Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số kiến nghị mang tính giải pháp về luật hàng hải và việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về mở rộng quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải nhanh chóng xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp với đường lối của Đảng và thông lệ quốc tế. Với ưu thế là vận chuyển được một khối lượng lớn trên quãng đường vận chuyển xa và giá thành rẻ hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam đã được vận chuyển bằng đường biển đi khắp các nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam, pháp luật hàng hải Việt Nam cũng được phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Trước tình hình phát triển của nền kinh tể thế giới nói chung, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, trước thực trạng của pháp luật hàng hải Việt Nam như đã phân tích ở Chương trước, và xu thế phát triển của pháp luật hàng hải quốc tế, đòi hòi pháp luật hàng hải Việt Nam phải cần phải tiếp tục được phát triển và hoàn thiện hơn.
3.1 Một số tồn tại thực tế
Thực tế áp dụng trong thời gian qua cho thấy, pháp luật hàng hải Việt Nam đã bộc lộ các điểm bất cập cả về luật nội dung và luật hình thức.
Về luật nội dung: Pháp luật hàng hải Việt Nam, trong đó bao gồm Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, một Bộ luật chủ đạo của pháp luật hàng hải Việt Nam, bao gồm các chế định điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng hải, tuy nhiên với tốc độ phát triển và liên tục tham gia các điều ước quốc tế nên nhiều quy định chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, do được xây dựng dựa trên tham khảo các điều ước quốc tế mà các điều ước quốc tế thì đã có sự điều chỉnh bổ sung, cộng với việc tham khảo các điều ước quốc tể ở thời điểm đó còn có chỗ hiểu chưa đầy đủ, thấu đáo dẫn đến nhiều quy định của Bộ luật đến nay không còn phù hợp, hoặc còn thiếu hoặc khó hiểu. Các điểm không phù hợp thể hiện trên hai mặt cơ bản: Một là, nhiều quy định đã không còn phù hợp với các điều ước quốc tế. Hai là, chưa đáp ứng kịp sự phát triển của các quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động hàng hải trong thời gian qua. Sau đây là một số bất cập cơ bản:
Chế định về dịch vụ đại lý, môi giới hàng hải. Thực tế thời gian qua ở Việt Nam đã xảy ra hàng loạt vụ môi giới hàng hải gây tổn thất lớn cho bên được môi giới nhưng việc xác định trách nhiệm của người môi giới gặp rất nhiều khó khăn do chưa có quy định một cách rõ ràng về trách nhiệm của người môi giới trong việc thực hiện công việc môi giới của mình.
Chế định pháp luật về cảng biển chưa đáp ứng được sự phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam. Chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng chung của luật cảng biển các nước. Là một đất nước có bờ biển dài lại nằm trên đường hàng hải quốc tế nên Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, trong đó có phát triển cảng biển. Trong những năm qua, hệ thống cảng biển Việt Nam đã phát triển rất nhanh cả về số lượng, chất lượng và hình thức sở hữu. Tuy nhiên, quy định pháp luật về cảng biển của pháp luật hàng hải Việt Nam còn thiếu và sơ sài, chưa đáp ứng được sự phát triển phức tạp của các quan hệ phát sinh từ hoạt động quản lý và khai thác cảng biển hiện nay.
Một số quy tắc, quy phạm của các luật mới được ban hành bộc lộ các mâu thuẫn, chồng chéo với quy định của pháp luật hàng hải. Sở dĩ có điểm mâu thuẫn, chồng chéo này là do các luật có liên quan khi được ban hành đã không xem xét đến các đặc thù của hoạt động hàng hải. Trong khi đó, nhiều quy định của các luật này cần được hoàn thiện để bổ sung cho pháp luật hàng hải điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan thì lại chưa được ban hành, dẫn đến thực tế áp dụng pháp luật hàng hải còn có không ít lúng túng. Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
Bên cạnh các điểm bất cập cơ bản như đã phân tích ở trên, pháp luật hàng hải còn có các bất cập khác như còn thiếu các quy định về vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics và còn thiếu các quy định về an ninh hàng hải.
Về luật hình thức, thực tế thời gian qua cho thấy, luật hình thức của pháp luật hàng hải cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập. Pháp luật hàng hải Việt Nam mới chỉ có một số quy phạm về tố tụng như: quy định về giải quyết tranh chấp, quy định về thời hiệu khởi kiện, quy định về nguyên tắc bắt giữ tàu biển và thẩm quyền của toà án trong việc bắt giữ tàu biển mà chưa có tố tụng hàng hải riêng. Qua tham khảo luật của nhiều nước cho thấy, hầu hết pháp luật hàng hải của những nước này đều có tố tụng hàng hải riêng ví dụ như Trung Quốc, Canada.
Tóm lại, pháp luật hàng hải Việt Nam thời kỳ từ 1991 đến nay và cụ thể là bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 đã được phát triển tương đối hoàn chỉnh với ba nguồn luật cơ bản là: pháp luật hàng hải quốc gia (bao gồm pháp luật hàng hải chuyên ngành và các luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam), điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, và một nguồn luật bổ trợ “phi điều ước”. Với quy định mang tính rất “tiến bộ” là cho phép áp dụng các nguyên tắc như nguyên tắc thoả thuận, nguyên tắc áp dụng luật nước ngoài, các thông lệ hàng hải quốc tế, pháp luật hàng hải Việt Nam đã tạo thuận lợi cho các bên trong việc chọn luật áp dụng, nhất là được tự do lựa chọn các tập quán chung được áp dụng rộng rãi trong thương mại hàng hải như Incoterm, UCP… Với các nguyên tắc trên, các bên tham gia trong thương mại hàng hải có thể chọn luật nước khác trong giao dịch ngoại thương và vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, như mua bán tàu, bảo hiểm, thanh toán tín dụng… Sẽ không thể hình dung hoạt động ngoại thương và vận chuyển hàng hoá bằng đường biển sẽ như thế nào nếu luật hàng hải Việt Nam không chứa đựng các nguyên tắc này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.2 Kiến nghị Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện
Trên cơ sở các phân tích về thực trạng của pháp luật hàng hải Việt Nam trong thời gian qua và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật hàng hải Việt Nam trong thời gian tới như đã phân tích ở các phần trên, việc hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Nam trong thời gian tới phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Hoàn thiện pháp luật hàng hải phải nhằm phục vụ hiệu quả chiến lược chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước ta. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật hàng hải, bên cạnh việc bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng ta phải tính tới các quy tắc, quy phạm quốc tế về hàng hải, trong đó có việc nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế về hàng hải. Bên cạnh những điều ước quốc tế bắt buộc phải ký kết, gia nhập mới có hiệu lực đối với Việt Nam, chúng ta có thể chuyển thể tinh thần của các điều ước quốc tế mà không cần phải bắt buộc tham gia vào luật Việt Nam nhằm làm cho các quy tắc, quy phạm pháp luật hàng hải Việt Nam đồng bộ với quy tắc, quy phạm quốc tế. Đối với các điều ước quốc tế bắt buộc phải ký kết, gia nhập, chúng ta cần phải có kế hoạch ký kết, gia nhập nhằm tăng cường nguồn cho pháp luật hàng hải. Thủ tướng trong buổi làm việc với Bộ Ngoại Giao và Bộ Tư pháp đã chỉ đạo rằng chúng ta cần tăng cường nghiên cứu và tham gia các điều ước quốc tế. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Nam phải dựa trên nguyên tắc là phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời phải tăng cường việc tham gia các điều ước quốc tế và phải có các nguyên tắc cho phép áp dụng luật nước ngoài và tập quán hàng hải quốc tế. Bảo đảm nguyên tắc này sẽ tạo ra khung pháp luật khuyến khích hoạt động hàng hải ở Việt Nam và tăng cường giao lưu hàng hải Việt Nam với các nước trên thế giới. Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
Hoàn thiện pháp luật hàng hải cả về luật nội dung và luật hình thức. Với những đặc thù của pháp luật hàng hải Việt Nam như đã được phân tích ở Chương 1, và thực trạng của pháp luật hàng hải Việt Nam như đã phân tích tại Chương 2, việc hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Nam cần phải được thực hiện một cách toàn diện, từ luật nội dung đến luật hình thức. Có như vậy, pháp luật hàng hải mới bảo đảm tạo khung pháp lý điều chỉnh đầy đủ quan hệ pháp luật phát sinh từ các hoạt động hàng hải từ khi thiết lập quan hệ đến giải quyết các tranh chấp, cụ thể là: Hoàn thiện luật hàng hải nội dung cần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật hàng hải chuyên ngành quốc gia và các luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật quốc gia như: luật dân sự, thương mại, môi trường, hành chính…và hoàn thiện tố tụng hàng hải, trong đó có tố tụng bắt giữ tàu. Hoàn thiện luật hàng hải hình thức cần nghiên cứu hoàn thiện chế định tố tụng bắt giữ tàu biển và chế định tố tụng hàng hải. Trong đó hoàn thiện luật hàng hải chuyên ngành phải tiến hành đồng bộ việc hoàn thiện các đạo luật và các văn bản dưới luật.
Pháp luật hàng hải phải được hoàn thiện phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng phải bảo đảm tính đặc thù của pháp luật hàng hải như đã phân tích ở Chương 1. Nói một cách khác, pháp luật hàng hải Việt Nam chỉ bao gồm các quy tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù phát sinh từ hoạt động hàng hải, còn những quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng hải có tính chất chung như những quan hệ xã hội phát sinh từ các lĩnh vực hoạt động khác và đã được các luật khác điều chỉnh thì sẽ không quy định trong pháp luật hàng hải. Bên cạnh đó, các quy tắc, quy phạm của pháp luật hàng hải phải là các quy tắc, quy phạm của hệ thống luật civil law, nhưng một số quy tắc, quy phạm mang sắc thái của luật common law, ví dụ như quy tắc, quy phạm về tố tụng hàng hải và tố tụng bắt giữ tàu, quy phạm về giới hạn trách nhiệm dân sự chủ tàu, quy phạm về tổn thất chung…nhằm tạo điều kiện khuyến khích giao lưu hoạt động hàng hải và vận tải ngoại thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng thời, pháp luật hàng hải phải bảo đảm tính thống nhất với các luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: luật dân sự, thương mại, bảo hiểm, môi trường, hành chính… nhằm tạo khung pháp lý phù hợp cho các hoạt động hàng hải, tránh mâu thuẫn pháp luật trong quá trình thực hiện.
3.2.2 Các yếu tố tác động đến pháp luật hàng hải Việt Nam và việc tổ chức thực hiện Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
Thứ nhất: cần giữ nguyên những nguyên tắc mở, ưu việt của Bộ luật hiện hành như đã phân tích: nguyên tắc tự do thoả thuận, áp dụng luật nước ngoài, tập quán quốc tế mà Bộ luật không cấm hoặc không trái với quy định của Bộ luật. Bên cạnh đó, cần có các quy định có tính nguyên tắc, tạo hành lang pháp lý, dễ áp dụng, bảo đảm hoạt động hàng hải Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước.
Thứ hai: áp dụng tối đa những điều ước quốc tế, tập quán hàng hải quốc tế đã được công nhận. Có thể thực hiện bằng hai cách. Một là, đưa các tiêu chuẩn của điều ước quốc tế phù hợp với Việt Nam vào Bộ luật. Hai là, tham gia điều ước quốc tế và áp dụng trực tiếp các điều ước này. Điều này tránh được việc tham khảo mỗi điều ước quốc tế một ít như Bộ luật hiện hành, dẫn đến mâu thuẫn giữa chính các quy định của Bộ luật.
Thứ ba: đảm bảo áp dụng các quy định của Bộ luật đối với cả tàu Việt Nam và nước ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam. Tuy là một Bộ luật quốc gia nhưng cũng như các luật khác, Bộ luật phải áp dụng với cả tàu Việt Nam và nước ngoài, trừ những quy định thuộc về quyền của quốc gia mà tàu mang cờ như: quy định về cấu trúc, thiết kế tàu.
Thứ tư: xây dựng một Bộ luật theo hướng là một bộ luật hàng hải thương mại theo xu hướng chung luật hàng hải của các nước. Cụ thể là đưa các quy định về hoa tiêu, đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, trục vớt tài sản chìm đắm, lai dắt, cảng biển chuyển ra các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Thứ năm: Hoàn thiện các văn bản dưới luật vì những văn bản này cùng với Bộ luật tạo thành khung pháp luật hàng hải chuyên ngành.
Thứ sáu: Bảo đảm tính dễ hiểu, dễ áp dụng. Để thực hiện được nguyên tắc này, đòi hỏi phải giải thích các khái niệm, nhất là chuyển các khái niệm từ tiếng Anh vào ngôn ngữ tiếng Việt.
3.2.3 Các giải pháp cụ thể Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 và các văn bản hướng dẫn đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của ngành Hàng hải và thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn quản lý, em xin đề xuất bổ sung thêm khi thực hiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
1, Về giải thích từ ngữ
Bổ sung làm rõ một số từ ngữ được sử dụng trong Bộ luật nhưng chưa được giải thích cụ thể ví dụ như: “Kết cấu hạ tầng hàng hải”, “Công trình hàng hải”.
2. Về quyền vận tải biển nội địa:
Theo quy định tại Điều 8 của Bộ luật thì hàng hóa, hành khách và hành lý vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam. Tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển nội địa bằng đường biển phải đáp ứng điều kiện do Chính phủ quy định. Tàu biển nước ngoài tham gia vận tải nội địa trong trong các trường hợp đặc biệt. Việc tránh dùng từ “được ưu tiên vận tải nội địa” như điều 7 Bộ Luật hàng hải 2005 nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm bảo hộ quyền vận tải nội địa cho tàu biển Việt Nam. Quy định này cũng cần phù hợp với việc giảm hỗ trợ nội địa khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại, thành viên tổ chức kinh tế thế giới và khu vực.
Ngoài ra, thực tế hiện nay có các trường hợp không phải do đội tàu Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu vận tải nội địa mà có các tàu của các chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam lại mang cờ quốc tịch nước ngoài (không được quyền tham gia vận tải nội địa) cạnh tranh, xin phép giấy phép để được tham gia vận tải nội địa.
3. Về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển:
Theo khoản 1, Điều 34 Bộ luật quy định: “Tàu biển phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển,… Bản chính của các giấy chứng nhận này phải mang theo tàu trong quá trình tàu hoạt động…”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đối với các tàu là tài sản cho thuê tài chính, bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được giữ bởi công ty cho thuê tài chính, tàu chỉ có bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển (Điều 23 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính).
4. Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
Bộ luật hàng hải quy định về quyền cầm giữ hàng hải (Mục 6, Chương II) và việc cá nhân, tổ chức khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải (bắt giữ tàu biển) (Điều 41). Tuy nhiên thực tế xảy ra các trường hợp thuyền viên khiếu nại hàng hải làm phát sinh bắt giữ tàu biển phải thực hiện các biện pháp đảm bảo tài chính cho việc yêu cầu bắt giữ tàu biển (Điều 132). Các cá nhân này không đủ khả năng đảm bảo tài chính (có giá trị rất lớn) nên việc khiếu nại hàng hải đã không thực hiện được.
5. Về thuyền bộ và thuyền viên
Việc bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển có sự không thống nhất: Khoản 3 Điều 67 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định: “Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển. Trường hợp trên tàu bố trí dưới mười thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng”. Theo quy định này thì bắt buộc trên tàu nếu không có bếp trưởng thì phải bố trí cấp dưỡng. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 27 của Thông tư số 23/2017/TT-BGTVT ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định: “Trường hợp không bố trí chức danh bếp trưởng thì nhiệm vụ của bếp trưởng do cấp dưỡng đảm nhiệm. Trên tàu không bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng thì đại phó phân công thuyền viên của tàu phục vụ.”. Theo quy định này thì trên tàu có thể không bố trí chức danh bếp trưởng và cấp dưỡng mà thuyền viên có thể kiêm nhiệm nhiệm vụ này. Như vậy, giữa hai nội dung này có sự không thống nhất.
6. Về vận chuyển hàng trên boong
Điều 172 Hàng hóa chở trên boong trong chương VII Hợp đồng vận chuyển hàng hóa: “Hàng hóa chỉ được chở trên boong nếu có thỏa thuận giữa người vận chuyển với người giao hàng hoặc tập quán thương mại và phải ghi rõ trong chứng từ vận chuyển” việc chở hàng trên boong còn phụ thuộc vào thiết kế, các tiêu chuẩn, điều kiện an toàn và hoạt động của tàu biển nên việc quy định phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người vận chuyển với người giao hàng là chưa rõ ràng và phù hợp với các điều kiện hoạt động an toàn của tàu biển.
7. Về bố cục Bộ Luật Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
Bố cục Bộ Luật Hàng hải Việt Nam có một số điều cần được sắp xếp phù hợp, cần xem xét điều chỉnh cụ thể:
- Điều 123 Chương V Bộ Luật Hàng hải quy định về tai nạn hàng hải còn Chương XV quy định tai nạn đâm va, trong khi đó tai nạn đâm va và tai nạn hàng hải có liên quan đến nhau.
- Điều 45 Cơ sở đóng mới sửa chữa tàu biển; Điều 48 Cơ sở phá dỡ tàu biển nằm trong Chương II về Tàu biển.
- Quyền cầm giữ hàng hải tại Mục 6 Chương II nên gộp vào với bắt giữ tàu biển tại Chương VI.
- Mục 3 Chương IV “quy định thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển” nằm trong chương của Cảng biển, do đây là hoạt động của tàu thuyền nên chuyển sang Chương V về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải.
- Đưa Mục 4 Chương IV quy định Cảng cạn tách khỏi chương của Cảng biển, do cảng cạn khác với cảng biển.
Một số nội dung khác trong việc triển khai quy định pháp luật hàng hải Một số quy định được đưa vào luật nhưng chưa triển khai được trong thực tế do vướng mắc một số quy định liên quan, cụ thể: Triển khai các quy định và đưa vào hoạt động Ban Quản lý khai thác cảng; thực hiện thiết lập và công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam; phá dỡ tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển được cấp phép hoạt động.
8. Đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm các quy định
Hiện nay, hoạt động hàng hải của các quốc gia trên thế giới đang phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid 19, cần xem xét các quy định trong bộ luật và các văn bản hướng dẫn có thể bị ảnh hưởng do tác động của dịch bệnh. Bổ sung vào Điều 12, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải: Lây lan dịch bệnh nguy hiểm; các quy định hồi hương thuyền viên, chăm sóc sức khỏe thuyền viên trong giai đoạn dịch bệnh.
Nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật các văn bản hướng dẫn quy định pháp lý đối với việc bốc dỡ, chất xếp hàng hóa nguy hiểm tại cảng biển Việt Nam được quy định tại Bộ luật quốc tế IMDG Code về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển. Thực tế đã xảy ra vụ việc bốc xếp, lưu kho hàng nguy hiểm tại cảng biển gây sự cố cháy nổ, ô nhiễm môi trường,… nhưng chưa có quy định cụ thể (rút kinh nghiệm từ vụ nổ gần 3.000 tấn Hóa chất ở cảng Lebanon năm 2020).
Bổ sung vào Bộ luật các quy định về quản lý chất lượng công trình hàng hải, quản lý chất lượng công trình cảng biển nhằm phù hợp với thực tế. Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
Đề nghị đưa vào Bộ luật: quy định “Cảng vụ Hàng hải là cơ quan quyết định cuối cùng cho tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển” để đảm bảo vai trò “Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển”
Hiện nay trong Bộ luật và các văn bản hướng dẫn về hàng hải có các thuật ngữ được sử dụng có ý nghĩa tương đương với việc dùng hoạt động của tàu biển như: “Tạm đình chỉ hoạt động của tàu biển” (Điều 34), tạm giữ tàu biển (Điều 114), “Bắt giữ tàu biển” (Chương 6), Lưu giữ tàu biển ( Thông tư số 07/2018/TT-BGTVT). Việc dừng hoạt động của tàu biển này sẽ dẫn đến tổn thất về kinh tế cho chủ tàu, người khai thác tàu và phát sinh khiếu nại của chủ tàu, người khai thác tàu đối với người có thẩm quyền nếu các quyết định dừng hoạt động này không đúng. Do đó, cần có hướng dẫn chi tiết đối với trường hợp “Tạm đình chỉ hoạt động của tàu biển” (Điều 34) để thuận tiện cho cơ quan có thẩm quyền và các đối tượng liên quan trong quá trình thực hiện.
Bộ luật đã có các Điều 69, 70, 71 quy định trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp; khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp; phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần bổ sung định nghĩa, cách xác định và các nội dung cần thiết khác về tai nạn lao động hàng hải để làm cơ sở pháp lý và thuận tiện cho quá trình giải quyết, đền bù tổn thất cho thuyền viên, người bị tai nạn lao động hàng hải.
Nghiên cứu các quy định pháp luật, công ước quốc tế có liên quan để luật hóa trong Bộ luật hàng hải trách nhiệm trong vận chuyển hàng hóa và xử lý hàng hóa tại cảng để tránh tình trạng các chủ tàu, chủ hàng lợi dụng kẽ hở của pháp luật Việt Nam, đưa rác thải độc hại (các nước phát triển phải xử lý bằng công nghệ phức tạp, rất tốn kém về kinh phí, nên có xu hướng trốn tránh và thải vào các nước đang phát triển) vào Việt Nam thông qua cảng biển và biến cảng biển Việt Nam thành bãi rác nếu không có biện pháp xử lý. Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
Tại Chương XIII Cứu hộ hàng hải: đề nghị xem xét bổ sung nội dung “Trách nhiệm bồi thường tổn thất trong hoạt động cứu hộ hàng hải”. Lý do: Thực tế hoạt động hàng hải đã phát sinh tình huống trong quá trình lai kéo cứu hộ, đoàn lai kéo đâm va với tàu thuyền khác (bên thứ 3) gây thiệt hại cho bên thứ 3, tuy nhiên nếu trong hợp đồng cứu hộ không để cập đến trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thì pháp luật không quy định bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên thứ 3.
Tại Chương XIV, Trục vớt tài sản chìm đắm: Đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định trách nhiệm của chủ tàu, người khai thác tàu (chủ sở hữu tài sản chìm đắm) trong việc trục vớt tài sản chìm đắm như: Phải có bảo hiểm theo công ước Nairobi về di rời xác tàu đắm hoặc một hình thức bảo đảm tài chính nào khác để bảo đảm cho việc chi trả chi phí trục vớt tài sản chìm đắm. Lý do: Trong thực tế, có nhiều tàu (đặc biệt là tàu nước ngoài) bị chìm đắm trong vùng biển Việt Nam, sau đó chủ tàu không thực hiện nghĩa vụ trục vớt do chi phí trục vớt lớn hơn nhiều lần so với giá trị tài sản bị chìm đắm. Theo quy định hiện tại, nếu chủ tàu không trục vớt, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tổ chức trục vớt và chủ tàu phải chịu chi phí. Tuy nhiên, khi đó thuyền viên trên tàu đã rời Việt Nam, chủ tàu ở – nước ngoài không liên lạc được nên việc yêu cầu chủ tàu chi trả kinh phí trục vớt là rất khó thực hiện.
Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành hàng hải: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và định kỳ luân chuyển cán bộ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức có thể nắm bắt được toàn bộ các công việc tránh tình trạng sau khi luân chuyển công tác giữa các phòng không bắt nhịp được với khối lượng, tính chất công việc được giao. Tổ chức các khóa học, huấn luyện Đào tạo Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển PSC; Đào tạo chuyên ngành Giám sát viên, Điều hành viên hệ thống VTS; Đào tạo chuyên ngành điều tra tai nạn hàng hải; Đào tạo chuyên ngành hoa tiêu hàng hải; Đào tạo chuyên ngành về điều tiết tại các trạm bảo đảm.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các đối tượng tham gia hoạt động giao thông hàng hải tại khu vực quản lý. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật là vô cùng quan trọng vì khi các đối tượng tham gia hoạt động hàng hải được tiếp xúc, nhận thức đầy đủ về pháp luật thì khi đó sẽ giảm thiểu được tối đa những vụ mất an toàn, tai nạn không đáng có vì đã được cảnh báo trước những tình huống có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền, thuyền viên và các đối tượng tham gia hoạt động hàng hải trên vùng nước cảng biển Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung. Mặt khác cần có sự đồng thuận, tinh thần hợp tác từ phía các đội tàu, thuyền viên nhằm mục đích đẩy mạnh công tác an toàn hàng hải khi các phương tiện hành trình trên vùng nước cảng biển Hải Phòng. Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
Áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm tải thủ tục hành chính. Hiện nay, trong tình hình cả nước cũng như toàn thế giới đang phải gồng mình phòng, chống đại dịch COVID-19, để có những biện pháp phòng ngừa, chống lây lan trên quy mô rộng, Cảng vụ, Cục Hàng hải cần có những sửa đổi, bổ sung đối với luật, nghị định, thông tư hướng dẫn cho doanh nghiệp, chủ tàu, thuyền viên giảm thiểu đến mức tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết và áp dụng khoa học kỹ thuật vào công việc. Tránh những tiếp xúc gần không cần thiết trong công việc, đảm bảo tính chính xác,nhanh gọn, thuận tiện trong công việc thủ tục hành chính.
KẾT LUẬN
Dựa trên cơ sở lý luận chung về pháp luật của Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng, bằng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực thi áp dụng pháp luật Hàng hải tại Cảng vụ Hải Phòng, khóa luận đã tập trung phân tích các vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật hàng hải, mối quan hệ của pháp luật hàng hải với một số luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tầm quan trọng của pháp luật hàng hải trong hệ thống pháp luật Việt Nam, lược sử phát triển luật hàng hải của một số nước trên thế giới và lược sử phát triển của pháp luật hàng hải Việt Nam. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hàng hải trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng nhất định. Tuy nhiên, để bảo đảm pháp luật về hàng hải phù hợp với tốc độ phát triển, hội nhập thì không chỉ pháp luật về hàng hải mà hệ thống pháp luật nói chung luôn luôn cần được cập nhật, tinh chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Với việc tìm hiểu về pháp luật hàng hải nói chung và bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 nói riêng, khóa luận mong muốn đóng góp một vài ý kiến có thể góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng hải trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hàng hải Việt Nam, phục vụ hiệu quả chiến lược chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Pháp luật về hàng hải và thực thi tại cảng vụ Hải Phòng

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải […]