Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Long An

3.1.1. Cơ sở khoa học để xây dựng định hướng

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Long An thời kỳ 2010 – 2024, trong đó du lịch và dịch vụ được đánh giá là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Căn cứ vào “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An 2012 – 2024”, trong đó Long An được xác định là khu vực phát triển du lịch trên sông nước, du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái trên rừng tràm…của vùng du lịch Tây Nam Bộ và của cả nước.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh Long An nhiệm kỳ 2019 – 2024, Sở Văn hóa – Thông tin và Sở Thể dục Thể thao trước đây đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động với những nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ tiêu cụ thể (giai đoạn 2019 – 2024)

Căn cứ để ngành du lịch triển khai và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình công tác trong từng thời gian; là điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển toàn diện. Đồng thời cũng là cơ sở để Sở Du lịch làm tốt vai trò cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.1.2. Định hướng phát triển của du lịch tỉnh Long An 2024 – 2035

3.1.2.1. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch

Một trong những mục đích của khách du lịch đến Long An là để tìm hiểu về nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, về lịch sử phát triển của Long An và về cuộc chiến đấu giành độc lập tự do của nhân dân Nam Bộ. Do đó việc đầu tư nâng cấp tôn tạo và nâng cấp các điểm di tích văn hóa lịch sử hiện nay ở Long An không chỉ có ý nghĩa giáo dục những thế hệ sau về giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc, về những hy sinh và kỳ tích của các thế hệ cha anh đi trước trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Long An.

Đây sẽ là môi trường tốt để tuyên truyền, làm cho khách quốc tế hiểu tốt hơn, hiểu đúng hơn về những giá trị nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam trong lịch sử giữ nước và dựng nước với một giá trị văn hóa là luôn luôn yêu hòa bình, chính nghĩa và kiên cường. Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

3.1.2.2. Định hướng về phát triển các sản phẩm du lịch

Thời gian qua, trong bối cảnh “Việt Nam là nơi duy nhất còn lại của châu Á chưa được khám phá nhiều”, được khách du lịch quốc tế chú ý, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Long An nói riêng được phát triển trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có để xây dựng thành các điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng,…Tuy nhiên, cho đến nay đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch quý giá đã bị khai thác quá tải, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và của Long An nói riêng ngày càng trở nên đơn điệu cùng với sự xuống cấp nghiêm trọng của nhiều điểm du lịch, chưa hấp dẫn khách du lịch trở lại nhiều lần.

Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng với nhiều loại hình vui chơi hơn ở các điểm vui chơi giải trí như trung tâm thành phố Tân An, thị trấn Mộc Hóa và các điểm du lịch khác…và xây dựng nhiều các điểm vui chơi giải trí mới của tỉnh. Ở mỗi điểm vui chơi giải trí, cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết kế và các hình thức vui chơi giải trí. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải có sự hợp tác chỉ đạo chung giữa các doanh nghiệp. Có như vậy mới tạo ra được một bức tranh đa dạng của những sản phẩm độc đáo có tính hấp dẫn lớn trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch trên địa bàn Long An.

Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc đặc biệt là các truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, các phong tục tập quán của vùng đất Long An, đặc biệt vùng Đồng Tháp Mười… để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từng bước mở rộng thị trường.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Đối với Long An hiện nay vấn đề tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm du lịch đang là vấn đề bức xúc, vì vậy đa dạng hóa các sản phẩm du lịch chính là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Mỗi điểm du lịch phải có sản phẩm du lịch đặc thù, kết hợp với tỉnh bạn để nối tour du lịch tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch.

3.1.2.3. Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, việc đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch là khâu rất quan trọng để khắc phục tình trạng yếu kém trong hoạt động du lịch của tỉnh.

Quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài đối với các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ quản lý dưới nhiều hình thức như tại chỗ, chính quy trong nước và nước ngoài.

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân, tiếp thị….

Ở Việt Nam nói chung và Long An nói riêng trong thời gian qua, do sự bức xúc trong phát triển cũng như do những tồn tại trong quá khứ nên tạm thời phải chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do yêu cầu phát triển của Ngành, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN, du lịch Viêt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch của các nhóm nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu bức xúc trên, đã đến lúc cần có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo lại, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước và tư nhân. Những hướng chính của chương trình trên bao gồm :

Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ nhân viên và lao động hiện đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu hiện nay của du lịch Long An.

Khuyến khích đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch của tỉnh Long An.

Có kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ và năng lực sang các nước phát triển đề đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.

Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách và bảo vệ môi trường du lịch cho nhân dân Long An, cho các địa bàn có các điểm tham quan du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở các trường phổ thông, trường chuyên nghiệp,…

3.1.2.4. Định hướng về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Về đầu tư: khuyến khích cả đầu tư ngoài nước và đầu tư trong nước theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Xác định rõ chiến lược đầu tư cụ thể cho từng giai đoạn, cho từng khu vực ưu tiên đầu tư. Đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc). Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Hiện nay so với nhiều địa phương khác trong cả nước, Long An là địa phương có hệ thống các cơ sở lưu trú còn ít và chất lượng thấp. Trong tổng số 1.122 phòng hiện nay thì số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế chỉ có 59 phòng, đạt 5,25% nên chất lượng phục vụ khách còn hạn chế. Vì vậy hướng đầu tư xây dựng và nâng cấp khách sạn trong những năm tới cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này và ưu tiên đầu tư cho những dự án đáp ứng được yêu cầu trên. Khách du lịch đến Long An chủ yếu là khách du lịch nghỉ cuối tuần, khách tham quan, quá cảnh,..nên việc thiết kế xây dựng các cơ sỏ lưu trú phải phù hợp với các đối tượng du lịch này. Với hướng này cần ưu tiên kiến trúc khách sạn  ở Long An đi theo hướng khách sạn – vườn, biệt thự – vườn và mang dáng dấp của kiến trúc dân tộc đặc trưng ở địa phương. Việc đầu tư cho hệ thống khách sạn chủ yếu để nâng cấp những cái hiện có, rất hạn chế việc xây mới để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.

Về hướng tổ chức không gian phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú thì ngoài những khu vực đã xác định trong tỉnh, cần ưu tiên và hướng các dự án thuộc lĩnh vực này vào những khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch như khu du lịch thị xã Tân An và phụ cận : thị trấn Mộc Hóa ; Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập ; Khu du lịch miệt vườn Hiệp Thạnh – Châu Thành.

Long An là địa điểm trung chuyển giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, mặt khác trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch quốc tế mang theo xe ô tô (qua cửa khẩu Mộc Hóa) sẽ tăng dần, thêm vào đó khách nội địa đến Long An bằng phương tiện ô tô, xe máy cá nhân cũng tăng lên nhiều, vì vậy đòi hỏi trong thiết kế các cơ sở lưu trú cần dành một khoảng không gian nhất định làm bãi đỗ xe… Đây là một vấn đề rất quan trọng trong xây dựng các công trình lưu trú ở Long An trong những năm tới, đảm bảo được sự văn minh trong giao thông, sự thoải mái an toàn đối với du khách, coi đó như là một tiêu chuẩn bắt buộc trong thiết kế xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch.

Một trong những hạn chế đối với du lịch Long An là thiếu những cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ hoạt động du lịch thể thao…Để làm đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch của Long An cũng như khắc phục các hạn chế nêu trên, một trong những định hướng đầu tư xây dựng quan trọng đối với du lịch Long An là ưu tiên xem xét các dự án đầu tư xây dựng và các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp, các khu nghỉ cuối tuần, khu thương mại tự do ở của khẩu Mộc Hóa và các công trình phụ vụ du lịch khác…. Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

3.1.2.5. Định hướng về công tác quảng bá và xúc tiến du lịch

Nghiên cứu, phân tích đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng đối với du lịch Long An để có cơ sở khoa học trong việc xác định nguồn khách du lịch nhờ vào vị trí của mình nên thị trường khách du lịch của Long An phần lớn phụ thuộc vào thị trường khách của thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược thị trường về du lịch của Long An phải coi trọng yếu tố vùng và phù hợp với những định hướng phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Long An cũng cần có định hướng khai thác thị trường du lịch Campuchia – Thái Lan qua cửa khẩu Mộc Hóa, Đức Huệ…

Một trong những hạn chế của hoạt động du lịch trong thời gian qua ở Long An là công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo.

Hiện nay đa số khách đến Long An thiếu thông tin về du lịch của tỉnh. Các nguồn thông tin chính thức được phát hành không được phong phú và hạn chế. Những thông tin không chính thức qua kinh nghiệm và truyền khẩu của khách hiện nay được đánh giá là những nguồn thông tin chính để khách du lịch biết được và đến với Long An.

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Long An, trong thời gian tới phải đầu tư vào công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng. Những định hướng lớn của công tác này bao gồm :

Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Long An để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan, tài nguyên du lịch Long An ; những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống,…và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Những điểm này cần đặt ở những nơi đầu mối giao thông như bến xe, khách sạn hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch….Đối với các tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể kết hợp với các ngành giao thông  vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đến Long An.

Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội,…và cả những cơ hội, đầu tư phát triển Long An để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Những thông tin này là rất bổ ích không chỉ là đối với du khách có mục đích tham quan ở Long An mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà đầu tư, kinh doanh muốn để hợp tác ở địa phương.

Cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch Long An. Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Trong những điều kiện thuận lợi, có thể mở văn phòng đại diện du lịch Long An tại các thị trường lớn trong nước cũng như ở nước ngoài để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành và xúc tiến tiếp thị.

Cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến các hoạt động du lịch như : Các lễ hội, các buổi biểu diễn văn nghệ trên địa bàn tỉnh qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch hơn nữa trong thời gian tới.

3.1.2.6. Định hướng về công tác quản lí du lịch

Sở Thương mại – Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của tổng cục Du lịch, của Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ngành có liên quan, Sở Thương mại – Du lịch soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn …đối với từng đối tượng quản lý, đối với từng loại hình hoạt động. Các văn bản soạn thảo sau khi được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được phổ biến rộng rãi tới các ban, ngành và các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thực hiện. Sở Thương mại – Du lịch sẽ tiến hành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành trên cơ sở các văn bản cụ thể đó.

Việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước theo lãnh thổ của ngành du lịch sẽ được Sở Thương mại – Du lịch thực hiện trên cơ sở sơ đồ tổ chức không gian lãnh thổ thuộc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

Hoạt động du lịch có liên quan đến nhiều ngành, do đó cần có sự thống nhất phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, ban, ngành của tỉnh với Sở Thương mại –Du lịch để đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch có hiệu quả, ngăn ngừa những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đến đạo đức và nếp sống lành mạnh của người dân địa phương.

3.2. Các chỉ tiêu dự báo Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

3.2.1. Dự báo về số lượng khách đến Long An 2024 – 2035

Giai đoạn 2020 – 2024 tốc độ tăng trưởng bình quân số khách du lịch đạt 22,6%/ năm.

Dự báo khách du lịch đến Long An giai đoạn 2011 – 2035 như sau:

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Long An (2024 – 2035)

Đơn vị tính: (lượt người)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2035 
Tổng lượt khách 352.928 432.689 530.476 650.363 797.345 2.208.506

Nguồn: Học viên thực hiện

Với tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng khách du lịch qua các năm có thể nhận thấy rằng số lượng khách đến Long An trong những năm qua tăng lên một số lượng đáng kể. Cụ thể là năm 2024 tổng lượt khách đến Long An là 287.870 lượt người thì đến 2015 đã đạt được 797.345 lượt khách và đến 2035 tăng lên 2.208.506 lượt người.

Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch của tỉnh Long An trong những năm tới. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh trong những năm tới du lịch sẽ là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc góp phần phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà.

Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng như dự báo thì thật sự Long An chưa tương xứng với những tiềm năng của vùng. Đặc biệt so với các tỉnh giáp với vùng kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hóa, du lịch và khoa học kĩ thuật. Chính vì vậy để cho ngành du lịch của tỉnh phát triển hơn nữa là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của tỉnh Long An.

3.2.2. Dự báo về doanh thu du lịch Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Giai đoạn 2020 – 2024 tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu hoạt động du lịch là 28%/ năm.

Dự báo doanh thu du lịch đến Long An giai đoạn 2011 – 2035 như sau:

Bảng 3.2: Dự báo về doanh thu du lịch đến năm 2035

Đơn vị: Tỉ đồng

Năm  2011 2012 2013 2014 2015 2035
Tổng doanh thu 106,063 135,760 173,772 222,428 284,707 978,245

Nguồn: Học viên thực hiện

Sự gia tăng về doanh thu trong hoạt động du lịch là nhờ sự hoàn thiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch cùng với sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan ban ngành, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với các chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thành các công trình phục vụ cho du lịch đặc biệt là khu du lịch sinh thái Làng Nổi Tân Lập.

3.2.3. Dự báo nguồn nhân lực du lịch

Giai đoạn 2020 – 2024 tốc độ tăng trưởng bình về nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch là 6,3 %/ năm.

Dự báo nguồn nhân lực du lịch đến Long An giai đoạn 2011 – 2035 như sau:

Bảng 3.3: Dự báo về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh

Đơn vị tính: người Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

TT Chỉ tiêu  2011 2012 2013 2014 2015 2035
1 Tổng số lao động 576 612 650 691 735 997
2 Trình độ trên đại học
3 Trình độ đại học, cao đẳng 62 66 70 74 79 107
4 Trình độ trung cấp 69 73 78 83 88 119
5 Trình độ sơ cấp 63 67 71 75 80 109
6 Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn) 383 407 433 460 489 664

Nguồn:Học viên thực hiện

Nhìn chung nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Long An ngày càng tăng, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ ngày càng được hoàn thiện.

Đội ngũ nhân viên quản lý và phục vụ ngày càng hoàn thiện cả về phong cách và khả năng phục vụ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc đặt ra. Tuy nhiên so với các vùng khác với nguồn nhân lực như hiện nay vẫn chưa có thể đáp ứng đầy đủ hết đòi hỏi của ngành. Chính vì vậy mà tỉnh không ngừng phấn đấu đưa các cán bộ và nhân viên đi học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua đó có thể ngày càng hoàn thiện hơn.

Dự kiến đến 2035 khi dự án các khu du lịch cơ bản được hoàn thành thì số lượng nhân viên phục vụ trong các khu du lịch sẽ tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

3.2.4. Dự báo về đầu tư phát triển du lịch

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng – kĩ thuật có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự phát triển du lịch của địa phương trong những năm sắp tới. Trong những năm qua tỉnh đã mời gọi rất nhiều nhà đầu tư vào Long An như: Khu du lịch sinh thái Làng Nổi Tân Lập đây là một sự án bảo tồn rừng tràm tự nhiên, gắn với các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, cắm trại câu cá…

Bên cạnh đó tỉnh không ngừng kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào các dự án mới với nhiều hình thức đầu tư như: liên doanh, 100% vốn doanh nghiệp trong và nước ngoài như dự án điểm du lịch đồn Rạch Cát. Đây là điểm di tích lịch sử cách mạng của quân và dân Long An trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nơi đây chứa đựng các công trình kiến trúc quân sự độc đáo và hiện đại của thực dân Pháp để lại.

Trong năm 2011 có một dự án cũng đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Long An để phục vụ du lịch đó là dự án khu phức hợp vui chơi giải trí Khang Thông (Happyland)

  • Loại hình dự án: Khu thương mại – dịch vụ
  • Địa chỉ: dọc sông Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức, Long An
  • Quy mô: Diện tích đất: 338 ha với số vốn đầu tư là 2 tỷ USD
  • Hiện trạng dự án: đã triển khai:
  • Ngày khởi công: 14/2/2011
  • Dự kiến hoàn thành: 24/4/ 2014

Đây là một dự án được xem là lớn nhất Việt Nam, mang tầm cỡ khu vực, sau khi hoàn thành sẽ thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm đến Long An không chỉ du khách trong nước mà còn cả ngoài nước và sẽ tạo đà tăng trưởng của tỉnh trong những năm tới.

Bảng 3.4: Dự án đang kêu gọi đầu tư 

STT Tên dự án  Địa điểm  Tổng vốn (tỷ đồng) 
1 Dự án điểm du lịch Đồn Rạch Cát Xã Long Hựu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 250
2 Khu vui chơi giải trí ngã tư Đức Hòa Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An 50

Nguồn: Sở Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Long An

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Long An Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

3.3.1. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch

Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch có tác động trực tiếp nhiều mặt đến tài nguyên và môi trường, cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Ngoài ra, nó còn có tác động gây ra những áp lực tiềm tàng (tác động lâu dài) ảnh hưởng tới tài nguyên và môi trường du lịch trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch trong chiến lược phát triển du lịch bền vững của Thành phố Cần Thơ   cần thiết áp dụng các giải pháp như sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý thức gìn giữ và bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch. Xây dựng ý thức bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch từ những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Gắn giáo dục bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia và hoạt động du lịch.

Vận động khách du lịch, cư dân địa phương và cộng đồng tham gia làm sạch đẹp môi trường du lịch qua chương trình thích hợp, kịp thời khắc phục những hành vi ô nhiễm môi trường du lịch từ hoạt động du lịch.

Kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý nhà nước về du lịch nói chung và tài nguyên môi trường nói riêng. Quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới những nhận thức quan trọng về vai trò của tài nguyên – môi trường du lịch với sự phát triển bền vững của ngành. Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp qui về quản lý tài nguyên – môi trường du lịch trên cơ sở luật bảo vệ môi trường và luật du lịch đã ban hành – có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn phát triển du lịch, đặc biệt trong các dự án có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm môi trường, bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng của tài nguyên du lịch, mang lại hiệu quả thiết thực cho cư dân địa phương và lâu dài cho xã hội.

Bảo tàng Long An thường xuyên mở cửa phục vụ khách đến tham quan vào các ngày trong tuần và các ngày lễ tết, đồng thời bảo quản tốt các hiện vật. Phối hợp với các trường đưa các em học sinh đến tham quan nhằm giáo dục tư tưởng cho các em về lòng yêu nước và tự hào dân tộc về truyền thống vẻ vang của dân tộc ta.

Phối hợp với các ngành các cấp kiểm tra việc quản lí các di tích trên địa bàn tỉnh Long An, qua đó đề nghị với cấp trên có biện pháp hỗ trợ kinh phí tu bổ, chỉnh trang lại các khu di tích đang xuống cấp và tu bổ thêm các di tích hiện tại và bảo tồn các khu di tích đang nằm trong diện đang bị xâm hại,..

Thiết lập cơ cấu tổ chức để đảm bảo một phần lợi nhuận từ hoạt động du lịch trong các khu du lịch, di tích văn hoá lịch sử (thông qua bán vé) được sử dụng để tái đầu tư cho chính các nơi đó.

Lập lại trật tự an toàn vệ sinh tại các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, điểm tham quan. Áp dụng các biện pháp chế tài, xử lý vi phạm luật bảo vệ môi trường đối với bất kỳ ai vi phạm để cho thấy việc bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Gắn phát triển kinh tế – xã hội của thành phố với việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch sinh thái đất ngập nước của Long An một cách bền vững.

Nghiêm cấm các hoạt động xâm hại đến các điểm tham quan du lịch như: di tích lịch sử, môi trường sinh thái khu vực tham quan,…

Tổ chức tập huấn, truyền thông trong cộng đồng xã hội, nhất là dân cư sinh sống trong các khu vực có các điểm tham quan vui chơi giải trí ở Long An hiểu rõ giá trị to lớn và tầm quan trọng của môi trường, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ trong việc ứng xử thân thiện với con người và môi trường.

Xây dựng “cơ chế đồng quản lý, quản lý dựa vào cộng đồng” trên cơ sở nâng cao năng lực của cán bộ của đơn vị và các địa phương trên địa bàn về quản lý tài nguyên, môi trường, tạo việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho dân cư, nhằm giảm áp lực, tác động tiêu cực đến tài nguyên phục vụ cho du lịch; đồng thời phối hợp với các viện nghiên cứu khoa học, trường đại học, tổ chức quốc tế nghiên cứu vấn đề khai thác tài nguyên phục vụ du lịch của tỉnh, đặc biệt là các giải pháp hữu hiệu bảo vệ, bảo tồn các di sản, các làng nghề và các di tích lịch sử.

Gắn với công tác tuyên truyền vận động người dân tổ chức tuần hoặc tháng hành động về du lịch nhằm xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong giao tiếp, nơi công cộng giữ gìn vệ sinh môi trường.

Duy trì các cuộc họp với các doanh nghiệp theo định kỳ hàng tháng qua đó chấn chỉnh việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, đón khách, chèo kéo khách tham quan gây mất an ninh trật tự và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong khu vực kinh doanh do doanh nghiệp quản lí.

Phối hợp với công an các đại phương đảm bảo tốt tình hình an ninh và tăng cường công tác trực đêm tại các địa điểm tham quan du lịch nhằm đảm bảo an toàn tài sản và xử lí các tình huống làm mất an ninh trật tự.

3.3.2. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Đẩy mạnh khai thác chiều sâu các sản phẩm du lịch văn hóa, đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Cần chú trọng các điểm du lịch trọng điểm nhằm tôn tạo và xây dựng các giá trị sẵn có như :

Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tuyên truyền, hướng dẫn du khách khi tham quan các địa điểm du lịch.

Cần chú trọng việc khôi phục lại các làng nghề truyền thống, thủ công của địa phương từ đó hình thành một điểm giới thiệu làng nghề truyền thống tại các địa phương của tỉnh Long An.

Đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống của Long An như du lịch sông

nước, du lịch vườn, du lịch văn hoá truyền thống, kết hợp lợi thế vị trí trung tâm khu vực cần tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng…(MICE), đây là một hình thức du lịch nhiều triển vọng của Cần Thơ trong thời gian tới, xúc tiến đầu tư Trung tâm hội nghị quốc tế đủ chuẩn và đa dạng các dịch vụ để phát triển loại hình du lịch này.

Cần đẩy mạnh đến chất lượng hoạt động của các sản phẩm phục vụ du khách, các sản phẩm không ngừng được nâng cao về chất lượng và mẫu mã tao sự bắt mắt trong mắt du khách. Nếu các sản phẩm  được đảm bảo tốt sẻ tạo cho du khách sự hứng thú thu hút du khách trong việc mua sắm.

Tiến hành phân loại, hệ thống hóa và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh để có thể phục vụ khách du lịch và có chính sách xúc tiến, quảng cáo đối với loại sản phẩm này.

Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý trên địa bàn tỉnh. Nên có những quy định đối với các cơ sở tư nhân buôn bán các loại hàng này cho khách du lịch.

Khuyến khích việc quy hoạch lại các làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch. Ở đây cần đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của người dân đại phương để họ có thể yên tâm đầu tư thời gian và công sức tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo này.

Cần tiến hành hợp tác chặt chẽ với các địa phương phụ cận, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tây Ninh và các tỉnh khác để tạo nhiều hơn nữa các sản phẩm du lịch có chất lượng cao thông qua các tuyến, điểm du lịch liên vùng.

Thông qua những công tác trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và sự đa dạng của sản phẩm du lịch tỉnh Long An.

3.3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch một cách đồng bộ (cả về số lượng, chất lượng và có hệ thống) là động lực để thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ yêu cầu thực tế đó đặt ra mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2035 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cấp quản lý, xây dựng lực lượng lao động trực tiếp của ngành du lịch tỉnh Long An đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo (từ trình độ cơ bản trở lên), đảm bảo chất lượng về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới và hội nhập quốc tế thông qua đổi mới cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch.

  • Phát triển đội ngũ nhân viên tại chỗ, nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu khi hội nhập.
  • Đào tạo lại, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và lao động trong ngành về kỹ năng nghề nghiệp và thái độ ứng xử, thái độ phục vụ.
  • Tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.
  • Ứng dụng công nghệ mới với phát triển nguồn nhân lực du lịch.
  • Hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ngoài nước.

Xây dựng đề án “Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố” mục tiêu phấn đấu đến năm 2035 là cơ bản giải quyết chất lượng lao động trong ngành du lịch.

Huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực theo phương thức xã hội hoá và hợp tác quốc tế. Một mặt, thu hút nguồn đầu tư của cá nhân, các thành phần xã hội tham gia đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, thông qua các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quốc tế để huy động các nguồn tài trợ của nước ngoài bằng tài chính, kiến thức và chuyển giao công nghệ. Như vậy, không chỉ nhà nước mà cả cộng đồng, cá nhân, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và tổ chức cá nhân nước ngoài đều có điều kiện thuận lợi tham gia vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho Long An.

Để nâng cao trình độ chuyên môn quản lí và điều hành của các cán bộ nhà nước trong ngành du lịch của tỉnh. Chúng ta cần phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh như: Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học du lịch Sài Gòn,…tổ chức các hình thức đào tạo ngắn hạn và dài hạn các lớp bồi dưỡng quản lí và nghiệp vụ du lịch cho các cá nhân và các nhân viên quản lí.

Tỉnh cần đẩy mạnh việc đầu tư ngân sách và kinh phí đào tạo hàng năm để ưu tiên bồi dưỡng cho các cá nhân tham gia quản lí kinh doanh du lịch, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kĩ thuật hiện có (hướng dẫn viên, quản lí khách sạn, tiếp tân, bồi bàn, đầu bếp,..) Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Tỉnh cần đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài của tỉnh nhà, tránh tình trạng chảy máu chất xám đi ra ngoài tỉnh. Để đến năm 2035 tỉnh sẽ có một lực lượng đông đảo và dồi dào, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt có thể đảm nhiệm các công việc đề ra trong hoạt động du lịch.

3.3.4. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch

Hằng năm, ngân sách (Trung ương và địa phương) cần ưu tiên dành một tỉ lệ thỏa đáng nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Đầu tư theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và theo đúng qui hoạch làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn thành phố. Trước mắt tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của thành phố.

Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau như: xây dựng các khu, điểm, tuyến du lịch, cơ sở lưu trú đầu tư xây dựng các phương tiện vận chuyển khách thuỷ bộ hiện đại; xây dựng sản phẩm du lịch mới, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; nâng lên qui mô và chất lượng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.

Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, hướng huy động chủ yếu là từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực kinh doanh hiệu quả, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch, theo tính toán dự báo nguồn vốn bao gồm:

Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong thành phố; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất, giao đất, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng,…

Tạo mọi điều kiện thuận lợi (các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài… với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của thành phố đồng thời tranh thủ nguồn vốn ODA.

Vốn ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm.

Phối hợp với các ngành của tỉnh xúc tiến nhanh việc phê duyệt các quy hoạch chi tiết các công trình du lịch còn lại gắn với việc lập dự án đầu tư một số hạng mục trong quy hoạch (như Làng Nổi Tân Lập, Khu di tích lịch sử – cách mạng Bình Thành,…)

Đồng thời kiến nghị các ngành chức năng của tỉnh nhanh chóng triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch được phê duyệt như :

Khuyến khích các hộ có quyền sử dụng đất hợp pháp trong khu quy hoạch phát triển du lịch được phê duyệt đầu tư tạo thành các khu điểm du lịch sinh thái hoặc tự thỏa thuận góp vốn với nhà đầu tư bằng quyền sử dụng đất.

Phối hợp sử dụng đồng bộ các nguồn vốn từ Trung Ương, tỉnh và doanh nghiệp chọn mô hình đầu tư tại các khu du lịch mới quy hoạch như : Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Tăng cường mở rộng các mối quan hệ giao lưu, liên kết và hợp tác kinh doanh với một số đối tác ở các tỉnh, thành phố có năng lực hoạt động thương mại – du lịch.

Tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể khu kinh tế cửa khẩu cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Cụ thể như việc chuyển mục đích sử dụng đất vườn để quy hoạch thành đất xây dựng biệt thự để phục vụ cho du lịch miệt vườn và mở ra các dịch vụ phục vụ du lịch.

Nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Long An. Đặc biệt là các tuyến đường gắn liền với các điểm di tích, các điểm vui chơi giải trí,…Cần đẩy mạnh hơn nữa các dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí tại các đại điểm tham quan nếu làm được điều đó sẽ thu hút nhiều khách tham quan đến Long An trong thời gian tới.

3.3.5. Giải pháp về tổ chức không gian du lịch

Trên cơ sở những định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch cần phải có kế hoạch xúc tiến ngay các dự án chi tiết ở những cụm, điểm du lịch trọng điểm và trên cơ sở xem xét các dự án ưu tiên bước đầu được đưa ra với thứ tự ưu tiên trong quá trình quy hoạch.

Thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa du lịch trên địa bàn với du lịch các địa phương vùng phụ cận, đặc biệt là du lịch TP.HCM. Qua đó mới tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch địa bàn và các tỉnh khác trong vùng.

Cần quy hoạch lại cụ thể các vùng khai thác du lịch hiệu quả, các vùng khai thác chưa hiệu quả và các vùng ở dạng tiềm năng. Qua đó đề ra các phương hướng và chiến lược cụ thể để phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững. Tránh tình trạng khai thác một cách tràn lan làm ảnh hưởng đến chất lượng của các điểm du lịch.

3.3.6. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Quảng cáo và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đa dạng hóa các loại sách, báo chí, ấn phẩm tuyên truyền về du lịch tỉnh Long An với nhiều hình thức như: tờ bướm, với nội dung phong phú và thường xuyên bố sung cung cấp thông tin mới phát hành rộng rãi tại các đầu mối giao thông, khu vực công cộng để du khách có thể thấy dễ dàng và thuận tiện.  Đẩy mạnh việc tiếp thị trong các trường học, các công ty xí nghiệp trong và ngoài tỉnh để thu hút khách đến tham quan.

Cử nhân viên tham quan học hỏi các vùng lân cận về việc quảng cáo và tiếp thị các điểm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng đến quần chúng nhân dân ra sao. Đưa các hình ảnh về các điểm du lịch trên các mạng xã hội cho người dân có thể tham khảo trong quá trình lựa chọn địa điểm du lịch.

Thành lập các trang web để đăng tải các thông tin về các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và các hoạt động du lịch diễn ra của tỉnh trong thời gian tới.

Đẩy mạnh việc tiếp thị du lịch của địa phương trên các diễn đàn trong các cuộc hội thảo về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tăng cường việc hợp tác và giao lưu giữa các địa phương trong lĩnh vực du lịch.

3.3.7. Giải pháp về công tác quản lí du lịch

Kiện toàn công tác tổ chức của ngành, sắp xếp luân chuyển cán bộ công chức của Sở và của các doanh nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên ngành đủ mạnh để phát huy sức mạnh toàn ngành đưa hoạt động du lịch phát triển.

Phát huy vai trò quản lý nhà nước về lãnh vực du lịch đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, ngành du lịch tăng cường phối hợp các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch theo cơ chế một cửa. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn.

Sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý du lịch, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố, cần thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch như khu vực Cần Đước, Đức Hòa,…

Tổ chức lấy ý kiến đông đảo công chức trong ngành và nhân dân để xây dựng hình ảnh biểu trưng của du lịch Long An, phối hợp với các ngành liên quan đề xuất, xây dựng biểu tượng thành phố.

3.4. Các kiến nghị Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An

Đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng sớm triển khai thực hiện các dự án, đề án và hoàn chỉnh theo kế hoạch về xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là các hạng mục công trình phục vụ nhu cầu khách tham quan, đó là những tiền đề thu hút đầu tư tiếp theo của các doanh nghiệp.

Đề nghị tỉnh mở lớp đào tạo các cán bộ quản lý du lịch và các cán bộ nghiệp vụ các loại hình chuyên ngành du lịch để kịp thời đổi mới nâng cao hình thức kinh doanh phục vụ chuyên nghiệp.

Kiến nghị Trung ương, UBND tỉnh sớm cho phép Long An có cửa khẩu quốc tế đường bộ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải khách quốc tế và hàng hóa được thuận tiện.

Cần đẩy mạnh khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Tuyên truyền giáo dục người dân có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Tạo điều kiện cho người dân hiểu hơn về tầm quan trọng của du lịch và vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế của địa phương.

3.4.2. Đối với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Long An

Đổi mới công tác quản lý và tổ chức đào tạo các nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đề nghị Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch sớm hoàn chỉnh quy hoạch khu du lịch đã tiến hành nhiều năm qua như khu du lịch làng Nổi Tân Lập, và chuẩn bị cho các dự án tiếp theo như Đồn Rạch Cát, nhanh chóng đưa vào hoạt động thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Nhanh chóng hoàn thành các dự án mới đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh Long An như khu du lịch Khang Thông (Happy Land) trên địa bàn huyện Bến Lức.

3.4.3. Đối với Sở Kế Hoạch Đầu Tư :

Cần nhanh chóng đầu tư các điểm du lịch tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, cùng với việc nâng cấp lại các điểm di tích lịch sử, cũng như hoàn thiện các  cơ sở hạn tầng tại các điểm tham quan.

Tiếp tục nghiên cứu và khảo sát các địa điểm để mời gọi các nhà đầu tư tham gia vào khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn của tỉnh trong thời gian tới.

3.4.4. Đối với Trung Tâm xúc tiến du lịch

Cần đẩy mạnh việc xây dựng kế hoạch quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Long An.

Nhanh chóng khảo xác các điểm tham quan du lịch để nhanh chóng đề trình lên Ủy ban để có chiến lược bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa.

3.4.5. Kiến nghị Tổng cục Du lịch:

Sớm tiến hành qui hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSCL thuộc vùng du lịch trọng điểm Nam bộ để phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng để tạo sức hấp dẫn thu hút khách.

Xác định vị trí quan trọng của Long An – Trung tâm tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ trong chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL và cả nước. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo chương trình mục tiêu, hỗ trợ kinh phí tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch và đào tạo nguồn nhân lực bậc cao ở nước ngoài.

PHẦN KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

Long An là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Long An là nơi thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nối liền các tỉnh miền Đông và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có gần 137km đường biên giới giáp với nước láng giềng Campuchia, có 2 cửa khẩu quốc gia và một số cửa khẩu phụ. Trong quy hoạch tổng thể của ngành du lịch Việt Nam xác định Long An là một điểm du lịch sinh thái quan trọng của Á vùng du lịch Nam Bộ . Long An có gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa Óc Eo, trên 40 di tích lịch sử cách mạng, nhiều công trình kiến trúc cổ như: cụm di tích khảo cổ Bình Tả, An Sơn (Đức Hòa), Cổ Sơn Tự, Ô Gò Chùa (Vĩnh Hưng), nhóm di tích lịch sử văn hóa được chú ý như chùa Tôn Thạnh, nơi tưởng niệm nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, đền thờ Nguyễn Trung Trực, Đồn Rạch Cát, di tích kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng như nhà ông Cả 120 cột, nhà xưa của ông Cai Tổng Bằng ở Cần Đước hoặc từ đường họ Phạm ở Tân Trụ và chùa Giác Lâm, chùa Núi. Long An cũng là vùng đất của lễ hội Kỳ Yên đáo lệ hàng năm, lễ cầu mưa, lễ tống ôn được tổ chức khá phổ biến trong dân gian, các lễ hội này được tiến hành với nghi thức đám rước sôi nổi.

Ngoài những tài nguyên du lịch kể trên, Long An còn có những tài nguyên du lịch khác như: Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, rừng tràm Tân Lập…. ở đây rất phong phú về thảm thực vật và động vật, đây là điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn gắn liền với tour du lịch Đồng Tháp Mười mùa nước nổi.

Điều kiện này làm cho Long An có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng phát triển du lịch của một số tỉnh đông bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, Long An còn là cửa ngõ của đồng bằng Sông Cửu Long khi đi vào trung tâm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, Long An rất thuận lợi trong việc phát triển nội địa và kinh tế hướng ngoại.

Thành phố Tân An đang hình thành và trở thành một khu đô thị du lịch hiện đại của khu vực, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ bao gồm: Khu nhà phố liên kết, biệt thự nhà vườn, khu trung tâm thương mại, dịch vụ – du lịch, khách sạn,…

Phát triển Long An nếu đi đúng hướng sẽ trở thành một điểm nhấn quan trọng trên bản đồ đô thị đồng bằng Sông Cửu Long và quốc gia.

Hướng đi đã có, vấn đề còn lại là con người – những cán bộ tâm huyết và có tầm nhìn để kết nối quá khứ và tương lai của tỉnh Long An.

Bên cạnh đó là sự đồng thuận của người dân nhằm phát triển một đô thị văn hóa – du lịch mang đậm nét riêng của vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Luận văn: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993