Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột – Đăk Lăk dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.3 Thực trạng phát triển du lịch
2.3.1 Các loại hình du lịch
Với những điều kiện sẵn có, Đắk Lắk có phát triển đa dạng các loại hình du lịch
Du lịch sinh thái dã ngoại:
Du lịch tham quan làng văn hóa, sinh thái quanh các hồ bằng thuyền độc mộc hoặc các phương tiện khác, du lịch vượt sông Sêrêpôk bằng hệ thống cầu treo bắt qua rặng si, tham quan thắng cảnh, các thác nước đẹp nhất Tây Nguyên.
Du lịch mạo hiểm trên hồ, du lịch leo núi.
Du lịch tham quan nghiên cứu rừng và động vật rừng quý hiếm phục vụ bảo tồn tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và động vật bán hoang dã phục vụ săn bắn du lịch.
Du lịch cà phê: tham quan vườn cà phê, tìm hiểu quá trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến…và uống cà phê Buôn Ma Thuột ngay tại vườn cà phê, bên những góc cà phê trĩu quả… Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Du lịch sinh thái cuối tuần tại các khu du lịch: : Khu du lịch văn hóa sinh thái cộng đồng Suối Xanh; Khu du lịch sinh thái văn hóa Ko Tam; Công viên nước Đắk Lắk; Làng Cà phê Trung Nguyên; Điểm du lịch sinh thái Đầu Nguồn; khu du lịch hồ Đồi Thông; Điểm du lịch và kết hợp nghĩ dưỡng rừng Ea Km
- Du lịch văn hóa:
Các công trình văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng đã và đang có kế hoạch sửa chữa, tôn tạo, tu bổ như: Sa bàn chiến thắng Buôn Ma Thuột, nhà đày Buôn Ma Thuột, các bảo tàng lịch sử, Bảo tàng cách mạng Bảo tàng tỉnh;, Di tích lịch sử số 04 Nguyễn Du (02 Y Ngông), đình Lạc Giao, Bia tưởng niệm 100 chiến sĩ Nam Tiến; Điểm mở đầu trận đánh Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk; công viên Ama Thuột; buôn Ako Dhõng; buôn Tour; buôn Kmrơng Krông B;… sẽ thu hút sự quan tâm của khách du lịch.
Tham quan tìm hiểu tập quán đời sống văn hóa cộng đồng, khám phá nghề truyền thống, săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, du lịch trên lưng voi, đám cưới sử dụng voi, thăm bảo tàng voi và trung tâm biểu diễn voi tại Buôn Đôn.
Du lịch lễ hội, tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hóa các dân tộc, các làng nghề truyền thống, trò chơi dân gian trong các dịp lễ hội như: lễ hội đua voi tháng 11 hàng năm tại Buôn Đôn…
Văn hóa ẩm thực: Thưởng thức rượu cần, cơm lam gà nướng, cà đắng và các món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc như: Núc nác xào, dọt mây hầm chân giò, canh lá bép…
- Du lịch vui chơi giải trí:
Khu tổ hợp vui chơi giải trí tại khu du lịch Buôn Đôn, Lăk, Ea Kao, Công viên nước DakLak…
Du lịch vui chơi giải trí câu cá thư giãn trên hồ Ea Kao, Ea Chư Cáp, xem văn nghệ, biểu diễn xiếc thú.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.3.2 Số lượng khách, kết quả kinh doanh Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
2.3.2.1. Số lượng khách
Hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng của các chỉ tiêu đánh giá ngành Du lịch như: Lượt khách du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở lưu trú, mà còn có sự chuyển biến rõ nét về mọi mặt kinh tế – xã hội. Hiệu quả hoạt động của ngành Du lịch đã đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu ngành của địa phương, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế – xã hội và đặc biệt là cải thiện, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư
Đắk Lắk có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với các loại hình đa dạng như du lịch sinh thái, cảnh quan; du lịch văn hóa, lịch sử; lễ hội… Đầu tư khai thác các tiềm năng du lịch sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Trong giai đoạn 2018-2020, khách du lịch đến Buôn Mê Thuột tăng nhẹ từ 2018-2019 nhưng giảm mạnh vào 2020, đến năm 2020 còn 524000 nghìn lượt khách. Trong khi đó năm 2018 là 703000 nghìn lượt khách.
Riêng tháng 9/2020, khách quốc tế đến tỉnh giảm hơn 15% so với tháng 8 và giảm hơn 99% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do Đắk Lắk tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Do đó, lượng khách quốc tế đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở trong tỉnh.
Cũng theo thống kê, trong 9 đầu năm 2020, khách đến từ châu Á chiếm 73,1% tổng số khách quốc tế đến nước ta, giảm gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc giảm hơn 76%, Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Hàn Quốc giảm hơn 73%; Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) giảm hơn 71%, Malaysia giảm 73%. Riêng khách đến từ Campuchia tăng gần 12%.
Khách đến từ châu Âu giảm hơn 58% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách Nga giảm hơn 48 %; khách Vương quốc Anh giảm 65,5%; Pháp giảm hơn 65%; Đức giảm hơn 62%…
Trong năm 2021, khách du lịch quốc tế đến Đắk Lắk ước đạt 3 nghìn lượt, khách du lịch nội địa ước đạt hơn 66 nghìn lượt. Doanh thu du lịch ước đạt 68 tỷ đồng, giảm 43,33% so với tháng 1 năm 2020.
Để khắc phục những ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Chương trình kích cầu du lịch khắc phục hậu quả dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; chỉ đạo Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk khẩn trương triển khai, cụ thể hóa các nội dung đã ký kết với Liên minh kích cầu du lịch Việt Nam và các địa phương (Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Quảng Ninh và Ninh Bình). Đồng thời, căn cứ vào các tiêu chí về du lịch an toàn với dịch Covid-19 được ban hành của Hiệp hội Du lịch Việt Nam để triển khai đến các đơn vị kinh doanh là hội viên của Hiệp hội để đăng ký tham gia Chương trình kích cầu du lịch Việt Nam; chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, vận chuyển, mua sắm,… tập trung phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho du khách và tích cực tham gia các hoạt động của Chương trình kích cầu du lịch Việt Nam; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý du lịch, nâng cấp cơ sở vật chất, dịch vụ và đào tạo tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị,… Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Trong thời điểm hiện tại lữ hành nội địa trên địa bàn tỉnh đã mở cửa và khởi động trở lại phục vụ du khách. Theo Phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT-DL), điều đó cho thấy sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp ở đây khi nhận ra thị trường du lịch nội địa đã có tín hiệu lạc quan và sáng sủa hơn sau thời gian giãn cách toàn xã hội (từ ngày 1 đến ngày 15-4) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhằm ngăn chặn đại dịch Covid -19.
Đến nay đã có 21 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tham gia kích cầu du lịch với nhiều giải pháp cụ thể, năng động như giảm giá (lưu trú, dịch vụ, vận chuyển, mua sắm) từ 25 – 50% cho du khách khi đến đây. Theo đó, các đơn vị tham gia kích cầu này còn đưa ra cam kết thực hiện nghiêm những tiêu chí du lịch an toàn cho du khách do Hiệp hội Du lịch Việt Nam ban hành. Ông Võ Văn Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk cho hay, vấn đề an toàn cho du khách trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid – 19 hiện nay luôn được đặt lên hàng đầu. Hiệp hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng quán triệt công tác này đến tất cả 25 đơn vị lữ hành quốc tế và nội địa, 21 điểm đến cũng như toàn bộ cơ sở lưu trú, nhà hàng và điểm mua sắm trên địa bàn tỉnh.
3.3.2.2.Doanh thu du lịch Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Do nền kinh tế vẫn chưa hết khó khăn, người dân vẫn còn xu hướng hạn chế các khoản chi tiêu cho hoạt động du lịch. Mặt khác, du lịch tỉnh Đắk Lắk còn nhiều khó khăn trong việc giữ chân du khách lâu dài, do sản phẩm du lịch không mới, trùng lắp giữa nhiều điểm du lịch; Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết và hợp tác phát triển du lịch liên vùng, khu vực còn hạn chế; Chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực du lịch chưa cao…Trong nhưng năm từ 2019 đến nay ảnh hưởng của đại dịch COVID cũng khiến cho ngành du lịch thiệt hại nặng nề làm suy giảm lượng khách ảnh hưởng đến doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch tỉnh Đắk Lắk có sự tăng trưởng đáng kể. Doanh thu du lịch tăng đều qua các năm, mức tăng trung bình đạt khoảng 18,5%/năm. Năm 2018, doanh thu du lịch, đạt 101,67% so với kế hoạch, tăng 27,08% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2020, doanh thu thực tế là 680 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch và tăng 14,48% so với năm 2019 (Bảng 2).
Từ đầu năm đến cuối tháng 7-2021, số lượng khách du lịch đến Đắk Lắk hơn 391.000 lượt, bằng 47% so với kế hoạch. Doanh thu toàn ngành đạt thấp với khoảng 339 tỷ đồng, bằng 48% so với kế hoạch. Doanh thu trên chủ yếu đến từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ – thương mại. Còn hoạt động lữ hành, cũng như kinh doanh tại 28 khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hầu như “đóng băng” do dịch bệnh COVID – 19 bùng phát trở lại từ cuối tháng 4 đến nay. Những tháng cuối năm 2021, ngành du lịch Đắk Lắk đặt ra mục tiêu đón khoảng 500.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 400 tỷ đồng, nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm nay là thu hút 855.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt 750 tỷ đồng. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
2.3.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch:
Hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng của các chỉ tiêu đánh giá ngành Du lịch như: Lượt khách du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở lưu trú, mà còn có sự chuyển biến rõ nét về mọi mặt kinh tế – xã hội. Hiệu quả hoạt động của ngành Du lịch đã đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu ngành của địa phương, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế – xã hội và đặc biệt là cải thiện, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư.
Về cơ sở lưu trú du lịch và cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Tính đến ngày 20/12/2017, trên địa bàn Đắk Lắk có tổng cộng 201 đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch với 4.304 buồng/phòng. Thực tế trong những năm qua, nhiều cơ sở lưu trú có quy mô lớn trên địa bàn đã khẳng định được thương hiệu khi tham gia phục vụ thành công các sự kiện lớn của quốc gia và quốc tế như: Hội nghị giữa kỳ các nhà tài trợ ODA, Hội nghị Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, Giải bóng chuyền nữ quốc tế Châu Á và quốc tế VTV Cup… Qua đó, các cơ sở lưu trú du lịch đã góp phần tạo dựng ấn tượng và hình ảnh đẹp về du lịch Đắk Lắk trong lòng du khách trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, trong Tỉnh còn có sự tham gia của 40 đơn vị kinh doanh lữ hành (trong đó, có 10 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế); 02 cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; 20 đơn vị kinh doanh khu, điểm du lịch; 04 đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch; cấp 65 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó, có 31 thẻ hướng dẫn viên quốc tế).
2.4 Đánh Giá Thuận lợi – kết quả đạt được Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Thuận lợi:
Về tổng thể, thành phố Buôn Ma Thuột có lợi thế nổi trội trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên về phát triển du lịch, với vai trò trung tâm của tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên, cửa ngõ giao thông đường bộ và đường hàng không thuận lợi cho phép đón nhận và liên kết thuận lợi tới các khu vực phụ cận. Tuy nhiên việc cải thiện tiện ích trong giao thông, đón nhận và chuyển tiếp hành khách là vấn đề then chốt, giải quyết nhiệm vụ này không chỉ là trách nhiệm của thành phố Buôn Ma Thuột mà còn cần vai trò điều tiết của tỉnh Đắk Lắk, của vùng và Trung ương.
- Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1, là trung tâm về kinh tế, giáo dục, y tế, …của tỉnh Đắk Lắk; có cơ sở hạ tầng tốt hơn các địa phương khác trong tỉnh, là nền tảng hạ tầng phục vụ thuận lợi cho phát triển du lịch. Với lượng dân cư trẻ, nguồn lao động tiềm năng là lợi thế cho việc phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh đó là trung tâm về giáo dục sẽ thuận lợi cho việc đào tạo tại chỗ và thường xuyên bỗi dưỡng chuyên môn, tay nghề cho lực lượng lao động du lịch. Giảm và ngăn nguồn lao động chất lượng cao dịch chuyển khỏi tỉnh Đắk Lắk, thu hút được người lao động tham gia phục vụ trong ngành du lịch trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Thế mạnh du lịch văn hóa, du lịch xanh, du lịch lịch sử, trải nghiệm, khám phá,… việc bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn rất cần sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Vì thế việc đào tạo, trao cơ hội, thay đổi nhận thức,… cho cộng đồng và cho nhóm dân cư tham gia vào hoạt động du lịch được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Sự góp sức của cộng đồng quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm du lịch thế mạnh, bản sắc riêng của du lịch địa phương. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
- Xác định và khai thác tốt về khách du lịch tiềm năng, phù hợp với thế mạnh của du lịch thành phố Buôn Ma Thuột (du lịch văn hóa, trải nghiệm tự nhiên,…) cũng là nội dung quan trọng cần được phân tích, nghiên cứu và xây dựng chương trình với các sản phẩm du lịch phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho ngành du lịch thành phố Buôn Ma Thuột.
Với mục tiêu phát triển Buôn Ma Thuột trở thành Thành phố xanh, văn hóa, lịch sử và là điểm đến du lịch hấp dẫn: văn minh, tiện ích, đặc sắc.
Thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm trung chuyển, dịch vụ và du lịch chính của tỉnh Đắk Lắk, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ và hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, thương hiệu du lịch Buôn Ma Thuột mạnh, có năng lực cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong vùng; phấn đấu đưa du lịch thành phố Buôn Ma Thuột trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Du lịch được quan tâm đầu tư phát triển hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Buôn Ma Thuột; xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Nguyên.
Từ những thuận lợi trên Đắk Lắk có được những ưu điểm phát triển du lịch sau:
- Đảng, Nhà Nước và Lãnh đạo thành phố quan tâm phát triển
- Buôn Ma Thuật có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú
- Có nên văn hóa lịch sử lâu đời
- Nguồn lao động dồi dào
- Vị trí địa lý thuận lợi là trung tâm văn hóa của khu vực Tây nguyên
Kết quả:
Khách du lịch: Trong giai đoạn 2018-2020, khách du lịch đến Đắk Lắk tăng nhẹ từ 2018-2019 nhưng giảm mạnh vào 2020, đến năm 2020 còn 524000 nghìn lượt khách. Trong khi đó năm 2018 là 703000 nghìn lượt khách.
Doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch tỉnh Đắk Lắk có sự tăng trưởng đáng kể. Doanh thu du lịch tăng đều qua các năm, mức tăng trung bình đạt khoảng 18,5%/năm. Năm 2018, doanh thu du lịch, đạt 101,67% so với kế hoạch, tăng 27,08% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2020, doanh thu thực tế là 680 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch và tăng 14,48% so với năm 2019
Khó khăn – những mặt tồn tại Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Vốn có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng nhiều năm qua ngành du lịch Đắk Lắk hầu như vẫn ”giậm chân tại chỗ”. Các dịch vụ, sản phẩm du lịch của địa phương được đánh giá là đơn điệu, thiếu bản sắc khó tạo điểm nhấn, ấn tượng với du khách. Nếu không sớm thay đổi, ngành du lịch tỉnh này sẽ thụt lùi, khó có thể kéo khách trong và ngoài nước đến địa phương tham quan, nghỉ dưỡng.
Du lịch tỉnh Đắk Lắk còn nhiều khó khăn trong việc giữ chân du khách lâu dài, do sản phẩm du lịch không mới, trùng lắp giữa nhiều điểm du lịch; Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết và hợp tác phát triển du lịch liên vùng, khu vực còn hạn chế; Chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực du lịch chưa cao…Trong nhưng năm từ 2019 đến nay ảnh hưởng của đại dịch COVID cũng khiến cho ngành du lịch thiệt hại nặng nề làm suy giảm lượng khách rõ rệt
Đại diện một doanh nghiệp lữ hành khác ở phía bắc tâm sự, nhiều khách du lịch đặt chân đến Bản Đôn cảm thấy chưa được như kỳ vọng, thậm chí thất vọng. Doanh nghiệp làm du lịch tỉnh nhà cần phải đặt địa vị mình vào khách du lịch, xem thử họ mong muốn gì, cần gì khi đến với Đắk Lắk. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
Việc phát triển các sản phẩm du lịch ở tỉnh nhà vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có điểm nhấn. Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch ở Đắk Lắk vẫn chưa đầy 100 người. Đặc biệt, số hướng dẫn viên quốc tế vẫn còn ít. Người am hiểu tiếng Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn rất hạn chế khó đáp ứng nhu cầu của du khách khi đặt chân đến địa phương.
Cơ sở hạ tầng giao thông nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động du lịch. Phía cơ quan quản lý nhà nước lại không có kinh phí để đầu tư, phát triển các địa điểm du lịch.
Dù UBND tỉnh vẫn quan tâm đến phát triển du lịch nông nghiệp, canh nông nhưng vướng phải các vấn đề liên quan đất đai, khá nhạy cảm nên không dám đầu tư phát triển nhiều. Sở đã có đề nghị với cơ quan chức năng để phát triển 1 chợ đêm ở TP.Buôn Ma Thuột nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong quy hoạch xây dựng, ông Hưng bày tỏ.
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ tư khiến du lịch Đắk Lắk cũng như hầu hết các tỉnh thành khác trong cả nước gánh chịu thêm những khó khăn.
Từ những khó khăn trên rút ra được những nhược điểm đối với phát triển du lịch ở Đắk Lắk như sau
- Hệ thống cơ chế chính sách chậm đổi mới, công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế
- Thiếu các doanh nghiệp lớn mạnh đầu tư phát triển dự án lớn
- Nhiều nơi còn khó khăn, cơ sở vật chất hạ tầng thiếu thốn
- Hệ thống giao thông đường bộ còn gặp nhiều vấn đề bất cập
- Xúc tiến quảng báo còn yếu kém so với các địa phương
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu chung về du lịch thành phố Buôn Mê Thuột, sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố Buôn Mê Thuột. Trong đó phần giới thiệu chung đi chi tiết vào những đặc điểm nổi bật của thành phố Buôn Mê Thuột bao gồm những đặc điểm: dân cư, dân tộc, văn hóa-xã hội, thời tiết- khí hậu. Bên cạnh đó chương 2 cũng đã phân tích giới thiệu những sản phầm đặc trưng cấu thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố Buôn Mê Thuột gồm các địa điểm du lịch, món ăn, lễ hội đặc trưng. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột […]