Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Vận Tải Khánh Hà dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

  • Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà
  • Mã số thuế: 0201282562
  • Trụ sở chính : Số 45/14/162 Trung Lực, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng
  • Số TK: 04401010015952 tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – CN Cộng Hòa
  • Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng

Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quan hệ đối nội đối ngoại tốt và có con dấu riêng. Công ty luôn bình đẳng trong kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác. Công ty được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng thị trường hoạt động và liên kết với các Công ty cùng lĩnh vực nhằm đưa Công ty ngày một phát triển. Từ 1 công ty nhỏ lẻ với bộ phận nhân viên ít, công ty đã dần hoàn thiện và phát triển trở thành một trong những công ty chủ chốt về lĩnh vực vận tải, có khả năng cạnh tranh với các công ty lớn lâu năm, với bộ phận nhân viên dày dặn kinh nghiệm và nhiệt huyết hứa hẹn sẽ đưa công ty vươn đến tầm cao mới, mở rộng quy mô, với hàng trăm khách hàng và đại lý khắp cả nước. Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Đặc điểm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Vận tải máy móc, thiết bị, sắt thép…
  • Vận tải hành khách bằng taxi;
  • Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa;
  • Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương;
  • Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa;
  • Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
  • Đại lý hàng hóa;
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa;
  • Dịch vụ đại lý vận tải đường biển. Dịch vụ giao nhận, nâng cẩu, kiểm đếm hàng hóa. Dịch vụ khai thuê hải quan. Lai dắt tàu sông, tàu biển.
  • Sửa chữa phương tiện thuỷ;
  • Bốc xếp hàng hóa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Nhận Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Ngân Hàng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban 

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

  • Chức năng của các phòng ban

Công ty duy trì bộ máy quản lý theo kiểu Trực tuyến tham mưu.

  • Giám đốc Công ty là người đứng đầu đại diện theo pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành các bộ phận phòng ban, có chức năng điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty. Là người đại diện công ty ký kết các văn bản, hợp đồng, đồng thời đưa ra những đối sách, chiến lược, phương pháp phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trong toàn bộ hoạt động của công ty.
  • Các Phó giám đốc giúp Giám đốc phụ trách các mặt: Sản xuất -Kỹ thuật, Kinh doanh, Tổ chức hành chính và phải chịu trách nhiệm về các lĩnh vực mình phụ trách. Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.
  • Phòng kỹ thuật : trực tiếp theo dõi các thiết bị, kiểm tra giám sát chất lượng thiết bị của công ty, tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý chất lượng và quản lý kỹ thuật.
  • Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm theo dõi về chế độ kế toán, công tác quản lí tài chính theo quy chế của công ty và quy định của pháp luật.
  • Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, phát triển mối quan hệ khách hàng
  • Phòng tổ chức lao động: giúp ban Giám đốc tổ chức công tác quản lý lao động, nhân viên

Trưởng các phòng được giao toàn quyền trong việc bố trí lao động điều hành công việc cụ thể trong phạm vi quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. Trưởng các bộ phận có thể giao nhiệm vụ hoặc uỷ quyền cho cấp phó một số công việc và quyền hạn nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc phân công và uỷ quyền trên

Ngành nghề kinh doanh của công ty

  • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
  • Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
  • Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa
  • Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
  • Bốc xếp hàng hóa
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
  • Hoạt động cấp tín dụng khác
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
  • Vệ sinh chung nhà cửa
  • Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác

Trong số doanh mục công ty đăng ký nganh nghề chính công ty hoạt động là vận tải hàng hóa bằng đường bộ

2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2023

Nhìn chung trong ba năm qua công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Thương mại Vận tải Khánh Hà hoạt động có hiệu quả biểu hiện là sự tăng lên liên tục của doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể như sau:

Doanh thu:

Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty tăng đều qua ba năm liền. Từ hơn 235.400.000 đồng năm 2021 tăng lên 3.025.330.795 đồng năm 2022 với tốc độ tăng là 1185.19%. Lý do là năm 2021 doanh nghiệp mới thành lập nên doanh thu còn thấp. Năm 2023 doanh thu tăng mạnh hơn đạt trên 12,4 tỷ đồng cao hơn 9.3 tỷ đồng so với năm 2022 tương ứng với tốc độ tăng là 310,38%. Sở dĩ doanh thu năm 2023 tăng cao vậy là do năm 2023 công ty đã ký được nhiều hợp đồng vận chuyển lớn vào các khu công nghiệp và vào những tháng cuối năm giá cước vận tải của công ty tăng cao đã làm tăng doanh thu của công ty. Tuy sau đó giá có giảm nhưng được chia giảm nhiều lần và mỗi lần giảm không nhiều.

Giá vốn hàng bán: Song song với sự tăng lên của doanh thu thì ba năm qua chi phí hoạt động của công ty cũng liên tục tăng cao. Trong năm 2023 chi phí cao nhất với tổng chi phí hơn 11,166 tỷ đồng.

Lợi nhuận: Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng qua ba năm. Tuy nhiên năm 2021 và 2022 doanh nghiệp bị lỗ do doanh nghiệp mới thành lập, doanh thu thấp, nhưng những chi phí cố định như khấu hao TSCĐ, tiền lương, các chi phí vốn vay ngân hàng,… vẫn phải trang trải. Sang năm 2023 lợi nhuận tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn, năm này lợi nhuận của công ty là hơn 154 triệu đồng tăng 244 triệu đồng so với năm 2022 tương ứng tốc độ tăng là 271.49%. Lợi nhuận năm 2023 tăng với tốc độ cao như vậy là do khi cước vận tải tăng, doanh thu của công ty tăng mạnh đồng thời chi phí trong năm này cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn đã làm cho lợi nhuận tăng cao. Ở đây ta chỉ mới phân tích khái quát tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty xem những năm qua công ty hoạt động như thế nào. Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty ta sẽ đi sâu nghiên cứu trong phần sau.

2.2.Thực trạng sử dụng và huy động vốn của công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

2.2.1 Có cấu tài sản

Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu tài sản tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà Giai đoạn 2021-2023.

Phân tích

Tổng tài sản của doanh nghiệp nhìn chung tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2023 tổng tài sản tăng 4.512.694.494 so với năm 2021. Nguyên nhân là do năm 2022 doanh nghiệp tiến hàng đầu tư nhiều đầu container khiến cho tài sản tăng. Đến năm 2023 tông tài sản của doanh nghiệp tiếp tục tăng thêm 7.549.912.059đ so với năm 2022, tương ứng với tăng 1382%. Nguyên nhân làm tài sản tăng do ảnh hưởng của hai chỉ tiêu là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, được thể hiện như sau:

Trong tổng số vốn của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng nhỏ hơn tài sản dài hạn, cụ thể năm 2021, tài sản ngắn hạn là 439.560.353 đồng chiếm 46,2% tổng tài sản, năm 2022 tổng tài sản là 833.953.240 đồng, chiếm 153% tổng vốn kinh doanh, tăng 394.392.887đồng so với năm 2021 tương ứng tăng 89,7%. Năm 2023, tài sản ngắn hạn tăng lên đến 6.265.871.163 đồng, chiếm 48,2% trong tổng số vốn, tăng đột biến 5.431.917.923 đồng so với năm 2023 tương ứng 651,3%. Nguyên nhân làm tài sản ngắn hạn tăng liên tục trong ba năm do công ty gia tăng các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Năm 2021 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 11.660.71(đồng), chiếm 2,7% trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2022 vốn bằng tiền tăng lên 12.100.186 (đồng) chiếm 1,5% tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2023 tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhanh lên đến 49.527.751đồng chiếm 0,8% tổng số tài sản ngắn hạn.Mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền tăng đều qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng tải sản ngắn hạn lại chiến tỷ lệ rất nhỏ và giảm dần, điều này cho thấy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chưa được hiệu quả. Lượng tiền dự trữ quá ít sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán tức thời cho doanh nghiệp.

Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng dần qua các năm. Năm 2021, trị giá các khoản phải thu là 240.240.00 (đồng) chiếm 54,7% tổng tải sản ngắn hạn. Năm 2022 trị giá các khoản phải thu tăng lên 1435.853.874 (đồng) tỷ trọng lại giảm xuống còn 52,3% tổng số tài sản ngắn hạn. So sánh với năm 2021 ta thấy trị giá các khoản phải thu tăng lên 195.613.875(đồng) tương ứng tăng 81,4%. Năm 2023, trị giá khoản phải thu là 6.041.704.064 (đồng) chiếm 96,4%. Như vậy trị giá Các khoản phải thu ngắn hạn của năm 2023 đã tăng rất nhiều so với năm 2022 là 5.605.850.189 (đồng) tương ứng tăng 1286,2%. Ta thấy hoạt động bán chịu của công ty là tương đối nhiều, điều này có thể làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường song cũng là yếu tố làm giảm khả năng sinh lời do vốn bị chiếm dụng cũng như rủi ro đối với công ty. Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Tài sản ngắn khác năm 2021 tài sản ngắn khác của công ty là 187.659.682 (đồng), chiếm 42,7% trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2022 tài sản ngắn tăng lên 385.999.179 (đồng) chiếm 46.3 % tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2023 tài sản ngắn khác giảm xuống còn 248.806.399 đồng chiếm 3,9 % tổng số tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân làm cho các khoản tài sản ngắn hạn khác biến đổi như vậy là do ảnh hưởng từ các khoản thuế được khấu trừ biến đổi qua các năm.

Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản ngắn hạn. Vì công ty hoạt động sản xuất trong lĩnh vực vận tải…nên giá trị vốn cố định lớn dẫn đến tỷ trọng tài sản dài hạn trong tài sản cao chủ yếu là công ty tự đầu tư. Giá trị chủ yếu của tài sản dài hạn là đầu tư phương tiện vận tải. Tài sản dài hạn của công ty trong giai đoạn 2021-2023 có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không đều. Năm 2022 tài sản dài hạn tăng mạnh từ 511.000.000 đồng lên đến 4.629.301.605 (đồng), tương ứng tăng 805,9%. Đến năm 2023 tài sản dài hạn tăng lên đến 6.747.295.741 đồng, tương ứng tăng 45,8%. Tài sản dài hạn tăng nhanh do doanh nghiệp đầu tư thêm tài sản cố định để mở rộng kinh doanh. Điều này cho thấy doanh nghiệp chủ yếu đầu tư kinh doanh trong dài hạn, đây là hướng đi phù hợp với tính chất và qui mô kinh doanh của công ty. Tuy nhiên cũng cần phải có những biện pháp đầu tư tài sản cố định, cải tiến kĩ thuật để mang lại hiệu quả cao hơn. Qua đó cho ta thấy tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, cơ cấu như vậy là hợp lý đối với một Công ty có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực vận tải cần có giá trị TSCĐ chủ yếu là máy móc thiết bị có giá trị lớn. Tài sản tăng tức là đầu tư có hiệu quả và đang mở rộng nhiều hơn nữa các mối quan hệ kinh doanh.

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà Giai đoạn 2021-2023.

Qua bảng số liệu phân tích ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng đều qua 3 năm cho thấy quy mô hoạt động của công ty đã được mở rộng. Năm 2022 tổng nguồn vốn là trên 5 tỷ đồng tăng lên hơn 950 triệu đồng so với năm 2021 với tốc độ tăng là 474,74%. Năm 2023 tổng nguồn vốn của công ty là hơn 13 tỷ đồng tăng 7.6 tỷ đồng so với năm 2022 tương ứng tốc độ tăng là 139.55%. Nguyên nhân tăng tổng nguồn vốn là do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Ta xét riêng từng khoản mục.

2.2.3. Nợ phải trả:

Nợ phải trả tăng mạnh từ 124 triệu đồng năm 2021 tăng lên 4,727 tỷ đồng năm 2022 và sang năm 2023 tăng lên hơn 8,1 tỷ đồng. So sánh giữa năm 2022 với năm 2021 nợ phải trả tăng gần 4,603 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 3712,11%. Năm 2023 thì tốc độ tăng giảm chỉ tăng 73,41% so với năm 2022 với số tiền tăng là 3,69 tỷ đồng. Tỷ trọng các khoản nợ phải trả năm 2021 chiếm 13% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2022 tỷ trọng này thay đổi chiếm 86.5% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của các đơn bị khác nhiều. Đến năng 2023 tỷ trọng các khoản nợ phải trả giảm xuống còn 62,6% do thấy doanh nghiệp đang từng bước thanh toán được nhiều công nợ.Nợ phải trả tăng đều qua các năm là do chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Nợ ngắn hạn: Là nguồn tài trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp khi nguồn vốn không xoay vòng kịp tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến mất an toàn cho hoạt động của đơn vị khi các khoản nợ này đến hạn mà đơn vị không thanh toán được. Trong ba năm qua thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ phải trả và trong tổng nguồn vốn. Năm 2021 nợ ngắn hạn là 124 triệu đồng chiếm 100% nợ phải trả . Năm 2022 là trên 2,492 tỷ đồng chiếm 52,73% nợ phải trả. Năm 2022 nợ ngắn hạn tăng 2,368 tỷ đồng so với năm 2021 hay tốc độ tăng là 1910,06%. Năm 2023 nợ ngắn hạn là gần 4,762 tỷ đồng chiếm 58,11% trong nợ phải trả tăng trên 2,27 tỷ đồng so với năm 2022 hay tốc độ tăng là 91,09%. Nợ ngắn hạn tăng cho thấy công ty đang gặp khó khăn về nguồn vốn trong kinh doanh. Để thấy rõ hơn ta đi vào phân tích từng khoản mục trong nợ ngắn hạn.

Vay ngắn hạn: vay ngắn hạn năm 2021 là 50 triệu đồng chiếm 40,32% trong nợ ngắn hạn đến năm 2022 là trên 2.070.000.000 đồng chiếm 83,05% trong nợ ngắn hạn tăng hơn 40 lần so với năm 2021. Đến năm 2023 vay ngắn hạn giảm xuống còn 1.270.000.000 đồng chiếm 26,66% trong tổng nợ ngắn hạn giảm 38,65% so với năm 2022 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2021. Các khoản vay ngắn hạn tăng trong năm 2022 so với 2021 là do công ty đang mở rộng quy mô hoạt động nên cần rất nhiều nguồn vốn mà vốn chủ sở hữu hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của công ty. Sang năm 2023 thì do tình hình kinh tế, lãi suất thị trường biến động phức tạp đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn nên công ty đã hạn chế vốn vay ngắn hạn.

Phải trả người bán biến động tăng giảm không ổn định từ 74 triệu đồng năm 2021 chiếm 59,68 trong nợ ngắn hạn tăng lên trên 423 triệu đồng chiếm 16,99% tổng nợ ngắn hạn. Năm 2022 với tốc độ tăng là 472,27% so với năm 2021 cho thấy năm 2022 công ty chưa giải quyết được một phần nợ của mình. Đến năm 2023 thì khoản mục phải trả người bán vẫn tiếp tục tăng hơn 3,07 tỷ đồng so với năm 2022 tương ứng tốc độ tăng gần 725,14%.

Nợ dài hạn: Nợ dài hạn của doanh nghiệp cũng tăng dần qua các năm. Năm 2021 doanh nghiệp không phát sinh khoản nợ dài hạn, sang năm 20226 nợ dài hạn là 2,234 tỷ đồng chiếm 47,27% tổng nợ phải trả. Đến năm 2023 nợ dài hạn tăng lên 3,434 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 41,89% trong tổng nợ phải trả. Năm 2023 tăng hơn 1,19 tỷ đồng so với năm 2022 tốc độ tăng là 53,68%. Nguyên nhân nợ dài hạn tăng trong năm 2023 là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên cần nhiều vốn, doanh nghiệp đã mở rộng các khoản vốn vay từ ngân hàng làm các khoản nợ dài hạn tăng. Doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp để làm giảm các khoản nợ đọng ngân hàng.

2.2.4 Nguồn vốn chủ sở hữu: Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể vốn chủ sở hữu năm 2021 trên 826.560.353 đồng chiếm 86,96% trong tổng nguồn vốn, năm 2022 là 736.239.245 đồng chiếm 13,48% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2023 là 4.890.444.851 đồng chiếm 37,37% trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản tăng giúp công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Sở dĩ năm 2021 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn là do công ty vừa mới thành lập nên nguồn vốn chủ yếu là của các cổ đông góp vốn. Năm 2022 vốn chủ sở hữu cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn chứng tỏ công ty vẫn còn thiếu vốn hoạt động hay công ty vẫn đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Sang năm 2023 tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên cho thấy công ty đã hoạt động tốt hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu là sự cấu thành của các khoản mục của các khoản mục:

Nguồn vốn kinh doanh : năm 2021 và 2022 vẫn giữ nguyên. Đến năm 2023 nguồn vốn kinh doanh tăng từ 1 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, gấp 5 lần. Nguyên nhân là doanh nghiệp huy động được thêm các khoản góp vốn của các cổ đông.

Lợi nhuận chưa phân phối của các năm đều âm nhưng đã giảm dầm qua các năm cho thấy công ty đã đang dần từng bước làm ăn có.

Trên đây là những nguồn thuộc sở hữu của công ty nên việc nguồn vốn và quỹ tăng lên càng cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty càng tốt.

Nhận xét chung: Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Nợ phải trả của công ty tăng qua ba năm đặc biệt là nợ ngắn hạn cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tài chính, công ty phải chịu thêm gánh nặng về khoản thanh toán nợ. Công ty cần xem xét để giảm bớt các khoản nợ vay và các khoản chiếm dụng vốn của người khác. Tuy nhiên tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn đang có xu hướng giảm trong khi công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh cho thấy công ty ngày càng chủ động hơn trong nguồn vốn kinh doanh của mình.

Nguồn vốn chủ sở hữu có biến động qua ba năm nhưng nhìn chung công ty cũng ngày càng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh nhưng xét về mặt tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công ty đang thiếu nguồn vốn kinh doanh nên công ty cần tìm nguồn vốn từ bên ngoài.

2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

2.2.5.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

Bảng 2.4. Bảng chỉ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số vốn lưu động bình quân tăng dần qua qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty là rất tốt. Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Năm 2022 số vòng quay tăng lên 4.75. Đến năm 2023, số vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn 3.46 vòng, giảm 27% so với năm 2022. Trong giai đoạn 2021 đến 2023 thì vốn lưu động của doanh nghiệp luận chuyển trong năm 2022 là tốt nhất. Doanh nghiệp cần cố gắng duy trì và đẩy cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.

Sự biến đổi của số vòng quay vốn lưu động đồng thời làm số kỳ luận chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp cũng thay đổi theo đó. Năm 2022 chỉ có 75,77 chứng tỏ vốn lưu động trong năm 2022 được doanh nghiệp sử dụng rất tốt. Đến năm 2023 kỳ luận chuyển VLĐ tăng lên 28.24 ngày so với năm 2022, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm 2023 giảm hơn so với năm 2022.

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động năm 2021 và 2022 chứng tỏ doanh nghiệp lỗ trong 2 năm này. So sáng thì thấy năm 2022 doanh nghiệp lỗ ít hơn năn 2021, cho thấy doanh nghiệp từng bước cũng hoạt động kinh doanh dần tốt lên để bù các khoản lỗ của năm 2021. Năm 2023, tỷ suất sinh lời là 0.04 tức là doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn lưu động thì tạo ta được 4 đồng doanh thu. Tỷ lệ này còn quá thấp, nên doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp hơn nữa để tăng cao tỷ lệ này.

2.2.5.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

Bảng 2.5.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng đều qua các năm. Năm 2022 tăng 28% so với năm 2021, năm 2023 tăng 85% so với năm 2022. Nguyên nhân là do doanh thu của các năm tăng đều, đồng thời doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư tài sản cố định nên tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cố định tốt.

Năm 2021 và 2022 doanh nghiệp kinh doanh lỗ nên sức sinh lời từ tài sản cố định là không có. Đến năm 2023 sức sinh lời đã tăng từ -0,02 lên 0,02 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp đang tốt dần lên.

Đặc thù của doanh nghiệp là doanh nghiệp vận tải nên lượng vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn. Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cũng yêu cầu cẩn trọng cao. Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Từ bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cũng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã vận dụng tốt vốn cố định. Doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn rất thấp nên doanh nghiệp cần đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn cố định của mình.

2.2.5.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

Bảng 2.6: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Qua bảng trên ta thấy hệ số quay vòng của vốn trong doanh nghiệp rất thấp. Năm 2021 hệ số này là 0,28, đến năm 2022 hệ số này tăm lên 4,11 điều này cho thấy doanh nghiệp đã vận dụng quá trình luân chuyển vốn trong kinh doanh từng bước ổn định. Sang năm 2023 tỷ lệ này giảm xuống còn 2,54 do doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ từ 1 tỷ lên 5 tỷ đồng, do sự đóng góp của những người góp vốn trong công ty.

Năm 2021 và 2022 do doanh nghiệp làm ăn không có lãi nên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh là không có. Doanh nghiệp còn phải bù lỗ. Sang năm 2023 tình hình kinh doanh từng bước phát triển, tỷ suất sinh lời bắt đầu tăng lớn hơn 0. Cụ thuể với 100đ vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra mới chỉ sinh ra được 3 đồng lợi nhuận sau thuế, cũng như với 100đ vốn bỏ ra doanh nghiệp chủ thu được 1 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp là rất kém. Doanh nghiệp cần có những biện pháp thúc đẩy hiệu quả việc sư dụng của mình.

2.2.6. Các biện pháp huy động vốn của công ty Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

Ưu điểm

Quá trình phân tích tình hình quản lý tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà chúng ta đã nắm bắt được tình hình quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh.

Là một công ty tư nhân, công ty phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tính tự chủ trong vấn đề tài chính rất cao, công ty đã cố gắng phát huy năng lực của mình dần thích ứng và tạo ra uy tín trên thị trường, ngày càng ký được nhiều hợp đồng lớn, tạo mối quan hệ lâu dài với các đối tác trước đây.

Trong hoạt động kinh doanh công ty đã không ngừng khai thác những lợi thế có sẵn của mình như thị trường hoạt động rộng khắp, đảm bảo tốt chất lượng hàng hóa,..

Công ty đã luôn bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của Công ty trong từng giai đoạn.

Công ty hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là rất cao.

Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu đạt ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối khá, có đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng nhưng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động lại giảm là do trong năm với những chính sách tiết kiệm chi phí trong kinh doanh đã làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn hẳn so với tốc độ tăng của doanh thu đã giúp cho công ty đạt được những thành quả như trên. Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

  • Nhược điểm

Công ty đang đi chiếm dụng vốn từ thương mại và từ ngân hàng. Vốn vay nhiều làm cho công ty phải gánh một tỷ lệ nợ cao, chi phí nhiều để thanh toán lãi vay hàng năm do công ty phải đi vay để có vốn đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh được thường xuyên liên tục.

Tuy công ty không bị khách hàng chiến dụng vốn và tỷ trọng của các khoản phải thu là không cao trong tổng vốn lưu động nhưng số lượng các khoản phải thu nhiều và thời gian chiếm dụng của khách hàng là tương đối lâu. Trong năm tới doanh nghiệp nên áp dụng chính sách tín dụng thương mại để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu hơn nữa nhưng đồng thời cũng nên quản lý tốt các khoản nợ không để các khoản này bị chiếm dụng quá lâu, công ty cần tìm kiếm những đối tác tin cậy nhằm hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Do công tác dự trữ hàng tồn kho không hợp lý và chính sách dự báo thị trường chưa chính xác làm lượng hàng tồn trong kho chiếm tỷ trọng quá nhiều trong tổng vốn lưu động làm cho tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho thấp và ngày càng giảm đi so với các kỳ trước.

Trong kỳ doanh nghiệp đã chú ý tới việc đầu tư máy móc thiết bị phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nên làm vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh, nhưng sự đầu tư đó mang lại hiệu quả chưa cao,tốc độ tăng của doanh thu còn thấp do đó làm tốc độ luân chuyển vốn giảm đi. Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Biện pháp hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vận Tải

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại công ty Vận Tải […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993