Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại khu Du lịch quốc gia Tam chúc – Hà nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát chung về tỉnh Hà Nam
2.1.1. Vị trí địa lý
Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên 86.193 ha; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội 58 km, tương lai không xa sẽ trở thành phố vệ tinh của Hà Nội. Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.
2.1.2. Địa hình Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Địa hình Hà Nam khá đa dạng với 4 mặt đều có sông bao quanh và dòng sông Đáy chảy qua chia Hà Nam thành hai vùng khá rõ nét: vùng đồi núi bán sơn địa với dải đá trầm tích ở phía Tây thích hợp cho các loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cây ăn quả; vùng đồng chiêm trũng ở phía Đông được phù sa của các sông lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng tài bồi thuận tiện cho canh tác lúa nước, các loại hoa màu hay các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đỗ tương… nơi đây còn phù hợp nuôi trồng hay đánh bắt thủy sản và phát triển chăn nuôi các loài thủy gia cầm.
Hà Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản với chủ yếu đá vôi có trữ lượng hơn 7 tỷ mét khối, được phân bố gần trục đường giao thông, rất thuận tiện trong khai thác, vận chuyển và chế biến. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho phát triển các ngành công nghiệp sản xuất như xi-măng, vôi, bột nhẹ hay vật liệu xây dựng… Sản phẩm của xi-măng Bút Sơn (Hà Nam) đã có mặt trong nhiều công trình xây dựng của đất nước.
2.1.3. Khí hậu
Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,10C và cao nhất là tháng 6 khoảng 290C. Tổng giờ nắng trung bình khoảng 1.100 – 1.200 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.700 – 2.200 mm, song lượng mưa không đều tập trung 70% lượng mưa cả năm vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa khô lạnh.
- Lịch sử hình thành và phát triển
Ngược dòng lịch sử, nguyên đất Hà Nam thời các vua Hùng nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ, sau được đổi thành châu Lý Nhân thuộc lộ Đông Đô thời nhà Trần. Ngày 20-10-1890 theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Hà Nam đã được thành lập trên cơ sở 2 huyện Duy Tiên và Kim Bảng của phủ Lý Nhân, phủ Liêm Bình cùng 17 xã của hai huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (tỉnh Nam Định), 2 tống Mộc Hoàn và Chuyên Nghiệp thuộc huyện Phú Xuyên (tỉnh Hà Nội).
Năm 1956, hai tỉnh Hà Nam và Nam Định được sáp nhập thành tỉnh Nam Hà. Đầu năm 1976, tỉnh Nam Hà cùng với tỉnh Ninh Bình được sáp nhập thành tỉnh Hà Nam Ninh, đến năm 1992 lại tách thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như cũ. Ngày 1-1-1997, tỉnh Hà Nam được tái lập gồm các huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã tỉnh lỵ Phủ Lý (nay là thành phố Phủ Lý). Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Là vùng đất có nền văn hiến lâu đời, Hà Nam sở hữu 1.784 di tích trong đó có 64 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 41 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, nhiều di sản phi vật thể đã được cổ nhân để lại trên mảnh đất Hà Nam như trống đồng Ngọc Lũ ghi dấu thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn, sách đồng Bắc Lý là một trong bốn cuốn còn nguyên vẹn nhất với nội dung khá phong phú, bia “Sùng Thiện Diên Linh”, bia “Đại Trị”… Với cội nguồn văn minh lúa nước, Hà Nam có nền văn hóa dân gian khá phong phú qua các làn điệu hát chèo, hát chầu văn, hát bóng, hát ả đào, hát dậm… cùng cả trăm lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm, trong đó có những lễ hội như đền Trần Thương, chùa Đọi, đền Trúc – Ngũ Động Sơn, vật võ Liễu Đôi… được tổ chức qui mô với các nghi thức tế lễ, đám rước, trò chơi dân gian, sinh hoạt nghệ thuật quần chúng mang tính cộng đồng làng xã cao. Con người Hà Nam còn biết phát huy truyền thống lao động mỹ nghệ với trên 40 làng nghề nổi tiếng như lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây tre đan Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ nghệ Đô Hai (Bình Lục), thêu ren An Hòa, Hòa Ngãi (Thanh Liêm), mộc Cao Đà, gốm Đanh Xá, Quyết Thành (Kim Bảng)… Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Trong nỗ lực tạo sức bật mới cho du lịch Hà Nam, dự án du lịch sinh thái hồ Tam Chúc (Ba Sao – Kim Bảng) có qui mô gần 2.000ha đang được khởi động với gần 600ha mặt nước hồ, khoảng 600ha khu phụ cận và du lịch sinh thái cùng các công trình nhà nghỉ, khách sạn, sân quần vợt, sân golf, công viên nước, nhà thủy tạ… Với cự ly cách chùa Hương 7km, Hưng Yên 40km, Nam Định 40km, Ninh Bình 45km và trung tâm Hà Nội 70km, một khi hình thành sẽ là điểm dừng chân cuối tuần khá thú vị đối với du khách trong khu vực.
Với truyền thống hiếu học, cần cù và sáng tạo của con người Hà Nam cùng nguồn tài nguyên nhân văn – du lịch khá phong phú, Hà Nam có nhiều yếu tố tích cực để trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của khách du lịch bốn phương…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.2. Điều kiện phát triển du lịch tâm linh tại khu du lịch Tam Chúc Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên
Tam Chúc là vùng đất địa linh bởi địa thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ. Hồ có diện tích mặt nước rộng 600ha là một trong những hồ nước tự nhiên rộng nhất cả nước và là nơi trú ngụ của hàng chục loài động vật hoang dã. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ, ba mặt được bao bọc bằng dãy núi đá hình tay ngai, dưới mặt hồ có sáu ngọn núi đá vôi nổi lên mặt nước
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt cho tỉnh Hà Nam và Doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư phục dựng ngôi chùa Tam Chúc (chùa Ba Sao). Chùa được xây trên trục thần đạo gồm: chùa Ngọc, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế, cổng Tam Quan, Trung tâm hội nghị quốc tế.
Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh, được xây dựng hoàn toàn bằng các phiến đá đỏ granit do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác tại Ấn Độ và vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam mà không cần bê tông kết dính. Trong chùa thờ một pho tượng bằng ngọc nặng 4,9 tấn.
Điện Quan Âm thờ 1 pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, nặng 100 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác và có 8.500 bức tranh về các câu chuyện về Đức Phật do thợ Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia. Điểm nhấn của Điện Quan Âm là 4 bức tranh đá khổng lồ bao phủ toàn bộ diện tích bốn bức tường, nói về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát rất gần gũi với người dân Việt Nam. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Điện Pháp Chủ nằm chính giữa Điện Quan Âm và Điện Tam Thế, bên trong có 4 bức phù điêu khổng lồ bao trùm toàn bộ bốn bức tường, mỗi bức nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời Đức Phật.
Điện Tam Thế có sức chứa tới 5.000 phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Nơi đây thờ 3 pho tượng làm bằng đồng biểu thị cho quá khứ, hiện tại và tương lai, mỗi pho nặng 80 tấn; ngoài ra còn 12.000 bức tranh đá được chạm khắc tinh xảo, mỗi bức tranh gửi gắm một câu chuyện vô cùng nhân văn tái hiện cuộc đời Đức Phật do những người thợ Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia đưa sang. Qua cổng Tam Quan là vườn cột kinh khổng lồ được làm bằng đá xanh nguyên khối Thanh Hóa. Khi hoàn thành 1.000 cột, nơi này sẽ trở thành vườn kinh lớn nhất thế giới.
Trung tâm Hội nghị quốc tế được xây dựng nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m2, có sức chứa 3.500 chỗ ngồi.
Đến chùa Tam Chúc, du khách còn được chiêm ngưỡng những báu vật của chùa, đó là cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng Việt Nam, được chiết từ “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” (có tuổi thọ 2.250 tuổi) ở thánh tích Mahamegha, cố đô Anuradhapura- Sri Lanka; đó là thiên thạch mặt trăng “The Moon Puzzle” từ không gian vũ trụ rơi xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017; là vạc Phổ Minh được đúc bằng đồng đen nặng hơn 20 tấn… Ngoài ra, đình Tam Chúc, ngôi đình được phục dựng giữa lòng hồ cũng là điểm đến yêu thích của du khách khi đến nơi đây. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Hàng năm, vào ngày 12 tháng giêng, Lễ hội chùa Tam Chúc lại được tổ chức để cầu nguyện quốc thái dân an. Lễ hội tổ chức với các nghi lễ niệm Phật cầu gia hộ, nghi lễ thỉnh chuông, đánh trống khai hội, lễ dâng hương cầu quốc thái dân an, lễ rước nước ở hồ Tam Chúc, rước chuông bình an, rước nước lên chùa Ngọc và tổ chức tiệc chay.
Về tổ chức không gian phát triển du lịch trên nguyên tắc khai thác hợp lý giá trị và sự phân bố của hệ thống di tích, các điểm cảnh quan; hình thành các mối liên hệ giữa các phân khu chức năng, giữa các điểm du lịch trong không gian quy hoạch nhằm hình thành không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa, bảo đảm mối liên kết với các điểm du lịch lân cận; hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất nông nghiệp và di chuyển dân cư trong khu vực; giảm thiểu tác động đến cảnh quan môi trường và đời sống của người dân trong khu vực quy hoạch.
Tập trung phát triển 6 khu chức năng
Khu trung tâm đón tiếp (tiếp giáp bờ Bắc hồ Tam Chúc): Là nơi đón tiếp và cung cấp thông tin hướng dẫn cho khách du lịch về dịch vụ nghỉ dưỡng, mua sắm, thưởng thức ẩm thực; tham quan, tham gia các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ, hội chợ, hoạt động vui chơi giải trí hiện đại. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc (chân núi Thất Tinh và Thung Vạc): Tham quan, hành hương, thực hành tín ngưỡng và chiêm bái các công trình tôn giáo; tham quan Bảo tàng văn hóa truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; tìm hiểu về đạo Phật; tổ chức sự kiện văn hóa văn nghệ, tổ chức các khóa học về Phật học ngắn hạn.
Khu bảo tồn tự nhiên Quền Vồng và hồ Tam Chúc (Phía Tây giáp Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh lộ 74 đi chùa Hương và phía Nam là dãy núi Thất Tinh): Tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và động thực vật đặc hữu; tham quan hồ Tam Chúc, các công trình tôn giáo; tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực, tham dự các lễ hội, các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe.
Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc (phía Tây Nam của hồ Tam Chúc): Nghỉ dưỡng cuối tuần, điều dưỡng dài ngày phục hồi thể lực, tham gia các liệu trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của cư dân địa phương, nghỉ dưỡng và sinh hoạt cộng đồng (homestay).
Khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang: Tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và khu vực; tổ chức hội nghị hội thảo; nghỉ dưỡng, chơi golf, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch (tại Thị trấn Ba Sao): Cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng quy mô nhỏ xen kẽ trong khu dân cư và các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp.
Điểm hội tụ nhiều hiện vật quý nổi tiếng thế giời thu hút khách du lịch đến tham quan như:
Thiên thạch “Mảnh ghép mặt trăng” (khối thiên thạch lớn nhất thế giới) có trọng lượng 5,5kg (NWA 11789 Lunar Meteorite) trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng được đón về chùa ngày 01/12/2018.
Cây Bồ Đề quý do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng được đặt ở chính điện của Điện Tâm Thế. Đây là cây Bồ Đề tại chùa Tam Chúc này được chiết từ “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura – Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka.
Ngôi chùa cũng sở hữu pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn được thờ bên trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni. Đây được coi là tượng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
Ngôi chùa được tạo nên từ 12.000 bức tranh đá, 1.000 cột kinh đá. Điểm độc đáo nữa là tường bao quanh chùa được xây dựng lại bằng 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật và khu vườn kinh có tới 1000 cột kinh đá được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.
Xung quanh chùa là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, ba mặt Chùa Tam Chúc được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, phía trước là hồ Lục Ngạn. Hồ nước này không chỉ giúp điều hòa khí hậu mà điểm đặc biệt của nó nằm ở lòng hồ nơi có 6 quả núi nhỏ nhô lên, xung quanh là những đầm sen thơm ngát tạo nên cảnh sắc phong thủy hữu tình. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vỹ, vừa có sông cùng núi khiên chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao chẳng khác nào “Vịnh Hạ Long” trên cạn của Hà Nam. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Chùa Tam Chúc được thi công bởi rất nhiều những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Với mục đích là thờ Phật, ngôi chùa là chốn tâm linh không chỉ cho du khách thập phương trong nước mà còn cho du khách quốc về lễ bái. Ngoài thứ tự kể trên bạn có thể lựa chọn đi theo chiều từ Điện Tam Thế trước,rồi qua đình Tam Chúc, chùa Ngọc và đền Mẫu để tiết kiệm thời gian hơn.
2.2.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Về cơ sở lưu trú: Các dịch vụ Du lịch của Hà Nam chưa được phát triển mạnh, chỉ có một số loại hình kinh doanh đơn điệu như kinh doanh lưu trú, ăn uống là chủ yếu, các dịch vụ khác đang hình thành với quy mô nhỏ. Tập trung chủ yếu khu Du lịch trung tâm thành phố, còn các điểm Du lịch trên địa bàn đang trong thời kỳ đầu tư xây đựng.
Theo số liệu của Sở VHTT & DL Hà Nam, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 khách sạn, trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao và 32 nhà nghỉ đủ điều kiện đón tiếp khách. Tống sổ phòng lưu trú là 755, trong đó có 366 phòng khách sạn.
Bảng 2.1: Một số cơ sở lưu trú và dịch vụ tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam
Như vậy có thể thấy, so với dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú trong quy hoạch năm 1998, số lượng phòng đã vượt chỉ tiêu đề ra (755/510). Tuy nhiên về thực trạng cơ sở lưu trú ở Hà Nam còn có một số bất cập, sự phân bố các khách sạn chủ yếu tập trung tại trung tâm tỉnh, các huyện khác vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về chất lượng.
Phân bố khách sạn trên địa bàn tỉnh Hà Nam: TP Phủ Lý (10), HuyệnThanh Liêm ( 4 ), Huyện Kim Bảng ( 1).
Về chất lượng khách sạn: Theo báo cáo của Sở VHTT & DL Hà Nam, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, nhiều cơ sở lưu trú Du lịch đã chủ động trong việc đào tạo nhân lực Du lịch và ứng dụng công nghệ mới tạo thuận lợi cho khách và mang lại hiệu quả kinh tế. Công suất buồng phòng của các khách sạn lớn vẫn đạt tỷ lệ cao, bình quân đạt khoảng 56,9 %. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Tình hình kinh doanh dịch vụ Du lịch ờ Hà Nam có tốc độ phát triển khá nhanh, tập trung chủ yếu ở thành phố Phủ Lý, tuy đáp ứng kịp thời những nhu cầu tối thiểu của các khu Du lịch song quy mô còn quá nhỏ bé, hình thức kinh doanh còn đơn điệu thuần túy, chất lượng các dịch vụ còn ở mức thấp, chưa đủ khả năng thu hút khách cao. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân để khách Du lịch dừng lại Hà Nam còn ít. Bên cạnh đó, việc khai thác tiềm năng lợi thế đạt hiệu quả chưa cao, kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh doanh của các cơ sở kinh doanh còn ở mức hạn chê. Từ đó dẫn đến doanh thu Du lịch thấp, hiệu quả kinh doanh không cao. Đây cũng là điều đáng suy nghĩ cho Hà Nam trong việc tạo bước phát triển mới cho Du lịch. Quang cảnh chùa Tam Chúc khá rộng và nhiều cảnh đẹp hấp dẫn, để tham gia tour du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, trải nghiệm trọn vẹn, bạn nên thuê khách sạn lưu trú, đặc biệt còn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh chùa Tam Chúc về đêm vô cùng yên bình, thanh tịnh.
Một số khách sạn gần Chùa Tam Chúc tốt nhất ngoài Khách Xá Chùa Tam Chúc còn phải kể đến những khách sạn như : Vinpearl Phủ Lý, Mường Thanh Luxury Hà Nam, khách sạn Ngọc Lâm và nhà nghỉ Tuệ Lâm.
Khách Xá Chùa Tam Chúc : là khách sạn 3 sao toạ lạc trong khuôn viên khu du lịch Tam Chúc. Phía trước khách xá là hồ Lục Nhạc được biết đến như vịnh Hạ Long trên cạn, xung quanh khách xá được bao bọc bởi dãy núi đá vôi hàng nghìn năm tuổi cùng hệ sinh thái nguyên sinh đa dạng, phong phú Khách xá Tam Chúc có 170 phòng được thiết kế tinh tế và trang nhã mang đậm nét kiến trúc Đông Dương, hài hoà với đặc trưng kiến trúc Phật giáo của Việt Nam. Khách xá có các hạng phòng twin, double, triple và family đủ đáp ứng nhu cầu của khách nghỉ qua đêm.
- Khách sạn Ngọc Lâm : Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Ngọc Lâm Hotel có một lối thiết kế cực kỳ mới mẻ,hiện đại, không gian mở thoáng đãng, đi kèm chất lượng dịch vụ cực kỳ tốt. Với vị trí giao thông thuận lợi, xung quanh có nhiều nhà hàng cao cấp,….
Vinpearl Phủ Lý
Lý tưởng nhất là lựa chọn Vinpearl Condotel Phủ Lý, cách chùa Tam Chúc khoảng 15km, mất khoảng 24 phút di chuyển. Vinpearl Condotel Phủ Lý là tòa nhà căn hộ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, mang đến cho du khách những tiện ích, dịch vụ đẳng cấp quốc tế:
Vinpearl Condotel Phủ Lý nằm ở vị trí tuyệt đẹp, địa chỉ số 60 đường Biên Hoà, phường Minh Khai, ngay trung tâm thành phố thành phố Phủ Lý với 4 mặt tiền, với tầm nhìn bao quát những khung cảnh đẹp nhất Phủ Lý.
Từ Vinpearl Condotel Phủ Lý rất thuận tiện cho du khách khám phá các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nam, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tham gia tour chùa Tam Chúc Hà Nam.
Thiết kế tòa nhà Vinpearl Condotel Phủ Lý gây ấn tượng với gam màu trắng thời thượng, hiện đại, kết hợp hài hoà kiến trúc tân cổ điển sang trọng.
Vinpearl Condotel Phủ Lý sở hữu 180 phòng nghỉ tiêu chuẩn 5 sao, với đầy đủ trang thiết bị nội thất tiện nghi, hiện đại, cho du khách không gian nghỉ dưỡng lý tưởng.
- Cơ sở phục vụ ăn uống: Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Hà Nam là một trong những mảnh đất nổi tiếng với nhiều món ăn hấp dẫn và đặc sắc, như: cá kho Hòa Hậu, hồng không hạt, chuối ngự Đại Hoàng…Tuy nhiên những đặc sản này vẫn chưa được đầu tư khai thác theo hướng chuyên nghiệp. Chưa có kế hoạch phát triển thương hiệu cho các đặc sản Hà Nam. Sản phẩm dịch vụ ăn uống cũng mang tính bình dân, chưa nhiều các dịch vụ chất lượng cao, đơn điệu và ít được cải tiến về hình thức, chất lượng và mẫu mã, chưa gắn kết sản phẩm ăn uống với khu, tuyến điểm Du lịch.
Hầu hết các cơ sở ở đây đều là các nhà hàng có quy mô nhỏ phục vụ chủ yếu là khách địa phương. Riêng hệ thống quán ăn trên phố Trần Phú phục vụ khách qua đường từ Hà Nội dựa vào đặc sản ẩm thực Hà Nam là bánh cuốn chả, bánh đa cá rô. Đây cũng có thể được coi là một mô hình dịch vụ thành công cần được nhân rộng tại đây nhưng cần có những hướng đầu tư quy mô bài bản hơn.
Trên địa bàn Hà Nam hiện có 11 đơn vị kinh doanh ăn uống kết hợp với một số dịch vụ khác (lưu trú, massage, lữ hành…) tiêu biểu như: Công ty Du lịch Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
– Bia, nước giải khát Sài Gòn – Hà Nam, Công ty cổ phần thương mại – Du lịch Hà Nam…Tuy nhiên quy mô các đơn vị này vẫn còn nhỏ. Vì vậy để phát triển dịch vụ ăn uống, các doanh nghiệp này cần có sự đầu tư lớn hơn hoặc có thể kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực từ bên ngoài. Có như thế thì dịch vụ ẩm thực nói riêng và dịch vụ Du lịch Hà Nam nói chung mới có sự khởi sắc được.
Công tác quảng cáo sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa mạnh nên mức độ thu hút khách Du lịch hạn chế. Thiếu đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực Trấn Sơn Nam nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng cho Du lịch Hà Nam.
Về dịch vụ ăn uống ở gần chùa Tam Chúc du khách có thể chọn dùng bữa tại nhà hàng trong chùa Tam Chúc hoặc các nhà hàng ngoài chùa dưới đây:
Nhà hàng Thủy Đình – Khu du lịch Tam Chúc : Với sức chứa lên đến hàng nghìn thực khách, nhà hàng nằm trong Trung tâm Hội Nghị Quốc Tế Vesak ngay gần bến du thuyền Tam Chúc. Du khách có thể lựa chọn các thực đơn chay, thực đơn mặn với nhiều món ăn phong phú và đa dạng, sức chứa rộng lớn, nhà hàng sang trọng, món ăn ngon, nằm trong khuôn viên chùa nên rất thuận tiện cho du khách.
Nhà hàng Lá Cọ 2 : Nằm ở Núi Cấm, Thi Sơn, Kim bảng, Hà Nam. Nhà hàng cách chùa Tam Chúc khoảng 5km.
Tổng quan về nhà hàng: Điều làm nên nét riêng của nhà hàng là khuôn viên nhà hàng lên tới 3ha được xây dựng giữa vườn cây, ao hồ với khu hội trường rộng rãi, sang trọng với sức chứa trên hàng nghìn thực khách cùng một lúc.Nhà hàng chuyên nhận đặt suất đoàn với các món ăn đặc sản như gà đồi, dê núi… Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Nhà hàng Hà Nam :Tọa lạc cách chùa Tam Chúc chỉ 1,5km,địa chỉ: QL21A, Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam .Nhà hàng Hà Nam là nơi nhiều đoàn du khách lựa chọn cho bữa trưa của mình.Vị trí thuận tiện, gần chùa, tiện ra vào chùa, với sức chứa 450 thực khách. Phục vụ nhiều loại thực đơn …Và các món ăn đặc sản như Dê núi, Lợn mán, Gà đồi…Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Đây là sự lựa chọn tối ưu nếu du khách muốn chọn một địa chỉ ăn ngon, giá tốt khi đến Tam Chúc
Nhà hàng Tam Chúc Ba Sao. Địa chỉ: KM14, quốc lộ 21A, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam (cách chùa Tam Chúc khoảng 800m)
Tổng quan về nhà hàng: Nhà hàng Tam Chúc chuyên các món cơm Việt, đặc sản dân tộc, lẩu. Quán có khu vực quán café riêng cho du khách thư giãn sau hành trình dài. Nhà hàng Tam Chúc được du khách nhận xét rất tốt về không gian quán rộng, sạch sẽ, sang trọng; món ăn ngon, hợp khẩu vị, đầy đặn.
Nhà hàng Sen Tam Chúc: Nhà Hàng Sen Tam Chúc với diện tích 7000m2 được tọa lạc tại Xã Thanh Sơn – Huyện Kim Bảng – Tỉnh Hà Nam.
Với nhiều nét ẩm thực truyền thống, mang đến không gian và những món ăn tuyệt vời cho khách hàng.
Đệ Nhất Quán – nhà hàng gần chùa Tam Chúc: Nhà hàng có sức chứa trên 1000 khách, không gian quán rộng rãi. Nhà hàng chuyên phục vụ các món đặc sản dân dã như gà đồi, cá sông, vịt, chim các món… Không gian nhà hàng thoáng mát, rộng rãi.
Ngoài ra, du khách có thể di chuyển thêm 1 đoạn đường để lựa chọn vài nhà hàng ở khu vực Phủ Lý như: Nhà hàng Tuyết Mai , nhà hàng Ngọc Sơn, nhà hàng nổi Hồng Phú, nhà hàng Tân Sơn…
- Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch Về giao thông: Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Tuyến giao thông đối ngoại: thống giao thông đường sá vô cùng thuận tiện , chất lượng đường rất đẹp và rộng . Từ thành phố Phủ Lý, theo đường quốc lộ 21 đi khoảng 12 km thì đến hồ Tam Chúc với diện tích tới 545ha. Đi từ Hà Nội đi quốc lộ 1A hoặc theo tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính đến khu du lịch khoảng 60 km. Cách chùa Hương khoảng 8 km.
Di chuyển đến Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể đến chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân theo tuyến đường quốc lộ 1A – quốc lộ 12A (Phủ Lý) – thị trấn Ba Sao.
Ngoài ra bạn có thể đi xe khách, xe bus Hà Nội – Phủ Lý, tuyến 206. Các phương tiện này không đưa khách tới chùa Tam Chúc, do đó bạn phải đi tiếp bằng taxi hoặc xe ôm. Bạn có thể bắt xe ở Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm.
Đường đi chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam.Từ Hà Nội có 3 hướng để bạn đi đến chùa Tam Chúc:
Hướng 1: Bạn đi theo hướng đường như xe máy nêu trên
Hướng 2. Bạn chạy ra Giải Phóng – Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ . Sau khi đến Cầu Giẽ bạn quẹo vào đường 1 cũ rồi rẽ vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới.
Hướng 3 : Bạn đi theo hướng Pháp Vân – Cầu Giẽ. Tuy nhiên, khi lên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Sau đó, bạn chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là đến nơi.
- Cách tiện lợi nhất để đi chùa Tam Chúc Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Với những tỉnh/thành phố lân cận hoặc có tuyến xe khách đến Hà Nam: Đi xe khách đến Hà Nam, hoặc xe limousine đến Hà Nam là nhanh và thuận tiện nhất. Sau khi đến Hà Nam, bắt taxi đến chùa Tam Chúc. Với các bạn yêu thích phượt thì thuê xe máy và dựa vào bản đồ di chuyển đến Hà Nam.
– Với những tỉnh/ thành phố không có tuyến xe khách đến Hà Nam: Ở phía Bắc, bạn nên qua 1 trạm trung chuyển tại Hà Nội, từ Hà Nội xe khách lẫn limousine về Hà Nam rất nhiều. Ở các tỉnh phía Nam, nên mua vé máy bay đến sân bay Nội Bài rồi bắt đầu hành trình như trên.
Tuyến giao thông đối nội: Có 2 phương tiện giúp bạn tham quan chùa
Tam Chúc (đến cổng Tam Quan nội):
– Nếu đi thuyền, bạn sẽ mất khoảng 20 – 25 phút vì thuyền đi khá chậm. Nhưng bù lại bạn sẽ có thể ngắm cảnh quan hồ nước mênh mông, chim muông bay rợp trời, và tham quan đình Tam Chúc ở giữa hồ. Ngồi trên thuyền cảm giác sẽ khá thi vị.
– Trong khi đi xe điện thì chưa đến 10 phút là đến đến trước cổng Tam Quan nội. Tuy nhiên, nếu đi xe điện bạn sẽ không tham quan được đình Tam Chúc.
Để tiết kiệm chi phí những vẫn được trải nghiệm 2 loại hình di chuyển này thì bạn có thể đi thuyền và về bằng xe điện.
2.2.3. Điều kiện về lao động phục vụ du lịch. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, năm 2019 tỉnh ta có những bước phát triển đột phát về du lịch.
Du lịch phát triển đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành. Toàn tỉnh hiện có 23 khách sạn, trong đó có 2 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, 2 khách sạn tiêu chuẩn 3 sao…; 105 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh với tổng số 2.500 phòng phục vụ khách nghỉ dưỡng; 30 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Mặc dù chất lượng dịch vụ du lịch không ngừng được nâng cao, một số doanh nghiệp còn chủ động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động, thúc đẩy cạnh tranh dịch vụ du lịch lành mạnh… nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Thí dụ tại Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao, có thời điểm lượng du khách đến thăm quan, chiêm bái lên tới hàng vạn người, nhưng doanh nghiệp Xuân Trường chỉ có 6 hướng dẫn viên phục vụ tại đây. Chưa kể đến những vị trí phục vụ du lịch khác, tất cả đều chưa đáp ứng nhu cầu của du khách…
Hiện tại, doanh nghiệp này đang đào tạo trên 20 hướng dẫn viên để phục vụ du lịch điểm đạt chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS). Còn ở những điểm du lịch khác, số lao động phục vụ du lịch rất hạn chế, thiếu kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ. Hầu hết chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ du lịch. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch cần dựa trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng cụ thể. Theo Đề án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Nam giai đoạn 2019-2025, so với nhu cầu và tốc độ phát triển du lịch hiện nay, những năm tiếp theo, nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế và nhiều bất cập: Chưa bảo đảm về số lượng, chất lượng và bất hợp lý về cơ cấu. Đề án cũng chưa đưa ra con số cụ thể về đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch hiện nay ở Hà Nam; chưa có những đánh giá cụ thể về quy mô, chất lượng lao động và thực trạng đào tạo lao động du lịch ra sao…
Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Nam phấn đấu đến năm 2025 có trên 75% nhân lực phục vụ du lịch được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn du lịch, trong đó có 4.500 người có trình độ cao đẳng trở lên, 3.000 người có trình độ trung cấp, 4.600 người có trình độ sơ cấp, 9.900 người có trình độ dưới sơ cấp. Đặc biệt, 100% các xã, thôn, làng có hoạt động du lịch cộng đồng được triển khai đào tạo, tập huấn, hướng dẫn làm du lịch.
Về vấn đề này, ông Lê Xuân Huy, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch chia sẻ: Luật Du lịch có quy định về sự tham gia và trách nhiệm phát triển du lịch của cộng đồng, nhưng để phát huy tốt vai trò của họ cần có giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện địa phương. Kể cả doanh nghiệp lẫn người dân, ứng xử trong du lịch là điều quan trọng, yếu tố dễ bị bỏ qua và ít được chú ý ở nhiều nơi. Vì thế, ngay từ đầu, nếu biết khơi dậy nét văn hóa ứng xử của nhân dân trong tiếp đón và phục vụ du khách thì du lịch bước đầu đã phát triển đúng yêu cầu bền vững.
Thứ hai, chúng ta có cơ chế, chính sách, quy định như thế nào cho người dân các địa phương phát triển du lịch tham gia các hoạt động phát triển du lịch một cách bài bản, có liên kết, có sự gắn kết, thống nhất và hướng về lợi ích chung, đó là gìn giữ môi trường, gìn giữ di sản, phát huy truyền thống, tập tục văn hóa đẹp của địa phương. Mỗi người dân đều có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường du lịch hấp dẫn. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Cái khó hiện nay đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch Hà Nam là hoạt động đào tạo về du lịch ở các cơ sở dạy nghề còn thiếu bài bản, chưa hấp dẫn lao động tham gia học nghề, chưa gắn kết các chương trình đào tạo với doanh nghiệp để thực hành. Đề án phát triển nguồn nhân lực được chính thức triển khai, với tổng kinh phí gần 13 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách nhà nước trên 4 tỷ đồng, từ doanh nghiệp và các nguồn khác trên 8,7 tỷ đồng, hy vọng những hạn chế này sẽ được khắc phục và Hà Nam sẽ có một đội ngũ lao động phục vụ du lịch chuyên nghiệp, bài bản, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp “không khói”.
XEM TIẾP NỘI DUNG TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Phát triển du lịch tâm linh tại khu Du lịch quốc gia
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Tam Chúc
2.3.1. Khách du lịch.
Thị trường du lịch của Hà Nam hiện nay chủ yếu là khách nội địa (chiếm xấp xỉ 95%); cơ bản vẫn là từ Hà Nội và các tỉnh phụ cận vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ có một bộ phận nhỏ đến từ các tỉnh phía Nam theo các tour du lịch xuyên Việt hoặc đi lẻ. Thị trường khách nội địa chủ yếu khách du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, khách du lịch tâm linh, hành hương đến các chùa chiền, dự lễ hội; khách du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần.
Khách du lịch quốc tế đều đến Hà Nam từ thủ đô Hà Nội, phần lớn là khách từ các nước lân cận như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… chủ yếu là khách đi lẻ, khách công vụ, doanh nhân. Nhóm du khách chủ yếu là khách du lịch thông thường, nhất là khách du lịch văn hóa, sinh thái; khách du lịch công vụ và khách du lịch MICE. Trong những năm tới, tỉnh vần tập trung hướng vào các thị trường gần, như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao và các nước Đông Nam Á; các thị trường có khả năng chi trả cao như Hàn Quốc, Nhật Bản; tận dụng khả năng khai thác các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ; Ưu tiên khai thác thị trường khách tự do, đồng thời chú trọng phát triển nhóm thị trường khách tour trọn gói, đặc biệt là nhóm khách Việt kiều (là những người có khả năng chi trả cao, thích thăm thú, hành hương). Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Những năm gần đây quần thể du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam đang nhận nhiều sự quan tâm của giới trẻ cả nước. Thời điểm du lịch chùa Tam Chúc lý tưởng nhất là vào mùa xuân – những tháng đầu năm, thời điểm diễn ra các lễ hội, từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 Âm lịch, khí hậu mát mẻ, thêm vào đó, du khách có thể tham gia các hoạt động tín ngưỡng Phật Giáo tại đây.
Lượng khách đến Hà Nam tăng gấp 2,2 lần so với năm 2018, doanh thu du lịch đạt gần 700 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm ngoái. Chuyển xuống mục lượng khách và doanh thu
Cụ thể, số khách du lịch năm nay đạt xấp xỉ 2,9 triệu lượt, trong đó có gần 100 nghìn lượt khách du lịch quốc tế. Mặc dù, chưa chính thức đưa vào khai thác nhưng Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài. Ngay từ những ngày đầu năm mới 2019, lượng khách đến Tam Chúc trung bình mỗi ngày hàng nghìn người, đặc biệt có ngày lên tới hàng vạn người. Sau những sự kiện văn hóa, ngoại giao mang tầm quốc tế được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Đại lễ Vesak Liên 41
Hợp quốc 2019, lễ hội chùa Tam Chúc), khu du lịch này càng thu hút khách nhiều hơn. Chuyển xuống mục lượng khach và doanh thu. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Ông Tạ Đình Quyền, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Nam, cho biết: “Năm 2018, tỉnh đón 1.289.000 lượt khách, tổng thu du lịch đạt 296 tỷ đồng; riêng 6 tháng đầu năm 2019 lượng khách đổ về tăng đột biến 1.620.300 lượt, tổng doanh thu đạt 370 tỷ đồng. Trong số này, lượng khách về Tam Chúc là hơn 1,2 triệu lượt.
Theo thông tin trên Vietnam Business Forum cho biết . Lượng khách du lịch đến với Hà Nam cũng tăng mạnh qua từng năm, riêng năm 2019 đã có sự tăng trưởng đột biến với 2.895.600 lượt khách (đạt 186,8% kế hoạch năm và vượt 124,6% so cùng kỳ năm 2018); doanh thu du lịch, dịch vụ ước đạt 716 tỷ đồng (đạt 153,6% kế hoạch năm và vượt 141,9% so cùng kỳ năm 2018).
Theo thông tin trên Báo Hà Nam điện tử cho biết. Trong Quý I năm 2021, lượng khách du lịch đến các khu, điểm du lịch của Hà Nam đạt 1.490.300 lượt khách, trong đó khách nội địa 1.471.300 lượt, khách quốc tế 19.000 lượt (đạt 46% kế hoạch năm, 182 % so với cùng kỳ năm 2020) . Doanh thu du lịch ước đạt hơn 900 tỷ đồng (đạt 40% so với kế hoạch năm).
Gần 15 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nam trong quý 1 năm 2021. Chùa Tam Chúc là điểm du lịch hấp dẫn du khách nhất tại Hà Nam Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Theo Cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trên địa bàn tỉnh 3 tháng đầu năm năm 2021 đạt 547,0 tỷ đồng, tăng 12,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 22,5 tỷ đồng, tăng 4,5%; doanh thu dịch vụ khác 913,9 tỷ đồng, tăng 8,5%.
So với cùng kỳ năm 2020, tổng lượt khách các cơ sở lưu trú phục vụ tăng 25,7%, ngày khách phục vụ tăng 25,5%; lượt khách du lịch theo tour tăng 19,5%, ngày khách du lịch theo tour tăng 14,7%.
Hà Nam đã đón trên 2 triệu lượt khách du lịch đã đến Hà Nam, trong số đó có gần 77.000 lượt khách quốc tế, tăng đột biến so với các năm trước. Doanh thu du lịch, dịch vụ lữ hành của tỉnh ước đạt trên 520 tỷ đồng.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, so với kế hoạch năm, đến thời điểm này, lượng khách du lịch đến Hà Nam đạt 141%, doanh thu du lịch và dịch vụ lữ hành đạt 112%. Từ trước tới nay, chưa bao giờ Hà Nam đón lượng khách du lịch quốc tế đông như 9 tháng đầu năm 2019.
Bảng 2.3: Số lượng khách năm 2018 -2020
2.3.2. Doanh thu du lịch. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Chúng tôi phấn đấu đến năm 2030, khu du lịch Tam Chúc trở thành khu du lịch quốc gia như Kế hoạch 2689 của UBND tỉnh ban hành ngày 20-8-2018”.
Thực tế, cái tên Tam Chúc hiện là đề tài nhắc đến rất nhiều đối với không chỉ người dân Hà Nam mà còn đối với du khách vùng đồng bằng Bắc bộ và một số tỉnh phía Nam. Lượng khách tăng nóng đột biến ấy cũng thể hiện qua dự đoán của Kế hoạch 2689 vào năm 2025 là đón khoảng 3,7 triệu lượt khách, thu 1.700 tỷ đồng, năm 2030 đón khoảng 6 triệu lượt khách, thu vào gần 3.000 tỷ đồng, khách quốc tế khoảng 750.000 lượt.
Trong Quý I năm 2020 vừa qua , lượng khách du lịch đến các khu, điểm du lịch của Hà Nam đạt 1.490.300 lượt khách, trong đó khách nội địa 1.471.300 lượt, khách quốc tế 19.000 lượt (đạt 46% kế hoạch năm, 182 % so với cùng kỳ năm 2020) . Doanh thu du lịch ước đạt hơn 900 tỷ đồng (đạt 40% so với kế hoạch năm).
Gần 1,5 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nam trong Quý I năm 2021. Theo Cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trên địa bàn tỉnh 3 tháng đầu năm đạt 547,0 tỷ đồng, tăng 12,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 22,5 tỷ đồng, tăng 4,5%; doanh thu dịch vụ khác 913,9 tỷ đồng, tăng 8,5%. So với cùng kỳ năm 2020, tổng lượt khách các cơ sở lưu trú phục vụ tăng 25,7%, ngày khách phục vụ tăng 25,5%; lượt khách du lịch theo tour tăng 19,5%, ngày khách du lịch theo tour tăng 14,7%.
2.3.3. Các hoạt động du lịch tâm linh
Các hoạt động vãn cảnh, tham quan tại chùa . Khách du lịch tới các địa điểm tôn giáo như đền, chùa,…để tham quan, vãn cảnh. Loại hình du lịch tâm linh này mặc dù chưa thể hiện rõ được ý nghĩa của du lịch tâm linh nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất đối với cả khách du lịch trong nước và nước ngoài. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Thứ hai là các hoạt động tham quan, vãn cảnh kết hợp cúng bái, cầu nguyện tại các địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo. Loại hình này cũng khá phổ biến hiện nay, nhưng thường chỉ mở rộng ở phạm vi khách du lịch trong nước.
Thứ ba là loại hình du lịch tâm linh có mục tiêu giáo lý giúp con người trở nên thư thái trong tâm hồn nhờ đó cải thiện tình trạng sức khỏe và có cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng nhất
Hiện nay hoạt động chính khi đến chùa vẫn là lễ bái và tham quan ngắm cảnh. Du khách đến khu văn hóa tâm linh Tam Chúc có thể dâng hương tại Điện Tam Thế ,chùa Ngọc và Đình Tam Chúc. Ngoài ra, nếu Phật Tử muốn có cơ duyên gặp Thượng tọa Thích Minh Quang để nghe giảng kinh, giải đáp các vấn đề sư trụ trì chùa có thể đến chùa hỏi các Tiểu.
Du khách có thể đi vãn cảnh chùa, chụp ảnh ở hồ Tam Chúc, núi Thất Tinh và chiêm ngưỡng pho tượng Phật khổng lồ, các bức tranh Phật trong chùa. Hiện nay du lịch tâm linh Tam Chúc có đưa xe điện để phục vụ cho việc đi lại thuận tiện hơn.
Ngoài ra chùa Tam Chúc được chọn là nơi tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ XVI từ ngày 12 – 14/05/2019. Với chủ đề là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Sự kiện tiếp đón khoảng hơn 10.000 phật tử, đến từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và người dân Việt Nam. Với sự tham gia của 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo , các nhà nghiên cứu,… Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
2.3.4. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các hoạt động du lịch tâm linh .
Khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam) đã diễn ra chương trình kích cầu du lịch Hà Nam 2020, nhằm hưởng ứng chiến dịch “Người Việt đi du lịch Việt”. Khu du lịch Tam Chúc đón 3 triệu lượt khách, tăng trưởng từ 20-30% lượng khách qua mỗi năm.
Đặc biệt, năm 2019, Khu du lịch Tam Chúc hoàn thành giai đoạn 1, triển khai đón khách và đăng cai tổ chức các hoạt động tôn giáo, văn hóa du lịch lớn đã góp phần tạo bước đột phá cho du lịch Hà Nam khi thu hút gần 3 triệu lượt khách về địa bàn tỉnh trong năm 2019.
Đề xuất những giải pháp để thu hút khách cũng như “kích cầu” hiệu quả, ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch CLB lữ hành Unesco Hà Nội cho rằng, Hà Nam cần có những giải pháp cụ thể.
Trong đó, phải đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội như: Tiktok, Facebook, Youtoube, Instagram… Mời các nhân vật nổi tiếng tham gia trải nghiệm sản phẩm du lịch.
Hà Nam có thể thực hiện giảm giá vé thắng cảnh, giá dịch vụ từ 50 – 100 theo từng giai đoạn, có chính sách áp dụng giá riêng cho doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Hà Nam đến hết năm 2020-2021. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Chủ tịch CLB lữ hành Unesco Hà Nội cũng cho rằng, Hà Nam có thể học hỏi một số tỉnh khác về những giải pháp thu hút khách đến tham quan. Ví dụ như huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hỗ trợ 50 nghìn đồng cho 1 du khách tới du lịch tour trọn gói khi đi đoàn đông MICE, hội thảo, giải golf…“Giảm giá nhưng phải cam kết không chỉ giữ nguyên chất lượng dịch vụ, mà phải nâng cao hơn chất lượng dịch vụ. Các thông tin liên quan đến kích cầu, khuyến mại phải được cập nhập thường xuyên, đồng thời có cơ chế giám sát doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng khi tham gia các chương trình này để tạo sự đồng bộ, bài bản, chuyên nghiệp và sự hài lòng cho du khách”, ông Hùng nhấn mạnh.
Thực hiện Quyết định số 1877 ngày 24/11/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020, UBND huyện Kim Bảng đã xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch địa phương bằng nhiều hình thức, hoạt động, như: xây dựng các cổng thông tin điện tử, pa-nô, biển quảng cáo; tuyên truyền, quán triệt về các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy các cấp tới cán bộ, đảng viên và nhân dân, các tổ chức cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn.
Thông qua đó vừa giới thiệu, quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người và các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, những sản phẩm du lịch của địa phương,vừa nâng cao ý thức của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân về phát triển du lịch, văn minh du lịch, giữ gìn văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng nông thôn; nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về kinh doanh du lịch, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo đảm an ninh trật tự tại các khu điểm du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với du khách. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Cùng với đó, Kim Bảng cũng chú trọng công tác quy hoạch, hỗ trợ thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật về lĩnh vực du lịch. Xây dựng các khu thương mại, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và khu vực thị trấn Ba Sao; quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch trên toàn huyện (như đền Trúc – Ngũ Động Sơn – chùa Bà Đanh – Núi Ngọc – đền bà Lê Chân – chùa Đức Thánh Cả…; quy hoạch các làng nghề sản xuất sản phẩm du lịch. Quan tâm đầu tư phát triển các xã tiếp giáp khu du lịch, như: Khả Phong, Thụy Lôi, Liên Sơn…, nhằm tạo nên chuỗi du lịch, trong đó lấy Khu du lịch Tam Chúc làm trung tâm. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu các di tích, danh lam thắng cảnh là di tích cấp quốc gia, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch. Đối với Khu du lịch Tam Chúc đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính và đưa vào khai thác sử dụng, hiện đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại.
Năm 2020 và năm 2021 , do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sau thời gian giãn cách xã hội, nhằm kích cầu phát triển du lịch, ngày 11/6/2020, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã tổ chức phát động hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” tại chùa Tam Chúc. Chương trình đã được đông đảo các doanh nghiệp lữ hành ở các tỉnh, thành phố, đại diện các cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm và các điểm tham quan du lịch của tỉnh tham dự, hưởng ứng. Nhiều hoạt động văn hóa thể thao cũng được tổ chức tại khu du lịch này, như: ngày 25/10/2020 diễn ra Giải đua xe đạp VTV Cup Tôn Hoa Sen năm 2020; ngày 7/11 diễn ra Giải chạy bộ từ thiện (Ánh dương soi chiếu) nhằm gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Qua đó, tạo ra cơ hội, kết nối, kích cầu du lịch, quảng bá những điểm du lịch của tỉnh nói chung, Kim Bảng nói riêng đến với du khách trong nước. Đồng thời, góp phần tạo dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính đặc trưng của Kim Bảng như: du lịch văn hóa – lịch sử, tâm linh, du lịch sinh thái – thể thao, du lịch làng nghề.
Tiếp tục phát huy những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng gắn với Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, có rất nhiều bài toán đặt ra cho Kim Bảng cũng như các cấp, ngành chức năng. Trong đó có việc đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở kỹ thuật du lịch, chú trọng quy hoạch, sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi, giải trí hợp lý và quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ phục vụ du khách; nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất các giá trị văn hóa truyền thống. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Cùng với đó, tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chuẩn du lịch đi đôi với bảo tồn và phát triển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch có chiều sâu. Đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn trong việc hình thành các tour du lịch, tuyến du lịch; tăng cường truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch.
Đặc biệt, để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, hài hòa giữa phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, cần chú trọng nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến huyện và các địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển du lịch. Ngoài ra, hệ thống chính sách và cơ chế quản lý về phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng cần sớm hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
2.4. Đánh giá hoạt động phát triển du lịch tâm linh tại Tam Chúc Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
2.4.1. Thuận lợi.
Khu du lịch quốc gia Tam Chúc có vị trí thuận lợi trong việc kết nối các khu, điểm du lịch nổi tiếng chùa Hương (Hà Nội), Tam Cốc Bích Động, Tràng An, Bái Đính, Cúc Phương (Ninh Bình), Khu du lịch chùa Tiên (Hòa Bình), tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước và góp phần hình thành nên tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.
Hà Nam có vị trí địa kinh tế – chính trị thuận lợi, nằm kề thủ đô Hà Nội trên trục hành lang Bắc Nam, lại là cửa ngõ quan trọng của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam vào Hà Nội. Thành phố Phủ Lý vừa nằm trên trục Bắc Nam, vừa nằm trên đường vành đai của vùng Hà Nội,… Đó là lợi thế so sánh rất quan trọng tạo cơ hội cho Hà Nam thu hút mạnh mẽ thị trường khách du lịch xuyên Việt và thị trường khách du lịch cuối tuần của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận để tạo ra những bước phát triển đột phá trong du lịch.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Hà Nam khá phong phú, đa dạng và tương đối đặc thù. Địa hình Hà Nam đa dạng tạo ra những cảnh quan đặc sắc với những thắng cảnh nổi tiếng trong nước như: Hồ Tam Chúc, Ngũ Động Sơn, hang Luồn, Bát cảnh tiên,. Đặc biệt hệ thống sông hồ dày đặc với vẻ đẹp thơ mộng của sông Hồng, sông Đáy, Núi Đọi – Sông Châu,…cùng với hệ sinh thái nông nghiệp vùng chiêm trũng điển hình là những nét độc đáo, có khả năng cuốn hút cao trong xu thế đô thị hóa hiện nay.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Các di tích lịch sử tuy không nhiều, nhưng có giá trị khá nổi bật như: Đền Trần Thương, Đền Lảnh Giang, chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi Sơn, đền Trúc… và hệ thống lễ hội tiêu biểu như Lễ hội Tịch Điền, Lễ phát lương Đền Trần Thương…, Làng nghề truyền thống tiêu biểu như; văn hóa dân gian, văn hoá ẩm thực đặc sắc. Đặc biệt, Hà Nam là đất khoa bảng với những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử dân tộc như: Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nhà văn liệt sỹ Nam Cao.
Nguồn tài nguyên du lịch Hà Nam phân bố khá tập trung và dễ tiếp cận, gần thủ đô Hà Nội, nằm trên các trục hoạt động du lịch chính của quốc gia, liên kết thuận lợi với các điểm du lịch nổi tiếng của cả nước như: Chùa Hương, Chùa Bái Đính, Hoa Lư, Đền Trần…rất thuận tiện cho việc liên kết phát triển du lịch. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Hà Nam có hệ thống kết cấu hạ tầng gắn liền với hệ thống hạ tầng quốc gia, đặc biệt hệ thống giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt) được đầu tư tương đối đồng bộ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy đầu tư du lịch.
So với nhiều tỉnh khác, Hà Nam là tỉnh đi sau trong phát triển du lịch nhưng lại có cơ hội để rút kinh nghiệm từ những tỉnh khác để có được một chiến lược quy hoạch hoàn chỉnh và các phương án đầu tư hợp lý đảm bảo mục tiêu bền vững.
2.4.2. Khó khăn.
Mặc dù du lịch Hà Nam đang có những bước phát triển, tăng trưởng khá, đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Phát triển nguồn nhân lực du lịch là cần thiết khi xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong thời gian tới.
Cái khó hiện nay đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch Hà Nam là hoạt động đào tạo về du lịch ở các cơ sở dạy nghề còn thiếu bài bản, chưa hấp dẫn lao động tham gia học nghề, chưa gắn kết các chương trình đào tạo với doanh nghiệp để thực hành. Đề án phát triển nguồn nhân lực được chính thức triển khai, với tổng kinh phí gần 13 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách nhà nước trên 4 tỷ đồng, từ doanh nghiệp và các nguồn khác trên 8,7 tỷ đồng, hy vọng những hạn chế này sẽ được khắc phục và Hà Nam sẽ có một đội ngũ lao động phục vụ du lịch chuyên nghiệp, bài bản, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp “không khói”. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
BQL chùa Tam Chúc cũng thừa nhận, số khách tăng đột biến đến chùa ngày 14/3 (khoảng 5 vạn người), dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy, gây khó khăn cho việc thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đây là tình huống đột biến, nằm ngoài dự kiến vì trong thời gian dài chống dịch Covid-19, lượng khách đến khu du lịch này thường không đông. Chùa vẫn duy trì việc khai báo y tế đối với tất cả du khách, tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân nghiêm túc thực hiện thông điệp 5k của Bộ Y tế; Động viên các trường hợp đến từ vùng có dịch quay trở lại, không vào khu du lịch; Tăng cường xe khách từ Ninh Bình lên…
Tuy nhiên, lượng khách đến đông một cách đột biến, không ngờ, nhu cầu tham quan vãn cảnh trên thuyền của nhân dân lớn, trong khi khu du lịch chỉ có khoảng trên 20 tàu. Vì thế đã xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau. BQL chùa ngay từ hôm nay tiếp tục các phương án đảm bảo phân luồng du khách phù hợp với tình hình nhằm đảm bảo an toàn cho du khách khi dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn.
Lượng khách đổ về khu du lịch Tam Chúc tăng cao trong mùa lễ hội và ban quản lý chưa có giải pháp khắc phục việc ùn tắc, khoảng cách an toàn.
- Về cơ sở vật chất, hạ tầng, công tác quản lý
Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng sẽ tạo ra sức ép lớn cho môi trường du lịch.
Các cơ sở thương mại còn nhỏ lẻ, chưa hình thành trung tâm thương mại lớn có đủ sức hút để làm động lực cho thương mại và dịch vụ phát triển.
Các ngành kinh tế – xã hội khác trong tỉnh như: công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, thể thao… chưa được liên kết nhịp nhàng để tạo ra sức mạnh liên ngành trong phát triển du lịch.
Trong xu thế toàn cầu của nền kinh tế trí thức, khoa học và công nghệ chưa được coi trọng đúng mức để làm đòn bẩy, tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Tỉnh có địa hình thấp trũng nên hay bị ngập lụt, vùng phía Tây sông Đáy nằm trong vùng phân lũ của thủ đô Hà Nội ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân cũng như hoạt động du lịch.
Các đầu tư về cơ sở vật chất như khách sạn, nhà nghỉ hoặc tôn tạo di tích có đạt kế hoạch, song chất lượng chưa cao, sức thu hút yếu. Các sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng còn thấp, cũng chính vì vậy mà công tác xúc tiến quảng bá cũng chưa được hiệu quả. Có những thời điểm các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của du lịch. Lực lượng lao động đã qua đào tạo trong ngành còn hạn chế.
Điều đó cho thấy du lịch Hà Nam vẫn ở trong tình trạng thụ động, manh mún, phát triển chưa bền vững.
Thiếu nguồn nhân lực cũng như đào tạo và đảm bảo thu nhập cho những người chèo thuyền phục du cho du lịch trong những mùa lễ hội lượng khách tăng cao”.
Tiểu kết chương 2 Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc
Hà Nam là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng; là điều kiện thuận lợi để phát triển Du lịch với nhiều mục đích khác nhau như: tham quan, học tập, nghiên cứu, tìm về nguồn cội, lịch sử, tín ngưỡng tâm linh. Mảnh đất với kho tàng văn hoá đồ sộ, là tiền đề tốt để phát triển loại hình Du lịch văn hoá. Song trên thực tế, du lịch Hà Nam chưa tận dụng và khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của nguồn tài nguyên này trong quá trình phát triển. Lượng khách Du lịch đến đây hàng năm tăng nhưng vẫn còn quá nhỏ, doanh thu từ hoạt động Du lịch đóng góp vào GDP của tỉnh chưa nhiều. Điều này đồng nghĩa với mức chi tiêu của khách Du lịch đến Hà Nam thấp, khách nước ngoài và khách có khả năng thanh toán cao chưa nhiều.
Nguyên nhân chính là do sản phẩm Du lịch văn hóa của tỉnh còn đơn điệu, chưa phát huy được ưu thế về giá trị và tính độc đáo, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, không có các dịch vụ bổ sung vì vậy mà Hà Nam chỉ được coi là một điểm đến trong tuyến Du lịch của du khách. Vì tất cả các yêu tố bất lợi nên Du lịch Hà Nam chưa thể có sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng đa dạng.
Để phát triển Du lịch văn hóa Hà Nam cũng như khu du lịch quốc gia Tam Chúc hiệu quả và chuyên nghiệp, nhiều vấn đề cần được điều chỉnh, bổ sung, đổi mới. Đó chính là lý do cho nội dung được trình bày ở chương tiếp theo, cũng là chương khép lại của đề tài nghiên cứu này. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc.
XEM TIẾP NỘI DUNG TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc […]
[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc […]