Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Định hướng và một số giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Định hướng phát triển du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch 

3.1.1.  Bối cảnh trong và ngoài nước

Hoạt động du lịch thế giới trong thời gian gần đây đã chuyển hướng mạnh sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực này chiếm 22% tổng lượng khách du lịch quốc tế. Dự báo đến năm 2025, lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt 1,6 tỷ lượt. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, khoảng 6,5%/ năm, chiếm 25,4% lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu.

Du lịch đang trở thành một trong những  ngành dịch vụ phát triển nhanh; đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Nhu cầu du lịch trên thế giới đã có nhiều thay đổi, nhất là trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay. Du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Một loạt cái giá trị mới được thiết lập: du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về nguồn cội, hướng về thiên nhiên…. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch.

Không chỉ có vậy, du lịch hiện nay còn được hỗ trợ bởi công nghệ số, công nghệ 4.0. Trong bối cảnh toàn cầu như vậy, du lịch Việt Nam cũng chuyển mình rất nhanh, bắt kịp xu thế và hội nhập thành công với khu vực và thế giới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.1.2. Các dự án quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng

Các dự án quy hoạch phát triển du lịch cấp quốc gia tiêu biểu nhất là quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2018. Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2035 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Với quy hoạch 7 vùng du lịch, 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc gia, 12 đô thị du lịch. Phấn đấu năm 2035 thu hút 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa. Đóng góp vào GDP năm 2035 của ngành du lịch là 7,5%, tạo việc làm cho 4,7 triệu lao động.

Trong dự án nêu rõ các mục tiêu cụ thể, các định hướng phát triển cụ thể về thị trường khách du lịch, sản phẩm du lịch, tổ chức không gian du lịch, đầu tư phát triển du lịch, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, các giải pháp phát triển….

Cùng với đó là các dự án quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng TDMNPB ngày 08/7/2018. Riêng về lĩnh vực du lịch, ngày 30/12/2013, Bộ VH – TT & DL đã có quyết định 91/2013/QĐ-BVHTTDL phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng TDMNPB đến năm 2025. Tại quy hoạch, phạm vi của vùng bao gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình.

Mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả và đóng góp của ngành du lịch vào phát triển kinh tế  xã hội, gắn với giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu cụ thể là năm 2025 đạt khoảng 1.600.000 lượt khách quốc tế, 12.500.000 lượt khách nội địa. Thu nhập từ du lịch đạt 1.300 triệu USD. Quảng bá về tiềm năng du lịch của vùng. Tập chung phát triển các khu du lịch quốc gia góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch vùng như: Pác Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng) Ba Bể (Bắc Kạn), Điện Biên Phủ, Pá Khoang, Mường Phăng (Điện Biên), Sa Pa (Lào Cai), Thác Bà (Yên Bái), Hồ Hòa Bình (Hòa Bình), Đền Hùng (Phú Thọ), ATK (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn), Định Hóa (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La). Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

3.1.3. Những mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế của Bắc Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

Bắc Giang phấn đấu có trình độ phát triển trên mức trung bình của cả nước và trở thành tỉnh công nghiệp. Phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, đô thị hiện đại và du lịch văn hóa.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2025: Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn tốc độ phát triển chung của vùng TDMNPB và cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

  • Mục tiêu cụ thể về kinh tế:

Năm 2025: Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 42 – 42,3%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38 – 38,3%, khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm khoảng 20 – 19,4%. Tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 10%. GDP/người đạt 2700 – 2800USD/người/năm

Năm 2035: Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 45,7 – 46%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 42,7 – 43%, khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm khoảng 11,6 – 11%. Tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 11%. GDP/người đạt 9300 – 9500USD/người/năm [27].

3.1.4. Những mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch ở Bắc Giang đến 2035

Xây dựng Bắc Giang thành tỉnh có thương hiệu du lịch, là điểm đến của du lịch văn hóa – sinh thái – tâm linh hấp dẫn, có vị trí quan trọng trong khu vực TDMNPB. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Về lượng khách du lịch, tỉnh đề ra mục tiêu năm 2025 đón 2,7 triệu lượt khách (khoảng 20.000 lượt khách quốc tế), năm 2035 đón khoảng 7,3 triệu lượt khách (khoảng 240.000 lượt khách quốc tế).

Tổng thu từ khách du lịch năm 2025 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng, năm 2035 đạt khoảng 18.500 tỷ đồng.

Cơ sở lưu trú năm 2025 có khoảng 5.800 buồng, năm 2035 có khoảng 16.200 buồng.

Lao động trong ngành du lịch tăng, năm 2025 tạo việc làm cho khoảng 8.700 lao động, năm 2035 tạo việc làm cho khoảng 24.300 lao động trực tiếp [20].

3.1.5.  Những nội dung phát triển du lịch cụ thể của tỉnh Bắc Giang

Xác định luồng khách du lịch, thị trường khách du lịch, từ đó có chiến lược cụ thể thu hút các thị trường khách du lịch tiềm năng.

Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch, gồm có sản phẩm du lịch đặc thù và sản phẩm du lịch chính. Đó là các sản phẩm du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch lịch sử – văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… Ngoài ra có các sản phẩm bổ trợ như du lịch mua sắm, lễ hội, thể thao, hội nghị hội thảo. Hướng tới du lịch xanh, thân thiện với môi trường thiên nhiên và phát triển bền vững. Song song với định hướng sản phẩm thì việc ứng dụng công nghệ số vào phát triển du lịch cũng được quan tâm đầu tư phát triển.

Về không gian du lịch được xây dựng phát triển 5 vùng: Không gian du lịch Tây Yên Tử (khu vực phía Đông Nam của tỉnh, là không gian du lịch trọng điểm), không gian du lịch gắn với Khởi nghĩa Yên Thế (khu vực phía Tây Bắc của tỉnh), không gian du lịch thể thao vui chơi giải trí (khu vực trung tâm và phía Nam tỉnh), không gian du lịch sinh thái nông nghiệp (khu vực phía Đông Bắc của tỉnh), không gian văn hóa quan họ (khu vực phía Tây Nam của tỉnh).

Phát triển hệ thống các khu du lịch, các điểm du lịch trọng điểm có ưu tiên đầu tư. Phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh.

3.2. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

3.2.1. Lựa chọn các phương án phát triển 

3.2.1.1. Phương án 1: Tăng trưởng tự nhiên

Theo phương án này thì các hoạt động đầu tư, sản phẩm du lịch giữ nguyên như hiện tại, ưu tiên bảo tồn, chỉ khai thác các cơ sở du lịch đã đầu tư; không kêu gọi đầu tư, thực hiện các dự án mới; không phát triển, khai thác các sản phẩm du lịch mới, cao cấp; duy trì thị phần khách như hiện tại. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch trung bình giai đoạn 2021-2035 chỉ từ 10%-18%/năm.

Thị trường khách: Chủ yếu là thu hút khách nội địa với mục đích du lịch tham quan, hành hương, dã ngoại từ Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Sản phẩm du lịch: Phát triển các sản phẩm dựa trên tiềm năng sẵn có như:  Du lịch văn hóa – tâm linh (tham quan, hành hương tại các đình, chùa). Du lịch lịch sử – văn hóa gắn với khu di tích lịch sử Yên Thế, ATK II Hiệp Hòa…  Du lịch sinh thái gắn liền với các hồ, thác nước, khu bảo tồn thiên nhiên.

Dự báo các chỉ tiêu phát triển chính theo phương án: Khách du lịch đón khoảng 2,0 triệu lượt khách (năm 2025), đón khoảng 5,0 triệu lượt khách (năm 2035). Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.800 tỷ đồng (năm 2025) và khoảng 11.000 tỷ đồng (năm 2035).

3.2.1.2. Phương án 2: Phát triển bền vững

Phương án được xây dựng và tính toán với giả định tốc độ phát triển ổn định, ít chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, xã hội. Bắc Giang phát triển trong điều kiện thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, tiềm năng, nhiều dự án đầu tư mới được khởi động. Khai thác, phát triển du lịch hợp lý, hiệu quả, có trọng điểm dựa trên tiềm năng du lịch tự nhiên, văn hóa. Về thị trường khách du lịch được mở rộng về quy mô, một số thị trường du lịch mới được khai thác, ưu tiên thu hút thị trường khách có mức chi tiêu cao. Sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, khai thác thêm nhiều dịch vụ, hoạt động vui chơi giải trí phục vụ du khách. Phương án được xây dựng dựa trên yếu tố mới tạo sự chuyển biến tích cực cho du lịch Bắc Giang trong thời gian tới: Khai hội Tây Yên Tử với hệ thống cáp treo, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng đi vào hoạt động,…

Thị trường khách: Tập trung khai thác, thu hút đa dạng đối tượng du khách từ cao cấp đến phổ thông, cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế (Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mỹ,…).

Sản phẩm du lịch: Phát triển mới các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn: Du lịch văn hóa – tâm linh (tham quan, hành hương tại các đình, chùa). Du lịch văn hóa – lịch sử (Gắn với khu di tích lịch sử Yên Thế, ATK II Hiệp Hòa),… Du lịch sinh thái: Dã ngoại, cắm trại, trải nghiệm gắn với các hồ, thác nước, khu bảo tồn thiên nhiên. Du lịch cộng đồng gắn với bản làng dân tộc, làng quan họ. Thể thao mạo hiểm: Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Leo núi, xe đạp địa hình, dù lượn,… tại khu vực Đồng Cao, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Xuân Lung – Thác Ngà.  Du lịch sinh thái, miệt vườn gắn với các mùa hoa, các vườn cây ăn quả.

Dự báo các chỉ tiêu phát triển chính theo phương án: Khách du lịch đón khoảng 2,7 triệu lượt khách (năm 2025), đón khoảng 7,3 triệu lượt khách (năm 2035). Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.800 tỷ đồng (năm 2025) và khoảng 18.500 tỷ đồng (năm 2035).

3.2.1.3. Phương án 3: Phát triển đột phá

Phương án dự kiến tốc độ phát triển cao, mang tính đột phá đưa Bắc Giang trở thành trung tâm du lịch vùng TDMNPB, một trong những trung tâm du lịch tầm cỡ.

Thu hút được nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, vốn đầu tư cao tạo được sức bật lớn cho du lịch Bắc Giang. Để đạt được các chỉ tiêu theo phương án này, cần xây dựng Bắc Giang thành trung tâm du lịch cao cấp, hướng đến thị trường khách siêu sang.

Thị trường khách: Tập trung thu hút thị trường khách cao cấp, siêu sang trong nước và quốc tế.

Sản phẩm du lịch: Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp: Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái: Khu resort, bungalow cao cấp gắn kết với thiên nhiên ven các khu rừng, hồ,… Du lịch nghỉ dưỡng dân dã theo mô hình các trang trại nông nghiệp tại các vùng nông thôn.Vui chơi giải trí cao cấp theo mô hình công viên chuyên đề, vui chơi giải trí công nghệ cao.

Dự báo các chỉ tiêu phát triển chính theo phương án: Khách du lịch đón khoảng 3,2 triệu lượt khách (năm 2025), đón khoảng 10,2 triệu lượt khách (năm 2035). Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 5.700 tỷ đồng (năm 2025) và khoảng 31.200 tỷ đồng (năm 2035).

Theo so sánh và phân tích giữa 3 phương án phát triển trên, mỗi phương án đều có ưu điểm nhược điểm. Dựa trên tình hình thực tế của Bắc Giang, phương án 2 đã được lựa chọn làm phương án phát triển của Du lịch Bắc Giang.

3.2.2. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

3.2.2.1. Khách du lịch 

Đến năm 2035, khi đã  tạo được thương hiệu du lịch, mở rộng thu hút khách cao cấp, hướng đến du lịch nghỉ dưỡng – sinh thái.

Thị trường khách nội địa: tiếp tục khai thác thị tường khách nội địa từ Hà Nội, khách nội tỉnh và các tỉnh lân cận: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn… Mở rộng khai thác thị trường khách từ các tỉnh Miền Trung do có tài nguyên du lịch khác biệt với Bắc Giang; các tỉnh khác vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (Nam Định, Hải Phòng,…) và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là những thị trường ưa thích du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch sinh thái.

Bảng 3.1. Dự báo lượng khách du lịch đến Bắc Giang giai đoạn 2025 – 2035

Hạng mục Đơn vị 2025 2030 2035
Tổng số lượt khách Lượt khách 2.700.000 4.500.000 7.300.000
– Khách quốc tế Lượt khách 20.000 65.000 240.000
– Khách nội địa Lượt khách 2.680.000 4.435.000 7.060.000
Tốc độ TTBQ % 50,59 10,76 10,16
Tổng số lượt khách lưu trú Lượt khách 1.086.000 2.042.000 4.063.000
– Khách quốc tế Lượt khách 14.000 46.000 180.000
– Khách nội địa Lượt khách 1.072.000 1.996.000 3.883.000
Tốc độ TTBQ % 154,39 13,46 14,75

Nguồn: [20]

Thị trường khách quốc tế: tiếp tục thu hút, khai thác thị trường khách Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản) và thị khách Tây Âu. Mở rộng thu hút các thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada…). Thị trường này ưa thích sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm tìm hiểu văn hóa bản địa, khám phá, thể thao, mạo hiểm…có khả năng chi trả cao, nhu cầu dịch vụ khá cao. Nhu cầu thị trường này phù hợp với tiềm năng phát triển của Bắc Giang, tuy nhiên cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và hoạt động trải nghiệm. Xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp: Du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, mạo hiểm; du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Các nước Đông Nam Á – ASEAN (Thái Lan, Malaisia, Singapore, Campuchia….) là thị trường gần và đang có xu hướng tăng trưởng. Mục đích du lịch nghỉ dưỡng thuần túy, kết hợp kinh doanh, hội nghị hội thảo thường thích ở các khách sạn 3 sao gần trung tâm, thuận tiện cho việc đi lại và mua sắm, thăm quan, rất thích mua sắm các mặt hàng thủ công, đặc sản.

3.2.2.2. Doanh thu từ du lịch 

Trong những năm tới, khi các sản phẩm du lịch phong phú đa dạng, chất lượng phục vụ được nâng cao, công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh của du lịch tỉnh được chú trọng và mang lại hiệu quả; đồng thời quy hoạch phát triển du lịch được thực hiện thì dự báo mức chi tiêu của khách du lịch sẽ tăng, doanh thu từ du lịch tăng khá nhanh. Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã được dự báo trong Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 (trong đó có xác định cụ thể mức chi tiêu trung bình ở từng vùng miền khác nhau); căn cứ vào mức chi tiêu và giá tiêu dùng tại tỉnh Bắc Giang, dự kiến doanh thu từ du lịch trong thời gian tới của Bắc Giang rất khả quan. Theo đó, dự kiến tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu từ du lịch rất cao

Bảng 3.2. Dự báo tổng doanh thu từ du lịch của Bắc Giang giai đoạn 2025 – 2035

Hạng mục Đơn vị 2025 2030 2035
Tổng thu từ khách quốc tế Tr.USD 2,26 10,35 54,00
Tổng thu từ khách nội địa Tr.USD 123,82 321,55 787,01
Tổng thu từ khách du lịch của Bắc Giang TR.USD 126,07 331,90 841,01
Tỷ đồng 2.800 7.300 18.500
Tốc độ TTBQ của tổng thu từ khách du lịch toàn tỉnh % 69,61 21,36 20,44

Ghi chú: 1 USD = 22.000 VNĐ. Nguồn: [20]

3.2.2.3.  Nhu cầu buồng, phòng

Để đảm bảo nhu cầu về cơ sở lưu trú từ nay cho đến năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2035 thì dự báo về đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn là quan trọng. Hiện nay số lượng các cơ sở lưu trú tại tỉnh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại, tuy nhiên chất lượng không cao. Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Việc dự báo về nhu cầu buồng, phòng lưu trú sẽ căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng buồng trung bình, số người trung bình nghỉ chung 1 buồng.

Dự báo giai đoạn tới năm 2035 tỉnh Bắc Giang sẽ hạn chế phát triển các cơ sở lưu trú từ 2 sao trở xuống, tập chung thu hút các dự án cao cấp 3 sao trở lên, các cơ sở homestay, các khu nghỉ dưỡng.

Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu buồng phòng lưu trú Bắc Giang giai đoạn 2025 – 2035

(Đơn vị: buồng)

Năm

Đơn vị 2025 2030 2035
Tổng nhu cầu buồng lưu trú toàn tỉnh Buồng 5.800 9.400 16.200
Nhu cầu của khách quốc tế Buồng 100 300 900
Nhu cầu của khách nội địa Buồng 5.700 9.100 15.300
Tốc độ TTBQ nhu cầu lưu trú % 8,08 10,14 11,50

Nguồn: [20]

3.2.2.4. Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch Bắc Giang đoạn 2025  – 2035

Căn cứ trên dự báo về khách du lịch và nhu cầu chi tiêu của khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch, dự báo tốc độ GRDP của ngành du lịch như sau

Bảng 3.4. Dự báo tốc độ GRDP ngành du lịch Bắc Giang giai đoạn 2025 – 2035

Năm Đơn vị 2025 2030 2035
GRDP du lịch Tỷ đồng 1.960 5.110 12.950
Tốc độ TTBQ % 72,14 21,12 20,44

Nguồn: [20] Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch được dự báo rất khả quan, sẽ đưa Bắc Giang bắt kịp với các trung tâm du lịch lớn khác trong cả nước. Góp phần to lớn vào phát triển kinh tế – xã hội chung của toàn tỉnh. Dần dần đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Bắc Giang trong thời gian tới.

3.2.3. Định hướng về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch Bắc Giang

3.2.3.1. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống giao thông: Xây dựng mới đường kết nối Hồ Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn đến đền Bắc Lệ (Quốc lộ 1A – Lạng Sơn).

Đề xuất cải tạo, nâng cấp hạ tầng tại các khu, điểm du lịch:

  • Nâng cấp, mở rộng đường từ UBND xã Xuân Lương – KDL Xuân Lung – Thác Ngà, huyện Yên Thế: 8km.
  • Cải tạo nâng cấp đường từ ĐT 289 vào chùa Am Vải, huyện Lục Ngạn: 7,5km.
  • Cải tạo đường giao thông ĐT 289 vào hồ Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn: 9km.
  • Làm mới đường vào đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, huyện Việt Yên (từ đường gom QL1A): 0,6km.
  • Cải tạo, nâng cấp đường vào Khu di tích tâm linh sinh thái Núi Dành, huyện Tân Yên (từ quốc lộ 17 vào khu du lịch ): 12km.
  • Cải tạo, nâng cấp đường đường vào Đồi văn nghệ kháng chiến gắn với khu lưu niệm nhà văn  Nguyên Hồng, huyện Tân Yên: 3,0km.
  • Cải tạo, nâng cấp đường kết nối núi Đồn Mỏ Thổ, huyện Việt Yên (từ đường Quốc lộ 17 vào khu di tích): 2,3km.
  • Cải tạo,  nâng cấp đường kết nối Thác Ba Tia, huyện Sơn Động.
  • Cải tạo nâng cấp đường vào Suối nước Vàng, huyện Lục nam: 5km.
  • Nâng cấp, cải tạo đường từ cây Dã Hương đến các di tích trong cụm di tích xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang.
  • Tiếp tục nâng cấp một số cảng, bến thuyền: Cẩm Lý, Lục Nam (Lục Nam)..

Tổ chức giao thông công cộng: Tiếp tục mở mới các tuyến xe buýt kết nối các khu, điểm du lịch:

  • Thị trấn An Châu (Sơn Động) đến Đồng Cao, khu du lịch Khe Rỗ.
  • Thị trấn Chũ (Lục Ngạn) đến Hồ Cấm Sơn, chùa Am Vãi, vùng trồng cây quả tập trung.
  • Thị trấn Kép – Cây Dã Hương và cụm di tích xã Tiên Lục (Lạng Giang) và kết nối đến TP Bắc Giang.
  • Thị trấn Cao Thượng (Tân Yên) đến khu du lịch Núi Dành và khu lưu niệm 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân.
  • Thị trấn Thắng ( Hiệp Hòa) đến khu ATK II.
  • Hệ Thống cấp điện: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cấp điện. Xây mới, nâng cấp trạm biến áp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phục vụ tại các khu, điểm du lịch. Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.
  • Hệ thống cấp nước: Tiếp tục đầu tư xây dựng các trạm cấp nước cho đô thị, công trình cấp nước sạch tại các khu, điểm du lịch.
  • Thông tin liên lạc: Phát triển hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, đồng bộ; tại các khu, điểm du lịch phát triển hệ thống internet tốc độ cao, wifi miễn phí, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số.
  • Vệ sinh môi trường: Tiếp tục tăng cường đội thu gom rác thải, xây dựng mới các khu xử lý rác thải, nước thải tại các huyện có làng nghề truyền thống.

3.2.3.2. Định hướng sản phẩm du lịch

Định hướng mở rộng quy mô các sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm chính:

Du lịch về nguồn: Khôi phục lại các điểm di tích lịch sử để phát triển sản phẩm về nguồn như sau: Mai Sưu (Lục Nam) – Trung tâm huấn luyện quân cho chiến trường đánh Mỹ từ 1988 – 1975, khôi phục lại thao trường quân sự, điểm đóng quân, tập luyện xưa… Đồi Văn nghệ kháng chiến gắn với khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng (Huyện Tân Yên) khu sáng tác của các văn nghệ sĩ thời kháng chiến như nhà văn Nguyên Hồng, Ngô tất Tố, Kim Lân.. bằng cách phục dựng lại lều lán, lán trại ngày xưa; nhà lưu niệm, trưng bày gắn với nhà văn nguyên Hồng và các văn nghệ sĩ khác…

Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái: Phát triển mô hình bungalow, biệt thự nghỉ dưỡng quy mô nhỏ gắn kết với thiên nhiên trên đảo ven hồ Khuôn Thần, Tây Yên Tử, Xuân Lung – Thác Ngà, khu vực núi Nham Biền…, kết hợp các hoạt động du thuyền ngắm cảnh, chèo thuyền kayak, tham quan hệ sinh thái hay các hoạt động dã ngoại cắm trại, câu cá..; và mô hình khu biệt thự, nhà vườn cao cấp, biệt lập, bungalow kiến trúc gỗ, đá tại khu vực sườn núi.

Du lịch sinh thái nông nghiệp vào mùa hoa vải; các vườn cây ăn quả như vải, cam, bưởi, vú sữa…(huyện Lục Ngạn, huyện Tân Yên). Các hoạt động du lịch: Thamn quan, chụp ảnh, mua sắm, trải nghiệm (thu hoạch hái quả).

Du lịch cộng đồng: Phát triển mới các điểm du lịch cộng đồng tại bản Đá Húc (huyện Lục nam); tại các làng quan họ cổ, làng Nguyệt Đức (huyện Việt Yên)…

  • Định hướng phát triển các sản phẩm bổ trợ

Du lịch thể thao mạo hiểm: Phát triển các môn thể thao mạo hiểm như xe đạp địa hình, leo núi, dù lượn tại Đồng Cao; leo núi Tây Yên Tử, rừng nguyên sinh Khe Rỗ…Về lâu dài phát triển thành sự kiện thể thao, tổ chức các giải leo núi, dù lượn, xe đạp địa hình… Để phát triển đúng hướng và tạo khác biệt, Bắc Giang cần chú trọng đến an toàn cho du khách; phải tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ nghiêm ngặt.

Du lịch lễ hội – sự kiện: Phát triển mới một số sự kiện, thể thao mới như giải đua xe đạp địa hình Đồng Cao, giải dù lượn Đồng Cao… Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Du lịch làng nghề: Tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm tại cá làng nghề truyền thống: làng Mỳ Chũ, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, rượu làng Vân, bánh chưng làng Vân, làng diều Song Vân… Đầu tư các hạng mục như khu sản suất, trình diễn, trải nghiệm cho du khách, khu trưng bày, bán sản phẩm. Tuy nhiên chú ý xử lý môi trường tại các làng nghề.

3.2.3.3. Định hướng thị trường khách du lịch

Bảng 3.5. Dự báo thị trường khách du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 – 2035

Sản phẩm du lịch Thị trường du lịch
Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Thị trường khách quốc tế: Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc, Tây Âu, các nước ASEAN… Thị trường khách nội địa: Thị trường khách từ Hà Nội, khách nội tỉnh và các tỉnh lân cận: Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng sơn, Hải Phòng..
Du lịch thể thao mạo hiểm Thị trường khách quốc tế: Tây Âu, Bắc Mỹ Thị trường khách nội địa: Thị trường khách từ Hà Nội, khách nội tỉnh và các tỉnh lân cận: Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng sơn, Hải Phòng…
Du lịch làng nghề Thị trường khách quốc tế: Tây Âu, Bắc Mỹ Thị trường khách nội địa: Thị trường khách từ Hà Nội, khách nội tỉnh.

3.2.3.5. Định hướng về đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư dự kiến phát triển du lịch khoảng 10.563 tỷ đồng, được phân thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 2022 – 2025: khoảng 3.560 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 – 2035: khoảng 7.003 tỷ đồng

Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn ngoài ngân sách, khoảng 9.813 tỷ đồng (chiếm 92,89% tổng vốn đầu tư). Vốn từ ngân sách Nhà nước khoảng 750 tỷ đồng (chiếm khoảng 7,11% tổng vốn đầu tư) [20].

3.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

3.3.1. Định hướng chung

Định hướng phát triển 5 không gian du lịch trên lãnh thổ toàn tỉnh dựa trên đặc trưng, giá trị nổi bật của từng không gian

  • Không gian du lịch Tây Yên Tử (Sơn Động, Lục Nam): Được xác định là không gian trọng điểm để quảng bá du lịch Bắc Giang. Đối tượng chính là khách du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp hoạt động thể thao.
  • Không gian du lịch gắn với Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên): Hướng đến khai thác giá trị lịch sử – văn hóa, du lịch về nguồn.
  • Không gian dịch vụ, du lịch, thể thao, vui chơi giải trí (thành phố Bắc Giang, Yên Dũng, Việt Yên): Là trung tâm du lịch của tỉnh, hướng chính là phát triển dịch vụ.
  • Là đầu mối đón khách theo đường ô tô, đường sắt và đường thủy.
  • Không gian du lịch sinh thái – nông nghiệp (Lục Ngạn, Lục Nam): gắn với các vườn cây ăn quả. Dùng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn được làm thương hiệu để quảng bá.
  • Không gian văn hóa Quan họ (Việt Yên, Hiệp Hòa): Phát triển du lịch văn hóa gắn với bảo tồn dân ca quan họ.

3.3.2. Các loại hình du lịch

Định hướng phát triển đa dạng về các loại hình du lịch như:

  • Du lịch văn hóa – tâm linh
  • Du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch về nguồn
  • Du lịch sinh thái
  • Du lịch cộng đồng
  • Du lịch thể thao
  • Du lịch vui chơi giải trí
  • Du lịch lễ hội – sự kiện
  • Du lịch mua sắm
  • Du lịch hội nghị hội thảo
  • Du lịch làng nghề

3.3.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

3.3.3.1. Điểm du lịch

Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, vùng đã và đang khai thác:

  • Thành cổ Xương Giang, di tích lịch sử cấp Quốc gia. (TP Bắc Giang)
  • Điểm du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Lục Nam, Lục Ngạn)
  • Chùa Bổ Đà, là danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa. (huyện Việt Yên)
  • Chùa Vĩnh Nghiêm, chốn tổ thiền phái Trúc Lâm. (huyện Yên Dũng)
  • Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng. (huyện Yên Dũng)
  • Làng nghề gốm cổ Thổ Hà, Đình Thổ Hà. (huyện Việt Yên)
  • Chùa Am Vãi. (huyện Lục Ngạn)
  • Điểm du lịch cộng đồng xã An Lạc. (huyện Sơn Động)
  • Điểm du lịch cộng đồng Bản Ven, Bản Xoan. (huyện Yên Thế)
  • Đền thờ danh nhân Thân Nhân Trung. (huyện Việt Yên)
  • Điểm du lịch cộng đồng Bản Mậu. (huyện Sơn Động)
  • Điểm du lịch cộng đồng thôn Cấm Vải, Khuôn Thần. (huyện Lục Ngạn)
  • Điểm du lịch cây Dã Hương. (huyện Lạng Giang)
  • Hồ Khuôn Thần. (huyện Lục Ngạn)
  • Hồ Cấm Sơn. (huyện Lục Ngạn)
  • Cao nguyên Đồng Cao. (huyện Sơn Động)

Các điểm du lịch tiềm năng  phụ trợ, có ý nghĩa địa phương. Đây là những điểm có tiềm năng khai thác trong tương lai:

  • Đồi văn nghệ kháng chiến với khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng (huyện Tân Yên)
  • Điểm du lịch Hồ Khe Chảo (huyện Sơn Động)
  • Điểm du lịch Mai Sưu (huyện Lục Nam)
  • Điểm du lịch Lăng đá Dinh Hương (huyện Hiệp Hòa)
  • Điểm du lịch Đình Lỗ Hạnh (huyện Hiệp Hòa)
  • Điểm du lịch làng nghề mỳ Chũ (huyện Lục Ngạn)
  • Điểm du lịch làng nghề mây tre đan Tăng Tiến (huyện Việt Yên)
  • Điểm du lịch làng nghề bánh đa kế (TP Bắc Giang)
  • Điểm du lịch làng nghề Gốm làng Ngòi (huyện Yên Dũng)
  • Điểm du lịch Khe Hang Dầu (huyện Yên Dũng)

3.3.3.2. Khu du lịch Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia, vùng đã và đang khai thác:

  • Khu lưu niệm 6 điều Bác hồ dạy Công an Nhân dân. (huyện Tân Yên)
  • Khu du lịch nghỉ dưỡng ven Sông Thương. (TP Bắc Giang)
  • Khu du lịch Xuân Lung – Thác Ngà. (huyện Yên Thế)
  • Thắng cảnh Suối Mỡ – Hồ Bấc. (huyện Lục Nam)
  • Thắng cảnh Suối Nước Vàng. (huyện Lục Nam)
  • Khu Đồng Thông, thác Ba Tia. (huyện Sơn Động)
  • Rừng nguyên sinh Khe Rỗ. (huyện Sơn Động)
  • Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế. (huyện Yên Thế)
  • Khu du lịch sinh Thái Núi Dành. (huyện Tân Yên)

Các khu du lịch tiềm năng phụ trợ, có ý nghĩa địa phương. Đây là những khu có tiềm năng khai thác trong tương lai:

  • Khu cách mạng An toàn khu II (huyện Hiệp Hòa)
  • Khu du lịch sinh thái núi Nham Biền (Yên Dũng)
  • Khu du lịch Đập đá ong (huyện Tân Yên)
  • Khu du lịch Núi Đót (huyện Tân Yên)
  • Khu du lịch núi đồi Mồ Thổ (huyện Việt Yên)

3.3.3.3. Tuyến du lịch 

Tuyến du lịch trong tỉnh: Mở rộng khi thác tuyến du lịch mới

  • TP Bắc Giang – Yên Dũng – Lục  Nam – Sơn Động: Tuyến du lịch con đường Tâm linh theo tuyến đường tỉnh 293
  • TP Bắc Giang – Lục  Nam – Sơn Động: theo đường tỉnh 293 hoặc QL 31, QLm 279
  • TP Bắc Giang – Lục  Nam – Lục Ngạn – Sơn Động: theo tuyến QL 31 hoặc QL 297
  • TP Bắc Giang – Lục  Ngạn – Sơn Động
  • TP Bắc Giang – Việt Yên – Hiệp Hòa theo tuyến đường tỉnh 284 hoặc QL 37
  • TP Bắc Giang – Tân Yên – Yên Thế theo tuyến đường tỉnh 284

Tuyến du lịch liên tỉnh: Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

  • + Hà Nội – Bắc Giang – Quảng Ninh: Tuyến du lịch tâm linh kết nối Tây Yên Tử theo tuyến QL 1A. QL 27
  • + Hải Dương – Bắc Giang – Quảng Ninh: tuyến du lịch gắn với kết nối các di tích đời nhà Trần theo tuyến đường tỉnh 293 hoặc QL 279
  • + Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh theo tuyến QL 37, QL 18
  • + Thái Nguyên – Bắc Giang – Hải Dương theo tuyến QL 37, QL 18
  • + Thái Nguyên – Bắc Giang – Quảng Ninh theo tuyến QL 37
  • + Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn: Theo QL 1A và QL 279
  • + Lạng Sơn – Bắc Giang – Quảng Ninh: theo QL 279
  • + Bắc Giang – Bắc Ninh theo tuyến đường tỉnh 295

Các tuyến du lịch chuyên đề gồm có: tuyến du lịch tâm linh, tuyến du lịch lịch sử, tuyến du lịch sinh thái, tuyến du lịch làng nghề.

Các tuyến du lịch đường thủy có:

  • + Tuyến du lịch Bắc Ninh – Bắc Giang
  • + Tuyến du lịch Hải Dương  – Bắc Giang + Tuyến du lịch Sông Thương – Sông Cầu + Tuyến du lịch sông Thương.

Hình 3.1. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang

3.3.3.4. Không gian du lịch

Tiếp tục khai thác phát triển 3 không gian du lịch từ giai đoạn đầu (2022 – 2025); giai đoạn đến năm 2035, quan tâm phát triển 2 không gian du lịch: (1) Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp (huyện Lục Ngạn, Lục Nam – Khu vực phía Đông Bắc tỉnh) và (2) Không gian văn hóa Quan họ (huyện Việt Yên, Hiệp Hòa – Khu vực Tây Nam tỉnh).

a) Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp (huyện Lục Ngạn, Lục Nam – khu vực Đông Bắc tỉnh)

Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, đã xây dựng được thương hiệu vải thiều Lục Ngạn. Xây dựng thành “vùng sinh thái nông nghiệp”, trong đó hạt nhân cốt lõi là vải thiều, kết hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Tập trung tại các xã Hồng Giang, Tân Quang, Tân Mộc, Quý Sơn, Thanh Hải, Nam Dương,…(huyện Lục Ngạn); xã Đan Hội, Huyền Sơn, Đông  Phú, Cương Sơn..( Lục Nam). Trong đó trung tâm của vùng là thị trấn Chũ, phát triển mô hình trang trại vườn cây ăn quả, các tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp, với các sản phẩm du lịch:

  • Du lịch sinh thái nông nghiệp: Tham quan, chụp ảnh mùa hoa vải, hoa cam, hoa bưởi; tham quan mua sản vật địa phương vải, cam, bưởi, táo…; hoạt động trải nghiệm như tham gia thu hoạch quả cùng người dân.
  • Du lịch lễ hội – Sự kiện: Duy trì tổ chức ngày hội trái cây Lục Ngạn kết hợp dẫn khách tham quan, mua sắm tại các vườn cây ăn quả. Xúc tiến tổ chức lễ hội vải thiều với các sản phẩm từ vải  như vải tươi, mật ong vải, nước ép, vải sấy khô, siro vải, trà vải,… Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.
  • Du lịch cộng đồng tại các vườn đồi, trang trại cây ăn quả; du lịch tham quan, tìm hiểu các làng nghề như mỳ chũ.
  • Du lịch tâm linh tại chùa Am Vãi, đền Từ Hả, đền Cầu Từ, chùa Khánh Vân, chùa Nội Bàng, Khu du lịch Suối Mỡ, đền Thần Nông..
  • Du lịch nghỉ dưỡng: Hồ Khuôn Thần, Hồ Suối Nứa

Đầu tư nâng cấp CSHT kết nối vào các vùng cây ăn quả, bổ sung các công trình phụ trợ; nâng cấp đường giao thông kết nối đến các điểm di tích như chùa Am Vãi, đền Từ  Hả, chùa Nội Bảng…

Chủ yếu là thu hút khách du lịch nội địa từ Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng…), Các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (Thái Nguyên, Lạng Sơn,…). Mở rộng thị trường thu hút từ các tỉnh miền Nam, miền Trung. Phát triển các cơ sở lưu trú. Phát triển các nhà nghỉ cộng đồng, homestay. Khu vực nghỉ dưỡng sinh thái. Nâng cao chất lượng các nhà nghỉ hiện có lên tiêu chuẩn khách sạn 1-2 sao.

Bảng 3.6. Dự báo hệ thống các điểm du lịch, không gian du lịch sinh thái  nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 – 2035

Sản Phẩm Huyện Lục Ngạn Huyện Lục Nam
Du lịch sinh thái nông nghiệp Vườn cây ăn qảu tại xã Hồng Giang, Tân Quang, Tân Mộc, Quý Sơn, Thanh Hải, Nam Dương,… Vườn cây ăn quả xã Đan Hội, Huyền Sơn, Đông Phú, Cương sơn…
Du lịch lễ hội – sự kiện Thị Trấn Chũ và vườn cây ăn qủa tại xã Hồng Giang, Tân Quang, Tân Mộc , Qúy Sơn, Thanh Hải, Nam Dương,…
Du lịch cộng đồng Thôn Cấm vải, khuôn thần (xã Kiên Lao) Bản Khe Nghè, bản Đá Húc
Du lịch làng nghề Làng nghề mỳ chũ
Du lịch tâm linh Chùa Am Vải, đền Từ Hả, đền Cầu Từ, chùa Khánh vân, đình Nội Bàng,.. Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, đền Thần Nông..
Du lịch sinh thái Hồ Cấm Sơn, Hồ Khuôn Thần Hồ Suối Nứa, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ
Du lịch nghỉ dưỡng Hồ Khuôn Thần Hồ Suối Nứa

b) Không gian văn hóa Quan họ (huyện Việt Yên, Hiệp Hòa – khu vực phía Tây Nam tỉnh)

Gồm 18 làng quan họ phân bố dọc ven sông Cầu trong đó có 5 làng quan họ cổ và 13 làng quan họ được các nhà nghiên cứu ghi nhận, tập trung tại huyện Việt Yên. Trên địa bàn huyện Hiệp Hòa hiện có 2 làng quan họ, hoạt động phát triển khá tốt. Quan họ là loại hình dân ca đặc sắc của Bắc Giang gắn liền với mảnh đất Kinh Bắc xưa, dân ca Quan họ Bắc Giang đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Quy hoạch thành vùng du lịch văn hóa Quan họ, kết nối với Bắc Ninh xây dựng “tuyến du lịch về miền Quan họ”, ‘du lịch trên dòng sông quan họ” theo sông cầu. Các sản phẩm chính: Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

  • Du lịch văn hóa: Tham quan, tìm hiểu văn hóa quan họ, xem biểu diễn dân ca quan họ, các hoạt động trải nghiệm như mặc trang phục, học hát quan họ. Tham  quan cụm di tích lăng đá Hiệp hòa..
  • Du lịch tâm linh: Tham quan, hành hương, cầu may tại chùa Bổ Đà, đình Thổ Hà, đền Y Sơn, đình cả Lỗ Hạnh..
  • Du lịch lịch sử – Văn hóa, du lịch về nguồn: Khu cách mạng ATK II Hiệp Hòa.
  • Du lịch lễ hội – Sự kiện: Tổ chức hội thi hát Quan họ, mở rộng liên kết với tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng tầm quy mô, hoạt động của hội thi.
  • Du lịch cộng đồng: Gắn làng cổ Thổ Hà, làng Nguyệt Đức; phát triển cả du lịch cộng đồng trên sông tại các nhà nổi, thuyền dịch vụ nghỉ đêm trên sông.
  • Du lịch đường thủy: Theo tuyến du lịch dọc theo sông Cầu kết nối với Bắc Ninh và kết nối tuyến du lịch đường thủy Sông cầu – Sông Thương.
  • Du lịch thể thao vui chơi giải trí: Tại sân golf Trung Sơn (Việt yên)

Các sản phẩm bổ trợ: Du lịch làng nghề tại mây tre đan Tăng tiến, nghề bánh đa, bánh tráng Thổ Hà, tham quan làng nghề bánh trưng làng Vân…

Định hướng phát triển khu vực chính là bảo tồn và lưu giữ di sản văn hóa dân gian dân ca quan họ; bảo tồn các nhà cổ, tường cổ tại làng cổ Thổ Hà; khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống.

Cải thiện vấn đề hạ tầng và vệ sinh môi trường tại các làng nghề, đặc biệt là làng cổ Thổ Hà. Xử lý các điểm ô nhiễm, giải phóng rác thải ven khu chợ của Đình Thổ Hà, ven Sông Cầu, trên các tuyến giao thông. Tổ chức việc thu gom xây dựng khu xử lý rác thải. Giải phóng chợ dân sinh khu vực cửa Đình, các khu sản xuất tập trung di chuyển ra khu vực ven làng. Bố trí nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách. Xây dựng khu chợ truyền thống theo hướng cổ truyền bày bán các sản phẩm lưu niệm. Xây dựng đường vành đai bao quanh làng, cấm xe ô tô, vận tải di chuyển trong đường làng.

  • Đối tượng du khách

Khách quốc tế: Khách từ các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) và khách Tây Âu, Bắc Mỹ.

Khách nội địa: Khách từ Hà Nội, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng (Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng), các tỉnh vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ (Thái Nguyên, Lạng Sơn,..).

Phát triển các nhà nghỉ cộng đồng, homestay.

Nâng cao chất lượng các nhà nghỉ hiện có lên tiêu chuẩn khách sạn 1 – 2 sao.

Sản phẩm làng nghề, nông sản địa phương: Bánh đa, kẹo lạc, rượu, sản phẩm mây tre đan..(Việt Yên), bánh trưng làng Vân (Hiệp Hòa) Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Sản phẩm gắn với văn hóa quan họ: Đĩa hát, dạy hát quan họ, trang phục truyền thống…

Bảng 3.7. Dự báo hệ thống các điểm du lịch không gian văn hóa quan họ  tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 – 2035

Sản Phẩm Huyện Việt Yên Huyện Hiệp Hòa
Du lịch văn hóa – lịch sử Làng cổ Thổ Hà, làng quan họ cổ (13 làng) Lăng đá Hiệp Hòa: lăng đá họ Ngọ, lăng đá Dinh Hương…; Khu cách mạng an toàn khu II.. Làng quan họ Xuân Thành, Thọ Xá
Du lịch tâm linh Chùa Bổ Đà, đình Thổ Hà, đền thờ Thân Nhân Trung, đền thờ Thân công Tài, đình Đông, đền Mổ thổ.. Đình cả Lỗ Hạnh, đền Y sơn…
Du lịch cộng đồng Làng cổ Thổ hà, làng nổi Nguyệt đức
Du lịch làng nghề Rượu làng Vân, mây tre đan tăng Tiến, làng nghề trong làng cổ Thổ Hà (Kẹo lạc, bánh tráng, bánh đa) Bánh trưng làng Vân
Du lịch vui chơi Sân golf Trung sơn

c) Không gian vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang

Bảng 3.8. Hệ thống di tích, danh thắng trong quy hoạch Tây Yên Tử

Stt Tên di tích, danh thắng Địa điểm (xã, huyện) Địa điểm chủ yếu
I Huyện Sơn Động     
1 Khu Đồng Thông Xã Thanh Sơn Khu bảo tồn: Đền, Chùa Trình; Chùa Cầu, Chùa Kim Quy; Chùa Đồng; Đèo Bụt, núi Phật Sơn.
2 Rừng Khe Rỗ Xã An Lạc Rừng nguyên sinh, nhiều loại động, thực vật quý hiếm.
II Huyện Lục Ngạn    
3 Chùa Am Vãi Xã An Dương Thờ phật; Thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ; Bàn chân tiên.
4 Hồ Khuôn Thần Xã Kiên Lao Cảnh quan thiên nhiên đẹp, Rừng thông, vải.
5 Hồ Cấm Sơn Xã Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn, Phong Vân và Cấm Sơn Cảnh quan thiên nhiên đẹp, mặt nước hồ 2500ha.
III Huyện Lục Nam    
6 Khu Suối Mỡ – Hồ Bấc Xã Nghĩa Phương 12 điểm di tích, Thờ Mẫu Thượng Ngàn Suối, cảnh quan thiên nhiên đẹp
7 Suối nước Vàng Xã Lục Sơn Thiên nhiên đẹp. Nước suối màu vàng.
IV Huyện Yên Dũng    
8 Chùa Vĩnh Nghiêm Xã Trí Yên Thờ 3 vị Sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm Kiến trúc đẹp
9 Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng Xã Nham Sơn Đỉnh núi Đền Vua cao nhất dãy Nham Biền Điền Trang Thái Ấp Trần Thủ Độ

Định hướng phát triển không gian vùng gồm:

  • Vùng huyện Sơn Động Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Khu Đồng Thông: Chủ yếu dành làm khu vực trưng bày, bảo tàng, bảo tồn các loại động thực vật quý, giới thiệu về danh lam thắng cảnh khu vực Tây Yên Tử và một số dịch vụ.

Rừng Khe Rỗ: Khai thác du lịch núi rừng kỳ vĩ với hệ động thực vật, động vật quý hiếm, phong phú, thiên nhiên tươi đẹp, nguyên sơ, khí hậu trong lành.

Các điểm tham quan và quan sát: Thôn Nà Ó, suối Khe Rỗ, khu Vũng Tròn, nhà sàn + hồ nước, đỉnh Khau Tròn, làng Mục, làng Thoi, khu vực lõi của Rừng.

  • Vùng huyện Lục Ngạn

Chùa Am Vãi: Khu di tích Chùa Am Vãi. Các quần cư nông thôn, trang trại, du lịch sinh thái, tâm linh.

Hồ Khuôn Thần: Xung quanh hồ Khuôn Thần có một số đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng tại khu vực này để phát triển du lịch dạng sinh thái, nghỉ dưỡng. Các điểm tham quan, quan sát: Hồ Khuôn Thần: du lịch tham quan sinh thái nghỉ dưỡng; Đền Từ Mã: tín ngưỡng, làng của người dân tộc thiểu số, du lịch cộng đồng.

Hồ Cấm Sơn: Diện tích đất rừng là 11.343ha, diện tích đất mặt nước khoảng 2.500 ha. Đây là khu vực thuận lợi khai thác về mặt du lịch sinh thái với hồ rộng, nước trong xanh, cây xanh mát quanh năm tạo không gian thoáng đãng, trong lành. Phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân cùng làm du lịch.

  • Vùng huyện Lục Nam

Khu Suối Mỡ và lân cận: dịch vụ du lịch sinh thái, tâm linh trong khu vực và chương trình du lịch sinh thái, giáo dục môi trường.

Các điểm trọng tâm: Suối Mỡ: Du lịch tham quan sinh thái, các Đền Hạ, Trung, Thượng, chùa Hồ Bấc, Đền Trần, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Khu vực Suối nước Vàng: Du lịch sinh thái, lịch sử các điểm du lịch, dịch vụ, bản đồ lịch trình tham quan khám phá.

Vùng huyện Yên Dũng

  • Chùa Vĩnh Nghiêm
  • Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng.

3.4. Giải pháp phát triển và tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

3.4.1. Giải pháp về phát triển quy hoạch lãnh thổ du lịch, quy hoạch các khu du lịch và các điểm, tuyến du lịch trọng điểm

Du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử: Xúc tiến, quảng bá, xây dựng website riêng về du lịch Tây Yên Tử. Trên các trang mạng xã hội (facebook fanpage, tài khoản twitter) trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tổ chức quảng bá, tuyên truyền, đón các đoàn Farmtrip, kêu gọi các doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát và tổ chức tour. Xây dựng bộ công cụ quảng bá, tuyên truyền (sách ảnh du lịch, cẩm nang, tập gấp giới thiệu, logo và slogan riêng cho khu du lịch…). Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tổ chức các sự kiện hấp dẫn khách du lịch như thể thao (leo núi, trekking), mua sắm, lễ hội… Xây dựng bộ phim 3D giới thiệu Tây Yên Tử phục vụ quảng bá du lịch, tạo sản phẩm thu hút khách du lịch. Xây dựng tour du lịch kết nối các điểm du lịch lân cận (du lịch cộng đồng Bản Mậu).

Đối với Khu du lịch Đồng Cao: Tăng cường kêu gọi đầu tư tổ chức sự kiện thể thao, đầu tư xây dựng thành khu du lịch thể thao mạo hiểm: Nơi tập luyện, huấn luyện, thi đấu, lưu trú của các vận động viên. Kêu gọi đầu tư phát triển các dịch vụ ăn uống, lưu trú, cung cấp dụng cụ tập luyện, cắm trại.

Đối với Khu du lịch Suối Mỡ: Đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư hệ thống hạ tầng. Xây dựng cơ chế ưu đãi như miễn giảm thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hệ thống xe điện trung khu du lịch; đầu tư dịch vụ internet không dây tốc độ cao và miễn phí tại khu du lịch. Kêu gọi xã hội hóa, trích nguồn thu tại khu du lịch nhằm bảo vệ, cải tạo cảnh quan tại khu du lịch. Thu mua lại diện tích cây trồng trên đồi hai bên hồ từ người dân; tăng cường hệ thống cây xanh, phủ kín diện tích đất trống, hạn chế công trình nhân tạo.

Đối với điểm du lịch chùa Vĩnh Nghiêm: Kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa đầu tư hoàn thiện công trình phụ trợ: Bảng biển chỉ dẫn, bãi đỗ xe, khu dịch vụ, lưu trú…. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, kêu gọi đầu tư khu vui chơi giải trí ven sông Thương, xây dựng bến thuyền du lịch trên sông Thương, tổ chức tuyến du lịch bằng đường thủy trên sông Thương kết nối về Lục Nam, TP Bắc Giang, Việt Yên. Tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm. Tăng cường hoạt động phục vụ du khách: Khu trưng bày, vở diễn tái hiện tại các sự kiện gắn với Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Đối với Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế: Kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa đầu tư hoàn thiện công trình phụ trợ: Bảng biển chỉ dẫn, bãi đỗ xe, khu dịch vụ, lưu trú….Tăng cường các hoạt động trải nghiệm: Khu tái hiện sự kiện lịch sử xưa, khu biểu diễn nghệ thuật, chiếu các bộ phim về lịch sử gắn với khu di tích…. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch. Ưu tiên dành nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích theo Quy hoạch đã phê duyệt. Xây dựng thành tuyến du lịch khởi nghĩa Yên Thế kết nối 4 huyện trên địa bàn toàn tỉnh.

3.4.2. Giải pháp về tài chính (huy động vốn đầu tư) Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các khu, điểm du lịch; nâng cấp, xây dựng hệ thống công trình phụ trợ phục vụ du lịch. Đảm bảo được sự công bằng và điều hòa lợi ích trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các cơ quan quản lý, nhà đầu tư và cộng đồng dân cư. Tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, cá nhân có thể tham gia vào đầu tư du lịch.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng; kịp thời giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp du lịch để thu hút các nhà đầu tư. Cơ quan quản lý cần xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp đang hoạt động tại thành phố và các nhà đầu tư tiềm năng (tên, địa chỉ, chủ doanh nghiệp, loại hình kinh doanh), thường xuyên liên lạc, tiếp nhận và giải quyết nhanh những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư. Xây dựng đường dây nóng cho các doanh nghiệp hay hộp thư điện tử dành riêng cho các nhà đầu tư.

Tạo điều kiện cho các chủ đầu tư khu du lịch trong việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng, cấp phép xây dựng các công trình phục vụ phát triển du lịch: Điểm dừng chân, khu dịch vụ…. Thực hiện nghiêm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nhân dân vùng có dự án phát triển du lịch, nhằm tạo môi trường tốt để thu hút đầu tư. Hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào dự án.

Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo nhu cầu tài chính cho việc thực hiện quy hoạch. Tăng cường huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng du lịch và tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để kêu gọi, tài trợ không hoàn lại cho các chương trình, dự án phát triển dài hạn. Thu hút đầu tư của khu vực tư nhân cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, có các chính sách thu hút đầu tư như: Đổi đất lấy hạ tầng, hình thức BT, hình thức đối tác công – tư (PPP)…. Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp du lịch; vốn từ việc “nhượng quyền kinh doanh”; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian….

Tạo mọi diều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi đặc thù về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài. Vốn ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng. Nguồn vốn xã hội hóa: Tập trung huy động từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty, hộ gia đình, dân cư địa phương.

3.4.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Liên kết với các doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức cho các học viên đi thực tập thực tế tại các khách sạn lớn trên địa bàn tỉnh. Thu hút lao động có chất lượng cao từ các địa phương và các khu vực khác, kể cả lao động nước ngoài cần coi là chiến lược quan trọng trong thời gian trước mắt để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nguồn nhân lực của du lịch Bắc Giang. Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tổ chức các khóa thực tập cho sinh viên từ các trường du lịch ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến thực tập tại Bắc Giang, sau khóa đào tạo sẽ tổ chức thi tuyển nhằm tuyển chọn đội ngũ lao động chất lượng cao.

Đối với nguồn nhân lực du lịch khối doanh nghiệp: Xây dựng hệ thống đào tạo liên kết nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp – người lao động. Khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh, các nhà đầu tư trong tương lai nhằm xác định nhu cầu đào tạo, từ đó xây dựng chương trình đào tạo giáo dục tổng thể theo hướng phối hợp 3 bên: Doanh nghiệp, nhà nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm du lịch cho các chủ nhà hàng, khách sạn tại các khu, điểm du lịch, các huyện thành phố.

3.4.4. Giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý điều hành, tổ chức hoạt động du lịch

Áp dụng các ưu đãi cho các dự án ưu tiên xây dựng trong quy hoạch. Thời gian kêu gọi đầu tư 5 năm và khuyến khích trong 10 năm bao gồm:

  • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư du lịch.
  • Cho thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung giá Nhà nước và Tỉnh quy định cho tất cả các dự án đầu tư (khu, điểm du lịch, điểm dừng chân, sản xuất và mua bán sản vật, đặc sản địa phương…)
  • Ưu tiên giảm thuế cho các doanh nghiệp lữ hành khai thác, tổ chức được các sản phẩm du lịch mới.
  • Đối với các dự án phát triển du lịch ở các khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn được miễn giảm tiền thuê đất.

Được hỗ trợ tuyển dụng lao động và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động đối với trường hợp các dự án sử dụng lao động tại địa phương.

Miễn giảm thuế đối với các ngành sản xuất hàng lưu niệm cho khách tại các làng nghề truyền thống và cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi, khuyến khích của các ngành hàng xuất khẩu.

Chính sách hỗ trợ phát triển, thu hút đầu tư cơ sở lưu trú cao cấp: Sau khi công trình đã được đầu tư, đưa vào sử dụng và được công nhận loại hạng theo quy định. Tỉnh hỗ trợ trực tiếp một lần đối với dự án, công trình xây mới, nâng cấp, cải tạo. Mức hỗ trợ theo buồng, phòng đối với từng dự án, công trình xây mới, nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Chính sách hỗ trợ phát triển các nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch: Sau khi công trình đã được đầu tư, đưa vào sử dụng và được công nhận cấp biển hiệu cơ sở đạt chuẩn phục vụ du lịch theo quy định. Tỉnh hỗ trợ trực tiếp một lần đối với dự án, công trình xây mới, nâng cấp, cải tạo. Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch cộng đồng: Hỗ trợ trực tiếp một lần đối với nhà (hộ) cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng nhà có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay) đạt chuẩn gồm: Các hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia, các hộ gia đình sản xuất nghề thủ công truyền thống, đồ mỹ nghệ (có đăng ký tham gia phát triển du lịch cộng đồng và có xác nhận của chính quyền địa phương). Thời điểm hỗ trợ: Sau khi công trình được đầu tư, đưa vào sử dụng và công nhận loại hạng theo quy định.

Dành nguồn ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các dự án bảo tồn văn hóa và bản sắc địa phương, các dự án hỗ trợ phát triển cho cộng đồng địa phương.

Chính sách khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương phục vụ hoạt động phát triển du lịch.

Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất du lịch: Hỗ trợ trực tiếp một lần cho các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân có thẩm quyền quản lý để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình vệ sinh, hệ thống thu gom xử lý rác thải, khu vui chơi giải trí, công viên, điểm dừng chân, điểm bán sản phẩm lưu niệm…. Thời điểm hỗ trợ sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo đạt tiêu chuẩn và được công nhận theo quy định.

3.4.5. Giải pháp tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trong các tình huống thiên tai và đào tạo lực lượng chuyên nghiệp trong công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn.

Định hướng phát triển các loại hình du lịch phù hợp với từng khu vực, địa điểm, thời gian (hạn chế các loại hình du lịch mạo hiểm như thể thao, leo núi,… tại các khu vực có nguy cơ sạt lở).

Trích một phần kinh phí từ thu hoạt động du lịch chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh, kết hợp với nhiều nguồn khác triển khai các dự án trồng rừng nhằm hạn chế tác động trực tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lốc,..) đến CSHT, CSVC – KT du lịch; các di tích lịch sử – văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị du lịch,… Thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhằm duy trì độ che phủ, tạo cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất, nước, môi trường.

Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió với các chính sách hỗ trợ đầu tư từ ngân sách để đầu tư ban đầu cho chuyển giao công nghệ và lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng thay thế (điện mặt trời, điện gió, điện sinh học). Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

3.4.6. Giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch

Tổ chức các cuộc thi chọn biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) cho du lịch Bắc Giang, nhằm xây dựng bộ công cụ nhận diện thương hiệu cho du lịch Bắc Giang.

Tăng cường nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Đồng thời kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong công tác xúc tiến, quảng bá.

Thường xuyên mời các đoàn famtrip bao gồm các hãng lữ hành có uy tín trong nước tới khảo sát sản phẩm du lịch Bắc Giang để xây dựng sản phẩm và hợp tác với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, chú trọng đến các bloggers, Vlogger nổi tiếng, có sức mạnh ảnh hưởng.

Xây dựng các ấn phẩm chuyên nghiệp, bắt mắt bằng nhiều thứ tiếng để phục vụ công tác quảng bá du lịch, ấn phẩm chuyên đề riêng (du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch lịch sử – văn hóa, du lịch sinh thái…) để giới thiệu cho du khách, chuyên gia, các hãng lữ hành tại các buổi đón đoàn famtrip, tham gia hội chợ, hội thảo xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.

Nâng cấp trang website du lịch: Bổ sung thêm ngôn ngữ các thị trường trọng điểm (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), cung cấp đường dẫn đến các trang đặt tour du lịch… Tăng cường, chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá ra các thị trường xa như miền Trung, miền Nam, thị trường nước ngoài. Công tác xúc tiến cấn chú trọng đến từng thị trường khách, nhằm đưa ra công cụ quảng bá phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Các kênh xúc tiến quảng bá ưu tiên: Các trang mạng xã hội (facebook fanpage, tài khoản twitter, tài khoản Instagram…), các diễn đàn đánh giá du lịch (Trip Advisor, Booking.com,…..), tiếp thị trực tuyến (e-Marketing, google adwords,…), phương tiện truyền thông đại chúng. Ngoài ra, các kênh thông tin khác như các phòng lữ hành, đại lý du lịch cũng được ưu tiên sử dụng.

3.4.7. Giải pháp về liên kết địa phương và vùng trong phát triển du lịch

Liên kết với các hãng lữ hành trên các lĩnh vực: Xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực,…

Tổ chức một số diễn đàn để trao đổi, thống nhất nhận thức về sự cần thiết liên kết trong phát triển du lịch giữa Bắc Giang và các địa phương lân cận, các địa phương trong vùng. Cần có được những bước đi cụ thể đến sự liên kết này sau các hội thảo, sau các lễ ký kết với sự hiện diện của lãnh đạo các địa phương trong vùng.

Đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp tác: Mở rộng hợp tác với các quốc gia khác, vùng lãnh thổ; đa dạng hóa các kênh hợp tác; tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế: EU, PUM, ADB.

Chú trọng đầu tư, hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Bắc Giang với các địa phương lân cận bằng cả đường bộ, đường thủy và đường sắt. Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Tập trung khai thác các tuyến du lịch đã liên kết với các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh,… Tiếp tục xây dựng các tour, tuyến du lịch liên kết mới.

Cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để có sự tham gia của các ngành khác nhau như nông nghiệp, thương mại đối với các lĩnh vực phát triển du lịch về: vốn đầu tư, công tác thị trường, công nghệ, cung cấp lương thực, thực phẩm, phát triển các sản phẩm lưu niệm….

Liên kết giữa các ngành du lịch và khoa học, công nghệ trong hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: quảng bá, tuyên truyền.

Xây dựng cơ chế phối hợp để triển khai hoạt động giao lưu văn hóa. Phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao với quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch.

3.4.8. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong phát  triển du lịch

Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong dịch vụ du lịch (ứng dụng nhãn hiệu Bông Sen Xanh của Tổng cục du lịch cho các khách sạn).

Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, doanh nghiệp thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn về công nghệ thông tin như: Marketing trực tuyến (e-marketing), khai thác mạng xã hội trong kinh doanh du lịch…

Hỗ trợ người dân tại các điểm du lịch cộng đồng biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc kinh doanh thông qua các biện pháp đưa đào tạo về sử dụng công nghệ thông tin vào nội dung đào tạo cộng đồng, hỗ trợ cập nhật thông tin du lịch cộng đồng.

Xây dựng phần mềm quản lý, báo cáo tự động để quản lý hoạt động kinh doanh du lịch. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch để có những thông tin thực tế, giúp quản lý có hiệu quả việc khai thác các điểm du lịch. Sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook,Instagram, Twitter..) để cung cấp thông tin, quảng bá du lịch.

3.4.9. Giải pháp về thu hút thị trường khách du lịch Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng môi trường du lịch an toàn, lành mạnh không có tình trạng chặt chém, lôi kéo khách du lịch, nâng giá dịch vụ không kiểm soát tại các điểm du lịch.

Xây dựng, quảng bá lịch sự kiện, tour du lịch phù hợp với điều kiện thời tiết, theo mùa vụ trong năm. Xây dựng các chương trình kích cầu như giảm giá tour, khuyến mãi các dịch vụ du lịch… vào từng mùa du lịch, phù hợp với các thị trường khách khác nhau.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ như: Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, dịch vụ vận chuyển, vệ sinh công cộng, dịch vụ hỗ trợ thông tin và các tiện ích đảm bảo chất lượng môi trường, an ninh và an toàn cho khách du lịch.

Tổ chức một mạng lưới thông tin cho du khách, với trung tâm thông tin du lịch chính được đặt tại đầu mối du lịch thuộc TP Bắc Giang, được bổ sung các gian hàng thông tin du lịch tại các khu, điểm du lịch.

Tổ chức nghiên cứu điều tra thị trường du lịch theo định kỳ theo phương pháp cố định để có được diễn biến thị trường thường xuyên và thực hiện chương trình xúc tiến quảng bá phù hợp với từng phân khúc thị trường.

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng TCLTDL tỉnh Bắc Giang, tác giả cũng đã tham khảo các chuyên gia, các cơ quan quản lí và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Phân tích tổng hợp các nguồn thông tin và đánh giá chọn lọc, qua đó làm rõ về các định hướng, mục tiêu và dự báo phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quy hoạch TCLTDL tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

Đặc biệt công tác quảng bá xúc tiến phát triển du lịch được đánh giá là rất quan trọng trong thời đại phát triển du lịch với công nghệ 4.0 hiện nay. Thiết nghĩ công tác quảng bá hình ảnh tốt thì lượng khách và doanh thu sẽ tăng, từ đó ngành du lịch phát triển và sẽ chuyển biến về TCLTDL mạnh mẽ trên địa bàn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Tỉnh Bắc Giang vốn là một phần của dòng chảy văn hóa văn hóa Kinh Bắc cổ xưa (cùng với tỉnh Bắc Ninh), với bề dày lớp lớp trầm tích văn hóa dân gian Bắc Bộ. Với không gian của cây đa, giếng nước, sân đình, nón quai thao, khăn mỏ quạ, áo tứ thân….. Pha trộn cùng nét độc đáo đó là văn hóa của các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Hoa, Sán Chí… với đa dạng màu sắc văn hóa dân gian, dân tộc.

Tỉnh Bắc Giang có địa hình chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng nên phong cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Đặc biệt các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế còn giữ được khá nguyên vẹn nét hoang sơ của các cánh rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh. Địa hình bán sơn địa tạo phong cảnh hữu tình nên thơ mà không kém phần hùng vĩ của sông nước núi rừng.

Bắc Giang còn lưu giữ được khá nhiều các công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa dân gian Bắc Bộ như là cổ Thổ Hà (Việt Yên), các kiến trúc đình làng. Đặc biệt, kiến trúc Phật giáo đẹp và cổ kính tại các ngôi chùa cổ như chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm. Song song là kiến trúc Phật giáo thiền phái Trúc Lâm mới được xây dựng như Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, Tây Yên Tử… Đây là những không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân, nơi người dân gửi gắm niềm tin và mơ ước đời thường của mình.

Bắc Giang còn là mảnh đất trăm nghề với nhiều làng nghề thủ công truyền thống, như làng Ngòi (gốm), làng Vân (rượu), làng Thổ Hà (bánh đa), làng Kế (mỳ gạo, bánh đa), làng Tăng Tiến (mây tre đan)… Nguồn TNDL văn hóa này tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, du lịch Bắc Giang đang trong quá trình hình thành và phát triển. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã chú trong tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử vãn hóa, các lễ hội và làng nghề truyền thống,… trên cơ sở đầu tư vốn và cơ sở hạ tầng. Sở VH, TT&DL tỉnh Bắc Giang cũng quan tâm đẩy mạnh xây dựng, phát triển và giới thiệu sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan. Lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng, doanh thu du lịch liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Hàng loạt các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch đã được quy hoạch, đưa vào khai thác.

Để đóng góp vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Bắc Giang, ngoài vai trò của các tài nguyên du lịch, chính sách nhà nước, cơ hội hội nhập…..việc nghiên cứu TCLTDL có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch ở Bắc Giang. Nghiên cứu TCLTDL là tiền đề cho mọi chính sách quy hoạch, đầu tư, phát triển ngành du lịch Bắc Giang. Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

Thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc cách mạng 4.0 đã mang đến những cơ hội lớn cho sự phát triển ngành du lịch Bắc Giang. Du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp đáng kể vào nguồn thu cho ngân sách tỉnh và tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, đặc biệt ở một số vùng sâu vùng xa kinh tế còn khó khăn như các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn.

Yếu tố quan trọng nhất trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bắc Giang là nguồn nhân lực. Bởi thực tế nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Hiện tại và trong tương lai, Bắc Giang cần đầu tư xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ công việc phát triển du lịch bền vững.

Trong thời gian tới, để du lịch Bắc Giang phát triển, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, về tổ chức quản lí, về hoạt động kinh doanh du lịch và vốn đầu tư, về nguồn lao động, thị trường, … Đặc biệt, việc phát triển du lịch Bắc Giang phải dựa trên mối quan hệ liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận trong vùng TDMNPB. Phát triển du lịch Bắc Giang cần có sự tham gia của nhiều ban ngành, các cấp chính quyền, cũng như cộng đồng và xã hội. Trong đó, việc nhận thức, vận dụng linh hoạt các chính sách và chiến lược vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong từng thời điểm nhất định có ý nghĩa cực kì quan trọng. Đồng thời, nghiên cứu TCLTDL tỉnh Bắc Giang sẽ góp phần nhìn nhận rõ hơn hiện trạng và tiềm năng, từ đó đưa ra những quy hoạch, định hướng khai thác phát triển du lịch hiệu qủa và bền vững. Làm tốt những điều này, chắc chắn sẽ góp phần khai thác hiệu quả và phát huy được tiềm năng, tạo tiền đề đưa du lịch Bắc Giang phát triển bền vững, khẳng định được vị thế của mình với du lịch cả nước. Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993