Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động

Đánh giá post

Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động, đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Dịch vụ viết luận văn cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên đang làm tiểu luận triết học về đề tài Tiểu Luận: Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại công trình M8, tân phú, quận 7., nếu như các bạn muốn tham khảo nhiều bài viết hơn nữa thì tham khảo tại trang website của Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn nhé.

Ngoài ra, các bạn có gặp khó khăn trong việc làm bài tiểu luận môn học, hay tiểu luận tốt nghiệp thì liên hệ với Dịch vụ viết luận văn để được hỗ trợ làm bài. Hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận tại đây nhé.

===> Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận

Mở đầu (Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động)

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công trường là một trong những môi trường làm việc nguy hiểm bởi tính chất công việc, sự phức tạp trong các khâu làm việc và tập trung một số lượng lớn người lao động, nhà thầu, ban lãnh đạo. Tại M8 với hơn 1500 người lao động đang làm việc trong công đoạn hoàn thiện( xây tô, sơn nước, lắp kính, cửa,..) tai nạn lao động có thể xảy ra bất kì thời điểm nào và nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn lao động đó chủ yếu do những hành vi làm việc không an toàn của người lao động… Tại công trình M8, các rủi ro liên quan dẫn tới tai nạn lao động và ảnh hưởng sức khỏe bao gồm ngã cao, bị đè, đụng, va đập, va chạm, bị vật bay rơi trúng, bị sụp lở, đổ vật liệu, đau lưng mỏi cơ, say nắng, mệt mỏi, suy giảm thính lực và thị lực,…

Vì vậy, việc tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động giúp tất cả các cán bộ, công nhân viên tại M8 nhận thức được các nguy cơ tiềm ẩn gây rủi ro dẫn tới tai nạn lao động cũng như biện pháp phòng tránh các sự cố tai nạn trên công trình. Việc trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để cán bộ công nhân viên chủ động phòng tránh tai nạn lao động, hiểu rõ các loại hình nguy hiểm tiềm ẩn ở nơi làm việc có thể dẫn đến tai nạn lao động để có sự chuẩn bị từ trước thông qua việc tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động để có biện pháp phòng tránh tai nạn trong quá trình làm việc. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động giúp bản thân mỗi người lao động, chủ doanh nghiệp: (Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động)

  1. Loại bỏ những yếu tố nguy hại trước khi sự việc xảy ra.
  2. Hiểu và kiểm soát các mối nguy tại nơi làm việc.
  3. Đánh giá mức độ hậu quả của rủi ro tại nơi làm việc.
  4. Tạo dựng môi trường làm việc an toàn và xây dựng uy tín công ty ngày càng bền vững.

Hoạt động tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có ý nghĩa lớn lao, góp phần bảo vệ tính mạng và sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất làm việc, phòng và tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là một trong những yêu cầu bắt buộc tại doanh nghiệp trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động hàng năm được quy định trong Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, nghị định 44/2016/NĐ-CP rằng người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Người lao động tham gia khóa huấn luyện đầu vào, huấn luyện định kỳ và huấn luyện để cấp chứng nhận nhằm đảm bảo tốt nhất công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp và đảm bảo cho người lao động nắm bắt tất cả nội dung về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Sau khi được huấn luyện ATVSLĐ và kiểm tra đạt yêu cầu thì người lao động (bao gồm cả người lao động không theo hợp đồng lao động và theo hợp đồng lao động) phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, doanh nghiệp. (Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động)

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động vừa bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động, nâng cao năng suất làm việc , thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật, quy định của công trường, phía chủ đầu tư vừa mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, bởi lao động an toàn giúp quá trình làm việc của doanh nghiệp hoạt động liên tục, giảm thiểu chi phí cho sự cố về con người lẫn vật tư, máy móc, kết cấu công trình, nâng cao uy tín về lâu dài của doanh nghiệp.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp khảo sát

Khảo sát, ghi hình các biển bảng, biểu ngữ tại công trình, các hoạt động làm việc của người lao động

Lấy ý kiến của người công nhân, người sửa chữa, bảo dưỡng về mối nguy, rủi ro mà công nhân nhận diện được thông qua trao đổi thông tin, phỏng vấn.

2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

Các tài liệu có liên quan đến tuyên truyền, huấn luyện bao gồm liệu về công tác quản lí hoạt động tuyên truyền, huấn luyện như sổ theo dõi, tài liệu hồ sơ con người, hợp đồng huấn luyện.  Sau đó phân tích, đánh giá những mặt còn thiếu sót trong công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại công ty.

3. Mục tiêu nghiên cứu (Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động)

Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại công trình là mục tiêu đầu tiêu để xem xét tính hiệu quả như thế nào, có giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay không, người lao động thực hiện quy định an toàn vệ sinh lao động có đầy đủ và tốt hay không từ đó có những kết luận để đề ra giải pháp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại công trình

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong công trường M8 để trở thành một phần trong nhiều biện pháp  đảm bảo cho con người không bị tai nạn lao động.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại công trình

Phạm vi nghiên cứu: công trình M8, đường Tân Phú, phường Tân Phú, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

5. Nội dung nghiên cứu (Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động)

Tìm hiểu công tác tuyên truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại công trình M8 bao gồm các buổi huấn luyện đầu vào, huấn luyện định kỳ, huấn luyện theo nghị định 44/2016 với tất cả các nhóm người lao động, cụ thể là các tổ đội làm việc trên cao, không gian hạn chế, tầng hầm, xây tô, công tác phòng cháy chữa cháy, …, sinh viên thực tập, người học nghề, thử việc, người làm bếp, …

Tìm hiểu tài liệu có liên quan về công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của công ty, cụ thể là tài liệu về hồ sơ con người đặc biệt là giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn, hợp đồng huấn luyện với bên công ty huấn luyện, sổ tay huấn luyện của người huấn luyện,…

Quan sát thực tế, dự giờ các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đầu vào của các tổ đội, thầu phụ , được tham dự trực tiếp lớp huấn luyện cho sinh viên thực tập vào công trình, ….

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Thuật ngữ, định nghĩa (Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động)

Người lao động: là cán bộ, công nhân viên thực hiện lao động tại công trình bao gồm nhân viên văn phòng, các tổ đội, những người trong ban quản lý, các ban ngành như ban an toàn, ban MEP, ban vệ sinh, bảo vệ,… tại M8.

Nhà thầu: đội ngũ, tổ đội bên ngoài cung cấp dịch vụ cho tổ chức thông qua hợp đồng hoặc các điều kiện trao đổi.

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp :  tai nạn lao động bao gồm ngã cao, điện giật,  chấn thương gãy tay, chân, cắt, đâm, té ngã, các bệnh xương khớp, điếc nghề nghiệp, rung tay,…

An toàn lao động:  ngăn ngừa, loại bỏ yếu tố nguy hiểm tránh xảy ra thương tật, tử vong tính mạng đối với con người trong quá trình lao động. Các biện pháp an toàn lao động tại M8 bao gồm an toàn vệ máy móc thiết bị, an toàn môi trường lao động, điện, thiết bị nâng, áp lực, an toàn hóa chất, các phương tiện di chuyển, nâng hạ, phòng cháy chữa cháy, hành vi lao động, văn hóa an toàn,… .

Vệ sinh lao động: ngăn ngừa sự phơi nhiễm các yếu tố có hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây bệnh nghề nghiệp. bao gồm công tác vệ sinh môi trường lao động, công trình phúc lợi,an toàn vệ sinh thực phẩm, quan trắc môi trường lao động, Ergonomic, chăm sóc sức khỏe, chế độ thời giờ nghỉ ngơi, ca kíp,…

Tuyên truyền: Tuyên truyền là các hoạt động triển khai phổ biến thông tin để nâng cao suy nghĩ, kiến thức, đẩy mạnh ý thức người lao động để làm việc toàn . Tại M8, công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động được thực hiện bằng hình thức treo băng rôn, biểu ngữ an toàn, tuyên truyền thông qua lời nói, hành động,… (Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động)

Huấn luyện: hình thức đào tạo người lao động để hiểu rõ tất cả thông tin về công trình, dự án mà họ theo làm. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là cách truyền tải thông tin, quy định về an toàn vệ sinh lao động tại công trình.

Huấn luyện đầu vào: được thực hiện khi người lao động lần đầu làm việc tại công trình, khi có sực thay đổi công việc theo lệnh của cấp trên hoặc nghỉ việc 6 tháng hoặc nhiều hơn và quay trờ lại làm việc được huấn luyện đầu vào tại công trình.

Huấn luyện định kỳ: tổ chức huấn luyện 1 năm/ lần theo quy định của doanh nghiệp, được thực hiện để nâng cao nhận thức của người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công trình M8

Diễn tập: là hình thức học tập thông qua trực tiếp tiếp xúc, thực hiện ứng cứu các tình huống giả định, được thực hiện hàng năm do công ty phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

1.2. Văn bản pháp luật chính về công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

  1. Luật AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG số 84/2015/QH13, ngày 25 tháng 06 năm 2015.
  2. Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động, ngày 15 tháng 5 năm 2016.
  3. Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ lao động – thương binh và xã hội, ngày 08 tháng 10 năm 2018.
  4. Thông tư 36/2014/TT-BCT: Huấn luyện an toàn hóa chất (Tiểu Luận: Công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động)
  5. Thông tư 31/2014/TT-BCT: Huấn luyện an toàn điện
  6. Nghị định 79/2014/NĐ-CP: Huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy
  7. Thông tư 19/2016/TT-BYT: Huấn luyện sơ cấp cứu
  8. Nghị định 83/2017/NĐ-CP: Huấn luyện cứu nạn cứu hộ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993