Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Giới thiệu về khu du lịch Đông Yên Tử
2.1.1. Khái quát về Yên Tử
Khu du lịch Đông Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn núi Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ phật giáo Việt Nam”. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên có tên là Bạch Vân Sơn. Đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1068m so với mặt nước biển. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi
Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã có chùa thờ Phật gọi là chùa Phù Vân và đạo sỹ Yên Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo ở đây. Nhưng Yên Tử thực sự trở thành trung tâm Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam đó là phái Thiền phái Trúc Lâm và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh: Ðiều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Ðồng Kiên Cương (1284-1330) vị tổ thứ hai của phái Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách “Thạch thất ngôn ngữ” và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Ðông Triều… ở trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Ðạo Tái (1254-1334) – vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Sang đến thời Lê, Nguyễn, Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo Việt Nam và được vua quan các triều đại quan tâm tôn tạo sửa chữa nên khu di tích Yên Tử là kết tinh, sự hội tụ của nền văn hoá dân tộc với dáng dấp kiến trúc, hoa văn trang trí và các mảng chạm khắc mang đậm dấu ấn của các thời đại. Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng, thông, đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường toả bóng mát làm cho du khách thập phương quên nỗi mệt nhọc đường dốc cheo leo.
Khu di tích thắng cảnh Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Ðỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích danh thắng (số 15VH/QÐ ngày 13/3/1974).
Lễ hội chính của Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng riêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng xuân ấm áp. Hàng chục vạn du khách thập phương kể cả người già, người trẻ, tai, gái đều về trảy hội Yên Tử, cầu được ước thấy biết bao điều tốt đẹp. Với khách thập phương, Yên Tử là đất Phật, là chốn Tổ, cõi Thiêng không nơi nào sánh bằng. Ngày 30/9/1974, khu di tích và danh thắng Yên Tử được Nhà nước xếp hạng là một trong tám mươi di tích đặc biệt quan trọng ở nước ta.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.2 Công tác tổ chức quản lý và nhân lực du lịch Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại khu di tích Yên Tử
Ban quản lý di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử được thành lập năm 1992, Ban quản lý Yên Tử giữ vai trò quản lý và bảo vệ khu di tích. Cùng với nhiệm vụ quản lý, giữ gìn khu di tích, Ban quản lý cũng tham gia một số lĩnh vực của hoạt động khai thác du lịch như:
- Thu vé tham quan vãn cảnh
- Quản lý, thu nhận tiền thuê điểm dịch vụ kinh doanh của các nhà hàng, nhà nghỉ, khu trọ, các điểm bán hàng lưu niệm.
- Tuy không trực tiếp kinh doanh nhưng Ban quản lý có vai trò quản lý về giá cả của dịch vụ hàng hoá đảm bảo về an ninh và môi trường.
Chức năng của các bộ phận
Trưởng ban: Phụ trách chung và trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch – Tài chính
Phó trưởng ban thường trực:
- Theo dõi, chỉ đạo công tác nghiệp vụ, tuyên truyền, du lịch, dịch vụ tại khu Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử; công tác quản trị hành chính, nội vụ cơ quan.
- Trực tiếp phụ trách: phòng Nghiệp vụ – Tuyên truyền, phòng Tổ chức – Hành chính (theo lĩnh vực được phân công).
- Triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền giá trị lịch sử văn hóa của khu Di tích danh thắng Yên Tử.
- Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện công tác tổ chức Lễ khai mạc và các hoạt động liên quan đến Hội xuân Yên Tử.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban.
Phó trưởng ban: Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
- Giúp đồng chí Trưởng ban theo dõi, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển Rừng quốc gia Yên Tử; công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo, phát huy các giá trị khu Di tích Yên Tử; công tác phòng chống cháy nổ, y tế, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong khu Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử.
- Trực tiếp phụ trách: phòng Quản lý bảo vệ Rừng; phòng Quản lý bảo vệ Di tích (theo lĩnh vực được phân công).
- Phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử.
- Phụ trách trực tiếp hoạt động của Hợp tác xã Thảo dược Yên Tử.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban.
Phòng Tổ chức hành chính:
- Giúp Lãnh đạo Ban thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ công tác, tổ chức, quản lý cán bộ viên chức và người lao động.
- Tham mưu giúp Lãnh đạo ban thực hiện chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước đối với người lao động.
- Thực hiện công việc hành chính quản trị trong cơ quan, thực hiện công tác văn thư lưu trữ theo quy định.
- Duy trì lịch làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác tháng, quý năm và các báo cáo khác do Lãnh đạo Ban phân công.
- Tham mưu, phối hợp các Phòng trực thuộc Ban, đơn vị có liên quan chuẩn bị tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, các hoạt động đối nội, đối ngoại của cơ quan.
- Giúp lãnh đạo Ban duy trì, kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc, quy chế dân chủ, các quy định của cơ quan.
- Là bộ phận thường trực của Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật của cơ quan.
Phòng kế hoạch – tài chính: Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
- Tham mưu giúp lãnh đạo Ban xây dựng kế hoạch, triển khai nhiệm vụ công tác tài chính, thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của đơn vị. Công tác quản lý các nguồn thu, công tác vệ sinh môi trường cảnh quan trong khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử thuộc các khu vực được giao quản lý.
- Thực hiện chế độ thu – chi và thanh quyết toán tài chính theo quy định, báo cáo công khai tài chính theo quy định hiện hành, tham mưu sử dụng kinh phí có hiệu quả.
- Quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động có thu tại Khu di tích Yên Tử. · Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Ban
Phòng Quản lý bảo vệ di tích:
- Giúp lãnh đạo Ban thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý bảo vệ an toàn khu di tích. Xây dựng và thực hiện các phương án bảo vệ khu di tích danh thắng Yên Tử.
- Ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, bán hàng không đúng nơi quy định trong Khu di tích. Ngăn chặn các hành vi xâm hại Khu di tích. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trái với quy định của Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ Khu di tích Yên Tử. Lập hồ sơ ban đầu các vụ vi phạm về quản lý bảo vệ di tích và chuyển giao cho cơ quan chức năng sử lý theo quy định.
- Bảo vệ các đoàn khách đến thăm Khu di tích.
- Bảo vệ, tài sản và các cơ sở vật chất trong Khu di tích.
- Chủ trì thực hiện công tác phòng chống cháy nổ, y tế, cứu hộ, cứu nạn trong Khu di tích. Phối hợp kiểm tra đảm bảo công tác an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quản lý nhà nước các hoạt động văn hóa tín ngưỡng tôn giá trong Khu di tích của các vị chức sắc tu hành và phật tử đến lễ Phật, tham quan vãng cảnh tại Khu di tích Yên Tử.
- Thực hiện công tác bảo vệ các di tích, phế tích, các Chùa, Am, Tháp, các nhà bảo tàng, các cơ sở hạ tầng, tài sản, công trình nhà nước, tượng pháp, đồ thờ tự trong khu di tích.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo tồn, tôn tạo khu di tích Yên Tử. Tham gia sưu tầm các hiện vật tại Khu di tích.
- Phối hợp quản lý dịch vụ, quản lý sử dụng đất trong Khu di tích.
- Tham gia hướng dẫn du khách hành lễ theo quy định tại Khu di tích.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban phân công.
Phòng Nghiệp vụ tuyên truyền Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
- Giúp lãnh đạo Ban thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý tài nguyên Rừng Giúp lãnh đạo Ban thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý văn hóa bảo tồn, bảo tàng trong khu di tích Yên Tử, công tác nghiên cứu khoa học, công tác tuyên truyền, hướng dẫn du lịch.
- Tham mưu lập kế hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa trong khu di tích Yên Tử theo đúng quy định về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ khai mạc và Hội xuân Yên Tử hàng năm.
- Tham gia, giám sát các hoạt động về trùng tu, tôn tạo, bảo tồn, khảo cổ trong khu di tích.
- Thực hiện các nghiệp vụ công tác bảo tồn, bảo tàng, nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày hiện vật. Tiếp nhận và quản lý các hiện vật, tài liệu, đồ thờ tự công đức theo quy định. Quản lý hồ sơ các di tích, phế tích, Chùa, Am, Tháp, các cổ vật, hiện vật…
- Sưu tầm, nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể liên quan đến di tích Yên Tử.
- Tham mưu, triển khai tổ chức thực hiện các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, lao động trong cơ quan.
- Tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, danh thắng khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử qua các phương tiện thông tin đại chúng; các ấn phẩm văn hóa như: Tờ rơi, sách, tranh ảnh, phim tài liệu, phim khoa học…phụ trách về thông tin và hệ thống trang Website điện tử. Quản lý, vận hành hệ thống truyền thanh trong khu di tích.
- Thực hiện việc hướng dẫn, giới thiệu tham quan du lịch cho du khách trong nước và quốc tế.
- Thực hiện việc tuyên truyền trực quan, trang trí khánh tiết các Hội nghị, các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, các lễ hội truyền thống và Hội xuân Yên Tử hàng năm.
- Tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định đối với khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử.
- Quản lý, tổ chức các hoạt động dịch vụ, du lịch trong khu di tích.
- Tham gia quản lý Nhà nước các hoạt động: Trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, khảo cổ, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong khu di tích. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lanh đạo Ban phân công.
Phòng Quản lý Bảo vệ rừng:
- Giúp lãnh đạo Ban thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý tài nguyên Rừng quốc gia Yên Tử. Xây dựng và thực hiện các phương án bảo vệ khu Rừng quốc gia Yên Tử. Lập hồ sơ ban đầu về các vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ phát triển Rừng, phối hợp với Hạt Kiểm Lân và ngành chức năng liên quan xử lý vi phạ theo quy định của Pháp luật.
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao ý thức pháp luật bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong Khu di tích.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng.
- Chủ trì thực hiện công tác phòng chống cháy nổ trong Rừng quốc gia Yên Tử. Phối hợp thực hiện công tác y tế, cứu hộ, cứu nạn trong Khu di tích.
- Tham mưu nhiệm vụ liên quan thuộc Dự án đầu tư xây dựng Rừng quốc gia Yên Tử: Bảo vệ phát triển Rừng, bảo tồn nguồn gen, xây dựng theo dõi vườn thực vật, vườn Phong Lan, vườn ươm. Khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học của Rừng quốc gia; Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên trong Rừng quốc gia.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng bảo vệ, đảm bảo an toàn cho các hoạt động trong khu di tích và Khu rừng quốc gia. Phối hợp đảm bảo an toàn cho các đoàn khách đến thăm Khu di tích Yên Tử.
- Nghiên cứu khoa học về cây rừng, cây Di sản để có kế hoạch bảo tồn và phát triển.
- Bảo vệ an toàn toàn bộ diện tích Rừng quốc gia Yên Tử và các vùng đệm được giao quản lý, tham gia tích cực vào các dự án bảo tồn phát triển Rừng. Đảm bảo thường trực 24/24h hàng ngày tại các Trạm bảo vệ rừng. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gây mất an ninh trật tự, các hành vi xâm hại Rừng quốc gia Yên Tử.
- Bảo vệ các cơ sở hạ tầng, tài sản, công trình nhà nước trong Rừng quốc gia Yên Tử.
- Hướng dẫn nhân dân và du khách thực hiện các quy định về bảo vệ Rừng quốc gia Yên Tử.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban phân công.
2.2 Thực trạng khai thác du lịch tại khu du lịch Đông Yên Tử Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Khu di tích và danh thắng Yên Tử nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Uông Bí, chạy dài gần 20km từ chùa Bí Thượng (gần quốc lộ 18A) đến đỉnh chùa Đồng (đỉnh Yên Sơn) cao nhất miền Đông Bắc của tổ quốc (1068m) trên địa phận 2 xã Phương Đông và Thượng Yên Công.
Yên Tử cách Hà Nội khoảng 150km, cách thành phố Hạ Long 50km quay trở lại, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 40km, nằm trên tuyến du lịch quan trọng Hà Nội – Hạ Long, các tuyến du lịch trong nuớc và quốc tế. Đây là vị trí rất thuận lợi cho phát triển du lịch Yên Tử.
2.2.1.2 Địa chất địa mạo
Đây là vùng có kiến tạo địa chất phức tạp và giàu tài nguyên. Biểu hiện đứt gãy đột ngột của dãy núi Yên tử cho thấy có những biến đổi địa chất từ xa xưa đã đưa vùng đất này lên cao. Phần lớn các nhà khoa học đều có ý kiến cho rằng trước đây hàng chục vạn năm dải đất vùng Đông Bắc đã bị nước biển dâng trào và bị tác động bào mòn của nước biển. Dấu vết chứng minh là các dải đồi bề mặt tương đối bằng nhau của bậc thềm biển quá khứ.
Yên Tử có độ cao 700m trở lên, chủ yếu phân bố các loại đá tảng chồng xếp, các loại cuội kết, sạn kết. Xuống phía dưới (700m trở xuống) là sa thạch, phấn sa và diệp thạch sét. Lớp đất Feralit nâu vàng phát triển trên sa phiến thạch, vàng hoặc vàng nâu phát triển trên sạn, sỏi kết, sa thạch, có độ dày trung bình 30–60cm, càng lên phía trên càng mỏng. Lớp đất mùn thực vật dày 20 – 30cm được phân bố chủ yếu ở phía dưới thấp, phía trên 700m chỉ đọng lại các vùng giữa các phiến đá
Với đặc trưng trên, tình trạng địa chất mỏ kiến tạo của Yên Tử là không ổn định, dễ bị biến dạng, sụt lở do chấn động, đồng thời hiện tượng phong hoá và xói mòn do tác động khí hậu tạo ra hiện tượng trôi trượt lớp đá tảng đức gãy và cuội sỏi kết. Điều này tạo lên tính phiêu lưu mạo hiểm đối với du khách.
2.2.1.3 Khí hậu, thủy văn Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Khí hậu
Với vị trí địa lý nằm trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho Yên Tử một khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi, vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải. Khu di tích Yên Tử chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ mang nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, khô hanh kéo dài về mùa đông.
Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm của Yên Tử đạt 1.600mm, năm thấp nhất là 1.200mm, năm cao nhất đạt 2.200 mm. Lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 6,7,8 chiếm khoảng 60% tổng lượng mưa hàng năm. Nhiều nhất vào tháng 7 có lượng mưa lớn nhất 346,3mm và ít nhất vào tháng 11 có lượng mưa là 29,2mm. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm là 133,3mm. Số ngày mưa trung bình năm là 153mm. Với đặc điểm như thế này, mặc dù Yên Tử là khu vực có lượng mưa rất thuận lợi với mức độ thích nghi của con người nhưng trong trường hợp mưa lớn thường có lũ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại. Còn vào những tháng mùa khô dễ gây hiện tượng cháy rừng.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 22.2°C. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 28-30°C, cao nhất 34-36°C. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 17-20°C, thấp nhất từ 10-125°C. Có thể nói đây là yếu tố khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch của khu vực.
Chế độ gió: có 2 hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông Bắc thổi vào mùa đông. Trong các tháng mùa hè, ở đây thường chịu ảnh hưởng của mưa bão. Trung bình mỗi năm có từ 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố với sức gió và lượng mưa khá lớn. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Độ ẩm không khí: Trung bình năm 81%, cao nhất 89,3%, thấp nhất 50,8%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3, có độ ẩm trung bình là 84,4%, thấp nhất là tháng 11, có độ ẩm trung bình là 76,5%.
Nhìn chung, theo đánh giá khách quan thì mặc dù vẫn còn những yếu tố chưa đạt yêu cầu, tuy nhiên với độ ẩm tương đối cao, lượng mưa lại chủ yếu nằm ngoài mùa lễ hội và nhiệt độ trung bình không cao đã tạo điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho du khách tới thăm quan và cúng lễ.
Thủy văn
Khu di tích Yên Tử có 3 hệ thuỷ chính đều bắt nguồn từ dãy Yên Tử là hệ suối Vàng Tân (tiểu khu 9), hệ suối Giải Oan (tiểu khu 32, 37) và hệ suối Bãi Dâu nằm trong khu di tích nội vụ. Trước đây, các suối này đều có nước quanh năm phục vụ rất tốt cho sản xuất nông nghiệp (cánh đồng Năm Mẫu) và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Song trong những năm gần đây, do khai thác than và tàn phá rừng quá mạnh, đất và đá thải ra đã không được giải quyết hợp lý, trôi xuống lấp dần các suối, làm nước quanh năm đục ngầu và lấp cả lúa và hoa mầu.
2.2.1.4 Sinh vật
Thảm thực vật Yên Tử
Từ khu vực suối Giải Oan lên tới chùa Đồng là nơi có rừng và thảm thực vật tiêu biểu. Trong khoảng thời gian 1068m này thảm thực vật chia ra hai loại đều vô cùng phong phú và đa dạng:
Thảm thực vật rừng nhiệt đới nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa từ độ cao 700m trở xuống có nhiệt độ trung bình 25°C, lượng mưa 2.000mm, độ ẩm 90%. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
- Loại thảm thực vật rừng có độ cao 700m trở lên nằm trong kiểu khí hậu
- nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 15 – 18°C, lượng mưa trên 2.000mm, độ ảm trên 90%.
Rừng Yên Tử lá rộng, kín thưòng xanh với hơn 121 họ và 428 loài cho thấy sự phong phú, đa dạng của rừng. Sự có mặt của loại Táu mặt quỷ, Táu muối, Sến mật, Giổi, Vù hương, Lim xanh cho thấy thực vật rừng Yên Tử đặc trưng cho luồng thực vật Miền Bắc Việt Nam (nhất là vùng Đông Bắc). Nhiều loại gỗ quý bắt gặp ở đây như Lim xanh, Táu mối sao Hòn Gai, Hoang đàn, Giổi, Gội, Trầm….và hàng trăm loại cây dược liệu quý giá như Long não, Ba kích, Đăng sâm, Xuyên nhung, Cao lạc tiên, Trầu một lá…Bên cạnh đó, rừng ở đây còn có các ưu hợp Sến + Giẻ, Chẹo + Giẻ, Trám + Táu, Trâm, Chẹo…mang ý nghĩa quý hiếm, cần được bảo vệ.
Ngoài ra cần phải kể đến các loài lan đẹp, lá đẹp của Yên Tử, trong đó nổi bật là Phong Lan, Trà Mi, Đỗ Quyên…Đặc biệt trúc các loại ở đây mọc đầy rừng, có những khi chỉ toàn thấy trúc. Những loài hoa ở đây thường nở hoa, thay lá theo mùa, phù hợp với cảnh sắc của nơi tham quan, du lịch, lễ hội truyền thống.
Động vật Yên Tử
Động vật ở đây cũng có hàng trăm loại. Trước đây như sử sách ghi lại, Yên Tử vốn là một vùng rừng núi trùng điệp từng nổi tiếng về những loài cầm thú lớn như hổ, báo, gấu, lơn rừng và cả voi nữa, còn các loại thú rừng thì không kể xiết. Nhưng đến nay, chủ yếu do tác động của con người, động vật rừng Yên Tử đã thưa vắng nhiều. Hiện nay chỉ còn các loại thú như: gấu, lợn rừng, hươi, nai, tắc kè, chim trĩ, gà lôi, cáo, chồn…Tuy vây, được nhìn thấy các loài thú thiên nhỉên hoang dã giữa núi rừng thiên nhiên, ở một mức độ nào đó vẫn có sự thu hút đối với khách du lịch.
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên mang tính đặc sắc cao, Yên Tử vốn được mệnh danh là đất Phật còn có cụm tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng mà trong đó nổi tiếng là hệ thống các ngôi chùa, toà tháp và các am nổi tiếng linh thiêng. Ngoài ra Yên Tử còn nổi tiếng với các lễ hội truyền thống thu hút được sự quan tâm và tham gia của du khách thập phương.
2.2.2.1 Đền, chùa
Chùa Bí Thượng: Theo các nhà khoa học thì chùa Bí Thượng được xây dựng từ sau thời Trần và là cửa ngõ, chốn dừng chân lễ Phật đầu tiên của du khách thập phương hành hương vào đất tổ Thiền Phái Trúc Lâm. Thời Pháp thuộc, chùa bị đốt và xây dựng lại nhiều lần. Đến kháng chiến thì chùa bị Pháp san bằng và nay còn lưu lại nền móng hoang phế cùng một ngôi tháp gạch hai tầng.
Chùa Cầm Thực (Linh Nham Tự): Tương truyền vua Trần Nhân Tông sau khi rời Suối Tắm đến đây định dừng chân ăn cơm mới biết rằng cầm thú đã cướp hết cả. Nhà vua chỉ còn biết uống nước cầm hơi nên sau này khi dựng chùa người ta đã đặt tên là Cầm Thực. Chùa Cầm Thực hiện nay ta thấy còn có kiểu kiến trúc được xác định vào thời nhà Nguyễn, tức là rất gần đây. Chùa dài 30m, chia làm 6 gian. Cạnh chùa có một ngọn tháp chưa rõ xây vào thời đại nào, gồm có hai loại vật liệu chính là gạch và đá.
Chùa Lân (Long Động Tự): Theo các nhà khảo cổ học thì chùa Lân được xác định là một công trình kiến trúc khá lớn trước đây nhờ tìm thấy những mô hình nhà bằng đất nung và căn cứ vào mặt bằng khu vực mà trước đây chùa được xây dựng. Chùa có tên Chùa Lân bởi chùa dựa vào vách ngọn núi có hình con Lân và trông như một dòng suối. Hai bên và quanh chùa có tới 25 ngọn tháp gạch và đá. Ngọn tháp đẹp nhất và cổ nhất có tên gọi là Tịnh Quang với văn bia ghi rõ năm xây dựng là Bảo Thái thứ 8 (1727). Tháp chính là mộ của sư tổ chùa này có pháp danh là Tuệ Đăng hoà thượng. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Chùa Giải Oan: Chùa được xây dựng dựa vào sườn núi trông ra suối Giải Oan. Chùa có tên gọi như vậy là để siêu độ cho những cung phi vì đã ngăn vua Trần Nhân Tông đi tu mà gieo mình xuống suối tự vẫn. Hiện nay chùa Giai Oan chỉ còn 3 gian xây dựng hình chuôi vồ (kiến trúc kiểu thời Nguyễn) và có hệ thống tượng Phật. Đồ thờ cũng khá hoàn chỉnh mặc dù phần lớn đều là làm mới cả. Phía trước chùa trên giải đát hẹp còn giữ được 2 ngọn tháp nhỏ đã được sửa chữa nhiều lần bằng gạch.
Cụm Tháp Huệ Quang (Tháp Tổ): đây là cụm tháp lớn nhất Trung tâm Phật Giáo Yên Tử gồm 97 ngọn tháp lớn nhỏ nằm thành hàng lối san sát trên một mặt bằng khá rộng, phía trước mặt chùa chính là Chùa Hoa Yên. Cụm di tích đặc sắc nguyên được xây dựng từ thời Trần, nay được tôn thêm vẻ uy nghi, cổ kính bởi những cây đại thụ tới 700 tuổi. Công trình kiến trúc này đáng chú ý nhất là Tháp Tổ Huệ Quang. Theo nhà nghiên cứu Du Chi thì Tháp Huệ Quang nguyên dạng xây dựng Thời Trần nay chỉ còn lại nền móng. Tháp như hiện nay nhỏ bé hơn nhiều so với tháp cũ và có kích thước cấu trúc khác hẳn. Tháp mới mỗi chiều chỉ dài 2,1m bố trí mặt bằng theo kiểu hình vuông đơn giản và phổ biến. Tháp có 5 tầng đều làm bằng đá. Viền tầng dưới cùng được trang trí hoa văn dây và hình cánh sen. Tầng dưới cùng của tháp được xây dựng cao hơn để đặt tượng đá thờ Trần Nhân Tông. Pho tượng này là một tác phẩm điêu khác có giá trị. Tượng cao 0,62m ở tư thế ngồi hình hoa sen (liên hoa toạ). Cái quý giá nhất của hợp thể tháp Huệ Quang là bức tượng hiện vật hiếm hoi còn lại của kiến trúc thời Lê Sơ.
Chùa Hoa Yên (Vân Yên cũ): Đây là chùa chính của trung tâm Phật giáo Yên Tử. Từ tháp Huệ Quang đi lên trên chùa, một con đường lát bằng 84 viên gạch vuông in hoa cúc, điển hình cho gạch thời Trần mách bảo vị trí quan trọng của chùa Yên Tử. Chùa Hoa Yên vốn có tên là Chùa Vân Yên nghĩa là mây khói…Từ khi Lê Thánh Tông(1470-1497) lên vãn cảnh thấy sắc hoa tươi đẹp nên cho đổi là chùa Hoa Yên. Chùa hiện nay là chùa mới được xây dựng sau những lần hoả hoạn. Quanh chùa có nhiều bia và chuông. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Chùa Một Mái (Bán Thiên Tự): Chùa này tương truyền là nơi xưa kia Điều Ngự Giác Hoàng thường ngồi để tụng kinh, đọc sách. Chùa nhỏ, chỉ có một mái nằm chênh vênh trên vách núi đá dựng đứng. Chùa hiện nay được xây dựng mới nhưng rất đơn giản. Điều đặc biệt nhất của chùa này là hầu như tượng phật, đồ thờ đều được làm bằng đá trắng có tuổi đời khá cao. Bên cạnh chùa có hai tháp gạch, một là Thanh Long Động, một là Thanh Long Tháp và một gian nhà nhỏ dành cho vãi chùa ở.
Am Dược và Am Hoa: Am Dược là nơi mà các nhà sư luyện thuốc cứu độ chúng sinh. Vào thời nhà Trần, các ngự y thường lên đây để luyện thuốc. Am này hiện nay đã trở thành phế tích, đáng kể chỉ còn lại hai ngọn tháp: một bằng đá và một bằng gạch. Dù là phế tích nhưng ở đây vẫn đủ chứng tích của một công trình kiến trúc của người xưa. Am Hoa ở gần Am Dược cũng có kiến trúc tương tự nhưng ở dạng phế tích trầm trọng hơn. Hiện nay Am này chỉ còn một ngọn tháp nhưng đã sụp đổ từ lâu. Tên Am Hoa đưa ta đến một liên tưởng về việc Lê Thánh Tông cho đổi tên chùa Vân Yên Thành Hoa Yên vì nơi đây vốn là vùng có nhiều hoa thơm cỏ ngọt.
Am Ngọa Vân: Trên đường thượng sơn, cùng với Thác Ngự Dội, Am Ngọa Vân ở phía trái chùa Hoa Yên. Am Ngọa Vân nay đã bị cháy trụi chưa được khôi phục đến. Đến đây du khách chỉ còn thấy mấy bức tường đổ nát vầ hoang phế. Vậy mà xưa kia nơi đây chính là một trong vài di tích vua Trần Nhân Tông hay đến để tụng kinh niệm phật. Năm 1308, Ngài đã viên tịch tại đây.
Tháp Độ Nhân và chùa Phổ Hà: nằm phía sau chùa Hoa Yên, Tháp Độ Nhân được xây dựng từ đời nhà Trần, là một công trình kiến trúc tháp tuyệt mỹ. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Nay dẫu đã là phế tích nhưng những viên đá men xanh nổi tiếng thời Trần như viên gạch hình đầu kỳ lân còn lại đã giúp người đời sau tự đánh giá về ngọn tháp và tiếc thay cho sự mất đi một kiến trúc Phật Giáo tiêu biểu một thời. Chùa Phổ Đà nay chỉ còn là một phế tích mờ nhạt nằm trong cụm di tích hệ thống tháp Độ Nhân. Tục truyền chùa này là một chùa khá lớn do Pháp Loa đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm xây dựng. Đây là một ngôi chùa có vị trí quan trọng trong hệ thống di tích Phật Giáo Yên Tử, nhất là khi được biết rằng nó được xây dựng vào đời Trần_thời kỳ khai sang của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Chùa Bảo Sái: Đây là tên gọi một đệ tử của vua Trần Nhân Tông và sau này trở thành tổ sư của chùa này. Bảo Sái nằm trên lưng chừng vách núi, có hai bậc sân phái trước được kè đá chắc chắn. Chùa này hiện nay là công trình kiến trúc mới 5 gian. Ngoài chùa còn có 3 ngọn tháp đều mới được trùng tạm. Bên cạnh chùa, phía trong là căn nhà nhỏ xây dựng cũng sơ sài dành cho tăng ni. Đặc trưng đáng chú ý là chùa có tượng của ba vị Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm: Điều Ngự Giác Hoàng tổ đệ nhất, Pháp Loa đệ nhị tổ và Huyền Quang đệ tam tổ. Cả ba pho tượng đều được đúc bằng đồng và sơn son thiếp vàng, bên trong rỗng để đựng bài vị ghi rõ tên tuổi, lai lịch của mỗi vị. Ngoài ra Bảo Sái cũng là một ngôi chùa có nhiều tượng và đồ thờ cúng, chuông đồng có giá trị.
Chùa Vân Tiêu và cụm tháp 9 tầng: Hiện nay mới dựng lại một gian nhỏ bên cạnh mấy bức tường đổ nát của chùa cũ để thờ 3 vị Phật cũng đều là tượng mới cả. Bên cạnh chùa còn giữ cả một văn bia bằng đá nhưng đã long đế chưa được xây cất lại. Trước mặt chùa, trên một ngọn núi thấp hơn là quần thể cụm tháp chín tầng (còn gọi là cụm Tháp Vọng Tiên Cung) gồm có 6 ngọn xây dựng bằng đá và gạch. Đáng chú ý là ngọn tháp Vọng Tiên Cung lớn nhất thuộc kiến trúc thời Nguyễn. Tháp có 9 tầng (nay còn 7 tầng) hình lục năng có bệ đá hình con rùa. Đây là một di tích quý cần được tôn tạo.
Chùa Đồng: Theo các nhà khoa học thì chùa Đồng do một người thuộc dòng họ Trịnh xây dựng vào thời Lê – Trịnh. Đến nay chùa cổ không còn, chỉ còn lưu lại những lỗ chân cột đục sâu xuống nền đá. Người đời nay dựng lên trên đó một am nhỏ để thờ. Mãi gần đây một Chùa Đồng nhỏ mới được dựng cạnh chùa cũ. Trong chùa có đủ tượng, chuông, khánh, bát nhang…
2.2.2.2 Di tích Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Hòn Ngọc (hòn Hạ Kiệu): Cách đây 7 thế kỷ, vua Trần Nhân Tông đã cho hạ kiệu để đi bộ lên vùng núi cao Yên Tử vì đường xá gập ghềnh, vách đá cheo leo không thể dùng phương tiện nào khác ngoài đôi chân. Hòn Ngọc có tên gọi là Hạ Kiệu từ đó. Hòn Ngọc là một cụm di tích gồm 8 ngọn tháp, nay chỉ còn có 3 ngọn tạm thời gọi là nguyên vẹn nhưng cũng đã qua trùng tu nhiều lần. Những ngọn tháp này có 3 tầng và đều là tháp đá được xây dựng có thể là vào thời nhà Lê. Ngọn xưa nhất có niên đại Cảnh Hưng năm thứ 19 (1785). Ngọn thứ hai là tháp Bảo Chân dựng năm 1770. Ngọn thứ ba mang tên Trịnh Trú được xây dựng năm 1963. Những tháp còn lại chỉ còn là những phế tích nhô khỏi mặt đất chút ít, xung quanh xếp vài viên gạch rất sơ sài.
Tượng An Kỳ Sinh: Tượng nằm trên một bãi rộng, cây mọc lúp xúp thuộc một đỉnh núi thường xuyên có mây mù che phủ. Đây là một quần thể gồm di tích chính là tượng đá An Kỳ Sinh, am thờ và mộ một vị sư tương truyền là đệ tử An Kỳ Sinh. Tượng đá có dáng một đạo sĩ đang thuyết pháp giữa lồng lộng mây trời, là một kiệt tác mà cho tới bây giờ vẫn chưa khẳng định đây là tác phẩm của tạo hóa hay của con người. Điều đáng nói ở đây là cảnh quan xung quanh bức tượng đã bị con người làm xấu đi nghiêm trọng.
2.2.2.3 Lễ hội Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Hàng năm lễ hội Yên Tử được tổ chức từ mùng 10 tháng Giêng kéo dài đến gần như quanh năm nhưng chủ yếu đến 3 tháng. Thời gian này chủ yếu đón tiếp các Phật tử và nhân dân hành hương về Yên Tử. Trong số rất nhiều lễ hội được tổ chức ở Yên Tử thì mỗi lễ hội có nội dung và hình thức riêng biệt rất độc đáo. Các lễ hội chính (7 lễ hội) được quan tâm đặc biệt ở Yên Tử là:
- Lễ hội vào mùa trẩy hội Yên tử: Lễ hội này diễn ra tại trảng bằng dưới chân núi Yên Tử, nơi đóng trụ sở của Ban quản lý, vào trung tuần tháng Giêng âm lịch. Lễ hội vào mùa có quy mô hoành tráng và rất tưng bừng. Các trò chơi dân tộc mang tính đại chúng và các tiết mục nghệ thuật được trình diễn tại lễ hội này
- Lễ hội thứ hai kỷ niệm danh nhân đạo sỹ An Kỳ Sinh tu tiên đắc pháp, đạt độ trường sinh, hóa đá trên đỉnh núi. Lễ hội này diễn ra vào trung tuần tháng Hai âm lịch.
- Lễ hội tưởng niệm Thiền sư Hiền Quang, vào đầu tháng ba âm lịch.
- Lệ hội tưởng niệm Đệ Nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa vào ngày 01/3 âm lịch tại chùa Bảo Sái.
- Lễ hội tưởng niệm Đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang Lý Đạo Tái vào cuối tháng Năm âm lịch.
- Lễ hội tưởng niệm Đệ Nhất tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam Điệu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông vào ngày 21/10 âm lịch tại chùa Hoa Yên.
- Lễ hội giải oan tại chùa Giải Oan vào ngày 20/11 âm lịch.
Ngoài 7 lễ hội chính trong năm, ở Yên Tử còn thường xuyên có các hoạt động văn hóa văn nghệ như: tại trảng bằng dưới chân núi Yên Tử, người ta sẽ dựng lên những quán phong nguyệt để thưởng trăng, ngắm hoa, nghe thổi sáo trúc và uống trà ướp hoa cúc vàng, hay tại đây người ta thường xuyên trình diễn những cuộc trình diễn giả trang gọi là những cuộc trình diễn Ngụ Ngôn…. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Ngoài ra ở đây là có sân để dạy võ và diễn võ Trúc Lâm, còn có hồ nước và nhà thủy đình để diễn ra múa rối cạn. Nơi đây còn có nhà bát giác, tường lửng xung quanh, mái long đình, giữa sân có sân khấu vuông để trình diễn, diễn xướng các loại dân ca, dân vũ, dân nhạc các vùng, miền trong cả nước và diễn các trò hề truyền thống.
2.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở Yên Tử
2.2.3.1 Hệ thống cáp treo
Để tiết kiệm thời gian và sức khỏe cho du khách thì Yên Tử đang vận hành 2 tuyến cáp treo để phục vụ du khách tới tham quan:
- Tuyến 1 (Chùa Giải Oan- Hoa Yên): dài 1,2km, công suất 3.000người/h
- Tuyến 2 (Chùa Hoa Yên- Tượng An Kỳ Sinh): dài 1km, công suất 1.800người/h
2.2.3.2 Hệ thống bãi đỗ xe
Theo Ban quản lý di tích quốc gia Yên Tử, năm nay tất cả các phương tiện vào Yên Tử đều dừng tại hai bãi đỗ xe đã được mở rộng và bố trí hợp lý ở khu vực dốc Hạ Kiệu, cách chân núi Yên Tử gần 1km. Từ đây, du khách có thể hành hương về vùng lõi di tích Yên Tử bằng xe điện hoặc đi bộ.
2.2.3.3 Hệ thống cung cấp nước
Hiện nay ở Yên Tử còn sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau:
- Hệ thống nước tự chảy do người dân và các quán hàng tự tạo, lấy nước từ các thác Vàng thác Bạc. Hệ thống này ổn định, không phụ thuộc vào mùa nhưng dễ bị ô nhiễm.
- Ngoài ra còn sử dụng nước giếng đào, giếng khoan, nước mưa, lượng nước từ các nguồn này thường không ổn định và thường xuyên cạn kiệt, không đủ dùng cho sinh hoạt.
2.2.3.4 Hệ thống nguồn điện Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Yên Tử có một trạm phát sóng đặt tại khu vực Hoa Yên. Lưới điện và nguồn cấp điện cơ bản đảm bảo, nhiều tuyến dây đi qua rừng làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
Khu di tích Yên Tử đang sử dụng mạng điện chung của Thành phố Uông Bí qua đưòng dây 372- 35KV cấp từ Vàng Danh sang. Khu vực nội vì khu di tích Yên Tử, nguồn điện cấp qua các trạm 35/0,4KV tại khu vục xã Thượng Yên Công, Bến xe Giải Oan và các nhà ga cáp treo.
2.2.3.5 Cơ sở dịch vụ
- Ăn uống:
Trong khu vực Yên Tử các cơ sở dịch vụ ăn uống tập trung chủ yếu tại khu vực bến xe dốc Hạ Kiệu.Các điểm dịch vụ được xây dựng từ 1- 2 tầng bằng vật liệu như:Tôn, khung sắt, bê tông cốt thép chất lượng xấu gây ảnh hưỏng đến cảnh quan chung. Ngoài ra còn một số điểm dịch vụ tập trung tại khu vực nhà ga cáp treo, khu vực Chùa Hoa Yên, An Kỳ Sinh, chùa Bảo Sái và một số điểm nhỏ trên tuyến hành hương do tư nhân và một số doanh nghiệp đầu tư, tuy nhiên kiến trúc chưa hợp cảnh quan, chất lượng thấp và quy mô nhỏ. Hiện tại trong khu di tích có một số các cơ sở kinh doanh ăn uống đáp ứng được nhu cầu của du khách đó là: nhà hàng công đoàn Yên Sơn, nhà hàng Hương Lý 37, nhà hàng Thanh Bình, nhà hàng Trung Tuyến.
- Lưu trú:
Hiện tại khu lưu trú 3 sao trong Làng hành hương của Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử đã được hoàn thiện với 75 phòng nghỉ (khoảng 300 giường)
2.2.3.6. Thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc đã được đầu tư xây dựng, đảm bảo liên lạc thông suốt. Hiện nay trong khu di tích đã dựng được 09 côt thu phát sóng, trong đó: Vinaphone 03 cột, Viettel 04 cột, Mobiphone 02 cột.
2.2.4 Thực trạng hoạt động và đầu tư Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Trong những năm qua, vấn đề đầu tư phát triển du lịch tại Yên Tử đang rất được chú trọng.Đơn vị tham gia đầu tư nhiều nhất ở khu di tích Yên Tử trong những năm qua là Công ty Tùng Lâm. Lãnh đạo đơn vị này cho hay, phía công ty đầu tư nhiều hạng mục như cáp treo, bãi gửi xe, xe điện và niêm yết giá công khai. Cụ thể, sử dụng cáp treo 300.000 đồng/vé khứ hồi; đi xe điện 20.000 đồng/vé khứ hồi; gửi xe máy 10.000 – 20.000 đồng…
Từ năm 2018,trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử được đưa vào hoạt động để phục vụ du khách. Công trình mang nét văn hóa kiến trúc đời nhà Trần với quần thể các hạng mục rất khác biệt, hấp dẫn. Trung tâm văn hóa Trúc Lâm gồm cổng, hồ nước, làng hành hương, lễ trường, bảo tàng Phật hoàng Trần Nhân Tông… được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Cùng với các công trình làm dịch vụ ở khu di tích Yên Tử, Công ty Tùng Lâm còn góp công tu sửa bằng các việc làm cụ thể như xây dựng quảng trường tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, xây khu nội viện bốn tầng ở chùa Hoa Yên hàng chục tỷ đồng, lan can bậc đá từ chân tháp tổ lên chùa Hoa Yên…
2.2.5.Thị trường khách
2.2.5.1. Lượng khách
Lượng khách đến thăm quan tại Yên Tử hàng năm thường tập trung cao điểm vào mùa lễ hội từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch ( chiếm khoảng 70% lượng khách cả năm). Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
Theo thống kê của sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ninh trong lượng du khách đến với Yên Tử vào mùa lễ hội năm 2014 là hơn 1,8 triệu lượt khách, tăng 8% so với cùng kì năm 2013.Trong đó, khách lưu trú ước đạt gần 500.000 lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013; khách quốc tế tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013.
Mùa lễ hội Yên Tử 2015 đón gần 1,5 triệu lượt người, thấp hơn 14% so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên, lượng khách quốc tế đạt gần 50.000 lượt, bằng 280% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy hình ảnh và vị trí của Yên Tử đối với du khách nước ngoài, tầm ảnh hưởng của Yên Tử đối với các doanh nghiệp lữ hành lớn trong và ngoài nước ngày được nâng lên; giá trị di tích Yên Tử, công tác tổ chức lễ hội của thành phố ngày được phát huy.
Mùa lễ hội năm 2016, Khu Di tích và Danh thắng Yên Tử đã đón tiếp trên 1,6 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 40.2 nghìn, tăng 3% so với cùng kỳ.
Hội xuân Yên Tử 2018 có nhiều thuận lợi nên lượng du khách hành hương về đất Phật trong ngày đầu khai hội tăng cao. Trong hai ngày đầu khai hội có gần 50 nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, trải nghiệm văn hóa tâm linh tại đất Phật Yên Tử, so với năm 2017 lượng du khách trong ngày đầu tăng gấp đôi. Từ đầu năm 2018 đến hết ngày 26/2/2018 tổng số khách đến với Yên Tử là trên 256 nghìn khách trong đó khách nước ngoài từ ngày mùng 1 đến hết ngày 26/2 có khoảng hơn 9 nghìn khách.
2.5.1.2 Cơ cấu khách và tính mùa vụ
Trong một vài năm gần đây, lượng khách đến Yên Tử là tương đối lớn, tuy nhiên lượng khách này lại phân bổ không đồng đều vào các tháng trong năm. Lượng khách tập trung chủ yếu vào dịp lễ hội đầu năm kéo dài 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.
Loại hình du lịch đặc trưng của khu du lịch Yên Tử là du lịch tín ngưỡng tâm linh. Chính vì vậy, thời gian cho chuyến di không nhất thiết phải kéo dài (thường chỉ khoảng 1 ngày), hơn nữa Yên Tử lại có vị trí khá thuận lợi khi gần nguồn cung cấp khách du lịch lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương…do đó càng thuận tiện cho việc khách du lịch thực hiện những chuyến du lịch ngắn ngày về với đất phật. Chính vì lẽ đó cho nên những chuyến du lịch này thường chỉ kéo dài từ 1- 2 ngày mà chủ yếu là 2 ngày cuối tuần và điều này đã gây lên tình trạng quá tải vào cuối tuần tại Yên Tử.
Bên cạnh đó, việc đón tiếp một lượng lớn khách du lịch lại chỉ tập trung vào 3 tháng lễ hội làm cho các phương tiện du lịch không đảm bảo duy trì khả năng phục vụ tốt nhất cho du khách đến đây tham quan. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
2.5.2 Các hoạt động du lịch và doanh thu
Để thu hút số lượng khách du lịch đến với di sản, trong những năm gần đây, ban quản lý khu di tích Yên Tử đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa và bổ sung các hoạt động dịch vụ phục vụ khách.
Năm 2018 Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử được đưa vào hoạt động để phục vụ du khách. Công trình có trị giá đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, mang nét văn hóa kiến trúc đời nhà Trần với quần thể các hạng mục rất khác biệt, hấp dẫn.
Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử có thể coi là cánh cửa chính chào đón du khách. Bước chân qua bậc tam quan của công trình, du khách sẽ chính thức khởi đầu cung đường hành hương lên non thiêng Yên Tử bằng những trải nghiệm cảm xúc khi lần lượt đi qua các hạng mục kiến trúc: Cung Trúc Lâm, trung tâm lễ hội, vườn thiền, làng Nương, Tuệ Tĩnh đường, bảo tàng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, sân lễ trường…Đặc biệt, làng Nương được kỳ vọng sẽ để lại ấn tượng mạnh trong lòng du khách. Ngôi làng với thiết kế đình làng, các gian hàng ẩm thực quê, 50 nóc nhà được dựng bằng tường gạch, đất nung và tường trình đất kết hợp với hệ thống cổng, cửa bằng gỗ lim; khu không gian trưng bày văn hóa người Dao, nông cụ người Việt và những hoạt động biểu diễn chèo, hát xẩm, quan họ… ngay trong làng.
Hai hệ thống cáp treo từ Giải Oan lên Hoa Yên, và từ Hoa Yên lên An Kỳ Sinh vẫn đang được vận hành để phục vụ du khách mùa lễ hội. Giá vé cáp treo khứ hồi 1 tuyến là 250.000 đồng và khứ hồi cho cả 2 tuyến là 300.000.
Đây cũng là năm đầu tiên, tỉnh Quảng Ninh tiến hành thu phí thắng cảnh đối với du khách thập phương. Giá vé đối với người lớn là 40.000đ/người/lượt và trẻ em là 20.000đ/người/lượt.
Năm 2018 cũng là năm tỉnh Quảng Ninh tiến hành thu phí thắng cảnh đối với du khách thập phương. Giá vé đối với người lớn là 40.000đ/người/lượt và trẻ em là 20.000đ/người/lượt. Trong gần 2 tháng kể từ khi tiến hành thu phí tỉnh Quảng Ninh đã thu về hơn 10 tỉ đồng phí tham quan. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
2.6 Nhận xét tình hình phát triển du lịch ở khu vực Yên Tử
Về lượng khách: Lượng khách đến thăm quan tại Yên Tử tăng khá đều qua trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê thì lượng khách đến với Yên Tử trong giai đoạn 2014 đến 2018 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 10%
Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Trong những năm gần đây cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên địa bàn Yên Tử đã tăng rõ rệt.Các cơ sở phục vụ ăn uống tăng trưởng liên tục về mặt số lượng và chất lượng. Hệ thống các phương tiện vân chuyển khách cũng tăng nhanh cả về số và chất
Về chi tiêu nguồn nhân lực: Ngày càng thu hút được số lượng đông đảo đội ngũ lao động có chuyên môn và kỹ thuật cao, đồng thời thu hút số lượng người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng nhiều.
Về hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lich: Ban quản lý đã kết hợp với UBND thành phố yêu cầu các ngành chức năng, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chu đáo, với tinh thần tiết kiệm, trang trọng, vui tươi lành mạnh, an toàn về người và tài sản cho du khách; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy nổ và làm tốt công tác bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường. Các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo, dịch vụ văn hoá, dịch vụ du lịch phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, nhằm quảng bá hình ảnh của Yên Tử tới đông đảo du khách trong và ngoài nước, góp phần tôn vinh và phát huy các giá trị của Di tích danh thắng Yên Tử
Về công tác quy hoạch: Hầu hết các khu vực ở Yên Tử đều được quy hoạch tổng thể, một số khu du lịch trong điểm được quy hoạch chi tiết.
Đây là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý một cách hợp lý và bền vững, có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực cần được bảo tồn và phát triển.
- Việc phát triển du lịch ở khu vực Yên Tử trong những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, đồng thời nâng cao tổng sản phâm du lịch cho khu vực Yên Tử nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
- Tuy nhiên sự phát triển du lịch một cách mạnh mẽ cũng gây ra những tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường và đời sống xã hội của người dân địa phương. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Giải pháp nhằm phát triển khu du lịch Đông Yên Tử
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com