Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế

Trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị di sản một cách hợp lý, ngay từ Đại hội Đảng bộ lần thứ XI của tỉnh đã xác định “Chuyển dịch co cấu kinh tế của tỉnh từ công nghiệp – nông nghiệp – du lịch – dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp – du lịch – dịch vụ – nông nghiệp”. Như vậy du lịch đã được xác định là ngành kinh tế quan trọng đứng thứ hai cần chú trọng đầu tư và khai thác.

Theo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định rõ:

Đảng bộ Thừa Thiên Huế khẳng định: tăng tốc bằng ba mủi nhọn có tính đột phá: Trong đó mủi nhọn thứ hai: tiếp tục hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố du lịch, thành phố Festival.

Đặc biệt, trong phần phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ 2006-2010 của văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005-

2010 đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát: “Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, khai thác tốt mọi nguồn lực xã hội, quyết tâm tạo bứt phá mạnh mẽ, toàn diện về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát huy tốt vai trò của trung tâm du lịch quốc gia… xác định: “Thành phố Huế: Phát huy lợi thế là Cố đô, di sản văn hóa thế giới để phát triển thành một trung tâm lớn về du lịch và dịch vụ, xứng đáng là đô thị loại I, thành phố Festival của Việt Nam, xanh – sạch về mội trường, đẹp về văn hóa, giàu về kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa toàn tỉnh”.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.1.2. Quy hoạch du lịch Huế

Trong điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tinh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Xác định mục tiêu: Phát huy tối đa lợi thế so sánh, tập trung xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước. Trong phần phát triển không gia du lịch, đã xác định: Thừa Thiên Huế có 01 đô thị du lịch là thành phố Huế; Cố đô Huế là điểm du lịch quốc gia. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Cũng trong quy hoạch phát triển du lịch Huế, định hướng không gian tuyến điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế (Theo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020) đã chia ra 03 cụm du lịch bao gồm: Cụm du lịch thành phố Huế – Dải ven biển và phụ cận.

Cụm du lịch A Lưới – Đường mòn Hồ Chí Minh. Cụm du lịch Cảnh Dương – Lăng cô – Bạch Mã. Trong đó cụm du lịch thành phố Huế – Dải ven biển và phụ cận với hạt nhân trung tâm là thành phố Huế phát triển về hướng biển Quảng Điền, Thuận An, Vinh Thanh. Cũng đã xác định ưu tiên để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.

3.1.3. Thực tiễn du lịch lễ hội tại Huế 

3.1.3.1. Về hình thức tổ chức

Du lịch lễ hội là loại hình du lịch thuộc về du lịch văn hóa. Cho đến nay hình thức tổ chức du lịch lễ hội vẫn chưa được rõ ràng. Phần tổ chức thực hiện thuộc các đơn vị lữ hành, các công ty du lịch. Khi tổ chức loại hình du lịch này, chủ yếu mang tính chất tự phát, do một số đơn vị du lịch hoặc chính cộng đồng người dân địa phương tổ chức dưới các dạng nhóm khách nhỏ lẻ, có tính chất cá nhân gia đình. Chưa có sự đầu tư cho việc tổ chức loại hình du lịch lễ hội.

3.1.3.2. Về nội dung lễ hội

Lễ hội thường bao gồm hai nội dung là phần lễ và phần hội. Phần lễ là nội dung chính trong các lễ hội tại Huế, thể hiện được nết sinh hoạt văn hóa dân gian, cung đình hòa quyện với các nghi thức, nghi lễ cầu kỳ, khá phức tạp trong không khí trang nghiêm. Tại Huế lễ hội thiên về phần lễ là chính, đặc biệt là các lễ tế diễn ra tại các đình làng chủ yếu là lễ túc yết và lễ Thánh Giá để tôn vinh các thánh thần và tưởng nhớ công ơn của các vị tổ tiên khai canh, khai khẩn.   Một số lễ hội dân gian cổ truyền, lễ hội Tôn giáo… bao gồm cả phần lễ và phần hội nhưng số lượng lễ hội có đủ hai phần lễ và hội khá ít.

Tùy theo tính chất của lễ hội mà có nội dung cho buổi lễ khác nhau. Thống kê một số lễ hội tiêu biểu tại Huế bao gồm cả hai nội dung phần lễ và phần hội như sau:

Theo bảng thống kê trên cho thấy, mặc dù tại Huế có nhiều lễ hội với hình thức nội dung đa dạng phong phú nhưng chủ yếu các sinh hoạt lễ hội tại Huế đa số chỉ có phần lễ mà không có phần hội. Các lễ hội cung đình thì hầu như đã mai một và không phù hợp bởi các lễ hội đó đa số liên quan đến sinh hoạt cung đình và chế độ phong kiến đã không còn từ năm 1945.

Các lễ hội vẫn còn tồn tại và đang diễn ra chủ yếu thuộc về lễ hội dân gian, ngay tại thành phố Huế thì chủ yếu là các lễ tế tại các đình làng, đền đài tôn miếu. Tuy vậy với sự đa dạng độc đáo của văn hóa Huế ần chứa trong các di tích nơi diễn ra hoạt động nghi lễ cũng là sức hấp dẫn để xây dựng các chương trình du lịch lễ hội tại Huế.

3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội 

Để phát huy vai trò của một di sản văn hóa thế giới, thành phố Huế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác trùng tu, bảo vệ và khai thác tốt các di sản văn hóa của vùng đất cố đô. Có chính sách ưu đãi đối với các đối tượng trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động lễ hội. Xác định các lễ hội tiêu biểu để tiến hành lập qui hoạch, định hướng cho sự phát triển. Đồng thời cần đổi mới công tác tổ chức hoạt động lễ hội tạo sự hài hòa giữa phần lễ và phần hội. Ban hành qui chế cụ thể về việc quản lý lễ hội.

Để khai thác các lễ hội cho loại hình du lịch lễ hội, cần có những hành động thiết thực, những chủ trương chính sách khuyến khích phát triển, xúc tiến cho hoạt động du lịch lễ hội một cách cụ thể để hướng tới sự thuận lợi, phát triển bền vững.

Việc đặt ra các tiêu chuẩn và qui định về quản lý du lịch lễ hội cũng cần đặc biệt quan tâm. Công tác kiểm tra, đảm bảo chất lượng của sản phẩm du lịch lễ hội cần được tiến hành thường xuyên. Để đảm bảo công tác kiểm tra, tạo hành lang thông thoáng cho các đơn vị đầu tư, khai thác loại hình du lịch lễ hội, các nhà quản lý cũng cần định hướng cho việc phát triển loại hình du lịch lễ hội. Cần tiếp tục hoàn chỉnh những qui định, hệ thống luật lệ nội qui pháp chế về luật pháp.

Tổ chức, có kế hoạch, qui hoạch, những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho hoạt động du lịch lễ hội. Việc chọn lựa lễ hội để phù hợp với tưng đối tượng khách khách nhau cũng là vấn đề quan tâm. Lễ hội muốn trở thành sản phẩm du lịch thông qua các chương trình du lịch lễ hội thì phải đấm bảo tính đặc sắc, thuận lợi và có các dịch vụ đi kèm. Thông thường hoạt động lễ hội tại Huế nghiêng nặng phần nghi lễ nhưng chưa chú trọng các sản phẩm khác như hoạt động vui chơi, mua sắm hàng lưu niệm… Khi có sự qui hoạch trong lễ hội để phục vụ cho du lịch chắc chắn rằng kế hoạch sẽ được thiết lập sớm và tổ chức có định kỳ, điều này sẽ dẫn đến thuận lợi trong tuyên truyền và quảng cáo.

Chú trọng chắt lọc rà soát hình thức tổ chức cũng như nội dung của lễ hội:

  • Về hình thức tổ chức

Lễ hội là nơi tập trung đông người, nơi thể hiện sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên các lễ hội tại Huế lại nghiêng nặng về phần lễ, xem nhẹ phần hội. vì vậy nên tập trung đầu tư cho phần hội với các hình thức sinh hoạt dân gian để người tham gia hội có thể hòa mình cùng tham gia vào các hoạt động của lễ hội.

Trong Lễ hội: Cần có kế hoạch sắp xếp, bố trí các hình thức biểu diễn, việc bán và giới thiệu hàng lưu niệm: Làm dù, vẽ tranh… kết hợp với các hoạt động sinh hoạt văn hóa: Thả đèn… để khách cùng tham gia. Đồng thời Gìn giữ, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống dân gian góp phần làm cho lễ hội truyền thống dân gian sinh động nhưng không mất đi bản sắc riêng của lễ hội mang tính chất địa phương, vùng miền. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

  • Về nội dung lễ hội

Trong phần hội nên tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao góp phần làm phong phú và tăng sức lôi cuốn của lễ hội.

Khôi phục và tổ chức kết hợp các trò chơi dân gian như: Chọi gà, thi đấu bóng chuyền, đánh cờ, đánh đu, thả diều, đố chữ, kéo co, đập om, nhảy dây…  Kết hợp tổ chức các hình thức sinh hoạt sân khấu dân gian như: Hò đối đáp, diễn tuồng, thi hát ru, bài chòi…

Tổ chức các sinh hoạt mang tính cộng đồng như: Đua thuyền, thi nấu cơm, thả đèn trời, đèn hoa đăng…

Huế chứa đựng cả giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nên việc tổ chức du lịch lễ hội có nhiều điều kiện thuận lợi. Với bề dày văn hóa của vùng đất cố đô tạo nên kho tàng văn hóa lễ hội đa dạng, phong phú đặc sắc. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành thống kê đánh giá hiệu quả của các hoạt động lễ hội đã từng tổ chức để có nguồn đầu tư kinh phí thích đáng cho việc nghiên cứu, tổ chức, thực hiện hoạt động lễ hội góp phần làm phong phú đa dạng cho sản phẩm du lịch lễ hội.

Tại địa phương, các cơ quan như Sở văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến thông tin du lịch, hiệp hội du lịch lữ hành cần có sự phối kết hợp chặt chẽ. Thành lập tiểu ban chuyên trách các vấn đề về du lịch lễ hội gồm các bộ phận như nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm, quảng cáo tiếp thị, tổ chức thực hiện, kiểm soát đánh giá…

Để lễ hội thực sự là di sản, là sản phẩm du lịch văn hóa quý giá, nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cho du lịch, khi tổ chức cần phải tôn trọng giá trị văn hóa đích thực của lễ hội và lễ hội phải mang đầy đủ ý nghĩa, không thể tổ chức phần lễ quá rườm rà mà thiếu đi phần hội dành cho công chúng, cho du khách tạo ra sự tẻ nhạt cho người tham gia lễ hội.

3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội

Cần có chiến lược đầu tư lâu dài cho việc bảo tồn, nghiên cứu và phát triển du lịch lễ hội. Ưu tiên đầu tư triển khai các chương trình dự án trọng điểm cho du lịch lễ hội. Hoạt động lễ hội là nhằm phục vụ cho đời sống tinh thần của cộng đồng người dân địa phương, xét về mặt kinh tế đây là hoạt động văn hóa thể hiện đời sống sinh hoạt thể hiện tâm tư, ước vọng tình cảm của người dân địa phương, không đặt nặng về kinh tế. Trong khi du lịch là một ngành kinh tế. Hoạt động du lịch coi trọng vấn đề doanh thu. Việc kết hợp giữa du lịch và lễ hội cần có tổ chức ban ngành đứng ra chuyên trách để đề ra các chủ trương chính sách, kế hoạch phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động văn hóa và du lịch. Có như vậy mới nhận được sự đầu tư và hoạt động có hiệu quả.

Một lễ hội diễn ra, đó mới chỉ là phần thô, cần có gọt dũa về nội dung, hình thức chương trình để giúp cho những giá trị văn hóa của lễ hội được tỏa sáng. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Đây là điều không phải dễ dàng do lễ hội là của cộng đồng địa phương, hình thành lâu đời từ tập quán sinh hoạt của người dân, do vậy một tổ chức chuyên trách là cầu nối để tạo nên sự hài hòa giữa lợi ích du lịch, lễ hội và nhu cầu của khách du lịch là điều cần thiết.

Sự đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho du lịch lễ hội để thu được hiệu quả kinh tế một phần phụ thuộc vào năng lực khai thác loại hình du lịch lễ hội. Tuy nhiên khi tính toán đến lợi ích kinh tế cần gắn với các lợi ích văn hóa. Muốn đạt hiệu quả về kinh tế thì cần có sự đầu tư. Vấn đề đặt ra là khi nhà đầu tư cho du lịch lễ hội nhưng sản phẩm du lịch lại dẽ bắt chước, vì vậy phải tính toán để đem đến lợi ích cho nhà đầu tư. Tránh việc người đầu tư thì ít nhưng khi thấy rõ lợi ích thì có nhiều người lại ngảy vào khai thác.

Đầu tư cũng cần có kế hoạch và đầu tư toàn diện. Đầu tư cho nguồn nhân lực đây là sự đầu tư thường xuyên. Đầu tư về công nghệ, phương pháp quản lý tổ chức lễ hội. đầu tư về máy móc cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật… Khi đầu tư cần có kế hoạch lập dự án và có sự chọn lựa lễ hội để đầu tư đảm bảo cho chương trình du lịch lễ hội đạt hiệu quả.

 Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành, nhiều đơn vị và lợi ích từ du lịch mang lại không chỉ cho một cá nhân hay đơn vị tổ chức nào. Chính vì vậy sự đầu tư cần chung tay của tất cả các thành phần, tùy theo năng lực, thẩm quyền, thế mạnh của mỗi thành phần để đầu tư.

  • Chẳng hạn:

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể đây là chính quyền thành phố thông qua cơ quan chức năng đó là Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch có thể đầu tư vào sự quảng bá về lễ hội, du lịch lễ hội, có các chính sách ưu đãi, cơ chế ưu tiên cho hoạt động du lịch lễ hội.

Đối với các công ty doanh nghiệp du lịch cũng cần sự đầu tư cho du lịch lễ hội. Ngoài việc đầu tư trực tiếp kinh phí dưới hình thức nhà tài trợ cho các lễ hội tiêu biểu để đưa vào các chương trình du lịch đảm bảo cho các lễ hội được duy trì và phát triển thì việc đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, hạ tầng dịch vụ cũng cần quan tâm. Hơn thế nữa đầu tư cho chính nguồn lực của doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực những người sẽ tổ chức và thực hiện các chương trình du lịch lễ hội như các nhà điều hành, những hướng dẫn viên du lịch…

Các nhà đầu tư có thể khác nhau về mục tiêu và động cơ đầu tư do vậy cần có cơ chế hoạt động, thể chế chung và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa.

Hoạt động du lịch lễ hội cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận, nhiều thành phần tham gia từ các cơ quan văn hóa, các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị, cá nhân đại diện cho nhóm cộng đồng là người trực tiếp tổ chức và quản lý thực hiện lễ hội do vậy việc đầu tư cũng nên quy về một đầu mối để thuận tiện trong việc tổ chức và quản lý. Hơn thế nữa cần xác định cụ thể nhiệm vụ của từng bộ phận để hoạt động được tiến hành có hiệu quả.

3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Tiến hành xây dựng các chương trình du lịch lễ hội, không ngừng đánh giá rút kinh nghiệm. Thường xuyên tiến hành các hội nghị, hội thảo rút kinh nghiệm, chia sẻ, trao đổi thông tin biện pháp và kinh nghiệm phát triển du lịch lễ hội.

Giá trị sức hấp dẫn của loại hình du lịch lễ hội đó là những chương trình cụ thể, với những chương trình giới thiệu được nét độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương thông qua hình thức tổ chức, nội dung và các yếu tố liên quan đến sinh hoạt của lễ hội. Lễ hội được chọn lựa kỹ càng, nội dung hình thức cô đọng. Cách tổ chức một chương trình du lịch lễ hội, chú ý đến không gian, thời gian của lễ hội phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.

 Các chương trình du lịch lễ hội phải được đầu tư từ việc khảo sát thị trường khách, nhu cầu của khách, đến việc xem xét lễ hội đó có những giá trị nào nổi bật để giới thiệu đến du khách. Xem xét lễ hội đó có được tổ chức thường xuyên hay không, mức độ thu hút của lễ hội. Thông qua lễ hội có chuyển tải được những giá trị văn hóa, cảm xúc thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu của khách hay không.

Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra đánh giá và hoàn thiện sản phẩm du lịch gắn với các lễ hội cụ thể đang tồn tại, làm đa dạng hóa các sản phẩm để phù hợp với các nhu cầu khác nhau của du khách.

Trong sự cạnh tranh với các sản phẩm du lịch khác, các chương trình du lịch lễ hội cũng cần tính toán sự hợp lý về giá thành, về thời gian và đảm bảo sự kết hợp trong chương trình du lịch lễ hội gắn với các yếu tố khác như tham quan điểm di tích văn hóa lịch sử, giao lưu với người dân địa phương hay tìm hiểu về những khía cạnh mà khách quan tâm. Đảm bảo tính phù hợp, tiết kiệm, đa dạng của sản phẩm.

Để xúc tiến du lịch lễ hội, các sản phẩm phục vụ cho du lịch lễ hội cũng cần được chuẩn hóa chất lượng. Cần phải rà soát, đánh giá, lựa chọn trong sự đa dạng phong phú của lễ hội để có được những sản phẩm đặc sắc có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch.

3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội 

Để phát triển du lịch lễ hội, nhân lực là yếu tố quan trọng cho sự thành công khi tổ chức và thực hiện. Việc đầu tư cho du lịch lễ hội không chỉ dừng lại ở đầu tư vật lực, cơ sở vất chất kỹ thuật mà đầu tư cho nguồn nhân lực cũng cần quan tâm. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu đáp ứng nhu cầu về tổ chức quản lý lễ hội. Nhân lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Từ các nhà quản lý, nhà tổ chức, nhân viên điều hành, nhân viên thực hiện và cả cộng đồng dân cư địa phương những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của du lịch lễ hội. Việc đào tạo, bồi dưỡng không những về kiến thức mà còn chú trọng đến chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ, nhận thức của mọi người đối với loại hình du lịch này. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Muốn có nguồn nhân lực tốt, cần phải được đào tạo. Thường xuyên mở các lớp, các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kiến thức cho những đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch lễ hội góp phần nâng cao công tác chuyên môn cho nhà quản lý, người tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch lễ hội cũng như các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch lễ hội. Tạo điều kiện cho những nòng cốt có thể tham gia trải nghiệm học tập kinh nghiệm về tổ chức du lịch lễ hội ở trong và ngoài nước qua các chuyến tham quan, tham dự các hội thảo, hội nghị chuyên đề du lịch và lễ hội.

3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội 

Trước hết cần xác định du lịch lễ hội là loại hình du lịch văn hóa hấp dẫn tại Huế. Để tuyên truyền quảng bá tốt về du lịch lễ hội, đầu tiên hết là cần có sản phẩm. Cần xúc tiến đẩy mạnh nghiên cứu các lễ hội có thể phục vụ cho hoạt động du lịch từ đó xây dựng nên các chương trình du lịch lễ hội. Việc tuyên truyền quảng bá cần tiến hành song song, quảng bá tuyên truyền về lễ hội và quảng bá tuyên truyền, bán các chương trình du lịch lễ hội. Việc quảng bá tuyên truyền không chỉ nhằm mục đích giới thiệu về lễ hội để khách biết mà còn phải tạo được sức lôi cuốn khách đến với lễ hội.

Thực trạng hiện nay hoạt động lễ hội và du lịch lễ hội còn chưa có được sự kết hợp chặt chẽ. Thông tin về lễ hội còn sơ sài chưa được chú trọng. Việc tuyên truyền quảng bá mới thiên về giới thiệu các lễ hội, chưa chú trọng khai thác lễ hội để phục vụ cho du lịch. Đối với khách du lịch để đặt hàng một chương trình du lịch lễ hội không phải dễ do hoạt động này bị động, mang tính chất phụ thuộc vào thời điểm, không gian tổ chức lễ hội. Để khắc phục nhược điểm đó cần có các cuộc khảo sát điều tra, tính toán lập kế hoạch xây dựng các chương trình du lịch lễ hội. Các chương trình này cần lên kế hoạch trước cả năm, có sự hệ thống hóa về các chương trình du lịch lễ hội, các lễ hội với thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung lễ hội cũng như những sự kiện đặc sắc nổi bật của lễ hội có như vậy mới chủ động trong việc giới thiệu và tuyên truyền quảng bá.   Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phải được tiến hành mọi lúc, mọi nơi trên tất cả các phương tiện từ sân bay, nhà ga đến phương tiện thông tin đại chúng như trang mạng, báo, dài, truyền hình… đây là công việc không dành riêng cho ngành du lịch, ngành văn hóa mà đòi hỏi sự chung tay của mọi cơ quan, mọi phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông cũng như tất cả tầng lớp mọi người trong xã hội.

Khách đến tham gia lễ hội đa dạng, từ nhiều nơi khác nhau nên cần chú trọng tuyên truyền quảng bá không những trong địa phương mà cả ngoài địa phương, không những trong nước mà ra ngoài nước thông qua các hội chợ triển lãm, các cuộc trưng bày giao lưu với các nước, thông qua các con đường ngoại giao các sinh hoạt văn hóa giao lưu. Để thực hiện tốt điều này cần có các sách lược, chiến lược trong quảng bá truyền thông. Các nhà quản lý, các đơn vị tham gia vào du lịch lễ hội cần tạo ra các sự kiện nhằm thu hút du khách đến để thực hiện lồng ghép giới thiệu về loại hình du lịch lễ hội. Cần lưu ý tận dụng phối hợp lồng ghép tuyên truyền về du lịch lễ hội vào trong các sự kiện khác nhau khi có điều kiện nhằm đạt hiệu quả về tuyên truyền quảng bá.

3.2.6. Giải pháp bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Hoạt động du lịch lễ hội chắc chắn sẽ có những tác động đến các yếu tố văn hóa trong lễ hội. Vấn đề đó đặt ra trách nhiệm cho những nhà khai thác lễ hội để phục vụ cho du lịch. Như vậy để bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội cần chú trọng một số vấn đề sau:

Trong công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch lễ hội, không những giới thiệu về sản phẩm du lịch lễ hội mà cần có những hướng dẫn khách khi tham gia vào loại hình du lịch đó. Cung cấp cho khách những hiểu biết nhất định trong ứng xử, giao tiếp cũng như phương thức cảm nhận giá trị của lễ hội. Đảm bảo chức năng giáo dục trong hoạt động du lịch, ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội.

Một đối tượng quan trọng góp phần làm nên thành công đó chính là người dân địa phương. Bản thân họ phải thấy được lợi ích từ hoạt động du lịch lễ hội để từ đó họ có ý thức bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của địa phương mình. Đơn vị du lịch cũng cần chia sẻ lợi ích từ hoạt động kinh doanh và tổ chức du lịch lễ hội đến cộng đồng địa phương để khuyến khích người dân địa phương cùng tham gia vào hoạt động du lịch qua các hành động cụ thể như thể hiện cử chỉ thân thiện, giữ gìn vệ sinh, văn minh trong giao tiếp và mua bán hàng hóa với du khách…

Khai thác lễ hội phục vụ cho du lịch cần đứng trên quan điểm giữ gìn, bảo tồn để phát triển. Cần trách tình trạng tận thu, khai thác triệt để vì mục đích kinh doanh mà làm tổn hại đến những giá trị văn hóa vốn có.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

  • Cần có giải pháp đồng bộ, có sự phối hợp giữa việc quản lý của nhà nước, địa phương, giữa các cơ quan quản lý văn hóa và du lịch. Có các chính sách khuyến khích sự tham gia tính cực của cộng đồng địa phương. Chú ý khai thác các lễ hội cho du lịch cần trên tinh thần tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội.
  • Chú trọng phối hợp và khai thác các chương trình du lịch lễ hội với việc giới thiệu các giá trị văn hóa của vùng đất cố đô. Kết hợp tổng hòa du lịch lễ hội với du lịch tâm linh, tham quan các di tích văn hóa lịch sử.
  • Tăng cường nâng cao chất lượng lễ hội qua việc thanh tra, kiểm soát, đánh giá và thường xuyên điều chỉnh các hoạt động du lịch lễ hội để vừa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch vừa đảm bảo việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
  • Hoàn thiện các văn bản pháp quy, xây dựng cơ chế hoạt động cho việc phát triển loại hình du lịch lễ hội.
  • Chú trọng đầu tư trên tất cả các mặt từ nguồn nhân lực, điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến tăng cường hoạt động xúc tiến công tác truyên truyền quảng bá cho các hoạt động du lịch lễ hội.
  • Chú trọng cho phát triển du lịch văn hóa, du lịch lễ hội bằng các hoạt động thiết thực như tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu tiềm năng du lịch văn hóa của địa phương, trong đó nhấn mạnh sức hấp dẫn của lễ hội, du lịch lễ hội. Khuyến khích kêu gọi sự đầu tư cho tổ chức lễ hội và du lịch lễ hội thông qua các sự kiện trong và ngoài nước. Có chính sách ưu đãi cho đầu tư vào du lịch lễ hội.

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

  • Xác định du lịch lễ hội là một trong những sản phẩm chính của doanh nghiệp để có sự đầu tư và định hướng chiến lược cho loại hình du lịch này.
  • Nâng cao nhận thức về vai trò của đơn vị du lịch đối với địa phương. Hoạt động kinh doanh nhưng cần chú trọng đến vấn đề bảo tồn văn hóa. Thực hiện tốt chính sách đào tạo và tự đào tạo cho đội ngũ nhân viên và hướng dẫn viên công ty về ý thức bảo tồn giữ gìn các di sản văn hóa. Đồng thời lồng ghép vào chương trình du lịch lễ hội trách nhiệm của du khách chung tay cùng giữ gìn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội thông qua vai trò của người hướng dẫn viên.
  • Nâng cao nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong khai thác lễ hội, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành để có sự đầu tư cho du lịch lễ hội. tránh việc khai thác tiềm năng có sẵn mà thiếu sự đầu tư. Việc đầu tư thể hiện toàn diện: Đầu tư cho nhân lực, đầu tư cho việc xây dựng các chương trình du lịch lễ hội qua việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá các lễ hội để lựa chọn các lễ hội tiêu biểu nhằm đưa vào trong chương trình du lịch lễ hội và phù hợp với các nhu cầu, đối tượng khách khác nhau. Không những vậy sự hỗ trợ về cả vật chất lẫn chuyên môn cho lễ hội nhằm làm nổi bật giá trị văn hóa của lễ hội, sự thuận lợi để khách có thể tiếp cận được với lễ hội. Sự đầu tư này là đóng góp hữu ích để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương, khơi dậy lòng tự hào và ý thức gìn giữ, bảo tồn sinh hoạt lễ hội.
  • Chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá về lễ hội, du lịch lễ hội. Ưu tiên cho loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội. Lập kế hoạch tuyên truyền quảng bá cụ thể mang tầm chiến lược lâu dài. Thông qua các hình thức như tham gia tích cực vào các hội chợ triển lãm, tổ chức các sự kiện như văn nghệ, thể thao để tăng cường giới thiệu nét đặc sắc của các lễ hội cũng như lợi ích khi tham gia vào loại hình du lịch lễ hội.
  • Tổ chức các cuộc thi viết bài giới thiệu về lễ hội và du lịch lễ hội để thường xuyên ra các tập gấp, ấn phẩm sách báo, băng hình nhằm dưa lễ hội, loại hình du lịch lễ hội đến gần với du khách. Công tác tuyên truyền cần tiến hành rộng rãi tại các đầu mối giao thông, khu vực công cộng (tại các trạm chờ xe buýt hay bên ngoài xe)… hay tận dụng sức mạnh mạng internet, kỹ thuật hiện đại của công nghệ thông tin đẻ xúc tiến quảng bá tuyên truyền.
  • Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch lễ hội qua việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rà soát, bổ sung điều chỉnh các dịch vụ của loại hình du lịch lễ hội. Có các hình thức thu hút khách đến với loại hình du lịch lễ hội như khuyến mại, tăng dịch vụ bổ sung, bốc thăm trúng thưởng…
  • Chủ động xây dựng đề ra các chương trình du lịch lễ hội, xúc tiến hoạt dộng bán các sản phẩm du lịch lễ hội trực tiếp đến khách hàng hay thông qua các hình thức khác như thông qua mạng điện tử…
  • Phối hợp chặt chẽ với địa phương, với cộng đồng dân cư địa phương để cùng với địa phương vừa bảo tồn, vừa phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội đạt hiệu qủa kinh tế xã hội qua việc hướng dẫn các hình thức tổ chức, rà soát nội dung đảm bảo sinh hoạt lễ hội lành mạnh văn minh. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương

Chính quyền và cư dân địa phương cần nhận thức về vai trò của lễ hội đối với du lịch và ngược lại. Tích cực chủ động sáng tạo trong các hoạt động tổ chức lễ hội, biết gạn đục khơi trong chọn lựa những hình thức và nội dung sinh hoạt lễ hội vừa mang đậm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt người dân địa phương vừa phù hợp với lối sống văn minh, hiện đại tránh các thủ tục quá rườm rà, các hủ tục đã lỗi thời để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn khách.

Về phía chính quyền: Khuyến khích người dân tổ chức lễ hội lành mạnh, có sự đóng góp công sức vật chất và tinh thần cho lễ hội qua các hành động cụ thể.  Đề ra các văn bản pháp qui, cơ chế hoạt động thống nhất chung cho các lễ hội, tạo điều kiện thuận lợi để các lễ hội diễn ra đảm bảo đúng khuôn khổ. Chú trọng công tác tổ chức lễ hội.

Về phía cư dân địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch có thể tiếp cận với sinh hoạt truyền thống của địa phương mình. Dựa trên nội lực của chính mình đồng thời phối hợp với cơ quan chính quyền để tận dụng mọi nguồn lực để làm cho lễ hội ngày càng trở nên một sinh hoạt cộng đồng có tính phổ biến thu hút đông đảo mọi người cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.

Tích cực phối hợp với các đơn vị du lịch để xây dựng chương trình nội dung cho loại hình du lịch lễ hội. Không ai hết người dân địa phương là chủ thể của lễ hội. Chính bản thân họ phải không ngừng nâng cao nhận thức về vai trò của lễ hội đối với du lịch. Lễ hội là hoạt động văn hóa mà qua đó các giá trị văn hóa được tỏa sáng. Ngược lại hoạt động du lịch cũng sẽ có những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân vì vậy cư dân địa phương trong quá trình đưa lễ hội đến với du lịch cần chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa của riêng mình không để các yếu tố tiêu cực bên ngoài tác động, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa trong du lịch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Với những tiềm năng thế mạnh về văn hóa, Thành phố Huế đã đưa ra những chính sách chủ trương, lập ra các dự án đầu tư và phát triển du lịch. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Thông qua việc rà soát đánh giá khoanh vùng các khu du lịch. Chính quyền địa phương đã xác định du lịch lễ hội là một trong những thế mạnh để tiến hành xúc tiến quảng bá và xây dựng định hướng chiến lược cho du lịch tại thành phố Huế.  Theo kế hoạch phát triển du lịch tại Huế, vấn đề đặt ra là chúng ta phải khai thác các tiềm năng về du lịch văn hóa, du lịch lễ hội như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện vẫn còn có những khiếm khuyết, thậm chí loại hình du lịch lễ hội chưa thực sự để lại dấu ấn, thu hút khách du lịch. Mối quan hệ giữa các ngành du lịch, văn hóa và bảo tồn chưa thực sự chặt chẽ, chưa xác định hết được vai trò ý nghía của loại hình du lịch lễ hội trong hiện tại và tương lai. Để phát triển loại hình du lịch lễ hội cần có định hướng đúng, chính xác và đưa ra các giải pháp kịp thời để khai thác tiềm năng thế mạnh của du lịch lễ hội tại Huế.

Trong nội dung chương III, trên cơ sở mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Huế, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về chính sách, quy hoạch tổ chức quản lý lễ hội để có định hướng chung đồng thời các giải pháp cho việc đầu tư và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội. Nhấn mạnh rằng việc đầu tư là trách nhiệm của tất cả mọi tổ chức cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan đến lễ hội và khai thác lợi ích của lễ hội. Việc đầu tư này là toàn diện không những về sản phẩm, xây dựng thị trường, tuyên truyền quảng bá mà quan trọng nhất là nguồn nhân lực trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch lễ hội.

Khai thác đi đôi với đầu tư, phát triển nhưng cần chú trọng công tác bảo tồn đó là nguyên tắc để bảo đảm tính bền vững. Những giải pháp đưa ra góp phần bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội là điều cần thiết đảm bảo cho du lịch lễ hội đi đúng mục tiêu và định hướng.

Phát triển du lịch nói chung và du lịch lễ hội là trách nhiệm của tất cả các bên cùng tham gia từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp du lịch, chính quyền và cư dân địa phương. Khi tất cả cùng đồng lòng thì du lịch lễ hội sẽ là hướng phát triển cho sản phẩm du lịch mới của thành phố Huế.

KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Lễ hội tại Huế mang đậm yếu tố văn hóa địa phương, là tài nguyên nhân văn phong phú để phát triển sản phẩm “du lịch lễ hội”

Lễ hội là một sinh hoạt tổng hợp của quần chúng nhân dân bao gồm các mặt:

Tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt đời sống của nhân dân cả về tinh thần và vật chất, linh thiêng, huyền bí và đời thường. Nghiên cứu lễ hội dân gian trong đời sống xã hội hiện đại, ngoài ý tưởng sâu xa trở về nguồn còn là một cách thể hiện lòng khát khao gìn giữ, bảo tồn, phát triển bản sắc dân tộc trước bao chuyển biến nhanh chóng của thời đại.

Các lễ hội dân gian như lễ hội Cầu ngư, lễ hội thờ Điện Hòn Chén, nhưng do được diễn ra ở vùng đất vốn là kinh đô, ảnh hưởng sâu đậm của các lễ giáo phong kiến, với các tập tục, lễ nghi đặc trưng riêng của vùng đất cố đô nên các lễ hội đó đã có những nét đặc trưng riêng so với các lễ hội tương tự được diễn ra ở các vùng miền trong cả nước. Đặc biệt cả về hình thức nghi lễ và phần hội hè.

Sự phong phú và đa dạng của lễ hội Huế là mảnh đất ươm mầm cho du lịch Huế ngày càng phát triển. Do vậy phải chú trọng tổ chức tốt các lễ hội. Nhằm mục đính không những là tạo ra sản phẩm tốt cho du lịch mà còn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, sinh hoạt tinh thần cho nhân dân, qua đó giáo dục giá trị thẩm mỹ, thắt chặt sự kết cấu cộng đồng, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Khẳng định bản sắc văn hóa dặc trưng riêng của vùng đất cố đô.

Dựa vào thế mạnh của văn hóa truyền thống, du lịch văn hóa Huế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Với dấu ấn một thời là kinh đô của cả nước, Huế là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa của các vùng miền, các quốc gia khác nhau. Những di sản văn hóa không chỉ mang tính dân tộc mà còn mang tính nhân loại. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX với vị trí là thủ phủ đàng trong, kinh đô Phú Xuân Huế đã hội tụ và sáng tạo ra những bản sắc văn hóa độc đáo – không gian văn hóa Huế. Sự bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hóa được thể hiện qua các đền đài, cung điện, đình làng nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là thông qua các lễ hội. Đây là thế mạnh để du lịch lễ hội tại Huế phát triển.

Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch văn hóa mang tính đặc thù. Hoạt động của du lịch lễ hội có tầm quan trọng đối với kinh tế và xã hội. Thông qua đó các lễ hội được bảo tồn và phát triển đồng thời tạo việc làm, mang lại thịnh vượng cho đời sống tinh thần và vật chất của người dân địa phương. Hơn thế nữa, nó làm cho điểm đến hấp dẫn hơn bằng cách thu hút khách du lịch đến điểm để tham quan, nghiên cứu tìm hiểu về giá trị văn hóa của vùng đất thông qua lễ hội.  Nghiên cứu về lễ hội tại Huế thực chất là tìm hiểu tiềm năng du lịch ẩn chứa bên trong lễ hội, các giá trị văn hóa nhằm bảo tồn và khai thác các giá trị đó để góp phần mang lại sắc thái mới cho du lịch Huế, đa dạng cho các sản phẩm du lịch và tạo tiền đề cơ sở xây dựng các chương trình du lịch lễ hội.

Lễ hội là tiềm năng rất lớn để tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của Huế một vùng đất văn hóa có cảnh quan tươi đẹp hữu tình, có sự phong phú về lễ hội dân gian. Chắc chắn rằng với kho tàng phong phú về lễ hội, Huế sẽ nổ lực để trở thành thành phố Festival đặc trưng của cả nước và là điểm đến của các chương trình du lịch văn hóa “du lịch lễ hội”.

Để du lịch lễ hội tại Huế phát triển cần tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể với những qui hoạch tập trung nghiên cứu cho phát triển du lịch lễ hội, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm, đặc biệt nhất là đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá cho du lịch lễ hội. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Mặc dù đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, tuy nhiên những nghiên cứu và khảo sát đánh giá của luận văn sẽ là bước đầu để làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu về sau. Góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Huế đồng thời là tài nguyên để các nhà du lịch tạo nên sản phẩm độc đáo riêng của thành phố Huế.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993