Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người và là một trong những ngành kinh tế lớn nhất hành tinh, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế – văn hóa xã hội như tạo nguồn thu nhập, tạo việc làm, nâng cao trình độ dân trí,…
Ở Việt Nam, tại Đại hội IX của Đảng đã xác định: “…Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt được trình độ phát triển du lịch của khu vực…”. Ngành du lịch đã nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước nên trong những năm qua đã đạt những thành tựu bước đầu khả quan.
Trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi người ngày càng tất bật thì nhu cầu đi du lịch ngày một lại cao. Mục đích là để thư giãn tinh thần và khám phá những điều mới lạ. Trong xu thế chung của du lịch cả nước, du lịch tỉnh Long An cũng đã góp phần tô điểm thêm cho bức tranh du lịch Việt Nam, bởi nơi đây là vùng đất được hình thành với sự ảnh hưởng của nền văn minh Óc Eo nổi tiếng, với những phong tục tập quán tiêu biểu cho nền văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng các dân tộc anh em, với truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân “Trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc”. Mặt khác, nhắc đến Long An là gợi nhớ trong ký ức và tâm hồn của người dân Việt Nam đến một miền đất non nước nổi tiếng với nhiều địa danh ghi dấu cho một thời kỳ lịch sử oai hùng với những tên tuổi còn ghi lại trong lịch sử dân tộc như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thái Bình, Võ Thị Thắng,..
Tuy nhiên, truyền thống và con người Long An là nguồn lực quý báu của địa phương để phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đa ngành theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong đó có ngành du lịch. Với những ưu đãi đó hứa hẹn nhiều điều kỳ thú, hấp dẫn du khách bốn phương đến tham quan cảnh đẹp sông nước Đồng Tháp Mười. Nhưng hiện nay nhìn chung ngành du lịch Long An chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình, công tác quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo huớng phát triển bền vững” với mong muốn có những đóng góp thiết thực vào việc phát triển du lịch của tỉnh nhà để Long An luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu của đề tài
- Tiếp cận và lựa chọn phù hợp cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch và phát triển bền vững.
- Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch tỉnh trong thời gian qua.
- Đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch theo hướng bền vững.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
- Sưu tầm bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch và phát triển bền vững du lịch trên thế giới và Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch; các nguồn lực kinh tế – xã hội và quá trình khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Long An.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững du lịch tỉnh Long An.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Về nội dung
- Nội dung nghiên cứu chính của đề tài đi sâu vào tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch Long An.
- Đi vào khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An cho phát triển du lịch bền vững.
3.2 Về không gian
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Long An.
4. Lịch sử nghiên cứu
Du lịch là một đề tài được nghiên cứu rất nhiều nhưng đề tài “Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững” thì có ít đề tài tiếp cận, mà nếu có thì tiếp cận chưa toàn diện, chưa sâu.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.1.1 Quan điểm tổng hợp
Việc áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác, phát hiện ra quy luật phát triển, các điều kiện, các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch và xác định các tuyến điểm du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người,… Có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Điểm tuyến du lịch được xem như là một hệ thống mở có mối quan hệ chặt chẽ với các tuyến điểm du lịch tại các lãnh thổ khác và các thành phần khác. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
5.1.2 Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Theo quan điểm này, nghiên cứu một đối tượng cụ thể phải đặt trong mối tương quan với các đối tượng khác, với các yếu tố trong hệ thống cao hơn cũng như thấp hơn. Du lịch là một lãnh thổ gồm nhiều thành phần, tuy có đặc điểm và chức năng riêng nhưng luôn có mối quan hệ qua lại với các hệ thống cũng như phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Do đó, đề tài luôn quán triệt quan điểm hệ thống lãnh thổ.
5.1.3 Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Quan điểm này được thể hiện ở chỗ: chú ý tới khía cạnh địa lí, lịch sử khi xác định các tuyến, điểm du lịch của cả nước nói chung và Long An nói riêng.
Phân tích sự hình thành và phát triển các tuyến, điểm du lịch trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính đến phát triển lâu bền.
5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Khi khai thác bất cứ tài nguyên nào để phục vụ cho phát triển du lịch thì người ta phải vạch ra nhiều khía cạnh để vừa khai thác hiệu quả mà vẫn đảm bảo tài nguyên phát triển tốt. Chính vì thế quan điểm bền vững đặt vấn đề chúng ta sử dụng tài nguyên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao và có giá trị lâu dài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập, xử lí, thống kê số liệu
Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch.
5.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn thuộc đối tượng nghiên cứu.
Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
5.2.3 Phương pháp phỏng vấn điều tra
Đây là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua việc trao đổi với người phụ trách vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể hiểu vấn đề một cách cụ thể thông qua các cuộc phỏng vấn.
Trước khi phỏng vấn cần chú ý đến một vài vấn đề như:
Cần soạn một vài câu hỏi trước khi phỏng vấn.
Các câu hỏi cần ngắn gọn xúc tích, không đánh đố người được phỏng vấn.
Nên lựa chọn các từ ngữ trong lĩnh vực cần hỏi tránh dùng từ ngữ địa phương.
5.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
Sau khi thu thập được các thông tin thì việc xử lý các thông tin như thế nào cho hiệu quả đặt ra cho chúng ta vấn đề lớn. Chính vì vậy phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có thể phân tích số liệu một cách chi tiết.
Sau khi phân tích được số liệu đã thu thập chúng ta có thể tổng hợp lại vấn đề qua đó có thể đánh giá vấn đề một cách chính xác hơn.
5.2.5 Phương pháp bản đồ, viễn thám và Hệ thông tin địa lí (GIS)
Do lãnh thổ nghiên cứu thường có quy mô lớn nên sử dụng bản đồ sẽ giúp chúng ta có một tầm nhìn bao quát. Những nghiên cứu cũng cần được thể hiện thông qua xây dựng bản đồ.
5.2.6 Phương pháp bản đồ có hai chức năng chính
Phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, dòng chảy du khách.
Là cơ sở để phân tích và phát hiện qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, dựa trên cơ sở đó để xác định phương hướng phát triển và tổ chức không gian du lịch trong tương lai.
Hệ thống thông tin địa lí (GIS) là một phương pháp mới giúp cho người nghiên cứu có thể tổng hợp thông tin nghiên cứu bằng việc thể hiện các đối tượng trên thông qua các biểu đồ, bản đồ trong việc đánh giá vấn đề bằng việc số hóa các dữ liệu đã thu thập được.
5.2.7 Phương pháp toán học
Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho viêc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch trong điều kiện hiện nay. Nó làm việc với lượng thông tin rất lớn nhờ máy tính điện tử, rút ngắn thời gian xử lý tư liệu. Phương pháp mẫu thống kê chuyên dùng để nghiên cứu khả năng chọn lọc trong du lịch. Phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định tổng hợp các nhân tố và ảnh hưởng của chúng đến việc hình thành hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch…
6. Cấu trúc của đề tài Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Cấu trúc luận văn bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận.
- Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Vì thế mà thuật ngữ “du lịch” đã trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi.
Theo liên hiêp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với đặc điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống… ”
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo (I.I.Pirogionic, 1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển về thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch.
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN)
1.2.1.1 Khái niệm
Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại:
- Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới)
- Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người.
- Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra.
- Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên).
Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực – động vật.
1.2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Là một thành phần quan trọng của tự nhiên là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ phụ thuộc địa hình. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm của hình thái địa hình sẽ tạo nền cho phong cảnh. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý là hai chỉ tiêu chính : nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác.
Nhân tố khí hậu góp phần tạo nên tính mùa trong hoạt động du lịch và có ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác tại các điểm du lịch.
Tài nguyên nước
Đối với hoạt động du lịch, nước cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước: Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch nước trên mặt có ý nghĩa rất lớn.
Tuy nhiên nguồn nước ngầm cũng có vai trò quan trọng không kém đó là nguồn nước khoáng có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Tài nguyên thực, động vật
Thực và động vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên sinh động và đẹp hơn. Các khu bảo tồn với đối tượng là các loài thực động vật có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Đây cũng là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch như: sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học,…
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.2.1 Khái niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng do con người tạo ra, được sử dụng dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ các hoạt động du lịch.
1.2.2.2. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng, nhưng quan trọng nhất là các di tích (lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cách mạng), các lễ hội, các làng nghề, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các hoạt động kinh tế, văn hóa, thể thao,…
1.2.2.3 Các di tích lịch sử, văn hóa Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Di tích lịch sử – văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được phân chia thành :
- Di tích văn hóa khảo cổ.
- Di tích lịch sử.
- Di tích văn hóa nghệ thuật.
- Danh lam thắng cảnh.
Lễ hội
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về sự kiện lịch sử trọng đại: Ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Lễ hội tạo nên “Tấm thảm muôn màu”. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, trí tuệ và bản năng, cô đơn và đoàn kết,…Các lễ hội cũng tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp con người hành hương về với cội nguồn. Chính vì vậy lễ hội có ý nghĩa lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc
Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có thể khai thác phục vụ du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc.
Hệ thống bảo tàng và các sự kiện
Hệ thống bảo tàng và các sự kiện lịch sử của địa phương là những giá trị nhân văn của vùng. Các bảo tàng chứa đựng các giá trị tinh thần của dân tộc, nơi tồn tại những phẩm chất cao đẹp của nhân dân địa phương trong công cuộc khai hoang lập ấp và chống giặc ngoại xâm.
Các sự kiện là một minh chứng về các truyền thống tồn tại hàng trăm năm gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước, mà còn mang những giá trị nhân văn cho thế hệ sau noi gương.
1.3. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.3.1.1. Phương pháp đánh giá
Xác định khả năng thuận lợi: Khả năng thuận lợi được đánh giá theo 4 mức độ sau:
- Rất thuận lợi.
- Thuận lợi.
- Tương đối thuận lợi.
- Không thuận lợi.
Khả năng khai thác loại hình du lịch, qui mô hoạt động: hiện nay chỉ mang tính chất vùng và địa phương.
1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá
Tính hấp dẫn: là yếu tố có tính tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe của du khách, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và di tích tự nhiên, qui mô về lãnh thổ của điểm tài nguyên du lịch.
Tính hấp dẫn được chia thành 4 mức sau:
- Rất hấp dẫn
- Khá hấp dẫn
- Trung bình
- Kém
Tính an toàn: Là một chỉ tiêu thu hút khách, đảm bảo về sự an toàn sinh thái và an toàn xã hội, được xác định bởi sự ổn định và cân bằng các hệ sinh thái, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tính an toàn được chia làm 4 mức độ:
- Rất an toàn
- Khá an toàn
- Trung bình
- Kém
Cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Có ý nghĩa đến hoạt động du lịch. Thiếu cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng thì tài nguyên có hấp dẫn, độc đáo đến đâu cũng vẫn chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, không thể khai thác cho hoạt động du lịch. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Tính bền vững: Tính bền vững của môi trường thiên nhiên nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng thiên tai.
Tính thời vụ: Tính thời vụ tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác, đầu tư qui hoạch, hoạt động du lịch.
Tính liên kết: Mức độ liên kết các điểm du lịch thành tuyến thuận lợi.
Sức chứa du khách: Sức chứa du khách là tổng sức chứa lượng khách tại một điểm tài nguyên du lịch cho một đoàn du khách đến trong một ngày hoạt động.
Bảng 1.1: Sức thu hút du khách
Chỉ tiêu | Hệ số | Điểm đánh giá |
Tính hấp dẫn
Cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng Tính an toàn |
3
2 1 |
4, 3, 2, 1 4, 3, 2, 1 4, 3, 2, 1 |
Kết quả | ||
Loại A | 18 – 24 | 75 – 100% |
Loại B
Loại C |
12 – 17 6 – 11 | 50 – 74%
25 – 49% |
Loại A: Điểm tài nguyên có thể thu hút khách quốc tế và nội địa.
Loại B: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách nội địa.
Loại C: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách tại địa phương.
Bảng 1.2: Quản lý du khách
Chỉ tiêu | Hệ số | Điểm đánh giá |
Tính bền vững
Tính liên kết Tính thời vụ Tính an toàn |
3
3 2 1 |
4 3 2 1 4 3 2 1
4 3 2 1 4 3 2 1 |
Kết quả | % so với điểm tuyệt đối | |
Loại A
Loại B Loại C |
17 – 36 18 – 26
9 – 17 |
78 – 100%
50 – 77% 25 – 49% |
Loại A: Chỉ cần đầu tư ít trong quản lý và khai thác.
Loại B: Cần đầu tư nhiều.
Loại C: Cần đầu tư rất nhiều.
1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
1.3.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung di tích theo lãnh thổ:
Mật độ di tích: Là chỉ tiêu phản ánh số lượng di tích các loại trên một đơn vị diện tích và được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất về mặt số lượng. Mật độ di tích của lãnh thổ càng cao thì lãnh thổ đó càng có điều kiện để phát triển du lịch. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ mang ý nghĩa tương đối, nó phụ thuộc vào chất lượng của các di tích.
Số lượng di tích: Là chỉ tiêu phụ thể hiện số lượng (tuyệt đối) của di tích có trên một lãnh thổ. Nếu sự phân bố của các di tích quá thưa thì giá trị sử dụng có hạn chế, ngược lại, số di tích tương đối ít nhưng phân bố tập trung thì giá trị sử dụng của chúng cho phát triển du lịch cao hơn.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng di tích:
Số di tích được xếp hạng: Là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng của di tích. Chất lượng của di tích lịch sử – văn hóa có giá trị rất lớn đối với thiết kế các điểm, tuyến du lịch văn hóa – lịch sử.
Số di tích đặc biệt quan trọng: Là chỉ tiêu phụ phản ánh chất lượng của di tích.
1.4. Các loại hình du lịch
1.4.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism)
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Một định nghĩa khác của GS – TSKH Lê Huy Bá như sau:
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục, tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác nhau :
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular Tourism)
- Du lịch xanh (Green Tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
1.4.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái
- Định nghĩa Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Tài nguyên du lịch sinh thái theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên du lịch sinh thái là các thành phần và các tổng thể tổng hợp tài nguyên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái.
- Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đã và đang khai thác và tài nguyên mà triển vọng là sẽ khai thác. Phụ thuộc vào:
Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên.
Mức độ yêu cầu để phát triển sản phẩm DLST nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và càng cao của du khách.
Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên DLST.
Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đối với những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái đặc thù, đặc hữu, quý hiếm.
Tài nguyên DLST có các đặc điểm sau:
Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng bao gồm những hệ sinh thái tự nhiên đặc thù (những nơi có tính đa dạng sinh học cao – có nhiều loài đặc trưng đặc hữu, quý hiếm), các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng,…), các giá trị văn hóa bản địa (phương thức canh tác, sinh hoạt truyền thống,…)
Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các tác động, đặc biệt là tác động của con người. Bất kỳ tác động nhỏ nào làm thay đổi đến tính chất của tự nhiên thì cũng một phần ảnh hưởng đến hệ sinh thái thậm chí làm mất đi hệ sinh thái đó.
Tài nguyên DLST có một thời gian khai thác khác nhau, không đồng nhất. Có loại tài nguyên DLST khai thác được quanh năm nhưng cũng có loại tài nguyên DLST chỉ khai thác theo thời vụ. Mức độ khai thác phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu,…
Để khai thác hiệu quả tài nguyên DLST thì các nhà quản lý, điều hành cần nghiên cứu tính mùa của các loại tài nguyên để đưa ra các giải pháp thích hợp.
Tài nguyên DLST thường nằm cách xa khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch. Phần lớn tài nguyên DLST nằm ở các Vườn Quốc Gia, khu bảo tồn tự nhiên, hoặc những nơi có sự quản lý chặt chẽ, được khai thác nhằm tạo ra sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu tham quan của du khách. Nhưng để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST cần đầu tư tốt cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất (đặc biệt là giao thông vận tải). Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài, nhiều lần nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc bảo tồn sự đa dạng sinh thái và đa dạng sinh học.
1.4.1.2. Các loại hình du lịch sinh thái
- Miệt vườn:
Là một dạng đặc biệt của Hệ Sinh Thái nông nghiệp, chuyên canh trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh với nét đặc sắc của văn minh miệt vườn tạo lự hấp dẫn du khách.
Vườn tược ở miền Tây Nam Bộ được tập trung lại với nhau thành không gian rộng lớn với những vườn cây trái xanh mướt quanh năm trĩu quả. Vườn cây ăn quả ở đây tập trung hầu hết các loại cây trái đặc trưng như: sầu riêng, nhãn lồng, bình bát, bồ hòn, me, vú sữa, xoài,…
- Sân chim:
Đây là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim quý hiếm. Là nơi tụ tập nhiều loài cùng sinh sống trong khoảng không gian nhất định như: chim, cá, ếch nhái, bò sát và một số động vật khác cùng sống chung trong một quần thể đa dạng, thể hiện tính đa dạng sinh học cao.
- Cảnh quan tự nhiên:
Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch.
- Văn hóa bản địa:
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của 54 dân tộc, từ lâu đã hình thành những khu vực cư trú truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gắn với các vùng sinh thai khác nhau, trải qua các quá trình: thích nghi – tồn tại – phát triển với những kiến thức, văn hóa bản địa đặc trưng có giá trị truyền thống. Các giá trị văn hóa bản địa này để đưa vào nội dung các chương trình du lịch sinh thái ở từng vùng sinh học khác nhau được xem là một bộ phận sinh học khác nhau được xem là một bộ phận sinh học hữu cơ không tách rời của du lịch sinh thái, hoàn toàn không lẫn với du lịch văn hóa.
Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác phục vụ cho du lịch sinh thái bao gồm:
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
- Kiến thức dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực.
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng.
- Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng.
1.4.1.3. Các đặc trưng du lịch sinh thái Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
DLST là bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu thiên nhiên cũng như các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, có lợi cho môi trường và có tính bền vững đến hệ sinh thái.
DLST bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường. Giáo dục du khách, cộng đồng đại phương, các cơ sở kinh doanh du lịch và cả hướng dẫn viên về sự cần thiết về bảo vệ và gìn giữ môi trường, tránh những tác động làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
DLST hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường tài nguyên và nhân văn. Các hoạt động kinh doanh du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép của môi trường vì điều kiện của môi trường thay đổi theo thời gian và không gian. Do vậy các hoạt động du lịch phải phát triển sao cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng khu vực, tránh tác động xấu đến môi trường tự nhiên và nhân văn.
DLST có thể hỗ trợ cho nỗ lực bảo tồn tự nhiên, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân quanh vùng. Bên cạnh đó cũng tăng cường nhận thức cho du khách và cộng đồng địa phương về sự cần thiết bảo vệ tài nguyên nhân văn và văn hóa.
DLST là một dạng của hoạt động du lịch, nó bao gồm những đặc trưng cơ bản của du lịch nói chung:
- Tính đa ngành:
Đa dạng nguồn nhân lực: sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử, cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật và các dịch vụ kèm theo (các yếu tố đầu vào).
Thu nhập du lịch đưa lại nguồn thu cho nhiều ngành khác nhau như: điện năng, nước, nông sản, hàng hóa,…(các yếu tố đầu ra).
- Tính đa thành phần:
Bao gồm nhiều thành phần khác nhau tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch, cán bộ công nhân viên du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân,…
Tính đa dạng mục tiêu: Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Đem lại hiệu quả về nhiều mặt như: bảo tồn thiên nhiên, văn hóa, lịch sử. Bên cạnh đó còn đem lại lợi ích về vật chất và tinh thần cho du khách, người dân và những lao động làm việc trong ngành du lịch, nâng cao ý thức du lịch cho mọi thành viên trong xã hội.
- Tính bền vững:
Thể hiện sự thiết kế các điểm, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng, liên kết quốc tế, tạo ra các tour du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.
- Tính thời vụ:
Thể hiện sự phụ thuộc của sự biến thiên lượng cung cầu du lịch vào tính mùa của thời tiết, khí hậu.
- Tính xã hội:
Mọi thành phần trong xã hội đều tham gia vào hoạt động du lịch dù trực tiếp hay gián tiếp.
- Tính giáo dục với môi trường:
DLST được xem là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường. Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì tính đa dạng sinh học. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vì đây là lực lượng có tác động lớn trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, góp phần nâng cao nhận thức và làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
1.4.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
Trong hoạt động kinh doanh du lịch – môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và chất lượng kinh doanh và mức độ thỏa mãn của du khách. Môi trường du lịch được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và cả con người. Sinh vật xung quanh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tâm lý và hoạt động của du khách.
DLST là một trong những loại hình du lịch hiện nay đang được du khách quan tâm. Các nhà Tâm lý học du lịch đã dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ của du lịch sinh thái. Vì thế cần có những nguyên tắc phát triển bền vững DLST là một cách phù hợp để bảo tồn và phát triển loại hình du lịch này trong tương lai.
Nguyên tắc 1: Hoạt động giáo dục và diễn giải. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Du lịch sinh thái cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những nguyên tắc cơ bản.
Có hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, qua đó tạo ý thức vào việc tham gia bảo tồn tài nguyên du lịch. DLST khác với các loại hình du lịch khác ở chỗ:
- Trước khi đi du lịch thì du khách đã có sự hiểu biết về các giá trị của môi trường tự nhiên, đặc điểm sinh thái, văn hóa bản địa.
- Thể hiện sự nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường.
Nguyên tắc 2: Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
Đây là hoạt động cơ bản của hoạt động DLST, bảo vệ và quản lý chặt chẽ hoạt động DLST để giảm thiểu tác động tích cực đến môi trường và tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự đa dạng về sinh thái, đa dạng sinh học. Với mục tiêu là phát triển DLST và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường DLST. Để làm được cần có những cơ quan quản lý về hoạt động du lịch như :
- Cấp độ vĩ mô: Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn.
- Cấp độ trung gian, tỉnh, thành phố: Sở Tài nguyên & môi trường, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
- Cấp độ vi mô: BQL các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn tự nhiên, doanh nghiệp khai thác du lịch.
Nguyên tắc 3: Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
Đây là bộ phận gắn bó hữu cơ với giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Trong việc phát triển DLST cần đảm bảo tính đa dạng về văn hóa (văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực, lễ hội)
Nguyên tắc 4: Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Tạo cơ hội giải quyết việc làm, gia tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương. Tích cực đào tạo tuyển dụng nguồn nhân lực địa phương làm việc tại các cơ sở du lịch.
Cần huy động tối đa sự tham gia của địa phương về các lĩnh vực, đặc biệt là sử dụng nguồn lao động truyền thống tham gia tạo ra và cung ứng sản phẩm du lịch.
Phần lợi nhuận của cộng đồng địa phương ngoài việc sử dụng cho đời sống hàng ngày còn được sử dụng vào việc cải thiện môi trường sống. Cộng đồng địa phương trở thành người chủ thực sự, người bảo vệ hiệu quả nhất những giá trị tự nhiên, nhân văn của nơi hoạt động DLST.
1.4.2. Du lịch văn hóa Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện”. Du lịch văn hóa mang lại những giá trị về sự hiểu biết của con người về các phong tục tập quán của các địa phương các vùng miền. Nâng cao tầm hiểu biết của con người trong hoạt động sống và học tập.
1.4.3. Du lịch MICE ( du lịch công vụ )
Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE – viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 – 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước.
Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam.
MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Kỳ thật, MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận thức khác nhau của những người làm du lịch. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định.
Hội họp, cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị… đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Ví dụ SEA Games, hay festival Huế… là những sự kiện Meeting, mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch, và tất nhiên cho nhiều ngành khác. Sự kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham gia và cổ vũ. Incentive (khen thưởng) có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do một công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên. Vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn. Còn để khen thưởng khách hàng hay đại lý thì các công ty tổ chức các hội nghị, hội thảo (convention hay conference). Ngoài ra, convention/conference (hội nghị, hội thảo) còn là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du lịch. Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm DN hoặc từng DN riêng lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch.
1.5. Sản phẩm du lịch Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
1.5.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong hoạt động du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch.
Sản phẩm du lịch là một nét đặc trưng riêng cho từng vùng miền. Mỗi địa điểm điều có một sản phẩm riêng của mình, chính vì vậy trong quá trình phát triển du lịch phải làm ra những sản phẩm mang đậm đà bản sắc riêng cho bản thân riêng của mình.
1.5.2. Cơ cấu sản phẩm du lịch
1.5.2.1. Những thành phần tạo lực hút
Bao gồm các điểm, tuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng,…
1.5.2.2. Cơ sở du lịch
Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải trí cho du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.
1.5.2.3. Dịch vụ du lịch
Bộ phận này được xem như là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh cung cấp.
Dịch vụ du lịch là một qui trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt cho du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.
1.5.2.4. Đặc tính của sản phẩm du lịch Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
- Tính tổng hợp
Hoạt động du lịch là một hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị giao lưu quốc tế, bên cạnh đó nhu cầu của du khách cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.
Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phí vật chất. Mặt khác, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và bộ phận.
Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành qui hoạch du lịch toàn diện.
- Tính không dự trữ
Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự trữ” như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho.
Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định. Nếu sản phẩm du lịch chưa bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không bù đắp được. Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề, “Khách hàng là thượng đế”.
- Tính không thể chuyển dịch
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và không gian sản xuất ra chúng, vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ nơi khác.
Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định, chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.
Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm nhờ thế dẫn tới sự lưu thông của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cầu du lịch. Vì vậy mà công tác tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
- Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi)
Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.
Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du lịch phải tuân thủ qui luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác qui hoạch du lịch, thiết lập và xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.
- Tính thời vụ
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Nguyên nhân là do lượng cung cấp sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung – cầu cũng thay đổi, có thể cung vượt cầu, và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.
1.6. Các nguyên tắc quy hoạch điểm và tuyến du lịch
1.6.1. Các nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch.
Quy hoạch điểm du lịch là kế hoạch bố trí lâu dài toàn diện sự phát triển du lịch của điểm du lịch.
- Nguyên tắc thị trường
Thị trường du khách có ý nghĩa to lớn đối với quy hoạch điểm du lịch.
Phải dự báo thị trường nguồn khách tiềm năng và mục tiêu.
Tìm hiểu đầy đủ nội dung, kết cấu, sở thích và xu hướng phát triển của thị trường nguồn khách.
Tìm hiểu thị trường mục tiêu để định vị điểm du lịch, xây dựng phương hướng chủ yếu, thứ tự phát triển và nội dung du lịch của công tác quy hoạch du lịch.
- Nguyên tắc hiêu quả và lợi ích
Cần phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Trong quá trình khai thác tài nguyên phục vụ du lịch cần dặc biệt chú ý cân đối giữa lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người dân tham gia vào hoạt động du lịch.
- Nguyên tắc sắc thái đặc biệt Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Đây chính là linh hồn của khu du lịch, quy hoạch du lịch phải làm bật sắc thái đặc biệt, chủ đề rõ ràng. Sắc thái đặc biệt làm thỏa mãn tâm lí sẵn sàng tìm tòi sự mới lạ của du khách tại khu du lịch.
- Nguyên tắc bảo vệ
Đa số tài nguyên du lịch đều có thuộc tính “di sản” do vậy khi thiết kế sơ đồ quy hoạch điểm du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ (bảo vệ hệ sinh thái của tài nguyên tự nhiên, bảo vệ hình thái vốn có của di tích lịch sử).
1.6.2. Các nguyên tắc quy hoạch tuyến du lịch
- Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan
Thời gian di chuyển không vượt quá 50% thời gian của tuyến du lịch trong ngày.
Xu hướng là ngày càng hiện đại hóa phương tiện vận chuyển để làm giảm thời gian đi lại, tăng thời gian tham quan giải trí.
- Nội dung của tuyến du lịch phải phong phú, đa dạng và mang tính đặc thù
Tránh lập lại cùng một tuyến đường cho lượt đi và về. Tránh trường hợp cho khách tham quan trong cùng thời gian trước ở địa phương khác. Chính vì thế mỗi tuyến du lịch phải có nét độc đáo riêng có thể đáp ứng sự sinh động riêng của từng chuyến du lịch.
- Giá cả của tour du lịch phải phù hợp với chất lượng dịch vụ du lịch
Giá cả của tour du lịch có ý nghĩa cực kì to lớn để kích cầu. Chính vì vậy, mà ta phải định giá đúng cho hàng hóa và dịch vụ du lịch.
- Đảm bảo cho du khách có thời gian phục hồi sức khỏe
Phân bố hợp lí các điểm tham quan, kết hợp các trạm dừng chân nghỉ ngơi kết hợp với mua sắm để đảm bảo sức khỏe cho du khách…
- Tuyến tham quan du lịch phải kết hợp với mua sắm
Thõa mãn nhu cầu mua sắm quà lưu niệm và hàng tiêu dùng của du khách nhằm kích thích sự phát triển của kinh tế địa phương.
1.7. Phát triển du lịch bền vững Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
1.7.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Sự bền vững được Ủy ban Thế giới về phát triển môi trường định nghĩa như là “sự phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. (Liên Hiệp Quốc, 1984).
Hơn thế nữa phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên (APC, 2010).
Có thể đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu đài các hoạt động du lịch thu lại”.
1.7.2 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Sử dụng nguồn lực một cách bền vững:
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là tối cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lâu dài.
Phát triển bền vững chủ trương lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng.
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch được xem như là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính chất toàn cầu và quốc gia.
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải:
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và làm tăng chất lượng của du lịch.
Mọi người nhận thức rằng sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự hủy hoại môi trường trên toàn cầu và đi ngược lại sự phát triển bền vững. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Các dự án được triển khai không có đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã dẫn đến sự tiêu dùng tài nguyên khác một cách lãng phí và không cần thiết.
Duy trì tính đa dạng:
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là một thế mạnh, mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài đa dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừa hưởng của thế hệ trước.
Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch, do vậy nó cần phải được giữ gìn, bảo vệ. Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi nó bị xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành một món hàng hóa đem bán cho du khách.
Hợp nhất du lịch vào quá trình qui hoạch:
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.
- Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai qui tắc sau :
- Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển.
- Du lịch và đánh giá tác động môi trường.
Hỗ trợ kinh tế địa phương:
Ngành du lịch hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và các hoạt động du lịch :
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch.
Khi cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển du lịch thì họ trở thành đối tác tích cực, có vị trí đặc biệt trong khu vực và vùng. Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương.
Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng có liên quan:
Việc tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan khác nhau là rất cần thiết nếu như những tổ chức này cùng nhau làm việc và cùng giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi.
Tham khảo ý kiến giữa chính phủ, ngành du lịch và cư dân địa phương là hết sức cần thiết để đánh giá các dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của họ. Đồng thời các tổ chức du lịch thông báo cho cư dân địa phương về những thay đổi trong kinh tế do sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch và những rủi ro có liên quan của ngành đưa lại.
Đào tạo nhân viên:
Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương và mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch.
Một lực lượng lao động du lịch được đào tạo và có kỹ năng thành thạo không những đem lại lợi ích kinh tế cho các ngành mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch, tính hiệu quả của tất cả các cấp và lòng tin tưởng, tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên.
Sự phát triển bền vững nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường giáo dục nhằm mục đích nâng cao sự phồn vinh về kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo nhận thức về quản lý môi trường làm then chốt cho sự phát triển tổng hợp bền vững.
Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm:
Việc cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng thêm sự thỏa mãn của du khách.
Tiến hành nghiên cứu:
Tiếp tục giám sát và nghiên cứu sự phát triển du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp việc giải quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các địa điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho du khách.
1.7.3. Các tiêu chuẩn phát triển bền vững Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
1.7.3.1. Quản lý hiệu quả và bền vững
Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn.
Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế.
Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn.
Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh.
Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương; tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được; áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt.
Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.
1.7.3.2. Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương
Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước.
Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý.
Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể.
Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản). Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng
Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục.
Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em.
Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lương đầy đủ.
Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận.
1.7.3.3. Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực
Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.
Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép.
Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.
1.7.3.4. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; cân nhắc khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này; tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh; kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
Giảm ô nhiễm: Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng. Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế. Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng. Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất.
Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững. Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng. Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn. Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao. Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn. Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com