Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

TÓM TẮT

  1. Tiêu đề

Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

  1. Tóm tắt:

Mục đích của nhiên cứu nhằm kiểm định mức độ tác động của cấu trúc vốn đến KNSL đến các NHTMCP Việt Nam, đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng KNS. Bằng việc sử dụng số liệu của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 áp dụng phương pháp ước lượng GMM, kết quả cho thấy cấu trúc vốn có tác động lớn nhất,  cùng chiều và có ý nghĩa thống kê là 1% đến KNSL được đo lường bằng ROA, ROE và NIM. Về các yếu tố khác tác động đến KNSL của các ngân hàng, kết quả cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gửi (DEPOSIT) với KNSL của ngân hàng ở mức ý nghĩa 1%, quy mô ngân hàng (SIZE) tương quan dương với KNSL trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng ở mức ý nghĩa 1%. Sự khác biệt kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước là yếu tố tỷ lệ cho vay (LOAN) không có ý nghĩa thống kê đối với cả ba mô hình đo lường KNSL bằng ROA, ROE và NIM. Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF) đều có tác động đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Các NHTMCP Việt Nam nên có kế hoạch tăng vốn để gia tăng KNSL kể cả ba cách đo lường là ROA, ROE và NIM.

  1. Từ khóa

 ROA, ROE, NIM,  NHTMCP Việt Nam.

ABSTRACT

  1. Title

Effect of profitability structure of joint stock commercial banks in Vietnam.

  1. Abstract

The research aims to help Vietnamese joint stock commercial banks increase operational efficiency through impacting on capital structure, and at the same time find a reasonable capital increase plan to ensure that the capital requirements are met. of international law and standards. By using the data of 27 Vietnamese joint-stock commercial banks in the period 2010 – 2021 applying GMM estimation methods, the results show that capital structure has the greatest impact, the same direction and significance. Statistical significance is 1% to KNSL as measured by ROA, ROE and NIM. Regarding other factors affecting the profitability of banks, the results also show a positive relationship between deposit ratio (DEPOSIT) and bank profitability at 1% significance level, bank size (SIZE) ) is positively correlated with return on equity (ROE) also at 1% significance level. The difference between the results of this study and previous studies is that the loan ratio factor (LOAN) is not statistically significant for all three models of measuring profitability by ROA, ROE and NIM.

In addition, the results also show that economic growth (GDP) and inflation (INF) both have an impact on profitability of Vietnamese joint stock commercial banks. The study concludes that banks should choose to increase equity in order to improve profitability and at the same time improve financial capacity.

  1. Keywords:

ROA, ROE, NIM, Commercial banks Viet Nam

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Một chủ thể có vai rò rất quan trọng đối với bất cứ nền kinh tế hay quốc gia nào, bất kể chế độ, mục tiêu chính trị mà quốc gia đó đang theo đuổi đó là hệ thống ngân hàng. Vì hệ thống này đóng vai trò là mạch máu của cả nền kinh tế nên một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và thông suốt sẽ là động lực để nền kinh tế phát triển bền vững. Ngược lại, nếu hệ thống ngân hàng hoạt động yếu kém sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung, gây ách tắc tất cả các khâu quan trọng trong việc lưu thông, phát triển của kinh tế quốc gia. Nhìn từ góc độ cá thể, để có một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh, yêu cầu cần thiết là hệ thống đó các NHTM đều cần đạt hiệu quả. Nếu trong hệ thống có ngân hàng, thua lỗ hoặc yếu kém, có nguy cơ phá sản sẽ gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng nói chung, gây ảnh hưởng về niềm tin của dân cư, từ đó kéo lùi cả một hệ thống và nguy hại cho nền kinh tế. Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Với bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, các NHTMCP Việt Nam ngoài việc cạnh tranh trong nước lẫn nhau còn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng Quốc tế. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn để hệ thống ngân hàng có sự phát triển bền vững là bức thiết trong bối cảnh này. Các chỉ tiêu chính cần thiết khi phải xem xét đến HQHĐ của các NHTM chính là là KNSL của ngân hàng đó. KNSL thể hiện một cách tổng quát hiệu quả hoạt động. Các ngân hàng cần phải có sức chịu đựng, chống đỡ các rủi ro trước các biến động tiêu cực của thị trường. Hiện có rất nhiều các yếu tố tác động đến KNSL của ngân hàng bao gồm các yếu tố nội sinh như cấu trúc vốn, quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, tính thanh khoản, … và các yếu tố ngoại sinh như mức tăng trưởng GDP, lạm phát … của mỗi quốc gia. Trong các yếu tố kể trên, yếu tố quan trọng là cấu trúc vốn ngân hàng được xem là có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả HĐKD của các tổ chức tín dụng. Cấu trúc vốn  sẽ đem lại kết quả kinh doanh tốt khi đó là một cấu trúc vốn hợp lý, mỗi tổ chức tín dụng có kết quả HĐKD tốt sẽ thúc đẩy sự an toàn và phát triển của cả hệ thống cũng như sẽ làm tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu đối với các NHTMCP.

Theo theo Quyết định số 689/QĐ-TTg và Đề án Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng bám sát quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg và Đề án; nêu cao tinh thần chủ động, nỗ lực của từng đơn vị và sự hợp tác, phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng để quyết tâm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Trong đó, về giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống các TCTD, một trong những kế hoạch hành động quan trọng của ngành Ngân hàng đã đề ra các nội dung cụ thể về: Nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh, tính minh bạch trong hoạt động của TCTD.

Vì mục tiêu đáp ứng được các yêu cầu về an toàn hoạt động ngân hàng, các NHTMCP đã có nhiều cách thức tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính như là: giữ lại lợi nhuận, phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu hoặc vay từ các định chế tài chính nước ngoài. Một số các hoạt động tăng vốn bằng hình thức bán cổ phần, phát hành cổ phiếu trong thời gian gần đây, cụ thể theo báo cáo của NHNN cho biết, tính đến cuối tháng 7/2022, vốn điều lệ của nhóm “Big 4” (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) đạt 180,3 nghìn tỷ đồng. Về nhóm NHTMCP năm 2022, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 15 NHTMCP, trong đó việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ). Trong đó, một số ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ vốn điều lệ trong 6 tháng đầu năm 2022 đứng đầu là VIB với mức tăng trưởng 35,7%. Đến 30/6/2022, vốn điều lệ của VIB đạt 21.077 tỷ đồng. Tiếp đó là ABBank (35%), Nam A Bank (27,9%), Vietcombank (27,6%), SeABank (24%), VietABank (21,3%)…

Tăng vốn là một xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, yêu cầu đáp ứng được các chuẩn mực về vốn theo tiêu chuẩn Basel II hiện đang là vấn đề nóng bỏng tại các ngân hàng. Để có thể hình thành được một cơ cấu vốn phù hợp với sự phát triển của các ngân hàng, trước đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này tuy nhiên còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều nhau. Các kết luận khác nhau tại các bài nghiên cứu tại trong và ngoài nước về ảnh hưởng của cấu trúc vốn trong các nghiên cứu của Saona Hoffmann (2011), Rahman và c.s. (2015), Emase (2017), Karabulut & Şen (2018), Matar & Eneizan, (2018), Nguyễn Thành Đạt (2021), Lâm Chí Dũng & Võ Hoàng Diễm Trinh (2020) và Ayalew (2021) đều có những kết luận khác nhau về mức độ và chiều hướng tác động của cấu trúc vốn đến KNSL.

Vì vậy, bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” là cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, trong bối cảnh các ngân hàng đang chạy đua với áp lực hoàn thiện cơ cấu vốn trong lộ trình tái cấu trúc tổ chức tín dụng do Chính phủ đề ra đồng thời cũng để đáp ứng chuẩn mực Basel II. Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu của luận văn là kiểm định mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP, với kết quả thu được thì các hàm ý quản trị về cấu trúc vốn sẽ được luận văn để ra nhằm nâng cao KNSL của các NHTMCP Việt Nam.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

  • Đo lường ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP
  • Đưa ra được một số hàm ý quản trị về cấu trúc vốn để nâng cao KNSL của các NHTMCP Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu.

Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra từ mục tiêu cụ thể như sau:

  • KNSL của các NHTMCP Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn hay không? Nếu có ảnh hưởng thì mức độ và chiều hướng tác động ra sao?
  • Các hàm ý chính sách liên quan đến cấu trúc vốn và các chính sách liên quan nào được đưa ra của ngân hàng để có thể gia tăng khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: là tác động của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam.

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thu thập số liệu tại 27 NHTMCP Việt Nam, quy mô tổng tài sản của 27 ngân hàng này chiếm trên 80% quy mô toàn hệ thống các ngân hàng Việt Nam và chiếm trên 90% quy mô các NHTMCP Việt Nam.

Tỷ trọng tổng tài sản các ngân hàng trong nghiên cứu chiếm tỷ trọng lớn so với quy mô toàn ngành, đáp ứng được độ tin cậy của bài nghiên cứu.

Phạm vi về thời gian: đề tài sử dụng số liệu được thu thập trên báo cáo tài chính các ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2021. Đây là giai đoạn tác giả có thể thu thập số liệu và số quan sát đủ lớn để có độ tin cậy cao.

1.5  Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Phương pháp chính sử dụng trong bài nghiên cứu này là phương pháp định lượng với phần mềm xử lý số liệu Stata17. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng đến đánh giá được mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Trong kinh tế thường xảy ra vấn đề nội sinh khi thực hiện hồi quy giữa các biến. Hậu quả là nếu sử dụng các ước lượng thông thường như OLS, FEM, REM và kết quả hồi quy có thể là giả mạo, và thường dẫn đến vi phạm giả thiết về phương sai không đổi và tự tương quan trong mô hình. Một trong các phương pháp thường được sử dụng để khắc phục hiện tượng này là sử dụng ước lượng GMM. Đối với nghiên cứu này, để khắc phục những khuyết tật của mô hình vi phạm tác giả sử dụng ước lượng GMM hệ thống 2, bước (twostep system GMM) do phương pháp này hiệu quả hơn so với ước lượng GMM khác.

1.6 Đóng góp của đề tài

Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các ngân hàng hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau, thông qua việc tham khảo các nghiên cứu trước chỉ ra rằng có quan điểm đưa ra các kết quả khác nhau về chiều hướng tác động của KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Với luận văn này, tác giả muốn đóng góp về mặt thực tiễn các kết quả kiểm định tại các NHTMCP Việt Nam về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL vào kho dữ liệu về kết quả ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam cũng như thảo luận về kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao KNSL của các NHTMCP Việt Nam.

1.7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt và mục lục bảng biều, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu 5 Chương cụ thể như sau:

  • Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
  • Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước
  • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
  • Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
  • Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.

Kết luận chương 1

Chương này tập trung trình bày các nội dung cơ bản đầu tiên của một nghiên cứu như lý do chọn đề tài, sơ lược về các nghiên cứu trước và các kết quả của những nghiên cứu này, sơ lược về thực trạng cơ cấu vốn và các biện pháp tăng vốn của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đã lựa chọn.  Cũng trong chương này tác giả cũng nêu ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể cùng các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết trong luận văn. Phương pháp nghiên cứu cũng được đề cập một cách tổng quát, ý nghĩa của nghiên cứu này mang ý nghĩa thực tiễn với thời gian nghiên cứu được cập nhật đến năm 2021. Chương 1 cũng trình bày bố cục nghiên cứu của luận văn, chương 2 được trình bày tiếp theo là cơ sở lý thuyết của luận văn. Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1 Cơ sở lý thuyết 

2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn

Theo Trần Ngọc Thơ & Vũ Việt Quảng, (2007) thì khái niệm cấu trúc vốn được nêu là sự kết hợp của các loại vốn được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp như cổ phần thường, nợ dài hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên và cổ phần ưu đãi. Cấu trúc vốn tối ưu xảy ra ở điểm mà tại đó tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hoá rủi ro và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.

Có từ 2 nguồn chiếm tỷ trọng chính trong các ngân hàng đó là vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay (bao gồm huy động ngắn hạn, trung dài hạn, phát hành trái phiếu, phát hành chứng chỉ tiền gửi…). Một điểm đặc trưng của ngân hàng là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, nợ vay thông thường chiếm khoảng trên 90% tổng tài sản ngân hàng.

Cấu trúc vốn trong ngân hàng có những đặc trực riêng vì phải đáp ứng các yêu cầu của chính phủ về an toàn vốn. Một trong những yêu cầu của NHTW đó là khi các ngân hàng thương mại cung cấp các hợp đồng tiền gởi, với đặc thù các hợp đồng tiền gởi thì khách hàng có quyền rút bất kỳ thời gian nào, chính vì không thể dự đoán được khi nào thì người gởi tiền cần tiền do đó NHTW đòi hỏi các NHTM phải thiết lập một khoản bảo hiểm tiền gởi để tránh sự rút tiền ồ ạt này. (Diamond & Dybvig, 1983). Cũng chính vì vậy, một số ngân hàng có thể sử dụng ít vốn hơn nên có nhiều nguy cơ rủi ro đến từ vấn đề này. Do đó, NHTW có lý do để phòng ngừa rủi ro đạo đức này và đã tăng cường các quy định về vốn nhằm đảm bảo về tính thanh khoản của các ngân hàng. Theo Berlin (2011) thì các NHTM thường có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhiều hơn so với các quy định của NHTW. Gropp & Heider (2010) trong nghiên cứu của mình đã cho kết quả rằng các ngân hàng đều sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao trung bình vào khoảng hơn 87% giá trị thị trường và hơn 93% giá trị sổ sách.

Tóm lại, cấu trúc vốn được hiểu trong luận văn này là sự kết hợp của nợ dài hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên, cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của ngân hàng.

Các chỉ tiêu thường gặp để phản ánh cấu trúc vốn doanh nghiệp gồm tỷ lệ tỷ lệ tự tài trợ  và tỷ lệ nợ phải trả trên vốn CSH. Trong luận văn này, để đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng tỷ lệ tự tài trợ làm chỉ tiêu đại diện cho cấu trúc vốn khi nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố này đến KNSL của ngân hàng.

2.1.2 Khả năng sinh lời Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

2.1.2.1 Khái niệm

Khả năng sinh lời (KNSL) là nguồn tiền cơ bản, chính nguồn tiền này có thể bảo toàn vốn, thu hút các nguồn vốn đầu tư, cải thiện trang thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh và từ đó càng gia tăng lợi nhuận trong tương lai thông qua lợi nhuận giữ lại. Xét ở khía cạnh nhà đầu tư, KNSL cao của ngân hàng được đánh giá là an toàn và có thể bù đắp các khoản rủi ro tiềm ẩn.

KNSL là thước đo hiệu quả bằng tiền, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng (Demirguc-Kunt, 1989). Ngân hàng hàng cũng là một doanh nghiệp, điểm khiến ngân hàng trở nên khác biệt với các doanh nghiệp khác là hoạt động kinh doanh đặc thù với hàng hóa giao dịch là tiền. Vì cũng là một doanh nghiệp, nên để đánh giá về năng lực hoạt động của ngân hàng cũng dựa trên KNSL của ngân hàng đó. KNSL là cơ sở để các ngân hàng tích tụ nguồn lực để đổi mới hoạt động, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nhìn ở góc độ vĩ mô thì một ngân hàng có lợi nhuận tốt sẽ giúp vượt qua các cú sốc bên ngoài, nâng cao danh tiếng của ngân hàng, giúp hệ thống tài chính đi vào ổn định (Aburime, 2008). Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ tổng số đã chi (Theo Samuelson & Nordhaus, 2001).

2.1.2.2 Phương pháp đo lường

Thông thường, việc đo lường KNSL thông qua các chỉ tiêu định lượng như lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận và quan trọng hơn là các chỉ tiêu thể hiện tỷ suất sinh lời như tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)… nếu các nhóm chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng hiệu quả trong thời gian đo lường.

Vì vậy, nhóm chỉ tiêu thể hiện tỷ suất sinh lời là yếu tố quan trọng để đánh giá sức khỏe và KNSL của một ngân hàng.

Nhóm các chỉ tiêu đo lường KNSL của ngân hàng:

ROE là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thuần so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một ngân hàng thương mại hoặc bất kỳ tổ chức kinh tế nào.

  • Lợi nhuận sau thuế  (2.1)
  • ROE =

Vốn chủ sở hữu bình quân Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

  • ROA là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thuần so với tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ tiêu này thể hiện được hiệu quả trong công tác quản lý.
  • ROA thể hiện khả năng sinh lợi tổng quát, các nghiên cứu của Gul và c.s. (2011); Anbar & Alper (2011) đã nêu lý do vì ROA không bị ảnh hưởng bởi đòn bẩy tài chính nên nó là chỉ số phản ánh lượng hóa giá trị của ngân hàng một cách tốt nhất. ROA đồng thời cũng là thước đo để so sánh các ngân hàng có cùng quy mô với nhau về hiệu quả hoạt động, ngân hàng có ROA cao hơn sẽ thể hiện chính sách kinh doanh và đầu tư có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ROA cũng tồn tại các nhược điểm khi loại bỏ các yếu tố được thể hiện trên tài sản ngoại bảng, một nguồn thu cũng quan trọng của ngân hàng.

  • Lợi nhuận sau thuế (2.2)
  • ROA =
  • Tài sản bình quân
  • NIM được đo lường theo công thức 2.3.
  • Thu nhập lãi thuần (2.3)
  • NIM =
  • Tài sản sinh lãi

NIM được đo lường thông qua tỷ lệ giữa thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các tài sản có khả năng sinh lời, tối đa hóa mức sinh lời đó, ở chiều ngược lại, kiểm soát giá đầu vào để tối thiểu hóa các chi phí lãi tương ứng. Tài sản có sinh lời được tính bằng tổng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng khác, đầu tư chứng khoán, các tổ chức tín dụng khác và các khoản cho vay khách hàng. Do đó, ngân hàng có hệ số NIM càng cao thì KNSL của ngân hàng càng cao. Thông qua hệ số NIM, ngân hàng cũng có khả năng kiểm soát rủi ro phát sinh từ việc cấp tín dụng để nhắm tới việc tối đa hóa thu nhập lãi. Tuy nhiên, theo Ben Naceur & Goaied (2008), NIM chưa bao gồm chi phí hoạt động khác và thu nhập ngoài lãi nên chưa đưa ra được một bức tranh hoàn thiện về KNSL của ngân hàng. Các nguồn thu nhập của NHTM có thể kể đến bao gồm:

  • Từ hoạt động tín dụng: thu lãi từ cho thuê tài chính, từ các khoản lãi cho vay, và thu lãi khác;
  • Từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối;
  • Từ hoạt động dịch vụ: thu từ hoạt động, doanh thu từ hoạt động tư vấn…thanh toán, nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý,
  • Từ các hoạt động khác như: kinh doanh chứng khoán, mua bán nợ, kinh doanh bảo hiểm…
  • Thu từ lãi gửi các tổ chức tín dụng khác; Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Chi phí là khoản tiền mà ngân hàng phải bỏ ra tương ứng với các khoản thu nhập mang lại, cụ thể:

  • Chi phí huy động vốn: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay từ NHTW, các tổ chức tín dụng khác, chi phí phát hành giấy tờ có giá…
  • Chi phí dự phòng tổn thất tín dụng và quản lý;
  • Chi phí kinh doanh vàng và ngoại hối
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định;
  • Chi phí hoạt động dịch vụ ngân hàng
  • Chi phí mua bán chứng khoán;
  • Chi phí nhân viên
  • Chi phí khác, bao gồm: phí, lệ phí, nộp ngân sách…

(5) Đo lường KNSL trên phương diện chỉ số thị trường (P/E : Price to Earning Ratio)

Chỉ số P/E là chỉ số thể hiện trực quan, chính xác về thị trường giúp người mua có thể đưa ra quyết định đúng đắn. P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Đôi khi P/E còn được gọi là bội số giá hoặc bội số thu nhập, dùng để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu thuộc một công ty. Đây là chỉ số thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ một cổ phiếu.

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)  (2.4)

Chỉ số P/E cao hay thấp cần được so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của ngân hàng.

2.1.3 Các lý thuyết về cấu trúc vốn

2.1.3.1 Lý thuyết Modigliani & Miller (1958)

Có thể nói lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani & Miller (1958) được xem là công trình nghiên cứu có tư duy hiện đại khi nghiên cứu về cấu trúc vốn. Nghiên cứu tiếp theo của Modigliani & Miller (1963) cho thấy bằng việc lãi vay được tính là chi phí hợp lý và trừ ra trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ làm lợi cho doanh nghiệp phần tỷ lệ giảm trừ này, đó chính là lá chắn thuế. Chính việc này cho thấy các doanh nghiệp khi sử dụng nợ sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp do cấu trúc vốn vay có sự gia tăng.

2.1.3.2 Lý thuyết trật tự phân hạng Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Lý thuyết này được đưa ra bởi Myers & Majluf (1984) từ kết quả nghiên cứu thông tin bất cân xứng. Myers & Majluf (1984) lập luận rằng các nhà đầu tư bên ngoài không thể hiểu rõ về sức khỏe tài chính của công ty mà mình muốn đầu tư hơn các nhà quản lý về kết quả kinh doanh thực, giá trị thực,cũng như các rủi ro và tiềm năng hiện tại và tương lai của công ty. Từ thông tin bất cân xứng này đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các nguồn tài trợ từ bên ngoài hay trong nội bộ của công ty.

Chính điều này dẫn đến một trật tự phân hạng. Theo đó, việc quyết định các nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp sẽ ưu tiên các khoản vốn từ lợi nhuận để lại để tái đầu tư (nguồn vốn nội bộ), sau đó mới đến nguồn vốn từ phát hành mới các chứng khoán nợ và cổ phiếu mới.

Lý thuyết này lý giải vì sao các công ty có KNSL tốt thường ít sử dụng nguồn vốn vay bởi vì họ không cần nhiều nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài cũng như mục tiêu của họ là tỷ lệ nợ thấp. Và vấn đề giải thích ngược lại tương tự với các công ty có KNSL ít hơn. Có thể thấy lý thuyết trật tự phân hạng giải thích được mối tương quan nghịch giữa đòn bẩy tài chính và KNSL.

2.1.3.3 Lý thuyết chi phí đại diện

Vấn đề chi phí đại diện nảy sinh khi mục đích của chủ sở hữu công ty và mục địch của nhà quản lý thiếu sự đồng thuận. Vấn đề tối đa hóa giá trị của công ty là điều mà các cổ đông hướng đến, nhưng nếu các nhà quản lý lại nảy sinh các lợi ích nhằm trục lợi cá nhân ngoài lợi ích tối đa hóa giá trị công ty, gây ra các thất thoát về tài sản của công ty. Do vậy, các cổ đông phải bỏ ra chi phí để kiểm soát vấn đề lợi ích cá nhân của các nhà quản lý thì đó là chính là chi phí đại diện.

Theo giả thuyết của lý thuyết đại diện, việc công ty sử dụng tỷ lệ vốn VSH/tổng tài sản thấp hay đòn bẩy tài chính cao sẽ làm giảm chi phí đại diện, điều này sẽ làm gia tăng giá trị công ty bằng cách khuyến khích, bắt buộc các nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính vì lợi ích của cổ đông (Jensen & Meckling, 2019). Nhưng khi sử dụng đòn bẩy tài chính cao thì sẽ nảy sinh vấn đề đại diện khác của nợ vay ngoài doanh nghiệp, khi đó lại phát sinh xung đột giữa cổ đông và chủ nợ, đó là chi phí kiệt quệ tài chính dự kiến cao hơn và chi phí phá sản.

Miller (1995) cho rằng các luận điểm của Modigliani và Miller vẫn có thể áp dụng trong thị trường không hoàn hảo và có thể mở rộng cho các tổ chức tài chính, trong đó có ngân hàng. Theo Berger và c.s. (2008), cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính khác với cấu trúc vốn của tổ chức phi tài chính. Theo lý thuyết đánh đổi khi chính phủ gia tăng sự hỗ trợ đối với các tổ chức tài chính sẽ làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính của các tổ chức này, khi đó các ngân hàng có xu hướng sử sử dụng nhiều hơn công cụ đòn bẩy tài chính. Khi đó, các quy định về vốn để các ngân hàng phải có tỷ lệ nắm giữ vốn nhiều hơn là cần thiết.

Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa chủ nợ và cổ đông cũng dẫn đến vấn đề thông tin bất cân xứng. Khi rủi ro phát sinh, các cổ đông sẽ có động cơ thay đổi tài sản bằng việc lợi dụng các chủ nợ, cụ thể, nếu các ngân hàng có thể tiến tới nguy cơ phá sản, các cổ đông sẽ không quan tâm đến các khoản đầu tư có giá trị sinh lời cao, nếu thời gian của các khoản vay với các chủ nợ càng dài, thì khả năng cổ đông chiếm đoạt giá trị của chủ nợ càng tăng. Chính vì thể, việc tăng tỷ lệ vốn sẽ đảm bảo cho các chủ nợ sự an toàn về vốn (Berger và c.s., 2008). Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Diamond & Rajan (2000) dựa trên các lý thuyết về cấu trúc vốn ngân hàng đã xây dựng một cấu trúc vốn trong trường hợp chỉ sử dụng nguồn tài trợ từ tiền gởi. Bản chất tiền gởi của khách hàng là có thể rút bất kỳ lúc nào, do vậy luôn tiềm ẩn khả năng rút tiền ồ ạt để tháo chạy khỏi ngân hàng nếu có nhưng thông tin bất lợi đối với ngân hàng. Khi đó, sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Cho nên, trong trường hợp này, việc các ngân hàng sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài sẽ góp phần làm giảm các biến động từ tiền gởi và góp phần giúp ngân hàng làm giảm tình trạng kiệt quệ tài chính. Nhưng bên cạnh đó, khi sử dụng vốn bên ngoài nhiều hơn đồng nghĩa với nhu cầu từ tiền gởi giảm và cũng tạo thanh khoản ít hơn.

Diamond & Rajan (2000) đã thiết lập mô hình cấu trúc vốn ngân hàng dựa trên lý thuyết về sự biến động của ngân hàng. Vì tiền gửi của ngân hàng là không chắc chắn và có thể bị rút ra bất cứ lúc nào, nên những trường hợp bất lợi có thể xảy ra dẫn đến việc ồ ạt rút vốn khỏi ngân hàng. Nguồn vốn bên ngoài có thể đóng một vai trò trong việc giảm biến động tiền gửi và cho phép các ngân hàng tránh được tình trạng kiệt quệ tài chính.

Admati và c.s. (2013) lập luận rằng khi các ngân hàng nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu hơn, phí bảo hiểm rủi ro sẽ giảm, làm giảm lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu và giảm chi phí ngân hàng. Theo quan điểm của họ, các ngân hàng có vốn cao hơn sẽ phải đối mặt với sự biến chất ít hơn của các quyết định cho vay và cải thiện hiệu quả hoạt động.

Thakor (2014) cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn gắn với việc cho vay nhiều hơn, tạo thanh khoản nhiều hơn, giá trị ngân hàng cao hơn và xác suất tồn tại qua các cuộc khủng hoảng cao hơn, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến rủi ro hệ thống cao hơn và xác suất phải nhận cứu trợ từ chính phủ cao hơn, điều này có thể gia tăng nợ chính phủ, làm nổ ra khủng hoảng nợ công. Bài nghiên cứu đề xuất rằng các tổ chức tài chính cần được yêu cầu nắm giữ nhiều vốn hơn.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn có liên quan đến việc cho vay nhiều hơn, thanh khoản cao hơn và giá trị ngân hàng cao hơn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp sẽ dẫn đến rủi ro hệ thống cao hơn và khả năng nhận được các gói cứu trợ của chính phủ cao hơn, điều này có thể làm tăng nợ chính phủ. Thakor (2014) đề xuất rằng các tổ chức tài chính nên được yêu cầu nắm giữ nhiều vốn hơn. Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

2.1.3.4 Lý thuyết đánh đổi

Trong quản trị tài chính, luôn có vấn đề vấn đề mâu thuẫn giữa lợi ích giữa người tài trợ với người quản lý doanh nghiệp đại diện. Jensen & Meckling, (2019) cho rằng có hai dạng mâu thuẫn về đại diện: (1) mâu thuẫn giữa người chủ nợ với chủ sở hữu và (2) mâu thuẫn giữa nhà quản lý doanh nghiệp và người chủ sở hữu.

Đối với mâu thuẫn thứ nhất giữa người chủ và người quản lý doanh nghiệp, vấn đề đại diện phát sinh khi người quản lý sở hữu ít hơn 100% phần vốn chủ sở hữu. Và trong trường hợp này người chủ sở hữu phải chịu toàn bộ chi phí từ hoạt động nâng cao lợi nhuận nhưng lợi ích thì lại không được hưởng 100%. Để giảm thiểu vấn đề chi phí đại điện này, người chủ sở hữu phải bỏ ra một khoản chi phí và chi phí này được coi là chi phí đại điện để kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp về chi phí, kiểm tra kiểm soát các hoạt động cũng như kiểm soát các ngưỡng chi mà các đổ đông đã giới hạn cho các chi phí của bộ phận quản lý.

Đối với mâu thuẫn thứ hai giữa người chủ nợ và người chủ doanh nghiệp, mâu thuẫn này phát sinh từ các hợp đồng mà cụ thể các hợp đồng vay, với các mức vay của các chủ đầu tư. Nó được lý giải như nếu khoản nợ vay này tạo ra một khoản doanh thu cao hơn mức vay nợ, thì người chủ doanh nghiệp được hưởng hết phần chênh lệch này và ngược lại. Chính vì vậy, người chủ doanh nghiệp có khuynh hướng không đầu tư vào các hạng mục có mức rủi ro đáng quan ngại, cho nên các chủ nợ thường xây dựng các điều khoản có lợi cho mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp khi tiếp cận các khoản vay này còn bị giám sát để chủ nợ đảm bảo rằng nguồn vốn của họ không bị thất thoát và chi phí cho các khoản vay này được chuyển vào chi phí nợ vay, do vạy người chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu một chi phí vay cao hơn.

Vấn đề đại diện còn nghiêm trọng hơn đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ vì các doanh nghiệp nhỏ các yêu cầu về công bố và công khai thông tin không được yêu cầu cao bằng các doanh nghiệp lớn, chính vì vậy sẽ dẫn đến chi phí đại diện ở đây là những chi phí cũng cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu của Jensen & Meckling (2019) về chi phí đại diện cho rằng một cấu trúc vốn tối ưu có có được khi có sự cân đối giữa lợi ích và chi phí khi sử dụng nợ. Vấn đề đại diện cũng liên quan đến uy tín của doanh nghiệp và đến lượt nó cũng ảnh hưởng đến lựa chọn cấu trúc tài chính. Nghiên cứu của Diamond (1989) cũng cho thấy nếu doanh nghiệp có uy tín tốt thông qua việc có lịch sử thanh toán nợ tốt cũng sẽ làm giảm chi phí đại diện, nghĩa là chi phí đi vay sẽ thấp. Có thể thấy vấn đề đại diện này ngoài việc ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính được lựa chọn cũng có tác động lớn đến doanh nghiệp về uy tín. Do đó, các doanh nghiệp lớn hoặc có thâm niên kinh doanh càng cao thì họ thường có khuynh hướng đầu tư, lựa chọn các dự án an toàn vốn khi họ sử dụng nợ để đảm bảo kết quả hoạt động cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Nhìn chung, việc đưa chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện vào mô hình MM dẫn đến lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn. Những mô hình này đều thừa nhận tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu. Cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp liên quan đến cân bằng giữa ảnh hưởng thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, với chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện.

2.1.4 Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của ngân hàng Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Như đã nói ở trên, tác động của cấu trúc vốn KNSL của ngân hàng hiện tại đã được nhiều tác giả trên thế giới và trong nước nghiên cứu và đưa ra các quan điểm trái chiều.

Quan điểm thứ nhất: Cấu trúc vốn có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Berger & Di Patti (2006) cho rằng có hai hướng giải thích cho mối quan hệ cùng chiều giữa cấu trúc vốn với lợi nhuận của ngân hàng. Hướng giải thích thứ nhất dựa trên giả thuyết chi phí phá sản kỳ vọng (expected bankruptcy costs hypothesis).

Theo đó, khi ngân hàng có tỷ lệ nợ vay cao và vượt quá mức sử dụng nợ vay tối ưu thì sẽ làm tăng chi phí phá sản kỳ vọng do các yếu tố bên ngoài gây ra. Khi đó, ngân hàng sẽ phải tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn để làm giảm chi phí phá sản do việc sử dụng nợ quá nhiều. Từ đó lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ tăng lên. Hướng giải thích thứ hai dựa trên giả thuyết tín hiệu (signaling hypothesis). Khi loại bỏ giả định thông tin cân xứng của lý thuyết Modigliani và Miller, các nhà quản lý được cho là có thông tin riêng về dòng tiền của ngân hàng trong tương lai. Các nhà quản lý có thể báo hiệu thông tin này thông qua các quyết định cấu trúc vốn (Myers & Majluf, 1984). Kết quả là, một trạng thái cân bằng tín hiệu tồn tại trong các ngân hàng có kỳ vọng hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai sẽ có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn. Những thông tin nội bộ có thể tồn tại ở nhiều dạng và chủ yếu thể hiện kỳ vọng của các nhà quản lý về doanh thu, chi phí hoặc rủi ro trong tương lai tốt hơn là những người bên ngoài ngân hàng.

Ngoài ra, theo De Bandt và c.s. (2014), ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn càng lớn thì càng tăng nguy cơ tổn thất nếu việc quản lý không chặt chẽ và hiệu quả. Vì cổ đông là những người phải chịu rủi ro tổn thất nhiều hơn, họ sẽ yêu cầu cao hơn trong việc giám sát hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng tăng lên thông qua kênh giám sát.

Quan điểm thứ hai: Cấu trúc vốn có tác động ngược chiều khả năng sinh lời của ngân hàng.

Như đã nói ở trên, ở mức đòn bẩy thấp, việc gia tăng đòn bẩy có thể gia tăng giá trị doanh nghiệp và làm giảm chi phí đại diện. Berger & Di Patti (2006) đã tiến hành kiểm tra và kết luận rằng lý thuyết chi phí đại diện vẫn áp dụng được trong lĩnh vực ngân hàng.

Ngoài ra, theo Hart & Moore (1994), nợ vay buộc lãnh đạo ngân hàng phải đưa ra những quyết định hiệu quả để hoàn trả được gốc và lãi. Ngoài ra, nợ vay cũng có những lợi thế nhất định so với vốn chủ sở hữu về đối xứng thông tin. Nhà quản lý doanh nghiệp khi đi vay luôn phải tiết lộ các kế hoạch kinh doanh trong tương lai cho những nhà đầu tư bên ngoài như một cách đảm bảo cho sự tin tưởng của nhà đầu tư về khả năng trả nợ sau này. Tuy nhiên, nợ vay của ngân hàng khác với nợ vay của doanh nghiệp vì phần lớn nợ phải trả của ngân hàng đến từ huy động trong dân cư và tổ chức kinh tế – những người không có động lực hoặc chuyên môn để giám sát ngân hàng (Dewatripont & Tirole, 1994). Khác biệt này dường như là một thuận lợi đối với ngân hàng. Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Quan điểm thứ ba: Cấu trúc vốn có mối quan hệ không đơn điệu đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Giải thích cho quan điểm gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn có tác động không đơn điệu đến KNSL của ngân hàng, có thể dựa trên lý thuyết chi phí đại diện đã đưa ra ở trên. Như đã chỉ ra bởi Jensen & Meckling (2019), hiệu quả của đòn bẩy trên tổng chi phí đại diện dự kiến sẽ không đơn điệu. Vì vậy, ở mức thấp của đòn bẩy (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cao), tăng nợ sẽ khuyến khích người quản lý giảm chi phí đại diện của nợ, và do đó tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tại một số điểm mà sự phá sản và kiệt quệ tài chính dễ xảy ra hơn, các chi phí phá sản và chi phí đại diện không đối xứng áp đảo chi phí vốn chủ sở hữu, do đó tăng thêm đòn bẩy (tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp hơn) dẫn đến tổng chi phí đại diện cao hơn và lợi nhuận thấp hơn.

Ngoài ra, Berger & Di Patti (2006) lý giải mối quan hệ không đơn điệu giữa cấu trúc vốn với khả năng sinh lòi của ngân hàng dựa trên tác động ngược lại giữa KNSL đến cấu trúc vốn của ngân hàng dựa trên hai giả thuyết. Giả thuyết rủi ro– hiệu quả (efficiency – risk hypothesis) và giả thuyết giá trị nhượng quyền (franchise – value hypothesis). Giả thuyết rủi ro – hiệu quả phát biểu rằng những công ty hoạt động hiệu quả (tức là có tỷ suất sinh lời cao) sẽ chọn tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thấp, vì lợi nhuận kỳ vọng cao hơn từ hiệu quả lợi nhuận cao hơn có thể thay thế vốn cổ phần một mức độ nào đó trong việc bảo vệ ngân hàng khỏi những bất lợi và rủi ro vỡ nợ (Athanasoglou và c.s., 2008). Trong khi đó, giả thuyết giá trị nhượng quyền cho rằng những công ty có hiệu quả kinh doanh cao sẽ có xu hướng chọn tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cao để bảo vệ thu nhập cao đến từ hiệu quả lợi nhuận trong tương lai.

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 

Có nhiều nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến KNSL của ngân hàng và có nhiều kết luận khác nhau.

Berger & Di Patti (2006) đo lường tác động của cấu trúc vốn lên KNSL của các NHTM với KNSL được đo lường thông qua chỉ số ROE, bằng việc sử dụng mô hình OLS và mô hình 2SLS, dữ liệu được thu tập từ năm 1990 đến năm 1995 gồm 7320 quan sát. Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa KNSL và cấu trúc vốn. Nghiên cứu của Athanasoglou và c.s. (2008) tại Hy Lạp về các yếu tố tác động đến KNSL của các ngân hàng với KNSL được đo lường bằng ROA và ROE, với giai đoạn nghiên cứu từ 1985 đến 2001 và sử dụng ba phương pháp hồi quy là FEM, REM, GMM. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa cấu trúc vốn và KNSL của các ngân hàng.

Nghiên cứu của Ben Naceur & Goaied (2008) được thực hiện từ năm 1980- 2000 với KNSL đo lường bởi ROA và NIM để nghiên cứu về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng và lãi cận biên. Hai mô hình nghiên cứu được sử dụng là FEM và REM. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu vốn trên tài sản (cấu trúc vốn của ngân hàng) và mối quan hệ này có tác động cùng chiều đến ROA và NIM. Nghiên cứu của Saona Hoffmann (2011) cũng nghiên cứu về cấu trúc vốn và KNSL ở các ngân hàng tại Mỹ với biến ROE được đại diện cho KNSL. Với mô hình GMM và giai đoạn nghiên cứu từ năm 1995-2007, nghiên cứu phát hiện ra ngưỡng 41,35%. Nếu tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản của ngân hàng càng tăng qua ngưỡng này thì mối quan hệ là ngược chiều, còn nếu tỷ lện này giảm thấp hơn mức này thì mối quan hệ này là cùng chiều.

Nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013) trong giai đoạn 1999-2009 về các nhân tố tác động đến KNSL của các ngân hàng Tây Ban Nha, bằng việc áp dụng mô hình S-GMM và KNSL được đo lường bởi ROA và ROE, nghiên cứu cứu tìm thấy mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với ROA là cùng chiều nhưng lại là ngược chiều với ROE.Nghiên cứu của Tarek Al-Kayed và c.s. (2014) tại các ngân hàng ở 19 quốc gia Hồi giáo từ năm 2003-2008 về mối quan hệ giữa KNSL và cấu trúc vốn của các ngân hàng này. KNSL được các tác giả đo lường bằng ROA, ROE và NIM, phương pháp hồi quy được sử dụng là 2SLS và cho thấy có các tác động cùng chiều của cấu trúc vốn đến KNSL nếu cao hơn ngưỡng 37,4% ( đây là tỷ lệ giữa vốn CSH/Tổng tài sản), và mối quan hệ này là ngược chiều nếu thấp hơn ngưỡng 37,4%.

Nghiên cứu của De Bandt và c.s. (2014) tại các ngân hàng Pháp từ năm 1993- 2012 về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với KNSL, với KNSL được đo lường bởi ROE. Bằng mô hình FEM, nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cấu trúc vốn và KNSL tại 17 ngân hàng tại Pháp. Anarfo & Appiahene (2017) nghiên tại các ngân hàng Châu Phi cũng về mối quan hệ giữa KNSL và cấu trúc vốn. Nghiên cứu sử dụng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng cùng các kiểm định Granger Causality Test và Unit Root Test để phân tích các tác động đến KNSL của cấu trúc vốn của ngân hàng. Các biến phụ thuộc mà nghiên cứu nói trên sử dụng là ROE, ROA và NIM. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng cấu trúc vốn và KNSL của ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều nhau. Tuy nhiên khi thực hiện mô hình, kết quả đưa ra cho thấy cấu trúc vốn không có tác động đáng kể đến KNSL của các ngân hàng này. Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Rahman và c.s. (2015) thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố tác động đến KNSL của các ngân hàng tại Bangladesh bằng mô hình GMM. Nghiên cứu sử dụng mô hình GMM từ dữ liệu được thu thập được từ 25 ngân hàng trong thời gian từ 2006 – 2013. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là ROE, ROA và NIM. Biến độc lập được áp dụng bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ an toàn vốn,  rủi ro tín dụng, cấu trúc sở hữu ngân hàng, quy mô tài sản, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn ngân hàng có tác động cùng chiều đến ROA và NIM, tuy nhiên lại không có ý nghĩa đối thống kê với ROE của các ngân hàng tại Bangladesh.

Nikoo (2015) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến KNSL của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran. Với dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian từ 2009 – 2014, qua phương pháp hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cấu trúc vốn (Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu) có ảnh hưởng trái chiều đến KNSL của các ngân hàng được đề cập trong nghiên cứu thông qua các chỉ số ROE, ROA và EPS. Musah (2018) thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến KNSL của các ngân hàng tại Ghana. Dữ liệu được sử dụng của 23 ngân hàng tại Ghana trong khoảng thời gian từ 2010 – 2015. Bằng phương pháp hồi quy OLS, kết quả đưa ra cho thấy cấu trúc vốn (tổng nợ/tổng tài sản) có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA nhưng lại không có ý nghĩa thống kê đối với ROE.

Pinto và c.s. (2020) phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở Ấn Độ. Nghiên cứu bao gồm khoảng thời gian 5 năm từ 2011 đến 2015 và 21 ngân hàng được chọn để nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Để đo lường cấu trúc vốn, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu được sử dụng và để đo lường hiệu quả tài chính, lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE), tỷ suất lợi nhuận ròng (NP) và biên lãi ròng (NIM) được sử dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cấu trúc vốn có tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở Ấn Độ.

Ayalew (2021) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng tư nhân ở Ethiopia, trong giai đoạn 2013- 2019, sử dụng số liệu bảng với mô hình hồi quy OLS, FEM, REM. Một cuộc khảo sát của 16 ngân hàng tư nhân được đưa vào nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích hồi quy, các biến cấu trúc vốn và một số đặc điểm riêng của ngân hàng giải thích một phần đáng kể các biến động về khả năng sinh lời của ngân hàng. Các thước đo khả năng sinh lời của ROA và biên lãi ròng cao hơn có xu hướng liên quan đến tỷ lệ nợ ngắn hạn và tổng nợ, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi và rủi ro tín dụng tương đối cao hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng lâu đời đang ở vị thế tốt hơn so với các ngân hàng có thời gian thành lập ngắn hơn về khả năng sinh lời. Tác động của quy mô được tìm thấy là tiêu cực đối với mô hình ROA, ngụ ý rằng các ngân hàng tư nhân Ethiopia đang hoạt động thấp hơn năng lực tối ưu của họ.

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang (2014) tại 39 NHTM Việt Nam về các yếu tố tác động đến KNSL từ năm 2005-2012. Với yếu tố KNSL được đo lường bằng ROA và ROE, kêt luận cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa cấu trúc vốn đến ROA nhưng lại có tác động ngược chiều đến ROE.

Nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành (2015) tại 22 NHTM trong giai đoạn 2007-2013 ở Việt Nam, bằng việc sử dụng phương pháp S-GMM với KNSL được đo lường bằng ROA và ROE, kết quả cho thấy mối quan hệ này là ngược chiều. Nghiên cứu của Nguyễn Phạm Nhã Trúc & Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2015) cũng về KNSL của các NHTM Việt Nam ở hai nhóm quốc doanh và ngoài quốc doanh tại giai đoạn 2002-2013, với KNSL được đo lường bằng ROA và ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự chệnh lệch giữa KNSL giữa hai nhóm ngân hàng này.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2016), nghiên cứu ảnh hưởng của vốn ngân hàng đến KNSL và rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam . Bằng phương pháp GMM dung dữ liệu của 30 NHTMVN giai đoạn 2007–2014 để kiểm định giả thuyết rủi ro đạo đức và giả thuyết quản lí về mối quan hệ giữa vốn ngân hàng, KNSL và rủi ro tín dụng. Bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng khác, kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng rõ ràng của vốn ngân hàng đến KNSL và rủi ro tín dụng của các NHTM.

Nghiên cứu của Lâm Chí Dũng & Võ Hoàng Diễm Trinh, (2020) tại 25 NHTM từ năm 2007-2017 ở Việt Nam về mối quan hệ giữa KNSL và cấu trúc sở hữu vốn. Với KNSL được đo lường bằng ROA và NIM, kết quả nghiên cứu cho thấy KNSL càng thấp nếu tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước cao; và mối quan hệ này là cùng chiều đối với tỷ lệ sở hữu vốn của ngân hàng là nước ngoài nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

Nguyễn Thành Đạt (2021) tiến hành khảo sát 19 NHTMCP ở Việt Nam với thời gian từ năm 2009 đến năm 2018. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng thông qua kiểm định Hausman (1978) để lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM. Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa KNSL và cấu trúc vốn ngân hàng và cùng chiều với rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL và rủi ro tín dụng ngân hàng bao gồm tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, GDP và lạm phát. Ngoài ra nghiên cứu còn đưa ra một số giải pháp để góp phần hạn chế ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến KNSL và rủi ro tín dụng của các NHTM cổ phần Việt Nam. Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

Các nghiên cứu trong nước về chủ đề ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các ngân hàng thương mại  cổ phần Việt Nam còn đưa ra những kết luận trái chiều nhau, có thể nguyên nhân bắt nguồn từ việc chưa đưa một số các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô vào mô hình, cũng như thời gian thu thập dữ liệu của các nghiên cứu trên chưa cập nhật các năm gần nhất, chưa phản ánh hết được chính xác sự ảnh hưởng cũng như chiều hướng tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Vì vậy, với bài nghiên cứu này, tác giả mong muốn đưa ra một mô hình với thời gian thu thập dữ liệu gần nhất nhằm đưa ra các nhận định xác đáng hơn về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam.

Nhìn chung, nghiên cứu về cấu trúc vốn ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM là nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu với số liệu thu thập dựa trên Báo cáo tài chính hợp nhất của 27 NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2021 hiện tại đến thời điểm này chưa nhiều. Đây là khoảng thời gian đủ dài để có được số quan sát cần thiết, làm tăng mức độ tin cậy của các phương pháp thống kê sử dụng. Đây chính là khoảng trống của đề tài nghiên cứu.

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

TT Tác giả  Dữ liệu  Phương pháp sử dụng Hướng tác động
1 Berger & Di Patti (2006) Các NHTM Mỹ từ năm 1990- 1995 (7.320 quan sát) 2SLS – (ROE)
2 Nanceur và Goaied (2008) Các ngân hàng ở Thổ  Nhĩ Kỳ giai đoạn  1980 –2000 FEM, REM + (ROA)
3 Athanasoglou và c.s. (2008) Các NHTM Hy Lạp từ năm 1985 đến 2001 GMM, REM,  FEM + (ROE) + (ROA)
4 De Bandt và c.s. (2014) Các NHTM Pháp từ năm 1993   đến năm 2012 FEM + (ROE)
6 Saona Hoffmann (2011) Các NHTM Mỹ từ năm 1995 đến năm 2007 GMM

Tồn tại ngưỡng 41,35% vượt qua ngưỡng này, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận của ngân hàng là thuận chiều và ngược lại.

(Nguồn: tác giả tổng hợp) 

Kết luận chương 2

Trong Chương 2 tác giả đã trình các cơ sở lý thuyết, các khái niệm về cấu trúc vốn, khả năng sinh lời cũng như các lý thuyết về cấu trúc vốn. Cũng trong chương 2 tác giả cũng đã lược khảo các nghiên cứu có liên quan ở tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và KNSL của các NHTM. Với các nghiên cứu này, tố được sử dụng nhiều nhất là ROA, ROE và NIM để đo lường KNSL. Trên cơ sở lý thuyết tại chương 2 sẽ là nền tảng để xây dựng các biến nghiên cứu cũng như giả thuyết nghiên cứu sẽ được đề cập tại chương 3 phương pháp nghiên cứu được trình bày tiếp ngay sau đây. Luận văn: Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: PPNC cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NH

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993