Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Thùy Trâm – Quảng Ngãi dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nằm giữa hai đầu đất nước với những lợi thế về di sản, bãi biển, các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học, Quảng Ngãi hội đủ các điều kiện để phát triển du lịch. Song trong khi các tỉnh trong khu vực đã thật sự tạo dấu ấn riêng, thì Quảng Ngãi vẫn chưa trở thành một điểm đến của du khách. Làm thế nào để thu hút đầu tư du lịch, thu hút khách du lịch? Câu hỏi này đã và đang đặt ra cho Quảng Ngãi nhiều vấn đề về quy hoạch, xây dựng, quảng bá, nhân lực…

Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy (khóa XVII) đã xác định, đến năm 2015 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong tổng sản phẩm của tỉnh. Tuy nhiên sau 4 năm thực hiện, Quảng Ngãi – vùng đất được đánh giá giàu tiềm năng, lợi thế vẫn có những bước đi chậm rãi. Nhiều ý kiến cho rằng dù có thế mạnh, nhưng việc phát huy chưa tốt, hạ tầng du lịch yếu kém, dịch vụ thiếu chuyên nghiệp nên chưa tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Theo báo cáo đánh giá sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 04 về phát triển du lịch trên địa bàn huyện, thì từ năm 2016 – 2017, khu du lịch Đặng Thùy Trâm có khoảng 280 nghìn lượt khách đến tham quan, giá trị dịch vụ tăng trưởng hơn 9%. Tuy nhiên, lĩnh vực du lịch của nơi đây vẫn còn một số hạn chế. Mặc dù lượt khách du lịch đến Quảng Ngãi năm sau cao hơn năm trước, nhưng trên thực tế, tốc độ tăng trưởng về lượng khách và thu nhập du lịch của tỉnh vẫn chưa tương xứng và chưa mang tính bền vững. Năm 2018, toàn tỉnh đón 1 triệu lượt khách, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, lượng khách quốc tế tăng 25% và lưu trú tăng 10%. Con số này dù đã có nhiều khởi sắc nhưng vẫn khá khiêm tốn nếu so sánh với các địa phương “láng giềng” có sự tương đồng về vị trí, không gian kinh tế và hạ tầng giao thông như: Quảng Nam (6,5 triệu lượt khách), Bình Định (hơn 4 triệu lượt khách). Quảng Ngãi đã và đang đưa ra nhiều cải cách mạnh mẽ nhằm đưa du lịch xứ Quảng thăng hạng tương xứng với tiềm năng, thu hút du khách quay trở lại và lưu trú lâu hơn. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Trong đó,đáng chú ý là các giải pháp khai thác tối đa lợi thế về cảnh quan, các di sản văn hóa, phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch cao cấp trên địa bàn tỉnh.Nhờ các chính sách rộng cửa thu hút đầu tư, Quảng Ngãi đang dần trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực như đô thị – nhà ở, y tế, dịch vụ, nghỉ dưỡng…. Điển hình có thể kể tới Khu dịch vụ chất lượng cao – Bệnh viện đa khoa tỉnh, Dự án cầu Cửa Đại, Thành phố giáo dục – y tế của Tập đoàn Nguyễn Hoàng… Hay đáng chú ý gần đây là Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quảng Ngãi vừa chính thức khởi công giai đoạn đầu ngày 30/6/2019, với hàng loạt tiện ích đồng bộ, hiện đại.

Trong khi đó việc kết hợp của tour, du lịch lữ hành chưa tốt. Đó là chưa hình thành, xây dựng được tour, tuyến du lịch, nhất là du lịch nội tỉnh. Quảng Ngãi nói chung và các huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn, Lý Sơn, thành phố Quảng Ngãi nói riêng có những địa danh nổi tiếng như chiến thắng Vạn Tường, Khu Chứng tích Sơn Mỹ…những thắng cảnh đẹp như Thiên Ấn niêm hà, Cổ lũy cô thôn, La hà thạch trận… những lễ hội đặc sắc như Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội chùa Ông… Các di tích lịch sử được xếp hạng di tích lịch sử, di tích văn hóa quốc gia như: Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, chùa Thiên Ấn, địa đạo Đám Toái…Những đặc sản nổi tiếng như Tỏi Lý Sơn, cá bống Sông Trà… là những tiềm năng để tuyến du lịch TP Quảng Ngãi – Sơn Tịnh – Bình Sơn – Lý Sơn phát triển với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Đặc biệt Năm 2005, cuốn nhật kí của một nữ bác sĩ Quân đội Nhân dân trong thời chiến tranh Việt Nam đã tạo ra dư luận ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Chỉ vì người ghi lại những dòng nhật kí đó là Bác sỹ Đặng Thùy Trâm, một cô gái trẻ người Hà Nội đã tình nguyện đi B, đã sống, chiến đấu, hi sinh trên chiến trường ở Quảng Ngãi, còn số phận cuốn nhật kí lại theo một người lính Mỹ phiêu bạt đến Hoa Kỳ, để rồi 35 năm sau người lính Mỹ cất giữ quyển nhật kí mới tìm được người thân của tác giả để cho gia đình biết rằng trước khi hi sinh cô đã để lại cho đời những tâm tư thầm kín nhất. Cuốn Nhật ký đã được Đạo diễn Đặng Nhật Minh dựng thành bộ phim “ Đừng đốt”. Một bộ phim được đánh giá là đạt đến mức Quốc tế về đề tài chiến tranh. Vì vậy gần đây, tại xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi đã xuất hiện thêm một khu di tích lịch sử cách mạng khá nổi tiếng, đó chính là khu du lịch di tích Đặng Thùy Trâm.Năm 2006, khu bệnh xá Đặng Thùy Trâm đã được xây dựng tại xã Phổ Cường, bệnh xá vừa là nơi khám chữa bệnh cho người dân vừa là nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật liên quan đến liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Khu du lịch được xây dựng cách trạm xá Đặng Thùy Trâm khoảng 12 – 15 km, khu du lịch có tổng diện tích khoảng 250 ha (bao gồm cả diện tích rừng và mặt nước), tổng số vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng.

Khu du lịch Đặng Thùy Trâm ngoài chức năng du lịch còn có mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa nên địa phương sẽ tái hiện lại lịch sử kháng chiến và quá trình làm việc của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Khu du lịch cũng là nơi sinh sống của khoảng 20 hộ dân người Hré, vì thế du khách khi đến tham quan sẽ có cơ hội tìm hiểu lịch sử, môi trường tự nhiên và văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Hré.

Sở Thương mại – du lịch Quảng Ngãi ký kết với chính quyền huyện Đức Phổ và Ba Tơ mở tuyến du lịch “Theo dòng nhật ký của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm” Nhung cho đến nay, do những yếu kém, hạn chế của ngành du lịch Quảng Ngãi mà tuyến du lịch này vẫn chưa phát triển như mong đợi của khách du lịch trong và ngoài nước.

Với những tiềm năng du lịch dồi dào của mình, chắn chắn trong tương lai không xa, khu du lịch di tích Đặng Thuỳ Trâm sẽ trở thành một điểm nhấn không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du lịch của ngành du lich tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên làm thế nào để khu du lịch này có thể phát triển lâu dài và bền vững, chứ không chỉ là một điểm du lịch trong tuyến du lịch nội tỉnh, vẫn đang là một câu hỏi lớn cho ngành du lịch tỉnh.

Với ý nghĩa thiết thực đó, em quyết định chọn đề “Khu du lịch Đặng Thùy Trâm trong xu thế phát triển du lịch lịch sử – văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng du lịch tại khu du lịch Đặng Thuỳ Trâm, đánh giá các yếu tố góp phần vào sự phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch này và từ đó đề ra những định hướng và giải pháp cụ thể để góp phần thúc đẩy khu du lịch phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả nhất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tài nguyên và hoạt động du lịch tại khu du lịch văn hóa Đặng Thùy Trâm Phạm vi không gian xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu đề tài, một số phương pháp chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, đó là:

  • Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
  • Phương pháp thống kê.
  • Phương pháp phân tích và dự báo.
  • Phương pháp so sánh.

5. Kết cấu khóa luận

Bên cạnh lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được trình bày ở ba chương:

  • Chương I : Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa
  • Chương II : Tiềm năng phát triển và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch
  • Chương III: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

1.1 Du lịch văn hóa

1.1.1 Khái niệm du lịch văn hóa

Theo Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Theo Tiến sĩ Trần Đức Thanh trong cuốn nhập môn khoa học du lịch thì: “Du lịch văn hóa là hoạt động diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hay hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch văn hóa”.

Theo Luật Du Lịch Việt Nam đưa ra “ Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa trên bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.

1.1.2 Đặc trưng của du lịch văn hóa Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Du lịch văn hóa gắn liền với các hoạt động du lịch và hoạt động văn hóa và bao gồm những đặc trưng cơ bản như:

Tính đa dạng: du lịch văn hóa với chất lượng cao được tạo nên bởi sự đa dạng trong đối tượng phục vụ, mục đích phục vụ hay điểm đến của du lịch văn hóa như các cảnh quan thiên nhiên, kỳ quan thế giới, các di tích lịch sử – văn hóa cho các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán lâu đời, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cần kể đến các cơ sở vật chất và các dịch vụ kèm theo.

Tính đa thành phần: không hề có một giới hạn nào cho những đối tượng liên quan đến du lịch văn hóa.Du khách tham gia vào du lịch văn hóa, các tổ chức. Nhà nước và tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nước đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực du lịch, những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng địa phương đều rất đa dạng, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm trong đó cả tính xã hội hóa cao.

Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng.

Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn hóa, thẩm mỹ,… Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ cho du khách.

Tính mùa vụ: Đối với bất kỳ loại hình du lich nào cũng có đặc trưng này, đối với du lịch nói chung thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông ở những tuyến, điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ lễ…

1.2 Phân loại du lịch văn hóa Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Tùy theo tiêu thức khác nhau người ta có thể chia du lịch văn hóa ra nhiều loại :

1.2.1 Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa

Mục đích chuyến đi là khảo cứu, nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa vùng miền. Đối tượng chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên.

1.2.2 Du lịch tham quan văn hóa

Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất. Du khách thường kết hợp giữa tham quan và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa trong một chuyến đi. Đối tượng khách rất phong phú. Ngoài ra còn có khách chỉ đi chiêm ngưỡng, biết để thỏa mãn tò mò hay đi theo trào lưu. Do vậy trong một chuyến đi khách thường đi đến nhiều điểm, vừa có điểm du lịch văn hóa vừa có điểm du lịch núi, biển,… Họ là những người ưa thích phiêu lưu mạo hiểm, thích sự mới lạ và chủ yếu là những người trẻ tuổi .

1.2.3 Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hóa và các mục đích khác

Mục đích chính của khách trong chuyến đi là công tác nghề nghiệp, tham dự hội thảo, hội nghị, triển lãm,… và có kết hợp với tham quan văn hóa. Tuy nhiên cách phân loại du lịch văn hóa trên chỉ mang tính chất tương đối. Đây là loại hình du lịch tiềm năng, ít chịu sự chi phối của yếu tố thời vụ du lịch (thời tiết, khí hậu) nhưng phụ thuộc vào một vài đặc điểm như : giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tôn giáo của du khách. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

1.3 Điều kiện phát triển du lịch văn hóa

1.3.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch

Để phát triển du lịch văn hóa thì cần phải có tài nguyên du lịch nhân văn, đây sẽ là yếu tố quyết định. Tài nguyên du lịch nhân văn với đặc điểm kỳ diệu, thú vị, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhằm thỏa mãn trí tò mò cũng như phần nào đó đáp ứng được nhu cầu mong muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương.

Điểm đến của du lịch văn hóa thường bao gồm những danh lam thắng cảnh có sự kết hợp giữa thiên nhiên và văn hóa, những di tích lịch sử, những thành phố lớn với các cơ sở văn hóa như bảo tàng, nhà hát, khu khảo cổ học hoặc những vùng nông thôn nơi trưng bày hiện vật truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư như các lễ hội, các nghi thức thể hiện lối sống, giá trị và văn hóa của họ. Song song với việc khai thác tài nguyên văn hóa chúng ta phải biết duy trì, tôn tạo, bảo vệ và phát triển không để suy thoái theo thời gian và không gian,khai thác hợp lý nguồn tài nguyên văn hóa cho phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn hiện nay và trong tương lai.

1.3.2 Điều kiện về nhân lực du lịch Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển du lịch văn hóa. Một điểm du lịch cho dù có đầy đủ các điều kiện để phục vụ khách du lịch, có nổi tiếng và hấp dẫn đến mấy nhưng nếu không có sự khai thác của các nhà làm dịch vụ du lịch, không có sự quản lý và tổ chức các hoạt động hướng dẫn, thuyết minh tại điểm của ban quản lý thì chắc chắn hoạt động du lịch tại đó không thể diễn ra một cách bài bản, chuyên nghiệp. Như vậy, nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch văn hóa.

1.3.3 Điều kiện về an ninh chính trị, an toàn xã hội

Du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng chỉ có thể phát triển được trong một bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Một quốc gia đang xảy ra xung đột, chiến tranh thì cuộc sống của người dân nơi đó sẽ vô cũng hỗn loạn, họ sẽ không thể nào có các điều kiện để phát triển du lịch. Tâm lý của khách du lịch chỉ thích đến những đất nước, vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình. Điều đó giúp cho họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng từ đó họ có thể tự do đi lại, gặp gỡ dân bản xứ, giao tiếp và làm quen với phong tục tập quán nơi họ đang tới thăm. Như vậy có thể nói rằng hòa bình, ổn định, an toàn xã hội ở mỗi quốc gia là một trong những điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch văn hóa.

1.3.4 Điều kiện về kinh tế

Du lịch là một ngành dịch vụ mang tính đa ngành, nó có mối quan hệ phụ thuộc vào thành quả của các ngành kinh tế khác. Như vậy, muốn phát triển du lịch văn hóa đòi hỏi phải có sự liên kết, sự tổng hòa của tất cả các ngành trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Khi nền kinh tế phát triển, năng suất lao động và thu nhập của người dân sẽ tăng lên. Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao và cải thiện rõ rệt. Khi kinh tế dư thừa cộng với thời gian rảnh rỗi họ sẽ nghĩ đến việc đi du lịch, tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử. Lúc này sản phẩm của các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc… sẽ có trong nhu cầu của chuyến đi du lịch. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

1.3.5 Điều kiện về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch văn hóa nói riêng. Về phương diện này, nhân tố hàng đầu phải kể đến là hệ thống mạng lưới giao thông cần phải được xây dựng một cách thuận tiện, nhanh chóng. Các phương tiện giao thông du lịch cần được đa dạng và đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Có như vậy các chuyến du lịch mới có thể diễn ra một cách thuận lợi, an toàn và hiệu quả nhất. Hệ thống điện, nước phục vụ khách du lịch cũng cần phải được thiết kế một cách khoa học,thuận tiện cho nhu cầu sử dụng của khách tại các điểm du lịch .

Bên cạnh đó để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, thể thao, mua sắm, y tế,…

1.4 Du lịch văn hóa tại một số quốc gia Châu Á Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

1.4.1 Du lịch văn hóa của Trung Quốc

Với lịch sử trải dài hơn 5.000 năm, là nơi khởi nguyên của 1 trong 4 nền văn minh cổ đại lớn, Trung Quốc sở hữu đến 53 di sản thế giới. Du khách có thể tới tham quan các di sản văn hóa được coi là các di sản đáng ghé thăm nhất hiện nay như: khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên – Trương Gia Giới, Vạn Lý Trường Thành – Bắc Kinh, Cổ trấn Lệ Giang,hang Mạc Cao – Đôn Hoàng, cung điện Potala – Tây Tạng, lâm viên cổ kính của Tô Châu hay Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Tây An.

Trong đó,Thiểm Tây là một tỉnh có tài nguyên du lịch lớn tại Trung Quốc, có 35.800 di tích, 151 bảo tàng, 900.000 văn vật với mật độ dày đặc, đứng đầu cả nước. Mỗi năm, tỉnh Thiểm Tây tiếp đón 184 triệu lượt du khách trong và ngoài nước.Thiểm Tây có vị trí yết hầu về giao thông, nằm trên tuyến đường từ bình nguyên Hoa Bắc xuống các tỉnh ở Tây Nam như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu, cũng là đầu mối giao thông của khu vực tây bắc. Thiểm Tây có hệ thống đường hàng không, đường sắt và đường bộ rất tiện lợi, nối thành phố với hầu hết các nơi khác của Trung Quốc. Trong thành phố, hệ thống đường cao tốc dày đặc phục vụ tốt nhất việc đi lại của người dân và du khách.

Thiểm Tây có một nhà ga chính: Nhà ga Tây An. Các nhà ga khác là Nhà ga Tây Tây An, Nhà ga Đông Tây An, Nhà ga Sanmincun, Nhà ga Fangzhicheng, Nhà ga Bắc Tây An. Tây An là trung tâm mạng lưới đường sắt. Chính vì thế, du khách sẽ dễ dàng di chuyển từ đây qua các thành phố khác trong Thiểm Tây và các tỉnh lân cận.Khi tới du lịch tại Thiểm Tây, du khách có thể thăm quan các điểm du lịch bằng tàu hỏa, xe khách hoặc xe bus. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Đến tỉnh Thiểm Tây không thể không nhắc đến Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc nằm ở phía Bắc núi Lý Sơn, thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 50 km về phía Đông. Nơi đây được bao quanh lăng mộ là núi Linh Sơn và sông Vỹ và được xây ở vị trí chính giữa mắt rồng, tương truyền rất linh thiêng.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Khu lăng mộ là khu bảo tồn văn vật quan trọng cấp quốc gia của Trung Quốc. Chính vì thế mà nơi đây được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến để khám phá và có được trải nghiệm thú vị ở đây.

Khu lăng mộ của vị Hoàng đế của Trung Quốc được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước Công Nguyên, nơi đây dùng để chứa các kho báu có giá trị về mặt lịch sử và kinh tế. Để tìm được địa điểm lăng mộ của vị vua nổi tiếng Tần Thủy Hoàng thì không đơn giản chút nào. Có nhiều chuyên gia khảo cổ, các đội tìm kiếm chuyên nghiệp truy tìm các dấu vết xác định địa chỉ lăng mộ. Những vào năm 1974, khi một số người dân đào giếng gần Tây An phát hiện ra binh sĩ được nung đất với kích thước như người. Về sau được chính phủ Trung Quốc nghiên cứu, khai quật thêm. Nhiều người đã mất mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ để đời của Tần vương. Những người thợ và nghệ nhân tham gia chế tác các bức tượng binh sĩ đất nung và nhiều đồ vật tinh xảo bị chôn sống hoặc giết hại để bảo vệ bí mật vị trí của ngôi mộ và những kho báu khổng lồ được bồi táng bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Được thiết kế giống như Kim Tự Tháp, có chiều cao 76m và rộng gần 350m2. Đặc biệt, khu lăng mộ được thiết kế như một tổ hợp các cung điện đền đài được bao quanh bởi những thành quách. Khu lăng mộ xây dựng suốt 36 năm, được chia thành hai phần nội thành hình vuông và ngoại thành có hình chữ nhật. Phía Nam lăng viên là khu mộ táng. Nấm mồ có hình nón 4 cạnh. Mộ chôn cất sâu, trong quan ngoài quách, chứa rất nhiều đồ châu báu trong cung.

Ngoài ra, lăng mộ được thiết kế không có cửa ra vào những bất khả xâm phạm với vô số mũi tên tự động được bắn ra khi có kẻ tiếp cận. Hệ thống bẫy rập rắc rối và bí ẩn bên trong lăng mộ lấy mạng bất cứ kẻ nào xâm nhập. Bên trong lăng mộ còn được bố trí dòng sông thủy ngân. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Ngoài những binh sĩ bằng đất nung, người ta còn tìm thấy tượng của quân sư, quan lại, nhạc công, thậm chí cả động vật… tạo thành một thế giới hoàn hảo cho Tần Thủy Hoàng trị vì ở thế giới bên kia. Với quân đội bằng đất nung khổng lồ được xây dựng để đi cùng ông khi mất. Mỗi bức tượng lại mang gương mặt với nhiều cảm xúc khác nhau. Với những binh khí được tìm thấy bằng đồng xanh được phát hiện trong lăng mộ này như kiếm, giáo mác, mũi tên,… Sau khi tham quan lăng mộ xong, du khách có thể ghé qua bảo tàng được xây dựng gần khu vực khai quật. Đây là nơi trưng bày các cổ vật sau khi được khai quật để du khách chiêm ngưỡng hơn 7.000 binh sĩ đứng gác với ngựa, xe và vũ khí chiến tranh.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới và còn là một trong những phát hiện quan trọng nhất của ngành khảo cổ đương đại.Sự chuyên biệt của tour du lịch khảo cổ học này đã truyền tải được giá trị của khu du lịch khảo cổ học đến với du khách. Cũng trong tour du lịch này, du khách tới thăm Viện nghiên cứu khảo cổ học thành phố Tây An, du khách bước vào căn phòng đặc biệt, ngồi xung quanh chiếc bàn, trên đó có để những đôi găng tay. Họ được chạm tay, được ngắm nhìn trực tiếp những báu vật được tìm thấy trong những lần khai quật. Điều này gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách, du khách như được cầm nắm lịch sử trong tay, cảm nhận sự tinh tế, khéo léo của con người Trung Hoa cổ đại.

Bằng các cách tiếp cận này, giá trị khảo cổ học trở nên nổi bật, tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách, thông tin được truyền tải khiến tour du lịch khảo cổ học trở nên hấp dẫn du khách hơn.

1.4.2 Du lịch văn hóa của Nhật Bản Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Không chỉ sở hữu những nét độc đáo về phong cảnh thiên nhiên, lối kiến trúc truyền thống, Nhật Bản còn được biết đến là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc do chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông.Đây chính là điều khiến Nhật Bản trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Khám phá đất nước Nhật Bản thông qua các điểm du lịch nổi tiếng sẽ giúp du khách hiểu hơn về văn hóa của xứ sở Phù Tang. 10 điểm du lịch đẹp nhất mà khách du lịch không thể bỏ qua khi tới đất nước mặt trời mọc đó là : tháp Tokyo Tower,đền Kinkaku-ji ở Kyoto, công viên khỉ Jigoku Dani, quần thể kiến trúc Phật giáo Horyuji, lâu đài Himeji, làng lịch sử Shirakawa-Go và Gokayama, đền Itsukushima, cụm đền chùa Nikko, khu tưởng niệm hòa bình Hiroshima – Genbaku Dome. Không chỉ có ý nghĩa về mặt du lịch, những địa điểm kể trên đều là biểu tượng văn hóa, tâm linh, là niềm tự hào của cả dân tộc Nhật Bản.

Hiroshima là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở tiểu vùng Sanyo, vùng Chugoku trên đảo Honshu. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hiroshima. Thành phố Hiroshima nổi tiếng thế giới trong lịch sử vì Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki trong thế chiến thứ hai. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Hiroshima đã dần hồi phục nhưng bên cạnh đó vẫn là những nỗi đau không thể xóa nhòa trong chiến tranh còn để lại.Tỉnh Hiroshima của Nhật Bản có vị trí nằm ở phía Nam của Nhật Bản. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Shimane, phía Nam giáp biển Nhật Bản, phía Đông giáp tỉnh Yamaguchi, phía Tây giáp tỉnh Okayama và tỉnh Tottori. Từ Hiroshima du khách có thể đi máy bay tới các vùng khác của Nhật Bản rất dễ dàng. Thành phố này không có tàu điện ngầm, chủ yếu hoạt động bằng xe bus công cộng và tàu JR chạy trên đường ray dọc các khu phố cũng rất tiện lợi. Du khách có thể xuống những ga gần điểm tham quan và du lịch. Đây là nơi tập trung của nhiều trung tâm thương mại, sận vận động, sân bay,… Hiroshima có nền kinh tế, văn hoá phát triển rất mạnh và được mệnh danh là vùng đất “dễ thở” nhất ở khu phía Nam Nhật Bản. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Bảo tàng Tưởng niệm hòa bình Hiroshima thường được biết đến với cái tên Vòm bom nguyên tử hay còn gọi là Genbaku Domu, là điểm thu hút khách du lịch lớn nhất toàn thành phố, nằm ở trung tâm Hiroshima, Nhật Bản. Bảo tàng này dành riêng để lưu lại những gì diễn ra trong thế chiến thứ 2 năm 1945.

Thành lập vào tháng 8 năm 1955, ước tính có khoảng 53 triệu người đã đến thăm bảo tàng từ khi khai trương cho đến năm 2005, trung bình trên một triệu du khách mỗi năm. Bảo tàng gồm 2 tòa nhà chính và người thiết lập nên tòa nhà này chính là tác giả Kenzo Tange. Toàn bộ bảo tàng rộng khoảng 120.000 m2, cảnh quan gồm có tòa nhà, cây xanh, thảm cỏ, một không khí yên bình hoàn toàn trái ngược với trung tâm thành phố. Bảo tàng lưu giữ lại những đồ đạc của nạn nhân, các hình ảnh và các đồ vật được sử dụng trong quá trình chiến tranh. Những bức tranh tái hiện cảnh trước và sau vụ chiến tranh rất sống động làm cho hầu hết du khách tới đây đều cảm nhận được sự khốc liệt trong chiến tranh. Tất cả những hình ảnh được tái hiện đều cho thấy sự giận gữ, những nỗi đau quá lớn do chiến tranh gây ra. Bảo tàng có ý nghĩa nhắc nhở con người rằng chiến tranh rất khốc liệt, mang lại nhiều bất hạnh cho con người và mong muốn có một cuộc sống hòa bình, không chiến tranh, không vũ khí hạt nhân.

Năm 1994, bảo tàng được xây dựng lại để nhằm mục đích giáo dục cho thế hệ trẻ. Một khu vực giới thiệu thành phố tươi đẹp trước khi trận ném bom xảy ra. Cuộc sống của những người dân tại đây yên bình và chỉ sau một buổi, bom dội xuống, cả thành phố bị phá hủy. Cuộc sống của người dân Hiroshima trong Thế chiến II rơi vào cảnh khốn cùng. Kết thúc là thông tin về thời đại nguyên tử và những nỗ lực cho hòa bình quốc tế. Không chỉ là những lời văn diễn giải, bảo tàng còn những mô hình cho thấy thiệt hại cho thành phố. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Ngoài ra còn có một số bức thư quan trọng được trao đổi giữa các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo hàng đầu của thời đại nói về sự phát triển nguyên tử và dự đoán kết quả của việc sử dụng nó. Tòa nhà ngay cạnh bảo tàng là một trong những tòa nhà phục vụ chính cho ngành công nghiệp tại thành phố trước Thế chiến thứ II. Khi bom dội xuống, chỉ riêng tòa nhà này được giữ vững và ngày nay nó trở thành đài tưởng niệm được nhiều người ghé thăm mỗi năm.

Ngày nay, nó được UNESCO trao tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới.Giữa bảo tàng và tòa nhà là Đài tưởng niệm cho các nạn nhân trong vụ đánh bom. Nó có hình dạng một ngôi mộ cong cho những người đã chế vì bom đạn hoặc do các vụ nổ ban đầu hoặc tiếp xúc với bức xạ. Bên dưới vòm là danh sách những người thiệt mạng, chiếm số lượng khoảng hơn 220.000 người. Hàng năm vào ngày kỷ niệm quả bom rơi xuống, một buổi lễ được tổ chức tại công viên. Bài phát biểu được thực hiện ngay trước Đài tưởng niệm, mọi người cùng giữ sự im lặng vào lúc 8:15 giờ sáng, thời điểm chính xác của vụ nổ. Sau đó là các hoạt động được diễn ra, sẽ có các nhân viên hỗ trợ khách du lịch nước ngoài khi họ gặp vấn đề.

1.4.3 Du lịch văn hóa của Singapore Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Một đất nước với diện tích nhỏ bé nhưng luôn là điểm đến yêu thích của du khách trên thế giới, một nơi văn minh hiện đại được coi là bậc nhất Châu Á. Đó chính là đảo quốc Sư Tử Singapore. Ngày 13/02/2019, Tổng cục Du lịch Singapore cho biết lượng khách quốc tế đến đây trong năm 2018 đạt ngưỡng 18,5 triệu lượt, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Đảo quốc này cũng thu về doanh thu hơn 20 tỷ USD từ lĩnh vực du lịch trong năm 2018.Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus và tàu điện ngầm. Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 84 ga với chiều dài 129.9 km và có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00, taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore nhưng khá khó bắt và đắt trong giờ cao điểm.

Tuy không nhiều tài nguyên thiên nhiên cũng như phong cảnh sơn thủy hữu tình hay núi non hùng vĩ nhưng Singapore luôn là điểm đến du lịch hàng đầu được nhiều du khách lựa chọn như: Vịnh Marina Bay, bảo tàng Khoa học Nghệ thuật, thủy cung S.E.A Aquarium, Clarke Quay, Bảo tàng Reflections at Bukit Chandu.

Bảo tàng Reflections at Bukit Chandunằm giữa khu rừng xanh tươi tốt, du khách sẽ tìm thấy trung tâm di sản này tại một bungalow màu đen trắng có từ thời thuộc địa đã được phục dựng lại. Bảo tàng chỉ cách địa điểm diễn ra Trận chiến Pasir Panjang một quãng ngắn, nơi 1.400 người lính dũng cảm của Trung đoàn Mã Lai đã kiên cường chiến đấu bảo vệ chiến lũy cuối cùng trước 13.000 binh lính của quân đội Nhật hùng mạnh. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Còn được biết đến với tên gọi Bukit Chandu (có nghĩa là “Đồi Thuốc Phiện” trong tiếng Mã Lai), nơi đây đã từng chứng kiến trận đánh khốc liệt diễn ra vào ngày 14 tháng 2 năm 1942, trong Trận chiến Singapore (Battle of Singapore).

Quân lính của “Đại Đội C” thuộc Trung Đoàn Mã Lai số 1, do Trung úy Adnan Saidi chỉ huy, đã kiên cường bám trụ mặc dù bị áp đảo về mặt quân số, và đã chiến đấu đến cho khi bị giết hại một cách thảm khốc. Lòng dũng cảm của Adnan đã được Chính phủ Anh công nhận sau khi ông hy sinh và đội quân anh hùng của ông được tưởng nhớ vì đã bảo vệ Singapore. Nhân chứng còn sống sót duy nhất của Trung Đoàn Mã Lai là Hạ sĩ Yaako, ông đã giả chết để quân lính Nhật không giết mình.

Không gian nơi đây như sống lại tinh thần quật cường. Các hiện vật lịch sử cùng những triển lãm tương tác tại đây đã dệt nên một câu chuyện thật sống động về lòng can đảm của Trung đoàn Mã Lai số 1 và trải nghiệm chiến tranh của Singapore.

Lòng dũng cảm của Adnan đã được Chính phủ Anh công nhận sau khi ông hy sinh và đội quân anh hùng của ông được tưởng nhớ vì đã bảo vệSingapore. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Việc khai thác loại hình du lịch văn hóa thành công ở Bảo tàng Reflections at Bukit Chandu trước hết là nhờ sự liên kết chặt chẽ hai hệ thống cơ quan quản lý du lịch và quản lý các di sản, các chứng tích, thể hiện trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác loại hình du lịch văn hóa như tập trung vào việc đánh giá, khai thác các giá trị tài nguyên lịch sử cho phát triển du lịch và phát triển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên cho du lịch văn hóa.

1.4.4 Bài học vận dụng cho Việt Nam

Việt Nam là đất nước có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, với đường bờ biển dài, từ những ruộng bậc thang xanh rờn ở Sapa đến những bãi biển cát trắng ở Phú Quốc… đã thu hút hàng triệu lượt du khách quốc tế đến tham quan.Bên cạnh đó là các điêm du lịch văn hóa: cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng Long, khu di tích Đặng Thùy Trâm. Khu di tích Đặng Thùy Trâm nằm trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi đã lưu lại những dấu tích anh hùng của Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, đại diện cho lòng yêu nước, sức sống mãnh liệt của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Khu di tích lịch sử Đặng Thùy Trâm là một điểm du lịch có những đặc điểm khá tương đồng về kiến trúc với bảo tàng Reflections at Bukit Chandu. Do đó chúng ta có thể học tập được nhiều kinh nghiệm từ việc phát triển du lịch văn hóa của quốc gia trên.

Bài học quan trọng đầu tiên trong phát triển du lịch văn hóa là chú trọng công tác quy hoạch để xây dựng sản phẩm du lịch nhằm tạo ra tính chuyên biệt cho loại hình du lịch văn hóa. Hơn nữa, việc đầu tư cho công tác trưng bày, tái hiện giá trị lịch sử cũng phải được chú trọng. Đặc biệt, nhiều điểm di tích ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để dựng những thước phim giới thiệu về giá trị điểm tham quan nhằm truyền tải thông tin, rút ngắn khoảng cách của không gian và thời gian đến với du khách. Các phương tiện này sẽ tạo được hiệu ứng mạnh mẽ hơn và tạo ra sự khác biệt giữa du lịch văn hóa và các hình thức du lịch khác.

Để phát triển du lịch văn hóa bền vững, cần có biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên trong đó đặc biệt là bảo vệ di sản. Yêu cầu đặt ra là phải quản lý các di sản một cách hiệu quả, nhằm đạt được kết qủa tích cực cho cả du lịch và di tích. Để làm được việc này, cần tạo mối quan hệ gắn bó giữa các bên tham gia, nâng cao nhận thức về vai trò của di sản khảo cổ học đối với du lịch, tăng cường sự ủng hộ của cộng đồng địa phương, giảm thiểu các tác động tiêu cực giữa du lịch và di tích.

Tiểu kết chương I Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

Với bề dày lịch sử dân tộc hàng nghìn năm văn hiến, mảnh đất hình chữ S lưu lại cho mình rất nhiều những nét đẹp văn hóa, những giá trị lịch sử đáng tự hào, hãnh diện . Trong thời đại phát triển, hội nhập, du lịch nói chung hay du lịch văn hóa nói riêng đã và đang trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người .

Trong chương 1 tác giả muốn nêu một cách cơ bản nhất các phương pháp lý luận về văn hóa, về lịch sử, về giá trị và về du lịch. Tác giả đi sâu phân tích vai trò là động lực phát triển kinh tế xã hội của văn hóa.

Giá trị văn hóa – giá trị xã hội, du lịch và kinh tế, du lịch và phát triển kinh tế. Đặc biệt giá trị văn hóa là nền tảng trong phát triển du lịch thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể nhận định du lịch chính là những nét văn hóa ấn tượng nhất. Hay nói cách khác giá trị văn hóa là nền tảng của du lịch.

Giá trị lịch sử một mặt phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mặt khác phải biết khai thác, và đưa những giá trị lịch sử đó vào phát triển kinh tế. Đó là một việc làm cần thiết của nhiều cấp ngành chức năng trong đó có Việt Nam. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>>  Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993