Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt.
Tóm tắt: Luận văn này đã tiến hành tổng hợp lý thuyết liên quan đến tín dụng cá nhân, lựa chọn sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. Đồng thời, tác giả đã tiến hành lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và nước ngoài về tín dụng cá nhân và các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng. Từ đó, xác định các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình cùng giả thuyết nghiên cứu gắn cho bối cảnh quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân.
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính cùng với các chuyên gia tác giả đã thống nhất bảng khảo sát thang đo khái niệm cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, sau đó tác giả tiến hành khảo sát 450 khách hàng tuy nhiên số bảng câu hỏi thu về và hợp lệ là 386 mẫu. Từ đó, tác giả tiến hành phân tích số liệu khảo sát này thông qua phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha, có sự hội tụ và đại diện cho một nhân tố thông qua kiểm định EFA. Tiếp đó tác giả phân tích sự tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc thì đều có sự tương quan và có ý nghĩa thống kê. Đồng thời kết quả mô hình hồi quy cho thấy 6 nhóm nhân tố đó là: Chất lượng dịch vụ; Thương hiệu ngân hàng; Chi phí đi vay; Chính sách tín dụng; Đội ngũ nhân viên; Hoạt động marketing ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Đà Lạt, điều này phù hợp với thực tế tại ngân hàng trong thời gian qua. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu tác giả đã tiến hành đề xuất các hàm ý quản trị theo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng.
Đồng thời nhận xét về hạn chế nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo.
Từ khoá: Tín dụng cá nhân; Chất lượng dịch vụ; Thương hiệu ngân hàng; Chi phí đi vay; Chính sách tín dụng; Đội ngũ nhân viên; Hoạt động marketing.
ABSTRACT Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Topic: Factors affecting the decision to borrow capital at Bank for Investment and Development of Vietnam – Da Lat branch.
Abstract: This thesis has conducted a synthesis of theories related to personal credit, choosing to use services at banks. At the same time, the author has conducted a review of domestic and foreign empirical studies on personal credit and factors that affect customers’ decision to choose banks to borrow capital. From there, identify research gaps and propose models and research hypotheses associated with the context of individual customers’ decision to choose a bank to borrow money.
After conducting qualitative research with experts, the author agreed on a survey of the conceptual scale for the factors in the research model, then the author conducted a survey of 450 customers, but the number of tables The returned and valid questions were 386 samples. From there, the author analyzed this survey data through the statistical software SPSS 22.0. The research results show that the scales have Cronbach’s Alpha reliability, converge and represent one factor through EFA test. Next, the author analyzes the correlation of the independent and dependent variables, both of which are correlated and have statistical significance. At the same time, the regression model results show that 6 groups of factors are: Service quality; Bank brand; Borrowing costs; Credit policy; Staff; Marketing activities positively influence the decision to choose a bank to borrow money from individual customers at BIDV Da Lat, which is consistent with the reality at the bank in recent years. Finally, from the research results, the author has proposed management implications according to the factors affecting the decision to choose a bank to borrow capital of individual customers at the bank. At the same time, comment on research limitations and future research directions.
Keywords: Personal credit; Service quality; Bank brand; Borrowing costs; Credit policy; Staff; Marketing activities.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn, khu vực cho vay ngắn hạn nhường chỗ cho thị trương tài chính- tiền tệ cung ứng. Ngược lại ở hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…). Ngoài tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng thì hoạt động cho vay là đòn bẩy để giúp cho nền kinh tế hoạt động một cách liên tục và bền vững, hay nói cách khác hoạt động cho vay được xem là nguồn tài trợ lớn trong nền kinh tế đối với các tổ chức, cá nhân thiếu vốn có thể hoạt động kinh doanh tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội (Mohammed và cộng sự, 2018).
Hiện nay, hệ thống ngân hàng của Việt Nam có tổng công 31 NHTM với đầy đủ loại quy mô từ nhỏ đến lớn, tất cả các ngân hàng đều mong muốn có sự hoạt động bền vững và tạo ra lợi nhuận để duy trì sự sống còn của mình. Vì vậy các ngân hàng dường như luôn đặt mình trong vị trí cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ, đặc biệt là trong thị trường cho vay. Các NHTM Việt Nam xem hoạt động cho vay như một dịch vụ để cung ứng ra thị trường, do đó ngoài lãi suất cạnh tranh thì việc thực hiện việc chăm sóc khách hàng được xem là hoạt động tạo ra thương hiệu, sức cạnh tranh với ngân hàng khác. Do đó, việc thấu hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng hay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng là thật sự cần thiết (Trần Khánh Bảo, 2015). Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Tính đến thời điểm hiện tại có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đa phần các tác giả sẽ tập trung vào sự cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng để dẫn đến việc khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng vay vốn (Nguyễn Phúc Chánh, 2016). Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa các ngân hàng thì lãi suất dường như không còn là vấn đề quan trọng vì mặt bằng chung về chi phí bỏ ra của khách hàng tại các ngân hàng không có cách biệt quá lớn. Các vấn đề dường như khách hàng rất quan tâm khi lựa chọn ngân hàng để vay vốn đó chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng, đây là hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng để có thể tư vấn cho họ một phương án vay và trả nợ hiệu quả, ngoài ra thể hiện sự đồng cảm của ngân hàng với khách hàng.
Trong đó, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một ngân hàng có vốn nhà nước lâu đời hoạt động tại Việt Nam. Những năm vừa qua dư nợ tín dụng của BIDV nói chung và chi nhánh Đà Lạt nói riêng có xu hướng giảm mặc dù lãi suất tại ngân hàng thấp hơn so với các NHTM khác tại Việt Nam, tuy nhiên khách hàng vẫn đánh giá các thủ tục vay vốn tại ngân hàng còn rườm rà so với các NHTM khác. Vì vậy, ngân hàng đã có chiến lược đánh giá lại công tác tín dụng của toàn bộ hệ thống để có chính sách thu hút khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận và thị phần của mình. Hiện nay, tại chi nhánh Đà Lạt vẫn chưa có công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt” với mong muốn sẽ góp phần vào việc tăng trưởng tín dụng tại BIDV Đà Lạt trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt của khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự lựa chọn BIDV Đà Lạt để vay vốn của khách hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt.
Thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách để thu hút khách hàng vay vốn tại BIDV Đà Lạt.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn được mục tiêu nghiên cứu tác giả cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, các nhân tố nào được đưa vào mô hình ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt ?
- Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt như thế nào ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt.
- Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân đang vay vốn tại BIDV Đà Lạt có lịch sử giao dịch từ năm 2019 – 2021.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Lạt.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thời gian khảo sát dự kiến từ tháng 02/2022 đến tháng 04/2022.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, cụ thể:
Phương pháp định tính: Thông qua việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các chuyên gia trong ngân hàng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu từ đó có thể hoàn thiện việc xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.
Phương pháp định lượng: Được thực hiện để phân tích dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát chính thức 450 khách hàng cá nhân đã lựa chọn ngân hàng BIDV Đà Lạt để vay vốn và xử lý số liệu thông qua phần mềm SPSS 22.0. Cụ thể như sau:
Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và độ giá trị (factor loading), tiến hành phân tích Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến quan sát tác động đến sự lựa chọn của khách hàng để vay vốn tại BIDV Đà Lạt. Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt.
1.6 Đóng góp của đề tài
Đóng góp về khoa học: Nghiên cứu này tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tín dụng, các nhân tố lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Đồng thời lược khảo các nghiên cứu để tìm ra các khoảng trống nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu cho BIDV Đà Lạt. Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này sẽ giúp cho BIDV Đà Lạt có những nhận định, đánh giá khách quan về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn vay vốn của khách hàng tại ngân hàng. Từ đó, sẽ có giải pháp đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ để làm tăng mức độ lựa chọn của khách hàng tại BIDV Đà Lạt đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng và vẫn chưa được thực hiện nghiên cứu nhiều nên nghiên cứu này sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau.
1.7 Kết cấu của luận văn
- Chương 1: Giới thiệu đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tại chương này đã trình bày về lý do chọn đề tài, từ đó, đưa ra các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu tương ứng. Đồng thời, tại chương này cũng đã xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu cùng với phương pháp nghiên cứu. Mặt khác, tại chương này đã nhận diện được ý nghĩa của đề tài và phân chia bố cục của đề tài này.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ Latinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán (Phan Thị Thu Hà, 2013). Trên cơ sở tiếp cận ở chủ thể cấp tín dụng là ngân hàng, theo Nguyễn Văn Tiến (2015) thì tín dụng được định nghĩa là ngân hàng “thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều loại hình tín dụng, vì thế phải căn cứ vào chủ thể trong mối quan hệ giữa hai bên để chia tín dụng thành ba nhóm phổ biến sau:
- Tín dụng thương mại: Đây là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp đối tác làm ăn với nhau dưới hình thức mua bán chịu.
- Tín dụng ngân hàng: Đây là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân,…
- Tín dụng nhà nước: Đây là mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể trong nền kinh tế và Nhà nước trong đó Nhà nước đóng vai trò là chủ thể đi vay. Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Tuy là ba hình thức tín dụng trên rất phổ biến nhưng tín dụng ngân hàng là một hình thức vô cùng quan trọng và được xem là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế với vai trò cung cấp nguồn vốn cho thị trường. Tín dụng ngân hàng được xem là mối quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể trung gian là ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn xác định với một khoản chi phí nhất định (Phan Thị Thu Hà, 2013). Trong đó tín dụng ngân hàng có những đặc trưng cơ bản sau:
Nếu xem xét khía cạnh hình thái giá trị tín dụng, có thể thấy loại hình tín dụng khác nhau, tài sản giao dịch thường dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ. Tuy nhiên với ngân hàng thì khác, tín dụng ngân hàng có thể thông qua hình thái đa dạng với hình thức tiền tệ, tài sản thực hoặc là chữ kí.
Rủi ro đối với hoạt động tín dụng ngân hàng mang tính tất yếu, chỉ có thể kiểm soát, kiềm chế chứ không thể loại trừ hoàn toàn. Rủi ro tín dụng ngân hàng chỉ xảy ra trong hai tình huống sau: khách hàng không có khả năng trả nợ; khách hàng không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Ta cũng có thể thấy rằng thực chất các giao dịch tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin có thể thông tài sản đảm bảo hay sự bảo lãnh tuy nhiên sự phá bỏ cam kết của khách hàng đối với ngân hàng luôn có thể xảy ra, do biến cố của khách hàng là một yếu tố chủ quan nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng hoặc thiện chí của khách hàng là cái mà ngân hàng không có gì để đảm bảo. Vì vậy ngân hàng chỉ có thể dùng biện pháp để tầm soát, kiềm chế rủi ro ở mức thấp nhất chứ không tể loại trừ hay triệt tiêu nó.
Hoàn trả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và của tín dụng ngân hàng nói riêng. Đây được xem là sự khác biệt của tín dụng và các giao dịch khác. Đối với tín dụng ngân hàng thì sự hòa trả là cực kì quan trọng vì bản chất ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian đi vay và cho vay lại, nếu khách hàng không hoàn trả thì ngân hàng sẽ không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh được nữa. Vì vậy để đảm bảo hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi thì ngân hàng cần phải cân nhắc kĩ hai yếu tố cơ bản:
- Xác định thời hạn, kỳ hạn tín dụng hợp lý.
- Chính sách lãi suất tín dụng cần đảm bảo hài hòa mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và nền kinh tế chấp nhận được.
Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng được xem là vô điều kiện vì trong quá trình cấp tín dụng được dựa trên cơ sở những căn cứ pháp lý cụ thể đó là hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ,… đây là những bằng chứng, ràng buộc pháp lý giữa ngân hàng và khách hàng bao gồm những nội dung cam kết hoàn trả vô điều kiện cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến thời hạn thanh toán.
2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Hoạt động tín dụng đảm bảo nhu cầu về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh vố nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế: Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn còn ở mức độ cao. Vì vậy, thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguồn nguyên liệu một cách hợp lý, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho các đơn vị kinh tế vay. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư được tiến hành một cách tập trung, chủ yếu là cho các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu, vừa đảm bảo tránh rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn: Trong điều kiện nước ta nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, là ngành chịu tác động nhiều nhất của quá trình tự nhiên và là ngành đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội, đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, nhà nước cần tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác. Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp: Đặc trưng cơ bản của tín dụng là hoạt động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Vì vậy, hoạt động của tín dụng đã góp phần kích thích sử dụng vốn vay có hiệu quả. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng thì các doanh nghiệp phải tôn trọng hoạt động tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay theo đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi doanh nghiệp. Tín dụng đã và đang ngày một có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội.
2.3. Hành vi lựa chọn sử dụng dịch vụ của khách hàng tại các ngân hàng thương mại
Sproles và Kendall (1986) cho rằng ý định mua dựa trên đặc tính cơ bản của người tiêu dùng. Hầu hết sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng đều bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều quyết định mua sắm cụ thể, cái mà ảnh hưởng đến việc ra quyết định cuối cùng của một cá nhân. Họ đã xây dựng thang đo có 40 biến quan sát để đo lường tám đặc trưng của hành vi người tiêu dùng được đặt tên là thang đo Phong cách khách hàng (Consumer Styles Inventory) viết tắt là CSI.
Hình 2.1: Mô hình quyết định tiêu dùng của Sproles – Kendall
- Nhân tố 1: Tính hoàn hảo, đo lường mức độ mà một khách hàng tìm kiếm chất lượng tốt nhất.
- Nhân tố 2: Hình ảnh thương hiệu; những khách hàng hướng về mua những sản phẩm đắt tiền, nhãn hiệu nổi tiếng, bán chạy nhất, nhãn hiệu quảng cáo nhiều nhất.
Họ tin là tiền nào của nấy, giá cao thì chất lượng cao.
- Nhân tố 3: Tính mới lạ, thời trang; những khách hàng tìm kiếm sự đa dạng, phong phú, họ mua sắm ít cẩn thận và ít quan tâm đến giá, những người thích thời trang, mới lạ. Tìm được thứ gì mới họ sẽ rất thích thú, hào hứng.
- Nhân tố 4: Tính tiêu khiển, giải trí, đo lường mức độ khách hàng xem mua sắm như là một hành vi giải trí, vì thế họ mua để vui vẻ và thưởng thức.
- Nhân tố 5: Giá cả; những người mua sắm bằng cách so sánh, muốn có được giá trị tốt nhất so với số tiền họ bỏ ra, tìm sản phẩm giá thấp, hay sản phẩm được bán hạ giá.
- Nhân tố 6: Bốc đồng, bất cần đây là việc mà khách hàng tự muốn tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm mới.
- Nhân tố 7: Bối rối quá nhiều sự lựa chọn thì đề cập đến sự đa dạng và phong phú của sản phẩm hay sự truyền miệng của những người dùng trước.
- Nhân tố 8: Trung thành thương hiệu hay thói quen với nhãn hiệu liên quan đến việc ưu chuộng và sử dụng một sản phẩm dịch vụ một cách lâu năm. Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Đối với mô hình của Sproles và Kendall (1986) ta có thể ứng dụng vào ngân hàng khi xem hoạt động cho vay như một hàng hoá hoặc dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng để tiêu dùng thì các nhân tố tác động trên mô hình hoàn toàn phù hợp. Cụ thể, Trịnh Quốc Trung và cộng sự (2008) cho rằng sản phẩm cho vay của ngân hàng phải có tính hoàn hảo có nghĩa là dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng gửi tiền cần được ngân hàng chú trọng và duy trì.
Hình ảnh, thương hiệu thể hiện cho sự uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, việc vay tiền tại ngân hàng nào đó mà khách hàng lựa chọn cũng sẽ dựa trên sự nổi tiếng của ngân hàng đó về sản phẩm cho vay, sự hỗ trợ khách hàng,…
Sự mới lại hay thời trang nếu đối sánh với tín dụn ngân hàng đó được xem là sự đa dạng phong phú về loại hình hay thời hạn cho vay để kích thích khách hàng và tạo nhiều sự lựa chọn có lợi cho họ, đây cũng được xem là nhân tố cạnh tranh giữa các ngân hàng trong quá trình tạo sự khác biệt và gia tăng độ thoả dụng cho khách hàng khi muốn sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mới.
Giá cả hay giá trị thu lại đại diện cho lãi suất cho vay và sự thoả mãn với mức chi trả đó, khách hàng đều mong muốn trả khoản lãi thấp cho món vay của mình, tuỳ vào các đối tượng khách hàng thì mức yêu cầu với lãi suất sẽ khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung là trả lãi và mức lãi đấy được tiết kiệm nhiều nhất có thể khoản thời gian nhất định.
Sự bốc đồng, bất cần hay sự rối bời vì quá nhiều lựa chọn, các nhân tố này tương đồng với sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội như bạn bè, người thân hay gia đình đưa ra nhiều kinh nghiệm hay lời khuyên cho khách hàng, đây là nhân tố thiên về sự truyền miệng và trải nghiệm của khách hàng trước đây đến với khách hàng mới của ngân hàng, do đó yếu tố này tại các nghiên cứu của ngân hàng có thể phát triển thành sự tin cậy hoặc sự ảnh hưởng của xã hội.
Sự quen thuộc về thương hiệu có nét ương đồng với sự tin tưởng về uy tín lâu năm khi giao dịch với ngân hàng của khách hàng. Có thể sự quen thuộc này không hẳn do thương hiệu lớn đem lại nhưng chất lượng dịch vụ, các nhân tố cạnh tranh với các đối thủ khác tạo ra thương hiệu lớn trong tâm trí của khách hàng do đó khách hàng luôn ưu ái để sử dụng dù các đối thủ khác có những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn. Vì vậy, yếu tố này khi phát triển tại ngân hàng sẽ là các vấn đề liên quan đến sự đảm bảo, tính đáp ứng hay chất lượng dịch vụ được duy trì.
Khi mở rộng sang lĩnh vực ngân hàng thì Trịnh Quốc Trung và các cộng sự (2008) khi khách hàng quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tại ngân hàng thì họ sẽ trải qua một quá trình mua sắm phức tạp. Quá trình này thường bao gồm 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn trước khi mua, giai đoạn thực hiên dịch vụ và giai đoạn sau khi mua.
Hình 2.2: Quá trình lựa chọn, sử dụng và đánh giá dịch vụ ngân hàng
Dựa trên sơ đồ quá trình lựa chọn dịch vụ ngân hàng của khách hàng tại hình 2.1 ta thấy đối với ngân hàng thì sản phẩm cho vay là một sản phẩm dịch vụ phổ biến và truyền thống được ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, khi khách hàng có nhu cầu vay tiền thì họ cũng trải qua quá trình mua sắm như đối với hàng hóa, dịch vụ thông thường. Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng không giống như nhiều hàng hóa vật chất hữu hình khác không phải mua một lần rồi kết thúc mà bao gồm hàng loạt sự tương tác trong bối cảnh của một mối quan hệ lâu dài. Hơn nữa, do chịu tác động của các nhân tố đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng mà người vay tiền có thể có những hành vi ứng xử riêng. Bản thân dịch vụ ngân hàng là không thể nhìn thấy được cho nên đối với khách hàng, thật khó đánh giá dịch vụ ngân hàng để lựa chọn vì thế vay tiền tại ngân hàng trở nên rủi ro hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình hộp đen của Kotler (2001). Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Tóm lại, sau quá trình tổng hợp khung lý thuyết và các mô hình liên quan đến hành vi tiêu dùng thì tác giả sẽ kế thừa mô hình của Sproles và Kendall (1986) làm mô hình lý thuyết để nghiên cứu vì mô hình này đã cụ thể được các nhóm nhân tố của Fishbein và Ajzen(1 975). Trong đó các nhân tố tính mới lạ, tính tiêu khiển giải trí, bốc đồng bất cẩn, sự bối rối thể hiện cho chuẩn chủ quan đánh giá của người tiêu dùng; các nhân tố hình ảnh thương hiệu giá cả giá trị thu lại, sự trung thành với thương hiệu đại diện cho niềm tin và thái độ tích cực của khách hàng.
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Hafeez và Ahmed (2008) với đề tài “Các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng tại Pakitstan: Quan điểm của khách hàng”. Tác giả tiến hành thu thập số liệu thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp từ 358 khách hàng cá nhân của các ngân hàng tại TP. Lahore (Pakitstan). Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này gồm phân tích hồi quy đa biến, phân tích nhân tố khám phá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng của các khách hàng cá nhân tại Lahore, Pakitstan là dịch vụ khách hàng, sự thuận tiện, trang thiết bị của ngân hàng và môi trường chung của ngân hàng, chính sách cho vay, uy tín của ngân hàng.
Frangos và cộng sự (2012) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng đối với vay vốn ngân hàng: Trường hợp khách hàng Hy Lạp”. Trong nghiên cứu này, số liệu được của tác giả chọn ngẫu nhiên 277 mẫu từ công dân Hy Lạp. Đây là nghiên cứu định lượng và kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng đó là chất lượng dịch vụ, chính sách cho vay, thương hiệu của ngân hàng, chi phí cho khoản vay, sự thuận tiện và cơ sở vật chất của ngân hàng, hoạt động marketing của ngân hàng.
Martin (2014) với đề tài “Các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng ở Ghana: Áp dụng phân tích giáo viên trung học tại Thành phố Kumasi”. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 250 giáo viên trung học tại TP. Kumasi, Ghana. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngân hàng của giáo viên trung học tại thành phố Kumasi, Ghana như: Lãi suất vay vốn; Uy tín ngân hàng; An toàn của ngân hàng; Số năm thành lập ngân hàng; Phí dịch vụ thấp; Dễ thực hiện khoản vay. Trong đó, nhân tố về số năm thành lập ngân hàng nó đại diện cho hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng tại quốc gia này và dễ thực hiện khoản vay tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng.
Mohammed và cộng sự (2018) trong nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng để vay vốn tại Nigeria, nhóm tác giả đã khảo sát 356 khách hàng đã vay tại các NHTM và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua mô hình Logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất thấp, tốc độ của dịch vụ, cách thức dễ dàng, lãi suất tiền gửi cao hơn có tác động tích cực đến việc quyết định của khách hàng để giao dịch với ngân hàng.
Arora và Kaur (2019) trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng để giao dịch tại Ấn Độ, nhóm tác giả đã khảo sát 683 khách hàng và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cung cấp dịch vụ, sự trải nghiệm, sự tiện lợi, giới thiệu và tư vấn, danh tiếng ngân hàng, hiệu quả quy trình, chi phí và công nghệ ngân hàng đều có tác động tích cực đến sự lựa chọn của khách hàng khi muốn giao dịch với ngân hàng.
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2013) về “Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn lựa Ngân Hàng của khách hàng cá nhân”. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: Nghiên cứu 10 sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Thông qua khảo sát 350 khách hàng tại Đà Lạt và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn Ngân hàng là: vẻ bề ngoài, thuận tiện về thời gian, thuận tiện về vị trí, ảnh hưởng của người thân, nhận biết thương hiệu và thái độ với chiêu thị.
Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2015) trong nghiên cứu về việc lựa chọn ngân hàng để thiết lập mối quan hệ tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, nhóm tác giả đã khảo sát 487 khách hàng cụ thể là những chủ sở hữu hoặc cá nhân đại diện doanh nghiệp liên hệ ngân hàng làm thủ tục vay vốn. Nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến phương pháo Bionary Logistics nhằm đo lường sự khác biệt của các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập, học vấn sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng. Trong đó kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính nữ, tuổi từ 20 – 35, có gia đình, học vấn cao sẽ có xu hướng dễ dàng lựa chọn ngân hàng để vay vốn nếu được tư vấn một cách tỉ mỉ các chính sách.
Vũ Minh Hiếu và Trần Ngọc Thanh (2020) nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đối với việc lựa chọn ngân hàng trong khoản vay mua nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các phương pháp định tính và định lượng với các công cụ phân tích nội dung, tham vấn chuyên gia, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu có cấu trúc và khảo sát bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách cho vay, cảm nhận về giá cả, chất lượng dịch vụ, hình ảnh và danh tiếng có tác động tích cực đến ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đối với ngân hàng trong việc vay vốn. Ngoài ra, nhiều khuyến nghị của nhà quản lý ngân hàng đã được đưa ra nhằm phát triển các sản phẩm cho vay dưới sự nỗ lực của các cá nhân đơn lẻ.
Đào Lê Kiều Oanh và cộng sự (2021) trong nghiên cứu về việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn dưới sự ảnh hưởng của lãi suất, danh tiếng thương hiệu và hình ảnh nhân viên nhóm tác giả đã khảo sát 247 khách hàng vừa là khách hàng cá nhân vừa là đại diện của khách hàng doanh nghiệp. Nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng cùng với mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp bình phương nhỏ nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách ưu đãi, hình ảnh nhân viên, thương hiệu ngân hàng, lãi suất vay, ảnh hưởng mối quan hệ, thời gian giao dịch, chính sách khách hàng đều có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng.
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan
Tác giả | Phương pháp nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | Hạn chế của nghiên cứu |
Hafeez và Ahmed (2008) | Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS | Dịch vụ khách hàng, sự thuận tiện, trang thiết bị của ngân hàng và môi trường chung của ngân hàng, chính sách cho vay, uy tín của ngân hàng. Các nhân tố này đều tác động tích cực (+) đến quyết định lựa chọn ngân hàng tại Pakitstan | Nghiên cứu này chưa đề cập đến vấn đề chi phí vay vốn của khách hàng khi thiết lập mối quan hệ tín dụng với ngân hàng. |
Frangos và cộng sự (2012) | Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS | Chất lượng dịch vụ, chính sách cho vay, thương hiệu của ngân hàng, chi phí cho khoản vay, sự thuận tiện, cơ sở vật chất của ngân hàng và hoạt động marketing của ngân hàng Các nhân tố này đều tác động tích cực (+) đến quyết định lựa chọn ngân hàng tại Hy Lạp | Nghiên cứu này đáp ứng được các nhân tố của mô hình quyết định lựa chọn ngân hàng của Trịnh Quốc Trung (2008) tuy nhiên với vẫn đề chi phí vẫn chưa đề cập đến sự cạnh tranh về lãi suất của ngân hàng. |
Martin (2014) | Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS | Lãi suất vay vốn; uy tín ngân hàng; an toàn của ngân hàng; số năm thành lập ngân hàng; phí dịch vụ thấp; dễ thực hiện khoản vay. Các nhân tố này đều tác động tích cực (+) đến quyết định lựa chọn ngân hàng Ghana | Nghiên cứu này đáp ứng được các nhân tố của mô hình quyết định lựa chọn ngân hàng của Trịnh Quốc Trung (2008) tuy nhiên vấn đề năng lực phục vụ của đội ngũ nhân viên vẫn chưa được đề cập. |
Mohammed và cộng sự (2018) | Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp Logistics | Lãi suất thấp, tốc độ của dịch vụ, cách thức dễ dàng. Các nhân tố này đều tác động tích cực (+) đến việc quyết định của khách hàng để giao dịch với ngân hàng | Nghiên cứu này chưa tập trung về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như đội ngũ nhân lực, thương hiệu ngân hàng và chính sách tín dụng của ngân hàng |
Arora và Kaur (2019) | Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV. | Cung cấp dịch vụ, sự trải nghiệm, sự tiện lợi, giới thiệu và tư vấn, danh tiếng ngân hàng, hiệu quả quy trình, chi phí và công nghệ ngân hàng. Các nhân tố này đều tác động tích cực (+) đến việc quyết định của khách hàng để giao dịch với ngân hàng | Nghiên cứu này đáp ứng được các nhân tố của mô hình quyết định lựa chọn ngân hàng của Trịnh Quốc Trung (2008) tuy nhiên với vẫn đề chi phí vẫn chưa đề cập đến sự cạnh tranh về lãi suất của ngân hàng. |
Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2013) | Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS | Vẻ bề ngoài, thuận tiện về thời gian, thuận tiện về vị trí, ảnh hưởng của người thân, nhận biết thương hiệu và thái độ với chiêu thị. Các nhân tố đều tác động tích cực (+) đến việc quyết định của khách hàng để lựa chọn ngân hàng | Nghiên cứu này chưa tập trung về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như đội ngũ nhân lực, chi phí đi vay và chính sách tín dụng của ngân hàng |
Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2015) | Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp Binary Logistics | Giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập, học vấn. Các nhân tố này đều tác động tích cực (+) đến việc quyết định của khách hàng để lựa chọn ngân hàng | Nghiên cứu này sử dụng số liệu sơ cấp dựa trên hồ sơ tín dụng của khách hàng do cán bộ tín dụng thu thập và phân loại, hay nói cách khác dựa trên lịch sử giao dịch của khách hàng và các nhân tố nhân khẩu học, nên các nhân tố thuộc lý thuyết hành vi vẫn chưa được quan tâm phân tích. |
Vũ Minh Hiếu và Trần Ngọc Thanh (2020) | Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS | Chính sách cho vay, cảm nhận về giá cả, chất lượng dịch vụ, hình ảnh và danh tiếng. Các nhân tố này đều tác động tích cực (+) đến việc quyết định của khách hàng để vay vốn tại ngân hàng | Nghiên cứu này chưa tập trung về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như đội ngũ nhân lực của ngân hàng. Mặt khác, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng vay mua nhà, đây chỉ là một trong những sản phẩm vay của khách hàng cá nhân. |
Đào Lê Kiều Oanh và cộng sự (2021) |
Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến bình phương OLS | Chính sách ưu đãi, hình ảnh nhân viên, thương hiệu ngân hàng, lãi suất vay, ảnh hưởng mối quan hệ, thời gian giao dịch, chính sách khách hàng. Tất cả ảnh hưởng tích cực (+) đến lựa chọn ngân hàng vay vốn. | Nghiên cứu này đáp ứng được các nhân tố của mô hình quyết định lựa chọn ngân hàng của Trịnh Quốc Trung (2008) tuy nhiên với vẫn đề chi phí vẫn chưa đề cập đến sự cạnh tranh về lãi suất của ngân hàng. |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Sau khi đã tổng hợp các lý thuyết nền và lược khảo các nghiên cứu liên quan tác giả nhận thấy các khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, khoảng trống nghiên cứu về phạm vi và thời gian, trong những năm gần đây tại BIDV Đà Lạt trong thời gian gần đây vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này.
Thứ hai, đa phần các nghiên cứu đều tập trung vào vấn đề liên quan đến chi phí vay hay lãi suất cho vay phù hợp với khách hàng có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay số lượng ngân hàng ngày càng đông đảo và tín dụng được xem là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, do đó, các ngân hàng ngoài việc thống nhất với khách hàng về lãi suất mà còn phải có tính cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ khác thì mới nhận được sự lựa chọn của khách hàng (Mohammed và cộng sự, 2018; Arora và Kaur, 2019). Đây được xem là khoảng trống nghiên cứu thứ hai được xác định.
Thứ ba, hiện nay các khoản vay của khách hàng tại các ngân hàng với các sản phẩm đa dạng, nhiều hình thức với mức chi phí khác nhau. Do đó, khách hàng không cập nhật được hết các loại sản phẩm này hay các chương trình ưu đãi đính kèm. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ đó là các ngân hàng phải có các chương trình liên quan đến chăm sóc khách hàng, quan tâm đến các nhu cầu của họ nhằm thiết kế chiến lược tiếp cận và duy trì. Ngoài ra, các dịch vụ liên quan đến quy trình hay giấy tờ cần được hỗ trợ hoàn thành hay liên quan đến công nghệ thì cần đề cao tính an toàn và bảo mật (Trịnh Quốc Trung, 2008). Đây được xem là khoảng trống nghiên cứu thứ hai được xác định.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng
2.5.1. Chất lượng dịch vụ
Theo Martin (2014) chất lượng dịch vụ của ngân hàng là việc ngân hàng đáp ứng mức độ nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng với các dịch vụ do ngân hàng đó cung cấp. Vì thế, chất lượng dịch vụ chủ yếu do khách hàng xác định, mức độ hài lòng của khách hàng càng cao thì chất lượng dịch vụ càng tốt. Chính vì chất lượng dịch vụ do khách hàng quyết định nên chất lượng ở đây sẽ mang tính chất chủ quan, nó phụ thuộc vào mức độ nhu cầu, cùng mong đợi của khách hàng, vì vậy mỗi dịch vụ sẽ có những cảm nhận khác nhau, dẫn đến chất lượng cũng khác nhau. Mỗi khách hàng có nhận thức và nhu cầu cá nhân khác nhau nên cảm nhận về chất lượng dịch vụ cũng khác nhau.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất đa dạng và phong phú, từ các dịch vụ truyền thống với huy động vốn, cho vay, thanh toán, thẻ đến các dịch vụ ngân hàng điện tử như internet banking, mobile banking,…Các khách hàng khác nhau sẽ có lựa chọn và sử dụng sản phẩm không giống nhau. Sự trải nghiệm, mức độ hài lòng của khách hàng đối với mỗi sản phẩm trong gói sản phẩm dịch vụ ở các thời điểm khác nhau cũng có sự khác nhau. Khách hàng có thể có nhiều trải nghiệm khi sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Khi một dịch vụ chưa làm khách hàng hài lòng thì họ vẫn có thể nhận xét tiêu cực về toàn bộ dịch vụ của ngân hàng. Nhận xét chủ quan về chất lượng dịch vụ có thể ảnh hưởng đến quyết định khi vay vốn tại ngân hàng của khách hàng. Thông thường để đánh giá chất lượng dịch của ngân hàng, khách hàng thường có ý kiến về việc việc ngân hàng có quan tâm đến khách hàng khi đến giao dịch, có cung cấp và tư vấn đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch của ngân hàng hay không; khi khách hàng có thắc mắc, khiếu nại có được giải quyết triệt để hay không; nhân viên ngân hàng có tác phong chuyên nghiệp, nhiệt tình hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu hay không. Ngoài ra cơ sở vật chất của ngân hàng cũng là một yếu tố để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ. Ngân hàng có văn phòng khang trang, điểm giao dịch diện tích lớn, các quầy giao dịch thoải mái, có khu phân chia khách hàng thông thường và khách hàng ưu tiên sẽ được khách hàng đánh giá cao.
Tóm lại chất lượng dịch vụ của ngân hàng là việc ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Để khách hàng có thể thoả mãn và cảm thấy hài lòng thì ngân hàng cần phải cung cấp toàn diện từ sản phẩm, nhân viên phục vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất.
2.5.2. Thương hiệu ngân hàng Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
Theo Martin (2014) thương hiệu ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN. Quyết định vay vốn cũng giống như việc quyết định mua một món hàng ở cửa hàng. Khi mua hàng chúng ta thường xuyên có khuynh hướng chọn lựa một cửa hàng uy tín, có quy mô lớn.
Khách hàng thường có xu hướng lựa chọn các ngân hàng có thương hiệu lớn, dễ nhận biết, có quy mô lớn, danh tiếng trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đã xây dựng chiến lược về thương hiệu với những điểm khác biệt, độ nhận diện cao, xác định được giá trị cốt lõi của ngân hàng và gây ấn tượng cho khách hàng. Để tăng sự nhận diện thương hiệu thì một số ngân hàng đã thay đổi nhận biết bằng màu sắc, slogan, logo của ngân hàng mình.
2.5.3. Chính sách tín dụng
Theo Rose và Hudgin (2008) để cho vay Ngân hàng thường có nhiều quy định khoản vay gọi chung là chính sách tín dụng như mức cho vay, thời hạn vay, quy định về tài sản đảm bảo, điều kiện cho vay Giữa KH và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các KH phải trả cho người cho vay là các NHTM. Lãi suất cho vay là chi phí đầu vào của quá trình SXKD hoặc phần vốn hỗ trợ cho nhu cầu tiêu dùng của KH. Vì vậy lãi suất ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD cụ thể là lợi nhuận thu được hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của KHCN, vì vậy lãi suất điều chỉnh các quyết định vay vốn của họ.
Đối với KH vay vốn để kinh doanh khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của họ. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Đối với khách hàng vay tiêu dùng mua nhà, mua xe.. vấn đề lãi suất ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Lãi suất tăng làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm mức chi tiêu hàng tháng. Qua những phân tích trên, ta có thể thấy lãi suất chi phối rất lớn đến quyết định vay vốn của KHCN ở các ngân hàng. Ngoài lãi suất thì hạn mức cho vay cũng là một yếu tố chi phối quyết định vay vốn của KHCN. Tâm lý khách hàng khi vay vốn đều muốn được cấp hạn mức cao để giảm phần tham gia vốn tự có vào phương án vay hoặc để chứng tỏ họ là những KH có tình hình tài chính tốt. Một KH được cấp hạn mức cho vay cao cũng có thể gia tăng thêm uy tín với bạn hàng, với đối tác. Việc cấp hạn mức cho vay cao là kết quả của chính sách thẩm định khách hàng về giá trị tài sản đảm bảo đảm cho vay, thẩm định khả năng trả nợ cũng như phương án vay vốn của khách hàng.
Các điều kiện xét duyệt cho vay của Ngân hàng cũng là một trong những quan tâm của hầu hết khách hàng khi có nhu cầu vay. Trong đó bao gồm các điều kiện về thu nhập của khách hàng, lịch sử tín dụng, nhân thân, phương án vay vốn. Đối với điều kiện về thu nhập, một số ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có thu nhập tối thiểu từ 7 triệu đồng mỗi tháng trở lên khi vay có tài sản đảm bảo và tổng số tiền thanh toán gốc lãi hàng tháng bao gồm cả khoản vay đề xuất không vượt quá 70% thu nhập hàng tháng. Yêu cầu về lịch sử tín dụng của khách hàng thường là không có nợ nhóm 2 tại thời điểm vay vốn và không có nợ nhóm 3 trở lên trong vòng 12 tháng gần nhất. Các phương án vay vốn được chấp nhận như thanh toán tiền hàng cho bên bán, thanh toán công nợ cho bên bán bất động sản hoặc cấp hạn mức để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Điều kiện về nhân thân thông thường là khách hàng từ 18 tuổi trở lên khi vay vốn và không quá 75 tuổi khi kết thúc khoản vay đối với chủ tài sản. Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
2.5.4. Quy trình cho vay
Rose và Hudgin (2008) cho rằng quy trình cho vay là quá trình từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân. Tâm lý khách hàng cá nhân rất ngại các thủ tục vay vốn và cung cấp hồ sơ phức tạp nên Ngân hàng phải đơn giản hóa tới mức tối thiểu các thủ tục. Bên cạnh thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ vay cho khách hàng cũng là yếu tố quan trọng không kém. Ngoài việc cạnh tranh về lãi suất, hạn mức cho vay, thời gian cho vay thì các ngân hàng hiện nay còn cạnh tranh về thời gian xử lý hồ sơ cho vay. Hiện nay một số ngân hàng có thể cấp thông báo cho vay cho khách hàng trong vòng 2 tiếng sau khi thẩm định đối với khoản vay ô tô. Còn đối với khoản vay nhà đất thì thời gian phê duyệt khoản 2 ngày sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn.
2.5.5. Ảnh hưởng của các mối quan hệ của khách hàng
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng thường tìm hiểu các thông tin liên quan đến sản phẩm mà họ mong muốn từ các nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin mà khách hàng có thể tham khảo là từ các phương tiện truyền thông, quảng cáo, diễn đàn, đến trực tiếp ngân hàng để được tư vấn, hỏi ý kiến người thân, người quen. Trong đó nguồn tham khảo đáng tin cậy và thường được tham khảo là từ ý kiến của người thân và sự giới thiệu của của người quen (Trịnh Quốc Trung, 2008).
2.5.6. Sự thuận tiện khi giao dịch với ngân hàng
Thuận tiện được thể hiện ở khoảng cách từ nhà đến ngân hàng, khách hàng sẽ có xu hướng chọn ngân hàng nào gần nhà hơn để tiện giao dịch và tiết kiệm chi phí đi lại. Hoặc chọn ngân hàng nào mà đã có những giao dịch khác, chẳng hạn chọn vay tiêu dùng ở ngân hàng mà công ty thanh toán lương, điều này sẽ giúp thuận tiên trong quá trình trả nợ vay, ngân hàng có thể cắt từ tài khoản giao dịch của khách hàng, điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng (Trịnh Quốc Trung, 2008). Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, để tạo cơ sở cho nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo, tác giả cũng tiến hành tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tín dụng, tín dụng cá nhân, sự lựa chọn dịch vụ của khách hàng, các nhân tố tác động đến sự lựa chọn của khách hàng và các đặc điểm liên quan đồng thời lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Các nghiên cứu liên quan được lược khảo bao gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước về tín dụng cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay của khách hàng.
Khảo lược nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu định lượng liên quan đến đề tài này đều sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay của khách hàng. Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan, tác giả đưa ra giả thuyết về 6 nhân tố phổ biến ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng của BIDV Phú Giáo đó là Chất lượng dịch vụ; Thương hiệu ngân hàng;
Chi phí đi vay; Chính sách tín dụng; Đội ngũ nhân viên; Hoạt động marketing. Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: PPNC nhân tố ảnh hưởng quyết định vay vốn tại BIDV
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com