫn chưa huy động được nhiều nguồn lực bên ngoài để thực hiện.

Cô giáo TPT trường Trung học cơ sở Quỳnh Phú: Hiện tại không gian trong nhà trường đảm bảo hoạt động chung cho học sinh trong toàn trường. Trường chưa có mái che sân, nhà đa năng nên các hoạt động ngoài lớp học với quy mô lớn trong phạm vi trường phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, diện tích sân bãi chưa đạt chuẩn theo yêu cầu nên hạn chế cho số lượng người tham gia hoạt động.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm, lãnh đạo các nhà trường cần tiếp tục xây dựng kế hoạch đề nghị phối hợp về cơ sở vật chất với các lực lượng ngoài trường trong từng nội dung hoạt động. Cũng như đề nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho nhà trường để phục vụ tốt cho các hoạt động giáo dục.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng  quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

2.4.1. Ưu điểm Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu đã nhận thức được những định hướng đổi mới giáo dục Trung học cơ sở theo tinh thần nghị quyết 29/TW về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; nhận thức được một số đặc điểm cơ bản của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tùy theo đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế của từng trường đã có những hoạt động giáo dục KNS phù hợp, thu hút được sự tham gia của học sinh. Công tác quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cũng được quan tâm thực hiện. Lãnh đạo các nhà trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã có kế hoạch hoạt động chung theo từng kỳ, từng tháng và từng hoạt động. Công tác tốt chức và chỉ đạo cơ bản bám sát kế hoạch và linh hoạt theo thực tế.

Nhà trường cũng đã huy động và phối hợp được với cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong tổ chức giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm.

Đảm bảo được cơ sở vật chất tối thiểu và từng bước quan tâm đầu tư những trang thiết bị cơ bản phục vụ cho hoạt động giáo dục.

Các biện pháp quản lý của lãnh đạo các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một số cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức chưa sâu sắc về nội dung đổi mới giáo dục Trung học cơ sở, về đặc điểm của hoạt động trải nghiệm cho nên nội dung, hình thức tổ các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh còn chưa đa dạng, chưa thực sự phù hợp với đặc điểm và nhu cầu giáo dục KNS của học sinh.

Việc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về năng lực giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm chưa có hoặc mang tính lồng ghép vào các nội dung bồi dưỡng triển khai chương trình kế hoạch hoạt động trải nghiệm nên trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức từng hoạt động giáo dục KNS còn hạn chế.

Việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh chưa đồng bộ giữa lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, phương pháp đánh giá chưa đa dạng, phản hồi thông tin chưa kịp thời, … nên chưa có cơ sở điều chỉnh chu trình quản lý tiếp thu.

Sự phối hợp các lực lượng giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm chưa đồng bộ vì vậy chưa phải huy hết sức mạnh của từng lực lượng trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức, thực trạng giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm, thực trạng quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có thể thấy:

Giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm đã được giáo viên và cán bộ quản lý quan tâm, thể hiện ở việc nắm bắt được những vấn đề cơ bản trong xu thế đổi mới giáo dục và hoạt động trải nghiệm.

Các phương pháp, hình thức giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm được triển khai thực hiện đa dạng và phong phú. Một số phương pháp và hình thức tích cực ít được sử dụng do yếu tố năng lực của giáo viên và ít phù hợp với nội dung hoạt động.

Quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh được đánh giá ở mức Tốt, tuy nhiên chưa có sự đồng bộ trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Công tác kiểm tra, đánh giá còn hạn chế về tiêu chí, phương pháp đánh giá và phản hồi thông tin. Việc huy động các lực lượng trong tổ chức hoạt động giáo dục chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học.

Đây là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống HS trung học

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993