Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Thương Mại Và Dịch Vụ XNK Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ XNK Hải Phòng.
2.1.1 Tên và địa chỉ của Công ty
- Tên gọi công ty: Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ XNK Hải Phòng
- Địa chỉ: Số 268 đường Chùa Vẽ, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.
- Mã số thuế: 020011380
- Giám đốc: Nguyễn Tiến San
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ XNK Hải Phòng được thành lập từ tháng 31/12/1992 với ngành kinh doanh chủ yếu là tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan. Trải qua hơn 20 năm trưởng thành và phát triển, Công ty tự hào trở thành một trong những doanh nghiệp lớn và uy tín của thành phố chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển khẩu, kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất hàng hoá có uy tín tại Việt Nam. Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Lĩnh vực kinh doanh
- Tạm nhập tái xuất ;
- Chuyển khẩu ;
- Kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan ;
- Sản xuất nguyên vật liệu cho các ngành Công nông nghiệp và hàng hóa tiêu dùng ;
- Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Kinh doanh bán hàng siêu thị . . .
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Vận chuyển hàng hóa bằng container;
- Cho thuê kho bãi;
- Dịch vụ bốc xếp, kiểm đếm hàng;
- Cắm điện container lạnh.
- Cho thuê văn phòng . . .
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
2.1.4.1 Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý
Hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng.
2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chính
- Giám đốc: là người điều hành cao nhất mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng Cổ đông. Tất cả các phòng ban, chi nhánh, đại diện đều thuộc quyền quản lý của giám đốc.
- Phó giám đốc: là người giúp việc và có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc. Cả 2 Phó giám đốc đều có thể ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của giám đốc và trực tiếp quản lý một số phòng ban với từng loại hình kinh doanh.
- Kế toán trưởng: là người giúp việc cho giám đốc về các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ và thuế khoá của Công ty. Điều hành nghiệp vụ kế toán của Công ty theo các nguyên tắc được Pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống tài khoản kế toán quốc gia.
Các bộ phận thuộc quản lý của Ban điều hành:
- Phòng Tổ chức tiền lương – hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý,quy hoạch, bổ nhiệm và đào tạo cán bộ. Tổ chức, quản lý lao động, quản lý sản xuất,giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động và những vấn đề về nhân sự trong công ty như đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ của Công ty.
- Phòng tài chính – kế toán: có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính,tiền tệ tuân thủ theo đúng chế độ và thể lệ kế toán của Nhà Nước.Tổ chức và thực hiện chế độ quản lý sử dụng vốn,các quỹ và tài sản để phục vụ nhu cầu trong sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước và điều lệ của Công ty theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi. Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh: là phòng tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư cở sở vật chất phục vụ SXKD và phát triển của công ty, báo cáo,tổng hợp tình hìn trong quá trình thực hiện kế hoạch,phân tích kết quả SXKD của công ty theo định kỳ tháng, quý,năm.
- Phòng khai thác : tham mưu cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực tiếp thị tìm kiếm thu hút nguồn hàng,tổ chức triển khai thực hiện công tác kho bến bãi và các dịch vụ khác đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.Tổ chức và thực hiện công tác bảo hộ lao động.Kiểm tra đôn đốc việc chấp hành nội quy kỷ luật lao động, an ninh trật tự, PCCC và vệ sinh môi trường trong công ty.
- Phòng kỹ thuật công nghệ : có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc công ty về các mặt kỹ thuật,đầu tư đổi mới công nghệ, phương tiện, công cụ xếp dỡ, các định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư…
- Phòng bảo vệ và an ninh: có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác An ninh, bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự, công tác quân sự và phòng chống cháy nổ.
2.1.5. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn 2021 – 2023
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn 2021 – 2023
Qua bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 2021– 2023, doanh thu của công ty có xu hướng giảm nhưng lợi nhuận lại tăng. Vốn chủ sở hữu tăng, nên thu nhập bình quân của lao động có xu hướng tăng.
2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2021 – 2023 Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo tài chính
2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán.
Về tài sản: Từ năm 2021 – 2023 tổng tài sản của doanh nghiệp giảm, cơ cấu tài sản cũng thay đổi. Tổng tài của DN giảm từ 111.489 triệu đồng năm 2021 xuống thành 109.846 triệu đồng năm 2022 (giảm 1.643 triệu đồng tương đương với 1,5%). Năm 2023 giảm xuống thành 94.248 triệu đồng (giảm 15.598 triệu đồng tương đương với 14,2%). Trong đó:
Tài sản ngắn hạn tăng từ 66.788 triệu đồng năm 2021 (chiếm 59,9% tổng tài sản) lên thành 67.276 triệu đồng năm 2022 (tăng 488 triệu đồng tương đương với 0,7%), tỷ trọng trong tổng tài sản tăng lên 1,3%. Năm 2023 giảm xuống còn 53.390 triệu đồng (giảm 13.886 triệu đồng tương đương với 20,6%) làm cho tỷ trọng trong tổng tài sản giảm đi 4,6%, cụ thể :
Tiền và các khoản tương đương tiền có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Năm 2021 chỉ tiêu này là 3.798 triệu đồng chiếm 5,7% trong tài sản ngắn hạn, năm 2022 chỉ tiêu này giảm xuống 2.486 triệu đồng (giảm 1.312 triệu đồng tương đương 34,5%) nên tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn giảm 2,0%. Sang năm 2023 chỉ tiêu này tăng lên thành 4.129 triệu đồng (tăng 66,1%) nên tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn tăng lên thành 4,0%. Tiền mặt dự trữ của công ty có xu hướng k ổn định, đây là lượng tiền được công ty sử dụng để mua hàng hoặc thanh toán một số khoản nợ đến hạn. Tỷ trọng tiền mặt của công ty chiếm từ 4% – 8%.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn và có xu hướng giảm. Năm 2021 (89,6%) tương ứng với 59.816 triệu đồng, năm 2022 cao hơn so với năm 2021 là 1.828 triệu đồng (tương ứng với 3%), đến năm 2023 đã giảm xuống 46.152 triệu đồng (tương ứng với 25,1%), tỷ trọng giảm 5,2%. Công ty đang dần cải thiện tránh bị tình trạng chiếm dụng vốn đồng thời làm lượng tiền và tương đương tiền tăng, cải thiện khả năng thanh toán của Công ty.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TS vì vậy mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo như bảng số liệu ta thấy năm 2021-2023 giá trị hàng tồn kho là 55 triệu đồng tương ứng 0,1% trong tổng TS ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn khác của Công ty chiếm một tỷ trọng từ 4,7% – 5,7% và có xu hướng ngày càng giảm cả về giá trị và tỷ trọng.
Tài sản dài hạn có TSCĐ, TS dở dang dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn nhưng chủ yếu TS dở dang dài hạn. Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn cao. Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Tài sản cố định của Công ty trong năm 2021 là 15.390 triệu đồng. Năm 2022 chỉ tiêu này giảm đi 13.252 triệu đồng làm cho tỷ trọng trong tổng tài sản dài hạn giảm 3,3%. Sang năm 2023 chỉ tiêu này giảm xuống đạt 12.396 triệu đồng (giảm 6,5%) làm tỷ trọng trong tổng tài sản dài hạn giảm xuống thành 0,8%. Như vậy, tỷ trọng của TSCĐ chiếm tỷ lệ khá cao, nhưng giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Nguyên nhân là do công ty không đầu tư thêm tài sản mà lại giá trị lại giảm do khấu hao.
Tài sản dở dang dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản dài hạn, từ năm 2021 đến năm 2022 có xu hướng tăng nhưng k đáng kể là 7 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,9%, đến năm 2023 giảm xuống 25.231 triệu đồng (tương ứng 3,3%) nhưng tỷ trọng lại tăng 0,5%.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là không thay đổi từ năm 2021-2023 là 3.230 triệu đồng.
Về nguồn vốn : Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ kết cấu trong số nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp thể hiện tích chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành lên tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn.Vì vậy phân tích tài sản phải đi đôi với nguồn vốn.
Từ năm 2021- 2023 tổng NV của doanh nghiệp có xu hướng giảm, cơ cấu NV cũng thay đổi. Tổng NV của DN từ 111.489 triệu đồng năm 2021 xuống thành 109.846 triệu đồng năm 2022 (giảm 1.643 triệu đồng tương đương với 1,5%). Năm 2023 giảm xuống thành 94.248 triệu đồng (giảm 15.598 triệu đồng tương đương với 14,2%). Trong đó:
Nợ phải trả: có xu hướng giảm về giá trị và tỷ trọng trong tổng NV và toàn bộ là nợ ngắn hạn. Năm 2021 chỉ tiêu này là 63.293 triệu đồng chiếm 71,6% trong tổng nợ phải trả, năm 2022 chỉ tiêu này giảm xuống thành 53.286 triệu đồng (giảm 15,8 lần) làm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm xuống thành 3,5%. Sang năm 2023 chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 29.178 triệu đồng (giảm 45,2%). Như vậy, các khoản nợ đều là nợ ngắn hạn và phần lớn là phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Đây là những khoản vốn do công ty chiếm dụng bên ngoài để sử dụng. Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Vốn chủ sở hữu: có xu hướng tăng về giá trị trong tổng NV. Năm 2021 chỉ tiêu này 23.075 triệu đồng chiếm 20,7% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2022 chỉ tiêu này tăng lên 31.539 triệu đồng tăng lên 8% so với tỷ trọng năm 2021. Sang năm 2023 chỉ tiêu này tăng lên 40.049 triệu đồng (chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2022 là 13,8%). Nhìn vào ta có thể thấy doanh nghiệp tự chủ về mặt tài chính được cải thiện rõ.
2.2.1.2 Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Theo bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy:
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2021 đạt 99.919 triệu đồng, năm 2022 đạt 114.572 triệu đồng (tăng 14.653 triệu đồng tương ứng với 14,7% so với năm 2021). Năm 2023 đạt 119.621 triệu đồng, tăng lên so với 2022 số tiền 5.049 triệu đồng tương ứng 4,4% so với năm 2022.
Giá vốn hàng bán năm 2021 là 87.561 triệu đồng, chiếm 87,6% tổng doanh thu. Nói cách khác, trong năm 2021 để có được 100 đồng doanh thu sẽ mất 87,6 đồng giá vốn hàng bán. Năm 2022 con số này là 97.386 triệu đồng, chiếm 85,0% tổng doanh thu, như vậy trong năm 2022 để có được 100 đồng doanh thu sẽ mất 85 đồng giá vốn hàng bán (giảm 2,6 đồng so với năm 2021). Năm 2023 con số này là 98.089 triệu đồng, chiếm 82% tổng doanh thu, Nguyên nhân chính là do cả doanh thu và giá vốn trong kỳ đều giảm và mức độ tăng của giá vốn thấp hơn mức độ tăng của doanh thu. Đây là một dấu hiệu tốt đối với công ty vì giá vốn của công ty chiếm tỷ lệ thấp và lại có xu hướng giảm chứng tỏ công ty đang kiểm soát tốt chi phí trong kỳ.
Lợi nhuận gộp Năm 2021 lợi nhuận gộp của công ty là 12.358 triệu đồng, chiếm 12,4% tổng doanh thu. Nói cách khác, trong năm 2021 cứ 100 đồng doanh thu thu được 12,4 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2022 con số này tăng lên đạt 17.186 triệu đồng, chiếm 15%. Tuy nhiên, năm 2023 con số này tăng lên thành 21.532 triệu đồng nhưng chiếm 18% tổng doanh thu.
Trong năm doanh nghiệp còn có thêm doanh thu hoạt động tài chính nhưng tỷ trọng khá khiêm tốn, đạt mức 0,8% -2,4% và có xu hướng giảm dần. Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Bảng 2.4: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Chi phí bán hàng năm 2021 chi phí bán hàng đạt 4.152 triệu đồng tương ứng với 4,2%, năm 2022 tăng lên 4.410 triệu đồng tương ứng với 3,8% (như vậy năm 2022 so với năm 2021 tăng chi phí nhưng lại giảm tỷ trọng 0,3% so với năm 2021). Đến năm 2023 giảm nhưng không đáng kể 4.396 triệu đồng tương ứng 45,7%. Tuy là có giảm dần nhưng tỷ trọng vẫn chiếm từ 3,7% – 4,2%.
Chi phí tài chính có xu hướng giảm dần. Năm 2021 là 3.278 triệu đồng tương ứng 3,3% còn năm 2022 là 4.610 triệu đồng (năm 2022 so với năm 2021 tăng lên 1.332 triệu đồng tương ứng 40,6%) Tỷ trọng đạt mức 0,7%. Đến năm 2023 giảm xuống 2.776 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 60,2% so với năm 2022), tỷ trọng đặt mức 2,5%.
Chi phí quản lý kinh doanh có xu hướng tăng dần từ năm 2021-2023. Cụ thể, trong năm 2021 là 3.261 triệu đồng tương ứng 3,3% còn năm 2022 là 5.696 triệu đồng (năm 2022 so với năm 2021 tăng lên 2.435 triệu đồng tương ứng 74,7%) Tỷ trọng đạt mức 1,7%. Đến năm 2023 tăng lên 10.881 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 91% so với năm 2022), tỷ trọng đặt mức 4,1%. Điều này cho thấy doanh nghiệp quản lí chưa tốt chi phí quản doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế: của doanh nghiệp tăng đều theo các năm. Năm 2021 là 10.093 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 10,1 trên tổng doanh thu, năm 2022 tăng lên 10.580 triệu đồng (Năm 2022 tăng thêm 487 triệu đồng tương ứng 4,8% nhưng tỷ trọng giảm 0,9%). Đến năm 2023, lợi nhuận tăng thêm 57 triệu đồng tương ứng với 1%, tỷ trọng vẫn giảm 0,3%. Lợi nhuận trước thuế tăng nhưng tỷ trọng giảm so với doanh thu thuần. Nguyên nhân chính là do các chi phí của công ty khá cao lại có xu hướng tăng nên tỷ suất lợi nhuận giảm, công ty cần có biện pháp để kiểm soát tốt hơn các chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
2.2.2.1 Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời
Bảng 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Biểu đồ 2.1: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/DT (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/DT (ROS): Chỉ tiêu cho biết trong 1 đồng DTT có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ năm 2021-2023 công ty có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần ngày càng giảm. Cụ thể là tỷ suất lợi nhuận kế toán sau thuế trên doanh thu thuần trong 3 năm đã giảm từ 8,1% năm 2021 xuống còn 7,4% năm 2022 và 7,1% năm 2023. Nguyên nhân là do công ty đang mở rộng sản xuất, doanh thu tăng nhưng giá vốn hàng bán tăng nên ROS của công ty giảm, công ty cần có biện pháp để kiểm soát chi phí góp phần tăng ROS.
Biểu đồ 2.2: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (ROA)
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (ROA): Hiệu quả sử dụng tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Qua bảng 2.2 ta thấy trong giai đoạn 2021-2023 hiệu quả sử dụng của tổng tài sản của công ty tăng đều trong trong 3 năm 2021 là 7,2% và năm 2022 là 7,6% đến năm 2023 là 8,3%. Sự tăng lên của hệ số ROA chứng tỏ hiệu quả hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp tăng. Cụ thể trong năm 2021 thì 1 đồng tài sản bình quân đầu tư trong kỳ thu không thu được đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2023 cũng với 1 đồng tài sản bình quân đầu tư doanh nghiệp thu được 8,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây được coi là tín hiệu tốt của công ty. Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn chủ (ROE)
Hiệu quả sử dụng vốn chủ (ROE): Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong giai đoạn 2021 – 2023 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm, cụ thể: năm 2021 một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ mang lại 35 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2022 mang lại 26,8 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2023 đem lại 21,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm nhanh hơn mức độ giảm của vốn chủ sở hữu.
2.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu quản lý tài sản
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu quản lý tài sản.
Các chỉ số hoạt động của công ty từ năm 2021 đến năm 2023 sẽ được phản ánh cụ thể qua bảng sau:
Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền:
Biểu đồ 2.4: Số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay khoản phải thu càng cao thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh. Tỷ số vòng quay khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Qua bảng 2.4 và 2.5 cho thấy vòng quay của các khoản phải thu tăng trong khi đó kỳ thu tiền bình quân mỗi năm giảm. Cụ thể năm 2021 doanh nghiệp có khoản phải thu và số vòng quay khoản phải thu là 218,51 ngày, năm 2022 vòng quay đạt 1,89 tương đương kỳ thu tiền bình quân giảm 193,47 ngày. Đến năm 2023, số vòng quay khoản phải thu đạt 2,22 , tương đương kỳ thu tiền bình quân là 164,46 ngày. Nhìn vào ta có thể thấy tốc độ luân chuyển nợ phải thu đã được cải thiện qua 3 năm 2021-2023.
Biểu đồ 2.5: Kỳ thu tiền bình quân Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho:
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu hàng tồn kho
Biểu đồ 2.6: Số vòng quay HTK
Trong năm 2021 trong kỳ hàng tồn kho quay được 3.184 vòng mỗi vòng quay mất 0,1 ngày, năm 2022 vòng tồn kho quay được 1.771 vòng và mỗi vòng quay mất 0,2 ngày, đến năm 2023 vòng quay hàng tồn kho tăng lên thành 1.784 vòng trong kỳ và mất 0,2 ngày để quay hết một vòng quay hàng tồn kho. Như vậy ta thấy năm 2023 so với năm 2021 thì hàng tồn kho đã quay nhiều vòng hơn nhưng số ngày quay vòng hàng tồn kho ít nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho của công ty thấp.
Biểu đồ 2.7: Số ngày một vòng quay HTK
Hiệu suất sử dụng vốn:
Bảng 2.8 Bảng hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn : Trong biểu đồ 2.8, giai đoạn 2021 – 2023, có xu hướng tăng lên. Năm 2021 là 1,5 đến năm 2022 là 1,71 và năm 2023 là 1,98. Cho ta thấy được hiệu suất vốn ngắn hạn tăng doanh nghiệp đang quản lý vốn ngắn hạn một cách có hiệu quả.
Biểu đồ 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn:
Biểu đồ 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn: có xu hướng tăng đều từ năm 2021-2022 từ 2,24% – 2,87%.Công ty đang quản lý nguồn vốn dài hạn có hiệu quả.
Vòng quay toàn bộ vốn:
Biểu đồ 2.10: Vòng quay vốn KD (Tổng tài sản)
Chỉ tiêu cho biết một đơn vị vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Tỷ số càng lớn càng thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh hơn, tạo điều kiện hạn chế vốn dự trữ, bị chiếm dụng,….Hiệu suất sử dụng vốn của công ty có xu hướng tăng từ 0,9 vòng năm 2021 lên thành 1,04 vòng năm 2022 và 1,27 vòng trong năm 2023. Qua bảng trên cho thấy cùng một đồng vốn bỏ ra nhưng năm 2021 tạo ra 0,9 đồng doanh thu thuần còn năm 2022 tạo ra 1,04 đồng doanh thu thuần và năm 2023 là 1,27 đồng doanh thu thuần. Tổng vốn bình quân tăng lên và doanh thu thuần cũng tăng nhưng mức độ tăng của doanh thu thuần cao hơn mức độ tăng của vốn nên hiệu suất sử dụng tài sản tăng.
2.2.3.1 Phân tích nhóm các chỉ số khả năng thanh toán
Nhóm các chỉ tiêu này rất được nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, nhà cung cấp…Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là xem xét tình hình thanh toán giúp các nhà phân tích đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán.
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu khả năng thanh toán Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty trong giai đoạn 2021 – 2023 có xu hướng tăng dần, cụ thể: năm 2021 là 1,26 lần, nghĩa là một đồng vốn vay được đảm bảo bằng 1,26 đồng tài sản. Hệ số này tăng lên thành 1,4 lần vào năm 2022 và 1,74 lần vào năm 2023. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng. Hệ số thay đổi theo các năm là do sự biến động của tổng tài sản và nợ phải trả, tổng tài sản và nợ phải trả có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm của nợ phải trả chậm hơn tốc độ giảm của tổng tài sản nên chỉ số khả năng thanh toán tổng quát tăng.
Biểu đồ 2.11: Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Qua 3 năm ta thấy chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng lên rõ rệt (biểu đồ 2.12). Năm 2021 là 1,06 lần, năm 2022 là 1,26 lần và năm 2023 là 1,83 lần. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao hay thấp còn phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.
Biểu đồ 2.12: Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn 2021 – 2023 tăng đều. Năm 2021 là 1,05 lần, năm 2022 là 1,26 lần và năm 2023 là 1,83 lần. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức cao hơn 1 điều này cho thấy được khả năng thanh toán nhanh của công ty là cao.
Biểu đồ 2.13: Khả năng thanh toán nhanh
Tóm lại: Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty khá cao, các chỉ số này đóng góp vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào công ty đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân hàng thương mại.
2.2.3.2 Khả năng quản lý vốn Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp nếu chỉ dừng ở việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sẽ không thể hiện được chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tình hình đầu tư của công ty trong giai đoạn 2021 – 2023 như sau:
Bảng 2.10 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn và tình hình đầu tư
bảng 2.4 ta thấy được :
Hệ số vốn chủ (Hc) cho biết trong tổng nguồn vốn kinh doanh thì mức độ tham gia của vốn chủ như thế nào. Qua bảng trên cho thấy trong năm 2021 công ty có hệ số vốn chủ đạt 20,7%. Điều này cho thấy về mặt tự chủ tài chính của công ty là thấp. Nhưng đến năm 2022 hệ số vốn chủ là 28,7% và năm 2023 lên đến 42,5%. Cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty tăng, là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên theo các năm. Do đó mức độ phụ thuộc vào tài chính của công ty dần được cải thiện.
Hệ số nợ (Hv): Ta thấy hệ số nợ của Công ty năm 2021 là 79,3 nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư cho tài sản thì có 79,3 đồng nợ. Năm 2022 và 2023 tương ứng là 71,3 và 57,5 lần. Sự biến động của hệ số nợ là do sự biến động của nợ phải trả và nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ số cho thấy hệ số nợ của doanh nghiệp khá cao nên mức độ tự chủ về mặt tài chính thấp.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn cho thấy sự quan trọng của tài sản dài hạn trong tổng vốn và hoạt động của công ty, tỷ suất đầu tư vào TSDH năm 2021 là 40,1% ; năm 2022 đạt 38,8% và năm 2023 là 43,4%. Công ty đầu tư vào tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng không nhỏ. Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Tỉ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn vào tài sản dài hạn từ 56,6% – 61,2% và giảm dần về năm 2023.
2.2.3.4 Phân tích Dupon của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ XNK Hải Phòng.
Trong hệ thống các chỉ tiêu thì “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE” là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây chính là mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn của các chủ sở hữu.
Hiện nay, các nhà phân tích tài chính thường xuyên vận dụng công thức Dupont trong các phân tích mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Công thức Dupont thường được biểu diễn dưới hai dạng, bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích mà sử dụng dạng thức cho phù hợp. Tuy nhiên, cả hai dạng này đều bắt nguồn từ việc triển khai chỉ tiêu ROE (tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu). Dupont được triển khai dưới dạng cơ bản:
Hay:
ROE = Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng TTS x Đòn bẩy tài chính
- ROE 2021 = 0,35
- ROE 2022 = 0,27
- ROE 2023 = 0,21 Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
Qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy trong 3 năm 2021 – 2023 ROE có xu hướng giảm xuống. Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính Cty Thương Mại
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính của công ty Thương Mại […]